Tuy nhiên, thực tế hoạt động cho thấy, còn khá nhiều vấn đề cần khắc phục trong cách thức tổ chức, quy trình vận hành và sử dụng nhân sự để tiếp cận gan hơn với yêu cầu và tạo được sự th
Trang 1NANG CAO CHẤT LƯỢNG DICH VỤ ĐỀ THU HOT
KHÁCH NƯỚC NGOÀI LƯU TRÚ TẠI KHÁCH SẠN
MƯỜNG THANH GRAND LAG CÀI
31 3000 HNVOG ANDY RIN GLUT SLO? LE HOA LINH ent scans esas isang tp nv fein ii daeheepeeah2 aN RRR REARDAN YS PRE IRE 1 1 ARN về tt 9 1B TE AYE NLA) IY RNR ST WOE e
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN
CHUONG TRÌNH CHAT LƯỢNG CAO
@»#»EEls&s@ -CHUYEN DE THUC TAP
DE TAI: NANG CAO CHAT LƯỢNG DICH VỤ DE THU
HUT KHACH NUOC NGOAI LUU TRU TAI KHACH SAN
MUONG THANH GRAND LAO CAI
Sinh vién : Lé Hoa Linh
Chuyén nganh : Quan trị kinh doanh quốc tế
Lớp : Quản trị kinh doanh quốc tế 57A
Mã số SV : 11152449
Giáo viên hướng dẫn : ThS Tran Hoàng Kiên
ĐẠI HỌC K.T.Q.D_
| TE THONG TIN THƯ VIỆN
PHONG LUẬN AN - TU LIEU
HA NOI - 2019
Trang 3LOI CAM ON
Dé hoàn thành chuyên dé báo cáo thực tập này trước hết em xin gửi đến quý
thầy, cô giáo trong Viện đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE, Viện Thương
mại và Kinh tế quốc tế - trường đại học Kinh tế quốc dân lời cảm ơn chân thành
Đặc biệt, em xin gửi đến ThS Trần Hoàng Kiên, người đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập nay lời cảm ơn sâu sắc nhất
Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các phòng ban của khách sạn
Mường Thanh Grand Lào Cai đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực
tiễn trong suốt quá trình thực tập tại công ty
Cuối cùng em xin cảm ơn các anh chị tại bộ phận Lễ tân và phòng Kinh
doanh của khách sạn Mường Thanh Grand Lào Cai đã giúp đỡ, cung cấp những số
liệu thực tế để em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp này
Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiệnchuyên đề này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ýkiến đóng góp từ thầy cô và khách sạn
Em xin chân thành cảm ơn./.
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kếtquả nêu trong chuyên dé thực tập này là do tôi tự thu thập, trích dẫn, tuyệt đốikhông sao chép từ bất kỳ một tài liệu nào
Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2019
Tác giả chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lê Hoa Linh
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BANG, BIEU
DANH MỤC SƠ BO, HÌNH VE
LOT MỞ DAU 22°©CVC222222222444422222E21222222224444111EEEEEE21122222222222222aesed 1
CHUONG 1 TONG QUAN VE CHAT LƯỢNG DỊCH VU KHACH SẠN 4
1.1 Khái niệm dịch vụ khách san ccscccsseccsssscssssssssssscscesccceseseccececeacacecerenees 4
1.2 Đặc điểm của dịch vụ khách S81 uc eeccaeoiieeieiirrrsnrennaossasssseesse 61.3 Chất lượng dịch vụ của khách sạnn 2 << «<< se se sEEessssesesse 9
1.3.1 Khái niệm chất lượng dịch vụ khách sạn - 2+2 s + sScs SE 2e EzzEzzsczecz 9 1.3.2 Vai trò của chất lượng dịch VỤ sgk se crscz 10
1.4 Mô hình đánh giá chat lượng dịch vụ SERVQUAL 2- 5c 11
1/5, Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng dịch vụ của khách sạn 131.5.1 Các yếu tố bên ngoài của khách sạn -2¿©2zz+22z22EEE2EEzcEEEssrre 13
1.5.2 Các yếu tố bên trong khách sạn 2¿©+¿©2E2+EEt2EE22EEE2EEE22EE22E522EEe2 14
1.6 Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn 17
1.6.1 Ý nghĩa về mặt kinh tẾ 2: ©+t+t+kt+EEE+EEEt2EEEt2EEE2211222152225222522Eee 171.6.2 Ý nghĩa về mặt xã hội +t+©++t+EEE+2EEESEEEESEEE22715221522522221EEExe 18
CHƯƠNG 2 THUC TRANG CHAT LƯỢNG DỊCH VU CUA KHACH SAN
MƯỜNG THANH GRAND LAO CAL cssssssssssssssseeesssssssssesssssssssssssnsensneesseeesenne 20
21, Tổng quan về thị trường dịch vụ du lịch quốc tế, dịch vụ lưu trú, dịch vụ
khách sạn phục vụ khách quốc tế tại Việt NÑam 2 se se sz£sss 20
2.1.1 Các loại cơ sở lưu trú du lịcH 5 << + SE E+e E28 Ese SE 2s E£z se czeczz 20
2.1.2 Sự phát triển của dịch vụ khách san - 6+ E + SE Scze£czsz 21
2.2 Tổng quan về chuỗi khách sạn Mường Thanh: << «se<sees se 22
2.3 Giới thiệu chung về khách sạn Mường Thanh Grand Lào Cai 24
2.3.1 Lich sử hình thành và phát triỂn ¿2-2 s+SE+EE+EEvEstEE2Ee2EzzEsvrsee 24
2.3.2 Vi tri địa ÌÍ Sc St St S111 1111 Tnhh TH TH ng TT ng grey 24
2.3.3 Cơ sở hạ tầng Và Các ICH VU G- -Ă SH ng ng gay 252.3.4 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các bộ phận 292.3.5 Kết quả hoạt động kinh đoanh - 2©+t+SEEE+2EEEt2EEE2EEE2222.22225222 34
2.4 Phân tích chiến lược kinh doanh của khách sạn Mường Thanh Grand
Trang 62.4.1 Đối tượng khách hàng 2¿©222t+22EE222512222152225112211212111nn 39
2.4.2 Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm 2222222 2SE212E5512255115 n6 40 2.4.3 Chiến lược về gid ccecccescsessssesssessseeessucsssessssesssussssessssessssssssesestecsssecsseseseeee 41
2.5 Đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ của khách sạn Mường Thanh
Grand Lao Cai - 5 << se S9 9s EEsgEEESecsecserssez 41
2.5.1 Dữ liệu đánh giá thứ cấp - Dựa trên đánh giá của khách hàng trên các trang (ứng dụng) đặt phòng trực tuyến ¿©22+2s+2EEEt2EE2EE2E52E52EE52E51ExEE 42
2.5.2 Dữ liệu đánh giá sơ cấp - Dựa trên kết quả điều tra trực tiếp của khách sạn
2.6 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của khách sạn
Mường Thanh Grand Lào ai << s< «s5 s SE se se sex sesssssse 46
2.6.1 Các yếu tố bên trong o eecceessssesessessssessesssecssesssscsssesssecssesssesssessasesseseseceseeen 46
2.6.2 Các yếu tố bên NQOAL ecceecceesssessssessscsssessssessssessssecssscsssesssessssesesussesseseseee 51
2.7 Tóm tắt kết quả phân tich c cccscssssssssssssscsseccsseccueecsuccesucssseessuccssscesssesssscsees 53
CHUONG 3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIEN VÀ CÁC GIẢI PHÁP DE NÂNG
CAO CHAT LƯỢNG DỊCH VỤ NHẰM THU HUT KHÁCH NƯỚC NGOÀI
LƯU TRU TẠI KHÁCH SAN MƯỜNG THANH GRAND LAO CAI 54
3.1 Định hướng phát triỄn s- s- ©®£©++£+x£€+k£Exerxetvseerssecsseee 54
3.2 Một số giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút khách
nước ngoài lưu trú tại khách san Mường Thanh Grand Lào Cai 55
3.2.1 Các mảng dịch vụ can tập trung dé tăng sự thu hút đối với nhóm khách
hàng mục tIÊU - 2+ 6223132331313 1 1 3 3 111 1 11 11H TT HH TT nguy 55
3.2.2 Nang cao chat lượng nguồn nhân lực cecceesesseecsesssessecsessessessessecseseenses 56
3.2.3 Tăng cường các hoạt động quảng bá cho khách sạn - 5 s22 57
3.2.4 Nâng cao chất lượng các dịch vụ của khách sạn s sss+sssz+s 58
3.2.5 Duy tri, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất - 61
KET LUẬNN 2- << s£ tk £EktEEKeESkeEEkeEExevExeeEseeEssecvsecrseczsee 62TÀI LIEU THAM KHAO - + ©®£€E+£€ES£ES£ESe£ESeESe£E2se2seecszei 63
Trang 7Mường Thanh Grand Lào Cai 2+ 5 s2 2s sex ££x£sxze£sesss2 26
Bảng giá các dịch vụ bé sung tai khách sạn + sssscssss2 29
Doanh thu từ dịch vụ lưu trú của khách sạn Mường Thanh giai đoạn
Bảng giá phòng nghỉ 01 đêm (hạng phòng cơ bản, tiêu chuẩn dành cho
2 người) áp dụng cho khách lẻ tại các khách sạn 4 sao trên địa bàn
thành phố Lào Cai 22 +s+EEEeSEEESEEEtSEEEEEEESEEEE225E22552E2cceE 41
Trang 8Sơ đồ mơ hình đánh giá chất lượng dịch vụ SERVQUAL 11
Trang web chung của hệ thống khách sạn Mường Thanh 23
Trang web riêng của khách sạn Mường Thanh Grand Lào Cai 24
Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân ¬ 30
Biểu đồ cơ cấu khách lưu trú theo quốc tịch của khách sạn Mường
Biểu đồ cơ cau doanh thu theo phương thức đặt phịng giai đoạn
2016-Become a eens ea eas RE RCs Fence ck PR Eh MIEN FIR Ett therm Seo xi cổ es 37
Đánh giá của khách hàng về khách sạn Mường Thanh Grand Lao Cai
DEG: OO I 0N ÝĂĂẽz_ “ẽ“x 6n ốn 42
Đánh giá của khách hàng về khách sạn Mường Thanh Grand Lào Cai
(TÊN aØO(Ì.COI G6 St 32139111 3211 11 112 21 1v TT HH ng 43
Đánh giá của khách hàng về khách sạn Mường Thanh Grand Lào Cai
trên traveloka.COI - ¿+5 + 2 S2 SE+E+E SE 1E E E11 gxgv xe 43
Đánh giá của khách hàng về khách sạn Mường Thanh Grand Lào Cai
I H017 IN ges rca re no ramen sea tae AES wre serene ee 44
Danh gia truc tiếp của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại khách sạn
Mường Thanh Grand Lào Ca - + 2+2 + s£Ss££+s££s xxx £sxz 45
Trang 9¬¬ =, fléey fir
LOI MỞ ĐẦU qo Oo]
1 Tinh cấp thiết của dé tai
Ngày 11/1/2007 là một dấu mốc quan trọng khi Việt Nam chính thức trở
thành thành viên đầy đủ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mở ra rất nhiều
cơ hội kinh doanh, hợp tác quốc tế cho các doanh nghiệp Việt Nam Hơn 13 năm
sau sự kiện này, nền kinh tế Việt Nam đã có những thay đổi đáng ké cả về chất và
lượng Cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển mạnh mẽ giữa các khu vực, từ nông, lâm
nghiệp và thủy sản sang công nghiệp, xây dựng và dịch vụ Theo báo cáo của Tổng
cục thống kê, năm 2018, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nền
kinh tế với 41,17% tổng sản phẩm trong nước (GDP); trong khi đó, tỷ trọng khu
vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 14,57%; khu vực công nghiệp và xây
dựng chiếm 34,28%; 9,98% còn lại là thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm Những
con số trên cho thấy sự đóng góp to lớn của ngành dịch vụ đối với sự phát triển của
kinh tế nước ta Ở Việt Nam, những năm gần đây, kinh doanh dịch vụ du lịch, đặc
biệt là dịch vụ du lịch quốc tế đã trở thành một xu hướng tất yếu dựa trên những
tiềm năng, nguồn lực có sẵn, đóng góp một phần không nhỏ cho nền kinh tế.
Bên cạnh những thế mạnh về thiên nhiên và văn hóa thì chất lượng của các
dich vụ đi kèm (lưu trú, ăn uống, giải trí, ) là một trong những yếu tố quan trọng để
thu hút khách quốc tế và góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam
ra thế giới, trong đó, dịch vụ lưu trú là một trong những dịch vụ cơ bản thiết yếu, có
tác động rất lớn đến ấn tượng và trải nghiệm của khách du lịch trong mỗi chuyến đi.
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều loại hình dịch vụ lưu trú, nhưng phổ biến nhất vẫn
phải kể đến dịch vụ khách sạn Phát triển loại hình dịch vụ này theo các tiêu chuẩn
quốc tế để phục vụ nhóm khách hàng mục tiêu là khách nước ngoài đang là định
hướng phát triển của nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn tại Việt Nam.
Mường Thanh Grand Lào Cai là khách sạn thuộc chuỗi thương hiệu Mường
Thanh tại thành phố Lào Cai Khách quốc tế được xác định là một nhóm khách hàng
quan trọng tại khách sạn Mường Thanh Grand Lào Cai Tuy nhiên, thực tế hoạt động cho
thấy, còn khá nhiều vấn đề cần khắc phục trong cách thức tổ chức, quy trình vận hành và
sử dụng nhân sự để tiếp cận gan hơn với yêu cầu và tạo được sự thu hút với nhóm khách
hàng này trong thị trường dịch vụ khách sạn đang phát triển nhanh cả về chất và về
lượng tại thành phố Lào Cai Với những điều kiện có sẵn, khách sạn có rất nhiều tiềm
năng dé mở rộng và biến thị trường khách quốc tế trở thành thị trường trọng điểm, mang
lại những nguồn lợi lớn hơn và nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn.
Trang 10Xuất phát từ những vấn đề trên, em nhận thấy việc tìm ra những giải pháp
nâng cao chất lượng dịch vụ của khách sạn là vô cùng cấp thiết Trải qua thời gian
thực tập tại khách sạn, em quyết định lựa chọn đề tài “Nâng cao chất lượng dịch vụ
để thu hút khách nước ngoài lưu trú tại khách sạn Mường Thanh Grand Lào Cai”
làm chuyên đề thực tập
2 Tong quan công trình nghiên cứu
Ở các nước có nền công nghiệp dịch vụ phát triển vấn đề chất lượng dịch vụ
nói chung và chất lượng dịch vụ khách sạn đã được đặt ra và nghiên cứu từ nhiều
năm nay Điều này được thể hiện trong các tác phẩm của Sasser Olsen, Wyeloff
(1978), Gronroos (1982), Lebtimen (1982), Parasuraman Zeithaml Berry (1985
-1991), Anderson và Carvell, Herrin (1990) Các tác giả đã nhấn mạnh tới một chiến
lược liên quan đến thành công trong kinh doanh dịch vụ là sự phân phát chất lượng dịch vụ cao và coi chất lượng dịch vụ như là lợi thế cạnh tranh Ở các nước có nền dịch vụ phát triển, đã có các tiêu chuẩn, công cụ đánh giá chất lượng dịch vụ và hệ
thống các giải thưởng dịch vụ cũng rất đa dạng
Ở nước ta, ngành dịch vụ nói chung và ngành du lịch khách sạn nói riêngmới phát triển mạnh những năm gần đây Do tầm quan trọng của chất lượng dịch vụ
đối với sự sống còn của hệ thống khách sạn, nhà hàng nên vấn đề "Nâng cao chất
lượng dịch vụ" rất được chú trọng.
Từ những tổng quan lý thuyết về chất lượng dịch vụ, tác giả đã tiến hành
phân tích làm rõ từng nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ để vận dụng vào
tình hình thực tế tại Khách sạn Mường Thanh Grand Lào Cai Với những chức năng
chính như: phân tích đánh giá hiện trạng vấn đề dịch vụ và chất lượng dịch vụ tại khách sạn; tìm ra các ưu điểm, các tồn tại và nguyên nhân từ đó đưa ra các giải pháp
nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn Mường Thanh Grand Lào Cai.
3 Mục tiêu nghiên cứu
Từ những lý luận và thực tiễn đã nêu, luận văn cần đạt được mục tiêu: Đề
xuất được các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ nhăm thu hút khách nước
ngoài lưu trú tại khách sạn Mường Thanh Grand Lào Cai.
Dé đạt được mục tiêu này, can phải giải quyét được các van dé cụ thé sau:
- Đưa ra được hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ, ứng dụng để
đánh giá chất lượng dịch vụ khách sạn.
Trang 11- Nghiên cứu, xác định định hướng, chiến lược phát triển và đánh giá chất
lượng dịch vụ thực tế của khách sạn.
- Phân tích những kết quả nhận được, tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải
pháp, kiến nghị để nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn hướng đến đối tượng
khách hàng mục tiêu.
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã kết hợp sử dụng các phương pháp
nghiên cứu khác nhau để đảm bảo tính khách quan của kết quả thu được, nhằm tìm
ra những giải pháp tối uu
- Phương pháp quan sát thực tiễn: quan sát thực tế các hoạt động tại khách
sạn trong từng bộ phận, từng khâu và quan sát trải nghiệm của khách hàng.
- Phương pháp thu thập thông tin: chủ động thu thập những thông tin, số liệu,
báo cáo cần thiết tại khách sạn, kết hợp với thông tin trên sách, báo, tạp chí, internet
- Phương pháp phân tích, đánh giá, so sánh các số liệu thu thập được qua
từng thời kỳ với các chỉ tiêu, tiêu chuẩn (nếu có).
5 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: khách sạn Mường Thanh Grand Lào Cai.
- Hoạt động nghiên cứu: tập trung nghiên cứu các hoạt động, dịch vụ, sản phẩm
tại khách sạn Mường Thanh Grand Lào Cai kết hợp với tình hình phát triển kinh doanh
dịch vụ khách sạn tại Lào Cai để đưa ra những đánh giá, kiến nghị phù hợp nhất.
- Thời gian nghiên cứu: từ ngày 15/02/2019 đến ngày 15/05/2019.
6 Kết cau chuyên đề
Ngoài phân lời cảm ơn, mục lục, lời cam đoan, danh mục các chữ viết tắt,
danh mục bảng, biêu, sơ đô, hình vẽ, tóm tắt nghiên cứu và phân mở đâu, chuyên đê được chia làm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về chất lượng dịch vụ khách sạn
- Chương 2: Thực trạng chất lượng dịch vụ của khách sạn Mường Thanh
Grand Lào Cai.
- Chương 3: Định hướng phát triển và các giải pháp dé nâng cao chất lượngdịch vụ nham thu hút khách nước ngoài lưu trú tại khách sạn Mường Thanh Grand
Lào Cai.
Trang 12CHƯƠNG 1
TONG QUAN VE CHAT LƯỢNG
DICH VU KHACH SAN
Chương một trình bày tóm tắt lý thuyết liên quan đến dé tài nghiên cứu Cụ
thể, chương này trình bày về dịch vụ khách sạn, đặc điểm của dịch vụ, chất lượng
dịch vụ khách sạn, sự hài lòng của khách hàng và các yếu tố ảnh hưởng chất lượng
dịch vụ, ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn
1.1 Khái niệm dịch vụ khách sạn
Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9506-2012 về Cơ sở lưu trú du lịch và các
dịch vụ liên quan - Thuật ngữ và định nghĩa do Tổng cục Du lịch biên soạn, Bộ Vănhóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Do lường Chất lượng thẩm
định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố:
Cơ sở lưu trú du lịch là: “Cơ sở kinh doanh có cung cấp các dịch vụ tiện
nghi phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi (ngủ, sinh hoạt) và có thé đáp ứng các nhu cầu khác
của khách du lịch (như ăn uống, giải trí, thể thao ).”
Khách san là: “Cơ sở lưu trú du lịch có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, đảm
bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách.”
Bản chất của khách sạn cũng chính là một doanh nghiệp được thành lập,
đăng ký kinh doanh, hoạt động theo các quy định của pháp luật với mục đích cuối
cùng là tạo ra lợi nhuận.
Giáo trình Quản trị kinh doanh khách sạn (2013, tr.58) do PGS.TS Nguyễn
Văn Mạnh và TS Hoàng Thị Lan Hương đồng chủ biên đã định nghĩa: “Kinh doanh
khách sạn được hiểu là hoạt động kinh doanh của các cơ sở lưu trú du lịch dựa trên việc cung cấp cá dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung nhằm đáp ứng nhu
cầu lưu lại tạm thời của khách du lịch.” và “kinh doanh khách sạn thuộc lĩnh vực
kinh doanh dịch vụ”.
Dich vụ, dich vu quôc tê và dịch vụ khách sạn:
Trên thế giới ngày nay, dịch vụ đang ngày càng trở thành một ngành kinh tế giữ vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Đóng góp của dịch vụ
không ngừng tăng lên trên cả 2 chỉ tiêu là tỷ trọng GDP và việc làm Từ cuối thế kỷ
20, dich vụ đã có những bước phát triển mạnh mẽ, nhiều tác giả đưa ra những dự
đoán hết sức lạc quan, thế kỷ 21 sẽ là thé kỷ của dịch vụ Vì có vai trò hết sức quan
Trang 13trọng như vậy nên việc nghiên cứu khái niệm dich vụ là rat can thiét cả về bê rộng
lẫn chiều sâu làm cơ sở cho việc nghiên cứu các khái niệm về dịch vụ khách sạn.
Cho tới thời điêm hiện tại, vân có nhiêu quan diém khác nhau về định nghĩa
dịch vụ:
- Trong cuốn Phương pháp quản lý và cạnh tranh hiệu quả trong ngành dịch
vụ (Service management for competitive advantage), hai tác giả James
A.Fitzsimmons va Mona J.Fitzsimmons (2008) da dé cap dén: “dich vu bao gom tat
ca những hoạt động của nền kinh tế mà đầu ra của nó là sản phẩm không có hình
thù nhất định, tiêu dùng ngay sau khi sản xuất và cung cấp những tiện ích mang tính
vô hình cho người sử dụng (ví dụ: sự thuận tiện, sự thích thú, thoải mái, tiết kiệm
thời gian và sức khỏe).”
- TS Lưu Văn Nghiêm (2001) lại nêu lên quan điểm: “Một quá trình hoạtđộng bao gồm các nhân tố không hiện hữu, giải quyết các mối quan hệ giữa ngườicung cấp với khách hàng hoặc tài sản của khách hàng mà không có sự thay đổi về
quyền sở hữu Sản phẩm của dịch vụ có thể trong phạm vi hoặc vượt qua phạm vi
của sản phâm vật chât”.
PGS.TS Nguyễn Thị Hường (2013, tr.9) đã tổng hợp các quan điểm, góc
nhìn khác nhau và đưa ra một định nghĩa khái quát về dịch vụ Theo đó: “Dịch vụ làsản phẩm của quá trình lao động của con người này nhằm thỏa mãn nhu cầu của
những con người khác, nhưng không tôn tại dưới hình thái vật thể và không dẫn đến
việc chuyên giao quyên sở hữu như các sản phâm hữu hình”.
Cũng trong giáo trình Kinh doanh dịch vụ quốc tế (2013, tr.9), PGS.TS
Nguyễn Thị Hường đã đưa ra cách hiểu chung nhất về khái niệm dịch vụ quốc tế:
“Dịch vụ quốc tế là những sản phẩm không ton tại dưới dạng vật thể, được cung cấp
ra ngoài phạm vi một quốc gia hoặc cung cấp cho những khách hàng nước ngoài
đang sinh sống và làm việc ở trong nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của các khách
hàng quôc tê”.
Trên cơ sở những khái niệm dịch vụ chung, chúng ta có thê đưa ra khái niệm
dịch vụ khách sạn như sau:
Dịch vụ khách sạn là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa
khách sạn và khách hàng cũng như nhờ các hoạt động của khách sạn đáp ứng nhu
Trang 14cầu của khách hàng Trong đó, cung cấp dịch vụ khách sạn cho khách quốc tế chính
là một hình thức kinh doanh dịch vụ quốc tế.
1.2 Đặc điểm của dịch vụ khách sạn
Dịch vụ khách sạn là một loại hình dịch vụ nên nó mang đầy đủ tính chất,
đặc điểm của dịch vụ Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra bốn đặc trưng cơ bản của dịch
vụ Đây là những đặc điểm để phân biệt dịch vụ với các sản phẩm hữu hình Bốn
đặc điểm đó được tóm tắt sau đây
* Tính vô hình:
Dịch vụ không có hình dáng cụ thể và chúng ta không thể sờ mó được,
không cân đong đo đếm được Nó được thể hiện thông qua quá trình tương tác giữa
khách hàng và nhà cung cấp Do đó, khách hàng sẽ rất khó biết chắc chất lượng
dịch vụ trước khi sử dụng nó Việc đánh giá chất lượng dịch vụ cũng trở nên khó khăn hơn so với đánh giá chất lượng sản phẩm hữu hình.
Dé nâng cao mức độ chắc chắn, khách hàng sẽ suy đoán chất lượng của dịch
vụ thông qua những bằng chứng và dấu hiệu liên quan Họ sẽ thu thập thông tin về
con người, địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, giá cả và các yếu tố khác có thể
quan sát được dé đưa ra đánh giá ban đầu Do đó, người cung ứng dịch vụ có nhiệm
vụ là “vận dụng những bằng chứng để làm cho cái vô hình trở thành hữu hình”, cố
găng thể hiện “món hàng” trừu tượng của mình nhờ những bằng chứng vật chất và
hình tượng hóa nó Nói cách khác, để tăng giá trị cảm nhận của khách hàng về chất
lượng dịch vu, chúng ta phải tìm cách “hữu hình hóa” dịch vụ thông qua cơ sở vật chat, bê ngoài của nhân viên
* Tính không tách rời:
Hoạt động cung cấp dịch vụ và tiêu thụ dịch vụ diễn ra đồng thời — không thể
tách một dịch vụ thành hai giai đoạn riêng biệt: giai đoạn tạo thành và giai đoạn sử
dụng Quá trình cung ứng dịch vụ có sự tham gia trực tiếp của người sử dụng Nói
cách khác, quá trình cung ứng cũng chính là quá trình sử dụng dịch vụ Quyền sở
hữu dịch vụ không được chuyển giao khi mua bán dich vụ.
Do quá trình cung ứng và quá trình sử dụng không thể tách rời, nên sự tương
tác giữa khách hàng và người cung ứng dịch vụ là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng
đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ được cung cấp Nhân viên trực tiếp
thực hiện giao dịch với khách hàng đóng vai trò to lớn đối với chất lượng của dịch
vụ và chất lượng dịch vụ qua sự cảm nhận của khách hàng.
Trang 15* Tính không đồng nhất:
Đặc điểm này thể hiện ở sự khác nhau của các mức độ thực hiện dịch vụ,
chất lượng dịch vụ có thể từ rất kém đến rất hoàn hảo Nguyên nhân của đặc điểm
này là do “các nhà cung cấp dịch vụ không thé tạo ra được những dịch vụ như nhau
trong những thời gian làm việc khác nhau” và những đánh giá về chất lượng của dịch vụ lại được khách hàng đưa ra trong những thời điểm khác nhau, “sự cảm nhận
của khách hàng là khác nhau và những khách hàng khác nhau cũng có những cảm
nhận khác nhau” (PGS.TS Nguyễn Thị Hường (2013), giáo trình Kinh doanh dịch
vụ quốc tế) Đặc điểm này chính là lý do khiến so với sản phẩm hữu hình, việc
chuẩn hóa dịch vụ trở nên khó thực hiện hơn Việc đòi hỏi chất lượng đồng nhất từ
đội ngũ nhân viên cũng sẽ rất khó đảm bảo.
Dé duy trì tinh én định tương đối của chất lượng dịch vụ, chúng ta phải có
đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp Thêm nữa, cần tạo ra môi trường làm việc
khuyến khích nhân viên để họ cảm thấy vui và nhiệt tình trong công việc Cuối
cùng, việc xác lập các tiêu chuẩn cụ thé dé nhân viên tuân theo cũng góp phần tăng
sự ôn định của chất lượng dịch vụ
*Tinh không thể ton trữ:
Dich vụ không thé tồn trữ nghĩa là chúng ta không thể sản xuất dịch vụ và
tồn trữ sau đó đưa ra sử dụng Dịch vụ được cung cấp và nếu không được sử dụng
sẽ mắt đi (và gây ra lãng phí) Đây là một thách thức đối với các nhà cung ứng dịch
vụ Dịch vụ không thể tồn trữ, trong khi đó khách hàng có thể có những nhu cầu đột
xuất và chúng ta phải đáp ứng với đội ngũ nhân viên có hạn Do vậy, chúng ta phải
phát triển đội ngũ nhân viên có thể làm được nhiều việc để có thể tham gia các công
việc khác nhau khi cần thiết.
Bốn đặc điểm trên đây đặt ra những thách thức cho nhà cung cấp dịch vụ
Nhà cung cấp dịch vụ vừa phải đảm bảo cơ sở vật chất, vừa có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để cung cấp dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Trong khi
đó, nhà cung cấp dịch vụ phải đảm bảo hiệu quả kinh tế khi duy trì cơ sở vật chất và
đội ngũ nhân viên của mình.
Bên cạnh những đặc điểm của sản phẩm dịch vụ thông thường, dịch vụ quốc
tế còn có đặc trưng riêng liên quan đến dịch vụ khách sạn là sự khác biệt về quốc
tịch giữa bên cung cấp sản phẩm dịch vụ và khách hàng Đặc điểm này chính là lý
do khiến các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn luôn phải tìm cách để thu
Trang 16hẹp hoặc xóa bỏ những rào cản về sự khác biệt ngôn ngữ, văn hóa, tập quan, thói
quen, đê thỏa mãn nhu câu của khách hang.
Ngoài những đặc điêm chung của dich vụ, dịch vụ quốc tê như trên, dịch vu
khách sạn nói chung và dịch vụ khách sạn quốc tê nói riêng có thêm những đặc
điêm sau:
* Tính trọn gói của dịch vụ khách sạn:
Dịch vụ khách sạn là dịch vụ trọn gói bao gồm các dịch vụ cơ bản và dịch vụ
bổ sung
Các dịch vụ cơ bản là những dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản của khách
hàng, bao gồm dich vụ phòng, dịch vụ ăn uống
Các dich vụ bổ sung là những dịch vụ đáp ứng nhu cầu không bắt buộc của
khách hàng nhưng vẫn thường có trong các khách sạn Trong nhiều trường hợp,
dịch vụ bố sung là yếu tố được đem ra so sánh để đưa ra sự lựa chọn giữa các khách
sạn bởi nó ảnh hưởng khá nhiều tới trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng đối
với khách sạn Thực tế cho thấy những khách san chú trọng vào các dịch vụ bổ sung
bên cạnh các dịch vụ cơ bản sẽ thu hút khách hàng hơn số còn lại, cho dù có sự
chênh lệch về giá
Các dịch vụ bổ sung trong khách sạn thường bao gồm dịch vụ tập luyện, bể
bơi, phòng tiệc, phòng hội nghị Ngoài ra, các khách sạn còn cung cấp cho khách hàng cả dịch vụ bên ngoài khách sạn như thuê xe, đặt chỗ nhà hàng, mua vé tàu, vé
máy bay, tour du lịch, hướng dẫn giao thông công cộng
* Tinh thời vụ của dich vu khách sạn:
Dịch vụ khách sạn thể hiện tính thời vụ rất rõ ràng Có thể kể đến một vài ví
dụ điển hình:
- Các khách sạn ở khu vực có biển rất đông khách khi nhiệt độ tăng cao và
văng khách khi thời tiết chuyền lạnh
- Các khu du lịch thường quá tải vào các dịp lễ, Tết, đông đúc vào cuối tuần
và vắng vẻ vào những ngày trong tuần
- Các nhà hàng thịt nướng, lầu thường đông khách vào những ngày trời lạnh
và có mưa, thưa thớt hơn khi thời tiết nóng bức '
Trang 17Đặc tinh này dễ dẫn đến tình trang mắt cân đối cung — cầu, gây ra sự quá tải
và nguy cơ suy giảm chất lượng dịch vụ khi gặp cầu cao điểm, và ngược lại, gây ra
sự lãng phí cở sở vật chất khi lượng khách giảm sút Đó là nguyên nhân các khách
sạn thường đưa ra những lời quảng cáo, những chương trình khuyến mãi, giảm giá
dé thu hút khách hàng vào những giai đoạn thấp điểm, kích thích cầu để thay đổi
dần thói quen đi du lịch của khách hàng
* Tính không thể di chuyển của dich vu khách san:
Vi khách sạn vừa là nơi sản xuất, vừa là nơi cung ứng dịch vụ nên dịch vụ
khách sạn thuộc loại không di chuyển được, khách muốn tiêu dùng dịch vụ thì phải
đến khách sạn Địa điểm của khách sạn có tác động rất lớn tới giá cả, chất lượng
dịch vụ và hiệu quả kinh doanh của khách sạn Chọn lựa được địa điểm tốt có thể
giảm được chỉ phí giá thành một cách đáng kể.
* Tính dễ sao chép:
Dịch vụ khách sạn thuộc loại dịch vụ phố thông, do không có các quy định
về đăng ký bản quyền nên việc sao chép trở nên rất dễ dàng Đặc điểm này là
nguyên nhân dẫn đến sự rất dễ bị nghèo nàn, nhàm chán của dịch vụ khách sạn Để
khắc phục vấn đề nan giải này, các khách sạn cần phải không ngừng nâng cao chất
lượng dịch vụ, luôn tìm cách làm hài lòng và thỏa mãn sự mong đợi của khách hàng
thay đổi từng ngày dé lợi thế cạnh tranh của khách sạn được duy trì bền vững
Trên đây là các đặc điêm của dịch vụ khách sạn, việc nghiên cứu các đặc
điểm của khách san đóng vai trò hét sức quan trọng dé làm cơ sở quan trọng cho
việc nghiên cứu tiếp theo của luận văn.
1.3 Chất lượng dịch vụ của khách sạn
Phần này trình bày tóm tắt lý thuyết liên quan đến chất lượng dịch vụ Khái
niệm chất lượng dịch vụ được giới thiệu ở mục 1.3.1 Tiếp theo, vai trò của chất
lượng dịch vụ được tóm tắt ở mục 1.3.2.
1.3.1 Khái niệm chất lượng dịch vụ khách sạn
Bộ Khoa học và Công nghệ (1999) nêu ra định nghĩa: “chất lượng là toàn bộ
những đặc trưng của một sản phẩm hoặc của một dịch vụ có khả năng làm thỏa mãn
những yêu cầu đã đặt ra hoặc tiềm ẩn”.
Chất lượng dich vụ là một phạm trù hết sức phức tạp và có nhiều cách hiểu
khác nhau.
Trang 18Theo Philip B Crosby (1980) trong cuốn Chất lượng là thứ cho không (Quality is free) đã đưa ra khái niệm: "Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu".
Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9000:2015 về hệ thống quản lý chất lượng thì: “chất lượng dịch vụ là mức phù hợp của sản phẩm dịch vụ thỏa mãn các
yêu cầu đề ra hoặc định trước của người mua” Theo thời gian, những yêu cầu này
có sự thay đổi liên tục, điều này đòi hỏi các nhà cung ứng phải xem xét lại các yêu
cầu chất lượng định kỳ
Chất lượng dịch vụ là một khái niệm trừu tượng, khó năm bắt bởi các đặc
tính riêng có của dịch vụ, sự tiếp cận chất lượng được tạo ra trong quá trình cung
cấp dịch vụ, thường xảy ra trong gặp go giữa khách hàng và nhân viên giao tiếp
Tóm lại, “chất lượng dịch vụ là kết quả của một quá trình đánh giá tích
lũy của khách hàng dựa trên sự so sánh giữa chất lượng mong đợi (hay dự đoán)
và mức độ chất lượng khách hàng đã nhận được” - PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh
và TS Hoàng Thị Lan Hương, giáo trình Quản trị Kinh doanh khách sạn (2013, tr.437).
Áp dụng khái niệm về chất lượng dịch vụ nêu trên vào lĩnh vực kinh doanh
dịch vụ khách sạn, “chất lượng dịch vụ khách sạn được hiểu là mức cung cấp dịch
vụ tối thiểu mà một doanh nghiệp khách sạn đã lựa chọn nhằm thỏa mãn ở mức độ
cao nhu cầu của thị trường khách hàng mục tiêu của mình” - PGS.TS Nguyễn Văn
Mạnh và TS Hoàng Thị Lan Hương, giáo trình Quản trị Kinh doanh khách sạn
(2013 tr.438).
1.3.2 Vai trò của chất lượng dịch vụ
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, chất lượng dịch vụ mang ýnghĩa sống còn đối với doanh nghiệp Chất lượng dịch vụ quyết định sự hài lòng
của khách hàng và nhờ đó phát triển lòng trung thành của khách hàng.
Dịch vụ của nhà cung cấp ngày càng được cải thiện và sự thỏa mãn của khách
hàng được tăng lên thì khách hàng có xu hướng sử dụng nhiều hơn dịch vụ của doanh nghiệp đó và ở lại càng lâu với doanh nghiệp đó Đây chính là yếu tố giúp nhà cung
cấp dịch vụ tăng doanh thu và lợi nhuận, là cơ sở để phát triển bền vững
Chất lượng dịch vụ cao góp phần thu hút khách hàng mới Chất lượngdịch vụ là một trong những yếu tố quan trọng nhất khách hàng xem xét để lựa
chọn nhà cung cấp Nhiều trường hợp chất lượng dịch vụ là yếu tố được xem xét
đầu tiên của khách hàng khi mua dịch vụ Vì vậy, nâng cao chất lượng dịch vụ
10
Trang 19giúp nhà cung cấp dịch vụ phát triển khách hàng mới, đảm bảo cho doanh nghiệp
phát triển bền vững.
1.4 Mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ SERVQUAL
Kinh nghiệm
tiều dùng sản pham
hita cua khach
san voi khach
hàng
a eT
GAP 1 yg & Ề £
Chat lượng dich vụ thực te
| khách sạn cung cap cho khách hang |
GAP 3
Chuyển hoa từ nhận thức của
người quan lý thành tiêu chuan
Hình 1.1 Sơ đồ mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ SERVQUAL
Sự khác biệt giữa các sản phẩm dịch vụ, trong đó có dịch vụ khách sạn với
các sản phẩm hữu hình là do không thể đo lường những sản phẩm này bằng các
thông số kĩ thuật hay các chỉ tiêu mang tính định lượng Mô hình SERVQUAL của
Parasuraman đã đưa ra một cách tiếp cận mới để đánh giá chất lượng dịch vụ với
trọng tâm nam ở khoảng cách (GAP) 5: sự chênh lệch chất lượng dịch vụ khách sạntrong mong đợi của khách hàng và thực tế trải nghiệm Khoảng cách nay ti lệ
nghịch với sự hai lòng về các dịch vụ mà họ nhận được, sự chênh lệch càng ít — sự
hài lòng càng cao.
11
Trang 20Do đó, mục tiêu chung của tất cả các khách sạn là xóa bỏ khoảng cách này
hoặc rút ngắn tối đa Dé thực hiện điều này, các nhà quản lý cần tìm ra giải pháp để
xóa bỏ hoặc rút ngắn các khoảng cách 1,2,3 và 4, từ đó sẽ giúp khoảng cách 5 được
thu hẹp.
- Khoảng cách 1 (GAP 1) là sự chênh lệch giữa mong đợi của khách hàng về
dịch vụ khách sạn và sự nhận thức của các nhà quản lý về điều này Đây là bước
đầu tiên, cũng là bước quan trọng nhất đảm bảo chất lượng dịch vụ của một khách
sạn Do đó, sẽ rất nguy hiểm nếu doanh nghiệp hiểu sai về những điều mà khách
hàng mong đợi Có rất nhiều nguyên nhân có thé tạo thành GAP 1:
+ Thiếu sự định hướng trong tìm hiểu thị trường, nghiên cứu marketing:
doanh nghiệp có những hoạt động này nhưng không hiệu quả, các kết quả nghiên
cứu chưa được sử dụng một cách hợp lý.
+ Sự hoạt động không hiệu quả của kênh thông tin đi từ dưới lên.
+ Các thông tin bị bóp méo hoặc bị sai lệch hoặc bị thất lạc do có quá nhiều
cấp bậc quản lý và cấp bậc thông tin
- Khoảng cách 2 (GAP 2) là sự chênh lệch giữa nhận thức của quản lý khách sạn và viêc áp dụng chúng thành các tiêu chuẩn trong sản phẩm dịch vụ Nếu nhà
quản lý cho rằng nhu cầu của khách hàng là không thể đáp ứng được thì khoảng
cách này sẽ trở nên rất lớn Trường hợp này sẽ xảy ra nếu nhà quản lý có suy nghĩ
ngắn hạn, tiêu cực, phiến diện, không chủ động suy nghĩ, nghiên cứu, sáng tạo để
tim ra những giải pháp để cố gắng đáp ứng sự mong đợi của khách hàng Và ngược
lại, khoảng cách này sẽ được thu hẹp nếu khách sạn tích cực tìm hiểu những nhu
cầu của khách hàng trong các phân khúc thị trường đối với sản phẩm dịch vụ của
mình, từ đó đưa ra những giải pháp đê tiêu chuân hóa các dịch vụ của khách sạn.
- Khoảng cách 3 (GAP 3) là sự chênh lệch giữa tiêu chuẩn sản phẩm dịch vụ
được nhà quản lý thiết lập với chất lượng sản phẩm dịch vụ thực tế được khách sạn
đưa ra thị trường Nguyên nhân của khoảng cách này thường tập trung ở các nhân
viên trực tiếp phục vu, bởi họ chính là người tiếp xúc và mang đến những trải nghiệm trực tiếp cho khách hàng Những nhân viên có nghiệp vụ kém sẽ không thể mang đến những dịch vụ có chất lượng tốt Tuy nhiên, sự hỗ trợ từ khách sạn cũng
có ảnh hưởng đến sự chênh lệch này Một bản mô tả rõ ràng, chỉ tiết hướng dẫn các
thực hiện các tiêu chuẩn nghiệp vụ áp dụng cho từng bộ phận của khách sạn sẽ giúp
nhân viên của bộ phận đó dễ dàng học tập tiếp thu và hiểu chính xác về công việc
của mình, từ đó mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt.
12
Trang 21- Khoảng cách 4 (GAP 4) là khoảng cách giữa thực tế trải nghiệm sản phẩm
dịch vụ của khách hàng và những điều mà khách sạn giới thiệu, quảng cáo Thực tế
đã chứng minh, nếu khách sạn đưa ra những thông tin quảng cáo phóng đại hoặc
không trung thực sẽ khiến khách hàng bị hụt hang khi tiếp nhận chất lượng dịch vụ
thực tế, trong một vài trường hợp còn có thể gây ra sự cực đoan cho khách hàng.Muốn thu hẹp khoảng cách này, những lời hứa từ phía các doanh nghiệp kinh doanhdịch vụ khách sạn cần được thực hiện bằng moi giá
Từ những khoảng cách nêu trên, Parasuraman đã đưa ra 5 nhóm tiêu chi dé
đánh giá chất lượng dịch vụ bao gồm:
- Phương tiện hữu hình: tất cả cơ sở vật chất, kiến trúc, trang thiết bị, đồ
- Năng lực đảm bảo: kĩ năng nghiệp vụ, kiến thức và thái độ lịch sự, có trách
nhiệm của nhân viên tạo được niềm tin với khách hàng.
- Mức độ đồng cảm: sự quan tâm của khách sạn và nhân viên tới các khách hàng.
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng dịch vụ của khách sạn
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp
cho khách hàng, bao gồm các yếu tố bên ngoài và các yếu tố thuộc bản thân doanh
nghiệp Dưới đây sẽ trình bày tóm tắt các yếu tố đó.
1.5.1 Các yếu to bên ngoài của khách sạn
Các yếu tố bên ngoài là những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanhnghiệp và có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến chất lượng dịch vụ, do đó ảnhhưởng đến sự hài lòng của khách hàng Dưới đây là một số yếu tố bên ngoài ảnh
hưởng đến cung cấp dịch vụ của Khách sạn và ảnh hưởng đến sự hài lòng của
khách hàng.
- Ví trí: VỊ trí thuận tiện là một trong những yếu tố khách hàng quan tâm
hàng đầu Ngoài ra, vị trí của Khách sạn là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến
nỗ lực cải thiện chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
13
Trang 22- Cơ sở hạ tầng không thuộc quyền kiểm soát Các yếu tố như đường sá,
điện, nước cung cấp cho khách hàng Những yếu tố này cũng ảnh hưởng đến lựa
chọn của khách hàng về nhà cung cấp Các dịch vụ hỗ trợ này do các nhà cung cấp
khác cung ứng Tuy nhiên, Khách sạn có thể tác động và có những biện pháp cần
thiết để đảm bảo sự ồn định về điện, nước
- Khách hàng và đặc điểm của khách hàng Các nhóm khách hàng khác nhau
có những đặc điểm khác nhau, văn hóa tập quán khác nhau và yêu cầu cũng khác
nhau Dịch vụ cung cấp cho khách hàng phải đáp ứng nhu cầu của nhóm khách
hàng cụ thể mà Khách sạn hướng tới Do vậy, Khách sạn phải phân tích khách hàng
và tìm hiểu nhu cầu cụ thé dé thiết kế dịch vụ cho phù hợp.
- Dịch vụ của đối thủ cạnh tranh Khách hàng đánh giá dịch vụ của Khách
sạn trên cơ sở không chỉ so sánh với mong đợi của mình mà còn so sánh với dịch vụ
của đối thủ cạnh tranh của Khách sạn Chất lượng dịch vụ của Khách sạn tốt hơncác khách sạn khác là yếu td quan trong dé giữ khách hang và ngược lai.
1.5.2 Các yếu tố bên trong khách sạn
Các yếu tố bên trong là những yếu tố quyết định, ảnh hưởng trực tiép dén
việc nâng cao chât lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng Các yếu tố bên
trong bao gồm cơ sở vật chất, nhân viên tiêp xúc với khách hàng, tô chức nội bộ va
các yêu tô khác.
- Cơ sở vật chất bao gồm mặt bằng và bồ trí mặt băng, máy móc thiết bị, các
công trình phụ trợ, cần thiết để cung cấp dịch vụ cho khách hàng Ở đây, cơ sở
vật chất bao gồm: phòng nghỉ, phòng ăn, bãi để xe, văn phòng, các công trình phụ
trợ, máy móc thiết bị, Cơ sở vật chất tốt, đồng bộ và được bố trí hợp lý sẽ góp
phần nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng Ngoài ra, cơ sở vật
chất còn góp phần tạo ra hình ảnh và thương hiệu của Khách sạn, tăng giá trị cảm
nhận của khách hàng.
- Nhân viên cung cấp dịch vụ: Bao gồm toàn bộ đội ngũ cán bộ nhân viên của
Khách sạn Ở đây có thể chia thành hai nhóm: nhân viên trực tiếp tiếp xúc với khách
hàng: và nhân viên không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng Nhóm thứ nhất trực tiếp thực hiện cung ứng dịch vụ cho khách hàng Trong quá trình cung ứng dịch vụ họ phải
tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, thực hiện các giao dịch theo các quy trình, quy định
và theo yêu cầu cụ thể của khách hàng Nhóm thứ hai thực hiện các họat động hỗ trợ cho việc cung cấp dịch vụ Sự phối hợp giữa các cá nhân trong mỗi nhóm và giữa hai
nhóm có ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
14
Trang 23Con người là yếu tố cực kỳ quan trọng trong cung cấp dịch vụ Đội ngũ nhânviên có kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc chuyên nghiệp Nhân viên có kiến
thức và kỹ năng để làm việc tốt, có thể xử lý được các vấn đề nảy sinh trong công
việc Nhân viên nhiệt tình trong công việc và coi sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu cao nhât.
- Quản lý và lãnh đạo: Người lãnh đạo vạch ra hướng đi và các hoạt động cụ
thể của doanh nghiệp Những quyết định của lãnh đạo doanh nghiệp có thể ảnh
hưởng trực tiếp đến dịch vụ cung cấp cho khách hàng Thêm nữa, phương thức quản
ly, lãnh đạo có thể truyền thêm nhiệt huyết cho nhân viên và khuyến khích họ làm
việc nhiệt tình, hiệu quả cao.
- Văn hóa doanh nghiệp Văn hóa là những giá trị, niềm tin và chuẩn mực
ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp cóthể thúc đây hoặc cản trở sự phát triển của doanh nghiệp Doanh nghiệp xây dựng
được văn hóa phù hợp sẽ góp phần thúc đây nâng cao chất lượng dịch vụ Văn hóa định hướng khách hàng, lấy khách hàng làm trọng tâm sẽ làm cho toàn thể nhân viên luôn nỗ lực cung cấp dịch vụ tốt nhất có thể cho khách hàng.
- Dịch vụ cung cấp cho khách hàng Dịch vụ cung cấp cho khách hàng bao
gồm chất lượng và mức độ phong phú Ngoài dịch vụ chính, khách hàng còn quan
tâm đến các dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ giá trị gia tăng doanh nghiệp cung cấp cho
khách hàng Doanh nghiệp đưa ra những dịch vụ giá trị gia tăng phù hợp với nhu
cầu khách hàng sẽ góp phan tăng sự hài lòng với khách hàng
- Tài chính Năng lực tài chính của nhà cung cấp dịch vụ ảnh hưởng đến tính
khả thi của các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ Tiềm lực tài chính tốt cho
phép doanh nghiệp thực thi các biện pháp dé nâng cao chat lượng dich vụ.
- Marketing và hình ảnh (thương hiệu) Các hoạt động marketing giúp khách
hàng nhận ra chất lượng dịch vụ và góp phần xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp.
Hình ảnh doanh nghiệp tốt sẽ góp phần nâng cao giá trị cảm nhận của khách hàng
về chất lượng dịch vụ
Tổ chức nội bộ và cơ chế hoạt động của doanh nghiệp là những yếu tố khôngnhìn thấy được Tuy nhiên, quá trình vận hành, hoạt động bộ máy tổ chức của doanh
nghiệp lại là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến cả hệ thống trong quá trình sáng tạo
cũng như cung ứng dịch vu; không chi vậy, nó còn có tác động trực tiếp tới toàn bộ
nhân viên và yêu tô cơ sở vật chât của khách sạn.
15
Trang 24Hai yếu tố “cơ sở vật chat” và “nhân viên” là hai yếu tố thuộc môi
trường vật chất (hữu hình) Hai yếu tố này đóng vai trò trọng yếu trong quá
trình cung ứng dịch vụ cho khách hàng Cơ sở vật chất và nhân viên là hai yếu
tố có thể giúp doanh nghiệp “hữu hình hóa” dịch vụ Đây là những yếu tố rất
trực quan đối với khách hàng Khách hàng cũng thường cảm nhận chất lượng
dịch vụ thông qua hệ thống cơ sở vật chất và cách thức phục vụ của nhân viên.
Do đó, xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và tạo ra cơ sở vật chất tốt
có ý nghĩa quyết định đối với sự thành công của doanh nghiệp trong quá trình
cung cấp dịch vụ
Dịch vụ là kết quả tong hợp của sự tương tac giữa tô chức nội bộ, cơ sở
vật chất và nhân viên Ba yếu tố này tốt và đựơc kết hợp hoàn hảo sẽ tạo ra dịch
vụ chất lượng cao làm hài lòng khách hàng Ngược lại, nếu một trong ba yếu tố
đó có vấn đề hoặc sự kết hợp không tốt sẽ cho ra dịch vụ không mong đợi
Dịch vụ là mục tiêu của hệ thống và cũng là kết quả của hệ thống Dịch vụ
có thể được thiết kế, phác thảo, quy định theo quy trình nhất định Sự tác động
qua lại giữa các yếu tố trong hệ thống, như cơ sở vật chất, nhân viên, khách hàng
cùng với phương thức tổ chức, quản lý sẽ tạo ra sản phẩm dịch vụ cuối cùng với
chất lượng cao nhằm mang đến cho khách hàng sự thỏa mãn những nhu cầu của
bản thân.
Trong toàn bộ hệ thống sáng tạo và cung ứng dịch vụ thì con người (khách
hàng và nhân viên tiếp xúc) là yếu tố chủ đạo để tạo ra chất lượng dịch vụ Con
người (people — P thứ năm trong 7P của marketing-mix dịch vụ) là nhân tố quan
trọng trong quá trình sản xuất và chuyển giao dịch vụ cho khách hàng Con
người trở thành một bộ phận làm tăng tính khác biệt (khách hàng hóa —
customization), làm tăng giá trị dịch vụ và là ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp (Rajesh Modi và Rajneekant Patel (2012),Marketing of Business School:
7P's of Business-School Marketing)
Giao tiép dịch vu là sự tác động qua lại giữa khách hang va nhân viên
phục vụ, và được coi là yếu tố rất quan trọng tạo ra sự hài lòng của khách hàng.
Nhân viên đảm nhận nhiều trách nhiệm lớn lao để chuyển đổi “tính cách” của
dịch vụ tới khách hàng Khi khách hàng tương tác mặt đối mặt với người cung
ứng dịch vụ, chất lượng dịch vụ bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ không lời, lời nói và
giọng nói Do đó, cách ăn mặc, cử chỉ của nhân viên góp phần vào việc nâng cao
chất lượng dịch vụ cung ứng
16
Trang 251.6 Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn
1.6.1 Ý nghĩa về mặt kinh tế
Chất lượng dịch vụ là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh
tế của các khách sạn Đây là ý nghĩa quan trọng nhất vì hiệu quả kinh tế chính là
mục đích cuối cùng của mọi giải pháp trong kinh doanh Nâng cao chất lượng dịch
vụ sẽ giúp khách hàng thỏa mãn được những nhu cầu có xu hướng ngày càng cao.
Khi khách sạn có được sự tin tưởng của khách hàng, họ sẽ yên tâm tái sử dụng dịch
vụ, đồng thời trở thành kênh quảng cáo hữu hiệu mang lại những khách hàng mới.
Đồng nghĩa với đó là sự gia tăng khối lượng sản phẩm dịch vụ của khách sạn được
tiêu thụ, từ đó giúp doanh thu và lợi nhuận tăng lên, kết quả cuối cùng là nâng cao
hiệu quả kinh tế.
Các chi phí cho chất lượng bao gồm:
- Chi phí cho phòng ngừa nhằm hạn chế tối da và ngăn chặn ngay từ đầu các
Sai sot.
- Chi phí cho hoạt động kiểm tra, đánh giá để kiểm soát chất lượng.
- Chi phí gây ra do các yếu tố bên trong.
- Chi phí gây ra do các yếu tố bên ngoài.
Các chi phí trên được đánh giá là có hiệu quả khi chất lượng dịch vụ của
khách sạn được nâng cao.
Chất lượng dịch vụ chính là thông tin được các công ty du lịch, lữ hành sử
dụng dé giới thiệu về khách sạn và thực hiện các hoạt động quảng cáo Chất
lượng dịch vụ được đánh giá cao chính là yếu tố mang lại danh tiếng va uy tín
cho khách sạn.
Khách hàng luôn sẵn sàng chi trả nếu họ nhận được dịch vụ với chất lượng tương xứng Vì vậy, nâng cao chất lượng dịch vụ chính là tiền đề để khách sạn có
điều kiện bán sản phẩm dịch vụ ra thị trường với mức giá cao hơn Mức giá độc
quyền có thể xuất hiện khi chất lượng của các dịch vụ đã vượt trội hơn hắn các đối
thủ cạnh tranh và đạt tới sự hoàn hảo Tuy nhiên trên thực tế, rất khó để đạt đến
mức giá này, bởi khách sạn luôn phải thay đổi liên tục để đuổi kịp với thị hiếu của
khách hàng đang thay đổi từng ngày, từng giờ.
Yếu tố tiên quyết để nâng cao chất lượng dịch vụ nằm ở trình độ của đội ngũ
lao động Chất lượng của dịch vụ chỉ được đảm bảo
ĐẠI HỌC K.T.Q.D
-TT THONG TIN THUVIEN | 5
: | PHONG LUẬN ÁN - TU LIỆU 4-?42 eae
Trang 26tuyển chọn kỹ lưỡng, đào tạo có bài bản và luôn tuân thủ các quy định, quy trình.
Quá trình đưa sản phẩm dịch vụ tới tay khách hàng luôn có sự tham gia của nhân
viên khách sạn, vì vậy, trong đánh giá chất lượng dịch vụ của khách sạn, đội ngũ lao động luôn là một trong những yếu tố quan trọng, không thể thiếu Để tìm ra giải
pháp nâng cao chất lượng dịch vu, các nhà quản lý sẽ đồng thời nghiên cứu dé quá trình tuyển chọn, đào tạo đội ngũ lao động được nâng cao nhăm đáp ứng và thích ứng với những yêu cầu ngày càng khắt khe.
1.0.2 Ý nghĩa VỀ mặt xã hội
Nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn không chỉ có tác động về mặt kinh tế
mà còn mang lại những ảnh hưởng tích cực cho xã hội Đây là một trong những
phương thức giúp thu hẹp sự chênh lệch, dần xóa bỏ phân biệt đối xử, sự khác nhau
về quốc tịch, địa vị xã hội, khả năng chỉ tra, của khách du lich, đặc biệt là kháchquốc tế Tat cả khách hàng sẽ được thanh toán với một mức giá như nhau cho cùng
một loại dịch vụ mà không có bat ky su phan biét nao.
Không chi dừng lai ở đó, chất lượng dịch vụ khách sạn cao sẽ tạo được sức hút
với cả khách hàng trong và ngoài nước Đây là cơ hội để quảng bá địa phương nói
riêng và quảng bá đất nước nói chung, góp phần xây dựng quan hệ giao lưu kinh tế
-văn hóa - xã hội với bạn bè quốc tế, đồng thời xây dựng hình ảnh đất nước và con người Việt Nam tươi đẹp, ngày một phát triển trong con mắt của du khách năm châu.
Đối với bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nào, trong đó có kinh doanh
dịch vụ khách sạn, nâng cao chất lượng dịch vụ là điều tất yếu để tồn tại và phát
triển, đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường dịch vụ du lịch, khách sạn
Kết luận chương 1: Trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp kinh doanh
khách sạn muốn tồn tại và phát triển cần phải thấy rõ sản phẩm mình cung ứng cho
khách hàng là dịch vụ với đặc tính cơ bản là vô hình và khách hàng vừa là người
tiêu dùng lại vừa là người tham gia sản xuất dịch vụ Vì vậy, để giành được lợi thế
trên thị trường, không còn con đường nào khác là phải cung ứng dịch vụ thỏa mãn
trông đợi của khách hàng, coi chất lượng dịch vụ như là một lợi thế cạnh tranh
Muốn giành được lợi thế đó, các khách sạn cần phải nam vững những luận điểm
khoa học về khách hàng, nghiên cứu về nhu cầu và sự trông đợi của họ để cung ứng
mức chất lượng thỏa mãn khách hàng phù hợp với mục tiêu của khách hàng và của
xã hội |
Mặt khác, các khách sạn cần phải lựa chọn cho mình một mô hình quản lý
thích hợp nhằm trao quyền rộng rãi hơn cho nhân viên vì họ là người trực tiếp
18
Trang 27tương tac với khách hàng và cũng chính là người hiéu nhu câu và trông đợi của ho
dé cung ứng và cải tiên dịch vụ.
Ngoài ra, để kiểm soát được chất lượng dịch vụ khách sạn cần phải nam
vững những chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ theo các quan điểm hiện đại và
phương pháp đo lường chất lượng dịch vụ, đặc biệt là phương pháp căn cứ vào sự
thỏa mãn khách hàng, căn cứ vào đánh giá của các nhà cung ứng và chuyên gia.
Nhu vay, trong chương 1 của luận văn đã hệ thống hóa được những vấn đề
hết sức cơ bản về chất lượng dịch vụ, xác định chất lượng dịch vụ chính là nhân tố
cơ bản trong kinh doanh khách sạn, từ đó làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng
cũng như đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại khách sạn
Mường Thanh Grand Lào Cai.
19
Trang 28CHƯƠNG 2
THUC TRẠNG CHAT LƯỢNG DICH VU CUA
KHACH SAN MUONG THANH GRAND LAO CAI
2.1 Tổng quan về thị trường dich vụ du lich quốc tế, dich vu lưu trú, dich vụ
khách sạn phục vụ khách quốc tế tại Việt Nam
Với nhiều lợi thế về cảnh quan thiên nhiên và những nét đặc trưng về văn
hóa, Việt Nam có đến 22 di sản (bao gồm di sản thiên nhiên, di sản văn hóa phi vật
thể, đi sản tư liệu, di sản văn hóa hỗn hộp) được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và
Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là di sản thế giới Điều này lý giải tại sao Việt Nam lại là một điểm đến vô cùng hấp dẫn đối với khách du lịch quốc tế Năm 2019, Thủ đô Hà Nội xếp thứ 15 trong số 25 điểm đến hấp dẫn nhất thé giới
do TripAdvisor bình chọn (bảng xếp hạng Traveler's Choice Awards năm 2019); dãy Hoàng Liên Son (tỉnh Lao Cai) xếp thứ 7/28 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới
theo kết quả bình chọn của các biên tập viên du lịch, nhà thám hiểm của National
Geographic; Đà Nẵng, Hội An và nhiều địa điểm khác cũng đứng ở thứ hạng cao
trong bảng xếp hạng của các tạp chí du lịch uy tín trên thế giới Đây là điều kiện vôcùng thuận lợi để ngành du lịch Việt Nam phát triển, đặc biệt là thị trường khách dulịch quốc tế
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, trong giai đoạn
2015-2018, tổng thu từ khách du lịch đã tăng từ 337,83 nghìn tỷ đồng lên 620,00 nghìn tỷ
đồng, tức tăng 83,52% trong vòng 4 năm Con số trên là tín hiệu khả quan cho thấy
sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch nước ta, kéo theo đó sẽ là sự phát triển
của thị trường dịch vụ lưu trú.
2.1.1 Các loại cơ sở lwu trú du lịch
Mục 3, điều 48 Luật Du lịch Việt Nam 2017 quy định các loại cơ sở lưu trú
du lịch bao gồm:
- Khách sạn (đã đề cập trong chương 1, mục 1.1)
- Biệt thự du lịch: “Có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê, có thể
tự phục vụ trong thời gian lưu trú Có từ ba biệt thự du lịch trở lên được gọi là cụm
biệt thự du lịch.”
20
Trang 29- Căn hộ du lịch: “Căn hộ có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê,
có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú Có từ mười căn hộ du lịch trở lên được gọi
là khu căn hộ du lịch.”
- Tàu thủy lưu trú du lịch: “Phương tiện thủy chở khách du lịch có buồng
ngủ, trên hành trình có neo đậu cho khách ngủ qua đêm.”
- Nhà nghỉ du lịch: “Cơ sở lưu trú có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục
vụ khách du lịch như khách sạn nhưng không dat tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn.”
- Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê: “Nơi sinh sống của người sở hữu
nhà hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú, có trang thiết bị, tiện
nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng
của chủ nhà.”
- Bãi cắm trại du lịch: “Khu vực được quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên
nhiên đẹp, có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và dịch vụ cần thiết
phục vụ khách cắm trại.”
- Các cơ sở lưu trú du lịch khác.
2.1.2 Sự phát triển của dịch vụ khách sạn
Trong tất cả các loại cơ sở lưu trú đã được liệt kê thì khách sạn vẫn là loại
hình phổ biến nhất Kinh doanh dịch vụ khách sạn là một mắt xích quan trọng trong
kinh doanh dịch vụ du lịch, có tác động qua lại lẫn nhau Do đó, khi ngành du lịch
phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của dịch vụ khách sạn.
Theo số liệu do Trung tâm Thông tin du lịch tổng hợp từ Vụ Khách sạn va
các Sở Văn hóa — Thẻ thao và Du lịch (cập nhật vào tháng 6/2018), giai đoạn 2015
— 2017, số lượng cơ sở lưu trú du lịch đã tăng từ 19.000 lên 25.600 cơ sở chỉ trong
vòng 3 năm (6.600 cơ sở, tức tăng 34,73%) Phân khúc các khách sạn từ 3-5 sao
cũng có sự phát triển đáng kể, với số lượng tăng lên hơn 18% trong giai đoạn này.
Nhắc đến phân khúc khách sạn cao cấp (từ 3-5 sao) của các doanh nghiệp
Việt Nam, có thé kế đến những cái tên nổi bật như tập đoàn Vingroup với chuỗi
khách sạn Vinpearl; tập đoàn Sungroup với JW Marriot, Novotel, Mgallery, ; tập
đoàn FLC; tập đoàn Mường Thanh: Sự phát triển của dịch vụ khách sạn ở phân
khúc này thể hiện sự bắt nhịp kịp thời với thị trường dịch vụ khách sạn trên thế giới
của các doanh nghiệp trong nước Tuy nhiên, với thực tế mức thu nhập bình quân
của người dân Việt Nam còn thấp (chi 3,76 triệu đồng/người/tháng — số liệu do
BÚ
Trang 30Tổng cục Thống kê công bố tháng 12/2018) thì đối tượng khách hàng chính của
phân khúc khách sạn này là chính là khách quốc tế.
2.2 Tổng quan về chuỗi khách sạn Mường Thanh
Năm 1997, khách sạn Mường Thanh đầu tiên được xây dựng tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, khởi đầu cho chuổi thương hiệu Mường Thanh.
Tính đến thời điểm hiện tại, với hơn 50 khách sạn và dự án khách sạn, Mường
Thanh đã trở thành “Chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất Việt Nam” Chuỗi khách sạn
Mường Thanh chia thành 4 phân khúc: Luxury, Grand, Holiday và Mường Thanh
với các khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 đến 5 sao tùy theo địa điểm và các phân khúc khách hàng Trong đó, Mường Thanh Grand là các khách sạn 4 sao được xây dựng
tại các thành phó lớn.
Bảng 2.1 Danh sách số lượng khách sạn Mường Thanh tại các địa phương
chia theo từng phân khúc
Mường Thanh | Mường Thanh Mường Thanh - Mường Thanh
Luxury Grand Holiday Standard
Bắc Ninh (1) Bắc Giang (1) Bà Rịa — Vũng Tàu (1) | Bình Định (1)
Cà Mau (1) Đà Nẵng (1) Bình Thuận (1) Lai Châu (1)
Cần Thơ (1) Hà Nội (3) Điện Biên (1) Lào Cai (1)
Nghệ An (3)
Quảng Nam (1)
Quang Ninh (1) Quang Tri (1)
Lam Déng (1)
Nghệ An (1)
Quang Binh (1)
Quang Nam (1) Quang Ngãi (1) Son La (1)
Thira Thién Hué (1)
Trang 31Các khách sạn trong chuỗi khách sạn Mường Thanh được đặt tên theo vị trí
và phân khúc của từng khách sạn Ví dụ:
- Khách sạn trong phân khúc Grand đặt tại thành phố Lào Cai: Khách sạn
Mường Thanh Grand Lào Cai.
- Khách sạn trong phân khúc Standard đặt tại thị trần Sa Pa (Lào Cai): Khách sạn Mường Thanh Sa Pa.
Ngoài trang web chung giới thiệu chung về khách sạn và các dịch vụ của
Mường Thanh, mỗi khách sạn lại có một trang web riêng để giới thiệu về sự khác
biệt trong các sản phẩm dịch vụ của mình và để hỗ trợ khách hàng tốt hơn trong
việc đặt phòng trực tuyến.
id TRANG CHO ĐẤTPHÔNG KHÁCHSAN ƯUĐẢI SƯIẾN&TIẾCCƯƠI VẾCHỦNGTÔI «THE HOrviEN
pg hin 5 a | “sân thông aaa sóc VI conn
MUTONG THANH với mức giá UU DAI TỚI 27.03-30.03 407%, bao gồm giả phòng & bữa an chứnh
NGAYOEN dở mm/yyyy NGÀYÐ đ4mmyyyy
Ks MƯỜNG THANH MUONGTHANH MUONGTHANH MƯỜNG THANH
TÌM SAN LUXURY GRAND HOLIDAY 7
bi
Tông aver Độệt phòng mot óc vee chí Điều wrod & Điêu tiên
Tuyển dụng TP nội Độ An nình & An to@m
Hình 2.1 Trang web chung của hệ thống khách san Mường Thanh
Nguôn: muongthanh.com
23
Trang 32English sch wy khach hang Truy cấp trang Tập đoản
`v KHACH SAN ĐẤTPHÒNG NHÀHÀNG&BAR PHÒÔNGHỌP&HỘNNGHỊ «DICH VUKHACHSAN KHUYỀN MÃI
ƯỜN: >
19001833
ĐẶT PHONG TONG QUAN VE KHACH SAN
Lào Cai là thành phố trung tắm kinh tế, chính trị lớn ở khu vực thương nguồn Sông Hồng vá là thành phổ duy nhất nằm ngay sắt của khẩu Quốc tế Hà khẩu (Trung Quốc) Nằm tại khu vực “Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt” khách san | Facebook cf
Mường Thanh Grand Lio Cai chỉ cách thủ đồ Ha Nội 245km bằng đường cao tốc hiện đại
M
Được xây dựng vào năm 2015, Khách sạn Mường Thanh Grand Lào Cai là một trong những cơ số lưu trú lớn nhất Lào mĩ Ps
Cai và là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho khách du lich Tu đây, khách có thé dễ dàng tiếp cận được nét đẹp sống động a;
của thành phổ ở moi góc cạnh Với vi trí thuận lợi, khách san đễ dàng tiếp cận những điểm tham quan đu lich nỗi tiếng của thành phó 7 người ban
Khách san Mường Thanh Grand Lao Cai lả một sự lựa chọn thông minh cho du khách khí đến Lào Cai nơi mang lại ra
Hình 2.2 Trang web riêng của khách san Mường Thanh Grand Lào Cai
sạn 4 sao theo tiêu chuẩn quốc tế và là một trong những cơ sở lưu trú lớn nhất tại
Lào Cai tính đến thời điểm hiện tại.
Với tổng số 195 phòng nghỉ: 70 phòng Deluxe King, phòng 110 Deluxe
Twin, 14 phòng Executive Suite va 1 phòng Presidential Suite, khách sạn Mường
Thanh Grand Lao Cai có thé đón tiếp tối đa hơn 580 khách lưu trú mỗi ngày.
2.3.2 Vị trí địa lí
Khách sạn Mường Thanh Grand Lao Cai nam tại số 86A đường Thanh Niên,
phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai Với vị trí thuận lợi, khách du
lịch có thể dễ dàng tiếp cận tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng
Khoảng cách tới các điểm tham quan:
- Cửa khẩu quốc tế Lào Cai: 0,72km
- Khu di tích lich sử Đền Thượng: 0,77km
- Chợ Cốc Léu: 0,13km
24
Trang 332.3.3 Cơ sở hạ tang và các dịch vu
Khách sạn Mường Thanh Grand Lào Cai có thiết kế 18 tầng bao gồm hệ
thống phòng nghỉ, nhà hàng, quầy bars, quầy bán đồ lưu niệm, phòng hội thảo, bể
bơi, khu tập luyện và spa.
a Hệ thống buông phòng và dịch vụ lưu trú
Hệ thống 195 phòng nghỉ được bố trí từ tầng 4 đến tầng 18 của khách sạn,
chia thành 3 hạng phòng:
- Phòng Deluxe có diện tích 33-37m2, tiêu chuẩn dành cho 2 người Trong đó,
Deluxe King là hạng phòng 1 giường đôi, kích thước 1,8m x 2m; Deluxe Twin là hạng phòng 2 giường don, kích thước 1,2m x 2m.
- Phòng Executive Suite có diện tích 76m2, tiêu chuẩn dành cho 2 người Bên
cạnh khu vực phòng ngủ như hạng phòng Deluxe King, phòng Executive Suite
được thiết kế thêm khu vực phòng khách sang trọng và có thêm bồn tắm nằm Khi
đặt và sử dụng hạng phòng này, khách hàng sẽ được phục vụ hoa quả miễn phí theo
tiêu chuẩn của hệ thống khách sạn Mường Thanh (áp dụng khác nhau tùy theo đối
tượng khách).
- Phòng Presidential Suite nằm tại tầng cao nhất của khách sạn, với tầm nhìn đặc
biệt, có thể bao quát toàn bộ khu vực biên giới tại cửa khâu quốc tế Lào Cai — Hà Khẩu, có diện tích 290m2 được bé trí như một căn hộ 2 phòng ngủ với đầy đủ tiện
nghi, trang thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn 4 sao quốc tế Khách hàng sẽ được tận
hưởng những dịch vụ tốt nhất của khách sạn khi đặt và sử dụng hạng phòng cao
nhất này
Bảng 2.2 Bảng giá phòng niêm yết tại khách sạn Mường Thanh Grand Lào Cai
(Giá đã bao gôm ăn sáng.
Giá trên đã bao gom 5% phí phục vụ và 10% thuế giá trị gia tăng )
Hạng phòng Giá phòng (đơn vị: VNĐ)
Deluxe King 1.080.000
Deluxe Twin 1.080.000 Executive Suite 1.680.000
| Presidential Suite 18.000.000
Nguôn: Phòng Kinh doanh khách san Mường Thanh Grand Lào Cai
25
Trang 34Giá niêm yết được áp dụng với các khách hàng đặt phòng trực tiếp tại khách
sạn, không qua các bên trung gian Khách sạn Mường Thanh Lào Cai Grand có
những chính sách giá riêng áp dụng cho các đơn vị, tổ chức, các công ty lữ hành ký
hợp đồng lâu dài (theo năm) và các hệ thống đặt phòng trực tuyến với mức giá ưu
đãi hơn theo từng thỏa thuận Mỗi phòng có tiêu chuẩn phục vụ dành cho 2 người
và có thể ở tối đa 3 người Khách sạn áp dụng bảng giá phụ thu dành cho người thứ
3 là 300.000 VNĐ, miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, tính 70% phí đối với trẻ em từ
6-11 tudi.
Tất cả các hạng phòng đều được bố trí, lắp đặt các thiết bi điện tử (ti vi, tủ
lạnh, máy say, ấm đun nước, ), quay minibar dé phục vu nhu cầu của khách lưu
trú Mỗi phòng nghỉ tại khách sạn đều có phục vụ đồ uống miễn phí (số lượng giới
hạn) được bày sẵn khi khách nhận phòng Tắt cả các trang thiết bị đều được thiết ké,
lắp đặt theo tiêu chuẩn 4 sao để mang lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất
khi lưu trú tại khách sạn.
Bảng 2.3 Danh sách các trang thiết bị trong mỗi phòng nghỉ
của khách sạn Mường Thanh Grand Lào Cai
6 | Ga trải giường 1-2 | Chỉ có 2 ở hạng phòng Deluxe Twin
7 | Chăn 1-2 | Chỉ có 2 ở hạng phòng Deluxe Twin
Ba Vỏ chăn 1-2 | Chỉ có 2 ở hạng phòng Deluxe Twin
Trang 36Bảng danh sách này được sử dụng để kiểm tra tình trạng phòng (trước khi làm
thủ tục nhận phòng cho khách hàng), đảm bảo chất lượng dịch vụ buồng của khách
sạn; đồng thời dùng dé đối chiếu đồ dùng khi khách hàng làm thủ tục trả phòng
b Các tiện ích, dịch vụ kèm theo của khách san
Các nhà hàng, phòng tiệc, quầy bar được chia thành các khu vực dé đáp ứng
các nhu cầu khác nhau của khách hàng:
- Nhà hang Nam Thi với sức chứa tối đa 190 người, nằm tại tang 1 của khách
sạn Bên cạnh phục vụ buffet sáng từ 6h00 — 9h30, nhà hàng mở cửa và phục vụ
nhu cầu ăn uống của khách lưu trú và khách vãng lai đến 22h hàng ngày Một suất
ăn sáng buffet tiêu chuẩn tại nhà hàng Nậm Thi được có giá 120.000 VNĐ.
- Cát Cát Bar là quầy bar được đặt ngay tại sảnh tầng 1 của khách sạn với
diện tích khoàng 700m2 Mở cửa từ 8h00 — 23h hàng ngày, khu vực quay bar Cát
Cát là nơi phục vụ đồ uống cho cả khách lưu trú và khách lẻ Bên cạnh thực đơn đồ
uống có sẵn, quầy bar còn phục vụ các loại đồ uống theo yêu cầu riêng của từng
khách hàng (trong điều kiện cho phép).
- Phòng tiệc Mường Hoa tại tầng 2 của khách sạn có sức chứa tối đa lên tới
500 khách, có thể bố trí lắp đặt sân khấu vừa và nhỏ, là địa điểm lý tưởng để tổ
chức các buôi tiệc quy mô lớn, các chương trình gặp mặt, các buôi meeting,
- Phòng ăn VIP được thiết kế sang trọng, phù hợp dé tổ chức các sự kiện,
bữa tiệc nhỏ nhưng quan trọng, có tính riêng tư cao Phòng được đặt tại tầng 2 của
khách sạn với sức chứa 50 người.
Bên cạnh nhà hàng Nậm Thi, quầy bar Cát Cát sẽ được sử dụng chủ yếu để
phục vụ nhu cầu của khách lưu trú tại khách sạn thì các phòng tiệc, phòng ăn lại hướng
đến đối tượng khách hàng chính là các cơ quan, tô chức, cá nhân tại địa phương
Ngay tại sảnh tầng 1 của khách sạn còn có quay bán đồ lưu niệm Tại đây bay bán các vật pham mang đậm nét đặc trưng của các địa phương, các dân tộc Lào
Cai như tương ớt Mường Khương (huyện Mường Khương), rượu San Lùng (huyện
Bắc Hà), rượu Sim San (huyện Bát Xát), các sản phẩm thổ cẩm thủ công (quần áo,
túi, mũ, ), mật ong rừng, châm chéo vừa dé phục vụ nhu cầu của khách du lịch,
vừa góp phần quảng bá các sản vật địa phương.
Với lợi thế về địa điểm và không gian lịch sự, đẳng cấp, trang thiết bị hiện
đại, tiện nghi, khách sạn Mường Thanh Grand Lào Cai là một trong những lựa chọn
hàng đầu để tổ chức các hội nghị, hội thảo tại thành phố Lào Cai Khách sạn được
28
Trang 37thiết kế gồm 3 phòng hội thảo có khả năng phục vụ tối đa lên đến 600 người có khả
năng tách ghép linh hoạt thành 1 phòng lớn.
Để phục vụ nhu cầu của khách hàng trong thời gian lưu trú, khách sạn còn có
khu tập luyện miễn phí dành cho khách lưu trú, bé bơi ngoài trời kinh doanh theo
hình thức bán vé, và khu xông hơi, massage giúp khách hàng thư giãn, giải tỏa căng
thăng, mệt mỏi sau khi kết thúc lịch trình bận rộn.
Bảng 2.4 Bang giá các dịch vụ bé sung tại khách san
Vé thêm giờ (30 phút) 190.000
Nguôn: Phòng Kinh doanh khách sạn Mường Thanh Grand Lào Cai
Bên cạnh những sản phẩm dịch vụ trên, khách sạn cùng cung cấp các dịch vụ
bổ sung như thu đổi ngoại tệ, dịch vụ đưa đón, cho thuê ô t6, và hỗ trợ khách
hàng liên hệ với các công ty lữ hành dé thực hiện các thủ tục liên quan đến xuất,
nhập cảnh, mua bán tour du lịch.
2.3.4 Cơ câu tô chức và chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
Nhân sự tại khách sạn Mường Thanh Grand Lào Cai được tổ chức theo cơ
cau điển hình của các khách sạn lớn dưới 200 buồng Các bộ phận, phòng ban thực
hiện nhiệm vụ của mình và phối hợp với nhau theo quy trình và sự chỉ đạo của ban
giám đôc.
Pi
Trang 38Nhân viên
vệ sinh
Hình 2.3 Sơ đồ cơ cấu tô chức nhân sự
Nguôn: Phòng Nhân sự khách sạn Mường Thanh Grand Lào Cai
Các bộ phận, phòng ban và cá nhân được bô trí, phân công các nhiệm vụ
tương ứng như sau:
- Ban giám đôc:
+ Đứng dau là Giám độc, Phó giám doc có nhiệm vụ hỗ trợ và có quyền đại
diện thay khi Giám đôc văng mặt.
+ Được bổ nhiệm theo quyết định của tập đoàn, thường có sự luân chuyền
giữa các khách sạn trong hệ thống.
+ Năm chức vụ và quyên han cao nhat trong khách san, chỉ đạo các bộ phận
dưới quyền xây dựng định hướng phát triển, chiến lược kinh doanh của khách sạn,
30
Trang 39phê duyệt và chịu trách nhiệm về các quyết định liên quan đến khách sạn.
+ Thực hiện nhiệm vụ đối nội, đối ngoại, đại diện cho khách sạn trong các
hoạt động, sự kiện, đảm bảo hoạt động kinh doanh của khách sạn được diễn ra bình
thường và đạt hiệu quả cao.
- Phòng Kinh doanh:
+ Làm việc trực tiếp với các đối tác (các công ty lữ hành, các tổ chức, doanh
nghiệp, các trang đặt phòng trực tuyến) để đàm phán, kí kết hợp đồng.
+ Giới thiệu, quảng bá các sản phẩm của khách sạn, tìm kiếm khách hàng
tiềm năng và thuyết phục họ sử dụng các dịch vụ tại khách sạn
+ Chăm sóc khách hàng, duy trì mối quan hệ với khách hàng, kịp thời nắm bắt
những vấn đề chưa thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng để giải quyết trong khảnăng và báo cáo lại (nếu cần thiết) để nâng cao chất lượng dịch vụ của khách sạn
+ Hàng ngày, tổng hợp các đặt phòng được xác nhận, thực hiện nghiệp vụ
đặt phòng cho khách hàng trên hệ thống, bàn giao thông tin lại cho bộ phận Lễ tân
dé thực hiện các nghiệp vụ tiếp theo
+ Phối hợp với bộ phận Lễ tân để giải quyết các yêu cầu về đặt phòng, hủyphòng khi cần thiết
- Phòng Kế toán: thực hiện các nghiệp vụ kế toán — tài chính của khách san
+ Xuất, nhập hóa đơn
+ Tiếp nhận, xử ly và thực hiện các đề xuất chi thường xuyên của các bộ phận
+ Xử lý các số liệu liên quan đến ngày công, ngày nghỉ, ngày lễ, thưởng,phạt để tính toán bảng lương, thưởng, phạt của nhân viên khách sạn
+ Các nghiệp vụ khác liên quan đến kế toán — tài chính của khách sạn.
- Phòng Nhân sự:
+ Quản lý dữ liệu của nhân viên làm việc tại khách sạn.
+ Xây dựng định hướng tuyển dụng và sử dụng nhân sự phù hợp với định
hướng và chiến lược phát triển của khách sạn
+ Xây dựng kế hoạch đào tạo nghiệp vụ theo đặc thù của từng bộ phận trong
khách sạn.
+ Quản lý các chế độ, phúc lợi dành cho người lao động.
- Bộ phận Lễ tân: bao gồm lễ tân, nhân viên hành lý, lái xe và nhân viên
quay bar
+ Lễ tan:
31
Trang 40e Tiếp nhận và xử lý các yêu cầu đặt phòng, hủy phòng trực tiếp; nhận
thông tin về yêu cầu đặt phòng, hủy phòng (của các công ty lữ hành, các tổ chức,
doanh nghiệp, các trang đặt phòng trực tuyến) từ phòng Kinh doanh.
e Đón tiếp và hướng dẫn khách làm thủ tục nhận phòng, trả phòng
e Hướng dẫn khách sử dụng các dịch vụ của khách sạn.
e Hỗ trợ khách (trong khả năng) khi có yêu cầu Xử lý các tình huống phát
sinh trong quá trình khách lưu trú tại khách sạn.
e Tiếp nhận và xử lý các ý kiến đánh giá của khách hàng, gửi phản hồi về
các bộ phận liên quan.
e Phụ trách khu vực quay đồ lưu niệm tại sảnh tầng 1.
e Thực hiện các nghiệp vụ theo bộ quy trình thao tác chuẩn của khách sạn.
+ Nhân viên hành lý:
e Mở cửa xe (ô tô) đón khách, nhận và vận chuyển hành lý giúp khách,
hướng dẫn khách tới khu vực ham dé xe.
e Nhận và bảo quản hành lý, đồ đạc khi khách gửi tại quầy.
e Nhận bưu phẩm, đồ ký gửi đến khách sạn từ bộ phận an ninh.
+ Lái xe:
e Phục vụ đưa đón Giám đốc và các nhân sự khác khi cần thiết.
e Dịch vụ cho thuê xe có lái xe khi khách hàng có yêu cầu.
e Hỗ trợ nhân viên hành lý khi cần thiết.
+ Nhân viên quây bar:
e Phục vụ nước miễn phí khi khách ngồi tại sảnh chờ làm thủ tục, bàn công việc
e Phục vụ đồ uống và bánh tính phí theo yêu cầu của khách
- Bộ phận Buông:
+ Nhân viên buồng:
e Dam bảo phòng nghỉ sạch sẽ và đầy đủ đồ đạc, các thiết bị vận hành bình
thường theo tiêu chuẩn khi khách nhận phòng.
e Kiểm tra, đối chiếu tình trạng phòng, số lượng và tình trạng của đồ đạc,các trang thiết bị để bộ phận lễ tân làm thủ tục thanh toán khi khách trả phòng
e Don dẹp phòng nghỉ khi khách có yêu cau.
e Xử lý các yêu cầu (trong khả năng) của khách liên quan đến phòng nghỉ.
a2