Và các tổ hợp kinh tế vùng ven biển đã dẫn đến sự xáo trộn toàn bộ những đặc trưng hóa lý, sinh thái; Phá vỡ các mối quan hệ trong chu trình vận động vật chất và năng lượng, làm ô nh
Trang 2an ninh quốc phòng và môi trường
Vai trò kinh tế biển và các đại dương đối với phát triển
xã hội ngày càng lớn,
Sử dụng một cách triệt để mọi nguồn lợi biển, không tính đến giới hạn sinh thái của chúng.
Trang 3 Và các tổ hợp kinh tế vùng ven biển đã dẫn đến sự xáo trộn toàn bộ những đặc trưng hóa lý, sinh thái;
Phá vỡ các mối quan hệ trong chu trình vận động vật chất và năng lượng, làm ô nhiễm suy thoái môi trường
Để ngăn ngừa ô nhiễm và quản lý môi trường biển cần coi việc sử dụng hợp lý và bảo vệ môi trường biển là một vấn đề ưu tiên
Trang 4 Trong đó mục tiêu bảo vệ các hệ sinh thái và bảo tồn tính đa dạng sinh học biển là trọng tâm
Để đạt được điều đó cần tiến hành các chương
trình quản lý tổng hợp vùng ven biển trong mối
quan hệ với quản lý các lưu vực lân cận
Một chương trình như vậy cần phải được xây dựng trên cơ sở khoa học, phù hợp với bản chất tự nhiên
và đặc thù tài nguyên của từng khu vực,
Cũng như phải lôi cuốn được các cấp chính quyền địa phương và các ngành cùng tham gia thực hiện,
kể cả cộng đồng nhân dân ven biển
Trang 5MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC
Sẽ tập trung giới thiệu ngắn ngọn các vấn đề mấu chốt cần nắm vững trong quá trình nghiên cứu về quản lý môi trường biển Bao gồm:
Các khái niệm cơ bản được sử dụng trong môi trường biển
Những mối đe dọa đối với sinh thái môi trường biển
Những vấn đề cần thiết trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển
Bên cạnh việc tập trung đi sâu vào các vấn đề chủ yếu liên quan tới nguồn lợi, tài nguyên và môi trường biển theo luận điểm về sinh thái kinh tế học hải dương
Tài liệu còn cung cấp một số cách tư duy liên quan đến vấn đề
quản lý môi trường biển hiện nay.
Trang 6NỘI DUNG
Giới thiệu một số khái niệm trong quản lý môi trường biển
Tăng cường khả năng hiểu biết về các hệ sinh thái trong vùng biển Việt Nam
Xem xét những mối tác động tới môi trường biển
Vấn đề quản lý tài nguyên và môi trường biển
Trang 7CHƯƠNG I
MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG QUẢN
LÝ MÔI TRƯỜNG BIỂN
Trang 81.Biển và Đới bờ biển
Đại dương là phần nước mặn bao quanh các lục địa Biển là phần đại dương ven các lục địa.
Theo khái niệm pháp lý:
Phần lớn diện tích vùng biển (vùng biển quốc tế) là của chung thế giới;
Một phần biển ven bờ do các quốc gia quản lý theo công ước quốc tế (1958) hay còn gọi là lãnh hải (không vượt quá 12 hải lý),
Vùng tiếp giáp lãnh hải (là vùng rộng nhất định-không vượt quá
24 hải lý kể từ đường cơ sở để tính chiều rộng của lãnh hải) nối liền lãnh hải với bên ngoài lãnh hải là vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa
Vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý thường được các nước lập ra thông qua pháp luật của nước mình
Trang 9 Đới bờ biển là vùng chuyển tiếp giữa lục địa và biển Đới bờ biển có bản chất khác hẳn các vùng biển và lục địa lân cận
Đới bờ biển là một hệ cân bằng động,
Hệ bờ biển tại đây luôn xảy ra các quá trình tương tác Biển - Lục địa, với dải lục địa ven biển được giới hạn từ đường bờ biển về phía lục địa cho đến phạm
vi ảnh hưởng của thủy triều
Ngoài ra còn một cách nói khác đó là “ vùng ven bờ ”
thường được hiểu như là nơi tương tác giữa đất và
biển, bao gồm các môi trường ven bờ cũng như vùng nước kế cận.
Đây là hệ chuyển tiếp có chứa rất nhiều hệ sinh thái
tự nhiên như: cửa sông, đầm phá, vũng vịnh, các dải ven biển, đất ngập nước và vùng triều, …
Các hệ sinh thái này có bản chất tự nhiên, có giá trị tài nguyên môi trường khác nhau
Trang 10 Ngoài việc xác định đới bờ biển thuần túy theo khái niệm địa lý sinh thái, còn được phân chia theo quản
lý hành chính, và quy hoạch phát triển từng vùng
Các thành phần của nó bao gồm các vùng châu
thổ, vùng đồng bằng ven biển, các vùng đất ngập nước, các bãi biển và cồn cát, các rạn san hô, các vùng rừng ngập mặn, đầm phá, và các đặc trưng ven bờ khác.
Khái niệm vùng ven bờ thường được xác định một cách tùy tiện, hơi khác nhau giữa các quốc gia và thường dựa vào giới hạn pháp lý và ranh giới hành chánh
Trang 11 Theo IUCN (1986), vùng ven bờ được định nghĩa như sau:
“là vùng ở đó đất và biển tương tác với nhau, trong đó ranh
giới về đất liền được xác định bởi giới hạn các ảnh hưởng của biển đến đất và ranh giới về biển được xác định bởi giới hạn các ảnh hưởng của đất và nước ngọt đến biển”
Trang 12 Tuy nhiên, trong môi trường biển rất hiếm có một ranh
giới địa lý rõ ràng, cố định phân chia các quần xã và các quá trình sinh học
Thứ nhất, pháp luật quốc gia liên quan tới giải quyết vấn đề này, nếu nó tồn tại, thường không rõ ràng trong việc đưa ra những định nghĩa và tiêu chí biên
giới vùng ven bờ một cách chính xác
Thứ hai, thường các ranh giới được xác định theo qui định của hành chính không đồng nhất với ranh giới
của hệ sinh thái
Thứ ba, việc quản lý các vùng ven bờ xuyên quốc gia thường rất khó khăn do nó liên quan tới lợi ích từng quốc gia
Trang 13 Do vậy, định nghĩa vùng ven bờ phải phản ảnh các tiếp cận tổng hợp bao gồm:
Vùng ven bờ được quản lý là một hệ tổng hợp
về tài nguyên và sử dụng tài nguyên; và
Chức năng quản lý phối hợp giữa các tổ chức khác nhau liên quan đến qui hoạch và thực thi
Trang 14 Để định nghĩa về vùng ven bờ tiếp tục được chuẩn bị kỹ lưỡng và cập nhật trong các dự án của các quốc gia,
các yếu tố sau đây cần phải được tính đến:
Phạm vi phần đất bên trong vùng ven bờ phải được thoả thuận cũng như phần nước thuộc lãnh thổ quản lý.
Định nghĩa vùng ven bờ phải xuất phát từ các đặc điểm tự nhiên (địa mạo) và chức năng sinh thái.
Xác định ranh giới hành chính dựa vào pháp luật
quốc gia, các vùng đặc trưng và các qui hoạch chi tiết.
Sử dụng các kỹ thuật bản đồ để phác họa ranh giới đường bờ và đường vùng ven bờ trên các bản đồ
Trang 152 Khái niệm về Quản lý tổng hợp vùng bờ (QLTHVB)
Trang 16 QLTHVB được định nghĩa như sau: “QLTHVB bao gồm việc
đánh giá toàn diện, đặt ra các mục tiêu, quy hoạch và quản lý các hệ thống tài nguyên ven biển, có xét đến các yếu tố lịch sử, văn hóa và truyền thống, và các lợi ích trong mâu thuẫn sử dụng; là quá trình liên tục tiến triển nhằm đạt được sự phát triển bền vững”
Trang 17 Mặc dù có rất nhiều định nghĩa khác nhau về QLTHVB nhưng sự khác nhau giữa chúng là rất ít
Hầu hết các định nghĩa đều thừa nhận rằng QLTHVB là một quy trình có tính liên tục, tính tiên phong trong thực hiện và có khả năng thích nghi cao nhằm quản lý nguồn tài nguyên cho sự phát triển bền vững vùng ven bờ
QLTHVB không thay thế cho các kế hoạch và quản lý của từng ngành Đúng hơn là nó tập trung vào sự liên kết giữa hoạt động của các ngành, củng cố và điều hòa quản lý ngành để đạt được mục tiêu một cách bền vững
và đầy đủ.
Trang 18 Có rất nhiều dạng của quản lý tổng hợp, theo Net Coast, 2001, có thể phân biệt các dạng sau:
Trang 19 Từ các thảo luận trên, có thể thấy là có nhiều
quan điểm khác nhau về quản lý tổng hợp vùng ven bờ
Tuy vậy, rõ ràng là một chương trình quản lý
vùng bờ miêu tả một số dạng hợp tác giữa các
cơ quan hoặc tổ chức khác nhau để cố gắng
giải quyết những mâu thuẩn có khả năng sinh ra
Không có một cơ chế nào phù hợp cho tất cả,
do sự thành công của việc thực thi
QLTHVB phụ thuộc vào các điều kiện địa phương, kinh nghiệm, đặc điểm của hệ sinh
thái, áp lực phát triển cũng như vào các khung chính sách, pháp lý khu vực và quốc gia, cùng nhiều yếu tố khác nữa
Trang 20 Điều đó có nghĩa rằng mỗi một vùng cần có một phương pháp tiếp cận của chính mình Không có một khuôn mẫu chung đối với tất cả các vùng
Làm cho quy trình QLTHVB phù hợp với thể chế, tổ chức
và môi trường xã hội của quốc gia và khu vực
Trang 21CHƯƠNG II CÁC HỆ SINH THÁI TRONG VÙNG
BIỂN VIỆT NAM
Trang 221 Hệ sinh thái cửa sông
Trang 23Các kiểu cửa sông
Cửa sông (estuary) là thuỷ vực ven bờ tương
đối kín, nơi mà nước ngọt và nước biển gặp
nhau và trộn lẫn vào nhau Các đặc trưng về địa mạo, lịch sử địa chất và điều kiện khí hậu tạo
nên sự khác biệt về tính chất vật lý và hoá học của các kiểu cửa sông
Trang 24 Kiểu tiêu biểu nhất là cửa sông châu thổ ven bờ (coastal
plain estuary) Các cửa sông thuộc kiểu này được hình thành
vào cuối kỷ băng hà muộn, khi nước biển dâng lên ngập các
châu thổ sông ven bờ biển
Kiểu cửa sông thứ hai là vịnh nửa kín (semi-enclose bay)
hoặc đầm phá (lagoon) Ở đây các doi cát song song với
đường bờ hình thành và ngăn cản một phần sự trao đổi
nước từ biển Độ muối trong các đầm khác nhau nhiều, phụ thuộc vào điều kiện khí hậu
Kiểu cửa sông cuối cùng là vịnh hẹp Các thung lũng này bị trũng bởi hoạt động băng hà và sau đó bị ngập bởi nước
biển Chúng đặc trưng bởi cửa nông làm hạn chế trao đổi
nước trong vịnh với biển
Trang 25Các đặc trưng môi trường
Chế độ thuỷ lý hoá ở vùng cửa sông thay đổi trong giới hạn lớn làm cho môi trường gây ra nhiều áp lực đối với sinh vật
Sự thay đổi chế độ muối là đặc trưng cơ bản ở cửa sông
và phụ thuộc vào mùa, địa hình, thuỷ triều và lượng nước ngọt
Nhiệt độ ở vùng cửa sông thay đổi lớn hơn so với các
thuỷ vực ven bờ lân cận Biến thiên của giá trị này mang tính mùa vụ và theo điều kiện khí quyển Nhiệt độ còn
khác nhau giữa các tầng nước
Dòng chảy ở cửa sông do triều và nước sông chi phối
Do có số lượng lớn vật lơ lửng trong nước vùng cửa
sông,
Sự hoà tan oxy trong nước giảm theo quá trình tăng nhiệt
độ và độ muối
Trang 26Quần xã sinh vật
Động vật biển là nhóm lớn nhất ở vùng cửa sông khi xét về phương diện số lượng loài và được xếp vào hai phân nhóm:
Nhóm động vật hẹp muối (stenohaline) không thể chịu
được sự biến thiên độ muối và chỉ sống được ở vùng cửa sông với độ muối lớn hơn 25ppt
Nhóm động vật rộng muối (euryhaline) có thể thích nghi được với độ muối 15 – 18ppt,
Ngoài ra, vùng cửa sông còn có nhóm sinh vật quá độ gồm những loài như cá di cư Chúng có thể đi qua cửa sông trên đường đến bãi đẻ ngoài biển hoặc trong sông Một số sinh vật chỉ trải qua một phần cuộc đời trong cửa sông, thường gặp là giai đoạn ấu trùng
Trang 27Các quá trình sinh thái
Năng suất sinh học sơ cấp ở vùng cửa sông
Mùn bã hữu cơ lắng đọng hình thành nền đáy giàu
vi khuẩn và tảo
Lượng vật chất hữu cơ rất giàu ở cửa sông, có thể đạt giá trị 110 mg/l cao hơn nhiều so với vùng biển ngoài khơi (1-3 mg/l).
Nhìn chung, nhờ giàu dinh dưỡng và tương đối ít các vật ăn thịt, cửa sông trở thành nơi nuôi dưỡng
ấu trùng của nhiều loài động vật mà khi trưởng
thành chúng sống ở vùng khác
Trang 282 Hệ sinh thái vùng triều
Vùng triều là vùng không ngập nước một khoảng thời gian
trong ngày với các yếu tố tự nhiên thay đổi do nước và không khí chi phối Quần xã sinh vật thích nghi môi trường này và sự liên kết giữa sinh vật và môi trường tạo nên hệ sinh thái vùng triều
Trang 29Môi trường vùng triều
Thuỷ triều là yếu tố quan trọng nhất tác động lên
mọi sinh vật vùng triều
Nhiệt độ: vùng triều thường phải chịu chế độ nhiệt của không khí Trong thời gian khác nhau, nhiệt độ
có thể vượt quá ngưỡng gây chết hoặc có ảnh
hưởng gián tiếp làm cho sinh vật suy yếu và không thể duy trì hoạt động bình thườn
Sóng biển ảnh hưởng đến các cá thể và quần thể sinh vật ở vùng triều nhiều hơn các thuỷ vực khác
Độ muối ở vùng cũng thay đổi lớn
Trang 30Thích nghi của sinh vật vùng triều
Sự mất nước
Thích nghi với nhiệt độ dao động lớn
Tác động cơ học của sóng
Trang 31Đặc trưng của các loại bãi triều
Sinh vật sống ở bãi triều bùn chủ yếu thuộc nhóm sống trong
đáy với các ống, hang thông lên bề mặt
Trang 32Vai trò của hệ sinh thái vùng triều
Hệ sinh thái vùng triều có vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái nước mặn, bao gồm các chức năng sau:
Là nơi cư trú , sinh sống của các loài sinh vật biển, như các loài hai mảnh vỏ, các loài rong tảo,
Là nơi cung cấp nguồn lợ i kinh tế và cũng là nơi diễn ra sự trao đổi vật chất, năng lượng, tạo nên nguồn sinh khối lớn trong hệ sinh thái;
Là nơi cung cấp năng suất sơ cấp cho vùng cửa sông, chủ yếu là thảm thực vật bao quanh cửa sông, làm tăng sự đa dạng vùng cửa sông
Góp phần vào việc điều hòa khí hậu nhờ vào sự hình thành các
thảm thực vật,
Đóng vai trò quan trọng trong chu trình dinh dưỡng cũng như góp phần hình thành các khu du lịch, khu vui chơi giải trí cho con người
Hệ sinh thái vùng triều có vai trò quan trọng, to lớn trong việc duy trì
và bảo vệ tính đa dạng sinh học
Trang 333 Hệ sinh thái rừng ngập mặn
Trang 34Phân bố và đặc trưng môi trường
Rừng ngập mặn (mangroves) là thuật ngữ mô tả
một hệ sinh thái thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới hình thành trên nền các thực vật vùng triều với
tổ hợp động, thực vật đặc trưng
Rừng ngập mặn là hệ sinh thái đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển nhiệt đới nơi có tác dụng rất lớn
trong việc hạn chế xói lở, cố định bãi bồi, chống
sóng gió, cung cấp dinh dưỡng cho các loài thủy
sản, lọc nước thải, giữ cân bằng sinh thái ở vùng ven biển
Trang 35 Sự phát triển tốt nhất của hệ sinh thái rừng ngập mặn đạt
được ở những nơi mà vùng triều cao được cung cấp nước
ngọt thường xuyên nhờ lượng mưa cao hơn lượng bốc hơi, nhiều nước ngọt thấm từ vùng nội địa hoặc có nguồn nước
đầu nguồn phong phú
Rừng ngập mặn phát triển tốt nhất ở những vùng có nồng độ muối thích hợp nhất nằm trong khoảng 15-25ppt, tuy nhiên, khoảng thích nghi cũng khác nhau lớn giữa các loài
Cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây rất quan trọng trong việc duy trì hệ sinh thái rừng ngập mặn Nguồn khoáng vô cơ từ bên ngoài được đưa vào hệ bằng quá trình trao đổi nước từ sông
và biển hoặc nhờ gió cuốn bờ biển
Sự phân huỷ chất hữu cơ do vi sinh vật kết hợp với hoạt động của những động vật lớn hơn (đặc biệt là cua) tạo ra chất dinh dưỡng dưới dạng dung dịch vô cơ
Trang 36Cấu trúc và chức năng
Thành phần cây ngập mặn được phân chia làm hai nhóm gồm:
Cây ngập mặn chủ yếu (true mangroves) và
Cây tham gia rừng ngập mặn (associate mangroves)
Hệ thực vật trong rừng ngập mặn ở Đông Nam Á
đa dạng nhất thế giới với 46 loài chủ yếu thuộc
17 họ và 158 loài tham gia rừng ngập mặn thuộc
55 họ
Ở Việt Nam đã ghi nhận 35 loài chủ yếu và 40
loài tham gia rừng ngập mặn
Trang 37 Chức năng của hệ sinh thái rừng ngập mặn liên quan đến dòng năng lượng và chu trình vật chất có thể tóm tắt như
Trang 38 Rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong chu trình dinh dưỡng, là nguồn cung cấp chất hữu cơ
để tăng năng suất vùng ven biển, là nơi sinh đẻ, nuôi dưỡng hoặc nơi sống lâu dài cho nhiều loài hải sản có giá trị như tôm, cá, cua, sò,
Rừng ngập mặn có tác động đến điều hoà khí hậu trong vùng, các quần xã rừng ngập mặn là một
tác nhân làm cho khí hậu dịu mát hơn, giảm nhiệt
độ tối đa và biên độ nhiệt.
Trang 394 Hệ sinh thái thảm cỏ biển và san hô
Trang 404.1 Hệ sinh thái cỏ biển
Trang 41 Hầu hết các thảm cỏ biển xuất hiện ở các vùng nước trũng đến độ sâu 30 m Cỏ biển là một đặc trưng của các hệ sinh thái vùng nhiệt đới, có
năng suất ngang với các rạn san hô
Trang 42 Sự tồn tại và phát triển của các loài cỏ biển phụ thuộc chặt chẽ vào các nhân tố môi trường mà quan trọng nhất là độ muối, nhiệt độ, độ đục, độ sâu và hạt trầm tích
Thảm cỏ biển có tính phân đới từ vùng triều thấp đến vùng dưới triều
Cấu trúc của quần hợp cỏ biển còn thay đổi theo mùa Tuy nhiên, sự biến thiên cũng rất khác nhau giữa các loài
Trang 43Chu trình dinh dưỡng
Quá trình thối rữa là một đặc trưng của thảm cỏ biển Nhờ đó
mà các bộ phận của cỏ biển khi chết đi đã giải phóng các
chất hữu cơ
Các hợp phần carbon cấu trúc còn lại bị vi sinh vật (vi khuẩn
và nấm) tấn công và các vật liệu được phân hủy chứa nhiều
vi khuẩn và nấm trở thành thức ăn tiêu hoá được của động vật đáy