Từ những quan sát và trải nghiệm thực hành đã giúp em hiểu được cách thức vận hành nhà thuốc GPP; hiểu những kiến thức về nhóm thuốc được vận dụng như thế nào trong thực tế và đồng thời
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ HÀ NỘI
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẾ NGHỀ NGHIỆP
Trình độ đào tạo : Cao đẳng
Thời gian : 5 tuần (Từ 28/3/2024 đến 29/4/2024) Tên cơ sở thực hành : Nhà thuốc Pharmacity
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công, giúp đỡ của trường Cao Đẳng Y Tế Hà Nội, thời gian qua em đã
có cơ hội thực tập 5 tuần tại nhà thuốc Pharmacity để tiếp xúc, học hỏi và vận dụng kiến thức đã được học ở trường vào công việc thực tế Từ những quan sát và trải
nghiệm thực hành đã giúp em hiểu được cách thức vận hành nhà thuốc GPP; hiểu những kiến thức về nhóm thuốc được vận dụng như thế nào trong thực tế và đồng thời hiểu được trách nhiệm, quyền lợi cũng như lộ trình thăng tiến của một dược sĩ bán hàng tại nhà thuốc
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô của trường Cao Đẳng Y Tế Hà Nội, các anh chị tại nhà thuốc Pharmacity đã giảng dạy, hướng dẫn tận tình và tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt khoảng thời gian thực tập
Trong khuôn khổ hạn hẹp về thời gian và thêm bước đầu đi vào thực tế, kiến thức của
em còn hạn chế, ít kinh nghiệm về nghề nghiệp chuyên môn cũng như còn nhiều bỡ ngỡ nên bài báo cáo có thể còn những thiếu sót Em rất mong quý thầy cô, quý anh chị góp ý xây dựng bài báo cáo của em chặt chẽ và hoàn thiện hơn
Một lần nữa, em xin bày tỏ lòng biết ơn của thầy cô trong trường, cô hướng dẫn của bộ môn cũng như các anh chị tại nhà thuốc đã cho em có khoảng thời gian thực tập vô cùng bổ ích
Trân trọng
Trang 3MỤC LỤC
Trang 4MỤC TIÊU THỰC TẬP
1 Trình bày được đặc điểm pháp lý, cơ sở vật chất, nhân lực chuyên môn của
cơ sở bán lẻ đạt GPP
2 Phân tích được cơ cấu danh mục thuốc của cơ sở
3 Phân tích đơn thuốc và hướng dẫn sử dụng hợp lý một số thuốc tại cơ sở
4 Trình bày được hoạt động mua bán thuốc, bảo quản, tư vấn hướng dẫn sử dụng
5 Trình bày được hoạt động thông tin quảng cáo thuốc của trình dược viên tại cơ sở: giới thiệu sản phẩm, list hàng
6 Tìm hiểu các văn bản pháp quy ngành dược liên quan đến hoạt động tại cơ
sở (quản lý thuốc đặc biệt, hướng thần, kê đơn, thuốc phối hợp )
Trang 5KẾT QUẢ THỰC TẾ NGHỀ NGHIỆP TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP NHÀ THUỐC PHARMACITY
I Hoạt động chung của nhà thuốc
- Tên cơ sở: Nhà thuốc Pharmacity số 629
-Địa chỉ: 261-263 Trần Đại Nghĩa, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
-Dược sỹ phụ trách chuyên môn: Tô Xuân Hiếu
-cơ quan quản lý và giám sát về chuyên môn y tế: Sở y tế Hà Nội
-Giấy tờ pháp lý của cơ quan bán lẻ thuốc đạt GPP
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược:
+ Chứng chỉ hành nghề dược:
Trang 6+ Giấy chứng nhận đạt thực hành tốt tại CSBL thuốc:
-Cơ sở vật chất, trang thiết bị của CSBL thuốc:
Trang 7+Có hệ thống chiếu sáng, camera an ninh, quạt thông gió, bình chữa cháy, điều hòa, tủ lạnh đúng chuẩn có cửa kính trong suốt
+Có thiết bị bảo quản: tủ, quầy, kệ (Thiết bị bảo quản phù hợp với điều kiện bảo quản ghi trên nhãn thuốc) Có thuốc được sắp xếp trong tủ riêng, có ngăn kéo, cửa kính và được sắp xếp theo nhóm thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn; các loại mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dụng cụ y tế có các khu vực lưu trữ riêng biệt
+Có Nhiệt kế, ẩm kế để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm (nhiệt độ <= 30 độ C, độ ẩm<=75%; bảo quản mát 8 – 15 độ C; lạnh 2 – 8 độ C)
+Có bao bì và dụng cụ ra lẻ phù hợp với điều kiện bảo quản thuốc
+Có máy tính, máy in và giấy in (A4), phần mềm quản lý, con dấu nhà thuốc, điện thoại bàn
+Có cân sức khỏe
-Tài liệu chuyên môn, văn bản tại cơ sở:
* Các văn bản quy phạm pháp luật:
-Luật Dược số 105/QH 13 ngày 06/4/2016
-Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược (Nghị định hợp nhất Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 và Nghị định
155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ)
-Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
-Thông tư số 06/2017/TT-BYT ngày 03 tháng 05 năm 2017 của Bộ Y tế Ban hành danh mục thuốc độc và nguyên liệu độc làm thuốc
-Thông tư số 07/2017/TT-BYT ngày 03 tháng 05 năm 2017 của Bộ Y tế Ban hành Danh mục thuốc không kê đơn
-Thông tư số 20/2017/TT-BYT ngày 10/5/2017 của Bộ Y tế Quy định chi tiết một số điều của Luật dược và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ về thuốc và nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt
-Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế Ban hành Quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú
-Thông tư số 18/2018/TT-BYT ngày 22 tháng 08 năm 2018 của Bộ Y tế Quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 quy định về đơn thuốc và kê đơn thuốc hoá dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú
-Thông tư số 02/2018/TT-BYT ngày 22/01/2018 của Bộ Y tế Quy định về Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc
Trang 8-Thông tư 12/2020/TT-BYT ngày 22/6/2020 của Bộ Y tế quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2018/TT-BYT ngày 22/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc
-Thông tư số 07/2018/TT-BYT ngày 12/4/2018 của Bộ Y tế Quy định chi tiết một số điều về kinh doanh dược của Luật dược và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược
-Thông tư 11/2018/TT-BYT ngày 04/5/2018 của Bộ Y tế Quy định về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc
-Thông tư số 19/2018/TT-BYT ngày 30 tháng 08 năm 2018 của Bộ Y tế Ban hành Danh mục thuốc thiết yếu
-Thông tư số 06/2011/TT-BYT ban hành ngày 25/01/2011: Quy định về Quản lý
-Sổ theo dõi nhiệt độ - độ ẩm
-Sổ theo dõi tác dụng phụ của thuốc
-Sổ theo dõi thuốc bị khiếu nại thu hồi
-Sổ theo dõi xử lý khiếu nại của khách hang
-Sổ báo cáo xuất, nhập, tồn thuốc KSĐB
-Sổ theo dõi thông tin chi tiết khách hang
Trang 9+Quy trình thao tác chuẩn Bán thuốc, thông tin tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc
kê đơn
+Quy trình thao tác chuẩn Bán thuốc, thông tin tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc không kê đơn
+Quy trình thao tác chuẩn Bảo quản và theo dõi chất lượng thuốc
+Quy trình thao tác chuẩn Giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi +Quy trình thao tác chuẩn Đào tạo nhân viên
+Quy trình thao tác chuẩn Sắp xếp – trình bày
+Quy trình thao tác chuẩn Vệ sinh nhà thuốc
+ Quy trình thao tác chuẩn Theo dõi nhiệt độ - độ ẩm
+Quy trình thao tác chuẩn Mua, bán và quản lý thuốc phải kiểm soát đặc biệt +Quy trình thao tác chuẩn Hủy thuốc
+Một số quy định của Nhà thuốc
-Nhân lực cơ sở:
+Chủ nhà thuốc: Nguyễn Quang Hiền Hụy
STT Họ và tên Trình độ chuyên môn Nhiệm vụ
1 Tô Xuân Hiếu Dược sĩ Đại học Dược sĩ phụ trách
chuyên môn
2 Nguyễn Thị Vân Dược sĩ Cao đẳng Dược sĩ bán hàng
3 Nguyễn Thị Quỳnh Dược sĩ Trung cấp Dược sĩ bán hàng
4 Nguyễn Thị Thu Hà Dược sĩ Cao đẳng Dược sĩ bán hàng
5 Lê Thị Nhung Dược sĩ Cao đẳng Dược sĩ bán hàng
- Cơ cấu danh mục thuốc của cơ sở:
STT Phân loại Một số thuốc đại diện tại cơ sở
1 Hạ sốt, giảm đau, chống viêm
1.1 Hạ sốt, giảm đau -Paracetamol
(Panadol 500mg, Efferalgan 500mg,…)
(Cataflam,Voltaren)
Trang 10-Meloxicam (Mobic) -Celecoxib (Celebrex)
-Methylprednisolon (Medrol 4mg;16mg) -Betamethason 0.5mg -Dexamethason 0.5mg 1.4 Chống viêm
dạng men -Alphachymotrypsin (Alphachoay)
2 Điều trị cảm lạnh, cảm cúm
2.1 Thuốc dược liệu -Cảm xuyên hương Yên
Bái +Dạng viên nang (>= 6 tuổi)
+Dạng cốm (>= 6 tháng) 2.2 Thuốc hóa dược -Tiffy
-Decolgen forte, Decolgen ND -Ameflu
3 Kháng Histamin H1
3.1 Thế hệ 1 -Chlorpheniramin
-Diphenhydramin -Alimemazin (Theralen) 3.2 Thế hệ 2 -Loratadin (Clarityn)
-Cetirizin (Zyrtec) -Desloratadin (Aerius)
-Bilastin (Bilaxten) -Rupatadin (Rupafin) -Cebastin
4 Thuốc tiêu hóa
Trang 11Domperidon (Motilium) 4.5 Trị đau dạ dày
Antacid -Viên nhai: Kremil S
-Hỗn dịch uống:
Phosphalugel,Yumangel
(Lomac 20mg) -Esomeprazol
(Nexium 10; 20;40mg) -Lansoprazol
(Scolanzo 30) -Dexlansoprazol -Pantoprazol (PanToloc)
hít định liều) -Symbicort -Seretide
6 Kháng sinh
-Amoxicilin -Ampicilin -Amoxicilin + Acid clavulanic (Augmentin) 6.2 Cephalosporin
Trang 12(Zitromax)
-Doxyclin 6.5 Quinolon
-Fluconazol (Diflucan 150mg)
(Aciclovir 200mg/400mg/800mg) -Virut viêm gan B (TDF 300mg, TAF 25mg, Entercavir 0.5mg) 7.4 Kháng động vật
-Allopurinol (300mg)
Trang 139 Hệ thần kinh
9.1 Rối loạn tiền
đình
-Betahistin (Betaserc 16mg, 24mg)
-Acetyleucin (Taganil 500mg)
(Sibelium 5mg)
(Rotunda 30mg; Stilux 60mg)
10 Tiết niệu, sinh dục, hormon
khoa -Dung dịch phụ khoa Povidon 10 %
-Polygynax
10.3 Rối loạn cương
50mcg;100mcg 10.5 Điều trị phì đại
tiền liệt tuyến
-Dutasterid (Avodart 0.5)
10.6 Hỗ trợ điều trị
viêm tiết niệu
-Midasol (Methylene blue 20mg)
10.7 Điều trị suy mạn
thận
-Ketosteril
11 Tim mạch, tiểu đường, mỡ máu
(Glucophage) -Glicazid (Diamicron)
Trang 14-Atorvastatin (Lipitor) -Simvastatin
(Adalat), Amlodipin (Amlor)
-ACEI: Captopril, Enalapril
-ARB: Losartan -Chẹn beta: Bisoprolol (Concor 2.5mg;5mg), Metoprolol tartrat (Betaloc 50mg) -Glycozid tim: Digoxin -Lợi tiểu: Furosemid, Spironolacton
(Verospiron 25mg;50mg) -Mạch máu: chống đông (Aspirin 81mg); cầm máu (Transamin 500mg)
12 Thuốc dùng tại chỗ
12.1 Mắt, mũi, họng
(mỡ tra mắt 1%), Tobramycin (dd nhỏ mắt Tobrex 0,3%)
Mũi -Điều trị nghẹt mũi
Xylometazolin (Otrivin 0.05%; 0,1%)
-Trị mụn trứng cá:
Klenzit -Kháng nấm: Nystatin (niêm mạc miệng), Ketoconazol (da) -Chứa corticoid: Flucinar -Nhiều thành phần:
corticoid + kháng sinh + kháng nấm: Gentrison
13 Vitamin và khoáng chất
Trang 1513.1 Canxi -Calcium Hasan 500mg
-Canxi Corbie 13.2 Kali clorid -Kali clorid 500mg
13.3 Kali Magie -Panagin
13.4 Magie+B6 -Magie B6 Corbrie
13.5 Kẽm -Tozinax (Kẽm gluconate
70mg)
-Vitasun 13.7 Vitamin B1, B6,
PP,C
-Vitamin B1 250mg -Vitamin B6 250mg -Vitamin PP 500mg -Vitamin C 500mg, 1g 13.8 Vitamin A, D,E -Vitamin A 5000IU
-Sterogyl, Rocaltrol -Enpovid AD
-Enat 400IU -Sơ đồ bố trí vị trí của cơ sở bán lẻ:
II Hoạt động mua hang tại nhà thuốc
Trang 161 Mô tả các bước để mua 5 mặt hàng tại nhà thuốc
- 5 mặt hàng bao gồm: Becacold E, Medrol 4mg, Heptonic Forte, sữa rửa mặt Simple
2 Mô tả các bước để kiểm nhập thuốc
a)Kiểm tra tính hợp pháp, nguồn gốc, xuất xứ, bao bì của thuốc:
-Thuốc mua về phải được để khu vực "Thuốc chờ kiểm nhập" để kiểm soát chất lượng
+ Thuốc phải được kiểm soát 100%, tránh nhập hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ
+ Kiểm tra hóá đơn, chứng từ đầy đủ
+ Kiểm tra số lượng thuốc thực tế so với hóá đơn, chứng từ
+ Thuốc được phép lưu hành: Có đủ SĐK, tem nhập khẩu đối với thuốc nhập khẩu
+ Kiểm tra bao bì: Nguyên vẹn, sạch sẽ, không méo mó, hình ảnh, chữ số trên nhãn rõ ràng
+ Kiểm tra các thông tin trên nhãn thuốc theo quy chế ghi nhãn thuốc
+ Kiểm tra sự thống nhất giữa bao bì trực tiếp với bao bì ngoài và thuốc
b)Kiểm tra chất lượng thuốc bằng cảm quan:
-Thuốc viên nén: Kiểm tra màu sắc (không biến màu), kiểm tra độ ẩm của viên trong lọ hay vỉ bằng cách lắc nhẹ nghe tiếng kêu vv kiểm tra độ toàn vẹn của
vỉ bằng mắt thường, kiểm tra độ toàn vẹn của viên trong lọ hoặc vỉ có bị sứt mẻ không?
-Thuốc viên nang: Kiểm tra tính toàn vẹn của viên, của vỉ (vỉ không bị hở, rách, không có bột thuốc trong khoảng trống chứa viên) Kiểm tra xem thuốc trong vỉ
có bị ẩm không (lắc nhẹ vỉ thuốc nghe tiếng kêu)
-Đối với viên bao: Bề mặt nhẵn, không nứt, không bong mặt, bảo quản trong lọ hoặc vỉ kín, lắc không bị dính Đối với viên bao đường không chảy nước
-Thuốc cốm: Kiểm tra độ ẩm bằng cách lắc nhẹ nghe tiếng kêu
-Thuốc mỡ: Tube thuốc phải nguyên vẹn hình dạng, không mớp méo, không chảy thuốc ra ngoài Lớp màng mỏng phủ đầu tube phải nguyên vẹn, không bị rách
-Thuốc đạn, thuốc trứng: Không chảy, còn nguyên hình dạng Bao bì trực tiếp nguyên vẹn
-Siro thuốc: Thuốc phải trong, không lắng cặn, không có đường kết tinh, tách lớp
-Thuốc nhỏ mắt: Bao bì nguyên vẹn, không biến màu, không có cặn
-Thuốc nước uống đóng ống: Màu sắc đồng đều, trong, các thông tin in trên ống phải rõ nét, đầy đủ, nhãn có dòng chữ "không được tiêm"
-Thuốc tiêm và dịch truyền: Kiểm tra màu sắc dung dịch (không bị biến màu, không bị phân lớp, không vẩn), kiểm tra thuốc bột pha tiêm xem có bị vón
không
-Thang thuốc: Không mốc mọt
-Nếu hàng không đạt yêu cầu phải để ở khu vực hàng chờ xử lý, liên hệ với nhà cung ứng để trả lại
Trang 17c) Kiểm tra điều kiện bảo quản của từng loại thuốc:
-Kiểm tra về các yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất ghi trên nhãn, phân loại các thuốc cần bảo quản đặc biệt, bảo quản theo yêu cầu quy chế và theo yêu cầu ghi trên nhãn cho phù hợp
d) Ghi sổ nhập thuốc:
e) Niêm yết giá:
-Việc niêm yết giá đảm bảo 100% Nhà thuốc niêm yết giá bán lẻ bằng cách dán giá bán lẻ trên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc và không được bán cao hơn giá đã niêm yết
-Cách ghi giá bán lẻ: ghi bằng tiếng Việt và tính cho đơn vị đóng gói nhỏ nhất Phải ghi cụ thể rõ ràng (ví dụ: 1000đ/1 viên hoặc 10.000đ/1 lọ )
-Xếp thuốc đã nhập lên trên các ngăn tủ phù hợp (theo quy trình sắp xếp và bảo quản) sau khi thuốc đã được kiểm tra chất lượng và niêm yết giá
-Căn cứ vào ký hiệu của số đăng ký lưu hành để phân loại thuốc, mỹ phẩm, thực phấm chức năng:
+ Thuốc có số đăng ký do Cục Quản lý dược cấp, thường có ký hiệu: VN,VD + Thực phẩm chức năng có số đăng ký do Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm cấp
có ký hiệu: /ATTP-XNCB và trên bao bì ngoài và tờ hướng dẫn sử dụng có in dòng chữ "Thực phẩm chức năng"
+ Mỹ phẩm có số đăng ký do Cục Quản lý dược cấp, thường có ký
3 Mô tả các bước sắp xếp và bảo quản thuốc
a) Phân chia khu vực sắp xếp
-Theo từng ngành riêng biệt
-Thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dụng cụ y tế
-Theo yêu cầu bảo quản đặc biệt đối với một số loại thuốc:
+ Môi trường bảo quản của nhà thuốc: Nhiệt độ không quá 30°C, độ ẩm không vượt quá
75%
+ Thuốc cần bảo quản ở điều kiện đặc biệt: Theo đúng yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất được quy định trên bao bì sản phẩm, bảo quản ở các vị trí theo quy định tại quy trình bảo quản và theo dõi chất lượng thuốc
-Theo yêu cầu của các quy chế, quy định chuyên môn hiện hành:
+ Thuốc phải kiểm soát đặc biệt để ở khu vực riêng
+ Hàng chờ xử lý: Xếp vào khu vực riêng, có nhãn "HÀNG CHỜ XỬ LÝ" b) Sắp xếp, trình bày hàng hoa trên các giá, tủ:
- Sắp xếp hàng hóa theo các nguyên tắc sau:
+Khu vực thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn
+ Theo nhóm tác dụng dược lý (thuốc kháng sinh, thuốc tim mạch )
-Sắp xếp đảm bảo: Dễ tìm, dễ lấy, dễ thấy:
Trang 18+ Gọn gàng, ngăn nắp, có thẩm mỹ, không xếp lẫn lộn giữa các mặt hàng
+ Nhãn hàng (chữ, số, hình ảnh ) trên các bao bì: Quay ra ngoài, thuận chiều nhìn
+ Thuốc phải được sắp xếp theo nguyên tắc: FIFO,FEFO (thuốc hạn dùng ngắn hơn xếp ra ngoài,
hạn dùng dài hơn xếp vào trong Hàng mới nhập về xếp vào trong, hàng nhập trước xếp ra ngoài
+ Khi bán lẻ: Bán hết hộp đã mở trước, mở hộp nguyên sau, tránh tình trạng
mở nhiều hộp thuốc một lúc
-Chống đổ vỡ hàng:
+ Thuốc nhẹ xếp ở trên, thuốc nặng xếp ở dưới
+ Các mặt hàng dễ vỡ như chai lọ ống truyền để ở phía trong không xếp chồng lên nhau nhiều tầng
c) Sắp xếp các tài liệu, văn phòng phẩm, tư trang
-Các sổ sách, giấy tờ, tài liệu tham khảo chuyên môn:
+ Phải được phân loại, bảo quản cẩn thận, sạch sẽ, ghi nhãn
+ Sắp xếp trên ngăn tủ riêng
-Các tờ quảng cáo, giới thiệu thuốc (có in số phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo của Cục quản lý dược) phải được sắp xếp gọn gàng, để đúng nơi quy định
-Văn phòng phẩm, dụng cụ phục vụ cho bán hàng, vệ sinh, tư trang phải sắp xếp gọn gàng, để đúng nơi quy định
-Tư trang: không để trong khu vực quầy thuốc
d) Bảo quản thuốc
-Bảo quản theo tính chất của thuốc:
+ Căn cứ vào yêu cầu ghi trên bao bì của sản phẩm và tính chất của sản phẩm, nhân viên nhà thuốc phân loại để bảo quản theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất + Thuốc bảo quản nhiệt độ mát 8°C - 15°C: để trong ngăn mát tủ lạnh đúng nhiệt độ quy định
+ Những thuốc thông thường bảo quản ở điều kiện phòng thì bảo quản trong các
tủ quầy theo nhóm tác dụng dược lý trong các khu vực (thuốc bán theo đơn, thuốc bán không kê đơn ) đã quy định Điều chỉnh điều hòa trong nhà thuốc luôn duy trì nhiệt độ không quá 30°C, độ ẩm không vượt quá 75% Ghi chép hàng ngày nhiệt độ, độ ẩm vào sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm (mỗi ngày hai lần) + Các thuốc dễ bị phân hủy do ánh sáng hoặc dễ bị bay hơi (VitaminC, cồn, Argyrol ) phải được bảo quản trong tủ tránh ánh sáng trực tiếp
+ Thuốc có mùi, tinh dầu để nơi thoáng mát
+ Các thuốc thành phẩm có nguồn gốc từ dược liệu cần lưu ý để ngăn tủ cao ráo, tránh ẩm và phải được kiểm tra hàng tuần
- Bảo quản theo quy chế chuyên môn: Thuốc phải kiểm soát đặc biệt được bảo quản ở khu vực riêng
III Hoạt động tư vấn và bán thuốc tại nhà thuốc
1 Tình huống sử dụng thuốc không theo đơn
*Tình huống 1: Bệnh nhân nữ 40 tuổi muốn mua 1 vỉ hạ sốt paracetamol