Đề án được nghiên cứu với mong muốn mang lại góc độ tiếp cận, đánh giá chính xác về thực trạng trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắ
Lý do xây dựng đề án
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên quốc gia; là nơi để bố trí dân cư và điều kiện để phát triển các ngành kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; là tư liệu không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp Qua các thời kỳ, Đảng, Nhà nước ta luôn xác định đất đai là nguồn nội lực, là điều kiện để phát triển đất nước Chính sách, pháp luật đất đai ở nước ta xác định trên cơ sở củng cố chế độ sở hữu toàn dân, từng bước mở rộng các quyền của người sử dụng đất, quản lý chặt chẽ quỹ đất đai, sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả để phát triển bền vững đất nước trên nền tảng kinh tế - xã hội - môi trường
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý của người sử dụng đất Có thể thấy, giấy chứng nhận là cơ sở để người sử dụng đất chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp của mình, đối với người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp, quyền sử dụng đất vừa là tư liệu sản xuất, vừa là tài sản có giá trị to lớn cho cuộc sống của họ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở là cơ sở pháp lý để chủ sở hữu nhà thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà ở đó theo quy định của pháp luật
Thông qua hoạt động cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, Nhà nước sẽ dễ dàng quản lý các biến động về đất đai và các giao dịch dân sự về đất đai, cũng như giải quyết các tranh chấp đất đai, xác định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất hoặc xử lý vi phạm về đất đai Qua đó, giúp Nhà nước thực hiện công tác quản lý đất đai có hiệu quả hơn và góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân
Bên cạnh đó, thực hiện có hiệu quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở sẽ tạo cơ sở cho đất đai, nhà ở trở thành hàng hóa đặc biệt để đưa vào giao dịch hợp pháp trên thị trường bất động sản
Cần Giờ là một huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh, có diện tích hơn 1/3 diện tích toàn thành phố (70.445,34 ha/209.523,90 ha) Hiện nay, huyện Cần Giờ đang trong quá trình đô thị hoá mạnh mẽ, đặc biệt là việc Trung ương đầu tư các dự án mang tầm cỡ quốc gia (Dự án lấn biển 2.870 ha và Dự án Cảng biển trung chuyển quốc tế)
Tính đến cuối năm 2023, trên địa bàn huyện còn 447,03ha đất (tỷ lệ 3,57%) chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hoàn toàn là đất nông nghiệp) Mặc dù diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không nhiều, nhưng đó lại là những thửa đất còn có những khó khăn, vướng mắc trong việc xác lập quyền sử dụng đất, đặc biệt trong bối cảnh huyện Cần Giờ đang trong quá trình đô thị hoá mạnh mẽ thì việc khẩn trương cấp giấy chứng chứng nhận quyền sử dụng đất cho diện tích đất còn lại là hết sức cần thiết nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước về đất đai cũng như góp phần hạn chế những tranh chấp sau này Bên cạnh đó, hàng năm hồ sơ đăng ký cấp chứng nhận quyền sở hữu nhà ở so với số công trình nhà ở xây dựng hàng năm đạt tỷ lệ rất thấp
Xuất phát từ thực tế đó, nhận thức được vai trò, tầm quan trọng, cũng như với mong muốn tìm ra những giải pháp, đề xuất mang tính ứng dụng, thực tiễn trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình và cá nhân, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài: "Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh" để làm đề án tốt nghiệp.
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước hoặc có yếu tố nước ngoài có liên quan:
- Luận văn của tác giả Nguyễn Thị Dung (2017) “Thực thi pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” Luận văn tập trung đánh giá về thực trạng của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc cấp giấy chứng nhận trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Đề tài nghiên cứu khoa học của tác giả Phạm Thị Thu Hương (2016),
Thực trạng của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Tác giả tiếp cận từ góc độ nghiên cứu các quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước trong việc cấp giấy chứng nhận, thông qua các số liệu được cung cấp từ Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Vĩnh Phúc, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả của việc cấp giấy chứng nhận trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- Luận văn của tác giả Nguyễn Thị Minh (2013), Hoàn thiện pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Qua nghiên cứu tác giả tìm ra những nguyên nhân của những tồn tại, bất cập của pháp luật hiện hành, qua đó đề xuất một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động cấp giấy chứng nhận Trong luận văn này tác giả chưa nêu ra được các trường hợp phát sinh thực tiễn liên quan đến các bất cập
- Luận án của Đặng Anh Quân (2011) “Hệ thống đăng ký đất đai theo pháp luật đất đai Việt Nam và Thụy Điển” Nội dung luận án nêu lên thực trạng hiện nay của hệ thống đăng ký đất đai Việt Nam thông qua việc phân tích các quy định pháp luật điều chỉnh hệ thống và thực tế áp dụng các quy định này trong hoạt động đăng ký đất đai; nghiên cứu tổng quan về tình hình cấp giấy chứng nhận của Việt Nam, chỉ ra được các hạn chế trong công tác cấp giấy chứng nhận của Việt Nam Tuy nhiên, tác giả Đặng Anh Quân chỉ nêu lên tình hình chung về tiến độ cấp giấy chứng nhận, chưa nêu cụ thể các trường hợp phát sinh trong thực tế đối với hạn chế dẫn đến việc chậm cấp giấy chứng nhận trong thực tế
- Luận văn của tác giả Nguyễn Đắc Thắng (2020) “Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội” Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng việc áp dụng quy định pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Tốt (2014), Đánh giá thực trạng công tác giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Yên Châu tỉnh Sơn La Tác giả
Nguyễn Thị Tốt nghiên cứu những quy định của pháp luật và thực trạng công tác quản lý của Nhà nước về công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận tại địa bàn huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La Qua đó chỉ ra những khó khăn, vướng mắc và đề xuất một số biện pháp có tính khả thi giúp cho việc thống kê đất đai một cách hiệu quả, nhanh chóng, chính xác hơn
- Luận văn của tác giả Huỳnh Thị Tường Vy (2018) “Giải pháp nâng cao hiệu quả đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Tân Bình, thành phố
Hồ Chí Minh” Đề tài nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn quận Tân Bình
Bài viết: “Một số suy nghĩ về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” của tác giả Đặng Anh Quân đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 2 năm 2006 Nội dung bài viết phản ánh việc tồn tại của các mẫu giấy chứng nhận qua các thời kỳ; những bất cập, khó khăn trong việc vận dụng vào thực tiễn đối với các mẫu giấy chứng nhận, trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số kiến nghị liên quan mẫu giấy chứng nhận
Những công trình đã được công bố nêu trên, chỉ dừng lại ở các vấn đề pháp lý về cấp giấy chứng nhận chung cho nhiều đối tượng, nhiều loại đất, đồng thời khía cạnh thực tiễn chưa được đầu tư nghiên cứu sâu, có chăng chỉ nghiên cứu thực tiễn trong một vài vụ việc nổi cộm… như vậy chưa thể đánh giá một cách toàn diện, chính xác thực tiễn áp dụng pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Đề án trên cơ sở kế thừa những đóng góp khoa học từ các công trình nghiên cứu đã công bố trước đó để hoàn thiện, bổ sung nhưng vẫn đảm bảo tính mới trong việc tiếp cận đề tài nghiên cứu, không bị trùng lắp về ý tưởng.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Hồ Chí Minh, các chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước được quy định, cụ thể hóa trong phạm vi điều chỉnh đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: việc sử dụng phương pháp này là nhằm hướng đến việc phân tích, giải thích và đánh giá các quy định của pháp luật có liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận trong một hệ thống nhất định nhằm đưa ra dự đoán hoặc gợi ý cho hướng phát triển hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định được nghiên cứu
Phương pháp phân tích tổng hợp: sử dụng các số liệu thống kê về thực tiễn cấp giấy chứng nhận, từ những số liệu thu thập được, sẽ tiến hành phân tích, so sánh tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, quyền sở hữu nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân qua các năm trên địa bàn huyện với nhau, nhằm đánh giá đúng thực trạng Từ đó phân tích thuận lợi, khó khăn, bất cập trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho hộ gia đình, cá nhân.
Hiệu quả, lợi ích của đề án
Về mặt thực tiễn
tổ chức, cá nhân có thể tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu (2) Là nguồn tư liệu tham khảo quan trọng, mang tính kế thừa cho những công trình nghiên cứu công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở về sau (3) Nâng cao hiệu quả thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhất là đất nông nghiệp; quyền sở hữu nhà ở đối với hộ gia đình, cá nhân tại địa bàn huyện Cần Giờ (4) Giúp cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở nắm rõ hơn về các ưu điểm, hạn chế và đề ra các giải pháp khắc phục
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, Đề án được kết cấu bao gồm 03 chương như sau:
- Chương 1 Cơ sở pháp lý trong việc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
- Chương 2 Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở tại huyện Cần Giờ
- Chương 3 Định hướng, giải pháp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở tại huyện Cần Giờ
Phần NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ PHÁP LÝ TRONG VIỆC GIẤY CHỨNG NHẬN
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở
1.1 Nội dung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Cần Giờ
1.1.1 Khái niệm, thẩm quyền, trình tự, thủ tục, điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
1.1.1.1 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất (Điều 3 Luật Đất đai năm 2024)
Người sử dụng đất (theo Điều 5 Luật Đất đai 2013): Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:
- Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là tổ chức);
- Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);…
Tại Điều 4 Luật Đất đai năm 2024 (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm
2024) tại Điều 4 quy định về người sử dụng đất, trong đó không có đối tượng là hộ gia đình, góp phần tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Tuy nhiên, đối với các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp trước đây cho hộ gia đình, trong trường hợp thành viên đã thành niên trong hộ gia đình muốn tách ra một thửa riêng bằng văn bản thỏa thuận phân chia quyền sử dụng đất do Văn phòng công chứng xác nhận thì diện tích đất còn lại chưa xác định được cụ thể sẽ thuộc quyền sử dụng của những thành viên đã thành niên nào trong các thành viên còn lại trong hộ gia đình
Hiện nay trong các quy định của Nhà nước về đất đai chưa có định nghĩa về đất nông nghiệp, nhưng đất nông nghiệp được hiểu là loại đất phục vụ chủ yếu cho hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối
Theo Điều 9, Luật Đất đai 2024, nhóm đất nông nghiệp bao gồm: Đất trồng cây hằng năm, gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác; Đất trồng cây lâu năm; Đất lâm nghiệp, gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất; Đất nuôi trồng thủy sản; Đất chăn nuôi tập trung; Đất làm muối; Đất nông nghiệp khác
Trong đất nông nghiệp tiếp tục được phân chia thành nhiều loại đất tùy theo mục đích sử dụng; các văn bản pháp luật về đất đai cũng quy định về hạn mức giao đất nông nghiệp (tại Điều 176 Luật Đất đai 2024) không thay đổi so với Điều 129 Luật Đất đai 2013, cụ thể:
- Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau: Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long; không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác
- Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi
- Hạn mức giao đất cho mỗi cá nhân không quá 30 héc ta đối với mỗi loại đất: Đất rừng phòng hộ và đất rừng sản xuất
1.1.1.4 Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất a) Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình và cá nhân, đây là nội dung thể hiện rõ nét nhất sự thống nhất trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đồng thời để người dân biết chính xác nơi đến đăng ký cấp giấy chứng nhận Tại Điều 105 Luật Đất đai năm 2013 (nay là Điều 136 Luật Đất đai năm 2024) quy định:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp giấy chứng nhận
- Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ TRONG VIỆC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở
Nội dung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Cần Giờ
1.1.1 Khái niệm, thẩm quyền, trình tự, thủ tục, điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
1.1.1.1 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất (Điều 3 Luật Đất đai năm 2024)
Người sử dụng đất (theo Điều 5 Luật Đất đai 2013): Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:
- Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là tổ chức);
- Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);…
Tại Điều 4 Luật Đất đai năm 2024 (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm
2024) tại Điều 4 quy định về người sử dụng đất, trong đó không có đối tượng là hộ gia đình, góp phần tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Tuy nhiên, đối với các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp trước đây cho hộ gia đình, trong trường hợp thành viên đã thành niên trong hộ gia đình muốn tách ra một thửa riêng bằng văn bản thỏa thuận phân chia quyền sử dụng đất do Văn phòng công chứng xác nhận thì diện tích đất còn lại chưa xác định được cụ thể sẽ thuộc quyền sử dụng của những thành viên đã thành niên nào trong các thành viên còn lại trong hộ gia đình
Hiện nay trong các quy định của Nhà nước về đất đai chưa có định nghĩa về đất nông nghiệp, nhưng đất nông nghiệp được hiểu là loại đất phục vụ chủ yếu cho hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối
Theo Điều 9, Luật Đất đai 2024, nhóm đất nông nghiệp bao gồm: Đất trồng cây hằng năm, gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác; Đất trồng cây lâu năm; Đất lâm nghiệp, gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất; Đất nuôi trồng thủy sản; Đất chăn nuôi tập trung; Đất làm muối; Đất nông nghiệp khác
Trong đất nông nghiệp tiếp tục được phân chia thành nhiều loại đất tùy theo mục đích sử dụng; các văn bản pháp luật về đất đai cũng quy định về hạn mức giao đất nông nghiệp (tại Điều 176 Luật Đất đai 2024) không thay đổi so với Điều 129 Luật Đất đai 2013, cụ thể:
- Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau: Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long; không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác
- Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi
- Hạn mức giao đất cho mỗi cá nhân không quá 30 héc ta đối với mỗi loại đất: Đất rừng phòng hộ và đất rừng sản xuất
1.1.1.4 Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất a) Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình và cá nhân, đây là nội dung thể hiện rõ nét nhất sự thống nhất trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đồng thời để người dân biết chính xác nơi đến đăng ký cấp giấy chứng nhận Tại Điều 105 Luật Đất đai năm 2013 (nay là Điều 136 Luật Đất đai năm 2024) quy định:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp giấy chứng nhận
- Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam
Như vậy, từ các cơ sở trên, nhận thấy thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ gia đình và cá nhân thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; trường hợp cấp đổi, cấp lại hoặc cấp giấy chứng nhận khi người sử dụng đất nhận chuyển quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở, TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TẠI HUYỆN CẦN GIỜ
Các yếu tố ảnh hưởng
Huyện Cần Giờ nằm về phía Đông Nam TPHCM, cách trung tâm Thành phố khoảng 55km, có toạ độ được xác định 10 0 22’14’’ – 10 0 40’00’’ độ vĩ Bắc,
106 0 16’12’’ – 107 0 00’50’’ độ kinh Đông, chiều dài từ Đông sang Tây khoảng 30km, từ Bắc xuống Nam khoảng 35 km
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 70.445,34 ha diện tích đất tự nhiên, chiếm 33,62% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn thành phố, diện tích các nhóm đất cụ thể như sau:
STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Bảng 1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2024 huyện Cần Giờ
Trong tổng diện tích đất nông nghiệp là 46.875,35 ha, chiếm 66,54% so với tổng diện tích tự nhiên Cụ thể các loại đất như sau:
STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Đất nông nghiệp 46.875,34 100
2 Đất trồng cây hàng năm khác 1.103,98 2,36
3 Đất trồng cây lâu năm 2.916,03 6,22
5 Đất nuôi trồng thủy sản 6.103,10 13,02
Bảng 2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2024 huyện Cần Giờ 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Trong những năm qua, huyện Cần Giờ đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, xây dựng chính quyền, cải cách hành chính… Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng nông nghiệp đô thị, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất từng bước nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; chuyển đổi có hiệu quả đất nông nghiệp có năng suất thấp sang phát triển các lĩnh vực được ưu tiên như thương mại, dịch vụ, cơ khí… Kết cấu hạ tầng được đầu tư, nâng cấp, mở rộng, tạo điều kiện phát triển thu hút các đầu tư các nguồn lực khai thác tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng kinh tế của huyện Đặc biệt, huyện Cần Giờ được Trung ương cho chủ trường đầu tư 02 dự án lớn là Dự án Đô thị biển Cần Giờ, diện tích 2.870 ha và Dự án Cảng biển Trung chuyển Cần Giờ Đó là điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển và tiềm năng về thị trường bất động sản tại huyện Cần Giờ
2.1.3 Công tác quy hoạch sử dụng đất
Việc lập quy hoạch sử dụng đất là cơ sở để thực hiện các quy định pháp luật về đất đai, cung cấp căn cứ cho việc phân bổ đất đai vào các mục đích sử dụng khác nhau một cách khoa học, hiệu quả, hợp lý và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện Cần Giờ là huyện ngoại thành giáp biển duy nhất của Thành phố Hồ Chí Minh, có một khu rừng ngập mặn chiếm diện tích lớn so với diện tích tự nhiên, hệ thống sông rạch của huyện dày đặc Vì vậy, huyện Cần Giờ được định hướng phát triển theo hướng phát triển bền vững về du lịch sinh thái, đảm bảo môi trường, giữ được rừng ngập mặn, là lá phổi xanh của thành phố và khu vực Do đó, việc sử dụng đất của huyện có nhiều biến động và gây áp lực đến các cơ quan quản lý đất đai Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Kế hoạch số 649/KH-UBND ngày 08 tháng 3 năm 2021 về tổ chức thực hiện Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh giai đoạn 2021-2025; Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-
2030 cấp huyện; Quy hoạch nông thôn mới các xã trên địa bàn huyện
Năm 2023, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Cần Giờ đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất.
Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại địa bàn huyện Cần Giờ
2.2.1 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Theo số liệu tổng hợp báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện, tính đến ngày
31 tháng 12 năm 2023, Ủy ban nhân dân huyện đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cần Giờ, đạt tỷ lệ 96,43% (12.074,95/12.521,98ha), còn khoảng 447,03ha (tỷ lệ 3,57%) chưa cấp giấy chứng quyền sử dụng đất
Nguyên nhân chưa thực hiện xong việc cấp giấy chứng quyền sử dụng đất
- Một số hộ dân không có nhu cầu cấp giấy chứng nhận do cho rằng đất đai có nguồn gốc cụ thể do khai hoang hoặc cho tổ tiên để lại, hiện đang sử dụng, không ai xâm chiếm, vì vậy chưa cần thực hiện hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận Mặt khác, một số trường hợp có tâm lý sợ gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục hành chính về đất đai, nhất là khi thủ tục hành chính về đất đai còn rườm rà, phải đi lại nhiều lần; một số trường hợp do khó khăn về tài chính khi thực hiện đo đạc, bản vẽ để đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Từ đó cũng ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện
- Một số trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do quá trình lập hồ sơ các xã, thị trấn gặp một số khó khăn như đất có tranh chấp; chủ sử dụng đất đi làm ăn xa, không về địa phương để làm thủ tục; chủ hộ chết nhưng chưa thống nhất được người thừa kế; nhiều hộ vi phạm tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất Thông tin cá nhân của chủ sử dụng đất có nhiều biến động (từ chứng minh thư nhân dân sang căn cước công dân) nên việc hoàn thiện hồ sơ kéo dài thời gian
- Một vài đơn vị liên quan chưa tập trung đôn đốc, nắm bắt tình hình triển khai thực hiện; kiểm tra thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Một phần do lực lượng cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ tại ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, Phòng Tài nguyên và Môi trường ít trong khi khối lượng công việc lớn
2.2.2 Về giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại địa bàn huyện Cần Giờ
Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Cần Giờ trong giai đoạn 2019-2023, cụ thể như sau:
Năm 2019: Ủy ban nhân dân huyện đã tiếp nhận 286 hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó hồ sơ đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 157 hồ sơ Đã giải quyết đúng hạn 49 hồ sơ (chiếm tỷ lệ 31,21%; trễ hạn 108 hồ sơ (chiếm tỷ lệ 68,79%)
Năm 2020: Ủy ban nhân dân huyện đã tiếp nhận 616 hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó hồ sơ đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 243 hồ sơ Đã giải quyết đúng hạn 70 hồ sơ (chiếm tỷ lệ 28,81%; trễ hạn 173 hồ sơ (chiếm tỷ lệ 71,19%)
Năm 2021: Ủy ban nhân dân huyện đã tiếp nhận 454 hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó hồ sơ đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 292 hồ sơ Đã giải quyết đúng hạn 16 hồ sơ (chiếm tỷ lệ 39,73%; trễ hạn 176 hồ sơ (chiếm tỷ lệ 61,27%)
Năm 2022: Ủy ban nhân dân huyện đã tiếp nhận 732 hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó hồ sơ đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 484 hồ sơ Đã giải quyết đúng hạn 438 hồ sơ (chiếm tỷ lệ 90,5%; trễ hạn 46 hồ sơ (chiếm tỷ lệ 9,5%)
Năm 2023: Ủy ban nhân dân huyện đã tiếp nhận 906 hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó hồ sơ đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 536 hồ sơ Đã giải quyết đúng hạn 443 hồ sơ (chiếm tỷ lệ 82,65%); trễ hạn 93 hồ sơ (chiếm tỷ lệ 17,35%)
Tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hạn
Trả hồ sơ, rút hồ sơ Đúng hạn
Bảng 3 Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất huyện Cần Giờ
2.2.3 Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Cần Giờ
- Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong giai đoạn 2019
- 2023 được quan tâm thực hiện, đến nay đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 96,43%
- Hồ sơ hành chính về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được giải quyết chặt chẽ đúng theo trình tự, thủ tục theo quy định Tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn ngày càng được nâng lên
- Công tác phối hợp của các cơ quan trong công tác tham mưu Uỷ ban nhân dân huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày càng chặt chẽ
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giải quyết hồ sơ hành chính như: phần mềm vilix, Micro station, phần mềm tiếp nhận hồ sơ một cửa điện tử của thành phố…
- Công tác cải cách hành chính được triển khai thực hiện có hiệu quả: Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giải quyết hồ sơ hành chính về đất đai, thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong tiếp nhận và hoàn trả kết quả
- Việc giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân còn chậm thời gian so với quy định
- Công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong giải quyết hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa thống nhất được nội dung xác minh về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất trong đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận của hộ gia đình, cá nhân giữa Ủy ban nhân dân cấp xã và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện; có nhiều trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trả đi trả lại nhiều lần để điều chỉnh, bổ sung, ảnh hưởng nhiều đến thời gian giải quyết hồ sơ cũng như người dân phải đi lại nhiều lần
- Qua nghiên cứu các phiếu ISO hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thấy, số lượng hồ sơ bị trả lại chiếm tỷ lệ lớn so so với số lượng hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (878/2994 hồ sơ, tỷ lệ 29,33%)
ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TẠI HUYỆN CẦN GIỜ
Một số định hướng trong công tác quản lý đất đai, nhà ở
3.1.1 Định hướng của Trung ương
Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương đã chỉ ra một trong những hạn chế, bất cập, chồng chéo trong công tác quản lý và sử dụng đất
Chỉ thị số 1474/CT-TTg, ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng chính phủ về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất Theo đó đề ra nhiệm vụ đến năm 2030, hệ thống quy định pháp luật về đất đai phải được hoàn thiện đồng bộ, thống nhất; khắc phục bằng được tình trạng sử dụng đất lãng phí, để đất hoang hoá và khắc phục xong những tồn tại, vướng mắc về quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo đẩy mạnh việc cấp Giấy chứng nhận ở địa phương, nhất là đất ở và đất chuyên dùng; trong đó giao chỉ tiêu cụ thể cho các địa phương thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xác định đó là một trong những tiêu chí để đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của địa phương
3.1.2 Định hướng của Thành phố Hồ Chí Minh
Trong các văn bản, báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố liên quan đến công tác quản lý đất đai, đều nhận định việc chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất làm ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích chính đáng của người dân Do đó, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành nhiều văn bản triển khai thực hiện để tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Mới nhất, trong năm 2023, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Kế hoạch triển khai “Thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn"
3.1.3 Định hướng của huyện Cần Giờ
Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Cần Giờ, nhiệm kỳ 2020-
2025 đề ra “cơ bản hoàn thành việc cấp chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân” và Nghị quyết số 09-NQ/HU ngày 15 tháng 4 năm
2021 của Ban Thường vụ Huyện ủy về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn huyện, giai đoạn 2021-2025 Đề ra chỉ tiêu “Hoàn thành 100% việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trường hợp đúng đối tượng thuộc
08 khu dân cư của Đề án 1280 khi có hồ sơ hoàn chỉnh theo quy định”.
Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở tại huyện Cần Giờ
3.2.1 Tăng cường công tác tuyên truyền đối với người dân về quyền lợi khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
Tăng cường tuyên truyền vận động các trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đảm bảo quyền lợi chủ sử dụng đất; quyền của người chủ sở hữu nhà ở
Các địa phương chủ động triển khai kế hoạch cho người sử dụng đất đăng ký đồng loạt, không chờ người sử dụng đất tới đăng ký như trước đây
Có chủ trương về việc thông báo điều chỉnh rộng rãi về việc bổ sung chủ sử dụng đất từ hộ gia đình sang các cá nhân là thành viên (nếu có nhu cầu), việc này đòi hỏi sự phối hợp của các cơ quan chức năng có liên quan, tức là ghi đủ tên các thành viên của hộ hoặc một hay một số cá nhân khi có căn cứ chứng minh nguồn gốc đất đó do cá nhân chuyển nhượng, được chia tách hoặc do thừa kế, tặng cho riêng
Thực hiện đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn với quyền được tiếp cận thông tin Theo đó, cá nhân tổ chức có quyền được tra cứu thông tin trên hệ thống cơ quan nhà nước trên cơ sở hệ thống dữ liệu của cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai
Uỷ ban nhân dân huyện Cần Giờ phải có lộ trình cụ thể và gắn trách nhiệm cụ thể đối với việc thực hiện chậm tiến độ cấp giấy chứng nhận trên địa bàn Phấn đấu đến năm 2030, hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho cá nhân trên địa bàn huyện Cần Giờ đạt 100% Nâng cao tỷ lệ hộ gia đình, cá nhân đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở trên số công trình nhà ở được xây dựng hàng năm
3.2.2 Xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai
Tiếp tục thực hiện hoàn thiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai về hồ sơ địa chính, nhà ở, các bản đồ, số liệu, trong đó chú ý việc chia sẻ dữ liệu của các cơ quan có liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như cơ quan quản lý thuế, quản lý dân cư… để giải quyết nhanh chóng thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, để phục vụ nhân dân, đồng thời, thông qua hệ thống dữ liệu đất đai, nhà ở, các cơ quan có thẩm quyền và người dân có thể kiểm tra, giám sát quá trình giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận
Các cơ quan quản lý Nhà nước về quản lý đất đai, nhà ở thực hiện tốt công tác cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu về đất đai, nhà ở
Rà soát lại việc cập nhật các sổ đăng ký biến động đất đai bằng giấy và điện tử, việc lưu các giấy chứng nhận khi có biến động, cập nhật bản đồ địa chính … để giúp cho việc theo dõi và quản lý biến động đất đai trên địa bàn
Hoàn thiện việc chỉnh lý, đo đạc bản đồ địa chính phù hợp với tình hình biến động đất đai theo hiện trạng để làm cơ sở cho việc giải quyết hồ sơ cấp Giấy chứng nhận của hộ dân nói riêng và quản lý đất đai trên địa bàn nói chung
3.2.3 Tiếp tục cải cách hành chính trên lĩnh vực đất đai, nhà ở
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong giải quyết thủ tục hành chính đất đai, trong đó áp dụng quản lý quy trình giải quyết hồ sơ theo ISO điện tử Tiếp tục thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên phần mềm quản lý và khai thác sử dụng hiệu quả Chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan có liên quan trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như công tác quy hoạch, cơ quan thuế, quản lý dân cư
Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc giải quyết thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trong thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
3.2.4 Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện công vụ về lĩnh vực đất đai, nhà ở
Cấp ủy, chính quyền địa phương chú trọng việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức, ý thức công vụ cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, cán bộ địa chính, quản lý đất đai, nhà ở các cấp
Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ Rà soát, sửa đổi, bổ sung quy chế phối hợp, bảo đảm hoạt động hiệu quả, nâng cao chất lượng giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
3.2.5 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai, nhà ở Triển khai cài đặt phần mềm VBDLIS cho các cơ quan thực hiện quản lý đất đai và giải quyết hồ sơ đất đai Nâng cao việc giải quyết hồ sơ hành chính, tiến hành cho các xã, thị trấn và các phòng, ban ứng dụng chương trình VBDLIS trong quản lý dữ liệu hồ sơ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đăng ký biến động đất đai, chỉnh lý hồ sơ địa chính, hạn chế việc giải quyết hồ sơ trễ hạn
3.2.6 Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai
Tăng cường theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành Làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu, tập thể, cá nhân liên quan đối với trường hợp buông lỏng, vi phạm trong việc cấp giấy chứng nhận
Tổ chức thực hiện, lộ trình thực hiện
3.3.1 Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ
Chỉ đạo rà soát, tập trung khắc phục những vấn đề hạn chế, tồn tại, bất cập trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các biện pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn với xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai bảo đảm đồng bộ, hiện đại, vận hành ổn định, hiệu quả Phấn đấu đến năm 2030 hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho cá nhân trên địa bàn huyện Cần Giờ đạt 100%
Tập trung xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai hiện đại, đáp ứng yêu cầu vận hành đồng bộ, kết nối liên thông với các ngành, các lĩnh vực khác và tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định Bố trí đủ kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện công tác đo đạc, chỉnh lý biến động bản đồ, hồ sơ địa chính; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn với xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Đến năm 2026, hoàn thành hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn
Chỉ đạo rà soát các vướng mắc, bất cập liên quan đến các quy định, quy trình, thủ tục hành chính thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, kịp thời điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnh bảo đảm phù hợp, thuận lợi, rút ngắn thời gian, quy trình thực hiện
Chỉ đạo thực hiện tốt công tác cải cách hành chính ở địa phương, thực hiện tốt quy trình ISO trong giải quyết thủ tục hành chính đất đai, góp phần giải quyết nhanh chóng, kịp thời thủ tục hành chính cho người dân, tránh gây phiền hà cho người dân Đến năm 2027, tỷ lệ giải quyết hồ sơ hành chính về đất đai đạt trên 98%
3.3.2 Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cần Giờ
Trong giai đoạn 2024-2028, phối hợp với Phòng Quản lý đô thị trong việc quy hoạch xây dựng, quy hoạch đất phát triển đô thị, đất khu dân cư nông thôn để đảm bảo tính thống nhất với quy hoạch sử dụng đất Hiện nay, trên địa bàn huyện triển khai xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới, vì vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác xây dựng, điều chỉnh quy hoạch cho thống nhất với phương án quy hoạch sử dụng đất được duyệt
Triển khai thực hiện các biện pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn với xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai bảo đảm đồng bộ, hiện đại, vận hành ổn định, hiệu quả Tập trung xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai hiện đại (hoàn thành trong năm 2026)
Hàng năm, cùng với Ủy ban nhân dân xã, thị trấn rà soát các trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, để tham mưu Ủy ban nhân dân huyện các giải pháp hoàn thiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Đồng thời, rà soát các trường hợp sử dụng đất sai mục đích với hồ sơ địa chính và quy hoạch sử dụng đất được duyệt, đề xuất phương án xử lý cho phù hợp
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất theo quy hoạch đã được phê duyệt Hàng năm, kiểm tra ít nhất 02 xã, thị trấn về việc quản lý, sử dụng đất theo quy hoạch đã được phê duyệt
Xây dựng kế hoạch để giải quyết dứt điểm các tồn đọng trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn huyện Kịp thời báo cáo, đề xuất Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, để giải quyết nhanh chóng, đảm bảo quyền, lợi ích của người dân (thực hiện trong năm 2024)
Khẩn trương đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai các phần mềm quản lý đất đai để đưa vào sử dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong việc giải quyết hồ sơ đất đai (thực hiện trong năm 2024)
3.3.3 Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thuộc huyện Cần Giờ
Quản lý chặt chẽ quỹ đất đã được quy hoạch Thường xuyên kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất theo quy hoạch đã được phê duyệt, kịp thời đề xuất xử lý các trường hợp vi phạm
Rà soát các trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, để tuyên truyền, vận động người dân làm hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các trường hợp đủ điều kiện Đồng thời, đề xuất giải pháp đối với các trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Đến năm 2030 hoàn thành việc đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn đạt 100%
Thực hiện tốt quy trình đề nghị cấp giấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đảm bảo thời gian, nội dung theo yêu cầu, trong đó chú trọng công tác xác minh nguồn gốc sử dụng đất
Thực hiện tốt công tác vận động người dân thực hiện chính sách khuyến khích, đầu tư, bảo vệ, sử dụng tiết kiệm đất Hàng năm, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn có kế hoạch rà soát việc sử dụng đất trên địa bàn; có đề nghị Ủy ban nhân dân huyện biện pháp thực hiện.
Kiến nghị
3.4.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thứ nhất, các cơ quan có thẩm quyền cần có hướng dẫn thực hiện cụ thể đối với các trường hợp người dân được giao đất trái thẩm quyền nhưng sử dụng ổn định lâu dài, không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước
Thứ hai, có hướng dẫn cụ thể đối với hồ sơ thừa kế đất đai: khi hộ gia đình, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính, các cơ quan tiến hành đo đạc thực tế sử dụng thì có biến động ranh, giảm diện tích sử dụng đất (do người khác sử dụng, làm đường giao thông )
Thứ ba, cần bổ sung quy định cụ thể về việc xử lý trách nhiệm, trách nhiệm bồi thường của tập thể, cá nhân trong trường hợp giao đất không đúng thẩm quyền, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ, liên quan đến giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tạo ra sự răn đe tránh việc thiếu các quy định áp dụng giải quyết khi có sự vi phạm xảy ra
Thứ tư, cần bỏ quy định về hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình tại Điều 176 Luật Đất đai năm 2024, nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể có thể tiếp cận quyền sử dụng đất của mình, nhằm mục đích phát triển nông nghiệp quy mô lớn
Bổ sung quy định cụ thể hơn về những trường hợp hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp (mà không thuộc trường hợp nhà nước giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình theo chủ trương chung) thì được cấp giấy chứng nhận theo hình thức thuê đất hoặc giao đất khi đất đó có nguồn gốc của chính họ, nhằm đảm bảo tính khả thi và hợp lý, hạn chế khiếu kiện của người sử dụng đất Quy định hiện tại nêu trường hợp thuê đất không được cấp Giấy chứng nhận, mà không phân biệt nguồn gốc, lịch sử thửa đất trước đây đất do Nhà nước giao hay đất tự có
Thứ năm, cần có biện pháp giới hạn quyền sử dụng và định đoạt tài sản khi không thực hiện theo quy định về quản lý đất đai Đối với trường hợp khi giấy chứng nhận quyền sử đất nông nghiệp hết hạn sử dụng, hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện thủ tục đề nghị gia hạn sử dụng đất Trong trường người sử dụng đất trong khoảng thời gian cụ thể không thực hiện thủ tục đề nghị gia hạn thì các cơ quan có thẩm quyền cần có văn bản nhắc nhở, sau khi nhắc nhở một số lần theo quy định, chủ thể vẫn không thực hiện thì Nhà nước có quyền không tiếp tục cho sử dụng đất Cụ thể Nhà nước sẽ thu hồi thửa đất đó
Thứ sáu, cần có hướng dẫn giải quyết hồ sơ cấp mới đối với loại đất nông nghiệp, nhưng hiện trạng thực tế đã xây dựng công trình nhà ở xây dựng nhiều năm, không bị xử phạt vi phạm hành chính
Thứ bảy, cần bổ sung theo hướng công nhận việc cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp đã có quyết định xử lý vi phạm hành chính và các trường hợp người sử dụng đất phù hợp quy hoạch sử dụng đất
3.4.2 Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Cần bỏ quy định về thời gian niêm yết khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhằm rút ngắn các bước theo quy trình cũng như thời gian giải quyết thủ tục hành chính về đất đai đối với những trường hợp có hiện trạng đất sử dụng ổn định, có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Khoản
1 Điều 100 Luật đất đai năm 2013 (nay là Khoản 1 Điều 137 Luật Đất đai năm
2024) thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không cần phải xác nhận điều kiện tranh chấp và niêm yết
Bổ sung hướng dẫn cụ thể việc giải quyết đối với những trường hợp giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định và đã thực hiện việc chuyển quyền nhưng đến nay đương sự hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới phát hiện mà trường hợp này các chủ thể có liên quan không khiếu kiện, thống nhất điều chỉnh lại giấy chứng nhận đã cấp một cách nhanh nhất (không cần niêm yết) Điều này vừa đơn giản hoá thủ tục, thời gian, chi phí, khối lượng công việc phải giải quyết vừa giúp Nhà nước thực hiện tốt chức năng quản lý, khắc phục được các sai sót khó tránh khỏi trong quá trình cấp giấy chứng nhận trước đây Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành bộ thủ tục hành chính chung về đất đai theo hướng tinh gọn, đơn giản các thủ tục, nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Cần bổ sung quy định về hình thức nộp hồ sơ trực tuyến trong đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, để tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất khi thực hiện thủ tục hành chính về đất đai
Các cơ quan Nhà nước cần có quy định cơ quan thực hiện việc đo đạc, bản vẽ hiện trạng để tránh gây phiền hà cho người dân trong trường hợp có sự thay đổi hiện trạng sử dụng đất, điều chỉnh lại quy hoạch
3.4.3 Tòa án nhân dân các cấp ban hành bản án có nội dung cụ thể, rõ ràng
Tòa án nhân dân các cấp khi ban hành bản án về giải quyết các vụ việc đất đai, cần có kết luận, yêu cầu cụ thể, rõ ràng, để cơ quan Nhà nước căn cứ thực hiện, đảm bảo quyền lợi của hộ gia đình, cá nhân về quyền sử dụng đất, tránh để tiếp tục phát sinh đơn thư tố cáo, phản ánh đến các cơ quan có thẩm quyền, gây ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước
Qua nghiên cứu về thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở tại địa bàn huyện Cần Giờ Căn cứ vào những định hướng của Chính phủ, của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và của huyện Cần Giờ, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở tại địa bàn huyện Cần Giờ cho hộ gia đình, cá nhân đã được đề xuất bao gồm: (1) Tăng cường công tác tuyên truyền đối với người dân về quyền lợi khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (2) Xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai
(3) Tiếp tục cải cách hành chính trên lĩnh vực đất đai, nhà ở (4) Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện công vụ về lĩnh vực đất đai, nhà ở (5) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin (6) Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai Lộ trình và nguồn lực tổ chức thực hiện Các kiến nghị bao gồm: (1) Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; (2) Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; (3) Tòa án nhân dân các cấp ban hành bản án có nội dung cụ thể, rõ ràng