1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) phân tích chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện tiền hải tỉnh thái bình

125 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Chi Ngân Sách Nhà Nước Cấp Huyện Tại Huyện Tiền Hải - Tỉnh Thái Bình
Tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Quốc Oánh
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Kế toán ứng dụng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 415,28 KB

Cấu trúc

  • Phần 1. Phần mở đầu (13)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (13)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (14)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (14)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (14)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (14)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (0)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (14)
  • Phần 2. Tổng quan tài liệu (15)
    • 2.1. Cơ sở lý luận (15)
      • 2.1.1. Một số vấn đề cơ bản về chi ngân sách nhà nước (15)
      • 2.1.2. Phân tích chi ngân sách nhà nước (20)
    • 2.2. Kinh nghiệm chi ngân sách nhà nước của một số địa phương và bài học đối với huyện tiền hải tỉnh thái bình (34)
      • 2.2.1. Kinh nghiệm chi ngân sách nhà nước của một số địa phương (34)
      • 2.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với huyện tiền hải (35)
  • Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu (38)
    • 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (38)
      • 3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện tiền hải (38)
      • 3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội và những kết quả đạt được (41)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (47)
      • 3.2.1. Cách tiếp cận (47)
      • 3.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu (48)
      • 3.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu (48)
  • Phần 4. Kết quả và thảo luận (50)
    • 4.1. Tình hình thu, chi ngân sách nhà nước tại huyện tiền hải, tỉnh thái bình giai đoạn 2014-2017 (50)
    • 4.2. Phân tích thực trạng chi ngân sách nhà nước tại huyện tiền hải tỉnh thái bình . 39 1. Phân tích công tác, lập, duyệt và phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện tiền hải (53)
      • 4.2.2. Phân tích thực trạng chấp hành dự toán chi nsnn (68)
      • 4.2.3. Phân tích thực trạng quyết toán chi ngân sách nhà nước (89)
    • 4.3. Đánh giá công tác chi ngân sách nhà nước tại huyện tiền hải, tỉnh thái bình (99)
      • 4.3.1. Kết quả đạt được (99)
      • 4.3.2. Hạn chế (101)
    • 4.4. Một số giải pháp hoàn thiện chi ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện tiền hải được hiệu quả (104)
      • 4.4.1. Hoàn thiện định mức phân bổ, định mức chi ngân sách nhà nước (104)
      • 4.4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện tiền hải (106)
  • Phần 5. Kết luận và kiến nghị (117)
    • 5.1. Kết luận (117)
    • 5.2. Kiến nghị (118)
      • 5.2.1. Kiến nghị đối với bộ tài chính (118)
      • 5.2.2. Kiến nghị đối với chính quyền tỉnh thái bình và huyện tiền hải (118)
      • 5.2.3. Kiến nghị đối với sở tài chính – kho bạc nhà nước thái bình (120)
  • Phụ lục (122)

Nội dung

Phần mở đầu

Tính cấp thiết của đề tài

Đối với công cuộc cải cách nền tài chính Quốc gia, đặc biệt cải cách tài chính công, việc quản lý điều hành ngân sách có ý nghĩa vô cùng to lớn Quản lý tốt ngân sách sách nhà nước còn quyết định thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội được nhà nước cũng như chính quyền địa phương rất quan tâm. Huyện là một trong ba cấp hành chính địa phương, được phân cấp thực hiện nhiều nhiệm vụ chi quan trọng, thiết thực đối với đời sống của nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Do đó, quản lý ngân sách nhà nước nói chung và quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện nói riêng là tất yêu khách quan trong quá trình phát triển đất nước.

Làm thế nào để biết được một đơn vị có chi đúng chế độ không, các khoản chi của đơn vị có đảm bảo tiết kiệm, mang lại hiệu quả và tạo được tiền đề cho tăng trưởng kinh tế hay không? Điều này phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lí ngân sách của đơn vị đó Vì thế, khi tìm hiểu và phân tích tình hình chi ngân sách của đơn vị sẽ giúp cho ta thấy được hiệu quả sử dụng ngân sách của đơn vị đó Từ đó tìm ra được những mặt thuận lợi cũng như là những khó khăn, hạn chế trong quá trình quản lí ngân sách của đơn vị Đồng thời có những giải pháp tích cực nhằm khắc phục, hạn chế những khó khăn, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai lầm, khuyết điểm hay là những thiếu sót trong công tác chi ngân sách nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lí ngân sách, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của nước nhà.

Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới của đất nước, các chính sách, chế độ về tài chính và bộ máy kế toán không ngừng được đổi mới và hoàn thiện để phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong nước và hợp tác hội nhập quốc tế Ngân sách Nhà nước huyện Tiền Hải đã có những chuyển biến rõ nét nhằm đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội, xây dựng công trình phúc lợi trên địa bàn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong tỉnh.

Việc tăng cường chi ngân sách nhà nước cấp huyện góp phần vào quản lý tốt tài chính nhà nước các cấp Phân tích chi ngân sách nhà nước cấp huyện tốt tạo điều kiện để chính quyền cấp huyện hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị mà Nghị quyết Hội đồng nhân dân đề ra, nhằm giữ vững trật tự an ninh trên địa bàn, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy kinh tế xã hội ngày một phát triển, không ngừng tăng cường lòng tin của nhân dân với các cấp lãnh đạo Chi ngân sách nhà nước cấp huyện tốt góp phần làm chi ngân sách cả nước tốt, thực sự trở thành công cụ tài chính hiệu lực hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Đó là vấn đề thiết thực góp phần thực hiện tốt Luật ngân sách nhà nước và các chủ chương đường lối cơ chế quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Xuất phát từ sự cần thiết phải tăng cường quản lý ngân sách huyện trong giai đoạn hiện nay, tôi đã chọn đề tài “Phân tích chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình” làm đề tài luận văn của mình.

Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích thực trạng chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, từ đó đề xuất giải pháp chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về ngân sách cấp huyện, chi ngân sách cấp huyện.

- Phân tích chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tiền Hải trong thời gian qua từ đó đánh giá được những mặt được và các bất cập, hạn chế

- Đề xuất các giải pháp chủ yếu góp phần tăng cường công tác chi ngân sách nhà nước huyện trong thời gian tới.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung vào công tác chi ngân sách nhà nước cấp huyện (theo phân cấp ngân sách nhà nước quy định tại Luật Ngân sách nhà nước) trên địa bàn huyện Tiền Hải trong đó: tập trung vào chi thường xuyên phân tích chi đầu tư xây dựng cơ bản.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu a Về không gian: Huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình b Về thời gian: Tập trung vào giai đoạn từ năm 2014-2017 tại huyện Tiền Hải. c Phạm vi nội dung: Phân tích nội dung chi thường xuyên chi xây dựng cơ bản, chi thường xuyên huyện Tiền Hải.

Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Tiền Hải

Tiền Hải là huyện ven biển, cách thị xã Thái Bình 21 km, thủ đô Hà Nội 130km và Thành phố Hải Phòng 70 km (tính từ thị trấn Tiền Hải) với hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ thuận lợi cho giao lưu hội nhập, trao đổi hàng hoá, thông tin khoa học kỹ thuật, tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ tiến tiến, khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện cho sự nghiệp kinh tế phát triển xã hội.

Vị trí địa lý của huyện còn được thiên nhiên phú cho nguồn tài nguyên trên mặt và trong lòng đất, tài nguyên ở đất liền và ngoài biển khơi vô tận là một tiềm năng to lớn để phát triển một nền kinh tế đa dạng kể cả nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Do đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ điển hình nên địa hình của huyện khá bằng phẳng Tuy nhiên, với đặc điểm của bãi bồi ven biển có nhiều sông lạch, địa hình của huyện có dạng lòng chảo gồm hai vùng rõ nét; vùng đất trũng ở phiá nội đồng và vùng đất cao ở ven biển.

- Vùng trũng phân bố chủ yếu ở các xã Tây Phong, Tây Tiến, Đông Lâm, với độ cao trung bình biến thiên từ 0,5 - 0,6m so với mực nước biển ở vùng này vào mùa mưa, đất thường bị ngập úng và nhiễm mặn.

Tiền Hải nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng đặc điểm của huyện giáp biển nên khí hậu của huyện mang nét đặc trung của vùng khí hậu duyên hải được điều hoà bởi biển cả với đặc điểm mùa đông thường ấm hơn, mùa hè mát hơn so với khu vực sâu trong nội địa.

+ Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 -24 o C nhiệt độ cao nhất lên tới 39 o C và thấp nhất là 4,1 o C Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày nóng và ngày lạnh khoảng 15-20 o C, trong một ngày đêm khoảng 8-10 o C.tổng số giờ nắng trung bình năm là 1323 giờ; nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 28,8 0 C vào tháng 6,7; nhiệt độ TB tháng thấp nhất là 16,4 0 C vào tháng 1.

+ Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500-2.000 mm, tập trung chủ yếu vào mùa hè (từ tháng 4 - tháng 10) lượng mưa chiếm tới 80% lượng mưa cả năm Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 với tổng lượng mưa khoảng 20% lượng mưa cả năm, các tháng 12, tháng 1 lượng mưa thường nhỏ hơn lượng bốc hơi; tháng 2 và 3 là thời kỳ mưa phùn ảm ướt.

+ Độ ẩm không khí giao động từ 80-90%.

+ Gió thịnh hành là gió Đông Nam mang theo không khí nóng ẩm với tốc độ gió trung bình từ 2-5m/giây Mùa hè thường hay có gió bão kèm theo mưa to có sức tàn phá ghê gốm, gió bão xuất hiện từ thánh 5 đến thánh 10, có khi đến tháng 11, tháng 12 Mỗi năm trung bình từ 2 đến 3 cơn bão đổ bộ vào địa bàn huyện, có năm có tới 6 cơn bão gây thiệt hại rất lớn cho đời sống nhân dân Mùa đông có gió Mùa Đông Bắc mang theo không khí lạnh, có thể trồng các cây trồng ôn đới trong sản xuất nông nghiệp.

Nhìn chung khí hậu của Tiền Hải thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, sông sự phân hoá của thời tiết theo mùa với những hiện tượng thời tiết như bão, giông, vòi rồng, gió mùa đông bắc khô hanh dòi hỏi phải có các biện pháp phòng chống bão, lụt và hạn hán

- Tài nguyên đất: Đất Tiền Hải được tạo bởi phù sa sông và biển do đặc điểm của thuỷ triều ngày càng bồi tụ theo kiểu các luồng lạch hình sin có hướng song song với đê biển Huyện Tiền Hải có 4 nhóm đất chính: Nhóm đất cát(c), Nhóm đất phù sa (p), Nhóm đất phèn mặn (SM), Nhóm đất mặn ( đất phù sa nhiễm mặn).

- Tài nguyên nước: Nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện được lấy từ hai nguồn:

+ Nguồn nước mặn; Được cung cấp bởi hệ thống sông Hồng bao gồm các sông Trà Lý phía Bắc, sông Lân, sông Long Hầu chảy trong nội huyện và sông

Hồng phía Nam Hàng năm, tổng lượng dòng chảy lên đến hàng trăm tỷ m 3 nước, cùng với hệ thống kênh mương nội đồng và hàng ngàn m 2 đất ao, hồ, đầm, do đó nguồn nước mặt của Tiền Hải khá dồi dào, cung cấp đủ cho nhu cầu về nước sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân.

+ Nguồn nước ngầm: Khá phong phú, trữ lượng lớn, mực nước ngầm nông, song việc khai thác mới ở mức độ hạn chế để phục vụ nước sạch nông thôn Trong lương lai sẽ tính đến việc khai thác nước ngầm nhiều hơn để phục vụ nhân dân. Đặc biệt hiện nay Tiền Hải đang tiến hành khai thác mỏ nước khoáng có chất lượng cao và phục vụ thị trường trong và ngoài nước có triển vọng phát triển mạnh.

- Tài nguyên thuỷ sản: Bờ biển Tiền Hải dài khoảng 23km với hàng trục nghìn km 2 lãnh hải, với tiềm năng hải sản khá dồi dào Theo số liệu của Viện Nghiên cứu hải sản I, trong vùng biển thuộc hải phận Tiền Hải có ít nhất 46 loài cá có giá trị kinh tế; 10 loài tôm, 5 loài mực với trữ lượng ước tính khoảng hàng trục ngàn tấn.

Bãi biển ven cửa sông lớn, vùng nước lợ trong đê có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế như: tôm, cua, ngao, vạng , với diện tích bãi triều ven biển gần

4000 ha đang được quan tâm phát triển.

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Cách tiếp cận Để nghiên cứu thực trạng phân tích chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tiền Hải, tác giả đề tài chọn phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp thông qua công tác khảo sát 83 cán bộ công chức trên địa bàn huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình trong đó có 25 cán bộ tài chính huyện, 37 cán bộ xã, 11 cán bộ thuế và 10 cán bộ kho bạc nhà nước huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình Đồng thời, dữ liệu còn có được thông qua các báo cáo thường niên, thường kỳ của UBND huyện Tiền Hải từ năm 2014 đến năm 2017 Từ các số liệu có được đó để thấy được thực trạng Chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện, tìm ra những ưu điểm phát huy, nhược điểm cần khắc phục và đề xuất một số kiến nghị về cho việc chi ngân sách nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện trong thời gian tới.

Mô hình nghiên cứu thực hiện đề tài được theo ba bước như sau:

Bước 1: Xuất phát từ yêu cầu đề tài của mình, tìm kiếm và căn cứ vào khung lý thuyết về chi ngân sách nói tiêng để thấy được các nội dung cần thiết cũng như các yếu tố liên quan tới công tác phân tích chi ngân sách nhà nước cấp huyện.

Bước 2: Nghiên cứu thực tế thực trạng phân tích chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tiền Hải thông qua các số liệu, báo cáo, thống kê tại đơn vị. Các kết quả thu nhận được sẽ phản ánh được các khía cạnh về việc chi ngân sách tại huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình Sau khi phân tích các dữ liệu thu thập được, kết hợp với đối chiếu khung lý thuyết, đề tài chỉ ra các ưu nhược điểm cùng một số nguyên nhân dẫn đến tồn tại đó.

Bước 3: Từ việc nêu ra những tồn tại, ưu điểm và nhược điểm trong hiệu quả trong việc phân tích chi ngân sách nhà nước tại huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình, đề tài đưa ra kết quả nghiên cứu và một số kiến nghị về việc quản lý NSNN tại đơn vị trong thời gian tới.

3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu

Xuất phát từ cơ sở là khung lý thuyết về phân tích chi NSNN cấp huyện, tôi tiến hành thu thập dữ liệu cần thiết xoay quanh việc phân tích chi NSNN trên địa bàn huyện Tiền Hải Dữ liệu tôi dự kiến thu thập bao gồm hai loại dữ liệu là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp Việc thu thập mỗi loại dữ liệu này được tiến hành cụ thể như sau:

3.2.2.1 Thu thập dữ liệu sơ cấp

Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp thu thập được từ công tác khảo sát

83 cán bộ công chức của huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình để nghiên cứu định tính công tác phân tích chi ngân sách Thông tin về mẫu điều tra được thực hiện theo phụ lục 1.

3.2.2.2 Thu thập dữ liệu thứ cấp

Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo của UBND huyện Tiền Hải để phân tích, so sánh công tác phân tích chi ngân sách nhà nước huyện Tiền Hải và các huyện lân cận khác để thấy rõ được công tác chi ngân sách của huyện như thế nào.

3.2.3 Phương pháp phân tích dữ liệu

Sau khi thu thập được các dữ liệu đáp ứng việc nghiên cứu thực trạng phân tích chi NSNN huyện Tiền Hải, tôi tiến hành phân tích các dữ liệu đó để có cài nhìn rõ hơn về công tác này tại đơn vị Qua việc phân tích chúng, đề tài sẽ chỉ ra những ưu điểm cũng như nhược điểm và nguyên nhân dẫn đến chúng Trên cơ sở kết quả thu được, đề tài cũng sẽ đưa ra một số kiến nghị cho việc chi ngân sách của huyện trong thời gian tới, giúp cho huyện tiến nhanh hơn đến với việc hoàn thành mục tiêu của mình. Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu như phương pháp thống kê tổng hợp, phân tích so sánh cùng với sự hỗ trợ của một số phần mềm máy tính như Excel

3.2.3.1 Phương pháp phân tích thống kê tổng hợp

Dựa trên những số liệu được cung cấp bởi phòng Hành chính nhân sự và một số phòng ban khác, đề tài sẽ sắp xếp, trình bày lại các dữ liệu dưới dạng sơ đồ (về cơ cấu tổ chức bộ máy của huyện, cơ cấu phòng hành chính nhân sự,…) và dưới dạng bảng biểu (thống kê nguồn lực của huyện, thống kê sự phát triển kinh tế xã hội của huyện,…). Đối với các thông tin, dữ liệu thu thập được thông qua các bảng hỏi được phát đi, đề tài sẽ chọn lọc và sắp xếp theo một trật tự nhất định để bản thân có thể dễ dàng thấy được thông tin nào là quan trọng nhất và được đánh giá cao nhất.

3.2.3.2 Phương pháp phân tích so sánh

Các dữ liệu đã thu thập được sau khi sắp xếp trình bày dưới dạng các bảng biểu, đề tài sẽ tiến hành tính toán cụ thể để thấy được sự tăng, giảm của các chỉ tiêu qua các thời kỳ như việc quản lý ngân sách như thế nào, tỷ lệ thu, chi ngân sách ra sao,…Đồng thời, sau khi có kết quả sẽ tiến hành phân tích, so sánh những số liệu đó qua từng năm để có cái nhìn vừa tổng quan lại vừa chi tiết mà cụ thể và dễ hiểu nhất.

Ngoài việc so sánh những con số tính toán được, đề tài vừa phân tích những nội dung của việc chi ngân sách nhà nước tại huyện Tiền Hải vừa so sánh những nội dung đó với khung lý thuyết chung về chi ngân sách nhà nước cấp huyện.

Cuối cùng, đề tài sẽ dựa trên cơ sở là những phân tích, so sánh kế hoạch với thực hiệu từ đó để thấy được những ưu điểm và nhược điểm của công tác chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tiền Hải và đưa ra những kiến nghị vừa mang tính khả thi, vừa mang tính hiệu quả cho huyện.

Ngày đăng: 23/11/2023, 08:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của huyện Tiền Hải giai đoạn 2014-2017 - (Luận văn thạc sĩ) phân tích chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện tiền hải   tỉnh thái bình
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của huyện Tiền Hải giai đoạn 2014-2017 (Trang 42)
Bảng 4.1. Tình hình thu - chi ngân sách tại huyện Tiền Hải - (Luận văn thạc sĩ) phân tích chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện tiền hải   tỉnh thái bình
Bảng 4.1. Tình hình thu - chi ngân sách tại huyện Tiền Hải (Trang 50)
Bảng 4.2. Tình hình lập và phân bổ dự toán chi NSNN giai đoạn 2014 - 2017 - (Luận văn thạc sĩ) phân tích chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện tiền hải   tỉnh thái bình
Bảng 4.2. Tình hình lập và phân bổ dự toán chi NSNN giai đoạn 2014 - 2017 (Trang 56)
Bảng 4.3. Dự toán vốn đầu tư phân bổ cho các ngành kinh tế giai đoạn 2014 - 2017 - (Luận văn thạc sĩ) phân tích chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện tiền hải   tỉnh thái bình
Bảng 4.3. Dự toán vốn đầu tư phân bổ cho các ngành kinh tế giai đoạn 2014 - 2017 (Trang 59)
Bảng 4.4. Dự toán chi dự phòng giai đoạn 2014 - 2017 - (Luận văn thạc sĩ) phân tích chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện tiền hải   tỉnh thái bình
Bảng 4.4. Dự toán chi dự phòng giai đoạn 2014 - 2017 (Trang 66)
Bảng 4.5. Tình hình chấp hành chi NSNN huyện Tiền Hải giai đoạn 2014 - 2017 - (Luận văn thạc sĩ) phân tích chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện tiền hải   tỉnh thái bình
Bảng 4.5. Tình hình chấp hành chi NSNN huyện Tiền Hải giai đoạn 2014 - 2017 (Trang 69)
Bảng 4.6. Thực hiện chi đầu tư XDCB huyện Tiền Hải giai đoạn 2014 - 2017 - (Luận văn thạc sĩ) phân tích chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện tiền hải   tỉnh thái bình
Bảng 4.6. Thực hiện chi đầu tư XDCB huyện Tiền Hải giai đoạn 2014 - 2017 (Trang 72)
Bảng 4.7. Cơ cấu chi đầu tư phát triển trong tổng chi NSNN 2014 - 2017 - (Luận văn thạc sĩ) phân tích chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện tiền hải   tỉnh thái bình
Bảng 4.7. Cơ cấu chi đầu tư phát triển trong tổng chi NSNN 2014 - 2017 (Trang 74)
Bảng 4.8. Nợ XDCB huyện Tiền Hải giai đoạn 2014 - 2017 - (Luận văn thạc sĩ) phân tích chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện tiền hải   tỉnh thái bình
Bảng 4.8. Nợ XDCB huyện Tiền Hải giai đoạn 2014 - 2017 (Trang 77)
Bảng 4.9. Tình hình thực hiện chi thường xuyên ngân sách nhà nước huyện Tiền Hải giai đoạn 2014 - 2017 - (Luận văn thạc sĩ) phân tích chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện tiền hải   tỉnh thái bình
Bảng 4.9. Tình hình thực hiện chi thường xuyên ngân sách nhà nước huyện Tiền Hải giai đoạn 2014 - 2017 (Trang 79)
Bảng 4.10 cho thấy chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn từ 40% đến 60% và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2014 - 2017 còn chi đầu tư phát triển có xu hướng tăng dần tỷ trọng qua các năm - (Luận văn thạc sĩ) phân tích chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện tiền hải   tỉnh thái bình
Bảng 4.10 cho thấy chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn từ 40% đến 60% và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2014 - 2017 còn chi đầu tư phát triển có xu hướng tăng dần tỷ trọng qua các năm (Trang 82)
Bảng 4.11. Số lượng các đơn vị thực hiện chi ngân sách chưa đúng dự toán, đăng ký nhu cầu chi quý từ 2014 – 2016 - (Luận văn thạc sĩ) phân tích chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện tiền hải   tỉnh thái bình
Bảng 4.11. Số lượng các đơn vị thực hiện chi ngân sách chưa đúng dự toán, đăng ký nhu cầu chi quý từ 2014 – 2016 (Trang 84)
Bảng 4.12. Số liệu chi sai nguồn đầu tư, nguồn tăng thu từ năm 2014 – 2016 - (Luận văn thạc sĩ) phân tích chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện tiền hải   tỉnh thái bình
Bảng 4.12. Số liệu chi sai nguồn đầu tư, nguồn tăng thu từ năm 2014 – 2016 (Trang 86)
Bảng 4.13. Kết quả khảo sát về nguyên nhân chấp hành chi chưa đúng quy định tại huyện Tiền Hải - (Luận văn thạc sĩ) phân tích chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện tiền hải   tỉnh thái bình
Bảng 4.13. Kết quả khảo sát về nguyên nhân chấp hành chi chưa đúng quy định tại huyện Tiền Hải (Trang 88)
Bảng 4.14. Số lượng và giá trị các công trình lập báo cáo quyết toán đúng hạn huyện Tiền Hải giai đoạn 2014 – 2017 - (Luận văn thạc sĩ) phân tích chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện tiền hải   tỉnh thái bình
Bảng 4.14. Số lượng và giá trị các công trình lập báo cáo quyết toán đúng hạn huyện Tiền Hải giai đoạn 2014 – 2017 (Trang 91)
Bảng 4.15. Kết quả khảo sát về nguyên nhân lập báo cáo quyết toán chi ngân sách chậm so với quy định - (Luận văn thạc sĩ) phân tích chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện tiền hải   tỉnh thái bình
Bảng 4.15. Kết quả khảo sát về nguyên nhân lập báo cáo quyết toán chi ngân sách chậm so với quy định (Trang 93)
Bảng 4.16. Kết quả thẩm tra quyết toán chi ngân sách huyện Tiền Hải giai đoạn 2014 - 2017 - (Luận văn thạc sĩ) phân tích chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện tiền hải   tỉnh thái bình
Bảng 4.16. Kết quả thẩm tra quyết toán chi ngân sách huyện Tiền Hải giai đoạn 2014 - 2017 (Trang 95)
Bảng 4.17. Kết quả thẩm định và phê duyệt quyết toán công trình hoàn thành giai đoạn 2014 - 2017 - (Luận văn thạc sĩ) phân tích chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện tiền hải   tỉnh thái bình
Bảng 4.17. Kết quả thẩm định và phê duyệt quyết toán công trình hoàn thành giai đoạn 2014 - 2017 (Trang 97)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w