Nguyễn Ngọc Phượng, 2024240517 TÓM TẮT Việc quy một nền văn hóa về một loại hình và việc khu biệt nó với các nền văn hóa khác trong cùng một loại hình được thực hiện trên trên một hệ tọa
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA DU LỊCH VÀ ẨM THỰC
MÔN: CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM
BÀI TẬP CÁ NHÂN SỐ 1: HAI LOẠI HÌNH VĂN HÓA GỐC
GIẢNG VIÊN: NGUYỄN THỊ THÙY DUYÊN TÁC GIẢ: NGUYỄN NGỌC PHƯỢNG
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2024
BỘ CÔNG THƯƠNG
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA DU LỊCH VÀ ẨM THỰC
-oOo MÔN: CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM
BÀI TẬP CÁ NHÂN SỐ 1: HAI LOẠI HÌNH VĂN HÓA GỐC
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2024
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Phượng
MSSV:2024240517
Ngày sinh:18/06/2006
Nơi sinh: Đăk Lăk
Lớp: 15DHQTDVLH10
Ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ
hành
Khoa: Du lịch và Ẩm thực
Trang 3Nguyễn Ngọc Phượng, 2024240517 TÓM TẮT
Việc quy một nền văn hóa về một loại hình và việc khu biệt nó với các nền văn hóa khác trong cùng một loại hình được thực hiện trên trên một hệ tọa độ gồm ba trục là không gian, chủ thể, thời gian Vậy nên, “Người ta thường phân chia thế giới ra hai khu vực văn hóa: phương Đông và phương Tây Cách chia như thế chỉ là tạm thời, vì
nó thiếu cơ sở khoa học và không chính xác Tiêu chí phân loại phải căn cứ vào lối sống chủ yếu (cách sản xuất), mà sản xuất phụ thuộc vào địa hình, khí hậu Nhiều nhà nghiên cứu thống nhất chia văn hóa thế giới ra làm 2 loại hình cơ bản: văn hóa gốc nông nghiệp và văn hóa gốc du mục” (Nam, 2007, tr.18).
Từ khóa: Văn hóa, khu vực văn hóa, văn hóa gốc nông nghiệp, văn hóa gốc du mục
1 Đặt vấn đề
“Văn hóa là sản phẩm của con người sáng tạo, có từ thủa bình minh của xã hội loài người Văn hóa đúng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức, trình độ phát triển của một giai đoạn, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống, lao động…và văn minh là trình độ phát triển nhất định của văn hóa về phương diện vật chất, đặc trưng cho một khu vực rộng lớn, một thời đại hoặc cả nhân loại” (Lê Minh Hạnh, 2006, tr.4) Khi phân biệt văn hóa với văn minh, thì văn hóa gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp, nông thôn, còn văn minh gắn bó nhiều hơn với chăn nuôi du mục, công nghiệp thương mại
2 Những đặc trưng chủ yếu của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp
2.1 Về mặt nhận thức
Trồng lúa nước thuộc loại hình văn hóa gốc nông nghiệp điển hình ở khu vực Đông Nam Á, vậy nên Trần Ngọc Thêm cho rằng vì nghề nông nông, nhất là nghề nông trồng lúa nước, cùng một lúc phụ thuộc vào tất cả mọi hiện tượng thiên nhiên (Trông trời, trông đất, trông mây…) cho nên, hình thành cái nhìn và lối tư duy kết hợp, cố gắng bao quát được mọi yếu tố Tư duy kết hợp kéo theo việc coi trọng quan hệ là những mối quan hệ qua lại giữa chúng (theo Trần Ngọc Thêm, 2024, tr.31)
2.2 Về mặt tổ chức cộng đồng
Bởi nghề trồng lúa nước mang tính thời vụ cao, vì vậy cư dân trồng lúa có nhu cầu cao trong việc hợp tác với nhau để cấy, gặt cho kịp thời vụ dẫn đến việc hình thành tính
Trang 4cộng đồng Thế nên, người nông dân làm gì cũng phải tính đến tính tập thể, hàng xóm sống cố định và ở lâu dài cần phải tạo một cuộc sống hòa thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu
2.3 Về mặt ứng xử với môi trường tự nhiên
Vì, nghề trồng trọt buộc người dân sống định cư để chờ cây cối lớn lên, ra hoa kết trái
và thu hoạch Thế nên, “Văn hóa Việt Nam thuộc về loại hình văn hóa gốc nông nghiệp điển hình với những đặc trưng: Ý thức tôn trọng và sống hòa hợp với thiên nhiên, phụ thuộc vào các hiện tượng tự nhiên, con người nông nghiệp ưa tổ chức xã hội theo nguyên tắc trọng tình, lối sống linh hoạt, luôn ứng biến cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể” (Huỳnh Công Bá, 2012, tr.94-96)
2.4 Về mặt ứng xử với môi trường xã hội
Trong môi trường xã hội tính tư duy và linh hoạt còn quy định thái độ dung hợp trong tiếp nhận, học hỏi và truyền đạt Như khi muốn trao truyền kinh nghiệm tri thức cho đời sau về tự nhiên (về thời tiết khí hậu) Cách phản ánh trực tiếp thường tạo ra cách nói cụ thể ví dụ như: “Mống dài trời lụt, mống cụt trời mưa”, “Cóc nghiến răng đang nắng thì mưa” việc truyền bá kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, trong cách ứng
xử giữa con người với con người Trong việc ứng phó các cuộc chiến tranh xâm lược, người việt nam luôn hết sức mềm dẻo, hiếu hòa
3 Những đặc trưng chủ yếu của loại hình văn hóa gốc du mục
3.1 Về mặt nhận thức
“Phương Tây, ngay từ thời cổ đại, cách nhìn nhận và đánh giá về thế giới xung quanh
đã thể hiện khá rõ lập trường triết học của họ dưới các hình thức thế giới quan khác nhau, thậm chí đối lập nhau: có thế giới quan duy vật, có thế giới quan duy tâm, có thế giới quan lạc quan, tích cực, có thế giới quan bi quan, tiêu cực ” (Phạm Công Nhất,
2013, tr.41) Vậy nên, trong lĩnh vực nhận thức thì phương Tây thiên về phân tích và trọng yếu tố khách quan, lý tính và thực nghiệm
3.2 Về mặt tổ chức cộng đồng
Phần lớn các xã hội chăn nuôi đều theo chế độ phụ hệ và do nam giới thống trị, vai trò giới tính được phân định rõ ràng và các mô hình dường như cực kỳ giống nhau trên toàn thế giới Về mặt cộng đồng thì coi trọng về sức mạnh kéo theo trong võ, trọng
Trang 5nam giới Coi trọng vai trò cá nhân ganh đua, cạnh tranh một cách khốc liệt và hành xử theo nguyên tắc
3.3 Về mặt ứng xử với môi trường tự nhiên
Vĩnh Như (2018) cho rằng: “Sống du cư nên có thói quen thích di chuyển trọng động, tham vọng chinh phục, chế ngự tự nhiên”, quan điểm này được nhiều người ủng hộ, Nguyễn Điện Nam (2024) cũng viết: “Nổi tiếng trong lịch sử đời sống kiểu du mục có thể kể về dân Mông Cổ lang thang qua các thảo nguyên, rồi dân Digan, Do Thái rải đi khắp các miền châu lục Á, Âu, Phi, Mỹ… Dòng di cư, thiên di qua hàng thiên niên kỷ dường như tạo ra cái gen “xê dịch” trong loài người vậy, chỉ là lúc ẩn, lúc hiện mà thôi Như thế, thời nào cũng có dân du mục, thích sống lang thang”, có thể thấy người phương Tây có sở thích cũng như có tham vọng chinh phục tự nhiên nên sinh ra tâm lí coi thường tự nhiên
3.4 Về mặt ứng xử với môi trường xã hội
Du mục cách sống của những người không sống liên tục ở cùng một nơi mà di chuyển theo chu kỳ hoặc định kỳ Du mục không có nghĩa là lang thang không hạn chế và không có định hướng; thay vào đó, nó dựa trên các trung tâm tạm thời mà sự ổn định phụ thuộc vào nguồn cung cấp thực phẩm và công nghệ khai thác nó Vì tính chất di chuyển không cố định nên trong môi trường xã hội họ độc tôn trong tiếp nhận, cứng rắn và có tính hiếu thắng trong ứng phó
TÀI LIỆU THAM KHẢO
NAM, T Q V V., II, C., & CƯƠNG, V (2007) PHẦN I 7
Lê, M H (2006) Cơ sở văn hóa Việt Nam Hà Nội:Khoa học và Kỹ thuật
Trần, N T (2024) Cơ sở văn hóa Việt Nam Hà Nội: Đại học quốc gia Hà Nội.
Huỳnh, C B (2012) Cội nguồn và bản sắc Văn hóa Việt Nam Thừa Thiên Huế:
Thuận Hóa
Phạm, C N (2013) Giáo trình triết học Hà Nội: Chính trị Quốc gia
Vĩnh Như (2018) Nông nghiệp & Du mục: Khác biệt từ căn cội Lược Sử Tộc Việt.
Đăng ngày 19/07/2018 Truy xuất từ: https://luocsutocviet.com/2018/07/19/128-nong-nghiep-du-muc-khac-biet-tu-can-coi/
Trang 6Nguyễn Điện Nam (2024) Du mục, dòng chảy người đời Baoquangnam Đăng ngày
26/05/2024 Truy xuất từ: https://baoquangnam.vn/du-muc-dong-chay-nguoi-doi-3135364.html
Trang 7BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA DU LỊCH VÀ ẨM THỰC
MÔN: CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM
BÀI TẬP CÁ NHÂN SỐ 2: BÀN VỀ HIỆN TƯỢNG BẠO LỰC HỌC
ĐƯỜNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
GIẢNG VIÊN: NGUYỄN THỊ THÙY DUYÊN TÁC GIẢ: NGUYỄN NGỌC PHƯỢNG
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2024
BỘ CÔNG THƯƠNG
Trang 8TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA DU LỊCH VÀ ẨM THỰC
-oOo MÔN: CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM
BÀI TẬP CÁ NHÂN SỐ 2: BÀN VỀ HIỆN TƯỢNG BẠO LỰC HỌC
ĐƯỜNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
Họ và tên: Nguyễn Ngọc Phượng
MSSV:2024240517
Ngày sinh:18/06/2006
Nơi sinh: Đăk Lăk
Lớp: 15DHQTDVLH10
Ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ
hành
Khoa: Du lịch và Ẩm thực
Trang 9Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2024 BÀN VỀ HIỆN TƯỢNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TẠI VIỆT NAM
HIỆN NAY
Nguyễn ngọc phượng, 2024240517 TÓM TẮT
Bạo lực học đường đang là vấn nạn đầy nhức nhối trên toàn thế giới, từng quốc gia và trong trường học Vấn đề này được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, nhà Giáo dục và đông đảo cộng đồng Để giải quyết các vấn đề này, cần có sự can thiệp của các bên liên quan như nhà trường, giáo viên, các bậc phụ huynh…
Từ khóa: Bạo lực học đường, biện pháp phòng chống, thực trạng, hậu quả
1 Đặt vấn đề
Như ta đã biết, trường học là nơi để giảng dạy, học tập, là môi trường để các thế hệ học sinh rèn luyện, trao dồi kiến thức, là mầm móng tương lai của Đất Nước Thế nhưng, đã xuất hiện một vấn nạn xã hội hết sức nhức nhối cho toàn dư luận, cộng đồng
và vẫn chưa có biện pháp giải quyết Vậy vấn nạn này là gì? Không sai, đó chính là bạo lực học đường, một vấn nạn khiến cho xã hội phải khiếp sợ bởi nó diễn ra với nhiều hình thức khác nhau Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP, bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập Bộ giáo dục và đạo tào đã ban kế hoạch triển khai Quyết định 1895/QĐ-TTg trong ngành giáo dục Một trong các nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch là “Xây dựng tài liệu hướng dẫn xử lí tình huống, rèn kĩ năng sống, kĩ năng phòng chống bạo lực học đường, tư vấn tâm lí, pháp lí cho học sinh các cấp” Như vậy, phòng chống bạo lực học đường là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành giáo dục nói riêng và toàn thế cộng đồng nói chung
2 Thực trạng bạo lực học đường hiện nay
Hiện nay theo thống kê của các nhà nghiên cứu thì Việt Nam đang là một trong những nước đứng đầu về tỷ lệ bạo lực học đường và đang có dấu hiệu gia tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại Những vụ bạo lực học đường không chỉ gia tăng về số lượng mà còn gia tăng về mức độ nguy hiểm của nó Theo thống kê này thì cứ khoảng 5200 học sinh thì
Trang 10lại có 1 vụ đánh nhau và khoảng 11000 học sinh lại có một em phải nghỉ học vì đánh nhau.Trong đó thì có hơn 75% các trường hợp bạo lực ở học sinh và sinh viên
Theo Phạm Dự (2024) Về sự việc, Nữ học sinh 15 tuổi và bạn gái cùng lớp thường nói xấu nhau trong quá trình học tập, sinh hoạt nên xảy ra mâu thuẫn Khoảng 15h ngày 7/10, tại lớp học ở trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc, nữ sinh 15 tuổi lấy con dao bầu cất sẵn trong cặp đâm vào vùng ngực, gây thương tích cho bạn
Hình 1.1 Nữ sinh lớp 10 cầm dao bầu đâm bạn cùng lớp
Nguồn: Phụ Nữ Việt Nam
Theo Minh Toàn - Phạm Thứ (2023) Bạo lực học đường là một vấn nạn không chỉ ảnh hưởng đến nền giáo dục mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của học sinh Bạo lực học đường có thể bao gồm các hình thức như: bạo lực thể chất (đánh đập, xô xát, cướp bóc, ), bạo lực tinh thần (chửi rủa, xúc phạm, khinh miệt, cô lập, ), bạo lực tình dục (sàm sỡ, quấy rối, xâm hại, ), bạo lực trên mạng xã hội (đăng tải thông tin sai sự thật, phỉ báng, uy hiếp, )
Mới đây, dư luận đang bày tỏ sự thương tiếc đối với vụ việc nữ sinh lớp 10 tại Trường THPT Chuyên - Trường Đại học Vinh, Nghệ An tự tử nghi do bị bạo lực đường
Nguyên nhân chính xác của vụ việc hiện vẫn đang được cơ quan công an điều tra làm
rõ Tuy nhiên, trên mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng nữ sinh bị bạn đánh, ngược đãi, áp đảo tâm lý, xin chuyển trường nhưng chưa được thì xảy ra sự việc đau lòng Theo thông tin từ gia đình cung cấp, nữ sinh khóa trái cửa và tự tử vào ngày 16/4
Tình trạng bạo lực học đường tại Việt Nam không phải là tình trạng hiếm khi diễn ra
Trang 11Ngày 10/10/2022, do mâu thuẫn tình cảm, một nam sinh viên Đại học Tài nguyên và Môi trường bị nhóm nam sinh khác cùng trường liên tiếp dùng tay, chân và ghế đánh đập Nam sinh bị hành hung sau đó đã ngất đi Vụ việc sau đó được lan truyền trên mạng xã hội và khiến dư luận rất bất bình Một ngày sau đó, dư luận lại được một phen hú hồn khác trước thông tin một nam sinh lớp 11 đâm chết bạn cùng trường lớp
12 do bị chặn đánh hội đồng sau giờ tan học
Hình 1.2 Nam sinh Đại học Tài nguyên và Môi trường bị đánh gục do mâu thuẫn tình
cảm
Nguồn: VTVONLINE
Cuối năm 2022, dư luận dậy sóng một lần nữa trước vụ việc nữ sinh lớp 9 tại Thanh Hóa bị bạn đánh dã man, sau đó kéo xuống ruộng rồi nhấn xuống bùn, dùng chân đạp liên tiếp vào mặt Rất nhiều người đã đứng xem nhưng tỏ thái độ thờ ơ, không can ngăn, quay và phát tán clip lên mạng xã hội
Hóa bị bạn nhấn đạp xuống bùn
Nguồn: VTVONLINE
Trang 12Đó là ba trong số rất nhiều các vụ bạo lực học đường diễn ra trong năm 2022 Số liệu mới nhất của Bộ GD&ĐT cho thấy trong một năm học, cả nước xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học Trung bình, cứ 5.200 học sinh lại có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 học sinh có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường có một trường có học sinh đánh nhau
Bạo lực học đường không chỉ diễn ra trong phạm vi đối tượng là học sinh mà với cả những người làm giáo dục Mới đây, tại Trường Tiểu học Ngư Thủy Bắc (Quảng Bình), Hiệu trưởng Phan Anh Tuấn đã đánh ông Lê Đức Huấn là Phó hiệu trưởng, nguyên nhân sâu xa chỉ vì chuyện đóng mở cổng trường
Một nghiên cứu khoa học do Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn (2019) thực hiện đã chỉ ra rằng, phần lớn hành vi bạo lực học đường diễn ra giữa các học sinh cùng lớp hoặc cùng trường Các hành vi bạo lực thường bao gồm bắt nạt (41,3%), đánh nhau (33,4%), đe dọa (20,2%) và quấy rối tình dục (5,1%) Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn trong việc thực hiện các hành vi bạo lực
Đáng chú ý là sự gia tăng của bạo lực trên mạng (cyberbullying) trong các năm gần đây Một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Giáo dục (2020) cho thấy tỷ lệ học sinh bị bắt nạt trên mạng tăng từ 12% vào năm 2016 lên 18% vào năm 2020
Sự gia tăng của bạo lực học đường dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực đối với nền giáo dục và tâm lý học sinh Trong đó, hậu quả nghiêm trọng nhất là tỷ lệ tự tử ở tuổi vị thành niên tăng cao Nghiên cứu của Học viện Khoa học Xã hội (2021) cho thấy tỷ lệ
tự tử ở tuổi 15-19 tăng từ 1,8% vào năm 2015 lên 2,5% vào năm 2021
Nạn nhân của bạo lực học đường cũng gặp phải rất nhiều tổn hại về nhiều sức khỏe và
sự phát triển Các nạn nhân có thể mắc phải các vấn đề về sức khỏe thể chất (vết thương, đau nhức, mất ngủ, ), sức khỏe tâm thần (trầm cảm, lo âu, cảm giác cô đơn,
vô vọng, ), học tập (giảm điểm số, mất quan tâm, trốn học, ), xã hội (rút lui, mất lòng tin, khó kết bạn, ) Một số nạn nhân có thể cố gắng chịu đựng hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác, nhưng một số khác có thể không biết cách xử lý hoặc không có
ai để tin cậy Đó là khi họ có thể nghĩ đến việc tự tử để thoát khỏi nỗi ám ảnh và đau khổ
Trang 133 Nguyên nhân, hậu quả và một số khuyến nghị bàn về hiện tượng bạo lực học đường tại Việt Nam hiện nay
3.1 Nguyên nhân
3.1.1 Từ góc độ văn hoá
Văn hóa gốc nông nghiệp, với những giá trị truyền thống sâu sắc, đã định hình nên
nhiều nét đặc trưng trong tư duy và hành vi của người Việt Nam Tuy nhiên, cũng
chính những yếu tố này, khi đặt trong bối cảnh xã hội hiện đại, đặc biệt là trong môi
trường học đường, đã trở thành một trong những nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến bạo lực
học đường
Dưới đây là một số cách mà văn hóa gốc nông nghiệp có thể tác động đến vấn đề bạo
lực học đường:
Giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực: Trong xã hội nông nghiệp, việc giải quyết mâu
thuẫn bằng bạo lực đôi khi được xem là cách thức duy nhất để bảo vệ quyền lợi cá
nhân hoặc danh dự gia đình Quan niệm này, khi được truyền lại qua nhiều thế hệ, có
thể ảnh hưởng đến cách các em học sinh giải quyết xung đột, dẫn đến hành vi bạo lực
Trọng nam khinh nữ: Quan niệm trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn tại ở một số vùng
miền, điều này có thể dẫn đến sự phân biệt đối xử giữa các học sinh nam và nữ Những
em gái có thể bị bắt nạt, khinh thường, tạo ra môi trường học đường không lành mạnh
và dễ dẫn đến bạo lực
Tôn ti trật tự nghiêm khắc: Trong gia đình và cộng đồng nông nghiệp, tôn ti trật tự
thường được đề cao Điều này, nếu không được điều chỉnh phù hợp, có thể dẫn đến
thái độ phục tùng, sợ hãi hoặc nổi loạn của học sinh, gây ra những xung đột không
đáng có
Giáo dục đạo đức truyền thống: Mặc dù giáo dục đạo đức truyền thống mang lại nhiều
giá trị tốt đẹp, nhưng nếu không được cập nhật và điều chỉnh cho phù hợp với xã hội
hiện đại, có thể trở nên cứng nhắc và thiếu tính thực tiễn, dẫn đến những rào cản trong
việc hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh
Áp lực thành tích: Trong nền văn hóa coi trọng học hành, áp lực thành tích học tập lớn
có thể khiến học sinh căng thẳng, dễ cáu gắt và tìm cách giải tỏa bằng bạo lực
3.1.2 Ảnh hưởng của tâm lý tuổi dậy thì