1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Phát triển kinh doanh thương mại điện tử tại công ty cổ phần dịch vụ trực tuyến FPT

83 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển kinh doanh thương mại điện tử tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT
Tác giả Trần Thu Trà
Người hướng dẫn PGS. TS. Đàm Quang Vinh
Trường học Trường Đại Học Kinh tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại Chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 29,73 MB

Nội dung

Doanh nghiệp với Chính phủBăng-rôn quảng cáo Khách hàng với Khách hàng Thẻ tín dụng CTCP Thanh toán quốc gia Việt Nam Trực tuyến Máy tính cá nhân Chấp nhận thanh toán thẻ - Point of Sale

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINA TẾ QUỐC DANCHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO

VU TIU

CHUYEN ĐÈ THỰC TAP

CHUYENNGANH: KINHDOANHQUOCTE

PHÁT TRIEN KINH DOANH THUONG MAI ĐIỆN TỬ

TẠI CÔNG TY CO PHAN DICH VU TRỰC TUYẾN FPT

PL OOI NO ENVOC BND Ha Vy lại BEA? TRAN THU TRÀ

a v1fY2

Trang 2

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUOC DÂN

CHUONG TRÌNH CHAT LƯỢNG CAO

Khung:

TRƯỜNG ĐHKTqp_ |

CHUYEN DE THỰC TẬP

CHUYÊNNGÀNHKINHDOANHQUÓC TẾ

PHAT TRIEN KINH DOANH THUONG MẠI ĐIỆN TU

TẠI CÔNG TY CO PHAN DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN FPT

Giảng viên hướng dẫn : PGS TS Đàm Quang Vinh

Họ và tên : Trần Thu Trà

Mã sinh viên : 11144411

Lớp : Kinh Doanh Quốc Tế CLC 56

Hà Nội,05/2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã

nhận được rất nhiều sự quan tam, giúp đỡ của quý thầy cô gia đình và bạn bè Với lòng

biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô ở Khoa Tiên Tiến, Chất lượng cao và

POHE - Trường Đại Học Kinh tế Quốc Dân với tri thức và tâm huyết của mình để

truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường

Em xin chân thành cảm ơn thầy Đàm Quang Vinh đã tận tâm hướng dẫn chúng em qua

từng budi nói chuyện thảo luận để nghiên cứu thêm về lĩnh vực của chuyên đề thực

tập Nếu không có những lời hướng dẫn dạy bảo của thay thì em nghĩ bài chuyên đề

này của em rất khó có thé hoàn thiện được Một lần nữa, em xin chân thành cam ơnthay Tuy nhiên bài chuyên đề thực tập của em cũng sẽ không tránh khỏi những thiếusót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thay cô và các

bạn học cùng lớp dé kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.

Em xin trân trọng cảm ơn thầy Đàm Quang Vinh và nhà Trường

Trang 4

MỤC LỤC

MỤC LỤC

TỪ VIET TAT

DANH MUC BANG, ANH

TOME EP II NV “` CÔ nh R BR ennerrennesseeh |

CHUONG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VE PHÁT TRIEN KINH DOANH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TTỬ 2-5-5655 SE E E111 1111111111 1 1111 11111111111 1111111111 4 1.1 Quan điểm về (ốc BURN certs css cess Ố 0///0/7(0IY 4

1/5 Các Hình Thức của Thương mi điện LỮ' eecesnieieaoieoieiiioaroaaoeuaroa 5

Rl, WER iS song 014Ei0kgypnieti80001298/100LÀ85.46À860040390061GL4X0G82300090/34882884 905-g—rAgMeiaditikBS2/Bi4G)08:3gđ2sg: 5

1.2.2 Thanh toán trực tuyẾn ¿- 2 + Sk+EE+E+E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkerkrree 6

1.2.3 (87.0808 -1 Ả 8

1.3 Cac loại hình của TÌMĐÏT - - - - G 11121112211 911 H1 1n vn vn vn 9 1.3.1 Loại hình thương mại điện tử B2B ( Business To Business ) - 9

1.3.2 Loại hình thương mại điện tử B2C ( Business to Customers): 10

1.3.3 Loại hình thương mại điện tử C2C (Customer to Customer) 10

1.3.4 Loại hình thương mại điện tử B2G ( Business To Government) 1]

1.4 Vai trò thương mại điện tử đối với doanh nghiệp 2- 2 2 +52 11 1.4.1 Thu thập được nhiều thông tim c.cccccceccessesssessesssesseessesssessecssecssesssessesssesseesseessen 11 1.4.2 Giảm chi phí bán hang, tiếp thị và giao dịch - 2 s+cs+s+xerxerxerxrrsrrxee 12 1.4.3 Xây dựng quan hệ với đối tác - 2 cSk+SSk St ‡EEEEEEEEEEEEE E111 111k crkeg 12 1.4.4 Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế trí thức - 2-2 z2 +£+£+zezzszzse2 13 1.5 Những yếu to ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại điện tử của doanh nghiệp 13

1,5,1 CƠ BỞ BHáD lý VÀ TE GHỐI cac acerca nen er svon sens an pti nnepnn db nanindics Semsn ase 13 1,5.2 HỘI cảnh kinh lễ ~eeecsoseseetirdiddEbkokttriiibiykl4xf030/6070/0142027117473040140/720/015 14 1.5.3 Yếu ntố nguồn nhân nue - 2-2 ¿+ 22 ££EE+EE+EEE+EE£EEeEE£EEEEEeEEeEErEerreervee 15 1.5.4 Hạ tang cơ sở kỹ thuật- công nghỆ - 2-2 set + eExEEEEEEEEEEEEkrrkrrkrrrkervee 15 CHUONG 2: THUC TRANG PHAT TRIEN KINH DOANH THUONG MAI DIEN TU TAI CONG TY CO PHAN DICH VU TRUC TUYEN FPT (FPT RN ca tan sosica cecrevss senescence nS iS A aa RR 17 2.1 Tổng quan về cạnh tranh trong lĩnh vực Thương mại điện tử 17

2.1.1 Tổng quan lĩnh vực Thương mại điện tử 2-2-5222 s+£x£xezEzz+zzed 17 2.1.2 Thực trạng cạnh tranh trong ngành TMDT Việt Nam 19 2.1.3 Các đối thủ lớn trong TMĐT trên Thế Giới 22222E2222222++ttttE2222222xee 23

Trang 5

2.1.4 Các đối thủ lớn trong TMĐT tại Việt Nam 2-22 s+Ez+Exe£Ezerkrrxerrxee 252.2 Giới thiệu FPT Online 2 2 2 E£SE+E££E2EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrrrred 27

2.2.1 Lich sử hình thành và phát triển 2 5+ce+eereerred 28

2.2.2 Cơ cầu tỔ chỨc -¿- 2-2 2+ ®+SE+SE£EE£EEEEEEEEEEEEE121121171717117111111E71 1111 rk 29

2.3 Tình hình hoạt động của FPT Online năm 2017 - 5-55 s5 s++ss++ss+sss+ 302.3.1 VE nội dung ¿+ 2+ x+SE2EE£EE2EEEEEE2E1221127121121121111.211.11 111111 11 ri 302.3.2 VE Trong -: 312.3.3 Về kinh doamh c.ccscceccsssssessecssescssessessecsessessecsessessscsuessessecsessessscsuessesaeeacaeeesvees 31

2.4 Thực trạng vận hành mô hình TMDT của FPT Online - - 33 2.4.1 Tổng quan dự án TMDT của FPT Online — Shop.Vnexpress.net 33

2.4.2 Tình hình hoạt động của sàn TMĐT FPT Online «5+ + << +s<<<s<<+ 34

2.4.3 Mô hình vận hành TMDT của FPT Online -¿ «+ + 2<s xxx sec secz 392.5 Kết luận về tình hình phát triển kinh doanh TMĐT của FPT Online 52

2.5.1 Những thành công trong phát triển kinh doanh TMDT của FPT Online Đi, 2.5.2 Những tồn tại và nguyên nhân trong phát triển kinh doanh TMĐT của FPT

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHO TMĐT TAI CÔNG TY CO PHAN FPT 55

3.1 Định hướng phát triển TMĐT của công ty cỗ phan dịch vụ trực tuyến FPT 55 3.2 Đánh giá cơ hội và thách thức trong phát triển TMDT của FPT Online 56 3.2.1 Cơ hội phát triển TMĐT của FPT Online -s2ss s+x+£xe£E++Exerxerxerxxerxee 56

3.2.2 Thách thức phat trién TMĐT của FPT Online - s- + s s2 x+ze£xezxxerxee 57

3.3 Giải pháp cho TMĐT tai công ty cổ phan dịch vụ trực tuyến FPT 62

3.3.1 Giải pháp nâng cấp công nghỆ . 2© 2E EEEEEEEEEE171171E E11 crtke 62

3.3.2 Giải pháp về tăng doanh thu - 2-2 2 2© ©E+SE£EE£EEE£EEEEEEEEEEEErEkrrkerkerrkrred 63

3.3.3 Giải pháp về cải thiện bộ máy vận hành - 2- s s+xxe£x£Exzrxerxerrkerrs 64

3.3.4 Giải pháp về thiết lập kho hàng 2-2 2£ S£+x£SEEEE+EE+EEeEErExrrkrrxerrsrred 65

3.3.5 Kiểm tra và đánh giá ¿- + tt St 112112111111 11 111111121111111111 11111 crei 66 KET LUẬN - -©5£ SE EEEE212112111111111711 11 T111 T1 T1 11 111111 g1 rrrreg 67

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 5-2 SsSS£EE£E£EEEEEerxerkerkerkrred 68

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả

nêu trong chuyên đề thực tập này là do tôi tự thu thập, trích dan, tuyệt đối không sao

chép từ bất kỳ một tài liệu nào

Sinhvién

s |

Tran Thu Tra

Trang 7

Doanh nghiệp với Chính phủ

Băng-rôn quảng cáo Khách hàng với Khách hàng Thẻ tín dụng

CTCP Thanh toán quốc gia Việt Nam

Trực tuyến Máy tính cá nhân

Chấp nhận thanh toán thẻ - Point of Sale

Nhà cung cấp

Hệ thống thanh toán điện an toàn (Secure Sockets Layers) Điểm mạnh, Điểm Yếu, Cơ hội, Rui ro

Thương mại điện tử

Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế

Giao diện hiển thị đến người dùng - User Interface Cục Thuong mại điện tử và Kinh tế số

Trải nghiệm của người dùng - User Experience

Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam

Phiếu mua hàng giảm giá Trang điện tử

Tổ chức Thương mại thế giới

Trang 8

DANH MỤC BẢNG, ẢNH

+

BANG

Bang 2.1 : Thống kê tình hình mua sắm trực tuyến tại Việt Nam từ 2014 — 2016 21

Bảng 2.2 Chỉ số tài chính cơ bản của CTCP Dịch vụ trực tuyến FPT Online năm 2016

MÃ 2017 EU 1c CW JksorssiseasssaskdsiczspkstisgotisgGXi09008/62041ã38E.380X2đ90đ64ig0/43S8Eea0485358E 32

Bảng 2.3: Các hình thức phân phối hàng hóa đến khách hàng của shop VnExpress 49Bảng 3.1: Ma trận SWOT của sàn TMDT Shop VnExpress -< 5555 <<<5 61

HÌNH

Hình 2.1: Dự báo doanh thu TMDT toàn cầu đến năm 2020 . -¿-c5+2 17

Hình 2.2: Thống kê doanh số thu từ TMĐT B2C Việt Nam từ 2014-20 16 18Hình 2.3: Quy mô thị trường TMDT Việt Nam <5 Ssx*+svveeeeeereeersre 20Hình 2.4: Thống kê về kết nỗi mang của người dùng Việt Nam 21Hình 2.5: Thống kê hành vi mua sắm trực tuyến ứng với nhân khẩu học 22Hình 2.6: Thống kê tần suất mua sắm trực tuyến ở Việt Nam -2- 2z: 22

Hình 2.7: Thống kê ngành hàng mua sắm phổ biến ở Việt Nam - 23

Hình 2.8: Xếp hang sàn TMĐT tại Việt Nam tính theo lượt truy cập 25Hình 2.9: Sơ đồ tổ chức CTCP Dich vụ trực tuyến FPT c5 s+cs£sz+x+esxeš 29Hình 2.10: Biên lợi nhuận gộp và lợi nhuận trước thuế của FPT Online từ 2009 — 2017 32Hình 2.11: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2017 của Shop VnExpress 35Hình 2.12 : Thống kê mô tả yếu tố Phương tiện hữu hình 2 c5 s+secse£ 36

Hình 2.13: Thống kê mô tả yếu tố Năng lực phục Vụ - 2-2 2 2+se+sezxrxerxee 37 Hình 2.14: Thống kê mô tả yếu tố Độ uy tín - 2-2 22 2++££E£+E++£x+£xzzxzzrxee 38 Hình 2.15: Qua trình đặt hàng rong bán lẻ điện tỦ oi 40

Hình 2.16: Quy trình thực hiện đơn hàng 5 5 5< 222 +2 Sveveveereereexse 41

Hình 2.17: Ty lệ theo Giới tính/Độ tuổi truy cập Shop VnExpress - 45

Hình 2.18: Tỷ lệ theo thiết bị truy cập/địa điểm truy cập Shop VnExpress 46

Hình 2.19: Sơ đồ quy trình bán hàng trực tuyến của Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Trực

tuyến FPT oo cccccccccecsessecssessessesssessesssessecsvessecssecsesssesssesssessesssesseessesssesseesseessecs 47

Trang 9

LỜI MỞ ĐÀU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với sự phát triển của công nghệ kinh doanh và mua sắm trên môi trường trực tuyến đang trở thành một phần tất yếu của đời sống xã hội Tại Việt Nam các xu hướng kinh doanh qua mạng xã hội, qua ứng dung di động các mô hình bán lẻ đa kênh

đang dan chiếm ưu thé trong thương mại điện tử Bên cạnh đó, cuộc cách mang côngnghiệp lần thứ tư đang tạo ra sự thay đổi sâu sắc về mặt tô chức của các chuỗi giá tritoàn cau, dẫn đến những phương thức tô chức và hoạt động mới của nền kinh tế ma

thuật ngữ chuyên môn gọi là “kinh tế số” Thị trường thương mại điện tử một cấu

phan không thé tách rời của nền kinh tế số, được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng

và sẽ có những bước phát triển nhanh chóng trong giai đoạn 5 năm tới

Cùng với sự phục hồi của nền kinh tế, từ năm 2016 thương mại điện tử Việt Nambước sang giai đoạn tăng trưởng nhanh hơn Với cơ hội thị trường hiện tại thì các

doanh nghiệp trong và ngoài nước đã mở sàn thương mại điện tử và đang có sức cạnh

tranh rất lớn trên thị trường Một số cái tên đáng kể hiện tại như: Lazada, Adayroi,Tiki, Shopee, Sendo

Tuy nhiên khi tham gia vào bối cảnh toàn cầu hóa thì lĩnh vực thương mại điện

tử của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang còn yếu kém, mô hình vận hành còn lỏng

lẻo, còn gặp nhiều hạn chế về cơ sở hạ tang cũng như ứng dụng mô hình thương mạiđiện tử vào các doanh nghiệp.

Công ty cổ phan Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online) được tập đoàn FPT

cho ra đời nhằm kết hợp hai lĩnh vực đang rất được quan tâm kinh doanh và công

nghệ Sự kết hợp tuy không còn mới mẻ nhưng chúng đã khai thác được thế mạnh vốn

có của FPT và mở ra một nguồn doanh thu mới Không chỉ tận dụng ưu thế Công nghệ

mà FPT Online đang sở hữu ấn phẩm báo VnExpress có một lượng độc giả lớn, công

ty quyết định thành lập sàn thương mại điện tử Shop VnExpress để tăng sức ảnhhưởng đối với độc giả của mình và khai thác tiềm năng từ lượng độc giả đang có này

FPT Online đã bắt đầu chuyển hướng sáng Thương mại điện tử nhưng đây vẫn là 1 lĩnh vực khá mới mẻ nên để có thể phát triển ra toàn cầu thì FPT Online cần củng cố

lại mô hình vận hành, điêu kiện về cơ sở vật chât và công nghệ tân tiên cùng với chiên

Trang 10

lược kinh doanh phù hợp với điều kiện hiện tại Đây cũng là lý do để em lựa chọn đềtài “Phát Triển Kinh Doanh Thương Mại Điện Tử Của Công Ty Cổ Phần Dịch

Vụ Trực Tuyến FPT Trong Bối Cảnh Toàn Cầu Hóa" làm dé tài cho khoá luận tốt

nghiệp củamình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề xuất giải pháp và mô hình dé phát trién TMĐT của FPT Online

3 Đối tượng nghiên cứu

Mô hình phát triển Thương Mại Điện Tử tại công ty Công ty cé phan Dịch vụTrực tuyến FPT (FPT Online)

4 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: chuyên đề nghiên cứu về mô hình vận hành phát triển Thương Mại Điện Tử tại Công ty cỗ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online)

- Về thời gian: chuyên đề nghiên cứu từ thực trạng phát triển mô hình vận hành

Thương Mại Điện Tử tai công ty Công ty cổ phan Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT

Online) từ năm 2015 — 2018 và đưa ra giải pháp phát triển TMĐT tại Công ty cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online) trong bối cảnh toàn cầu hóa

5 Phương pháp nghiên cứu

Chuyên đề thực tập của em tuy đánh giá trên phương diện quan điểm cá nhân

nhưng cũng được vận dụng đầy đủ các phương pháp nghiên cứu để có góc nhìn toàn diện hơn, đồng thời phân tích dựa trên cả số liệu thực tế để có thể đánh giá và đưa ra

các giải pháp phát triển kinh doanh TMĐT một cách thiết thực hơn

- Phuong pháp thu thập dữ liệu:

Nghiên cứu tại bàn, thu thập thông tin thứ cấp có liên quan đến sàn thương mại điện tử

Shop VnExpress tại các nguồn sau:

Trang web công ty: http:/Avww.fptonline.net/

Tài liệu nội bộ công ty: http://portal.fo.com/SitePages/Home.aspx San thương mại điện tử Shop VnExpress: https://shop.vnexpress.net/

+ + + + Báo điện tử VnExpress: https://vnexpress.net/

Trang 11

Cục thương mại điện tử Bộ Công Thương: http://www.vecita.gov.vn/Home Kênh chạy quảng cáo trên báo VNE: http://admin.iad.eclick.vn,

Kênh book bai PR trên báo VnExpress: http://polvad.net/

+ + + + Thống kê do lường các chỉ số của Shop VnExpress:

https://analytics.google.com/

+ Ngoài ra còn tham khảo một số tài liệu phân tích của các công ty đối thủ, tài

liệu phân tích nội bộ, internet va báo chí

- Phuong pháp xử lí dữ liệu: Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được xử lí dưới

dạng định tính, định lượng để cung cấp thông tin cho việc phân tích, đánh gid, đưa ragiải pháp cho đối tượng trong 5 năm tới

- Phương pháp tổng hợp, phân tích: Từ các dữ liệu đã được xử lí đưa vào quá

trình phân tích chúng để giải thích ý nghĩa sau đó đưa ra các lập luận để làm rõ sự tương quan trong mối quan hệ của các dữ liệu đã có Cuối cùng, dé ra các nhận định,

kết luận các vấn đề của đối tượng thông qua đữ liệu

- Phuong pháp tư duy: Dựa trên các lập luận và cơ sở lý thuyết đối với đối

tượng từ đó tiến hành suy luận phân tích các đặc điểm, nội dung của đối tượng trong

phạm vi nghiên cứu của chuyên đề

6 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục bài khóa luận được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển kinh doanh thương mại điện tử Chương 2: Thực trạng phát triển kinh doanh thương mại điện tử tại công ty cổ

phan dịch vụ trực tuyến fot (fpt online)

Chương 3: Các giải pháp phát triển kinh doanh tmấi tai công ty cổ phân fpt

Trang 12

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE PHÁT TRIEN KINH DOANH THUONG MẠI ĐIỆN TỬ

1.1 Quan điểm về Thương mại điện tử

Hiểu đơn giản định nghĩa về thương mại điện tử đó là một hình thức giao dịch.

mua bán hàng hóa, dịch vụ thông qua mạng lưới Internet Tuy nhiên nếu chỉ nhìn ở

góc độ hẹp thì sẽ đưa ra những quan điểm và suy nghĩ thiếu tính khách quan Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế gọi tắt là UNCITRAL (1996) đã ban

hành Luật về thương mại điện tử, trong đó khái niệm về TMĐT mang nghĩa rộng, nóbao quát gần như đầy đủ các lĩnh vực kinh tế từ việc cung cấp phân phối trao đổihàng hóa dịch vụ tới các ngành mang tính thương mại hóa hơn như đại diện thương

mại, ủy thác hoa hồng

Còn theo định nghĩa của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế thì: “Thuong mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình cả các sản phẩm được giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet”

Vì vậy, chúng ta có thể kết luận rằng khái niệm TMĐT nhìn từ góc độ bao quát

là các giao dịch mua bán tài chính và thương mại nhờ các phương tiện điện tử như:

trao đổi dữ liệu điện tử; thanh toán điện tử và các hoạt động mua bán qua mạng

Từ đó có thể dễ dàng nhận ra rằng mua bán, giao dịch hàng hóa và dịch vụ chỉ

là một nhánh nhỏ trong vô vàn lĩnh vực hiện hữu của Thương Mại Điện Tử Tuy nhiên

ở góc độ bài chuyên đề cùng với không gian và thời gian nghiên cứu eo hẹp nên chúng

ta chỉ di sâu vào nghiên cứu trên khía cạnh hep vi thế có thé định nghĩa Thuong Mai

Điện Tử là các hoạt động giao dịch trao đổi thương mại thông qua mạng lưới Internet

phủ sóng toàn cầu để tạo ra một mạng lưới, hệ thống liên kết với nhau

Về cơ bản, có thể nhìn nhận thương mại điện tử giống thương mại truyền thống qua bản chất “mua bán, giao dịch” Nhung bang các phương tiện thông tin điện tử, các hoạt động mua bán thương mại, quảng bá hay thanh toán sẽ được thực hiện một cách

Trang 13

nhanh chóng hiệu quả, mở rộng phạm vi kinh doanh.

Thương mại điện tử được áp dụng không chỉ với thương mại hàng hóa (như hàng tiêu dùng, nội thất đến các máy móc công nghiệp) và thương mại dịch vụ (như dich vụ cung cấp thông tin, dịch vụ du lịch — giải trí tới các lĩnh vực pháp lý tài chính) Thương mại điện tử đang dần trở nên thân thuộc hơn với đời sống con người

và nó đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn so với cách thức mua săm truyền thống.

1.2 Các hình thức của Thương mại điện tử

Các hoạt động của TMĐT vô cùng đa dạng nó không chỉ đơn thuần là hoạt động mua

bán giao dịch hàng hóa mà nó còn được mở rộng ra cả lĩnh vực kinh tế, vì thế mà

TMĐT cũng được xuất hiện dưới các hình thức đa dang hơn Ở đây chúng ta sẽ nghiên

cứu tập trung vào những hình thức TMĐT sẽ được khai thác ở chương 2:

1.2.1 Thư điện tử Thư điện tử (Email) ngày nay đang dần trở thành một phương thức trao đổi

thông tin không thê thiếu đối với bất kì doanh nghiệp tổ chức nào và nó là một trong

các công cụ hữu hiệu, đơn giản và dé dàng dé các doanh nghiệp tiếp cận và làm quen

với thương mại điện tử Các công ty không cần phải tốn giấy mực và mất thời gian

ngồi viết thư tay như trước nữa hơn thể chỉ cần vài giây là thư đã đến tay đối tác.

Ngoài ra ở bất cứ đâu mọi người cũng có thể nhận được email qua các vật dụng có

mạng Internet.

Tính bảo mật của thư điện tử cũng cao hơn vì thế sẽ đảm bảo tài liệu được an toàn hơn thư tay thông thường và chỉ người nhận email mới có thể đọc và chỉnh sửa thông tin Người gửi và người nhận có thé chuyền tiếp nội dung và tài liệu đính kèm

cho các bên khác mà không cần phải tốn công.

Thông thường các công ty, doanh nghiệp thường gắn địa chỉ email với tên

website hoặc thương hiệu của mình để chỉ cần nhìn email là các đối tác có thể dễ dàng nhận biết và ghi nhớ tên doanh nghiệp hay website.

Hơn nữa không chỉ để trao đổi thông tin giữa các cá nhân với các doanh nghiệp, các công ty với nhau hay với các tổ chức mà nó còn là một công cụ vô cùng hữu hiệu

trong quảng cáo Thương mại điện tử Khi các doanh nghiệp muốn quảng bá thương

hiệu của mình và đưa các sản phẩm, dịch vụ của công ty đến gần hơn với khách hàng thì gửi email là một trong những cách tiếp cận người dùng hiệu quả Không chỉ để

quảng cáo đơn thuân mà các công ty còn sử dụng email là một cách thức đê tìm hiêu

Trang 14

và năm bắt nhu cầu khách hàng từ đó sẽ dễ dành xác định thị trường mục tiêu họ cóthê khoanh vùng được đối tượng tiềm nang mới và khơi gợi lòng trung thành của các

khách hàng cũ.

Việc sử dụng email không chỉ giúp cho các công ty doanh nghiệp tiết kiệm một

khoản chi phí không nhỏ đồng thời giúp đây nhanh tiến độ công việc, tăng hiệu quả

làm việc một cách đáng kể

1.2.2 Thanh toan trực tuyến

Trong Thương mại điện tử thì không thể văng mặt khái niệm thanh toán trực

tuyến bởi nó là phương tiện giúp khách hàng đối tác và các doanh nghiệp có thể rútngắn thời gian thanh toán, không cồng kénh

Tuy nhiên nó còn là một lĩnh vực đang cần được khai thác triệt để hơn nữa và chính nó đã cho ra đời hàng loạt các nghiên cứu và các quan điểm, ý kiến, cách định nghĩa khác nhau xoay quanh khái niệm “thanh toán trực tuyến” Ở nhiều góc độ và từ

nhiều lĩnh vực khác nhau, các học giả bằng những đúc kết, kiến thức của mình từ cáclĩnh vực như kế toán, công nghệ tài chính đã đưa ra rất nhiều định nghĩa về thanh

toán điện tử Theo Briggs và Brooks (2011), thanh toán trực tuyến là một sợi dây gắn

kết các tô chức, cá nhân được các ngân hàng hỗ trợ tạo điều kiện cho phép trao đổi

tiền điện tử Ở một cách định nghĩa khác, thanh toán trực tuyến là một khoản cần phải

chi thông qua mạng lưới và các phương tiện điện tử để trao đổi tiền trong TMDT

(Kaur và Pathak, 2015) Còn theo Maiyo (2013) khái niệm này lại được định nghĩa là một cách trả tiền điện tử cho những dich vụ hàng hóa khi mua bán trực tuyến mà

không phải sử dụng các hình thức trả tiền trực tiếp như tiền mặt hay séc hoặc qua bưu

điện.

Có thể nhìn khái niệm thanh toán trực tuyến qua nhiều khía cạnh, tuy nhiên để

tìm hiểu và nghiên cứu sát nhất thì chúng ta có thể định nghĩa đơn giản là một hình thức giao dịch tiền điện tử giữa các thành phần tham gia vào quá trình giao dịch trong mối quan hệ mua bán trực tuyến tiền thông qua phương tiện điện tử.

Thanh toán là một trong những vấn đề được xem xét hàng đầu trong kinh doanh

TMDT Các loại hình thanh toán được sử dụng phô biến nhất ở các công ty kinh doanh

TMDT:

Trang 15

1.2.2.1 Thanh toán bằng thẻ

Thanh toán bằng thẻ đang là hình thức thanh toán được sử dụng rộng rãi và đặc

trưng nhất trong các phiên giao dịch trực tuyến TMĐT Thanh toán bằng thẻ đang dần chiếm ưu thế hơn nhiều so với thanh toàn bằng tiền mặt nhờ sự nhanh chóng thuận tiện tiết kiệm chỉ phí Chinh nhờ phương thức thanh toán này mà việc mua hàng trực

tuyến của người tiêu dùng được thực hiện một cách dé dàng chi với vài lần ấn nút hơnnữa có thé giao dịch với nhiều nhà cung cấp ở mọi nơi không kể khoảng cách địa li.Thanh toán trực tiếp bằng thẻ được sử dụng phổ biến qua hai hình thức:

- Thẻ tín dung (Credit Card): là loại thẻ cũng như hình thức được sử dụng rộng rãi nhất, người sở hữu thẻ tín dụng này sẽ không phải trả bất kì một khoản tiền lãi

nào cho những khoản chi tiêu của mình bởi họ được phép sử dụng tới một mức nhất

định cho những hoạt động mua săm hàng hóa, dịch vụ tại nơi có áp dụng sử dụng thẻ này Đương nhiên sau một thời hạn quy định, chủ thẻ sẽ phải có trách nhiệm thanh toán lại khoản chi tiêu đó.

- Thẻ ghi nợ (Debit card): cũng là một loại thẻ được sử dụng trong quá trình

mua sam, giao dich hàng hóa dich vu tuy nhiên giá trị của đơn hàng sẽ được khấu trừtrực tiếp vào tài khoản ngân hàng của chủ thẻ, đồng thời số tiền đó sẽ được chuyền vàotài khoản nơi chủ thẻ thanh toán Khác với thẻ tín dụng thẻ ghi nợ chỉ cho phép chủ

thẻ được tiêu dùng dựa trên số dư hiện có trong tài khoản của họ nên thẻ ghi nợ cũng

sẽ không đưa ra các hạn mức tín dụng.

1.2.2.2 Thanh toán qua công thanh toán điện tử

Cổng thanh toán điện tử là có thể là một trong những hình thức giao dịch mới của

các sàn TMĐT, tuy nhiên nhờ có sự phát triển vượt bậc và nhanh chóng của công nghệ

nên công thanh toán điện tử đang được khách hàng ứng dụng và sử dụng rộng rãi hơn.

Cổng thanh toán sẽ tạo ra một hệ thống an toàn liên kết giữa tài khoản thanh toán của

khách hàng với tài khoản của trang TMĐT bán hàng Chính vì thế mà ngày càng nhiều

trang TMĐT đưa công thanh toán vào tích hợp dé hỗ trợ việc giao dịch của mình.

Dé tìm hiểu những lợi ích từ công thanh toán đem lại cho các chủ thể tham gia

vào quá trình giao dịch của TMĐT chúng ta có thể nhìn nhận từ các nhà học giả của

các lĩnh vực khác nhau.

Trang 16

Theo Garadahew Warku (2010) chính nhờ phương thức thanh toán điện tử có

hệ thong đã giúp cho những chủ thé bán hàng trực tuyến trên các trang TMĐT có thê

giao dịch bán hàng với khách hàng mọi lúc mọi nơi, mà họ sẽ không bị bó buộc trong

khuôn viên một cửa hàng hay một khu vực.

Lại có những ưu điểm khác được Hord (2005) rút ra, thanh toán điện tử không

chỉ có lợi cho người bán mà nó còn là một công cụ mua hàng vô cùng thuận tiện với

người tiêu dùng Chỉ với vài thao tác đơn giản nhập thông tin dit liệu mua hàng như số

lượng địa chỉ và thẻ tín dụng ở lần mua dau, thì hệ thống sẽ tự động lưu trữ trên cơ sở

dữ liệu điều này sẽ tạo thuận lợi cho các lần mua tiếp theo

Một trong những lợi ích to lớn khác là thanh toán trực tuyến sẽ cắt giảm chỉ phí không nhỏ cho các doanh nghiệp, tổ chức Bởi thay vì các khoản chi phí được vận hành bởi con người, nhân sự thì chúng được xử lý băng điện tử nhanh chóng và tiết kiệm thời gian, chi phí hơn rất nhiều (Hord, 2005).

Nhờ tính bảo mật và tính tiện ích cao nên công thanh toán điện tử đang là sự lựa

chọn tối ưu cho khách hàng cũng như các trang TMĐT:

e Thanh toán đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng: Khách hang chỉ cần chọn hàng

hóa và ấn thanh toán ngay trên chính giao điện của website Chỉ cần vài thao tác để

thực hiện giao dịch chuyền và nhận tiền.

«Mạng lưới liên kết rộng với các kênh thanh toán online phô biến (thẻ ngân hàngnội địa/ quốc tế, ví điện tử, ) Chính nhờ sự kết nối mạng lưới rộng khắp đã tạo ra sự

thuận tiện và mở ra nhiều lựa chọn phương thức thanh toán hơn cho khách hàng.

« Quản lý hoạt động kinh doanh một cách chặt chẽ va dé dàng: các cổng thanh toán xử lý các giao dịch nghiêm ngặt, báo cáo trực tuyến và tự động nên sẽ giúp chủ

các trang TMĐT điều hành các giao dịch khoa học và tiết kiệm chỉ phí thời gian hơn

1.2.3 Mua bán trực tuyếnNhìn thấy sự phát triển vượt bậc của công nghệ và sự tiện ích từ thương mại điện

tử nên nó đã dẫn tới sự dịch chuyền thói quen mua sắm của người tiêu dùng, đó chính là

một mảnh đất mau mỡ dé cho những nhà kinh doanh online khai thác mạnh mẽ Bởi chỉ

cần vài lần kích chuột là người bán hàng có thể nhanh chóng tìm được đúng sản phẩm

mình cân mà không cân phải tôn công và thời gian đi chọn lựa, và có thê so sánh giá và

Trang 17

mẫu mã giữa các nhà cung cấp khác nhau dé đưa ra sự lựa chon cuối cùng Dé có được

sự tiện ích to lớn như thé thì hàng trăm các website thương mại điện tử ra đời hàng loạt

nhờ sự kết hợp chặt chẽ giữa công nghệ và Internet

Việc kinh doanh trực tuyến vô cùng dễ dàng từ doanh nghiệp tới các cá nhân

có thể thiết lập và xây dựng cho mình một website để quảng bá thương hiệu và sảnpham của công ty mình Có thé nhận thấy được tiềm năng của các website thương mại

điện tử mang lại cho người bán hơn các website bán hàng truyền thống.

Các trang website thương mại điện tử được nâng cấp từ website bán hàng

truyền thống nhưng nó được tích hợp thêm nhiều tính năng, giao diện thông minh déhoàn thiện quy trình mua ban hang hóa va cung ứng dich vu từ trưng bày giới thiệu san

phẩm dịch vụ giao dịch và thanh toán, giao hàng tới dịch vụ hậu bán hàng.

Quy trình mua bán trực tuyến diễn ra rất nhanh chóng, đơn giản và thuận tiện Người tiêu dùng có thé xem toàn bộ thông tin về sản phẩm qua hình anh, mô ta, nhận xét của người mua khác rồi chọn sản phẩm phù hợp nhất và ấn đặt mua Họ có thể lựa

chọn mua nhiều sản phẩm vào giỏ hàng của mình sau khi cân đối với khả năng tài

chính và nhu cầu của mình khách hàng chỉ việc tiên tới khâu thanh toán Có nhiều hình thức thanh toán cho khách hàng như thanh toán khi nhận hàng và thanh toán trực tuyến Họ sẽ tiết kiệm được thời gian ra các cửa hàng truyền thống để xem xét và lựa chọn.

1.3 Các loại hình của TMĐT

Có nhiều quan điểm về cách phân chia các loại hình của TMĐT đang được bàn

luận Theo chủ thế giam gia TMĐT thì có 3 đối tượng chính: Chính phủ

(Government), Doanh nghiệp (Business), Khách hàng (Customer — Consumer).

Theo Ecommerce — một trang thông tin hỗ trợ giao dịch thương mại điện tử của

chính phủ Việt Nam, phân loại dựa trên mối quan hệ giữa các chủ thế thì có 4 loại hình

chính và xuất hiện nhiều nhất trong các giao dịch của TMĐT: B2B, B2C, C2C, B2G.

Vì thế chúng ta sẽ chỉ đi sâu vào nghiên cứu 4 loại hình này

1.3.1 Loại hình thương mại điện tử B2B ( Business To Business )

B2B (Business to Business): được hiểu đơn giản là Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp với nhau Đây là mô hình Thương mại điện tử gắn với mối quan hệ giữa

Trang 18

các doanh nghiệp với nhau Mô hình này chiếm tới trên 80% doanh số Thuong mai

điện tử trên toàn cầu và ngày càng trở nên phổ biến Mô hình này đã giúp hỗ trợ rất

nhiều cho các doanh nghiệp Việt nam trong việc kinh doanh với các doanh nghiệp

nước ngoài dựa trên các lợi ích mà nó đem lại Một trong những mô hình điển hình trên

thế giới đã thành công trong hoạt động theo mô hình B2B là Alibaba.com của Trung

A

Quôc.

1.3.2 Loại hình thương mai điện tử B2C ( Business to Customers):

B2C (Business to Consumer): được hiểu là thương mại giữa các doanh nghiệp

và người tiêu dùng liên quan đến việc khách hàng thu thập thông tin, mua các hàng hoá hữu hình (như sách các sản phẩm tiêu dùng ) hoặc sản pham thông tin hoặc hàng hoá

về nguyên liệu điện tử hoặc nội dung số hoá như phần mềm, sách điện tử và các thông tin, nhận sản phẩm qua mạng điện tử Một trong những công ty kinh doanh thành công trên thế giới theo mô hình nay là Amazon.com với việc kinh doanh bán lẻ qua mạng các sản phâm như sách, đồ chơi, đĩa nhac, sản pham dién tu, phan mềm va các sản

phâm gia đình

1.3.3 Loại hình thương mại điện tử C2C (Customer to Customer)

Loại hình thương mại điện tử khách hàng tới khách hàng C2C đơn giản là

thương mại giữa các cá nhân và người tiêu dùng.

Loại hình thương mại điện tử này được phân loại bởi sự tăng trưởng của thị

trường điện tử và dau giá trên mang, đặc biệt với các ngành theo trục dọc nơi các công

ty / doanh nghiệp có thể đấu thầu cho những cái họ muốn từ các nhà cung cấp khác

nhau Có lẽ đây là tiềm năng lớn nhất cho việc phát triển các thị trường mới

Loại hình thương mại điện tử này tới theo ba dạng:

e Đấu giá trên một trang web xác định

e Hệ thống hai đầu P2P, Forum, IRC, các phần mềm nói chuyện qua mạngnhư Yahoo, Skype,Window Messenger,AOL

e Quảng cáo phân loại tại một công (rao vặt) Tại các trang web của nước ngoài chúng ta có thể nhận ra ngay Ebay là website đứng đầu danh sách các website theo loại hình thương mại điện tử C2C trên thế giới đây la một tượng đài về kinh doanh theo hình thức đấu giá mà các doanh nghiệp Việt Nam nào cũng muôn "trở thành".

10

Trang 19

1.3.4 Loại hình thương mai điện tử B2G ( Business To Government)

B2G (Business to Government): Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp vàchính phủ được hiểu chung là thương mại giữa các doanh nghiệp và khối hành chính

công Nó bao hàm việc sử dụng Internet cho mua bán công thủ tục cấp phép và các

hoạt động có liên quan tới chính phủ Hình thái này của thương mại có hai đặc tính:

thứ nhất, khu vực hành chính công có vai trò dẫn đầu trong việc thiết lập thương mạiđiện tử: thứ hai, người ta cho rằng khu vực này có nhu cầu lớn nhất trong việc biến các

hệ thống mua bán trở nên hiệu quả hơn

Các chính sách mua bán trên mạng giúp tăng cường tính minh bạch của quá trình mua hàng Tuy nhiên, hiện nay kích cỡ của thị trường Thương mại điện tử B2Gnhư là một thành tố của tổng thương mại điện tử thì không đáng kể, khi mà hệ thốngmua bán của chính phủ còn chưa phát triển

1.4 Vai trò thương mại điện tử đối với doanh nghiệp

TMĐT không chỉ là sợi dây kết nối các chủ thế trong quá trình giao dịch

thương mại trực tuyến mà nó còn đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với cácdoanh nghiệp tổ chức trong việc thúc day các doanh nghiệp phát triển Chính nhờ sự

tiến bộ không ngừng vượt bậc thì TMDT đang ngày càng tac động va chiếm một vị trí

không hề nhỏ trong quá trình tiến tới thương mại toàn cầu hóa của các doanh nghiệp từ

nhỏ tới các tập đoàn, tổ chức lớn TMĐT sẽ hỗ trợ rất lớn cho những doanh nghiệp nàytrong việc tiến gần hơn với người tiêu dùng và mở rộng cơ hội ra quốc tế Chúng ta có

thé dé dạng nhận thấy những vai trò của TMĐT dang đóng góp cho các doanh nghiệp

ở dưới đây:

1.4.1 Thu thập được nhiều thông tin

Thông qua hệ thống TMĐT người ta có thé thu thập và phân tích dựa trên các

dữ liệu về thị trường, đối tác, hành vi khách hàng từ đó đưa ra các chiên lược để giảm

thiểu chi phí tiếp thị quảng cáo, giao dich, xây dựng hệ thống thông tin về khách hàngtiềm nang, rút ngắn thời gian nghiên cứu thị trường và đưa ra thị trường mục tiêu đồng

thời củng cô quan hệ với các đôi tác

II

Trang 20

Thương mại điện tử cho phép người bán hàng có thể thu thập hành vi mua hang

của khách hàng dựa trên các thông tin trên trang web hoặc ứng dụng của họ Từ đó họ

có thé dé dang phân tích dé đưa ra các sản phẩm các chuyên mục phù hợp hơn vớikhách hàng để tăng tỉ lệ giá trị đơn đặt hàng và giảm thiểu thời gian đặt hàng chongười tiêu dùng.

Từ đó các doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược về kinh doanh, sản xuất phù hợp với tình hình kinh tế trong và ngoài nước đồng thời phù hợp với tình hình tài chính công ty hiện tại.

1.4.2 Giảm chi phí bán hàng, tiếp thị và giao dịch TMĐT giúp các doanh nghiệp có thể cắt giảm một khoản không nhỏ chỉ phí

bán hàng và chi phí tiếp thị Tan dụng phương tiện mạng Internet, nhà cung cấp có thétiếp cận và giao dịch với rất nhiều đối tác, khách hàng mà không cần tốn quá nhiều chỉ

phí quảng cáo, chi phí tìm kiếm khách hàng tiềm năng, thời gian tiép xúc thu thập thông tin khách hang, chi phí giao dich và chuyển giao hàng hóa

Người bán hàng không cần phải tốn nhiều chi phi để mở nhiều cửa hàng mới cóthể bán hàng mà họ có thể bán hàng trực tuyến ngay trên các trang thương mại điện tử,

thậm chí các khoản chi phí bán hàng và marketing được thu gọn một cách đáng kế

thay vào đó TMĐT là một kênh quảng cáo hữu hiệu và kinh tế nhất cho các doanh nghiệp Thông qua các trang TMĐT, hình ảnh của doanh nghiệp có thể đến gần hơn

với khách hàng.

Chính nhờ các khoản chi phí được cắt giảm tối đa vì thê lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ tăng dan lên

1.4.3 Xây dựng quan hệ với đối tác

TMDT là nơi kết nối và củng cố các mối quan hệ giữa các bên tham gia: Nhàcung cấp — Nhà phân phối — Nhà trung gian - Khách hàng — Nhà vận chuyền các bên

có thể theo dõi và liên lạc, giao dịch trực tiêp vơi nhau, việc này sẽ rút ngắn khoảng

cách về mặt địa lý và tiêt kiệm thời gian nhờ đó việc điều hành, quản lý và hợp tác

giữa các bên đều được vận hành một cách trơn tru, nhanh chóng Không chỉ thiết lập

mối quan hệ chặt chế hơn với các ban hàng cũ, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm và

12

Trang 21

liên kêt với các bạn hàng mới trên phạm vi rộng toàn quốc và thế giới giúp cho họ có

nhiều sự lựa chọn về đối tác hơn

1.4.4 Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế trí thức

Lĩnh vực TMĐT đang ngày được khai thác và mở rộng quy mô giúp kích thích

phát triển của ngành công nghệ thông tin là nền tảng để kinh tê tri thức tién bộ hơn Nó

đóng vai trò rất lớn đối nhất là với những nước đang phát trién: giúp các đất nước nàynhanh chóng được tiêp cận với nguồn kinh thế tri thức tiên tiến giúp họ có thể hòa

nhịp vào lĩnh vực TMĐT thế giới mạnh mẽ hơn Không chỉ giúp các nước đang phát

triên đưa ra nhiều hơn các chiên lược công nghệ và nâng cấp cơ sở hạ tầng của mìnhphù hợp với ngành TMDT mà nó còn là một khía cạnh tích cực với các nước công nghiệp hóa.

1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại điện tử của

doanh nghiệp

Sự phát triển kinh doanh TMĐT của các doanh nghiệp không thé chi cần sự nỗ lực, cố

găng vận hành của họ là có thể thành công mà nó cũng sẽ bị chỉ phối bởi các yếu tốbên ngoài rất nhiều Các doanh nghiệp nên tìm hiểu kĩ càng và áp dụng linh hoạtnhững yếu tố này cho phù hợp với năng luc, đặc tính của công ty minh:

1.5.1 Cơ sở pháp lý và chính sách Chính nhờ sự tăng trưởng và phát triển một cách chóng mặt của lĩnh vực Thương

mại điện tử đã dẫn tới nảy sinh các cách thức và hình thức kinh doanh mới Tuy nhiên dé

kiểm soát nghiêm ngặt các hoạt động, các nguy cơ, rủi ro phải đối mặt trong quá trìnhgiao dịch cần phải có hệ thống cơ sở pháp lý chặt chẽ

Dé thúc day TMĐT mở rộng quy mô hon thì Nha nước đóng vai trò vô cùng to

lớn thé hiện rõ nhất trên hai lĩnh vực: cung ứng các dịch vụ điện tử và thiết lập một hệ

thống pháp luật đầy đủ, chặt chẽ, thống nhất Nếu như không có một nền tảng cơ sởpháp lý vững chắc thì các mối quan hệ và hoạt động trong thương mại điện tử giữa

người tiêu dùng và doanh nghiệp, các tổ chức sẽ gặp nhiều trắc trở, lúng túng tỏng việc giải quyết các vấn đề nảy sinh, không chỉ thế mà các cơ quan, ban ngành Nhà

nước cũng sẽ khó khăn trong việc kiểm soát thương mại điện tử

Môi trường chính trị luật pháp có tác động đến dịch vụ cung cấp sàn giao dịch

thương mại điện tử như:

13

Trang 22

- Nhà nước đã ban hành nhiều luật, pháp lệnh và nghị định như: Hiến pháp luật

dan sự Luật công ty, luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật thương mai, luật thuê, luật haiquan luật công nghệ thông tin, pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng, pháp lệnh quảng cáo Tất cả các sàn giao dịch thương mại điện tử đều phải đăng ký với Bộ công thương nênchịu sự kiểm soát bởi các quy định của Bộ

- Hệ thống các công cụ chính sách như: chính sách tài chính, chính sách tiền tệ

chính sách thu nhập, chính sách khoa học công nghệ và ảnh hưởng từ các cơ chế điều

chinh từ Chính phủ quyết định trực tiếp tới hiệu lực của luật pháp và các chính sách kinh tế.

Dé thương mại điện tử phát triển, trước hết cần có một hệ thống pháp luật và chính

sách vững vàng tạo môi trường thuận lợi cho các giao dịch thương mại điện tử Điều này

sẽ khuyến khích các doanh nghiệp, cơ quan và tổ chức tham gia vào thương mại điện tử,tạo lòng tin và bảo vệ người tiêu dùng.

Hiện nay việc xây dựng cơ sở pháp lý cho thương mại điện tử đang rất được quan

tâm ở cả phạm vi quốc tế và quốc gia Về luật pháp các cơ quan nhà nước đã tích cực xâydung, hoàn chỉnh và bồ sung các quy định pháp luật liên quan đến thương mại điện tử

Nhà nước ban hành rất nhiều luật chỉ tiết cùng nghị định và thông tư hướng dẫn.

Tháng 12/2005 Việt Nam đã ban hành Luật giao dịch điện tử (có hiệu lực từ

01/03/2006), nghị định số 57/2006/NĐ-CP về Thương mại điện tử, nghi định số

26/2007/NĐ-CP quy định chỉ tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký

số, thông tư số 09/2008/TT-BCT hướng dan nghị định thương mại điện tử về cung cấp thong tin

và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử.

1.5.2 Bối cảnh kinh tế

Có sức mua thì mới có thị trường Tổng sức mua phụ thuộc vào sự tăng trưởng

kinh tế, tạo ra công ăn việc làm, tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế của các lĩnh vực khácnhau, tình hình lạm phát, tình hình tiết kiệm, sự thay đổi kết cấu tiêu dùng cũng như sự

phân bồ sức mua ở các vùng khác nhau

Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến sức mua và kết cấu tiêu

ding, có thé kể ra các yếu tố kinh tế vĩ mô bao gồm: xu hướng của GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ

lệ thất nghiệp Thu nhập thực tế và sự pân hóa thu nhập ở các tầng lớp dân cư và vùng địa

lý mức độ tiết kiệm sự thay đổi trong cơ cấu chỉ tiêu

14

Trang 23

1.5.3 Yếu tô nguồn nhân lựcNguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của doanhnghiệp con người cung cấp dữ liệu đầu vào dé hoạch định mục tiêu phân tích bối cảnhmôi trường lựa chọn thực hiện và kiểm tra các chiên lược của doanh nghiệp Không thểđem lại hiệu quả nếu không có những con người làm việc có hiệu quả So với nhiều hoạtđộng kinh tế thì thương mại điện tử còn rất non trẻ Thương mại điện tử chỉ mới hìnhthành trong 20 năm trở lại đây Chính vì lẽ đó mà xây dựng và phát triển nguồn nhân lựccho thương mại điện tử là rất cần thiết Nguồn nhân lực này đòi hỏi không chỉ nắm vữngkiến thức về kinh tế mà còn cần phải nắm vững kiến thức về công nghệ thông tin.

Nguồn nhân nhân đáp ứng cho lĩnh vực TMĐT này đòi hỏi nam nắm vững kiếnthức về kinh tế như kinh doanh trực tuyến thương mại mà còn cần phải chắc chắn cả

mảng công nghệ thông tin, thường xuyên cập nhật các thông tin công nghệ mới, dé có thé vận dụng một cách thuần thục khi thực hiện các giao dịch điện tử.

Tuy nhiên TMDT đang là một lĩnh vực mới và đang được mở rộng quy mô và phattriển vì thê vấn đề nguồn nhân lực hạn chế và thiếu kinh nghiệm đang là bài toán cần

được giải quyết và cần sự góp sức và hợp tác của các bên tham gia

Điều này đồng nghĩa với việc phải có chính sách về tuyên truyền và đào tạo nhân

lực cho thương mại điện tử, phổ biến kiến thức chung cho mọi người dân về việc sử dụng

cũng như vận hành các phần mềm thương mại điện tử Ngoài ra, trong hoạt động thương

mại điện tử là toàn cầu, và chỉ có duy nhất một giá cho một loại sản phẩm ở tất cả các thị

trường khác nhau, do vậy là con người là nhân tố quyết định tạo sự khác biệt giữa các:doanh nghiệp.

1.5.4 Hạ tầng cơ sở kỹ thuật- công nghệ

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thế giới đang góp phần rất lớn vào sựthay đổi hành vi khách hàng trên diện rộng Chính nhờ sự tiến bộ một cách vượt bậc của

công nghệ đã tác động không nhỏ vào suy nghĩ và quan điểm về mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Hệ thống công nghệ thông tin thông minh cho phép người mua có thé theo dõi tình trạng đơn hàng của mình được sát sao hơn và có thé lựa chọn, tương tác với

các bên cung cấp một cách linh hoạt, đa đạng hơn

Tiên bộ kỹ thuật và sự mở rộng của Internet góp phân to lớn vào việc phát triên các

15

Trang 24

sàn giao dịch thương mại điện tử tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường nên các doanhnghiệp déu dau tư phát triển rất mạnh hệ thống cơ sở vật chat ha tang cho kết nối internet.

Từ đó người tiêu dùng sẽ dễ dàng điều chỉnh được hành vi mua sắm của mìnhthông qua các công cụ so sánh gia, sản phẩm thay thé hay tìm địa chỉ cung cấp gần nhất

rẻ nhất Cùng lúc đó, các nhà cung cấp bán lẻ có thể nhanh chóng tìm được khách hàngtiềm năng đề lập ra cho mình tập khách hàng xác định phù hợp với công ty

Các yếu tố trong hạ tang công nghệ thông tin và truyền thông bao gồm:

e Ngành công nghiệp thiết bi ICT (máy tính thiết bị mạng ) đây là cá yếu tốthuộc về phần cứng trong đầu tư

e Ngành công nghiệp phan mềm

e Ngành viễnthông

e Internet và các dịch vụ gia tăng dựa trên nên internet

e Bao mật, an toàn và an ninh mạng.

e Cho phép người dân và các tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng dịch vụ viễn thông cơ bản và internet giá rẻ Ngoài ra, mọi doanh nghiệp, cộng đồng và công dân déu được kết nôi và tiép cận tới cơ sở hạ tang bang rộng.

16

Trang 25

CHƯƠNG 2

THUC TRẠNG PHÁT TRIEN KINH DOANH THUONG MẠI ĐIỆN TỬ

TẠI CÔNG TY CO PHAN DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN FPT (FPT ONLINE)

2.1 Tổng quan về cạnh tranh trong lĩnh vực Thương mại điện tử

Cùng với sự phát triên của công nghệ kinh doanh và mua săm trên môi trường

trực tuyến đang trở thành một phần tất yếu của đời sống xã hội Tại Việt Nam, các xu

hướng kinh doanh qua mạng xã hội, qua ứng dụng di động các mô hình bán lẻ đa kênhđang dần chiếm ưu thế trong thương mại điện tử Thị trường thương mại điện tử, đượcđánh giá là thị trường day tiềm nang, có sức cạnh tranh lớn và sẽ có những bước phát

triên nhanh chóng trong giai đoạn 5 năm tới

2.1.1 Tổng quan lĩnh vực T hương mại điện tử

Theo thống kê của eMarketer — Công ty Nghiên cứu thị trường của Hoa Kỳ

công bố vào tháng 8/2016, doanh thu TMĐT B2C toàn cầu năm 2016 ước đạt 1.915 tỷ

USD với mức tăng trưởng 23.7% so với năm 2015 Dự báo đến năm 2020 doanh thu

TMĐT B2C toàn cầu ước đạt 4.058 tỷ USD

1.915 1.548

2015 2016

Hình 2.1: Dự báo doanh thu TMĐT toàn cầu đến năm 2020

(Nguôn: eMarketer com)

Cũng theo dự báo của eMarketer, tỷ lệ doanh thu đến từ TMĐT so với doanh

thu bán lẻ toàn cầu năm 2016 đạt 8.7%, dự báo đến năm 2020 tốc độ tăng trưởng sẽtăng nhanh, chiếm đến 14.6% tổng doanh thu bán lẻ toàn cầu

= "

| 5b

-| TT THONG TIN THU _ án ginng

“eT TAN AN! T11 i h ynoe vty

" 17

Trang 26

Hình 2.1 Dự báo tỷ lệ doanh thu TMĐT với doanh thu bán lẻ toàn cầu đến n m 2020

Doanh số thu từ TMĐT B2C (tỷ USD) —— Tốc độ tăng trưởng

Hình 2.2: Thống kê doanh số thu từ TMĐT B2C Việt Nam từ 2014-2016

(Nguồn: VECOM 2016)

Và cũng theo ước tính của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, tốc

độ tăng trưởng của thương mại điện tử năm 2017 đạt trên 25% và tốc độ này

18

Trang 27

có thé được duy trì trong ba năm tiếp theo 2018-2020.

Có 4 tiêu chí cơ bản khi đánh giá về hoạt động TMĐT ở Việt Nam

- Về hình thức: giao dịch thương mại điện tử là hoàn toàn qua mạng 50% doanhnghiệp có trang thông tin điện tử, 80% doanh nghiệp thực hiện đặt hàng hoặc nhận đơn

đặt hàng thông qua các ứng dụng thương mại điện tử, 100% các siêu thịm trung tâm

mua săm và cơ sở phân phối hiện đại có chấp nhận thẻ thanh toán POS cho phép người

dùng không dùng tiền mặt khi đi mua hàng 70% đơn vị cung cấp các dịch vụ viễn

thông truyền thông cho phép chấp nhận hóa đơn thanh toán không dùng tiền mặt 50%

cá nhân hộ gia đình ở các thành phó lớn sử dụng phương tiện thanh toán không tiền

mặt trong mua sắm tiêu dùng

- Phạm vi hoạt động: trên thị trường trong thương mại điện tử là thị trường phibiên giới Điều này thể hiện ở chỗ mọi người ở mọi nơi trên đất nước không phải dichuyền tới bất kì địa điểm nào mà vẫn có thể tham gia vào cũng một giao dịch bằng cáchtruy cập vào các website thương mại hoặc vào các trang mạng xã hội.

- Chủ thé tham gia: Trong hoạt động thương mại điện tử phải có tối thiểu ba chủthể tham gia Đó là các bên tham gia giao dịch và không thể thiếu được tham gia của

bên thứ ba đó là các cơ quan cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực, đây là

những người tạo môi trường cho các giao dịch thương mại điện tử Nhà cung cấp dịch

vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các

bên tham gia giao dịch Thương mại điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy củacác thông tin trong giao dịch Thương mại điện tử.

- Thời gian không giới hạn: Các bên tham gia vào hoạt động thương mại điện tử đều có

thể tiễn hành các giao dịch suốt 24 giờ 7 ngày trong vòng 365 ngày liên tục ở bat cứ nơi nào có

mạng viễn thông và có các phương tiện điện tử kết nối với các mạng này, đây là các phương

tiện có khả năng tự động hóa cao giúp đây nhanh quá trình giao dich

2.1.2 Thực trạng cạnh tranh trong ngành TMĐT Việt Nam

Theo nhận định của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam VECOM trong Lễ

công bô chỉ sô TMĐT Việt Nam năm 2018, đôi với lĩnh vực bán lẻ trực tuyên

B2C, thông tin từ hàng nghìn website TMĐT cho thây tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 tăng 35% Đối với lĩnh vực chuyển phát, khảo sát một số doanh nghiệp chuyên phát hàng đâu thì mức tăng trưởng là từ 62% năm 2016 lên đên 200% trong năm 2017 Đôi với lĩnh vực thanh toán, theo thông tin từ CTCP Thanh toán quôc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2017 tăng trưởng sô lượng giao dịch trực

19

Trang 28

tuyến thẻ nội địa tăng khoảng 50% so với 2016 trong khi giá trị giao dịch tăngtrưởng tới 75%.

2.1.2.1 Quy mô thị trườn Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng với gần 93 triệu dân và cấu trúc dân số

trẻ Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ồn định làm tăng thu nhập khả dụng của người

A

dan.

Nếu như toàn cầu sé có 4 tỷ người kết nói internet đến năm 2020 thì tại ViệtNam năm 2017 vừa qua đã có gần 53.9 triệu người sử dụng internet Ước tính con sốnày sẽ tăng lên đến 59.5 triệu người vào năm 2022 tức chiếm gần 60% dân số Nhờ sựtrải rộng của Internet băng thông rộng và các dịch vụ công nghệ thương mại điện tửViệt Nam dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng thần kỳ vào năm 2018

Hình 2.3: Quy mô thị trường TMĐT Việt Nam

(Nguôn: Chỉ số thương mại VECOM 201)

Bên cạnh đó, công nghệ thanh toán không dùng tiền mặt cũng tác động không

nhỏ đến sự chuyển mình này Dự bao, 30% doanh thu bán lẻ toàn cầu đến năm 2020

sẽ được thực hiện qua các ứng dung, phần mềm trên máy tinh và các thiết bị di động.

20

Trang 29

Đến năm 2025, nền kinh tế chia sẻ toàn cầu sẽ có trị giá 300 ty USD Con số này ở

Việt Nam hiện tuy còn khiêm tốn nhưng xu hướng người tiêu dùng dịch chuyển dần sang hình thức thanh toán trực tuyến không dùng tiền mặt đang xuất hiện ngày một

nhiều hơn Hiện nay 1/3 số người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trên mạng đã thực

hiện thanh toán chuyển khoản Theo báo cáo tình hình phát triển công nghiệp

-thương mại năm 2016 của Bộ Công Thương, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu

dich vụ tiêu dùng năm 2016 ước đạt 3,53 triệu tỷ đồng.

Bảng 2.1: Thống kê tình hình mua sắm trực tuyến tại Việt Nam từ 2014 — 2016

Ước tính tỉ lệ người dùng Internet tham gia 62%

mua sam trực tuyên

Ước tính giá trị mua sắm trực tuyến của một

(Nguôn: VECOM 2016)

người ( USD

2.1.2.2 Nhu câu thị trường

Khảo sát của Nielsen Việt Nam cũng cho thấy đang có hơn 55% người tiêu dùng

Việt thừa nhận san sàng dùng kết nối mạng để mua sắm nhanh hơn và thuận tiện hơn;

35.8 triệu người đã kết nối vào mạng xã hội với thời gian vào mạng trung bình 24.7

giờ/tuần Không chỉ có thế, đến năm 2025 sẽ có 49% dân số sóng ở các đô thị: tỷ lệ hộ

gia đình có thu nhập cao cũng tăng từ 17% năm 2015 lên gần 25% Số người tiêu dùng

sành kỹ thuật số sẽ đóng góp phân nửa chỉ tiêu của tất cả người tiêu dùng trong nước.Những dữ kiện này chính là tiềm năng vô cùng to lớn cho thương mại điện tử

Thời gian vào mạng

trung bình 1 tuần

24.7 Giờ

(cao THỨ 3 TRONG CÁC QUỐC

GIA ĐÔNG NAM A)

Nguồn: Nielsen Vietnam Omni- Shopper Trend Report v7

Hình 2.4: Thống kê về kết nối mang của người dùng Việt Nam

(Nguôn: Nielsen Ecommerce 2018)

2 7 TDIEII

TREN FACEBOOK

21

Trang 30

Cũng theo như báo cáo nghiên cứu cua Nielsen được công bó trong Diễn đàn

chi so thương mai điện tử 2018 về hành vi mua săm trực tuyến tương Ứng với các

nhóm nhân khẩu học như: Giới tính, Độ tuổi, Tình trạng hôn nhân Nghề nghiệp, và

Thu nhập Những nhóm đối tượng sẵn sàng chỉ tiêu mua sắm trực tuyến chủ yếu thiên

về (từ 20-29 tuôi) độc than, nhân viên văn phòng và những người có thu nhập cao

Hình 2.5: Thống kê hành vi mua sắm trực tuyến ứng với nhân khẩu học

(Nguôn Nielsen Connect Commerce 2016)

Theo khảo sát của Asia Plus tháng 10/2017, tần suất mua sắm trực tuyến ở Việt

Nam chi dat 63%, có nghĩa còn 36% chưa bao giờ/hoặc ít khi mua sam trực tuyến Chỉ

có 17% là những người mua sắm thường xuyên Trong đó nữ giới, độ tuổi từ 23-39, và

có thu nhập khá trở lên là những đôi tượng có tân suât mua săm trực tuyên cao nhât.

| Femate 18-22 2329 | 30-39 HHI!Rich HHI Middle HHI Low `

.®Never / Rarely 29% | 41% | 33% | 33% | 25% 33% | 46% ˆ

mOnce - A few times/month 27% | 31% 23% | 28%- 29% | 30% 29% 22%

= Weekly and more 17% | "49% | 14% | 18% | 20% | 30% 15% | 13%

Hình 2.6: Thống kê tần suất mua sắm trực tuyến ở Việt Nam

(Nguôn: Báo cáo Vietnam EC Market 2017 của Asia Plus)

22

Trang 31

Theo báo cáo chỉ số TMĐT 2018 của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam

(VECOM) thì loại hàng hóa, dịch vụ được mua trực tuyến nhiều nhất là thời trang

chiếm tỷ lệ 73% trong số người tham gia khảo sát lựa chọn Đồ công nghệ và điện tử

chiếm 36% mỹ phẩm và thực phẩm cùng chiếm 33% mặt hàng được người khảo sát

mua sam trực tuyến chọn Tỉ trọng lần lượt của từng ngành hàng là thời trang 43%, đồ

điện tử 15% mỹ phẩm 10% và thực phẩm 9% trong tông số các ngành hàng đang giao

dịch trực tuyến hiện tại

Supple

Food : Consu SPA/.

Fashio ties Cosmet and oie spplan Ticketin mer Sport ‘Sh me Beauty Music / Flower/

phones ics mee alice 1 coe g emis goods nal ee piants

foods

‘mmm Ever bought 2017 73% 36% | 33% | 33% | 28% | 29% | 22% | 15% | 22% | 15% | 9% | 3% | 4%

—Buy most 2017 43% 15% | 10% | 9% | 8% | 5% | 3% | 2% | 2% | 1% | 0% | 0% | 0%

Hình 2.7: Thống kê ngành hang mua sắm phố biến ở Việt Nam

(Nguôn: Báo cáo Vietnam EC Market 2017 Asia Plus)

2.1.3 Các đối thi lớn trong TMĐT trên Thế Giới

Với sự cạnh tranh mạnh mẽ của 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới hiện nay làTrung Quốc và Mỹ, đối với thị trường TMĐT cũng là sự xuất hiện của 2 ông lớn lâu

đời và nhiều kinh nghiệm này

2.1.3.1 AlibabaAlibaba là công ty thương mai trực tuyến lớn nhất của Trung Quốc Theo một

số phương pháp định giá, Alibaba còn được xếp vào dạng công ty thương mại trực

tuyến lớn nhất thế giới Là một công ty thương mại điện tử nhưng Alibaba không sở

hữu bất kỳ hàng hóa nào cả Họ tạo ra môi trường kinh doanh cho các doanh

nghiệp: Các doanh nghiệp thuê các gian hàng trên website dé bán sản phẩm Doanh

thu chủ yếu của Alibaba đến từ quảng cáo, bán dịch vụ thanh toán Công ty sở hữu

3 trang thương mại điện tử chính — Taobao, Tmall va Alibaba.com, với hàng triệu

ĐÁ

Trang 32

người dùng phục vụ hàng triệu nhà buôn và các doanh nghiệp Alibaba xử lý các

giao dịch thương mại trực tuyến lớn hơn bất kỳ một công ty cùng ngành đạt được

Về thương mại điện tử, Alibaba là điểm đến mua sắm trực tuyến phô biến

nhất ở Trung Quốc, một thị trường có nền thương mại điện tử tăng trưởng nhanh

nhất thế giới.Đến nay, trải qua 15 năm phát triển liên tục và bền vững, Alibaba.com

vẫn là người không lồ chưa có đối thủ trên sàn đấu quốc tế trong mô hình thương

mại điện tử B2B.

Đầu năm 2014 Alibaba làm rúng động phố Wall Mỹ với vụ IPO lớn nhất từ

trước tới nay trên sàn chứng khoán NewYork với 25 tỷ USD vốn thu về lớn hon cả

Facebook, Google Sự phát triển của Alibaba đã giúp cho doanh thu từ thương mại

điện tử của châu Á vượt qua Châu Âu

2.1.3.2 Amazon va Ebay Ebay hoạt động theo mô hình C2C, là một san đấu giá trực tuyến Ebay thu hút

hàng trăm triệu người dùng từ Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Pháp, Đức,Italia Trung Quốc eBay đứng đầu thế giới trong lĩnh vực đấu giá qua mạng với lọinhuận đạt 778 triệu và khối lượng giao dịch đạt 34 tỉ trong năm 2010 eBay lọt vào top

10 thương hiệu bán lẻ giá trị nhất thế giới năm 2012.( thứ 9, đạt mức 10.9 ti $$ Danh

thu chủ yếu của Ebay đến từ hoa hồng trong các giao dịch của khách hàng, phí quảng

cáo phí thanh toán khi thực hiện thanh toán qua cổng thanh toán Paypal.

Amazon hoạt động theo mô hình B2C, hình thức một cửa hàng trực tuyến,

bán các hàng hóa của họ tới khách hàng Khác với Ebay và Alibaba, Amazon có các

kho hàng khổng lồ, các mặt hàng được trưng bày trên mạng dé khách hang lựa

chọn Được thành lập vào năm 1995, khởi đầu là một site bán sách, Amazon luôn

dẫn đầu trong thế giới thương mại điện tử, là một hãng bán lẻ hàng đầu với hàng

trăm triệu khách hàng trên hơn 200 quốc gia trên thế giới Doanh thu thương mại

của Amazon năm 2013 đứng đầu bảng xếp hạng tại Mỹ

Ngoài các hoạt động trong ngành thương mại điện tử cả Amazon, Alibaba, Ebay còn

hoạt động va gặt hái được thành công trong các lĩnh vực khác như: Web services,xây dựng công thanh toán điện tử, ngành sản xuất điện thoại di động, máy tính bảng,

24

Trang 33

phát triển các công ty công nghệ thông tin, các công ty giải pháp thương mại điện

tử tài chính, ngân hàng

2.1.4 Các đối thủ lớn trong TMĐT tại Việt Nam

Thương mại điện tử Việt Nam giờ là sân chơi của các đại gia trong và ngoài

nước Theo mô hình C2C (Customer — Customer) hiện có Sen Đỏ, Shopee, Chợ Tốt,

Én bạc Vật Giá Theo mô hình B2C (Business — Customer) hiện có Lazada, Tiki, A

đây rồi Lotte Vuivui ngoài ra các ông lớn trong ngành bán lẻ như Lotte, Aeon

Mall hay ông lớn vận chuyển như Viettel, VNPost đã tham giarc vào thi trường đầy

tiềm năng này

Hình 2.8: Xếp hạng sàn TMĐT tại Việt Nam tính theo lượt truy cập

(Nguon: iPrice Vietnam Q3/2017)

Tổng quan về các ông lớn trong ngành Thương mại điện tử tại Việt Nam:

2.1.4.1 Lazada

Việt Nam là một phần của Lazada Group — tập đoàn thương mại điện tử

đa quốc gia và hiện đang có chi nhánh tai Indonesia, Philippin, Singapore, Thái Lan

và Malaysia, cung cấp sản phâm trên nhiều ngành hàng khác nhau như nội thất, điệnthoại máy tính bang, thời trang và phụ kiện, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, đồchơi và đồ dùng thẻ thao

Mô hình kinh doanh: Hướng đi của Lazada là mô hình market place — là trung

KH)

Trang 34

gian trong quy trình mua bán online Có thê hiểu đơn giản Marketplace như ngôi chợ.

ở đó có hàng do Lazada Việt Nam nhập về ban va có cả hàng do doanh nghiệp khácbán Tỉ lệ này hiện nay được Lazada Việt Nam duy trì ở mức 40% nội bộ 60% là của

các doanh nghiệp Với mô hình Marketplace, các trang thương mại điện tử có thể mở

rộng ngành hàng trong thời gian ngắn mà không cần nhiều vốn, từ đó tăng tong giá trịcác hàng hóa được đặt qua trang đó.

2.1.4.2 Tiki

Trang thương mại điện tử Tiki.vn được thành lập từ thang 3/2010 với mặt hang

phân phối ban đầu chủ yếu là sách Cho đến nay, Tiki.vn đã có tới hơn 10 ngành hàngkhác nhau Tiki từng được bình chọn là website thương mại điện tử được yêu thíchnhất năm 2015

Mô hình kinh doanh: trước đây, Tiki theo đuôi mô hình bán hàng B2C, bán hang

trực tiếp từ nhà cung cấp tới khách hàng Nhưng hiện nay, công ty đã theo đuôi theo môhình Marketplace Tiki đang bán nhiều mặt hàng do chính công ty phân phối Tính đến

nay, Tiki.vn đã có tới hơn 300 ngàn mặt hang bay bán khác nhau.

2.1.4.3 ShopeeShopee là công ty con của SEA (Garena) - nhà cung cấp nền tảng Internet hàngđầu tại Singapore Shopee là sàn thương mại điện tử lớn nhất tại khu vực Đông Nam

Á và Đài Loan Gia nhập Việt Nam vào tháng 8/2016, là ứng dụng mua sắm trực tiếptrên điện thoại thông minh (smartphone).

Mô hình kinh doanh: Shopee phát triển dựa trên mô hình C2C (khách hàng vớikhách hang), chỉ xây một hệ thống công nghệ dé kết nối bên bán, bên mua, bên giaohàng, thanh toán Cách này tiết kiệm hơn nhiều nếu theo B2C (doanh nghiệp với

khách hàng), tức doanh nghiệp nhập hàng sỉ về bán lẻ, vì phải tốn chi phí kho bãi,

quản lý, mua hàng

2.1.4.4 Sendo

Sen Đỏ là chợ trực tuyến của Tập đoàn FPT Xuất thân là một dự án Thương mại

Điện tử do Công ty CP Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online) phát triển, Sendo.vn ra mắtngười tiêu dùng vào tháng 9/2012 Ngày 13/5/2014, Công ty CP Công nghệ Sen Đỏ được thành lập trực thuộc Tập đoàn FPT, là đơn vi chủ quản Sendo.vn.

Mô hình kinh doanh: Sendo.vn hiện đang vận hành theo mô hình marketplace

26

Trang 35

C2C - kết nối người mua và người bán trên toàn quốc Sen Đỏ đang phục vụ hơn80.000 shop với trên 5 triệu sản phẩm từ 21 ngành hàng khác nhau.

2.1.4.3 Vingroup Thang 08/2015 Vingroup ra mắt website Adayroi.com (A Đây Rồi) sau hai

năm thai nghén Thuộc hệ sinh thái Vingroup Adayroi có thuận lợi cơ bản về uy tín

vững vàng nguồn lực tài chính, kinh nghiệm quản lý chuyên nghiệp và tập kháchhàng đông đảo từ các sản phẩm và dịch vụ đã có uy tín của Tập Đoàn như Vinhomes

Vinpearl Vinmart Vinmec, Vinschool, Vinpro Trang đang cung cấp hơn 200.000

sản phẩm thuộc 10 ngành hang, từ những ngành phổ biến như Thời trang Điện tử.Nhà cửa đời sống đến những ngành hàng mới lạ đối với người tiêu dùng trên online

như Dịch vụ ngoài ra còn tích hợp với Vinmart ở đồ thực phâm như hoa quả tươi và

rau sạch.

Mô hình kinh doanh: Adayroi khác với Lazada, Sendo hay Chotot, họ là

B2B2C Tham vọng của Adayroi sẽ là kiểu Alibaba của Việt Nam, một hình thức cho

các nhà phân phối tiếp cận tới khách hàng trực tiếp Adayroi cũng khác, khi họ không

cần kho tông chứa hàng và tự xây mảng logistic mà không cần qua đơn vị vận chuyên

trung gian.

2.1.4.4 Lotte Mart

Tap đoàn LOTTE được thành lập 1948 tai Nhật Ban, là tap đoàn bánh kẹo số 1

tại Nhật Bản và Hàn Quốc Không chỉ thành công với lĩnh vực công nghiệp bánh kẹo,

tập đoàn LOTTE con mở rộng kinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác như : thương mại,

bán lẻ, bất động sản, hóa phẩm du lịch

Ngày nay, LOTTE đã xây dựng được hệ thống thương hiệu toàn cầu mạnh mẽ với hơn 50 nhóm công ty, có mặt trên 70 quốc gia, với tổng số nhân viên trên 3.000 người Ngày 24/10, Lotte chính thức công bố trang mua sắm online với tuyên bố sẽ

giành 20% thị phần thương mại điện tử Việt

2.2 Giới thiệu FPT Online

Công ty Cổ Phần Dịch vụ trực tuyến FPT (tên viết tat: FPT Online, mã san

chứng khoán UPCOM: FOC) chuyên cung cấp các sản phẩm quảng cáo trực tuyến,

game online thương mại điện tử, âm nhạc trực tuyên, mạng xã hội và dịch vụ sms Bên

a

Trang 36

cạnh đó công ty còn tham gia vào thị trường quảng cáo trực tuyến từ năm 2000 với sản

phẩm chính là báo điện tử VnExpress.net Với kinh nghiệm 11 năm làm việc FPTOnline hiện là đơn vị quảng cáo trực tuyến số 1 tại Việt Nam, chiếm khoảng gần 50%thị trường quảng cáo trực tuyến Ngoài hình thức banner logo theo kiểu truyền thống.công ty đã triển khai cung cấp các hình thức quảng cáo cao cấp như rich media (các

quảng cáo mang tính đa phương tiện và tương tác) các giải pháp digital marketing toàn

diện (kết hợp phương tiện kỹ thuật số như: điện thoại di động .)

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Cổ Phan Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online) chính thức thành lập ngày01/07/2007 FPT Online ra đời đánh dấu sự khởi đầu của một hướng kinh doanh tuykhông mới nhưng day hứa hẹn trong xu thế công nghệ số toàn cầu của Tập đoàn FPT

FPT Online tập trung vào các mảng hoạt động quảng cáo trực tuyến, game

online, thương mại điện tử, âm nhạc trực tuyến, mạng xã hội và dịch vụ sms Bên cạnh

đó, công ty còn tham gia vào thị trường quảng cáo trực tuyến từ năm 2000 với sản

phẩm chính là báo điện tử VnExpress.net Với kinh nghiệm I1 năm làm việc, FPT

Online hiện là đơn vị quảng cáo trực tuyến số 1 tại Việt Nam, chiếm khoảng gần 50%

thị trường quảng cáo trực tuyến Ngoài hình thức banner, logo theo kiểu truyền thống

công ty đã triển khai cung cấp các hình thức quảng cáo cao cấp như rich media (cácquảng cáo mang tính đa phương tiện và tương tác), các giải pháp digital marketing toàn

diện (kết hợp phương tiện kỹ thuật số như: điện thoại đi động .)

Tuy nhiên, cuối năm 2014, công ty bat ngờ dồn lực vào các sản phẩm trực tuyến

khác như báo điện tử hay website nghe nhac, và từ gia mảng game online trước sự cạnh

tranh gay gắt của những cổng game khác như Soha hay VNG Sau đó, Nhacso.net — dai diện cho mảng website nghe nhạc dần hụt hơi so với những đối thủ cùng thời như Mp3

Zing và Nhaccuatui, cuối cùng mảng kinh doanh này được FPT Online chuyên giao lạicho FPT Telecom và tuyên bố đóng cửa vào đầu tháng 10/2016 Tập trung vào lĩnh vựcquan trọng nhất là báo điện tử - với nguồn thu chính hiện đến từ quảng cáo trênVnexpress, hoạt động của FPT Online dù không mang lại doanh thu cao như trước

nhưng biên lợi nhuận tang rất cao Hiện tại FPT Online là công ty thành viên của tập

đoàn FPT với tỷ lệ sở hữu của FPT là 100% vốn

28

Trang 37

2.2.2 Cơ cầu tổ chức

.HỘI ĐỒNG QUAN TR]

BAN TONG GIAM DOC

5 1 c—— | (CO) ag

Ban Biên tap

Trung an oa Super Desk Trung thm KỆ thuật

oN ; | £ Chuyén `

¬ CC aTRgHNL Bang | Ban (ÚC AI TC

_ Phòng Bánlẻ ——< ———— Se | (Nabi Ì | Phbeg Noi dung ob

agen Di = Ban Kinhdoanh — BanXe | : 7 mm

iss - see ae ¬ - ; ji So hoa H : Phòng Quảng cáo 3

re Nell my Ban Sire he BanGiiti BamThương mai: ¥

_ BanGiadinh Ban Théthao BanCộngđồng lếngAnh Ì — PhòngHạtằng

(Nguôn: Báo cáo thường niên FPT Online 2016)

3 Hội đồng quản trị: quản lý toàn bộ hoạt động của công ty thông qua banTổng giám đốc do hội đồng bầu ra

4 Tổng giám đốc: được Hội đồng quản trị bầu ra, là người điều hành mọi hoạt

động của công ty và chịu trách nhiệm đối với mọi hoạt động của công ty trước hội

đồng quản trị

5 Ké toán trưởng: lập kế hoạch về việc xử lý nguồn vốn, đề xuất các phương

án xử lý, bảo toàn, sử dụng tốt mọi nguồn vốn dé đưa vào sản xuất kinh đoanh có hiệuquả Ngoài ra, bộ phan kế toán còn chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ chứng từ về số

sách vật tư, hàng hóa, tài sản của công ty.

29

Trang 38

6 Trung tâm thông tin kỹ thuật: chịu trách nhiệm đảm bảo ồn định và vận hành

hệ thống công nghệ phần cứng và phần mềm của toàn bộ công ty lưu trữ hệ thống cơ

sở dữ liệu của hệ sinh thái công ty.

7 Ban biên tập: chịu trách nhiệm sản xuất nội dung quản lý nội dung và kiểm

duyệt nội dung cho hệ thống báo mạng online công ty đang sở hữu

8 Trung tâm kinh doanh quảng cáo: nghiên cứu, phân tích để tìm thị trườngtiêu thụ tìm kiếm đối tác nhận các hợp đồng đặt quảng cáo và thỏa thuận với kháchhàng về giá cả phương thức thanh toán và cách thức triển khai

9 Phong nhân sự: hỗ trợ trong việc đảm bảo tuyển dụng và duy trì chất lượng

nhân sự văn hóa công ty.

2.3 Tình hình hoạt động của FPT Online năm 2017Năm 2017 là năm tiếp tục đà suy thoái trong ngành truyền thông báo chí ở ViệtNam thể hiện ở sự đồng loạt suy giảm lượng người đọc trên các phương tiện truyền thôngbáo chí, suy giảm doanh thu của các đơn vị kinh doanh báo chí và quảng cáo, tạo ranhững thách thức lớn trong việc điều hành thực hiện chiến lược kinh doanh của FPT

Online Sự phát triển của mạng xã hội tạo ra sự phân mảnh tin tức, thay đổi hành vi đọc báo của độc giả Môi trường kinh doanh cũng có nhiều thay đổi bởi sự cạnh tranh từ các

ông lớn trên thị trường quảng cáo như Google và Facebook.

2.3.1 Về nội dung

- Các báo của FPT Online tiếp tục theo đuôi chiến lược nâng cao chất lượng,

phát triển uy tín của một cơ quan truyền thông chính thống độ tin cậy cao.

- Toà soạn khai thác sâu các chủ đề thời sự, các vấn đề lớn, đa dạng hình thức thé hiện: Interactive, Infographic, Long form đặc biệt là Video tăng tính hap dẫn của

mỗi bài báo khi lên trang.

- Trong năm, VnExpress đã phá nhiều kỷ lục của bản thân về các chỉ số truycập VnExpress cũng trở thành trang báo có SỐ lượng nội dung, bình luận do độc giả

đóng góp lớn nhất hiện nay - với xap xi 4 triệu bình luận mỗi năm.

30

Trang 39

2.3.2 Về công nghệ

- FPI Online không ngừng nghiên cứu xu hướng công nghệ mới áp dụng vàohoạt động kinh doanh và sản xuất nội dung góp phần tăng năng suất tiết kiệm chi phívận hành nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực.

- Mobile Only là tiêu chí quan trọng nhất trong việc phát triển sản phẩm nhằmđáp ứng thích nghi với xu thé dịch chuyển từ PC sang Mobile ngày càng tăng.VnExpress áp dụng thuật toán hién thị hoàn toàn mdi, dựa trên nghiên cứu về nhu cầu

và trải nghiệm người dùng.

- Với sự tập trung nghiên cứu và vận dụng công nghệ Automation, IoT vào việc

phát trién sản pham, tăng cường trải nghiệm người dùng dé tạo nên sự khác biệt, hiệu

quả VnExpress là trang báo mạng dau tiên của Việt Nam chuyền qua giao thức IPv6.

2.3.3 Về kinh doanh

Công ty tiếp tục hoàn thiện cấu trúc, quản trị chỉ phí và tăng hiệu quả bán hàngtrên từng nhân viên kinh doanh; áp dụng chiến lược hợp tác 3 bên với kênh bán buôn và

chăm sóc khách hàng chiến lược ở kênh bán lẻ; chủ động nghiên cứu đưa ra các sản

phẩm kinh doanh dự án mới phục vụ nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng

Đầu tu cho các dự án khởi nghiệp (StartupViet) phát triển hướng kinh doanh mới như

thương mại điện tử (Shop VnExpress, membership; phát triển doanh thu từ các nội dung

ngách như Xe, Số hóa, Sức khỏe, Du lịch: xây dựng hệ sinh thái mới với một số ngành

hàng: dược phẩm nông nghiệp công nghệ cao

Ở thời kỳ doanh thu cao nhất năm 2011 với cả mảng game và nhạc số, biên lợi

nhuận của FPT Online chỉ loanh quanh ngưỡng 30 — 35% Tuy nhiên sau khi vươn lên mạnh mẽ vào năm 2015 với trọng tâm là báo điện tử, biên lợi nhuận của công ty tăng

hơn gap đôi và lên mức 83% vào cuối năm 2017 — một con số mà nhiều doanh nghiệp

niêm yét phải mơ ước.

ai

Trang 40

ty Cổ Phan Dịch vụ trực tuyến FPT (FPT Online) đạt 154.8 tỷ đồng Do do, lợi nhuận

gộp tăng lên 125 tỷ đồng. Kết qua, lợi nhuận sau thuế FPT Online đạt 101.5 tỷ đồng

tăng trưởng 81% Ngoài ra, công ty ghi nhận hơn 955 tỷ đồng tổng tài sản, tăng 21%

so với đầu năm 2017 Tiền và tương đương tiền giảm 48,7% xuống còn 292.8 tỷ đồng

Dù vậy khoản mục đâu tư ngăn hạn tăng mạnh gap gân 5 lân hôi đâu nam, dat gân

515 tỷ đồng Lũy kế năm 2017 công ty đạt 519,5 ty đồng doanh thu thuần, tăng nhẹ so

với năm 2016 Lợi nhuận sau thuế đạt 250 tỷ đồng, tăng trưởng 26% Mặt khác, công

ty không nợ vay tài chính.

Tong tai san

Tién va tuong duong tién

Dau tu ngăn han

787.8

570.4

87

21.33% -48.65%

491.84%

Doanh thu thuan 490

Giá vôn hang ban

Lợi nhuận gop

Chi phí uan lý

Lợi nhuận thuân

Lợi nhuận sau thuê

89 90.7

6.98% 177.6 132.9 -25.17%

254.3 313.8 23.40%

197.4 250.2 26.75%

( Nguôn: Báo cáo tài chính nội bộ FPT Online 2017)

32

Ngày đăng: 04/11/2024, 01:07