1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài liệu giáo dục Địa phương tỉnh nghệ an lớp 8

68 69 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tài liệu Giáo dục Địa Phương Tỉnh Nghệ An Lớp 8
Chuyên ngành Địa Phương
Thể loại Tài liệu
Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 1,75 MB

Nội dung

Ở vùng miền núi phía tây Nghệ An, dân ca mang nhiều màu sắc của các dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Khơ-mú,… Vào mùa xuân, nhiều lễ hội mừng năm mới được tổ chức.. Phong tục, tập quán N

Trang 2

2

Trang 3

3

LỜI NÓI ĐẦU

Trang 4

GIỚI THIỆU CẤU TRÚC MỘT CHỦ ĐỀ

4

Trang 5

Chủ đề 4 PHONG TRÀO YÊU NƯỚC Ở NGHỆ AN

CUỐI THẾ KỈ XIX, ĐẦU THẾ KỈ XX

Trang 6

6

DÂN CA, DÂN VŨ Ở NGHỆ AN

Nằm ở vị trí trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ, Nghệ An có điều kiện

tự nhiên và thành phần dân cư đa dạng, vì thế, sự giao thoa văn hoá với các vùng khác trong khu vực cũng diễn ra mạnh mẽ Là một bộ phận quan trọng của văn hoá truyền thống, dân ca, dân vũ Nghệ An mang những nét đặc trưng riêng biệt bên cạnh những điểm tương đồng với các vùng khác

Hình 1.1 Buổi sinh hoạt của câu lạc bộ văn nghệ hội người cao tuổi Bản Mác (huyện Tương Dương)

Chia sẻ những hiểu biết của em về dân ca, dân vũ ở Nghệ An.

Học xong chủ đề, em sẽ:

– Giới thiệu được về một số bài dân ca hoặc điệu dân vũ của đồng bào các dân tộc ở Nghệ An: nguồn gốc và hình thức diễn xướng;

– Nêu được cảm nhận về một bài dân ca hoặc một điệu dân vũ ở Nghệ An;

– Thực hành diễn xướng được một bài dân ca hoặc điệu dân vũ ở Nghệ An

Chủ đề

1

Trang 7

7

Dân ca Nghệ An

Thể loại dân ca ở Nghệ An khá phong phú, tiêu biểu nhất phải nhắc đến

Ví và Giặm Với những đặc điểm tiêu biểu, độc đáo trong diễn xướng và ý nghĩa văn hoá to lớn, Ví và Giặm đã được Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại

Ví là lối hát tự do, không có nhịp rõ ràng Người hát có thể dựa vào thanh sắc của lời thơ mà hát âm điệu cao, thấp, ngắn, dài Do vậy, âm điệu của Ví thường dàn trải, mênh mang, xao xuyến,… Giặm là lối hát có nhịp điệu, tiết tấu

rõ ràng, lời ca thường theo thể thơ 5 chữ (cũng có thể là 4, 6, 7 chữ do biến thể) Trong mỗi khổ thơ của Giặm thường có các câu, từ lặp lại hoặc bổ sung từ phụ Chính đặc điểm này đã tạo nên tên gọi của Giặm (Giặm có nghĩa là thêm vào, chèn vào,…) Ví và Giặm có nhiều làn điệu nhưng phổ biến nhất là các làn điệu

ví phường vải Với tính chất đằm thắm, sâu lắng, Ví và Giặm thường được hát kết hợp để thể hiện tâm tư, tình cảm của con người trong cuộc sống

Hiện nay, ở Nghệ An có nhiều

câu lạc bộ dân ca để truyền dạy Ví,

Giặm nhằm bảo tồn và phát huy di

sản văn hoá dân tộc Các làn điệu

Ví, Giặm được hát với lời ca mới,

phản ánh nhịp sống mới trên quê

hương Nhiều trường phổ thông

cũng có hoạt động truyền dạy Ví,

Giặm cho học sinh

Hình 1.2 Sinh hoạt dân ca ở Trường Trung học cơ sở Cửa Nam

(TP Vinh)

Bên cạnh Ví, Giặm, vùng ven biển Nghệ An còn một số thể loại dân ca khác như: hát chèo, tuồng, ca trù, hát văn,… dù không phải là những thể loại đặc trưng cho dân ca Nghệ An nhưng vẫn được duy trì và phát triển Tiêu biểu như: làng chèo ở xã Lăng Thành, huyện Yên Thành; làng tuồng ở xã Diễn

Trang 8

8

Hoàng, huyện Diễn Châu; câu lạc bộ ca trù ở kẻ Lữ, Diễn Yên, Diễn Châu; hát văn ở một số đền thờ (tiêu biểu như ở đền ông Hoàng Mười ở Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên) Đây là sự giao thoa văn hoá giữa miền Bắc và miền Trung, được lưu truyền và phát triển trên mảnh đất xứ Nghệ

Ở vùng miền núi phía tây Nghệ An, dân ca mang nhiều màu sắc của các dân tộc thiểu số như Thái, Mông, Khơ-mú,… Vào mùa xuân, nhiều lễ hội mừng năm mới được tổ chức Ngoài những bài hát phục vụ cho nghi lễ còn diễn ra nhiều hoạt động ca hát sinh hoạt khác, đặc sắc nhất là các bài dân ca giao duyên

như: Khắp Báo sao của người Thái; Gầu plềnh của người Mông; Âm hưởng

Tây Bắc giao thoa với chất liệu đằm thắm của Ví, Giặm tạo nên những giai điệu ngọt ngào, thơ mộng

1 Thế nào là dân ca? Nêu đặc điểm của dân ca ở Nghệ An

2 Giới thiệu về một làn điệu dân ca ở Nghệ An mà em yêu thích

3 Địa phương em có câu lạc bộ dân ca hay không? Nếu có, hãy giới thiệu về câu lạc bộ đó.

Dân vũ ở Nghệ An

Dân vũ (múa dân gian) là thể loại phổ biến trong sinh hoạt văn hoá của các cộng đồng dân cư Múa dân gian thường được kết hợp với hát dân ca hoặc sử dụng trong các nghi lễ, phong tục Ở Nghệ An, dân vũ thường diễn ra vào mùa xuân hoặc trong những dịp lễ hội Trong những sinh hoạt văn hoá dân gian, mọi người cùng hát, múa để chúc mừng hoặc thể hiện sự vui tươi, phấn khởi

Ở vùng ven biển, múa có mặt trong hát văn, hát chèo hoặc tuồng Ở vùng miền núi có múa xoè, múa sạp của người Thái; múa khèn của người Mông; múa mừng nhà mới, mừng măng mọc, tra lỗ của người Khơ-mú,…

Trang 9

9

Qua các điệu múa, người

dân thể hiện tình yêu đối với

cuộc sống và công việc lao

động, đồng thời tăng cường sự

gắn kết cộng đồng

Hình 1.3 Múa xoè của người Thái

(huyện Con Cuông)

Trong sinh hoạt văn hoá hiện nay ở Nghệ An, nhiều tiết mục múa tập thể được dàn dựng, trình diễn với các bài hát mới Tuy nhiên, để thực sự thể hiện bản sắc văn hoá dân tộc, tỉnh cần đẩy mạnh phổ biến và sử dụng dân ca, dân vũ trong đời sống của nhân dân Đó là những hoạt động thiết thực để góp phần bảo tồn nét truyền thống của dân tộc

Thế nào là dân vũ? Liệt kê các điệu múa đặc trưng của Nghệ An.

Chọn một trong hai nhiệm vụ dưới đây và thực hiện:

– Tập diễn xướng dân ca Ví, Giặm (có thể sử dụng các bài bản có lời mới) – Thực hành hát kết hợp múa xoè với các bài dân ca Thái

Nêu cảm xúc sau khi diễn xướng dân ca, dân vũ ở Nghệ An

Trang 11

– Tham gia các hoạt động bảo tồn, phát triển phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp của Nghệ An

Trang 12

12

1 Kể tên những phong tục, tập quán ở Nghệ An mà em biết

2 Phong tục, tập quán nào đang được thực hành ở gia đình em?

Phong tục, tập quán Nghệ An trong dòng chảy văn hoá dân gian Việt Nam

Nghệ An một thời là vùng biên trấn, xa cách với trung tâm kinh tế –văn

hoá lớn, lại ít chịu tác động của đô hội thị thành nên nhiều yếu tố về bản sắc văn

hoá phong tục còn được lưu giữ Bên cạnh đó, Nghệ An tuy là vùng đất trải qua

nhiều biến động của binh đao, bão lụt, nhưng là đất ông đồ nên tư tưởng “giấy

rách phải giữ lấy lề” của Nho gia vẫn được mọi người quan tâm và nhiều lề thói sinh hoạt truyền thống vẫn còn lưu giữ được Nghệ An cũng là quê hương của

nhiều học giả có tiếng, tác giả của nhiều bộ sách phong tục như: Hồ Thượng thư

gia lễ của Thượng thư Bộ hình Hồ Sĩ Dương; hay cuốn Thọ Mai gia lễ của Tiến

sĩ Hồ Sĩ Tân được nhà nước phong kiến dùng làm chuẩn mực cho nghi lễ đám tang, đã có ảnh hưởng sâu sắc trong dân gian từ thế kỉ XVIII đến nay Bởi vậy, Nghệ An vừa là nơi lưu dấu những phong tục, tập quán truyền thống, đồng thời cũng là nơi tạo được dấu ấn riêng về phong tục, tập quán của địa phương

Ở Nghệ An, gần như có thể tìm thấy mọi phong tục, tập quán của người Việt Từ những phong tục về vòng đời người như: sinh nở, đầy cữ, đầy tháng, đầy năm, tục bán khoán, tục may áo dấu, tục đặt tên, lễ trình gia tiên, trình xóm, trình làng, trình giáp,…; các phong tục liên quan đến hôn nhân, cưới hỏi như: tục tảo hôn, tục môn đăng hộ đối, tục lấy vợ lấy chồng cùng làng, tục sêu tết, gửi rể, tục mai mối, xem tuổi, chọn ngày, thách cưới,…; các tục liên quan đến tang lễ như: đặt tên hèm, mộc dục, phạn hàm, khâm liệm, nhập quan, đưa tang, khóc than, để tang,…; các phong tục lễ tết như tết Nguyên đán, tết Thượng

Trang 13

13

nguyên, Tết Hàn thực, tết Thanh minh, tết Đoan ngọ, tết Trung nguyên, tết Trung thu, tết cơm mới,… đến các tục liên quan đến sinh hoạt hằng ngày như: nhuộm răng, ăn trầu, uống nước chè, hút thuốc lào,… đều có mặt ở Nghệ An Về bản chất, có thể thấy ở Nghệ An nói riêng và Việt Nam nói chung, các phong tục về vòng đời người đều xuất phát từ mong ước có một đời sống khoẻ mạnh, bình an cho mỗi cá nhân; các tục về hôn nhân đều nhằm mục đích xây dựng gia đình bền vững trong sự gắn kết với cộng đồng; phong tục tang ma gắn với mong mỏi người đã khuất được mồ yên, mả đẹp, phù trợ độ trì cho con cháu; các phong tục lễ tết gắn với ước vọng trời lặng sóng yên, nhân khang vật thịnh; các phong tục sinh hoạt thường nhật là khúc xạ của điều kiện tự nhiên, hoạt động sản xuất của cư dân Đây đều là ước muốn của mọi người dân nông nghiệp trên đất Việt Nam

Tuy nhiên, do mỗi không gian văn hoá có đặc điểm tự nhiên, xã hội, lịch

sử, trình độ nhận thức riêng nên phong tục, tập quán của Nghệ An cũng có những nét khác biệt so với các vùng khác Người Nghệ An, xuất phát từ đặc điểm là cư dân của một vùng đất nghèo khó thường dành sự quan tâm cho những thân phận yếu thế và thể hiện điều này bằng tục san sẻ phần thức ăn, đồ cúng tế cho những người khốn khó, cho cô hồn Cũng vì sống trên một vùng đất cằn cỗi nên người Nghệ thường chỉ có thể trông cậy ở sức người “Sức người” là chỗ dựa, là hi vọng của đời sống Nó đã được người Nghệ cụ thể hoá trong các tục lệ biểu lộ niềm mong ước về sự sinh sôi, nảy nở của con người, của hoa màu Tục “giã cối rước dâu” của người dân vùng đồng bằng, tục “xuống đồng” của người dân miền núi là sự thể hiện rõ nét nhu cầu “nhân khang vật thịnh” ấy của người dân xứ Nghệ Tìm hiểu về phong tục, tập quán Nghệ An, ta còn bắt gặp khá nhiều trường hợp cùng một vấn đề cụ thể nhưng lại được quan niệm và ứng xử rất khác nhau

giữa các vùng, miền, đúng như sự phản ánh sinh động của câu tục ngữ đất lề,

quê thói Nét khác biệt ấy đã tạo nên sự sinh động, sức hấp dẫn của văn hoá các

vùng quê xứ Nghệ, góp phần tạo nên sự đa dạng của văn hoá Việt Nam

Trang 14

14

1 Trình bày khái quát hiểu biết của em về phong tục, tập quán Nghệ An

2 Nêu nhận xét của em về phong tục, tập quán của Nghệ An

3 Theo em, vì sao phong tục, tập quán của Nghệ An lại có những điểm tương đồng với phong tục, tập quán của Việt Nam?

4 Nguyên nhân khác biệt của phong tục, tập quán Nghệ An với phong tục, tập quán của các vùng văn hoá khác là gì?

Một số phong tục, tập quán Nghệ An tiêu biểu

a Lễ tục đầu năm mới

Năm mới được tính bắt đầu từ giờ Tý (23h – 1h, chính Tý là 24h), khoảnh khắc đó được gọi là giao thừa Giao thừa có nghĩa là cũ giao lại, mới tiếp nhận Các gia đình đều đặt bàn ngoài sân, bày lễ cúng tiễn Đại vương Hành khiển năm

cũ, đón vị Hành khiển năm mới theo chu kì mười hai con giáp Thông thường, người Nghệ An tổ chức cúng giao thừa ở ngoài trời trước, sau đó mới cúng ở bàn thờ gia thần, gia tiên trong nhà Cúng giao thừa còn mang ý nghĩa trừ tịch nhằm loại bỏ cái xấu, cái cũ kĩ cùng với ôn dịch, bệnh tật mà gia đình ấy gặp phải

để từ đó tiếp nhận những điều mới mẻ, tốt đẹp của năm mới

Trong giờ phút thiêng liêng đầu năm,

con cháu quây quần bên bàn thờ, lắng nghe

ông nội hay bố khấn với thần linh, với tổ

tiên, bày tỏ lòng thành kính, cầu mong cho

gia đình một năm mới an khang, hạnh phúc

Mọi người lần lượt đến bên bàn thờ thắp

nén tâm nhang, cầu xin cho mọi sự được

như ý muốn Sau giao thừa, các nhà đều có

người lên chùa thắp hương, hái lộc Hình 2.5 Mâm cúng giao thừa Ngoài hái lộc, dân gian còn có tục ra giếng làng múc ấm nước đầu năm làm khước Tối 30 Tết, người già trong gia đình thường dặn con cháu không

Trang 15

15

được trêu ghẹo, chửi mắng nhau mà sinh dông vào ngày Tết Trong bếp không được để lửa tắt, cũng không được sang nhà hàng xóm xin lửa Nếu hàng xóm sang xin lửa cũng không được cho vì đầu năm đem cho lửa thì gia đình mình làm ăn sẽ khó khăn

Ngày Tết cũng không được quét nhà và không đổ rác ngày đầu năm mới

vì sợ Thần Tài nấp trong đó bỏ đi mất, gia đình sẽ làm ăn lụi bại Nếu phải quét thì gom rác ở góc bếp, góc sân Mọi người cũng nhắc nhở nhau phải cẩn thận không được làm vỡ bát đĩa, ấm chén trong ngày Tết

Đầu năm mới có tục xem ngày giờ nào tốt để khai canh nghề nghiệp, các hiệu buôn bán mở quán hàng lấy may Nho sinh đầu năm phải có lễ khai bút Những người làm nghề may vá phải có lễ khai kim Nghề thợ mộc cũng có lễ khai đục Quan lại ở công đường cũng chọn ngày khai ấn Ra Tết, nhà nhà chuẩn

bị cho lễ khai nghiệp, mục đích hướng tới thần tổ của nghề, cầu mong thần linh phù hộ cho một năm mới làm ăn “mưa thuận gió hoà”, an khang, an thái

Ở miền núi, mở cửa rừng sớm hay muộn phụ thuộc vào hoàn cảnh từng năm Nếu đầu năm dân làng bị ốm, phải sau ngày rằm cửa rừng mới được mở, tránh người ốm vào rừng làm Sơn Thần nổi giận, dễ khiến người đi rừng gặp nạn hay động rừng, thú dữ về bản, làng gây tai họa

Dân chài cũng có lễ mở cửa lạch, cửa sông để đi ra biển Được sự đồng ý của các cai mành, sau khi làm lễ cúng Long thần, Hà bá cai quản cửa sông, cửa lạch và thắp hương cúng ở đền thờ cá Ông, lý trưởng mới được cho dân vạn ra biển đi khơi, đi lộng đánh cá

Một số huyện như: Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương,… có lễ xuống đồng Luống cày đầu tiên trong lễ tịch điền không phải do người có chức tước đứng đầu địa phương thực hiện mà do vị cao niên, am hiểu sâu sắc nghề nông, được mọi người kính trọng, suy tôn “lão nông tri điền” sẽ đi đường cày mẫu mực đầu năm

Năm mới còn có tục đổ lá bánh ở ngã ba đường vào đêm mồng 3 với ý nghĩa bớt chút lá bánh cho cô hồn bơ vơ, không người thờ cúng được ăn Tết

Trang 16

16

Khi bóc bánh chưng, bánh gai hay bánh mật, không ai vét hết bánh đang dính ở

lá mà để dành chút bánh còn sót lại cho cô hồn

Liên quan đến tín ngưỡng nông nghiệp, dân gian rất chú ý đến tết trâu bò Tết trâu bò nhiều nơi gọi là cúng “Thần Ràn” hay còn gọi tết Ràn, bao gồm cả trâu, bò, lợn, gà, ngan, ngỗng cùng nhốt chung một khu vực Cúng thần Ràn để

tạ ơn và cầu mong thần phù hộ, trông nom cho trâu, bò, lợn, gà,… béo tốt, không

bị bệnh dịch, không bị trộm cắp, diều tha quạ mổ

Vào ngày mồng 3, các gia đình ở Nghệ An làm lễ đưa tiễn ông vải, kết thúc cúng Tết Những nhà nghèo có khi buổi chiều mồng một Tết đã đưa ông vải, đã tắt hết hương đèn

Mồng 7 tháng Giêng là ngày cúng khai hạ hay còn gọi là ngày hạ nêu Khai (mở ra, bắt đầu) gắn liền với hạ, niềm vui của năm mới, được xuất phát từ quan niệm “sự sống của vũ trụ đã được hồi sinh đầy đủ”, một năm mới đã bắt đầu phát triển

Văn minh nông nghiệp lúa nước thể hiện khá đầy đủ trong những ngày tết Nguyên đán ở làng quê Đón Tết, chúc Tết, mừng Tết, ăn Tết, vui Tết cùng với biết bao quan niệm về nhân sinh đã được bộc lộ, thể hiện phong phú, đa dạng và sinh động qua hệ thống tập tục mà người dân Nghệ đã lưu giữ và trao truyền1

1 Trong phong tục đón năm mới của người Nghệ An, em có ấn tượng sâu sắc nhất với tục lệ nào? Vì sao?

2 Theo em, phong tục đón tết Nguyên Đán của người Nghệ An có những điểm tích cực và hạn chế nào?

b Tết Đoan ngọ

Đầu tháng 5 là thời gian thu hoạch vụ chiêm đã xong hoặc gần xong, cũng

là buổi giao mùa, khi tiết trời mát mẻ đã qua đi, tiết hạ oi bức đang tới, côn trùng nảy nở và phát triển, con người thường đau ốm và nhiều dịch bệnh bắt đầu xảy

ra Người Nghệ “giết sâu bọ”, làm cỗ cúng thần linh, cúng tổ tiên để mong mùa

1Theo Lê Tài Hòe, Làng quê xưa đón Tết và một số lễ tục đầu năm ở xứ Nghệ, Văn hoá làng Nghệ An, NXB Nghệ An, 2017, tr 72 – 87

Trang 17

17

tiếp theo được phong nậm, ôn dịch không diễn ra, đồng thời để nghỉ ngơi một vài ngày Đó là cơ sở của một trong những phong tục lễ tết tiêu biểu ở Nghệ An: tết Đoan ngọ, hay còn gọi là tết Mùng 5, tết Đoan dương, tết Trùng ngũ

Trước ngày tết Đoan ngọ, có tục chàng rể đi tết bố mẹ vợ (nếu đã cưới vợ rồi) hoặc nhà trai đi tết nhà gái (nếu chưa cưới vợ cho con) Đồ tết thường là vài

ba cân thịt hay vài con cá chim, cá thu với dăm cân xôi cùng trầu rượu, hoa quả hoặc có thể chỉ là đĩa lòng lợn với bún

Hình 2.8 Nhuộm móng tay ngày

tết Đoan ngọ

Đêm mồng 4 có tục nhuộm móng tay, móng chân cho trẻ nhỏ (trừ ngón cái) bằng lá quao Nhiều gia đình mua bùa buộc vào cổ, vào dải áo cho trẻ Bùa được tết bằng chỉ ngũ sắc hoặc tết bằng các mụn lụa, mụn the Bùa là một cái túi nhỏ hình chữ nhật, to bằng đốt ngón tay, trong đó

có vài vị thuốc bắc tán nhỏ như xương bồ,… gọi là túi thuốc trừ để trừ tà ma Sáng mồng 5, đúng ngày Tết,

có tục giết sâu bọ Bà con thường

“giết sâu bọ” bằng cách trước đó ủ

nồi cơm rượu nếp, sáng dậy mỗi

người ăn một bát Có nhà ăn kê với

bánh đa Có nhà ăn mít, ăn dưa hấu,

uống nước dừa,… Tục này rất phổ

biến, nên nhiều người gọi ngày này

là tết “giết sâu bọ” Hình 2.7 Cỗ cúng ngày tết Đoan ngọ Trẻ con ăn xong, người lớn lấy hồng hoàng bôi vào thóp đầu, vào yết hầu, vào rốn cho trẻ với ý để trừ trùng (vi khuẩn) Sau đó, người lớn (đàn ông) ra đền

dự lễ tế thần Gần trưa, nhà nhà làm lễ cúng gia tiên Lễ cúng gia tiên có thể là

cỗ mặn, nhưng thường là nồi chè đậu đen với vài đĩa xôi vò (không được cúng xôi trắng) Một số nơi như Anh Sơn, Đô Lương lại có tục làm một vài bát tiết

Trang 18

18

canh vịt Có nhà nấu thêm nồi cháo trắng, hoặc rang vài mẻ nổ rồi đem ra sân cúng Cúng xong múc cháo và đem nổ vung tung toé ra sân, ra vườn, ra ngõ để gia ân cho những linh hồn vô thừa nhận, không có người cúng tế

Ăn cỗ hay ăn xôi chè tết Đoan ngọ xong, nhà nào cũng đi hái chè mồng Năm Chè này có nơi gọi là “chè lộn lạo”, là “thuốc trùng” Nói gặp lá gì cũng hái miễn là lá ấy không độc, song bà con thường hái lá của các loại cây như: vối, ích mẫu, tía tô, ngải cứu, cối xay, chè mạn hảo, cơm xôi, lá tre, hắc hương, l cam thảo đất,… đem về phơi khô, bỏ vào vò hoặc vào hũ, ủ lại để nấu nước uống Bà con cho rằng, uống chè mồng 5 lành bụng Nhiều người còn cho rằng chè mồng

5 chữa được bệnh đau bụng khan, cảm nắng,… nên mới gọi là thuốc trùng Nhiều người đi tìm bắt rắn mồng Năm về làm thuốc Rắn bị bắt thường là rắn mối hoặc rắn ráo Trước khi làm thuốc, bà con để rắn bơi trong chậu nước, rồi dùng nước

ấy tắm Bà con cho rằng, tắm nước rắn mồng 5 sẽ không có rôm sảy, mụn nhọt Năm nào hạn hán, ở một số làng của huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu,…, dân lập đàn ngoài trời, bên cạnh đào một lỗ hình tròn, đáy lỗ hình vòng cung (hình bầu trời), trên đàn có lễ vật như: xôi chè, hương hoa, nhưng nhất định phải

có mâm nổ, rồi khấn vái để cầu mưa Tục này gọi là “vãi nổ” Phải đợi đến lúc tia nắng mặt trời chiếu thẳng góc đáy hố tức là lúc chính ngọ mới được cúng Cúng xong phải đốt bài văn tế trong hố, đổ rượu, đổ một ít nổ và đốt hương vàng trong hố rồi mới được lấp hố lại Số nổ còn dư vung cho các cô hồn

Một số làng khác ở huyện Yên Thành, Thanh Chương lại có tục “cầu mồng” ở đền làng hay đàn xã tắc của làng Lễ vật có xôi gà, hương hoa, mâm cháo và mâm nổ Mục đích của lễ tục này là cầu mong cho mống chóng nảy mầm, mạ mau tốt để cấy lúa vụ mùa, song có lẽ ý nghĩa bao quát hơn cả là cầu các đấng thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hoà, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu Một số làng ở phía Bắc huyện Quỳnh Lưu như Thiên Kỵ, Dị Nậu, Quý Vinh, Thọ Vinh, Ngọc Huy,… sau khi tế thần có tục bơi thuyền, cũng bơi giữa trưa ở sông Hoàng Mai, gọi là “bơi lé”, các cụ nói là để vớt Khuất Nguyên lên, song kì thực đó cũng là một lễ hội nông nghiệp2

2Theo Ninh Viết Giao, “Tết Đoan ngọ ở Nghệ An”, Về văn hoá xứ Nghệ, NXB Nghệ An,

2007, tr 344-349

Trang 19

Có ý kiến cho rằng: Nguồn gốc của hầu hết các phong tục lễ tết ở Nghệ

An đều gắn với hoạt động nông nghiệp Em có đồng tình với ý kiến này không?

Lí giải sự lựa chọn của em

Hãy tìm điểm tương đồng giữa phong tục đón tết Nguyên đán và tết Đoan ngọ của Nghệ An

Chia sẻ với bạn về các phong tục, tập quán đang được thực hành ở gia đình

em và cho biết vai trò của gia đình trong việc giữ gìn những phong tục, tập quán

Trang 20

An (thị trấn Nam Đàn), Bạch Đường (Đô Lương), Lam Thành – Phù Thạch

(Hưng Nguyên), đô thị Vinh

– Chỉ ra được địa điểm của các đô thị cổ ở Nghệ An với các địa giới hành chính hiện nay

Trang 21

21

Đô thị Vạn An (nay thuộc thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn) được hình thành, phát triển trong khoảng thời gian Mai Hắc Đế, Mai Thiếu Đế duy trì, bảo

vệ nền tự chủ của dân tộc (713 – 723) Quốc sử quán triều Nguyễn khi biên

soạn Đại Nam nhất thống chí, cho biết: “Thành cũ Vạn An ở phía đông huyện

Nam Đường là thành cũ của Mai Hắc đế, dấu cũ vẫn còn.”3 Hiện nay Di tích quần thể đền thờ và lăng mộ Mai Hắc Đế đã được Nhà nước công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt

Hình 3.2 Thị trấn Nam Đàn

Nghệ An ký cho biết:

“Dưới chân núi là vệ Vạn

An, đó là thành cũ của Mai Hắc Đế, nay còn miếu thờ ở

đó Dưới vệ có chợ Sa Nam

Bờ bên kia có tuần ty Lương Trường Phía tây ngược lên đến tận nguồn; phía đông chạy đến tận cửa biển; phía bắc thông với phủ Diễn Châu, là nơi thuyền bè, xe ngựa, đường thuỷ, đường bộ nhóm họp Thực là một cảnh

đô hội của tỉnh Nghệ An”4

3 Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, tập 2, NXB Thuận Hoá – Huế,

1992, tr 176

4 Bùi Dương Lịch, Nghệ An ký, NXB Khoa học xã hội, 2008, tr 122

Trang 22

22

Hình 3.3 Chợ Sa Nam

Từ thời nhà Lý đến thời nhà Hồ (1009 – 1407) vùng đất Bạch Đường (sau đổi thành Bạch Ngọc tương ứng với địa giới hành chính của 3 xã: Bồi Sơn, Lam Sơn, Ngọc Sơn và một phần thị trấn Đô Lương ngày nay) được chọn làm lỵ

sở của Nghệ An Chợ Lường trở thành trung tâm buôn bán, trao đổi hàng hoá, giao lưu văn hoá của cả trấn Nghệ An (bao gồm Nghệ An và Hà Tĩnh) Bản triều năm Gia Long thứ 3 dời đến chỗ hiện nay và đắp thành bằng đất, đến năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) đổi xây bằng đá ong”.5

Phía nam tỉnh thành có chợ Yên

Trường: “Chợ Yên Trường còn có tên

gọi nữa là chợ Vĩnh (tức chợ Vinh) ở

ngoài phía nam của tỉnh thành, điếm

Sa Nam trên bến, dưới thuyền Bánh đúc hai dãy, thịt bò mê thiên

Trang 23

23

Hình 3.5 Thị trấn Đô Lương

Từ thời Lê sơ cho đến thời Tây Sơn (1428 – 1801), lỵ sở Nghệ An đặt ở Lam Thành – Phù Thạch (nay thuộc xã Hưng Phú, xã Hưng Lam, huyện Hưng Nguyên và xã Đức Vịnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) Lam Thành – Phù Thạch trở thành trung tâm đô thị ở Nghệ An (bao gồm cả Nghệ An, Hà Tĩnh)7 Quốc

sử quán triều Nguyễn cho biết: “Thành cũ Hùng Sơn ở đỉnh núi Hùng Sơn, phía nam huyện Hưng Nguyên, có thành đá cao 6, 7 thước, chu vi chừng 1 dặm,… lại phía tây thành ngang với xã Nghĩa Liệt là lỵ sở của ti Hiến sát sứ đời Lê, ngang với xã Trào khẩu là lỵ sở của ty Thừa chính, ngang với phường Vệ Sở là

lỵ sở của ty trấn thủ”3 Chợ Tràng, phố Phù Thạch trở thành trung tâm buôn bán, trao đổi hàng hoá, giao lưu văn hoá của cả vùng Nghệ – Tĩnh và thương nhân một số nước ở châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản,

Sách Nghệ An ký, cho biết: “Phía tây nam, mạn trên có xã Nghĩa Liệt, ngày

trước là nơi đóng Hiến ti, xuống mé nam có đền Triều Khẩu, ngày trước là nơi đóng ty Thừa chính Và phường Vệ Sở ngày trước là nơi đóng ty trấn thủ Phía trước dinh là trường thi Hương xưa Phía trước núi, sông Lam chảy qua rất rộng,

là nơi sông La ở huyện Thiên Lộc chảy vào,… Phía đông có bến đò gọi là bến Phù Thạch Ở đầu bến có người Tàu cư trú, buôn bán, nhà ngói san sát, thuyền

bè tụ tập, gọi là phố Phù Thạch,…”8

Hình 3.6 Chợ Tràng Hình 3.7 Toàn cảnh Lam Thành

7 Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, tập 2, NXB Thuận Hoá – Huế,

1992, tr 177

8 Bùi Dương Lịch, Nghệ An ký, NXB Khoa học xã hội, tr 142 – 143

Cảnh đông vui, nhộn nhịp của vùng đất Đô Lương được miêu

tả qua câu ca dao:

Đô Lương dệt gấm thêu hoa Thuyền bè xuôi ngược, ngựa xe

sớm chiều

Trang 24

24

Năm 1804, vua Gia Long cho chuyển dời lỵ sở Nghệ An từ Lam Thành – Phù Thạch về vùng đất Vĩnh Yên và Yên Trường (nay thuộc địa bàn thành phố Vinh) Thành tỉnh Nghệ An ở địa phận xã Yên Trường và Vĩnh Yên, huyện Chân Lộc, chu vi 603 trượng, cao 1 trượng, 1 thước 5 tấc, mở 3 cửa, hào rộng 7 trượng, sâu 8 thước,…

Bản triều năm Gia Long thứ 3 dời

đến chỗ hiện nay và đắp thành bằng đất,

đến năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) đổi

xây bằng đá ong”.9 Phía nam tỉnh thành

có chợ Yên Trường: “Chợ Yên Trường

còn có tên gọi nữa là chợ Vĩnh (tức chợ

Vinh) ở ngoài phía nam của tỉnh thành,

Nguồn: Tỉnh uỷ, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Nghệ

An, Lịch sử Nghệ An tập I, từ nguyên thuỷ đến Cách mạng tháng

Tám năm 1945, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, 2012, tr400 – 401

Trang 25

25

Hình 3.9 Thành cổ Vinh

Từ đó đến nay, Vinh trở thành một trong những trung tâm

đô thị nổi tiếng ở vùng Bắc Trung

Bộ và cả nước

1 Quan sát lược đồ, xác định vị trí, tên gọi của một số đô thị cổ Nghệ An

2 Vì sao các đô thị cổ Nghệ An lại nằm sát với sông Lam?

“Tháng 4, năm 1831, vua Minh Mệnh cho xây thành tỉnh Nghệ An Thành có ba cửa: một cửa tiền, một cửa tả, một cửa hữu Minh Mệnh sai lấy 1 000 biền binh Thanh Hoá, 4 000 biền binh Nghệ An làm việc, sai Thống chế Tả dinh quân Thần sách là Đỗ Quý đốc suất công việc Thành xây bằng đá ong Thanh Thuỷ (nay là xã Nam Thanh, Nam Đàn),

đá sò Phủ Diễn (nay là Diễn Châu),… Năm 1875, đời vua Tự Đức (1848 – 1883), thành tỉnh Nghệ An được sửa chữa, xây dựng thêm (nguyên trước cao 1 trượng 1 thước 5 tấc, nay cao thêm 1 thước, dày 1 thước

2 tấc)

Nguồn: Tỉnh uỷ, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Nghệ An,

Lịch sử Nghệ An tập I, từ Nguyên thuỷ đến cách mạng tháng Tám năm

1945, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, 2012, tr 482

Trang 26

26

Đô thị Vạn An là trung tâm kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, xã hội của

cả nước từ năm 713 đến năm 723 Trong đó, kinh thành Vạn An giữ vai trò là trung tâm chính trị, quân sự, xã hội, chợ (thị) Sa Nam giữ vai trò là trung tâm thương mại, buôn bán trao đổi các loại hàng hoá, giao lưu văn hoá giữa các vùng miền ở lưu vực sông Lam và cả nước,… Sau năm 723 đến đầu thế kỉ XXI, chợ

Sa Nam vẫn là một trong những trung tâm buôn bán, trao đổi hàng hoá, giao lưu văn hoá nổi tiếng ở hạ lưu sông Lam

Bạch Đường, Lam Thành – Phù Thạch, Vinh là nơi bộ máy quan lại địa phương do triều đình trung ương bổ nhiệm làm việc, giữ vai trò là trung tâm chính trị, quân sự, văn hoá, xã hội của cả Nghệ An, Hà Tĩnh

Từ khi Trường thi Hương Nghệ An chuyển từ Lam Thành về Vinh, thì Vinh trở thành trung tâm đào tạo, tuyển chọn hiền tài ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,… để triều đình bổ dụng vào bộ máy quan lại từ trung ương đến địa phương, giúp vua trị nước an dân

Chợ Sa Nam, chợ Lường, chợ Tràng, chợ Vĩnh trở thành những trung tâm buôn bán sầm uất, giao lưu văn hoá nhộn nhịp giữa Nghệ An, Hà Tĩnh cũng như cả nước và nước ngoài

1 Vì sao kinh thành Vạn An là trung tâm kinh tế, chính trị, văn

hoá, xã hội của cả nước (713 – 723)?

2 Làm rõ vai trò của đô thị Lam Thành – Phù Thạch từ thế kỉ

Trang 28

28

PHONG TRÀO YÊU NƯỚC

Ở NGHỆ AN CUỐI THẾ KỈ XIX, ĐẦU THẾ KỈ XX

Sau khi thực dân Pháp hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam vào năm 1884, phong trào yêu nước chống Pháp bùng lên mạnh mẽ vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX trên phạm vi cả nước và ở Nghệ An

Chia sẻ một số điều em biết về phong trào yêu nước ở Nghệ An cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX?

Trang 29

Sang đầu thế kỉ XX, dưới tác động của làn sóng Tân thư, tầng lớp văn thân

sĩ phu từng lãnh đạo phong trào Cần vương đã vươn lên đáp ứng yêu cầu mới của thời đại Các phong trào đấu tranh lúc này không còn dưới danh nghĩa Cần vương nữa, mà chuyển sang ngọn cờ dân chủ tư sản với sự khởi xướng và lãnh đạo của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền,…

Khi các chí sĩ vừa khởi xướng phong trào đã lập tức nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo nhân dân Nghệ An Dù là ngọn cờ cứu nước theo đường lối của Phan Bội Châu hay theo chủ trương Duy tân của Phan Châu Trinh, Đông Kinh nghĩa thục của Nguyễn Quyền, Lương Văn Can, đều được các tầng lớp, giai cấp nhân dân nơi đây đón nhận với khí thế hứng khởi và không kém phần sôi nổi

Kể tên một số phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX mà nhân dân Nghệ An tham gia.

a Nhân dân Nghệ An hưởng ứng Chiếu Cần vương

Trang 30

30

Sau Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884), Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến Phe chủ chiến trong triều đình Huế mà đứng đầu là Tôn Thất Thuyết

tỏ rõ thái độ kiên quyết chống Pháp Sau thất bại cuộc tập kích vào đồn Mang

Cá, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi cùng những người liên quan ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị) Tại đây, ngày 13/7/1885, vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương lần thứ nhất, kêu gọi văn thân sĩ phu và nhân dân cả nước đứng dậy giúp vua đánh giặc cứu nước Sự kiện này có thể coi là mở đầu phong trào Cần vương chống Pháp

Phong trào Cần vương kéo dài 12 năm qua 2 giai đoạn: 1885 – 1888 và 1888 – 1896 Ngày 01/11/1888, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc, nhưng trên một địa bàn rộng lớn, tiếng súng Cần vương chống Pháp vẫn tiếp tục diễn ra không kém phần quyết liệt, kéo dài cho đến tận đầu năm 1896 mới kết thúc

Ở Nghệ An, phong trào Cần vương nổ ra rầm rộ ở nhiều huyện, xã

Bảng 4.1 Một số cuộc khởi nghĩa ở Nghệ An hưởng ứng chiếu Cần vương

2

Hồ Văn Phúc, Võ

Văn Hàm

Thanh Chương,

Đô Lương

Nghĩa quân đã giao chiến kịch liệt

và truy kích địch lên đến Cửa Rào (Tương Dương), xuống Rào Giang,

ra tận lèn Hai Vai (Diễn Châu)

4 Nguyễn Xuân Ôn Thanh

Chương,

Hợp sức cùng các sĩ phu ở Thanh Chương, Lê Doãn Nhã, Nguyễn

Trang 31

31

Đô Lương, Diễn Châu, Yên Thành

Nguyên Thành tạo thành một cuộc khởi nghĩa lớn

5

Nguyễn Nguyên

Thành

Đô Lương Nghĩa quân của ông ở Đô Lương đã

có sự liên kết với lực lượng của Nguyễn Mậu ở Thanh Chương, rồi kiểm soát cả một vùng rộng lớn Về sau, toàn bộ lực lượng của Nguyễn Thành tham gia vào nghĩa quân của Nguyễn Xuân Ôn và ông trở thành một trong những thủ lĩnh xuất sắc của cuộc khởi nghĩa

6

Nguyễn Đức Đạt Nam Đàn Dựng cờ tập hợp nhân dân khởi

nghĩa, sau nhập vào nghĩa quân của Phan Đình Phùng

7

Vương Thúc Mậu Nam Đàn Dựng cờ khởi nghĩa ngay tại xã

Nam Liên, lấy đình làng làm chỉ huy sở Nghĩa quân của ông hoạt động và kiểm soát tuyền đường từ Vinh lên Nam Đàn

8

Quỳnh Tam, Phan

Bá Nhiên, Dương

Quế Phổ

Quỳnh Lưu Chiêu mộ được một đội quân

khoảng 300 người, sau quy tụ với khởi nghĩa của Nguyễn Xuân Ôn

Cuộc khởi nghĩa bắt đầu từ Quỳ Châu đã lan rộng ra Quỳ Hợp và Nghĩa Đàn, lôi kéo đông đảo lực lượng đồng bào dân tộc miền núi ở đây tham gia Có sự phối hợp với

Trang 32

Có thể nói, phong trào Cần vương

đã nổ ra mạnh mẽ ở các phủ, huyện, từ

đồng bằng đến vùng núi ở Nghệ An,

tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa

Nguyễn Xuân Ôn Cuộc khởi nghĩa

Nguyễn Xuân Ôn bùng nổ năm 1885 ở

Diễn Châu Nhiều thanh niên trai

tráng thuộc các huyện Diễn Châu,

Yên Thành, Anh Sơn tình nguyện gia

nhập, nghĩa quân lên hàng ngàn người

Các thủ lĩnh trong phong trào Cần

vương hoạt động trên địa bàn nhiều

huyện khác nhau như: Đinh Nhật Tân,

Trần Quang Diệm, Phan Bá Niên,

Dương Quế Phổ, Vũ Thộ, Ngô Sĩ Từ,

Nguyễn Thứ, Lê Trọng Vinh, Nguyễn

Văn Ngợi, Lê Doãn Nhạ, lần lượt

đem quân về gia nhập dưới cờ của

Nguyễn Xuân Ôn

Nguyễn Xuân Ôn (1825 – 1889) quê ở xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu Ông đỗ Tiến sĩ năm 1871, làm quan trải các chức Hàn lâm Biên

tu, Tri phủ, Đốc học, Án sát, Biện lí bộ Hình,… Khi phong trào Cần vương bùng

nổ, ông đã cùng một số văn thân tiến hành khởi nghĩa tại quê ông Cuộc khởi nghĩa

do ông lãnh đạo đã đánh thắng nhiều trận lớn, gây thanh thế vang dội cả vùng.

Trang 33

33

Đến cuối năm 1885, cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Xuân Ôn tổ chức, lãnh đạo, trở thành một trong những cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất trong phong trào Cần vương ở Nghệ An

Từ cuối năm 1889, những thủ lĩnh còn lại của khởi nghĩa Nguyễn Xuân

Ôn lần lượt nhập vào chiến đấu dưới ngọn cờ của Phan Đình Phùng Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Xuân Ôn xem như là kết thúc Mặc dù thất bại nhưng khởi

nghĩa của Nguyễn Xuân Ôn là cuộc khởi nghĩa hưởng ứng Chiếu Cần vương

lớn và tiêu biểu nhất của nhân dân Nghệ An Cuộc khởi nghĩa đã gây cho Pháp nhiều khó khăn và thể hiện tinh thần yêu nước, kiên cường chống giặc ngoại xâm của nhân dân Nghệ An

1 Kể tên một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu ở Nghệ An trong phong trào Cần vương

2 Nêu một số nét chính về cuộc khởi nghĩa Nguyễn Xuân Ôn

DIỄN BIẾN CHÍNH CỦA CUỘC KHỞI NGHĨA

NGUYỄN XUÂN ÔN

Giai đoạn 1

(1885 – 1886)

Lúc này, nghĩa quân của

Nguyễn Xuân Ôn chủ yếu

dựa vào các đình, chùa ở

các làng ở Diễn Châu để

dựng thành doanh trại

Nghĩa quân có một số trận

chiến với Pháp: Cầu Bùng

(Diễn Châu), Cầu Giát –

Tây Khế (Quỳnh Lưu,

Diễn Châu), Kênh Sắt

(Diễn Châu),…

Giai đoạn 2 (1886 – 7/1887)

Có một số trận đánh quan trọng: Đồng Mờm – Thừa Sủng (Diễn Châu), trận đánh vào phủ lỵ Diễn Châu, trận đánh ở Cồn Voi và Xóm Hồ (Yên Thành),…

Giai đoạn 3 (7/1887 – 1889)

Sau khi NguyễnXuân Ôn bị bắt,nghĩa quân còn hoạtđộng một thời gian,rồi nhập vào chiếnđấu dưới ngọn cờ

Phùng ở Hà Tĩnh

Trang 34

34

3 Nêu ý nghĩa của các cuộc đấu tranh hưởng ứng Chiếu

Cần vương ở Nghệ An đối với lịch sử dân tộc

b Nhân dân Nghệ An tham gia phong trào yêu nước của Phan Bội Châu

Ở Nghệ An, các hoạt động hưởng ứng phong trào yêu nước cách mạng của Phan Bội Châu diễn ra sôi nổi dưới nhiều hình thức

Xây dựng cơ sở tổ chức Duy tân hội

Ngay sau khi Phan Bội Châu và Đặng Thái Thân đại diện cho tầng lớp trí thức Nho học yêu nước tiến bộ ở Nghệ – Tĩnh vào Quảng Nam cùng các chí sĩ khác hội tụ tại nhà Nguyễn Hàm, thảo luận kế hoạch, thống nhất chủ trương chuẩn bị việc xuất dương cầu viện, vừa trở lại quê nhà Nghệ An để xây dựng

cơ sở cho Duy tân hội thì đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo quần chúng nhân dân Rất nhanh chóng, các cơ sở bí mật của Duy tân hội được thành lập ở huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Vinh, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Yên Thành, Nghĩa Đàn,

Tại huyện Nam Đàn, từ cuối năm 1904, Phan Bội Châu cùng Đặng Thái Thân thành lập được tổ chức bí mật tại làng Thanh Thuỷ và một cơ sở bí mật khác tại xã Xuân Hồ, xã Kim Liên với sự tham gia của Bùi Chính Lộ, Bùi Danh

Võ, Đinh Văn Trình, Nguyễn Hữu Xoan, Nguyễn Hữu Ngươn, Vương Thúc Oánh, Võ Qưới, Nguyễn Cảnh Nga, Hoàng Xuân Hành, Về sau, Vương Thúc Oánh đã biến nhà riêng của mình thành một cơ sở bí mật mới của Duy tân hội Bà Nguyễn Thị Thanh (chị ruột của Bác Hồ) ở Kim Liên cũng tích cực tham gia Duy tân hội, cùng một số người khác gặp Đội Quyên, sau đó tìm cách mua súng đưa lên đồn Bố Lư (huyện Anh Sơn) cho nghĩa quân Các cơ sở bí mật của Duy tân hội ở huyện Nam Đàn, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đặng Thái Thân, Bùi Danh Tuý, Vương Thúc Oánh hoạt động có hiệu quả, vận động được nhiều gia đình đóng góp tiền của ủng hộ phong trào Đông du, mua súng đạn ủng hộ nghĩa quân

ở đồn Bố Lư, hoặc vận động thanh niên đi du học

Ngày đăng: 05/11/2024, 17:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w