1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ Ở CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON

62 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chuyển đổi số trong hoạt động giáo dục trẻ ở cơ sở GDMN
Trường học Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An
Chuyên ngành Chuyển đổi số
Thể loại Bài giảng chuyên đề
Năm xuất bản 2023
Thành phố Nghệ An
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 5,64 MB

Nội dung

những kiến thức về chuyển đổi số, chuyển đổi số trong Giáo dục và đặc biệt là chuyển đổi số trong giáo dục Mầm non; ứng dụng chuyển đổi số vào công tác quản lý, tổ chức dạy học. - Chương trình trang bị cho người học một số phần mềm ứng dụng và thực hành thành thạo các phầm mềm sau: + Phần mềm Power Point, Violet, Painter ứng dụng trong thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mầm non + Phần mềm PMS ứng dụng trong quản lý cơ sở GDMN + Phần mềm Kids Online ứng dụng trong phối hợp các lực lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non 2. Kỹ năng - Rèn luyện người học khả năng thao tác và thực hành thành thạo các chức năng của các phần mềm, ứng dụng phần mềm vào quản lý, giảng dạy và kết nối giữa nhà trường và giáo viên, giữa giáo viên và phụ huynh nhanh chóng kịp thời và thuận tiện. - Người học hình thành được kỹ năng sử dụng và khai thác thông tin cũng như vận hành phần mềm hiệu quả 3. Thái độ - Giúp người học có thái độ làm việc chuyên nghiệp, phối kết hợp làm việc nhóm, làm việc độc lập, trau dồi thêm được kiến thức công nghệ số phục vụ công tác quản lý, giảng dạy. - Giúp người học áp dụng kiến thức được học vào công việc hiệu quả. Tự tin làm chủ bài giảng của mình, Có cái nhìn mới về công nghệ số để không ngừng học tập trau dồi thêm trình độ chuyên môn của mình. B) Chuẩn bị về phương pháp, phương tiện, tài liệu tham khảo 1. Phương pháp: Kết hợp các phương pháp dạy học tích cực như: - Phương pháp khám phá

Trang 1

1

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGHỆ AN

BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ 7

CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ Ở CƠ SỞ GDMN

(Dùng cho chương trình: bồi dưỡng CDNN Mầm Non)

Đơn vị:

Trang 2

2

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGHỆ AN

1 Dùng cho chương trình: Bồi dưỡng CDNN

Trang 3

CHUYÊN ĐỀ 7: CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

TRẺ Ở CƠ SỞ GDMN (20 Tiết - 12 LT + 8 TH) A) Mục tiêu:

1 Kiến thức

- Chương trình trang bị cho người học những kiến thức cơ bản và chuyên sâu,

giúp người học chủ động, sáng tạo trong việc ứng dụng công nghệ số vào giảng dạy, quản lý trong các cơ sở giáo dục Mầm non

- Chương trình trang bị cho người học những kiến thức về chuyển đổi số, chuyển đổi số trong Giáo dục và đặc biệt là chuyển đổi số trong giáo dục Mầm non; ứng dụng chuyển đổi số vào công tác quản lý, tổ chức dạy học

- Chương trình trang bị cho người học một số phần mềm ứng dụng và thực hành thành thạo các phầm mềm sau:

+ Phần mềm Power Point, Violet, Painter ứng dụng trong thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mầm non

+ Phần mềm PMS ứng dụng trong quản lý cơ sở GDMN

+ Phần mềm Kids Online ứng dụng trong phối hợp các lực lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non

2 Kỹ năng

- Rèn luyện người học khả năng thao tác và thực hành thành thạo các chức năng

của các phần mềm, ứng dụng phần mềm vào quản lý, giảng dạy và kết nối giữa nhà trường và giáo viên, giữa giáo viên và phụ huynh nhanh chóng kịp thời và thuận tiện

- Người học hình thành được kỹ năng sử dụng và khai thác thông tin cũng như vận hành phần mềm hiệu quả

3 Thái độ

- Giúp người học có thái độ làm việc chuyên nghiệp, phối kết hợp làm việc nhóm, làm việc độc lập, trau dồi thêm được kiến thức công nghệ số phục vụ công tác quản lý, giảng dạy

- Giúp người học áp dụng kiến thức được học vào công việc hiệu quả Tự tin làm chủ bài giảng của mình, Có cái nhìn mới về công nghệ số để không ngừng học tập trau dồi thêm trình độ chuyên môn của mình

B) Chuẩn bị về phương pháp, phương tiện, tài liệu tham khảo

1 Phương pháp: Kết hợp các phương pháp dạy học tích cực như:

- Phương pháp khám phá

Trang 4

- Phương pháp đặt vấn đề và giải quyết vấn đề

3 Tài liệu tham khảo

[ 1] https://dx.mic.gov.vn/ website Cẩm nang chuyển đổi số của Cục Tin học hóa

- Bộ Thông tin và Truyền thông

[2].https://xaydungso.vn/blog/tong-quan-ve-chuyen-doi-so-trong-giao-duc-mam-non-la-gi-va-cach-ap-dung-hieu-qua-vi-cb.html

[3] https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-bo.aspx?ItemID=8349 [4] Giáo trình ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục Mầm non – Trường CĐSP Nghệ An

[5] Hướng dẫn sử dụng Hệ thống quản lý thông tin Giáo dục mầm non PMS, Công ty CP Đầu tư phát triển & chuyển giao công nghệ Việt Nam, 02/2018

2

2

2 Một số phần mềm ứng dụng trong thiết kế và

tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mầm non

2.1 Giới thiệu một số ứng dụng trong thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mầm non

2.2 Khai thác một số kho dữ liệu trong giáo dục trẻ mầm non

2.3 Thực hành ứng dụng một số phần mềm trong thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mầm non

Trang 5

4

4 Một số phần mềm ứng dụng trong phối hợp các lực lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non

4.1 Giới thiệu chung về phần mềm ứng dụng trong phối hợp các lực lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non

4.2 Giới thiệu một số phần mềm kết nối giáo viên

và phụ huynh 4.3 Thực hành ứng dụng một số phần mềm trong việc phối hợp các lực lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non

D) Nội dung bài giảng

1 Một số khái niệm cơ bản về chuyển đổi số trong giáo dục mầm non

1.1 Chuyển đổi số

Trên thế giới, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm

2015, phổ biến từ năm 2017 Ở Việt Nam, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm 2018 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia vào ngày 03/6/2020

Chuyển đổi số là bước phát triển tiếp theo của tin học hóa, có được nhờ sự tiến bộ vượt bậc của những công nghệ mới mang tính đột phá, nhất là công nghệ

số

Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số

Trong cuộc sống, con người giao tiếp với nhau bằng tín hiệu tương tự, biểu diễn dưới dạng giọng nói Còn trong môi trường số, các thiết bị tính toán giao tiếp

Trang 6

với nhau bằng tín hiệu số, biểu diễn dưới dạng tín hiệu nhị phân là 0 và 1 Công nghệ số, hiểu theo nghĩa rộng, là công nghệ xử lý tín hiệu số, hay công nghệ thông tin

Còn trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số, hiểu theo nghĩa hẹp, là một bước phát triển cao hơn, là bước phát triển tiếp theo của công nghệ thông tin, cho phép tính toán nhanh hơn, xử lý dữ liệu nhiều hơn, truyền tải dung lượng lớn hơn, với chi phí rẻ hơn Còn hiểu theo nghĩa rộng, công nghệ số là một trong các nhóm công nghệ chính của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với đại diện là công nghệ điện toán đám mây, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, thực tế ảo… Cách hiểu theo nghĩa rộng phổ biến hơn

Hơn 30 năm qua, chúng ta đã và đang chứng kiến 3 làn sóng công nghệ, mỗi làn sóng kéo dài khoảng 15 năm

Làn sóng thứ nhất, từ năm 1985 đến năm 1999, gắn với sự phổ biến của máy vi tính, có thể tạm gọi là làn sóng số hóa thông tin, chuyển các tài liệu từ bản giấy sang bản điện tử

Làn sóng thứ hai, từ năm 2000 đến năm 2015, gắn với sự phổ biến của Internet, điện thoại di động và mạng viễn thông di động, có thể tạm gọi là làn sóng

số hóa quy trình nghiệp vụ, tin học hóa các quy trình nghiệp vụ để nâng cao năng suất, hiệu quả

Làn sóng thứ ba, được cho là từ năm 2015 và dự báo kéo dài đến năm 2030, gắn với sự phát triển đột phá của công nghệ số, có thể tạm gọi là làn sóng chuyển đổi số, đưa toàn bộ các hoạt động từ xã hội thực lên không gian mạng, từ môi trường truyền thống lên môi trường số

Bốn công nghệ số tiêu biểu thúc đẩy chuyển đổi số là trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, dữ liệu lớn, điện toán đám mây

1.2 Chuyển đổi số trong giáo dục

Chuyển đổi số trong giáo dục là ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và hệ thống thông tin Internet vào lĩnh vực giáo dục để nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục Bao gồm cải tiến phương pháp giảng dạy, cải tiến các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ học tập, nâng cao trải nghiệm của học sinh, sinh viên

và người tham gia đào tạo

Chuyển đổi số giúp tạo ra môi trường học tập nơi mà mọi thứ kết nối với nhau Sự kết hợp mới mẻ của công nghệ, bảo mật nhằm thu hẹp khoảng cách địa

lý để tạo ra trải nghiệm trong học tập, đồng thời tăng cường sự tương tác của mọi người Tuy nhiên, công tác chuyển đổi số trong giáo dục cũng đặt ra một số thách thức, bao gồm việc đảm bảo truy cập công bằng đến công nghệ, đào tạo và hỗ trợ

Trang 7

cho giáo viên và học sinh, và đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin trong môi trường số

Học trực tuyến (E-learning): Các trường học và tổ chức giáo dục cung

cấp các khóa học trực tuyến thông qua nền tảng và công cụ kỹ thuật số, cho phép học viên học tập mọi lúc, mọi nơi Ví dụ: Coursera, edX, Udemy

Giáo trình điện tử: Thay thế sách giáo khoa truyền thống bằng giáo trình

điện tử, giúp tiết kiệm giấy và dễ dàng cập nhật nội dung Các ứng dụng như Kindle, iBooks, Google Play Books hỗ trợ đọc sách điện tử trên các thiết bị di động

Phần mềm quản lý học tập (LMS - Learning Management System): Các

hệ thống quản lý học tập như Moodle, Blackboard, Canvas hỗ trợ giáo viên quản

lý khóa học, đánh giá và theo dõi tiến độ của học viên một cách dễ dàng và hiệu quả

Công cụ hợp tác trực tuyến: Sử dụng các ứng dụng như Google

Classroom, Microsoft Teams, Zoom để giáo viên và học viên tương tác, học tập cùng nhau một cách linh hoạt và hiệu quả

Ứng dụng hỗ trợ học tập: Các ứng dụng hỗ trợ học tập như

Quizlet, Duolingo giúp học viên rèn luyện kỹ năng và kiến thức thông qua các bài tập và hoạt động trực tuyến thú vị

Trí tuệ nhân tạo và học máy trong giáo dục: Sử dụng trí tuệ nhân tạo và

học máy để phân tích dữ liệu học tập, đưa ra gợi ý cá nhân hóa, cải thiện chất lượng giảng dạy và hỗ trợ quá trình học tập của học viên

Thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường: Ứng dụng công nghệ thực tế ảo

(VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) vào giáo dục, giúp học viên trải nghiệm môi trường học tập sinh động, tương tác và gần gũi hơn với thực tế

Chuyển đổi số đã tạo ra nhiều cơ hội và tiềm năng cho giáo dục, giúp nâng cao chất lượng học tập và đáp ứng nhu cầu đa dạng của học viên trong thời đại kỹ thuật số

1.3 Chuyển đổi số trong giáo dục mầm non

Chuyển đổi số trong giáo dục mầm non là quá trình áp dụng công nghệ mới vào công tác giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc phát triển trẻ Qua việc sử dụng các công nghệ số, những trường mầm non có thể tạo ra những cơ hội học tập đa dạng, sáng tạo và thú vị cho trẻ, từ đó giúp phát triển tư duy, kỹ năng và sự sáng tạo trong quá trình học tập của trẻ Ứng dụng chuyển đổi số sẽ tạo nên một mô hình quản lý giáo dục mới thông minh hơn, thuận

Trang 8

tiện hơn, từ đó giúp việc truyền đạt và trao đổi thông tin với phụ huynh được nhanh chóng

Cụ thể, chuyển đổi số trong giáo dục mầm non có thể bao gồm các hoạt động sau:

- Sử dụng công nghệ số trong giảng dạy: Giáo viên có thể sử dụng các thiết

bị di động, máy tính bảng, phần mềm và ứng dụng giáo dục để tạo ra các hoạt động học tập hấp dẫn và tương tác cho trẻ Các công nghệ này có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng sống, tư duy logic, khám phá và sáng tạo

- Quản lý thông tin và dữ liệu: Công nghệ số giúp các trường mầm non quản lý thông tin và dữ liệu với hiệu quả cao hơn Thông qua việc sử dụng phần mềm quản lý giáo dục, các trường có thể tổ chức và lưu trữ thông tin về học sinh, giáo viên, hồ sơ học tập và kết quả đánh giá một cách tiện lợi và an toàn

- Giao tiếp và liên lạc: Công nghệ số cung cấp các công cụ giao tiếp và liên lạc hiện đại giữa phụ huynh, giáo viên và nhà trường Các trường mầm non có thể

sử dụng các ứng dụng chat, email hoặc video call để thông báo về tiến trình học tập và thông tin quan trọng đến phụ huynh, từ đó tạo sự liên kết tốt hơn giữa gia đình và nhà trường

- Tích hợp thông tin giáo dục: Chuyển đổi số trong giáo dục mầm non cũng nhằm mục đích tạo ra môi trường học tập tích hợp, trong đó thông tin giáo dục được chia sẻ và cập nhật liên tục giữa các bên liên quan Các bảng điều khiển trực tuyến và hệ thống quản lý học tập cho phép giáo viên, phụ huynh và học sinh cùng truy cập và chia sẻ thông tin về tình hình học tập và tiến độ giảng dạy

Chuyển đổi số trong giáo dục mầm non mang lại nhiều ưu điểm như tăng cường tương tác và thúc đẩy học tập sáng tạo cho trẻ, nâng cao hiệu quả quản lý, giao tiếp giữa phụ huynh và giáo viên Tuy nhiên, việc thực hiện chuyển đổi số cần được thực hiện cùng với sự phối hợp và định hướng từ các bên liên quan, cần

có sự đồng lòng và phối hợp của toàn xã hội, bao gồm cả giáo viên, học sinh, gia đình, cộng đồng và chính phủ mới đảm bảo sự thành công và hiệu quả của quá trình này

2 Một số phần mềm ứng dụng trong thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mầm non

2.1 Giới thiệu chung về phần mềm ứng dụng trong thiết kế và tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mầm non

Trẻ mầm non trong giai đoạn phát triển mạnh về thể chất, tinh thần và trí tuệ Lúc này trẻ rất tò mò, thích tìm tòi khám phá mọi thứ xung quanh Nhưng cũng chính thời điểm này trẻ lại còn non nớt chưa thể tự mình tìm hiểu vấn đề mà

Trang 9

trẻ cần có sự hướng chỉ bảo của người lớn Trên thực tế trẻ có thời gian ở trường với giáo viên 8 – 9 tiếng mỗi ngày, nên trẻ chịu ảnh hưởng rất nhiều của giáo viên Trẻ con lại rất thích xem phim hoạt hình, với những hình ảnh ngộ nghĩnh màu sắc sặc sỡ, sự linh hoạt “động” của các nhân vật sẽ tạo cho trẻ sự thích thú, trẻ sẽ tập trung chú ý, giờ hoạt động sẽ cho kết quả tốt nhất Ứng dụng phần mềm trong thiết kế và tổ chức họat động giáo dục trẻ giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh, giúp trẻ giao tiếp với mọi người Bên cạnh đó thì việc làm thế nào để giúp trẻ hứng thú trong học tập, vui chơi, và vận dụng sự hiểu biết và khả năng của trẻ vào hoạt động hàng ngày

2.2 Khai thác một số kho dữ liệu trong giáo dục trẻ mầm non

Môi trường xung quanh đối với trẻ vô cùng rộng lớn và khó hiểu, trẻ lại rất

tò mò hiếu động, trẻ luôn đặt vô vàn câu hỏi: Nó là cái gì? Nó như thế nào? Vì sao nó lại như vậy? Do vậy việc tổ chức cho trẻ khám phá môi trường xung quanh cần được linh hoạt, hệ thống, khoa học với những màu sắc sặc sỡ, hình ảnh

rõ nét, âm thanh “thật” thì sẽ giúp trẻ lĩnh hội được kiến thức một cách nhẹ nhàng, trẻ thỏa mãn được thắc mắc của mình Trên thực tế có nhiều giờ hoạt động khám phá khoa học (KPKH), giáo viên không thể có đủ điều kiện để cho trẻ được cầm nắm hay quan sát trực tiếp

Ví dụ 1: Quan sát con vật sống trong rừng Nếu chỉ quan sát tranh thì tiết

học sẽ trở lên đơn điệu, trẻ sẽ nhàm chán, hiệu quả của giờ học sẽ có phần hạn chế Nhưng nếu giáo viên ứng dụng phần mềm power point cho trẻ quan sát các con vật đang chuyển động, với những hình ảnh “thật” thì trẻ sẽ rất thích thú, tập trung chú ý,….giờ học sẽ đạt kết quả như mong muốn

Mục đích: Giúp trẻ nắm được kiến thức về màu sắc, hình dạng, kích

thước,… của sự vật hiện tượng Biết gọi tên, đặc trưng nơi sinh sống, điều kiện sống,… của sự vật hiện tượng Với những màu sắc đẹp, hình ảnh rõ nét gây hứng

Trang 10

thú cho trẻ, trẻ sẽ dễ nhớ lâu quên Trẻ biết tự chăm sóc, bảo vệ bản thân trước những con vật hung giữ, trước sự thay đổi của thời tiết, biết yêu thương chăm sóc cây cối, vật nuôi

Ví dụ 2: Cho trẻ quan sát một số con vật sống trong rừng (con voi, con gấu,

con hổ) Giúp trẻ biết tên gọi, đặc trưng, môi trường sống của các con vật sống trong rừng Trẻ biết nguồn thức ăn của chúng, tránh xa chúng, không đến gần chúng

Chuẩn bị: Lên mạng tìm những hình ảnh con voi, con gấu, con hổ copy về

máy Thiết kế các slide và chèn các hình ảnh đó vào đồng thời chèn các bài hát về các con vật đó Ta có thể thiết kế trò chơi “ô chữ (số) bí mật” trên phần mềm này

để cho trẻ chơi trong phần trò chơi

Tiến hành: Khi dạy trẻ, giáo viên trình chiếu cho trẻ xem giáo viên có thể

cho trẻ thời gian thảo luận Trong phần trò chơi: Giáo viên có thể cho trẻ tự bấm chọn ô số trẻ thích để trẻ có kỹ năng sử dụng chuột của máy tính, giúp trẻ gần gũi hơn với máy tính Điều đó sẽ làm cho trẻ hứng thú hơn

2.3.2 Sử dụng phần mềm violet để thiết kế các trò chơi cho trẻ

Đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non chúng ta luôn phải quan tâm là trẻ không chỉ học mà ở lứa tuổi này trẻ học thông qua chơi Các trò chơi đối với trẻ trong các tiết học là rất quan trọng Thông qua trò chơi trẻ được củng cố, khắc sâu hơn kiến thức đã được tiếp thu trong bài học, trò chơi hấp dẫn trẻ sẽ hào hứng tham gia các hoạt động hơn vì như vậy tiết học không bị nhàm chán, trẻ không có cảm giác nặng nề như một tiết học thực sự mà đối với trẻ lúc này như đang được chơi Với phần mềm violet chúng ta có thể tự thiết kế cho trẻ được rất nhiều trò chơi (ví dụ: trò chơi trắc nghiệm đúng sai, ô chữ kì diệu,…) bằng hình ảnh và âm thanh sống động sẽ kích thích trẻ hứng thú và sáng tạo

- Nên thiết kế các trò chơi ở dạng trắc nghiệm đúng sai và sử dụng để ôn luyện các kiến thức cho trẻ, đó là các trò chơi:

+ Sắp xếp các cây theo thứ tự từ thấp nhất đến cao nhất.( Chủ đề thực vật) + Sắp xếp bút chì vào hộp theo thứ tự từ ngắn nhất đến dài nhất.( Chủ đề“Trường mầm non”)

+ Sắp xếp các ngôi nhà theo thứ tự từ 1- 10.( Chủ đề gia đình)

+ Trò chơi củng cố kiến thức về thêm bớt (Số 7 tiết 2- chủ điểm giao thông) + Chọn cách chia đều các đối tượng( 3-3, 4-4, 5-5, chủ điểm tết và mùa xuân)

+ Rèn kỹ năng đếm từ 1-10( Chủ điểm trường tiểu học)

Trang 11

Ví dụ: Trong tiết dạy toán thay vì xếp trên bảng các đối tượng thì giáo viên

sử dụng các hình đã được scan vào máy tính và cho các đối tượng lần lượt xuất hiện sau mỗi lần ấn chuột Đặc biệt trong tiết dạy về chia các nhóm đối tượng thành 2 phần theo các cách, giáo viên cũng có thể dùng các hiệu ứng trong Power point để ấn chuột chia các đối tượng thành 2 phần và có một dãy số cho trẻ chọn

số tương ứng với phần còn lại, nhờ vậy vừa tiết kiệm được đồ dùng phải chuẩn bị trong tiết học vừa có thể cho trẻ làm quen với các cách ấn chuột, các thao tác cơ bản của máy tính, phát huy tính tích cực của trẻ Nhờ ứng dụng được phần mềm

mà giáo viên đã tìm được những đoạn phim phù hợp với chủ đề và cho chạy hình ảnh động, như vậy gây hứng thú cho trẻ rất lớn

2.3.3 Sử dụng phần mềm painter hướng dẫn trẻ hoạt động tạo hình

Hoạt động tạo hình với trẻ mầm non rất cần thiết nó giúp trẻ củng cố được kiến thức, phát huy trí tưởng tượng, kỹ năng quan sát, óc thẩm mỹ dạy trẻ kỹ năng vẽ, xé, dán,… Một điều không thể thiếu trong các giờ tạo hình của trẻ là tranh(vật) mẫu của giáo viên Với những bức tranh giáo viên vẽ trên giấy, tô màu sáp (màu nước) đã thành quen thuộc với trẻ, nó mờ nhạt không sặc sỡ như tranh

vẽ trên vi tính Những bức tranh vẽ có hình ảnh rõ nét, màu sắc hài hòa sẽ thu hút

sự chú ý của trẻ, trẻ sẽ nhớ lâu, kích thích trí tưởng tượng, óc sáng tạo của trẻ

Ví dụ: Hướng dẫn trẻ vẽ vườn cây ăn quả trên phần mềm painter

Mục đích: Trẻ vẽ được một số hình đơn giản, tô màu trên máy tính, cách

đổ mực bằng các biểu tượng trên thanh công cụ Từ đó trẻ có thể tự vẽ được một

số cây ăn quả quen thuộc bằng các đường cong đơn giản Trẻ biết đặc điểm đặc trưng của cây ăn quả Biết chăm sóc bảo vệ để cây ra nhiều quả

Chuẩn bị: Tìm hình ảnh về một số cây ăn quả trên mạng, mở phần mềm

painter và copy những hình ảnh đó vào Dùng phần mềm này cắt rời từng bộ phận của các bức tranh đó, tô màu Hoặc ta có thể vẽ trực tiếp trên phần mềm painter

Tiến hành: Giáo viên mở phần mềm cho trẻ và hướng dẫn trẻ cách tô màu

trên những hình ảnh giáo viên đã vẽ sẵn Giáo viên giới thiệu các biểu tượng trên thanh công cụ để trẻ biết cách sử dụng hợp lý Sau khi trẻ tô màu thành thạo giáo viên có thể hướng dẫn trẻ vẽ luôn trên phần mềm painter với những hình đơn giản (như hình tròn, vuông, tam giác,…) và hướng dẫn trẻ cách đổ màu

2.3.4 Sử dụng các trò chơi Kidsmart trong việc tổ chức cho trẻ làm quen với toán

Để có thể đạt được kết quả cao khi đưa phần mềm ứng dụng vào các tiết dạy toán, hàng ngày thông qua trò chơi kidsmart trong các giờ hoạt động góc, giờ đón trả trẻ, giáo viên nên cho trẻ làm quen với các thao tác với chuột nên khi vào

Trang 12

bài dạy trẻ đã sử dụng chuột 1 cách thành thạo Các trò chơi toán học thật sự đem lại luồng không khí mới cho hoạt động học giúp trẻ làm quen với các biểu tượng ban đầu về toán Các kiến thức toán học tưởng như khô cứng nhưng được trẻ tiếp thu qua trò chơi một cách đễ dàng hơn, được ôn luyện thông qua các hoạt động trong ngày kích thích trẻ phát huy tính tích cực, sáng tạo, tư duy tốt Đối với trẻ

MG lớn bắt đầu vào học kỳ 2 giáo viên thường ra bài tập về nhà thực hiện như cộng, trừ, so sánh… Như vậy trẻ rất hứng thú học tập cùng nhau đưa ra các ý kiến khác nhau, từ đó giúp cho trẻ phát huy được tính tích cực, khả năng nhận thức của trẻ về bài học được nâng cao

3 Một số phần mềm ứng dụng trong quản lý cơ sở GDMN

3.1 Giới thiệu chung về phần mềm ứng dụng trong quản lý cơ sở GDMN

Công việc chăm sóc trẻ mầm non chưa bao giờ là dễ dàng, việc điều hành

và quản lý cả hệ thống trường mầm non lại càng khó khăn hơn, bởi công tác giáo dục mầm non hiện nay phức tạp và đòi hỏi hơn trước rất nhiều Sự ra đời của các phần mềm quản lý trường mầm non, quản lý nhà trẻ, quản lý mẫu giáo được coi

là một giải pháp quản lý khá tối ưu và hiệu quả

Để tối ưu hoá công tác đào tạo và nâng cao chất lượng quản lý & đáp ứng các yêu cầu quản lý hiện đại và nhu cầu của giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh hiện nay, việc sử dụng các phần mềm quản lý mầm non đang có chiều hướng tăng và càng ngày càng chuyên nghiệp hơn Phần mềm dần trở thành một cánh tay đắc lực có khả năng hỗ trợ tuyệt vời và thu lại kết quả nhanh chóng với

độ chính xác rất cao, giúp cho hoạt động quản lý được thực hiện một cách tốt nhất, đúng theo nhu cầu người dùng

Phần mềm quản lý trường mầm non mang lại những lợi ích và công dụng cho trường mầm non, giáo viên, nhân viên và phụ huynh như sau:

- Quản lý thông tin học sinh dễ dàng: Phần mềm quản lý trường mầm non giúp quản lý thông tin của học sinh, bao gồm tên, địa chỉ, ngày sinh, danh sách lớp, tình trạng sức khỏe, thông tin liên lạc của phụ huynh, v.v… Điều này giúp giáo viên và nhân viên trường mầm non có thể dễ dàng quản lý thông tin của học sinh và cập nhật nhanh chóng khi có thay đổi

- Cân đối khẩu phần, điểm danh học sinh, quản lý thu chi, theo dõi sức khỏe của trẻ, báo cáo số liệu phổ cập mầm non

- Cải thiện việc giao tiếp: Phần mềm giúp cải thiện việc giao tiếp giữa giáo viên và phụ huynh Phụ huynh có thể theo dõi tiến độ học tập, tình hình học tập

và tình hình dinh dưỡng, sức khoẻ của con em mình, thời gian học, kế hoạch giảng

Trang 13

dạy và các hoạt động khác thông qua các kênh thông báo tự động hoặc ứng dụng

Sổ liên lạc điện tử

- Tăng cường tính chuyên nghiệp: Phần mềm giúp trường mầm non tăng cường tính chuyên nghiệp bằng cách cung cấp các công cụ quản lý tiên tiến và hiện đại, giúp giáo viên và nhân viên trường mầm non thực hiện các nhiệm vụ quản lý một cách dễ dàng và chính xác

3.2 Giới thiệu một số phần mềm quản lý cơ sở GDMN

3.2.1 Phần mềm quản lý mầm non PMS

Phần mềm chuyên tính toán các chỉ số nguyên vật liệu và dinh dưỡng cho trẻ tại các trường mầm non PMS có khả năng quản lý thông tin từng học sinh, tính toán giá trị dinh dưỡng và định lượng cho mỗi món ăn, giúp giáo viên dễ dàng kiểm soát và theo dõi tình trạng của từng bé

3.2.2 Phần mềm quản lý trường mầm non SC EDU

Trang 14

Phần mềm quản lý trường mầm non SC EDU với các tính năng: Quản lý học sinh, tính lương giáo viên, khẩu phần dinh dưỡng, quản lý thu chi, thanh toán học phí…

Phần mềm SC Edu có nhiều phiên bản khác nhau theo nhu cầu sử dụng, bạn cần xem xét nhu cầu để đăng ký đúng loại phần mềm và trả phí tương ứng gói để thể sử dụng

3.2.3 Phần mềm quản cơ sở mầm non GoKids

Ra mắt người dùng từ năm 2013, cho đến nay phần mềm GoKids vẫn được rất nhiều người tin tưởng sử dụng bởi tính hiệu quả cao mà nó mang lại GoKids

sở hữu một giao diện thân thiện, dễ sử dụng Bố cục của phần mềm cũng được sắp xếp một cách hợp lý giúp cho các thao tác trở nên đơn giản hơn

Các tính năng được tích hợp đầy đủ mang đến hiệu quả cao khi sử dụng Phần mềm quản lý mẫu giáo Gokids giúp quản lý chương trình lớn học, quản lý doanh thu, học phí và báo cáo tự động

3.3 Thực hành ứng dụng một số phần mềm trong quản lý cơ sở GDMN

Hiện nay, công tác quản lý trường mầm non ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp Ngoài các việc cần thực hiện trong trường để đảm bảo bộ máy nhà trường luôn vận hành thông suốt, người quản lý còn phải hoàn thành tốt các báo cáo mà cấp trên giao phó cho trường Một số công tác quan trọng như là: cân đối khẩu phần, điểm danh học sinh, quản lý thu chi, theo dõi sức khỏe của trẻ, báo cáo số liệu phổ cập mầm non… đang được phân chia theo từng bộ phận Tuy nhiên, giữa các bộ phận chưa có sự phối hợp tốt với nhau nên công việc nhiều khi thực hiện trùng lắp, gây mất thời gian, công sức và người quản lý rất khó để theo dõi tiến độ thực hiện công việc trong trường

Trang 15

Để ứng dụng công nghệ thông tin và giải quyết các khó khăn của các đơn

vị, Vietec Corp đã phát triển thành công PMS - Hệ thống thông tin Quản lý Giáo dục mầm non với 03 phân hệ: Phân hệ Công tác bán trú, Phân hệ Công tác chuyên môn, Phân hệ Hệ thống báo cáo thống kê Đây là hệ thống phần mềm được xây dựng tích hợp các phân hệ quản lý xuyên suốt cho bậc mầm non từ Bộ đến Sở, Phòng Giáo dục đến các cơ sở giáo dục mầm non trên phạm vi toàn quốc

Phần mềm được phát triển trên nền tảng công nghệ hiện đại sử dụng đồng thời trực tuyến, đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định về mặt chất lượng và triển khai ở hơn 2500 cơ sở GDMN tại Hà Nội, hơn 1500 cơ sở GDMN ở TP Hồ Chí Minh, và hàng ngàn trường mầm non tại các Tỉnh, Thành phố: Nghệ An, Hòa Bình, Quảng Nam, Hà Nam, Ninh Thuận,

3.3.1 Giới thiệu phần mềm

a Đăng nhập phần mềm

* Một số lưu ý khi đăng nhập:

- Phần mềm PMS - Khẩu phần sinh dưỡng là phần mềm sử dụng trực tuyến (online), không cần phải cài đặt vào máy tính, có thể sử dụng trên các thiết bị điện tử như máy tính, máy tính bảng, điện thoại di động, v.v…miễn là có thể truy cập được internet;

- Phần mềm tương thích tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 19 trở lên

và Google Chrome, không khuyến khích sử dụng trình duyệt Internet Explorer;

- Tài khoản của giáo viên, ban giám hiệu sẽ được công ty Vietec cấp thông qua email đăng ký;

- Tài khoản đăng nhập phần mềm liên quan đến những thông tin cần được bảo mật và truy cập giới hạn Vì vậy Giáo viên vui lòng không cung cấp hoặc dùng chung tài khoản với người khác để tránh tình trạng dữ liệu của mình bị thay đổi hoặc xóa

* Cách đăng nhập:

Giáo viên mở trình duyệt web trên máy tính Gõ đường dẫn: qlmn.vn vào thanh địa chỉ (Số 1) của trình duyệt web, trang đăng nhập vào phần mềm sẽ hiện

ra như sau:

Trang 16

Đăng nhập vào phần mềm theo các thao tác:

- Số 2: Nhập tên đăng nhập vào ô Tên đăng nhập;

- Số 3: Nhập mật khẩu vào ô Mật khẩu;

- Số 4: Nhập mã bảo vệ vào ô Nhập mã bảo vệ

- Số 5: Nhấp chuột vào nút Đăng nhập để vào phần mềm

* Thay đổi mật khẩu:

Ngay sau khi đăng nhập thành công lần đầu tiên, giáo viên nhất thiết phải đổi mật khẩu để đảm bảo an toàn cho tài khoản của mình

Để đổi được mật khẩu, từ giao diện chính, giáo viên nhấn chuột vào chữ Tài khoản phía trên bên phải của trang và nhấp chuột vào dòng

để thực hiện

b Giới thiệu sơ bộ chức năng

- Cấu hình: Tích hợp sẵn các tiêu chuẩn về định mức dinh dưỡng và tổ

chức bữa ăn theo quy định trong Thông tư 28 mới nhất của Bộ Giáo dục & Đào tạo để giáo viên lựa chọn, đảm bảo các bước cân đối khẩu phần và xây dựng thực đơn cho trẻ đúng yêu cầu

- Danh mục: Tích hợp sẵn thư viện thực phẩm và món ăn cho nhà trường

với các thông số phù hợp với thực tế và yêu cầu dinh dưỡng, nhà trường có thể sử dụng và thay đổi tùy theo từng địa phương Đặc biệt thư viện chia sẻ là nơi tổng hợp tất cả các món ăn của giáo viên trên toàn quốc thành một thư viện phục vụ cho các trường trong công tác bán trú Cấp dưỡng, hiệu phó bán trú có thể truy cập vào thư viện này để tìm món ăn phù hợp nhất theo vùng, miền, theo mùa, theo

Trang 17

lượng calo, theo tên món,v.v…để đưa về thư viện món ăn của trường, chỉnh sửa cho phù hợp và sử dụng cho trường của mình

- Quản lý kho: Hỗ trợ nhà trường quản lý kho theo quy tắc nhập trước, xuất

trước, tự động tính xuất tồn theo thực đơn, tổng hợp lịch sử kho và báo hiệu nhập kho Ngoài ra phần mềm có thể cho phép quản lý thực phẩm theo đúng đơn vị tính thực tế, dễ thao tác và xử lý dữ liệu

- Khẩu phần dinh dưỡng: Lên thực đơn cho trẻ bằng cách chọn món ăn

tiện lợi và nhanh chóng Phần mềm tự động cân đối dinh dưỡng cho từng thực đơn, đảm bảo tiêu chuẩn dinh dưỡng theo thực tế tiền ăn của trẻ của từng trường

Hỗ trợ tự động lập sổ tính tiền ăn, phiếu kê chợ, các biểu mẫu quản lý, v.v… theo quy định

- Thu chi: Hỗ trợ lập khoản thu kết hợp với điểm danh học sinh để lập sổ

thu đầu tháng và theo dõi thu phí Phần mềm cung cấp sổ quỹ tiền mặt và danh mục các báo cáo thống kê giúp đối chiếu và kiểm tra số liệu thu chi

3.3.2 Khẩu phần dinh dưỡng

a Cấu hình

Phần này trình bày thao tác thiết lập các tiêu chuẩn về dinh dưỡng và tổ chức bán trú, làm cơ sở cho toàn bộ công tác dinh dưỡng trong phần mềm

Các thao tác trong phần Cấu hình bao gồm:

- Thiết lập định mức dinh dưỡng: chọn cơ cấu dinh dưỡng cho từng nhóm trẻ phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo và thực tế của nhà trường,

được dùng làm cơ sở để cân đối khẩu phần

- Thiết lập thông tin thực đơn: điều chỉnh thông tin các bữa ăn trong ngày phù hợp

* Định mức dịnh dưỡng

- Thiết lập định mức dinh dưỡng theo quy định mới nhất của Thông tư 28

Bộ Giáo dục & Đào tạo và phù hợp với điều kiện của nhà trường;

- Thay đổi tỉ lệ % calo cần đạt cho phù hợp với tình hình địa phương;

- Tùy theo số tiền đang cho bé ăn, trường có thể chọn cơ cấu dinh dưỡng phù hợp (tiền thấp thì chọn cơ cấu đạm 13%, tiền cao thì chọn cơ cấu đạm 15%

vì lượng đạm càng cao thì tiền ăn càng nhiều)

Cách thực hiện:

- Vào phần Cấu hình chọn Định mức dinh dưỡng với giao diện:

Trang 18

- Chọn nhóm trẻ cần xem hoặc chỉnh sửa thông tin, nhấp chuột vào nút Sửa Màn hình sẽ xuất hiện thông tin về Định mức dinh dưỡng như sau:

- Giáo viên có thể chọn cơ cấu dinh dưỡng phù hợp với trường của mình

bằng cách nhấp chuột Chọn cơ cấu chuẩn

- Chọn Tỉ lệ PLG đạt màn hình sẽ hiển thị như sau:

Lưu ý: Đây là các quy định chung nên sẽ không thể thay đổi các thông số

* Thông tin thực đơn

Mục đích

Trang 19

- Thay đổi vị trí thứ tự các bữa ăn cho phù hợp hơn với trường

- Thay đổi chỉnh sửa lại tên các bữa ăn cho phù hợp với trường

Cách thực hiện

- Vào phân Cấu hình chọn Thông tin thực đơn với giao diện sau:

- Chỉnh sửa lại tên bữa ăn và đặt lại số thứ tự cho phù hợp với trường

- Bấm nút Lưu để hoàn tất

b Danh mục

Phần này trình bày thao tác xây dựng dữ liệu các món ăn và thực phẩm của nhà trường trên phần mềm

Dữ liệu trong phần Danh mục bao gồm:

- Thực phẩm trường: tích hợp sẵn thư viện các thực phẩm sử dụng trong công tác dinh dưỡng theo quy định của Viện dinh dưỡng, có thể điều chỉnh hoặc

bổ sung theo từng địa phương;

- Món ăn: chính là thư viện các món ăn của riêng nhà trường Có thể tự tạo mới các món ăn hoặc tham khảo Thư viện món ăn chia sẻ

- Thư viện món ăn chia sẻ: là thư viện các món ăn được các trường trong

cả nước chia sẻ để tham khảo, tạo một sân chơi cho giáo viên sáng tạo và làm phong phú thực đơn cho trẻ

- Ngoài ra có thể tạo danh mục các nhà cung cấp để nhà trường có thể quản

lý theo từng hạng mục sản phẩm, lịch sử mua bán

* Thực phẩm trường

Mục đích

- Hiện dữ liệu thực phẩm theo quy định của Viện dinh dưỡng;

- Bổ sung thực phẩm địa phương (theo nguyên tắc liệt kê dữ liệu vi chất trong 100g ăn được);

- Thay đổi đơn vị tính đặc biệt của thực phẩm;

- Thay đổi hệ số thải bỏ của thực phẩm

Trang 20

Cách thực hiện

- Vào phần Danh mục chọn Thực phẩm trường với giao diện sau:

Chọn vào ô vuông trước tên thực phẩm rồi bấm nút Sửa để sửa thông tin

thực phẩm Phần mềm sẽ hiện ra hộp thoại như sau:

- Điều chỉnh các thông số (đơn giá, đơn vị tính, hệ số thải bỏ,v.v…) Trong trường hợp thay đổi đơn vị tính thì phải quy đổi theo khối lượng hoặc dung tích tương ứng của mỗi một đơn vị

Trang 21

- Vào phần Danh mục chọn Món ăn với giao diện sau:

- Bấm vào Thêm mới để nhập các món ăn của trường với giao diện sau:

Trang 22

- Bấm vào Nguyên liệu để thêm tất cả các nguyên liệu trong món ăn đó

Phần mềm hiện hộp thoại như sau:

- Nhập sĩ số vào ô Số lượng trẻ

Nhập tên thực phẩm vào ô Chọn nguyên liệu (có thể tìm kiếm thực phẩm

theo có dấu hoặc không dấu)

- Nhập trực tiếp số lượng cho từng loại nguyên liệu (có 2 cách nhập):

+ Cột lượng 1 trẻ (g): Lượng thực phẩm 1 trẻ ăn trong ngày (tính bằng gam)

Ví dụ: Món ăn đó trẻ ăn 90g Gạo tẻ thì nhập 90 vào cột lượng 1 trẻ (g) + Cột thực mua 1 nhóm (kg): Lượng thực phẩm phải mua cho 1 nhóm trẻ (bao gồm hệ số thải bỏ)

+ Các thông số còn lại phần mềm sẽ tự động tính toán để điền vào

- Nhấn chuột đánh dấu vào ô Chia sẻ món ăn để món ăn của trường được

đưa lên thư viện món ăn chia sẻ

- Bấm Lưu để hoàn tất

Nhân bản món ăn

- Để người dùng không phải nhập lại từng thực phẩm khi thêm mới món ăn

hệ thống có chức năng Nhân bản món ăn

Trang 23

- Nhấn chuột vào Nhân bản 1 món ăn sau đó giữ nguyên các thực phẩm là gia vị của món ăn đó và chỉ thay thế thực phẩm chính Ví dụ như món Cá thu sốt

cà chua có thể nhân bản thành món Đậu sốt cà chua Trong danh sách thực phẩm thay Cá thu bằng đậu và lưu lại thì người dùng sẽ được 1 món mới là Đậu sốt cà chua

* Thư viện món ăn chia sẻ

Mục đích

- Thư viện món ăn chia sẻ là nơi tổng hợp tất cả các món ăn của giáo viên trên toàn quốc thành một thư viện phục vụ cho các trường trong công tác bán trú;

- Cấp dưỡng, hiệu phó bán trú có thể truy cập vào thư viện này để tìm món

ăn phù hợp nhất theo vùng, miền, theo mùa, theo lượng calo, theo tên món, v.v…để đưa về thư viện món ăn của trường, chỉnh sửa cho phù hợp và sử dụng cho trường của mình

- Món ăn được chia sẻ phải có hướng dẫn cách nấu và chi tiết các thực phẩm

Cách thực hiện

- Vào phần Danh mục chọn Thư viện món ăn chia sẻ sẽ hiện ra tất cả các

món ăn đã được chia sẻ được lọc theo vùng miền, độ tuổi,v.v…

Trang 24

- Bấm Dấu + cạnh tên món ăn để xem chi tiết các thực phẩm trong món ăn đó

- Để sao chép món ăn về kho món ăn của trường, giáo viên nhấp chuột vào

món ăn đó rồi bấm nút Sao chép

Lưu ý: Sau khi sao chép thì món ăn đó sẽ vào Món ăn của trường và lúc này giáo viên có thể quay lại thư viện món ăn của trường để thay đổi chỉnh sửa thực phẩm cho phù hợp hơn với điều kiện thực tế của mình

c Quản lý kho

Phần này trình bày thao tác quản lý, theo dõi kho thực phẩm

Các thao tác trong phần Quản lý kho bao gồm:

- Nhập kho: hỗ trợ trường nhập kho thực phẩm;

- Tồn kho: phần mềm tự động xuất kho theo thực tế sử dụng thực phẩm của các thực đơn theo nguyên tắc nhập trước, xuất trước và tổng hợp dữ liệu tồn kho;

- Lịch sử kho: liệt kê toàn bộ lịch sử nhập, xuất của tất cả các nguyên liệu trong kho để nhà trường theo dõi

Trang 25

- Vào phần Quản lý kho chọn Nhập kho với giao diện sau:

- Số 1 Chọn thực phẩm nhập kho thuộc kho sáng hay kho trưa

- Số 2 Chọn thông tin thực phẩm cần nhập kho

+ Ngày nhâp: Chọn ngày nhập kho của thực phẩm cần nhập

+ Tên thực phẩm: Nhập tên thực phẩm “không dấu” hoặc “có dấu” để tìm nhanh tên thực phẩm hoặc bấm vào mũi tên cạnh ô tên thực phẩm

+ Nhâp đơn giá và số lượng theo đơn vị tính của thực phẩm

- Số 3 Sau khi nhập đầy đủ thông tin thực phẩm kho thì bấm Thêm mới

- Số 4 Chọn 1 thực phẩm và nhấn In và xuất nếu muốn in phiếu nhâp kho

* Tồn kho

Mục đích

- Quản lý số lượng thực phẩm còn tồn trong kho

- Theo dõi số lượng còn tồn trong kho để nhập kho thêm

Cách thực hiện

- Vào phần Quản lý kho chọn Tồn kho với giao diện sau:

Trang 26

- Số 1 Thực phẩm nào trong kho sắp hết sẽ được tô màu cam

- Số 2 Hiển thị kho sáng/kho trưa để nhận biết thực phẩm thuộc kho nào

* Lịch sử kho

Mục đích

- Xem lịch sử nhập - xuất kho của từng ngày

Cách thực hiện

- Vào phần Quản lý kho chọn Lịch sử kho với giao diện sau:

Dòng tô màu là biểu thị cho nhập kho, dòng màu trắng và số lượng hiện số

âm là biểu thị cho xuất kho

d Khẩu phần dinh dưỡng

Trang 27

* Cân đối khẩu phần

Mục đích

- Cân đối thực đơn theo quy định của Thông tư 28 (Tính calo theo từng bữa ăn)

- Giảm thời gian tính khẩu phần (chọn vài món, thay vì phải nhập tất cả thực phẩm vào như cách làm trước đây)

Cách thực hiện

- Vào phần Khẩu phần dinh dưỡng chọn Cân đối khẩu phần với giao diện sau:

Để tạo các thực đơn, bấm vào Thêm mới với giao diện sau:

Số 1 Chọn Nhóm trẻ để lên thực đơn, vì mỗi 1 nhóm trẻ có định mức dinh dưỡng cố định nên giáo viên vui lòng chọn nhóm trẻ phù hợp trước khi tạo thực đơn

- Số 2 Bấm vào Dấu + cạnh các bữa ăn để thêm các món ăn hoặc thực phẩm tương ứng với từng bữa

- Số 3 Nhập sĩ số (dự trù) để phần mềm tính ra lượng thực phẩm đi chợ cho ngày hôm sau Thông thường sẽ lấy sĩ số ngày hiện tại để đi chợ cho ngày hôm sau

Trang 28

- Số 4 Nhập số tiền 1 trẻ/ngày Số tiền này đã bao gồm tiền dịch vụ (gas, điện, nước, v.v…)

- Số 5 Nhập đơn giá thực tế của trường Thực phẩm ĐVT là Kg thì nhập đơn giá ở cột Đơn giá (đ/kg) Thực phẩm đơn vị tính khác không phải Kg (Quả, Hộp…) thì nhập đơn giá ở cột Đơn giá theo ĐVT Chỉ cần nhập 1 lần duy nhất thì phần mềm sẽ tự ghi nhớ và chỉ nhập lại giá khi thực phẩm đó giá bị thay đổi

Cân đối thực đơn

- Sau khi nhấn chuột vào Cân đối thực đơn giao diện hiển thị:

- Nhấn chuột vào Làm tròn thực mua (ĐVT) để làm trọn cột Thực mua

theo ĐVT

- Bấm Lưu để hoàn tất lưu thực đơn vừa tạo

* Điều chỉnh thực phẩm

Mục đích

Trang 29

- Điều chỉnh trước khi đi chợ, để phần mềm cung cấp lượng thực mua từng thực phẩm dựa theo sĩ số học sinh dự trù

- Sau đó có thể điều chỉnh sau khi đi chợ, giúp giáo viên điều chỉnh sĩ số đúng với thực tế và có thể chỉnh sửa giá nếu bị thay đổi so với dự trù

- Phần mềm sẽ lấy thông tin điều chỉnh để thực hiện kê chợ, tiếp phẩm, tính tiền ăn, công khai tài chính, calo tuần, v.v…cho trường

Cách thực hiện

- Điều chỉnh thực phẩm có 2 bước là Trước đi chợ và Sau đi chợ Vào phần

Khẩu phần dinh dưỡng chọn Điều chỉnh thực phẩm với giao diện như sau:

Trước đi chợ: Dự trù sĩ số để đi chợ cho ngày hôm sau Bấm vào Điều chỉnh để điều chỉnh mới thực đơn, chương trình sẽ ra giao diện:

- Số 1 Chọn ngày điều chỉnh thực đơn

- Số 2 Bấm Dấu + để chọn nhóm trẻ và tên thực đơn muốn điều chỉnh thực đơn Có thể thêm nhiều nhóm trẻ trong điều chỉnh nhưng chỉ thao tác được từng nhóm một bằng cách nhấn chọn vào ô vuông tương ứng tên thực đơn

- Số 3 Chọn Cố định lượng 1 trẻ tương ứng điều chỉnh trước đi chợ

- Số 4 Nhập sĩ số dự trù cho ngày hôm sau để đi chợ

- Ngoài ra, có thể chỉnh sửa lại đơn giá, thực mua nếu có thay đổi

- Số 5 Cuối cùng bấm Lưu để hoàn tất

Trang 30

Sau đi chợ: Chức năng này thao tác sau khi đi chợ về Điều chỉnh lại sĩ số

tương ứng với sĩ số thực tế của ngày hôm đó Chọn ngày sau đó nhấn chuột vào

Điều chỉnh

* Phiếu kê chợ

Mục đích

- Hỗ trợ trường liệt kê các thực phẩm và lượng cần đi chợ cho thực đơn

- In biểu mẫu kê hàng, tiếp phẩm và lưu hủy mẫu 3 bước (theo mẫu Bộ

Dựa vào điều chỉnh thực phẩm đã lưu ở từng ngày, chương trình sẽ hiện lên

danh sách các Phiếu kê chợ tương ứng Nhấn vào Xem để in các báo cáo:

Trang 31

- Phiếu kê chợ

- Phiếu kê hàng

- Phiếu tiếp phẩm

- Tiếp phẩm 3 bước theo Bộ y tế

- Phiếu Lưu mẫu chín

- Phiếu xuất kho (dự trù)

Ngày đăng: 02/11/2024, 11:24

w