1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiện tại VKSND quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

101 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiện tại VKSND quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
Tác giả Nguyen Minh Trang
Người hướng dẫn TS. Hoang Ngoc Thinh
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Tô tụng Dân sự
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 15,58 MB

Nội dung

Công tác kiếm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS 1a một trong những công tác thực hiện chức năng, nhiệm vu của VKSND, sử dụng các quyên năng pháp lý được pháp luật quy định đề kiểm

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYEN MINH TRANG

452436

NGUYEN TAC KIEM SAT VIỆC TUAN THEO PHAP LUẬT TRONG TÓ TUNG DAN SỰ VÀ THỰC TIEN THỰC HIỆN TẠI VKSND QUAN THANH XUAN, THÀNH PHO HA NỘI

Ha Nội - 2024

Trang 2

BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYÉN MINH TRANG

452436

NGUYEN TAC KIEM SÁT VIỆC TUAN THEO PHÁP LUẬT TRONG TÓ TUNG DAN SU VÀ THỰC TIEN THỰC HIỆN TẠI VKSND QUAN THANH XUAN, THÀNH PHO HA NỘI

Chuyên ngành: Luật Tô tụng Dân sự

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN KHÓA LUẬN:

TS HOÀNG NGỌC THỈNH

Hà Nội - 2024

Trang 3

LỜI CẢM ON

Em xin được gửi lời cảm ơn trân trong và chân thành tới TS Hoàng

Ngoc Thinh, người đã trực tiếp hướng dan em hoản thành khóa luận nảy một

cách tận tình và đây trách nhiệm

Em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các anh chị Kiểm sát viên, Kiểm

tra viên thuộc phòng Dân sự của Viện kiểm sát nhân dân quận Thanh Xuan,

thanh phô Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện dé em thực hiện khóa luận nảy

Em cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu trường Đạihọc Luật Hà Nội, các thây cô Bộ môn Luật Tô tụng dân sự đã hỗ trợ, tạo mọi

điều kiện để em hoàn thanh nhiệm vu học tập, nghiên cứu của mình

Em xin chân thành cam ơn!

HàNội ngày tháng năm 2024

Tác giả

Trang 4

Xác nhậncủa

Giảng viên hướng dân

TS Hoàng Ngoc Thinh

LOI CAM ĐOAN

Tôi xin cam doan day là công trinh nghiên cit của riêng tôi, các kết luận, số liêu trong khóa luân tốt nghiệp la trưng thực, dain bdo độ tin cận./

(Ky và đâu rõ ho tên)

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

BLTTDS : Bộ luật Tổ tụng dân sự

HĐXX : Hội đồng xét xử

HNGĐ : Hôn nhân gia định

KDTM : Kính doanh thương mai

VKSND : Viện kiểm sát nhân dan TAND : Tòa án nhân dân

Trang 6

Trang piu bia i Tời cẩm ơn đi lời cam doan itt

Danh mục kí hiệu hoặc các chit viết tắt w

Mục ine v

MỜ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài :

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2222222222222 re xe 2

2.1 Những công trình có liên quan tới dé tài được công bô trước ngày

.BLTTDS năm 2015 có liệu lực :- S2 S068

2.2 Nhitng công trình có liên quan tới đề tài được công bô tir ngày

BLTTDS năm 2015 có liệu lực ì.ằc sec 2

3 Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài sitUaaosill

4 Đối trong và phạm vi nghiên cứu đề tài

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

CHUONG 1: NHUNG VAN DE CHUNG VE NGUYEN TAC KIEM SÁT VIỆC TUAN THEO PHAP LUAT TRONG TO TUNG DÂN SỰ ở

1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong Tổ tụng dân sự ở cấp sơ thẩm 6

1.11 Khái niệm nguyên tắc kiêm sút việc tuân theo pháp luật trong Tôtung dan sự ở cấp sơ thâma S339973035501407850s:20218/3:306/0222233073g/-1D)1.12 Ý nghĩa của nguyên tắc ldêm sát việc tuân theo pháp luật trong Tô

tung dan sự ở cấp sơ thâm .ố.ố ca

1.2 Thực trạng pháp luật về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong Tố tụng dân sự ở cấp sơ thâm ¬—

Trang 7

1.2.1 Kiém sát việc khởi kiện và th lý vụ việc đân sịr 131.2.2 Kiém sát các hoat động trong giai doan chuân bị xét xứ vụ án dan sự,

¡ NEL MON YEN cũm )kjBUAEESXNGGSEfBuXEESvSteiaarÐ

1.2.3 Kiém sat việc ra ban án, quyết dink Tô tung của Tòa án nhân đân 271.244 Kiêm sit việc tiễn hành phiên Tòa, phiên hop sơ thâm vụ án đân sie

Của Ta (ILTH THIẾT uc 001 0ánsi ti Gian Sfxba,isdiekekooi 32

1.2.5 TIntc hién quyên; yêu cầu, kiên nghị, kháng nghị 30

KET LUẬN CHƯƠNG 1 -45

CHƯƠNG 2: THỰC TIỀN THỰC HIỆN Ì PHÁP LUẬT VẺ KIỀM SÁT

VIỆC TUAN THEO PHÁP LUẬT TRONG TO TUNG DÂN SỰ TẠI VIEN KIEM SAT NHÂN DAN QUAN THANH XUAN, HÀ NỘI VÀ MOT SORIENNGHE sceccrscnncaunnuninane nunncnsuwannnoGe 2.1 Thực tiễn thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong Tố tung dân sự tại Viện kiểm sát nhân dân quận Thanh Xuân 46

b0) ốc cố suawessoslẴ

2.1.2 Nhitng vướng mắc ton tại š 38/0003

22 Một số kiến nghị hoàn hiện pháp luậtvà tên gii háo thựcTIẾN: cme Oa Ree Ne Sh er na a acorn oe ee Tierra tae 61

2.2.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp butt 0000000000000 222 T

2.2.2 Kiến nghị các giải pháp fÌưựtc liện 2- 555552525522 -.- 63

KET LUẬN CHUNG dần nlbnDgbitbitoscfecEcdEpildkiofbvdiionaies 67 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHAẢO 68

2:00 72

Trang 8

MỜ ĐÀU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Viện kiểm sát nhân dân là một trong những cơ quan tư pháp của Nha

nước Việt Nam Bô máy va nguyên tắc tổ chức, nôi dung hoạt động của Viênkiểm sát nhân dân được quy định cụ thể, chi tiết trong Hiện pháp và Luật tôchức Viện kiểm sát nhân dân

Công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tô tung dan sự là côngtác thực hiên chức năng kiếm sát hoạt đông tư pháp của VKSND, nhằm dambảo cho việc giải quyết vụ việc đân sự của Tòa án kịp thời, đúng pháp luật.Các quy đình của Bộ luật Tổ tung dan sự (BLTTDS) năm 2015 về công táckiểm sát lả cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác kiểm sát việc tuân theopháp luật trong tổ tung dan sự tai dia ban quận Thanh Xuân, thành pho HaNội Tuy nhiên xét thực tiễn thực hiện pháp luật cho thây hoạt động kiểm sátviệc việc tuân theo pháp luật trong TTDS đang gap nhiều vướng mắc, khókhăn, bat cập phát sinh đã dẫn đến việc han chế thực hiên đây di nhiệm vu,quyển han của VKSND, ảnh hưởng không nhö tới hiệu qua của công tác kiểmsat dan sự, đòi hdi can có giải pháp tháo gỡ kịp thời nhằm đáp ứng yêu câunhiệm vụ đặt ra Từ đó bộc 16 quy định của pháp luật còn tôn tại những hanchế, bat cập, chưa tạo điêu kiện cho VKS thực hiện được đây đủ chức năng,

Trang 9

Với những lý do trên, tác giả lựa chọn dé tài “Wguyên tắc kiêm sat việctrân theo pháp luật trong 6 tung dan sự và thie tién thực hién tai ViệnKiêm sút nhân dan quận Thanh Xuân, thành phố Ha Nội” dé thực hiện

Khóa luận tốt nghiệp

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

2.1 Những công trình có liên quan tới dé tài được công bô trước ngày

BLTTDS năm 2015 có hiéu lực

* Về luận văn, luận án:

Dé tai “Sự tham gia t6 tung của Viên kiểm sát nhân đân trong Tô ting

đân sự Việt Nam” của tac gia Võ Thị Phương (Luận văn thac sĩ luật học,

trường Đại hoc Luật Hà Nội, năm 2011), dé tai “Sie tham gia của Vien Kiểmsát nhân dan trong tô tung dân sự Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại thành

phố Hải Phòng” của tác gia Bui Thị Phương (Luận văn thạc sĩ luật học,

trường Đại học Luật Ha Nội, năm 2015).

* Về bai bao khoa học:

Bài viết “Về việc tham gia phiên tòa dân sự của Viên kiém sát nhân

đân” của tác giả Tran Văn Trung đăng trên tạp chi Luật học số 8 năm 2005,bai viết "Vi trí, vai trò của VKS trong tỗ tung dan sự theo yên cầu cải cách tư

pháp “ của tap thé tác giả, do TS Khuất Văn Nga làm chủ biên, Nha xuất bản

Tư pháp 2008; “Tổ cinte bộ may và chức năng nhiệm vụ của VKS trong tiêntrình cdi cách tirpháp” của TS Lê Hữu Thể, Tạp chí Kiểm sát số 14-16/2008;

“Một số ý kién về đôi mới tô chức VES trong chién lược cải cách tư pháp”của PGS TS Trương Đắc Linh, Tap chí Kiểm sát số 14-16/2008; "Ban vềthẩm quyền khởi tổ (khởi Kiện) của VKS trong té tung dan sự” của TS.Nguyễn Ngoc Khánh, Tap chí Kiểm sát số 24/2010; “Viện kiểm sát nhân dântrong hoạt động tố tung dân sự và thue tiễn" của tác gia Trần Xuân Hach

đăng trên Tạp chí Tòa an nhân dân só 19 năm 2012

2.2 Nhitng công trinh có lên quan tới đề tài được công bỗ từ ngày

.BLTTDS năm 2015 có hiéu lực

we

Trang 10

* Vé luận văn, luận án:

Dé tai "Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tỗ tung đânsw’ của tác giả Nguyễn Kim Ngân (Luân văn thạc i luật học, trường Dai hocLuật Hà Nội, năm 2016), dé tài “Sự tham gia của Viện kiêm sát nhân dântrong Té tung dân sự và thực tiễn thực hiên tại tỉnh Lạng Sơn” (Luận vănthạc sĩ luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2016), đề tài “Kiểm satviệc tuân theo pháp luật trong tô tung dân sự và thực tiễn thực hiện tại cácVien Kiém sát trên địa bàn thành phd Hà Nội” của tác giã Lê Thùy Linh

(Luân văn thạc sĩ luật học, trường Dai học Luật Hà Nội, năm 2017), để tai

“Nguyên tắc kiểm sat việc tuân theo pháp luật trong tế tung dan sự và thựctiễn tại tĩnh Lạng Sơn” của tác già Hoàng Thị Nga (Luận văn thạc sĩ luật học,trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2018), đê tài “Kiểm sat giải quyết vụ dndân sự theo thủ tục sơ thâm và thực tiễn tai Vien Kiểm sát nhân dân thànhphô Lang Sơn, tinh Lang Sơn” của tác giã Nông Thi Nga (Luân văn thạc sĩluật hoc, trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2018), để tải “Kiểm sát việc giảiquyết vụ án dân sự từ thực tiễn thực hiện tại các Vien Kiêm sát nhân dan ở

tĩnh Quảng Ninh” của tac già Pham Thi Hoa (Luận văn thạc sĩ luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2019).

* Về bai bao khoa học:

"Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác Mễm sát việc giải quyết các

vụ việc dan sự” của Pho giáo sư, Tiên si Nguyễn Hoa Binh đăng trên tap chi

Kiểm sat số 7 năm 2016

Tuy nhiên, những công trình, bài viết cũ chủ yếu tập trung nghiên cứucác van đê chung về chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức bộ máy và một sô

quyền hạn của VKSND trong TTDS tại một só dia phương và không nghiên

cứu về thực tiễn tại quận Thanh Xuân, thành phô Hà Nội Do vay, tac giả lựachon dé tài “Mguyên tắc Miêm sat việc tudn theo pháp luật trong tố tung dân

sự và thực tiễn thực hiện tại Viên kiém sát nhân dân quận Thanh Xuân, thànhphô Ha Nội” làm dé tài Khóa luân tốt nghiệp, dé tiếp tục nghiên cứu sâu về

Trang 11

nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS từ thực tiễn tai

VKSND quận Thanh Xuân, thành phó Hà Nội trên cơ sở tham khảo kết quả

của các bài viết, công trình nghiên cứu nêu trên, từ đó đưa ra những kiến nghịnhằm hoàn thiện pháp luật va bao dam thực hiện có hiệu qua nguyên tắc kiểm

sat việc tuân theo pháp luật trong TTDS

3 Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

- Nghiên cứu lam rố những van dé chung như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩacủa nguyên tắc Kiểm sat việc tuân theo pháp luật trong TTDS ở cap sơ thấm

- Nghiên cứu làm rõ nội dung nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo pháp

luật trong TTDS, các quy định của pháp luật TTDS cu thể hoá nguyên tắc

nay, so sánh những quy định của BLTTDS mới và BLTTDS trước đây và chỉ

ra những hạn chế, bat cập của pháp luật quy định về nguyên tắc néu có

- Nghiên cứu thực tiễn thực hiện nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo

pháp luật trong TTDS tại VKSND quận Thanh Xuân, thành pho Ha Nội vachỉ ra những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện nguyên tắc

nay trong thực tiễn

- Trên cơ sé những hạn chế, bat cập của pháp luật va những khó khăn,

vướng mắc trong thực tiễn thực hiện nguyên tắc, dé xuat những phương hướng,

giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật và thực hiện có hiệu quảnguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS Qua do phát huy vaitrò của VKS trong kiểm sát vụ án dân su trong thời gian tới, bảo đảm cho việcgiải quyết các vu án dan sự của Tòa án có căn cứ, đúng pháp luật, bảo vệ quyền

và lợi ích hợp pháp của Nha nước, tô chức, xã hội vả công dân

4 Đối trong và phạm vi nghiên cứu đề tài

Đổi tương nghiên cứu của dé tai là những van dé lý luận chung về

nguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS; nôi dung nguyêntắc Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS và các quy đính củaBLTTDS năm 2015 cu thể hóa nguyên tắc nảy và thực tiễn thực hiện tại

VKSRD quận Thanh Xuan, thành phô Ha Nội

Trang 12

Pham vi nghiên cứu của dé tai tập trung vào mét s6 van dé lý chung vềnguyên tắc Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ

việc dân sự tại Toa án cấp sơ thẩm như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của

nguyên tắc, những nội dung cơ bản của nguyên tắc trong pháp luật Ngoài

ra, khi triển khai nghiên cứu về thực tiễn thực hiện nguyên tắc, để tải cónhững nghiên cứu, đánh giả tổng quan về thực tiến kiểm sát việc tuân theopháp luật trong TTDS nói chung và từ đó lông ghép phân tích về thực tiễn

thực hiện tại quân Thanh Xuan trong những năm gan đây

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Đề tải được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủnghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hỗ Chí Minh vé Nha nước pháp luật Nhữngquan điểm cơ bản của Dang và Nha nước ta trong sự nghiệp xây dựng, đôimới va phát triển dat nước, xây dựng Nha nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa

Việt Nam và cải cách tư pháp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay Ngoài ra đểthực hiện dé tải tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cửu như: Phương

pháp nghiên cứu lich sử, phương pháp so sánh luật hoc, phương pháp phan

tích, phương pháp thống kê, tông hợp, kết hop lý luận và thực tiễn

6 Kết cầu đề tài

Ngoài phân mở đâu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

của khóa luận gém 2 chuong

Chương 1: Những van dé chung vẻ nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo

pháp luật trong tô tụng dân sự ở cấp sơ thấm.

Chương 2: Thực tiễn thực hiện pháp luật về kiếm sát việc tuân theo phápluật trong tô tung dan sư tại viên kiểm sát nhân dân quận thanh xuân, hà nội

va một số kiến nghị

Trang 13

1.1.1 Khái niémngnyén tắc kiêm sat việc tuân theo pháp luật trong Tô

tung dan sự ở cấp sơ thâm

Theo Từ điển Từ và Ngữ Việt Nam thì “nguyên tắc” (nguyên la gốc, tắc

là phép tắc) lả điều cơ bản đã được quy định, nhất thiết phải tuân theo, dùng

làm cơ sở cho các môi quan hệ xã hội Nguyên tắc còn là những điều cơ bảnrút ra từ thực tế khách quan dé chi đạo hành động! Theo từ điển của Viên

Ngôn ngữ học thì “nguyên tắc” là điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuântheo trong một loạt việc làm” Qua các tiếp cận trên cho thay, “nguyên tắc” lànhững điều co bản đặt ra dua trên những quan điểm, cách tiếp cận trong giảiquyết một van đề nhất định, buộc các chủ thé phải tuân theo Nguyên tắc định

khung các hoạt động cụ thể, về phạm vi, về đối tượng, về trình tự, thủ tụcthực hiện, Nhu vậy, nguyên tắc được hiểu với nghĩa là tư tưởng chỉ đạo,

qui tắc cơ bản của một hoạt động nao đó

TTDS là toàn bộ hoạt động của cơ quan tiền hành tô tụng, người tiên

hành tô tụng, người tham gia tô tụng va cá nhân, cơ quan nha nước, tổ chức

khác nhằm giải quyết vụ việc đân sự nhanh chóng, kịp thời và đúng pháp luật,qua đó bảo vệ loi ích của nhà nước, tap thể, quyển va lợi ích hợp pháp của cá

nhân, tổ chức Hoạt động TTDS khá đa dạng, phức tạp, lai dé xâm phạm đếnquyên, lợi ích hợp pháp của các chủ thé nên ngoài việc pháp luật phải quyđịnh cu thể quyền, nghĩa vu tổ tụng của các chủ thé thì cần phải có cơ chếthích hợp kiểm sát các hoạt đông nảy Chính vì thế, kiểm sát việc tuân theo

pháp luật trong TTDS đã được pháp luật quy định là một nguyên tắc cơ bảncủa té tung dân sự

' Từ điện Từ và Ngữ Việt Nam, GS Nguyễn Lin, trang 1292.

+ Từ điển Ting Viết, Viện Ngôn ngữ học ,trang 894

Trang 14

Nguyên tắc của luật tố tung dân sự là những tư tưởng pháp lý chỉ đạo,định hướng cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật tô tụng dân sự vả được

ghi nhân trong các văn bản pháp luật té tụng dan sự Các nguyên tắc cơ ban

của Luật TTDS được ghi nhận trong BLTTDS năm 2015 thành một chế định

riêng biệt (Chương II), quy định 23 nguyên tắc cơ bản của Luật TTDS ViệtNam, từ Điều 3 đến Điều 25 Trong số 23 nguyên tắc cơ bản, nguyên tắc kiểmsát việc tuân theo pháp luật trong TTDS ở cập sơ thẩm được quy định tại Điều

21 BLTTDS.

Ở Việt Nam, là cơ quan thực hanh quyên công tô va kiểm sát các hoạtđộng tư pháp, VKS có vị trí và vai trò tương đôi đặc biệt trong TTDS Theo

đó, VKS là cơ quan tiền hành tô tụng, có chức năng kiểm sát việc tuân theo

pháp luật trong lĩnh vực TTDS (Điêu 107 Hiền pháp 2013; Điêu 2, 4, 6 Luật

Tổ chức Viện kiểm sát nhân đân năm 2014 và Điều 21, 46 BLTTDS năm2015) Công tác kiếm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS 1a một trong

những công tác thực hiện chức năng, nhiệm vu của VKSND, sử dụng các

quyên năng pháp lý được pháp luật quy định đề kiểm sát viéc tuân theo phápluật của Tòa án nhân dân, những người tiền hành té tụng, người tham gia tô

tụng dân sự nhằm bảo đảm giải quyết các vụ việc dân sự có căn cứ, kịp thời,

nghiêm minh, đúng pháp luật

Hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS ở cấp sơ thẩm

được quy định trong Hiến pháp và pháp luật, là một trong những hoạt động

thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND Từ đó có thểkhẳng định chức năng kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự của VKSND làhoạt động của VKSND trong việc kiểm sat tính hợp pháp các hành vi của cácchủ thể vả những người tham gia tô tụng khác, các quyết định áp dụng củacác chủ thể có thẩm quyên trong việc giải quyết vụ việc dân sự No là hình

thức thực hiện quyền lực nha nước được Hiền pháp và pháp luật quy định cho

VKSND, là bô phận của chức năng kiểm sát hoạt đông tư pháp trong lĩnh vực

dân su và tổ tung dân sự

Trang 15

Như vậy có thé đưa ra định nghĩa: Nguyên tắc kiểm sát việc tudn theo

pháp luật trong TTDS ia tư tưởng chi dao, đình hướng xuyên suốt trong quá

trình quá trình giải quyết các vụ việc đân sự; là cơ chễ pháp If thực hiện chứcnăng kiểm tra, giám sát do chủ thể VKSND tiực hiện thông qua việc sử dungcác biên pháp, quyền năng pháp I do pháp luật TTDS quy đinh đề ngăn

ngừa, phát hiện và loại bô vi phạm, tiên cực của cơ quan, người tien hành tốtung và những người tham gia tỗ tung nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ

việc dan sự nhanh chong kịp thời và đúng quy dinh của pháp luật, bảo vệ loi

ich của nhà nước, loi ích công công quyền và lợi ích hop pháp của các

duong suc.

Nguyên tắc kiểm sat việc tuân theo pháp luật trong TTDS gam có 5 đặc điểm:

- La tư tưởng chỉ đạo, đình hướng xuyên suốt quá trình giải quyết các vụ

việc dân su.

Qua trình TTDS kéo dai từ khi toa an thụ lý vụ việc dân sự cho đến khi

có phán quyết giải quyết hoặc châm dứt tranh chấp Quá trình nay doi höiphải có cơ chế pháp lý bảo dam cho việc giải quyết vụ việc dan sư nhanh

chóng, kip thời, đúng pháp luật Vì vậy, nguyên tắc kiểm sat việc tuân theo

pháp luật trong TTDS lả một trong những nguyên tắc chỉ dao cho hau hết các

giai đoạn, hành vi tô tung, được xây dựng dựa trên chức năng kiểm sát hoạt

động tư pháp của VKSND trong TTDS.

- Được ghi nhận và thê hiện thông qua các quy pham của pháp iuật TTDS

Khi xây dưng pháp luật, việc xác định rõ những nguyên tắc chính 1abước đâu tiên của hoạt đông xây dựng, soạn thao pháp luật Như vậy, từ

nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS, nha làm luật sẽ tiênhanh xây dựng những chế định và điều khoản để cụ thé hóa nguyên tắc nay,

dé việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật được thể hiện xuyên suốt quả trìnhgiải quyết các vụ việc dân sự Những quy định của phan nội dung cu thé hoặcnhững văn bản hướng dẫn có hiệu lực pháp luật thap hon không được trái với

Trang 16

nguyên tắc nảy Nếu trái thì những văn bản đó sẽ bị bãi bö hoặc Tòa án mặc

nhiên không áp dụng.

- Là cơ ché pháp Ip thực hiện chức năng kiêm tra, giảm sát trong TTDS

do chủ thé VESND thực hiện

VKSND là cơ quan thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát trong qua

trình giải quyết vu việc dân sự Chức năng này được Nha nước trao quyên cho

VKSD thực hiện và được ghi nhân trong các bản Hiến pháp, các Luật Tôchức VKSND đồng thời được cụ thé hóa trong BLTTDS Mặc dù dân sự là

việc của đôi bên nhưng nêu đôi bên không tu thỏa thuận được mà phải do Tòa

án giải quyết thì đêu phải đúng với đường lôi, chính sách vả pháp luật, phù

iéc Kiém sát việc

hợp với phong tục, truyền thông va dao đức xã hội Vì thé,

tuân theo pháp luật trong giải quyết các vụ việc dan sự la tất yéu khách quan,

nhằm dam bảo pháp chế thông nhật, nhằm kịp thời phát hiện, xử lý vi phạmtrong qua trình giải quyết vụ việc dân sự để đảm bao lợi ích của Nha nước,bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên trong quan hệ dân sự

- Nội dung kiêm sát xét xử là việc sử dung các biên pháp, quyền năngpháp ij; do BLTTDS quy định dé ngăn ngừa phát hiện và loại bỏ vi pham, tiêucực của cơ quan, người tiễn hành tô ting và những người tham gia tố hing

Khi thực hiện chức năng Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt

động giải quyết vụ việc dân su của TAND, VKSND co nhiệm vụ, quyển han

kiểm sát thông báo, quyết định và các văn bản có liên quan đến việc giảiquyết vu việc dan su của Tòa an; kiểm sát việc chuyển giao các loại văn bản

trên của Tòa án có đúng quy định của BLTTDS hay không Qua đó góp phân

hoàn thiên, hạn chế những tiêu cực, sai sót trong qua trình giải quyết các vụviệc dân sự của Tòa án, đồng thời góp phân nâng cao tinh thân trách nhiémcủa những người tiên hành tô tụng khi giải quyết các vụ việc dan sự

- Mục đích của kiểm sát xét xử là nhằm bảo dam việc giải quyét vụ việc

dan sự ding pháp luật bảo adm công bằng và bảo vệ lợi ích của nhà nước,

lợi ích công công quyên và lợi ich hop pháp của các đương sic

Trang 17

Mục đích của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS là

nhằm bảo đảm cho các hành vi, quyết định của các chủ thể tiền hanh tô tung

và những tô chức, cá nhân tham gia tó tụng cũng như các quyết định áp dung

pháp luật trong việc giải quyết các vụ việc dân sự đúng theo quy định của

pháp luật Qua do bao dam cho pháp luật TTDS cũng như các quy định pháp

luật khác liên quan được bao dam thực hiện và chấp hành một cách nghiêmchỉnh và thông nhất

Voi mục đích trên khi tham gia thực hiện chức năng, VKSND không chi

bảo dim cho từng vụ việc giải quyết theo đúng pháp luật ma qua đó kiênnghị, kháng nghi, yêu câu nhằm phát hiện, loại bö các hanh vi vi phạm của

cơ quan, người tiền hành tổ tụng, tô chức và người tham gia tổ tung Việckiểm tra, giám sát xét xử giúp cho Toa án phải có ý thức thực hiên đúng theo

quy định của pháp luật, từ đó bảo vê được quyên vả lợi ích hợp pháp của cácđương sự Từ đó dao dam pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh, đồng thờigóp phân bảo vệ các quan hệ dân sự phát triển đúng pháp luật vả tiền bộ Nói

một cách khai quát là thông qua giải quyết đúng đắn từng vụ, việc ma gop

phân giải quyết một tinh trạng xã hôi

1.1.2 ¥nghia của nguyên tắc kiêm sat việc tuân theo pháp luật trong

Tô tung dan sự ở cấp sơ thâm

Việc ghi nhận kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS là một trongnhững nguyên tắc cơ ban của TTDS có ý nghĩa rat quan trong, thé hiện ở các

nội đung sau đây:

Trước hết, nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS có y

nghia to lớn trong việc bảo vệ tính thương tôn của pháp luật Đây là mục dich

được xác định ngay từ dau khi thành lập cơ quan kiểm sát và vai trò nay luônđược khẳng định qua các lân sửa đổi, bố sung luật VKSND tham gia vào qua

trình TTDS giải quyết vụ việc dan sự với tư cach 1a cơ quan tiền hành tô tụng,

nhân danh nhả nước kiểm sát việc tuân theo pháp luật đôi với các chủ thểtrong quá trình tô tụng giải quyết vụ việc dân sự nhằm bao dam hoạt động

10

Trang 18

TTDS được thực hiện theo đúng nguyên tắc vả quy định cụ thể của pháp luật,

bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích công công, quyển vả lợi ích hợp pháp củacác bên đương sự, đứng về lẽ phải chứ không phải đứng về lợi ich của mét

bên đương sự nao, đặc biệt là bảo vệ những người yêu thé Qua đó bão dam

cho pháp luật TTDS cũng như các quy định pháp luật khác liên quan được

bao dam thực hiện va chap hành một cách nghỉ êm chỉnh vả thông nhất

Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS là một hình

thức kiểm soát việc thực hiện quyền lực Nha nước trong lĩnh vực hoạt động tư

pháp giải quyết các vụ việc dân sự Đông thời là cơ chế pháp lý kiểm tra,giám sát bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự nhanh chóng, kịp thời,

đúng pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nha nước, lợi ích công công, quyền va lợiích hợp pháp của tô chức, cá nhân Nguyên tắc góp phân hoàn hiện, hạn chế

những tiêu cực, sai sót trong quả trình giải quyết các vu việc dân sự của Tòa

án, đông thời góp phan nâng cao tinh thân trách nhiệm của những người tiên

hanh tô tụng khi giải quyết các vụ việc dan su Thực tiễn TTDS cho thay, khitham gia tô tung có nhiêu đương sự ít am hiểu pháp luật, tin tuyết đôi vào cácphán quyết của Tòa án mà không thé nhận ra được các sai lâm, vi phạm trong

các bản án, quyết định đó của Tòa án Vì vậy VKSND với chức năng của

mình Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các thủ tục, phán quyết đó giúp

bảo vệ tdi đa quyên và lợi ích hợp pháp của các đương sự, giúp việc thực thi

pháp luật được chính xác, bảo vệ trật tự công công trong hoạt động của cơ

quan nhà nước.

Bên cạnh đó, nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS lànên tảng, định hướng, cơ sở cho việc xây dựng các quy định cụ thể về tráchnhiệm, quyển hạn và các biện pháp mà VKSND tiền hành kiểm sát việc tuân

theo pháp luật đối với cơ quan tiễn hanh tó tung, người tiến hảnh tô tụng,người tham gia tô tung trong quá trình TTDS giải quyết vụ việc dan sự

Cuối cùng, việc vi phạm nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong TTDS có thé là căn cứ dé hủy bỏ phán quyết của Tòa án

11

Trang 19

1.2 Thực trạng pháp luật về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong

Tố tung dân sự ở cấp sơ thâm

Khoan 1 Điều 21 BLTTDS 2015 quy định về Kiểm sát việc tuân theopháp luật trong TTDS ở cấp sơ thâm như sau

“] Điện kiêm sát kiêm sát việc tuân theo pháp luật trong tô tung dân sựtực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo

ddim cho việc giải quyết vụ việc dân sự kip thời, dimg pháp luật ”

Bộ luật Tổ tụng dân sự 2015 đã khẳng định VKSND là cơ quan chịu

trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTDS; đó chính là giám

sat, kiếm tra tính hợp pháp của chủ thé tiền hảnh vả tham gia tô tụng theo quy

định của BLTTDS.

Hoạt động trên của Viện kiểm sát được quy định trong Hiến pháp vàpháp luật, là một trong những hoạt động thực hiện chức năng kiểm sát hoạtđông tư pháp của VKSND Từ đó có thể khẳng định chức năng kiểm sát giải

quyết các vụ án dan sự của VKSND là hoạt đông của VKSND trong việc

kiểm sát tính hợp pháp các hành vi của các chủ thể và những người tham gia

tố tụng khác; các quyết định áp dung của các chủ thể có thẩm quyền trong

việc giải quyết vu việc dan sư, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại,lao động Nó là hình thức thực hiện quyền lực nha nước được Hiền pháp va

pháp luật quy định cho VKSND, la bộ phận của chức nang kiểm sát hoạt động

tư pháp trong lĩnh vực dân sự và tô tụng dân sư

Khoản 2 Điều 21 quy định:

“2 Điện kiêm sát tham gia các phiên họp sơ thâm đối với các việc dân

sự phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ dn do Tòa an tiễn hành tìm thập

ching cứ hoặc đối tương tranh chấp là tài sản công lợi ích công cộng quyền

sử dung đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa thành niên, người mắtnăng lực hành vì dân sự người bị ham ché năng lực hành vi ddan sự người có

khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vì hoặc trường hop quy dinh tại

khoản 2 Điều 4 của Bộ iuật nay.“

Trang 20

Chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực dân sự bao

gồm hoạt động của VKSND xuyên suốt quá trình tô tung từ khi Tòa án thụ lý

cho đến khi Tòa án ra bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật Tuynhiên, một trong những hoạt động cơ bản đó là công tác kiểm sat xét xử (việctham gia phiên tòa, phiên họp của Viên kiểm sát) được quy định cụ thé tại

khoản 2, 3 Điều 21 BLTTDS năm 2015

Trong đó, theo thủ tục sơ thẩm giải quyết vụ việc dân sự VKSND thực

hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật thông qua các hoạt động: Kiểm sát việctra lại đơn khởi kiên, đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự, Kiểm sát việc thụ ly

vụ việc dân sự, Kiểm sát việc xác minh, thu thập chứng cứ, Kiểm sát các bản

án, quyết đình, Tham gia phiên tòa, phiên họp, Thưc hiện quyên yêu câu,quyền kiến nghị, quyên khang nghỉ Cu thé hóa Khoản 2 Điều 21 BLTTDS

2015 được quy định như sau:

1.2.1 Kiém sit việc khởi kién và th lf vụ việc dan sự

Điều 58 BLTTDS năm 2015 quy định: “Kn được Viên trưởng Vien kiểmsát phân công thực hiện kiêm sát việc tuân theo pháp luật trong tô tung dan sự.Kiểm sát viên có nhiệm vụ, quyền han sau đây: 1 Kiém sát việc trả lại donkhối kiện, đơn yêu cầu; 2 Kiém sát việc tim i} giải quyết vụ việc dan sie“

Quy định nay thể hiện rõ VKS tiền hành kiểm sát việc tuân theo pháp

luật trong tô tung dân sự và thực hiện các quyên yêu cầu, kiến nghị, kháng

nghị theo quy định của pháp luật ngay từ thời điểm Tòa án xem xét thụ lý vụ,việc dân sự Theo đó, VKS có tham quyên kiểm sát thông bao thu lý vụ, việcdân su cũng như kiểm sát việc tra lại đơn khởi kiện, đơn yêu câu của Tòa án

Trong giai đoạn khởi kiện và thu lý vụ, việc dân sự, VKSND kiểm sátviệc tuân theo pháp luật của Tòa án, của Thâm phán, Thư ký Tòa án, Tham

tra viên được phân công giải quyết vụ, việc và những người tham gia tô tụng

để bao dam cho việc khối kién, thụ lý hoặc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu câu

của Tòa án được khách quan, day đủ, đúng pháp luật Công tác kiểm sát nảy

được thực hiện từ khi Toa án thụ lý vụ, việc dan sự.

13

Trang 21

* Các guy định về kiêm sáf việc khởi kiện, yén cầm của đương sự

Một trong những quyên tổ tụng quan trọng của các cơ quan, tổ chức, cá

nhân được pháp luật quy định là quyên khởi kiện vụ án dân sự, yêu câu giải

quyết việc dân sự Khởi kiện vụ an dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tô chứchoặc các chủ thể khác theo quy định của pháp luật tổ tụng dan sự nộp đơn yêucau toa án có thẩm quyên bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của mình hay củangười khac? Đây là cơ sở pháp lý, là hành vi đâu tiên để lam phát sinh quan

hệ TTDS Cơ quan, tô chức, cá nhân có quyên tự minh hoặc thông qua ngườiđại diện hợp pháp khởi kiên vụ an tại Tòa án có thâm quyền để yêu cau bảo

vệ quyên và lợi ích hợp pháp của mình Dựa trên nội dung và phạm vi yêu

câu của đơn khởi kiện, Tòa án có thẩm quyên sé thu lý, giải quyết vụ án

Để bảo đảm cho hoạt động của Tòa án được thực hiện đúng đắn, tronggiai đoạn nay VKS thực hiện kiểm sát việc xem xét đơn khởi kiện, đơn yêucau Cơ sở pháp ly dé VKSND xem xét đơn khởi kiên, đơn yêu cau được quy

định tại Khoản 2 Điều 27 Luật tô chức VESND năm 2014, các Điều 21, 57,

58, 181, 193 và 195 BLTTDS năm 2015.

~— Kiểm sát tư cách pháp lý của người khởi kiện, người yêu câu:

Để thu ly vụ việc, Tòa án cân xác định được tính hợp pháp của việc khởi

kiện hoặc việc yêu câu, trong đó cần xác định người khởi kiện hoặc người yêu

cau có quyên khởi kiên hoặc yêu câu hay không Chủ thé phải có quyên khởi

kiện, yêu câu và có đủ năng lực hảnh wi tô tung dân sự Đây là điều kiện đâutiên phải xác định khi đương sự thực hiện việc khởi kiện, yêu cầu” Theo quy

định tại Điều 186, Điều 187 và Điều 361 BLTTDS năm 2015, người khởi kiện

và người yêu câu có thể là cơ quan, tô chức, cá nhân Người khởi kiên, người

yêu cầu là cá nhân phải dap ứng các điều kiện theo quy đình tại Điều 69

BLTTDS năm 2015 Cơ quan, tô chức khởi kiên, yêu cầu phải thông qua người

đại diện theo quy định của pháp luật Việc ủy quyền khởi kiện hoặc ủy quyền

` Thường Đại học Lait Hi Nội, Nguyễn Công Binh (Chủ biển) (2021), Gio tinh Luật Tổ ung din sự Việt

Nam,NXB Công an nhân din, HÀ Néi,tr 241.

3 Điều 186 BLTTD S năm, 2015.

Š Mem thêm Ditm a Khoản 1 Điều 192 BLTTDSnim 2015.

14

Trang 22

yêu cau phải lam thành văn bản, trong đó nêu cụ thé nội dung ủy quyên, phạm

vi ủy quyên, thời gian ủy quyền theo quy định của pháp luật Người chưa thành

niên, người mất năng lực hành vi dân sư thực hiện quyên, nghĩa vụ của người

khởi kiện hoặc yêu câu thông qua người đại diện theo pháp luật

— Kiểm sát điều kiện khởi kiện, yêu cầu:

BLTTDS 2015 không quy định một điều luật độc lap về điều kiện, tuynhiên qua nội dung của các quy định từ Điêu 186 đến Điêu 194 BLTTDS có

thể xác định những điều kiện để thực hiện việc khởi kiên, yêu cầu như sau:

Thứ nhật, Chủ thể khởi kiên, yêu câu phải là người có quyên, lợi ích hợp

pháp về dân sự bị xâm phạm Người khởi kiện, yêu câu phải là người có

quyền, lợi ich hợp pháp về dan sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mai,

lao động, dat dai, nhà ở (sau đây goi tat là dân su) Tuy nhiên, nêu nhữngquyển, loi ich đó không hoặc chưa bị xâm pham thì cũng chưa đủ điều kiệnkhởi kiện VADS, yêu cầu giải quyết việc dân sư

Thứ hai, Việc khởi kiện, yêu cau phải thuộc thẩm quyên giải quyết củaTAND Việc khởi kiện phải đúng thấm quyên xét xử về dan sự của Tòa án, cuthé là vụ án khởi kiên thuộc phạm vi thâm quyên giải quyết của Toa án quy

định tai các Điều 26, 28, 30 và 32 BLTTDS năm 2015

Thứ ba, Sự việc chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định có

hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nha nước có thấm

quyền, trừ trường hợp có quy định khác của pháp luật Š

Thứ tư, Nội dung khởi kiện, yêu câu phải được thể hiện bằng đơn vả đơnkhởi kiện phải gửi đến đúng Tòa án có thấm quyên giải quyết.”

Thứ năm, Người khởi kiên, yêu câu phải nộp tiên tạm ứng án phí Š

— Kiểm sát thời hiệu khởi kiện hoặc yêu câu

* Mem thêm An lệ số 28/2020/AL vé việc không thu by yêu cầu đồi tải sin đã được phân chúa bằng bản án có

hiệu bạc pháp Init và An lệ số 50/2021/AL về quyền khốikiện vụ in doi lại tải sin của người được giao tài sẵn theo bin án quyết dauh có hiệu hrc pháp bật.

` Xem thêm Điệu 189, Điều 190 BLTTDSnim 2015.

* Xem thêm Điều 146 BLTTD Snăm 2015

15

Trang 23

Điệu 184 BLTTDS năm 2015 đã sửa đổi cơ bản quy định về thời hiệu,

không quy định cụ thé như Điêu 159 BLTTDS năm 2004 mà dẫn chiêu đến

những quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 Cu thể, “thoi hiệu khỡi kiện,thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dan sự được thực hiện theo guy định của Bộluật Dân sự”; bỗ sung nguyên tắc áp dụng thời hiệu, đó là: Tòa án chỉ áp

dung quy định về thời hiệu theo yêu cau áp dung thời hiệu của một bên hoặccác bên với điều kiện yêu câu nảy phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ

thấm ra bản an, quyết định giải quyết vụ việc

Tuy nhiên kiếm sát viên van cân phải kiém tra thời hiệu khởi kiên dé xác

định việc còn hay hết thời hiệu khởi kiện hoặc các tranh chap có đối tượngkhởi kiện thuộc điện không tính thời hiệu, lam tt việc tinh thời hiệu sé dựtrù trong quá trình giải quyết vụ án néu một trong các bên có yêu câu Tòa án

áp dụng thời hiệu Cân lưu ý đối với các tranh chap, yêu câu về dân sự, hôn

nhân va gia đính, kinh doanh, thương mại, lao đông phát sinh trước ngày

01/01/2017, thi vẫn áp dung các quy định tại Điều 159 BLTTDS năm 2004

(Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngay 25/11/2015 về việc thi hành BLTTDS

năm năm 2015), cụ thể

+ Trưởng hợp pháp luât không có quy định vê thời hiệu khởi kiện vụ án

dân sự yêu câu giải quyết việc dân sự thì thực hiện như sau: Tranh chấp vềquyển sở hữu tai sản, tranh chap về đòi lại tài sản do người khác quan lý,chiếm hữu, tranh chap về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật vềđất dai thi không áp dụng thời hiệu khởi kiện; tranh chap không thuộc trường

hợp trên thi thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày cá nhân,

cơ quan, tổ chức biết được quyền va lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm

+ Trường hợp pháp luật không có quy định vẻ thời hiệu yêu cầu thi

thời hiệu yêu cau để Tòa án giải quyết việc dân sự la một năm, kế từ ngày

phát sinh quyên yêu câu, trừ các việc dan sự có liên quan đến quyên dân sự

về nhân thân của cá nhân thì không áp dung thời hiệu yêu cau

? TS Hoàng Thị Quỳnh Chi, Ths Nguyễn Quốc Huy, “Công tác kiểm sit việc thông báo thm E7 vụ, việc din sy,tì lại đơn khối kiện, đơn yêu cầu của Tòa an”, Tạp chỉ Kiểm sit số 20/2016

16

Trang 24

* Các guy định về kiêm sáf việc thu I) vụ việc đân suc

Sau khi xem xét đơn khởi kiện, đơn yêu cầu và các tài liệu chứng cứ kèm

theo, Tham phan được Chánh án Toa án phân công xét thấy có đủ điều kiệnthu lý vụ an dan sự, việc dân sự thì phải tiền hành thu lý vụ án dan sự, thu lýđơn yêu câu theo quy định của pháp luật Thẩm phan thu lý khi người khởi

kiện, người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tam ứng án phí Trường

hợp người kiện, người yêu câu được miễn hoặc không phải nộp tiên tạm ứng

án phí thì thấm phán phải thụ lý vụ án dân sự, thụ lý đơn yêu câu khi nhânđược đơn khởi kiện, đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo

Việc kiểm sát thụ lý vụ việc dân sự được quy định tại khoăn 2 Điều 27 Luật

Té chức VKSND năm 2014; các Điều 21, 57, 58, Điều 191, Điều 193, Điều 195

và Điều 361 BLTTDS nam 2015 Theo đó, kiểm sat việc thu ly vụ việc dan sự

bao gom kiểm sat việc nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cau giải quyết việc dân sự,

sửa đổi, bố sung đơn khởi kiện, đơn yêu câu giải quyết việc dân sự, Xác định

tiên tam ứng án phí, lệ phí và thông báo cho người khởi kiện, người yêu câu giảiquyết việc dân sự, Thực hiện việc thu lý bằng cách vảo sô thụ lý

Điệu 196 BLTTDS năm 2015 quy định: "Trong thời han ba ngày làmviệc ké từ ngày thu i} vụ án Tòa án phải thông bdo bằng văn bản cho bị don

cả nhân, cơ quan, tô chức có quyên lợi, nghữa vụ liên quan đến việc giải quyết

vu dn, cho Viện kiém sát cùng cấp về việc Tòa an đã thụ I vụ dn” Theo quy

định trên và Điều 361 BLTTDS năm 2015 thì mọi trường hợp thu lý vụ việc

dân sự, Tòa án phải thông báo cho VKSND củng cấp dé kiểm sát việc thụ ly

Toa án cấp sơ tham thực hiện việc thông bao thu lý vụ việc dan sự theo

quy định tại Điều 196 BLTTDS năm 2015 Đôi với trường hợp Toa án thụ lýđơn yêu câu được quy định tại Điêu 365 BLTTDS năm 2015 Như vậy, sau

khi thu lý vu, việc dan sự, Tòa án cấp sơ thâm phải gửi thông báo bằng vănbản cho VKS củng cấp Khi nhân được thông báo thụ lý, cán bộ, Kiểm sátviên được phân công phải vào số thu lý, lap phiêu kiểm sát, kiểm tra nội dung

và thời hạn ra thông bao theo Điêu 196 và Điêu 365 BLTTDS năm 2015

17

Trang 25

Riêng đối với vụ án do người tiêu ding khởi kiện, BLTTDS năm 2015 bé

sung quy định “Téa dn phải niêm yét công khai tại tru sở Tòa án thông tin về

việc thu i vu án trong thời hạn 03 ngày làm việc, ké từ ngày' thu I vụ án ”19

Thực tê, thụ lý vu việc dân sự chính là việc Tòa án đã xác nhận người

khởi kiện hay người yêu cau đáp ứng đủ về thủ tục điều kiện khởi kiện việc

án và ghi vào số thu lý vụ việc dân sự Việc làm này xác nhận một cách chínhthức trách nhiệm giải quyết vụ việc của Tòa án vả cũng xác định thời điểmbắt đầu của quá trình tô tụng dân sự, xác định thời điểm bắt đâu của giai đoạnchuẩn bị xét xử sơ thâm Hoạt động nay có y nghĩa rất quan trọng, tao sự chủđộng và là tiên dé cho Kiểm sát viên nhanh chóng nắm bắt nôi dung vụ việcdân sự, bao dam cho quá trình thụ lý giải quyết vu việc dan sự của Tòa ánđược chính xác, hạn chế đến mức thap nhất các sai lâm có thể xay ra ngay từthời điểm bắt đâu các hoạt động TTDS Khi kiểm sát thụ lý vụ việc dân sự,

VKS sẽ kiểm tra xem Toa án có tuân thủ các quy định về điều kiện khởi kiện,yêu cầu và điều kiện thụ lý giải quyết việc dân sự cũng như các quy định vềthời hạn và trình tự, thủ tục tô tụng nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu giải

quyết việc dân sự, sửa đôi, bô sung đơn khởi kiên, đơn yêu cau giải quyết

việc dân sự Xác định tiên tạm ứng án phí, lệ phí và kiểm sát việc thông baocho người khởi kiện, yêu câu giải quyết việc dân sự về thụ lý vụ việc

Kiểm sát viên phãi kiểm sat theo các nội dung sau:

~— Kiểm sát hình thức văn bản của thông báo thụ lý:

Do việc thông báo thụ lý vụ việc dân sự chỉ có thể bằng hình thức văn

bản mà không chấp nhận hình thức khác Vi vậy, Tòa án thực hiện văn bảnthông báo về việc thu lý vụ án dân sự, thu ly đơn yêu câu phải đâm bảo theoMẫu sô 30-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày13/01/2017 (phụ lục 01) Trên cơ sử đó VKS tiên hành kiểm sát về mặt hình

thức, néu đúng theo mẫu quy định thì được xem là dam bảo về mặt hình thức,trường hợp không đúng Mẫu so 30-DS trên thì Tòa án bị xem là ra thông bao

`? Xem thêm Khoản 1 Điều 196 BL TTDS năm 2015.

18

Trang 26

về việc thụ lý vụ án sai về hình thức Kết quả kiểm sát hình thức văn bản nảy

con có ý nghĩa khi kiểm sát viên tiền hành lập phiếu kiểm sát việc thụ lý vụ

an Chính vì vậy, yêu câu kiểm sát về mặt hình thức văn bản thông báo thụ ly

vu an không những phải dam bao tính nhanh chóng ma còn có tính chính xác.

~— Kiểm sát thời han ra thông báo thu lý:

Theo quy định tai Khoản 1 Điều 196 và Khoản | Điều 365 BLTTDSnăm 2015, Tòa án phải thông báo cho VKS về việc đã thụ lý vu án dân sự, thụ

ly đơn yêu cau trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày thu lý vụ án, đơn yêu câu

Qua đó, KSV tiền hành kiểm sát bằng cách căn cứ vao ngày thu ly được ghi

trong thông báo thu lý so với ngày nhân được thông bao dé tính xem Tòa an

có vi phạm thời hạn gửi hay không Nếu qua 03 ngày là vi phạm thời hạn gửithông bảo Kết quả kiểm sát thời hạn gửi văn ban thông báo thu lý vụ án cũng

là một trong những yêu câu khi tiến hảnh lập phiều kiểm sát thụ lý vụ án Vì

vậy, KSV phải xác định rõ việc Toa án có vi phạm thời hạn gửi hay không?

Nếu vi phạm thì vi phạm bao nhiêu ngày (cu thé 01 ngày, 02 ngày, ) Ngoài

quy định tại Điều 196 và Điêu 365 BLTTDS năm 2015, Kiểm sát viên cũng

cân chú ý về thời hạn xử lý đơn khởi kiên, đơn yêu cau được quy định tại

Khoản 3 Điều 191 và Khoản 2 Điều 363 BLTTDS năm 2015 Cu thể, đối vớiđơn khởi kiện, Kiểm sat viên kiểm tra trong thời han 05 ngay lam việc, kế từ

ngay được phân công, Tham phan phải xem xét đơn khởi kiện và tiên hànhthủ tục thu lý vụ an theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gon; đôivới đơn yêu câu, trường hợp xét thay đơn yêu câu va tải liệu, chứng cứ kèm

theo đã đủ điều kiên thu lý thì Tham phan được phân công giải quyết đơn yêu

câu thực hiện như sau:

Thông báo cho người yêu cầu về việc nộp lệ phí yêu câu giải quyết việc

dân sự trong thời han 05 ngày làm việc, kế từ ngày nhận được thông bao nộp

lệ phí, trừ trường hep người đó được miễn hoặc không phải nộp lệ phi theo

quy định của pháp luật về phí, lệ phí Tòa án thụ lý đơn yêu câu khi người yêu

câu nộp cho Tòa án biên lai thu tiên lệ phí yêu câu giải quyết việc dân sự

19

Trang 27

~— Kiểm sát nội dung của thông bao thu lý:

+ Lam rõ quan hệ pháp luật phát sinh yêu câu hoặc tranh chap:

Khi nghiên cứu yêu câu khởi kiện của nguyên đơn, Kiểm sát viên cânđối chiếu với danh mục tải liêu, chứng cử nguyên đơn nộp kèm theo đơn khởikiện dé xác định quan hệ pháp luật đang tranh chap vả xác định Toa án thụ lýyêu cau đó có đúng thâm quyên được quy định tại các Điêu 26, 27, 28, 20, 30,

31, 32 và 33 BLTTDS hay không Trường hợp vụ án dân sự có yêu cầu hủy

quyết định cá biệt theo quy định tại Điều 34 BLTTDS thì đã áp dụng thẩm

quyển xác định theo quy định của Luật Tô tụng hành chính chưa Đồng thờixác định yêu câu đó là gì, phạm vi yêu cau, có sự phủ hợp với chứng cứ ma

đương sự nộp kèm theo đơn khởi kiện không.

+ Kiểm sát thấm quyển thu lý của Tòa án:

Kiểm sát viên can xem xét Tòa án đã thu lý vụ, việc có thẩm quyên giải

quyết vụ, việc đó theo quy định tại các Điều 35, 36, 37, 38, 39 và 40 haykhông Trường hop Tòa án thụ lý không đúng thấm quyền, Kiểm sát viên báo

cáo Lãnh đạo Viện dé yêu câu, kiến nghị Tòa án ra quyết đình chuyên hô sơ

vụ việc cho Tòa án có thâm quyên theo quy định tại Khoản 1 Điều 41

BLTTDS năm 2015 hoặc ra quyết định đình chỉ giải quyết vu an dân sự theo

quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015 Trường hợp Tòa

án vẫn tiếp tục giải quyết vụ việc, VKS thực hiện quyền kháng nghị cập phúcthẩm yêu cầu hủy bản án sơ thấm và đình chỉ giải quyết vụ án đối với đơn

khởi kiện, hoặc kháng nghị cấp phúc thâm đôi với đơn yêu câu theo Điều 371

Trang 28

Toa án có thâm quyên và thông bao cho người khởi kiện là 05 ngày làm việc,

kế từ khi Thâm phán xem xét đơn khởi kiện được phân công

Sau khi thu lý vụ an, Tòa án có thể nhập hai hoặc nhiều vu án ma Tòa án

đó đã thụ lý để giải quyết trong cùng một vụ án hoặc có thê tách vụ án đó

thanh hai hoặc nhiều vụ án nêu việc nhập vả giải quyết trong cùng mét vụ anhoặc việc tach vả giải quyết các vụ án được tách bảo dam đúng pháp luật

Việc nhập hoặc tach vụ án phải được thể hiện bằng quyết định của Tòa án vaphải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp

Khi nhân được quyết định chuyển hô sơ cho Tòa án có thâm quyền hoặc

quyết định nhập (tach) vu an, cán bộ, Kiểm sát viên được phân công phải vào

số thu lý theo từng quyết định, lập phiéu kiểm sát dé kiểm tra tính có căn cứ

và hợp pháp của quyết định, như: Thời hạn Tòa án gửi quyết định cho Viện

kiểm sát, nội dung, hình thức của các quyết định, néu co vi phạm thì xác địnhmức đô của vi pham vả báo cáo lãnh đạo Viên kiểm sát kiến nghị Tòa án khắc

phục đôi với từng quyết định hoặc tập hợp kiến nghị chung theo quy định tạiKhoản | Điều 21 BLTTDS năm 2015

Ngoài ra, Điều 107 BLTTDS năm 2015 đã bé sung quy định: Trong quátrình giải quyết vụ án, néu Tham phan được phân công không thể tiếp tục tiếnhành được nhiệm vụ thì Chánh án phân công Tham phan khác tiếp tục nhiệm

vụ, trường hợp đang xét xử ma không có Thẩm phán dự khuyết thì vụ án phảixét xử lại từ đầu và Tòa án phải thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùngcấp (Điều 172 BLTTDS năm 2004 không quy định Tòa án phải thông bảo

trường hợp nêu trên cho Viện kiểm sát)

Trường hop Toa an không gửi, gửi châm thông bao thu ly cho VKS hoặc nội dung, hình thức thông bao không đúng quy định của pháp luật thì VKS có

quyển yêu cầu hoặc kiên nghị với Toà án khắc phục vi pham

Đông thời, mặc dù theo quy định thì đối với những vụ, việc ngay từ đầu

chưa xác định vụ, việc đó có thuộc trường hợp VK5 phải tham gia phiên tòa,

phiên họp theo Khoản 2 Điều 21 BLTTDS năm 2015 hay không thi Tòa án

Trang 29

chỉ gửi thông bao thụ ly vụ án cho VKS va VKS thực hiện chức năng kiểm sat

theo quy định Cán bộ, Kiểm sát viên được phân công chủ động thực hiện

kiểm sát việc thu lý, xác định các vụ án thuộc trường hop VKS phải tham giaphiên tòa dé báo cáo Lãnh đạo Viện cử Kiểm sát viên tham gia theo quy định

của pháp luật.

* Các quy đinh về kiểm sát việc trả lại don khối liện đơn yêu cầu

Trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu là hành vi tô tung của Tòa án, theo đóTòa án từ chối quyên khởi kiện vụ án, yêu cầu giải quyết việc dân su củangười khởi kiện, người yêu câu khi có căn cứ trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu

câu mà BLTTDS quy định Ké từ thời điểm Tòa án ban hanh văn bản tra lạiđơn khởi kiện, đơn yêu cau thì mọi trách nhiém về mặt TTDS đối với yêu câukhởi kiên của người khởi kiện, người yêu câu cũng chấm đứt Để bảo đảm

việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu câu giải quyết việc dan sự của Toa an được

khách quan, đúng đắn, không làm ton hại đến quyền cơ bản của đương sự,

pháp luật đã quy định VKSND có nhiêm vụ kiểm sát việc Tòa án trả lại đơnkhởi kiện, đơn yêu câu của đương sự

Việc kiểm sát tra lại đơn khởi kiên, đơn yêu câu giải quyết vụ việc dân

sự sẽ được thực hiện theo Điều 192 va Điêu 361 BLTTDS năm 2015 Cu thể

như sau: (1) Người khởi kiện không có quyên khởi kiên theo quy định tạiĐiều 186 và Điều 187 BLTTDS năm 2015 hoặc không có đủ năng lực hành viTTDS, (2) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lựcpháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nha nước có

thâm quyên ; (3) Hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 195 của BLTTDS

năm 2015 mà người khởi kiên không nộp biên lai thu tiên tam ứng án phi choTòa án ; (4) Chưa có đủ điều kiên là trường hợp các đương sự có thỏa thuận

trước hoặc pháp luật có quy định về các điều kiện để khởi kiện; (5) Vụ ánkhông thuộc thẩm quyên giải quyết của Tòa án quy định tại các Điều 26, 28,

30 và 32 BLTTDS năm 2015, (6) Người khởi kiên đã nhận được yêu cau về

bé sung đơn khởi kiện của Tham phán nhưng họ không tiền hành sửa đôi, bd

Trang 30

sung theo yêu câu trong thời hạn quy định; (7) Người khởi kiên rút đơn khởi

kiện trước khi Toa an thụ lý vụ an.

BLTTDS năm 2015 đã bỗ sung quy định mới về việc trả lời khiếu nại,kiến nghị tại Điều 194 và Điều 361 của Bộ luật này thì các quy định trên cũngđược áp dụng tương tự như đôi với trả đơn lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân

sự Theo đó, trong thời hạn 10 ngày, ké từ ngày nhận được văn bản trả lai đơn

khởi kiên, đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự thi đương sự có quyền khiêunai, VKS có quyên kiến nghị với Toa án đã trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầugiải quyết việc dân sự, trong thời han 05 ngày làm việc kế từ ngày được phân

công, Tham phán phải mở phiên hop xem xét giải quyết khiếu nại, kién nghị

về việc trả lại đơn Phiên họp xem xét giải quyết khiêu nại, có sự tham gia củaKiểm sát viên và đương sự có khiếu nai Nêu đương sự văng mặt thì phiênhop van được tiền hành, néu KSV vắng mặt mà không có kiến nghị của VKS

về việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự thì khônghoãn phiên họp, nêu có kiến nghị của VKS về việc trả lại đơn khởi kiện, đơnyêu câu giải quyết việc dân sự thì phải hoãn phiên họp Kết thúc phiên họp

xem xét, giải quyết khiếu nại hoặc kiến nghị, nếu không đông ý với kết quagiải quyết của Tham phán, thi trong thời hạn 10 ngày kế từ ngày nhận được

quyết định giải quyết, đương sự có quyền khiến nại, VKS có quyên kiến nghịlên Chánh án Tòa an cấp trên một cap trực tiếp xem xét, giải quyết

1.2.2 Kiém sit các hoat động trong giai doan chuan bixet xứ vụ ándan su, chuan bị xét đơn yéu cầu

* Lập hỗ sơ vụ dn dan sự:

Tại Điều 204 BLTTDS năm 2015 quy định về việc lập hô sơ vụ án dân sự

“Bồ sơ vụ án đân sự bao gồm đơn và toàn bộ tài liệu, chứng cứ củađương sự người tham gia lỗ tung khác; tài liệu, chứng cứ do Tòa dn tìm thập

liên quan dén vụ đa; văn bản tô tụng của Tòa án, Viên kiêm sat về việc giải

quyết vụ da đân sự

Trang 31

Các giấy tờ tài liêu trong hồ sơ vụ dn dân sự phải được đảnh số bút lục,sắp xếp theo thứ tự ngày, tháng nằm Giấy tò, tài liệu có trước thi dé ở dưới,

giấn tờ tài liệu có san thi dé ở trên và phải được quản If, lim giữ: sử dung

theo quy đĩnh của pháp luật":

VKS kiểm sát việc lập hô sơ vụ án dan sự của Téa án, theo quy định của

BLTTDS năm 2015 hô sơ vụ án dân sự bao gôm: đơn khởi kiện của nguyênđơn, đơn phản tố của bi đơn (nêu có), đơn yêu cầu độc lap của người cóquyển lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có), các đơn dé nghị, yêu cầu khác củađương sự như đơn xin thay đổi người tiễn hành tô tụng, đơn xin hoãn phiêntòa, đơn đê nghị xét xử vắng mặt, và toàn bô tai liệu chứng cứ của đương

sự, người tham gia tô tung khác; tai liêu, chứng cứ do Tòa án thu thập liênquan đến vụ án; văn bản tô tung của Toa án, VKS về việc giải quyết vụ an

dân sự Bên cạnh đó, BLTTDS năm 2015 còn quy định cu thể về cách đánh số

bút lục, sắp xếp hồ sơ, nhằm đảm bao cho việc xây dựng, lữu trữ quan lý hỗ

sơ được chặt chế, khoa học và thuận tiên cho việc nghiên cứu hô sơ vụ án dân

su Tuy nhiên, quá trình thực hiện kiểm sát việc lập hô sơ của Tòa an, vẫn còn

có trường hợp hiểu chưa đúng về cách đánh số bút lục các giây tờ, tải liệu có

trong hô sơ chưa khoa hoc, gây khó khăn cho việc nghiên cứu hô sơ

* Kiểm sát phiên họp kiếm tra việc giao nộp, tiếp can, công khai chứng

cứ và hòa giải

Theo quy định của BLTTDS năm 2015 thi Tham phán được phân cônggiải quyết vụ án có nhiệm vụ và quyên hạn tiền hanh phiên hop kiểm tra việcgiao nép, tiếp cận, công khai chứng cử va hòa giải! trong giai đoạn chuẩn bi

xét xử Khi các bên không hòa giải được thi vụ án sẽ được đưa ra xét xử, đây

có thé coi la bước cudi cùng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án

Trước khi mở phiên hop kiểm tra và phiên hoa giải, Tham phán được

giao nhiệm vụ giải quyết vụ án phải thông báo cho đương sự, người đại diện,

`! Xem thêm Khoin 7 Điều 48 BL TTD Snăm 2015

Trang 32

người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểmtiến hành phiên hop và nội dung của phiên hop.

Nội dung của Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cân, công khaichứng cứ gồm 03 nội dung chính là kiểm tra việc giao nộp chứng cứ, quyên

được biết và tiếp cận tải liệu chứng cứ của các đương sự, việc công khai các

tài liêu chứng cứ của Tòa án

Về nội dung phiên hòa giải: Hoa giải là việc các đương sự tự thông nhấtvới nhau về việc giải quyết toàn bộ hoặc một số vấn đê trong vụ án, qua đó

làm rõ yêu cầu của đương sự, căn cứ mả các bên đưa ra dé chứng minh choyêu câu của minh, những ý kiến đổi đáp của các bên dé làm sáng tỏ nội dungtình tiết trong vụ án

Pháp luật tô tụng không quy định Tòa án phải gửi thông báo Phiên họp

kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cử và hóa giải, không gửi

Biên bản hòa giải, Biên ban hoa giải thành cho VKS và không quy định VKS

được tham gia phiên hợp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cử

và hòa giải Vì vay, sau khi Tòa án chuyển hô sơ vụ án theo yêu cau của VEShoặc chuyển hé sơ dé VKS nghiên cứu hô sơ đối với vụ án pháp luật quy định

VKS phải tham gia phiên tòa, VKS cân chủ ý nghiên cửu kỹ các văn bản tô

tụng: Thông báo phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng

cử va hòa giải, Biên bản hòa giải, Biên ban hòa giải thành, kiểm tra thành

phân tham gia phiên họp có đúng quy định của pháp luật không?

Khi kiểm sat hoạt động tiếp nhân, thu thập tải liệu chứng cứ qua phiênhọp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Kiểm sát viên cân

xác định được các tải liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, bao gôm:

+ Các tài liệu, chứng cứ do các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có

liên quan tự giao nộp cho Toa án Khi xem xét các tai liệu, chứng cứ nay,

Kiểm sát viên phải xem xét tính xác thực, tính có căn cứ pháp lý của các tài

liệu chứng cứ đó Có biên bản giao nộp tài liệu chứng cứ không? Nội dung

biên ban giao nộp tài liêu, chứng cứ có dam bao theo quy định tại Khoản 2

Trang 33

Điều 96 BLTTDS không Nếu có vi phạm về thủ tục giao nộp, Kiểm sát viên

tiến hành tâp hợp vi phạm phục vu cho việc kiến nghị tại phiên tòa sơ thẩm

hoặc quan điểm của VKS về việc giải quyết vụ án

+ Các tài liêu, chứng cứ do Tòa án tự tiến hành thu thập khi xét thay cân

thiết hoặc do yêu câu của các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc VKS

yêu cau Toa án thu thập

+ Các tài liệu, chứng cứ Tòa án bồ sung.

Đôi với kiểm sát thủ tục hòa giải vụ án dân su, VKS can chú ý Tòa án đãdam bảo quyền tham gia hòa giải của các đương sự hay chưa, có đương sựnao không được tham gia hòa giải không? Trường hợp Toa án tiễn hành hòagiải vắng mặt đương sự nhưng nội dung thỏa thuận của các bên có ảnh hưởngđến đương sự văng mặt thì khi ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của cácđương sự Tòa án có thực hiện đúng quy định tại Khoản 3 Điều 212 BLTTDSnăm 2015 không Trường hợp trong vụ án có nhiêu đương su ma có đương sựvắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiền hành phiên hop, Côngvăn 1083/VKSTC-V0 đã giải thích tại Khoản 3 Điều 209 BLTTDS 2015 quy

định không bắt buộc tat cả những người có mặt phải đông ý thì mới được tiênhanh phiên hop Toa án có thé tiền hành phiên họp đổi với những đương sự có

mặt đông ý, nếu việc tiến hành phiên họp đó không ảnh hưởng đên quyên,nghĩa vu của các đương sự còn lại (bao gôm cả đương sự vắng mặt va đương

sự có mặt nhưng không dong ý) Kiểm sát viên cũng cần kiểm tra nội dung

thöa thuận của các đương sư trong biên ban hòa giải phải dam bảo nội dung

tại Khoản 3 va Khoản 4 Điêu 211 BLTTDS năm 2015, và đúng Mẫu sô 34

ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HDTP (phụ lục 02)

Về việc kiểm tra trình tự, thủ tục phiên họp, Kiểm sát viên can nghiên

cứu xác định Tham phán điều khiển phiên hòa giải vả tiền hành hoạt động hòa

giải phải theo đúng quy định tại Khoản 4 Điều 210 BLTTDS năm 2015 Đôi

với hòa giải thành thì Kiểm sát viên cân phải xem xét, kiểm tra thời hạn gửi

!? Cầu 18 Công văn 1083/VKSTC-V9 nim 2024 và giã dip vướng mắc trong công tác kiễm sit vite giải

quyết các vụ việc din sự, hôn nhân vì gia đình:

Trang 34

biên bản hòa giải thành cho các đương sự Theo quy định tại Khoản 5 Điêu

211 BLTTDS năm 2015 thì biên ban hòa giải thành được gửi ngay cho các đương su tham gia hòa giải Khi phát hiện có vi phạm thi xác định mức độ vi

phạm va tap hop kiến nghị Tòa án khắc phục vi phạm hoặc báo cáo dé xuất

Lãnh đao VKS

1.2.3 Kiên sút việc ra bản án, quyét định Tô tung của Tòa án nhân dinTrong quá trình giải quyết vu việc dân sự, Toa án ban hành bản án, quyếtđịnh về giải quyết và bản án, quyết định đó khoa học pháp lý gọi lả văn bản

áp dụng pháp luật Để dam bảo việc ra bản án, quyết định của Tòa án trongquá trình giải quyết vụ, việc dân sự có căn cử và đúng pháp luật, BLTTDS

quy định các văn bản áp dụng pháp luật do Tòa án ban hành dé giải quyết vuviệc dân sự (quyết định, bản án) phải được gửi kịp thời cho VKS để thực hiệnchức năng kiếm sát việc tuân theo pháp luật, gồm các loại văn bản sau đây

- Quyết định nhập hoặc tách vụ án dân sự phải được gửi ngay cho VKScùng cấp (Khoản 3 Điều 42 BLTTDS năm 2015) Với việc quy định nhập và

tách vụ án dân sư tại Khoan 1 va Khoản 2 Điều 42, Tòa án có thé nhập haihay nhiêu vụ án đã thụ lý thành một vụ án hoặc tách một vụ án có nhiêu yêucâu khác nhau thành hai hay nhiều vụ án dan su để giải quyết, néu việc nhập

hoặc tách vụ án với việc giải quyết trong củng một vụ án bảo dam đúng pháp

luật VKSND có trách nhiệm kiểm sát tinh có căn cứ và tinh hop pháp của

quyết định tách hoặc nhập vụ án

- Quyết định áp dung, thay đôi, hủy bỏ biện pháp khẩn cập tạm thời gửingay cho VKS sau khi ra quyết định (Khoản 2 Điêu 130 BLTTDS) Trong

quá trình giải quyết vụ việc dân sự, theo yêu câu của đương sự, người đại điện

hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án để bảo vệquyên va lợi ích hop pháp của người khác, Tòa an có thể quyết định áp dụngmột hoặc một số biện pháp can thiết (biên pháp khan cap tạm thời) để giải

quyết nhu cầu cấp bách của đương su, bảo vệ bằng chứng hoặc dé bao dam

thi hành án Tòa án có thể tự mình ra Quyết định áp dụng biện pháp khan cap

Trang 35

tạm thời theo quy định tại Điêu 135 BLTTDS Các biên pháp khẩn cập tamthời quy định tại Điều 114 BLTTDS năm 2015 bao gôm (1) Giao người chưathanh niên, người mắt năng lực hành vi dan sự, người có khó khăn trong nhân

thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, cham

sóc, giao dục, (2) Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cap dưỡng (3)Buộc thực hiện trước mét phan nghĩa vụ bôi thường thiệt hai do tính mạng,sức khoẻ bi xâm phạm, (4) Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiễn lương,

tiền bão hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm that nghiệp, chi phi cửu chữa

tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiên bồi thường, trợ cập tai nan laođộng hoặc bệnh nghé nghiệp cho người lao động, (5) Tạm đình chi thi hành

Quyết định đơn phương châm đứt hợp đông lao đông, Quyết định sa thảingười lao động (6) Kê biên tài sản đang tranh chấp; (7) Câm chuyển dịchquyên về tai sản đối với tai sản đang tranh chap; (8) Cam thay đôi hiện trang

tai sản đang tranh chap; (9) Cho thu hoạch, cho bán hoa mau hoặc san pham,

hang hoa khác, (10) Phong toa tai khoản tại ngân hang, tổ chức tin dụng khác,

kho bạc nha nước, phong toa tai sản ở nơi gửi giữ, (11) Phong toa tai sản của

người có nghĩa vu; (12) Cam hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất

định; (13) Cam xuất cảnh đối với người có nghia vu; (14) Cam tiếp xúc với

nạn nhân bạo lực gia đình; (15) Tạm đừng việc đóng thâu và các hoạt động có

liên quan đến việc đâu thâu, (16) Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bão dim giảiquyết vụ an; (17) Các biên pháp khan cấp tạm thời khác mà luật có quy định

Khi xét thay biên pháp khẩn cấp tạm thời đang áp dụng không còn phù hop

ma cân phải thay đôi hoặc áp dung bé sung biện pháp khác thì theo yêu câucủa chủ thé có thấm quyền, Tòa án có thé quyết định thay đổi, bé sung biênpháp khẩn cap tạm thời Nếu lý do của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tamthời không còn thì Tòa án quyết định hủy bö biện pháp khan cấp tạm thời đã

áp dụng theo quy định tại Điều 138 BLTTDS năm 2015 Ngay sau khi ra

Quyết định áp dụng, thay đôi, hủy bö biện pháp khẩn cấp tạm thời, Toa án có

Trang 36

trách nhiệm gửi ngay các quyết định đó cho VKS cing cap dé kiểm sát tinh

có căn cứ vả tính hợp pháp của quyết định

- Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự phải gửi cho

VKS cùng cấp trong thời hạn 05 ngày lam việc, ké từ ngày ra quyết định

(Khoản 1 Điều 212 BLTTDS) Theo quy định tại Điều 205 BLTTDS, thi

trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án, Toa án tiên hành hoà giải dé các

đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án khôngđược hoa giải hoặc không tiên hành hoà giải được quy định tại Điều 206 vàĐiều 207 Hòa giải là một thủ tục tô tụng do Tòa án tiền hảnh, nhằm giúp đỡcho các đương sự thöa thuận được với nhau về giải quyết vụ án cho phù hop

với pháp luật Khi tiên hành hòa giải, néu các đương sự thỏa thuận được với

nhau về các van dé phải giải quyết trong vụ án thi Tòa án lap biến bản hòa

giải thành Biên ban này chưa co giá trị pháp lý, ma mới chỉ là văn ban xác

đình sự kiên các đương sự thỏa thuận và là cơ sỡ để Tòa án ra Quyết định

công nhận sự thöa thuận của các đương su BLTTDS quy định danh cho các

đương sự thời gian cân thiết dé ho suy nghí, cân nhắc lại những nội dung đãthöa thuận Hết thời hạn đó ma không có đương sư nao thay đôi ý kiến thì Tòa

án mới ra Quyết định công nhận su thöa thuận Theo quy định tại Khoản 1

Điều 212 BLTTDS, hết thời han 07 ngày, kế từ ngày lập biên bản hòa giảithanh mà không có đương sự nao thay đổi ý kiến về sự thỏa thuân đó thì

Tham phan chủ trì phiên hòa giải hoặc một Tham phán được Chánh an Tòa ánphân công ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự VKS có

trách nhiệm kiểm sát tính có căn cứ vả tinh hợp pháp của Quyết định côngnhận sự thỏa thuận của các đương sự Kiểm sát tính có căn cứ và tính hợppháp của Quyết định công nhận sự thöa thuận của các đương sự được thé hiện

ở chỗ VKS kiểm tra, xác định xem các đương sự thỏa thuận với nhau về việcgiải quyết một phan hay toàn bộ vụ án (vì Tham phán chỉ ra Quyết định công

nhận sự thoả thuận của các đương sự nêu các đương sư thoả thuận được với

nhau về việc giải quyết toan bộ vụ án), nội dung théa thuận có thuộc trường

Trang 37

hợp không được hòa giải không, Sự thỏa thuận có do đương su bị nhằm lẫn,

lừa dỗi, de dọa hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội hay không Do Quyết

định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay,

nên thông qua hoạt động kiểm sát, néu phát hiện quyết định đó là trai phápluật thì VKS chỉ có thé kháng nghị theo thủ tục giám độc thâm

- Quyết định tạm đính chỉ và đình chỉ giải quyết vụ án dan sự phải được

gửi cho VKS củng cấp trong thời hạn 03 ngày lam việc, kế từ ngày ra quyếtđịnh (Khoản 2 Điều 214 BLTTDS) Trong quá trình chuẩn bị xét xử, nếu có

căn cứ do pháp luật quy định tạm ngừng việ ải quyết vụ án dân sự quy định

tại Điều 214 hoặc có căn cứ để ngừng việc giải quyết vu án dân sư quy định

tại Điều 217 thì Tòa án ra Quyết định tam đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

hoặc Quyết định đinh chỉ giải quyết vu án dân sự VKS có trách nhiệm kiểm

sát Quyết định tạm đính chỉ và Quyết định đính chỉ giải quyết vụ án dân sự

của Tòa án.

- Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được gửi cho VKS cùng cấp ngay

trong thời hạn 03 ngày làm việc, ké từ ngày ra quyết định (Khoản 2 Điều220) Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, nều không có căn cứ tạm dinh chỉ hoặc

định chỉ việc giải quyết vu an dân sự và việc hòa giải không thành, thi Tòa an

ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử vả quyết định nảy sẽ không chỉ là quyết

định kết thúc giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thâm mà còn bat đầu cho một giai

đoạn tổ tụng mới - giai đoạn xét xử tai phiên tòa Quyết định đưa vụ án ra xét

xử được gửi cho VKS dé thực hiên kiếm sát thời hạn ra quyết định vả nội

chính ta, về sô liệu do nhâm lẫn hoặc tính toán sai thì Tòa án phải sửa chữa,

bé sung ban án Trường hop VKS phát hiên thấy những sai sót trong bản an

30

Trang 38

thuộc trường hợp sửa chữa, bd sung bản án theo Khoản 1 Điều 268 BLTTDSthì VKS không kháng nghị mà trao đổi hoặc kiến nghị Tòa án để khắc phục.Trường hợp Tòa án sửa chữa, bd sung mà lam thay đôi nôi dung ban án thì

VKS xem xét kháng nghị theo quy định của pháp luật? Ban án của Tòa án 1avăn bản áp dụng pháp luật, phản ảnh kết quả giải quyết vụ án dân sự của Tòa

án, VKS có trách nhiệm kiém sát dé bao dam tính có căn cứ và hợp pháp củabản án Tuy nhiên, nêu chỉ dừng lại như quy định hiện hành về kiểm sát bản

án (VKSND chi doc bản án của Tòa án ma không được tiếp cận hô sơ hoặckhông tiếp cận được biên ban phiên tòa, trừ những trường hợp tham gia phiêntòa theo quy định của pháp luật TTDS), thi rat khó phát hiện vi pham phápluật của Tòa án trong việc giải quyết vụ án

- Quyết định giải quyết việc dân sự phải được gửi cho VKS củng cấp

trong thời han 05 ngay lam việc, kế từ ngày ra quyết định (Khoản 2 Điều 370)

Hiện nay, pháp luật không quy định Tòa án phải chuyển hỗ sơ, tai liêu

cho VKS khi gửi các quyết định, văn ban tô tung nêu trên Tuy nhiên, khi

nhận được các quyết định, văn bản tô tụng nảy, VKS có quyên yêu câu Tòa

án cho sao chụp tải liệu (đối với văn ban trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu câu),chuyển hô sơ vụ việc dân sự (đối với quyết định công nhận sự thỏa thuận của

các đương sự, quyết định đình chỉ, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ việc)

để thực hiện quyền kiến nghị, kháng nghị theo các Điều 5, 21 Thông tư liên

tịch số 02/2016 VKS cần phối hợp chặt chế với Toa án để thuận lợi trong

việc có hô sơ, tài liệu để kiểm sát các quyết định, văn bản tô tụng nêu trên

nhanh chóng, kịp thoi.

Các quy định trên đây của BLTTDS khẳng định kiểm sát bản án, quyếtđịnh là một trong những phương thức kiểm sát việc tuân theo pháp luật trongTTDS của VKSND để góp phần đâm bảo các quyết định, bản án của Tòa án

có căn cứ và đúng pháp luật Trong trường hợp phát hiện có vi phạm pháp

` Cầu 1% Công văn 1083/VKSTC-VO nãnh 2024 v gi dip vướng make tong công tic kiểm ít vile gi

quyết các vụ việc din sự, hôn nhân vi gia đình.

'+ Cầu 6 Công vin 1083/VESTC- V9 năm 2024 vi giã: dip vướng mắc trong cổng tác kidm sit vc gi

quyết các vụ việc din sự, hên nhân vì gia đồh:

31

Trang 39

luật, VKSND thực hiện quyên yêu câu, kiến nghị, kháng nghị theo quy địnhcủa BLTTDS Tuy nhiên, với việc quy định kiểm sát quyết định, bản án của

Tồ án như hiện hành thì hoạt động kiểm sát của VKS gặp rất nhiều khĩ khăn

trong việc phát hiện vi phạm, nhất là vi phạm trong việc ban hành quyết định

tố tụng Nếu pháp luật TTDS khơng cĩ những quy định khác bao dam cho

VKS phát hiện vi phạm của Tồ án trong việc ra bản án, quyết định (nhưquyền được tiếp cân hơ sơ vụ việc dân sự) thì nhiều quy đính của BLTTDS về

kiểm sát bản án, quyết định của Toa án chi mang tính hình thức

1.2.4 Kiêm sút việc tiến hanh phiên Tịa, phiên hop sơ thân vụ án dan

sự của Tịa an nhin din

1241 Các trường hợp Viên k

Khoản 2 Điêu 21 BLTTDS năm 2015 quy định: “ Jiên kiểm sát tham gia

các phiên hop sơ thẩm đỗi với các việc dan sự; phiên toa sơ thẩm đỗi với

lêm sat tham gia phiên tịa sơ thẩm

những vụ dn do Tịa an tiễn hành tìm thập chứng cứ hộc đối tượng tranhchấp ia tài sản cơng lơi ích cơng cộng quyền sử dụng dat, nhà ở hoặc cĩ

đương sự là người chưa thành niên, người mat năng lực hành vi dan sựngười bị hạn chế năng lực hành vi dan sự người cĩ khĩ khăn trong nhânthức, làm chủ hành vi hoặc trường hop quy ẩmh tại khoản 2 Điều 4 của Bộ

luật nay”

Theo quy định tại Điều 26, Điều 28, Điêu 30 và Điều 32 BLTTDS Toa

án cĩ thâm quyền giải quyết những tranh chấp vẻ dan sự, hơn nhân và gia

đỉnh, kinh doanh, thương mại và lao động (gợi chung là tranh chấp dân sự)

Tuy nhiên, VKSND khơng tham gia tat cA các phiên tịa sơ thâm giải quyết

tranh châp dân sự mà chỉ tham gia trong những trường hợp do pháp luật quy

định Căn cứ Điều 21 BLTTDS, Thơng tư liên tịch sơ 02/2016, Quy chế kiểmsat dan sự ban hành kèm theo Quyết định 364/QD-VKSNDTC và hiểu rõ bản

chất các quy định về các trường hợp VKS phải tham gia phiên tịa, như vayVKS tham gia phiên toa sơ thấm trong các trường hợp sau đây

Trường hop thứ nhất, Vụ án do Tịa án tiến hành thu thập chứng cứ

Trang 40

Trong trường hợp nảy, bat cứ vụ án dân sự nào Tòa án tiên hành thu thập

chứng cứ thi VKS có trách nhiệm phải tham gia phiên tòa Việc thu thập

chứng cứ dé giải quyết vụ án dan sự có nhiêu cách thức khác nhau như: Tòa

án thu thập theo yêu câu của đương sự hoặc thu thập theo yêu cau của VKS

hoặc Tòa án tự thu thập khi xét thay can thiết Quá trình thu thập chứng cứ,

Tòa án có thể thông qua một hoặc mét số biện pháp quy định tại Điều 97 vađược quy định cụ thé từ Điều 08 đến Điều 106 BLTTDS năm 2015

Nêu vụ án ban dau không thuộc trường hợp VKS tham gia phiên toà, tuy

nhiên, tại phiên tủa HDXX quyết định tạm ngừng phiên tòa để xác minh, thuthập bô sung tai liệu, chứng cứ thi vụ án thuộc trường hop VKS phải tham gia

phiên toà theo Khoản 2 Điều 21 BLTTDS Sau khi thu thập chứng cứ, Tòa án

phải gửi hỗ sơ cho VKS để nghiên cứu, tham gia phiên tòa Nếu Tòa án khônggửi hô sơ cho VKS thì VKS yêu cầu Tòa án chuyển hé sơ Trường hợp saukhi xét xử, VKS mới phát hiện được việc Tòa án không chuyển hô sơ thi VKS

kháng nghị nếu bản an có các vi phạm về nội dung, tô tung xâm pham đến

quyên, lợi ich hợp pháp của đương sự, chủ thé khác Nêu chỉ có vi phạm vềviệc Tòa án không chuyển hô sơ cho VKS tham gia phiên tòa còn bản án đãgiải quyết đúng vụ án thì VKS tổng hợp vi pham dé kiến nghị với Tòa án Š

Trường hợp thứ hai, Vụ ân mà doi tượng tranh chấp là tai sản công, loiích công công, quyên sử dung đất, nha ở

- Đôi tượng tranh chấp là tai sản công,

Vi du: Vụ án dân sự tranh chập về tai sản của một cơ quan nha nước ma

tài sản đó được mua sắm tử nguôn vén đo ngân sách nha nước cap Trongtrường hợp nay, VKS phải tham gia phiên tòa sơ thâm

- Đi tượng tranh chấp là lợi ích công công,

Ví dụ: Vụ án dân sự do đương sự khởi kiện yêu câu doanh nghiệp phải

bôi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường Trong trường hop nay, VKS

phải tham gia phiên tòa sơ thấm

`* Cầu 9 Cảng văn 1083/VKSTC- V9 nim 2024 vỀ giải dip vướng mắc trong cổng tic kiểm sit việc gũi

quyết các vụ việc din sự, hên nhân vì gia dinh

33

Ngày đăng: 08/11/2024, 02:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w