DANH MUC CAC TU VIET TATBLHS Bộ luật Hình sựDUQT Điều ước quốc tế IMB Cục Hàng hải quốc tế IMO Tổ chức Hàng hải Quốc tế ReCAAP Hiệp định Hợp tác Khu vực về Chống cướp biển, cướp có vũ tr
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
DOAN HUYEN MY
450734
PHAP LUAT QUOC TE VE PHONG CHONG
CUOP BIEN VA THUC TIEN THI HANH O VIET NAM
KHOA LUAN TOT NGHIEP
Hà Nội — 2024
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
DOAN HUYEN MY
450734
PHAP LUAT QUOC TE VE PHONG CHONG
CUOP BIEN VA THUC TIEN THI HANH O VIET NAM
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC
TS Mac Thi Hoai Thuong
Ha Nội — 2024
Trang 3LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan đây la công trình nghiên cứu
của riêng lôi, các kết luận, số liệu trong khóa luận tốtnghiệp là trung thực, dam bao độ tin cậy./.
Xác nhận của Tác giả khóa luận tốt nghiệp
giảng viên hướng dân (ky và ghi rõ họ tên)
Trang 4DANH MUC CAC TU VIET TATBLHS Bộ luật Hình sự
DUQT Điều ước quốc tế
IMB Cục Hàng hải quốc tế
IMO Tổ chức Hàng hải Quốc tế
ReCAAP Hiệp định Hợp tác Khu vực về Chống cướp biển, cướp
có vũ trang chống lại tàu, thuyền tại châu ÁSUA Công ước quốc tế về ngăn ngừa các hành vi bat bat hợp
pháp chống lại an toàn hàng hải
UNCLOS Công ước Liên hợp quốc năm 1982 về Luật biểnUNODC Văn phòng Liên hợp quốc về Ma túy và Tội phạm
Trang 5DANH MỤC BANGBảng 1: Bảng thống kê một số hợp tác song phương của việt nam trong khu vực 49
DANH MỤC BIEU DOBiểu đồ 1: Số vụ cướp biển theo khu vực trong giai đoạn 2015—2020 54
DANH MỤC HINH ANHHình 1: Ban đồ về sự phân bổ các vụ cướp biên tấn công trong khu vực từ năm 2015Gém MAM 2020 ooeccccccecccceccssescescssescseesssscsesecsevscsevsssacssvacsevsssavssvacsevssavssvacsecsssavstvacseeaeeee 55
Trang 6Lan Dia PAU suaeannnseiinekataadiiiaskidtdiasgiogtgtstiavEEStat016866Á95696800568068060ã9600615N63810144i6040/000580.084 i LỮI Ga 0Ø8llseeesesesanesanannndoiiaiiiisiieisEta0ESSEEIKEESENEEEEEEEESEGESEIIESIISAIGEKSEIEHSSSE4EM0GH0E000586 iiDanh mục các từ VIẾC titscccccccscscscsesesesssesesssesesesssesssscscsssssssssssesesssesesesesesesesesesecececess iiiDanh M6 Dati’: seauaseienekanaaeiioaskiitdiiigiodietstiakEiätat8780664156/205858056000680668-960615%030540444954060005i0304 ivDanh mục biểu G6 2 << << << << SE E4 E4 4 4 9 9 9 9 559252 ivDanh muc hinh anh 011777 — ivNIỚ BVA ccs cs censuses can csscousesoussenctsensseaveusisavecvevane tok scsacrecttscsiveseencrentsisctscsevecsteaesece 1
1 Tính cấp thiết của đề tài ¿-22222222++1222211111112221111111222011111 10111 0.10 re |
2 Tình hình nghién CỨU 6 S23 3%2*E9E£E£k+E£EEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkEkEkEkEkrkrkrrkrkrk 2 2.1 Tinh hình nghiên cứu trong ưỚC - - + c3 3211133251 111 EEEEEeeexee 2 ode LiKE GH HEME CUNO Ở THƯỚG TSIEN của nàn bú cũng Gà Ha gã 4 005 Hòn ng h3 ies A a ean AAR A 8ã 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU ¿+ 6222 E$E*E+E£E£E+E+EEeEerererexevevevesrrreree 4 3.1 Mục đích nghiên CỨU - - c1 13311183311 833 111138 1111 811111 11118111 8x re 4 3.2 NhiGM VU NGHIEN CUU 0157 4
4 Đối tượng va phạm vi nghiên cứu -¿+E+++2++++2EEEE++++t22EEEEAxeetrrrrrkkreerrer 44.1 Đối tượng nghiên CỨu - ¿- c2 t+k‡EE+EEEEEEEEEE121E1111211121111111 111.111 4
AL ¿0i 0n 5
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cỨu + - 5+ =+c++e+e+ez+ezezezezxrxexs 3
6 Ý nghĩa của khóa luận -2 ©+££+2EE+++£2EEE1EE2271111112211111227111111211111020011 5
7 Ket CaU 6 ố ae 6NOT DUNG cccsscsssssssscsssscessssscesscsecessssacessssacecsssasesessacessssasessssacessssasescasacesescasessaseses 7
CHUONG 1: KHAI QUAT VE PHONG CHONG CUOP BIEN VA PHAP
LUAT QUOC TE VE PHONG CHONG CƯỚP BIEN . 5 <- 71.1 Khái quát về cướp biên và phòng chống cướp biển - 222cc fi1.1.1 Khái niệm cướp biỂn - essessesesscsesscsscsesscsesecsscsesscsessesesesessesaesseees 71.1.1.1 Định nghĩa cướp biÊn - - 5-52 E+SE+E SE 2E 2111112111111 1111k 71.1.1.2 Đặc điểm va phân loại cướp biễn ¿2-52 cs+c+E+£zEerxsrsrxee lãi1.1.1.3 Nguyên nhân va hậu quả của cướp biÊn - 2s s+secs+xe+se¿ 121.1.2 Khái niệm phòng chống cướp bin 2-2-2 2+s+S£E+EE+E££E+EEzEerxzxszxee 161.1.2.1 Định nghĩa phòng chống cướp biển 2-5 ©s+S++xz£+Ez£xzxrxeẻ 161.1.2.2 Ý nghĩa và yêu cầu của phòng chống cướp biến . - 17
Trang 71.1.2.3 Các biện pháp phòng chống cướp biễn - 2 +cs+szcxzxszseẻ 181.2 Pháp luật quốc tế về phòng chống cướp biển ©+++2+2EE+++++222++ez+rrt 201.2.1 Sự hình thành và phát triển các quy định của pháp luật quốc về tội phạm cướpbiển và sự tham Bla CUA Vist NAM 0 :- 4 201.2.2 Nội dung pháp luật quốc tế về phòng chống cướp biên : 241.2.3 Một số nhận xét, đánh giá + S2 Sk+E2ESEE2EE21E1121112112111 1111 29TIỂU KẾT CHƯNG lL - 2-5 £+s€E+ss©EEsseEEserrxserrxsserrserrsee 32CHƯƠNG 2: THỰC THI PHÁP LUAT QUOC TE VE PHÒNG CHONG CƯỚP
;)10))8909⁄¡i 0Ÿ.) 7 332.1 Nghĩa vụ quốc gia phòng chống cướp bién theo quy định của các cam kết quốc tế maViet Nam 1a thanh Vin 01177 ‹‹3+1 332.1.1 Nghĩa vụ xây dựng, hoàn thiện pháp luật phù hợp để truy cứu và trừng phạtcác hành vi cướp biỂN 52 SE E2EEEE2EEEE112111211111121111111 1111.111 1xe 332.1.2 Nghia vụ hợp tác dé phòng chống tội phạm cướp biển ¿- - 34
2.1.3 Nghĩa vụ xây dựng và ban hành những hướng dẫn cho chủ tàu, người khai
thác, thuyền trưởng trong phòng chống cướp biền 2-2 s+sz+sezxsrxzsd 382.2 Quan điểm của Đảng về phòng chống cướp biễn -2©ee2+22222eezzr 392.3 Thực tiễn thực hiện pháp luật quốc tế về phòng chống cướp biển ở Việt Nam 41
2.3.1 Thực tiễn thực hiện nghĩa vụ xây dựng và hoàn thiện pháp luật 412.3.2 Thuc tién thuc hién nghĩa vụ hợp tac oe eeeeceececessseeeeseeeeeseeessneeeesteeeeeenees 432.3.3 Thực tiễn thực hiện nghĩa vụ xây dựng va ban hành những hướng dẫn cho chủ
tàu, người khai thác, thuyền trưởng trong phòng chống cướp biển 452.3.4 Một số thành tựu và hạn chế trong thực thi pháp luật quốc tế trong phòngchống cướp biển của Việt Nam - - 2 SEEEE9 2E E2111E1121112111111 1111 xe 47
2.3.4.1 Thanh teu n6 :L- 47
2.3.4.2 Hạn ChE oiceecccccccsssssessessessessesssssssessessecsecsessssussussussessessesssssssssssesseeseeses 49TIỂU KET CHƯNG 2 - 5° 5£ 2£ 2 sS££S£Es2ESEs£E3£EES2EseEsEseEsersessessese 53
CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM QUOC TE VA MOT SO GIẢI PHÁP NHẰMNANG CAO HIỆU QUÁ THỰC HIỆN PHÁP LUAT QUOC TE VE PHONGCHÓNG CƯỚP BIEN TẠI VIET NAM -5- 5< se s se sessesesseseesesee 54
3.1 Xu hướng tội phạm cướp biển trên thế giới va tại Việt Nam -: 543.2 Kinh nghiệm quốc tế về phòng chống cướp biên của một số quốc gia châu Á 59
Trang 83.2.1 Kinh nghiệm của Nhat Bản c2 2211122 1123111111121 rrrrre 59 3.2.2 Kinh nghiệm của Thái Lan - - - 5 2 33311183323 EE%£2EEE+eEEeeeeeeesesse 60 3203s, RA TSM CO SÍTTĐHGTB axes as Hà maaan ses ng: aussie atest aera aa 365438 Nona ke 623.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luậtquốc tế về phòng chống cướp biển của Việt Nam - 2+ 2+++++2EE++++tE2xxerree 643.3.1 Whom giải pap Trữ nh PE DY is sa nnoakeese thon UiAn ses 11 TRì 200833010 615 165438 4063.380886 643.3.1.1.Hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống cướp biển 643.3.1.2 Nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật về phòng chống cướp
DI NNN -.'.''.'.'.'ễễễ''®ˆễ'ễỄồỄễ.ễ.ễ'.Â.ễ®^'.ễỀễ 653.3.1.3 Hoàn thiện cơ cấu tô chức toàn diện và các nguồn lực khác 663.3.2 NhOm 82i:)00): 184.11 Ầ 673.3.2.1 Thúc day hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm cướp bién 673.3.2.2 Đổi mới các giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức trong phòngchống tội phạm cướp biïỂn - - 2 2 + +E+EE+E£EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrrrvee 68TIỂU KẾT CHƯNG 3 5-2-2 sSs£S£EssEsSEsEEs£SEssEssvseEsersersessrsscse 70.9000/.00057 71DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2 2252 s2 ss=sessessessese 723:18 —-.ẽứ1U4a:a:4 ÒỎ 80
Trang 91 Tính cấp thiết của đề tài
Xu thế hội nhập quốc tế trên thế giới hiện nay đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ
và bao trùm trên mọi lĩnh vực của đời song xã hội, kinh tế va chính trị Cùng với đó,trong kỷ nguyên của khoa học công nghệ và kỹ thuật hiện đại, nhiều thành tựu tiến
bộ đã ra đời Bối cảnh ấy mở ra nhiều cơ hội cho mỗi quốc gia trong tiến trình pháttrién nhưng cũng mang tới nhiều thách thức mà nổi bật là tình hình tội phạm ngàymột gia tăng với tính chất nguy hiểm và hình thức tinh vi Hiện nay tình hình tội phạmdiễn biến phức tạp không chỉ ở đất liền mà còn diễn ra phố biến trên các vùng biển,
ở cả nơi nam ngoài vùng tài phán của các quốc gia và trong vùng biển nằm dướiquyền tài phán của các quốc gia Nồi bật lên trong số đó là tội cướp biển - một trongnhững van nạn lớn của ngành hang hải thé giới Các hành vi bat hợp pháp của cướpbiển đã đe doa an ninh, an toàn hàng hải và cuộc sống của con người trên biên, làmgiảm hiệu quả quản lý nhà nước của các chính phủ, xâm hại tới các quan hệ xã hội,
vi phạm các quyền cơ bản của con người
Việt Nam là quốc gia ven biển và có vị trí quan trọng trên tuyến đường hanghải của khu vực và trên thế giới Tại Đông Nam Á, tình hình an ninh hàng hải tiềm
ân nhiều nguy cơ và đã ghi nhận nhiều vụ việc cướp biển hàng năm, gây ra nhữngthiệt hại đáng báo động về người và tài sản Nhận thức được tính nghiêm trọng củahành vi cướp biên, Việt Nam đã từng bước gia nhập điều ước quốc tế, thực hiện cácnghĩa vụ trong các cam kết và hoàn thiện hệ thông pháp luật về cướp biển và phòngchống cướp biển Hiện nay Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đôi bố sung năm 2017 (sauđây gọi tắt là BLHS năm 2015) là cơ sở pháp lý quan trọng nhất quy định về tội cướpbiên Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam đã có những quy định về cướp biển vàphòng chống cướp biển Song trên thực tế, việc thực thi pháp luật quốc tế về phòngchống Cướp biến tại Việt Nam vẫn còn cần bàn luận, đồng thời một số quy định vềvan dé này đã bộc lộ những hạn chế cần phải được chỉnh sửa, bố sung cho phù hợp
với thực tiễn
Chính vì vậy, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luậtViệt Nam về phòng chống cướp biên, tìm ra những thách thức và hạn chế có ý nghĩahết sức quan trọng Trên cơ sở đó, khóa luận với đề tài: “Pháp luật quốc tế về phòngchống cướp biển và thực tiễn thi hành ở Việt Nam” sẽ đưa ra những giải pháp nhằm
Trang 10góp phan phòng chống cướp bién có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
2 Tình hình nghiên cứu
2.1 Tình hình nghién CỨU trong HưỚC
Qua quá trình nghiên cứu các công trình trong nước, tác giả nhận thay van décướp biên đã trở thành chủ đề bàn luận từ lâu trong giới chuyên môn, cụ thể dưới góc
độ pháp lý có các công trình như sau:
Trong bài viết Tôi phạm xuyên quốc gia trên Biển Đông trong những năm ganđây đăng trên Tap chí Khoa học xã hội miền Trung số 2 (2027), các tác giả NguyễnThanh Minh, Nguyễn Xuân Cường đã khái quát về đặc điểm cơ bản, mô tả diễn biếnhoạt động của một số loại tội phạm tiêu biểu trên Biển Đông như: Tội phạm buôn lậu,gian lận thương mại, tội phạm ma túy, cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàuthuyền, buôn bán vũ khí trái phép trên biển Qua đó, tác giả đã chỉ ra một số tháchthức và đề xuất các giải pháp chung nhằm tran áp có hiệu quả đối với các loại tội
phạm hoạt động trên biển
Trong Luận án tiễn sĩ Luật học - Trường Đại học Luật Hà Nội với đề tài: “4nninh hàng hải đối với tau biển, cảng biển trong pháp luật quốc tế và thực tiễn củaViệt Nam” (2019), tác giả Lương Thị Kim Dung đã đưa ra những cơ sở lý luận về anninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển; phân tích quy định của pháp luật quốc tế
về an ninh hang hải đối với tàu biển, cảng biên và thực tiễn thi hành pháp luật về anninh hàng hải đối với tàu biển
Bài viết Một vài khía cạnh pháp lý của tội cướp biển theo quy định của Côngước Luật biển 1982 và Bộ luật Hình sự 2015 của tác giả Dương Đình Công đăngtrong Tạp chí Khoa học kiểm sát, số 2 năm 2016 đã bàn luận một số khía cạnh pháp
lý của tội cướp biển, phân tích những nội dung về tội cướp biển theo quy định củaCông ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Bộ luật Hình sự năm 2015
Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Phùng Thị Thu Vân (2013), Trường Đạihọc Luật - Đại học Quốc gia Ha Nội: “Toi phạm va dau tranh chống tội phạm trênbiển theo Luật Biển quốc tế” Tác gia đã đề cập tới tội cướp biên tại Chương 2: “Đầutranh chong tội phạm trên biển theo luật biển quốc tế và pháp luật Việt Nam” thôngqua việc phân tích tình hình cướp biên trên thê giới, một sô vân đê lý luận của cướp
Trang 11năm 2015 của Việt Nam Từ đó, tác giả đã có những đánh giá, so sánh và kiến nghịcho Việt Nam dé hoàn thiện pháp luật, đấu tranh chống tội phạm trên biển có hiệuquả.
Trên cơ sở nghiên cứu các công trình trong nước, tác giả nhận thấy vấn đềcướp biển đã được quan tâm, phân tích qua các công trình của nhiều học giả Tuynhiên, không khó dé nhận thấy phần lớn các nghiên cứu thường thiên về phân tíchquy định của pháp luật hoặc các khía cạnh pháp lý đối với tội cướp biển Bên cạnh
đó, trong những năm gần day, tình hình thế giới có nhiều thay đổi, tác động tới tinhhình tội phạm nói chung và tội phạm cướp biến nói riêng do đó, nghiên cứu về hành
vi cướp biển trong pháp luật quốc tế sẽ đem lại những giá trị thiết thực cho mỗi quốcgia trong đó có Việt Nam khi thi hành.
2.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Ở bình diện quốc tế, cướp biển và phòng chống cướp bién từ lâu đã trở thànhmột chủ đề nóng hồi và thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều học giả trên thếgIỚI:
Bài viết The Challenges of Prosecuting Maritime Pirate của các tác giả WanSiti Adibah Wan Dahalana, Anati Binti Kisaha, Subasny Sevanathana va Muhammad Nasir dang trong tap chi Sriwijaya Law Review Vol 4 Issue 2, thang 7/2020 da chi
ra những hạn chế từ góc độ pháp luật quốc tế và quốc gia như: định nghĩa cướp biểntheo luật pháp quốc tế, áp dụng hình phạt hoặc hình phạt đối với những hành vi đóhoặc bat cập trong pháp luật quốc gia trong việc truy tô hàng hải, các van đề về quyềntài phán, các mối quan ngại chính trị và các vấn đề kỹ thuật khác
Cuốn sách Contemporary Piracy and Maritime Terrorism: The Threat toInternational Security của tác gia Martin N.Murphy (2007), Nhà xuất ban Routledge
đã đưa ra một số quan điểm về cướp biên đương dai va chủ nghĩa khủng bồ hang hai,
từ đó nêu ra mối đe dọa đối với an ninh quốc tế Đây là quan điểm toàn cầu về cướpbiển và khủng bố hàng hải hiện nay thé hiện qua hai yếu tô chính là lập kế hoạch thựchiện thương mại, vận tải và an ninh hàng hải Cuốn sách đã đưa ra những lý luận cơbản về nguyên nhân, phương pháp, mục đích và hậu quả của nạn cướp bién hiện nay;
dé cập đến các mục tiêu, phương pháp và các bên tham gia khủng bồ hàng hải và thảo
luận vê các phương pháp đôi phó với các môi đe dọa.
Trang 12Enhance a Sustainable Anti-Piracy Legal System for Community Interests cua tac giaJing Jin & Erika Techera (2021), Nha xuất ban MDPI đã tập trung và tìm hiểu cáchthức dé tăng cường hệ thống pháp luật ở hai khía cạnh: điều chỉnh các quy định cơbản về quyền tài phán chung đối với cướp biển và hoàn thiện các biện pháp liên quantrong việc thực thi quyên tài phán đó để truy tô cướp biên.
Qua khảo cứu về các công trình trên bình diện quốc tẾ, tác giả nhận định vấn
đề cướp biển đã được các học giả, các viện sĩ từ nhiều nơi trên thế giới quan tâm vànghiên cứu Các nghiên cứu ở bình diện này đa dạng về hình thức, thường có tính lýluận và khái quát cao, phân tích đưới nhiều góc độ từ pháp luật quốc tế cho tới phápluật của một số quốc gia; nhiều hạn chế của pháp luật quốc tế về cướp biển cũng đãđược mô tả trong nhiều công trình; từ đó gợi mở ra nhiều van dé pháp ly dé dau tranhvới loại tội phạm này một cách có hiệu quả.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục dich nghiên cứu
Khóa luận dựa trên những vấn đề lý luận và pháp lý về cướp biển và phòngchống cướp biên dé phân tích thực trạng pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước vàtại Việt Nam về phòng chống cướp biến, kết hợp với thực tiễn thực hiện pháp luật
Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp về hoàn thiện những quy định của pháp luật vềphòng chống cướp biển, đồng thời kiến nghị nâng cao hiệu quả thực tiễn thực thi phápluật quốc tế về phòng chống cướp biên
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, nghiên cứu làm sáng tỏ một số van đề khái quát về phòng chốngcướp bién
Thứ hai, phân tích quy định của pháp luật quốc tế về phòng chống cướp biển.Thứ ba, phân tích, đánh giá việc thực thi pháp luật quốc tế về phòng chống
cướp tại Việt Nam.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối trợng nghiên cứu
Trang 13pháp luật quốc tế hiện đại Ngoài ra, khóa luận cũng phân tích quy định pháp luật một
số quốc gia về cướp biên và phòng chống cướp biển; đánh giá về thực trạng thực thipháp luật quốc tế về phòng chống cướp biên trên thế giới và Việt Nam
4.1 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Khóa luận giới hạn phạm vi nghiên cứu các quy địnhcủa pháp luật Việt Nam về phòng chống cướp biên, chế định cướp biển trong một sốvăn bản pháp luật quốc tế
- Phạm vi về thời gian: Trong phạm vi của khóa luận, tác giả tập trung xemxét, tìm hiểu đánh giá về quá trình hình thành chế định cướp biển trong pháp luậtquốc tế va từ đó tìm hiểu thực tiễn thi hành tại Việt Nam về phòng chống cướp biển
kể từ thời điểm Việt Nam gia nhập các Điều ước quốc tế (DUQT) cho tới nay
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận cua Chủ nghĩa Mác — Lénin, khóa luận sử dụngkết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích để phân tích,phân tích các luận điểm, luận cứ, quan điểm về hành vi cướp biên; phân tích các điềuluật về cướp biên, nghĩa vụ quốc gia trong thực thi cam kết quốc tế về phòng chốngcướp bién đánh giá các quy định pháp luật; phương pháp tong hop dé tong hợp cáckết quả của thực tiễn thi hành pháp luật thành một công trình nghiên cứu khoa họchoàn chỉnh; phương pháp diễn giải — quy nap dé trình bày các nội dung cụ thé; phươngpháp so sánh để so sánh kinh nghiệm phòng chống cướp biển của một số quốc giatrên thế giới; phương pháp nghiên cứu xã hội học để quan sát, khảo sát và tìm hiểuthực tiễn thực hiện pháp luật về phòng chống cướp biên
6 Ý nghĩa của khóa luận
Trên cơ sở nghiên cứu một cách tổng thể những van đề lý luận chung về phòngchống tội phạm cướp bién và hệ thống pháp luật quốc tế cũng như thực thi của ViệtNam, tác giả đưa ra những nhận xét, đánh giá và bài học kinh nghiệm nhằm góp phầnhoàn thiện hệ thống pháp luật về Cướp biển Qua đó, khóa luận cũng đề xuất một sốgiải pháp nhằm phòng chống cướp biển một cách có hiệu quả, có thể áp dụng với điềukiện lich sử, kinh tế, chính tri, của Việt Nam
Trang 14BLHS năm 2015 tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một văn ban cụ thé hay cơ chế phòngchống cướp biên Vì vậy, những kiến nghị và kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽgop phan hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực liên quan dé bảo vệ tốt hơnquyền và lợi ich hợp pháp của các chủ thé khi tham gia vào những hoạt động kinh té,thương mại, vận tải trên biển; góp phần duy trì và thiết lập trật tự hòa bình trên biểncho mỗi quốc gia.
Về mặt thực tiễn: Khóa luận đã làm sáng tỏ quy định pháp luật quốc tế và phápluật quốc gia về tội Cướp biển Từ việc đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thựcthi, khóa luận đã đưa ra những giải pháp đóng góp mang giá trị tham khảo, góp phầnhoàn thiện hệ thống pháp luật về cơ chế phòng chống cướp biển tại Việt Nam
Trang 15CHUONG 1: KHAI QUAT VE PHONG CHONG CUOP BIEN VA PHAP
LUAT QUOC TE VE PHONG CHONG CUOP BIEN1.1 Khai quát về cướp biển và phòng chống cướp biển
1.1.1 Khái niệm cướp biển
1.1.1.1 Định nghĩa cướp biển
Cướp biên là một hiện tượng, hành vi có lịch sử lâu đời cùng sự phát triển của loàingười Ở mỗi giai đoạn phát triển, khái niệm cướp biển được hiểu có sự khác nhau:
Theo học giả Hugo Grotius trong tác phẩm Mare Liberum thì “cướp biển làhoạt động cua một nhóm người tu tập cùng nhau phạm tội trên biển” Còn học giảAlberico Gentili người Ý lại cho rằng “cướp biển phải xem là một tội ác, giống nhưmột vụ cướp bóc tài sản trên đất liên ”.ˆ
Dưới góc độ ngôn ngữ học, từ điển Oxford, cướp biển (pirate) nghĩa là mộtngười trên một con tàu tấn công các tàu khác trên biển để cướp bóc Từ điền tiếngNhật Kotobank đã sử dụng thuật ngữ 444: hải tac và giải thích hải tặc (cướp biển)
là “những tên cướp lênh đênh trên biển và cướp hàng hóa bằng cách tan công tàuthuyén hoặc tổng tién* Dù có diễn đạt khác nhau nhưng các cách tiếp cận về thuậtngữ “cướp biển” như trên khá là tương đồng Theo đó, cướp biển là những hành vitan công người hoặc con tàu khác trên biển với mục đích cướp bóc
Từ điển pháp luật của Oxford định nghĩa cướp biến là: Bat kỳ hành vi bạo lực,giam giữ hoặc cướp boc bất hợp pháp nào được thực hiện trên một tàu tư nhân vì lợiích cá nhân hoặc dé trả thù, chống lại một tàu khác người hoặc tài sản trên biển.Hành vi cướp biển cũng có thể được thực hiện trên không hoặc chống lại máy bay.Cướp biển cũng bao gém việc điều hành tàu hoặc máy bay cướp biển và kích độnghoặc hỗ trợ bat kỳ hành vi cướp biển nào khác Tuy nhiên, các hành vi được thựchiện vì mục đích chính trị không phải là cướp biển và bất kỳ hành vi nào được thực
! Hugo Grotius (1633), “The freedom of the Sea”, Ralph Van Deman Magoffin trans, Oxford University Press,
p.105
? Rubin, Law of Piracy; and Lauren Benton, A Search for Sovereignty: Law and Geography in European
Empires, 1400-1900 (Cambridge, 2010), chapter 3
3 Từ điển Oxford trực tuyến,
https://www.oxfordlearnersdictionaries.com/definition/english/pirate_12q=pirate, truy cập lần cuối 07/3/2024
4 Từ điển Tiếng Nhật Kotobank trực tuyến
https://kotobank.jp/word/%E6%B5%B7%E8%B3%8A-42629, truy cập lần cuối ngày 07/3/2024
Trang 16tế và tat cả các quốc gia có thể thực thi quyên tài phán đối với cướp biển, bat kề quốctịch của tàu, máy bay hay cướp biển.
Dưới góc độ pháp lý, cướp biển được quy định từ điều 100 đến 107 trongUNCLOS 1982 Về định nghĩa cướp biển, theo điều 101 UNCLOS 1982 thì hànhđộng cướp biên bao gồm một trong các hành vi sau đây:
(a) Mọi hành động trái phép dùng bạo lực hay bắt giữ hoặc bat kỳ sự cướp phanào do thủy thủ hoặc hành khách trên một chiếc tàu hay một phương tiện bay tư nhângây nên, vì những mục đích riêng tư, và nhằm:
(i) Chống lại một chiếc tàu hay một phương tiện bay khác, hay chống lại nhữngngười hay của cải ở trên con tàu hay phương tiện bay đỗ ở biển cả;
(ii) Chống lại một chiếc tàu hay một phương tiện bay, người hay của cải, ởmột nơi không thuộc quyên tài phán của một quốc gia nào;
(b) Mọi hành động tham gia có tính chất tự nguyện vào việc sử dụng một chiếctàu hay một phương tiện bay, khi người tham gia biết từ những sự việc rằng chiếc tàuhay phương tiện bay đó là một tàu hay phương tiện bay cướp biên
(c) Mọi hành động nhằm mục đích xúi giục người khác phạm những hànhđộng được xác định ở các điểm (a) hoặc b hay phạm phải với chủ định làm dễ dàngcho các hành động đó.
Định nghĩa này còn khá hẹp, chỉ bao gồm các hành vi trên biển cả (cũng nhưvùng đặc quyền kinh tế hoặc đến một nơi khác ngoài quyền tài phán của bat kỳ quốcgia nào) Vì vậy, các cuộc tan công trong lãnh hải hoặc nội thủy của một quốc gia venbiển do người trỗn theo tàu hoặc thuyền viên thực hiện, cướp tàu, tấn công tội phạmtrên tàu, v.v vì mục đích chính trị và lợi ích quốc gia đều bị loại trừ khỏi định nghĩacủa UNCLOS 1982.
Xuất phát từ thực tiễn có rất nhiều vụ Cướp biến diễn ra tại các vùng biển thuộcthâm quyền của quốc gia ven biển, Tổ chức Hang hải Quốc tế (IMO) đã giữ nguyênđịnh nghĩa về cướp biển của UNCLOS, đồng thời bố sung thêm khái niệm “cướp có
vũ trang đối với tàu thuyền” (armed robbery) và đã trở thành định nghĩa thích hợpphổ biến nhất cho mục tiêu của các hoạt động chống lại nạn cướp biển Định nghĩa
> Elizabeth A Martin (2003), A Dictionary of Law (fifth edition), Oxford University, p 367.
Trang 17Khu vực về Chống nan cướp biển (ReCAAP) ReCAAP ghi nhận định nghĩa chung vềcướp biên và cướp có vũ trang bang cách dựa trên định nghĩa của Công ước UNCLOS về
“cướp biển” và định nghĩa từ Bộ quy tắc thực hành của IMO về việc điều tra tội phạmcướp biển và cướp có vũ trang đối với tàu biển về tội “cướp có vũ trang chống lại tàu biển”(Điều 1) Tuy nhiên, ReCAAP có sửa đổi một chút định nghĩa của Công ước UNCLOSbang cách bỏ từ “may bay” như một mục tiêu bị cướp biển tan công: và quan trọng hơn,ReCAAP là điều ước quốc tế đầu tiên biến định nghĩa về cướp biển của IMO không ràngbuộc về mặt pháp lý thành định nghĩa pháp lý
Trước những cách thức và thủ đoạn day tinh vi của các vụ cướp biên tại nhiềuvùng biến trên thé giới, nhiều quốc gia đã xây dựng, hoàn thiện hơn các quy định vềcướp biển:
Tại Châu A, Nhật Bản có thé coi là một điển hình Vào năm 2009 quốc gianày đã ban hành Luật liên quan đến xử phạt hành vi cướp biển Theo đó thì hành vicướp biển được định nghĩa là hành vi mà thủy thủ đoàn hoặc hành khách trên tàu(ngoại trừ tàu chiến và tàu của nhà nước) với mục đích cá nhân, thực hiện hành vicướp, khống chế tàu khác trong quá trình di chuyền trên biển hoặc cướp tài sản củacác tàu khác trên vùng biển quốc tế (bao gồm cả vùng đặc quyền kinh tế) hoặc tronglãnh hải, nội thủy của Nhật Bản Định nghĩa cướp biển của Nhật Bản đã có sự quyđịnh cụ thê và rộng hơn về phạm vi cướp biển so với UNCLOS 1982 khi đã bao gồmhành vi xảy ra ở vùng lãnh hải, nội thủy của quốc gia
Ở Châu Âu, cướp biển cũng được ghi nhận trong pháp luật của nhiều quốc giatrong đó có Nga Quốc gia này đã quy định khá rõ ràng về hành vi cướp biển trongBLHS Điều 227 BLHS Nga có định nghĩa cướp biên là “Tan công tau hàng hải hoặctau khác với mục đích chiếm đoạt tài sản và sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũlực ””,
Tại Châu Mỹ, đây cũng từng là một điểm nóng về tội phạm cướp biển Ví dụ
5 https://www.un.org/depts/los/LEGISLATIONANDTREATIES/PDFFILES/JPN_anti_piracy.pdf, truy cập
lần cuối ngày 07/3/2024
7 Bộ luật Hình sự Nga số 162 - FZ ngày 8/12/2003
https://www.un.org/depts/los/LEGISLATIONANDTREATIES/PDFFILES/RUS national legislation piracy
.pđf, truy cập lần cuối ngày 07/3/2024
Trang 18với Canada, tội cướp biển được quy định tại phần các tội xâm phạm sự an toàn hàngkhông hoặc hàng hải trong BLHS quốc gia này Theo đó, một hành vi được coi làcướp biên khi: (a) đánh cắp tàu thủy Canada, (b) đánh cắp hoặc không có thâm quyềnhợp pháp mà vứt bỏ khỏi tàu hoặc làm hư hại hoặc phá hủy bat kỳ những gi là hànghóa nguồn cung cấp hoặc đồ đạc trên tàu thủy của Canada, (c) thực hiện hoặc cố gắngthực hiện một hành vi nỗi dậy trên một tàu của Canada, hoặc (d) tư vấn một ngườilàm bất kỳ điều gì được quy định tại các khoản (a), (b), (c) Những mô tả về hành viđược coi là cướp biển trong BLHS Canada có một số tương đồng với chế định nàycủa Nhật Bản Đối tượng của hành vi là nhắm tới tàu, tài sản, hàng hóa, vật tư hoặccác phụ kiện khác trên tàu.
Như vậy, mỗi quốc gia có những quan niệm, cách tiếp cận khác nhau về tộiCướp biển nhưng tựu trung lại, đều bao gồm một số dấu hiệu cơ bản của tội Cướpbiển: hành vi trái luật, sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực nhằm mục đích cánhân nhắm vào tàu, máy bay khác hoặc chống lại người, tài sản trên phương tiện bay,tàu thuyền
Tại Việt Nam, mặc dù tình trạng cướp biển không thực sự đáng báo động nhưcác quốc gia, tuy nhiên trong vùng biển của Việt Nam vẫn đang tồn tại những mốinguy hại và có những diễn biến phức tạp điển hình là vụ Sunrise 689 (2014) Trướctình hình đó, tại Điều 32 BLHS năm 2015 (sửa đổi, b6 sung năm 2017) (sau đây gọitắt là BLHS năm 2015) lần đầu quy định “cướp biển” được mô tả bao gồm nhữnghành vi như: (i) Tan công tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khácđang ở biển cả hoặc ở nơi không thuộc quyền tài phán của quốc gia nào; Tan cônghoặc bắt giữ người trên tàu biển, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khácquy định tại điểm a khoản nay; (ii) Cướp phá tài sản trên tàu biển, phương tiện bayhoặc phương tiện hàng hải khác quy định tại điểm a khoản này Quy định này bảnchất là sự cụ thể hóa quy định về tội cướp biển trong UNCLOS 1982 Ngoài BLHS,cướp biển còn được quy định tại khoản 8 điều 37 Luật biển Việt Nam năm 2012:
“Khi thực hiện quyên tự do hàng hải, tự do hàng không trong vùng đặc quyên kinh tế
và thêm lục địa Việt Nam, tổ chức, cá nhân không được tiễn hành các hoạt động sauđây: “ 8 Cướp biển, cướp có vũ trang”
Từ phân tích trên, tóm lại cướp biển là hành vi có tính nguy hiểm với xã hội
và có tính chát quốc tê, được thực hiện bởi người có năng lực trách nhiệm hình sự,
Trang 19gôm các hành vi dùng vũ lực hoặc de dọa dùng vũ lực tan công tàu biển, phương tiệnbay hoặc phương tiện hàng hải khác, tấn công hoặc bắt giữ người hay cướp phá tàisản trên tàu, phương tiện bay hoặc phương tiện hàng hải khác đang vùng biển thuộcquyên chủ quyên, quyên tài phản quốc gia hoặc ở nơi không thuộc quyên tài pháncủa quốc gia nào.
1.1.1.2 Đặc điểm và phân loại cướp biển
Trên thực tế, hành vi Cướp biến rất đa dạng, bao gồm các loại hành vi xâm haiđến tinh mang, thân thé, tai sản của con người hoặc có thé là tổng hợp tat cả các hành
vi trên Phần lớn các vụ việc Cướp biến là các hành vi có sử dụng vũ lực hoặc đe dọa
sử dụng vũ lực nhằm đạt được những mục đích của chủ thể thực hiện hành vi Cướpbiển Trong một số công ước quốc tế thì cướp biên thường bao gồm các hành vi như:cưỡng chế dùng tàu hoặc có hành vi xâm chiếm, xâm phạm trái phép lên phương tiệnbay, tàu biển, hướng tới người hoặc tài san dang ở trên tàu thuyền hoặc phương tiệnbay khác.
Về chủ thé: Hiện nay, công ước quốc tế chỉ dé cập tới tội phạm cướp biênnhưng không nêu rõ chủ thể của tội phạm này Ví dụ: Công ước của Liên hợp quốc
về Luật biển tại điều 101 chỉ nêu ra những hành động được coi là cướp biển hoặchành động nhằm xúi giục phạm tội được quy định trong các khoản của điều này; điều
103 đưa ra định nghĩa về một tàu hay phương tiện bay cướp biên Do đó, cướp biển
có thé được thực hiện bởi nhiều chủ thé khác nhau như: các cá nhân, nhóm tội phạm
có tô chức hoặc thậm chí là bởi các quốc gia, Các tô chức khác
Về khách thé: Khách thé của tội phạm cướp biển là các quan hệ xã hội đượcpháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia bảo vệ Khách thé mà tội phạm cướp biển xâmphạm là an toàn công cộng, an toàn hàng hải và tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác.
Về tính chất của hành vi, trước hết cần phải khang định cướp bién là một hành
vi trái pháp luật, có tính chất nguy hiểm Do đó, hành vi này cần phải được điều chỉnhbởi pháp luật nhằm bảo đảm an ninh, an toàn cho con người cũng như các hoạt độngtrên biển
Có nhiều quan điểm khác nhau về cướp biên và do đó cũng có nhiều cách phânloại khác nhau đôi với hành vi cướp biên:
Trang 20Có thể chia cướp biển gồm một số hành vi sau: hành vi bất hợp pháp sử dụngbạo lực, chiếm giữ hay cướp phá; hành vi nhằm hướng tới tài sản, tính mạng và sứckhỏe của con người; hành vi nhăm mục đích khác (ví dụ: đòi tiền chuộc, bắt cóc contin, ) Theo nghiên cứu của Ben-Ari, khác với cướp biên Somalia chỉ đòi tiền chuộc,
ăn cắp hàng hóa, đặc biệt là dau từ các tàu bị cướp, thì cướp biển khu vực biến tâyPhi có xu hướng hành động thô bạo, làm bị thương thuyền viên và đôi khi còn giếtchết ho’
Dựa trên tiến trình hình thành và phát triển về mặt thời gian, có thé chia cướpbiển ra thành 02 loại: Cướp biển thời cô đại và cướp biến thời hiện đại Trước đây,cướp biên cô đại thường sẽ đánh cắp những con tàu rồi buôn bán bat kỳ hàng hóa nào
mà chúng tìm thấy trên những con tau bị bắt đó Ban dau, cướp biển là dé sinh tồnchứ không nhắm tới lợi nhuận Sự phát triển của cướp biển đã biến từ những kẻ muốnkiếm sống thành tội phạm muốn kiếm tiền và kiếm lợi nhuận Còn hiện nay, nhờ vào
sự phát triển của khoa học - kỹ thuật hiện đại, cướp biển sử dụng vũ khí và đạn dượctiên tiến Chúng thường sử dụng thuyền máy nhẹ và nhanh dé nhanh chóng phá hoạimục tiêu Cướp biên hiện đại phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ trên tàu cho dù đó
là máy tính để bàn, radar hay bat kỳ phan cứng nào khác được kết nối với thế giới
1.1.1.3 Nguyên nhân và hậu quả của cướp biển
Hoạt động cướp biển xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, mỗi khu vực lại cónhững đặc điểm về địa lý, kinh tế và chính trị khác nhau Xuất phát từ điểm này mànguyên nhân gây ra cướp biển cũng có rất nhiều Song, có thé rút ra một số nguyênnhân chính sau:
Thứ nhất, nguyên nhân về chính tri: Một nền chính trị 6n định sẽ tạo tiền đề
dé phat triển kinh tế - xã hội và đời song của người dân được chăm lo Ngược lại, một
8 Phạm Văn Tân, Tác động của cướp bién đến hệ thống luật hàng hải quốc tẾ, Tạp chí Khoa học Công nghệ
Trang 21đất nước thường xảy ra các mâu thuẫn giữa các đảng phái chính trị, thiếu đi sự lãnhđạo đúng đắn của giai cấp cầm quyền sẽ kéo theo những hệ lụy khác mà một trong
số đó chính là làm trầm trọng thêm tình hình tội phạm Dưới đây là hai bức tranhchính tri của những vùng thường xuyên bị hoành hành bởi nạn cướp biến trong thờigian đài:
Trước hết, đó là tình hình của quốc gia Somalia Quốc gia Châu Phi này đãlâm vào cuộc nội chiến và không có chính quyền trung ương đủ mạnh từ năm 1991.Việc thiếu chính quyền trung ương trong 20 năm đã tạo điều kiện cho nạn cướp biênphát triển” Day là điều kiện để các nhóm cướp biên thỏa sức hoành hành mà khôngchịu sức ép nào từ chính quyền sở tại Trên đất liền của quốc gia, đất nước này thườngxuyên phải đối mặt với các cuộc tan công của tô chức khủng bố Al-Shabbab NgoàiSomalia, Vịnh Guinea - nơi tiếp giáp với 10 quốc gia Tây Phi cũng là khu vực thườngxuyên bị đe doa và tấn công bởi cướp biên Trong hai năm 2020 - 2021 mặc dù số vụcướp bién trên thé giới đã giảm xuống nhưng xu hướng hoạt động của cướp biên lạichuyền dan sang khu vực Tây Phi Nhiều quốc gia trong khu vực thường xuyên xảy
ra tình trạng tham nhũng của các quan chức trong cơ quan nhà nước.
Thứ hai, nguyên nhân về kinh tế: Sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh kéo theokhoảng cách giữa người giàu và người nghèo càng lớn Theo đó trong khi một bộphận dân cư trong xã hội giàu lên nhanh chóng, sở hữu trong tay nhiều tài sản thì bêncạnh đó cũng còn không ít người lao động có thu nhập thấp hơn so với mức sống.Dần dần, dưới nhiều tác động của hoàn cảnh, trong xã hội xuất hiện một bộ phậnnhững kẻ liều lĩnh, sẵn sang làm mọi thứ dé kiếm tiền Với nạn cướp biên xảy ra trênthế giới, nhiều báo cáo tại Châu Phi đã chi ra răng nghèo đói và bat ồn chính trị củacác quốc gia ven biển khiến tình trạng này ngày càng phức tạp Tại Somalia, nghèođói và xung đột đã khiến những tên cướp biển Somalia làm liều, gây ra những vụcướp táo ton dé đòi tiền chuộc Chúng không loại trừ bat cứ tàu nào từ các du thuyền,
tàu chở dau hay tau chở hàng miễn là dé lây tiền chudc!”
? Miles G Kellerman (2011), Somali Piracy: Causes and Consequences
http://www inquiriesjournal.com/articles/579/somali-piracy-causes-and-consequences, truy cập lần cuối ngày
07/3/2024
!0 Thanh Thủy (2016), Hiểm hoa từ cướp biển Somalia, Báo Điện tử VTV
https://vtv.vn/the-gioi/hiem-hoa-tu-cuop-bien-somalia-20161025135910338.htm, truy cập lần cuối ngày
Trang 22Thứ ba, nguyên nhân về địa lý: Từ các vụ việc cướp biên và địa bàn hoạt độngcủa chúng, không khó dé nhận ra phan lớn cướp bién hoạt động gần các tuyến đườngthương mại lớn, nơi tàu thuyền quốc tế đi lại thường xuyên Ví dụ với Đông Nam Á,đây là khu vực sở hữu vùng biển rộng lớn đồng thời cũng có tuyến hang hải nhộnnhịp nhất trên thé giới Cụ thé hơn đó là tình hình cướp biên tại eo biển Malacca Đây
là một trong những tuyến đường vận chuyền bận rộn và quan trọng nhất trên toàn cầu
và là cầu nối quan trọng giữa An Độ Dương và Thái Bình Duong Trước khi mở rộngsang châu A và An Độ Dương, cướp biển đã nổi lên trong các hoạt động hàng hải vakhu vực thương mại ở Địa Trung Hải và Đại Tây Dương Như vậy, điểm chung củacác điểm nóng cướp biển trên thé giới chính là vị trí địa ly gần gũi với các tuyến hànghải quan trọng của thế giới, chiếm tỷ trọng tong giá trị thương mại toàn cầu rất lớn
Thứ tư, nguyên nhân về pháp lý: Pháp luật là một trong những công cụ điềuchỉnh quan hệ xã hội được nhà nước công nhận đề bảo vệ quyền con người và quyềncông dân nên pháp luật được nhà nước tô chức thực hiện và đảm bảo thực hiện bằngnhiều biện pháp khác nhau Chỉ khi pháp luật được quy định một cách chặt chẽ, rõràng và hệ thống thì quyền và lợi ích của các chủ thể mới được đảm bảo Do đó khipháp luật còn tồn tại những hạn chế thì thực tế khi áp dụng sẽ không tránh khỏi cácbat cập, khó khăn Với van đề cướp biển, hiện nay trong pháp luật quốc tế van ton tạimột số quan điểm khác nhau về định nghĩa cướp biển, mô tả hành vi và giới hạn vềphạm vi áp dụng Bên cạnh đó, chế tài xử lý đối với hành vi cướp biên ở nhiều quốcgia chưa đủ sức răn đe so với mức độ và tính chất nguy hiểm của loại tội này
Về hậu quả, cướp biển đã đặt ra những thách thức và gây nên nhiều tác độngtiêu cực từ cả góc độ quốc gia và quốc tế Các hành vi cướp biển đe dọa an ninh hànghải và gây ra thiệt hại về tính mạng, ton hại về thé chat của thuyền viên làm con tin,gây gián đoạn đáng kê cho thương mại và hàng hải, thiệt hại tài chính cho chủ tàu,tăng phí bảo hiểm và chi phí an ninh, tăng chi phi cho người tiêu dùng, nhà sản xuất
và hủy hoại môi trường bién!! Cụ thể như sau:
Thứ nhất, với những hành động bạo lực bat hợp pháp như tan công tàu, cướphàng hóa và tái sản trên tàu, bắt cóc con tin đòi tiên chuộc cướp biên gây ra những
'! Maritime Piracy, http://www.interpol.int/Crime-areas/Maritime-piracy/Maritime-piracy, truy cập lần cuối:
Trang 23thiệt hại không 16 với ngành hàng hải Thông thường, dé giảm chi phí đến mức thấpnhất, phần lớn doanh nghiệp, công ty trong hoạt động thương mại quốc tế có xu hướnglựa chọn những con đường ngắn nhất dé vận chuyên hàng hóa Tuy nhiên, vì phảitính toán đến sự hoạt động, phân bố của cướp biển mà họ phải mat thêm nhiều thờigian khi phải đi qua quãng đường dài hơn và phát sinh các chỉ phí vận chuyên, bảohiém, Không những vậy, việc xảy ra cướp biển còn có tác động đáng kể đối vớihoạt động kinh tế quốc tế, thương mại vì hơn 90% hàng hóa thương mại quốc tế đượcvận chuyền bằng đường biển Cứ thêm 10 vụ cướp biên tấn công, thương mại songphương giảm 1,5%!Z.
Thứ hai, nạn cướp bién gây ra những mối nguy hại đến an ninh con người, tinhmạng, sức khỏe của các thuyền viên, hành khách trên tàu Những toán cướp biển sửdụng nhiều thủ đoạn tinh vi với các loại vũ khí sát thương, gây nguy hiểm tới tới tínhmang con người như: súng, dao, kiếm Dé nhanh chóng tau thoát và dé dàng tránhkhỏi truy bắt, vũ khí được cướp biển sử dụng còn có những loại pháo nhẹ, đạn dượctiên tiến Trong năm 2020, có tổng cộng 195 vụ cướp biên tấn công được ghi nhậntrên toàn thé giới, tăng 20% so với năm 2019 và khiến 135 thuyền viên bị bắt cóc !$.Nhiều thuyền viên, ngư dân sau khi chạm trán cướp biến đã bị bắt cóc làm con tin,giam giữ trong nhiều ngày và không được chăm sóc về y tế
Thứ ba, cướp biên ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Tìnhhình cướp biên gia tăng sẽ khiến Chính phủ gặp khó khăn trong việc điều hành và 6nđịnh xã hội, từ đó người dân sẽ giảm bớt niềm tin vào cơ quan quản lý nhà nước cũngnhư các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động hàng hải Khi niềm tin của người dânsụt giảm mạnh thì nền kinh tế thị trường cũng lao dốc và nguồn cung cấp, phân phốitrên thị trường sẽ giảm trong khi các chi phí khác lại tăng lên Đặc biệt là Nhà nước
sẽ phải chịu một chi phí rất lớn dé đảm bảo an ninh, hạn chế những tác động khônlường của nạn cướp biên.
l2 Xiaoxing Gong a, Huilin Jiang a, Dong Yang (2023), Maritime piracy risk assessment and policy
implications: A two-step approach, truy cập lần cudi 07/3/2024
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0308597X2300074X#:~:text=Introduction-Maritime%20piracy%20is%20a%20serious%2 0threat%20to%20the%20safety%200f,%2C%20increased%2 Oinsurance%20costs%2C%20etc,
'3 Maritime piracy hotspots persist during 2020 (2021),
https://www.hellenicshippingnews.com/maritime-piracy-hotspots-persist-during-2020/, truy cập lần cuối
Trang 24Có thê thây, cướp biên gây ra những hậu quả nghiêm rât nghiêm trọng và ảnh hưởng đên nhiêu khía cạnh của đời sông xã hội Khi tình trạng cướp biên còn tiép
diễn thì khi đó trên thế giới vẫn còn tiềm ân mối nguy hại đe dọa đến an ninh con
người, an toàn hàng hải và khó dé thiết lập một trật tự hòa bình trên biển.
1.1.2 Khái niệm phòng chong cướp biển
1.1.2.1 Định nghĩa phòng chong cướp biển
Phòng chống Cướp biển là một mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng của bat ky quốc
gia nào Theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, “phòng chống” nghĩa làphòng trước và sẵn sàng chống lại!* Khi tách riêng phòng chống thành hai từ riêngbiệt để hiểu rõ hơn về nội hàm của thuật ngữ này thì phòng là để ngăn ngừa sự hìnhthành của cướp biển, không dé tội phạm cướp biên xảy ra Các biện pháp “phòng”nghĩa là ngăn ngừa được thực hiện trước khi xảy ra những vi phạm về cướp biến
Còn “chống” là các hành động được thực hiện khi hành vi cướp biển đã xảy
ra trên thực tế Các biện pháp chống lại cướp biển cũng đa dạng gồm: phát hiện và
xử lý cướp biển Tùy theo mỗi quốc gia khác nhau mà việc phát hiện cướp biển cóthê được thực hiện bởi các cơ quan khác nhau nhưng nhìn chung phát hiện cướp biên
là nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước như: cảnh sát biển, cơ quan điều tra, Đồngthời đây cũng là trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức (công ty, doanh nghiệp ) trongviệc xây dựng các khung kế hoạch ứng phó, trang bị cho phương tiện của mình nhằmbảo đảm an toàn cho thủy thủ và tài sản trên tàu, thuyền Tuy vậy, việc xử lý cướpbiển thuộc thâm quyền của Nhà nước Đây là việc Nhà nước áp dụng các biện pháptrừng phạt theo quy định của pháp luật đối với những đối tượng thực hiện hành vicướp bién
Như vậy, theo quan điểm của tác giả, phòng chống cướp biển là việc mà cơquan Nhà nước, các tô chức, cá nhân áp dụng các biện pháp cân thiết nhằm ngănngừa những vi phạm về cướp biển và các chế tài xử lý khi xảy ra những vi phạm nóitrên; nhằm bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và các cá nhân, tổ chứckhi tham gia vào các quan hệ được pháp luật bảo vệ nhưng bị xám hại do các vi phạm
từ hành vi cướp biên.
! Viên Ngôn ngữ học (2008), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Da Nẵng tr.783
Trang 251.1.2.2 Ý nghĩa và yêu cầu của phòng chống cướp biển
Cướp biên là một trong những van đề an ninh phi truyền thống Giáo sư MelyCaballero Anthony, Tổng Thư ký Liên minh các cơ sở nghiên cứu về An ninh phitruyền thống ở châu Á đã từng nhắn mạnh: “Những mối nguy hiểm này thường xuyênquốc gia về phạm vi, bat chấp các biện pháp khắc phục đơn phương và đòi hỏi sựứng phó toàn diện cả chính trị, kinh tế, xã hội, cũng như sử dụng lực lượng quân sựnhân đạo ”!Š Phòng chống cướp biển có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong bối cảnhhội nhập quốc tế, xu thế toàn cầu như hiện nay:
Thứ nhất, phòng chong cướp biển góp phan dam bảo an ninh con người, antoàn hàng hải Cướp biên thường được biết tới với sự táo bạo, liều lĩnh và sẵn sàngdùng mọi cách thức dé đạt được lợi ích nhất định Do đó, ngăn chặn nạn cướp biển
cũng chính là triệt tiêu một mối nguy hại to lớn tới tính mạng, sức khỏe của con người,
cụ thê là với thuyền viên, hành khách trên tàu, thuyền và cả lực lượng tuần tra, bảo
vệ biển của các cơ quan có thâm quyền Ngoài ra, các phương tiện khi qua lại tại cáctuyên đường biển sẽ không còn phải lo sợ về những cuộc tan công bat ngờ nhằm vàohàng hóa, tài sản trên các phương tiện tàu bay.
Thứ hai, giải quyết van dé cướp biển thúc đẩy sự phát triển của nên kinh tếtoàn câu Nạn cướp biên đã làm thất thoát không 16 mỗi năm va là nguyên nhân làmtăng các loại chi phí nhiều lần Vì thế, khi những hành vi bạo lực của cướp biển chamdứt thì việc trao đổi, buôn bán giữa các quốc gia hay các doanh nghiệp trở nên thuậnlợi hơn, giảm bớt các gánh nặng trước đó Điều này sẽ mở ra triển vọng và cơ hội hợptác trong kinh doanh và thương mại quốc tế có những bước tiến mới
Thứ ba, phòng chong cướp biển góp phan dam bảo 6n định trật tự khu vực.Bước sang thế kỷ XXI, các quốc gia đã nhận thức sâu sắc hơn về bién cũng như nhữnggiá trị to lớn mà biển và đại dương đem lại Những xung đột, tranh chấp giữa cácquốc gia đặc biệt là những quốc gia ven biển vốn đã hình thành từ lâu và phức tạp.Cướp biên đã khiến tình trạng bất ôn ở nhiều nơi leo thang hon Vì thé, bài toán cướpbiển được giải quyết cũng phan nào tạo điều kiện dé các quốc gia tập trung phát triển
!5 Nguyễn Văn Thành, Cao Văn Trọng (2018), An ninh phi truyền thống, nhận dạng nguy cơ thách thức, định hướng giải pháp đảm bảo an ninh quốc gia trong tình hình hiện nay
https://hvcsnd.edu.vn/nghien-cuu-trao-do1⁄an-ninh-phi-truyen-thong-nhan-dang-nguy-co-thach-thuc-dinh-huong-giai-phap-dam-bao-an-ninh-quoc-gia-trong-tinh-hinh-hien-8717, truy cập lần cuối ngày 07/3/2024
Trang 26đất nước một cách toàn diện hon, từ đó chất lượng cuộc sống của người dân đượcđảm bao và trật tự khu vực được giữ 6n định, kiểm soát tốt hơn.
Nham dam bảo hiệu quả của công tác phòng chống cướp biên, Nha nước và
xã hội phải sử dụng rất nhiều nguồn lực cũng như thời gian Những yêu cầu được đặt
ra một mặt giúp quá trình phòng chống cướp biển được kiêm soát và hoạt động tíchcực hơn nhưng một mặt cũng đặt ra những thách thức, khó khăn khi triển khai trênthực tế Cụ thé như sau:
Với yêu cầu về pháp luật: Pháp luật cần phải được hoàn thiện, đảm bảo sựthống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quốc gia Do đó, các cơ quan
có thầm quyên cần phải thường xuyên rà soát và quản ly chặt chẽ kết hợp với theosát tình hình thực tế dé kịp thời cập nhật, b6 sung những quy định nhằm đáp ứng đượcnhững van đề phát sinh, chưa có trong dự liệu
Yêu cau về hợp tác quốc tế trong phòng chống cướp biển: Các quốc gia cầnphải tích cực hợp tác trên nhiều phương diện với các chương trình hành động, kế
hoạch cụ thể Việc hợp tác thể hiện sự thiện chí cũng như quyết tâm trong dau tranh
phòng chống tội phạm xuyên quốc gia nói chung và tội phạm cướp biển nói riêng
Yêu cau về kinh phí thực hiện và cơ sở vật chất: Phòng chỗng cướp biên làmột quá trình lâu dai, đòi hỏi sự kết hợp của nhiều chủ thé, nhiều giai đoạn Do đó,các quốc gia cũng như tô chức quốc tế trong hoạt động phòng chống cướp biển cần
có những phương án, kế hoạch để phân bổ, sử dụng nguồn kinh phi một cách linhhoạt và hợp lý Bên cạnh đó, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa hoc công nghệ và
kỹ thuật, cướp biến trong tương lai sẽ ngày một sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhauvới những vũ khí, trang thiết bị hiện đại, thông minh và thậm chí có kha năng sat
thương lớn Tình hình trên đòi hỏi hạ tầng, cơ sở vật chất và các trang thiết bị trong
hoạt động phòng chống cướp biên của các cơ quan quản lý, có thầm quyên và tat cảnhững người, phương tiện tham gia vào hoạt động trên biển phải được hoàn thiện,đầu tư và đồng bộ
1.1.2.3 Các biện pháp phòng chống cướp biển
* Nhóm các biện pháp phòng ngừa cướp biển
(i) Cần phải giải quyết những van đề gốc rễ từ nạn cướp biển như: nghèo đói,thất nghiệp hay bất ôn chính trị Trách nhiệm trước hết thuộc về Nhà nước trong việcxây dựng chính sách, pháp luật và quá trình thực thi của các cơ quan, tô chức liên
Trang 27quan Trong xã hội, như một quy luật khi những nhu cầu tối thiểu, cần thiết cho cuộcsống không được đảm bảo, xã hội nhiều bất 6n thì hàng loạt các van đề tiêu cực sẽkéo theo như: thất nghiệp và các tệ nạn trong xã hội Ngoài ra, việc phố cập giáo ducgắn liền với nâng cao nhận thức cho người dân cũng cần phải chú trọng.
(ii) Các quốc gia thường xuyên rà soát, kiêm tra và tô chức các cuộc tuần tratrên biển Biện pháp này giúp những đơn vị, cơ quan có thâm quyền phát hiện nhữngdau hiệu bất thường từ sớm hoặc báo cáo các trường hợp gặp sự có Hoạt động này
sẽ giúp đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải và trật tự trên biển luôn được đặt trong sựgiám sát chặt chẽ.
(iii) Hợp tác quốc tế về mọi mặt và tăng cường trao đôi, chia sẻ thông tin giữacác quốc gia trong khu vực Hầu hết những vụ cướp biển được thực hiện thành côngcho thấy sự chuẩn bị kỹ càng, am hiểu sâu sắc về khu vực hành động Do đó, việchợp tác quốc tế đóng vai trò quan trọng giúp các quốc gia có thê chủ động và nhanhchóng nắm bắt được thông tin để có những phương án, kế hoạch xử lý kịp thời, hạnchế đến mức tối đa những thiệt hai nặng nè có thé xảy ra
(iv) Tuyên truyền và ban hành các hướng dẫn, chương trình tập huấn cho lựclượng chức năng, các doanh nghiệp vận tải biển hoặc các chủ tàu, thuyền viên, ngưdan, khi hoạt động tại các vùng biển Việc nâng cao nhận thức cho các chủ thế nóitrên vừa góp phần thực thi pháp luật một cách hiệu quả hơn vừa nhằm bảo đảm tốthơn quyền, lợi ích hợp pháp của họ và cung cấp những hỗ trợ kịp thời trong cáctrường hợp cần thiết
* Nhóm các biện pháp trừng trị cướp biển
Nham trừng trị hành vi cướp biến có hiệu qua, đảm bảo mọi hành vi cướp biểnđều phải đưa ra xét xử đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và đảm bảo hoạtđộng đấu tranh phòng chống cướp biên có hiệu quả thì nhóm các biện pháp trừng tricướp biển được quy định trong các DUQT về cướp biển đóng vai trò vô cùng quantrọng Từ quy định trong một số Công ước quốc tế, có thể rút ra một số biện phápnhằm trừng trị cướp biển như sau:
(i) Đặt ra các chế tài pháp lý và hình phạt nghiêm ngặt: Dé xử lý cướp biển,các quốc gia phải có hệ thống pháp luật và cơ quan thực thi pháp luật nhằm đảm bảorằng các vụ việc liên quan đến Cướp biên, các tội phạm thực hiện hành vi cướp biển
sẽ bị trừng phạt theo quy định của pháp luật Các quốc gia có thể quy định về hình
Trang 28phạt đối với các tội phạm cướp biến, hình phạt có thé bao gồm phạt tù, phạt tiền vàcác biện pháp khác nhằm đảm bảo pháp luật được thực thi có hiệu quả, có tính răn đe
và ngăn ngừa đối với loại tội phạm này
(ii) Truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những người thực hiện hành vi cướpbiến: Bắt giữ tội phạm, điều tra, truy tô, xét xử tội phạm, dẫn độ tội phạm cướp biển
và đưa ra tòa án dé xét xử
Như vậy, phòng chống cướp biên là một nhiệm vụ phức tạp đòi hỏi sự hợp tácgiữa các quốc gia, tổ chức quốc tế cũng như ngành hàng hải để đảm bảo an toàn và
an ninh trên biên, phải kết hợp hài hòa các biện pháp phòng và chống
1.2 Pháp luật quốc tế về phòng chống cướp biển
1.2.1 Sự hình thành và phát triển các quy định của pháp luật quốc về tội phạmcướp biển và sự tham gia của Việt Nam
Cướp biên là một van đề xuất hiện từ lâu và được cộng đồng quốc tế rất quantâm Vi thế, các vấn đề về cướp biển đã được dé cập từ rất sớm trong các điều ướcquốc tế cũng như trong các tập quán quốc tế Tội cướp biển đã được dé cập trong cácvăn bản Hy Lạp cô đại và trong một hiệp ước giữa người La Mã và người Carthagevào khoảng năm 509 trước Công nguyén!®.
Văn bản pháp lý đầu tiên ghi nhận nạn cướp biên trong luật quốc tế là Hiệpước Paris năm 1856, chấm dứt hoạt động tư nhân hóa của các tàu cướp biên được uyquyền Công ước Montevideo năm 1889 chap nhận nguyên tắc tran áp nan cướp biển
là trách nhiệm của nhân loại Năm 1926, Hội Quốc Liên đã xem xét dự thảo đầu tiêncủa Công ước về chống cướp biển!” Đáng tiếc là bản Dự thảo này lại không đượcthông qua!Š Hiệp định Nyon năm 1937 xác định các cuộc tấn công không xác định ởĐịa Trung Hải là “hành vi cướp biển” Ở giai đoạn này, các vấn đề liên quan đến đấutranh phòng chống nạn cướp biển chủ yêu được điều chỉnh thông qua các quy phạm
'6 Lewins K, Merkin R Masefield AG v Amlin corporate member ltd; the Bunga Melati Dua — Piracy, ransom
and marine insurance Melbourne University Law Review 2011; Tr 717-734
'7 Golitsyn V Maritime security (case of piracy) In: Hestermeyer H et al., editors Coexistence, Cooperation
and Solidarity Lieber Amoricum Rũdiger Wolfrum Vol II Leiden: Martinus Nijhoff Publishers; 2012 2211
p 1157-1176
'8 Sidorchenko V Morskoe piratstvo St Petersburg: Izdatel'skij Dom S.-Peterburgskogo gosudarstvennogo
universiteta, Izdatel'stvo juridicheskogo fakul'teta S.-Peterburgskogo gosudarstvennogo universiteta; 2004 p
Trang 29tập quán quốc tế trên cơ sở nguyên tắc phổ cập về phân định thâm quyên tai phántrong đó quốc gia nào bắt giữ được cướp biên trên biển cả thì cũng có quyền xét xử.
Năm 1958, Công ước Geneva về Biển cả năm 1958 ra đời ghi nhận tám điềukhoản liên quan đến việc tran áp nạn cướp biến trên biển ca2° Công ước Geneva vềBiển cả năm 1958 đã định nghĩa cướp biển là hành vi trái luật chiếm đoạt tàu thuyền,hoặc hành vi cướp bóc bắt kỳ được thực hiện nhăm mục đích tư lợi, do thủy thủ đoànhoặc hành khách của tàu thuyền hoặc phương tiện bay, thực hiện trên biển cả nhằmchống lại tàu thuyền hoặc phương tiện bay khác, hoặc chống lại người và cướp tàisản trên tàu thuyền hoặc phương tiện bay đó, ké cả các hành vi nhăm chống lại cácđối tượng nói trên ở vùng biên không thuộc quyền của bat kỳ quốc gia nào (Điều 15).Đồng thời, công ước cũng quy định trách nhiệm hợp tác quốc tế giữa các quốc gia,thâm quyên phán xét do quốc gia bắt giữ hay bắt giữ tàu thuyền và phương tiện bay
Kế thừa quy định của Công ước Geneva về Biển cả năm 1958, Công ước Luậtbiển 1982 (UNCLOS 1982), tiếp tục quy định việc phòng chống cướp biển theo luậtpháp quốc tế, đặc biệt là tại các điều 100 đến 107 và 110 Công ước đã đặt ra khuônkhô pháp lý áp dụng dé chống cướp biên và cướp có vũ trang trên biển, cũng như cáchoạt động trên biển khác” (Nghị quyết của Hội đồng Bảo an 1897 (2009), được thôngqua ngày 30 tháng 11 năm 2009) Điều 100 của UNCLOS 1982 quy định rằng “/a/tat cả các Quốc gia sẽ hợp tác ở mức độ tôi da có thể dé tran áp nạn cướp biển trênbiển cả hoặc ở bat kỳ nơi nào khác ngoài quyên tài phán cua bat kỳ Quốc gia nào ”.Đại hội đồng cũng đã nhiều lần khuyến khích các quốc gia hợp tác giải quyết nạncướp biển và cướp có vũ trang trên biển trong các nghị quyết về đại dương và luậtbiển Ví dụ, trong nghị quyết 64/71 ngày 04 tháng 12 năm 2009, Đại hội đồng đã côngnhận “vai rò quan trọng của hợp tác quốc té ở cấp độ toàn câu, khu vực, tiểu khu vực
và song phương trong việc chồng lại, phù hợp với luật pháp quốc tế, các mối de doa đổivới an ninh hàng hải, bao gôm cả cướp biên ”°!.
!' Giáo trình Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Lê Mai Anh chủ biên ; Hoàng Ly Anh [et al.],
tr.354, Nxb Công an nhân dân
0 Keyuan Zou,(2009) New Developments in the International Law of Piracy, Chinese Journal of International
Law
?! Kénig D, Salomon T, Neumann T, Kolb A Piraterie und maritimer Terrorismus als Herausforderungen fiir
die Seesicherheit: Objektive Rechtsunsicherheit im Völker-, Europa- und deutschen Recht [Internet] 2011.
Available from: https://d-nb.info/1013880013/34, truy cap lần cudi 07/3/2024
Trang 30Tiếp theo là Công ước quốc tế về ngăn ngừa các hành vi bat bat hợp phápchống lại an toàn hàng hải (Công ước SUA 1988) đã xác định các hành vi cụ thể đượccoi là bất hợp pháp, cũng như các biện pháp cần thiết để ngăn chặn và truy cứu tráchnhiệm pháp lý cho các hành vi này Công ước cũng thúc đây hợp tác quốc tế dé chốnglại các hành vi bất hợp pháp đối với an toàn hàng hải Công ước bắt buộc các Chínhphủ ký kết phải dẫn độ hoặc truy tố những người bị cáo buộc phạm tội?? Trong côngước không quy định cụ thể bất kỳ hành vi phạm tội nào là cướp biển nhưng có quyđịnh các hành vi cướp biển dưới một nhóm rộng hơn gồm các hành vi phạm tội bắthợp pháp chống lai tàu thuyền” Điều 13 quy định rang các quốc gia thành viên sẽhợp tác trong việc ngăn chặn các hành vi phạm tội theo quy định của công ước nảy.Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và theo quyết định của Đại hội đồng IMO, tháng10/2005 Hội nghị của các nhà ngoại giao đã được tô chức và đã thông qua Nghị địnhthư bé sung cho Công ước về đấu tranh với các hành vi trái luật chống an ninh hảivận năm 1988 Nghị định thư năm 2005 bổ sung cho Công ước SUA năm 1988 đã
mở rộng thêm nhóm tội đã được quy định trong điều 3 của Công ước và đã bổ sungthêm vào những điều khoản mới về những kẻ bị tình nghỉ tham gia hoạt động khủngbo**
Tai Chau A, lần đầu tiên một Hiệp định liên Chính phủ nhằm chống cướp biển
ở châu Á đã ra đời mang tên Hiệp định hợp tác chống cướp biển và cướp có vũ trangchống lại tàu thuyền ở châu A (ReCAAP) ReCAAP đã được ký kết vào ngày 11tháng 11 năm 2004 bởi 16 quốc gia châu A bao gồm Bangladesh, Brunei, Campuchia,
Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, SriLanka, Singapore, Han Quốc, Thái Lan và Việt Nam” Hiệp định đã có hiệu lực vào
ngày 4 tháng 9 năm 2006 sau khi được 10 nước phê chuẩn Hiệp định buộc các quốc
22 Convention for the Suppression of Unlawful Acts Against the Safety of Maritime Navigation, Protocol for
the Suppression of Unlawful Acts Against the Safety of Fixed Platforms Located on the Continental Shelf, https://www.imo.org/en/About/Conventions/Pages/SUA-
Treaties.aspx#:~:text=In%20March%201988%20a%20conference,committing%20unlawful%20acts%20agai
nst%20ships, truy cập lần cuối 07/3/2024
?3 Jill Harrelson (2010), Blackbeard Meets Blackwater: An Analysis of International Conventions that Address
Piracy and the Use of Private Security Companies to Protect the Shipping Industry, Volume 5, Article 5, p.292
? Lê Văn Bính (2021), Pháp luật về an toàn, an ninh hàng hai quốc tế: Một số van dé lý luận và thực tiễn, Tap chí Khoa học Công đoàn, số 21 thang 3/2021, tr.51
°5 Mặc dù các bên đàm phán dau tiên của Hiệp định là 16 quốc gia chau A, nhưng việc tham gia vào hiệp ước không bị hạn chế; bat kỳ quốc gia nào cũng có thé tham gia sau khi việc gia nhập của nó có hiệu lực theo quy định trong Hiệp định (Điều 18.5).
Trang 31gia ký kết (a) ngăn chặn và tran áp nạn cướp biển và cướp có vũ trang đối với tàuthuyền (b) bắt giữ cướp biển và những người có can dự các vụ cướp có vũ trang đốivới tàu thuyền (c) tịch thu tàu thuyền và máy bay được sử dụng cho mục đích cướpbiển hoặc cướp có vũ trang đối với tàu thuyền (d) giải cứu tàu thuyền gặp nạn và cácnạn nhân của cướp biển và cướp có vũ trang đối với tàu thuyền Các quốc gia ký kếtHiệp định cam kết thực thi Hiệp định bao gồm việc ngăn chặn và tran ap nan cướpbiển va cướp có vũ trang đối với tàu thuyền “trong phạm vi cao nhất có thé” “theođúng luật pháp và quy định của riêng từng quốc gia và tùy thuộc vào nguồn lực sẵn
có hay tiềm lực của họ” (Điều 2.1)°
Hiệp định ReCAAP cũng đánh dấu sự ra đời của Trung tâm chia sẻ thông tinReCAAP (ReCAAP ISC) Trung tâm chính thức thành lập vào ngày 29/11/2006, cótrụ sở tại Singapore với chức năng quan trọng là tạo điều kiện thuận lợi và nhanhchóng nhất để cung cấp thông tin liên quan đến các vụ cướp biển và cướp có vũ trangchống lại tàu giữa các quốc gia ký kết, thu thập và phân tích cũng như thực hiện cácbáo cáo về cướp biên và cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền ISC cũng có tráchnhiệm cung cấp cảnh báo thích hợp cho các quốc gia ký kết nếu có căn cứ hợp lý chothay rằng có nguy cơ sắp xảy ra các vụ cướp biển hoặc cướp vũ trang?”
Trong quá trình hình thành và phát triển các quy định của pháp luật quốc tế vềphòng chống cướp biển, Việt Nam là quốc gia tham gia tích cực vào quá trình xâydựng và thực thi các quy định này Cụ thé, Việt Nam đã ký kết và tham gia vào cáccông ước quốc tế như Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và Côngước SUA năm 1988 về ngăn ngừa các hành vi bất hợp pháp chống lại an toàn hànghải Đối với UNCLOS, ngay sau khi công ước này được thông qua, Việt Nam là mộttrong 107 nước dau tiên ky và sớm tiến hành thủ tục phê chuẩn Ngày 16/11/1994 khiUNCLOS bắt đầu có hiệu lực cũng đồng thời là ngày văn kiện này có hiệu lực đốivới Việt Nam Tiếp đó, Việt Nam đã gia nhập một số điều ước quốc tế để thực thiUNCLOS như: Hiệp định năm 1994 về thực hiện phần XI cua UNCLOS; gia nhậpmột số văn kiện pháp lý trong khuôn khổ Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) VớiCông ước SUA 1988, văn bản này chính thức có hiệu lực tại Việt Nam kê từ ngày
26 Điều 2 và Điều 3 của ReCAAP
27 Phần III của ReCAAP
Trang 3210/10/2002, nội dung của Công ước là đảm bảo rằng các hình thức xử lý thích hợpphải được đặt ra với những người có hành vi trái pháp luật chống lại tàu thuyén.
Ngoài những văn bản pháp lý có thé cung cấp cơ sở cho việc thiết lập một cơchế khu vực chống nạn cướp bién ở biển Đông, một số văn kiện Luật mềm cũng đóngmột vai trò quan trọng trong vấn dé này Tháng 11 năm 2002, mười thành viênASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC),cam kết:
“Tái khang định cam kết của các bên đối với những mục tiêu và nguyên tắctrong Hiến chương của Liên Hợp Quốc, Công ước Luật biển 1982 của Liên HợpQuốc, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á, Năm nguyên tắc về Chungsống Hòa bình và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế khác đã được công nhận rộngrãi được coi là cơ sở chi phối các mối quan hệ giữa quốc gia với quốc gia tìmkiếm hoặc triển khai các hoạt động hợp tác bao gồm: (i) bảo vệ môi trường biển; (ii)nghiên cứu khoa học biển; (iii) an toàn hàng hải và giao thông trên biển; (iv) các hoạtđộng tìm kiếm và cứu nạn; (v) dau tranh chống tội phạm xuyên quốc gia, bao gồmbuôn lậu ma túy, cướp biển và cướp có vũ trang trên biên, buôn bán vũ khí trái phép”,trong khi chờ đợi thỏa thuận toàn diện và lâu dài cho các tranh chấp ” Qua đó cho
thấy, DOC một lần nữa khăng định nạn cướp biển là một trong những lĩnh vực mà
các bên ký kết Hiệp định cần hợp tác dé đưa ra một kế hoạch hành động
Như vậy, chế định cướp biên đã có những sự phát triển đáng kê cùng với tiếntrình của nhân loại và nhận thức chung của cộng đồng quốc tế về tình hình tội phạmtrên biển trong đó có cướp biển Trong tiến trình ấy, Việt Nam đã và đang từng bướcthé hiện những nỗ lực nhăm đối phó với tội phạm trên biển, góp phan bảo vệ an ninhhàng hải và duy trì ôn định trong khu vực
1.2.2 Nội dung pháp luật quốc tế về phòng chong cướp biển
Nhận thức được những tác động nghiêm trọng mà cướp biển/cướp có vũ trangđem lại, nên từ rất sớm, cộng đồng quốc tế đã ban hành nhiều văn bản pháp lý nhằmtìm kiếm những giải pháp cho đấu tranh chống lại hiểm hoa này, trong đó phải kế đến
UNCLOS, Hiệp định ReCAAP, SUA và các văn bản hướng dẫn của IMO cũng như
các điêu ước quôc tê vê dau tranh phòng, chong tội phạm nói chung Về cơ bản, pháp
Trang 33luật quốc tế về phòng chống cướp biến đề cập tới một số nội dung chính, co bản như
Điều 105 còn trao thầm quyên xét xử tư pháp cho tòa án của quốc gia tiến hànhviệc bắt giữ Theo đó, hành vi cướp biển thuộc thẩm quyền phổ quát (universaljurisdiction), bat kê quốc tịch của tàu hay phương tiện Thâm quyền phô quát đối vớihành vi cướp biên là một ngoại lệ đối với nguyên tắc thâm quyền độc quyền của quốcgia mà tàu mang cờ đối với tàu đó khi ở trên biển cả Điều 92(1) UNCLOS quy địnhrằng: “Tau thuyền chi được quyền mang cờ của một Quốc gia và, khi dang ở trên biển
cả, trừ các trường hợp ngoại lệ được quy định rõ ràng trong các điều ước quốc tế haytrong Công ước nay, sẽ thuộc thâm quyền độc quyền của Quốc gia mà tàu mang cờ.?#”
Thứ hai, về quyên truy đuổi, theo quy định tại điều 111 của UNCLOS, quyềntruy đuôi của tàu có thâm quyén của một quốc gia nhằm bắt giữ một con tàu hoạtđộng cướp biến tại khu vực biển cả sẽ chấm dứt khi tàu cướp biển này lại chạy vàolãnh hải của quốc gia tàu cướp biển thuộc quyên hoặc lãnh hải của một quốc gia khácquốc gia đang truy đuôi Thực tiễn thi hành quy định này trở nên rất khó khăn choviệc truy bắt tàu cướp biển đang xảy ra ở khu vực giáp ranh giữa các quốc gia hoặckhu vực giáp ranh giữa vùng biển quốc tế với vùng biển một nước nào đó Việc truybắt cướp biến tại vùng biển tiếp giáp giữa Malaysia, Indonesia va Singapore là một
vi dụ điển hình Vì vậy, dé giải quyết van dé này, các quốc gia trong khu vực thường
có thỏa thuận về hợp tác dé nhăm truy đuôi, bắt giữ con tàu cướp biên khi chúng cố
°8 Trần Hữu Duy Minh, UNCLOS: Cướp biên và cướp có vũ trang trên biển
, tại hffps://1uscogens-vie.org/2020/01/19/unclos-cuop-bien-va-cuop-co-vu-trang-tren-bien/#more-3308, truy
Trang 34tình trốn chạy vào lãnh hải của quốc gia nước láng giéng Một số hợp tác đa phương
có thể kế đến như Hợp tác ba bên về an ninh hàng hải ở eo biển Malacca giữaIndonesia, Malaysia và Singapore giữa Singapore và Malaysia giữa An Độ vaIndonesia.
Riêng khu vực ngoài khơi Somalia, LHQ đã cho phép Hội đồng bảo an Liênhiệp quốc, ban hành Nghị quyết 1816 vào thang 6 năm 2008, theo đó các quốc giahợp tác trong đấu tranh chống cướp bién ngoài bờ biển của Somalia, có thé đi vàolãnh hải của Somalia cũng như sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết khi ở bên tronglãnh hải của Somalia để ngăn chặn các hành vi cướp biển
Thứ ba, các quéc gia có nghĩa vụ hợp tác dé phòng, chống tội phạm cướp biên.Nhận thức răng, đấu tranh chống cướp biển không chỉ đơn thuần là công việc đơn lẻcủa một quốc gia nhằm bảo vệ đội tàu mang quốc tịch nước mình mà đòi hỏi sự hợptác của cộng đồng quốc tế nên ngay tại điều 100 của UNCLOS đã xác định rõ nghĩa
vụ của “tất cả các quốc gia hợp tác với nhau, bằng mọi khả năng của minh, dé tran ápcướp biên trên biển cả hay ở bat kỳ một nơi nào khác không thuộc quyên tai phán củabất cứ quốc gia nào” Đây là một cơ sở để xác định nhiệm vụ của các quốc gia đốiphó với cướp biển Các nhiệm vụ chính được dé cập bao gồm chia sẻ thông tin vàgiúp đỡ trong việc truy tố các nghi phạm cướp biên
Nghị quyết số 1838/168 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc kêu gọi tat cảcác quốc gia có tàu thuyền hoạt động dọc theo vịnh Aden cùng chung tay và áp dungcác lực lượng quân sự, hợp tác pháp luật, tăng cường khung pháp lý để đàn áp cáchành vi cướp bién trong khu vực; và nghị quyết số 2018169 kêu gọi sự phối hợp và
hỗ trợ hậu cần của cộng đồng quốc tế đối với các sáng kiến an ninh khu vực nhằmkiêm soát các hoạt động cướp biển dang gia tăng ở vùng biển Tây Phi vịnh Guinea,cũng kêu gọi các quốc gia thành viên tình nguyện truy tố pháp luật những tên cướpbiển bị bắt giữ đến đất nước của mình
Hop tác quốc tế cũng được nhắn mạnh trong Hiệp định ReCAAP, theo đó cácquốc gia thành viên phải cùng nhau hợp tác trên các lĩnh vực từ chia sẻ thông tin, hợptác tư pháp (dẫn độ tội phạm, hỗ trợ pháp lý) đến hợp tác xây dựng năng lực (baogồm cả huấn luyện, đào tạo, diễn tập chung) Trung tâm hop tác chia sẻ thông tin(ISC) được thành lập, có trụ sở tại Singapore, là đầu mối đảm bảo thông tin liên lạcthông suôt giữa các quôc gia thành viên, các trung tâm phôi hợp tìm kiêm cứu nạn và
Trang 35các tô chức phi chính phủ khác trong việc tiếp nhận và truyền phát các thông tin cảnhbáo cướp biên”.
Thứ tư, hình thành các thiết chế về phòng chống cướp biển
Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) là tổ chức nổi bật nhất trong cuộc chiếnchống cướp biến?? IMO là một cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc với 171quốc gia thành viên và ba thành viên liên kết, có nhiệm vụ đảm bảo hoạt động thươngmại và vận chuyên bang đường bién trở nên an toàn và bao đảm nhất có thé Ngay từđầu những năm 1980, mối đe dọa từ cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàuthuyền đã nằm trong chương trình nghị sự của IMO Tổ chức nay đã phát triển và ápdụng các biện pháp chống cướp biên, góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực do cướpbiển gây ra trên toàn thé giới Ngoài ra, IMO cũng hỗ trợ các quốc gia thành viênđang nỗ lực tìm ra những biện pháp quốc gia hoặc trong phạm vi khu vực để giảiquyết mối de dọa cướp biên, cướp có vũ trang chống lại tàu và các hoạt động kháctrong trường hop được yêu cầu?!
Nếu các văn bản pháp lý quốc tế (như UNCLOS) hay các Hiệp định hợp táckhu vực (điển hình là Hiệp định ReCAAP) chỉ đề cập tới trách nhiệm quốc gia và cáchoạt động của quốc gia trong đấu tranh, ngăn chặn cướp biển/cướp có vũ trang thìcác văn bản pháp lý của IMO lại hướng tới những chỉ dẫn, khuyến nghị cụ thể chocác hoạt động tư nhân (như các hãng tàu, những người đang quản trị tàu, đặc biệt làthuyền trưởng) trong đấu tranh chống lại hiểm họa này ví dụ như: Thông triMSC/Circ.623/Rev.3 năm 2002 “Hướng dẫn chủ tàu, nhà khai thác tàu, thuyền trưởngthuyền viên ngăn ngừa tran áp hành động của cướp biển và cướp có vũ trang đối vớitàu thuyền” và Thông tri MSC/Cire 1322 “Những tác nghiệp quản lý tốt nhất đểngăn ngừa hải tặc ngoài khơi Somalia và trong vùng biển Arab” được đánh giá lànhững hướng dẫn vô cùng hữu ích cho hoạt động đấu tranh chống cướp biển trong
đó, xác định những khu vực có nguy cơ rủi ro cao va các biện pháp tăng cường an ninh tàu trước hiêm họa cướp biên và cướp có vũ trang đôi với tàu thuyên Ngoài ra
? Điều 14, 15 ReCAAP
3° Eurasia Review (2023), Piracy On The Seas: The Great Security Challenge Of The 21st Century
https://channell 6.dryadglobal.com/piracy-on-the-seas-the-great-security-challenge-of-the-21st-century, truy
cập lần cuối: 07/3/2024
3Ì Xem tại: https://www.imo.org/en/ourwork/security/pages/maritimesecurity.aspx, truy cập lần cuối ngày
Trang 36hai văn bản trên còn có những hướng dẫn cụ thé đối với chủ tàu, thuyền trưởng phảilàm gì trong các giai đoạn: trước khi có cướp biển/cướp có vũ trang, khi có nguy cơcướp biển/cướp có vũ trang tan công rõ rệt, khi cướp biển/cướp có vũ trang đã lêntàu Một số các trang thiết bị cũng được IMO gợi ý lắp đặt giúp có tàu có khả năngchống cướp biển như ShipLoc- một thiết bị định vị tàu thông qua hệ thống vệ tinhcho phép kiểm soát chính xác vị trí tàu hoặc Security-ship - một thiết bị bảo an tạo rahàng rào lưới điện bao bọc xung quanh tàu, gây sốc cho kẻ tấn công từ bên ngoàinhưng không gây chết người.
Văn phòng Liên hợp quốc về Ma túy và Tôi phạm (UNODC) : UNODC đãđóng góp rat lớn vào cuộc chiến chống cướp biển Somalia, với nhiệm vụ bat giữ vàtruy tố cướp biên cũng như đảm bảo xét xử công bằng Vào năm 2008, UNODC đã
dé xuất các biện pháp ngăn chặn nạn cướp biển ở vùng Sừng châu Phi nhằm ngănchặn, bắt giữ và truy tô cướp biển?3 Cơ quan này đã phát động Chương trình Tộiphạm Hang hải Toàn cầu (Global Maritime Crime Programme — GMCP) nhằm hỗ trợcác Quốc gia thành viên tăng cường và điều phối những nỗ lực chống lại tội phạmhàng hải Ngoài ra, Văn phòng Chính trị Liên Hợp Quốc tại Somalia (UNPOS) đượcthành lập bởi Nghị quyết 2101 của Hội đồng Bảo an (2013) và Nhóm Liên lạc Bờbiển Somalia (CPGS) đã thúc đây mạnh mẽ cuộc chiến chống cướp biển Somalia
Cục Hàng hải Quốc tế (IMB) : Trong hoạt động phòng chống tội phạm hanghải nói chung và cướp biển nói riêng, Cục Hàng hải Quốc tế IMB đã có nhiều đónggóp và không ngừng nỗ lực trong cuộc chiến này IMB là một bộ phận chuyên môncủa Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) Đây là một tô chức phi lợi nhuận, được thànhlập vào năm 1981 với vai trò là đầu mối trong cuộc chiến chống lại tat cả các loại tộiphạm hàng hải và sự có trên biển Cùng với nhiệm vụ ngăn ngừa tội phạm, IMB còngiáo dục cả cộng đồng vận tải biển và đối tượng rộng hơn gồm mọi thực thé tham giavào thương mại Đề đạt được mục tiêu này, IMB thường xuyên tô chức một loạt cáckhóa học và chương trình đào tạo có giáo trình đa dạng và nhiều lợi ích đã đượcchứng minh.
32 IMO (2002) Circle MSC/Circ.623/Rev.3 Guidance to shipowners and ship operators, shipmasters and crews
on preventing and suppressing acts of piracy and armed robbery against ship
33 UNODC Proposes Measures to Stop Piracy in the Horn of Africa (2008)
https://unis.unvienna.org/unis/en/pressrels/2008/uniscp573.html, truy cập lần cuối 07/3/2024
Trang 37Vào năm 1992, xuất phat từ những lo ngại về sự gia tăng đáng báo động củacướp biên, Trung tâm Báo cáo vi phạm cướp biên IMB đã được thành lập Trung tâm
có trụ sở tại Kuala Lumpur, Malaysia Cơ quan này duy trì hoạt động giám sát suốtngày đêm tại các tuyến đường vận chuyền trên thế giới, báo cáo các cuộc tan côngcủa cướp biển cho cơ quan thực thi pháp luật địa phương và đưa ra cảnh báo về cácđiểm nóng cướp biển cho hoạt động vận chuyén**
Có thể thấy, các thiết chế quốc tế về phòng chống cướp biển đã và đang từngbước góp phần vào quá trình đấu tranh phòng chống cướp biên ở các điểm nóng trênthê giới nói riêng và tình hình thê giới nói chung.
1.2.3 Một số nhận xét, đánh giá
UNCLOS 1982, Công ước SUA năm 1988 và ReCAAP là những văn kiện
pháp lý quan trọng trong đấu tranh phòng chống nạn cướp biển Công ước SUA đượcthông qua sau sự cô trên tàu Achille Lauro năm 1985, nơi con tàu bị một nhóm ngườiPalestine giả làm hành khách bắt gitr?> Công ước SUA đã bổ sung cho các quy định
về cướp biển trong ƯNCLOS khi cung cấp thêm định nghĩa về các hành vi phạm tội
đe doa đến an toàn hàng hải Ngoài ra, Công ước cũng bắt buộc các Quốc gia ký kếtphải dẫn độ hoặc truy tố những người bị cáo buộc phạm tội có hành vi trái pháp luật.Hơn nữa, các nghĩa vụ cụ thé áp đặt lên các Quốc gia Ký kết Công ước SUA có théđóng một vai trò quan trọng trong bối cảnh cướp biên hàng hải có xu hướng diễn rangày một phức tạp.
Bên cạnh đó, ké từ khi ra đời ReCAAP cũng đã tạo ra khung pháp ly vữngchắc và thúc day hợp tác quốc tế giữa các quốc gia nhằm phòng chống cướp biến.ReCAAP là điều ước quốc tế đầu tiên biến định nghĩa về cướp biển của IMO khôngràng buộc về mặt pháp lý thành định nghĩa pháp lý Ngoài ra, trên cơ sở hiệp địnhReCAAP, một hệ thống thông tin cho phép các nước tham gia Hiệp định chống cướpbiển chia sẻ thông tin và giám sát tình hình an ninh đường biển trong khu vực đã được
3 International Maritime Bureau Homepage, https://www.icc-ccs.org/icc/imb, truy cập lần cuối 07/3/2024
35 Năm 1985, tàu du lich Ý Achille Lauro bị một nhóm người Palestine giả làm hành khách bắt giữ trên biển cả Họ bắt hành khách và phi hành đoàn làm con tin, yêu cầu thả 50 người Palestine đang bị giam giữ trong các nhà tù ở Israel Cuối cùng họ bị bắt và đưa ra xét xu 6 Ý, nơi họ bị kết án về tội khủng bố Sự kiện
này được coi là nằm ngoài định nghĩa của luật quốc tế về cướp biên và nó đã dẫn đến việc thông qua, vào ngày
10 tháng 3 năm 1988, Công ước về ngăn chặn các hành vi trái pháp luật chống lại sự an toàn hang hải (Công ước SUA).
Trang 38ra đời, có trụ sở tại Singapore chính là ReCAAP ISC.
UNCLOS 1982 đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng trong đấu tranh chống nạncướp biên nhưng cũng có thé thay một số hạn chế của Công ước này về tội cướp biên:
Một là, quy định về cướp biển trong UNCLOS 1982 chi áp dụng đối với loạitội cướp biển ở những vùng biển quốc tế hay những khu vực nằm ngoài thâm quyềncủa bất cứ một quốc gia nào, điều này đã làm hạn chế giới hạn áp dụng của Công ướcđối với hành vi cướp biên trong các vùng biển năm dưới quyền tài phán của quốc giaven biên vì trên thực tế có rất nhiều vụ Cướp biển xảy ra tại các vùng biển thuộc thâmquyền quốc gia Công ước năm 1988 về ngăn chặn các hành vi trái pháp luật chốnglại an toàn hang hải (SUA) và Nghị định thư năm 1988 về ngăn chặn các hành vi tráipháp luật chống lại sự an toàn của các giàn cô định nằm trên thêm lục địa (SUAPROT) cũng không áp dụng cho lãnh hải.
Hai là, chỉ giới hạn phạm vi áp dung đối với các hành vi cướp biên vì mục dichchiếm đoạt tài sản chứ không áp dụng đối với hành vi cướp biển vì mục đích chínhtrị Nếu các văn bản pháp lý quốc tế (như UNCLOS) hay các Hiệp định hợp tác khuvực (điển hình là Hiệp định ReCAAP) chi đề cập tới trách nhiệm quốc gia và các hoạtđộng của quốc gia trong dau tranh, ngăn chặn cướp biển/cướp có vũ trang thì các vănbản pháp lý của IMO lại hướng tới những chỉ dẫn, khuyến nghị cụ thể cho các hoạtđộng tư nhân (như các hãng tàu, những người đang quản trị tàu, đặc biệt là thuyềntrưởng) trong dau tranh chống lại hiểm họa này
Ba là, định nghĩa của UNCLOS về “hai con tàu”, sự tham gia của hai con tàu
là điều kiện cần thiết để “bất kỳ hành vi bạo lực hoặc giam giữ bất hợp pháp nào,hoặc bat kỳ hành động cướp bóc nào” đều thuộc phạm vi cướp biển Như vậy thì bat
kỳ tình huống một tàu nao đều không được xem xét trong định nghĩa này Thêm vào
đó, các hành vi do thủy thủ đoàn hoặc hành khách thực hiện trên tau và nhằm vàochính con tàu, hoặc chống lại người hoặc tài sản trên tàu, không thê bị coi là hành vicướp biển
Đối với Hiệp định ReCAAP được đánh giá là hình mẫu luật pháp cho nhữngthỏa thuận pháp lý khu vực Tuy nhiên, Hiệp định ReCAAP vẫn ton tại những hạnchế trên thực tiễn thi hành như (1) có quy định về hỗ trợ pháp lý và dẫn độ tội phạmnhưng các quốc gia thành viên không bị ràng buộc bởi quy định này và việc dẫn độvẫn phụ thuộc vào thỏa song phương giữa các quốc gia; (2) Hiệp định không quy định
Trang 39nghĩa vụ của các bên tham gia và các quyền cưỡng chế không vượt quá khuôn khổcủa UNCLOS; (3) Cướp biển Đông Nam A hoành hành dit đội nhất ở vùng biển banước Indonesia, Singapore và Malaysia nhưng hiện chỉ có Singapore là thành viêncủa Hiệp định ReCAAP; (4) sự phối hợp chia sẻ thông tin liên quan tới đảm bảo anninh trên các vùng biển giữa các lực lượng và các quốc gia chưa thực sự tích cực, chủđộng, các cuộc trao đôi thông tin chủ yếu dé giải quyết hậu qua của những vụ cướp,các cuộc tuần tra chung, von chỉ coi là những cuộc diễn tập với mục tiêu trình diễn.Bên cạnh đó, các quốc gia chưa có biện pháp mạnh và răn đe trong việc xử lý những
vụ liên quan tới cướp biển
Ngoài ra nhận thức và sự tham gia của các quốc gia đối với các cơ chế hợp tácquốc tế về phòng, chống cướp biển không đồng đều Ví dụ như SUA chưa được cácquốc gia như Eritrea, Somalia, Indonesia hoặc Thái Lan, Malaysia, Butane,Indonesia, Nepal, Papua New Guinea, Thái Lan, Macao phê chuẩn Việc không phêchuẩn các hiệp định này đối với các quốc gia này tạo ra một khoảng trống pháp lýtrong phòng chống cướp biên vì tại những khu vực nay, cướp biên là một mỗi đe doanghiêm trọng nếu không có sự hợp tác chặt chẽ
Trang 40TIỂU KÉT CHƯƠNG 1Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, tiến bộ của nhân loại nóichung, các quốc gia trên thé giới phải đối mặt với những van dé mới và phức tạp,mang tính toàn cầu và cần phải được giải quyết Chương 1 đã làm sáng tỏ các van dékhái quát về phòng chống cướp biển gồm: khái niệm cướp biên với việc tìm hiểu địnhnghĩa về cướp biến theo pháp luật một số quốc gia Đồng thời, những nội dung cơbản của cướp biển như: đặc điểm, phân loại hành vi, nguyên nhân va hậu qua của tộiCướp biển đã được đặt ra Những nội dung trên đã thé hiện Cướp biển là một vẫn đềphức tap, được hình thành bởi nhiều yếu tô và gây ra hậu quả tiêu cực đối với cộngđồng quốc tế và mỗi quốc gia Bên cạnh đó, nhiệm vụ của chương 1 còn hướng tớilàm sáng tỏ các khía cạnh của van đề phòng chống cướp biển bao gồm: định nghĩa, ýnghĩa và yêu cầu của phòng chống cướp biển, các biện pháp chung nhằm dam baohiệu quả phòng chống cướp biển Ngoài ra, một nội dung quan trọng được giải quyết
đó là pháp luật quốc tế về phòng chống cướp biển với sự hình thành và phát triển củachế định này trong các giai đoạn Nội dung pháp luật quốc tế về phòng chống cướpbiên trong một sô văn kiện quôc tê quan trọng đã được triên khai.