Tiền tệ – Cuộc chiến mà không ai giành chiến thắng Cuộc chiến tranh tiền tệ có thể xảy ra sẽ chỉ làm suy yếu thêm đà phục hồi yếu ớt hiện nay hơn là hỗ trợ các “chiến binh” tham gia vào cuộc chiến ấy. Ít nhất, Mỹ và Trung Quốc đã tạm tránh được một cuộc chiến tranh tiền tệ toàn diện. Bắc Kinh đã xoa dịu sự tức giận của Washington về đồng nhân dân tệ (NDT) bị định giá thấp bằng cách tăng giá một cách rất chậm chạp giá trị đồng tiền so với đôla Mỹ. Chính quyền Obama đã tránh áp lực chính trị và trì hoãn quyết định dự tính đưa ra giữa tháng 10, xem có coi Trung Quốc là "kẻ thao túng tiền tệ" hay không? Tuy nhiên, dù sao Trung Quốc và Mỹ vẫn đang hướng tới một cuộc chiến tiền tệ trong đó phần còn lại của thế giới cũng bị ảnh hưởng. Cuộc chiến tranh sẽ là một kết quả logic do những thay đổi chính sách của Cục dự trữ liên bang Mỹ. Với tỷ lệ thất nghiệp cao và tiến trình phục hồi không như ý muốn, FED thực hiện vòng nới lỏng định lượng mới, gọi tắt là QE2. Chính sách này cho phép FED "tạo ra" tiền bằng cách mua trái phiếu kho bạc. Mục đích là để ngăn ngừa giảm phát, thúc đẩy ngân hàng cho vay, khuyến khích các công ty đầu tư và thuê mướn thêm lao động nhờ lượng tiền mặt có sẵn dư dả trên thị trường. Việc làm này gây ra tác dụng phụ, lượng USD trên thế giới tăng sẽ làm suy giảm giá trị của nó. Chỉ cần những dự đoán về chiến lược của FED thôi cũng đã làm suy yếu USD trên thị trường toàn cầu. Và nó lại ảnh hưởng đến NDT. Ngân hàng trung ương Trung Quốc sẽ phải can thiệp trên quy mô lớn hơn bằng cách mua USD nhiều hơn nữa để ngăn chặn sự tăng giá NDT. Câu hỏi đặt ra là Mỹ chỉ có thể gây áp lực đòi Bắc Kinh nới lỏng NDT bằng cách in thêm tiền? Về lý thuyết, đúng là vậy. FED có quyền in thêm tiền theo ý muốn, có thể gây ra áp lực vô hạn đối với Trung Quốc để NDT tăng giá. Tuy nhiên, trong thực tế FED khó có thể in tiền ào ạt. Mục đích chính của FED là hỗ trợ nền kinh tế Mỹ chứ không phải để làm suy yếu NDT hay phá hủy thế đứng của USD. Trung Quốc không phải là nước duy nhất bị ảnh hưởng bởi FED. Đặc biệt dễ bị tổn thương là những thị trường mới nổi thường hoạt động theo các nguyên tắc, tiền tệ của họ tương đối tự do và các nước này mở cửa biên giới cho dòng vốn đầu tư nước ngoài. Bạn muốn download miễn phí phần mềm kế toán FTS Accouting phải không? Hãy click vào đây Các nước này sẽ là địa chỉ đến hấp dẫn của những đồng đô la do FED mới in bởi triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ và lãi suất cao. Khi USD được trao đổi với các loại tiền tệ khác để mua cổ phiếu, trái phiếu hoặc tài sản ở các nước mới nổi thì giá trị đồng tiền của các nước này sẽ tăng lên (dòng vốn cũng có thể tạo ra bong bóng tài sản). Các nhà hoạch định chính sách tại những thị trường mới nổi buộc phải phản ứng, họ sẽ làm suy giảm hoặc tăng giá đồng nội tệ. Nói cách khác, chính sách của FED có thể gây ra cuộc chiến tranh tiền tệ trên toàn thế giới. QE2 sẽ được thực hiện khi các chính phủ tranh chấp về tiền tệ. Nhật Bản đã chỉ trích Hàn Quốc can thiệp vào thị trường tiền tệ để kiềm chế tốc độ tăng giá đồng won. Thủ tướng Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đã ngồi lại với nhau để khẳng định rằng cần phải tuân theo "những hành động có trách nhiệm" về chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, lời nói của Thủ tướng Nhật Bản bị cho là đạo đức giả vì nước này đã tự tiến hành các hành động chống lại sự tăng giá của đồng yên. Những động thái tiền tệ và các biện pháp đối phó là một phần trong nỗ lực để đẩy khó khăn sang nước khác. Những nước có thặng dư tài khoản vãng lai (như Trung Quốc và Nhật Bản) phải chi tiêu nhiều hơn và tiết kiệm ít hơn, trong khi những nước có thâm hụt (như Mỹ và Anh) cần phải chi tiêu ít hơn và tiết kiệm nhiều hơn. Tuy nhiên, do nghịch lý tiền tệ, những điều chỉnh cần thiết đang bị chệch hướng. Trung Quốc thừa nhận rằng cần phải chuyển dịch nền kinh tế dựa chủ yếu vào xuất khẩu sang một nền kinh tế dựa vào tiêu dùng nội địa. Nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn sự chuyển đổi diễn ra từ từ để không làm mất ổn định kinh tế trong nước. Mặt khác Mỹ và các quốc gia thâm hụt khác muốn có đồng tiền rẻ hơn để tăng cường xuất khẩu. Mỹ không nên áp đặt ý muốn vào nền kinh tế thế giới vì lợi ích riêng của mình Thay vào đó, một thỏa thuận quốc tế là cần thiết để tháo gỡ sự mất cân bằng. Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Seoul là diễn đàn để tìm ra thỏa thuận, không chỉ về nguyên tắc, mà còn bằng hành động với những cam kết về các mục tiêu và cải cách rõ ràng. Đáng buồn thay, tình trạng tranh cãi ngày càng quyết liệt trong các mối quan hệ kinh tế quốc tế khó có thể tạo ra đồng thuận trong thời gian trước mắt. Cuộc chiến tranh tiền tệ có thể xảy ra sẽ chỉ là suy yếu thêm đà phục hồi yếu ớt hiện nay hơn là hỗ trợ các "chiến binh" tham gia vào cuộc chiến ấy. Đó là cuộc chiến mà không ai giành chiến thắng. . Tiền tệ – Cuộc chiến mà không ai giành chiến thắng Cuộc chiến tranh tiền tệ có thể xảy ra sẽ chỉ làm suy yếu thêm đà phục hồi yếu ớt hiện nay hơn là hỗ trợ các chiến binh” tham gia vào cuộc. Cuộc chiến tranh tiền tệ có thể xảy ra sẽ chỉ là suy yếu thêm đà phục hồi yếu ớt hiện nay hơn là hỗ trợ các " ;chiến binh" tham gia vào cuộc chiến ấy. Đó là cuộc chiến mà không ai. tăng giá đồng nội tệ. Nói cách khác, chính sách của FED có thể gây ra cuộc chiến tranh tiền tệ trên toàn thế giới. QE2 sẽ được thực hiện khi các chính phủ tranh chấp về tiền tệ. Nhật Bản đã