1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài tập cá nhân cuối kỳ môn quản trị ngân hàng thương mại trong kỷ nguyên số

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Khủng Hoảng Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu (HSX: ACB) 2012
Tác giả Lê Huỳnh Hương
Người hướng dẫn PSG.TS. Trịnh Quốc Trung
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại Trong Kỷ Nguyên Số
Thể loại Bài Tập Cá Nhân Cuối Kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 595,19 KB

Cấu trúc

  • I. Định nghĩa về khủng hoảng ngân hàng thương mại (4)
    • 1.1. Định nghĩa (4)
    • 1.2. Nguyên nhân (4)
    • 1.3. Hệ lụy (5)
  • II. Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu (HSX: ACB) (7)
    • 2.1. Thông tin khái quát (7)
    • 2.2. Quá trình hình thành và phát triển (7)
  • III. Phân tích khủng hoảng Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu (HSX: ACB) 2012 (9)
    • 3.1. Nội dung cuộc khủng hoảng Ngân hàng ACB năm 2012 (9)
      • 3.1.1. Thông tin sơ lược về ông Nguyễn Đức Kiên (9)
      • 3.1.2. Diễn biến khủng hoảng (10)
      • 3.1.3. Hành động khắc phục khủng hoảng của Ban lãnh đạo ACB và cơ quan nhà nước (11)
    • 3.2. Phân tích tình hình tài chính ACB trước và sau cuộc khủng hoảng năm 2012. .11 IV. Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu phục hồi sau khủng hoảng (13)
    • 4.1. Chiến lược mới trong giai đoạn vực dậy sau khủng hoảng (17)
    • 4.2. Phân tích tình hình tài chính Ngân hàng ACB (18)
    • 4.3. Doanh nghiệp đã đạt được những thành tựu mới (24)
  • V. Bài học rút ra về Quản trị khủng hoảng ngân hàng thương mại (24)
    • 5.1. Các bước quản trị khủng hoảng (24)
    • 5.2. Đối với quản trị khủng hoảng truyền thông, ngân hàng có 8 hành động (25)

Nội dung

Hình 4: Dư nợ cho vay&tiền gửi khách hàng tại ACB từ 2007-2023 Nghìn tỷ đồngHình 5: Tỷ lệ nợ xấu của ACB giai đoạn 2007-2023Hình 6: Dư nợ nhóm 6 công ty liên quan ông Nguyễn Đức Kiên tại

Định nghĩa về khủng hoảng ngân hàng thương mại

Định nghĩa

Trường phái trọng tiền nhận định khủng hoảng tài chính đồng nghĩa với khủng hoảng ngân hàng Các nhà kinh tế học theo trường phái trọng tiền, khởi xướng là Friedman và Schwartz (1963), đã gắn các cuộc khủng hoảng tài chính với khủng hoảng ngân hàng Sự đổ vỡ của một tập đoàn tài chính chủ chốt thường là yếu tố thúc đẩy hiện tượng đột biến rút tiền gửi tại các ngân hàng

Ngân hàng thế giới (World bank): khủng hoảng ngân hàng xảy ra khi nhiều ngân hàng trong cùng một quốc gia gặp vấn đề trầm trọng về khả năng thanh toán và/hoặc thanh khoản - do tất cả đều bị ảnh hưởng bởi cùng một cú sốc bên ngoài hoặc do sự phá sản của một ngân hàng hoặc một nhóm ngân hàng lan sang ngân hàng khác trong hệ thống.

Theo khoản 13 điều 3 Thông tư 08/2022/TT-NHNN: Khủng hoảng hệ thống ngân hàng là sự đổ vỡ ngân hàng mang tính hệ thống, xảy ra khi các tổ chức tín dụng,chi nhánh ngân hàng nước ngoài mất khả năng chi trả, khả năng thanh toán, phá sản.Khủng hoảng hệ thống ngân hàng thường gắn liền với sự rút tiền đột ngột của người gửi tiền lan rộng trong toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra khủng hoảng ngân hàng được xác định bởi các phương pháp tiếp cận khác nhau Nghiên cứu của Latter (1997) cho rằng nguyên nhân gây ra khủng hoảng ngân hàng có thể được phân thành 3 loại chính: (1) chính sách kinh tế vĩ mô; (2) chính sách kinh tế vi mô; và (3) chiến lược và hoạt động của từng ngân hàng Cụ thể hơn:

Các vấn đề của ngân hàng thường xuất phát từ việc tài sản của ngân hàng sụt giảm về giá trị Ví dụ, giá trị tài sản của ngân hàng có thể sụt giảm đáng kể trong trường hợp các khoản cho vay trở thành nợ xấu khi số lượng vụ phá sản trong nền kinh tế tăng lên hoặc trong trường hợp giá bất động sản lao dốc Một trường hợp khác có thể xảy ra là khi chính phủ không thanh toán các nghĩa vụ nợ, việc này có thể làm giảm đáng kể giá trị trái phiếu chính phủ mà ngân hàng nắm giữ Khi tổng giá trị tài sản của ngân hàng giảm mạnh, ngân hàng có thể rơi vào tình trạng có nghĩa vụ nợ lớn hơn tài sản (có vốn âm hay còn gọi là phá sản); hoặc ngân hàng có thể vẫn có vốn dương nhưng ít hơn mức bắt buộc (vỡ nợ kỹ thuật)

Ngân hàng cũng có thể gặp vấn đề nếu như rơi vào tình trạng có quá nhiều nghĩa vụ nợ đến hạn thanh toán nhưng ngân hàng không có đủ tiền mặt (hoặc các tài sản khác có thể dễ dàng chuyển thành tiền mặt) để thực hiện các nghĩa vụ đó.

Ví dụ, số lượng lớn người gửi tiền tới rút tiền và lượng tiền mà người gửi muốn rút ra vượt quá số tiền mặt mà ngân hàng đang có (rút tiền hàng loạt) sẽ gây ra hiện tượng thiếu thanh khoản của ngân hàng

Các chính sách kinh tế vĩ mô không bền vững (bao gồm thâm hụt tài khoản vãng lai lớn và nợ công không bền vững), bùng nổ tín dụng quá mức, dòng vốn lớn và bảng cân đối kế toán mong manh, kết hợp với sự tê liệt chính sách do nhiều hạn chế về chính trị và kinh tế Trong nhiều cuộc khủng hoảng ngân hàng, sự không phù hợp giữa tiền tệ và kỳ hạn là đặc điểm nổi bật.

Hệ lụy

Khủng hoảng ngân hàng, đặc biệt là khủng hoảng hệ thống, có thể để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, và có xu hướng đẩy các nền kinh tế bị ảnh hưởng vào tình trạng suy thoái nặng nề Một số cuộc khủng hoảng lan truyền ra cả những quốc gia không hề có những biểu hiện nguy cơ trước đó

Một trong những sự kiện khủng hoảng ngân hàng lớn có thể kể đến là cuộc đại khủng hoảng từ năm 1929 - 1939 bắt nguồn từ Mỹ và lan ra toàn cầu Sau tác động của sự giảm mạnh thị trường chứng khoán Mỹ trong suốt năm 1929, cuối năm 1930, một cuộc khủng hoảng hệ thống ngân hàng xảy ra trên toàn nước Mỹ khiến 608 ngân hàng

Mỹ phải đóng cửa chỉ trong 2 tháng cuối năm 1930 Sau đó, cuộc khủng hoảng nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới và kéo theo sự suy giảm trầm trọng của hoạt động thương mại quốc tế Khủng hoảng ngân hàng sau đó lan rộng ra tới châu Âu, bắt đầu với Đức và Anh Cuộc đại khủng hoảng đã ảnh hưởng tới cả nước giàu và nước nghèo trên thế giới Hoạt động thương mại, thu nhập cá nhân, doanh thu của các đơn vị kinh doanh đều giảm mạnh và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao trên toàn cầu

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 - 2008 Sự kiện này được châm ngòi bởi sự sụp đổ của một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất nước Mỹ là Lehman Brothers và kéo theo sự sụp đổ của hàng loạt ngân hàng lớn trên khắp nước

Mỹ Sau đó, nhiều ngân hàng lớn ở châu Âu, đặc biệt là ở Anh, Iceland, Bỉ và Tây Ban Nha rơi vào khủng hoảng vì cũng tham gia vào thị trường tín dụng thứ cấp ở Mỹ Rất nhiều ngân hàng ở châu Âu bị rút tiền đột biến và bị mất thanh khoản, sau đó phải quốc hữu hóa Tình trạng này dẫn đến việc khan tín dụng trên toàn cầu và ảnh hưởng tiêu cực tới lĩnh vực sản xuất, thương mại và dẫn tới suy thoái kinh tế ở nhiều nước

Thêm vào đó, khủng hoảng ngân hàng cũng thường là tiền đề cho khủng hoảng tiền tệ và khủng hoảng nợ công Trong nghiên cứu của Laeven và Valencia (2012),

147 cuộc khủng hoảng hệ thống ngân hàng được xác định trong khoảng thời gian từ năm 1970 tới năm 2011 Trong cùng khoảng thời gian đó, 218 cuộc khủng hoảng tiền tệ cùng với 66 cuộc khủng hoảng nợ công cũng xảy ra.

Ngoài ra, chi phí ngân sách của các nước dành để giải quyết những cuộc khủng hoảng là khá cao Chi phí tài chính cho các cuộc khủng hoảng ngân hàng và trợ giúp để phục hồi hoạt động ngân hàng liên quan đến các cuộc khủng hoảng ở mức trung bình là khoảng 13,3% GDP và mức cao lên tới 55,1% GDP (Honohan and Klingebiel, 2000)

Hình 1: Chi phí tài chính một số cuộc khủng hoảng ngân hàng

Nguồn: Số liệu tham chiếu từ Luc Laeven & Fabia Valencia,TCNH số 20/2019

Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu (HSX: ACB)

Thông tin khái quát

 Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

 Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Ngân hàng Á Châu

 Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Asia Commercial Joint Stock Bank

 Tên viết tắt bằng tiếng Anh: ACB

 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số : 0301452948

 Đăng ký lần đầu: Ngày 19/05/1993

 Đăng ký thay đổi lần thứ 38: Ngày 04/07/2022

 Website : www.acb.com.vn

Quá trình hình thành và phát triển

 ACB được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNN cấp ngày 24/04/1993, và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993.

 Ngày 04 tháng 6 năm 1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.

 ACB được NHNN cấp đổi Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 19/09/2018 (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 2013/QĐ-NHNN ngày 16/10/2018, Quyết định số 2438/QĐ-NHNN ngày 22/11/2019, Quyết định số 1093/QĐ-NHNN ngày 28/06/2022, và Quyết định số 1542/QĐ-NHNN ngày 08/9/2022.)

 ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, sau là Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) theo Quyết định số 21/QĐ-TTGDHN ngày

31 tháng 10 năm 2006 Cổ phiếu ACB bắt đầu giao dịch trên HNX vào ngày21/11/2006.

 ACB chuyển niêm yết cổ phiếu sang Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) theo Quyết định số 753/QĐ-SGDHCM ngày 20/11/2020 Cổ phiếu ACB bắt đầu giao dịch trên HOSE vào ngày 09/12/2020

 Các giai đoạn phát triển

Giai đoạn thành lập, định hướng từ ban đầu hướng đến khách hàng cá nhân và khối SME

NHTMCP đầu tư phát hành thẻ MasterCard

Standard Charter Bank (SCB) trở thành cổ đông chiến lược, hỗ trợ kỹ thuật toàn diện

Chính thức niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX)

Gặp sự cố nghiêm trọng trong hoạt động cho vay liên quan đến cựu PCT Nguyễn Đức Kiên - "Bầu" Kiên

Triển khai hàng loạt các dịch vụ ngân hàng số (Digital Banking) hướng đến phân khúc khách hàng cá nhân

Chính thức hoàn tất việc xử lý khoản nợ xấu nhóm 6 công ty, mở ra triển vọng tăng trưởng tương lai

Ltd 5% Dragon Financial Hold- ings Ltd 4%

CTCP ĐT Thương mại Giang Sen 2%

CTCP ĐT Thương mại Bách Thanh 1% Đặng Thu Thủy 1% Đặng Thu Hà 1%

Phân tích khủng hoảng Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu (HSX: ACB) 2012

Nội dung cuộc khủng hoảng Ngân hàng ACB năm 2012

3.1.1.Thông tin sơ lược về ông Nguyễn Đức Kiên

Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên, 60 tuổi) là cổ đông của Ngân hàng ACB từ năm

1993 Ông cùng người thân sở hữu gần 938 triệu cổ phần, chiếm 9,03% vốn điều lệ, trong đó riêng ông là gần 3,8% (2012).

Trong 9 năm (2003 - 2012), ông Kiên là Chủ tịch Hội đồng đầu tư ACB và giữ chức Phó chủ tịch HĐQT trong 14 năm (1994 - 2008) Sau khi không tham gia HĐQT, ông lập Hội đồng sáng lập và làm phó chủ tịch Hội đồng sáng lập có chức năng tư vấn cho HĐQT; thành viên Hội đồng sáng lập được tham gia và cho ý kiến tại tất cả các cuộc họp của HĐQT, được cung cấp đầy đủ tài liệu về hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Trước và sau thời điểm 2008, ông Kiên đã thành lập 5 công ty gồm: o Công ty AFG; o Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội (ACBI); o Công ty cổ phần đầu tư Á châu (ACI); o Công ty TNHH đầu tư tài chính Á châu Hà Nội (ACI-HN) và o Công ty CP đầu tư thương mại B&B (B&B)

Trong đó, Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch HĐQT của 4 Công ty B&B, AFG, ACBI, ACI và Chủ tịch Hội đồng thành viên ACI-HN.

Ngày 21/08/2012, ông Nguyễn Đức Kiên đã bị công an bắt giữ do tình nghi có sai phạm trong hoạt động kinh tế Ba ngày sau khi Bầu Kiên bị bắt giam, ông Lý Xuân Hải – nguyên Tổng giám đốc ACB cũng bị bắt tạm giam Và hơn một tháng sau, Trần Xuân Giá - nguyên Chủ tịch HĐQT - và 3 nguyên Phó Chủ tịch HĐQT ACB lần lượt từ nhiệm và bị khởi tố.

Sau khi tin ông Kiên bị bắt giữ, người gửi tiền ồ ạt kéo nhau đi rút tiền ra khỏi ngân hàng, và hàng nghìn tỷ đồng đã bị rút ra khỏi ngân hàng này chỉ trong vài ngày. Bên cạnh đó, sự kiện trên còn ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán khi vốn hóa thị trường đã bốc hơi 5,6 tỷ USD chỉ trong vòng 3 ngày sau tin ông Kiên bị bắt giữ Ông Kiên dùng tiền ngân hàng để mua cổ phiếu ngân hàng và gây ra tổn thất hơn 1.400 tỷ đồng cho ACB

Cụ thể, ông Kiên chỉ đạo ACB cấp cho Công ty chứng khoán ACB (ACBS) 1.500 tỷ đồng cùng vốn tự có; Công ty ACBS đã chuyển cho các công ty ông Kiên thành lập trái phép là công ty ACI, ACI-HN với tổng số tiền hơn 1.557 tỉ đồng để đứng tên mua hộ hơn 52,5 triệu cổ phiếu ACB trái quy định Qua đó, thu lợi bất chính cho nhóm cổ đông ACB hơn 256 tỉ đồng và trực tiếp gây thiệt hại cho ACB hơn 688 tỷ đồng

Ngoài ra, ông Kiên còn ủy thác cho các đồng phạm mang tiền của ACB đi gửi vào các ngân hàng khác để vừa nhận lãi suất tiền gửi, vừa được hưởng thêm “hoa hồng” khiến cho ACB thiệt hại gần 719 tỷ đồng

Với những hành vi vi phạm pháp luật và thao túng ngân hàng ACB, ông kiên đã gây thiệt hại cho ACB lên đến 1.407 tỷ đồng.

Kết quả tuyên án phúc thẩm ngày 15/12/2014 của Tòa án nhân dân tối cao tại

Hà Nội, về các tội danh và tổn thất mà ông Nguyễn Đức Kiên đã gây ra như sau: o Lừa đảo chiếm đoạt hơn 264 tỷ đồng. o Cố ý làm trái: Đầu tư cổ phiếu của ACB gây thiệt hại: 687 tỷ đồng. o Ủy thác nhân viên gửi tiền vào Vietinbank và gây thiệt hại cho ACB số tiền là 817 tỷ đồng. o Kinh doanh trái phép: 21.490 tỷ đồng. o Trốn thuế 25 tỷ đồng

3.1.3 Hành động khắc phục khủng hoảng của Ban lãnh đạo ACB và cơ quan nhà nước

 Về phía Ngân hàng ACB

 Lãnh đạo ngân hàng ACB cũng ngay lập tức xuất hiện trên truyền hình, báo chí để chứng minh là mình không hề bỏ trốn như những đồn đoán thất thiệt gây ra.

 ACB lên tiếng khẳng định ông Kiên đã không còn là cổ đông lớn

 Đồng thời thông báo phát đi khẳng định “ông Kiên không còn là cổ đông lớn, cũng không phải Thành viên Hội đồng quản trị, không tham gia Ban Điều hành của Ngân hàng” Người phát ngôn nhà băng này khẳng định, việc ông Kiên bị bắt không ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng… Khi đã có sự chuẩn bị, lại trải qua kinh nghiệm từ đợt xử lý khủng hoảng truyền thông năm 2003, ACB tự tin hơn khi nói rằng: “Mọi chuyện đều được kiểm soát ổn thỏa”

 Tuy nhiên do hình ảnh ông Nguyễn Đức Kiên đã gắn chặt với ACB từ lâu và dư luận vẫn nhìn nhận vai trò của ông Kiên tại ngân hàng ACB là rất lớn.

 Cam kết chi trả toàn bộ số tiền gửi và ưu đãi lãi suất cho khách hàng gửi tiền lại

 ACB cam kết chi trả toàn bộ số tiền khách hàng đang gửi tại ACB nếu khách hàng có nhu cầu rút Ngoài ra, để giải quyết khủng hoảng, ACB chính thức đưa ra chương trình ưu đãi cho những khách hàng gửi lại Dẫu còn kẽ hở, song ACB cũng đã cho thấy họ xử lý thông tin bằng một số công cụ truyền tin khác khá hiệu quả.

 Thay đổi bộ máy quản trị và quyết tâm vực dậy

 4 tháng sau khủng hoảng, ACB đã tổ chức đại hội cổ đông bất thường nhầm bầu ra ban lãnh đạo mới cho ngân hàng Một Hội đồng Quản trị mới đã được hình thành với 2 trụ cột chính là: Gia đình Ông Trần Mộng Hùng – Người sáng lập ACB và cổ đông chiến lược của ACB - Ngân hàng Standard Chartered

 Về phía NHNN và Chính phủ nhà nước

 Thống đốc NHNN phải lên tiếng để trấn an lòng tin người dân

 Giữ lúc hàng loạt khách hàng đổ xô đến các chi nhánh giao dịch của Ngân hàng ACB để rút tiền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thời điểm đó là ông Lê Đức Thúy phải đứng ra trấn an khách hàng

 NHNN tiếp tiền mặt trị giá 5.000 tỷ đồng cho ACB ngay ngày đầu tiên ông Kiên bị bắt

 Đại diện NHNN là ông Tô Duy Lâm cho biết, ngay trong ngày đầu tiên sau vụ bầu Kiên, NHNN đã phải tiếp tiền mặt là 5.000 tỷ đồng, phải sử dụng đến xe tải để chở tiền cho ACB Tổng cộng NHNN đã phải tiếp 16.000 tỷ đồng cho ACB để giúp ACB ổn định.

 NHNN cam kết hỗ trợ vốn cho ACB

 Một ngày sau đó, tức ngày 22/08/2012, NHNN đã triệu tập một cuộc họp với các ngân hàng thương mại và đề nghị hỗ trợ thanh khoản cho ACB nếu cần. Ngân hàng Trung ương cũng phát đi thông điệp sẵn sàng hỗ trợ vốn cho ACB để đảm bảo khả năng chi trả Điều này cho thấy hành động của NHNN rất quyết liệt và kịp thời để trấn an lòng tin của người dân và đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng ACB nói riêng và tránh lây lan khủng hoảng ra toàn hệ thống các ngân hàng.

Phân tích tình hình tài chính ACB trước và sau cuộc khủng hoảng năm 2012 .11 IV Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu phục hồi sau khủng hoảng

Tiền mặt, vàng bạc, đá quý Tiền gửi tại NHNN Tiền gửi và cho vay tại các TCTD Chứng khoán kinh doanh & TSTC khác Cho vay khách hàng Chứng khoán đầu tư

Góp vốn, đầu tư dài hạn Tài sản cố định Tài sản Có khác

Hình 2: Cơ cấu tài sản ngân hàng ACB 2007-2023 (Nghìn tỷ đồng)

Các khoản nợ chính phủ & NHNN Tài trợ, uỷ thác đầu tư của Chính phủ &TCTD Tiền gửi và vay các TCTD khác Tiền gửi của khách hàng

Phát hành giấy tờ có giá Các khoản nợ khác

Vốn chủ sở hữu Quỹ của TCTD

Hình 3: Cơ cấu nguồn vốn ngân hàng ACB 2007-2023 (Nghìn tỷ đồng)

Kết thúc năm 2011, tổng tài sản của ACB đạt hơn 281 nghìn tỷ đồng, xây chắc vị thế ngân hàng tư nhân có quy mô lớn nhất thị trường Nhưng sau khi ông Kiên bị bắt,tổng tài sản của nhà băng này sụt giảm gần 40% chỉ còn hơn 176 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2012 Nguyên nhân chính của sự sụt giảm này đến từ tâm lý lo lắng của người gửi tiền dẫn đến hiện tượng rút tiền ồ ạt ra khỏi ACB khi nghe tin ông Kiên bị bắt, ngân hàng buộc phải huy động khẩn cấp và sử dụng những tài sản hiện có để có thể bảo đảm khả năng thanh toán của ngân hàng lúc khủng hoảng Theo đó, các khoản mục như tiền mặt, tiền gửi và cho vay tại các TCTD, và góp vốn dài hạn đồng loạt giảm mạnh lần lượt giảm 19%; 73% và 60%.

Quy mô tài sản của ACB tiếp tục thu hẹp trong năm 2013 và phục hồi chậm chạp những năm sau đó Phải mất 5 năm, ACB mới lấy lại được quy mô như trước thời điểm đại án bầu Kiên xảy ra khi tổng tài sản đạt hơn 284 nghìn tỷ đồng vào năm 2017.

Dư nợ cho vay và tiền gửi khách hàng tại ACB giai đoạn 2007-2023

Cho vay khách hàng Tiền gửi của khách hàng

Hình 4: Dư nợ cho vay&tiền gửi khách hàng tại ACB từ 2007-2023 (Nghìn tỷ đồng)

Vụ việc hàng loạt lãnh đạo của ACB vướng vòng lao lý năm 2012 cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đối với thương hiệu ACB Con số minh chứng cụ thể nhất cho tác động của sự việc đối với niềm tin của khách hàng vào nhà băng này là số dư tiền gửi. Trong năm 2012, gần 17 nghìn tỷ đồng tiền gửi đã bị rút khỏi ACB Sau hai năm, huy động tiền gửi ở ACB mới tăng trưởng ổn định

Cùng thời điểm trên, hoạt động tín dụng tại ACB cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng Đến năm 2015, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng này mới thật sự khởi sắc trở lại Tuy nhiên, vấn đề nghiêm trọng hơn mà biến cố để lại cho ACB là nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu của ACB giai đoạn 2010-2023

Hình 5: Tỷ lệ nợ xấu của ACB giai đoạn 2007-2023

Trước thời điểm bầu Kiên bị bắt, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của ACB là 0,89%, nằm trong nhóm những ngân hàng quản trị rủi ro tốt ở thời điểm đó khi liên tục có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn mức bình ngành Tuy nhiên, vào cuối năm 2012, nợ xấu của ngân hàng này đã vọt lên 2,5% và tiếp tục tăng lên mức đỉnh 3,03% vào năm 2013 Sau nhiều nỗ lực, ban lãnh đạo ACB mới có thể hạ tỷ lệ nợ xấu về dưới 2% vào năm 2015 và duy trì ổn định ở mức thấp hơn 1% từ năm 2017 đến nay.

Dư nợ nhóm 6 công ty liên quan bầu Kiên tại ACB

Hình 6: Dư nợ nhóm 6 công ty liên quan ông Nguyễn Đức Kiên tại ngân hàng ACB

Nợ xấu của ACB giai đoạn đó gắn liền với dư nợ của nhóm 6 công ty liên quan bầu Kiên Vào cuối năm 2012, tổng dư nợ của nhóm 6 công ty này lên đến gần 9.000 tỷ đồng trong khi phần trích lập dự phòng chỉ hơn 200 tỷ đồng.

Suốt những năm sau đó, ACB tập trung xử lý khoản nợ của nhóm 6 công ty nói trên và đến năm 2017 giảm dư nợ của nhóm công ty liên quan bầu Kiên chỉ còn 616 tỷ đồng, đồng thời trích lập dự phòng toàn bộ Đến năm 2018, báo cáo tài chính của ACB đã không còn thuyết minh về khoản dư nợ đối với nhóm công ty liên quan bầu Kiên.

Lợi nhuận trước thuế của ACB giai đoạn 2007-2023

Hình 7: Tổng lợi nhuận trước thuế (Nghìn tỷ đồng)

Vào những năm 2010-2011, ACB luôn là một trong hai ngân hàng tư nhân có lợi nhuận cao nhất Nhưng sau khi sự kiện bầu Kiên xảy ra, lợi nhuận của ABC lao dốc từ 4.200 tỷ đồng xuống chỉ còn hơn 1.000 tỷ đồng.

Trong suốt 4 năm sau đó, ACB chật vật tìm lại lợi nhuận khi phải tái cấu trúc, xử lý những vấn đề hậu đại án bầu Kiên Phải đến năm 2017, kết quả kinh doanh của nhà băng này mới thật sự khởi sắc Đến năm 2018, lợi nhuận của ACB mới vượt được con số của năm 2011 và duy trì đà tăng trưởng ổn định trong 3 năm qua.

Năm 2021, lần đầu tiên trong lịch sử ACB báo lãi hơn 10.000 tỷ đồng và các năm sau đó – năm 2022 & 2023, ngân hàng luôn ghi nhận tăng trưởng dương lợi nhuận trước thếu.

Tuy nhiên, quá trình phục hồi của ACB để thoát khỏi cái bóng của đại án ông Nguyễn Đức Kiên cũng là lúc nhiều ngân hàng tư nhân khác có bước nhảy vọt Đến nay, dù ACB vẫn nằm trong top 4 nhà băng tư nhân có lợi nhuận lớn nhất nhưng đã bị một số cái tên như Techcombank, MB bỏ lại khá xa Dù vậy, ACB vẫn là trường hợp vượt qua khủng hoảng thành công trong ngành ngân hàng. Để so sánh, hai ngân hàng ở phía Nam Sacombank và Eximbank cũng từng là những ngân hàng tư nhân hàng đầu thị trường vào đầu thập niên 2010, cũng trải qua những cuộc khủng hoảng với các vấn đề riêng tương tự ACB và đến nay vẫn chưa thể lấy lại vị thế một thời của mình.

IV Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu phục hồi sau khủng hoảng

Chiến lược mới trong giai đoạn vực dậy sau khủng hoảng

Ngân hàng ACB vượt qua khủng hoảng 2012 để tăng trưởng mạnh nhờ thực hiện

“Chiến lược Good bank” và “Legacy bank”

Lan lãnh đạo mới của ACB đưa ra chiến lược vượt khủng hoảng gồm 2 nhóm hoạt động tập trung riêng biệt: (1) Good bank và (2) Legacy bank Trong đó: "Good bank" phát triển hoạt động kinh doanh thông thường của ACB, và "Legacy bank" tập trung xử lý nợ xấu cùng các vấn đề pháp lý, đặc biệt là liên quan đến vụ án.

Tập trung vào mảng bán lẻ, tăng tỷ trọng cho vay tiêu dùng và giảm tín dụng doanh nghiệp

Không giống như thời hoàng kim trước đó với lợi nhuận toàn ngân hàng tới gần 50% đến từ thị trường liên ngân hàng và vàng, ACB chọn bán lẻ làm chiến lược mới. Đi cùng với đó, ACB tập trung vào nâng cao hiệu quả của từng điểm giao dịch, chi nhánh, với các KPI được xác định theo từng năm và bắt đầu ngay từ năm 2012 Việc đưa 95% số điểm giao dịch (tổng số hơn 350) trong hệ thống kênh phân phối đạt chuẩn hiệu quả kinh doanh tốt là nhân tố quan trọng giúp ACB tăng trưởng tốt, lợi nhuận có bước nhảy vọt sau giai đoạn củng cố lại nền tảng.

Theo đó, tỷ trọng cho vay tiêu dùng tại ACB đã tăng trưởng từ 43% lên 53% trong 6 năm trở lại đây Đáng chú ý, ngân hàng đã có sự chuyển dịch rõ rệt, giảm dần mức tập trung vào mảng cho vay doanh nghiệp.

Chiến lược lấy khách hàng làm trung tâm và tạo ra trải nghiệm khách hàng xuất sắc Với bán lẻ, nhà băng này hướng vào khách hàng cá nhân và nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) những sản phẩm dịch vụ được thiết kế cho từng tập khách hàng đặc thù, tập trung vào chiều sâu, chứ không làm đại trà.

Phát triển dịch vụ khách hàng bằng công nghệ số

Năm 2017, ACB ra đời app dành cho khách hàng cá nhân Nhờ định hướng sớm về dịch vụ tài chính số cũng như tập trung cho trải nghiệm khách hàng, ACB hiện có tỷ lệ giao dịch online chiếm tới gần 90% - con số thể hiện mức độ chuyển dịch số tại đây Để tạo thuận lợi cho việc phát triển được những dịch vụ, nền tảng mới, ông TrầnHùng Huy chủ trương "fail quick, fail cheap" và tạo ra văn hoá thử nghiệm "kiểu fintech" tại ACB.

Phân tích tình hình tài chính Ngân hàng ACB

Trong phần này, chúng ta sẽ dùng các tiêu chí CAMELS để đánh giá sự hồi phục của ngân hàng ACB sau cuộc khủng hoảng năm 2012 đã có những chuyển biến tích cực, được xét qua các tiêu chí như: An toàn vốn; Chất lượng tài sản; Quản trị; Sinh lời; Thanh khoản.

Hình 8: Bảng xếp hạng các ngân hàng dựa trên điểm CAMEL

Nguồn: Chứng khoán Yuanta Việt Nam

Nhìn chung, với những ưu thế vượt trội về chất lượng tài sản, ACB là những ngân hàng top đầu trên bảng xếp hạng CAMEL của Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam trong Q2/2023.

Thứ nhất, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của ACB duy trì ở mức an toàn

ACB Trung bình Tỷ lệ CAR Basel II

Hình 9: Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của ACB và ngành Bảng 1: Thống kê tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của ACB và ngành (%)

Trước năm 2010, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu mà NHNN yêu cầu là 8,0%, cao bằng yêu cầu của Basel Tháng 10/2010, NHNN đã nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lên9,0% Tỷ lệ CAR của ACB đều ổn định ở mức khoảng 11,0% – 13,0%, và cao hơn so với mức trung bình ngành (Hình 7) cho thấy ngân hàng ACB đã có hoạt động quản trị rủi ro rất tốt khi duy trì tỷ lệ CAR tích cực so với trung bình ngành Điều này cũng cho thấy rằng ACB đã dự phòng rủi ro tốt trước những biến động về thanh khoản ngân hàng.

Thứ hai, tỷ lệ nợ xấu của ACB hầu như luôn thấp so với ngành

Hình 10: Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của ACB và ngành Bảng 2: Thống kê tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn/tổng tài sản (CASA) các ngân hàng

Chỉ số quan trọng nhất để đo lường chất lượng tài sản là tỷ lệ nợ xấu (NPL) trên tổng dư nợ Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu của hầu hết các ngân hàng đều ở dưới mức an toàn 5,0%, phù hợp với thông lệ quốc tế Tuy nhiên, nhiều chuyên gia, tổ chức tài chính quốc tế như World Bank, IMF cho rằng tỷ lệ này chưa phản ánh đúng bản chất rủi ro tín dụng của các ngân hàng do tiêu chí phân loại nợ ở Việt Nam chưa tương thích với tiêu chí quốc tế Hơn nữa, việc “hoàn tiền” để báo cáo tài chính của ngân hàng trông đẹp mắt hơn là chuyện phổ biến Theo Fitch Ratings, nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam chiếm khoảng 13,0% tổng dư nợ, tương đương khoảng 300 nghìn tỷ đồng

Trong giai đoạn 2012-2014, tỷ lệ nợ xấu của ACB có sự tăng vọt lên mức 3,07%

- cao nhất kể từ khi ngân hàng này niêm yết trên sàn chứng khoán Giai đoạn này, ngân hàng ACB đang chịu nhiều áp lực về vận hành và tái cơ cấu hoạt động sau khủng hoảng, nhưng kể từ sau năm 2014, tỷ lệ nợ xấu của ACB giảm dần và duy trì ở mức dưới 2%

Gần nhất khi tính 12 tháng gần nhất đến Q2/2023 thì tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ACB đang có dấu hiện gia tăng trở lại, chỉ thấp hơn mức 1,3% từ năm 2015 Tuy nhiên, sự gia tăng này được xem là đồng pha với xu hướng ngành trong bối cảnh hoạt động kinh tế khó khăn trong năm 2022 và nửa đầu năm 2023 Bên cạnh đó, việc chỉ số tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ gia tăng cho thấy các khoản mục nợ xấu của ngân hàng đang tăng lên đáng kể, do vậy ngân hàng cần có những biện pháp quản trị cũng như dự phòng rủi ro doanh nghiệp.

Thứ ba, tỷ lệ chi phí vận hành / doanh thu của ACB kỳ vọng sẽ được cải thiện

Hình 11: Tỷ lệ Chi phí vận hành /doanh thu (CIR) của ACB và ngành

Bảng 3: Thống kê tỷ lệ Chi phí vận hành /doanh thu (CIR) các ngân hàng

Mặc dù CIR của ACB đã liên tục giảm từ mức rất cao 48%/năm xuống chỉ còn 35% 2021, đây vẫn là mức cao trong nhóm ngân hàng chúng tôi theo dõi Nguyên nhân đến từ việc một lượng lớn tài sản không sinh lời đã tồn đọng trên báo cáo của ACB quá lâu, cũng như chi phí phải bỏ ra phục vụ tái cấu trúc hoạt động Với việc các tài sản xấu đã được giải quyết triệt để, tôi kỳ vọng chri số CIR của ngân hàng ACB sẽ được cải thiện đáng kể trong tương lai

Thứ tư, lợi nhuận hoạt động của ACB tích cực so với ngành

ROE trước dự phòng rủi ro

ROA trước dự phòng rủi ro 3.2%

Hình 12: Tỷ lệ ROE & ROA trước dự phòng phải thu của ACB và ngành

Trong giai đoạn 2018-2022, tỷ suất sinh lời trên tài sản ROA trung bình ngành có sự tăn nhẹ từ mức 2,24% lên mức 3,21%, tuy nhiên chỉ số này có dấu hiệu sụt giảm khi Q2/2023 ghi nhận mức 3%, giảm 21 điểm bps so với năm 2022 Tuy nhiên ACB cho thấy hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn mức trung bình ngành khi chỉ số này ghi nhận đạt 3,21%, tăng 18 điểm bps so vưới năm 2022 và đồng thời cao hơn mức trung bình ngành là 3%.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) trung bình của ngành ngân hàng khá tích cực trong giai đoạn 2018–2022, khi tăng từ mức 32,3% lên mức 38,15% (Hình 10) Tuy nhiên, tương tự như tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, Q2/2023 cũng cho thấy sự sụt giảm trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt, ROE giảm xuống còn 34,66%.

Khác với ROA, chỉ số ROE của ACB cho thấy sự hụt hơi rõ rệt khi giảm dần từ năm 2021 Kỳ vọng với câu chuyện ACB không ngừng hoàn thiện dần hệ sinh thái khách hàng cá nhân của mình qua những giải pháp tiên tiến nhất như: Số hóa trải nghiệm KH; Số hóa hóa đơn, giấy tờ; Hệ thống quản trị nợ (DMS); Ứng dụng khai thác dữ liệu lớn (Big data); … sẽ giúp chỉ số ROE của ACB ngày càng mở rộng và nằm trong top cao ngành ngân hàng.

Thứ năm, tỷ lệ tài sản thanh khoản của ACB đang có dấu hiệu giảm dần

ACB VCB TCB STB SSB MBB HDB CTG BID

Hình 13: Tỷ lệ tài sản thanh khoản / tổng tài sản các ngân hàng

Giai đoạn 2018-Q2/2023, tỷ lệ tài sản thanh khoản/tổng tài sản của ngành ngân hàng có dấu hiệu giảm dần từ mức 26,5% về mức 24,9% Điều này cho thấy các ngân hàng phân bổ tài sản có thanh khoản thấp đang gia tăng dần trong cơ cấu tài sản doanh nghiệp

Tuy nhiên, ngược lại với xu hướng giảm dần tỷ trọng tài sản thanh khoản tển tổng tài sản của ngành, ACB ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ tỷ lệ này trong cơ cấu tài sản của mình Cụ thể tỷ lệ tài sản thanh khoản/tổng tài sản của ACB tăng từ mức13,7% năm 2018 lên mức 23,9% trong Q2/2023 (tăng hơn 74%) Mặc dù xu hướng tăng tỷ lệ này ấn tượng qua các năm, nhưng nhìn chung tỷ lệ này của ACB khá thấp so với mức trung bình ngành Bên cạnh đó, tỷ trọng tài sản thanh khoản của ngân hàng này đang có dấu hiệu đi ngang trong 2 quý đầu năm nay.

Doanh nghiệp đã đạt được những thành tựu mới

Nhìn chung Ngân hàng ACB đã có một bước vực dậy kinh doanh vô cùng thành công, một lần nữa khẳng định vị thế của một ngân hàng uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Trong các năm gần đây ACB luôn là những ngân hàng top đầu trong bẳng xếp hạng CAMELS của Công ty chứng khoán Yuanta nói riêng và nhiều công ty chứng khoán khác nói chung

Trong năm 2022, ACB đã nhận được nhiều giải thưởng có giá trị như: o Doanh nghiệp có thương hiệu truyền cảm hứng tốt nhất 2022 o Ngân hàng có dịch vụ khách hàng tốt nhất Châu Á 2022 o Ngân hàng có trách nhiệm xã hội tốt nhất Việt Nam 2022 o Ngân hàng bền vững tốt nhất Châu Á 2022 o Global Banking and Finance Review - Best Corporate Bank Vietnam 2022 o Doanh nghiệp xuất sắc Châu Á 2022 o Ngân hàng thương mại tốt nhất Việt Nam 2022

Ngoài ra, trong năm 2023 vừa rồi, ACB được vinh danh Top 10 Ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2023, theo xếp hạng của Vietnam Report (Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam).

Bài học rút ra về Quản trị khủng hoảng ngân hàng thương mại

Các bước quản trị khủng hoảng

Quản trị khủng hoảng là quá trình ngân hàng đưa ra các đề xuất giải pháp để ứng phó với các tình huống xấu có thể xảy ra, giúp tổ chức hạn chế thiệt hại và tạo ra cơ sở cho người lãnh đạo bình tĩnh khắc phục khó khăn và duy trì hoạt động Các bước quản trị khủng hoảng bao gồm:

● Bước 1: Tìm hiểu, phân tích và xác định loại khủng hoảng đang gặp phải: khủng hoảng nhân sự, khủng hoảng bộ máy, khủng hoảng tài chính,…

● Bước 2: Xác định những ảnh hưởng của khủng hoảng đến hoạt động ngân hàng.

● Bước 3: Xác định các phương án cần triển khai thực hiện để đối phó khủng hoảng qua việc xử lý những vấn đề quan trọng, đưa ra chiến lược phù hợp, cam kết lợi ích khách hàng…

● Bước 4: Đưa ra chiến lược xử lý khủng hoảng truyền thông nhanh chóng Xem xét và đề xuất người chịu trách nhiệm xử lý khủng hoảng Đây là phải người có tầm nhìn và kỹ năng dẫn dắt đội ngũ nhân viên thực hiện hàng loạt phương án thoát khỏi tình trạng khó khăn trước mắt.

● Bước 5: Lập các bản kế hoạch ứng phó khủng hoảng, xác định các nguồn lực cần thiết, khoảng thời gian cần có cho quy trình giải quyết khủng hoảng, liên hệ nhanh chóng với Ngân hàng Nhà nước để được hỗ trợ Đồng thời, ngân hàng nên tìm hiểu những nguyên nhân gây ra để lựa chọn giải pháp phù hợp nhất và hạn chế các tình huống này lặp lại trong tương lai.

● Bước 6: Giám sát thường xuyên quá trình thực hiện kế hoạch giải quyết sự cố, từ đó ngân hàng kịp thời thay đổi, bổ sung hành động thích hợp.

Đối với quản trị khủng hoảng truyền thông, ngân hàng có 8 hành động

Luôn cần phải có bản kế hoạch chi tiết bao gồm những hành động cụ thể cần thực hiện khi có khủng hoảng truyền thông xảy ra Mục tiêu chính trong việc xử lý mọi cuộc khủng hoảng là để bảo vệ các cá nhân (nhân viên hoặc công chúng), đảm bảo các bên liên quan đều được cung cấp thông tin đầy đủ, và hơn cả là sự tồn tại của ngân hàng Chủ động lên kế hoạch đối phó chính là cơ sở cho việc phản ứng trước khủng hoảng, có thể nhờ tư vấn bởi các chuyên gia để đảm bảo mọi tình huống dù có xấu nhất đều được cân nhắc cẩn thận, lên kế hoạch tổ chức với đúng công cụ, đúng người để đạt được hiệu quả cao nhất.

● Xác định và đào tạo người phát ngôn

Người phát ngôn chính cần được xác định, đào tạo và giữ vai trò cập nhật thông tin sớm nhất có thể để đảm bảo giới truyền thông, nhân viên, khách hàng và công chúng luôn được tiếp cận nguồn thông tin minh bạch và đồng nhất.

● Minh bạch và thẳng thắn

Trong kỷ nguyên số này, mọi thứ đều được kết nối với nhau và nghiễm nhiên việc che giấu thông tin khỏi giới truyền thông và công chúng gần như là không thể Do đó, chính sách minh bạch, cởi mở và thẳng thắn chính là yếu tố thiết yếu để duy trì niềm tin Tinh thần minh bạch này cần được thể hiện qua mọi kênh truyền thông: phỏng vấn, mạng xã hội, thông báo nội bộ…

● Việc truyền thông nội bộ là một yếu tố rất quan trọng

Trước khi tiến hành bất cứ biện pháp giao tiếp bên ngoài nào, ngân hàng cần phải thực hiện truyền thông nội bộ để đảm bảo mọi nhân viên hiểu rõ vấn đề, không đưa các thông tin gây nhiễu cho kế hoạch chung Đồng thời, ngân hàng cần tiến hành truyền thông ra ngoài theo kế hoạch định ra.

● Giao tiếp với khách hàng và các cổ đông, nhà đầu tư

Thông tin về bất ký cuộc khủng hoảng truyền thông nào đều nên gửi trực tiếp tới các khách hàng và các bên liên quan khác bởi chính ngân hàng chứ không phải kênh báo chí, bên thứ 3 nào khác Một phần trong kế hoạch quản lý khủng hoảng cần phải nhắc đến việc cung cấp thông tin cho các cổ đông, nhà đầu tư xuyên suốt thời gian diễn ra sự việc.

● Cập nhật thông tin sớm và thường xuyên

Khi mới có dấu hiệu cảnh báo tiềm năng có khủng hoảng, ngân hàng nên chủ động và sớm chia sẻ thông tin, kể cả khi chưa nắm rõ bức tranh tổng quan đang diễn ra như thế nào Bắt đầu bằng việc tóm tắt lại những thông tin ban đầu, những gì đang diễn ra và cung cấp thêm các các hành động và kế hoạch cụ thể để xử lý vấn đề Thời gian xử lý càng sớm, tần suất càng nhiều thì việc loại trừ các khả năng xấu càng tốt.Liên tục cập nhật với các bên liên quan để đảm bảo với họ rằng mọi việc đều trong tầm kiểm soát.

● Chăm lo kênh mạng xã hội Đảm bảo rằng mọi kênh mà các cổ đông, nhà đầu tư và khách hàng tiếp cận thông tin đều được theo dõi sát sao, không chỉ những kênh truyền thống mà có các thông báo chính thức như họp báo hay website của ngân hàng

● Thiết lập hệ thống theo dõi và cảnh báo

Việc theo dõi phản ứng sau truyền thông cũng rất quan trọng Vì sau những phản ứng từ bên ngoài sau khi tiến hành xử lý khủng hoảng, nếu có bất cứ phản ứng nào ngoài dự đoán thì ngân hàng cần phải đánh giá lại tình hình và điều chỉnh kế hoạch tương ứng để dự phòng Đồng thời, luôn được cập nhật thông tin và biết cộng đồng đang nói gì về ngân hàng sớm nhất có thể là điều quan trọng để có thể chuẩn bị sẵn sàng cho những sự kiện khó lường Hiện nay có rất nhiều hệ thống theo dõi có thể hỗ trợ ngân hàng thu thập dữ liệu trên nhiều kênh, nền tảng khác nhau, có cả trả phí lẫn miễn phí Và các ngân hàng nên có một team Crisis Communication, chuyên về việc theo dõi và phân tích dữ liệu để từ đó có thể cảnh báo khủng hoảng.

1 Báo cáo tình hình kinh tế xã hội quý IV và năm 2022, Tổng cục thống kê.

2 Báo cáo sức khỏe tài chính của ngân hàng Việt Nam ra sao sau đại dịch Covid- 19?, Tại chí Kinh tế Sài Gòn.

3 Bộ nguyên tắc Quản trị doanh nghiệp 2004 của OECD.

4 Chính phủ (2008), Báo cáo tại Kỳ họp Quốc hội tháng 11 năm 2008.

5 Các nguyên tắc thúc đẩy quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro theo Hiệp ước Basel III.

6 Đỗ Thu Hằng, Tạ Thanh Huyền, 2021 Thực trạng rủi ro hệ thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và một số khuyến nghị Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng.

7 Hoàng Lan, 2023, Lấp khoảng trống pháp lý đối với khủng hoảng ngân hàng tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Việt Nam.

8 Hợp, P P L Đ., Bình, P P T., Giao, G T N Đ., & Kỷ, N M (1999) Kinh nghiệm quốc tế về khủng hoảng ngân hàng, vấn đề xử lí nợ và tác động đến chính sách tiền tệ, Bàn về quy định bán ngoại tệ giao ngay cho khách hàng.

9 Lê Thị Nguyệt Anh, Nguyễn Cảnh Long và Nguyễn Thị Kim Oanh, Những điều cần biết về khủng hoảng ngân hàng thế giới, Tạp chí Ngân hàng số 20/2019.

10 Lê Quốc Hội, 2022 Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam: Thực trạng năm 2012 và triển vọng năm 2013.

11 Lê Huỳnh Phương Chinh, 2021, Pháp luật về tiền gửi được bảo hiểm, chấm dứt bảo hiểm tiền gửi và chi trả tiền bảo hiểm - thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện, Tạp chí Công Thương Số —8, tháng 4 năm 2021.

12 Nga, P T H., Tiến, P M., Thư, N T A., Nhi, T T., Xuân, T N., Quỳnh, T N.N., & Anh, P T L (2022) Tác động của covid 19 đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam Tạp chí Nghiên cứu Tài chính-Marketing, 1-14.

13 Ngọc Mai, 2023, Sáp nhập ngân hàng yếu để ổn định hệ thống, Báo Tiền Phong.

14 Nguyễn Thị Ánh Ngọc và Nguyễn Thị Diễm, 2023, Basel III: Quá trình thực hiện tại Việt Nam và một số khuyến nghị, Tạp chí Ngân hàng.

15 Nguyễn Hồng Sơn, Trần Thị Thanh Tú và Nguyễn Thị Nhung, 2017, Tái cơ cấu ngân hàng thương mại ở Việt Nam giai đoạn 2012-2016 từ khía cạnh xử lý các ngân hàng yếu kém, Tạp chí Ngân hàng.

16 Nguyễn Xuân Hải và Bùi Mỹ Linh, 2023, Sự sụp đổ của ngân hàng và những vần điệu lịch sử, Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 13-2023

17 Nguyễn Thị Thục Hiền, 2023, Khủng hoảng ngân hàng và một số khuyến nghị đối với Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng.

18 Nguyễn Đình Cung, Kinh nghiệm xử lý tác động của khủng hoảng tài chính trong điều kiện hội nhập sâu rộng của Việt Nam, Trung tâm WTO.

19 Patrick Lenain, 2023, Bốn bài học từ khủng hoảng ngân hàng toàn cầu, Báo đầu tư.

20 Tình hình thị trường tài chính Việt Nam trong thời gian gần đây Tạp chí Công Thương 25/6/2023.

21 Trần Huy Tùng và Lê Thị Minh Ngọc, 2022, Nhìn lại quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2011 – 2022 và một số khuyến nghị, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ số 18/2022

23 Tài liệu quản trị rủi ro của IFC.

24 Viện nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng (iBt).

1 Beltran, D O (2010) Could asymmetric information alone have caused the collapse of private-label securitization? (No 1010) DIANE Publishing.

2 Banking crisis, n.d., 2016 https://www.worldbank.org/en/publication/gfdr/gfdr- 2016/background/banking-crisis

3 Brill, F.N., Robin, E., 2020 The risky business of real estate developers: network building and risk mitigation in London and Johannesburg Urban Geography 41, pages 36-54.

4 Dobler, M., Gray, S., Murphy, D., Radzewicz-Bak, B., 2016 The Lender of Last Resort Function after the Global Financial Crisis International Monetary Fund.

5 Federic S Mishkin, 1990, Asymetric information and financial crises: a historical perspective, NBER working paper series;

6 Eric Hal Schwartz (2021), “Bank of America’s Virtual Assistant Erica Explodes in Popularity”, Voicebot.ai, Toal Erica Users and Interactions.

7 Herring, R., Susan, W., 2003 Asset price bubbles: The implications for monetary, regulatory, and international policies 217, pages 217-230.

8 Laeven, M.L., Valencia, M.F., 2012 Systemic banking crises database: An update International Monetary Fund.

9 Latter.T, 1997, “The causes and management of banking crises”, Centre for central banking studies, Bank of England.

10 Mitch Strohm (2022), “Digital Banking Survey: How Americans Prefer to Bank”, Forbes AVISOR, How Americans Prefer to Bank.

11 Murphy, A (2008) An analysis of the financial crisis of 2008: causes and solutions An Analysis of the Financial Crisis of.

12 Poonam Gupta, 2002, “Banking crisis: A survey of the literature”, IMF.

13 René Bennett, Karen Bennett (2022), “Digital banking in 2022: Trends and statistics”, Bankrate, Digital banking trends.

14 Tu DQ Le, 2019, Financial soundness of Vietnamese commercial banks: ACAMELS approach.

Ngày đăng: 05/08/2024, 11:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Eric Hal Schwartz (2021), “Bank of America’s Virtual Assistant Erica Explodes in Popularity”, Voicebot.ai, Toal Erica Users and Interactions Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bank of America’s Virtual Assistant EricaExplodes in Popularity
Tác giả: Eric Hal Schwartz
Năm: 2021
9. Latter.T, 1997, “The causes and management of banking crises”, Centre for central banking studies, Bank of England Sách, tạp chí
Tiêu đề: The causes and management of banking crises
10. Mitch Strohm (2022), “Digital Banking Survey: How Americans Prefer to Bank”, Forbes AVISOR, How Americans Prefer to Bank Sách, tạp chí
Tiêu đề: Digital Banking Survey: How Americans Prefer toBank
Tác giả: Mitch Strohm
Năm: 2022
12. Poonam Gupta, 2002, “Banking crisis: A survey of the literature”, IMF Sách, tạp chí
Tiêu đề: Banking crisis: A survey of the literature
13. René Bennett, Karen Bennett (2022), “Digital banking in 2022: Trends and statistics”, Bankrate, Digital banking trends Sách, tạp chí
Tiêu đề: Digital banking in 2022: Trends andstatistics
Tác giả: René Bennett, Karen Bennett
Năm: 2022
2. Banking crisis, n.d., 2016 https://www.worldbank.org/en/publication/gfdr/gfdr-2016/background/banking-crisis Link
1. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội quý IV và năm 2022, Tổng cục thống kê Khác
2. Báo cáo sức khỏe tài chính của ngân hàng Việt Nam ra sao sau đại dịch Covid- 19?, Tại chí Kinh tế Sài Gòn Khác
4. Chính phủ (2008), Báo cáo tại Kỳ họp Quốc hội tháng 11 năm 2008 Khác
5. Các nguyên tắc thúc đẩy quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro theo Hiệp ước Basel III Khác
6. Đỗ Thu Hằng, Tạ Thanh Huyền, 2021. Thực trạng rủi ro hệ thống tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và một số khuyến nghị. Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng Khác
7. Hoàng Lan, 2023, Lấp khoảng trống pháp lý đối với khủng hoảng ngân hàng tại Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Việt Nam Khác
8. Hợp, P. P. L. Đ., Bình, P. P. T., Giao, G. T. N. Đ., & Kỷ, N. M. (1999). Kinh nghiệm quốc tế về khủng hoảng ngân hàng, vấn đề xử lí nợ và tác động đến chính sách tiền tệ, Bàn về quy định bán ngoại tệ giao ngay cho khách hàng Khác
9. Lê Thị Nguyệt Anh, Nguyễn Cảnh Long và Nguyễn Thị Kim Oanh, Những điều cần biết về khủng hoảng ngân hàng thế giới, Tạp chí Ngân hàng số 20/2019 Khác
10. Lê Quốc Hội, 2022. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam: Thực trạng năm 2012 và triển vọng năm 2013 Khác
11. Lê Huỳnh Phương Chinh, 2021, Pháp luật về tiền gửi được bảo hiểm, chấm dứt bảo hiểm tiền gửi và chi trả tiền bảo hiểm - thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện, Tạp chí Công Thương Số —8, tháng 4 năm 2021 Khác
12. Nga, P. T. H., Tiến, P. M., Thư, N. T. A., Nhi, T. T., Xuân, T. N., Quỳnh, T. N Khác
13. Ngọc Mai, 2023, Sáp nhập ngân hàng yếu để ổn định hệ thống, Báo Tiền Phong Khác
14. Nguyễn Thị Ánh Ngọc và Nguyễn Thị Diễm, 2023, Basel III: Quá trình thực hiện tại Việt Nam và một số khuyến nghị, Tạp chí Ngân hàng Khác
15. Nguyễn Hồng Sơn, Trần Thị Thanh Tú và Nguyễn Thị Nhung, 2017, Tái cơ cấu ngân hàng thương mại ở Việt Nam giai đoạn 2012-2016 từ khía cạnh xử lý các ngân hàng yếu kém, Tạp chí Ngân hàng Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w