1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trình bày và so sánhcác kiểu nhà nước trong lịch sử

23 8 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình bày và so sánh các kiểu nhà nước trong lịch sử
Tác giả Nguyễn Đức Nguyên, Thái Việt, Trần Vũ Mai Hoa, Nguyễn Dương Khang, Phạm Hoàng Phú Gia, Phạm Tuấn Dũng, Ngô Võ Hồng Hân, Ngô Viễn Hoàng Duy, Nguyễn Thị Lan Anh, Võ Quang Anh, Nguyễn Minh Thư, Trần Kiến Vinh
Người hướng dẫn Trần Xuân Thiên An, Giảng viên
Trường học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Chuyên ngành Pháp luật đại cương
Thể loại Tiểu luận kết thúc học phần
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 256,24 KB

Nội dung

CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC TRONG LỊCH SỬ Nhà nước chủ nô Khái niệm Nhà nước chủ nô là kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người, ra đời trên sự tan rã của xã hội cộng sản nguyên thủy

Trang 1

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA MÔI TRƯỜNG

-o0o -TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

TÊN ĐỀ TÀI: TRÌNH BÀY VÀ SO SÁNH

CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC TRONG LỊCH SỬ

NHÓM: 01

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA MÔI TRƯỜNG

7 Ngô Viễn Hoàng Duy – 21170078

8 Nguyễn thị Lan Anh – 21170062

9 Võ Quang Anh – 21170065

10 Nguyễn Minh Thư – 21170087

11 Trần Kiến Vinh – 21170194

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan đề tài “Trình bày và so sánh các kiểu nhà nước trong lịch sử” do “Nhóm 01” nghiên cứu và thực hiện.

Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành

Kết quả bài làm của đề tài “Trình bày và so sánh các kiểu nhà nước trong lịch sử” là trung thực và không sao chép từ bất kỳ bài tập của nhóm khác.

Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng

Ký tên

Nguyễn Đức Nguyên

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học kì 1 với hơn hai tháng học trực tuyến, với nhữngkiến thức lý luận do Cô truyền đạt, bản thân chúng em đã tiếp thu được nhữngkiến thức cơ bản về Bộ môn Pháp luật đại cương, những tư duy, phương pháp xử

lý tình huống cũng như hiểu biết hơn về luật Do giới hạn kiến thức và khả năng

lý luận của nhóm còn nhiều thiếu sót và nhiều hạn chế, kính mong nhận được sựchỉ dẫn của Cô để bài tiểu luận của nhóm được hoàn thiện hơn

Xin cảm ơn đến Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã tạo điều kiện, môitrường học tập nghiên cứu giúp cho nhóm hoàn thành bài tiểu luận một cách tốtnhất

Chúng em cũng mong muốn gửi đến lời cảm ơn cho sự quan tâm giúp đỡcủa cô Trần Xuân Thiên An, giảng viên bộ môn Pháp luật đại cương Trường ĐạiHọc Khoa học Tự Nhiên đã cung cấp kiến thức cho Nhóm để hoàn thành bàitiểu luận này Thời gian qua cô với lớp con đã có thời gian gắn bó với nhau, tuykhông dài nhưng cô đã để lại trong tụi con nhiều ấn tượng Những kiến thức bổích từ cô, những giờ học vui nhộn, sự quan tâm tận tình tụi con đều rất trânquý Thời gian tới tụi con sẽ còn nhiều nhiều hơn nữa những môn khác nhưngtụi con vẫn sẽ nhớ về cô Tụi con xin chúc cô nhiều sức khỏe, may mắn và thànhđạt Chúc cô luôn đạt được những điều mình muốn tụi con xin cảm ơn và chàocô

Và cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, tập thể lớp21KMT, những người luôn sẵn sàng sẻ chia và giúp đỡ trong học tập và cuộcsống Mong rằng, chúng ta sẽ mãi mãi gắn bó với nhau

Xin chúc những điều tốt đẹp nhất sẽ luôn đồng hành cùng mọi người!

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN NỘI DUNG 2

1 CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC TRONG LỊCH SỬ 2

Nhà nước chủ nô 2

Nhà nước phong kiến 3

Nhà nước tư sản 4

Nhà nước xã hội chủ nghĩa 6

2 S O SÁNH GIỮA CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC TRONG LỊCH SỬ 7

PHẦN KẾT LUẬN………11

TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

PHỤ LỤC 1 BIÊN BẢN HỌP NHÓM 14

PHỤ LỤC 2 BIÊN BẢN HỌP NHÓM ……… 17

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

Nhà nước được hiểu theo nghĩa pháp luật thì tương đương với mộtquốc gia, là một tổ chức xã hội đặc biệt của quyền lực chính trị được giaicấp thống trị thành lập nhằm thực hiện quyền lực chính trị của mình Nhànước vì thế mang bản chất giai cấp

Cũng theo quan điểm của học thuyết Mác - Lênin, nhà nước mangbản chất giai cấp Nhà nước chỉ ra đời từ khi xã hội phân chia giai cấp.Giai cấp nào thì nhà nước đó Do trong xã hội nguyên thủy không có phânchia giai cấp, nên trong xã hội nguyên thủy không có Nhà nước Cho đếnnay, đã có 4 kiểu Nhà nước được hình thành: Nhà nước chủ nô, Nhà nướcphong kiến, Nhà nước tư sản, Nhà nước vô sản (Nhà nước xã hội chủnghĩa) Nhà nước được giai cấp thống trị thành lập để duy trì sự thống trịcủa giai cấp mình, để làm người đại diện cho giai cấp mình, bảo vệ lợi íchcủa giai cấp mình Bản chất nhà nước có hai thuộc tính: tính xã hội và tínhgiai cấp cùng tồn tại trong một thể thống nhất không thể tách rời và cóquan hệ biện chứng với nhau Tính giai cấp là thuộc tính cơ bản, vốn cócủa bất kỳ nhà nước nào Nhà nước ra đời trước hết phục vụ lợi ích củagiai cấp thống trị; tính xã hội của nhà nước thể hiện ở chỗ nhà nước là đạidiện chính thức của toàn xã hội, và ở mức độ này hay mức độ khác nhànước thực hiện bảo vệ lợi ích cơ bản, lâu dài của quốc gia dân tộc và côngdân mình

Việc tìm hiểu những kiến thức về hình thức nhà nước nói chung sẽgiúp cá nhân nhận thức rõ hơn cách thức một đất nước hoạt động Đó chính

là lý do nhóm thực hiện bài tiểu luận này Với đối tượng nghiên cứu là các

tư liệu được ghi chép về nhà nước, áp dụng các phương pháp nghiên cứukhác nhau như: phương pháp luận, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệthống, xã hội học, lịch sử, v.v, tiểu luận hướng đến mục đích tìm hiểu cụthể hơn về nhà nước cũng như đưa ra những so sánh khách quan

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG

1 CÁC KIỂU NHÀ NƯỚC TRONG LỊCH SỬ

Nhà nước chủ nô

Khái niệm

Nhà nước chủ nô là kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người,

ra đời trên sự tan rã của xã hội cộng sản nguyên thủy gắn liền với sự xuất hiện

sở hữu tư nhân và sự hình thành những giai cấp đầu tiên – giai cấp chủ nô vàgiai cấp nô lệ [1]

Bản chất

Tính giai cấp: Nhà nước chủ nô là công cụ bạo lực để duy trì sự thống trị

mọi mặt của giai cấp chủ nô đối lưu lệ và các tầng lớp nhân dân lao động trong

xã hội, duy trì tình trạng bất bình đẳng giữa chủ nô với nô lệ với các tầng lớpnhân dân lao động khác [2]

Tính xã hội: Các nhà nước chủ nô ở các mức độ khác nhau đã tiến hành

những hoạt động mang tính xã hội như: hoạt động làm thuỷ lợi ở các quốc giachiếm hữu nô lệ phương Đông, xây dựng và bảo vệ các công trình công cộng,hay hoạt động phát triển kinh tế thương mại ở Hy Lạp [3]

Cơ sở kinh tế

Cơ sở kinh tế của nhà nước chiếm hữu nô lệ là quan hệ sản xuất chiếm hữu

nô lệ Quan hệ này dựa trên sở hữu chủ nô không những đối với tư liệu sản xuất

mà cả đối với người lao động, đó là nô lệ

Đất đai và các tư liệu sản xuất hầu hết thuộc sở hữu của các chủ nô

Cơ sở xã hội

Giai cấp chủ nô là giai cấp thống trị mặc dù chỉ là thiểu số trong xã hội

nhưng nắm hầu hết tư liệu sản xuất của xã hội và cả bản thân người lao động là

nô lệ[4]

Giai cấp nô lệ mặc dù chiếm đại đa số trong xã hội nhưng do không có tư

liệu sản xuất trong tay và không làm chủ ngay cả chính bản thân mình nên họhoàn toàn phụ thuộc vào giai cấp chủ nô cả về thể xác và tinh thần[4]

Trang 8

Bên cạnh đó, có những giai cấp và tầng lớp xã hội khác như: nông dân tưhữu, những người thợ thủ công, những người buôn bán…Tuy địa vị của họ trong

xã hội không thấp như nô lệ nhưng so với giai cấp chủ nô họ có địa vị rất thấp

và cũng chịu sự chi phối của giai cấp chủ nô[5]

Chức năng nhà nước

Đối nội: Giúp củng cố và bảo vệ sở hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất

và nô lệ[6]; Đàn áp bằng quân sự hoặc tư tưởng khi nô lệ và các tầng lớp nhândân lao động khác phản kháng[6]

Đối ngoại: Chức năng tiến hành chiến tranh hoặc phòng thủ chống xâm

Bản chất

Tính giai cấp: Bộ máy chuyên chính của giai cấp địa chủ, phong kiến là

công cụ để thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích, địa vị thống trị của giai cấp địachủ, quý tộc phong kiến trong xã hội trên cả 3 lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tưtưởng[8]

Tính xã hội: Nhà nước phong kiến là tổ chức quyền lực chung của xã hội,

là đại diện chính thức của toàn xã hội nên nó có nhiệm vụ tổ chức và điều hànhcác hoạt động chung của xã hội vì sự tồn tại và lợi ích chung của cả cộng đồng

xã hội và tiến hành 1 số hoạt động nhằm phát triển kinh tế – xã hội[9]

Cơ sở kinh tế

Trang 9

Cơ sở kinh tế của nhà nước phong kiến là phương thức sản xuất phong kiếnvới nét đặc trưng là chế độ chiếm hữu ruộng đất của vua chúa phong kiến và giaicấp địa chủ Lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội là giai cấp nông dân[10].

Hầu hết các nhà nước phong kiến thường áp dụng các biện pháp bạo lực để

tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước Nhưng ở một số thành phố ở phươngTây sau khi giành được quyền tự trị cũng có một số biện pháp dân chủ được ápdụng nhưng vẫn còn rất hạn chế[12]

Nhà nước tư sản

Khái niệm

Nhà nước tư sản là một nhà nước có giai cấp, đồng thời, là người đại diệnchính thức của toàn xã hội đảm đương các chức năng công ích, xã hội; là bộmáy duy trì trật tự xã hội, điều hoà các mối quan hệ xã hội chung của cả cộngđồng dân cư của quốc gia - dân tộc[13]

Trang 10

bằng máy móc – công nghệ với đối tượng thường là công xưởng, hầm mỏ, nhàmáy, đồn điền…

Cơ sở xã hội

+ Do phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa khiến cho kết cấu xã hội cơbản bị thay đổi; Nhà nước tư sản có những chính sách về an sinh, phúc lợi xãhội, có nhiều chương trình viện trợ phát triển, viện trợ nhân đạo…[15];

+ Trong phương thức tư bản chủ nghĩa, với sự phát triển của thương mại,khoa học – kĩ thuật, công nghiệp, xã hội tư bản hình thành trên nhiều lĩnh vực

- Giai cấp giữ vị trí thống trị là giai cấp tư sản, dù chiếm thiểu số trong

xã hội nhưng là giai cấp nắm trong tay hầu hết tư liệu sản xuất chủ yếucủa xã hội, chiếm đoạt những nguồn tài sản lớn của xã hội

- Giai cấp công nhân (vô sản) là bộ phận đông đảo cũng như là lựclượng lao động chính trong xã hội Về pháp lý họ được tự do, không

có tư liệu sản xuất nên họ chỉ có thể làm thuê cho tầng lớp khác

- Ngoài hai giai cấp chính nêu trên, trong xã hội tư sản còn có nhiềutầng lớp xã hội khác: nông dân, thợ thủ công, tiểu thương, trí thức…

Chức năng nhà nước

Đối nội: Chức năng củng cố và bảo vệ chế độ tư hữu tư sản; Chức năng

trấn áp giai cấp bị trị về mặt chính trị và mặt tư tưởng

Đối ngoại: Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược để mở rộng thuộc

địa là chức năng đối ngoại chủ yếu của nhà nước tư sản thời kỳ chủ nghĩa tư bảncạnh tranh tự do Hiện nay, nhà nước giải quyết các vấn đề quốc tế thông qua đốithoại với những chính sách đối ngoại mềm dẻo bằng việc tăng cường mở rộngcác hình thức hợp tác quốc tế trong nhiều lĩnh vực phát triển xã hội như: kinh tế,văn hoá – xã hội, môi trường, khoa học – kỹ thuật, các vấn đề nhân đạo… vớicác nước có chế độ chính trị khác nhau

Chế độ chính trị

Chế độ chính trị tư sản là một cơ chế năng động, linh hoạt, ở các giai đoạnphát triển khác nhau của nhà nước tư sản, cũng như ở từng quốc gia cụ thể biểu

Trang 11

hiện của nó là hết sức khác nhau Tuy nhiên, nhìn chung cho thấy nhà nước tư sản hoặc có chế độ chính trị dân chủ hoặc chế độ phản dân chủ.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa

Khái niệm

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một trong những tổ chức chính trị cơ bảnnhất của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, một công cụ quản lý mà Đảng củagiai cấp công nhân lãnh đạo nhân dân tổ chức ra để qua đó là chủ yếu, nhân dânlao động thực hiện quyền lực và lợi ích của mình, cũng qua đó là chủ yếu màgiai cấp công nhân và Đảng của nó lãnh đạo xã hội về mọi mặt[16]

Bản chất

Tính giai cấp: Là sản phẩm của cuộc cách mạng do giai cấp công nhân và

nông dân tiến hành; Luôn đặt dưới sự lãnh đạo của đảng, đội tiên phong giai cấpcông nhân và nông dân; Là công cụ bảo vệ lợi ích kinh tế, chính trị, tư tưởng củagiai cấp công nhân

Tính xã hội: Là tổ chức của quyền lực chung của xã hội, tổ chức và quản

lý các mặt của đời sống, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới; Đứng ra tổ chứcthực hiện hoạt động kinh tế – xã hội và quan tâm đến vấn đề con người[17]

Chức năng nhà nước

Đối nội: Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an

toàn xã hội và bảo vệ quyền tự do, dân chủ của Nhân dân; Tổ chức và quản lýkinh tế, văn hóa, khoa học và giáo dục

Đối ngoại: Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; Củng cố, tăng cường tình

hữu nghị và hợp tác; Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc[19]

Trang 12

Chế độ chính trị

+ Mang tính dân chủ thực sự và bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân

+ Những phương pháp thực hiện quyền lực chủ yếu mang tính giáo dục,thuyết phục nhân dân tham gia quản lý nhà nước và xử lý nghiêm minh khi cóhành vi vi phạm pháp luật nhà nước

2 So sánh giữa các kiểu nhà nước trong lịch sử

Về cơ sở kinh tế, các quan hệ sản xuất của nhà nước chủ nô, nhà nước

phong kiến và nhà nước tư sản đều có một điểm chung là dựa trên chế độ chiếm

hữu có lợi cho tầng lớp cao hơn của xã hội và bóc lột những người ở tầng lớpthấp hơn Điểm khác nhau giữa chúng là hình thức chiếm hữu và số của cải giai

cấp dưới có thể nắm được Với nhà nước chủ nô, các chủ nô chiếm hữu nô lệ,

đất đai và các tư liệu sản xuất của nô lệ, giai cấp đối kháng với chủ nô Nô lệkhông có tư lệ sản xuất, chịu sự chi phối hoàn toàn của chủ nô, chỉ được cấp mộtphần ít ỏi tư liệu sinh hoạt đủ sống[20] Trong nhà nước phong kiến, quan hệ sản

xuất có đặc trưng là chiếm hữu của địa chủ phong kiến với ruộng đất, các tư liệusản xuất khác và bóc lột sức lao động của nông dân thông qua phát canh, thu tô.Khác với giai cấp nô lệ kiểu nhà nước trước đó, giai cấp nông dân trong kiểunhà nước này đã có kinh tế riêng Tuy nhiên, họ còn phải lệ thuộc vào địa chủ vàthực hiện những nghĩa vụ nặng nề[21] Còn quan hệ sản xuất của chủ nghĩa tư

bản lại dựa trên chế độ chiếm tư hữu về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng

dư Giai cấp công nhân trong kiểu nhà nước này không có tư liệu sản xuất, bịgiai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư đã tạo ra khi lao động[22] Kiểu nhà nước

thứ tư, nhà nước xã hội chủ nghĩa có quan hệ sản xuất tiến bộ vượt bậc so với

các kiểu nhà nước trước đó Đây là quan hệ sản xuất mà đặc trưng là chế độ tưhữu về tư liệu sản xuất Sự công hữu hoá là mục tiêu cần đạt tới của chủ nghĩa

xã hội, phụ thuộc vào quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượngsản xuất[23]

Về cơ sở xã hội, nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến và nhà nước tư

sản đều phân thành hai giai cấp cơ bản, một giai cấp tầng lớp trên chiếm hữu tư

Trang 13

liệu sản xuất và nhiều của cải khác và một giai cấp tầng lớp dưới bị bóc lột, phụthuộc vào giai cấp trên và phải phục vụ để bảo vệ lợi ích kinh tế, chính trị chogiai cấp trên Các tầng lớp chủ nô, địa chủ, tư sản đều có nhiều đất đai, tư liệusản xuất, quyền tự do cá nhân và quyền lực chính trị, đối ngược với những giaicấp khác Trong các giai cấp thuộc tầng lớp thấp trong lịch sử, giai cấp nô lệ của

nhà nước chủ nô là giai cấp thấp kém nhất vì họ có địa vị vô cùng thấp kém, bị

coi là “tài sản biết nói”, thuộc tài sản sở hữu tuyệt đối của chủ nô, bị bóc lột sứclao động, đánh đập, bỏ rơi hay giết chết[24] Đối với nhà nước phong kiến, giai

cấp nông dân là đối tượng bị địa chủ áp bức, bóc lột nặng nề, vì vậy đấu tranhgiai cấp thường xuyên xảy ra, nhưng thường bị giai cấp địa chủ phong kiến dùngmọi biện pháp đàn áp, đẩy vào những “đêm trường trung cổ”[25] Giai cấp công

nhân và nhân dân lao động của nhà nước tư sản thường xuyên bị bóc lột về sức

lao động bởi các nhà nước tư sản và tập đoàn tư bản, thường xuyên bị trấn áp vềmặt tư tưởng, chính trị, có rất ít chỗ đứng trong thể chế chính trị bởi sự liên kếtgiữa nhà nước tư sản với các thế lực tôn giáo và phương tiện thông tin đạichúng[26] Trái nghịch với sự đối lập trong các tầng lớp chính của các kiểu nhà

nước trước đó, nhà nước xã hội chủ nghĩa có nền tảng là sự liên minh giữa giai

cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp tri thức, ngoài ra trong xã hộivẫn còn các giai cấp, tầng lớp khác đóng góp cho sự phát triển của nhà nước[27]

Về bản chất, nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến và nhà nước tư sản

tuy có những đặc điểm riêng về bản chất, nhưng đều là nhà nước bóc lột đượcxây dựng trên nền tảng của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất; là công cụ để duytrì và bảo vệ sự thống trị của giai cấp bóc lột đối với đông đảo nhân dân lao

động trong xã hội Với nhà nước chủ nô, là bộ máy chuyên chính của giai cấp

chủ nô, là công cụ thiết lập và bảo vệ quyền lực của giai cấp chủ nô, đồng thời,

là bộ máy trấn áp giai cấp nô lệ và những người lao động tự do trong xã hội[28]

Đối với nhà nước phong kiến, là công cụ để thực hiện chuyên chính của giai cấp

phong kiến đối với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác thể hiện ởviệc xây dựng bộ máy chuyên chính của vua chúa phong kiến và địa chủ Bộ

Ngày đăng: 04/11/2024, 09:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w