1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Kĩ năng viết và công bố bài báo quốc tế trên tạp chí ISI, SCOPUS trong lĩnh vực Lý luận, Luật Hiến pháp, Luật Hành chính (Phần 1)

215 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kĩ Năng Viết Và Công Bố Bài Báo Quốc Tế Trên Tạp Chí ISI, SCOPUS Trong Lĩnh Vực Lý Luận, Luật Hiến Pháp, Luật Hành Chính
Tác giả TS. Đoàn Thị Tố Uyền, ThS. Nguyễn Thụy Linh, PGS.TS. Bùi Tiến Đạt, TS. Phan Thị Lan, TS. Thỏi Thị Thu Trang, ThS. Nguyễn Mai Thuyền, Lê Thị Mai Quỳnh, Bùi Bách Huyền, Ngụ Thị Quynh Chi
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại đề tài nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 215
Dung lượng 44,08 MB

Nội dung

Tinh cấp thiết của dé tài Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, công bố kết quả nghiên cứu khoa học trên tạp chí quốc tế có uy tín là yêu cầu đối với các nhà khoa học và là một trong

Trang 1

BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐỀ TÀI KHOA HỌC CAP TRƯỜNG

Chủ nhiệm dé tài: TS Đoàn Thị Tố Uyên

Thư ký đề tài: ThS Nguyễn Thùy Linh

Hà Nội, năm 2023

Trang 2

BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỌI

DE TÀI KHOA HỌC CAP TRƯỜNG

(NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG)

KĨ NĂNG VIET VÀ CONG BO BÀI BAO QUOC TE TREN

MA SO: 40/22/HD-NCKH

Chủ nhiệm đề tài: TS Doan Thị Tố Uyên

Thư ký đề tài: ThS Nguyễn Thùy Linh

Hà Nội, năm 2023

Trang 3

NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU DE TÀI

HO VA TEN DON VI ˆ CONG VIỆC

NHIỆM

- Chủ nhiệm đê tài

‹ - Đồng tác giả: Báo cáo

` : THÁ TT<2A Trường Đại học A Z , in

TS Doan Thi Tô Uyên tong hop két qua nghién

Luat Ha Noi Chủ nhiệm |, :

cứu, Sản phâm ứng dụngcủa dé tài, Chuyên đề 1

- Thư kí đề tài

x ; ` - Đồng tác giả: Báo cáoThS Nguyên Thùy Trường Đại học „ 2 Lt "

eee ee Thu ky | tông hop kêt qua nghiên

Linh Luật Ha Nội ¬ 2,

cứu, San phâm ứng dungcủa đề tài

Khoa Luật Thành viên

PGS.TS Bùi Tiến Đạt | Đại học Quốc gia chính Tác giả chuyên đề 2

Hà Nội

TS Phan Thị Lan

Hương

Trường Đại học Luật Hà Nội

Thành viên

thực hiện chính

Đồng tác giả chuyên đề 3

ThS Nguyễn Mai Trường Đại học Thành viên

¬ thực hiện | Đồng tác giả chuyên đề 1

Thuyên Luật Hà Nội ;

chinh

` Thành viên

TS Thái Thị Thu Trường Đại học " NÓ cố cv ¬

¬ ee thực hiện | Đông tác giả chuyên đê 3 Trang Luật Hà Nội „

hỗ trợ

Trang 4

MỤC LỤC

37909.000.707 — 1

PHAN MO DAU ssssssssssssssscsscsscascsscsscsuscascascascsscsussuscascascascsscsuccuccascascascsscsuccaseaseass 2 Tas TERA THIẾT MENA, TẾ: TA Th ek lS 8, a A a 2 TINH HÌNH NGHIÊN CỨU o cccccccceeeseeseesesceseeseeseeseeseesesaesaeseesceseesecsecsecaeeseeseeaeeas + 3 MỤC DICH, MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - ¿E2 E E2 EEE£+EEE+ESEEEEezeekeezseee 7 4 CÁCH TIẾP CAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25552 << £<+s££+zs£<2 8 5 KET CAU CUA DE 0 100 8

CHU ONG 1a 9

1.1 KHÁI NIỆM BAI BAO QUOC TE THUỘC CHUYEN NGANH 9

1.2 VAI TRO, Y NGHĨA CONG BO BAI BAO QUOC TE THUOC CHUYEN NGANH 13

1.3 DAC THU VE CONG BO BAI BAO QUOC TE THUOC CHUYEN NGANH LY LUAN, LUAT HIEN PHÁP, LUAT HANH CHINH 00 00ccccccccccccesscccssceessecesecesseeenseeeseeens 17 0:0019)i0275 5 19

2.1 KĨ NANG LỰA CHỌN CHỦ DE - - G E2 1111E 1 531111 11953111 E11 rrrr 19 2.2 CÁU TRÚC NỘI DUNG BÀI BAO - -G E2 111221111231 1185111 ket 21 2.3 MOT SO CAU TRÚC BAI BAO DIEN HÌNH - 255 221 S22 + sseeszske 24 2.4 NHỮNG KINH NGHIỆM RUT RA TỪ NGHIÊN CỨU ¿c2 << £+++£cc+ss 31 0:10/9)00501575 37

3.1 TAM QUAN TRONG CUA TRÍCH DAN NGUON TRONG CÁC BÀI BÁO 37

3.2 YEU CÂU VÀ MOT SO PHONG CÁCH TRÍCH DAN NGUON CHU YEU 38

3.3 LỰA CHON DIA CHỈ CONG BO BÀI BAO QUOC TE VÀ NHUNG KINH NGHIEM ¡LÍ 3W lệ - 50 ET NM J 400000007070 TÔ ôÔÔỚỞẢỚÔÔÔ0ỐỐ 6 7.110 10770 2 48 3.4 MOT SO LƯU Ý DOI VỚI BAI VIET BẰNG TIENG ANH - 55555555: 52 9000.000575 56

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO ° 5° 5£ se se ses<£ssesz se s2 57 30.00070777 60

0:04:00 61

1 KHÁI NIỆM BÀI BAO QUOC TE THUỘC CHUYEN NGÀNH - - 61

2 VAI TRÒ, Ý NGHĨA CONG BO BAI BAO QUOC TE THUỘC CHUYEN NGÀNH 65

Trang 5

3 DAC THU VE CONG BO BÀI BAO QUOC TE THUỘC CHUYÊN NGÀNH 69

1 Kĩ NANG LỰA CHON CHU Đ - - - GG E111 1E 53111 E9 1E 1 ng ket 71

2 CAU TRÚC NỘI DUNG BÀI BAO 0 cccccccccccececceesscccesssecesssecessseccesssecssssecsessseeeees 73

3 MOT SO CAU TRÚC BÀI BAO DIEN HINH 00::cccccccceescceeseeeesssecessseeesseeeees 76

4 NHỮNG KINH NGHIEM RUT RA TỪ NGHIÊN CUU ccccccceccsccesssceeesseeeeseeeees 83

0):198458 100010777 89

1 TAM QUAN TRỌNG CUA TRÍCH DẪN NGUON TRONG CÁC BÀI BÁO 89

2 YEU CAU VA MOT SO PHONG CÁCH TRÍCH DAN NGUON CHU YEU 91

3 LUA CHON DIA CHi CONG BO BAI BAO QUOC TE VA NHUNG KINH NGHIEM RUT RA 9001670190007 100

4 MOT SO LƯU Y DOI VỚI BAI VIET BANG TIENG ANH - 5-5-5555 52 105

TONG HOP KINH NGHIEM VIET VA CONG BO BAI BAO QUOC TE

TREN TẠP CHÍ ISI, SCOPUS TRONG LĨNH VUC LÝ LUẬN, LUẬT HIẾN PHÁP, LUAT HANH CHÍNH 2- <5 s52 s2 se s£sEsessesexsesersese 108

Trang 6

Phần thứ nhấtBAO CAO TONG HỢP

KET QUA NGHIEN CUU CUA DE TAI

Trang 7

PHAN MỞ DAU

1 Tinh cấp thiết của dé tài

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, công bố kết quả nghiên cứu

khoa học trên tạp chí quốc tế có uy tín là yêu cầu đối với các nhà khoa học và

là một trong những tiêu chí quan trọng dé đánh giá năng lực nghiên cứu của

các cơ sở đào tạo đại học Việc công bố bai báo quốc tế trên các tạp chí uy tín

có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với cá nhân tác giả mà còn đối với cơ sở đào

tạo, VỚI cộng đồng:

Thứ nhất là dé đóng góp vào kho tàng tri thức của nhân loại Điều này với

nhiều người nghe có vẻ mơ hồ hoặc qua to tát, nhưng thật vậy, khi bai báo được

chấp nhận đăng trong một tạp chí khoa học uy tín thì đồng nghĩa với việc công

trình cũng cung cấp một hàm lượng kiến thức nào đó dé góp vào nguồn tri thức

to lớn của nhân loại.

Thứ hai là đề lưu trữ công trình nghiên cứu của tác giả Có nhiều kênh détác giả có thê lưu trữ công trình của mình, song, sẽ rất tốt nếu như kết quả nghiêncứu được lưu giữ dưới dạng một hoặc một số bài báo đăng trong tạp chí khoa họcquốc tế có uy tín

Tứ ba là đề cho công trình nghiên cứu được nhận diện ở bình diện quốc giahoặc quốc tế Một bài báo được đăng trong tạp chí quốc tế tất nhiên sẽ được nhữngđộc giả ở nhiều quốc gia trên thé giới biết đến

Thứ tr là đề lan tỏa kết quả nghiên cứu đến với nhiều người, ké cả các độc

giả bên ngoài lãnh thô quốc gia

Thứ năm là dé khang định vị trí của tác giả trong bản đồ các nhà khoa học

trong nước và quốc tế có bài báo quốc tế Tác giả sẽ khang định được tên tuổi và

vị trí của mình trong ngành và trong lĩnh vực nghiên cứu qua các bài báo có chất

lượng và có cơ hội được trích dẫn nhiều

Thứ sáu là đề có cơ sở dé xin tài trợ từ các quỹ hoặc các tô chức trong vangoài nước Bài báo khoa học là một loại chứng nhận “nặng ký” xác nhận năng

Trang 8

lực nghiên cứu và khả năng xuất bản của tác giả Điều này nhiều khi đóng vai tròquyết định để các quỹ đồng ý tài trợ nghiên cứu.

Thứ bay là dé đủ điều kiện hoặc thuận lợi dé được đề bạt, phát triển chuyênmôn Nhiều trường đại học của Việt Nam quy định dé có thé giảng dạy ở nhữnglớp chất lượng cao, giảng viên phải có bài báo quốc tế Để đạt công nhận tiêu

chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư ở nước yêu cau ứng viên phó giáo sư

phải công bố được ít nhất 03 bài báo khoa học trên các tạp chí quốc tế có uy tín,

va với ứng viên giáo sư là 05 bài.

Tứ tám là dé đủ điều kiện dé bảo vệ luận án tiến sĩ hoặc nhận bằng tiếng sĩ.Nhiều trường đại học trên thế giới cho phép nghiên cứu sinh được nộp các bàibáo khoa học có phản biện là kết quả của quá trinh nghiên cứu tiến sĩ dé được xét

cấp bằng Ở Việt Nam có quy định một trong những điều kiện dé nghiên cứu sinh

được đăng ký đánh giá luận án ở đơn vị chuyên môn là phải có ít nhất 01 bài báođăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục Web of Science, Scopus.

Thứ chín là dé có điểm cộng hoặc thuận lợi khi xin học và/hoặc xin học bongcho học thạc si (đặc biệt là thạc sĩ nghiên cứu) hoặc tiễn sĩ Có bài báo quốc tế sẽ

là điều rất thuận lợi, một bằng chứng rat tốt cho năng lực nghiên cứu của ứng

viên.

Thứ mười là đề trả sản phẩm đầu ra của dự án được tài trợ Ví dụ quỹ Pháttriển khoa học và Công nghệ quốc gia (NAFOSTED) yêu cầu sản phẩm đầu racho một đề tài nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và nhân vănphải là ít nhất 01 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế có uy tín và 02 bài báo công

bố trên tạp chí quốc gia có uy tín

Thứ mười một là là dé tìm kiêm cơ hội hợp tác nghiên cứu khoa học trong

và/hoặc ngoài nước.

Thứ mười hai là đễ được nhận tiền thưởng Nhiều trường đại học Việt Nam

có mức thưởng khá cao (có thể lên tới và trăm triệu đồng) cho một bài báo đượcđăng trong những tạp chí hàng đầu trong danh mục AHCI, SCIE hoặc SSCI của

Trang 9

Web of Science Bộ Giáo duc và Dao tạo, Bộ Khoa hoc và Công nghệ cũng cónhiều chính sách thưởng cho các công bố quốc tế có chất lượng cao.

Trên tất cả, nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu xác nhận rằng họ viết bài

và đăng bài ở những tạp chí có uy tín chỉ bởi niềm đam mê Sẽ chắng có gì vuisướng và tự hào hơn khi thấy bài viết của mình được đăng trong tạp chí hàng đầu

của ngành.

Trường Đại học Luật Hà Nội có định hướng phát triển trở thành cơ sở giáo

dục đại học định hướng nghiên cứu Trong những năm gần đây, lãnh đạo Nhà

trường luôn quan tâm đến công tác nghiên cứu khoa học, bởi nghiên cứu khoa

học là một trong ba chức năng của Trường, đồng thời là cơ sở để công bố với xãhội là cơ sở đào tạo luật trọng điểm quốc gia theo định hướng nghiên cứu Vì vậy,

Nhà trường đã có nhiều chính sách khuyến khích đội ngũ giảng viên tiễn hành

các hoạt động nghiên cứu khoa học, trong đó có công bố quốc tế Chăng hạn như

chính sách hỗ trợ về kinh phí cho các bài báo đăng trên tạp chí quốc tế thuộc danh

mục ISI/ SCOPUS Đây là cơ sở để đội ngũ giảng viên có thêm động lực đăngnhiều hơn các công bố quốc tế uy tín, từ đó nâng cao uy tín của Trường Tuynhiên, làm thế nào để đăng được các bai báo trên Tạp chí ISI/SCOPUS là câu hỏikhó, cần được nghiên cứu và chia sẻ từ kinh nghiệm của người di trước Vi vậy,rất cần có công trình nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi này

Xuất phát từ lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “Kỹ năng viết và công bố bài

bdo quốc tế trên tạp chi ISI, SCOPUS trong lĩnh vực Lý luận, Luật hiến pháp,

Luật hành chính” có ý nghĩa quan trọng nhằm tong hợp kinh nghiệm, đúc rút kỹ

năng năng viết và công bố bài báo quốc tế trên tạp chi ISI, SCOPUS trong lĩnhvực Lý luận, Luật hiễn pháp, Luật hành chính

2 Tình hình nghiên cứu

2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài

Viết và công bố kết quả nghiên cứu khoa học trên các tạp chí quốc tế uytín có chỉ số ISI, SCOPUS trong tất cả các lĩnh vực nói chung, trong lĩnh vực

Lý luận, Luật hién pháp, Luật hành chính là một trong những tiêu chí dé đánh

Trang 10

giá năng lực nghiên cứu của các cơ sở đảo tạo đại học, sau đại học trong bối

cảnh hội nhập quốc tế Hiện nay, vấn đề này đã được các nhà khoa học nghiêncứu, công bố một số công trình với các mức độ và phạm vi khác nhau Cụ thể:

- Sách “Công bố khoa học giáo dục theo hướng tiếp cận quốc tế” của

tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần Trung, Nguyễn Tiến Trung (đồng chủ biên),

Nxb Giáo dục Việt Nam, năm 2020 Cuốn sách gồm14 chương, 343 trang, gồm

03 phan: (1) Các nội dung kinh điển trong nghiên cứu khoa học; (2) Nội dung

liên quan đến một số kỹ năng trong nghiên cứu và xuất bản quốc tế; (3) Nộidung mới nhất của thực tiễn khoa học thế giới Trong đó, ở nội dung lớn thứ

nhất, cuốn sách chỉ rõ cau trúc phô quát của bài báo khoa học quốc tế (chương8), cách trích dẫn tài liệu nghiên cứu khoa học (chương 9) Ở nội dung lớn thứ

hai, cuỗn sách đưa ra các xếp hang tạp chí khoa học trong Web of science and

scopus (chương 4), công cụ tìm kiếm tạp chí trong nghiên cứu khoa học(chương 5), công cụ trực tuyến trong nghiên cứu khoa học (chương 12), và mãđịnh danh của nhà nghiên cứu (chương 14) Với những nội dung nói trên, cuốnsách bước đầu đã định hướng cho các nhà khoa học trẻ trong việc lựa chọn đềtài, quá trình viết và công bố kết quả nghiên cứu khoa học trên các tạp chí quốc

tế uy tín

- Bài viết “Những thách thức của viết học thuật đối với các nhà khoa họcViệt Nam trong công bố quốc té” của tác giả Nguyễn Thị Anh Vân, đăng trêntạp chí Luật học, số 04/2018 (tr.94-tr.108) Bài viết bàn về đặc điểm của truyền

thống viết của người Viét trong mối quan hệ với yêu cầu của viết học thuật

Phương Tây nhăm gợi mở hướng đi cho các học giả người Việt trên con đường

công bố quốc tế các sản phẩm trí tuệ của mình

- Bài viết “Một số kỹ năng cơ bản về công bố bài báo khoa học trên tạpchí quốc tế” của tác giả PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Hải, đăng trên tạp chí Lýluận chính trị, số 2, năm 2021 (tr.68- tr.74) Bài viết chia sẻ một số thông tin,kinh nghiệm như lựa chọn tạp chí dé gửi bài viết, kỹ năng viết bài, nộp bài viết

va đáp ứng phản hồi khi tác giả gửi bai cho tạp chí quốc tế Đồng thời, đưa ra

Trang 11

một số gol ý về cau trúc cơ bản của một bài báo khoa học trong lĩnh vực khoahọc và nhân văn.

2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến đề tài

Nếu như ở Việt Nam, việc viết bài đăng và tiến hành công bố bài viếtcủa mình trên các tạp chí quốc tế như ISL, Scopus chưa được các nhà nghiên

cứu pháp luật tại Việt Nam thực hiện thường xuyên, thì trên thế giới, đây lại làmột hoạt động được diễn ra phô biến, nhờ những thông tin hữu ích được đưa ra

trong các công trình nghiên cứu khoa học của nhiều tác giả về chủ đề này Một

số công trình tiêu biểu có thé kể đến như cuốn sách “Academic writing and

publishing: A practical handbook’ của James Hartley (Nxb London:Routledge, 2008), đưa ra những vi dụ dé đối tượng là giảng viên và người họcchuyên sâu hiểu được cách thức đăng một bài viết học thuật trên tạp chí quốc

tế, với những chỉ dẫn trực tiếp dựa trên nghiên cứu mới nhất tại thời điểm cuốnsách xuất ban; Gan đây hơn, có thé kế đến cuốn sách “What I learned from

predatory publishers” cua Jeffrey Beall (Nxb Biochemia Medica, 2017), một

công trình nghiên cứu mang tinh cảnh báo cho các nhà khoa hoc về những don

vị "xuất bản săn moi" trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến 2017, là nhữngNhà xuất bản vốn chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà không quan tâm chất lượnghọc thuật trong bài viết, dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực cho ngành xuất bảnhọc thuật trong tương lai; cuốn sách “The Hunter became the Hunted: Agraduate student’s experiences with predatory publishing” cua Zach Taylor

(Đại hoc Texas năm 2019) cũng nêu những trải nghiệm tương tu dé người docnhận diện những Nhà xuất ban “săn môi” như vậy

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu học thuật chuyên sâu về van dé này

chủ yếu tập trung vào việc hướng dẫn cho các nhà khoa học về kỹ năng viết bài

và đăng tạp chí, hoặc tập trung vào việc giúp các nhà khoa học nhận diện nhữngđơn vị xuất bản không chính thống dé bỏ qua, mà chưa thực sự di sâu vào nhữnghướng dẫn cụ thé dé các nhà khoa học có thê đăng bài trên các tạp chí quốc tế

một cách thuận lợi Những hướng dẫn này chủ yếu đến từ những bài báo mang

Trang 12

tính giới thiệu, “cam tay chỉ việc”, có thê kê đến như “How to publish yourresearch - A step-by-step guide to getting published’, đăng trên trang Author

Survices của nhóm tác gia Taylor & Francis, với các bước thao tac từ việc lựa

chọn tạp chí phù hợp dựa trên tiêu chí nội dung của bài viết, soạn thảo bài đăng

tạp chí, đệ trình bản thảo, định hướng tham khảo nội dung bài viết từ ý kiến củangười thâm định, rồi sau cùng mới tới bài viết được đăng trên tạp chí; “How to

get your journal article published’ đăng trên — websitehttps://www.sagepub.com chi dẫn nhanh một số kỹ năng dé đăng bản thảo, lựa

chọn tạp chí, những “quy tắc vàng” cho việc chuẩn bị bản thảo, liên hệ biên tập

và chờ đợi kết quả nếu được đăng tap chí hoặc bi từ chối; “How to get published

in an academic journal: top tips from editors” dang trén tap chi The Guardiannăm 2015 cũng đưa ra một số chỉ dẫn về giai đoạn viết bài (tập trung diễn giải

vấn đề theo trình tự logic thay vì thời gian, tránh vừa viết vừa sửa, hỏi ý kiếnđồng nghiệp, quan tâm đến độc giả quốc tế ) và giai đoạn đệ trình bản thảo

(lựa chọn tạp chí, tuân thủ quy trình, ) và xử lý kết quả (phản hồi người thầm

định, rà soát lại để chỉnh sửa và đệ trình lai )

Những hướng dẫn này rat hữu ích trong việc thực hiện các thao tac đăng

bài, tuy nhiên việc xây dựng được một công trình nghiên cứu chuyên sâu vàphù hợp với tình hình hiện nay về chủ đề này sẽ đem lại những kiến thức tổng

hợp và đánh giá chính xác nhất cho các nhà khoa học trong tương lai gần

3 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục dich nghiên cứu

Mục đích của dé tài là nghiên cứu dé tạo ra sản phẩm ứng dụng là tong

hợp kinh nghiệm công bồ bai báo quốc tế trong danh mục ISI, Scopus thuộcchuyên ngành Lý luận, Luật hiến pháp, Luật hành chính

3.2 Mục tiêu nghiên cứu

Một là, tong hợp, xây dựng được kĩ năng viết và cau trúc nội dung bàibáo đăng trên tạp chí thuộc danh mục ISI/SCOPUS thuộc chuyên ngành Lý

luận, Luật Hiến pháp, Luật hành chính

Trang 13

Hai là, hình thành được yêu cầu và một số phong cách trích dẫn nguồnchủ yếu và kinh nghiệm trong lựa chon dia chi công bố bài báo quốc tế thuộc

chuyên ngành Lý luận, Luật Hiến pháp, Luật hành chính

4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

- Cách tiếp cận: Đề tài được tiếp cận theo hướng nghiên cứu những bài báo

điển hình thuộc chuyên ngành Lý luận, Luật Hiến pháp, Luật Hành chính dé từ đó

rút ra những kinh nghiệm về lựa chọn chủ đề, lựa chọn tạp chí phù hợp, lựa chọncau trúc bài viết cho phù hợp và quy tắc trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo

- Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu với một sô phương phápnhư phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê

5 Kết cau của đề tài

Ngoài phần mở dau, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cầu nội

dung Báo cáo tổng hợp chia thành 3 chương:

- Chương 1: Khái quát về công bố bài báo quốc tế thuộc chuyên ngành Lý

luận, Luật Hiến pháp, Luật hành chính

- Chương 2: Kĩ năng viết và cau trúc nội dung bài báo đăng trên tạp chíthuộc danh mục ISI/SCOPUS thuộc chuyên ngành Lý luận, Luật Hiến pháp,Luật hành chính

- Chương 3: Yêu cầu và một số phong cách trích dẫn nguồn chủ yếu và

kinh nghiệm trong lựa chon dia chỉ công bồ bai báo quốc tế thuộc chuyên ngành

Lý luận, Luật Hiến pháp, Luật hành chính

Trang 14

Chương 1KHÁI QUAT VE CÔNG BO BÀI BAO QUOC TE THUỘC CHUYEN

NGANH LY LUAN, LUAT HIEN PHAP, LUAT HANH CHINH

1.1 Khái niệm bai báo quốc tế thuộc chuyên ngành

Có thé nói rang, bài báo khoa học chính là cốt lõi xuyên suốt quá trình

nghiên cứu, từ khi bắt đầu tới khi kết thúc Khi bắt đầu một đề tài, người nghiêncứu sẽ phải tìm đọc các bài báo của các tác giả khác về lĩnh vực đó nhằm hai

mục đích là học những kiến thức nền tảng và nắm bắt xu thế nghiên cứu của đề

tài Từ đó, nhà nghiên cứu định ra con đường của mình, tìm hướng nghiên cứu riêng cua minh Một công trình nghiên cứu chỉ được coi là có giá tri khoa học

khi kết quả của nó có thé được viết thành các bài báo đăng trên các tạp chí hoặc

báo cáo ở các hội nghị khoa học quốc tế được thâm định về chuyên môn thôngqua phản biện của các chuyên gia Bắt đầu bằng việc đọc và học từ bài báo củangười khác và kết thúc ở việc công bố bai báo của bản thân mình, đó là mộtchu trình bắt buộc của nghiên cứu Thông thường một bài báo khoa học sẽ cócau trúc bao gồm các nội dung sau đây:

Thứ nhất, tiêu dé bài báo (Title): Số lượng từ trong tiêu đề bài báo tùytheo quy định từng tạp chí, thông thường là từ 10 đến 18 từ phản ánh nội dung

đề cập trong bài báo Dưới tiêu đề bài báo thường là tên tác giả, tập thê tác giả,email, cơ quan công tác, ngày nhận bài báo và ngày chấp nhận đăng bài báo

Tứ hai, phan tóm tắt (Abstract): Số lượng từ phan này tùy theo quy định

của từng tạp chí, thông thường là từ 100 đến 250 từ Tóm tắt bài báo thườngphải thé hiện vấn đề hoặc mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, thời

gian, số liệu dùng cho nghiên cứu, kết quả tác giả mới tìm ra, và kết luận Tất

cả phải được trình bay ngắn gọn, cô đọng Dưới tóm tắt là từ khóa (Key words)

gồm 3 - 5 từ quan trọng có tần suất lặp lại nhiều trong bài viết

Tht ba, phan giới thiệu (Introduction): Day là phần dẫn nhập, phan này

thường nói về cơ sở, lý do, tâm quan trong của vân đê tac gia muôn nghiên cứu

Trang 15

và cấu trúc của bài báo Trong phần này, tác giả phải nêu rõ câu hỏi nghiên cứucủa minh (research question).

Thứ tu, lược sử về nghiên cứu trước đây (Literature review): Một số bai

báo khoa học gộp mục nay với mục giới thiệu bên trên, tùy vào ý đô tác giả,

cũng có nhiều trường hợp tách riêng Phần này tác giả phải nêu những nghiêncứu quan trọng trước đây trên thế giới đã làm liên quan đến van đề mình nghiên

cứu Tác giả phải chỉ ra các nghiên cứu trước đã đi tới đâu, đạt kết quả gì cũngnhư những gi còn thiếu, chưa hoàn chỉnh, hoặc bị sai lệch kể cả về mặt lý thuyết

và thực tế dé từ đó tìm cách bồ sung, hoàn chỉnh, điều chỉnh thể hiện sự đónggóp mới của tác giả cho sự phát triển khoa học

Thứ năm, phương pháp và số liệu ding cho nghiên cứu (Methodologiesand Data): Phan này đề cập tới các phương pháp tác giả sử dụng dé nghiên cứnhư phân tích định tính, phân tích định lượng, mô tả, thực nghiệm Căn cứ vào tùy từng công trình, mục tiêu, lĩnh vực nghiên cứu mà tác giả lựa chọnphương pháp và số liệu hoặc đữ liệu nào cho phù hợp Đây là công cụ giúp tácgiả trả lời câu hỏi nghiên cứu đã đưa ra.

Thứ sáu, kết quả và thảo luận (Results and Discussion): Phần này tác giả

sẽ giải thích và thảo luận về các kết quả mình mới tìm thấy mà nghiên cứu trướcchưa tìm ra hoặc phản bác lại kết qua của các nghiên cứu trước, hoặc bố sungthêm dé hoàn thiện về lý thuyết hoặc thực nghiệm cho các nghiên cứu trướcđây đã đề cập ở mục lược sử Nói cách khác đây chính là câu trả lời cho vấn đề

hoặc mục tiêu nghiên cứu đã nêu ra ở phần trước

Thứ bay, phan kết luận (Conclusion): Phan này sẽ là tông lược kết quanghiên cứu, nêu bật ý nghĩa khoa học của kết quả nghiên cứu, ứng dụng của

chúng vào thực tế cuộc sống, hoặc giúp cho việc hoạch định chính sách ra sao,

ưu nhược điểm của nghiên cứu như thế nào, và những định hướng cho các

nghiên cứu liên quan trong tương lai.

Tht tám, tài liệu tham khảo (References): Mục này gồm các tài liệu có

trích dẫn hoặc là cơ sở quan trọng cho việc phân tích logic của nghiên cứu dé

Trang 16

cập trong bài báo Riêng phần này cần lưu ý trình bày theo tiêu chuẩn các tạpchí đưa ra.

Thứ chín, lời cảm ơn (Acknowledgements) - nếu có: Là lời cam ơn tớicác cơ quan, tô chức tài trợ, các cá nhân có đóng góp, giúp đỡ cho việc viết vàhoàn thiện bài báo.

Đây là cấu trúc của một bài báo khoa học thông thường, tuy nhiên, trong

thực tế tác giả cũng có thê có thay đổi chút ít Khi nộp bản thảo bài báo củamình cho tạp chí nào tác giả cũng hết sức lưu ý về các yêu cầu trình bày một

bài báo khoa học tạp chí đó cả về cấu trúc lẫn định dạng dé tránh việc bị từchối

Công bồ kết quả nghiên cứu chính là bước quan trọng cuối cùng nhằm

ghi nhận kết quả của một hoạt động hay dự án nghiên cứu trên mọi lĩnh vực dù

là khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội và nhân văn Đăng bài báo trên tạp

chí quốc tế có uy tín là một hình thức công bố kết quả nghiên cứu phổ biến

được sử dụng như tiêu chí để đánh giá khả năng chuyên môn, năng suất khoahọc của người nghiên cứu và thứ hạng của các cơ sở đào tạo đại học, sau đạihọc Nhiều trường đại học, viện nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam coicông bồ quốc tế như một thước đo dé đánh giá năng lực nghiên cứu của nghiêncứu sinh, giảng viên, nghiên cứu viên cũng như khả năng hội nhập của giảng

viên, nhà nghiên cứu trong một co sở dao tạo dai hoc Có thê thay rang, sé

lượng và chat lượng công bố quốc tế là một trong những tiêu chí quan trong déđánh giá, xếp hạng dai học trên thé giới Hoạt động khoa học — công nghệ nàycũng trực tiếp nâng cao tiềm lực khoa học — công nghệ của quốc gia, nâng caogiá trị sản phâm hàng hóa, sản phâm khoa học — công nghệ, hình ảnh quốc gia,

góp phan phát triển đất nước Hiện nay, ISI (The Institute for Scientific

Information) va Scopus (Elsevier) là hai hệ thống chỉ mục thông tin khoa học

quốc tế có sức ảnh hưởng IF! lớn nhất thế giới

MF - Impact Factor là hệ số ảnh hưởng của tap chí khoa học, thường được dùng để phan ánh mức độ uy tín của một tạp chí Hệ số này được tính hàng năm và thay đổi theo thời gian, có khi biến động rất lớn.

Trang 17

ISI là viết tắt của Institute for Scientific Information (Viện Thông tinKhoa học) — Hoa Kỳ ISI được thành lập năm 1960 bởi Eugene Garfield (1925-

2017) ISI được Thomson Scientific & Healthcare mua lại vào năm 1992, được

biết đến với tên Thomson ISI và hiện nay là một phan của Intellectual Property

& Science thuộc Thomson Reuters Năm 2016, Intellectual Property & Scienceđổi tên thành Clarivate Analytics ISI thống kê, đánh giá và xếp hạng hang

nghìn tạp chí khoa học thuộc hầu hết các lĩnh vực tạo thành một bộ cơ sở dir

liệu thông tin khoa học đáng tin cậy bao gồm ba nhóm:

- SCI (Science Citation Index) có 3773 tap chí thuộc 100 ngành Sau đó

có SCIE (Science Citation Index Expanded) với 8207 tạp chí thuộc 150 ngành Trong đó, các tap chí thuộc SCI được đánh giá cao hơn các tạp chí thuộc SCIE

(mở rộng)

- SSCI (Social Sciences Citation Index) gồm 2697 tạp chí và 3500 công

trình của 50 ngành A&HCI (Art and Humanities Citation Index) gồm 1470 tạpchí và 6000 công trình Đây là những tạp chí thuộc lĩnh vực Nghệ thuật, Khoa

học Xã hội và Nhân văn.

- CPCI (Conference Proccedings Citation Index) gồm 110000 tuyển tập

hội nghi.

Scopus là cơ sở dữ liệu chỉ mục chứa ban tóm tắt và trích dan các bài báokhoa hoc và thuộc sở hữu của Nhà xuất ban Elsevier (Hà Lan) Scopus được

xây dung từ tháng 11 năm 2004, dành cho thuê bao trực tuyến, có trả phí Đó

là một cơ sở dữ liệu thư mục chứa bản tóm tắt và trích dẫn các bài báo khoahoc Scopus có chứa hàng chục triệu ban tom tắt, gần 22.000 danh mục từ hơn

5.000 nhà xuất bản, trong đó hơn 30.000 là tạp chí đánh giá chuyên ngành trongkhoa học, kỹ thuật, y tế, xã hội, nghệ thuật và nhân văn

Để được liệt kê vào danh sách Scopus, các tạp chí cũng được lựa chọnnghiêm ngặt Số lượng tạp chí năm trong Scopus gần gấp đôi số lượng nằmtrong ISI, nhưng không bao gồm tất cả mà chỉ chứa khoảng 70% số lượng củaISI Tuy nhiên, nguồn Scopus chỉ bao gồm các bài báo xuất bản từ năm 1995

Trang 18

trở lại đây Cách đánh giá chất lượng các tạp chí của Scopus cũng dựa vào chi

số ảnh hưởng IF nhưng nội dung trang web của Scopus (www.scopus.com) rất

tiện ích khi sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, từ tra cứu tài liệu đến đánh

giá tình hình nghiên cứu khoa học của các cá nhân và các cơ sở đào tạo, nghiên

1.2 Vai trò, ý nghĩa công bố bài báo quốc tế thuộc chuyên ngànhCông bố bài báo quốc tế đã không còn là chuyện quá xa lạ khi sự ảnhhưởng và uy tín học thuật của các nhà nghiên cứu lớn luôn được đánh gia qua

năng suất cũng như chat lượng nghiên cứu Công bồ quốc tế cũng trở thành tiêu

chuẩn dé đánh giá uy tín khoa học của một nhà khoa học Thiếu công bố quốc

tế sẽ can trở con đường hợp tác nghiên cứu, hợp tác ứng dụng do suy giảm uy

tín cá nhân của nhà giáo/nhà khoa học Có nhiều lí do để các tác giả cần phát

huy vai trò của công bố quốc tế đối với nền khoa học ở Việt Nam hiện nay,trong đó có những lí do chính sau đây:

Thứ nhất, về nghĩa vụ đóng góp vào nên tri thức: Như đã phân tích ởtrên, bài báo khoa học là bước cuối cùng trong quy trình nghiên cứu khoa học

Trong quá khứ, phan lớn tri thức khoa học xuất phát từ các nước phương Tây,

nơi mà văn hóa khoa học (kế cả văn hóa công bố ấn phẩm khoa hoc) đã đượchình thành tốt Tuy nhiên, ở các nước châu Á, tri thức khoa học thường khôngđược công bố mà chỉ giới hạn trong gia tộc hoặc là “tài sản riêng” của các nhàkhoa học cho đến khi họ mất đi mà không được ai tiếp cận Công bố quốc tế

không chỉ là một hình thức làm chủ kiến thức cho nước nhà, mà còn đóng góp

vào kho tàng tri thức của con người Nghĩa vụ của các nhà khoa học là báo cáocho công chúng được biết đến kết quả nghiên cứu của mình

Thứ hai, về chuẩn mực khách quan: Phần lớn các công trình nghiên cứu

ở Việt Nam được đánh giá bằng những budi nghiệm thu kèm theo báo cáo mang

tính hình thức hơn là khoa học Cách làm này rất khác so với cách làm chuẩncủa quốc tế Một chuan mực mà cộng đồng khoa học quốc tế và các cơ quan tài

trợ cho nghiên cứu déu nhất trí là công trình khoa học phải được đánh giá qua

Trang 19

an phâm khoa học được công bồ trên các tập san khoa học có uy tin, bang sángchế, số lượng nghiên cứu đào tạo, và khả năng ứng dụng vào thực tiễn (nếu là

công trình nghiên cứu ứng dung) Do đó, công bố quốc tế phải và nên đượcxem là một chuẩn mực quan trọng để đánh giá thành quả của một công trình

nghiên cứu, và là một tiêu chuẩn tối thiêu để xét phong các chức danh giáo sư

và phó giáo sư.

Thứ ba, về cơ hội hợp tác: Ngày nay, hợp tác trong nghiên cứu khoa học

là một chuẩn mực chứ không phải là một biệt lệ Ở nước ta, trong điều kiệnthiếu thiết bị và hạn chế về phương pháp, việc hợp tác khoa học là một nhu cầu

rất lớn Chỉ có thé qua hợp tác quốc tế, giới khoa học Việt Nam mới có cơ hộihội nhập và nâng cao kĩ năng nghiên cứu cho mình Các tập san khoa học và

hội nghị khoa học quốc tế chính là những diễn đàn lí tưởng để các nhà nghiên

cứu gặp nhau và hợp tác làm việc Do đó, công bố kết quả trên các tập san này

là một cách để nâng cao sự hội nhập của khoa học Việt Nam và qua đó củng cô

nội lực của giới nghiên cứu Việt Nam.

Thứ tư, về hội nhập quốc tế: Số lượng và chất lượng ấn phẩm khoa học

là một thước đo quan trọng về khả năng khoa học của một quốc gia Trong mộtthời gian dài, khoa học Việt Nam cũng nằm trong bối cảnh lịch sử của đất nước,chịu sự cô lập và khép kín Hệ quả là SỐ lượng công trình khoa học được công

bố trên các tập san quốc tế còn cực kì giới hạn

Thực tế cho thấy, nhiều quốc gia trên thế giới đã nhanh chóng thoát khỏitình trạng lạc hậu và nghèo đói nhờ đầu tư phát triển và ứng dụng mạnh mẽ

khoa học và công nghệ một cách đúng hướng Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc

và Đài Loan là những ví dụ điển hình cho việc đầu tư phát triển vào khoa học

và công nghệ Có thé thấy, giữa số ấn phâm khoa học và chỉ số kinh tế tri thức

dựa trên các chỉ số thông kê về thu nhập bình quân đầu người và số lượng công

bố quốc tế trên các tạp chí thuộc hệ thống ISI của các quốc gia có mối tươngquan chặt chẽ Thông tin khoa học là nền tang cho công nghệ phát triển, vi

chính thông tin khoa học dẫn đến sáng chế và đổi mới công nghệ Thông tin và

Trang 20

dữ liệu khoa học thường được thể hiện qua các an pham duoc cong bồ trên cáctập san có bình duyệt Các tập san xuất hiện trên các tạp chí có chỉ số ảnh hưởng(IF) càng cao và được bình duyệt cần trọng bởi các chuyên gia hàng đầu thìlượng thông tin mới và hàm lượng khoa học càng có ý nghĩa Vì thế, một cáchđánh giá hiệu quả đầu tư cho khoa học ở cấp vĩ mô là qua phân tích các ấnphẩm khoa học đã được công bố trên các tạp chí có uy tín, thông thường là cáctạp chí thuộc hệ thống SCI, SSCI hay SCIE, SSCIE, ISI Sau giáo dục ở bậchọc phổ thông, giáo dục đại học là bậc học đào tạo chuyên sâu dé tạo ra một

lực lượng lao động có chuyên môn cao và đội ngũ trí thức, nhà nghiên cứu khoa

học dé đáp ứng phát triển các lĩnh vực khác nhau của nên kinh tế Trên thực té,đóng góp vào GDP của các nước phát triển thuộc các ngành nghề có hàm lượng

chất xám cao, khoảng 20% từ ngành công nghiệp, khoảng 75% từ ngành dịch

vụ, còn lại thuộc các ngành có hàm lượng hoặc đầu tư khoa học công nghệ thấp

Cơ cấu lao động trong các ngành kỹ thuật, kinh doanh, dịch vụ, quản lý vàchuyên gia cũng lên đến gần 90%

Trong bối cảnh hiện nay, nguồn lực của một quốc gia chính là tiềm lựckhoa học và công nghệ của quốc gia đó Mối tương quan giữa nghiên cứu vàcông bố khoa học có liên hệ mật thiết đến phát triển kinh tế của mỗi quốc gia,trong đó giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng có vai trò hạt nhân

dé thúc day phát triển khoa học công nghệ, dao tạo nghề nghiệp chuyên sâu détạo ra một lực lượng lao động có chuyên môn cao và đội ngũ trí thức, nhà

nghiên cứu khoa học đáp ứng phát trién một cách bền vững kinh tế xã hội Nếu

các cơ sở giáo dục, các trường đại học, cao đăng thực hiện nhiệm vụ đào tạo

của minh ma sản phẩm đầu ra không gan với đầu ra của công bố khoa học sẽ

đưa nền giáo dục chệch khỏi sự định hướng quan trọng cho sự phát triển kinh

tế Trên thực tế, đầu ra của quá trình đào tạo không gan VỚI VIỆC công bố và

phản biện xã hội sẽ dẫn đến sản phâm của quá trình đào tạo không được kiểmduyệt một cách khoa học, điều này sẽ dẫn đến hệ quả là tình trạng gian lận, đạo

văn trong học thuật và trong nghiên cứu khoa học rất nghiêm trọng, làm suy

Trang 21

yếu chất lượng giáo dục và làm giảm hiệu quả đầu tư vào lĩnh vực này Mộtmặt, việc nghiên cứu và học thuật không gan VỚI công bố thì đầu ra của sảnphẩm thiếu sự bình duyệt khách quan của các chuyên gia đóng vai trò trọng tàichuyên môn sâu ở trên thế giới, mà nó chỉ phụ thuộc vào một nhóm người hữu

hình bình xét, dé đưa đến kết quả chủ quan Điều này làm cho chất lượng khoahọc và sản phẩm đào tạo khó được xã hội chấp nhận, cạnh tranh quốc té thap,

thiếu khách quan Vi vậy gắn sản phẩm dao tạo, nghiên cứu với công bố làmcho chất lượng giáo dục, khoa học và công nghệ được kiểm định, phát triển bền

vững và làm tăng hiệu quả đầu tư của nhà nước trong lĩnh vực quan trọng này

Mặt khác, nếu sản phẩm của quá trình đào tạo và hoạt động công nghệ đượccông bố trên các tạp chí quốc tế, điều này tác giả khang định với thế giới răng

đó là sản phẩm mà bản quyền thuộc về họ Từ việc công bố này mà sản phẩm

nghiên cứu của tác giả được mọi người trên thế giới biết đến và vì thé dé dàng

hơn trong việc ứng dụng rộng rãi và đây cũng như một kênh thông tin để cácnhà đầu tư tìm kiếm hoặc mua bản quyên Ở Việt Nam hiện nay, việc gắn kết

trong nghiên cứu và đào tao với công bố khoa học còn rất yếu và hạn chế.Chúng ta chỉ mới bắt đầu đưa ra các tiêu chuẩn đầu ra cho giáo dục đào tạo ởtrình độ tiến sĩ có gắn với công bố khoa học, các đề tài nghiên cứu cấp nhà nướcnhư Nafosted mới bắt buộc gắn với công bố khoa học quốc tế ở các tạp chíthuộc hệ thống ISI Ở các trình độ nghiên cứu khác và các dé tài nghiên cứu

khoa học các cấp vẫn chưa bắt buộc gan VỚI công bố khoa học và vẫn xa vời

với công bố quốc tế Trong hàng chục năm qua ở Việt Nam, nghiên cứu khoa

học và giáo dục đào tạo ở các trường đại học và cơ sở giáo dục, các viện nghiên

cứu thiếu sự ràng buộc gắn đầu ra với công bố khoa học quốc tế nên dẫn đến

tình trạng kém phát triển trong nghiên cứu, những lỗ hỏng trì trệ và ít cập nhật,trích dẫn các công trình xuất bản trên thé giới, từ đó gian lận kéo theo trong học

thuật Có thé nói rằng, có hàng vạn dé tài, luận án, luận văn, khóa luận tôn tại

được cắt, chép trôi nỗi mà không có nguồn gốc và không được trích dẫn theo

tiêu chuẩn khoa học Nếu hiện tại Việt Nam không có định hướng mạnh mẽ và

Trang 22

cụ thé dé gắn kết giữa nghiên cứu, học thuật với công bố khoa học thì khoảngcách nghiên cứu và thực lực công nghệ của Việt Nam ngày một cách xa hơnnữa với các nước phát triển Chỉ có con đương gắn chặt nghiên cứu, học tập vớicông bồ khoa học thì chất lượng của nghiên cứu và quá trình giáo dục mới đượcphát triển một cách bền vững Tùy vào trình độ giáo dục và cấp độ nghiên cứu

của các dé tai, các nhà nghiên cứu và quản lý giáo dục, khoa học công nghệ

Việt Nam phải có định hướng dé sớm xây dựng và quy định các tiêu chuẩn đầu

ra của công bố khoa học tương ứng ở các hội thảo và tạp chí ở khu vực, quốc

gia và quốc tế là một xu thé tat yêu dé phát triển nghiên cứu khoa học và giáo

dục đại học Nghiên cứu này là kết quả bước đầu, chỉ dừng lại việc thống kê,

phân tích và đánh giá chỉ số công bồ trên đầu người, chỉ số trích dẫn, chỉ số H

và chỉ số phụ thuộc trong nghiên cứu và những liên hệ của chúng như thế nào

đến chỉ số thu nhập bình quân đầu người Đây cũng là những giới hạn của bàibáo Việc mở rộng nghiên cứu các biến khác, như chỉ số vốn đầu tư cho khoa

học công nghệ, chất lượng nhân lực, cơ cau lao động, có tác động như thế

nào đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia là hướng nghiên cứu tiếp theo

sẽ được đầu tư nghiên cứu trong tương lai để đưa đến kết quả xác đáng hơn.1.3 Đặc thù về công bố bài báo quốc tế thuộc chuyên ngành Lý luận,Luật Hiến pháp, Luật hành chính

Ti nhất, đặc thù về chủ đề bài báo Đối với ngành luật nói chung và

chuyên ngành Lý luận, Luật hiến pháp, Luật hành chính nói riêng, việc lựa chọn

chủ dé dé viết bài đăng trên tạp chí khoa học quốc tế là van dé vô cùng quan

trọng So với một SỐ ngành thuộc nhóm ngành khoa học tự nhiên thì ngành luật

thuộc nhóm ngành khoa học xã hội có những khó khăn hơn trong quá trình đăngtạp chí quốc tế, nhất là tạp chí trong danh mục ISI và Scopus Vì vậy, lựa chọnnhững chủ đề nghiên cứu phi hợp với xu thế quốc tế dang quan tâm và có tínhmới về lĩnh vực Lý luận, Luật hiến pháp, Luật hành chính cũng là một trongnhững đặc trưng quan trọng để có thé công bồ bài báo trên các tạp chí thuộcdanh mục ISI, Scopus Nhiều nhà khoa học ban dau cũng rất loay hoay không

Trang 23

biết nên nghiên cứu về chủ đề gì để có thể đăng được trên tạp chí quốc tế bởichủ đề được tạp chí chấp nhận là khá quan trọng Trong khi đó, mảng xây dựngpháp luật của Việt Nam thuộc lĩnh vực lý luận về nhà nước, pháp luật rất khó

dé tìm ra chủ dé quốc tế quan tâm vì khác nhau về hệ thống chính trị cũng như

tư duy xây dựng pháp luật Có thể thấy trong lĩnh vực chuyên môn chuyên

ngành Luật hiến pháp, Luật hành chính hiện nay những chủ đề dé được chấp

nhận trên các tạp chí quốc tế đó là bàn luận về góc nhìn chính sách công gắnvới một lĩnh vực cu thé (môi trường, biến đôi khí hậu, quản tri giáo duc trong

bối cảnh mới, quan trị nền hành chính hiện đại ) và quyền con người Tuy

nhiên, riêng chủ đề bàn luận về quyền con người kha dé dé được chấp nhậnđăng trên tạp chí nhưng người viết rất thận trọng vì thường nhạy cảm về chính

trị nên tập trung khía cạnh về khoa học pháp lý đề bàn luận Ngoài ra, đặc thù

về chủ đề trong lĩnh vực lý luận, luật hiến pháp luật hành chính còn có thê tậptrung vào một số chủ đề khác mang tính thời sự như quản trị nhà nước hiện đại,

chính phủ điện tử, xây dựng luật trong bối cảnh chuyển đổi số, tham nhũng

chính sách trong xây dựng pháp luật

Thứ hai, đặc thù về cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đối vớinhững chủ đề thuộc lĩnh vực lý luận, luật hiến pháp luật hành chính Ngoài cácphương pháp truyền thống như phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử đối với

các bai báo đăng trên tạp chí thuộc dánh mục ISI, Scopus còn được sử dụng vớinhững phương pháp mang tính hiện đại như khảo sát, điều tra, cách tiếp cận

dựa trên quyên, cách tiếp cận liên ngành, đa ngành thì kết quả nghiên cứu có

giá trị khoa học cao hơn và dé dàng được chấp nhận đăng tải hơn

Trang 24

Chương 2

KĨ NANG VIET VÀ CẤU TRÚC NOI DUNG BAI BAO QUOC TE ĐĂNG

TREN TẠP CHÍ THUOC DANH MỤC ISI/SCOPUS THUOC CHUYENNGANH LY LUAN, LUAT HIEN PHAP, LUAT HANH CHINH

2.1 Kĩ năng lựa chọn chủ đề

Chon dé tài

- Chọn chủ dé minh quan tâm va đã theo đuôi nghiên cứu lâu nay

- Đọc các công trình nghiên cứu quan trọng trên thé giới liên quan đến chủ dé

- Tìm van dé học thuật cần khai thác thêm

- Tìm cách tiếp cận thú vị, gây chú ý

- Tìm phương pháp nghiên cứu phù hợp

Chi dé nghiên cứu cần hướng tới tinh mới, tính độc sáng (originality)

- Giải quyết một vấn đề cũ bằng phương pháp, dữ liệu mới;

- Giải quyết một vấn đề mới bằng phương pháp cũ;

- Giải quyết một van dé cũ nhưng ở một bối cảnh mới (chăng hạn ở một quốcgia khác)

- Giải quyết một vẫn đề cũ nhưng ở một lĩnh vực khoa học khác (chăng hạnluật học có thể nghiên cứu về kinh tế thị trường — von đã được nghiên cứu trong

kinh tế học)

Hướng tới các định hướng nội dung, yêu cầu của các tạp chí quốc té

uy tín mà tác giả định gui bài

VD2: Asian Journal of Comparative Law’ (Nxb Cambridge, Scopus,

Q4)

Tap chí Luật So sánh Châu A (AsJCL) là diễn đàn hang đầu về nghiên cứu

và thảo luận về luật và hệ thống pháp luật của Châu Á Nó bao gồm các công

việc mang tính lý thuyết, thực nghiệm, pháp lý xã hội, học thuyết hoặc so sánh

liên quan đến một hoặc nhiều hệ thống pháp luật Châu Á, cũng như công việc

? https://www.cambridge.org/core/journals/asian-journal-of-comparative-law

Trang 25

so sánh một hoặc nhiều hệ thống pháp luật Châu Á với các hệ thống khôngthuộc Châu Á Tạp chí tìm kiếm các bài báo thé hiện kiến thức sâu sắc về các

hệ thông pháp luật châu A, và do đó cung cấp một cơ hội dé chúng hoạt độngtrong thực tế AsJCL là một sang kiến của Viện Luật Chau A (ASLI), một hiệp

hội được thành lập bởi mười ba trường luật hàng đầu ở Châu Á và với cơ sở

thành viên mở rộng nhanh chóng trên khắp Châu Á và các khu vực khác trên

thế giới

AsJCL dành riêng cho việc xuất bản các bản thảo cung cấp các nghiên cứu

sảng tạo, chất lượng cao, xác thực và có tác động Tạp chí tự hào có một đội

ngũ biên tập viên vô song chủ yếu ở Châu Á, những người dẫn đầu trong nước

và quốc tế trong nhiều lĩnh vực và khu vực pháp lý Sự kết hợp giữa đội ngũ

biên tập đặc biệt của chúng tôi, hệ thống bình duyệt chất lượng cao, danh tiếng

là diễn dan hàng đầu cho các nghiên cứu pháp lý chau A, và việc chuyên đếnNhà xuất ban Dai học Cambridge gan đây đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể vềchất lượng các bài nộp Kết quả là, Tạp chí hiện chỉ xuất bản ít hơn một trong

số mười bài gửi mà nó nhận được Mặc dù điều này làm cho công việc của cácbiên tập viên của tạp chí trở nên khó khăn, nhưng nó cũng đảm bảo rằng Tạpchí chỉ xuất bản các nghiên cứu có chất lượng cao nhất về luật pháp và hệ thốngpháp luật của Châu A

Hướng tới các tiêu chí đánh giá chất lượng bài viết của các tạp chí quốc

té uy tín

VD1: Common Law World Review (Nxb uy tin SAGE)

Vòng đánh gia của ban biên tap (Editor assessment)

1 Mức độ liên quan đến tạp chí (Relevance to the journal)

2 Tính độc sáng của chủ đề (Originality of topic)

3 Chất lượng bai viết (Quality of writing)

4 Sử dụng tài liệu thích hợp và trích dẫn hiệu quả (Appropriate use of

materials and effective citation)

Trang 26

Vòng đánh gia của người phản biện (Reviewer assessment)

1 Chủ đề của bài báo có phải là một van đề pháp lý hoặc sự phát triển sẽ

có ý nghĩa đối với các quốc gia thông luật? (Is the subject of the article

a legal issue or development which will have significance throughout the

common law countries?)

2 Tác giả đã so sánh sự phát triển ở các nước thông luật khác nhau? (Has

the author compared developments in different common law countries?)

3 Bài báo có khả năng đóng góp đáng kế vào những nghiên cứu đã có

về chủ đề này không? (Is the article likely to stand as a significantcontribution to the literature on the subject?)

4 Làm thé nào dé bài báo liên quan đến học thuật pháp lý đương dai và

luật học trong lĩnh vực liên quan hoặc các lĩnh vực mà nó đề cập? (How

does the article relate to contemporary legal scholarship and jurisprudence in the relevant field or fields it addresses?)

5 Bài viết có lập luận chặt chẽ, mạch lạc và thuyết phục không? (Doesthe article present a well-structured, coherent and convincing argument?)2.2 Cau trúc nội dung bai báo

Ý nghĩa của cấu trúc bài báo

“Một trong những quy ước được chuẩn hóa nhất là cấu tric—nghia là tổ

chức lập luận của bạn và băng chứng cho lập luận của bạn Một bài báo có câutrúc tốt là một bài báo trong đó các ý tưởng được sắp xếp theo thứ bậc, dựa trên

tâm quan trọng của chúng và tô chức của chúng rõ ràng Không có câu trúc vững chăc, bài việt của bạn sẽ thiêu khung và các ý tưởng của nó sẽ sụp đô thành một mớ hôn độn Với bộ xương của một câu trúc vững chắc, bài viêt cua bạn trở nên sông động, hô trợ sức nặng của các ý tưởng của chính nó Đó là bởi

vì các mẫu thông thường hỗ trợ khả năng doc”

* “One of the most standardized conventions is structure—that is, the organization of your argument and the

evidence for your argument A well-structured article is one in which ideas are organized hierarchically, based

on their importance, and their organization is apparent Without a strong structure, your article lacks a

Trang 27

So sánh cau trúc bài báo lĩnh vực khoa học nhân văn và câu trúc bai

báo lĩnh vực khoa học xã hội”

participants interviewed Theoretical framework Findings

Outcome — ~ what happened to _ the participants later on?

Introduction — context,

review of debate,

scholarly claim for

significance, argument

Body — textual analyses, observations, crifical approaches to the topic

Discussion = implications of texts, why this article is a

contribution to the scholarly debate/field Conclusion

skeleton and its ideas collapse into a morass With the skeleton of a strong structure, your article comes to life, supporting the weight of its own ideas That’s because regular patterns aid readability.”

Xem: Belcher, Writing Your Journal Article in Twelve Weeks: A Guide to Academic Publishing Success (second edition), University of Chicago Press, 2019, tr 257.

5 Tác giả tổng hợp từ khóa đào tao “Social Science Research Writing Course” của Dr Florence Chiew,

Trang 28

methods and 7 Implications of the (Typically, humanities

findings study articles do not follow a

5 Conclusion — situate 8 Conclusion strict structure)

Danh sách kiểm tra để giải quyết các van dé về cau trúc5

1 Tôi có thé sử dụng nhiều tiêu đề phụ hơn dé tổ chức bài viết của mìnhkhông?

2 Tôi có thể sử dụng thêm phần tóm tắt để tạo liên kết mạnh mẽ hơn giữacác doan/phan không?

3 Tôi có sử dụng đủ các từ kết nối (signposting) dé thé hiện mục dich và

ý nghĩa của bài viết không?

4 Tôi có đưa ra bằng chứng đúng cách, nghĩa là trình bày bằng chứng saukhi tôi đã làm rõ lý do tại sao nó lại quan trọng trong bài báo của tôi không?

5 Chủ đề hoặc lập luận chính của tôi có xuất hiện trong mọi đoạn vănkhông?

6 Tôi có thê phát triển các ví dụ đồng đều hơn trên các phần khác nhau

không?

Các cách cầu trúc thông tin’

1 Bắt đầu với sự quen thuộc Đi từ những gì độc giả của bạn biết đếnnhững gi họ không biết

2 Đi từ đơn giản đến phức tạp

® Trích từ slides: “Social Science Research Writing Course” của Dr Florence Chiew, Macquarie University,

2013.

7 Trích từ slides: “Social Science Research Writing Course” của Dr Florence Chiew, Macquarie University,

2013.

Trang 29

3 Đi từ những điều không gây tranh cãi/chính thống đến những điều gâytranh cãt/độc dao hơn.

4 Đi từ cái chung đến cái riêng Bắt đầu với cái nhìn tông thé, van đề lớn(big picture).

5 Di chuyén qua một loạt các van đề được liên kết

2.3 Một số cau trúc bai báo điển hình

Bài báo: Son Ngoc Bui, The Socialist Precedent Cornell International Law Journal, Vol 52, 2019.

The Socialist Precedent

Ngoc Son Buit

Judicial precedent is virtually a synonym of common law that has now

gone global Apart from Anglo-American common law and Continental

civil law, socialist law has now adopted precedent Vietnam created a

for-mal and functional system of precedent, Laos empowered its Supreme

Court to develop precedent, and China adopted a precedent-like practice

called “guiding cases.” Marxist legal positivism, socialist legality,

demo-cratic centralism, and the assumption on the simplicity of substantive law

and the “socialist life” seem to render the creation of precedent in the

so-cialist legal system incomprehensible Focusing on Vietnam, this Article

aims to explain why precedent emerges in socialist law and to situate this

practice within comparative theorization about precedent It argues that

the creation and function of precedent in the socialist legal system is due

to the impact of the global diffusion of precedent, the dynamic adaption of

the socialist jurisprudence, institutional structure, substantive law, and the

transitional society This precedent system is informed by the global idea

of precedent, but is determined by socialist jurisprudence as the

conse-quence of path dependency, and therefore presents a distinctive modern

type of precedent, characterized as “socialist precedent.” This Article

adopts epistemological pluralism—the integration of insights from

com-plexity science, legal theory, post-modern and global comparative law, and

literature on comparative precedent—and empirical qualitative

methodol-ogy—the use of original resources and extensive interviews with local

ju-rists.

Introduction

I.Precedent and Socialist Legal Theory

Il The Emergence of Precedent in a Socialist Legal System

IIH.Explanatory Factors

Trang 30

IV.The Socialist Precedent in Comparative Context

Conclusion

Introduction - - xnxx HH ngư +22

1.Precedent and Socialist Legal Theory - -+<c<<<c<<=cs+ 425

II The Emergence of Precedent in a Socialist Legal System +29

Be LE econ cmnicneenen eS 429

5, EEGs cnc 430 Pe oon 433

i (EGR, Ta , — 5.7 ” 438

i 0 EqHfGIi ati), DGDGIHETEEiededdiieddidiyaa-dWeo 438

E, TH HH uuiddeeniieeeeiHaaenooiiiiaeesbiangesesslidadanliiasaesskedngemaik 439

ee ye, 56 439

2 Judicial Interpretation of Law - sex 440

3 Judicial Law-Making Ă Seo 441

Trang 31

TH Beaty CA cece nnn +43

A The Global Diffusion of Precedent eee 443

B Jurisprudential Dynamics cece eee eee eeeees 447

1 The Flexibility of Marxist Legal Positivism 447

3, The Pallet “Sorigliet lop se eeececeesee-onae 448

3 The Rise of “Socialist Rule of Law State” 449

ee -Ð 1y “^ a 450

C Institutional Dynamics - - 5 +51 S2 +2 Sex 453

D The Dynamics of Substantive Law c.<SĂ2 454

EB The IDywmamicsdltheS0EÍEUF esseeseeee-eesse=ee 455

IV.The Socialist Precedent in Comparative Context 359

A The Socialist Precedeni - vn 460

B Socialist Precedent and Common Law Precedent in the United

States and the United Kingdom - eee teens 464

C Socialist Precedent and Civil Law Precedent in France and

Trang 32

Bài báo: Luong et al, Understanding Cybercrimes in Vietnam: From Leading-Point Provisions to Legislative System and Law Enforcement International Journal of Cyber Criminology, Vol 13(2), 2019.

Copyright @ 2019 International Journal of Cyber Criminology - ISSN: 0974-2891 July - December 2019 Vol 13(2): 290-308 DOI: 10.5281/zenodo.3700724 Publisher & Editor-in-Chief - K Jaishankar / Open Access (Authors / Readers No Pay Journal).

This is a Diamond Open Access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution-NonCommercial-ShareAlike 4.0 International (CC-BY-NC-SA 4.0) License, which permits unrestricted non-commercial use,

open access distribution, and reproduction in any medium, provided the original work is

properly cited.

Understanding Cybercrimes in Vietnam: From Leading-Point Provisions to Legislative System and Law Enforcement

Hai Thanh Luong’ Huy Duc Phan’

Duy Tan University, Vietnam; Monash University, Australia

RMIT University, Australia

Dung Van Chu’, Viet Quoc Nguyen” Kien Trung Le’, & Luc Trong Hoang”

Ministry of Public Security, Vietnam People’s Police Academy, Vietnam

Abstract

Cybercrimes are growing in Vietnam to pose a number of complicated modus operand! with ts sophisncated activioes Dealing with cybercrime’s threats is challenging when Vietnam has srll lacked manpower policies and professional technologies As the first specific analyses to focus on Vietnam's context,

this paper discusses the efforts taken by the Government of Vietnam to deal with these concerns Using grey

Hrerature with a number ofofficial data and Vietnamese reports, the authors analysis leading-point provisions

of Vietnam in combatng high-tech crimes and assess legislative frameworks as well as the role of law

enforcement authorities, It argued that under distinguished features of communist country, top-and-down

organizational model of law enforcement to prevent and combat cyber-related crimes are still effective To end, some recommendations and call for further researches in the related field in Vietnam will also encourage for scholars, law enforcement, and policymakers.

Keywords: Cybercrime, Law Enforcement, High Tech Crime Investigation, Vietnam.

Introduction

1 Cybercrime: A Controversial Debate

2 Two in One: Cybercrime’s Features in Vietnam

3 Vietnam’s Responses to tackle Cybercrimes

Conclusion: Challenges Ahead Still

Trang 33

Bài báo: Oanh Nguyen and Toi Le, Perceptions of Governmental and Nongovernmental Actors of Human Trafficking Victims: The Case of Vietnam International Journal for Crime, Justice and Social Democracy Vol 10 No 2, 2021.

IJCJ&SD 2021 Advance Online Publication ISSN 2202-8005

International Journal for Crime, Justice and Social Democracy

Perceptions of Governmental and Nongovernmental Actors of Human Trafficking Victims: The Case of Vietnam

Oanh Nguyen and Toi Le

People's Police Academy, Vietnam

Abstract

This article explores how governmental and nongovernmental actors perceive victims of

human trafficking in Vietnam This research utilises a qualitative design, drawing on data

from 30 in-depth interviews with police officials from eight study sites and two

nongovernmental organisations Findings identify that some victims of human trafficking do

not fit the traditional victim images of this crime, including trafficked men for sex tourism,

forced labour, organ removal, sex workers, migrants in search of seasonal employment and

girls with high education levels Implications for policies and practice are suggested from

The Vietnamese Legal Framework on Victims of Human Trafficking

Conceptualisation of Victims of Trafficking

Methodology

Research Design

Trang 34

Nguyen et al, The right to education through online learning in times

of Covid-19: A case study at the School ofLaw, Vietnam National University The Law Teacher, Volume 55, Issue 2, 2021.

Trang 35

THE LAW TEACHER Prasnicteation of i Routledge

https://doi.org/10.1080/03069400.2021.1921369 _Law Teachers Taylor & Francis Group POLICY AND EDUCATION DEVELOPMENTS ®,ue non)

The right to education through online learning in times

of covid — 19: A case study at school of law, vietnam national university

Nguyen Thi Xuan Son(@®, Nguyen Thi My Hanh, Nguyen Pham Hoang,

Nguyen Thi Hoai Suong and Pham Binh Nguyen

School of Law, Vietnam National University in Hanoi, Hanoi, Vietnam

ARTICLE HISTORY Received 31 March 2021; Accepted 21 April 2021;

KEYWORDS The right to education; higher education; online learning; Covid-19; Vietnam

1 Introduction

Many existing international laws and UN documents have been created to promote and

to protect the right to education This right has been reaffirmed in other treaties covering specific groups and contexts Education is not only a fundamental human right, it is also an enabling right with direct impact on the realisation of all other human

rights." The Covid-19 pandemic has caused the largest disruption of education in

history, having already had a near universal impact on learners and teachers around

the world, from pre-primary to universities.2 In fact, 191 countries have closed

educa-tional institutions, 90.2% of the world’s student population is affected by school closures and 1.57 billion children and young people are learning outside the

classroom.* In order to ensure that the right to education is implemented in all

circumstances, including in times of Covid-19, new educational policies and solutions have been created to minimise negative impacts from the pandemic as well as ensure protection of the right to education in these uncertain times Education systems around the world were swift to react and adapt In the higher education sector, online learning

is an alternative solution that has generally taken place through online platforms.*

Vietnam is among the countries heavily affected by Covid-19, and Vietnam's tion system is also facing challenges arising from this crisis However, in reality, Vietnam

educa-has done well to control Covid-19, and Vietnam’s education system educa-has taken concrete

steps to overcome the difficulties of this period A case study at the School of Law, Vietnam National University (SOL, VNU) will show that responding to a pandemic by

converting to online learning will provide some valuable practical lessons.

2.3.1 Higher education as a human right under international law

2.3.2 Survey and interview

2.3.3 The right to education with 4A standards in the SOL

Trang 36

3 Experience

4 Conclusion

2.4 Những kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu

5 bai báo trên tạp chí quốc tế thuộc danh mục Web of Science(ISI)/Scopuscủa tác giả:

1 Dat T Bui, A Quest for Due Process Doctrine in Vietnamese Law: From Soviet Legacy to Global Constitutionalism, Chinese Journal of Comparative Law, NXB: Oxford University Press, ISSN/eISSN: 2050-4802/2050-48 10;DOI: https://doi.org/10.1093/cjcl/exab009; xuất ban online 15/10/2021; Web

of Science/ISI (ESCI), Scopus Q3.

2 Dat T Bui, Due-process-evading justice: The case of Vietnam International Journal of Law, Crime and Justice, Volume 63, December, 2020, (DOI: https://doi.org/10.1016/1.11cJ.2020.100426) — ISI-SSCI/Scopus Q2.

3 Dat T Bui, Procedural Proportionality: the Remedy for An Uncertain Jurisprudence of Minor Offence Justice, Criminal Law and Philosophy, Issue

2, 2018, ISI-Scopus Q2 (ISSN: 1871-9805; DOI: 10.1007/s11572-017-9413-1)

4 Dat T Bui, The expansion and fragmentation of summary criminal

Justice - A comparative analysis between England and Vietnam, New Criminal Law Review, Vol 19, Number 3, 2016, Scopus Q2 (ISSN: 1933-4192; DOI: 10.1525/nclr.2016.19.3.382).

5 Dat T Bui, How many tiers of criminal justice in England and Wales?

An approach to the limitation on fair trial rights, Commonwealth Law Bulletin,

Volume 41, Issue 3, 2015, Scopus Q4 (ISSN: 0305-0718; DOT:

10.1080/03050718.2015.1075414).

Qua quá trình viết và đăng 5 bài báo nêu trên, tác giả có một số kinh

nghiệm về bài báo trên tạp chí quốc tế uy tín như sau (tập trung vào kĩ năng

viết và cau trúc nội dung bài báo thuộc chuyên ngành Lý luận, Luật Hiến pháp,Luật Hành chính, Quyền con người):

Kinh nghiệm 1: Lựa chon chủ dé

Trang 37

- Chọn chủ đề mình quan tâm và đã theo đuôi nghiên cứu lâu nay

- Đọc các công trình nghiên cứu quan trọng trên thế giới liên quan đến chủđề

- Tìm vấn đề học thuật cần khai thác thêm

- Chủ đề nghiên cứu cần hướng tới tính mới, tính độc sáng (originality)

b Giải quyết một van dé cũ bằng phương pháp, dữ liệu mới;

° Giải quyết một vẫn đề mới bằng phương pháp cũ;

° Giải quyết một van dé cũ nhưng ở một bối cảnh mới (changhạn ở một quốc gia khác)

® Giải quyết một vẫn đề cũ nhưng ở một lĩnh vực khoa học khác

(chang han luật học có thé nghiên cứu về kinh tế thị trường — von đã

được nghiên cứu trong kinh tế học)

Kinh nghiệm 2: Cách đặt tiêu đề (title) bài viết

- Tiêu đề cần chứa đựng những ý tưởng, phát hiện mới, lý thuyết, thuậtngữ thú vị, tạo sự tò mò của độc giả Tiêu đề cũng nên vừa chứa đựng cácthuật ngữ quen thuộc với giới luật học vừa chứa đựng những thuật ngữ thể hiệnphát hiện mới của bài báo.

VD:

+ “A Quest for Due Process Doctrine in Vietnamese Law: From Soviet

Legacy to Global Constitutionalism”: các từ khóa “Due Process Doctrine’, “A Quest’, “Soviet Legacy”, “Global Constitutionalism”

+ process-evading justice: The case of Vietnam”: từ khóa

“Due-process-evading justice”

+ “Procedural Proportionality: the Remedy for An _ Uncertain

Jurisprudence of Minor Offence Justice”: các từ khóa “Procedural

Proportionality”, “Uncertain Jurisprudence of Minor Offence Justice”

+ “The expansion and fragmentation of summary criminal justice - A

comparative analysis between England and Vietnam”: các từ khóa “summary

criminal justice’, “expansion”, “fragmentation”

Trang 38

+ “How many tiers of criminal justice in England and Wales? An approach

to the limitation on fair trial rights”: các từ khóa “How many”, “tiers of criminal

justice’, “fair trial rights”

Kinh nghiệm 3: Lưu ý chung về cấu trúc bài báo

- Bài báo khoa học nên tập trung vào một lập luận khoa học rõ rang

- Tat cả các thành phan của bài báo (tiêu dé, tóm tắt, từ khóa, phan giới

thiệu, các phần nội dung chính, phần kết luận) phải mô tả, giải thích, chứngminh cho lập luận khoa học đó.

- Cầu trúc cần cân đối

- Độ dài của bài báo độc sáng (original article) thông thường: 6000-7000

từ; Bài ngắn: khoảng 5000 từ; Bài dài: 8000 — 12000 từ, hoặc không giới hạn

Kinh nghiệm 4: Phan tóm tắt (abstract)

- Thường có độ dài 150-200 chữ

- Cần nêu được vấn đề đang đặt ra, phương pháp /cách tiếp cận, pháthiện/lập luận chính

- Không được trùng lặp hoàn toàn với một phần nào đó trong bài báo

- Tiêu đề và tóm tắt là 2 thông tin tối quan trọng nhằm giúp người đọc nắmđược nội dung, ý tưởng, lập luận chính của bài báo Độc giả thường quyết định

sẽ tiếp tục đọc hay bỏ qua bài báo sau khi đọc 2 thông tin này

Vietnamese jurisprudence has incorporated the human _ rights-limitation

principle (substantive due process) for the first time and strengthened the application of universal fair trial rights (procedural due process) This

constitutional development is the result of the fact that, over the past two

Trang 39

decades, the class-based perception of human rights has been increasingly less important and has been almost replaced by universalism This article claims

that, because of the influence of Soviet jurisprudence, the Vietnamese version

of due process has been characterized by the fact that human rights could be

arbitrarily trumped by public interests and that fair trial rights have been

problematically limited to criminal proceedings and almost ignored in criminal procedures This article analyses the importance of, and the

non-challenges involved in, incorporating the human rights-limitation principle into the 2013 Constitution and argues for an extension of fair trial rights to all

kinds of criminal, civil, administrative, and mixed procedures in keeping with global constitutionalism.

+ “Due-process-evading justice: The case of Vietnam”

Influenced by the Soviet model, the Vietnamese regimes of administrative

offence sanctions and administrative measures have been deemed to be outside criminal justice Due to a narrow conception of crimes, the Vietnamese

jurisprudence has not seriously considered criminal procedural rights in

designing procedures for such minor offence regimes Given the official

recognition of administrative status, the values of administrative due process prevail over those of criminal due process in dealing with administrative-

offence-related measures.

From a functional perspective that identifies all types of criminal charge

regardless of denomination, this article argues that the regimes of

administrative sanctions and administrative measures reflect an evasion of due process and should be considered as criminal charges in nature This approach

demands careful consideration in designing fair trial rights for the procedures

of those measures What is required is a paradigm shift regarding Vietnam’s

summary minor offence justice in the context of universal due process.

+ “Procedural Proportionality: the Remedy for An _ Uncertain

Jurisprudence of Minor Offence Justice”’

Trang 40

With a focus on the Common Law jurisdiction of England and Wales and the Civil Law jurisdiction of Vietnam, this article provides an analytical

framework to address the uncertain jurisprudence of minor offence processes.

The article’s approach is to seek an account of crime and criminal process that

is most suitable for practice and most compatible with the broad notion of

‘criminal charge’ under international human rights instruments It is argued that minor offences should be considered forms of less serious crimes that are

subject to short periods of imprisonment or non-custodial punishments and dealt with by summary procedures The fragmentation of minor offences

demands an approach to procedural pragmatism and_ procedural proportionality; that is, the procedure for each type of offence should be

proportionate to the severity of punishment and fair as a whole.

+ “The expansion and fragmentation of summary criminal justice - A

comparative analysis between England and Vietnam”

This article claims that minor offense processes in the common law and

the civil law, as examined through two prototypical exemplars of England and

Vietnam, have been converging at a more rapid pace and in a reverse trend

compared to the convergence in the mainstream, serious crime processes Because of the notion of nonseriousness, a natural convergence between the

two systems in minor offenses is more obvious and less challenging than the

convergence in the process for serious crimes It is commonplace that the goals

of regulation, prevention, and efficiency have predominated over the ideal of

adversarialism, even in an adversarial system like England’s This natural

convergence is accompanied by a due-process-evading justice, in which criminal fair trial rights could be disproportionately limited by ideas of triviality and the so-called noncriminal character The article also suggests a

convergence in the jurisprudential framework as minor offense justice reflects limitations on fair trial rights in dealing with less serious public wrongs.

Ngày đăng: 08/11/2024, 00:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN