1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đổi mới kinh tế tuần hoàn tác Động Đến tăng trưởng kinh tế mô hình tích hợp Để phát triển bền vững Ở châu Âu kinh nghiệm và hàm Ý cho việt nam

87 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đổi Mới Kinh Tế Tuần Hoàn Tác Động Đến Tăng Trưởng Kinh Tế: Mô Hình Tích Hợp Để Phát Triển Bền Vững Ở Châu Âu. Kinh Nghiệm Và Hàm Ý Cho Việt Nam
Tác giả Lê Khánh Chi
Người hướng dẫn PGS.TS. Trương Thị Thuỳ Dương
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,34 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu (10)
  • 2. Tổng quan nghiên cứu (11)
    • 2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm (11)
    • 2.2. Khoảng trống nghiên cứu (14)
  • 3. Mục đích nghiên cứu (15)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (15)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (15)
  • 6. Đóng góp mới của đề tài (16)
  • 7. Kết cấu của đề tài (17)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TUẦN HOÀN, TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (18)
    • 1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế tuần hoàn (18)
      • 1.1.1. Khái niệm về kinh tế tuần hoàn (18)
      • 1.1.2. Các giai đoạn của kinh tế tuần hoàn (19)
      • 1.1.3. Vai trò của kinh tế tuần hoàn (22)
    • 1.2. Cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế (25)
      • 1.2.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế (25)
      • 1.2.2. Vai trò tăng trưởng kinh tế (26)
    • 1.3. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững (27)
      • 1.3.1. Khái niệm phát triển bền vững (27)
      • 1.3.2. Ba trụ cột chính của phát triển bền vững (28)
    • 1.4. Từ nền kinh tế tuyến tính đến kinh tế tuần hoàn (29)
    • 1.5. Mối quan hệ giữa kinh tế tuần hoàn và tăng trưởng kinh tế (31)
    • 1.6. Các chỉ số đổi mới kinh tế tuần hoàn (33)
  • CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU (36)
    • 2.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu (36)
      • 2.1.1. Phương trình ước tính mức độ tác động của các yếu tố đổi mới (38)
      • 2.1.2. Bảng dấu kỳ vọng của các yếu tố đổi mới kinh tế tuần hoàn tới tăng trưởng kinh tế (38)
    • 2.2. Dữ liệu nghiên cứu (41)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (42)
  • CHƯƠNG 3: NHẬN ĐỊNH NỀN KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI CHÂU ÂU. KẾT QUẢ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI KINH TẾ TUẦN HOÀN VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (45)
    • 3.1. Thành tựu và kinh nghiệm từ một số quốc gia châu Âu (45)
      • 3.1.1. Thành tựu của nền kinh tế tuần hoàn ở châu Âu (45)
      • 3.1.2. Kinh nghiệm từ một số quốc gia châu Âu (47)
    • 3.2. Kết quả mô hình nghiên cứu (51)
      • 3.2.1. Thống kê mô tả số liệu (51)
      • 3.2.2. Kết quả ước lượng tác động của các yếu tố đổi mới kinh tế tuần hoàn tới tăng trưởng kinh tế (53)
  • CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI VIỆT NAM. HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM (60)
    • 4.1. Kết luận (60)
    • 4.2. Đánh giá mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam (62)
      • 4.2.1. Phát triển kinh tế tuần hoàn là vấn đề cấp thiết đối với Việt Nam 53 4.2.2. Định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam (62)
    • 4.3. Thành tựu và hạn chế (66)
      • 4.3.1. Một số thành tựu đã đạt được (66)
      • 4.3.2. Hạn chế (69)
    • 4.4. Hàm ý chính sách cho Việt Nam (70)
      • 4.4.1. Đối với Chính phủ (71)
      • 4.4.2. Đối với doanh nghiệp (74)
  • KẾT LUẬN (77)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (79)

Nội dung

Do đó bài nghiên cứu đã quyết định tìm hiểu về vấn đề này với đề tài “Đổi mới kinh tế tuần hoàn tác động đến tăng trưởng kinh tế: Mô hình tích hợp để phát triển bền vững ở châu Âu.. Trê

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 7/11/2022 cho biết, từ đầu năm tới nay đã có ít nhất 15.000 người ở châu Âu tử vong vì những thảm họa thời tiết nắng nóng với mức nhiệt độ cao lịch sử Và trận bão tuyết bất ngờ gần đây ở “sa mạc” Texas (Mỹ) ảnh hưởng đến khoảng 29 triệu người dân Ngày 25/3/2021, Giới chức Texas cho biết ít nhất 111 người chết vì trận bão tuyết lịch sử ở bang này, hàng triệu ngôi nhà và cơ sở kinh doanh ở Texas chìm trong bóng tối Trong đó, hơn 300.000 người dân gốc Việt chịu cảnh cắt điện luân phiên, mất nước sinh hoạt và gặp khó khăn trong việc tiếp cận mặt hàng nhu yếu phẩm Điều này khiến các hộ gia đình, doanh nghiệp không thể duy trì nhịp sống và làm việc do tính chất hoàn toàn chưa từng có của thảm họa Những tình huống như thế này ngày càng diễn ra thường xuyên, khó lường, tiềm ẩn những rủi ro khôn lường Đây chỉ là một vài ví dụ liên quan đến mức độ gia tăng biến đổi khí hậu của hành tinh

Một lập luận khác đó là mỗi ngày, với ít nguồn lực sẵn có hơn trên hành tinh, chi phí khai thác nguyên liệu thô ngày càng cao hơn Và sự bùng nổ của ESG (Environmental, social, and governance), với các quỹ đầu tư được hỗ trợ bởi các khía cạnh có tính đến môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp, gây áp lực tài chính lên các tổ chức nhằm thúc đẩy các hành động phù hợp với đạo đức thị trường mới Một nền đạo đức bền vững hơn – về mọi mặt Ước tính vào năm 2030, dân số toàn cầu sẽ đạt gần 9 tỷ người, trong đó có khoảng 3 tỷ người tiêu dùng trung lưu mới Điều này đặt ra áp lực chưa từng có lên tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong tương lai Nền kinh tế tuần hoàn ra đời là một thiết kế lại mô hình kinh tế mới, nơi các hệ thống công nghiệp được phục hồi và tái tạo Không có gì được tạo ra trong nền kinh tế tuần hoàn trở thành lãng phí Nền kinh tế tuần hoàn mang lại tiềm năng đổi mới, tạo việc làm và phát triển kinh tế là rất lớn: mang tới cơ hội hàng nghìn tỷ USD

Không nằm ngoài xu thế chung của thế giới, tại Việt Nam vấn đề ô nhiễm môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên luôn là mối quan tâm hàng đầu

Môi trường bị tổn thương làm cho cuộc sống của con người bị ảnh hưởng nặng nề, hoạt động sản xuất trở nên kém hiệu quả Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường- ông Trần Hồng Hà thừa nhận: “Nước ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức về cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm, suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu Thực tiễn đó đòi hỏi phải thay đổi cách tiếp cận và chuyển đổi mô hình sang phát triển kinh tế tuần hoàn” Hay tại phiên thảo luận quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Kỳ họp thứ 6; TS.Phạm Tú Tài, Khoa Kinh tế chính trị - Học viện chính trị khu vực I cho rằng, “Kinh tế tuần hoàn mang lại nhiều lợi ích, là con đường tất yếu phải thực hiện nhằm xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững trong tương lai”

Việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn giúp đáp ứng các mục tiêu đặt ra tại Quyết định số 622/QD-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về “ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030” và Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII Kế hoạch hành động này thể hiện những nỗ lực và cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) Kinh tế tuần hoàn có thể ứng phó với tình trạng khan hiếm tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và mang lại lợi ích kinh tế Hiện nay, nhiều quốc gia châu Âu đã thành công trong việc phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn và thu được lợi ích

Vì vậy, Việt Nam có lợi thế để học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên phong từ đó rút ra những bài học phù hợp với hoàn cảnh của mình Điều này ngày càng trở nên quan trọng đối với chương trình nghị sự quốc gia Do đó bài nghiên cứu đã quyết định tìm hiểu về vấn đề này với đề tài “Đổi mới kinh tế tuần hoàn tác động đến tăng trưởng kinh tế: Mô hình tích hợp để phát triển bền vững ở châu Âu Kinh nghiệm và hàm ý cho Việt Nam”.

Tổng quan nghiên cứu

Các nghiên cứu thực nghiệm

Trong những năm gần đây, nhận thấy xu hướng phát triển kinh tế tuần hoàn và vai trò của nó đối với tăng trưởng kinh tế theo xu hướng bền vững đang là vấn đề

3 nghị sự của mỗi quốc gia Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp và mô hình khác nhau để điều tra mối quan hệ giữa các yếu tố của nền kinh tế tuần hoàn bao gồm các khía cạnh về kinh tế, xã hội và môi trường với sự phát triển của nền kinh tế Đa số các học giả trước đây đo lường và đánh giá tác động của nền kinh tế tuần hoàn thông qua phương pháp thu thập số liệu trực tiếp từ các trang web báo cáo thống kê (như World Bank hay Eurostat, ); hoặc sử dụng phương pháp mô phỏng và phân tích các tài liệu

Theo MacArthur (2013); Webster (2015); Bocken và cộng sự (2014) lập luận rằng: Nền kinh tế tuần hoàn được coi là một mô hình quan trọng để kinh tế công nghiệp theo đuổi phát triển bền vững [23-27] Kinh tế tuần hoàn được thừa nhận “là giải pháp làm hài hòa các tham vọng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường" giải quyết những hạn chế của cơ chế tuyến tính: lấy- làm- sử dụng- vứt bỏ (Michael Lieder và cộng sự, 2016) [15] (tr.37) Việc chuyển đổi mô hình kinh tế từ sản xuất- tiêu dùng- phế thải sang sản xuất- tiêu dùng- tái sử dụng đòi hỏi sự tham gia và cam kết của một số bên liên quan, chẳng hạn như nhà sản xuất, người tiêu dùng, và các nhà hoạch định chính sách (Laurenti và cộng sự, 2018) [28]

Cách tiếp cận kinh tế tuần hoàn được hướng dẫn bởi nghiên cứu [29], trong đó trái đất được mô tả như một hệ thống vòng tròn, khép kín với nguồn tài nguyên hạn chế, theo đó nền kinh tế và môi trường nên tồn tại song song Do tầm quan trọng và tác động dự kiến đến tính bền vững, CE đã nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu Xuất phát từ nghiên cứu tính bền vững của nền kinh tế dựa trên các yếu tố môi trường, Trica và các cộng sự (2019) đã tiến hành trình bày mô hình tăng trưởng kinh tế Mankiw–Romer–Weil dựa trên năng suất tài nguyên, việc làm môi trường, tỷ lệ tái chế và đổi mới môi trường, ba giả thuyết thống kê đã được xác thực thông qua mô hình dữ liệu bảng sử dụng phần mềm thống kê EViews

9 Một phân tích được thực hiện cho 27 quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu từ năm

2007 đến năm 2016 Mô hình hồi quy FEM, RE, POOL được sử dụng Phân tích kinh tế lượng được sử dụng trong bài viết giải thích tác động của các chỉ số ngoại sinh, là yếu tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế tuần hoàn, bền vững Đồng thời, các biến dự đoán có tác động lên biến phụ thuộc cao hơn các biến kiểm soát Điều này có nghĩa là tỷ lệ tái chế và mức độ đổi mới đóng vai trò quan trọng hơn đối với

4 tác động đến tăng trưởng kinh tế, so với tác động của tỷ lệ tái chế và GDP bình quân đầu người đối với việc tăng vốn nhân lực trong ngành Những phát hiện này phù hợp với mục tiêu của Liên minh Châu Âu là tăng năng suất tài nguyên lên 30% vào năm 2030.

Trong một nghiên cứu khác của Busu và cộng sự (2019), các học giả cũng nhấn mạnh rằng nền kinh tế tuần hoàn tạo ra tăng trưởng kinh tế bền vững trên toàn

EU Nghiên cứu tập trung xây dựng mô hình hồi quy đa biến với dữ liệu bảng để xác định sự phụ thuộc của tỷ lệ sử dụng vật liệu tuần hoàn, tỷ lệ tái chế rác thải đô thị (RRMW), buôn bán vật liệu tái chế, năng suất lao động, thuế môi trường và năng suất tài nguyên đến biến phụ thuộc tăng trưởng kinh tế là GDP bình quân đầu người Các giả thuyết được đưa ra hoàn toàn khớp với kết quả cuối cùng, tức là các chỉ số tuần hoàn này đều có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Một nghiên cứu cho kết quả tương tự được thực hiện tại Hoa Kỳ, Asif Razzaq và cộng sự

(2020) sử dụng mô hình độ trễ phân phối tự hồi quy (ADL) trong tác phẩm của mình để tìm hiểu mối quan hệ đồng liên kết giữa tái chế chất thải rắn đô thị (MSW), tăng trưởng kinh tế, lượng khí thải carbon và hiệu quả năng lượng sử dụng dữ liệu hàng quý từ năm 1990 đến năm 2018 Kết quả ngụ ý rằng việc tái chế MSW tăng 1% sẽ góp phần vào tăng trưởng kinh tế và giảm lượng khí thải carbon 0,317% (0,157%) và 0,209% (0,087%) trong dài hạn (ngắn hạn) Tương tự, cải thiện 1% hiệu quả sử dụng năng lượng sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế thêm 0,489% (0,281%) và giảm thiểu lượng khí thải carbon 0,285% (0,197%) trong dài hạn (ngắn hạn) Thu nhập bình quân đầu người cao hơn và tăng trưởng dân số khiến lượng phát thải cao hơn lần lượt là 0,197% và 0,401% trong dài hạn Các kết quả tổng thể cho thấy tác động trong dài hạn mạnh hơn so với ngắn hạn với sự hội tụ đáng kể hướng tới trạng thái cân bằng dài hạn hay phát triển bền vững các hậu quả kinh tế và môi trường Các học giả khác cũng lập luận rằng năng suất của các nguồn tài nguyên, đổi mới môi trường và tỷ lệ tái chế là những yếu tố quan trọng của tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, Sofian và cộng sự (2017); Biber Freudenberger và cộng sự (2018)

Không chỉ giúp cải thiện nguồn tài nguyên hạn chế, một nền kinh tế tuần hoàn còn giúp giải quyết sự chênh lệch về cơ cấu trong thị trường lao động châu Âu

5 bằng cách cung cấp cơ hội việc làm lớn hơn về mặt địa lý, các khu vực có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn có thể được hưởng lợi từ việc làm tại hoặc gần ngành sản xuất hiện có (Peter Mitchell và cộng sự, 2015) Theo tác giả, tăng trưởng trong tái chế, tái sử dụng, sửa chữa và tái sản xuất cũng mang lại tiềm năng việc làm, giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp Điều này phù hợp cho những người lao động bị di dời từ sản xuất truyền thống Việc làm tăng lên từ các hoạt động kinh tế tuần hoàn (trong ngành sửa chữa, xử lý chất thải và tái chế, cho thuê & lĩnh vực cho thuê) ước tính có ít nhất 3,4 triệu việc làm trên khắp châu Âu Trong tổng số này 1,2 triệu việc làm trong ngành sửa chữa máy móc và thiết bị, 0,4 triệu việc làm trong ngành sửa chữa máy tính, đồ dùng cá nhân và gia đình khác, 0,7 triệu việc làm liên quan đến thu gom rác thải, hoạt động xử lý và thải bỏ, 0,3 triệu người được sử dụng để thu hồi các vật liệu đã phân loại và bán buôn rác thải và phế liệu, 0,1 triệu việc làm trong ngành bán lẻ đồ cũ tại cửa hàng và 0,6 triệu người đang làm việc trong các hoạt động cho thuê Có thể nói, việc mở rộng hoạt động của nền kinh tế tuần hoàn dường như mang lại việc làm trên khắp Châu Âu, có tiềm năng đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội.

Khoảng trống nghiên cứu

Một số nghiên cứu trước đây, các tác giả đã tập trung đánh giá tác động của kinh tế tuần hoàn với điểm xuất phát cốt lõi từ môi trường đến tăng trưởng kinh tế Các khía cạnh của kinh tế tuần hoàn được đề cập đến như: tỷ lệ tái chế rác thải đô thị, tỷ lệ tái chế chất thải rắn đô thị, thuế môi trường, năng suất tài nguyên,…[3,4] Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu có tính đồng nhất về chiều tác động đối với tăng trưởng GDP bình quân đầu người khi hiệu quả sử dụng tài nguyên được cải thiện Nghiên cứu khác đề cập đến cơ hội việc làm tăng lên khi đánh giá đời sống xã hội của cộng đồng cải thiện [1,6] Các học giả khác đã tập trung vào việc phân tích sự tồn tại song song giữa môi trường và kinh tế như một vòng tuần hoàn Mặc dù có một số nghiên cứu hạn chế sử dụng dữ liệu bảng để đo lường tác động của kinh tế tuần hoàn tới GDP như [2,3], hay nghiên cứu của Armenia và cộng sự (2021) phân tích những tác nhân đóng góp cho nền kinh tế tuần hoàn từ tích hợp của ba góc độ rộng hơn: phát triển bền vững, môi trường và tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên các

6 nghiên cứu trước đây mới chỉ dừng lại ở ý nghĩa các biến giải thích cho mô hình nhưng chưa có tác giả nào coi biến CE là gắn liền với ba khía cạnh của phát triển bền vững: môi trường- kinh tế- xã hội (CE hỗ trợ bền vững).

Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu mối quan hệ của đổi mới nền kinh tế tuần hoàn đối với tăng trưởng kinh tế để làm rõ vấn đề cũng như mức độ tác động của từng yếu tố Thông qua những đánh giá tổng quan và phân tích dựa trên kinh nghiệm tại các quốc gia châu Âu (EU), khóa luận sẽ rút ra một số hàm ý chính sách nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam để hướng tới các mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững.

Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng kết hợp 2 phương pháp: định tính và định lượng Nghiên cứu định tính tìm hiểu khung lý thuyết và tổng quan nghiên cứu Tiếp theo, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với việc thu thập các số liệu thứ cấp được công bố tại Eurostat và World Bank, phương pháp dữ liệu bảng được áp dụng và hồi quy

FGLS để kiểm tra mức độ tác động của các yếu tố đổi mới kinh tế tuần hoàn đến tăng trưởng kinh tế

Phần cuối cùng được dành để thảo luận thêm kết quả nghiên cứu và đưa ra kết luận từ đó rút ra những nhận định, đề xuất các chính sách cho việc đổi mới kinh tế tuần hoàn tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

Đóng góp mới của đề tài

Cho tới hiện tại, theo tìm kiếm tài liệu vẫn chưa có một bài nghiên cứu trong nước nào thực hiện nghiên cứu tác động của các yếu tố kinh tế tuần hoàn đối với tăng trưởng kinh tế hay các khía cạnh liên quan, nghiên cứu này bổ sung một tài liệu tham khảo mới về vấn đề này

Hơn nữa, Tính mới của nghiên cứu này nằm ở chỗ khung khái niệm đề xuất về nền kinh tế tuần hoàn tích hợp và đổi mới (Hình a) Cấu trúc đầu tiên được dành cho sự cần thiết của mô hình xoắn bốn cực hỗ trợ CE Điều này đã được bắt nguồn và hỗ trợ mạnh mẽ bởi phát hiện tài liệu, và không được coi là đo lường trong bài viết này, trong khi cấu trúc thứ hai bao gồm kế hoạch ba cơ sở phát triển bền vững: xã hội-môi trường-kinh tế, với sự đổi mới ở trung tâm như một động lực chính cho

CE Ngoài khuôn khổ đề xuất về một nền kinh tế tuần hoàn tích hợp, tính mới của khuôn khổ này bài viết là sự liên kết của các biến CE với ba cạnh phát triển bền vững: kinh tế- xã hội- môi trường Cuối cùng rút ra những nhận định kinh nghiệm, đề xuất các chính sách phù hợp cho việc chuyển đổi nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam

Hình a: Khung khái niệm về kinh tế tuần hoàn tích hợp.

Kết cấu của đề tài

Ngoài phần giới thiệu đề tài, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa luận có kết cấu gồm các chương như sau:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

- Chương 2: Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu

- Chương 3: Nhận định nền kinh tế tuật hoàn tại châu Âu Kết quả mô hình nghiên cứu quan hệ giữa đổi mới kinh tế tuần hoàn và tăng trưởng kinh tế

- Chương 4: Kết luận và đánh giá mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam Hàm ý chính sách cho Việt Nam

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TUẦN HOÀN, TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Cơ sở lý luận về kinh tế tuần hoàn

1.1.1 Khái niệm về kinh tế tuần hoàn

Khái niệm kinh tế tuần hoàn được các tác giả Pearce và Turner sử dụng lần đầu năm 1990 trong cuốn sách “Kinh tế Tài nguyên và Môi trường” “Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế mới dựa trên nguyên lý cơ bản mọi thứ đều là đầu vào đối với thứ khác”, hoàn toàn không giống với cách nhìn của nền kinh tế tuyến tính truyền thống Đến nay, tuy vẫn có những tài liệu đưa ra các khái niệm khác nhau do cách tiếp cận từ các góc độ nghiên cứu và ứng dụng có tính đặc thù riêng

Từ góc độ nền kinh tế, “Kinh tế tuần hoàn có thể được hiểu là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường” Sự tuần hoàn thể hiện trong tái sử dụng, thông qua chia sẻ, sửa chữa, tân trang, tái chế, tái sản xuất… tạo lập các vòng lặp khép kín, nhằm giảm tối thiểu nguyên liệu đầu vào, lượng phế thải, khí thải và độ ô nhiễm

“Nền kinh tế tuần hoàn được biết đến như một mô hình sản xuất và tiêu dùng Mô hình này chủ yếu dựa trên việc chia sẻ, cho thuê, tái sử dụng, sửa chữa, tân trang và tái chế vật liệu và sản phẩm nhiều lần nhất có thể để mang lại tuổi thọ lâu hơn cho sản phẩm Điều mà mô hình này đang cố gắng đạt được là giảm thiểu chất thải càng nhiều càng tốt Khi một sản phẩm hết vòng đời hoặc hết thời gian sử dụng, sản phẩm hoặc nguyên liệu từ sản phẩm đó sẽ được lưu giữ trong nền kinh tế càng lâu càng tốt Như vậy, tất cả vật liệu và sản phẩm đều có thể được sử dụng lại để tạo ra giá trị cao hơn cho chúng” (Nghị viện Châu Âu, 2020) Đến nay, định nghĩa được nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế thừa nhận rộng rãi là: “Kinh tế tuần hoàn là một hệ thống có tính khôi phục, tái tạo thông qua các kế hoạch và thiết kế chủ động Nó thay thế khái niệm kết thúc vòng đời của vật liệu bằng khái niệm khôi phục, chuyển dịch theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo,

10 không dùng các hóa chất độc hại gây tổn hại tới việc tái sử dụng và hướng tới giảm thiểu chất thải thông qua việc thiết kế vật liệu, sản phẩm, hệ thống kỹ thuật và cả các mô hình kinh doanh trong phạm vi của hệ thống đó” (Ellen MacArthur Foundation, 2012)

Cốt lõi của hầu hết các khái niệm KTTH nằm ở “các quy trình duy trì giá trị”, tức là các cơ chế để giữ lại giá trị trong nền kinh tế của chúng ta thông qua tái sử dụng, sửa chữa, tân trang, tái sản xuất, phân phối lại và tái chế Sự hấp dẫn của nền KTTH đã nâng cao nhận thức và sự sẵn sàng hành động của chính phủ các nước trong các ngành công nghiệp, đồng thời KTTH cũng hỗ trợ việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững

1.1.2 Các giai đoạn của kinh tế tuần hoàn

Hình 1.1 Các giai đoạn của kinh tế tuần hoàn (Iberdrola 2020)

Nền kinh tế tuần hoàn chủ yếu dựa trên 6 giai đoạn khác nhau: thiết kế sinh thái, sản xuất, phân phối, tiêu thụ, sửa chữa và tái sử dụng, tái chế

- Thiết kế sinh thái đề cập đến một thiết kế hấp dẫn con người quan tâm đến môi trường và tối đa hóa hoạt động kinh doanh do chu kỳ vòng đời dài hơn bằng cách thiết kế một hệ thống tuần hoàn xung quanh nó Mục đích chính của thiết kế sinh thái là giảm thiểu tác động môi trường tổng thể của sản

11 phẩm hoặc dịch vụ Những thiết kế sáng tạo trong sản phẩm và dịch vụ có tính đến vòng đời, bắt đầu từ nguyên liệu thô đến việc sử dụng nó hoặc khả năng được tân trang lại trong tương lai Một thiết kế sinh thái tốt sẽ tạo ra các sản phẩm có tuổi thọ cao, dễ tái chế hoặc tái sử dụng và các dịch vụ có cùng đặc điểm Châu Âu hoạt động vì thiết kế sinh thái Kể từ năm 2009, các Chỉ thị đã thiết lập một khuôn khổ cho việc đặt ra các yêu cầu về thiết kế sinh thái cho các sản phẩm liên quan đến năng lượng (Stiftelsen Svensk Industridesign, 2018)

- Việc sản xuất phải được thực hiện theo các công nghệ tiên tiến để tạo ra ít khí độc nhất cho môi trường Việc sử dụng năng lượng tái tạo phải là một ưu tiên Ngoài ra, việc sản xuất sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng ít nguồn gốc mới nhất nguyên liệu thô và sử dụng vật liệu tái chế trong mọi trường hợp có thể Đồng thời theo thời gian, các sản phẩm được sản xuất phải dễ sửa chữa, cải tiến hoặc tái chế (Ủy ban Châu Âu 2008, 1-3)

- Quá trình phân phối sẽ rất cần thiết trong nền kinh tế tuần hoàn Mua các mặt hàng đã qua sử dụng hoặc thay thế, thu hồi các nguyên liệu thô hoặc bán thành phẩm còn sử dụng được và cung cấp cho chúng trở lại giai đoạn sản xuất của chuỗi cung ứng Việc cho thuê sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ cũng cần phân phối Một chuỗi hậu cần tốt sẽ là cần thiết để đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp (Meier, 2020)

- Tiêu thụ, sử dụng và tái sử dụng là quá trình chính Không có tiêu dùng thì không có lợi ích Việc tiêu thụ các sản phẩm của nền kinh tế tuần hoàn có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau Mua những sản phẩm có tuổi thọ cao, có thể dễ dàng sửa chữa hoặc nâng cấp Tiêu dùng sản phẩm hoặc dịch vụ mà không có quyền sở hữu, dưới dạng cho thuê, chia sẻ hoặc thuê mua Cuối cùng là chọn những thứ không tiêu tốn nhiều nguyên liệu hơn hoặc tạo ra chất thải (Cục Môi trường Châu Âu, 2017, 2-3)

- Quá trình sửa chữa, phục hồi sẽ mang lại tuổi thọ lâu hơn cho sản phẩm Để đảm bảo điều đó, các sản phẩm kinh tế tuần hoàn được thiết kế để dễ dàng sửa chữa và nâng cấp Ngoài ra còn có hướng dẫn sửa chữa trong tất cả các sản phẩm để hỗ trợ quá trình này Quá trình này cũng cung cấp nhiều quyền

12 lợi hơn cho người tiêu dùng và tránh sự lỗi thời sớm của sản phẩm Doanh nghiệp được hỗ trợ kỹ thuật cũng sẽ được hưởng lợi trong quá trình này (Ủy ban Châu Âu, 2020, 3)

Hình 1.2 Những bước cuối cùng của giai đoạn kinh tế tuần hoàn

Quá trình cuối cùng của vòng tuần hoàn là tái chế Một khi sản phẩm không còn hữu ích nữa, tất cả vật liệu từ việc ăn uống phải được tái chế Đồng thời, mọi chất thải trong quá trình sản xuất, tiêu dùng, sửa chữa cũng phải được tái chế Các quy trình khác liên quan tới tái chế, vì việc giảm thiểu và tái sử dụng cũng có tầm quan trọng lớn trong nền kinh tế tuần hoàn Tái sử dụng sản phẩm, ví dụ như bán chúng ở các cửa hàng đồ cũ hoặc tái sử dụng mới như sản xuất sản phẩm mới đóng vai trò quan trọng Ngoài ra, việc giảm sử dụng nguyên liệu thô khai thác mới sẽ hỗ trợ nền kinh tế tuần hoàn Việc sử dụng các vật liệu có thể tái chế và tái sử dụng trong các sản phẩm mới cũng như hiệu quả đóng gói của chúng có tầm quan trọng rất lớn Mục tiêu chính của quá trình tái chế là tránh việc khai thác nguyên liệu thô mới (Plastics Recyclers Europe, 2018) Việc sử dụng phương pháp tiếp cận sản phẩm dưới dạng dịch vụ cũng là một chiến lược kinh tế tuần hoàn thông minh Thay đổi từ sản phẩm vật chất sang sản phẩm phi vật chất là cách tốt nhất để giảm thiểu

13 việc sử dụng nguyên liệu thô Trong trường hợp này, sản phẩm không thay đổi: các sản phẩm cung cấp chức năng tương tự và cung cấp việc sử dụng sản phẩm hiệu quả hơn Các hoạt động tiết kiệm như việc dùng chung xe ô tô của công ty, dịch vụ trực tuyến như thư viện trực tuyến hoặc dịch vụ quản lý và sửa chữa (Sell và cộng sự,

1.1.3 Vai trò của kinh tế tuần hoàn

Thứ nhất, Giảm việc sử dụng các nguồn tài nguyên không thể tái tạo

Cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế

1.2.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng sản xuất hàng hóa và dịch vụ kinh tế so với thời kỳ này sang thời kỳ khác Nó có thể được đo lường bằng giá trị danh nghĩa hoặc thực tế (được điều chỉnh theo lạm phát) Theo truyền thống, tăng trưởng kinh tế tổng hợp được đo lường bằng tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP), mặc dù các số liệu thay thế đôi khi được sử dụng (Investopedia, 2021)

Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là ước tính tổng giá trị của tất cả các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trong một thời kỳ nhất định theo tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của cư dân của một quốc gia GNP thường được tính bằng cách lấy tổng chi tiêu tiêu dùng cá nhân, đầu tư tư nhân trong nước, chi tiêu chính phủ, xuất khẩu ròng và bất kỳ thu nhập nào mà người cư trú kiếm được từ các khoản đầu tư ở nước ngoài, trừ đi thu nhập kiếm được trong nền kinh tế trong nước của người cư trú nước ngoài Xuất khẩu ròng đại diện cho sự khác biệt giữa những gì một quốc gia xuất khẩu trừ đi bất kỳ nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ nào

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị tiền tệ hoặc giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ thành phẩm được sản xuất trong biên giới của một quốc gia trong một khoảng thời gian cụ thể Là một thước đo tổng thể về sản xuất trong nước, nó hoạt động như một thẻ điểm toàn diện về sức khỏe kinh tế của

17 một quốc gia nhất định Mặc dù GDP thường được tính trên cơ sở hàng năm, nhưng đôi khi nó cũng được tính trên hàng quý

1.2.2.Vai trò tăng trưởng kinh tế

Thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia thường được đánh giá theo những dấu hiệu chủ yếu như: ổn định, tăng trưởng, công bằng xã hội Trong đó, tăng trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện hàng loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội

Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng mức tăng lên về số lượng, chất lượng hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất ra nó, do đó tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng đói nghèo Tăng trưởng kinh tế nhanh là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với mọi quốc gia trên con đường vượt lên khắc phục sự lạc hậu, hướng tới giàu có, thịnh vượng

Thứ hai, tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư sẽ tăng lên, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của nhân loại được cải thiện như: giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, kéo dài tuổi thọ, từ đó giáo dục, y tế, văn hoá có thể phát triển tốt hơn

Thứ ba, tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp Khi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao thì một trong những nguyên nhân quan trọng là đã sử dụng lực lượng lao động hiệu quả hơn Vì vậy, tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ nghịch biến với thất nghiệp, tăng trưởng tăng thì thất nghiệp được giảm bớt Mối quan hệ giữa tăng trưởng thực tế và tỷ lệ thất nghiệp ở nước phát triển đã được lượng hoá dưới tên gọi quy luật Okum–Arthur Okum (1929-1979) (hay quy luật 2,5% –1): “Quy luật này xác định, nếu GNP thực tế tăng 2,5% trong vòng một năm so với GNP tiềm năng của năm đó thì tỷ lệ thất nghiệp giảm đi 1%”

Thứ tư, tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề vật chất để củng cố chế độ chính trị và củng cố an ninh quốc phòng tăng uy tín và vai trò quản lý của nhà nước đối với xã hội

Thứ năm, đối với các nước chậm phát triển, tăng trưởng kinh tế còn là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước đang phát triển

Như vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh là mục tiêu thường trực của các quốc gia, nhưng sẽ là không đúng nếu con người theo đuổi tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá Trên thực tế cho thấy, không phải sự tăng trưởng nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội như mong muốn, quá trình tăng trưởng mang tính hai mặt của nó Chẳng hạn, tăng trưởng kinh tế quá mức có thể dẫn đến tình trạng nền kinh tế “quá nóng”, gây ra lạm phát, hoặc tăng trưởng kinh tế cao làm cho dân cư giàu lên, nhưng đồng thời cũng có thể làm cho mức độ gia tăng phân hoá giàu nghèo trong xã hội

Vì vậy, đòi hỏi mỗi quốc gia trong từng thời kỳ phải tìm ra những biện pháp tích cực để đạt được sự tăng trưởng hợp lý, bền vững Tăng trưởng kinh tế bền vững là tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đối cao, ổn định trong thời gian tương đối dài (ít nhất từ 20 - 30 năm) và giải quyết tốt vấn đề tiến bộ xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

Cơ sở lý luận về phát triển bền vững

1.3.1 Khái niệm phát triển bền vững Đến nay đã có hơn 70 định nghĩa về Phát triển bền vững, tuy nhiên định nghĩa được thừa nhận phổ biến và được coi là hàm chứa các tư tưởng cốt lõi về phát triển bền vững vẫn là định nghĩa của Uỷ ban môi trường thế giới (WCED), nay là Ủy ban Brundtland Theo WECD định nghĩa: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai” (WCED, 1987)

Theo Điều 3, Luật bảo vệ Môi trường năm 2014 của Việt Nam: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, đảm bảo tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường” Trong bối cảnh có nhiều thách thức mới cũng như sự suy giảm tài nguyên

19 thiên nhiên, suy thoái môi trường và đặc biệt là biến đổi khí hậu, việc hướng đến phát triển bền vững ngày càng trở nên khó khăn hơn Các mục tiêu của phát triển bền vững vì thế đã được cụ thể hoá cho từng lĩnh vực

1.3.2 Ba trụ cột chính của phát triển bền vững

Hình 1.3 Ba trụ cột chính của phát triển bền vững

Có ba trụ cột chính của phát triển bền vững (Hình 1.3):

Thứ nhất, phát triển bền vững để đảm bảo bền vững về kinh tế

Sự phát triển bền vững sẽ giúp nền kinh tế tăng trưởng, phát triển nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo tính ổn định và an toàn Có nghĩa là sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế đó đều “khỏe mạnh”, đảm bảo chất lượng đời sống người dân nhưng lại tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ của nền kinh tế trong tương lai đặc biệt là gánh nặng nợ nần cho các thế hệ mai sau Tăng trưởng kinh tế bền vững nhằm mục tiêu tạo ra sự phồn thịnh và ổn định kinh tế mà không làm kiệt quệ các tài nguyên thiên nhiên và dẫn đến hậu quả tiêu cực về lâu dài

Thứ hai, phát triển bền vững để đảm bảo bền vững xã hội

Bên cạnh tính bền vững về kinh tế, phát triển bền vững còn đảm bảo tính bền vững về xã hội, việc này được thể hiện ở sự công bằng xã hội và phát triển con người thông qua thước đo là chỉ số phát triển con người HDI Theo đó, tính bền vững được thể hiện thông qua việc đảm bảo các vấn đề về sức khỏe, dinh dưỡng, xóa đói giảm nghèo, học vấn, đảm bảo công bằng xã hội và tạo cơ hội để mọi đối tượng, giai cấp trong xã hội đều được bình đẳng như nhau Từ đó làm giảm nguy cơ xung đột xã hội, xung đột sắc tộc, tôn giáo hay chiến tranh

Thứ ba, phát triển bền vững để đảm bảo bền vững môi trường

Môi trường là một trong những vấn đề đang rất “nóng” hiện nay, đây là vấn đề được sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội Các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng bị suy giảm, cạn kiệt cả về số lượng lẫn chất lượng Tình trạng tàn phá rừng bừa bãi, kể cả rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ nhằm khai thác gỗ hoặc lấy đất canh tác… đều gây nên hàng loạt các vấn đề về thiên tai, lũ lụt, gây ra tình trạng hủy hoại môi trường và biến đổi khí hậu rất nghiêm trọng

Do đó, phát triển bền vững nhằm mục đích không ngừng bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường sống theo hướng tích cực, khai thác và sử dụng hợp lí, tránh làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên Bảo vệ và bảo tồn môi trường cho tương lai, bao gồm việc giảm thiểu ô nhiễm, bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm đáp ứng nhu cầu sống của thế hệ hiện tại nhưng vẫn không cản trở các thế hệ tương lai.

Từ nền kinh tế tuyến tính đến kinh tế tuần hoàn

Nền kinh tế tuyến tính dựa trên hệ thống mua - dùng - vứt bỏ, làm trầm trọng thêm những hệ thống trước đó (RAEE Andalucía, 2020) Ngăn chặn chất thải từ nguyên liệu tạo ra sản phẩm hiệu quả hơn, tái sử dụng chúng và thu được nguyên liệu thô cần thiết một cách bền vững là những thực tế chính không được thực hiện trong nền kinh tế tuyến tính (Chính phủ Hà Lan, 2017) Cách thức thực sự được sử dụng trong các mô hình kinh tế tuyến tính chịu trách nhiệm cho 90% mất đa dạng sinh học Mặt khác, mô hình kinh tế tuần hoàn có thể là giải pháp 45% để đạt được mức phát thải CO2 bằng 0 vào năm 2050 (Sell và cộng sự 2020)

Cách tiếp cận kinh tế tuần hoàn đã thu hút được sự chú ý vào nửa sau của những năm 1970 ở châu Âu Nó khái niệm hóa một hệ thống kinh tế mới của sự thay đổi trong đổi mới mô hình kinh doanh một mặt và hành vi của người tiêu dùng Ngay từ khi bắt đầu, CE đã thể hiện chính mình như một mô hình thay thế cho nền kinh tế tân cổ điển cả về mặt lý thuyết và thực tiễn, vì nó thừa nhận vai trò cơ bản của môi trường, cũng như các chức năng của nó và sự tương tác giữa môi trường và hệ thống kinh tế (Ghisellini và các cộng sự, 2016) Thử thách môi trường ô nhiễm, cũng như thách thức về sự khan hiếm tài nguyên toàn cầu, được giải quyết trong cấu trúc này Thông qua hệ thống này, nhằm mục đích chuyển từ hành vi kinh tế sản xuất - tiêu dùng - lãng phí sang sản xuất - tiêu dùng - tái sử dụng, không chỉ nhằm mục đích phát triển bền vững thông qua nền kinh tế mà còn cả sự bền vững của đời sống môi trường và xã hội Quá trình chuyển đổi sang CE xuất phát từ sự tham gia của tất cả các chủ thể trong xã hội và năng lực của họ để liên kết và tạo ra các mô hình hợp tác và trao đổi bền vững Điều này có thể đạt được thông qua quản lý tài nguyên bền vững, thay đổi hành vi xã hội và mô hình hoạt động kinh doanh Bằng cách thúc đẩy việc áp dụng mô hình sản xuất khép kín trong một hệ thống kinh tế,

CE nhằm mục đích tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, đặc biệt tập trung vào chất thải đô thị và công nghiệp đạt được sự cân bằng và hài hòa tốt hơn giữa kinh tế, môi trường và xã hội

Sự ra đời của mô hình nền kinh tế tuần hoàn, theo Ủy ban châu Âu nghiên cứu, sẽ giúp tăng 0,5% GDP và tạo ra khoảng 700.000 việc làm mới trong Liên minh châu Âu (Kinh tế lượng Cambridge, Trinomics & ICF, 2018)

Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn không chỉ dựa vào môi trường Một nghiên cứu được thực hiện bởi McKinsey Quarterly đã nghiên cứu 28 công ty và cách họ có thể thích ứng với thông tư Nghiên cứu kết luận rằng tất cả họ đều có thể hưởng lợi từ việc áp dụng ít nhất 3 hoặc 4 hoạt động từ 6 thông tư các hoạt động kinh tế có mục đích và có thể cải thiện lợi nhuận của họ bằng cách áp dụng từ 6 hoạt động là tái tạo, lặp lại, trao đổi, ảo hoá, chia sẻ và tối ưu hóa Sự tái tạo là những hoạt động tập trung vào việc sử dụng năng lượng và vật liệu tái tạo Hoạt động chia sẻ đề cập đến việc chia sẻ sản phẩm và sử dụng các thiết kế sinh

22 thái Quá trình tối ưu hóa đề cập đến tránh tạo ra chất thải Vòng lặp đề cập đến vật liệu tái sản xuất và tái chế Ảo hóa đề cập đến để cung cấp dịch vụ, hoặc thậm chí sản phẩm trực tuyến Cuối cùng, trao đổi đề cập đến việc sử dụng các công nghệ mới, hiệu quả hơn và thân thiện với môi trường hơn (McKinsey Quartely, 2017)

Tiêu chí Kinh tế tuyến tính Kinh tế tuần hoàn

Hình thức Nguyên liệu – Sản xuất – Thải bỏ Giảm thiểu – Tái sử dụng – Tái chế Đặc điểm Ngắn hạn, từ sản xuất đến vứt bỏ Dài hạn, gồm nhiều vòng đời nhằm duy trì giá trị của sản phẩm

Mục tiêu Eco-Efficiency Eco-Effectively

Tái chế Downcycling Upcycling, High-grade recycling

Mô hình Tập trung vào sản phẩm Tập trung vào dịch vụ

Bảng 1.1 So sánh nền Kinh tế tuyến tính và Kinh tế tuần hoàn

Mối quan hệ giữa kinh tế tuần hoàn và tăng trưởng kinh tế

Nền kinh tế tuyến tính đã không còn phù hợp trong bối cảnh mới, khi nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt do tính chất hữu hạn của nó Trái lại với mặt tích cực của nền kinh tế ngày càng phát triển với cường độ mạnh mẽ hơn thì chất lượng môi trường càng xuống thấp ở mức báo động bởi lượng rác thải khổng lồ được tạo ra từ sản xuất và tiêu dùng Trước tình trạng này, kinh tế tuần hoàn ra đời để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững hơn, hài hòa với bảo vệ môi trường trở thành nhu cầu cấp bách, xu thế tất yếu của tiến trình phát triển xã hội Kinh tế tuần hoàn ưu tiên hệ thống kinh tế, trong đó người hưởng lợi chính là nền kinh tế và môi trường, trong khi lợi ích xã hội phát sinh từ việc cải thiện môi trường, công đoàn người lao động hoặc việc đánh thuế công bằng hơn (Geissdoerfer và cộng sự,

Tác động của mô hình kinh tế tuần hoàn đến tăng trưởng kinh tế mang lại rất nhiều lợi ích khác nhau Kinh tế tuần hoàn giúp tận dụng nguồn nguyên liệu đã qua sử dụng thay vì phải mất chi phí để xử lý; giảm thiểu khai thác tài nguyên, tận dụng

23 tối đa giá trị tài nguyên, hạn chế tối đa chất thải ra môi trường vì kinh tế tuần hoàn là một chu trình sản xuất khép kín, các tài nguyên, chất thải của quá trình sản xuất trước được tận dụng lại hoặc tái sử dụng, các dòng phế liệu được biến thành đầu vào để tiếp tục sản xuất Phát triển kinh tế tuần hoàn sẽ giúp giảm chi phí về quản lý, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu Bên cạnh đó, kinh tế tuần hoàn làm nảy sinh nhiều ngành nghề, đem đến nhiều cơ hội kinh doanh hơn (chẳng hạn như tân trang các mặt hàng cũ, thu thập các tài nguyên đã qua sử dụng hay việc làm liên quan đến tái chế); kinh tế tuần hoàn góp phần giảm rủi ro về khủng hoảng thừa sản phẩm, khan hiếm tài nguyên, tạo động lực để đầu tư đổi mới công nghệ, giảm chi phí sản xuất, tăng chuỗi cung ứng Kinh tế tuần hoàn cung cấp một góc nhìn mới về sử dụng các nguồn nguyên liệu theo hướng tiết kiệm, hiệu quả hơn

Mihail Busu (2019) đã sử dụng mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS) ước tính tác động của nền kinh tế tuần hoàn ở khía cạnh môi trường đến tăng trưởng kinh tế ở các nước EU giai đoạn 2008–2017 Nghiên cứu thông qua các biến độc lập là năng suất tài nguyên, việc làm trong sản xuất hàng hóa môi trường, tỷ lệ tái chế rác thải đô thị, thị phần của doanh nghiệp và biến phụ thuộc GDP bình quân đầu người đại diện cho tăng trưởng kinh tế Mô hình kinh tế lượng cho kết quả phân tích các biến là hợp lệ và các yếu tố môi trường của nền kinh tế tuần hoàn là những chỉ số có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở tất cả 27 quốc gia EU Đồng thời, tác giả kết luận rằng mức độ đổi mới trong môi trường và việc sử dụng năng lượng tái tạo đóng vai trò lớn hơn về tốc độ tác động đến tăng trưởng kinh tế so với tác động của GDP/đầu người và sự gia tăng vốn nhân lực liên quan đến năng lượng tái tạo

Kết quả cuối cùng cũng đã xác nhận giả thuyết thống kê, chủ yếu liên quan đến tác động mạnh mẽ và đáng kể của năng suất tài nguyên đối với tăng trưởng kinh tế, xác nhận quan điểm của châu Âu rằng việc tăng năng suất tài nguyên lên 30% vào năm 2030 có thể dẫn đến tăng trưởng GDP gần 1% (Liên minh Châu Âu 2002) Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các bài báo tham khảo về tác động của nền kinh tế tuần hoàn đến tăng trưởng kinh tế (Preston, 2012; Su và cộng sự, 2013; và Bocken và cộng sự, 2016)

Tóm lại, những nghiên cứu trước đây về các khía cạnh của kinh tế tuần hoàn đối với tăng trưởng kinh tế đã cho thấy nhiều ích lợi khác nhau Tác động tích cực của việc triển khai các mô hình kinh tế tuần hoàn sẽ làm tăng mức độ lao động được tuyển dụng bởi vòng tuần hoàn tái sản xuất; mở rộng thị trường và cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp dịch vụ phi vật chất hay dịch vụ có tính bền vững (chia sẻ sự sở hữu hay dịch vụ có thể tái sử dụng); hơn nữa giảm chi phí khai thác và quản lý tài nguyên đầu vào Điều này giúp tăng cường sự ổn định trong kinh doanh, cải thiện lợi nhuận, đồng thời đóng góp vào tăng trưởng kinh tế theo cách bền vững hơn.

Các chỉ số đổi mới kinh tế tuần hoàn

Nghiên cứu này hỗ trợ sự phát triển bền vững trong khuôn khổ nền kinh tế tuần hoàn được xem xét trong phân tích ở cấp độ vĩ mô Ngoài ra, điều quan trọng cần đề cập rằng tính bền vững và tác động của nền kinh tế tuần hoàn đến tăng trưởng kinh tế không chỉ tăng lên một cách đơn giản chuyển sang các nguồn tài nguyên hoặc vật liệu tái tạo Cụ thể, nó xem xét năm biến quan trọng lấy từ cơ sở dữ liệu Eurostat Các định nghĩa và chi tiết cụ thể của từng biến trong mô hình trong bài viết được trình bày chi tiết ở chương 2 và được liệt kê dưới đây như sau:

- Doanh thu thuế môi trường (được xác định là var1)

- Tỷ lệ tái chế rác thải đô thị (được định nghĩa là var2)

- Đầu tư tư nhân, Việc làm, Tổng giá trị gia tăng liên quan đến CE (được định nghĩa là var3)

- Bằng sáng chế liên quan đến tái chế (được định nghĩa là var4)

- Trao đổi nguyên liệu thô có thể tái chế (được định nghĩa là var5)

- Đổi mới KTTH (được định nghĩa là var6)

Các yếu tố thị trường nội bộ là rất quan trọng để được xem xét Như vậy, các biến trên bao gồm quản lý chất thải trong một quốc gia, thu thuế từ người sản xuất và người tiêu dùng, các khoản đầu tư tư nhân và công việc liên quan đến CE cũng như khía cạnh đổi mới của CE, được kết nối với bằng sáng chế và nền kinh tế mở Tăng trưởng kinh tế bền vững cần được hỗ trợ bởi sự đa dạng trụ cột của nền kinh tế và sự hội nhập giữa chúng Nền kinh tế tuần hoàn bao gồm một phạm vi rộng lớn

25 xã hội, xác định nó vừa là người tiêu dùng vừa là nhà sản xuất Là trụ cột quan trọng và quan trọng đối với sự hỗ trợ này, bài nghiên cứu đề xuất khía cạnh môi trường, khía cạnh xã hội và khía cạnh kinh tế (tam giác phát triển bền vững)

Tham khảo Hình 1.4, phân loại các yếu tố, var1 và var2 là các chỉ báo có tác động đến khía cạnh môi trường; var1, var3 và var4 là các chỉ số có tác động đến xã hội và var1, var3, var4, var5 là các chỉ số có tác động đến các khía cạnh kinh tế Dựa trên nghiên cứu của Yun và các cộng sự (2019), bài viết này đã đề xuất mô hình khái niệm “động lực vĩ mô và vi mô đổi mới với mô hình xoắn ốc bốn cực” như một cách để đạt được sự bền vững của nền kinh tế, xã hội và môi trường trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 Theo đó, đổi mới là một động lực để phát triển nền kinh tế bền vững Vì vậy, nghiên cứu xây dựng biến đổi mới được gắn nhãn là tích của 2 chỉ số var3 và var4 (var6 = var 3 * var 4)

Hình 1.4 Mô hình đổi mới kinh tế tuần hoàn trong bối cảnh phát triển bền vững

Chương 1 đã trình bày chi tiết khung lý thuyết liên quan tới kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững Trong chương này, nghiên cứu cũng đã trình bày các yếu tố đổi mới kinh tế tuần hoàn tác động tới tăng trưởng kinh tế và thảo luận kết quả của nghiên cứu trước đây Dựa trên tiền đề tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết được trình bày trong chương 1, sang chương 2 tác giả sẽ tiến hành lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp và thu thập các dữ liệu nghiên cứu

PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng để xem xét tác động của các yếu tố kinh tế tuần hoàn tới tăng trưởng kinh tế thông qua chỉ số GDP bình quân đầu người dựa trên cơ sở lý thuyết đề cập tại chương 1 Đồng thời, nghiên cứu cũng kế thừa phân tích về mối quan hệ tích hợp giữa ba yếu tố của kinh tế tuần hoàn bao gồm môi trường- kinh tế- xã hội dựa công trình nghiên cứu trước đây Bài viết tìm hiểu về dữ liệu trong một nhóm 26 quốc gia thuộc khu vực liên minh châu Âu (phụ lục 1) giai đoạn 2011-2020 Dưới đây là định nghĩa của Eurostat về các chỉ số đổi mới kinh tế tuần hoàn và tăng trưởng kinh tế:

• Số thu từ thuế môi trường (Taxrevenue): Chỉ tiêu này được biểu thị bằng tỷ lệ số thu từ thuế môi trường trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Nó được coi là yếu tố nội tại của thị trường, bao gồm sự đóng góp của tất cả các tác nhân, như người tiêu dùng và nhà sản xuất vào nền kinh tế tuần hoàn

• Tỷ lệ tái chế rác thải đô thị (Recycle_rate): Chỉ số này đo lường tỷ lệ rác thải đô thị được tái chế trong tổng lượng rác thải đô thị phát sinh Tái chế bao gồm tái chế vật liệu, ủ phân và phân hủy kỵ khí (biến này quan đến quản lý chất thải đô thị)

• Đổi mới kinh tế tuần hoàn (Inno): Một biến mới được gắn nhãn trong nghiên cứu này là sự đổi mới (innovation), đó là phép nhân của hai biến số:

“đầu tư tư nhân, việc làm, tổng giá trị gia tăng liên quan đến CE” và “bằng sáng chế liên quan đến tái chế” Biến này được xây dựng dựa trên một nghiên cứu tài liệu về động lực đổi mới với mô hình vòng xoắn bốn bền vững (Yun và các cộng sự, 2019)

+ Đầu tư tư nhân, Việc làm, Tổng giá trị gia tăng liên quan đến CE: Chỉ số này bao gồm: tổng đầu tư vào hàng hóa hữu hình, số người được tuyển dụng và giá trị gia tăng theo chi phí yếu tố trong ba lĩnh vực sau: lĩnh vực tái chế, sửa chữa và lĩnh vực tái sử dụng và lĩnh vực cho thuê và cho thuê (biến này liên quan đến sự đổi mới kinh tế tuần hoàn).

+ Bằng sáng chế liên quan đến Tái chế: Chỉ số này đo lường số lượng bằng sáng chế liên quan đến tái chế và nguyên liệu thô thứ cấp Thuật ngữ ‘bằng sáng chế’ đề cập đến việc sáng chế, bao gồm tất cả các tài liệu liên quan đến một phát minh riêng biệt (ví dụ: đơn đăng ký cho nhiều cơ quan có thẩm quyền), do đó, ngăn chặn việc tính toán nhiều lần Một phần của họ được phân bổ cho mỗi người nộp đơn và công nghệ liên quan (biến này liên quan đến sự đổi mới kinh tế tuần hoàn).

• Trao đổi nguyên liệu thô có thể tái chế (Trade): Chỉ số này đo lường số lượng các loại chất thải và sản phẩm phụ đã chọn được vận chuyển giữa các quốc gia thành viên EU (trong EU) và qua biên giới EU (ngoài EU) Chỉ số này bao gồm các biến số sau: “thương mại nguyên liệu thô có thể tái chế trong nội bộ EU (được đo bằng Nhập khẩu từ các nước EU)”, “nhập khẩu từ các nước ngoài EU và xuất khẩu nguyên liệu thô có thể tái chế sang các nước không thuộc EU (liên quan đến các nước ngoài EU) (biến này liên quan đến nền kinh tế mở)

• GDP bình quân đầu người: Chỉ số này đo lường nền kinh tế tăng trưởng hiệu quả hơn là chỉ sử dụng tổng sản lượng quốc gia (GDP)

Từ phần cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu, trong bài viết này, nghiên cứu mong muốn xác định các thành phần chính của Kinh tế tuần hoàn hỗ trợ bền vững có tác động đến tăng trưởng kinh tế Đề cập đến mục tiêu này, khoá luận theo đuổi phân tích câu hỏi nghiên cứu (RQ) và các giả thuyết (H) sau đây:

RQ: Các thành phần CE tác động đến GDP ở mức độ nào?

H1a: Tỷ lệ thuế môi trường CE có tác động tích cực đến GDP

H1b: Tỷ lệ tái chế rác thải đô thị có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến GDP H1c: Tỷ lệ đổi mới CE có tác động tích cực đến GDP

H1d: Buôn bán trao đổi nguyên liệu tái chế có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến

2.1.1 Phương trình ước tính mức độ tác động của các yếu tố đổi mới kinh tế tuần hoàn tới tăng trưởng kinh tế

- Biến phụ thuộc GDP bình quân đầu người, biểu thị cho sự đo lường tăng trưởng kinh tế

- Biến độc lập bao gồm:

• Taxrevenue: tỷ lệ doanh thu thuế từ môi trường (environment tax revenues/GDP)

• Recycle rate: tỷ lệ tái chế rác thải đô thị (recycling rate of municipal waste)

• Inno: biểu thị cho tích của hai biến số; đầu tư tư nhân, việc làm, tổng giá trị liên quan đến CE * bằng sáng chế liên quan đến tái chế (private investment, jobs, gross value added related to CE * patents related to recycling)

• Trade: lượng buôn bán trao đổi nguyên liệu thô có thể tái chế (trade in recyclable raw materials)

• t: khoảng thời gian của dữ liệu bảng

2.1.2 Bảng dấu kỳ vọng của các yếu tố đổi mới kinh tế tuần hoàn tới tăng trưởng kinh tế

Dựa trên các nghiên cứu trước đây và phân tích của tác giả, mối quan hệ kỳ vọng giữa các biến trong mô hình (1) được trình bày thông qua Bảng 2.1 như sau:

Ký hiệu Mô tả Quan hệ kỳ vọng với biến phụ thuộc

GDP GDP bình quân đầu người

Tỷ lệ doanh thu thuế môi trường / GDP (%)

+ Mihail và các cộng sự 2019.

Tỷ lệ tái chế rác thải đô thị (%)

+/- Razzaq và các cộng sự 2021.

Inno Sự đổi mới = tỷ lệ đầu tư tư nhân, việc làm, tổng giá trị liên quan đến CE (%) * bằng sáng chế liên quan đến tái chế

Trade Trao đổi buôn bán nguyên liệu thô tái chế (tonne)

Bảng 2.1 Bảng dấu kỳ vọng mối quan hệ các biến

Kế thừa những nghiên cứu trước đây và dựa trên cơ sở lý thuyết về các yếu tố kinh tế tuần hoàn tác động tới tăng trưởng kinh tế, bài viết đưa ra các giả thuyết và phân tích về chiều tác động của các biến:

• Biến Taxrevenue được kỳ vọng có quan hệ thuận chiều với GDP Theo những nguồn luật từ bảo vệ môi trường, thuế môi trường là một trong những công cụ kinh tế để tác động làm thay đổi hành vi, ứng xử của người dân và doanh nghiệp đối với môi trường theo hướng hạn chế những hoạt động gây hại cho môi trường Theo lý thuyết kinh tế, thuế môi trường giúp đạt hiệu quả nhanh hơn so với biện pháp hành chính do tác động trực tiếp vào lợi ích kinh tế của các chủ thể trong quan hệ quản lý môi trường nên việc sử dụng thuế này là một công cụ hiệu quả của chính sách tài khóa để thực thi giải pháp ổn định thị trường, do đó được kỳ vọng cùng chiều với tăng trưởng kinh tế.

• Biến Recycle_rate thông thường được các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng có mối quan hệ cùng chiều với tăng trưởng kinh tế Theo nghiên cứu của Razzaq và cộng sự (2021), tỷ lệ tái chế rác thải đô thị càng cao thì tăng trưởng GDP càng lớn, đồng nghĩa với việc con người chủ động được nguồn lực đầu vào trong khâu sản xuất làm cho nền kinh tế chủ động và bình ổn hơn, cùng với đó, giảm thiểu lượng khai thác nguyên liệu thô với chi phí cao hơn giúp cho gia tăng lợi nhuận Tuy nhiên đây là một góc nhìn kết quả của một nghiên cứu trong phạm vi Hoa Kỳ Ngoài ra cũng có những trường hợp khác có thể xảy ra chẳng hạn như trong quá trình phát triển kinh tế khi mà tỷ lệ tái chế tăng, cùng với đó là việc cắt giảm công ăn việc làm từ các doanh nghiệp, lực lượng lao động khai thác thô giảm đi đáng kể, vì cho tới hiện tại, con người vẫn sử dụng khai thác thô là chủ yếu Điều này có thể làm giảm thu nhập thậm chí gia tăng tỷ lệ thất nghiệp Do đó, với biến số tỷ lệ tái chế rác thải đô thị được dự đoán rằng còn tùy thuộc vào điều kiện và cơ sở hạ tầng đô thị và nhiều yếu tố khác nên bài viết kỳ vọng mối quan hệ cùng chiều hoặc ngược chiều phụ thuộc vào dữ liệu nghiên cứu đã thu thập.

Dữ liệu nghiên cứu

Nhìn chung, bài viết đã rút ra năm chỉ số đại diện chính để đo lường tác động của đổi mới nền kinh tế tuần hoàn đối với tăng trưởng kinh tế, chẳng hạn như doanh thu thuế môi trường; tỷ lệ tái chế nguyên liệu thô; đầu tư tư nhân, việc làm/tổng giá trị gia tăng liên quan đến CE; bằng sáng chế liên quan đến tái chế và trao đổi nguyên liệu thô tái chế Việc lựa chọn lựa chọn biến dựa trên hai chiến lược Đầu tiên, nghiên cứu xem xét rằng các chỉ số này phản ánh mạnh mẽ sự đổi mới của nền kinh tế tuần hoàn, dựa trên một cuộc khảo sát tài liệu của nghiên cứu trước đây Thứ hai, nó cũng đảm bảo rằng năm dữ liệu liên quan này phải có sẵn cho các quốc gia

EU từ các nguồn số liệu Liên quan đến tăng trưởng kinh tế, bài viết sử dụng GDP bình quân đầu người để đo lường hiệu quả Để kiểm tra các mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và các thành phần chính xác định nền kinh tế tuần hoàn, nghiên cứu đã sử dụng phân tích dữ liệu bảng Phương trình hồi quy được thực hiện cho 26 quốc gia EU bằng cách xem xét dữ liệu từ 2011-2020

Dữ liệu cho biến phụ thuộc, tăng trưởng GDP (GDP bình quân đầu người), được lấy từ Chỉ số Phát triển Thế giới (World Bank), trong khi dữ liệu cho tất cả các biến độc lập còn lại được lấy ra từ Eurostat Việc lựa chọn biến độc lập cũng dựa trên tài liệu Ví dụ, một nghiên cứu [13] lập luận rằng thuế môi trường là động

33 lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế Các nghiên cứu khác như [14,15], khẳng định tầm quan trọng của tỷ lệ tái chế và đổi mới môi trường trong phát triển bền vững và tăng trưởng kinh tế Biến còn lại, thương mại nguyên liệu thô tái chế, được cho là có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững [16,17].

Dựa trên Hình 1.4, bài viết đã trích xuất ba khía cạnh để ước tính tác động của nền kinh tế tuần hoàn về tăng trưởng kinh tế Các khía cạnh này là tác động môi trường, xã hội và kinh tế và chúng có mối quan hệ với nhau (chồng chéo) Chính xác hơn, để đo lường tác động môi trường về tăng trưởng, nghiên cứu đã sử dụng hai biến đại diện, chẳng hạn như doanh thu thuế môi trường và tỷ lệ tái chế của lãng phí đô thị Để điều tra tác động xã hội lên tăng trưởng, nghiên cứu đã bổ sung thêm hai chỉ số: "bằng sáng chế liên quan đến tái chế" và "đầu tư tư nhân, việc làm/giá trị gia tăng liên quan đến CE" Cuối cùng, để đo tác động kinh tế, trao đổi nguyên liệu thô tái chế được đưa vào kết hợp với môi trường và tác động xã hội Tóm lại, Hình 1.4 cho thấy các yếu tố môi trường, xã hội và kinh tế là các đại diện chính của nền kinh tế tuần hoàn.

Ngoài ra, nghiên cứu này đã giới thiệu một biến mới được gắn nhãn là sự đổi mới, đó là phép nhân của hai biến số: “đầu tư tư nhân, việc làm, tổng giá trị gia tăng liên quan đến CE” và “bằng sáng chế liên quan đến tái chế" Theo lập luận của nghiên cứu [18] sự đổi mới có mối liên hệ trực tiếp giữa lực lượng lao động, đầu tư, khả năng làm việc Ngoài ra, hầu hết các nhà nghiên cứu đã đạt được thỏa thuận về sự cần thiết chức năng của hệ thống bằng sáng chế trong việc thúc đẩy đổi mới [19] Cuối cùng, [20,21] xác nhận rằng sự đổi mới trong lĩnh vực tái chế rất quan trọng cho tăng trưởng GDP Do đó, dựa trên tài liệu và như nghiên cứu đề xuất trong khung khái niệm về nền kinh tế tuần hoàn tích hợp, sự phát triển tam giác bền vững phải được hỗ trợ bởi sự đổi mới.

Phương pháp nghiên cứu

Xuất phát từ phương trình (1) đã xây dựng, trước tiên nghiên cứu thực hiện kiểm định và hồi quy lần lượt theo phương pháp FEM, REM nhằm mục đích xác định mức độ tác động của các biến

Thông thường, khi lựa chọn hồi quy mô hình bằng dữ liệu bảng, chúng ta hay gặp phải vấn đề tương quan chuỗi và phương sai sai số thay đổi, điều này có thể làm sai lệch kết quả ước lượng thực của mô hình Sự tự tương quan có thể ảnh hưởng đến kết quả của các phương pháp phân tích thống kê, đặc biệt là trong việc ước lượng các tham số của mô hình hồi quy Tự tương quan hay tương quan nối tiếp là hiện tượng khi biểu thức xáo trộn ngẫu nhiên (biểu thức biểu thị phần sai số và phần dư) tương quan với một biến bất kỳ trong mô hình mà không bị ảnh hưởng bởi biểu thức nhiễu liên quan đến một biến khác của mô hình Còn đối với phương sai thay đổi hay phương sai không đồng nhất trong dữ liệu bảng là hiện tượng xảy ra khi phương sai của các sai số khác nhau giữa các quan sát

Do đó, để kết quả ước lượng không chệch và hiệu quả, nghiên cứu sử dụng ước lượng GLS (Generalized Least Squares) để khắc phục hiện tượng sai số nhiễu tự tương quan và phương sai thay đổi trong mô hình được chọn thông qua kiểm định Hausman Kiểm định Hausman là một phương pháp thống kê được sử dụng để xác định xem liệu một ước lượng mô hình có phù hợp với dữ liệu hay không Trong nghiên cứu so sánh giữa hai mô hình (FEM và REM), kiểm định Hausman sẽ kiểm tra xem liệu sự khác biệt giữa ước lượng từ hai mô hình có lớn đáng kể hay không Nếu có sự khác biệt đáng kể, điều này có thể ngụ ý rằng một trong các mô hình có thể không phù hợp với dữ liệu.

Sau khi nghiên cứu đã thu thập đủ bộ dữ liệu của các biến số trong phạm vi nghiên cứu đồng thời chọn ra phương pháp nghiên cứu và xây dựng phương trình hồi quy phù hợp Nghiên cứu tiến hành chạy lần lượt các mô hình để kiểm định giả thuyết nghiên cứu Các phân tích và kết quả hồi quy được trình bày trong các chương tiếp theo

Thông qua chương 2, nghiên cứu đã hoàn thành việc thu thập dữ liệu nghiên cứu và xây dựng phương trình thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố tác động của kinh tế tuần hoàn đối với tăng trưởng kinh tế Kế thừa những nghiên cứu trước đây và phân tích các công trình có cùng mục tiêu với khoá luận để từ đó hình thành các chỉ số nghiên cứu sao cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu nhằm đạt được bài phân tích hiệu quả Qua quá trình so sánh, tổng hợp và đánh giá tài liệu, bài luận đã chọn lọc được các biến số phù hợp bao gồm: biến phụ thuộc GDP, các biến độc lập Taxrevenue, Recycle_Rate, Inno và Trade Các biến này được thiết lập là sự liên kết chặt chẽ dựa trên tam giác phát triển bền vững đó là: môi trường- kinh tế- xã hội Thêm vào đó, nội dung chương này cũng xác định rõ phương pháp nghiên cứu được sử dụng, cách thức thu thập dữ liệu các quan sát Sau đó, nghiên cứu tiến hành hồi quy để kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu đã xây dựng Cuối cùng, các phân tích và kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày ở chương tiếp theo

NHẬN ĐỊNH NỀN KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI CHÂU ÂU KẾT QUẢ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỔI MỚI KINH TẾ TUẦN HOÀN VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Thành tựu và kinh nghiệm từ một số quốc gia châu Âu

3.1.1 Thành tựu của nền kinh tế tuần hoàn ở châu Âu

Tháng 12/2015, Uỷ ban châu Âu đã công bố những kế hoạch hành động của

EU đối với nền kinh tế đặt ra mục tiêu hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang xu hướng kinh tế tuần hoàn Ưu tiên hàng đầu của chiến lược này nhằm đảm bảo khuôn khổ pháp lý phù hợp áp dụng cho sự phát triển của KTTH, đưa ra các định hướng cho các nhà điều hành kinh tế và xã hội nói chung, hướng tới các mục tiêu giảm thiểu chất thải trong dài hạn Giai đoạn tiếp theo 2016-2019, EU đã tiến hành triển khai

Kế hoạch hành động KTTH (EU Action Plan for the Circular Economy) và Kế hoạch thiết kế sinh thái (Ecodesign Working Plan 2016 - 2019) Nội dung trong các kế hoạch cũng chỉ rõ việc thực hiện KTTH cần tiếp cận theo 4 giai đoạn của vòng đời sản phẩm, bao gồm: “Sản xuất (Production) (i), trong đó đặc biệt chú ý tới khâu thiết kế; Tiêu dùng (ii); Quản lý chất thải (Waste Management) (iii); Đưa chất thải trở lại thành tài nguyên (Secondary Raw Materials) (iv)" Đồng thời, kế hoạch xác định rõ 6 lĩnh vực ưu tiên thực hiện KTTH đó là: nhựa, các nguyên liệu quan trọng, xây dựng và phá dỡ, chất thải thực phẩm, các sản phẩm sinh học và nhiên liệu sinh khối Từ năm 2019 đến nay, EU tiếp tục chủ trương khuyến khích các bên liên quan trong chu trình KTTH như: thiết lập các nền tảng giao dịch tuần hoàn, mở rộng các khu công nghiệp sinh thái hay đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu và đổi mới

Trên thực tế, mô hình kinh tế tuần hoàn đã mang lại những lợi ích rất lớn cho những quốc gia phát triển như tại châu Âu “Theo Cơ quan phát triển của Liên Hiệp Quốc, cho đến năm 2030, điểm sáng của nền kinh tế tuần hoàn là có thể đem lại 4,5 nghìn tỷ USD và hỗ trợ 10/17 chỉ tiêu của Liên Hợp quốc về phát triển bền vững”

Cụ thể, nếu xét riêng Châu Âu, khu vực này đã có thể tiết kiệm tới 600 tỷ EUR mỗi năm (European Commission, 2018) Về thuế môi trường, đây là một chỉ số đóng vai trò quan trọng trong tổng thu ngân sách của các nước châu Âu Bình quân tổng số

37 thu thuế môi trường trong giai đoạn 2012 – 2021 ở khối EU là 305.999 tỷ Euro, chiếm khoảng 5,52% - 6,22% tổng thu ngân sách và khoảng 2,24% - 2,47% GDP hàng năm Số thu thuế môi trường tại EU liên tục tăng ổn định qua các năm từ 2012 đến năm 2021, bình quân tăng 1,86%/năm Trong tổng thu thuế môi trường tại EU năm 2021 thì nhóm thuế đối với năng lượng chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 51,01% - 94,20%, trong đó Cộng hòa Séc, Luxembourg, Romania, Estonia, Ba Lan và Slovakia có tỷ lệ hơn 90%

Không thể không nhắc tới Hà Lan, một quốc gia thành viên của EU có thực hành kinh tế tuần hoàn ở mức tốt (theo UNIDO) Chính phủ Hà Lan gần đây tuyên bố: “Nhiệm vụ đến năm 2030 là cắt giảm một nửa việc sử dụng các nguyên liệu chính từ khoáng sản, kim loại và chất đốt hoá thạch Hướng đến mục tiêu tham vọng chuyển đổi hoàn toàn sang kinh tế tuần hoàn vào năm 2050” Vào năm 2013,

Hà Lan đã tiến hành một loạt các chương trình với mục đích đưa các quốc gia này trở thành “trung tâm tuần hoàn” ở khu vực châu Âu Kết quả là, mô hình KTTH đã đem lại hiệu quả giúp giảm 10% chất thải ra môi trường, tiết kiệm 20% nước sử dụng trong công nghiệp đồng thời tạo ra khoảng 7 tỷ EUR cho nền kinh tế

Thuỵ Điển được xem là một quốc gia có nền kinh tế phát triển rất lớn ở khu vực Bắc Âu Theo thống kê của Ngân hàng thế giới, GDP bình quân đầu người nước này đạt 56.373,79 USD năm Đã từ thời điểm rất sớm vào năm 1990, Thụy Điển là một trong số ít các nước công nghiệp hóa duy trì sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế với giảm thải các-bon và bảo vệ môi trường Quốc gia này đã áp dụng nhiều giải pháp góp phần giảm lượng rác thải ra môi trường như: đánh thuế cao các loại rác thải; thực hiện ưu đãi xanh; sử dụng năng lượng tái tạo từ thủy điện và nhiên liệu sinh học… Thụy Điển cũng được biết đến là một trong những quốc gia áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tiên phong ở châu Âu, bằng việc đặt ra các chính sách ưu đãi việc sử dụng năng lượng tái tạo từ thủy điện và nhiên liệu sinh học… Nhờ đó, Thụy Điển đã tái chế 53% vật liệu nhựa tiêu dùng trong đời sống xã hội, 50% chất thải trong ngành xây dựng; tái chế 99% rác thải thành năng lượng điện trở thành quốc gia nhập khẩu với lượng rác thải lớn mỗi năm.

Ngoài ra, một ví dụ điển hình về mô hình tái chế, tái sử dụng và phục hồi (RRR) xe ôtô hết hạn sử dụng tại các quốc gia châu Âu (EU) Theo ước tính vào năm 2020, châu Âu có khoảng 5,4 triệu xe hết hạn sử dụng (ELV), theo Recycling International Theo thống kê, 70% trong tổng số xe hết hạn thuộc về 5 quốc gia hàng đầu ở EU là: Đức, Pháp, Italy và Tây Ban Nha Trước đó, vào năm 2015, Uỷ ban châu Âu đã ra chỉ thị ELV nhằm mục tiêu tái chế, tái sử dụng và phục hồi (thời điểm Anh chưa rút khỏi EU) Theo chỉ thị, “Phục hồi ELV là việc sử dụng hiệu quả cuối cùng các bộ phận và vật liệu được nhúng trong ELV Những phụ tùng thay thế hay nguyên liệu thô từ những chiếc xe ô tô sắp hết hạn về tuổi thọ có thể là nguồn tài nguyên quý giá cho các sản phẩm RRR” Để tái sử dụng được các bộ phận và vật liệu còn giá trị đến từ ELV, ngày nay đã có nhiều kỹ thuật khác nhau với lộ trình phụ thuộc vào khả năng sinh lời và cơ sở hạ tầng tại chỗ Trước tiên, các bộ phận này có thể được tân trang, tháo dỡ hoặc tái sản xuất Một số bộ phận sẽ được tái sử dụng trong các phương tiện hay máy móc thiết bị mới Việc tháo dỡ cho phép thu hồi tới 40% tổng trọng lượng ELV để tái sử dụng làm phụ tùng thay thế và tái chế các thành phần nhựa và kim loại lớn Trường hợp như chất lỏng và các bộ phận từ giai đoạn khử ô nhiễm cũng có thể được tái sử dụng dưới dạng như nhiên liệu Các bộ phận còn lại chẳng hạn như: pin, linh kiện điện tử hoặc động cơ có thể được tái sử dụng hay phục hồi tuỳ thuộc vào tình trạng và độ tuổi của chúng Với những linh kiện điện, điện tử không thể tái sử dụng lại vẫn được tháo dỡ do hàm lượng độc hại Trong một số trường hợp, những vật liệu có giá trị cao như bạch kim, dây đồng từ bộ chuyển đổi xúc tác sẽ được thu gom để xử lý trước khi băm nhỏ.

3.1.2 Kinh nghiệm từ một số quốc gia châu Âu Để thực hiện KTTH, Liên minh châu Âu (EU) kêu gọi sự tham gia của tất cả các bên liên quan, từ chính phủ, doanh nghiệp đến người tiêu dùng EU đã có những kết quả nhất định khi chuyển đổi từ mô hình kinh tế truyền thống sang kinh tế tuần hoàn Châu Âu ước tính KTTH có thể tạo ra lợi ích khoảng 600 tỷ Euro/năm, 580.000 việc làm mới và giúp giảm phát thải khí nhà kính Năm 2015, EU thông qua kế hoạch hành động và các văn bản pháp lý điều tiết quá trình phát triển KTTH Vào tháng 7/2018 châu Âu thực thi quy định khung pháp lý sửa đổi về chất thải, đặt

39 mục tiêu cho việc giảm chất thải và thiết lập lộ trình dài hạn về quản lý và tái chế chất thải: 65% chất thải đô thị được tái chế vào năm 2035; 70% chất thải bao bì vào năm 2030 Ngoài ra còn có mục tiêu tái chế các vật liệu đóng gói khác, cụ thể: giấy và bìa cứng (85%), nhôm (60%), nhựa (55%), kính (75%), kim loại màu (80%), gỗ (30%) Mục tiêu chôn năm 2035 giảm xuống mức tối đa 10% chất thải đô thị

Với 11,5% tỷ lệ tuần hoàn vào năm 2022, châu Âu đang sử dụng nhiều vật liệu tái chế hơn bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới Tuy nhiên, tiến độ thực hiện không phải đồng đều ở tất cả các quốc gia EU Dưới đây là một số ví dụ điển hình về các quốc gia đi đầu trong việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn:

Tại Đức: Ở Đức, nền kinh tế tuần hoàn được xây dựng theo mô hình “từ trên xuống” (top down) Họ ý thức được rằng, nền kinh tế công nghiệp nặng của mình đóng vai trò là ngành mũi nhọn và luôn cần tới lượng lớn nguyên liệu đầu vào, vì vậy việc tuần hoàn vật liệu sẽ giúp giảm gánh nặng phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thô, song song với đó quốc gia có thể đảm phát triển bền vững dài hạn của cả nền kinh tế Năm 1996, Chính phủ Đức đã ban hành Luật về Quản lý chất thải và chu trình khép kín với ý tưởng cốt lõi là “tuần hoàn vật liệu” Đạo luật trên đặt ra mục tiêu hướng tới quản lý chất thải và đảm bảo việc xử lý chất thải đáp ứng nhiệm vụ BVMT cũng như khả năng đồng hóa chất thải Dựa trên cơ sở đó, nước Đức tiếp cận thực hiện nền kinh tế tuần hoàn trên toàn bộ quốc gia, thúc đẩy nhiều mô hình giảm thiểu chất thải, tái chế, tái sử dụng và đốt rác thải để chuyển hoá thành nhiệt năng và điện năng, từ đó là nguồn cung cấp nhiên liệu phục vụ các ngành công nghiệp khác Ngoài ra, từ năm 1991 nước Đức đã thiết lập quy định Sắc luật về đóng gói (Verpackungsverordnung). Đồng thời từ năm 1999, một số cải cách thuế sinh thái cũng được áp dụng tại quốc gia này chẳng hạn như: thuế nhiên liệu và thuế xe cộ, thúc đẩy quá trình sử dụng hữu ích năng lượng trong lĩnh vực giao thông vận tải Chính sách được đưa ra nhằm khuyến khích và sử dụng năng lượng không lãng phí trong quá trình chuyển đổi sang phát triển năng lượng tái tạo

Tại Áo, vào tháng 10 năm 2022, Chính phủ thực hiện một số cải cách về thuế hướng tới “xã hội sinh thái” Áo áp thuế khí thải CO2 từ giữa năm 2022 với mức thuế khí thải sẽ được áp dụng là 30 EUR/1 tấn khí thải và gia hạn tới năm 2025 sẽ tăng lên 55 EUR Để bù lại chi phí tăng do biện pháp thuế này, người đóng thuế sẽ nhận được một khoản “thưởng khí hậu” Cụ thể, những người sử dụng ô tô tại khu vực nông thôn phải đóng thuế khí thải sẽ được thưởng 100 EUR mỗi năm, còn cư dân ở thành thị sẽ được thưởng 200 EUR/năm Một số biện pháp khác sẽ giảm nhẹ gánh nặng thuế cho những người Áo đang đi làm, bao gồm giảm thuế thu nhập và các đóng góp an ninh xã hội cũng như giảm thuế nhiều hơn cho các gia đình có trẻ nhỏ.

“Cách mạng tái chế” tại Thuỵ Điển được xem là cuộc cách mạng chưa từng có tiền lệ, nếu như năm 1975, chỉ có 38% rác thải từ các hộ dân được tái chế thì thời điểm hiện tại, con số này đã tăng lên 99% và chỉ còn 1% chất thải được chuyển đến các bãi rác để xử lý bằng hình thức chôn lấp Để đạt được những thành tựu này, ngay từ rất sớm vào những năm 1970, các quy định về phân loại rác thải tại hộ gia đình, nhà máy, địa phương được quốc gia này áp dụng chặt chẽ, song hành với nó, các chính sách về tái chế cũng được thực thi hiệu quả Kể từ sau năm 1990, Các nhà sản xuất tại quốc gia này được yêu cầu thực thi những quy định về trách nhiệm trong việc xử lý cũng như chi phí liên quan đến công tác thu gom và tiêu huỷ, còn được gọi là Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) Đối với rác thải hộ gia đình, Thụy Điển đã hướng đến mục tiêu tuần hoàn bằng cách áp dụng phí rác thải dựa trên trọng lượng để khuyến khích hoạt động tái chế, tái sử dụng

Kết quả mô hình nghiên cứu

3.2.1 Thống kê mô tả số liệu

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu hồi quy của 26 quốc gia thuộc liên minh châu Âu EU (phụ lục 1) trong phạm vi từ năm 2011 đến năm 2020 và tiến hành hồi quy bằng phần mềm Stata 17.0 để phân tích các dữ liệu nghiên cứu Quan sát các biến được thống kê mô tả bằng Bảng 3.1, ta thấy số lượng quan sát cho mỗi biến bằng nhau là 260 quan sát Qua Bảng 3.1 có thể thấy, tất cả các biến đều có giá trị trung bình và độ lệch chuẩn dương, đồng thời có đỉnh phân phối đáng kể Giá trị thống kê trung bình của GDP là 1.23 và độ lệch chuẩn là 3.30 Có thể thấy, các quốc gia EU là quốc gia có thu nhập cao, và trên trung bình (phân loại theo World Bank) nhưng

43 mức độ chênh lệch về tăng trưởng kinh tế đáng kể khi giá trị GDP đi từ -11.60 đến 8.82.

Về tỷ lệ doanh thu thuế môi trường/GDP, biến Taxrevenue có giá trị trung bình là 2.69; giá trị độ lệch chuẩn ở mức 0.68; giá trị thấp nhất là 1.38 và cao nhất là 4.39 Nhìn chung tỷ lệ thu thuế môi trường ở mức độ ổn định nhất trong các biến, các quốc gia thuộc EU được biết đến là một trong những quốc gia hàng đầu ưu tiên các hiệp định về môi trường và mục tiêu phát triển bền vững Do đó, mức độ chênh lệch giữa các quốc gia này về tỷ lệ thuế môi trường không quá khác biệt.

Tỷ lệ tái chế rác thải đô thị, Recycle_rate có khoảng cách lớn giữa các quốc gia, điều này phần lớn là do hạ tầng tái chế khác nhau và mức độ phát triển kinh tế, giá trị giữa 2 biên độ dao động lớn, từ 8.30 cho tới 70.30 Trên thực tế, một số quốc gia EU có tỷ lệ tái chế này vượt trội được biết đến như: Đức, Thuỵ Điển, Áo, Bỉ, tỷ lệ tái chế rác thải nói chung tiệm cận mức 50-70% trong những năm gần đây, bỏ xa so với các quốc gia trong khu vực như: Bulgaria, Romania, Hy Lạp và Slokavia.

Tương tự, biến số về sự đổi mới kinh tế tuần hoàn, Inno cũng có sự chênh lệch tương đối lớn giữa các quốc gia và có giá trị trung bình lần lượt là 8.60, độ lệch chuẩn là 13.77, biên độ thấp nhất là 0 và lớn nhất là 84.57 Biến đổi mới được xây dựng dựa trên tích của 2 biến số liên quan đến CE đó là: đầu tư tư nhân, việc làm, tổng giá trị liên quan đến CE và bằng sáng chế liên quan đến tái chế Không có ước lượng cụ thể nào liên quan đến tỷ lệ bằng tái chế qua các năm nên con số này biến động không theo một quy chuẩn nào, tuỳ thuộc theo nhu cầu cải tiến và sáng tạo qua từng thời kỳ của mỗi quốc gia Vậy nên khi một yếu tố trong phép tính nhân đó đã có biến động lớn thì biến đổi mới cũng không theo một chiều hướng ổn định nào.

Cuối cùng, về buôn bán nguyên liệu thô tái chế, biến Lntrade có độ lệch chuẩn là 1.97, giá trị biên độ từ 6.60 cho đến 16.00 Sự chênh lệch này phụ thuộc vào các chính sách thương mại cũng như nhu cầu và cung cấp của mỗi quốc gia về phát triển kinh tế bền vững

Variable Obs Mean Std dev Min Max

GDP 260 1.227817 3.306333 -11.60019 8.823701 taxrevenue 260 2.690808 0.686015 1.38 4.39 recycle_rate 260 35.15192 15.46311 8.3 70.3 inno 260 8.603446 13.77031 0 84.57 lntrade 260 12.94945 1.971601 6.604467 16.00053

Bảng 3.1 Kết quả thống kê các biến (tính toán bằng phần mềm Stata 17.0)

3.2.2 Kết quả ước lượng tác động của các yếu tố đổi mới kinh tế tuần hoàn tới tăng trưởng kinh tế

3.2.2.1 Kiểm định các khuyết tật của mô hình

- Ước lượng mô hình theo phương pháp FEM, REM:

Kết quả ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình được biểu diễn ở Bảng 3.2 Kết quả cho thấy các yếu tố: tỷ lệ thuế môi trường, tỷ lệ tái chế rác thải đô thị, biến đổi mới kinh tế tuần hoàn và thương mại nguyên liệu thô tái chế có mối quan hệ ngược chiều với mức tăng trưởng kinh tế GDP Hệ số sig

< 5% có ý nghĩa thống kê đối với 3 biến, còn lại hệ số sig của biến Taxrevenue là 0.69 > 5%

Tuy nhiên, kết quả ma trận tương quan chỉ nhằm mục đích đánh giá các biến số có mối quan hệ tuyến tính với nhau hay không và chỉ mang tính chất tương đối, không thể hiện mức độ tương quan thực Để đánh giá mối tương quan thực giữa các biến số, nghiên cứu sẽ cần tiến hành các phương pháp ước lượng dữ liệu bảng tiếp theo để thu được kết quả ước lượng chính xác

GDP taxrevenue recycle_rate inno lntrade GDP 1.0000 taxrevenue -0.0246 1.0000 recycle_rate -0.1547 -0.1195 1.0000 inno -0.0425 -0.2304 0.5269 1.0000 lntrade -0.1757 0.1220 0.4745 0.5363 1.0000

Bảng 3.2 Kết quả kiểm định tương quan và hiện tượng đa cộng tuyến

(tính toán bằng phần mềm Stata 17.0)

Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng, tiếp theo ta tiến hành hồi quy mô hình FEM và REM, kết quả được thể hiện trong Phụ lục 2 và Phụ lục 3

- Kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp: Để lựa chọn giữa mô hình tối ưu giữa FEM và REM, nghiên cứu tiến hành kiểm định Hausman với giả thiết H0 là không có tương quan giữa các biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên trong mô hình (Mô hình REM là phù hợp); H1: có tương quan giữa các biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên (Mô hình FEM là phù hợp) Kết quả cho ra giá trị p-value nhỏ hơn 5%, bác bỏ H0 chấp nhận H1, mô hình FEM là mô hình tối ưu hơn để phân tích do kết quả hồi quy theo mô hình REM sẽ bị thiên lệch.

- Kiểm định hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi với mô hình FEM:

Sau khi đã lựa chọn mô hình FEM là mô hình phù hợp, đề tài tiếp tục kiểm định hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi cho mô hình này Để kiểm định sự tự tương quan, tiếp tục sử dụng câu lệnh “xtserial” Kết quả cho giá trị p-value z của các biến độc lập tương ứng đều nhỏ hơn 5%, do đó các biến trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê

3.2.2.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Từ kết quả ước lượng thể hiện qua Bảng 3.3, ta có thể thấy ngoài biến Recycle_rate với mức ý nghĩa thống kê 5%, tất cả các biến độc lập còn lại đều có ý nghĩa với mức ý nghĩa 1% Các nhân tố bao gồm Taxrevenue và Inno có tác động cùng chiều với tăng trưởng kinh tế Các biến số này đều có mối tương quan đúng theo kỳ vọng ban đầu đặt ra Ngược lại, biến Recycle_rate và Lntrade lại cho ra kết quả có tác động ngược chiều tới mức độ tăng trưởng kinh tế

Variable FEM REM FGLS taxrevenue 5.288***(0.917) 0.841*(0.448) 1.011***(0.392) recycle_rate -0.040 (0.032) -0.028 (0.021) -0.046**(0.018) inno 0.094***(0.034) 0.056**(0.024) 0.070***(0.016) lntrade 0.010 (0.688) -0.433**(0.191) -0.414***(0.157)

* p

Ngày đăng: 07/11/2024, 15:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình a: Khung khái niệm về kinh tế tuần hoàn tích hợp. - Đổi mới kinh tế tuần hoàn tác Động Đến tăng trưởng kinh tế mô hình tích hợp Để phát triển bền vững Ở châu Âu  kinh nghiệm và hàm Ý cho việt nam
Hình a Khung khái niệm về kinh tế tuần hoàn tích hợp (Trang 17)
Hình 1.1. Các giai đoạn của kinh tế tuần hoàn. (Iberdrola 2020). - Đổi mới kinh tế tuần hoàn tác Động Đến tăng trưởng kinh tế mô hình tích hợp Để phát triển bền vững Ở châu Âu  kinh nghiệm và hàm Ý cho việt nam
Hình 1.1. Các giai đoạn của kinh tế tuần hoàn. (Iberdrola 2020) (Trang 19)
Hình 1.2. Những bước cuối cùng của giai đoạn kinh tế tuần hoàn - Đổi mới kinh tế tuần hoàn tác Động Đến tăng trưởng kinh tế mô hình tích hợp Để phát triển bền vững Ở châu Âu  kinh nghiệm và hàm Ý cho việt nam
Hình 1.2. Những bước cuối cùng của giai đoạn kinh tế tuần hoàn (Trang 21)
Hình 1.3. Ba trụ cột chính của phát triển bền vững. - Đổi mới kinh tế tuần hoàn tác Động Đến tăng trưởng kinh tế mô hình tích hợp Để phát triển bền vững Ở châu Âu  kinh nghiệm và hàm Ý cho việt nam
Hình 1.3. Ba trụ cột chính của phát triển bền vững (Trang 28)
Bảng 1.1. So sánh nền Kinh tế tuyến tính và Kinh tế tuần hoàn - Đổi mới kinh tế tuần hoàn tác Động Đến tăng trưởng kinh tế mô hình tích hợp Để phát triển bền vững Ở châu Âu  kinh nghiệm và hàm Ý cho việt nam
Bảng 1.1. So sánh nền Kinh tế tuyến tính và Kinh tế tuần hoàn (Trang 31)
Hình 1.4. Mô hình đổi mới kinh tế tuần hoàn trong bối cảnh phát triển bền vững. - Đổi mới kinh tế tuần hoàn tác Động Đến tăng trưởng kinh tế mô hình tích hợp Để phát triển bền vững Ở châu Âu  kinh nghiệm và hàm Ý cho việt nam
Hình 1.4. Mô hình đổi mới kinh tế tuần hoàn trong bối cảnh phát triển bền vững (Trang 34)
Bảng 2.1. Bảng dấu kỳ vọng mối quan hệ các biến. - Đổi mới kinh tế tuần hoàn tác Động Đến tăng trưởng kinh tế mô hình tích hợp Để phát triển bền vững Ở châu Âu  kinh nghiệm và hàm Ý cho việt nam
Bảng 2.1. Bảng dấu kỳ vọng mối quan hệ các biến (Trang 39)
Bảng 3.1. Kết quả thống kê các biến (tính toán bằng phần mềm Stata 17.0) - Đổi mới kinh tế tuần hoàn tác Động Đến tăng trưởng kinh tế mô hình tích hợp Để phát triển bền vững Ở châu Âu  kinh nghiệm và hàm Ý cho việt nam
Bảng 3.1. Kết quả thống kê các biến (tính toán bằng phần mềm Stata 17.0) (Trang 53)
Bảng 3.2. Kết quả kiểm định tương quan và hiện tượng đa cộng tuyến - Đổi mới kinh tế tuần hoàn tác Động Đến tăng trưởng kinh tế mô hình tích hợp Để phát triển bền vững Ở châu Âu  kinh nghiệm và hàm Ý cho việt nam
Bảng 3.2. Kết quả kiểm định tương quan và hiện tượng đa cộng tuyến (Trang 54)
Hình 4.1. Việt Nam trở thành nước nhập khẩu ròng than từ năm 2015 - Đổi mới kinh tế tuần hoàn tác Động Đến tăng trưởng kinh tế mô hình tích hợp Để phát triển bền vững Ở châu Âu  kinh nghiệm và hàm Ý cho việt nam
Hình 4.1. Việt Nam trở thành nước nhập khẩu ròng than từ năm 2015 (Trang 63)
Hình 4.2. Một số chủ trương của Đảng và pháp luật, chính sách của Nhà nước liên - Đổi mới kinh tế tuần hoàn tác Động Đến tăng trưởng kinh tế mô hình tích hợp Để phát triển bền vững Ở châu Âu  kinh nghiệm và hàm Ý cho việt nam
Hình 4.2. Một số chủ trương của Đảng và pháp luật, chính sách của Nhà nước liên (Trang 65)