1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BỔ SUNG KIẾN THỨC MÔN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

14 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 530 KB

Nội dung

Chi phí của ngân hàng thương mại bao gồm: o Chi phí hoạt động kinh doanh: Chi trả lãi gửi tiết kiệm, chi trả lãi tiền vay, chi trả lãi phát hành trái phiếu, chi nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và đối ngoại, các loại lệ phí hoa hồng và nghiệp vụ ủy nhiệm, chi về kinh doanh các loại vàng bạc đá quý. Ngoài ra ngân hàng còn các khoản chi khác phát sinh trong quá trình hoạt động. o Chi nộp thuế: Sau khi kinh doanh thu lời (lợi nhuận lớn hơn chi phí), các NHTM còn phải thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Cụ thể, họ phải nộp thuế lợi tức, thuế môn bài và các loại thuế khác. Các chi nhánh thuộc hệ thống ngân hàng nước ngoài thì phải nộp thuế lợi tức. Các khoản thuế khác do ngân hàng trung ương thực hiện. o Chi phí quản lý: Là các khoản phí đảm bảo các hoạt động của bộ máy ngân hàng. Chi cho nhân viên bao gồm các khoản lương, phụ cấp cho cán bộ công nhân viên ngân hàng, bảo hiểm xã hội và công tác xã hội, các khoản chi khác. Khoản chi này tuy không lớn nhưng nó rất quan trọng, nó ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh của từng ngân hàng. Các khoản chi phụ cấp, bảo hiểm xã hội phụ thuộc rất nhiều vào quy mô hoạt động và chế độ đãi ngộ từng ngân hàng. o Các khoản chi khác gồm các khoản chi: khấu hao tài sản cố định và thiết bị làm việc, chi cho việc thuê tài sản, bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, chi về công cụ lao động nhỏ, hoạt động quảng cáo, giấy tờ, in ấn, vật liệu văn phòng.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP HỒ CHÍ MINH

BỔ SUNG KIẾN THỨC MÔN: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Người thực hiện: Bùi Minh Hưng

Số điện thoại: 0986575186

Lớp: Bổ sung kiến thức môn Quản trị ngân hàng thương mại

Giảng viên:

Tp Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2020

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP HỒ CHÍ MINH

BỔ SUNG KIẾN THỨC MÔN: QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Người thực hiện: Bùi Minh Hưng

Số điện thoại: 0986575186

Lớp: Bổ sung kiến thức môn Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại

Giảng viên:

Tp Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2020

Trang 3

BẢNG CÂU HỎI

Câu 13 trang 111 1

Phân tích các nội dung chi tiết thuộc bảng tổng kết tài sản của ngân hàng thương mại 1 Câu 36 trang 113 4

Chi phí của ngân hàng thương mại bao gồm những khoản chi nào? Trong đó khoản chi nào chiếm tỷ trọng lớn làm ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng Hướng phấn đấu để giảm chi tiêu 4

Câu 60 trang 114 6

Các giải pháp nhằm gia tăng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng thương mại 6

Câu 113 trang 116 8

Thế nào là lãi suất tiền gửi? Thế nào là lãi suất cho vay? Thế nào là lãi suất chiết khấu? Thế nào là lãi suất tái chiết khấu 8

Câu 147 trang 118 9

Quy trình chiết khấu các giấy tờ có giá trị có gì khác quy trình cho vay ngắn hạn? Vì sao nói chiết khấu là hình thức tín dụng gián tiếp? 9

Trang 4

Câu 13 trang 111

Phân tích các nội dung chi tiết thuộc bảng tổng kết tài sản của ngân hàng thương mại

TÀI SẢN CÓ TIỀN TÀI SẢN NỢ TIỀN

I NGÂN QUỸ

1 Tiền

- Tiền mặt

- Vàng dự trữ

- Ngoại tệ

2 Tiền gửi

- Tiền gửi ở ngân hàng trung

ương

- Tiền gửi ở các ngân hàng

thương mại khác

3 Ngân quỹ đang thu

II TÍN DỤNG

1 Tín dụng ngắn hạn

2 Tín dụng trung và dài hạn

3 Các loại tín dụng khác

III ĐẦU TƯ

1 Đầu tư trực tiếp

2 Đầu tư gián tiếp

- Chứng khoán chính phủ

- Chứng khoán công ty

- Đầu tư khác

IV TÀI SẢN CÓ KHÁC

1 Lỗ

2 Các khoản phải thu

3 Khác

v v

I VỐN HUY ĐỘNG

1 Vốn huy động tiền gửi:

- Tiền gửi thanh toán

- Tiền gửi có kỳ hạn

- Tiền gửi tiết kiệm

- Tiền gửi khác

2 Vốn huy động khác:

- Chứng chỉ tiền gửi

- Trái phiếu ngân hàng

II VỐN VAY

1 Vay ngân hàng khác

2 Vay ngân hàng nước ngoài

3 Vay ngân hàng trung ương

III VỐN TỰ CÓ

1 Vốn điều lệ

2 Các quỹ

3 Lợi nhuận chưa chia

4 Các loại vốn khác

IV TÀI SẢN NỢ KHÁC

1 Kết quả tài chính

2 Lãi

3 Các khoản phải trả v v

Trang 5

Bổ sung kiến thức – Quản trị Ngân hàng Thương mại

Trả lời:

Nghiệp vụ tài sản nợ

Nghiệp vụ tài sản nợ, là nghiệp vụ dùng để hình thành nguồn vốn của thương mại Nguồn vốn của ngân hàng thương mại, gồm:

+ Nguồn vốn chủ sở hữu,

+ Nguồn vốn huy động

+ Nguồn vốn vay,

+ Nguồn vốn khác,

Trong đó nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ nguồn văn có doanh

Nghiệp vụ tài sản có

Khái niệm:

Nghiệp vụ tài sản có là nghiệp vụ sử dụng các nguồn vốn của ngân hàng thương mại vào hoạt động kinh doanh

* Các nghiệp vụ tài sản có:

Tài sản có ngân quỹ hay còn gọi là tiền dự trữ, tiền dự trữ của ngân hàng thương mại gồm:

+ Tiền mặt tại quỹ: gồm tiền giấy và tiền kim loại.Tiền mặt tại quỹ có khả năng thanh toán kịp thời nhất, nhưng tiền này không sinh lời cho ngân hàng

+ Tiền gửi ở các ngân hàng khác: được tính toán theo mức độ của quan hệ đại giữa các ngân hàng thương mại

+ Tiền gửi ở ngân hàng trung ương: gồm có tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi thanh toán, tiền gửi dự trữ thừa

+ Các giấy tờ có giá trị ngắn hạn, như: tín phiếu kho bạc nhà nước, tín phiếu ngân hàng nhà nước, các loại giấy tờ có giá trị khác có thể chuyển thành tiền mặt

Trang 6

Ở tài sản có tín dụng gồm:

Cho vay: sản xuất, kinh doanh thương mại hoặc kinh doanh dịch vụ, cho vay tiêu dùng, cho vay chỉ tiêu chính phủ

+ Chiết khấu: là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trong đó người vay tạm thời chuyển nhượng quyền sở hữu giấy nợ chưa đáo hạn cho ngân hàng để lấy một số tiền nhỏ hơn mệnh giá của giấy nợ

+ Bao thanh toán (Factoring): là dịch vụ mua lại các khoản nợ của các doanh nghiệp

và sau đó nhận các khoản chi trả của các yêu cầu đó

+ Ngoài ra còn có nghiệp vụ bảo lãnh, cho thuê tài chính, , vv Trong các nghiệp vụ tài sản có tín dụng, cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất và là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của các ngân hàng thương mại

* Tài sản có đầu tư:

Đầu tư trực tiếp: thông qua việc hùn vốn liên doanh, liên kết, thành lập công ty con hoặc mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, mua cổ phiếu sáng lập để tham gia hội đồng quản trị công ty và để phân chia lợi nhuận

Đầu tư gián tiếp: như mua công trái nhà nước, tín phiếu kho bạc nhà nước, tín phiếu ngân hàng nhà nước

Đầu tư khác, như đầu tư kinh doanh chứng khoán, kinh doanh ngoại tệ và kinh doanh khác

* Tài sản có khác, gồm:

Lỗ trong kinh doanh buộc ngân hàng phải chi phí

Những khoản phải thu nhưng chưa thu

Vốn sử dụng mua sắm trang thiết bị,

Trang 7

Bổ sung kiến thức – Quản trị Ngân hàng Thương mại

Câu 36 trang 113

Chi phí của ngân hàng thương mại bao gồm những khoản chi nào? Trong đó khoản chi nào chiếm tỷ trọng lớn làm ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng Hướng phấn đấu để giảm chi tiêu

Trả lời:

Chi phí của ngân hàng thương mại bao gồm:

o Chi phí hoạt động kinh doanh: Chi trả lãi gửi tiết kiệm, chi trả lãi tiền vay,

chi trả lãi phát hành trái phiếu, chi nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và đối ngoại, các loại lệ phí hoa hồng và nghiệp vụ ủy nhiệm, chi về kinh doanh các loại vàng bạc đá quý Ngoài ra ngân hàng còn các khoản chi khác phát sinh trong quá trình hoạt động

o Chi nộp thuế: Sau khi kinh doanh thu lời (lợi nhuận lớn hơn chi phí), các

NHTM còn phải thực hiện nghĩa vụ với nhà nước Cụ thể, họ phải nộp thuế lợi tức, thuế môn bài và các loại thuế khác Các chi nhánh thuộc hệ thống ngân hàng nước ngoài thì phải nộp thuế lợi tức Các khoản thuế khác do ngân hàng trung ương thực hiện

o Chi phí quản lý: Là các khoản phí đảm bảo các hoạt động của bộ máy ngân

hàng Chi cho nhân viên bao gồm các khoản lương, phụ cấp cho cán bộ công nhân viên ngân hàng, bảo hiểm xã hội và công tác xã hội, các khoản chi khác Khoản chi này tuy không lớn nhưng nó rất quan trọng, nó ảnh hưởng nhiều đến kết quả kinh doanh của từng ngân hàng Các khoản chi phụ cấp, bảo hiểm xã hội phụ thuộc rất nhiều vào quy mô hoạt động và chế độ đãi ngộ từng ngân hàng

o Các khoản chi khác gồm các khoản chi: khấu hao tài sản cố định và thiết bị

làm việc, chi cho việc thuê tài sản, bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, chi về công cụ lao động nhỏ, hoạt động quảng cáo, giấy tờ, in ấn, vật liệu văn phòng

Trang 8

Trong đó Chi phí hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn làm ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng

Hướng phấn đấu để giảm chi tiêu:

o Cắt giảm chi phí nhân công trong giai đoạn khó khăn

o Hạn chế các thiệt hại về thiết bị sản xuất, kinh doanh

o Tăng chi phí ban đầu cho việc đảm bảo an toàn lao động

o Tìm kiếm các nhà cung ứng tốt nhất

o Các chính sách khuyến khích nhân viên cắt giảm chi phí trong dài hạn

Trang 9

Bổ sung kiến thức – Quản trị Ngân hàng Thương mại

Câu 60 trang 114

Các giải pháp nhằm gia tăng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng thương mại

Trả lời:

Các giải pháp nhằm gia tăng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng thương mại:

Triển khai chính sách thu hút khách hàng

Với xu thế mở cửa hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính, các NHTM không chỉ cạnh tranh với các ngân hàng trong nước mà cả đối thủ nước ngoài Tuy nhiên, với việc am hiểu thị trường và tâm lý khách hàng trong nước, các ngân hàng trong nước thường có nhiều lợi thế hơn Các chính sách thu hút khách hàng mà NHTM áp dụng để phục vụ cho công tác huy động vốn bao gồm: Marketing, lãi suất, danh mục dịch vụ và các chính sách khác liên quan đến mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng Trên thực tế, chính sách huy động vốn của NHTM ở mỗi thời điểm có sự thay đổi khác nhau, phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế xã hội, nguồn vốn và nhu cầu thực tế của ngân hàng như thời điểm đầu năm, giữa năm, cuối năm, hay tính chất mùa vụ của các lĩnh vực cho vay Cùng với đó, các NHTM cần hỗ trợ và tư vấn cho khách hàng về các vấn

đề liên quan đến lĩnh vực tài chính - tiền tệ - ngân hàng, quan trọng hơn là giúp khách hàng có được danh mục đầu tư, lựa chọn các loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, qua đó giúp cho ngân hàng củng cố thêm mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng

Có chính sách lãi suất hợp lý

Trong hoạt động ngân hàng, công cụ lãi suất luôn được coi là một yếu tố góp phần tạo lập nguồn vốn cho ngân hàng thông qua huy động từ nền kinh tế Mặc dù, tại mỗi thời

kỳ khác nhau, mức lãi suất của ngân hàng đưa ra khác nhau nhưng phải đảm bảo yếu

tố hấp dẫn khách hàng, giữ chân khách hàng truyền thống, tìm kiếm thêm khách hàng mới Ở nước ta, chính sách lãi suất luôn là công cụ mà các NHTM sử dụng để thu hút vốn Nhiều ngân hàng quy mô nhỏ thiếu vốn thường đưa ra các mức lãi suất cao để cạnh tranh được với ngân hàng lớn Tuy nhiên, cuộc đua lãi suất thường gây ra nhiều rủi ro cho các ngân hàng do vậy, công cụ lãi suất về tương lai sẽ không còn hiệu quả (một mặt cũng bắt nguồn từ yêu cầu của cạnh tranh và quy định của luật pháp), thay vào đó cần nâng cao chất lượng phục vụ, dịch vụ ngân hàng cung cấp

Trang 10

Mở rộng hoạt động kinh doanh

Việc phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng có thể thông qua việc mở rộng mạng lưới và quan hệ đối tác Theo đó, mở rộng mạng lưới không chỉ giúp ngân hàng nâng cao khả năng huy động vốn mà còn đáp ứng nhiều mục tiêu mà ngân hàng đề ra Trong quá trình đó, các NHTM cần chú ý đến các yếu tố vị trí địa lý, phục vụ công tác đặt chi nhánh, phòng giao dịch cho ngân hàng của mình Việc mở rộng mối quan hệ với các tổ chức TCTD, các NHTM, các cá nhân, các tổ chức xã hội sẽ giúp cho các NHTM trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh hợp lý Đặc biệt, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, có mối quan hệ trực tiếp sẽ giúp NHTM trong việc dự báo các luồng tiền sẽ thay đổi

Đẩy mạnh chính sách marketing

Về mặt lý thuyết, hoạt động marketing bao hàm gần như tất cả các nội dung liên quan tới hoạt động của NHTM, trong đó có hoạt động huy động vốn Chính sách marketing

có sự tác động của nhiều nhân tố như: Phương pháp địng giá (xác định lãi suất), chính sách sản phẩm (cung ứng những dịch vụ mà ngân hàng có khả năng), chính sách phân phối, chính sách khuyếch trương- giao tiếp Trong thời gian qua, các NHTM ngày càng quan tâm đến công tác marketing nhằm thu hút khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh Thời gian tới, các ngân hàng cần tiếp tục đẩy mạnh công tác này với chiến lược triển khai khoa học, lộ trình chặt chẽ để đạt được hiệu quả cao nhất

Trang 11

Bổ sung kiến thức – Quản trị Ngân hàng Thương mại

Câu 113 trang 116

Thế nào là lãi suất tiền gửi? Thế nào là lãi suất cho vay? Thế nào là lãi suất chiết khấu? Thế nào là lãi suất tái chiết khấu

Trả lời:

Lãi suất tiền gửi là lãi suất mà ngân hàng trả cho các khoản tiền gửi của tổ chức, hoặc

cá nhân vào ngân hàng Lãi suất tiền gửi có nhiều mức khác nhau tùy thuộc vào loại tiền gửi (không kỳ hạn, có ký hạn hay tiết kiệm ), thời hạn gửi và quy mô tiền gửi Lãi suất cho vay là lãi suất tính trên số vốn mà bên vay phải trả kèm theo gốc tiền vay Lãi suất cho vay là giá cả của tiền vay thể hiện dưới hình thức tỷ lệ phần trăm trên số tiền vay theo khoảng thời gian xác định (tháng, năm) Lãi suất cho vay là nội dung bắt buộc các bên phải thỏa thuận khi ký kết hợp đồng tín dụng

Lãi suất chiết khấu (discount rate) là lãi suất mà ngân hàng trung ương áp dụng cho các khoản vay của ngân hàng thương mại tại quầy của nó

Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất tính trên số tiền ghi trên thương phiếu hoặc giấy tờ có giá trước khi đến hạn thanh toán

Lãi suất tái chiết khấu là giá cả của dịch vụ mua, bán thương phiếu, giấy tờ có giá Mức lãi suất tái chiết khấu phụ thuộc vào khả năng thanh toán của người có nghĩa vụ trả số tiền ghi trên thương phiếu hay giấy tờ có giá

Trang 12

Câu 147 trang 118

Quy trình chiết khấu các giấy tờ có giá trị có gì khác quy trình cho vay ngắn hạn? Vì sao nói chiết khấu là hình thức tín dụng gián tiếp?

Trả lời

Quy trình chiết khấu các giấy tờ có giá trị có gì khác quy trình cho vay ngắn hạn?

Chiết khấu thực chất là việc cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại mà trong đó doanh nghiệp chuyển nhượng thương phiếu và các giấy tờ có giá trị khác cho ngân hàng để nhận lại một khoản tiền nhỏ hơn trị giá của các giấy nợ

Quy trình chiết khấu

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ chiết khấu

 Đơn xin chiết khấu (lập theo đơn mẫu của ngân hàng)

 Bảng kê các giấy tờ có giá trị xin chiết khấu

 Các giấy tờ có giá trị (bản gốc) xin chiết khấu

Khi tiếp nhận hồ sơ xin chiết khấu, ngân hàng sẽ lập biên bản giao nhận hồ sơ gồm 2 bản, ngân hàng giữ 1 bản, giao khách 1 bản để thay cho biên nhân

Bước 2: Thẩm định hồ sơ xin chiết xuất

 Kiểm tra tổng quát về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của người xin chiết khấu

 Kiểm tra tính chất hợp pháp hợp lệ của các chứng khoán xin chiết khấu

 Kiểm tra thời hạn hiệu lực thanh toán của chứng khoán xem có phù hợp với thời đại chiết khấu tối đa quy định không

 Kiểm tra và xác định khả năng thanh toán của các chứng khoán tức là xem khả năng thanh toán của người trả tiền chứng khoán

 Kiểm tra mối quan hệ kinh tế thương mại giữa người mua, người bán, người phát hành trái phiếu, người mua trái phiếu

Trang 13

Bổ sung kiến thức – Quản trị Ngân hàng Thương mại

Bước 3: Quyết định chiết khấu và giải ngân

 Sau khi thẩm định ngân hàng quyết định chiết khấu, nếu:

+ Các giấy tờ có giá trị xin chiết khấu không đảm bảo các yếu tố pháp lý hoặc khả năng rủi ro có thể xảy ra với tỷ lệ cao, trong trường hợp này ngân hàng hoàn trả lại hồ

sơ cho khách hàng

+ Hồ sơ chiết khấu đảm bảo các điều kiện, trong trường hợp này ngân hàng thông báo cho người xin chiết khấu biết các điều kiện về: lãi suất chiết khấu; tỷ lệ hoa hồng; lệ phí và các khoản khác

 Ngân hàng đồng ý chiết khấu và giải ngân:

+ Khách hàng chuyển giao giấy tờ có giá trị và nhận tiền

+ Trước khi nhận tiền, khách hàng phải làm thủ tục ký hậu để chuyển quyền hưởng lợi cho ngân hàng và chuyển giao giấy tờ có giá trị cho ngân hàng giữ

+ Ngân hàng sẽ lập bảng kê chiết khấu theo mẫu sau đây để theo dõi nợ:

Bước 4: Bảo quản, thu nợ và thanh toán chứng khoán khi đáo hạn

+ Bảo quản: Trong thời gian chiết khấu, ngân hàng lưu giữ và bảo quản chứng

khoán có giá như bảo quản tiền mặt, lập bảng kê theo dõi thứ tự đáo hạn của các chứng khoán

+ Thu nợ: theo kế hoạch

+ Thanh toán khi đáo hạn: ngân hàng tiến hành đòi tiền con nợ của khách hàng xin chiết khấu hoặc người chấp nhận nợ chứng khoán

Vì sao nói chiết khấu là hình thức tín dụng gián tiếp?

Chiết khấu được xem như một hình thức cấp tín dụng gián tiếp, thực chất chiết khấu là việc ngân hàng tái tài trợ cho một quan hệ tín dụng đã hình thành trước đó, mà trong quan hệ tín dụng này, người đề nghị chiết khấu là chủ nợ, đã tài trợ vốn thông qua việc bán hàng hoá (nếu giấy nợ là thương phiếu) hoặc cho vay tiền, gửi tiền (nếu giấy nợ là các loại giấy tờ có giá khác) Như vậy, trong chiết khấu, ngân hàng chuyển tiền/ giải

Ngày đăng: 15/06/2024, 15:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w