ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÀNG VĂN BÍNH ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TR
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
BÀNG VĂN BÍNH
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN CHỢ CHU, HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM GIAI ĐOẠN 2018 - 2022
Ngành: Quản lý đất đai
Mã số ngành: 8.85.01.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Huy Trung
Thái Nguyên – 2024
Trang 2i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn/đề án là trung thực, khác quan
và chưa từng dùng để bảo vệ lất bất kỳ học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn/ đề án này đều được chỉ
rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn/đề án
Bàng Văn Bính
Trang 3ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính
trọng và biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Huy Trung (người hướng dẫn khoa
học) đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Quản lý Tài Nguyên, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND huyện Định Hóa, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, cùng tất cả các bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện hoàn thành đề tài này
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./
Tác giả
Bàng Văn Bính
Trang 4iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ ix
THESIS ABSTRACT xi
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
3 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 3
3.1 Ý nghĩa lý luận 3
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.1.1 Khái quát về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất 4
1.1.2 Khái quát về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 7
1.2 Cơ sở pháp lý: 8
1.2.1 Các văn bản pháp lý 8
1.2.2 Tổng quan về giấy chứng nhận 9
1.3 Cơ sở thực tiễn: 12
1.3.1 Công tác quản lý đất đai và cấp giấy chứng nhận QSD đất tại một số nước trên thế giới 12
1.3.2 Tình hình công tác cấp giấy chứng nhận ở Việt Nam từ khi thực hiện luật đất đai năm 2013 13
1.3.3 Tình hình công tác cấp giấy chứng nhận trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 15
Chương 2 NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
Trang 5iv
2.1 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 19
2.1.1 Phạm vi nghiên cứu: 19
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu: 19
2.2 Nội dung nghiên cứu: 19
2.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tỉnh hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 19
2.2.2 Thực trạng công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa giai đoạn 2018 - 2022 19
2.2.3 Đánh giá của người dân về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn thị trấn Chợ Chu giai đoạn 2018-2022 20
2.2.4 Thuận lợi, khó khăn và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn thị trấn Chợ Chu giai đoạn 2018 - 2022 20
2.3 Phương pháp nghiên cứu 20
2.3.1 Phương pháp điều tra thu thập và thừa kế số liệu, tài liệu (Số liệu thứ cấp) 20
2.3.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu từ người dân thông qua phiếu điều tra (Số liệu sơ cấp): 21
2.3.3 Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp số liệu 21
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 22
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 22
3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội thị trấn Chợ Chu 23
3.1.3 Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 28
Trang 6v
3.2 Thực trạng công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn thị trấn Chợ Chu, huyện
Định Hóa giai đoạn 2018 - 2022 32
3.2.1 Đánh giá theo thời gian 32
3.2.2 Đánh giá theo loại đất 35
3.2.3 Đánh giá theo loại hồ sơ 40
3.2.4 Tình hình thu nộp ngân sách từ công tác cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa giai đoạn 2018 - 2022 49
3.3 Đánh giá của người dân về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn thị trấn Chợ Chu giai đoạn 2018 – 2022 51
3.3.1 Tổng hợp ý kiến người dân về thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giai đoạn 2018 – 2022 51
3.3.2 Tổng hợp đánh giá về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của người dân trên địa bàn huyện thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa giai đoạn 2018 – 2022 53
3.4 Thuận lợi, khó khăn và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn thị trấn Chợ Chu giai đoạn 2018 - 2022 56
3.4.1 Thuận lợi 56
3.4.2 Khó khăn 56
3.4.3 Đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác cấp GCN 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60
1 Kết luận 60
2 Kiến nghị 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
Trang 7vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 1: Tổng hợp số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Định Hóa tới năm 2020 17 Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên năm 2022 30 Bảng 3.2: Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn thị trấn Chợ Chu giai đoạn
2018 - 2022 theo thời gian 32 Bảng 3.3: Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn thị trấn Chợ Chu giai đoạn
2018 - 2022 theo loại đất 35 Bảng 3.4: Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn thị trấn Chợ Chu giai đoạn
2018 - 2022 theo loại đất 39 Bảng 3.5: Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn thị trấn Chợ Chu giai đoạn 2018-2022 theo loại hình hồ sơ 40 Bảng 3.6: Kết quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn thị trấn Chợ Chu giai đoạn 2018-2022 theo loại hình hồ sơ qua các năm 44 Bảng 3.7: Kết quả thu lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn thị trấn Chợ Chu giai đoạn 2018 – 2022 50 Bảng 3.8: Tổng hợp ý kiến người dân về thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giai đoạn 2018 – 2022 51 Bảng 3.9: Tổng hợp ý kiến người dân về công tác cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn thị trấn Chợ Chu giai đoạn 2018 – 2022 53
Trang 8vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 3 1: Sơ đồ hành chính thị trấn Chợ Chu Error! Bookmark not defined
Hình 3.2: Số lượng hồ sơ tiếp nhận và xử lý của thị trấn Chợ Chu giai đoạn
2018 - 2022 theo thời gian 33 Hình 3.3: Số lượng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thị trấn Chợ Chu giai đoạn 2018 – 2022 theo loại đất 36 Hình 3.4: Số lượng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thị trấn Chợ Chu giai đoạn 2018 – 2022 theo loại hình hồ sơ 41 Hình 3.5: Số lượng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thị trấn Chợ Chu giai đoạn 2018 – 2022 theo loại hình hồ sơ qua các năm 42
Trang 9viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
GCNQSDĐ Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất HĐND Hội đồng nhân dân
Trang 10ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ
1 Thông tin chung
1.1 Họ tên tác giả luận văn: Bàng Văn Bính
1.2 Tên luận văn: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn thị
trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018 - 2022
1.3 Ngành khoa học của luận văn: Quản lý đất đai; Mã số: 8.85.01.03 1.4 Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Huy Trung
1.5 Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông lâm –Đại học Thái Nguyên
2 Mục đích nghiên cứu: Đánh giá kết quả công tác cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa giai đoạn 2018 – 2022 Đánh giá thuận lợi, khó khăn và đưa ra định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật
về đăng ký và cấp GCNQSDĐ và nâng cao hiệu quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa giai đoạn 2018 - 2022
3 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp: Phương pháp thu thập việc thu thập số liệu; Phương pháp điều tra thu thập số liệu từ người dân thông qua phiếu điều tra; Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp từ các cơ quan chức năng để hiểu rõ về điều kiện khu vực và quy trình đăng ký đất đai, cũng như nắm vững văn bản pháp luật liên quan Thu thập số liệu sơ cấp qua phiếu điều tra từ 60 người dân tại Chợ Chu, nhằm mục đích cải thiện các quy trình liên quan đến đất đai Cuối cùng, phân tích, so sánh và tổng hợp dữ liệu thu được để đề xuất giải pháp cải thiện, sử dụng các công cụ như bảng biểu và hình ảnh minh họa để hỗ trợ trong việc đưa ra quyết định
Trang 11x
4 Kết quả nghiên cứu và kết luận
Trong giai đoạn 2018 – 2022 trên địa bàn thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa có 1229/1382 hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận được giải quyết cấp GCN, với tổng diện tích là 126,67ha Trong đó đánh giá theo các năm trong giai đoạn:
- Năm 2021 là năm có số lượng hồ sơ đăng ký xin cấp giấy chứng nhận nhiều nhất, với 469/560 hồ sơ, chiếm 83,75 % tổng số hồ sơ đăng ký Tiếp đó
là năm 2019, với 220/234 hồ sơ, chiếm 94,02 % tổng số hồ sơ đăng ký Năm
2018 là năm có số lượng hồ sơ đăng ký ít nhất, với 152/176 hồ sơ, chiếm 86,36 % tổng số hồ sơ đăng ký
- Theo loại đất trong giai đoạn 2018 – 2022 có 375 hồ sơ cấp GCN cho đất ở đô thị, tương ứng với 5,72ha; Nhóm đất sản xuất nông nghiệp có 779 hồ
sơ được cấp GCN với 83,21ha; Đất lâm nghiệp có 51 hồ sơ được cấp GCN với 33,91ha; Đất nuôi trồng thủy sản có 21 hồ sơ được cấp GCN với 3,73ha;
- Theo loại hình hồ sơ giai đoạn 2018 – 2022 có số lượng hồ sơ cấp GCN do đăng ký biến động khác là nhiều nhất với 677 hồ sơ GCN được giải quyết; Cấp GCN do đăng ký biến động chuyển quyền có 420 hồ sơ GCN được giải quyết; Cấp GCN do bị mất có 18 hồ sơ GCN được giải quyết; Cấp đổi GCN có 114 hồ sơ GCN được giải quyết
- Đề tài đã thực hiện cuộc điều tra với 60 đối tượng sử dụng đất, sử dụng một bộ câu hỏi được thiết kế đặc biệt để đánh giá các ưu điểm và thách thức liên quan đến quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Dựa trên các nhận định về thuận lợi và khó khăn trong quản lý đất đai nói chung, cũng như quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, và tài sản liên quan nói riêng, đề tài đã đưa ra một số giải pháp để tăng cường hiệu suất của công tác cấp giấy chứng nhận tại địa phương trong thời gian sắp tới
Trang 12xi
THESIS ABSTRACT
1 General information:
1.1 Author’s full name: Bang Van Binh
1.2 Project title: Evaluation of the Process for Issuing Land Use
Rights, Homeownership, and related Assets in Cho Chu Town, Dinh Hoa
District, Thái Nguyên Province from 2018 to 2022
1.3 Major: Land Management Code: 8.85.01.03
1.4 Scientific instrutor: Dr Nguyen Huy Trung
1.5 Tranining facility: Thai Nguyen University of Agriculture and
3 Research Methods
The thesis employs a combination of data collection techniques, including surveys conducted via questionnaires distributed to residents, and analytical methods such as comparison and synthesis of data Secondary data sourced from relevant agencies are utilized to grasp regional contexts, understand land registration procedures, and thoroughly examine pertinent legal documentation Primary data are acquired through surveys administered
to 60 residents in Cho Chu, with the objective of enhancing land-related processes Subsequently, the collected data undergo analysis, comparison, and synthesis to formulate improvement strategies Visual aids such as charts and
Trang 13xii
illustrations are employed to facilitate decision-making processes based on the findings
4 Research results and conclusion
During the period from 2018 to 2022 in Cho Chu Town, Dinh Hoa District, a total of 1229 out of 1382 applications for LURCs were processed, covering an area of 126.67 hectares In 2021, the highest number of applications was processed, with 469 out of 560 applications, constituting 83.75% of the total Following closely was 2019, with 220 out of 234 applications processed, accounting for 94.02% The year 2018 had the lowest number, with 152 out of 176 applications processed, representing 86.36%
Regarding land types, 375 applications for urban land were approved, covering 5.72 hectares; agricultural land had 779 approved applications covering 83.21 hectares; forestry land saw 51 applications approved, totaling 33.91 hectares; and aquaculture land had 21 applications approved, covering 3.73 hectares
From 2018 to 2022, there were 375 applications for land use right certificates for urban land, totaling 5.72 hectares; 779 applications were approved for agricultural land, covering 83.21 hectares; forestry land had 51 applications approved, totaling 33.91 hectares; and aquaculture land had 21 applications approved, covering 3.73 hectares
Regarding application types for the same period, the highest number was for other changes in land use, with 677 land use right certificates processed; for changes due to transfer of rights, 420 certificates were processed; for lost certificates, 18 were processed; and for certificate exchanges, 114 were processed
The study conducted surveys with 60 land users using specially designed questionnaires to assess strengths and challenges related to the land certification process Based on observations on ease and difficulties in land
Trang 14xiii
management in general, and the certification process in particular, the thesis proposes several solutions to enhance the efficiency of LURC issuance in the local area in the future
Trang 151
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai, một loại tài sản quý giá, có khả năng đáp ứng, thỏa mãn các yêu cầu của con người Đặc trưng của đất đai đó là đất đai giữ vững vị trí không thay đổi trong không gian, nhưng lại có khả năng sử dụng vô thời hạn Khi sử dụng đất một cách hợp lý, lợi ích từ đó ngày càng tăng lên Tất cả các hoạt động kinh tế và cư trú của con người đều dựa trên đất đai Điều này làm cho đất đai trở thành một tài sản đặc biệt và quý báu Vì vậy, việc sử dụng đất một cách tiết kiệm và hiệu quả là động lực quan trọng cho sự phát triển kinh
tế và xã hội, cũng như sự ổn định chính trị Vì lý do này, việc quản lý đất đai cần được Nhà nước thực hiện một cách nghiêm ngặt
Trong thời gian gần đây, nhu cầu sử dụng đất đai đã không ngừng tăng lên, nhưng nguồn cung đất lại có hạn Điều này đã dẫn đến tình trạng tăng giá đất, đặc biệt là ở các khu đô thị Sự tăng cầu và giá đất đã tạo ra nhiều thách thức trong quản lý đất đai từ phía Nhà nước
Đất đai là tài sản có giá trị lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lời của người dân và quốc gia, đó đo luôn nhà nước quan tâm sâu sắc thông qua các
bộ luật đất đai Luật đất đai 2013 và các văn bản pháp luật có liên quan đã được điều chỉnh và hoàn thiện để phản ánh xu hướng phát triển kinh tế xã hội hiện nay, thể hiện sự chặt chẽ và tiến bộ trong quản lý đất đai của quốc gia
Quy định về quá trình đăng ký đất đai được mô tả cụ thể tại Điều 95, Chương III của Luật Đất đai năm 2013, là một phần trong 15 phân khúc của
cơ chế quản lý nhà nước liên quan đến đất đai Quá trình này bao gồm việc thiết lập mối quan hệ pháp lý giữa người sử dụng và thửa đất của họ Qua đó, Nhà nước kiểm định và đảm bảo rằng các quyền lợi và trách nhiệm pháp lý của người sử dụng đất được công nhận chính xác, đồng thời tạo lập một hệ thống hồ sơ địa chính đầy đủ cho toàn bộ các khu vực đất đai, áp dụng cho mọi xã, phường, và thị trấn trên cả nước Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
Trang 162
dụng đất cho những người đủ điều kiện không chỉ làm rõ quyền lợi của họ mà còn cung cấp cơ sở pháp lý cho Nhà nước quản lý đất đai theo cách nghiêm túc và tuân thủ theo quy định pháp luật Để hiệu quả trong việc quản lý đất đai, Nhà nước cần đảm bảo rằng quá trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) và các tài sản liên quan đến đất được thực hiện đúng quy trình Đồng thời, cần tiến hành tuyên truyền và hướng dẫn cộng đồng dân
cư về luật đất đai hiện hành để đảm bảo sự hiểu biết và tuân thủ đúng quy định pháp luật
Thị trấn Chợ Chu có quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế xã hội, dịch
vụ thương mại cao tại huyện Định Hóa Những vấn đề liên quan đến đất đai trên địa bàn đã trở nên rất phức tạp và đa dạng Như vậy đã tạo ra thách thức lớn trong việc quản lý hồ sơ địa chính Do đó, việc đăng ký đất đai, nhà ở, và tài sản khác liên quan đến đất đai trở thành yếu tố không thể thiếu trong quá trình quản lý Nhà nước về đất đai
Từ nhu cầu thực tế và tầm quan trọng của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, và tài sản liên quan tới đất, tôi đã
quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018 - 2022”
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá kết quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa giai đoạn 2018 – 2022
- Đánh giá của người dân về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn thị trấn Chợ Chu giai đoạn 2018-2022
Trang 173
- Đánh giá thuận lợi, khó khăn và đưa ra định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về đăng ký và cấp GCNQSDĐ và nâng cao hiệu quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa giai đoạn
và cấp GCNQSDĐ, kiểm tra các quy định pháp luật có liên quan, cung cấp sự hiểu biết lý luận cơ bản để xây dựng và đề xuất các điều chỉnh pháp luật về đăng ký và cấp GCNQSDĐ
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả đánh giá thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác liên quan đến đất trên lãnh thổ thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa đã cung cấp cơ sở cho việc đề xuất những giải pháp thực tế và khả thi, thích hợp với tình hình cụ thể tại địa phương Bằng cách này, luận văn đưa ra các giải pháp hữu ích để cải thiện hiệu quả của công tác cấp giấy chứng nhận
Luận văn này cung cấp một nguồn tài liệu tham khảo quý báu cho cán
bộ quản lý nhà nước, đặc biệt là đối với những người quản lý đất đai tại huyện Định Hóa Nó đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin hữu ích
để nâng cao chất lượng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác liên quan đến đất
Trang 184
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1 Khái quát về đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất
1.1.1 1 Khái niệm về đăng ký đất, tài sản gắn liền với đất:
Việc đăng ký đất đai, nhà ở và các tài sản khác liên quan đến đất đai bao gồm các bước kê khai, cũng như ghi chép về tình trạng pháp lý liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, và quyền quản lý các tài sản khác gắn liền với đất Điều này được thực hiện thông qua việc đưa thông tin về một thửa đất cụ thể vào hồ sơ địa chính (Quốc hội, 2014)
1.1.1.2 Các hình thức đăng ký đất đai
Quy trình đăng ký đất đai là một yêu cầu bắt buộc không chỉ đối với những người sử dụng đất mà còn đối với những người được giao trách nhiệm quản lý đất Việc đăng ký này không chỉ áp dụng cho quyền sử dụng đất mà còn bao gồm quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác liên quan đến đất, phải theo đúng quy định của chủ sở hữu Quy trình này, bao gồm cả việc đăng ký ban đầu và các thay đổi sau này, thường được thực hiện thông qua cơ quan đăng ký đất đai thuộc quản lý của cơ quan quản lý đất đai Cách thức đăng ký
có thể diễn ra bằng hình thức giấy tờ truyền thống hoặc qua hệ thống đăng ký điện tử, và cả hai phương thức này đều được công nhận có giá trị pháp lý
tương đương nhau (Quốc hội, 2014)
* Đăng ký đất đai theo hình thức
Có hai phương thức chính để đăng ký đất đai, đầu tiên là truyền thống thông qua giấy Người sử dụng đất có trách nhiệm cung cấp thông tin chi tiết
về thửa đất của họ tại Văn phòng đăng ký đất đai ở cấp tỉnh hoặc tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở cấp huyện Họ cũng có thể thực hiện việc này thông qua cán bộ địa chính tại cấp xã Thông tin được đối chiếu, thẩm tra,
và sau đó ghi vào Sổ sách địa chính để quản lý Phương thức thứ hai là đăng
Trang 195
ký đất đai trực tuyến, một hình thức hiện đại và tiện lợi hơn Người dùng đất
có khả năng truy cập vào website của cơ quan đăng ký đất đai và thực hiện việc điền thông tin vào biểu mẫu đăng ký được cung cấp trực tuyến Hình thức này giúp tiết kiệm thời gian và được công nhận pháp lý như đăng ký trên giấy, theo Luật Đất đai năm 2013 Đây cũng là một phần của nỗ lực xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam
* Đăng ký đất đai theo nội dung
Quy trình đăng ký đất đai lần đầu tiên bao gồm việc đánh giá và xác minh các tình trạng pháp lý liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, và các tài sản khác gắn với đất Các trường hợp cần thực hiện đăng ký đất đai lần đầu bao gồm những người được giao đất, thuê đất, những người đang sử dụng đất nhưng chưa đăng ký, đất được giao quản lý nhưng chưa đăng ký, cũng như nhà ở và các tài sản khác liên quan đến đất chưa được đăng ký Người sử dụng đất cần tiến hành đăng ký này tại cơ quan nhà nước
có thẩm quyền
Thứ hai, quá trình đăng ký đất đai biến động xảy ra khi người sử dụng đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và có bất kỳ biến động nào về thông tin đất đai so với lần đăng ký ban đầu Trong trường hợp này, họ cần tiến hành đăng ký lại thông tin đất đai Quy định về việc đăng ký các biến động đất đai được chi tiết hóa trong khoản 4, Điều 95 của Luật Đất đai 2013 (Quốc hội, 2014)
1.1.1.3 Đặc điểm của đăng ký đất đai
Quá trình đăng ký đất đai là một khía cạnh quan trọng của quản lý Nhà nước về đất đai, thực hiện bởi hệ thống cơ quan chuyên trách ở mọi cấp, theo quy định của Luật Đất đai 2013 Từ cấp Trung ương đến địa phương, hệ thống quản lý đất đai được tổ chức một cách thống nhất, trong đó Bộ Tài nguyên và Môi trường đóng vai trò là cơ quan cao nhất chịu trách nhiệm quản
lý đất đai ở cấp Trung ương
Trang 206
Quy trình đăng ký quyền sử dụng đất đai là một cơ chế quan trọng để công nhận và ghi chép các quyền sử dụng đất, cũng như để thực hiện các biện pháp quản lý của Nhà nước như phân phối đất, cho thuê đất và xác nhận quyền sử dụng đất Những người tham gia vào quá trình này bao gồm cá nhân
và tổ chức được giao đất, thuê đất, cũng như các đối tượng sử dụng đất khác Quá trình này đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật, nhằm
rõ ràng hóa quyền và trách nhiệm liên quan
Ngoài ra, đất đai thường gắn liền với các tài sản không di chuyển như nhà ở và cơ sở vật chất, làm nền tảng cho hệ thống bất động sản Việc đăng
ký đất đai cần phải xem xét kỹ lưỡng những yếu tố này để đảm bảo lợi ích của chủ sở hữu và bảo vệ quyền sở hữu đất của Nhà nước, đồng thời quản lý hiệu quả thị trường bất động sản
Công tác đăng ký đất và lập Hồ sơ Đất đai và Chính trị địa bàn (HSĐC) được thực hiện tại các đơn vị hành chính cấp xã, nơi hoạt động kinh tế - xã hội chủ yếu diễn ra Việc tổ chức quản lý thông tin đất đai ở cấp độ xã được đánh giá là phương pháp hiệu quả, vừa giúp cải thiện khả năng kiểm soát và quản lý việc sử dụng đất, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các bên sử dụng đất trong việc đầu tư và khai thác tài nguyên đất một cách hiệu quả
1.1.1.4 Vai trò của đăng ký đất đai
Việc đăng ký đất đai là một yếu tố cốt lõi trong việc khẳng định chế
độ sở hữu toàn dân về đất đai, như được quy định trong Luật Đất đai 2013 Quy định này nhấn mạnh rằng đất đai là tài sản thuộc về toàn thể nhân dân, với Nhà nước là đại diện chính thức cho quyền sở hữu này, và không chấp nhận bất kỳ hình thức sở hữu tư nhân nào đối với đất đai Quá trình đăng
ký này giúp xác định rõ trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và người sử dụng đất, cung cấp thông tin chi tiết và tạo nền tảng pháp lý mạnh mẽ để bảo vệ quyền lợi của họ, đồng thời xác định nghĩa vụ tài chính, bảo vệ và
sử dụng đất hiệu quả
Trang 217
Quá trình đăng ký đất đai là một bước quan trọng giúp Nhà nước kiểm soát chặt chẽ quỹ đất trên toàn quốc Với tư cách là người đại diện cho quyền sở hữu đất đai, Nhà nước quản lý đất đai nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, bảo vệ quyền lợi của
cả Nhà nước và người sử dụng đất Các thông tin cần thiết cho việc quản lý bao gồm tên của chủ sử dụng đất, vị trí, loại hình, kích thước, diện tích, phân loại đất, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng và các thay đổi liên quan đến quá trình sử dụng đất
Việc đăng ký đất đai không chỉ là một quy trình cụ thể mà còn liên kết mật thiết với nhiệm vụ và nội dung quản lý Nhà nước về đất đai Kết quả này được thúc đẩy bởi các hoạt động quan trọng như phát triển chính sách đất đai, thực hiện đo đạc và tạo bản đồ địa chính, lập kế hoạch sử dụng đất, cũng như phân loại và đánh giá giá trị đất Các công việc này đóng góp quan trọng vào quá trình đăng ký đất, hỗ trợ quản lý Nhà nước về đất đai và đảm bảo quyền lợi của cả Nhà nước và người sử dụng đất được bảo vệ hiệu quả
1.1.2 Khái quát về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
1.1.2.1 Khái niệm
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là thuật ngữ xuất hiện từ Quyết định
số 201/CP ngày 01/07/1980 của Hội đồng Chính phủ, được kế thừa trong các luật Đất đai từ năm 1987 đến nay Theo định nghĩa trong Luật Đất đai năm
2013, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một loại văn bản pháp lý mà Nhà nước cấp nhằm công nhận quyền sử dụng đất cũng như quyền sở hữu nhà ở
và các loại tài sản khác gắn liền với đất của cá nhân hoặc tổ chức
1.1.2.2 Quy định về mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Dựa vào Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất được Bộ Tài
Trang 228
nguyên và Môi trường ban hành theo một mẫu chuẩn được áp dụng chung trên phạm vi toàn quốc Được in trên tờ giấy có kích thước 190mm x 265mm, giấy chứng nhận bao gồm một tờ chính và một trang bổ sung Tờ chính có nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen và một trang bổ sung nền trắng
Nó chứa thông tin chi tiết như sau:
rang đầu tiên của Giấy chứng nhận bao gồm các yếu tố như Quốc hiệu
và Quốc huy, tiêu đề "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất", số seri của giấy chứng nhận, cùng với tên của người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà và các tài sản khác Trang thứ hai chứa đựng các thông tin chi tiết về thửa đất, nhà cửa, công trình xây dựng, rừng sản xuất, ngày phát hành Giấy chứng nhận, cơ quan đã ký và phát hành, cũng như
số đăng ký của Giấy chứng nhận Trang thứ ba và thứ tư bao gồm sơ đồ về thửa đất, nhà ở, và các tài sản gắn liền khác, cũng như ghi chép về bất kỳ thay đổi nào sau khi Giấy chứng nhận được cấp Trang bổ sung cung cấp thông tin
về số hiệu thửa đất, số phát hành và đăng ký của Giấy chứng nhận, cùng với một mục dành cho "IV Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận."
1.2 Cơ sở pháp lý:
1.2.1 Các văn bản pháp lý
Luật Đất đai năm 2013;
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (15/05/2014): Chính phủ quy định cách thức cụ thể hóa Luật Đất đai
Nghị định số 44/2014/NĐ-CP (15/05/2014): Chính phủ đưa ra các quy định về định giá đất
Nghị định số 45/2014/NĐ-CP (15/05/2014): Chính phủ thiết lập quy định về việc thu tiền sử dụng đất
Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT (19/05/2014): Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất
Trang 239
Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT (19/05/2014): Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính
Nghị định số 120/2016/NĐ-CP (23/08/2016): Chính phủ hướng dẫn cụ thể về thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí
Thông tư số 02/2014/TT-BTC (02/01/2014): Bộ Tài chính hướng dẫn
về phí và lệ phí thuộc quyết định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Thông tư 250/2016/TT-BTC (11/11/2016): Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định
Nghị quyết số 49/2016/NQ-HĐND (08/12/2016): Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên quy định về phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh
Quyết định số 43/2016/QĐ-UBND Thái Nguyên (20/12/2016): UBND tỉnh Thái Nguyên quy định về việc thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí địa chính tại tỉnh
Nghiên cứu các văn bản giúp tác giả có sự tổng quan, xác định các quy trình thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa phương, từ đó làm cơ sở đánh giá
1.2.2 Tổng quan về giấy chứng nhận
1.2.2.1 Những đối tượng được cấp giấy chứng nhận
Điều 99 của Luật Đất đai năm 2013 quy định rằng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác liên quan đến đất
sẽ được cấp cho các trường hợp sau:
- Cá nhân hoặc tổ chức đang sử dụng đất phù hợp với các điều kiện do luật định
- Người được giao đất hoặc cho thuê đất bởi Nhà nước kể từ khi Luật này có hiệu lực
Trang 2410
- Cá nhân hoặc tổ chức thực hiện chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, thừa kế, nhận tặng cho đất trong quá trình giải quyết hợp đồng thế chấp hoặc các tình huống pháp lý khác
- Người sử dụng đất theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước
có thẩm quyền
- Người chiến thắng trong đấu giá quyền sử dụng đất
- Người sử dụng đất trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế
- Người mua nhà ở hoặc tài sản khác gắn liền với đất
- Cá nhân hoặc tổ chức thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định pháp luật
- Người tiến hành tách thửa, hợp thửa hoặc chia, hợp nhất quyền sử dụng đất
- Người yêu cầu cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp bị mất
Điều này nhấn mạnh rằng việc cấp Giấy chứng nhận liên quan đến nhiều tình huống khác nhau, từ sử dụng đất thông thường đến các trường hợp đặc biệt như mua bán, chuyển nhượng, hay thừa kế đất
1.2.2.2 Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, Điều 70, quy định quy trình và thủ tục
cụ thể cho việc đăng ký đất đai và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác liên quan đến đất Quy trình này bao gồm các bước chính sau:
1 Người sử dụng đất nộp hồ sơ đăng ký đất đai theo quy định
2 Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành:
- Xác nhận tình trạng sử dụng đất và giải quyết các tranh chấp (nếu có)
- Xác nhận tình trạng của tài sản gắn liền với đất và giải quyết các tranh chấp liên quan
Trang 253 Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện:
- Gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để xác nhận và công bố kết quả
- Trích lục bản đồ địa chính và kiểm tra sơ đồ tài sản liên quan đến đất
- Kiểm tra và xác minh thực địa khi cần
- Cập nhật thông tin và chuẩn bị hồ sơ cho việc cấp Giấy chứng nhận
- Trả Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất sau khi đăng ký
4 Cơ quan tài nguyên và môi trường kiểm tra hồ sơ và chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận
5 Người sử dụng đất đai đề nghị cấp Giấy chứng nhận bằng cách nộp đơn, sau đó Văn phòng đăng ký đất đai và cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các bước cần thiết
Quy trình này được thiết kế để đảm bảo rằng quản lý đất đai và tài sản liên quan được thực hiện một cách minh bạch, công bằng và hiệu quả
1.2.2.3 Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Điều 105 của Luật Đất đai 2013 chi tiết hóa thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác liên quan đến đất như sau:
Cấp tỉnh:
Thẩm quyền: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được trao quyền cấp Giấy chứng nhận cho các tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, và tổ chức nước ngoài với chức năng ngoại giao
Trang 26là nâng cao hiệu quả trong quản lý đất đai, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế
- xã hội và bảo vệ quyền lợi của người dân (Lê Mai Phương, 2019)
Hà Lan: Hà Lan có cơ quan đăng ký đất đai Kadaster quản lý hồ sơ địa chính Kadaster-on-line, được biết đến với tính hiệu quả và đã đạt giải thưởng e-Europe Awards for e-Government năm 2005 Hệ thống này cung cấp thông
Trang 27Cộng hòa Pháp: Lịch sử đăng ký đất đai ở Cộng hòa Pháp bắt đầu từ năm 1798 và đã có nhiều điều chỉnh theo thời gian Đăng ký giao dịch đất đai được quy định chặt chẽ, và công chứng viên chịu trách nhiệm đảm bảo tính pháp lý và nguồn gốc của đất đai (Lê Mai Phương, 2019)
Đức: Hệ thống đăng ký đất đai ở Đức có nguồn gốc từ Prussia và đã phát triển thành hệ thống điện tử từ sổ đăng ký giấy Các công chứng viên chịu trách nhiệm trong quá trình đảm bảo tính pháp lý của hồ sơ
Nghiên cứu toàn cầu về đăng ký đất đai cho thấy sự đa dạng trong cách các quốc gia duy trì và quản lý hệ thống này, nhưng đều nhấn mạnh tính chặt chẽ và pháp lý của quá trình Hệ thống thường được bảo đảm và giám sát bởi
cơ quan nhà nước, và trong trường hợp lỗi, người tham gia thường được bảo hiểm hoặc được bồi thường theo quy định của pháp luật (Lê Mai Phương, 2019)
1.3.2 Tình hình công tác cấp giấy chứng nhận ở Việt Nam từ khi thực hiện luật đất đai năm 2013
Tính đến năm 2018, dựa vào báo cáo từ các địa phương, tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) lần đầu cho các thửa đất trên toàn quốc
đã đạt một mức độ cao ấn tượng, với hơn 96,9% tổng diện tích đất đai cần được cấp sổ đỏ đã hoàn thành Điều này phản ánh nỗ lực lớn trong công tác quản lý đất đai, cũng như sự cải thiện đáng kể trong việc cung cấp, xác minh
và bảo đảm quyền sử dụng đất cho người dân và các tổ chức, qua đó góp phần vào việc tăng cường tính minh bạch và ổn định pháp lý trong quản lý và sử dụng đất đai (Lê Mai Phương, 2019)
Chi tiết về tỷ lệ cấp sổ đỏ cho các loại đất như sau:
Đất sản xuất nông nghiệp: 92,9%
Trang 28Cơ sở tôn giáo: 83,6%
Tổng cục Quản lý đất đai đã tiến hành tổng hợp và phân tích tình trạng của những trường hợp chưa nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu Quá trình này bao gồm việc xác định và phân tích các nguyên nhân gây trở ngại cho việc cấp giấy chứng nhận, nhằm đề xuất các giải pháp cụ thể
để giảm bớt các vướng mắc và tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý đất đai Việc này không chỉ giúp cải thiện tỷ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mà còn hỗ trợ trong việc đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người dân và các tổ chức trong quản lý và sử dụng đất đai một cách hiệu quả và minh bạch Các nguyên nhân chính bao gồm người dân chưa thực hiện đăng
ký đất (chiếm 34,1%), giao dịch đất sau ngày 1/1/2008 mà không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất (chiếm 10,7%), thiếu việc nộp tiền và không
có nhu cầu thế chấp (chiếm 5,4%), và hồ sơ chưa hoàn thành thủ tục chia thừa
kế (chiếm 5,2%) (Đặng Đình Thụ, 2020)
Tổng cục Quản lý đất đai đã thực hiện công tác chuẩn bị báo cáo về tình hình quản lý và sử dụng đất có nguồn gốc từ khu nông trường và lâm trường ở các tỉnh vùng Tây Nguyên, để phục vụ cho hội nghị do Thủ tướng Chính phủ chủ trì, nhằm đánh giá và cải thiện quản lý đất đai trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp Các địa phương trên cả nước đã ghi nhận tiến bộ đáng kể trong quản lý đất đai, với việc 34/45 tỉnh và thành phố đã hoàn thành công tác rà soát ranh giới và cắm mốc, 38/45 tỉnh và thành phố đã kết thúc việc đo đạc và lập bản đồ địa chính Đáng chú ý, 11/45 tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, và dự kiến mọi tỉnh sẽ hoàn thành công tác này vào năm 2018 (Đặng Đình Thụ, 2020)
Ngoài ra, trong nỗ lực xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai thống nhất, Tổng cục Quản lý đất đai đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn để thúc đẩy việc
Trang 2915
xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu đất đai tại cấp huyện Đến nay, 132/713 đơn vị cấp huyện, tương đương 18,5% tổng số huyện, đã thực hiện xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu địa chính Điều này là một bước tiến quan trọng hướng tới việc xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai toàn diện, đáp ứng các yêu cầu về quản lý đất đai hiệu quả và phát triển chính phủ điện tử
1.3.3 Tình hình công tác cấp giấy chứng nhận trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Quản lý và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện nghiêm ngặt theo quy định pháp luật, đảm bảo tính minh bạch và công bằng Với tổng diện tích tự nhiên là 352.664 ha, trong đó có 4.781 ha là diện tích đất chưa sử dụng, các cơ quan quản lý đã tập trung chỉ đạo và triển khai nhiều biện pháp nhằm hoàn thiện hồ sơ địa chính Mục tiêu là thúc đẩy nhanh chóng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất (Đặng Đình Thụ, 2020)
Đến nay, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho các đối tượng trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả ấn tượng Cụ thể, tổng diện tích đã được cấp giấy chứng nhận là 246.646 ha, chiếm hơn 93,68% tổng diện tích đất cần cấp giấy Trong đó, diện tích đất thuộc về các tổ chức
đã đạt 49.068 ha, tương đương 89,88% diện tích cần cấp; và diện tích đất thuộc về hộ gia đình, cá nhân là 197.579 ha, đạt tỷ lệ 94,68% so với diện tích đất cần cấp giấy Những con số này phản ánh nỗ lực và cam kết mạnh mẽ của các cơ quan quản lý đất đai trong việc thực hiện quy định pháp luật, đồng thời góp phần vào việc tăng cường quản lý và sử dụng đất đai một cách hiệu quả
và bền vững
Theo số liệu của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên, nguồn thu từ đất tăng lên qua các năm; năm 2011 đạt trên 460 tỷ thì đến năm 2014 tăng lên 835,8 tỷ và đến năm 2015 tăng lên 1.135,8 tỷ
- Tình hình giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất từ năm 2011 đến 2015, như sau: Năm 2011 đã tiếp nhận xử lý 178 hồ sơ với diện tích 297 ha; năm 2012 đã tiếp nhận xử lý
119 hồ sơ với diện tích 636 ha; năm 2013 đã tiếp nhận xử lý 147 hồ sơ với diện tích 1.859 ha; năm 2014 đã tiếp nhận xử lý 122 hồ sơ với diện tích 558
Trang 3016
ha và năm 2015 đã tiếp nhận xử lý 141 hồ sơ với diện tích 4.939 ha
Hiện nay các công ty không có nhu cầu sử dụng và trả ra cho địa phương quản lý khoảng 15.546 ha, trong đó: diện tích đã có quyết định thu hồi là: 9.318 ha; diện tích dự kiến trả ra là 6.228 ha Tỉnh Thái Nguyên đang tiến hành các bước rà soát và tổng hợp số liệu nhằm quản lý chặt chẽ quỹ đất đang được các công ty nông nghiệp và lâm nghiệp quản lý, và định hướng trả lại cho địa phương quản lý Mục tiêu này là một phần của kế hoạch nhằm tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ các nông trường và lâm trường quốc doanh trong giai đoạn 2016 - 2020
Cụ thể, ngay sau khi nhận được hướng dẫn từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, tỉnh Thái Nguyên sẽ bắt đầu thực hiện lập Đề án nhằm tăng cường công tác quản lý đối với những phần đất này Đề án này không chỉ nhằm mục đích quản lý hiệu quả quỹ đất mà còn nhằm mục tiêu tối ưu hóa việc sử dụng đất, đảm bảo rằng đất đai được sử dụng một cách hiệu quả và bền vững, phù hợp với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Qua đó, việc rà soát và tổng hợp số liệu, cũng như việc lập và triển khai
Đề án, không chỉ giúp tỉnh Thái Nguyên quản lý chặt chẽ quỹ đất mà còn góp phần vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững, giảm thiểu các tranh chấp đất đai và tăng cường hiệu quả sử dụng đất
* Tổng quan tình hình cấp GCN QSDĐ tại huyện Định Hóa
Đến năm hết năm 2020 đã cấp 201.926 giấy chứng nhận cho tổng các loại đất, tương ứng với 39.840,42 ha diện tích đất, đạt 95% tổng diện tích đất của huyện đã được cấp GCNQSDĐ Trong đó Đất sản xuất nông nghiệp cấp được 147.690 giấy, tương ứng với 12.534,83 ha chiếm 30% tổng diện tích; Đất lâm nghiệp cấp được 27.012 giấy, chiếm 28.543,29 ha, chiếm 68% tổng diện tích; Đất ở nông thôn cấp được 23.899 giấy, tương ứng 892,35 ha chiếm 2% tổng diện tích; Đất ở đô thị đã cấp 3.325 giấy, tương ứng 44,43 ha
Tính tới năm 2020 trên địa bàn huyện định hóa có số lượng GCNQSDĐ được cấp được thể hiện dưới bảng sau:
Trang 3117
Bảng 1 1: Tổng hợp số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn
huyện Định Hóa tới năm 2020 STT Đơn vị hành chính
Kết quả cấp Giấy chứng nhận cho tổng
các loại đất
Số giấy đã cấp Tổng diện tích (ha) Tỷ lệ DT
Trang 3218
nhà ở, và các tài sản gắn liền với đất, đến việc xem xét các hình thức đăng ký truyền thống và điện tử, đoạn văn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đăng ký đất đai như một yếu tố không thể thiếu trong quản lý và sử dụng đất đai một cách hiệu quả và minh bạch
Bên cạnh đó, cũng cho thấy sự nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện hệ thống đăng ký đất đai thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin, như hệ thống đăng ký điện tử, nhằm mục tiêu xây dựng chính phủ điện tử, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước và dễ dàng tiếp cận cho người dân Điều này phản ánh xu hướng chung trên thế giới, như sự thành công của hệ thống đăng ký đất đai Torrens tại Úc hay sự hiệu quả của cơ sở dữ liệu đất đai điện tử ở Hà Lan, Ba Lan, và các quốc gia khác, nhấn mạnh việc ứng dụng công nghệ trong quản lý đất đai không chỉ tăng cường tính minh bạch mà còn giảm thiểu thời gian và chi phí cho cả quản lý nhà nước và người dân
Quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện một cách nghiêm ngặt và bài bản, từ việc nộp hồ sơ, xác nhận thông tin, kiểm tra thực địa, cho đến việc cấp giấy chứng nhận, cho thấy sự chặt chẽ trong quản lý đất đai và nỗ lực trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người dân và tổ chức Điều này không chỉ tạo lập một nền tảng pháp lý vững chắc cho việc sử dụng, quản lý, và phát triển đất đai mà còn góp phần vào việc phòng chống tham nhũng, tranh chấp đất đai, và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội
Tuy nhiên, để tiếp tục cải thiện và tối ưu hóa quy trình đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cần phải xem xét việc cải thiện và nâng cấp hệ thống thông tin đất đai, tăng cường đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý đất đai tại các cấp, và tăng cường sự tham gia của người dân và tổ chức trong quá trình quản lý đất đai Đồng thời, việc học hỏi và áp dụng các kinh nghiệm quốc tế thành công sẽ là yếu tố then chốt để Việt Nam không chỉ nâng cao hiệu quả quản lý đất đai mà còn đảm bảo sử dụng đất đai một cách bền vững và công bằng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường Do vậy em tiến hành nghiên cứu thực hiện đề tài tại huyện Định Hóa
Trang 332.1.2 Đối tượng nghiên cứu:
Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở trên địa bàn thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
2.2 Nội dung nghiên cứu:
2.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tỉnh hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
2.2.2 Thực trạng công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa giai đoạn 2018 - 2022
- Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với tại thị trấn Chợ Chu theo thời gian
- Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại thị trấn Chợ Chu theo loại đất
- Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại thị trấn Chợ Chu theo loại hồ sơ
- Tình hình thu nộp ngân sách từ công tác cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa giai đoạn 2018 - 2022
Trang 3420
2.2.3 Đánh giá của người dân về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn thị trấn Chợ Chu giai đoạn 2018-2022
- Thu thập ý kiến cộng đồng về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong giai đoạn 2018 – 2022
- Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của người dân trên địa bàn huyện thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa giai đoạn 2018 – 2022
2.2.4 Thuận lợi, khó khăn và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn thị trấn Chợ Chu giai đoạn 2018 - 2022
- Thuận lợi
- Khó khăn
- Đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp điều tra thu thập và thừa kế số liệu, tài liệu (Số liệu thứ cấp)
Thu thập tài liệu từ các cơ quan chức năng và phòng ban chuyên môn: Điều này bao gồm việc thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực, cũng như thông tin cụ thể về quy trình đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Điều này giúp hiểu rõ bối cảnh và yêu cầu đặc thù của địa phương
Nghiên cứu các văn bản pháp luật: Bao gồm Luật Đất đai, các Thông
tư, Nghị định, Nghị quyết và các quy định liên quan từ cấp trung ương đến cấp địa phương Việc nắm vững pháp luật là cơ sở quan trọng để đảm bảo rằng quy trình đăng ký quyền sử dụng đất và việc cấp giấy chứng nhận được thực hiện đúng đắn và hiệu quả
Trang 3521
Tìm hiểu văn bản pháp luật về quản lý đất đai cụ thể tại Chợ Chu, Định Hóa: Điều này bao gồm việc tìm hiểu các quy định đặc thù áp dụng cho thị trấn Chợ Chu và huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Có thể cần tìm hiểu các quy hoạch đất đai, kế hoạch sử dụng đất, cũng như bất kỳ yêu cầu hoặc hạn chế đặc biệt nào đối với việc đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
2.3.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu từ người dân thông qua phiếu điều tra (Số liệu sơ cấp):
- Đối tượng: Lựa chọn ngẫu nhiên người dân có tham gia công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn thị trấn Chợ Chu
- Số lượng: 60 người dân
- Nội dung: theo mẫu phiếu điều tra phỏng vấn (chi tiết tại mục lục) Thực hiện việc phân tích và xử lý thông tin, dữ liệu đã được thu thập, nhằm mục đích đề xuất các phương án cải thiện chất lượng trong quy trình phát hành giấy tờ xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà cửa và các loại tài sản liên quan đến đất tại thị trấn Chợ Chu, thuộc huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
2.3.3 Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp số liệu
- Các kỹ thuật so sánh và phân tích được áp dụng để xử lý thông tin thu được từ hàng loạt nguồn khác nhau Thông tin này, sau khi được thu nhập, sẽ được tổ chức và xem xét kỹ lưỡng nhằm mục đích đánh giá, so sánh và xác định các vấn đề, thách thức và trở ngại trong việc thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận tại khu vực cụ thể Phân tích đưa ra từ quy trình này sẽ là nền tảng cho việc đưa ra các biện pháp khắc phục những vấn đề đã được chỉ ra một cách hiệu quả
- Phương pháp tổng hợp số liệu được áp dụng thông qua việc tính toán
và phân tích dữ liệu sử dụng các công cụ như bảng biểu và hình ảnh minh họa Quá trình này giúp trực quan hóa và hiểu rõ hơn về thông tin được thu thập, đồng thời tạo ra cơ sở dữ liệu thống nhất để hỗ trợ quá trình đưa ra quyết định và đề xuất các biện pháp cải thiện
Trang 3622
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên địa bàn thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Thị trấn Chợ Chu có tổng diện tích 443,78ha chiếm 0,86% tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện Phía Bắc giáp xã Kim Sơn, Kim Phượng; Phía Đông giáp xã Tân Dương, xã Phượng Tiến; Phía Nam giáp xã Bảo Cương; Phía Tây giáp xã Phúc Chu
Thị trấn Chợ Chu, nằm ở trung tâm hành chính của huyện Định Hóa, nổi tiếng là một điểm giao thương nhộn nhịp ở khu vực Bắc Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 50 km theo hướng Tây Bắc Thị trấn này tọa lạc trên tuyến đường Hồ Chí Minh, với đoạn đường từ Pác
Bó đến Hòa Lạc đang trong quá trình hoàn thiện Khu phố cổ Chợ Chu, với lịch sử phát triển từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, nằm trong khu vực có nhiều di tích lịch sử và cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn như Căng Chợ Chu và Chùa Hang
Cấu trúc hành chính của thị trấn này bao gồm 18 khu vực khác nhau, bao gồm nhiều xóm như Bãi Á 1, Bãi Á 2, và Bãi Á 3, cùng với Dốc Châu, Hợp Thành, và Hồ Sen, đến các khu vực như Nà Lài, Phúc Thành, và Trung Việt Ngoài ra, thị trấn còn có Vườn Rau, Trường Học, và các khu vực Nản Trên và Nản Dưới, cùng với Đồng Chùa và nhiều tổ dân phố như Tân Thành, Tân Lập, Hợp Thành, Trung Thành, Trung Kiên, Thống Nhất, Hòa Bình và Đoàn Kết
Thời tiết ở thị trấn Chợ Chu thuộc loại nhiệt đới, chia thành hai mùa Thời gian nóng ở đây bắt đầu từ tháng 4 và kéo dài tới tháng 10, trong đó tháng 8 là thời điểm có nhiệt độ cao nhất, trung bình đạt 28°C Ngược lại, thời
Trang 3723
kỳ lạnh giá bắt đầu từ tháng 11 và kéo dài đến tháng 3 của năm tiếp theo, với tháng 1 là lạnh nhất, khi nhiệt độ trung bình giảm xuống còn 15°C Trong mùa nóng, có ngày nhiệt độ vượt quá 41°C, trong khi mùa lạnh có thể giảm xuống 10°C Khu vực này có độ ẩm tương đối cao, trừ trong tháng 1, khi độ
ẩm giảm xuống dưới 80% Các tháng có độ ẩm cao nhất bao gồm tháng 3, tháng 4 và tháng 8, đặc biệt là trong thời kỳ có mưa phùn và mưa ngâu, khi độ
ẩm thường vượt qua mức 85%
3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội thị trấn Chợ Chu
Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội tại thị trấn Chợ Chu như sau:
Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ xã hội đạt 460 tỷ đồng, hoàn thành 100% kế hoạch
Giá trị sản xuất công nghiệp - TT&CN và xây dựng đạt 170 tỷ đồng, hoàn thành 100% kế hoạch
Tổng sản lượng lương thực đạt 540,60 tấn, vượt 101,05% so với kế hoạch Giá trị sản phẩm trên 01 ha đất nông nghiệp trồng trọt đạt 95 triệu đồng Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 55 tấn, hoàn thành 100% kế hoạch Duy trì chăm sóc và bảo vệ 61 ha rừng đặc dụng
Thu ngân sách Nhà nước đạt 3.583.693.127 đồng, vượt 104,62% so với
kế hoạch
Tỷ lệ giảm nghèo đạt 1,98% mỗi năm
Tạo cơ hội việc làm cho 110 người
Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng bằng cách giảm 0,2% Bảo đảm ba trường học tiếp tục đạt chuẩn quốc gia
Tăng tỷ lệ gia đình được công nhận là gia đình văn hóa lên 97,05%, tăng 2,05% so với mục tiêu ban đầu; đảm bảo mọi khu dân cư đều được công nhận là khu dân cư văn hóa; và tất cả cơ quan đều đạt tiêu chuẩn cơ quan văn hóa