1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự và thực tiễn tại tỉnh Lạng Sơn

90 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

HOÀNG THỊ NGA

LUẬN VAN THAC SĨ LUAT HOC

HA NOI - 2018

Trang 2

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

HOÀNG THỊ NGA

NGUYEN TAC KIEM SÁT

VIỆC TUAN THEO PHAP LUAT TRONG TỐ TUNG DAN SỰ VA THUC TIEN TAI TINH LANG SON

LUAN VAN THAC SI LUAT HOC

Chuyên ngành : Luật dân sự va Tố tụng dân sự Mã số : 838 01 03

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Anh Tuấn

HÀ NOI - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.

Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích

dẫn đúng theo quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận van này.

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Hoàng Thị Nga

Trang 4

Chuong 1: NHUNG VAN DE CHUNG VE NGUYEN TAC KIEM SATVIEC TUAN THEO PHAP LUAT TRONG TO TUNG DAN SU’

Khái niệm, ý nghĩa của nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong t6 tung dan su

Thực trạng pháp luật Việt Nam về nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự

Chương 2: THUC TIEN THUC HIỆN NGUYEN TAC KIEM SÁT VIỆCTUAN THEO PHAP LUAT TRONG TO TUNG DAN SUTREN DIA BAN TINH LANG SON VA KIEN NGHI

Thực tiễn thực hiện nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tô tụng dân sự trên địa bàn tỉnh Lạng Son

Về hạn chế, tồn tại và nguyên nhân từ thực tiễn thực hiện nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tô tụng dân sự trên địa bàn

tỉnh Lạng Sơn

Một số kiến nghị về nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tô tụng dân sự

Trang 5

: Biện pháp khan cấp tạm thời

: Công nhận sự thỏa thuận

: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật

: Tòa án nhân dân

: Tòa án nhân dân tối cao : Tổ tụng dân sự

: Viện kiểm sát

: Viện kiểm sát nhân dân

: Viện kiêm sát nhân dân tôi cao

Trang 6

1 Lý do chọn đề tài

Trong hơn 6Š năm xây dựng và không ngừng hoàn thiện bộ máy nhà nước,

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc thành lập, kiện toàn và cải cách các cơ quan tư pháp, trong đó có Viện kiểm sát nhân dân (VKSND).

Là một trong bốn hệ thống cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước ta, VKSND có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm pháp chế thống nhất, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước trong mỗi giai đoạn của cách mạng của đất nước Trước yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn mới, trong những năm qua, cùng

với việc thực hiện cải cách, hoàn thiện bộ máy nhà nước nói chung, Đảng và Nhà nước

ta đã và đang đây mạnh thực hiện chủ trương cải cách tư pháp, trong đó có tổ chức và hoạt động của VKSND Đảng và Nhà nước ta yêu cầu VKSND tập trung thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.

Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND là vẫn đề có tính đặc thù, xuất phát từ yêu cầu khách quan, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của VKSND và được thực hiện trong một số lĩnh vực, trong đó có hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật (KSVTTPL) trong tố tụng dân sự (TTDS) Xét về mặt lịch sử, ở nước ta, thực chất sự tham gia của VKS vào quá trình TTDS giải quyết các vụ việc dân sự đã được ghi nhận từ thời kỳ cơ quan Công tố - tiền thân của VKSND Trải qua các giai đoạn phát triển của đất nước, vị trí, vai trò của Viện kiểm sát (VKS) trong TTDS được ghi nhận ở những mức độ khác nhau, từ việc quy định những quyền hạn của VKS trong TTDS rải rác ở các văn bản pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành đến việc khắng định, ghi nhận KSVTTPL trong TTDS là một trong những nguyên tắc cơ bản của TTDS và là cơ sở để quy định trách nhiệm, thâm quyền cụ thé của VKSND trong TTDS.

Các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 về công tác kiểm sát là cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác kiểm sát án dân sự tại tỉnh Lạng Sơn Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện pháp luật cho thấy các quy định của BLTTDS năm 2015 về nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS vẫn còn có những hạn chế nhất

Trang 7

định, những bat cap, khó khăn, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn thực hiện đã ảnh

hưởng không nhỏ tới hiệu quả của công tác kiểm sát án dân sự tại tỉnh Lạng Sơn Do vậy, việc nghiên cứu chuyên sâu để làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, nội dung của nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS và thực tiễn thực hiện nguyên tắc tại địa phương, trên cơ sở đó có kiến nghị, đề xuất dé tiếp tục hoàn thiện pháp luật và bảo đảm thực hiện có hiệu quả nguyên tắc này trong thực tiễn là cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn.

Với những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài "Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tô tung dân sự và thực tiễn tại tinh Lạng Son" dé thực

hiện Luận văn Thạc sĩ Luật học.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trước tỉnh thần cải cách tư pháp trong thời kỳ hội nhập, đề tài về nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS đã thu hút sự quan tâm bàn luận của các học giả, chuyên

gia pháp lý, những người hoạt động thực tiễn trong các cơ quan tư pháp, như: "Vi

tri, vai trò của Viện kiểm sát trong tô tụng dân sự theo yêu cau cải cách tư pháp", của tập thể tác giả, do TS Khuất Văn Nga làm chủ biên, Nhà xuất bản Tư pháp 2008; ”Tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát trong tién trinh cải cách tu pháp" của TS Lê Hữu Thé, Tạp chi Kiểm sát, số 14-16/2008; "Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự" của Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hòa Bình đăng trên tạp chí Kiểm sát số 7 năm 2016; "Tham gia của Viện kiểm sát nhân dân trong các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm dân sự” của Tiến sĩ Nguyễn Vinh Hưng - Đại học Quốc gia Hà Nội; "Vai tro cua Viện kiểm sát nhân dân trong tô tụng dân sự" của tác giả Nguyễn Phương Thúy, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Đại học Luật Hà Nội, năm 1996; “Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tô tụng dân sự" của tác giả Pham Vũ Ngọc Quang, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2013.

Các công trình, tài liệu trên cho thấy, nhìn chung việc nghiên cứu tập trung vào các van dé chung về chức năng, nhiệm vụ, mô hình tô chức bộ máy và một SỐ quyền hạn của VKS trong TTDS Một số công trình có nghiên cứu về nguyên tắc

KSVTTPL trong TTDS nhưng được thực hiện trước khi ban hành BLTTDS năm

Trang 8

trên cơ sở tham khảo kết quả của các bài viết, công trình nghiên cứu nêu trên có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

3 Mục đích, đối tượng nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu

* Muc đích nghiên cứu

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài nhằm góp phần làm rõ những vấn đề lý luận, nội dung và thực tiễn thực hiện nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS tại tỉnh Lạng Sơn; trên cơ sở đó đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện và thực hiện hiệu quả nguyên tắc theo yêu cau cải cách tư pháp trong thời gian tới.

* Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS; nội dung nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS và các quy định của BLTTDS năm 2004, 2011, 2015 và thực tiễn thực hiện nguyên tắc KSVTTPL trong

TTDS tại tỉnh Lang Sơn.

* Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Đề tài "Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tô tung dân sự và thực tiên tại tinh Lang Sơn" là một đề tài có nội dung khá rộng Trong khuôn khổ của một luận văn Thạc sĩ, với thời gian triển khai nghiên cứu hạn chế, do vậy phạm vi nghiên cứu đề tài chỉ tập trung vào một số van dé lý luận cơ bản như khái niệm, ý nghĩa của nguyên tắc, thực trạng pháp luật Việt Nam về nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS và thực tiễn thực hiện nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS tại tỉnh Lạng Sơn mà không đi sâu nghiên cứu về việc KSVTTPL trong thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và KSVTTPL trong thi hành án dân sự Van đề kiểm sát thi hành án dân sự sẽ được tác giả nghiên cứu trong các công trình khác khi có điều kiện để thực hiện.

Ngoài ra, việc nghiên cứu luật thực định được thực hiện chủ yếu đối với các quy định của BLTTDS năm 2015 của Việt Nam và văn bản có liên quan về nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS Các quy định của BLTTDS năm 2004 và BLTTDS năm 2011 vẫn được tiếp cận nghiên cứu nhằm tham khảo, so sánh Việc tiếp cận nghiên cứu pháp luật nước ngoài về nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS sẽ được thực hiện trong các công trình khác khi có điều kiện.

Trang 9

Bên cạnh việc nghiên cứu lý luận và luật thực định thì khi triển khai nghiên cứu về thực tiễn thực hiện nguyên tắc, luận văn có những nghiên cứu, đánh giá tổng quan về thực tiễn KSVTTPL trong TTDS nói chung và từ đó lồng ghép phân tích về thực tiễn thực hiện tại tỉnh Lạng Sơn trong những năm gần đây Việc định hướng nghiên cứu này thực sự có ý nghĩa thiết thực và phục vụ trực tiếp cho công tác kiểm

sát án dân sự tại địa phương nơi học viên công tác.4 Các phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp luật Những quan điểm cơ ban của Dang va Nhà nước ta trong sự nghiệp xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cải cách tư pháp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay Ngoài ra dé thực hiện Luận văn tác gia sử

dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương

pháp so sánh luật học, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê tông hợp v.v 5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Vẻ mặt khoa học: Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống, phân tích một cách toàn điện và sâu sắc các quy định của BLTTDS (2004, 2011, 2015) về nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS Trên cơ sở nghiên cứu luận văn đã chỉ ra những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu qua công tác KSVTTPL trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói

riêng, trong phạm vi cả nước nói chung.

Vẻ mặt thực tiền: Những đề xuất, kiến nghị nêu trong luận văn sẽ góp phan nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của BLTTDS về KSVTTPL trong TTDS

trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn nói riêng và cả nước nói chung.

6 Kết cầu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được gồm 2 chương:

Chương 1: Những van dé chung về nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.

Chương 2: Thực tiễn thực hiện nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong t6 tung dan su trén dia ban tinh Lang Son va kién nghi.

Trang 10

VIỆC TUẦN THEO PHAP LUAT TRONG TO TUNG DAN SỰ

1.1 Khái niệm, ý nghĩa của nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự

1.1.1 Khái niệm nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong to

tụng dân sự

Bất kỳ hoạt động có mục đích nào muốn đạt được kết quả, đòi hỏi những người tham gia hoạt động phải xác định được các nguyên tắc hoạt động và tuân thủ triệt dé nó Theo nghĩa chung nhất, nguyên tắc được hiểu là "diéu cơ bản định ra,

nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc lam" Như vậy, nguyên tắc được hiểu

với nghĩa là tư tưởng chỉ đạo, qui tắc cơ bản của một hoạt động nào đó Đó là những

tư tưởng chỉ đạo cơ bản, mang tính xuất phát điểm, định hướng, xuyên suốt toàn bộ

hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật Nguyên tắc của Luật TTDS được hiểu là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng xuyên suốt trong toàn bộ quá trình nhận thức, xây dựng và thực hiện pháp luật TTDS Các nguyên tắc cơ bản của Luật TTDS được ghi nhận trong BLTTDS năm 2004 thành một chế định riêng biệt (tại Chương II) BLTTDS năm 2004 (được sửa đổi, b6 sung năm 2011) quy định 23 nguyên tắc cơ bản của Luật TTDS Việt Nam, từ Điều 3 đến Điều 24 BLTTDS năm 2015 quy định 25 nguyên tắc cơ bản Trong số 25 nguyên tắc cơ bản, nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS được quy định tại Điều 21 BLTTDS với nội dung:

"Diéu 21 Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tô tụng dân sự

1 Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tổ tụng dán sự, thực hiện các quyên yêu câu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật.

2 Viện kiểm sát tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ thẩm doi với những vụ án do Tòa án tiễn hành thu thập chứng cứ hoặc

1 Theo Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, tr 894.

Trang 11

đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyên sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa thành niên, người mắt năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, lam chủ hành vi hoặc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này.

3 Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thấm, giảm đốc thẩm, tái thẩm.

4 Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao hướng dan thi hành Điều này".

Như vậy, quy định này đã khăng định VKSND là cơ quan chịu trách nhiệm KSVTTPL trong TTDS; các hoạt động TTDS của những người tiễn hành TTDS va những người tham gia TTDS là đối tượng của hoạt động kiểm sát của VKSND Cụ thé hóa nguyên tắc nay, BLTTDS năm 2015 cũng đã có những quy định cụ thé về trách nhiệm, thâm quyền của VKSND trong TTDS.

Pháp luật TTDS quy định tương đối đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của các chủ thé Khi tham gia quan hệ pháp luật TTDS, các chủ thé thực hiện các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định dé bảo vệ quyền, lợi ích của chính mình hoặc của tổ chức, cá nhân khác Tuy nhiên, hoạt động TTDS - hoạt động giải quyết các vụ việc

dân sự là hoạt động thực tiễn khá đa dạng và phức tạp, dễ xâm phạm đến quyên, lợi

ích hợp pháp của tô chức, cá nhân nên đòi hỏi phải có một cơ chế thích hợp dé kiểm tra, giám sát nhằm bảo đảm cho việc giải quyết các vụ việc dân sự được kip thời, đúng pháp luật, đó là hoạt động KSVTTPL của Tòa án và các chủ thể khác của TTDS do VKSND thực hiện Nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS là một bảo đảm pháp lý quan trọng dé hoạt động TTDS được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật TTDS, nó phải được quán triệt xuyên suốt trong quá trình TTDS.

KSVTTPL trong TTDS là giám sát, kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ đối với hành vi của các chủ thê tiễn hành và tham gia tố tụng, đối với văn bản áp dụng pháp luật giải quyết vụ việc dân sự của chủ thê tiến hành tố tụng và đó là hình thức thực hiện quyền lực Nhà nước, một trong những hoạt động thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND Mục đích của hoạt động

Trang 12

thực hiện theo quy định của pháp luật Nội dung hoạt động KSVTTPL trong TTDS

là việc VKSND sử dụng các biện pháp, quyền năng pháp lý do BLTTDS quy định dé kip thời phat hiện và loại bỏ vi phạm, tiêu cực của cơ quan, người tiễn hành tố tụng và những người tham gia tố tụng, nhằm bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền

và lợi ích hợp pháp của các đương sự.

Với những phân tích trên đây, có thể đưa ra định nghĩa về nguyên tắc

KSVTTPL trong TTDS như sau:

Nguyên tắc KSVTTPL trong tô tụng dân sự là tư tưởng chỉ đạo, xuyên suốt trong quá trình TTDS; là cơ chế pháp lý (kiểm tra, giám sát) do chủ thé duy nhất là VKSND thực hiện thông qua việc sử dụng các biện pháp, quyên năng pháp lý do pháp luật TTDS quy định nhằm ngăn ngừa, phát hiện và loại bỏ vi phạm, tiêu cực của cơ quan, người tiễn hành to tung và những người tham gia tổ tụng, nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự nhanh chóng, kịp thời và đúng quy định của pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyên và lợi ích hợp pháp của các đương sự.

Từ định nghĩa trên đây, có thể rút ra các đặc điểm của nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS, đó là: (1) là những tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt quá trình TTDS giải quyết các vụ việc dân sự; (2) là cơ chế pháp lý (kiểm tra, giám sát trong TTDS) do chủ thể duy nhất là VKSND thực hiện; (3) Nội dung là việc sử dụng các biện pháp, quyền năng pháp lý do BLTTDS quy định nhằm ngăn ngừa, phát hiện và loại bỏ vi phạm, tiêu cực của cơ quan, người tiễn hành tố tung và những người tham gia tố tụng; (4) mục đích là nhằm bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự nhanh chóng, kịp thời và đúng pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự; (5) được ghi nhận và thé hiện thông qua các

quy phạm của pháp luật TTDS.

Trang 13

1.1.2 Ý nghĩa của nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tô

tụng dán sự

Việc ghi nhận KSVTTPL trong TTDS là một trong những nguyên tắc cơ bản của TTDS có ý nghĩa rất quan trọng, thê hiện ở các nội dung sau đây:

Một là, nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS là sự cụ thể hóa quy định của Điều 107 Hiến pháp năm 2013 về nhiệm vụ và chức năng của VKSND:

"Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyên công tố, kiểm sát hoạt động tu pháp " "Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyên con người, quyên công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ich hợp pháp của tô chức, cá nhân, góp phan bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thong nhất".

Hai là, Nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS là một hình thức kiểm soát việc thực hiện quyên lực Nhà nước trong lĩnh vực hoạt động tư pháp giải quyết các vụ việc dân sự Đồng thời là cơ chế pháp lý (kiểm tra, giám sát) bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tô chức, cá nhân Hoạt động KSVTTPL trong TTDS góp phần phát hiện và đây lùi sự lạm quyền, những tiêu cực, vi phạm trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án, người tiễn hành tố tụng và người tham gia tố tụng, qua đó bảo vệ tính thượng tôn pháp luật, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất.

Ba là, nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS thé hiện sự can thiệp của Nhà nước vào lĩnh vực TTDS trong đó có việc sử dụng các biện pháp, quyền năng pháp lý của VKSND.

Bốn là, nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS là nền tảng, định hướng, cơ sở cho việc xây dựng các quy định cụ thê về trách nhiệm, quyền hạn và các biện pháp mà VKSND tiến hành KSVTTPL đối với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tô tụng trong quá trình TTDS giải quyết vụ việc dân sự.

Nam là, việc vi phạm nguyên tắc KSVTTPL trong TTDS có thé là căn cứ dé hủy bỏ phán quyết của Tòa án.

Trang 14

1.2.1 Các quy định về kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại Tòa án cấp sơ thấm

Trong thủ tục sơ thầm giải quyết vụ việc dân sự, VKSND thực hiện

KSVTTPL thông qua các hoạt động: Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu

cầu giải quyết việc dân sự; Kiểm sát việc thụ lý vụ việc dân sự; Kiểm sát việc xác minh, thu thập chứng cứ; Kiểm sát các bản án, quyết định; Tham gia phiên tòa,

phiên họp; Thực hiện quyền yêu cầu, quyền kiến nghị.

1.2.1.1 Các quy định về kiểm sát việc thụ ly vụ việc dan sự * Các quy định về kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện

Quyền khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự là quyền cơ bản của chủ thé có quyên lợi bị xâm phạm Do vậy, về nguyên tắc thì dé bảo đảm quyền này Tòa án phải thụ lý vụ việc để giải quyết Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định trong một số trường hợp nhất định thì Tòa án có quyên trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu và Tòa án cũng chỉ có quyền trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu trong những trường hợp đã được nhà lập pháp ấn định.

Trả lại đơn khởi kiện là hành vi tố tụng của Tòa án, theo đó Tòa án từ chối quyền khởi kiện vụ án dân sự của người khởi kiện khi có căn cứ trả lại đơn khởi kiện mà BLTTDS quy định Ké từ thời điểm Tòa án ban hành văn bản trả lại don khởi kiện thì mọi trách nhiệm về mặt TTDS đối với yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện cũng chấm dứt Việc trả lại đơn khởi kiện có ý nghĩa quan trọng đối với quyền khởi kiện của đương sự, nếu Tòa án không áp dụng đúng các căn cứ trả lại đơn khởi kiện hoặc áp dụng một cách tùy tiện theo ý chí chủ quan của Tham phan được phân công xem xét, thụ ly đơn khởi kiện sẽ ảnh hưởng đến quyền khởi kiện hợp pháp của đương sự nên điều luật quy định các căn cứ để TA trả lại đơn khởi kiện Nếu Thâm phán áp dụng căn cứ trả lại đơn khởi kiện ngoài các căn cứ đã được

BLTTDS quy định thì được coi là việc tra lai đơn khởi kiện trái pháp luật.

Để bảo đảm việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự

của Tòa án được khách quan, đúng đăn, không làm tôn hại đên quyên cơ bản của

Trang 15

đương sự, pháp luật đã quy định VKSND có nhiệm vụ kiểm sát việc Tòa án trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự.

Quy định về việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu được ghi nhận tại Điều 168 và Điều 311 BLTTDS năm 2004, quy định này vẫn được kế thừa trong BLTTDS năm 2015, chi sửa đổi, b6 sung theo hướng quy định cụ thê thẩm quyền trả lại đơn khởi kiện thuộc về Thâm phán được phân công xem xét đơn mà không quy định chung chung là Tòa án như trước đây, đồng thời bổ sung thêm một số căn cứ trả lại đơn khởi kiện Việc kiểm sát trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cau giải quyết vụ việc dân sự sẽ được thực hiện theo Điều 192 và Điều 361 BLTTDS năm 2015 Cụ thé như sau: (1) Người khởi kiện không có quyên khởi kiện theo quy định tai Điều 186 và Điều 187 BLTTDS năm 2015 hoặc không có đủ năng lực hành vi TTDS; (2) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thầm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn đương sự có quyền khởi khởi kiện lại như: ly hôn, thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt

hại hoặc vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở

nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện; (3) Hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 195 của BLTTDS năm 2015 mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng: (4) Chưa có đủ điều kiện là trường hợp các đương sự có thỏa thuận trước hoặc pháp luật có quy định về các điều kiện dé khởi kiện, kế cả quy định về hình thức, nội dung đơn khởi kiện, nhưng đương sự đã khởi kiện khi còn thiếu một trong các điều kiện đó; (5) Vụ án không thuộc thâm quyền giải quyết của Tòa án là trường hợp nội dung đơn yêu cầu giải quyết không thuộc một trong các tranh chấp quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 BLTTDS năm 2015; (6) Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện là trường hợp đã nhận được yêu cầu về bổ sung đơn khởi kiện của Tham phán nhưng họ không tiến hành sửa đổi, bố sung theo yêu cầu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 193 BLTTDS

Trang 16

năm 2015 Theo quy định tại khoản 1 Điều 189 BLTTDS năm 2015 thì cơ quan, tổ

chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện Đơn khởi kiện phải có các nội

dung chính quy định tại khoản 4 Điều 189 BLTTDS năm 2015, nếu thiếu một trong các nội dung chính này thì Thâm phán yêu cầu ho sửa đổi, b6 sung đơn khởi kiện Nếu họ không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu thì Thâm phán trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 193 BLTTDS năm 2015; (7) Người

khởi kiện rút đơn khởi kiện trước khi Tòa án thụ lý vụ án Đây là trường hợp người

khởi kiện đã nộp đơn khởi kiện và các tai liệu chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình là có căn cứ và hợp pháp, tuy nhiên trong thời han 7 ngày, ké từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Thâm phán được phân công đang kiểm tra các điều kiện khởi kiện và chưa tiễn hành thụ lý vụ án thì người khởi kiện đã đến Tòa án đề nghị được lấy lại hồ sơ khởi kiện và không khởi kiện nữa Tòa án phải lập biên bản trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo cho ho Day là căn cứ mới được bổ sung trong BLTTDS năm 2015 trên nguyên tắc tôn trọng quyên tự định đoạt của đương sự vì họ là người có quyền phát đơn khởi kiện thì họ cũng có quyền dừng việc khởi kiện bất cứ lúc nào.

Bộ luật TTDS năm 2015 đã bồ sung quy định mới về việc trả lời khiếu nai, kiến nghị tại Điều 194 của Bộ luật này và tại Điều 361 BLTTDS năm 2015 thì các quy định trên cũng được áp dụng tương tự như đối với trả đơn lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự Theo đó, trong thời han 10 ngày, ké từ ngày nhận được văn ban trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự thì đương sự có quyền khiếu nại, VKS có quyền kiến nghị với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự; trong thời hạn 05 ngày làm việc ké từ ngày được phân công, Thâm phán phải mở phiên họp xem xét giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn Phiên họp xem xét giải quyết khiếu nại, có sự tham gia của Kiểm sát viên và đương sự có khiếu nại Nếu đương sự vắng mặt thì phiên họp vẫn được tiến hành, nếu KSV văng mặt mà không có kiến nghị của VKS về việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự thì không hoãn phiên họp, nếu có kiến nghị của VKS về việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự thì phải hoãn

Trang 17

phiên họp Kết thúc phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại hoặc kiến nghị, nếu không đồng ý với kết quả giải quyết của Thâm phán, thì trong thời hạn 10 ngày kê từ ngày nhận được quyết định giải quyết, đương sự có quyền khiến nại, VKS có quyền kiến nghị lên Chánh án Tòa án cấp trên một cấp trực tiếp xem xét, giải quyết * Khoản 7 Điều luật trên của BLTTDS năm 2015 đã b6 sung quy định về trường hợp nếu vẫn không đồng ý với kết quả giải quyết của Chánh án Tòa án cấp trên trực tiếp thì đương sự có quyền khiếu nại, VKS có quyền tiếp tục kiến nghị lên Chánh án Tòa án nhân dân (TAND) cấp cao đối với quyết định bị khiếu nại, kiến nghị của Chánh án TAND cấp tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) nếu quyết định bị khiếu nại, kiến nghị là của Chánh án TAND cấp cao Quyết định của Chánh án ở giai đoạn này là kết quả giải quyết cuối cùng.

* Các quy định về kiểm sát việc thụ ly vụ việc dan sự

Quyền khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự là quyền tổ tụng quan trọng của mỗi chủ thể, được pháp luật ghi nhận bằng việc Tòa án thụ lý vụ việc sau khi xem xét các điều kiện thụ lý Khi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự của cá nhân, tô chức không thuộc các trường hợp phải trả lại đơn thì Tòa án tiến hành các thủ tục dé thụ ly, đây cũng là hoạt động TTDS đầu tiên do Tòa án tiễn hành, là cơ sở phát sinh các hoạt động tô tụng tiếp theo Việc thụ lý vụ việc dân sự có ý nghĩa rất quan trọng bởi thời điểm thụ lý vụ việc dân sự là thời điểm tính các thời hạn tố tụng tiếp theo.

Việc kiểm sát thụ lý vụ việc dân sự được quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Tổ chức VKSND năm 2014, các điều 21, 44, 45 và Điều 311 của BLTTDS năm 2004 và BLTTDS sửa đổi năm 2011; Các điều 21, 57, 58, Điều 191, Điều 193, Điều 195 và Điều 361 BLTTDS năm 2015 Theo đó, kiểm sát việc thụ lý vụ việc dân sự bao gồm kiểm sát việc nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự; Sửa đổi,

bô sung đơn khởi kiện, đơn yêu câu giải quyêt việc dân sự; Xác định tiên tạm ứng

2 Trước đây theo quy định tại Điều 170 BLTTDS sửa đổi năm 2011 thì thời hạn kiến nghị của Viện kiêm sát

là 03 ngày; trong thời hạn 03 ngày thì Chánh án Tòa án đã trả đơn sẽ giải quyết kiến nghị của Viện kiểm sát,

không cân có sự tham gia bắt buộc của kiểm sát viên Nếu có kiến nghị lên Chánh án Tòa án cấp trên trực

tiếp thì quyết định giải quyết của Chánh án này là quyết định cuối cùng.

Trang 18

án phí, lệ phí và thông báo cho người khởi kiện, người yêu cau giải quyết việc dân sự; Thực hiện việc thụ lý băng cách vào số thụ lý.

Khoản 1 Điều 174, Điều 311 BLTTDS năm 2004, BLTTDS sửa đổi năm 2011 và Điều 196 BLTTDS năm 2015 đều quy định: "Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho bị don, cd nhân, cơ quan, tổ chức có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyét vu án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án" Theo các quy định trên và quy định tại Điều 361 BLTTDS năm 2015 thì mọi trường hợp thụ lý vụ việc dân sự, Tòa án phải thông báo cho VKSND cùng cấp để kiểm sát việc thụ lý Nhiệm vụ của VKSND trong giai đoạn tổ tụng này là KSVTTPL trong hoạt động thụ lý vụ việc dân sự của Tòa án, nắm bắt kip thời nội dung, tình tiết, chứng cứ ban đầu của vụ án dân sự; kip thời phát hiện những vi phạm, sai sót có thê xảy ra, bảo đảm việc

thụ lý được thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 196 BLTTDS năm 2015 thì trong quá trình giải quyết vụ án, nếu bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì việc kiểm sát được thực hiện như đối với trường hợp kiểm sát thụ lý khởi kiện vụ án của nguyên đơn Điều này có nghĩa là đối với yêu cầu phản tô hoặc yêu cầu độc lập của đương sự khi được Tòa án chấp nhận thì TAND cũng có trách nhiệm thông báo đến VKSND như trường hợp thông báo thụ lý BLTTDS năm 2015 ngoài việc quy định thời hạn Tòa án thông báo về việc thụ lý vụ án cho nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, VKS cùng cấp còn bổ sung thêm quy định, nếu nguyên đơn có yêu cầu Tòa án hỗ trợ trong việc gửi tài liệu, chứng cứ thì kèm theo thông báo về việc thụ vụ án, Tòa án gửi cho bị đơn, người có quyên lợi nghĩa vụ liên quan bản sao tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn cung cấp Đối với vụ án do người tiêu dùng khởi kiện thì Tòa án phải niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án thông tin về việc thụ lý vụ án Tòa ánrong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án.

Việc quy định Tòa án phải chuyên mọi thông báo thụ lý vụ việc dân sự cho VKSND nhằm tạo điều kiện cho VKS có thé kiểm sát việc thụ lý vụ việc dân sự của

Trang 19

Tòa án Hoạt động này có ý nghĩa rất quan trọng, tạo sự chủ động và là tiền đề cho Kiểm sát viên nhanh chóng nam bắt nội dung vụ việc dân sự, bảo đảm cho quá trình thụ lý giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án được chính xác, hạn chế đến mức thấp nhất các sai lầm có thể xảy ra ngay từ thời điểm bắt đầu các hoạt động TTDS Khi kiểm sát thụ lý vụ việc dân sự, VKS sẽ kiểm tra xem Tòa án có tuân thủ các quy

định về điều kiện khởi kiện, yêu cầu và điều kiện thụ lý giải quyết việc dân sự cũng

như sự cũng như các quy định về thời hạn và trình tự, thủ tục tố tụng nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự; sửa đổi, bố sung đơn khởi kiện, đơn yêu

cầu giải quyết việc dân sự; Xác định tiền tạm ứng án phí, lệ phí và kiểm sát việc thông báo cho người khởi kiện, yêu cầu giải quyết việc dân sự về việc thụ ly vụ viéc.

Tuy nhiên, quy định hiện hành về kiểm sát việc thụ ly chưa thực sự bảo đảm cho VKS thực hiện có hiệu quả chức năng kiểm sát, bởi vì mặc dù pháp luật quy định VKS có quyền yêu cau, kiến nghị về vi phạm của Tòa án, nhưng lại không quy định ràng buộc trách nhiệm của Tòa án đối với kiến nghị của VKS (chăng hạn như trách nhiệm trả lời kiến nghị, thực hiện kiến nghị) Do đó, quy định kiểm sát thụ lý vụ việc dân sự mặc dù đã được pháp luật quy định cụ thé nhung qua trinh

thực hiện chưa thực sự đạt hiệu quả cao.

Bộ luật TTDS năm 2015 đã bổ sung một quy định mới tại khoản 2 Điều 4: "Toa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự với lý do chưa có diéu luật để áp dụng" Quy định này hoàn toàn phù hợp với tinh thần Hiến pháp năm 2013 về

quyền con người, quyền công dân về dân sự °*, phù hợp với Bộ luật dân sự (BLDS)

năm 2015 và thé chế hóa chủ trương, đường lỗi của Đảng về cải cách Tư pháp Quy định Tòa án không được từ chối giải quyết vụ án dân sự vì lý do chưa có điều luật dé áp dụng chính là sự bảo đảm tốt nhất van đề nhân quyền trong TTDS Tuy nhiên,

do là một quy định mới nên việc Tòa án áp dụng tập quán, tương tự pháp luật,

nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công băng cần được VKS kiểm sát

một cách chặt chẽ.

3 Điều 14 Hiến Pháp năm 2013: Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền

công dân vê chính trị, dân sự, kinh tê, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo HiênPháp và pháp luật.

Trang 20

Khi nhận thông báo thụ lý vụ án Tòa ánừ Tòa án chuyển đến, KSV được phân công có trách nhiệm lập phiếu kiểm sát dé theo dõi, kiểm sát chặt chẽ về thời han gửi thông báo, hình thức nội dung của thông báo, thâm quyên thụ lý vụ án Nếu phát hiện vi phạm thì KSV đề xuất với lãnh đạo thực hiện quyền kiến nghị để yêu cầu Tòa án khắc phục vi phạm.

Các BLTTDS trước đây không có quy định về việc Tòa án phải gửi thông báo thụ ly đơn yêu cầu (việc dân sự), việc kiểm sát thụ lý việc dân sự được thực hiện trên tinh thần quy định kiểm sát thụ lý án dân sự, chính vì vậy mà khi Tòa án chậm gửi thông báo thụ lý việc dân sự, VKS cũng không có căn cứ để thực hiện quyền năng của mình BLTTDS năm 2015 đã khắc phục được hạn chế nêu trên băng quy định tại Điều 365 của Bộ luật này, theo đó trong thời hạn 03 ngày làm việc kế từ ngày thụ lý đơn yêu cầu, Tòa án phải thông báo bang văn bản cho VKS cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý đơn yêu cau giải quyết việc dân sự

1.2.1.2 Các quy định về kiểm sát việc lập hô sơ và ra các quyết định tố tụng Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án sẽ tiến hành một số hoạt động theo quy định của pháp luật tạo tiền đề cho việc giải quyết vụ án Song song với hoạt động này sẽ

dẫn đến việc Tòa án ban hành một số quyết định tố tụng Nhiệm vụ của VKS trong

giai đoạn này là kiểm sát việc lập hồ sơ và các quyết định tố tụng do Tòa án ban hành có đúng căn cứ, thâm quyền, trình tự thủ tục hay không Đối với bản án, quyết

định về nội dung quyên, nghĩa vụ dân sự của các chủ thể thì VKS sẽ kiểm sát việc áp dụng có đúng pháp luật nội dung không, có bảo đảm độc lập, khách quan và theo

đúng các quy định về trình tự thủ tục hay không * Kiểm sát việc lập hô sơ

Tại Điều 204 BLTTDS năm 2015 quy định về việc lập hồ sơ vụ án dân sự: "Hồ sơ vụ án dân sự bao gom don va toàn bộ tài liệu, chứng cứ cua đương sự, người tham gia tô tụng khác; tài liệu, chứng cứ do Tòa án thu thập liên quan đến vụ

án; văn bản tô tụng cua Toa án, Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án dân sự.

Các giấy tò, tài liệu trong hô sơ vụ án dân sự phải được đánh số bút lục, sắp xếp theo thứ tự ngày, thang, năm Giấy to, tài liệu có trước thì để ở dưới, giấy

Trang 21

tờ, tài liệu có sau thi dé ở trên và phải được quản lý, lưu giữ, sử dung theo quy định

của pháp luật”.

Đây là lần đầu tiên pháp luật TTDS quy định về hồ sơ vụ án dân sự VKS kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án dân sự của Tòa án, theo quy định của BLTTDS năm 2015 hồ sơ vụ án dân sự bao gồm: đơn khởi kiện của nguyên đơn, don phản tổ của bị đơn (nếu có), đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có), các đơn đề nghị, yêu cầu khác của đương sự như đơn xin thay đôi người tiến hành tố tụng, đơn xin hoãn phiên tòa, đơn đề nghị xét xử vắng mặt, và toàn bộ tài liệu chứng cứ của đương sự, người tham gia tô tụng khác; tài liệu, chứng cứ do Tòa án thu thập liên quan đến vu án; văn bản tố tụng của Tòa án, VKS về việc giải quyết vụ án dân sự Bên cạnh đó, BLTTDS năm 2015 còn quy định cụ thê về cách đánh số bút lục, sắp xếp hồ sơ, nhằm đảm bảo cho việc xây dựng, lưu trữ quản lý hồ sơ được chặt chẽ, khoa học và thuận tiện cho việc nghiên cứu hé sơ vụ án dân sự Tuy nhiên, qua trình thực hiện kiểm sát việc lập hồ sơ của Tòa án, vẫn còn có trường hợp hiểu chưa đúng về cách đánh số bút lục các giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ chưa khoa học, gây khó khăn cho việc nghiên cứu hồ sơ.

* Kiểm sát việc ra các quyết định to tung - Kiểm sát quyết định chuyển vụ việc dan sự

Khi thực hiện BLTTDS năm 2004, VKS không có thâm quyền kiểm sát

quyết định chuyên vụ án dân sự Ý, bởi vì ở giai đoạn này pháp luật không có quy

định Tòa án phải gửi quyết định chuyên vụ án dân sự cho VKS Theo đó, VKS cũng không có quyền kiến nghị đối với quyết định chuyển vụ án của Tòa án Tuy nhiên,

khắc phục những hạn chế bất cập từ BLTTDS năm 2004, đồng thời trên tinh thần

mở rộng chức năng, nhiệm vụ, thâm quyền của VKSND trong TTDS theo chủ trương của Dang và nhà nước Trong BLTTDS năm 20115 và tại Điều 41 BLTTDS năm 2015

4 Điều 37 BLTTDS năm 2004: vụ việc dân sự đã được thụ lý mà không thuộc thâm quyền giải quyết củaToà án đã thụ lý thì Toà án đó ra quyết định chuyền hồ sơ vụ việc dan sự cho Toà án có thâm quyên và xoá tên vụ

án rong số thụ lý Quyết định này phải được gửi ngay cho đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.5 Khoản | Diéu 37 BLTTDS nam 2011: Vu việc dân sự đã được thụ lý ma không thuộc thâm quyền giải

quyết của Tòa án đã thụ ly thì Tòa án đó ra quyết định chuyên hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thâm

quyên và xóa tên vụ án đó trong số thụ lý Quyết định này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp,đương sự, cá nhân, cơ quan, tô chức có liên quan.

Trang 22

quy định "Vu việc dân sự đã được thu lý mà không thuộc thẩm quyển giải quyết của Tòa án đã thụ lý thì Tòa án đó ra quyết định chuyển hô sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyên và xóa tên vụ án đó trong số thụ lý Quyết định này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương sự, cơ quan, tô chức, cá nhân có liên quan.

Đương sự, cơ quan, tổ chức, cả nhân có liên quan có quyên khiếu nại, Viện kiểm sát có quyên kiến nghị quyết định này trong thời han 03 ngày làm việc, kề từ ngày nhận được quyết định Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kề từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án Tòa án đã ra quyết định chuyển vụ việc dân sự phải giải quyết khiếu nại, kiến nghị Quyết định của Chánh án Tòa án là quyết định cudi cùng".

Như vậy, quy định các cá nhân, tổ chức, liên quan có quyền khiếu nại, VKS có quyền kiến nghị đối với quyết định chuyền vụ án là dam bảo quyền khiếu nại, tố cáo trong TTDS và sự thống nhất với việc sửa đồi, bố sung vai trò của VKS trong TTDS.

- Kiểm sát quyết định nhập hoặc tách vụ an dan sự

Bộ luật TTDS năm 2004 quy định Tòa án có thể nhập hai hay nhiều vụ án đã thụ lý thành một vụ án hoặc tách một vụ án có nhiều yêu cầu khác nhau thành hai hay nhiều vu án dân sự dé giải quyết, nếu việc nhập hoặc tách vụ án dé giải quyết vẫn bảo đảm đúng pháp luật và không ảnh hưởng tới kết quả giải quyết các quan hệ

pháp luật đó Khi ban hành quyết định nhập hoặc tách vụ án Tòa ánòa án phải được

gửi ngay cho VKS cùng cấp, VKSND có trách nhiệm kiểm sát tính có căn cứ và tính hợp pháp của quyết định tách hoặc nhập vụ án Như vậy, quy định về vấn đề này được xây dựng từ BLTTDS năm 2004 (Điều 38), đến nay nội dung này vẫn được kế thừa tại Điều 42 BLTTDS năm 2015, đảm bảo cho VKS thực hiện được quyên năng pháp lý của mình trong khâu giải quyết này.

- Kiểm sát quyết định áp dụng, thay đối, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời Theo quy định của BLTTDS năm 2004, BLTTDS sửa đổi năm 2011 và BLTTDS năm 2015 thì trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, theo yêu cầu của

Đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị

quyết định này trong thời hạn ba ngày làm việc, kế từ ngày nhận được quyết định Trong thời hạn ba ngày

làm việc, kế từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án Tòa án đã ra quyết định rapes vụ việc dân

Trang 23

đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc co quan, tổ chức khởi kiện vụ án dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, Tòa án có thể quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp cần thiết (biện pháp khan cấp tạm thời) dé giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bang chứng hoặc dé bảo đảm thi hành án V có thé tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khan cấp tạm thời (BPKCTT) trong một số trường hợp được pháp luật quy định Khi xét thay BPKCTT đang áp dụng không còn phù hop mà cần phải thay đổi hoặc áp dụng bổ sung biện pháp khác thì theo yêu cầu của chủ thé có thẩm quyền, Tòa án có thé quyết định thay đổi, bổ sung BPKCTT Nếu lý do của việc áp dụng BPKCTT không còn thì Tòa án quyết định hủy bỏ BPKCTT đã áp dụng.

Ngay sau khi ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT, Tòa án có trách nhiệm gửi ngay các quyết định đó cho VKS cùng cap dé kiểm sát tính có căn cứ và tính hợp pháp của quyết định (khoản 2 Điều 123 BLTTDS sửa đổi năm 2011, Điều 139 BLTTDS năm 2015) Quy định tại các Điều 124, Điều 125 BLTTDS năm 2004 về thời hạn, quyền kiến nghị của VKS đối với quyết định áp dung, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT, cơ chế giải quyết kiến nghị của VKS van được tiếp tục giữ lại trong Điều 140, 141 BLTTDS năm 2015 Tuy nhiên, các quy định về quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT của VKS vẫn không được khôi phục Trong khi đó, trên thực tế rất ít Tòa án tự mình áp dụng BPKCTT do lo sợ phải bồi thường thiệt hại.

Quy định về việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ BPKCTT trong BLTTDS năm

2015 vẫn chưa tạo đảm bảo cho VKS thực hiện chức năng KSVTTPL ở thủ tục này.

Cụ thé Điều 139 BLTTDS năm 2015 quy định Tòa án có trách nhiệm gửi ngay các quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khan cấp tạm thời cho VKS cùng cấp dé kiểm sát tính có căn cứ và tinh hợp pháp của quyết định mà không quy định Tòa án phải thông báo cho VKS biết việc không áp dụng BPKCTT.

- Kiểm sát quyết định công nhận sự thỏa thuận của các duong sự

Theo quy định tại Điều 180 BLTTDS năm 2004 và BLTTDS sửa đổi năm 2011 thì khi tiến hành hòa giải, nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về các

Trang 24

van đề phải giải quyết trong vụ án thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành Theo quy định tại khoản 1 Điều 187 BLTTDS sửa đổi năm 2011 thì hết thoi hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Tham phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thâm phán được Chánh án Tòa án phân công ra quyết định công nhận sự thỏa thuận (CNSTT) của các đương sự Quyết định CNSTT của các đương sự phải gửi cho VKS cùng cấp trong thời hạn 05 ngày làm việc, ké từ ngày ra quyết định.

Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm kiểm sát tính có căn cứ và tính hợp pháp của quyết định CNSTT của các đương sự Kiểm sát quyết định CNSTT của các đương sự được thể hiện ở chỗ VKS kiểm tra, xác định xem các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết một phần hay toàn bộ vụ án (vì Thâm phán chỉ ra quyết định CNSTT của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận

được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án); Nội dung thỏa thuận có thuộc

trường hợp không được hòa giải không; Có đương nào sự bị nhằm lẫn, lừa dối, de

dọa trong quá trình thỏa thuận không, sự thỏa thuận đó có trái pháp luật, trái đạođức xã hội không?

Hiện nay việc ra quyết định CNS TT của các đương sự được quy định tại

Điều 212 BLTTDS năm 2015 cũng chỉ quy định Tòa án gửi Quyết định CNSTT của các đương sự cho VKS cùng cấp trong thời hạn 05 ngày làm việc kế từ ngày ra quyết định, không có quy định nào về việc Tòa án gửi biên bản hòa giải thành

cho VKS.

- Kiểm sát quyết định tạm đình chỉ và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự + Kiểm sát quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự:

Tạm đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự là việc Tòa án quyết định tạm ngừng

VIỆC giải quyết vụ án dân sự hoặc việc dân sự đã thụ lý trong một thời hạn nhất định

khi có những căn cứ do pháp luật quy định và khi lý do của việc tạm đình chỉ không

còn thì Tòa án lại tiếp tục giải quyết vụ án dân sự hoặc việc dân sự đó Căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là cơ sở pháp lý để Tòa án ra quyết định tạm đình

chỉ giải quyét vu án dân sự.

Trang 25

Các căn cứ dé Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được quy định tại Điều 189 BLTTDS năm 2004” BLTTDS sửa đổi năm 2011 bổ sung thêm căn cứ tạm đình chỉ tại khoản 5 Điều 189” Đến BLTTDS năm 2015 bổ sung thêm 03 căn cứ tạm đình chỉ tại Điều 214:

"Can đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu nhập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cau của Tòa án mới giải quyết được vụ án; Can đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trải với Hiễn pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị cơ quan nhà nước có thấm quyên xem xét sửa đổi, bồ sung hoặc bãi bỏ; Theo quy

định tại Diéu 41 của Luật phá sản s

Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án phải được gửi cho VKS trong thời hạn 03 ngày làm việc (khoản 2 Điều 214) rút ngắn hơn so với thời hạn 05 ngày ở BLTTDS năm 2004 và BLTTDS sửa đổi năm 2011.

Theo quy định tại Điều 191 BLTTDS sửa đổi năm 2011 thì "Téa án tiếp tục giải quyết vụ án khi lý do tạm đình chỉ không còn", theo đó ta có thê hiểu là Tòa án không cần phải ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án và cũng không cần phải thông báo cho VKS biết việc tiếp tục giải quyết vụ án VKS cũng không nắm được Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án Toa ánừ lúc nào cho đến khi nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử Tuy nhiên, bất cập nêu trên đã được BLTTDS năm 2015 khắc phục tại Điều 216: "Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi lý do tạm đình chỉ không còn thì

6 Điều 189 BLTTDS năm 2004: Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, chia, tách, giải

thể mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chứcđó; Một bên đương sự là cá nhân mắt năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo

pháp luật; Cham dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thé; Can đợi kết quả giải quyếtvụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyếttrước mới giải quyết được vụ án"

7 Khoản 5 Điều 189 BLTTDS s sửa đổi năm 2011: Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp hoặc đợi cơ

quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án mà thời hạn giải

quyết vụ án đã hết.

8 Khoản 2 Điều 4 Luật phá sản 2014:Tòa án nhân dân, trọng tài phải tạm đình chỉ việc giải quyết vụ việcdân sự, kinh doanh, lao động có liên quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã là một bênđương sự Thủ tục tạm đình chỉ được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và pháp luật về

trọng tai thương mai.

Trang 26

Tòa án phải ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án và gửi cho VKS để theo dõi" Đây là một quy định mới, tạo điều kiện cho VKS thực hiện tốt hơn chức năng KSVTTPL trong TTDS nói chung và trong kiểm sát việc tạm đình chỉ và tiếp tục giải quyết vụ án dân sự nói riêng.

Trong thực tiễn kiểm sát tại Lạng Sơn, có nhiều trường hợp Tòa án vận dụng căn cứ tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự là "các trường hợp khác theo quy định của pháp luật" tại khoản 6 Điều 189 BLTTDS sửa đổi năm 2011, nay quy định tại điểm h khoản 1 Điều 214 BLTTDS năm 2015 Việc Tòa án vận dụng căn cứ theo đề nghị của đương sự dé ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án đang là vẫn đề gây ra tranh cãi giữa hai ngành trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

+ Kiểm sát quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự:

Điều 192 BLTTDS năm 2004 ? đã quy định về các căn cứ để ngừng giải

quyết vụ án dân sự BLTTDS sửa đổi, bố sung năm 2011b6 sung thêm các căn cứ đình chỉ tại Điều 192: "Thời hiệu khởi kiện đã hết, các trường hợp thuộc trả lại don khởi kiện quy định tại khoản Ì Điều 168".

Bộ luật TTDS năm 2015 bé sung thêm các căn cứ dé Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án Tòa án tại Điều 217: Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chỉ phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định Trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập không nộp tiền tạm ứng chỉ phí định giá tài sản và chi phí tổ tụng khác; Đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết.

Bộ luật TTDS năm 2015 đã tháo gỡ những vướng mắc trong BLTTDS

trước đó là: Đôi với các trường hợp vụ án được xét xử lại theo thủ tục sơ thâm sau9 Điều 192 BLTTDS năm 2004: Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họkhông được thừa kế; Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan,tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó; Người khởi kiện rút đơn khởi kiện vàđược Toà án chấp nhận hoặc người khởi kiện không có quyền khởi kiện; Cơ quan, tổ chức rút văn bản khởikiện trong trường hợp không có nguyên đơn hoặc nguyên đơn yêu cầu không tiếp tục giải quyết vụ án; Cácđương sự đã tự thoả thuận và không yêu cầu Toà án tiếp tục giải quyết vụ án; Nguyên đơn đã được triệu tập

hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt; Đã có quyết định của Toà án mở thủ tục phá sản đối với doanh

nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài

sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó; Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.

Trang 27

khi có quyết định giám đốc thâm, tái thâm mà Tòa án quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án thì Tòa án đồng thời phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án và các vấn đề khác có liên quan; Trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện hoặc đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai thì việc đình chỉ giải quyết vụ án phải có sự đồng ý của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Quyết định này phải được gửi cho VKS cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc kế từ ngày ra quyết định theo quy định tại khoản 3 Điều 217 BLTTDS năm 2015, rút ngắn hơn so với thời hạn 05

ngày trong các BLTTDS trước đây.

Trong thủ tục giải quyết việc dân sự, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc trong trường hợp người yêu cầu vắng mặt lần thứ hai không có lý do Nội dung này được giữ nguyên từ quy định tại Điều 313 BLTDS năm 2004, BLTTDS sửa đổi năm 2011, nay được quy định tại Điều 367 BLTTDS năm 2015.

- Kiểm sát quyết định dua vụ án ra xét xử

Trong các phiên hòa giải nếu các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án, không có căn cứ tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự thì Tòa ra quyết định đưa vụ án ra xét xử Quyết định này sẽ kết thúc giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thâm và chuyền việc giải quyết vụ án sang một

giai đoạn tố tụng mới - giai đoạn xét xử so thấm vu án dân sự Quyết định đưa vụ án

ra xét xử được gửi cho VKS trong thời hạn 03 ngày làm việc kế từ ngày ra quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều 220 BLTTDS năm 2015, thay vì quy định phải gửi ngay cho VKS sau khi ra quyết định như quy định ở Điều 195 trong các BLTTDS trước đây VKS thực hiện kiểm sát thời hạn ra quyết định và nội dung quyết định đưa vụ án ra xét xử Nếu thuộc trường hợp Kiểm sát viên tham gia phiên tòa thì sau khi nhận hỗ sơ Tòa án chuyển đến, Kiếm sát viên nghiên cứu hồ sơ và chuẩn bị tham gia phiên tòa.

- Kiểm sát quyết định hoãn phiên tòa sơ thẩm

Theo quy định tại Điều 208 BLTTDS trước đây thì thời hạn hoãn phiên tòa trong thủ tục sơ thâm là không quá 30 ngày, còn theo BLTTDS năm 2015 thì thời hạn hoãn phiên tòa sơ thâm là một thang, và bố sung thêm trường hợp hoãn phiên

Trang 28

tòa xét xử vụ án Tòa án theo thủ tục rút gọn là không quá 15 ngày (Điều 233) Quyết định hoãn phiên tòa phải được gửi cho VKS cùng cấp Nhiệm vụ của VKS khi kiểm sát quyết định hoãn phiên tòa là phải xem xét, lý do hoãn phiên tòa, thời hạn hoãn phiên tòa, thời gian mở lại phiên tòa có đúng theo quy định của pháp luật tố tụng hay không Quyết định hoãn phiên tòa sơ thâm trong quy định của BLTTDS năm

2015 đã đảm bảo cho VKS thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

- Kiểm sát quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự

Theo BLTTDS năm 2015 thì Tòa án phải gửi ngay quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự và hồ sơ việc dân sự cho VKS cùng cấp dé nghiên cứu VKS nghiên cứu trong thời hạn 07 ngày kế từ ngày nhận được hồ sơ Tòa án phải mở phiên hop trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì vẫn tiến hành phiên họp (khoản 1 Điều 367) Đây là quy định hoàn toàn khác so với quy định trong các BLTTDS trước đây nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên họp (Điều 313).

- Kiểm sát bản án, quyết định sơ thẩm giải quyết vụ việc dân sự

+ Theo quy định Điều 269 BLTTDS năm 2015, bản án sơ thâm phải được gửi cho VKS cùng cấp trong thời han mười ngày, ké từ ngày tuyên án Đây là nội dung được giữ nguyên tại khoản 2 Điều 241 trong các BLTTDS trước đây.

Bản án của Tòa án là văn bản áp dụng pháp luật, phản ánh kết quả giải

quyết vụ án dan sự của Tòa án VKS có trách nhiệm kiểm sát dé bảo đảm tính có

căn cứ và hợp pháp của bản án Tuy nhiên, nếu chỉ đừng lại như quy định hiện hành về kiểm sát bản án (VKSND chỉ kiểm sát bản án của Tòa án mà không được tiếp cận hồ sơ hoặc không tiếp cận được biên bản phiên tòa, trừ những trường hợp tham gia phiên tòa theo quy định của pháp luật TTDS), thì rất khó phát hiện vi phạm pháp luật của Tòa án trong việc giải quyết vụ án.

+ Theo quy định tại Điều 370 BLTTDS năm 2015, quyết định giải quyết

việc dân sự phải được gửi cho VKS cùng cấp trong thời hạn 05 ngày làm việc, ké từ ngày ra quyết định Thời hạn này được giữ nguyên trong quy định tại Điều 315 ở

các BLTTDS trước đây.

Trang 29

Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án là một trong những phương thức KSVTTPL trong TTDS của VKSND để góp phần đảm bảo các quyết định, bản án của Tòa án có căn cứ và đúng pháp luật Trong quá trình kiểm sát nếu phát hiện vi phạm thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm mà VKS thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị hoặc kháng nghị theo quy định của pháp luật Tuy nhiên Thông tư liên tịch 04/2012 chưa có hướng dẫn những căn cứ làm cơ sở để kháng nghị phúc thâm, căn cứ dé VKSND ban hành kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm, dẫn đến nhiều VKS sát lúng túng trong việc lựa chọn hình thức kháng nghị hay kiến nghị Mặt khác, hiện nay chưa có văn bản quy định Tòa án phải trả lời, thời gian trả lời kiến nghị nên nhiều trường hợp khi Tòa án không trả lời kiến nghị của VKS thì cũng

chưa có chế tài xử lý, VKS cũng không biết Tòa án có tiếp thu kiến nghị hay không '°.

Vì vậy, trong thời gian tới khi ban hành thông tư hướng dẫn thì cần có hướng dẫn cụ thé về những căn cứ kháng nghị phúc thẩm, những căn cứ dé VKS ban hành kiến nghị, và chế tài đối với việc trả lời kiến nghị của Tòa án, để VKS thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình và việc kiến nghị không mang tính hình thức như

hiện nay.

1.2.1.3 Các quy định về tham gia của Viện kiểm sát tại phiên tòa, phiên họp sơ thẩm

* Các trường hợp Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp sơ thẩm Tham gia tố tụng tại phiên tòa, phiên họp vừa là quyền hạn vừa là trách nhiệm của VKS cũng là hình thức, biện pháp pháp lý quan trọng dé VKS thực hiện chức năng KSVTTPL trong quá trình giải quyết vụ, việc dân sự Đây chính là sự kiểm sát trực tiếp các hoạt động tố tụng của Tòa án cũng như của các đương sự và các chủ thé tham gia tố tụng khác, đảm bảo cho tổ tung tại phiên tòa, phiên họp diễn ra khách quan, đúng pháp luật'".

10 Nguyễn Văn Trường (2015) Cần sửa đổi, bổ sung Thông Tư liên tịch số 04/2012 TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 01/8/2012 Hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về kiểm sát việc tuân theopháp luật trong tổ tung dân sự, Tạp chí Kiểm sát, (01/2015), tr 50.

11 Khuất Văn Nga (2008) Vị trí, vai trò Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự theo yêu cầu cải cách tư pháp,

Nxb Tư Pháp, Hà Nội tr 105.

Trang 30

Quyền tham gia phiên tòa của VKSND đã được ghi nhận trong Sắc lệnh số 51/SL ngày 17/4/1946 Sau đó, thâm quyền này được tiếp tục ghi nhận trong các Pháp lệnh (Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Pháp luật Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động) và Luật tổ chức VKSND năm 2002 Theo đó KSV có thể tham gia tất cả các phiên tòa

xét xử vụ, việc dân sự Nhưng khi BLTTDS năm 2004 ra đời, phạm vi tham gia

phiên toa của VKSND đã bị thu hẹp so với các quy định trước đây '”.

Thực tiễn thi hành các quy định của BLTTDS 2004 về sự tham gia của VKS trong TTDS, đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, chưa tạo điều kiện cho VKS thực hiện được đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của Hiến pháp và luật tổ chức VKSND Do đó, Luật sửa đổi, bô sung một số Điều BLTTDS năm 2011 đã sửa đôi, đã bô sung Điều 21 BLTTDS 2004 theo hướng mở rộng phạm vi trách nhiệm tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự của VKS BLTTDS năm 2015 đã kế thừa những quy định này của BLTTDS năm 2011 trên cơ sở có những sửa đổi, bổ sung hợp lý phù hợp với thực tiễn và những quy định mới của Luật tô chức VKSND năm 2014 Tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 21 BLTTDS sửa đổi năm 2015 quy định như sau:

Viện kiểm sát tham gia các phiên họp sơ thấm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ thâm đối với những vụ án do Tòa án tiễn hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở

hoặc có đương sự là người chưa thành niên, người mat nang luc hanh vi dan su,

người bi han ché năng lực hành vi dan sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này VKS tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thâm, giám đốc thẩm, tái thâm.

Như vậy, theo BLTTDS năm 2015 VKSND tham gia phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự trong 4 trường hợp sau đây:

12 Khoản 2 Điều 21 BLTTDS năm 2004: Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa đối với những vụ án

dân sự do Tòa án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiêu nại, các vụ việc dân sự thuộc thâm quyên giảiquyêt của Tòa án, các vụ việc dân sự mà Viện kiêm sát kháng nghị bản án, quyêt định của Tòa án.

Trang 31

Một là, những vụ án dân sự do Tòa án tiễn hành thu thập chứng cứ:

Trước đây, VKS chỉ tham gia phiên tòa sơ thâm đối với các vụ án do Tòa án thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại về việc thu thập chứng cứ đó Nhưng theo quy định của BLTTDS sửa đổi, b6 sung năm 2011 và BLTTDS năm 2015 thì VKS tham gia tất cả các vụ án dan sự mà Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ, không phụ thuộc vào việc đương sự có khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của

Tòa án hay không.

Hai là, những phiên tòa mà đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng Việc quy định VKS bắt buộc phải tham gia vào những phiên tòa này là để bảo vệ tài sản công, lợi ích công cộng Sự tham gia của VKS trong những trường hợp này có vai trò như là luật sư của Nhà nước, luật sư công để KSVTTPL của Tòa án và bảo vệ tài sản công, lợi ích công cộng đang là đối tượng tranh chấp trong vụ án.

Về vụ án có đối tượng tranh chấp là tài sản công

Theo Mục 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 04/2012 "Tài sản công là tài sản

thuộc hình thức sở hữu nhà nước tại các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân

dân, đơn vị sự nghiệp công láp, tổ chức chính trị, tô chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, được hình thành từ nguồn do ngân sách nhà nước cấp hoặc có nguôn gốc từ ngân sách

nhà noc".

Hướng dẫn về tài sản công tại Thông tư này chưa thực sự đầy đủ về tài sản công và thiếu sự thống nhất với các văn bản pháp luật khác Khi so sánh với quy định tại Điều 200 BLDS năm 2005 về tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước, thì có rất nhiều đối tượng tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước không được quy định trong Thông tư liên tịch 04/2012 như vốn, tài sản do nhà nước đầu tư vào các tổ chức kinh tế (nhất là doanh nghiệp nhà nước); tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật; tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước theo quy định tại các Điều 239, 240, 241, 644 BLDS năm 20053.

13 Phạm Vũ Ngọc Quang (2013), "Về trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thâm đối với vụ ándân sự có đối tượng tranh chấp là tài sản công", Tạp chí Kiểm sát, (7), tr 22-24.

Trang 32

Việc Thông tư liên tịch số 04/2012 hướng dẫn các trường hợp VKSND tham gia phiên tòa dân sự có đối tượng tranh là chấp tài sản công chưa đầy đủ đã hạn chế sự tham gia phiên tòa sơ thâm dân sự của VKS Trong khi thực tiễn lại xảy ra rất nhiều vụ án dân sự mà đối tượng tranh chấp là tài sản thuộc hình thức sở hữu

nhà nước, được hình thành từ ngân sách nhà nước đang do các doanh nghiệp quản

lý, sử dụng, các tranh chấp hợp đồng vay vốn giữa cá nhân, tổ chức với tô chức tín dụng mà vốn vay do ngân sách nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc do ngân sách nhà nước nhưng VKS lại không tham gia phiên tòa sơ thâm Hiện nay, BLDS năm 2015

không quy định tai sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước mà quy định tai sản thuộc

sở hữu toàn dân tại Điều 197 '* Vì vậy, cùng với việc áp dụng BLTTDS năm 2015

vào thực tiễn thì việc ban hành Thông tư liên tịch mới hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS năm 2015 về KSVTTPL, cụ thể là các trường hợp VKSND tham gia phiên tòa trong TTDS thì vẫn đề tài sản công hay tài sản thuộc sở hữu toàn dân cần có sự bổ sung đầy đủ và phù hợp với các quy định của pháp luật khác như

đã phân tích ở trên.

Vu án có đối tượng tranh chấp là lợi ích công cộng:

Theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 04/2012 thì có thể hiểu một cách chung nhất, lợi ích cộng cộng là những lợi ích vật chất, tinh thần liên quan đến xã hội hoặc cộng đồng dân cư (lợi ích của tập hợp người không xác định).

Nhu vậy, tất cả các vụ án dân sự có đối tượng tranh chấp là tdi sản công và

lợi ích công cộng nêu trên đây, VKSND phải có trách nhiệm tham gia phiên tòa.

Ba là, những vụ án dân sự có đối tượng tranh chấp là quyền sử dụng đất, nhà ở Những vụ án liên quan đến quyền sử dụng đất thường phức tạp, liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân Việc tham gia của VKS trong trường hợp này sẽ giúp cho Tòa án giải quyết vụ án được nhanh chóng, thuận lợi, bảo vệ kịp thời được công lý, quyền con người, quyền công dân, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tô

chức, cá nhân.

14 Điêu 197: Tài sản thuộc sở hữu toàn dân Dat dai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguôn lợi ởvùng biên, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đâu tư, quản lý là tài sản côngthuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thông nhat quản ly.

Trang 33

Bon là, những vụ án mà đương sự là người chưa thành niên, người mat

năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc

trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 BLTTDS năm 2015 (Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng) So với BLTTDS năm 2011, quy định này có b6 sung, làm rõ thêm khái niệm "người có nhược điểm vẻ thé chat, tâm thần" hay nói cách khác là thay thế khái niệm "người

có nhược điểm về thê chất, tâm thần" bằng "người mat năng lực hành vi dân sự,

người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng (khoản 2 Điều 4 BLTTDS năm 2015).

* Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp sơ thẩm giải quyết vụ việc

dán sự

Khi tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ việc dân sự, với tư cách là người tiễn hành tố tụng, đại diện cho VKS là cơ quan tiến hành tổ tụng, Kiểm sát viên thực hiện KSVTTPL của những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng tại phiên tòa, phiên họp.

- Sự tham gia của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm

Trước khi tham gia phiên tòa sơ thẩm, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử Kiểm sát viên có quyên tiếp cận hồ sơ vụ án, theo đó trường hợp Kiểm sát viên tham gia phiên tòa thì Tòa án có trách nhiệm chuyển hỗ sơ cho VKSND cùng cap nghiên cứu trong thời hạn 15 ngày theo quy định tại Điều 220 BLTTDS năm 2015 (Điều 195 trong các BLTTDS trước đây) Khi tiếp cận hồ sơ vụ án, Kiểm sát viên nghiên cứu xem xét tiến trình tố tụng của Tòa án từ khi thụ lý vụ án đến khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử có đúng trình tự thủ tục tố tụng không, phân tích tổng hợp chứng cứ, dự kiến các điều khoản áp dụng để giải quyết, chuẩn bị đề cương tham gia hỏi và bản phát biểu tại phiên tòa.

Tại phiên tòa Kiểm sát viên kiểm sát việc chấp hành thủ tục tố tụng của Hội đồng xét xử, của Thư ký Tòa án và những người tham gia tố tụng từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa Kiểm sát viên đề nghị hoãn phiên tòa khi có căn cứ do

Trang 34

BLTTDS nam 2015 quy dinh Nếu phát hiện có sự vi phạm về thủ tục tố tụng tại phiên tòa thì yêu cầu Hội đồng xét xử khắc phục kịp thời.

Kiểm sát viên tham gia hỏi tại phiên tòa để góp phần làm sáng tỏ sự thật của vụ án Theo quy định tại Điều 222 BLTTDS năm 2015, thì sau khi nghe xong lời trình bày của đương sự, việc hỏi từng người về từng vấn đề được thực hiện theo thứ tự chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến Hội thâm nhân dân, đến người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự và những người tham gia tố tung khác, sau đó đến Kiểm sát viên, Kiểm sát viên là người tiễn hành hỏi sau cùng.

Phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thâm: Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, chủ tọa phiên tòa đề nghị kiểm sát viên phát biểu ý kiến của VKS về việc giải quyết vụ án.

Theo quy định tại Điều 234 BLTTDS năm 2004 thì trong trường hợp Kiểm sát viên tham gia phiên tòa thì Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của VKS về việc giải quyết vụ án, nhưng tại Điều 234 BLTTDS sửa đổi năm 2011 lại quy định tại phiên tòa sơ thâm Kiểm sát viên không phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án, chỉ phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thâm phán, Hội đồng xét xử, việc chấp hành pháp luật của người tham gia TTDS, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án; Tuy nhiên, để đảm bảo sự thống nhất với quy định của Hiến pháp năm 2013 và quy định của Luật Tổ chức VKSND, Luật Tô chức TAND, đồng thời khắc phục những vướng mắc, bat cập của Điều 234 BLTTDS sửa đổi năm 2011, BLTTDS năm 2015 đã sửa đổi, bồ sung quy định về phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm tại Điều 262: Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng va phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án Theo đó, Kiểm sát viên phải căn cứ vào tai liệu,

chứng cứ có trong hồ sơ vụ án diễn biến phiên tòa dé phát biểu ý kiến Ý kiến phát

biểu của Kiểm sát viên phải phân tích nội dung vụ án, đánh giá day đủ, khách quan, toàn diện các chứng cứ của vụ án, đối chiếu với các quy định pháp luật có liên quan để đề xuất hướng giải quyết vụ án (chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của đương sự ); đồng thời phát biểu việc chấp hành pháp luật của các chủ thé tham gia vào quá trình giải quyết vụ án.

Trang 35

Theo Điều 232 BLTTDS năm 2015 thì Kiểm sát viên được Viện trưởng phân công có trách nhiệm tham gia phiên tòa, phiên họp sơ thâm Nếu Kiểm sát viên văng mặt thì vẫn tiến hành xét xử, không hoãn phiên tòa như quy định tại Điều 207

trong các BLTTDS trước đây.

Kết thúc phiên tòa sơ thâm: Kiểm sát viên có quyền được xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa và ký xác nhận Kiểm sát viên kiểm sát bản án của Tòa án, nếu xét thấy bản án, quyết định sơ thấm có vi phạm nghiêm trọng về nội dung hoặc về thủ tục tố tụng thì đề xuất với lãnh đạo VKS xem xét, quyết định việc kháng nghị theo thủ tục phúc thâm.

- Sự tham gia của Kiểm sát viên tại phiên họp sơ thẩm

Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tô chức không có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ, nhưng có yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh, thay đổi, cham dứt quyền, nghĩa vụ dân sự,

hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động của mình hoặc của cá nhân,

cơ quan, tổ chức khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn

nhân và gia đình, kinh doanh thương mai, lao động Theo quy định tại BLTTDS

năm 2004 và BLTTDS sửa đổi năm 2011 thì nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì hoãn phiên họp (khoản 2 Điều 313), nhưng theo BLTTDS năm 2015 nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì vẫn tiễn hành phiên họp (khoản 1 Điều 367).

Tại phiên họp, Kiểm sát viên kiểm sát việc chấp hành thủ tục tố tụng của Thâm phán, của Thu ky Tòa án và những người tham gia tố tụng từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên họp; Phát biểu ý kiến của VKS về việc giải quyết việc dân sự

sau thủ tục xem xét tài liệu, chứng cứ giải quyết việc dân sự Phát biéu của Kiểm sát

viên về giải quyết việc dân sự phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ trong hỗ sơ việc dân sự và diễn biến phiên họp; Phải phân tích, đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện tình tiết và các chứng cứ, đối chiếu với các quy định pháp luật có liên quan để đề nghị hướng giải quyết việc dân sự (chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức ); Đồng thời phát biểu việc chấp hành pháp luật

tô tụng của các chủ thê tham gia vào qua trình giải quyét việc dân sự.

Trang 36

Sau phiên họp giải quyết việc dân sự, nếu thấy quyết định của Tòa án là không phù hợp với quan điểm của VKS, Kiểm sát viên tham dự phiên tòa phải báo cáo ngay ý kiến của mình với Viện trưởng dé Viện trưởng xem xét việc kháng nghị

theo thủ tục phúc thấm `.

1.2.2 Các quy định về kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại Tòa án cấp phúc thấm

1.2.2.1 Các quy định về kháng nghị phúc thẩm

* Quy định về kháng nghị bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật Kháng nghị phúc thắm của VKSND đối với bản án, quyết định dân sự sơ thâm của Tòa án là một trong những biện pháp thể hiện rõ nét nhất chức năng kiểm tra, giám sát của VKSND đối với việc giải quyết vụ án của Tòa án Kháng nghị của VKSND góp phan phát hiện và khắc phục vi phạm trong quá trình giải quyết vu,

việc dân sự, bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, của Nhà nước va

bên thứ ba' Hoạt động kháng nghị chính là kết quả của cơ chế kiểm tra, giám sát từ bên ngoài hệ thống, góp phần đảm bảo quyên và lợi ích hợp pháp của các đương sự, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

- Về doi tượng bị kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm

Đối tượng bị kháng nghị theo thủ tục phúc thấm là một phần hoặc toàn ban án, quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật, quyết định giải quyết việc dân sự của Tòa án cấp sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật trừ quyết định công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và quyết định CNSTT về việc thay đổi người trực tiếp sau khi ly hôn quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 28 BLTTDS sửa đổi năm 2011 và tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 29 BLTTDS năm 2015.

Như vậy, trong số các loại quyết định mà Tòa án cấp sơ thâm ban hành trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, VKS chỉ có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thâm đối với 03 loại quyết định (quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ

15 Học viện Tư pháp (2014), Giáo trình kỹ năng giải quyết vụ, việc dân sự, Nxb Lao động, Hà Nội, tr 705.

16 Học viện Tư pháp (2014), Giáo trình kỹ năng giải quyết vụ việc dân sự, Nxb Lao động, Hà Nội, tr 582.

Trang 37

việc giải quyết vụ án dân sự va quyết định giải quyết việc dân sự của Tòa án cấp sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật).

- Về chủ thể thực hiện quyên kháng nghị phúc thẳm

Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 44, Điều 250 và Điều 316 BLTTDS năm 2004 và BLTTDS sửa đổi năm 2011, thì người có thâm quyền kháng nghị phúc thâm đối với bản án, quyết định giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án cấp sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật là Viện trưởng VKS cùng cấp và Viện trưởng VKS cấp trên trực tiếp Hiện nay, theo quy định tại BLTTDS năm 2015 và Quy chế công tác kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự Ban hành kèm theo Quyết định số 364/QD-VKSTC ngày 02/10/2017 của Viện trưởng VKSNDTC thì chủ thé thực hiện quyền kháng nghị phúc thâm đối với bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật là Viện trưởng VKSND cấp huyện và Viện trưởng VKSND cấp tỉnh” Cac phó Viện trưởng được ủy nhiệm không được thực hiện quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thâm, giám đốc thâm, tái thẩm (khoản 2 Điều 57) Quy định này nhằm dé cao trách nhiệm của cấp trưởng trong công tác quản lý, chỉ đạo.

Quyết định kháng nghị phải có đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 279 BLTTDS năm 2015 (Điều 251 trong các BLTTDS trước đây), trong đó có yêu cầu kháng nghị, các tài liệu chứng cứ, căn cứ pháp lý để chứng minh cho việc kháng nghị Văn ban kháng nghị và các tài liệu chứng cứ được gửi cho VKS cấp sơ thầm có bản án, quyết định bị kháng nghị Tòa án cấp sơ thâm có trách nhiệm gửi hồ sơ vụ án lên Tòa án cấp phúc thấm theo quy định Chủ thé thực hiện kháng nghị phải

gửi kháng nghị cho các đương sự.

- Về thời hạn kháng nghị phúc thẩm

Trược đây, việc kháng nghị phúc thấm phải được thực hiện trong một thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật Khi có kháng nghị thì phần bản án bị

17 Điều 278 Kháng nghị của Viện kiêm sát

Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án sơ thâm, quyết địnhtạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm déyêu cầu Tòa án cấp phúc thâm giải quyết lại theo thủ tục phúc thâm.

Điều 371 Kháng cáo, kháng nghị quyết định giải quyết việc dân sự

Người yêu câu, người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan đến Việc giải quyết việc dân sự có quyền kháng cáo,Viện kiểm sát cùng câp, Viện kiểm sát câp trên trực tiếp có quyền kháng nghị quyết định giải quyết việc dân

sự để yêu cầu Tòa án trên một cấp trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thâm, trừ quyết định giải quyết

việc dân sự quy định tại khoản 7 Điều 27, khoản 2 và khoản 3 Điều 29 của Bộ luật này.

Trang 38

kháng nghị phải bị xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm (Điều 252 và 317 BLTTDS năm 2004 và BLTTDS sửa đổi năm 2011) Hiện nay, nội dung được quy định tại các điều luật trên về cơ bản vẫn được giữ nguyên trong BLTTDS năm 2015, chỉ sửa đổi quy định tại Điều 372 của Bộ luật này về thời hạn kháng nghị đối với quyết định giải quyết việc dân sự của VKS cùng cấp là 10 ngày, tăng 03 ngày so với quy định của Bộ luật trước Bồ sung thêm quy định về kháng nghị quá hạn tại khoản 3 Điều 280, nếu quá thời hạn kháng nghị mà VKS mới phát hiện vi phạm

thì kèm theo kháng nghị VKS phải có văn bản nêu rõ lý do Quy định mới này tạo

điều kiện cho VKS cùng cấp có nhiều thời gian nghiên cứu hơn trong quá trình kiểm sát.

- Việc bồ sung, thay đổi, rút kháng nghị

Theo quy định tại Điều 256 BLTTDS năm 2004 và BLTTDS sửa đổi năm 2011: Đối với kháng nghị bản án, trước khi bắt đầu phiên tòa, hoặc tại phiên tòa phúc thâm VKS ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bố sung kháng nghị, nhưng không được vượt quá phạm vi kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng nghị đã hết Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thâm, VKS ra quyết định kháng nghị hoặc VKS cấp trên trực tiếp có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị Tòa án cấp phúc thâm đình chỉ xét xử phúc thâm đối với những phần

của vụ án mà VKS đã rut kháng nghị.

Việc thay đổi, bố sung, rút kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thâm Tòa án cấp phúc thâm phải thông báo cho các đương sự biết về việc thay đối, bổ sung, rút kháng nghị Việc thay đổi, bồ sung, rút kháng nghị tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định và phải được

ghi vào biên bản phiên tòa.

Quy định tại Điều 284 BLTTDS năm 2015 về cơ bản vẫn giữ nguyên các nội dung như quy định trên đây Tuy nhiên, có bố sung thêm quy định trong trường hop chưa hết thời hạn kháng nghị thì VKS đã kháng nghị có quyền thay đổi, bố sung kháng nghị mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng nghị ban đầu Quy định mới này tạo thêm nhiều thuận lợi cho VKS trong thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao.

Trang 39

1.2.2.2 Quy định về kiểm sát việc thông báo thụ lý vụ việc dan sự tại Toa án cấp phúc thẩm

Bộ luật TTDS năm 2004 không có quy định Tòa án gửi thông báo về việc thụ lý vụ án Tòa ánheo thủ tục phúc thầm cho VKS theo dõi Như vậy, trong thực tiễn thi hành BLTTDS năm 2004, VKS không thực hiện việc kiểm sát việc thông báo thụ lý của của Tòa án ở thủ tục phúc thẩm giải quyết vu án dân sự BLTTDS sửa đối năm 2011 (Điều 257) và BLTTDS năm 2015 (Điều 285) thì việc kiểm sát việc thông báo thụ lý của Tòa án ở thủ tục phúc thâm giải quyết vụ án dân sự đã được khang định, theo đó trong thời han ba ngày làm việc, ké từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo băng văn bản cho VKSND cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án Quy định này đã tạo điều kiện cho VKS thực hiện tốt chức năng kiểm sát việc thụ lý vụ án ở giai đoạn phúc thầm giải quyết vụ việc dân sự.

1.2.2.3 Quy định về việc nghiên cứu hỗ sơ của Viện kiểm sát trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm

Điều 262 BLTTDS năm 2004 quy định về việc Tòa án chuyên hồ sơ cho VKS cùng cấp nghiên cứu và thời hạn nghiên cứu hồ sơ của VKS là 15 ngày Theo quy định tại Điều 262 BLTTDS sửa đổi năm 2011 thì Toa án chuyển hồ sơ cho VKS nghiên cứu sau khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử Còn theo BLTTDS năm 2015 quy định Tòa án chuyên hồ sơ vụ án cùng với quyết định đưa vụ án ra xét xử cho VKS nghiên cứu (Điều 292).

Như vậy, thời hạn nghiên cứu hồ sơ vụ án của VKS cùng cấp không thay

đôi trong các lần sửa đổi, bố sung luật, chỉ khác nhau về thời hạn chuyên hồ sơ vụ án cho VKS nghiên cứu.

Trước khi tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thầm, Kiểm sát viên phải kip thời nghiên cứu kỹ hồ sơ Việc nghiên cứu hồ sơ nhằm xem xét việc chấp hành pháp luật về trình tự, thủ tục tố tụng từ khi thụ lý vụ án ở giai đoạn phúc thẩm, việc chấp hành các quy định về trình tự, thủ tục liên quan đến giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thầm, kiểm tra nội dung, hình thức các quyết định tố tụng, thong báo, triệu tập

người tham gia tô tụng của Tòa án; chú ý xem xét các tài liệu, chứng cứ do cá nhân,

Trang 40

cơ quan, đơn vị cung cấp liên quan đến nội dung vụ án hoặc phần nội dung vụ án bị kháng cáo, kháng nghị; nguồn góc, xuất xứ, thâm quyền thu thập các chứng cứ, tài liệu b6 sung ở trình tự phúc thẩm Tập trung xem xét tính có căn cứ, tính hợp pháp của kháng cáo, kháng nghị Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phải xem xét kỹ những vi phạm pháp luật của bản án, quyết định sơ thâm bị kháng nghị; Phân tích, làm rõ căn cứ kháng nghị như bản án, quyết định sơ thâm vi phạm nghiêm trọng điều khoản nào của BLTTDS; Quyết định của bản án hoặc quyết định sơ thâm không phù hợp với tình tiết khách quan nào; Vi phạm trong áp dụng pháp luật liên

quan`Š Xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị; Phân tích tong hợp chứng

cứ, điều khoản của BLTTDS, BLDS và các văn bản pháp luật khác dự kiến áp dụng để giải quyết vụ án; Trên cơ sở đó, chuẩn bị đề cương tham gia hỏi tại phiên tòa và phát biểu tại phiên tòa, phiên họp.

1.2.2.4 Quy định về sự tham gia của Viện kiểm sát nhân dân tại phiên tòa phúc thẩm vụ việc dân sự

Bộ luật TTDS sửa đổi, b6 sung năm 2011 mở rộng quyền tham gia phiên tòa phúc thâm vụ án dân sự của VKS so với BLTTDS năm 2004 "Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên tòa phúc thẩm trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc đã tham gia phiên tòa sơ thẩm" Theo quy định tại khoản 3 Điều 21, khoản 2 Điều 264 và Điều 318 BLTTDS sửa đổi năm 2011 thì VKS có trách nhiệm phải tham gia tất cả các phiên tòa, phiên họp phúc thâm BLTTDS năm 2015 thì quyền tham gia phiên tòa phúc thâm vụ án dân sự vẫn được giữ nguyên như BLTTDS sửa đổi năm 2011 Tuy nhiên nêu Kiểm sát viên được phân công tham gia phiên tòa phúc thâm văng mặt thì phiên tòa, phiên hop vẫn tiễn hành bình thường, không hoãn phiên tòa,

phiên họp như quy định trong các BLTTDS trước đây, chỉ hoãn phiên tòa, phiên

họp nếu Kiểm sát viên vắng mặt trong trường hợp VKS kháng nghị phúc thẩm - Tại phiên tòa, phiên họp: Theo quy định của BLTTDS năm 2004 thì Kiểm sát viên kiểm sát việc thực hiện thủ tục phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi Hội

18 Bùi Văn Kim (2014), "Một số vấn đề về quyền hạn, trách nhiệm của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc

thâm dân sự", Tạp chí Kiêm sát, (10), tr 10.

Ngày đăng: 16/04/2024, 22:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w