Lý thuyết định lượng tiền Một lý thuyết đơn giản về mối liên hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng của cung tiền.. Phương trình định lượng tiền Từ công thức về tốc độ lưu thông
Trang 1Tiền tệ và Lạm phát
Trang 3Mối liên hệ giữa tiền và lạm phát
Tỷ lệ lạm phát = phần trăm tăng lên trong
mức giá trung bình
Giá = số tiền cần thiết để mua một hàng hóa.
Vì giá được định nghĩa bằng tiền, chúng ta
cần phải xem xét bản chất của tiền, cung
tiền, và việc kiểm soát tiền
Trang 4Tiền là gì?
Tiền chính là số tài
sản mà được dùng bất kỳ lúc nào để thực hiện các giao dịch
Trang 5Chức năng của tiền
1 Phương tiện trao đổi
Chúng ta dùng tiền để mua hàng hóa
Trang 6Các loại tiền
1 Tiền giấy
Không có giá trị bên trong
Ví dụ: các loại tiền giấy chúng ta đang sử
dụng hiện nay
2 Tiền hàng hóa
Có giá trị bên trong
Ví dụ: vàng,…
Trang 7Cung tiền và chính sách tiền tệ
Cung tiền là số lượng tiền hiện có trong lưu
hành trong một nền kinh tế
Chính sách tiền tệ liên quan đến việc kiểm
soát số cung tiền
Trang 8Ngân hàng Trung ương
Chính sách tiền tệ được thực thi bởi ngân
hàng trung ương của một nước
Ở Mỹ, ngân hàng trung ương được gọi là
“the Fed” (Federal Reserve)
Ở Việt Nam, ngân hàng trung ương là Ngân
hàng Nhà nước
Trang 9Các loại đại lượng đo lường số cung tiền
C = Tiền giấy và tiền kim loại nằm ngoài
NHTƯ và quỹ của NHTM
M1 = C + Tiền gửi không kỳ hạn, séc du lịch
và séc khác
M2 = M1 + Tiền gửi tiết kiệm và có kỳ hạn ngắn + TK tiền gửi thị trường tiền tệ + các quỹ lợi ích song phương
M3 = M2 + tiền gửi có kỳ hạn dài + …
M1 & M2 được sử dụng phổ biến nhất!
Trang 10Lý thuyết định lượng tiền
Một lý thuyết đơn giản về mối liên hệ giữa tỷ
lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng của cung tiền
Trước khi trình bày nội dung lý thuyết, chúng
ta thảo luận về khái niệm…
Tốc độ chu chuyển tiền (tốc độ lưu thông
tiền) chính là số lần mà một đơn vị tiền được
chuyển từ tay người này sang tay người
khác trong một khoảng thời gian nhất định
nào đó
Trang 11Ví dụ:
Trong năm 2009,
– Tổng giá trị giao dịch là 500 triệu đvt
– Số cung tiền là 100 triệu đvt
– Mỗi một đvt được sử dụng trong 5 lần giao
dịch trong năm 2009
– Vì vậy, tốc độ chu chuyển tiền trong nền
kinh tế trong năm này là 5
Trang 12Tốc độ chu chuyển tiền
Ví dụ trên cho phép định nghĩa sau:
trong đó,
V = tốc độ chu chuyển tiền
T = tổng giá trị của tất cả các giao dịch
M = số cung tiền
M T
V =
Trang 13Tốc độ chu chuyển tiền
Sử dụng GDP danh nghĩa như là một đại
lượng thay thế cho tổng giá trị của tất cả các
V = ×
Trang 14Phương trình định lượng tiền
Từ công thức về tốc độ lưu thông của tiền,
chúng ta có được Phương trình định lượng tiền như sau:
M x V = P x Y
Phương trình định lượng tiền rất hữu ích: khi
một trong các đại lượng thay đổi thì các đại lượng khác sẽ thay đổi để duy trì cân bằng
Trang 15Cầu tiền và phương trình định lượng
M/P = số cung tiền thực, nó đo lường sức
mua đối với hàng hóa của một số cung tiền nào đó
Hàm số cầu tiền cho biết lượng tiền thực mà
người ta muốn nắm giữ
trong đó,
k = số tiền mà người ta muốn nắm giữ đối
với mỗi đvt thu nhập (k là biến ngoại sinh)
kY P
M / )d =
(
Trang 16Cầu tiền và phương trình định lượng
Cầu tiền:
Phương trình định lượng: M x V = P x Y
Mối liên hệ giữa 2 phương trình trên:
k = 1/V
Khi chúng ta nắm giữ một số lượng lớn tiền
so với thu nhập của mình (k sẽ cao) thì tốc
độ lưu thông của tiền sẽ chậm (V nhỏ)
kY P
M / )d =
(
Trang 17Trở lại với Lý thuyết định lượng tiền
từ phương trình định lượng
giả định rằng V là không đổi và là ngoại sinh
Với giả định trên, phương trình định lượng
tiền có thể được viết lại như sau:
(chúng ta sẽ xem xét mức giá sẽ được xác
định thế nào?)
V
V =
Y P
V
M × = ×
Trang 18Lý thuyết định lượng tiền…
Với V không đổi, cung tiền sẽ quyết định
GDP danh nghĩa (PxY)
GDP thực phụ thuộc vào số cung của K và L
(ở chương trước)
Mức giá là
P = GDP danh nghĩa/GDP thực
Y P
V
M × = ×
Trang 19Lý thuyết định lượng tiền…
Nhớ lại rằng:
% thay đổi trong (XxY) bằng % thay đổi trong
X cộng với % thay đổi trong Y.
Phương trình định lượng tiền dưới dạng tỷ lệ
thay đổi là:
Y
Y P
P V
V M
M + ∆ = ∆ + ∆
∆
Lý thuyết định lượng tiền giả
định rằng V là không đổi
Trang 20Lý thuyết định lượng tiền…
Y
Y P
P M
M = ∆ + ∆
∆
Y
Y M
M − ∆
∆
=π
Trang 21Lý thuyết định lượng tiền…
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình thường đòi
hỏi phải có một tốc độ tăng trưởng nhất định của cung tiền để phục vụ cho các giao dịch
Nếu tốc độ tăng trưởng cung tiền lớn hơn tốc
độ tăng trưởng nhất định này thì sẽ gây ra
lạm phát
Y
Y M
M − ∆
∆
=π
Trang 22Lý thuyết định lượng tiền…
∆Y/Y phụ thuộc vào mức tăng trưởng của
các yếu tố sản xuất và tiến bộ kỹ thuật
(tất cả các yếu tố này đang được giả định là cố định ở đây)
Y
Y M
M − ∆
∆
=π
Vì vậy, lý thuyết định lượng tiền chỉ ra mối
quan hệ 1-1 giữa sự thay đổi trong tỷ lệ
tăng trưởng của cung tiền và sự thay đổi trong tỷ lệ lạm phát.
Trang 23 Để có thể chi tiêu nhiều hơn mà không phải
tăng thuế hoặc phát hành trái phiếu, chính phủ có thể in tiền
Số thu có được từ việc in tiền được gọi là
seigniorage.
Thuế lạm phát (tax inflation):
Việc in tiền làm tăng số cung tiền và gây ra lạm phát Trong trường hợp này, lạm phát là khá giống với việc đánh thuế lên những
người đang nắm giữ tiền
Trang 24Lạm phát và lãi suất
Lãi suất danh nghĩa, i, là mức lãi suất không
được điều chỉnh bởi yếu tố lạm phát
Lãi suất thực, r, là mức lãi suất được điều
chỉnh bởi yếu tố lạm phát:
r = i - π
Trang 25Hiệu ứng Fisher
Phương trình Fisher: i = r + π
Ở chương trước: S = I quyết định r
Vì vậy, một sự gia tăng trong π dẫn đến một
sự gia tăng giống hệt trong i.
Mối liên hệ 1-1 này được gọi là hiệu ứng
Fisher
Trang 26Ví dụ:
Giả sử V là cố định, M tăng trưởng 5% mỗi
năm, Y tăng 2%/ năm, và r = 4
1 Tìm i (LS danh nghĩa)
2 Nếu NHTW tăng tốc độ tăng trưởng của
cung tiền 2%/năm, tìm ∆i.
3 Giả sử tốc độ tăng trưởng của Y giảm
1%/năm
– Điều gì xảy ra với π?
– NHTW phải làm gì nếu muốn π không
Trang 27Đáp án
Giả sử V là cố định, M tăng trưởng 5%/năm, Y
tăng 2%/năm, và r = 4
1 π = 5 – 2 = 3 nên i = r + π = 4 + 3 = 7
2 ∆i = 2, giống như khoản tăng lên trong
tốc độ tăng cung tiền
3 Nếu NHTW không làm gì cả, ∆π = 1
Để tránh sự gia tăng của lạm phát, NHTW phải cắt giảm 1% của tốc độ tăng trưởng của cung tiền mỗi năm
Trang 282 loại lãi suất thực
π = tỷ lệ lạm phát thực tế
(ẩn số cho đến khi nó đã xảy ra)
πe = tỷ lệ lạm phát kỳ vọng (mong đợi)
i - πe = lãi suất thực trước (ex-anté):
mức mà chúng ta mong đợi tại thời điểm
chúng ta đi vay (lãi suất thực kỳ vọng)
i - π = lãi suất thực sau (ex-post):
mức mà chúng ta thực tế đã hoàn thành
thanh toán món vay (lãi suất thực thực tế)
Trang 29Nhu cầu tiền và LS danh nghĩa
Theo Lý thuyết định lượng tiền, cầu tiền thực
chỉ phụ thuộc vào thu nhập thực Y.
Bây giờ, chúng ta xem xét thêm một yếu tố
khác: LS danh nghĩa.
LS danh nghĩa i chính là chi phí cơ hội của
việc nắm giữ tiền (thay vì đầu tư vào việc
khác)
Vì vậy, ↑i ⇒ ↓ trong cầu tiền
Trang 30Y càng cao ⇒ chi tiêu càng nhiều
⇒ vì vậy, cần nhiều tiền
(L được dùng ký hiệu cho hàm cầu tiền bởi vì tiền
) ,
( )
/ (M P d = L i Y
Trang 31Hàm cầu tiền thực
(M/P)d = L(i, Y)
= L( r + πe , Y)
Khi chúng ta đang quyết định liệu có nên
nắm giữ tiền, chúng ta không biết được tỷ lệ lạm phát tương lai sẽ là bao nhiêu
Vì vậy, LS danh nghĩa có ảnh hưởng đến cầu
tiền là r + πe
Trang 32Cân bằng
) ,
L P
π+
=
Cung tiền
thực
Cầu tiền thực
Trang 33Cái gì quyết định cái gì?
Biến số quyết định ntn (trong dài hạn)
M biến ngoại sinh (NHTW)
r điều chỉnh để S = I
Y
P điều chỉnh để
) ,
L P
π+
=
) ,
( K L F
Y =
) ,
( Y i
L P
M
=
Trang 34P phản ứng ntn đối với ∆ M
Với những giá trị nhất định của r, Y, và πe ,
thì số phần trăm thay đổi trong M làm cho P
thay đổi đúng bằng với số phần trăm thay đổi
trong M
Điểm này giống như trong lý thuyết định
lượng tiền
) ,
L P
π+
=
Trang 35Còn lạm phát kỳ vọng thì sao?
Tại những thời điểm khác nhau trong dài hạn,
chúng ta có thể không nhất quán với một mức của tỷ lệ lạm phát dự đoán đã dự đoán trước.
Trong ngắn hạn, πe có thể thay đổi tức thời khi chúng ta có thêm thông tin.
Ví dụ: Giả sử rằng NHTW tuyên bố sẽ tăng M
trong năm tới Chúng ta sẽ kỳ vọng mức giá P
trong năm tới sẽ cao hơn, vì vậy πe tăng
Điều này sẽ ảnh hưởng đến P ở hiện tại mặc dù
M chưa thay đổi.
Trang 36Phản ứng của P đối với ∆ πe
Với những giá trị nhất định của r, Y, và M,
L P
π+
=
Trang 37Câu hỏi thảo luận
Tại sao lạm phát là xấu?
Chi phí mà lạm phát gây ra cho xã hội là gì?
Hãy liệt kê tất cả những chi phí mà bạn nghĩ đến
Tập trung vào dài hạn.
Hãy nghĩ như là một nhà kinh tế học.
Trang 38Một sự nhận thức lệch lạc phổ biến
Nhận thức lệch lạc phổ biến:
lạm phát làm giảm mức tiền lương thực
Điều này chỉ đúng trong ngắn hạn, khi mà
tiền lương danh nghĩa bị cố định theo các
hợp đồng
Trong dài hạn, tiền lương thực được xác định
bởi cung lao động và năng suất biên của LĐ,
mà không phải là mức giá hoặc lạm phát
Trang 39Chi phí xã hội của lạm phát
…nằm ở 2 nhóm:
1 chi phí gây ra khi lạm phát thực tế bằng với
lạm phát mong đợi
2 chi phí cộng thêm khi lạm phát thực tế khác
với mức lạm phát mong đợi
Trang 40Chi phí khi lạm phát như mong đợi:
1 Chi phí mòn gót giày
Đây là chi phí và sự bất tiện của việc giảm
lượng tiền cất giữ để tránh thuế lạm phát
↑π ⇒ ↑i
⇒ ↓ cầu tiền thực
Nhớ rằng: Trong dài hạn, lạm phát không
ảnh hưởng đến thu nhập thực hoặc chi tiêu thực
Vì vậy, với cùng mức chi xài hàng tháng như
nhau nhưng việc nắm giữ các khoản tiền ít hơn làm tăng số lần phải đi rút tiền ở ngân
Trang 41 Đây là chi phí của việc giá bị thay đổi.
Ví dụ:
– In ấn thực đơn (menu) mới
– In ấn và mail các catalogs mới
Lạm phát càng cao, các đơn vị kinh doanh
phải thay đổi giá cả đối với hàng hóa và dịch
vụ của họ thường xuyên hơn và làm phát
sinh các loại chi phí này
Chi phí khi lạm phát như mong đợi:
2 Chi phí thực đơn
Trang 42Chi phí khi lạm phát như mong đợi:
3 Sự biến dạng giá tương đối
Những DN đối mặt với chi phí thực đơn phải
thay đổi giá cả của họ một cách bất thường
Các DN khác nhau thay đổi giá của họ ở
những thời điểm khác nhau nên việc này làm biến dạng giá cả tương đối
Khi giá cả tương đối bị biến dạng làm cho
việc phân bổ nguồn lực trong thị trường trở nên kém hiệu quả
Trang 43 Đây là chi phí gây ra do một vài loại thuế mà việc tính thuế không được điều chỉnh theo lạm phát.
Ví dụ:
– 1/1/2001: mua 1 cổ phiếu giá 10.000
– 31/12/2001: bán lại với giá 11.000, nghĩa là tiền
lời danh nghĩa được 1.000 (10%)
– Giả sử lạm phát là 10% trong năm 2001 Vậy,
khoản tiền lời thực là 0.
– Nhưng, quy định của luật thuế buộc chúng ta
phải đóng thuế trên số tiền lời danh nghĩa (1.000)
Chi phí khi lạm phát như mong đợi:
4 sự bất công do luật thuế
Trang 44 Tiền là nền tảng của các giao dịch.
Khi có lạm phát, nền tảng này bị thay đổi làm
cho người ta cảm thấy bất tiện và đôi khi trở nên căng thẳng hơn
Chi phí khi lạm phát như mong đợi:
5 sự bất tiện trong cuộc sống
Trang 45 Khi π khác với π e thì thiệt hại của người này lại chính
là lợi ích của người khác.
Ví dụ: khi người cho vay và người đi vay ký hợp
đồng (vào thời điểm ký, cả 2 đều dựa vào lạm phát
kỳ vọng là π e )
– Nếu π > π e, thì (r - π) < (r - π e ) và lợi ích được
chuyển từ người cho vay sang người đi vay
(người đi vay có lợi).
– Nếu π < π e , thì lợi ích được chuyển từ người đi
vay sang người cho vay (người đi vay bị thiệt)
Chi phí khi lạm phát không như mong đợi:
1 tái phân phối ngẫu nhiên lợi ích
Trang 46 Khi lạm phát cao thì nó trở nên dễ thay đổi và
không đoán trước được:
π và πe khác biệt nhau thường xuyên hơn và
sự khác biệt này có xu hướng càng lớn hơn
Khả năng xảy ra tái phân phối ngẫu nhiên lợi
ích là cao hơn
Điều này tạo ra sự không chắc chắn lớn hơn
—cái mà làm cho những người ngại rủi ro trở nên tồi tệ hơn
Chi phí khi lạm phát không như mong đợi:
2 sự không chắc chắn gia tăng
Trang 47Một lợi ích của lạm phát
Tiền lương danh nghĩa thì hiếm khi bị cắt
giảm, thậm chí khi mức tiền lương thực cân bằng giảm.
Lạm phát cho phép tiền lương thực đạt
được mức cân bằng mà không cần đến
sự cắt giảm trong tiền lương danh nghĩa.
Vì vậy, lạm phát vừa phải làm cải thiện
chức năng hoạt động của thị trường lao động.
Trang 48Siêu lạm phát
được định nghĩa là lạm phát với tốc độ vượt
quá 50%/tháng
Tất cả những chi phí của lạm phát thông
thường được kể ra ở trên trở nên KHỔNG
LỒ khi có siêu lạm phát
Tiền tệ trở nên mất chức năng tồn trữ giá trị
và có thể không duy trì được các chức năng khác nữa
Dân chúng có thể giao dịch dưới hình thức
trao đổi hàng hóa hoặc dùng ngoại tệ ổn định
Trang 49Nguyên nhân của siêu lạm phát
Siêu lạm phát xảy ra khi có tăng trưởng quá
nhanh của số cung tiền:
Khi NHTW in tiền để tài trợ cho chi tiêu chính
phủ, mức giá chung sẽ tăng lên
Nếu việc in tiền là đủ nhanh thì sẽ có siêu
lạm phát xảy ra
Trang 50Tại sao chính phủ lại gây ra siêu lạm
phát?
Khi chính phủ không thể tăng thuế hoặc bán
trái phiếu hoặc không đủ uy tín để vay tài trợ,
Chính phủ buộc phải in tiền để tài trợ chi tiêu.
Về lý thuyết, giải pháp đơn giản để chấm dứt
siêu lạm phát là chấm dứt việc in tiền
Trong thực tế, việc chấm dứt siêu lạm phát
đòi hỏi phải có một chiến lược cải cách chính sách tài chính mạnh mẽ
Trang 51Sự phân đôi cổ điển
Các biến số thực được biểu thị bằng đơn vị
vật thể: số lượng và giá cả tương đối,
chẳng hạn như:
– Số lượng hàng hóa được sản xuất ra
– Tiền lương thực: số lượng hàng hóa trên
một giờ lao động
– Lãi suất thực: số lượng hàng hóa nhận
được ở tương lai từ việc cho thuê một đơn
vị hàng hóa ở ngày hôm nay
Trang 52Sự phân đôi cổ điển
Các biến số danh nghĩa được biểu thị bằng
những đơn vị tiền, chẳng hạn như:
– Tiền lương danh nghĩa: số tiền trên một
ngày công lao động
– Lãi suất danh nghĩa: số tiền nhận được ở
tương lai từ việc cho thuê một đơn vị tiền
ở ngày hôm nay
– Mức giá: số tiền cần thiết để mua một rổ
hàng hóa tiêu biểu
Trang 53Sự phân đôi cổ điển
Sự phân đôi cổ điển: sự tách biệt lý thuyết
giữa các biến số thực và biến số danh nghĩa (hàm ý rằng các biến số danh nghĩa không
có liên hệ gì đến các biến số thực)
Sự trung dung của tiền: thay đổi trong số
cung tiền không có tác động gì đến các biến
số thực
Trong thực tế, tiền gần như là trung dung
trong dài hạn