Cơ sở lý luận và thực tiễn
Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.2.1 Khái niệm về liên kết kinh tế
Khái niệm liên kết xuất phát từ tiếng Anh ‘‘integration’’mà trong hệ thống thuật ngữ kinh tế nó có nghĩa là sự hợp nhất, sự phối hợp hay sáp nhập của nhiều bộ phận thành một chỉnh thể Trước đây khái niệm này được biết đến với tên gọi là nhất thể hoá và gần đây mới gọi là liên kết Sau đây là một số quan điểm về liên kết kinh tế:
Trong từ điển Kinh tế học hiện đại (David W Pearce, 1999) cho rằng liên kết kinh tế chỉ tình huống khi mà các khu vực khác nhau của một nền kinh tế thường là khu vực công nghiệp và nông nghiệp hoạt động phối hợp với nhau một cách có hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quá trình phát triển. Điều kiện này thường đi kèm với sự tăng trưởng bền vững.
Trong các văn bản của Nhà nước mà cụ thể là trong quy định ban hành theo Quyết định số 38-HĐBT ra ngày 10/04/1989 thì liên kết kinh tế là những hình thức phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tiến hành để cùng nhau bàn bạc và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất kinh doanh của mình nhằm thúc đẩy sản xuất theo hướng có lợi nhất Sau khi bàn bạc thống nhất, các đơn vị thành viên trong tổ chức liên kết kinh tế cùng nhau ký hợp đồng về những vấn đề có liên quan đến phần hoạt động của mình để thực hiện.
Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác và phối hợp thường xuyên các hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng đề ra và thực hiện các chủ trương,biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất, kinh doanh của các bên tham gia nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất Được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi thông qua hợp đồng kinh tế kí kết giữa các bên tham gia và trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước Mục tiêu là tạo ra muối quan hệ kinh tế ổn định thông qua các hợp đồng kinh tế hoặc các quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất chuyên môn hóa và hiệp tác hóa, nhằm khai thác tốt tiếm năng của từng đơn vị tham gia liên kết, để cùng nhau tạo thị trường chung, phân định hạn mức sản lượng cho từng đơn vị thành viên, giá cả cho từng loại sản phẩm nhằm bảo vệ lợi ích của nhau Liên kết kinh tế có nhiều hình thức và quy mô tổ chức khác nhau, tương ứng với nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các đơn vị thành viên tham gia liên kết Những hình thức liên kết phổ biến là hiệp hội sản xuất tiêu thụ, nhóm sản xuất, nhóm vệ tinh, hội đống sản xuất và tiêu thụ theo ngành hoặc theo vùng, liên đoàn xuất nhập khẩu Các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ, không phân biệt hình thức sở hữu, quan hệ trực thuộc về mặt quản lý nhà nước, ngành kinh tế kĩ thuật hay lãnh thổ Trong khi tham gia liên kết kinh tế, không một đơn vị nào mất quyền tự chủ của mình, cũng như không được miễn giảm bất cứ nghĩa vụ nào đối với Nhà nước theo pháp luật hay theo nghĩa vụ hợp đồng đã ký kết với các đơn vị khác.
Như vậy, liên kết kinh tế là sự phối hợp của hai hay nhiều bên, không kể quy mô hay loại hình sở hữu Mục tiêu của liêu kết kinh tế là các bên tìm cách bù đắp sự thiếu hụt của mình, từ sự phối hợp hoạt động với các đối tác nhằm đem lại lợi ích cho các bên.
2.1.2.2 Khái niệm về sản xuất
Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Giá thành sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm?
Có ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động:
Sức lao động: là tổng hợp thể lực và trí lực của con người được sử dụng trong quá trình lao động Sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong thực hiện. Đối tượng lao động: là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình Đối tượng lao động có hai loại Loại thứ nhất có sẵn trong tự nhiên như các khoáng sản, đất, đá, thủy sản Các đối tượng lao động loại này liên quan đến các ngành công nghiệp khai thác Loại thứ hai đã qua chế biến nghĩa là đã có sự tác động của lao động trước đó, ví dụ như thép phôi, sợi dệt, bông Loại này là đối tượng lao động của các ngành công nghiệp chế biến.
Tư liệu lao động: là một vật hay các vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người Tư liệu lao động lại gồm bộ phận trực tiếp tác động vào đối tượng lao động theo mục đích của con người, tức là công cụ lao động, như các máy móc để sản xuất và bộ phận trực tiếp hay gián tiếp cho quá trình sản xuất như nhà xưởng, kho, sân bay, đường xá, phương tiện giao thông. Trong tư liệu lao động, công cụ lao động giữ vai trò quyết định đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm (Phạm Văn Dũng, 2005).
2.1.2.3 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là công đoạn của quá trình sản xuất, nó là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của quá trình sản xuất Thông qua tiêu thụ, giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá được thực hiện Tiêu thụ là sự chuyển hoá quyền sự dụng hàng hoá, tiền tệ giữa các chủ thể trong nền kinh tế Chính vì vậy hoạt động tiêu thụ sản phẩm được cấu thành bởi các yếu tố khác nhau: chủ thể tham gia (người sản xuất, người tiêu dùng ), đối tượng (hàng hoá, tiền tệ…), thị trường…
Tiêu thụ hàng hoá là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng hàng hoá. Thông qua tiêu thụ, hàng hoá được chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn của các đơn vị sản xuất kinh doanh được hình thành.
Từ đó tạo cơ sở thu hồi chi phí và tích luỹ để thực hiện tái sản xuất mở rộng. Đối với các doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm là khâu hết sức quan trọng. Đây là quá trình tách sản phẩm ra khỏi quá trình sản xuất bước vào quá trình lưu thông và đến tay người tiêu dùng Tiêu thụ sản phẩm nhanh hay chậm trực tiếp tác động tới kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh và khẳng định giá trị của sản phẩm có được hay không sự chấp nhận của người tiêu dùng.
Các tác nhân tham gia trong quá trình tiêu thụ sản phẩm
Tác nhân là một tế bào sơ cấp với các hoạt động kinh tế, độc lập và tự quyết định hành vi của mình Có thể hiểu rằng, tác nhân có thể là các đơn vị, tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, hộ gia đình và cá nhân tự nguyện cùng tham gia một hoạt động nào đó để đạt được lợi ích chung và lợi ích riêng cho mình, các tác nhân tham gia liên kết có thể chia ra làm 3 nhóm.
* Người sản xuất Đối với nhà nông, bộc lộ rõ nhất là sự hạn chế về mặt nhận thức, trình độ học vấn, tâm lý e ngại khi tiếp xúc với các “nhà” khác Đa số nông dân Việt Nam vẫn chưa gạt bỏ được tư tưởng ham lợi trước mắt mà không tính toán được chiến lược lâu dài, dễ vi phạm hợp đồng trong quá trình liên kết, họ là những người cung cấp số lượng và chất lượng sản phẩm ra thị trường nên sự hạn chế thông tin thị trường làm cho họ không chủ động trong các mối liên kết, nhiều khi còn tỏ ra phản đối với các mối liên kết được thiết lập.
Là những người thu gom, vận chuyển, đại lý cấp 1, cấp 2 đóng vai trò là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, tạo ra lợi ích hài hòa với người sản xuất Họ nắm bắt thông tin thị trường rất nhạy bén, ít chịu sự quản lý, ràng buộc bởi một cơ quan tổ chức nào nên họ có thể ép giá, tranh mua tranh bán nhằm tối đa hóa lợi ích cá nhân gây nên mối liên kết lỏng lẻo Đây chính là tác nhân gây nên tình trạng giá cổng trại thì thấp mà giá đến tay người tiêu dùng thì lại rất cao. Nhưng tập hợp những người trung gian là không thể thiếu với nên kinh tế phát triển.
Ngoài hai yếu tố trên ảnh hưởng tới quá trình tiêu thụ sản phẩm còn rất nhiều tác nhân như: chính sách của nhà nước, thị trường tiêu thụ, vấn đề giá cả, điều kiện tự nhiên của vùng và vai trò của chính quyền địa phương trong sự quản lý mối liên kết kinh tế này.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật nuôi ngao thương phẩm
Hình thái cấu tạo và phân loại
Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm ở Việt Nam
Nghề nuôi ngao cũng như nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở Việt Nam đã có cách đây khá lâu Trước những năm 1990, ở miền Bắc có nuôi Hầu Cửa sông Ostrea rivularis (sông Bạch Đằng, Quảng Ninh và Lạch Trường, Thanh Hóa), Vẹm
Mylilus viridis (Thừa Thiên), ngao dầu Meretrix meretrix (Thái Bình), trai ngọc biển Pinctada (Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Yên và Nha Trang) và trai ngọc nước ngọt Hyriopsis (Hồ Tây, Hà Nội) Ở miền Nam chủ yếu là nuôi ngao ở Tiền Giang, Bến Tre và sò huyết ở Kiên Giang (Trương Quốc Phú, 1999).
Từ sau hội nghị toàn quốc về nuôi thủy sản vào tháng 10 năm 2006 Nhà nước mới có chủ trương cụ thể cho chiến lược phát triển nuôi biển và hội nghị đã thống nhất chọn 4 đối tượng nuôi biển chính là: cá giò, nghêu ngao, rong sụn và tôm hùm từ đó mới có nhiều công trình cấp bộ và địa phương để nghiên cứu quy hoạch vùng nuôi, khu bảo tồn nguồn lợi giống tự nhiên và nhiều đề tài khác nghiên cứu về: Môi trường, đặc điểm sinh học, dinh dưỡng và sinh sản nhân tạo.
- Khai thác: Tổng sản lượng khai thác tự nhiên ở biển và ven biển các loài ngao, nhuyễn thể có vỏ đạt 300.000 - 350.000 tấn/năm Trong đó sản lượng cao nhất là con Dắt (130.000 - 150.000 tấn/năm), ngao (50.000 - 60.000 tấn/năm) và Sò huyết (40.000 - 50.000 tấn/năm) (Chu Chí Thiết, 2010).
- Nuôi: Theo FAO thì trong 10 nước dẫn đầu thế giới về sản lượng nhuyễn thể nuôi thì Việt Nam đứng đến hàng thứ tám nhưng so về tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm thì Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất (24,9%/năm) Năm 1998, sản lượng nhuyễn thể nuôi của Việt Nam chỉ đạt 21,3 nghìn tấn đến năm 2003 đạt được 100 nghìn tấn và năm 2008 đạt 170 nghìn tấn, với nhiều đối tượng nhuyễn thể nuôi khác nhau như: hàu, ngao, trai ngọc, sò huyết, ốc hương, bào ngư vành tai, vẹm xanh và tu hài Hình thức nuôi cũng khá đa dạng: Nuôi bãi triều, nuôi lồng bè, nuôi dàn Nguồn con giống chủ yếu vẫn dựa vào tự nhiên nhưng gần đây đã sản xuất nhân tạo thành công giống một số loài như trai ngọc, ốc hương, điệp, bào ngư, ngao, sò huyết mở ra triển vọng rất lớn để phát triển nuôi NTHMV ở Việt Nam trong những năm sắp tới.
Theo Chu Chí Thiết (2008): Trong các loài nhuyễn thể nuôi ở Việt Nam hiện nay ngao là một đối tượng nuôi đang phát triển mạnh và được nhiều địa phương ở vùng ven biển đặc biệt quan tâm Nguyên nhân là do dễ nuôi, chi phí thấp, giá bán cao hơn gấp đôi chi phí (giá bán tại bãi vào cuối năm 2010 và đầu năm 2011 bình quân 22.000 đồng/kg) và thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước đang lớn mạnh Từ hoạt động khai thác tự nhiên trước năm 1980 chỉ khoảng 300 -
400 tấn/năm lên đến 700 - 800 tấn/năm trong các năm 1982 - 1986 Đầu những năm 2000, tổng sản lượng ngao của khu vực ven biển phía Đông của Nam bộ (ĐBSCL và TP HCM) đã đạt 70 - 80 nghìn tấn/năm Từ một đối tượng hải sản được xem như nguồn thực phẩm phụ, bổ sung vào bữa ăn cho dân nghèo những lúc khan hiếm thức ăn, gần đây ngao đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu chủ lực đứng hàng thứ hai sau tôm sú ở một số tỉnh vùng ven biển ĐBSCL Bên cạnh đó, các tỉnh Nam Định và Thái Bình, miền Bắc đã và đang trở thành một trong những địa phương phát triển mạnh nghề nuôi ngao trắng có nguồn gốc Bến Tre Ngoài ra, có thể kể đến là trong mấy năm gần đây việc khai thác ngao lụa đã cung cấp một sản lượng khá lớn cho các nhà máy chế biến nhất là Bình Thuận, Kiên Giang và
Trong tháng 01/2014, tại nhiều địa phương, mặt hàng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ được mùa và cho sản lượng khá cao nhưng lại gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ; Nguyên nhân sức mua giảm tại nhiều thị trường lớn khiến cho giá trị xuất khẩu trong tháng giảm mạnh Bên cạnh đó còn không ít nỗi lo đối với nghề nuôi ngao, nghêu nhất là khó khăn về vốn, con giống và tình trạng ô nhiễm môi trường nuôi … đang làm ảnh hưởng đến chất lượng và thu nhập của người nuôi Tại Cà Mau, mặc dù mới được thành lập nhưng Hợp tác xã nuôi nghêu Đất Mũi đã ổn định tổ chức, điều hành minh bạch hơn trước rất nhiều, không chỉ tạo công ăn việc làm cho cộng đồng dân nghèo xã Đất Mũi mà còn khai thác nguồn lợi nghêu giống hiệu quả, gắn với việc duy trì và phát triển nguồn lợi thiên nhiên bền vững, ổn định tình hình trật tự trị an tại địa phương Ngoài tổ chức cho xã viên nghèo khai thác nghêu giống, có thêm thu nhập mà còn tổ chức ương nghêu cám trở thành nghêu giống, bán giá cao Vụ nghêu 2013, Hợp tác xã cũng khoanh vùng và thả nuôi hàng chục tấn nghêu giống trên diện tích hàng chục hécta, được thu hoạch vào thời điểm cận và sau Tết Nguyên đán 2014, cho sản lượng khá cao Dù lượng nghêu giống giảm hơn năm trước nhưng vụ nghêu giống vừa rồi, nhiều xã viên Hợp tác xã kiếm được hơn 20 triệu đồng từ việc cào và ương nghêu, Hợp tác xã nuôi nghêu Đất Mũi chịu trách nhiệm quản lý, khai thác có hiệu quả bãi nghêu rộng 3.000ha (từ kinh Ô Rô đến Rạch Mũi, xã Đất Mũi) Trong đó, khoảng 600ha là vùng nuôi nghêu thương phẩm, diện tích còn lại để khai thác nghêu giống, ngoài ra, hợp tác xã còn tổ chức ương, bán nghêu giống và bao tiêu nuôi nghêu thương phẩm Do đó, theo kế hoạch, trong năm 2014 HTX đầu tư trên
17 tỷ đồng (cả vốn tự có, vốn vay và vốn liên kết) để khoanh nuôi trên 100ha nghêu thương phẩm Tại Nam Định, nuôi ngao theo hướng phát triển bền vững vẫn là thế mạnh của 2 huyện Giao Thủy và Nghĩa Hưng, nhờ từng bước chủ động được nguồn ngao giống bằng phương pháp sinh sản nhân tạo, cùng với kinh nghiệm chọn bãi, kỹ thuật cải tạo nền đáy bãi nuôi, tạo môi trường đáy thuận lợi, chọn thời điểm thả giống, quản lý sản phẩm… nên năng suất tăng lên rõ rệt, năm 2013 diện tích nuôi ngao giữ ổn định 1.710ha, nhưng sản lượng ngao đạt 22.172 tấn, tăng 2.241 tấn so với năm 2012 (Trần Xuân Điểm, 2012).
2.2.2 Liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản ở một số địa phương
- Liên kết GAP ( Good Agricultural Practices) sông Tiền gồm 6 tỉnh thuộc khu vực sông Tiền gồm: Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Tiền Giang, Long An và Tp Hồ Chí Minh Liên kết GAP ra đời để liên kết giữa sản xuất và kinh doanh trái cây để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong cũng như ngoài nước và đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Mục tiêu đề ra là GAP phải tạo ra được mối liên kết bền vững trong nguyên tắc tự nguyện chịu sự chỉ đạo của ban điều hành giữa 4 nhà: Nhà sản xuất cây ăn trái gồm có nhà vườn, hợp tác thị trấn, nông trường; Doanh nghiệp, nhà kinh doanh trái cây; thu mua, đóng gói, bảo quản, xuất nhập khẩu, vận chuyển, ngân hàng, hợp tác thị trấn tiêu thụ; cơ quan khoa học ngành nông nghiệp và đại diện nhà nước ngành nông nghiệp.
GAP gắn các thành viên với nhau bởi nhiệm vụ của họ Nhà sản xuất: Tiếp nhận kỹ thuật mới, sáng tạo đi đầu trong sản xuất sản phẩm chất lượng cao và an toàn theo yêu cầu của thị trường Nhà kinh doanh: cung cấp các yêu cầu của khách hàng cho nhà sản xuất, nhà khoa học, nhà nước để sản xuất ra sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng góp phần cải tiến nâng cao giá trị sản phẩm, chủ động sáng tạo và mở rộng thị trường Nhà nước có trách nhiệm đề ra chính sách thích hợp hỗ trợ kinh tế tập thể, tổ chức liên kết tạo ra sản phẩm chất lượng cao, an toàn đủ sức cạnh tranh Nhà khoa học cung cấp kỹ năng, hỗ trợ nghiên cứu và phát triển hỗ trợ huấn luyện, đào tạo, góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững.
- Thực hiện mối liên kết “ 4 nhà” trong sản xuất nông nghiệp, Ninh Bình đã xuất hiện một số mô hình liên kết tiêu thụ nông sản mang lại hiệu quả kinh tế cao Năm 1999, Ninh bình thực hiện dự án “ Sản xuất thử nấm ăn – hoàn thiện công nghệ trồng nấm” với sự giúp đỡ về kỹ thuật của Trung tâm công nghệ sinh học viện di truyền thực vật nông nghiệp và chủ trì dự án là Trung tâm khuyến nông tỉnh Dự án đã thí điểm trồng thử 3 loại nấm gồm: nấm rơm, nấm sò, nấm mỡ tại HTXNN Hợp Tiến xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh và HTXNN xã Bạch Cừ huyện Hoa Lư Trên cơ sở kết quả dự án của tỉnh, năm 2000, UBND huyện Yên Khánh đã chủ động xây dựng chương trình phát triển nghề trồng nấm với sự giúp đỡ của Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật Từ đó công nghệ nuôi trồng nấm đã từng bước đi vào người dân và phát triển thành một nghề nấm có vị trí quan trọng trong ngành nông nghiệp của huyện, tạo sức lan tỏa sang các huyện khác và đã trở thành trung tâm nấm của tỉnh Năm 2006 toàn huyện có 627 họ tham gia sản xuất nấm ăn, giá trị sản xuất nấm ăn đạt 2119,2 triệu đồng đến năm 2008 số hộ sản xuất nấm ăn tăng lên 988 hộ và giá trị sản xuất nấm ăn tăng lên 4129,8 triệu đồng Như vậy trung bình mỗi năm tốc độ phát triển về số hộ sản xuất nấm ăn trong huyện đạt 125,53% Điều đó cho thấy nghề sản xuất nấm ăn có triển vọng phát triển và bền vững trong ngành nông nghiệp.
- Xã Phú Lộc huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa có 428 ha đất nông nghiệp, trong đó có hơn 190 ha có thể sản xuất cây trồng hàng hóa Cũng như các địa phương khác Phú Lộc đặt mục tiêu phát triển nông nghiệp hàng hóa, đưa những cây trồng có giá trị cao vào sản xuất để tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác Trên cơ sở điều kiện thổ nhưỡng và trình độ thâm canh của nông dân, xã đã đưa vào sản xuất các loại dưa bao tử, ngô ngọt, khoai tây Để đảm bảo đầu ra cho nông sản, xã đã giao cho HTX dịch vụ nông nghiệp Phú Lộc đảm nhiệm việc bao tiêu sản phẩm HTX có nhiệm vụ thực hiện điều tra, khảo sát thị trường, tìm kiếm các doanh nghiệp bao tiêu hết nông sản cho nông dân theo hợp đồng giúp bà con yên tâm sản xuất hạn chế tình trạng được mùa rớt giá hoặc không thể tiêu thụ được sản phẩm sau khi thu hoạch Cùng với việc chịu trách nhiệm tiêu thụ nông sản, HTX Phú Lộc còn đảm nhận cung ứng vật tư nông nghiệp cho nông dân, đầu tư ứng trước phân bón, giống, máy móc làm đất cho nông dân, liên hệ với các nhà khoa học để hỗ trợ nông dân kiến thức về thâm canh, chăm sóc cây trồng,…
2.2.3 Kinh nghiệm liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản trên thế giới
Mô hình liên kết giữa người sản xuất, người tiêu thụ có thể diễn ra trong nhiều ngành hàng nông nghiệp Thực tế của các nước trên thế giới cho thấy đây là hình thức mang lại lợi ích cho các bên tham gia, đặc biệt là hộ nông dân và hình thức này đã nhanh chóng lan rộng ở các nước điển hình như ở Nhật Bản, Trung Quốc
Phương pháp nghiên cứu
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Tiền Hải là huyện ven biển, nằm ở phía Đông Nam tỉnh Thái Bình, có tọa độ địa lý từ 20 o 17 ’ đến 20 o 28' độ vĩ Bắc; từ 106 o 27' đến 106 o 35' kinh Đông.
Phía Bắc giáp huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình, ranh giới là sông Trà Lý; Phía Nam giáp huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định, ranh giới là sông Hồng; Phía Tây giáp huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình;
Phía Đông giáp biển Đông, với chiều dài bờ biển 23km, từ cửa Trà Lý đến cửa Ba Lạt.
Tiền Hải có 34 xã và một thị trấn, thị trấn Tiền Hải cách xã ven biển xa nhất là 15 km, cách thành phố Thái Bình là 23km bằng quốc lộ 39B; cách Thủ đô
Hà Nội 130km; cách thành phố cảng Hải Phòng 70km Ngoài quốc lộ 39B và các tỉnh lộ, với ba mặt tiếp giáp sông - biển, Tiền Hải có giao thông đường biển thuận lợi có thể thi đến các cảng trong nước, các cảng của các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực (Nam Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc ); Có đường sông thông thương với các tỉnh nằm dọc sông Hồng, sông Thái Bình; Có điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu trao đổi hàng hóa và là tiềm năng to lớn để phát triển ngành vận tải sông - biển (Phòng thống kế huyện Tiền Hải, 2015).
Vị trí địa lý ấy đã tạo cho Tiền Hải có một vị thế địa - văn hóa, địa - chính trị riêng so với các huyện trong tỉnh Thái Bình cũng như với các địa phương khác trong cả nước.
3.1.1.2 Điều kiện thời tiết khí hậu
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nhưng lại nằm ở ven biển nên khí hậu Tiền Hải ngoài khí hậu lục địa, còn mang đặc trưng của khí hậu vùng duyên hải rất rõ rệt; mùa đông ấm hơn, mùa hè mát hơn so với khí hậu khu vực ở sâu trong nội địa Vào mùa cạn/ mùa khô kéo dài 7 tháng, từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau lượng mưa ít, dòng chảy nhỏ, lượng phù sa thấp, là khoảng thời gian thích hợp gieo trồng vụ lúa chiêm Vào mùa mưa hay mùa lũ kéo dài 5 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10 nhiệt độ cao, nhiều nắng, nước sông dâng cao, dòng chảy xiết, lượng phù sa lớn là thời gian thích hợp cho vụ lúa mùa.
* Nhiệt độ: Nhiệt trung bình trong năm là 20 – 23 O C, cao nhất là 39 O C, thấp nhất là 4,1 O C Biên độ nhiệt độ ngày và đêm khoảng 8 - 10 O C Nhiệt độ trung bình tối đa là 33,1 O C (tháng 7), trung bình tối thấp là 15,9 O C (tháng 1) (Phòng thống kế huyện Tiền Hải, 2015).
*Mưa: Theo tài liệu quan trắc của Trạm thuỷ văn Ba Lạt và Sở Thuỷ lợi Thái Bình, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.500- 2.000mm Phía Đông Nam huyện có lượng mưa lớn nhất, trung bình hàng năm từ 1.800- 2.200mm Phía Bắc huyện, lượng mưa giảm chỉ còn 1.650 - 1.800mm Lượng mưa không đều giữa hai mùa: mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, tổng lượng mưa chiếm 20% lượng mưa cả năm, các tháng 12 và tháng 1 lượng mưa thường nhỏ hơn lượng bốc hơi, tháng 2 và tháng 3 là thời kỳ mưa phùn ẩm ướt Mùa mưa diễn ra trong các tháng từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm tới 80% lượng mưa cả năm, có ngày cường độ lên trên 350mm/ngày (Phòng thống kế huyện Tiền Hải, 2015). Mùa mưa thường có lũ Mực nước lũ diễn ra như sau:
- Mực nước lũ khi có bão lớn: 3,2m.
- Mực nước lũ cao nhất hàng năm: 2,55m.
- Mực nước lũ trung bình hàng năm: + 0,58m.
- Mực nước lũ thấp nhất hàng năm; -0,6m.
* Độ ẩm không khí: Vào cuối mùa Đông khá ẩm ứơt, nồm, mưa phùn, độ ẩm khá cao (86 - 87%), thấp nhất 82%, cao nhất 94%, mùa Hè biển làm dịu nắng, đồng thời cũng tăng độ ẩm, trung bình từ 82 - 90% (Phòng thống kế huyện Tiền Hải, 2015).
* Bức xạ mặt trời: Số giờ nắng trung bình từ 1.600 - 1.800 giờ/năm.
* Chế độ gió: Ở Tiền Hải, gió thịnh hành là gió Đông Nam mang theo không khí nóng ẩm, tốc độ gió trung bình 2-5m/giây Mùa Hè hay có bão xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 10; nhiều nhất là tháng 8 (32,5%), tháng 9 (25%) và tháng 7 (22,5%) Mỗi năm có từ 2 - 3 cơn bão, có năm có tới 6 cơn bão Cấp gió trung bình từ cấp 8 đến cấp 11 gây thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân Mùa đông có gió mùa Đông Bắc, mang theo không khí lạnh, ẩm thấp, ẩm ướt.
Tiền Hải là vùng đồng bằng ven biển được hình thành nhờ kết quả bồi tụ phù sa của 2 con sông là sông Hồng và sông Trà Lý trong một thời gian dài theo nguyên lý động lực học sông - biển Quá trình này đã tạo cho địa hình của huyện Tiền Hải có hình lòng chảo, gồm 2 vùng khá rõ rệt là vùng đất trũng phía nội đồng và vùng đất cao ven biển, có cao trình biến thiên phổ biến từ 1,0m đến 1,5m so với mặt nước biển Vùng trũng nội đồng có cao trình từ 0,5 đến 0,6m; vùng phía trong ven biển các đê biển có cao trình 1,5m đến 1,7m Phía ngoài đê biển từ cửa Trà Lý đến cửa Ba Lạt hình thành các cồn ngầm chắn lớn như Cồn Thủ, Cồn Vành, Cồn Đen, Cồn Ré và nhiều bãi sú, vẹt, sậy, cói. Đất đai Tiền Hải được tạo bởi phù sa theo nguyên lý động lực sông - biển với những dải đất hình sin có hướng song song với các con đê biển.
Huyện Tiền Hải có 4 nhóm đất chính:
Nhóm đất cát (C): có diện tích 2.875 ha, phân bố chủ yếu ở các vùng có địa hình cao phía trong và ngoài đê thuộc địa phận các xã Nam Thịnh, Nam Phú, Đông Minh, Đông Hoàng, Đông Long và ở rải rác các xã Nam Hải, Tây Giang, Tây Lương, Tây Ninh, Đông Quý Đặc điểm chung của nhóm đất này là có lượng hạt thô lớn, dung tích hấp thu thấp, các chất dinh dưỡng tổng số và dễ tiêu đều nghèo, sâu dưới tầng cát dày từ 2 - 3m mới thấy trầm tích biển (lớp vỏ sò, lớp cát thuần xen lẫn phổ tích và các loại cây sú, vẹt ) Trong nhóm đất cát chia làm hai loại:
- Đất cát giồng (CZ) ở trong đê, có diện tích 690 ha.
- Đất cồn cát biển (CC) có diện tích 2.185 ha.
Nhóm đất mặn (đất phù sa nhiễm mặn): là loại đất có diện tích lớn nhất, phân bố ở hầu hết các xã trong huyện song tập trung nhiều hơn ở các xã phía Đông của huyện Nhóm đất này có diện tích 11.300 ha, được chia làm 4 loại sau:
- Đất mặn sú vẹt (Mm) diện tích 900 ha.
- Đất mặn nhiều (Mn) diện tích 2.300 ha.
- Đất mặn trung bình (M) có diện tích 1.200 ha.
- Đất mặn ít (Mi) có diện tích 6.900 ha. Đặc điểm chung của nhóm đất này là có màu nâu tươi, ánh sắc tím Ở lớp đất mặn PHkcl từ 4,5 - 5,5, các lớp sâu hơn trên 6 và thường ở mức kiềm yếu 7 -
9 Ca++ trao đổi từ 3 -8 ldl/100g Mg++ trao đổi 3 - 10 lđl/100g Tỷ số Ca/Mg thường nhỏ hơn 1 - 1,5 Số muối hoà tan ở mức từ trung bình đến khá (1-3%), đạm trung bình (0,1 - 0,16%), lân và kali cao (1,7 - 2,3%) Yếu tố hạn chế làm giảm độ phì nhiêu thực tế, giảm năng suất cây trồng là độ mặn Để sử dụng loại đất này, biện pháp cơ bản là thau chua rửa mặn và đẩy lùi nguồn nước mặn ra biển nâng cao áp lực nước ngọt ở toàn bộ hệ thống, thống nhất độ phì nhiêu thực tế và độ phì nhiêu tự nhiên vốn tiềm tàng cao. Đất mặn ở trong đê biển thường có độ mặn cao ở phần đất thấp và sát biển do mạch mặn nông và đọng mặn (không thoát được mặn) Những nơi đất cao hơn trong vùng lại thường là cát, dễ rửa mặn hơn Ở những vùng mới quai đê khi độ mặn còn cao, nhân dân thường trồng cói là loài cây có khả năng chịu mặn cao và giảm độ mặn cho đất Trồng lúa trên vùng đất mặn cần chú ý chọn giống chịu mặn và thận trọng khi đưa giống mới cho năng suất cao nhưng khả năng chịu mặn kém.
Nhóm đất phù sa (p): có tổng diện tích khoảng 3.606 ha, phân bố trên địa hình từ vàn cao, vàn vừa đến vàn thấp ở các xã Nam Hải, Bắc Hải, Vân Trường, Nam Hà, Nam Hồng, Nam Chính, Tây Phong, Vũ Lăng Đất thường có màu nâu tươi, độ PH trung tính, ít chua, PHkcl khoảng 5,5 Thành phần cơ giới từ đất thịt trung bình đến nặng, hàm lượng các chất hữu cơ xếp vào loại khá giàu từ 2,5 - 3%; đạm, lân, kali đều ở mức trung bình đến khá, N (0,15 - 0,25%), P2O5 (0,08 -
0,12%), K2O (1,5 - 2,5%) Dung dịch hấp thu khá cao, thường gặp từ 25 - 29 lđl/100g đất khô.
Trong nhóm đất phù sa, chia làm 3 loại, gồm:
- Đất phù sa không được bồi, không gley, hoặc gley yếu của hệ thống sông Hồng (Ph), trên địa hình vàn có diện tích 1.900ha.
- Đất phù sa không được bồi có tầng loang lổ đỏ vàng của hệ thống sông Hồng (Phf), trên địa hình vàn cao với diện tích 1356 ha.
- Đất phù sa không được bồi, gley trung bình của hệ thống sông Hồng (Phg) trên địa hình vàn thấp với diện tích 238ha.
Nhìn chung nhóm đất phù sa là loại đất tốt.
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Vùng ven biển Tiền Hải nằm trong vùng đất bồi tụ của tỉnh Thái Bình được hình thành từ sự bồi đắp của các con sông lớn và dòng hải lưu của biển Đông vì vậy nơi đây là vùng đất trẻ với nhiều tiềm năng Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dưới điều kiện thuận lợi của tự nhiên, địa hình, chất đất, nguồn nước… và nhu cầu của thị trường thì các một số vung đất ven biển, đất làm muối không hiệu quả cao, dất ngoài đê, đất bãi triều đã đàn chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản và con ngao đã dược đưa vào nuôi và đã thu lại nhiều thành công Các hoạt đông nuôi trồng đầu tiên bắt đầu từ sự tự phát của người dân nơi đây, nhưng qua một thời kỳ phát triển mang lại hiệu quả, đã dần được quan tâm của Nhà nước, đầu tư và đưa vào quản lý tầm vĩ mô.
Tiền Hải có 34 xã và một thị trấn, trong đó có 8 xã ven biển chia làm 2 khu vực là khu Đông và khu Nam, khu Đông gồm 4 xã là Đông Hoàng, Đông Minh, Đông Hải và Đông Long còn khu Nam gồm 4 xã là Nam Thịnh, Nam Hưng, Nam Phú và Nam Cường Do tính chất và điều kiện thời gian nghiên cứu đề tài không thể đi sâu vào tìm hiểu đánh giá toàn vùng nuôi trồng vì vậy địa điểm nghiên cứu được lựa chọn dựa số liệu thống kê của tỉnh, huyện về diện tích nuôi ngao, sản lượng tiêu thụ, nguồn vốn đầu tư, đồng thời tham khảo ý kiến của giảng viên hướng dẫn, các hộ nuôi trồng và ý kiến của người dân trong vùng Các xã được lựa chọn để tiến hành nghiên cứu bao gồm:
Các xã được lựa chọn thoả mãn các tiêu chí sau:
- Có nhiều Km bờ biển, có điều kiện thích hợp để nuôi ngao.
- Có sự đa dạng về hình thức nuôi ngao.
- Có nhiều hộ tham gia nuôi, kinh doanh, tiêu thụ ngao.
- Chính quyền địa phương tạo điều kiện cho phát triển vùng nuôi ngao, tạo thêm việc làm cho người dân địa phương.
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin
3.2.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp
Bảng 3.5 Nội dung thu thập thông tin số liệu thứ cấp
STT Nội dung số liệu Địa điểm thu thập Phương pháp thu thập
1 Số liệu về cơ sở lý luận và thực Sách, báo, Tra cứu, chọn lọc thông tiễn ở Việt Nam và các nước trên internet có liên tin. thế giới về phát triển bền vững quan sản xuất ngao thương phẩm.
2 Số liệu về đặc điểm địa bàn Phòng thống kê, Tìm hiểu, phân tích, nghiên cứu: Tình hình phân bổ phòng NN tổng hợp từ các báo cáo đất đai, dân số, lao động, tình &PTNT, UBND hình phát triển kinh tế, cơ sở hạ huyện Tiền Hải tầng, tình hình sử dụng đất đai…
3 Những văn bản, cơ chế chính UBND, phòng Khảo sát, tổng hợp sách tạo điều kiện cho phát triển NN &PTNT, sản xuất ngao thương phẩm Phòng thống kê huyện Tiền Hải
4 Số liệu về diện tích, năng suất, Ban thống kê, ban Tìm hiểu, khảo sát, tổng sản lượng ngao thương phẩm của nông nghiệp các hợp từ các báo cáo. các xã, các mối liên kết trong sản xã. xuất và tiêu ngao thương phẩm của xã.
5 Biến động về giá cả, thị trường Ban thống kê, ban Tìm hiểu, tổng hợp tiêu thụ ngao thương phẩm nông nghiệp xã
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả (2015)
3.2.2.2 Thu thập thông tin sơ cấp
Trên cơ sở vấn đề nghiên cứu, đặc điểm địa bàn nghiên cứu và chọn mẫu nghiên cứu, chúng tôi tiến hành thiết lập phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp theo biểu mẫu với các chỉ tiêu cụ thể đối với các hộ gia đình, trại sản xuất giống và doanh nghiệp được chọn điều tra mẫu, đại diện cho qui mô sản xuất khác nhau.
Nội dung câu hỏi phục vụ cho việc thu thập thông tin sơ cấp như sau:
- Thông tin về đặc điểm chung của hộ và chủ hộ
- Thông tin về các tài sản phục vụ sản xuất và đời sống
- Thông tin về điều kiện đất đai và sử dụng đất đai của hộ
- Thông tin về nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn
- Thông tin về tình hình sản xuất ngao của hộ
- Thông tin về các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao
- Thông tin kỹ thuật nuôi ngao, hình thức nuôi, nguồn và lượng giống, số lần thu hoạch trong năm, sản lượng, năng suất ngao nuôi, tình hình tiêu thụ, hạch toán kinh tế trong nuôi ngao.
- Thông tin về việc tuân thủ các điều kiện thực hành nuôi trồng tốt tại Việt Nam
- Nhóm câu hỏi về những khó khăn, thuận lợi, đề xuất, ý kiến của hộ nuôi ngao, so sánh với các ngành khác, định hướng trong tương lai của hộ.
∗ Điều tra hộ nuôi ngao: Chúng tôi tiến hành điều tra 80 hộ nuôi ngao thuộc 3 xã Đông Minh, Nam Thịnh, Nam Phú:
Chọn hộ đại điện: Căn cứ theo tỷ lệ diện tích của mỗi xã và tỷ lệ diện tích các quy mô sản xuất, địa chỉ của chủ hộ và địa chỉ bãi nuôi ngao, chúng tôi chọn ngẫu nhiên 80 hộ trong 3 xã theo phương pháp chọn điển hình tỷ lệ dựa vào qui mô diện tích ngao: nhỏ (dưới 1 ha); Trung bình ( từ 1- 3 ha); Lớn (trên 3 ha) của từng xã Do tỷ lệ diện tích xã Nam Thịnh và Nam Phú chiếm khoảng 37,5% tổng diện tích của toàn huyện do vậy tôi tiến hành chọn 37,5% tổng số hộ tương ứng với 30 hộ điều tra tại xã Nam Thịnh và 30 hộ điều tra tại xã Nam Phú Còn lại tôi lựa chọn 20 hộ tại xã Đông Minh.
Bảng 3.6 Số hộ điều tra ở huyện Tiền Hải
Xã điều tra Tổng số Nhỏ TB Lớn
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả (2015)
∗ Điều tra cơ sở thu mua: Tiến hành điều tra 20 cơ sở thu mua bao gồm 10 cơ sở thu mua lớn và 10 cơ sở thu mua nhỏ trên địa bàn huyện.
∗ Điều tra DN chế biến: Tiến hành thu thập số liệu, phỏng vấn cán bộ, công nhân tại công ty TNHH Nghêu Thái Bình có trụ sở làm việc tại xóm 1 xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin
Các số liệu thu thập được từ phiếu điều tra được mã hoá và đưa vào máy tính để xử lý, tính toán theo mục đích nghiên cứu của luận văn bằng công cụ phần mềm máy tính Excel Phân tổ thống kê theo xã, quy mô diện tích (nhỏ, trung bình và lớn).
3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin
Sau khi xử lý số liệu tôi tiến hành phân tích số liệu theo phương pháp cụ thể như sau:
- Thống kê mô tả: Mô tả dữ liệu bằng các phép tính và chỉ số thống kê như: số trung bình, số trung vị, phương sai, độ lệch chuẩn… cho các biến số liên tục và không liên tục để phân tích theo góc độ kinh tế - xã hội Sử dụng chủ yếu trong tổng hợp số liệu điều tra như số liệu về tình hình lao động, việc làm, diện tích nuôi ngao… qua các năm điều tra.
- Phương pháp so sánh: Bao gồm so sánh các tuyệt đối và so sánh tương đối nhằm phản ánh sự biến động của các chỉ tiêu về tình hình chung của huyện Tiền Hải, so sánh quy mô qua các thời kỳ từ đó thấy được tốc độ phát triển về diện tích, sản lượng qua các năm.
Ma trận SWOT là ma trận kết hợp giữa phân tích và dự báo các yếu tố bên trong và bên ngoài về tình hình sản xuất ngao trên địa bàn nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm của Tiền Hải
Tiền Hải là huyện ven biển, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Thái Bình, với diện tích tự nhiên trên 226 km2, dân số trên 23 vạn dân Với 23km bờ biển, Tiền Hải có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế biển toàn diện cả về khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản và du lịch sinh thái Nơi đây với trải qua nhiều năm bồi đắp của hệ thống sông ngòi đã hình thành nên vùng đầm phá ngập mặn lợ với hệ sinh thái đa dạng đó là điều kiện thuận lợi để người dân Tiền Hải phát triển nghề nuôi trồng thủy hải sản, đặc biệt là nghề nuôi ngao. Đại hội Đảng bộ huyện Tiền Hải nhiệm kì 2010-2015 đã nhấn mạnh: “Phát triển nuôi ngao là một chủ trương lớn, nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế diện tích vùng bãi triều ven biển, tạo ra bước đột phá mới trong phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung và của Tiền Hải nói riêng, góp phần tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, nông thôn của huyện, bảo vệ chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các địa phương ven biển, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện”.
Cùng lợi thế sẵn có của một vùng biển trù phù, sự quan tâm của chính quyền địa phương và sự năng động, nhạy bén trong việc chuyển đổi ngành nghề của người dân Tiền Hải, trong những năm qua diện tích nuôi ngao của huyện không ngừng tăng với tốc độ khá nhanh, năm 2005 thì diện tích nuôi ngao của huyện là 820 ha nhưng tới năm 2010 diện tích đã tăng lên 1116 ha và đến năm
2015 thì tổng diện tích nuôi ngao toàn huyện đạt 1919 ha Riêng năm 2014 diện tích nuôi ngao trên toàn huyện giảm 96 ha so với năm 2013, điều này có thể hiểu là do sự ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ ngao trước đó vào năm 2012 và 2013.Trong hai năm này thị trường tiêu thụ ngao thương phẩm gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là thị trường xuất sang Trung Quốc dẫn đến nhiều hộ nuôi ngao thua lỗ nặng, buộc phải bỏ nghề Tuy nhiên, theo chủ trương của huyện thì quy hoạch mở rộng diện tích vùng nuôi ngao theo đề án phát triển tới năm 2020, chính quyền địa phương cùng với sự nỗ lực của người dân địa phương đã cố gắng mở rộng lại diện tích nuôi ngao, phát triển nghề nuôi ngao là một thế mạnh của các xã ven biển của huyện.
Qua Bảng 4.2 ta thấy từ năm 2005 đến năm 2012, sản lượng ngao thương phẩm liên tục tăng qua các năm với mức tăng trưởng bình quân 23,46%/năm, sản lượng thủy sản năm 2012 tăng gấp 3,4 lần so với năm năm 2005; riêng về diện tích nuôi năm 2012 có sự gia tăng đột biến do UBND huyện Tiền Hải đã thực hiện đo đạc, lập quy hoạch mở rộng diện tích những vùng có điều kiện thuận lợi để đưa và nuôi ngao nên diện tích nuôi năm 2012 tăng 320 ha so với năm 2011 Giai đoạn
2013 – 2015, diện tích và sản lượng ngao có tăng nhưng không nhiều, là do năm
2014 diện tích nuôi ngao giảm đồng thời ở giai đoạn này thị trường tiêu thụ ngao thương phẩm gặp rất nhiều khó khăn, nhiều hộ nuôi ngao phải thu hẹp diện tích hoặc tệ hại hơn là bỏ nghề Diện tích nuôi ngao trên địa bàn 7 xã ven biển của huyện Tiền Hải, trong đó tập trung chủ yếu ở Nam Thịnh, Đông Minh, Nam Phú. Ở giai đoạn 2009 – 2012, sự tăng cao về quy mô nuôi và sự ổn định về năng suất nuôi ngao, cùng với giá tiêu thụ ngao qua các năm bình quân là 20.000 đồng/kg đã tạo cho huyện nguồn thu nhập đáng kể từ việc nuôi ngao, thu nhập bình quân là khoảng trên 300 triệu đồng/hộ nuôi ngao/năm, đây là con số ấn tượng khi so sánh với các ngành nghề nuôi trồng thủy sản khác, có thể nói nuôi ngao giờ đây không chỉ là nghề thoát nghèo của người dân mà nó còn là nghề làm giàu của họ, với những thuận lợi sẵn có của một vùng ven biển thường xuyên thay những tấm áo mới đẹp đẽ hơn, tốt hơn bởi thủy triều, dường như nơi đây không bao giờ hết sự trù phú đó đã giúp người nuôi ngao có thể làm chủ được cuộc sống của mình, làm giàu cho gia đình và xã hội Tuy nhiên từ giữa năm 2012 sang năm 2013 thị trường tiêu thụ ngao thương phẩm gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là thị trường xuất sang Trung Quốc, đồng thời năm 2014 dịch bệnh xảy ra lớn dẫn đến ngao chết hàng loạt gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi ngao(năm 2014 GTSX chỉ đạt 405 triệu đồng/ha).
Bảng 4.1 Tình hình nuôi ngao của huyện Tiền Hải giai đoạn 2013-2015
5 Diện tích /hộ ha/hộ 1,44 1,56 1,60 107,85 102,50 105,1
Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Tiền Hải (2015)
Bảng 4.2 Biến động sản lượng, diện tích nuôi ngao huyện Tiền Hải giai đoạn 2005 -2015
Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Tiền Hải (2015)
Biểu đồ 4.1 Biến động diện tích nuôi ngao giai đoạn 2005 – 2015
Biểu đồ 4.2 Biến động sản lượng ngao giai đoạn 2005 – 2015
Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Tiền Hải (2015)
4.1.2 Tình hình tiêu thụ ngao thương phẩm
Phát huy lợi thế vùng ven biển, đặc biệt là nuôi ngao cho “siêu lợi nhuận” trong những năm qua, nhiều địa phương ven biển của tỉnh Thái Bình đã đầu tư phát triển mở rộng vùng nuôi ngao tăng lên hàng nghìn héc ta Điển hình như huyện Tiền Hải, mặc dù không phải là địa phương sớm có nghề nuôi ngao, song đến nay, huyện đang là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về sản lượng ngao hàng năm.
Giai đoạn 2013 – 2015, khoảng 60 - 65% sản lượng ngao thương phẩm của Tiền Hải được tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc, khoảng 30% xuất khẩu sang EU và 10% tiêu thụ nội địa Ngao thương phẩm xuất sang Trung Quốc chủ yếu qua đường tiểu ngạch, nhưng từ giữa năm 2012, Trung Quốc ngừng nhập khẩu ngao khiến giá thu mua giảm thê thảm, chỉ bằng một nửa so với trước Thời kỳ cao điểm, giá ngao từ 23.000 - 25.000 đồng/kg, cuối năm 2012 giảm còn 10.000 - 11.000 đồng/kg mà còn khó bán Ngao không bán được trong khi người nuôi vẫn phải chịu chi phí trông coi, lãi suất ngân hàng… Hiện trên địa bàn huyện Tiền Hải cũng có Công ty cổ phần xuất khẩu ngao Thái Bình chuyên chế biến ngao xuất khẩu sang thị trường EU và một phần chuyển ngao nguyên liệu vào miền Nam chế biến Tuy nhiên, khó khăn nhất của doanh nghiệp này là thiếu vốn mua nguyên liệu chế biến, vì vậy đứng chân ngay trên vựa ngao của Tiền Hải mà lại không có ngao để sản xuất, trong khi địa phương đang thừa hàng nghìn tấn ngao không tìm được nơi tiêu thụ Không những thế, khó chồng lên khó, năm 2012 nhiều vùng nuôi ngao ở Tiền Hải xuất hiện dịch bệnh khiến ngao chết hàng loạt; bão số 8 cũng làm nhiều chủ đầm ngao trắng tay Từ đầu năm 2013, ngao nhúc nhích tăng giá lên khoảng 12.000 - 14.000 đồng/kg Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ chính là Trung Quốc mỗi ngày chỉ nhập khoảng vài chục tấn, trong khi sản lượng ngao cần bán tại Tiền Hải tại thời điểm này lượng cũng lên tới vài nghìn tấn. Để tháo gỡ khó khăn cho các hộ nuôi ngao, UBND tỉnh Thái Bình, các cơ quan chức năng như Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm ngao ra thị trường trong nước và cả nước ngoài, đồng thời mời gọi doanh nghiệp vào đầu tư nhà máy chế biến ngao để tăng giá trị khi xuất bán; huyện Tiền Hải đã thực hiện một số biện pháp như hỗ trợ lãi suất vốn vay trong 4 tháng cuối năm; mở rộng thị trường tiêu thụ Tuy nhiên về lâu dài, tỉnh và huyện cần có một chiến lược đầu tư gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tổ chức kết nối các doanh nghiệp với người nông dân trong vấn đề bao tiêu sản phẩm Cùng với đó, các ngành chức năng, doanh nghiệp và người nuôi ngao cần tăng cường liên kết, phối hợp hiệu quả, từng bước xây dựng thương hiệu "ngao Tiền Hải"; xuất khẩu theo đường chính ngạch; tăng cường tiêu thụ nội địa ở các thành phố lớn, tránh bị phụ thuộc quá vào một thị trường để hạn chế tình trạng ngao bị ép giá và khó tiêu thụ như hiện nay.
Nhìn vào thực tế sản xuất ngao tại Thái Bình, có thể thấy cung đã vượt cầu cho nên đầu ra đã khó nay càng khó hơn và câu chuyện bị tư thương ép giá là điều không tránh khỏi Qua tìm hiểu, ngao thương phẩm bán tại bãi dao động từ 11.000 đồng đến 13.000 đồng/kg, trong khi thời điểm năm ngoái là 18.000 đồng/kg Nhiều hộ nuôi ngao phàn nàn rằng muốn mở rộng sản xuất nhưng ngân hàng cho vay rất hạn chế bởi nghề nuôi chủ yếu dựa vào thời tiết, vật nuôi dễ bị chết do nhiễm bệnh tảo đỏ và độ mặn trong đầm quá cao Chính vì những rủi ro này mà các tổ chức tín dụng không mặn mà với những khách hàng nuôi ngao thịt, ngao giống tại các địa phương ven biển.
Trước những khó khăn đặt ra cho người nuôi ngao, các chuyên gia cho rằng tỉnh Thái Bình cần có chiến lược đầu tư gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, tổ chức kết nối doanh nghiệp với người dân trong bao tiêu sản phẩm Bên cạnh đó, tỉnh cần có khảo sát, quy hoạch cụ thể việc mở rộng, phát triển diện tích đầm, bãi nuôi thả trên cơ sở đánh giá nhu cầu thực tế của thị trường trong và ngoài nước.
Mặt khác, để nâng cao giá trị con ngao, đã đến lúc Thái Bình cần chú trọng phát triển và xây dựng thương hiệu cho con ngao, từ đó tìm kiếm đầu ra ổn định cho người dân yên tâm sản xuất.
Thực trạng mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao tại huyện Tiền Hải 6060 1 Thông tin chung về các tác nhân trong mối liên kết
4.2.1 Thông tin chung về các tác nhân trong mối liên kết Để xác định được được mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình cần xác định bản rõ các tác nhân tham gia và quá trình sản xuất và tiêu thụ ngao Với việc xác định sơ đồ liên kết giữa các tác nhân giúp cho các tác nhân trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hình dung được mạng lưới và mối liên kết ngang dọc trong chuỗi, thể hiện được sự tác động phụ thuộc lẫn nhau giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi, giúp cho các tác nhân trong và ngoài chuỗi có thể hình dung được toàn bộ hoạt động, quy trình của chuỗi Sơ đồ các tác nhân liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình được thể hiện qua sơ đồ sau:
Tác nhân thu mua lớn
Người tiêu dùng nước ngoài
Tác nhân thu mua nhỏ lẻ
Người tiêu dùng trong nước
Sơ đồ 4.1 Các tác nhân sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm huyện Tiền Hải – tỉnh Thái Bình
Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả (2015)
4.2.1.1 Tác nhân nuôi ngao (người sản xuất)
Tác nhân nuôi ngao là tác nhân có mắt xích quan trọng trong chuỗi, trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, sử dụng kỹ thuật canh tác và các đầu vào trong sản xuất để tạo ra sản phẩm cung ứng cho các thành viên khác trong chuỗi.
Thời gian bắt đầu hình thành nghề nuôi ngao, tác nhân nuôi tự do đóng cọc giăng lưới nhận bãi ở những vùng có ngao sinh sản nhiều và trông coi đến khi ngao đủ trọng lượng thì thu hoạch xuất bán; đến nay các vùng nuôi ngao đã được quy hoạch phân khu phân vây có luồng lạch đi vào, người nuôi tiến hành vệ sinh bãi nuôi, san lấp tạo mặt bằng và nhập giống về nuôi thả.
Bảng 4.3 Một số chỉ tiêu cơ bản về hộ nuôi ngao
Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng
1 Số lượng hộ nuôi ngao điều tra hộ 80
2 Tuổi bình quân của chủ hộ nuôi tuổi 46,8
3 Số năm tham gia nuôi ngao bình quân/hộ năm 7,5
4 Trình độ học vấn của chủ hộ
- THCN, CĐ, ĐH trở lên % 12,5
5 Vốn bình quân/hộ nuôi ngao tr.đ/hộ 560
6 Diện tích nuôi bình quân/hộ ha/hộ 2,13
7 Thời gian thuê đất nuôi bình quân/hộ năm 5,7
8 Lao động bình quân/ hộ lđ/hộ 2,4
Nguồn: Số liệu điều tra (2015)
Tuổi chủ hộ: Tuổi chủ hộ nuôi ngao của các hộ điều tra ở các xã trung bình là trên 46 tuổi, ở độ tuổi này họ có đủ bản lĩnh và kinh nghiệm trong nuôi ngao, họ dám đầu tư hàng trăm triệu đồng để nuôi ngao, họ có sự chính chắn để đưa ra những quyết định đầu tư lớn, bên cạnh yếu tố kinh nghiệm thì những chủ hộ này thường tích lũy được một nguồn vốn nhất định khi chuyển đổi từ các nhành nghề khác sang Một bộ phận các hộ có độ tuổi trung bình thì trẻ hơn bình quân khoảng 40 tuổi, họ còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm và nguồn vốn huy động được nên lượng hộ có chủ hộ trẻ không nhiều nhưng việc nắm bắt kỹ thuật và tiếp cận khoa học kĩ thuật nhanh hơn Cùng với độ tuổi chủ hộ thì số năm tham gia nuôi ngao của hộ cũng phản ánh kinh nghiệm nuôi ngao của các hộ điều tra Qua số liệu cho thấy trung bình một hộ nuôi ngao đã có trên 7 năm kinh nghiệm, một số ít hộ có thời gian nuôi ít hơn 4 năm, những hộ này chủ yếu là những hộ trẻ, mới tách khẩu, mặc dù chưa nuôi lâu năm nhưng trước đó họ cũng trực tiếp tham gia sản xuất hoặc làm thuê cho các hộ nuôi lớn nên khi có đủ tài chính họ tự thuê bãi để làm.
Trình độ học vấn: Trình độ học vấn thể hiện tư duy, nhận thức và kiến thức trong việc nuôi ngao, ở đây ta thấy số lao động có trình độ cấp 2 là chiếm hơn 50%, một phần lớn do chủ hộ đều ở độ tuổi trên 40, ở giai đoạn này đại đa số người dân địa phương chỉ có điều kiện học hết cấp 2 mà không có điều kiện học cao hơn Tuy nhiên, cũng có đến 36,25 số hộ được học hết cấp 3, những hộ này đa phần có tuổi đời trẻ hơn Ở đây có cả lao động có trình độ đại học, cao đẳng nhưng chiếm tỷ lệ rất ít, dù sao đó cũng là dấu hiệu đáng mừng để nhận thấy một điều là nghề nuôi ngao của huyện không chỉ đang biến đổi về lượng mà còn cả về chất. Cũng có một lượng lớn các bác sĩ, giáo viên, công nhân viên chức,… đầu tư nguồn kinh phí vào nuôi ngao nhưng họ hoàn toàn thuê người trong coi bảo vệ và chăm sóc Số liệu trên cho ta thấy các hộ có độ tuổi thấp hơn, nhưng đây là nhóm hộ mà có trình độ cấp 3 và đại học, cao đẳng trung học chuyên nghiệp cao hơn nhóm hộ có điều kiện kinh tế khá giả, đây là nhóm hộ có khả năng tiếp thu kỹ thuật nuôi ngao tốt và nhanh hơn, nên có tiềm năng trong tương lai.
Cũng qua bảng 4.3 cho thấy, trung bình một hộ nuôi ngao có diện tích nuôi khoảng 2,13 ha với số lao động gia đình là hơn 2 lao động/hộ và thời gian thuê đất nuôi khoảng từ 5 đến 6 năm Với diện tích nuôi như vậy mỗi năm hộ phải đầu từ đến 560 triệu động cho hoạt động sản xuất của mình Những hộ có kinh tế khá giả thì vốn tự có ở mức cao hầu như không phải đi vay mượn nhiều, nhưng những hộ trẻ điều kiện kinh tế chưa có thì vốn vay nhiều hơn Tính trung bình một hộ có68,42% vốn tự có và 32,58% vốn đi vay tại các đơn vị như: Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, ngân hàng chính sách xã hội huyện, quỹ tín dụng….
Bảng 4.4 Đầu tư chi phí trong sản xuất Ngao thương phẩm
(Tính bình quân 1 ha Ngao thương phẩm trong 1 vụ nuôi)
Hộ quy mô nhỏ Hộ quy mô TB Hộ quy mô lớn
BQC (3 ha)
Số tiền Cơ cấu Số tiền Cơ cấu Số tiền Cơ cấu Số tiền Cơ cấu
- Phun cát san bãi, đảo bãi 17,21 4,78 15,19 4,06 14,08 3,68 15,33 4,11
- Quản lý, trông coi, vệ sinh vây 34,89 9,70 34,08 9,11 35,17 9,20 34,50 9,25
Nguồn: Số liệu điều tra (2015)
Nghề nuôi ngao cần có một sự đầu tư về vốn không nhỏ cho các hoạt động mua con giống, đầu tư cơ sở hạ tầng và đặc biệt là chi phí cho việc quản lý, trông coi và thu hoạch ngao, bình quân mỗi hộ phải đầu tư từ 300 -500 triệu đồng/ha ngao thương phẩm Chi phí đầu tư tập trung đến hơn 90% là chi phí trung gian cho quá trình nuôi ngao, trong đó chủ yếu là đầu tư mua con giống Bình quân 1 hộ phải đầu tư chi phí mua con giống lên đến 270 triệu đồng/ha và hơn 100 triệu đồng cho các chi phí khác như: vây bãi, phun cát đảo bãi, làm choi canh, trông coi, thu hoạch… Chi phí trả cho thuê, đấu thầu bãi nuôi tùy thuộc vào vị trí của bãi nuôi, ở những bãi nuôi bằng phẳng, lặng gió, độ mùn hữu cơ thực vật phù du phong phú thì chi phí trả thuê bãi sẽ cao hơn vùng có địa hình không bằng phẳng, sóng lớn, tỷ lệ cát cao không thuận lợi nhiều cho nuôi ngao thì chi phí thuê bãi sẽ thấp hơn.
Qua điều tra các hộ nuôi ngao trên địa bàn huyện chúng tôi nhận thấy sự đầu tư cho nuôi 1 ha ngao trong 1 vụ nuôi của các nhóm hộ có sự khác biệt nhau, tuy nhiên sự khác biệt là không lớn Cụ thể chi phí trung gian của các hộ có quy mô nhỏ, quy mô TB, quy mô lớn lần lượt là 359,79, 374,15, 382,19 triệu đồng, trong đó chi phí đầu tư chủ yếu là mua con giống (chiếm hơn 70% chi phí trung gian) Ngược lại các chi phí chuẩn bị bãi nuôi, quản lý, thu hoạch và tiền thuê bãi thì các hộ có quy mô lớn đều tiết kiệm nhất so với các hộ quy mô TB và các hộ quy mô nhỏ Riêng chi phí thuê bãi nuôi ngao thì các hộ các hộ quy mô lớn với diện tích nuôi ngao lớn hơn cũng như thời gian tham gia thuê thường lâu hơn so với các nhóm hộ còn lại do vậy tính chi phí trung bình chia ra một vụ của họ nhỏ hơn so với các nhóm hộ khác.
Như vậy có thể thấy, nhóm hộ có diện tích nuôi ngao lớn hơn 3 ha có mức đầu tư chi phí cho 1 ha ngao trong 1 vụ nuôi là lớn nhất, sau đó đến các hộ có quy mô trung bình, và chi phí đầu tư thấp nhất là các hộ nuôi có quy mô nhỏ hơn 1 ha. Điều này có thể lý giải là do các hộ có quy mô lớn đa phần là các hộ đã có tuổi đời cũng như tuổi nghề lâu năm với dày dặn kinh nghiệm, nên họ cũng mạnh dạn đầu tư hơn, đặc biệt họ rất quan tâm chú ý đến vấn đề con giống nên việc đầu tư chi phí để lựa chọn mua con giống nhiều hơn Tổng chi phí đầu tư cho 1 ha diện tích nuôi ngao trong một vụ của các nhóm hộ giao động từ 390 đến 415 triệu đồng/hộ.
Tổng chi chi phí một hộ nuôi ngao đầu tư vào 1 ha ngao lên đến hơn 400 triệu, sau thời gian khoảng 12 đến 20 tháng thì ngao thương phẩm bắt đầu được thu hoạch.
Bảng 4.5 Kết quả và hiệu quả hoạt động của hộ nuôi Ngao
(Tính bình quân 1 ha Ngao thương phẩm trong 1 vụ nuôi)
Chỉ tiêu ĐVT mô nhỏ mô lớn BQC
1 Giá bán bình quân/1kg 1000đ 13,18 13,51 13,18 13,36
7 Hiệu quả sử dụng CPTG
8 Hiệu quả sử dụng LĐ
Nguồn: Số liệu điều tra (2015) Kết quả và hiệu quả của các hộ nuôi ngao được thể hiện ở bảng 4.5 Giá trị sản xuất của tác nhân nuôi ngao cũng chính là doanh thu của hộ được tính bằng sản lượng thu hoạch nhân với giá bán trên thị trường, giá ngao trên thị trường được chia thành các loại khác nhau tùy thuộc và kích cỡ ngao, loại ngao dưới 40 con/kg, loại từ 40-60 con/kg, loại từ 60-80 con/kg và loại trên 80 con/kg. Ở thời điểm năm 2010 đến năm 2012, giá ngao thương phẩm bán được trên
20.000đ/kg, người nuôi ngao đạt lợi nhuận rất cao, siêu lợi nhuận, ở thời điểm này
Trung Quốc nên giá ngao bán giảm mạnh chỉ còn 13-14.000đ/kg nên lợi nhuận của tác nhân nuôi ngao giảm đảng kể, thậm chí những hộ nuôi ngao mới, chưa có nhiều kinh nghiệm còn thua lỗ nặng Bên cạnh năng suất và giá bán ngao thương phẩm thì giá mua giống ngao cũng có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận thu được của người nuôi ngao vì nó chiếm gần 70% tổng chi phí trong sản xuất ngao.
Qua bảng 4.5 cho thấy, bình quân năng suất 1 hộ nuôi đạt 39,24 tấn ngao thương phẩm trên 1 ha bãi nuôi Với giá bán ra trung bình khoảng 13,36 nghìn đồng/kg thì bình quân một hộ nuôi thu được 524,41 triệu đồng doanh thu Sau khi trừ đi các chi phí trung gian, khấu hao tài sản cố định cũng như lãi suất tiền vay thì một hộ nuôi ngao thu về thu nhập hỗn hợp khoảng 129 triệu đồng/ha ngao thương phẩm Xem xét chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí trung gian thì ta thấy GO/IC, VA/
IC và MI/IC của nhóm hộ nuôi ngao lần lượt là 1,41, 0,41 và 0,35 Hiệu quả sử dụng lao động của hộ nuôi ngao được thể hiện ở chỉ tiêu GO/V, VA/V và MI/V lần lượt là 4,04, 1,17 và 1 triệu đồng/công lao động Đây là con số khá lý tưởng so với các ngành nghề khác tại huyện Tiền Hải.
So sánh kết quả sản xuất giữa các nhóm hộ ta thấy nhóm hô quy mô lớn có năng suất lớn nhất đạt 41,12 tấn/ha trong đó các hộ có quy mô nhỏ chỉ đạt 37,26 tấn/ha và các hộ quy mô TB đạt 39,15 tấn/ha Sở dĩ như vậy là do các hộ quy mô lớn vừa có sự đầu tư nhiều hơn so với các hộ khác cũng như kinh nhiệm, tuổi đời, tuổi nghề trong sản xuất đều lớn hơn so với các hộ khác Tuy nhiên so sánh về giá bán thì các hộ có quy mô TB lại có mức giá bán cao hơn so với hai nhóm hộ còn lại, ở đây một phần do thời điểm bán và sự thay đổi của thị trường, một phần do các hộ bán cho các đối tượng khác nhau Tổng giá trị sản xuất của nhóm hộ có quy mô lớn đạt lớn nhất là 541,96 triệu đồng/ha, sau đó đến các hộ có quy mô TB là 528,92 triệu đồng/ha và thấp nhất là các hộ có quy mô nhỏ với 490,90 triệu đồng/ha Sau khi trừ đi các loại chi phí thì thu nhập của các nhóm hộ đạt khoảng
130 triệu đồng/ha, trong đó cao nhất là nhóm hộ quy mô lớn với 135,51 triệu đồng và thấp nhất là nhóm hộ quy mô nhỏ với 111,22 triệu đồng.
Những yếu tố ảnh hưởng đến mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
THỤ NGAO THƯƠNG PHẨM TẠI HUYỆN TIỀN HẢI
4.3.1 Quy mô sản xuất của các hộ sản xuất, kinh doanh
Bảng 4.21 Ảnh hưởng của quy mô sản xuất đến mối liên kết
Quy mô Không tham gia Có tham gia liên liên kết kết
Nguồn: Số liệu điều tra (2015)
Phần lớn hộ nuôi ngao đã có rất nhiều kinh nghiệm trong nuôi ngao thương phẩm do có thời gian nuôi khá dài Điều này cũng tạo điều kiện rất lớn cho các hộ nuôi ngao mạnh dạn đầu tư vốn vào hoạt động sản xuất của mình Qua quá trình điều tra chúng tôi thấy rằng các hộ nuôi ngao đã có mối liên kết với nhau cũng như liên kết với các tác nhân khác, tuy nhiên không phải tất cả các hộ nuôi ngao đều tham gia liên kết Rất nhiều hộ đang sản xuất độc lập mà không có sự tương tác với các tác nhân khác Một trong những lý do ảnh hưởng đến mối liên kết này chính là quy mô sản xuất của hộ Đa phần những hộ nuôi ngao với quy mô nhỏ chưa chú ý đến liên kết, họ tự chủ động trong suốt quá trình sản xuất cho đến khi tiêu thụ cũng tự do thương lượng thỏa thuận với các tác nhân khác.
Bảng 4.21 thể hiện rất rõ sự ảnh hưởng của quy mô nuôi ngao đến việc liên kết của các hộ với các tác nhân khác Có thể thấy những hộ nuôi ngao với diện tích hơn 3ha đa số có mối liên kết với các tác nhân khác, ngược lại những hộ có diện tích nuôi ngao nhỏ hơn 1 ha chưa quan tâm nhiều đến việc liên kết với các tác nhân khác để đạt hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm Qua điều tra cho thấy những hộ có quy mô sản xuất từ 1 đến 3 ha diện tích nuôi ngao thương phẩm thì có 24/45 hộ có mối liên kết với tác nhân khác Các mối liên kết ở đây chủ yếu đem lại lợi ích cho việc tiêu thụ sản phẩm, thông tin thị trường… Trong các mối liên kết đó mặc dù hộ nuôi ngao trực tiếp là người tạo ra sản phẩm nhưng họ tham gia liên kết còn thụ động, sản xuất và tiêu thụ còn phụ thuộc vào các tác nhân thu mua cũng như doanh nghiệp chế biến.
4.3.2 Trình độ học vấn, nhận thức của các hộ nuôi ngao
Trình độ học vấn và kinh nghiệm của các hộ nuôi ngao thường không tương xứng Những hộ có kinh nghiệm lâu năm thì trình độ học vấn không cao thường thì hết cấp II, những hộ có trình độ học vấn cao hết cấp III thì ít kinh nghiêm hơn.
Và hầu hết các hộ nuôi ngao chỉ mới học hết bậc phổ thông, số lượng ít được qua đào tạo nghề, do vậy, mà hiểu biết của họ về liên kết chưa được sâu và rõ ràng. Điều này khiến cho trình độ học vấn của các hộ ảnh hưởng không nhiều tới mối liên kết Ngược lại, số năm kinh nghiệm lại ảnh hưởng khá rõ tới mối liên kết, những hộ có kinh nghiệm lâu năm quy mô thường lớn, thường muốn mối liên kết chặt chẽ hơn.
Bảng 4.22 Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến mối liên kết
Hộ tự do Hộ liên kết Hộ liên kết Hộ liên kết với với DNCB cơ sở thu mua
Số Cơ Số Cơ Số Cơ Số Cơ lượng cấu lượng cấu lượng cấu lượng cấu
Nguồn: Số liệu điều tra (2015)
Qua bảng 4.22 ta thấy sự ảnh hưởng của trình độ học vấn của các hộ nuôi ngao đến việc tham gia liên kết với các tác nhân khác Các hộ có trình độ học vấn càng cao thì có xu hương liên kết với các tác nhân khác Đa số các hộ học từ cấp
III trở lên đều tham gia liên kết, chỉ có 12 hộ trên tổng số hộ học hết cấp 3 không tham gia liên kết, các hộ đã học đến bậc THCN, CĐ, ĐH trở lên đều tham gia liên kết với các tác nhân khác, trong đó chủ yếu là liên kết với công ty TNHH Nghêu Thái Bình bởi họ nhìn nhận được sự chắc chắn, bền vững hơn trong mối liên kết này so với các tác nhân khác Trong mối liên kết với DNCB có 37,5% số hộ đã học hết cấp 3 và 43,75 số hộ đã được đào tạo ở THCN và CĐ, ĐH. Đối với mối liên kết với cơ sở thu mua thì đa số số hộ nuôi ngao học hết cấp II và cấp III Ở nhóm các hộ chưa tham gia liên kết với tác nhân nào thì chủ yếu là những hộ có trình độ học vấn học hết cấp II và chưa được qua đào tạo chuyên môn (67,57% số hộ). Đối với người sản xuất do thiếu trình độ hiểu biết về liên kết, về hợp đồng, trách nhiệm trong liên kết, họ chỉ nhìn những cái lợi ích trước mắt mà không tính đến lợi ích lâu dài Họ sợ ràng buộc về pháp lý khi ký kết hợp đồng Mặt khác, có những hộ nuôi ngao mặc dù đã có thỏa thuận mua bán với công ty nhưng khi mà nơi nào mua với giá cao hơn họ vẫn bán dẫn tới tình trạng phá vỡ liên kết, làm cho các công ty không chủ động được nguyên liệu Còn xảy ra hiện tượng công ty tạo điều kiện cho người dân sản xuất bằng cách ứng vốn, mua nguyên liệu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, thu mua với giá đảm bảo ổn định, vậy mà vẫn có những trường hợp nông dân không thực hiện đúng cam kết với công ty mà sẵn sàng bán cho đối tượng khác nếu họ trả giá cao hơn.
Ngoài ra sản xuất của hộ vẫn mang tính tự phát, không tập trung, quy mô sản xuất của hộ rất nhỏ, diện tích manh mún, không mang tính tập trung, sản xuất hàng hóa Hơn nữa tình trạng thay đổi phương thức sản xuất của hộ rất ít, hầu như họ không dám mạnh dạn đầu tư, tư duy trong sản xuất của mình, sợ ảnh hưởng quyền lợi mà họ đang có, sợ rủi ro trách nhiệm khi tham gia liên kết.
Như vậy, nhận thức của hộ nông dân về liên kết sản xuất là rất kém, các lý do trên làm cho việc liên kết còn hạn chế và để liên kết trong sản xuất của hộ được hiệu quả hơn thì cần giải quyết tốt các lý do ảnh hưởng trên.
4.3.3 Nhận thức của cơ sở thu mua, doanh nghiệp chế biến
Trong các hình thức liên kết, còn có tác nhân quan trọng khác ngoài các hộ nuôi ngao là các cơ sở thu mua, doanh nghiệp chế biến Đối tượng này cũng có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành phát triển mối liên kết ở địa phương.Tuy nhiên trong thực tế lại tồn tai những khó khăn khiến cho liên kết không xảy ra hoặc bị phá vỡ Nhận thức của các hộ thu mua ngao thương phẩm chưa cao Qua điều tra 20 cơ sở thu mua cho thấy cả 20 cơ sở đều không muốn ký kết hợp đồng bằng văn bản với các hộ nông dân Bởi vì, họ không muốn đầu tư sâu và thích đáng cho mối liên kết, họ thấy chỉ cần thỏa thuận miệng là đủ, thuận mua vừa bán, nguyên nhân một phần xuất phát từ chính các hộ nông dân hay phá vỡ thỏa thuận, coi nhẹ sự liên kết, dù liên kết thì các hộ vẫn có thể vi phạm cam kết.
Các cơ sở thu gom chưa hiểu biết nhiều về khái niệm liên kết, các hình thức liên kết, trách nhiệm trong liên kết Ngoài ra các cơ sở thu gom chưa nhận thức được sự quan trọng của việc xây dựng và đầu tư cho các đối tác của mình Chỉ có 3 tác nhân thu mua là có sự hỗ trợ vốn cho các hộ nuôi ngao liên kết với họ, các tác nhân mua còn lại cho rằng không cần thiết hoặc chính họ cũng gặp những khó khăn về tài chính nhất định Cũng chính vì yếu tố này mà thường thì liên kết giữa hộ sản xuất và tác nhân thu mua chưa chặt chẽ.
Hộp 4.3 Ý kiến của cơ sở thu mua về tham gia liên kết
Chỗ chúng tôi thì cũng có liên kết với các hộ nuôi ngao để mua bán sản phẩm và xuất đi các thị trường khác Nói chung chúng tôi cứ trao đổi mọi thứ với nhau bằng lời nói thôi, không kí hợp đồng văn bản gì cả, chỉ có lúc nào thu mua sản phẩm thì viết giấy xác nhận số lượng, đơn giá và số tiền đã thanh toán trước và còn nợ lại bao nhiêu để biết trả nợ lại thôi Chứ không kí hợp đồng gì cả, chúng tôi làm với nhau lâu rồi cũng không cần thiết lắm, cứ đến vụ thu thì báo giá và lượng hàng cần lấy Một nhà không đủ thì phải gom của mấy nhà, rồi thì thương lái chúng tôi cũng tự thương lượng trao đổi với nhau để làm sao đủ số lượng hàng xuất đi một lần theo yêu cầu của bên kia Thông thường chúng tôi gom hàng và bán cho một chủ buôn ở Quảng Ninh để xuất đi Trung Quốc
Bà Lê Thị Vui, xóm 2 xã Nam Thịnh, 2015 Đối với DN chế biến, đây chính là tác nhân góp phần làm nâng cao giá trị của con ngao trên địa bàn huyện Trên địa bàn huyện Tiền Hải, công ty TNHHNghêu Thái Bình đóng vai trò là DN duy nhất trong lĩnh vực chế biến do vậy vai trò của công ty càng quan trọng hơn Để nâng cao hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm tại địa phương, DN chế biến cần tích cực hơn nữa trong các hoạt động liên kết với các tác nhân khác, đem lại lợi ích kinh tế cho các bên tham gia Đặc biệt cần có những hợp đồng nguyên tắc, hợp đồng mua bán nhất định với các hộ nuôi ngao, tác nhân thu mua để hoạt động mua bán được ràng buộc chặt chẽ hơn, tạo mối liên kết trên cơ sở pháp lý.
Hộp 4.4 Ý kiến của công ty TNHH Nghêu Thái Bình về tham gia liên kết
Công ty chúng tôi hoạt động từ năm 2010, chúng tôi tiến hành thu mua ngao của các hộ nuôi rồi đưa vào dây chuyền chế biến để xuất sang các thị trường nước ngoài Chúng tôi nhận thức rõ được lợi ích trong việc liên kết với các tác nhân khác để tạo ra lợi ích cao nhất cho các bên, chúng tôi cũng đã lỗ lực hết mình trong việc hợp tác với các tác nhân khác tuy nhiên trong quá trình liên kết còn rất nhiều vấn đề khó khăn chưa giải quyết được như: kí kết hợp đồng, chất lượng sản phẩm ngao thương phẩm, tuân thủ theo thỏa thuận… Thời gian tới chúng tôi dự kiến sẽ tăng công suất hoạt động của công ty đồng thời tích cực hơn nữa trong các mối liên kết cũng như yêu cầu ràng buộc chặt chẽ hơn nữa để nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nói chung cũng như sự phối hợp với các tác nhân khác được hiểu quả cao hơn. Ông Nguyễn Hùng Thắng, công ty TNHH Nghêu Thái Bình, 2015
4.3.4 Sự tác động của các cấp chính quyền, địa phương
Trong các đối tác chính ảnh hưởng tới quá trình liên kết trong tiêu ngao thương phẩm mỗi đối tượng chỉ quan tâm tới lợi ích riêng của mình mà không quan tâm nhiều tới lợi ích của phía còn lại Chính vì vậy mà sự liên kết càng không bền vững Sự tác động của chính quyền địa phương có vai trò thúc đẩy quá trình liên kết diễn ra nhanh hay chậm, có chức năng là trung gian cầu nối cho hai bên liên kết.
Cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là chính quyền cơ sở chưa thực hiên tốt vai trò là trọng tài cho việc giải quết những mâu thuẫn trong quá trình liên kết. Chính quyền hầu như thả nổi cho cơ sở thu mua, doanh nghiệp chế biến và hộ nông dân tự thỏa thuận liên kết với nhau.
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong liên kết sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm 9898 4.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả liên kết trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm 102102 4.5.1 Giải pháp tăng cường sự tham gia của các tác nhân trong liên kết
Có thể khẳng định rằng liên kết trong sản xuất tiêu thụ là hướng đi đúng đắn trong xu thế CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn Đưa sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa là xu hướng hội nhập và phát triển Nghề nuôi ngao ở các xã ven biển huyện Tiền Hải cũng bởi vậy sẽ trở thành nghề chính mang lại thu nhập cao cho người nông dân nơi đây.
Công cụ SWOT dưới đây sẽ được sử dụng để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong sản xuất và tiêu thụ ngao thương phẩm của vùng và từ đó đưa ra các giải pháp tăng cường mối liên kết ở hiện tại và phát triển trong tương lai. a Điểm mạnh (S)
- Diện tích bãi triều lớn, được quy hoạch và có khả năng mở rộng và phát triển nuôi ngao;
- Người nuôi ngao đã có thâm niên sản xuất và kinh nghiệm lâu năm trong nghề nuôi ngao;
- Vùng sản xuất ngao của huyện Tiền Hải được Châu Âu cho phép cấp chứng nhận xuất xứ nhuyễn thể hai mảnh vỏ;
- Nguồn lực lao động dồi dào, dễ huy động tại địa phương
- Mối liên kết giữa hộ nuôi ngao và các cơ sở thu mua đã được hình thành và duy trì từ nhiều năm nay, các mối liên kết này ngày càng được mở rộng khi thị trường tiêu thụ của các cơ sở thu mua mở rộng thêm;
- Là một trong hai huyện ven biển của tỉnh Thái Bình, Tiền Hải được sự quan tâm, chú trọng của tỉnh trong việc nuôi trồng thủy sản và phát triển kinh tế biển. b Điểm yếu (W)
- Phần lớn giao dịch giữa các tác nhân không có hợp đồng mua bán theo quy định, chủ yếu là thỏa thuận miệng và liên kết tự do;
- Hoạt động xuất khẩu sang thị trường nước ngoài của các sơ sở thu mua chủ yếu qua con đường tiểu ngạch, bị động;
- Mức độ liên kết giữa người nuôi ngao và các tác nhân khác còn lỏng lẻo, chưa có ràng buộc pháp lý về trách nhiệm của các bên tham gia liên kết;
- Hiểu biết về thị trường còn hạn chế, các thông tin mà các họ có được đôi khi là thông tin ngoài lề, không chính xác;
- Trình độ kỹ thuật nuôi ngao của người dân không đồng đều, chủ yếu vẫn là từ kinh nghiệm thực tế;
- Nhiều hộ chưa nhận thức được tầm quan trọng, lợi ích của liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, thậm chí có hộ sợ ràng buộc về trách nhiệm khi tham gia liên kết;
- Chế biến ngao kém phát triển, sản phẩm ngao đơn điệu chủ yếu là tươi sống. c Cơ hội (O)
- Nghề nuôi Ngao được chính quyền địa phương quan tâm với việc ban hành Đề án phát triển nuôi ngao vùng ven biển Thái Bình giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm
2020 và có Cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất ngao giống nhân tạo, chế biến ngao thương phẩm;
- Vùng nuôi Ngao của huyện được EU công nhận cấp chứng nhận xuất xứ xuất khẩu sang những thị trường lớn nên thuận lợi cho xuất khẩu sang các nước Châu âu, Mỹ, Nhật,Hàn Quốc;
- Nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước về các sản phẩm ngao ngày càng tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu;
- Nguồn nguyên liệu đầu vào cung cấp cho chế biến ổn định, dồi dào; kéo dài cả năm không bị ngắt quãng như các nguyên liệu thủy sản khác thuận lợi cho đẩy mạnh chế biến;
- Công nghệ sản xuất ngao giống nhân tạo, ươm ngao giống trong đầm bãi bắt đầu được đưa vào ứng dụng đạt được những kết quả ban đầu Phương pháp nuôi được hoàn thiện cho năng suất cao hơn;
- Nhà nước đưa ra mô hình liên kết 4 nhà tạo mối liên kết vững chắc trong phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ các hàng hóa nông sản trong nông nghiệp Các tổ chức hiệp hội thuỷ sản được thành lập, tăng cường mối liên kết giữa nông dân với các tổ chức khác;
- Các lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng, nâng cao nhận thức hiểu biết cho hộ nuôi ngao, cơ sở thu mua ngày càng được mở nhiều hơn, quan tâm chú trọng đến chất lượng hơn. d Thách thức (T)
- Giá ngao thương phẩm tăng giảm thất thường; thị trường xuất khẩu phụ thuộc quá nhiều và Trung Quốc qua đường tiểu ngạch dễ bị ép giá, không ổn định;
- Thông tin thị trường tuy nhiều nhưng không đảng tin cậy, thiếu kịp thời, không được cập nhật thường xuyên;
- Việc mở rộng diện tích nuôi và mật độ nuôi tăng và tình trạng 1 số hộ dân chấp hành không tốt quy chế quản lý vùng nuôi dẫn đến việc kiểm soát dịch bệnh ngày càng khó khăn;
- Ảnh hưởng của các khu công nghiệp, thuốc hoá học trong sản xuất nông nghiệp từ các cửa sông đổ ra biển, tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu là nguy cơ làm ảnh hưởng tới nghề nuôi Ngao;