có rất nhiều hình thức như vay trên hạn mức tin dụng: Các ngân hàng có thé vay vốn từ các thành viên còn lại theo hạn mức mà thành viên đó cấp cho tùy vào quan hệ giữa hai bên và xếp hạn
Trang 1FMVH NV?
ta le
_CDTN Chat lượng cao ñ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DAN
CHƯƠNG TRÌNH TIÊN TIEN CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE
CHUYEN ĐÈ THỰC TẬP
Chuyên mgành: Ngân hàng
DE TÀI:
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI
PHÒNG GIAO DỊCH VIB SAO BO,
CHI NHÁNH HAI DUONG
PHAM TAM LONG
HA NOI - 2018
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN
CHUONG TRÌNH TIEN TIEN CHAT LUONG CAO VÀ POHE
TRƯỜNG ĐHKTQD
TT THONG TIN THU VIỆN
Dé tai:
GIAI PHAP TANG CUONG HUY DONG VON TAI
PHONG GIAO DICH VIB SAO ĐÓ,
CHI NHANH HAI DUONG
Sinh viên thực hiện — : Pham Tam Long
TT, THONG TIN THƯ VIỆN
PHONG LUẬN ÁN « TƯ LIỆU
Hà Nội - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong chuyên đề thực tập này là do tôi tự thu thập, trích dẫn, tuyệt đối không
sao chép từ bất kỳ một tài liệu nào.
Sinh viên
Phạm Tâm Long
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BANG, BIEU, SƠ DO
PHAN MỞ DAU 0 cccccccccscsssssssssssssssecsssssseessssssessssssisssssssisessssisiiveceesseteeceessseeeseeeece |
CHUONG 1: NHỮNG VAN DE CƠ BAN VE NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VON
CUA NGAN HÀNG THUONG MẠI 2218025 3
1.1 Vốn và hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại - 3
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của vốn của ngân hàng thương mại 3
1.1.2 Khái niệm huy động vôn và các sản phẩm huy động vốn của ngân hàng
Co | a ce 5
1.2 Co ché Diéu chuyén von nội bộ của ngân hang ccc cccceeeseeeesceeeseeeees 7
1.2.1 Định nghĩa cơ chế Điều chuyền vốn nội bộ - 2-52: S2 2S 2512522512111 ng 7 1.2.2 Vai trò của cơ chế Điều chuyển vốn nội bộ 5 SE êc 7
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá về huy động vốn của ngân hàng 17
1.3.1 Nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng nguồn vốn huy động ccccc+ 10
1.3.2 Nhóm chỉ tiêu về mức đóng góp vào thu nhập hoạt động ròng của đvkd từ
hoạt động huy động VON ceecceecssecssessseesssessscsssesssesssuesssssssesssssssessssessssessiesesecsseeceses II
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của các ĐKVD 22-2 1§ 1.4.1 Chính sách lãi suất huy động và mua - bán vốn nội bộ của ngân hàng 15
1.4.2 Xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng trong hệ thống ngân hàng thương mai 16
1.4.3 Đặc tính các sản phẩm huy dOng cccecceecsessseesseesssesssecsssesssesssseseseecseesseseeees l6
1.4.4 Môi trường pháp lý + 2 6s 11T S111 111111111 5111EEE 1111511 EEEse 17
1.4.5 Môi trường kinh tế xã hội 22 S2s 22t 2E 2221221521151 17
1.4.6, DOi th nốố ẽ 18
CHUONG 2: THUC TRANG HUY DONG VON CUA PHONG GIAO DICH
VIB SAO ĐỎ, HAI DUONG GIAI DOAN 2015-2017 222cc 19
2.1 Giới thiệu chung về Phong giao dich VIB Sao Đóỏ - 2 Ss S2 sec sec 19
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 2 2S S111 19
2.1.2 Co cấu tô chức của Phong giao dịch VIB Sao Đỏ Hải Dương at
2.2 Thực trạng huy động von của Phòng giao dich VIB Sao Đỏ giai đoạn 2015-2017 23
2.2.1 Các sản phẩm huy động vốn của Phòng giao dịch VIB Sao Đỏ 23
2.2.2 Thực trạng tăng trưởng tổng vốn huy động của Phòng giao dịch VIB Sao Đỏ
giai đoạn 2015-2017 a eeeeecesesessesesesessesesesscscsvsrsesssstavsssasavaverssssssscsssvatsisavereesecesesceces 25
Trang 52.2.3 Thực trạng đóng góp vào thu nhập hoạt động ròng của đvkd từ hoạt động huy
động vốn giai đoạn 200 1 5-2 17 - ¿- + + 2 +k+SE+EE+E£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrerkrred 35 2.3 Đánh giá thực trạng huy động vốn của Phòng giao dịch VIB Sao Đỏ giai
Goan 2015-2017 ooo .d 33 4I
2.3.1 Kết quả đạt được -¿- 2 2 2 +sSE£EEEEkEEEEEEEEEEE1E7112111111711111E11 11.1 ce.4I
2.3.2 Các hạn chế còn ton tại ¿6 -ksSxSkSkSEEEEEEEEEkEkEEEEEEEEkEkEEEEEkEErErrkrkrkee 43 2.3.3 Nguyên nhân của các hạn chế còn tồn tại - - 2 2s s+£++£z+x+£x+zzzees 44 CHUONG 3: DE XUẤT GIẢI PHAP VÀ KIÊN NGHỊ TANG CƯỜNG HUY
DONG VON TAI PHONG GIAO DICH VIB SAO ĐỎ HAI DUONG 47
3.1 Mục tiêu huy động vốn của Phong giao dich VIB Sao Đỏ giai đoạn 2017-2020 47 3.2 Giải pháp tăng cường huy động vốn cho PGD VIB Sao Đỏ 48
3.2.1 Mở rộng tập khách hang, đa dạng hóa các chương trình ưu đãi 48
3.2.2 Tiếp tục phát triển thương hiệu nâng cao vị thế ngân hàng 48 3.3 ‹ ôn 4 ¬ 49
3.3.1 Kiến nghị với Hội sở chính ngân hàng VIB 2-2 2 22 +2 +2 se 49
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước -¿- 2 2 s+ss+£+2z++z+zzzzzxzrxerxee 53 3.3.3 Kiến nghị với Chính phthe cecececcececceccessessessessessessessessessessessesscssessessesseeseeses 55 KẾT LUẬN 5c ST E1 1 1111 1111 111111111 11111111 1111 1111111111111 1x 11rre, 57 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO 2 -5s+S2E£EE£E2EeEEeExerxrrrrkerkd 58
Trang 6DANH MỤC BANG, BIEU, SƠ DO
Tăng trưởng huy động vốn phân theo kỳ hạn của PGD VIB Sao Đỏ,
Hải Dương giai đoạn 2015-20 Ï7 5 25+ +25 3+2 * + £zseczxeczs 29
Lãi suất huy động và giá bán vốn lên Hội sở chính năm 2017 đối với VND 31
Lợi nhuận trước thuế của PGD VIB Sao Đỏ Hải Dương giai đoạn
POLS 2UT F ưnnagiorottiostkzg89axãdlusdbiiaxinuikgV'SIA44493/0601G1521805/0NL7ĐSEXE43.8đ83 -0cà.c.âmjeensemmaraee 36
Tang trưởng thu nhập hoạt động ròng phân theo kỳ han giai đoạn
F706 72/0 08 000 vua 111 39
Cơ cấu thu nhập hoạt động ròng của một đơn vi kinh doanh 13
Biểu đồ lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2015-2017 - 22
Biểu đồ huy động vốn giai đoạn 2015-20 17 - 2-55: 25
Cơ cau vốn huy động phân chia theo kỳ hạn giai đoạn 2015-2017 30 Lãi suất ròng sản phâm tiền gửi không kỳ hạn giai đoạn 2015-2017 32
Cơ cau thu nhập hoạt động ròng của PGD VIB Sao Đỏ giai đoạn
EIA POA TY nhìsguBborgoNEG0480014014.1011800.1013800801/8080807020038300309:/g810i4/003)834246i206-100A/8831002000360012 35
Dư nợ tín dụng giai đoạn 2015-2017 38
Cơ cau thu nhập ròng từ huy động vốn phân theo kỳ hạn 40
Sơ đồ cơ cấu phòng giao dịch Sao Đỏ -2- 2-55 s+£x+zxeszcee 21
Trang 7DANH MỤC VIET TAT
PGD Phòng giao dịch
VIB Ngân hang thương mai cô phan quốc tế
Việt Nam
GDP Tốc độ tăng trưởng kinh tế
VAMC Công ty quản lý tài sản Việt Nam
TMCP Thuong mại cô phan
NHNN Ngân hàng Nhà nước
DHDCD Đại hội đồng cô đông
DVKD Don vi kinh doanh
FTP Cơ chế điều chuyền vốn nội bộ
Trang 8PHẢN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam vừa trải qua năm 2017 với tốc độ tăng trưởng GDP nam trong top
cao nhất thế giới, ở mức 6,81% Cùng với đó là lạm phát được kiểm soát dưới
4%, đạt chỉ tiêu chính phủ dé ra Dự trữ ngoại hối tăng ky lục, đạt gần 53 ty
USD Đó là những tín hiệu đáng mừng của một nền kinh tế đang phát triển, tuy nhiên vẫn còn đó những khó khăn riêng, đặc thù của nền kinh tế mà khó có thể giải quyết một sớm một chiều.
Hệ thống ngân hàng giai đoạn 2015-2017 - giai đoạn chuyền giao nhiệm kỳ hai thống đốc cũng chứng kiến những đổi mới day tích cực Nợ xấu đã từng bước được xử lý thông qua cơ chế mua bán nợ xấu của VAMC và các chế tài xử
ly nợ xấu trong nghị quyết 42/2017/QH14 Thanh khoản hệ thống luôn déi dao,
khoảng chênh giữa mức tăng Tổng phương tiện thanh toán và phần tăng thêm tín dụng của năm 2017 so với 2016 là dương, thể hiện một mức dư thanh khoản trong hệ thống ngân hàng.
Thêm vào đó, ngân hàng Nhà nước cũng triển khai mạnh mẽ việc áp dụng
mô hình Basel II vào quan trị rủi ro và bảo đảm hệ số an toàn vốn CAR, với
công thức tính tiệm cận theo chuân của thế giới VIB là một trong 10 ngân hang thí điểm áp dụng Basel II từ cuối năm 2015 VIB luôn được cho là ngân hàng có công tác quản trị rủi ro, đảm bảo các hệ số an toàn vốn tốt nhất trong các ngân
hàng thương mại.
Những thành tích đáng kể trên đã củng cố niềm tin vào hệ thống ngân
hàng của người dân sau những vụ đại án trong giới ngân hàng như vụ việc hai
ngân hàng là Oceanbank và PGbank bị NHNN mua lại với giá 0 đồng Hệ thống
ngân hang đang đứng trước cơ hội phát triển mạnh mẽ và bền vững hon Đặc
biệt trong bối cảnh các kênh dau tư và tiết kiệm khác như chứng khoán, bảo
hiểm vẫn chưa phát triển do điều kiện kinh tế vĩ mô thiếu 6n định, tiềm ân nhiều
rủi ro Ngân hàng trong tương lai vẫn là kênh đầu tư, tiết kiệm và phục vụ thanh
toán hang đầu của nên kinh tế Với những lý do trên, trong thời gian thực tập tại
Phòng giao dich VIB Sao Đỏ thuộc thi xã Chi Linh, tỉnh Hải Dương,tôi đã có cơ
hội thực tập tại vị trí chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân Qua đó, tôi nhận
thức được tầm quan trọng của việc huy động vốn và tính cấp thiết của việc mở
rộng huy động vốn Nên tôi đã chọn dé tài: “ Gidi pháp tăng cường huy động
vốn tại Phong giao dịch VIB Sao Do, chỉ nhánh Hải Duong”.
Trang 9Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của giảng viên
PGS TS Đàm Văn Huệ cùng sự chỉ bảo của các cán bộ tại Phòng giao dịch VIB
Sao Đỏ đã giúp đỡ em hoàn thiện chuyên đề thực tập này.
Trang 10CHUONG 1: NHỮNG VAN DE CƠ BAN VE NGHIỆP VU
HUY DONG VON CUA NGAN HANG THUONG MAI
1.1 Vốn và hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm và đặc điển của von của ngân hàng thương mại
1.1.1.1 Khái niệm về vốn của ngân hàng thương mại
Theo quan điểm của Peter Rose trong cuốn Ngân hàng thương mại: “Vốn
được định nghĩa là các giá trị tiền tệ do Ngân hàng tạo lập hoặc huy động được,
dùng dé cho vay, dau tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác.”
1.1.1.2 Đặc điểm về vốn của ngân hàng thương mại
Cơ cau nguồn von: Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt hoạt độngtrong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ với mục tiêu lợi nhuận Dé thấy rõ đặc điểm
vốn của ngân hàng thương mại, cần so sánh loại hình doanh nghiệp này so với
các doanh nghiệp còn lại, hoạt động trong lĩnh vực cung ứng hàng hóa, dich vu.
Đặc thù riêng biệt về nguồn vốn của ngân hàng thương mại so với doanh
nghiệp khác chính là cơ cấu vốn Với vai trò là trung gian đẫn vốn giữa người
thừa vốn và người thiếu vốn nên nguồn vốn vay từ người thừa vốn hay chính là
vốn vay chiếm tỷ trong cao hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu Điều này làm gia
tăng nghĩa vụ thực hiện các khoản thanh toán cho các chủ nợ của ngân hàng, hay
chính là rủi ro thanh khoản của ngân hàng là rất lớn Hơn nữa, nếu một ngân hàng liên tục rơi vào trạng thái thiếu thanh khoản dé thực hiện các nghĩa vụ trả
nợ trên thì sẽ có uy tín rất thấp, có nghĩa là niềm tin của những người gửi tiền
đối với ngân hàng này, thậm chí là toàn bộ hệ thống ngân hàng - vốn được coi làmột định chế tài chính quan trọng của một nên kinh tế bị suy giảm nghiêm trọng
Chính vì vậy, thanh khoản là vấn đề hết sức quan trọng của toàn hệ thống ngân
hàng và nhà điều hành hệ thống này - chính là Ngân hàng trung ương của mỗiquốc gia
Nguồn hình thành vốn: So với các loại hình doanh nghiệp khác, ngoài
nguồn vốn chủ sở hữu (Đã bao gồm vốn từ phát hành cổ phiếu) và nguồn vốn
vay từ phát hành trái phiếu giống nhau, vốn của ngân hàng thương mại có thé
đên từ nhiêu nguôn ngăn hạn khác bao gôm nguôn dén từ các tô chức tin dung
3
Trang 11khác, từ chính phủ, Ngân hàng trung ương Các nguồn vốn ngắn hạn này chủ yếu
nhằm phục vụ thanh khoản cho toàn hệ thống ngân hàng.
1.1.1.3 Các nguồn hình thành vốn của một ngân hàng thương mại
Thứ nhất là vốn từ chủ sở hữu: Bao gồm vốn góp từ các cô đông lớn,
thường là những người đồng sáng lập ra công ty, vốn từ phát hành cô phiếu ra công chúng có thê thông qua thị trường phi tập trung hoặc niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Ngoài ra còn có lợi nhuận giữ lại từ năm trước cũng nam
trong danh mục vốn chủ sở hữu trên ban cân đối Như đã dé cập ở trên, ty trong
vôn chủ sở hữu trong cơ câu vôn của ngân hàng là rât nhỏ.
Thứ hai là vốn từ tiền gửi của cá nhân và doanh nghiệp trong và
ngoài nước: Thị trường tiền gửi này được gọi là thị trường 1 Các khoản tiền
gửi thường là ngắn và trung hạn, bao gồm nội tệ và các ngoại tệ do ngân hàng
trung ương quy định Do đặc điểm là trung gian dẫn vốn của nền kinh tế, nên
tỷ trọng tiền gửi của cá nhân, doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao nhất
trong cơ cấu vốn mỗi ngân hàng Ngân hàng luôn phải đối mặt với nghĩa vụ
trả nợ khi các khoản tiền gửi đến hạn thanh toán hoặc khách hàng xin rút trước hạn khi có nhu cầu sử dụng Đây chính là rủi ro thanh khoản, với tỷ
trọng tiền gửi từ thị trường | rất lớn thì rủi ro thanh khoản mà ngân hàng luôn
phải đối mặt là rất lớn l
Thứ ba là nguồn đến từ các Tổ chức tín dụng khác: Nguồn này chủ
yếu là từ các ngân hàng thương mại khác dưới hình thức gửi tiền hoặc đi vay và được huy động trên thị trường liên ngân hàng Đối với huy động bằng hình thức
tiền gửi, mỗi thành viên của thị trường có thê gửi tiền ở các thành viên khác với mục đích thanh toán hoặc đầu tư Đối với các khoản vay mượn có rất nhiều hình thức như vay trên hạn mức tin dụng: Các ngân hàng có thé vay vốn từ các thành viên còn lại theo hạn mức mà thành viên đó cấp cho tùy vào quan hệ giữa hai
bên và xếp hạng tín dụng của bên đi vay, hay vay dựa trên chiết khấu giấy tờ có
giá (Các hợp đồng repo): Ngân hàng đi vay sẽ bán kỳ hạn các giấy tờ có giá cho bên mua và cam kết mua lại toàn bộ lượng giấy tờ có giá này vào một thời điểm
trong tương lai được thỏa thuận trên hợp đồng Đây là nguồn vốn ngắn hạn vô
cùng quan trọng của mỗi ngân hàng, ngân hàng trung ương mỗi quốc gia thường
can thiệp gián tiếp vào thị trường này thông qua các công cụ của chính sách tiền
tệ nhằm hỗ trợ thanh khoản cho toàn hệ thống ngân hàng.
Trang 12Thứ tư là nguồn vay ngắn hạn đến từ ngân hàng trung ương: Dưới
hình thức chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá qua cửa số chiết khấu hay ở Việt Nam có thêm hình thức vay tái cấp vốn dựa trên các bộ hồ sơ tín dụng Theo đó, ngân hàng thương mại khi thiếu vốn có thé đem các giấy tờ có giá hoặc
các bộ hồ sơ tín dụng đem tới ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xin chiết khấu,
vay tái cấp vốn Hình thức chiết khấu giấy tờ có giá bao gồm: Chiết khấu có kỳ hạn - Ngân hàng Nhà nước chiết khấu giấy tờ có giá và yêu cầu ngân hàng xin
chiết khấu mua lại số giấy tờ có giá này sau một thời gian nhất định; Chiết khấu
toàn bộ thời gian còn lại - Ngân hàng Nha nước mua han số giấy tờ có giá của
ngân hàng xin chiết khấu Trong điều kiện nền kinh tế ở giai đoạn phát triển bình
thường, các mức lãi suất đi vay từ ngân hàng trung ương thường cao hơn lãi suất
thị trường, có nghĩa là ngân hàng trung ương thường sẽ đóng vai trò người cho
vay cuối cùng khi ngân hàng thương mại không thê tiếp cận nguồn thị trường và phải đi vay ngân hàng trung ương chủ yếu đề bù đắp thanh khoản.
Nguồn thứ năm là nguồn từ phát hành giấy tờ có giá: Ở Việt Nam, các
ngân hàng thương mại phát hành ba loại giấy tờ có giá bao gồm: Kỳ phiếu (ngắn
hạn) Trái phiếu (Trung và dài hạn) và Chứng chỉ tiền gửi (ngắn và trung hạn)
Các giấy tờ có giá bao gồm cả ngắn trung và dài hạn Đối tượng mua bao gồm
cá nhân và các té chức kinh tế trong và ngoài nước Họ nắm giữ nhằm hưởng lãi
suất hoặc để mua đi bán lại kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá.
Các nguồn khác: Ngoài ra, ở Việt Nam, vốn của một ngân hàng thương
mại có thé đến từ Chính phủ, là các khoản Chính phủ cho ngân hàng thương mai
vay với lãi suất ưu đãi để các ngân hàng này cho vay lại các đối tượng theo chỉ định của Chính phủ Nguồn vốn này thường là vốn vay giá rẻ như vốn vay hỗ trợ phát triển ODA (Official Development Assistance), vốn từ Quỹ tiền tệ thế giới IMF (International Monetary Fund) hay ngân hàng phát triển châu A ADB
(Asian Development Bank) Ở một số ngân hàng thương mại còn có các khoản
tiên gửi của Kho bạc Nhà nước.
1.1.2 Khái niệm huy động von và các sản phẩm huy động von của ngân hang
thương mại
1.1.2.1 Khái niệm huy động vốn của ngân hàng thương mại
Huy động vôn là việc ngân hàng sử dụng các công cụ, sản phâm huy động
đê thu hút nguôn tiên từ cư dân, các tô chức kinh tê trong nước, quôc tê đê tái
Trang 13dau tư thông qua các hoạt động cho vay, dau tư khác nhằm mục đích sinh lời, gia
tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
1.1.2.2.Các san phâm huy động vốn của chi nhánh, Phòng giao dịch của ngân
hàng thương mại
Tiền gửi của cá nhân và doanh nghiệp
* Tiên gửi không kỳ hạn
Đây là sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhằm
phục vụ mục đích thanh toán Các khoản tiền gửi này thường hưởng lãi suất rất thấp do tính ôn định không cao, khách hàng có thé rút bat cứ lúc nào hoặc thực hiện các hoạt động chi tiêu qua thẻ ghi nợ, đồng thời việc mở tài khoản này không nhằm mục đích tiết kiệm nên lãi suất không phải đặc điểm ưu tiên hàng đầu của khách hàng Tuy nhiên, đối với ngân hàng thì đây lại là nguồn vốn giá
rẻ, ngân hàng có thé thực hiện nhiều biện pháp quản trị và sử dụng nguồn vốn
này một cách hiệu quả.
trước hạn khách hàng phải chịu một mức phạt lãi suất Hiện tại, trên thị trường
tiền gửi Việt Nam, có các sản phẩm rút gốc linh hoạt cho phép khách hàng rút
sốc mà không bị phạt lãi suất, tuy nhiên lãi suất các sản phẩm này sẽ thấp hơn so với các sản phẩm rút gốc vào cuối kỳ.
Giấy tờ có giá
Giấy tờ có giá được ngân hàng phát hành bao gồm: Trái phiếu, Chứng chỉ
tiền gửi, kỳ phiếu Tuy nhiên các chỉ nhánh, phòng giao dịch không được phép
phát hành giấy tờ có giá mà chỉ đóng vai trò như đại lý bán các giấy tờ có giá do Hội sở chính của ngân hàng đó phát hành cho các đối tượng trong nền kinh tế Đây là sản phẩm dành cho cả cá nhân và các doanh nghiệp Ban chat của sản
pham cũng giống như các khoản tiền gửi, tuy nhiên khách hang chỉ được phép
Trang 14rút vốn gốc khi đến ngày đáo hạn trong hợp đồng Khi có nhu cầu sử dụng vốn,
khách hàng có thể mang giấy tờ có giá đến ngân hang phát hành dé chiết khấu, hoặc cầm có, thế chấp vay vén Ví dụ như khách hàng có thé mang chứng chi
tiền gửi đến cầm có đề xin vay, lúc này chứng chỉ tiền gửi đóng vai trò là tài sản
đảm bảo cho khoản vay này.
* Chứng chỉ tiền gửi
Chứng chỉ tiền gửi về bản chất giống sản phẩm tiền gửi, dành cho cả cá nhân và doanh nghiệp, nhưng khách hàng không được rút tiền trước hạn Do tính
chất ôn định của sản phẩm nên lãi suất của chứng chỉ tiền gửi sẽ cao hơn lãi suất
các khoản tiền gửi cùng kỳ hạn
* Kỳ phiếu và trái phiếu
Đây là hai công cụ nợ do Ngân hàng phát hành Ngân hàng định kỳ sẽ
thanh toán tiền lãi cố định cho người mua kỳ phiếu và trái phiếu Trong khi kỳ phiếu là công cụ nợ ngắn hạn thì trái phiếu thường là trung và dài hạn Đối với ngân hàng phát hành, kỳ phiếu và trái phiếu sẽ làm đa dạng hóa danh mục nguồn
von, đa dạng hóa kỳ hạn của khoản mục nợ phải trả Đối với người mua kỳ
phiếu trái phiếu, họ sẽ nhận được tiền lãi có định đầu kỳ, cuối kỳ hoặc định kỳ tùy vào từng loại Tổ chức tín dụng thường là đối tượng mua trái phiếu của ngân hàng nhiều nhất, họ năm giữ nhằm đa dạng hóa danh mục tải sản, đầu tư hưởng
lãi suất, hoặc mua đi bán lại nhằm mục đích hưởng chênh lệch giá
1.2 Cơ chế Điều chuyền vốn nội bộ của ngân hàng
1.2.1 Định nghĩa cơ chế Điều chuyển vốn nội bộ
Cơ chế Điều chuyền vốn nội bộ với tên tiếng anh là Funds transfer pricing
(FTP) là cơ chế quản lý vốn tập trung tại Hội sở chính của mỗi ngân hàng thông
qua hình thức mua bán vốn giữa Trung tâm vốn - đặt tại Hội sở chính và các chỉ
nhánh, phòng giao dịch (dvkd) Theo đó, các đvkd sẽ bán toàn bộ nguồn vốn huy
động lên Trung tâm vốn và khi phát sinh các khoản cho vay khách hàng sẽ mua
vốn từ Trung tâm vốn Giá mua, bán vốn nội bộ được Hội sở chính quy định
trong từng thời kỳ, phù hợp với diễn biến lãi suất thị trường và kế hoạch tài
chính của ngân hàng.
1.2.2 Vai trò của cơ chế Điêu chuyên von nội bộ
Trong cơ chê này, môi quan hệ giữa Hội sở chính và các chi nhánh phòng giao
Trang 15dịch sẽ được chuyên thành mối quan hệ giữa Hội sở chính hay Trung tâm vốn
với các đơn vi kinh doanh (dvkd) chính là các chi nhánh, phòng giao dịch Day
là cơ chế quản lý vốn ở hầu hết các ngân hàng Việt Nam, trong đó có cả VIB, cơ
chế này rat quan trọng, liên quan tới mục tiêu, định hướng hoạt động của các chi
nhánh, phòng giao dịch nên bài viết sẽ đề cập nhiều tới đvkd thay vì chi nhánh
hay phòng giao dịch.
1.2.2.1 Đối với Hội sở chính
Quản lý rủi ro thanh khoản, lãi suất và ngoại hội một cách thống nhất: Thông qua cơ chế mua bán vốn nội bộ, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất
và rủi ro ngoại hối sẽ được chuyền từ các đvkd về Hội sở, qua đó giúp Hội sở
chính xử lý các rủi ro một cách thống nhất Khi có biến động lãi suất, tỷ giá, làm
thay đổi lãi suất trên thị trường và giá huy động các khoản ngoại tệ như Euro,Yen thì giá mua/bán vốn cũng sẽ hiệu chỉnh sao cho các đvkd được hưởngmức lãi cố định từ chênh lệch giữa mua/bán vốn với Hội sở chính và cho
vay/huy động với khách hàng Qua đó, rủi ro lãi suất, tỷ giá được chuyên hết từ
đvkd về Hội sở chính
Với rủi ro thanh khoản, các đvkd không cần tự cân đối nguồn mà thực
hiện mua vốn trực tiếp với Hội sở chính khi cần nguồn dé thực hiện các nghĩa vụ trả nợ các công nợ tài chính Như vậy, rủi ro thanh khoản-cũng được chuyển
hoàn toàn từ đvkd về Hội sở chính Ngân hàng sẽ thực hiện đo lường các rủi ro
thanh khoản, ngoại hối và lãi suất thông qua các mô hình kinh tế lượng, rồi tái cơ cấu lại bản cân đối kế toán sao cho phù hợp với diễn biến lãi suất, tỷ giá trên thị
trường và tình trạng thanh khoản của toàn ngân hàng.
Nắm bắt được tình hình tăng giảm nguồn vốn và sử dụng toàn ngân
hàng: Vốn được tập trung tại trung tâm vốn sẽ giúp cho Hội sở chính năm được tông nguồn vốn va sử dụng vốn trong toàn ngân hang hằng ngày, đồng thời có
các biện pháp cân đối vốn phù hợp với kế hoạch tài chính và mục tiêu lợi nhuận
đã đề ra Ví dụ như khi toàn ngân hàng đang thừa vốn trong ngắn hạn, có thé
thực hiện biện pháp như đầu tư tiền gửi liên ngân hàng, cho vay các ngân hàng thương mại khác, hoặc đầu tư vào các GTCG Còn khi thiếu vốn trong ngắn han, ngân hàng có thể đi vay các ngân hàng thương mại khác thông qua hạn mức mà
ngân hàng đó cấp cho, hoặc vay chiết khấu có kỳ hạn, không kỳ hạn các GTCG
với các ngân hàng khác, NHNN
Trang 16Xác định thị trường mục tiêu, xây dựng kế hoạch kinh doanh: Cơ chếquản lý vốn tập trung này còn giúp Hội sở chính năm bắt được ưu nhược điểm
của các đvkd Ví dụ như có nhiều đvkd rất mạnh về huy động vốn, không mạnh
về cho vay và ngược lại, có những đvkd lại mạnh về cho vay, không mạnh về
huy động vốn Điều này, giúp cho Hội sở nam bắt được điểm mạnh yếu của từng
đơn vị, địa bàn, góp phần xác định thị trường mục tiêu, xây dựng các kế hoạch
kinh doanh phù hợp.
Thúc đây các sản phẩm huy động, cho vay lợi thế và chiến lược của ngân hàng: Những khoản tiền gửi nhằm mục đích thanh toán thường được hưởng lãi suất không kỳ han, là mức lãi suất thấp nhất trên thị trường tiền gửi và
là một trong những nguồn vốn giá rẻ của ngân hàng Hội sở chính có thê đặt giá
mua các khoản tiền gửi này cao để các đvkd được lãi cao từ chênh lệch huy động
và bán lên cho Hội sở như một cách khuyến khích các đvkd tích cực huy động
các sản phâm này.
Ngoài ra, các khoản cho vay trung và dài hạn chủ yếu được thả nổi với kỳ
điều chỉnh lãi suất thường là 1,3 hoặc 6 tháng Hội sở chính có thể tăng giá mua
từ đvkd các khoản tiền gửi kỳ hạn tương ứng, cũng nhằm khuyến khích các đvkd huy động các sản phẩm này Điều này sẽ giúp cho các khoản tiền gửi và cho vay khớp được kỳ điều chỉnh lãi suất với nhau, qua đó giảm thiểu“được tác động của rủi ro lãi suất, tỷ giá lên lợi nhuận và kế hoạch tài chính của toàn ngân hàng.
1.2.2.2 Đối với các chi nhánh, phòng giao dịch
Hạn chế tối da ton thất đến từ rủi ro thanh khoản, lãi suất, tỷ giá: Như đã giải thích ở trên, cơ chế giúp cho các đvkd giảm thiểu tối đa rủi ro lãi suất, thanh khoản và ty giá mà đvkd đó phải đối mặt Cụ thé, khi đối diện với nghĩa vụ thanh toán các công nợ tài chính, các đvkd thực hiện mua vốn trực tiếp
từ Hội sở chính nên rủi ro thanh khoản đã chuyển hoàn toàn từ đvkd về Hội sở chính Giá mua/bán vốn giữa các đvkd và Hội sở chính được định giá lại trùng với các kỳ định giá lại các khoản cho vay với lãi suất thả nỗi và kỳ đến han của các khoản tiền gửi, cho vay với lãi suất có định, để đảm bảo các đvkd luôn được hưởng mức lãi ròng từ hoạt động mua/bán vốn với Hội sở chính và huy động/cho
vay với khách hàng là cố định
Như vậy, rủi ro lãi suất, tỷ giá làm ảnh hưởng đến thu nhập của các đvkd
đã được chuyên về Hội sở chính Tuy nhiên, còn tùy vào độ linh hoạt của sự điêu
Trang 17chỉnh giá mua/bán vốn phù hợp với thay đổi của lãi suất, tỷ giá trên thị trường
mà tác động tới mức độ rủi ro lãi suất, ty giá được chuyền từ đvkd về Hội sở
chính Nếu cơ chế kém linh động thì các đvkd sẽ vẫn phải chịu một mức rủi rolãi suất, tỷ giá nhất định khi lãi suất, tỷ giá trên thị trường biến động
Đây là cơ chế phân chia lợi nhuận cho các đvkd: Dựa vào chênh lệchgiữa giá mua/bán vốn với Hội sở chính và giá huy động/cho vay với khách hàng,
các đvkd sẽ tính toán được doanh thu đến từ mỗi mảng hoạt động, bao gồm: Lãi
ròng từ hoạt động huy động vốn - là chênh lệch lãi từ lãi suất bán vốn lên Hội sở
chính và lãi suất trả cho việc huy động vốn của khách hàng: Lãi ròng từ hoạt
động cho vay - là chênh lệch lãi từ lãi nhận được của khách hàng và lãi phải trả
từ mua vốn của Hội sở chính; Lãi ròng từ Hoạt động dịch vụ khác - là chênh lệchgiữa các khoản thu phi lãi suất từ cung cấp các dịch vụ khác như dịch vụ thanh
toán và các khoản phải trả cho các chi phí phi lãi suất như marketing sản pham,
chi phi cho các quà tặng, khuyên mãi
Như vay, cơ chê này sẽ giúp cho các dvkd phân chia được cơ câu lợi
nhuận, giúp họ nam bat được điêm mạnh, điêm yêu, đông thời có kê hoạch phù
hợp đề gia tăng lợi nhuận cho bản thân đvkd
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá về huy động vốn của ngân hàng
1.3.1 Nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng nguôn vốn huy động
1.3.1.1 Mức tăng trưởng tổng vốn huy động
Tỷ lệ tăng trưởng tông vốn huy động cho biết diễn biến lượng vốn mà
đvkd huy động được qua từng năm So sánh tỷ lệ tăng trưởng này với mức chỉ
tiêu mà Hội sở chính áp cho đvkd từ đầu năm, ta có thể đánh giá được mức tăng
này là cao hay thấp so với kỳ vọng Nếu mức tăng cao hơn so với kỳ vọng mà
Hội sở chính giao cho thì có thể cho rằng đvkd này đã mở rộng được tệp khách
hàng gửi tiền, hoặc những khách hàng cũ đã gửi tiền nhiều hơn kỳ vọng vào
ngân hàng Đây là những cơ sở tốt để đvkd tiếp tục có những biện pháp mở rộng
tệp khách hàng, tiếp tục chăm sóc các khách hàng cũ, thân thiết bằng các dịch vụ
tốt hơn dé tăng cường huy động vốn, gia tăng lợi nhuận cho đvkd.
Ngược lại, nêu mức tăng thâp hơn mức chỉ tiêu Hội sở chính giao cho, có
thể cho rằng tệp khách hàng của đvkd không được mở rộng đúng như kỳ vong,
10
Trang 18có thể do các đối thủ cạnh tranh, dịch vụ ngân hàng kém chất lượng hơn so vớiđối thủ, lãi suất chưa đủ hap dẫn Hoặc do số dư tài khoản của các khách hàng
cũ đã không tăng lên đúng như mức kỳ vọng, chăng hạn do khách hàng cần rút
vốn đề thực hiện kinh doanh, đầu tư hay nhiều người đã gửi thêm tiền ở các ngân
hàng khác đề đa dạng hóa danh mục gửi tiền của họ Các nguyên nhân cần xem
xét kỹ lượng dựa trên những yếu tố tác động đến huy động vốn, lợi nhuận mà
huy động vốn mang lại cho đvkd dé đưa ra quyết định, có nên tiếp tục mở rộng
hoạt động huy động vốn hay không.
1.3.1.2 Tăng trưởng huy động vốn phân theo cơ cấu kỳ hạn
Sau khi xem xét tổng lượng vốn huy động, chúng ta cần phân tích cơ cấu
nguon huy động đó thành các kỳ hạn riêng rẽ Bởi giá bán vốn lên Hội sở chính
được phân chia theo từng kỳ hạn, nên việc phân tích cơ cau kỳ hạn của nguồn
vốn huy động là cần thiết để đánh giá xem kỳ hạn nào được trả giá cao nhất, kỳ
hạn nào mang lại nguồn huy động nhiều nhất Lượng tiền gửi của mỗi kỳ hạn
phụ thuộc nhiều vào tâm lý gửi tiền của người dân, môi trường pháp lý, điều
kiện kinh tế vĩ mô.
Nếu kỳ hạn mang lại nguồn huy động nhiều nhất lại được trả giá ít nhất
thì đvkd cần xem xét có nên mở rộng huy động kỳ hạn này hay không Các biện
pháp đề hạn chế mở rộng có thể kể tới là giảm các dịch vụ đi kèm sản phâm kỳ
hạn nay, tăng các khoản phi rút trước han, Với những ky hạn có mức thu nhập
ròng cao, đvkd cần có biện pháp để tăng cường huy động vốn kỳ hạn này, các
biện pháp có thé như giảm phí các dịch vụ đi kèm, chăm sóc các khách hàng gửi
nhiêu tiên,
Day là khâu quan trọng dé đưa ra quyết định nên mở rộng sản phẩm huy động ở kỳ hạn nào để tối đa hóa lợi nhuận cho đvkd.
1.3.2 Nhóm chỉ tiêu về mức đóng góp vào thu nhập hoạt động rong của dvkd
từ hoạt động huy động von
1.3.2.1 Tỷ lệ đóng góp vào thu nhập hoạt động ròng từ hoạt động huy động vốn
Việc có nên mở rộng huy động vốn hay không phụ thuộc rất lớn vào hoạt
động huy động vốn này có mang lại lợi nhuận cao cho đvkd hay không Hay nói
II
Trang 19cách khác, cần phân tích xem các cấu phần tạo ra thu nhập ròng và tính toán thu
nhập ròng từ hoạt động huy động vốn, so sánh với các mảng khác và tốc độ tăng
trưởng so với các năm trước, để đánh giá được việc mở rộng huy động là cần
thiết hay không đối với đvkd đó
Thu nhập hoạt động ròng của đvkd là khoản thu nhập ròng đến từ các hoạt
động: Huy động vốn; hoạt động cho vay; hoạt động dịch vụ khác như đã giải
thích ở mục 1.2.2.2 Tuy nhiên cần lưu ý đây chưa phải là lợi nhuận của đvkd Lợi nhuận của đvkd được tính băng cách lấy thu nhập hoạt động ròng trừ đi chi
phí hoạt động bao gồm chi phí quản lý, nhân công và trừ đi khoản dự phòng
rủi ro và cộng thêm phần thu nợ hạch toán ngoại bảng Thu nhập hoạt động ròng
luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong công thức tính lợi nhuận, bao gồm các hoạt
động cơ bản, mang lại doanh thu nhiều nhất cho các đvkd Việc phân tích cơ cầu trong thu nhập hoạt động ròng là yếu tố then chốt quyết định hoạt động kinh
doanh nào có đóng góp quan trọng tới lợi nhuận.
Tỷ trọng đóng góp vào thu nhập hoạt động ròng từ huy động vốn là một
chỉ tiêu vô cùng quan trọng dé đvkd quyết định tiếp tục tăng cường huy động
vốn hay không Nếu lợi nhuận từ hoạt động này chiếm ty trọng không cao trong
cơ cấu thu nhập, đvkd có thê tăng cường các hoạt động khác mang lại lợi nhuận
cao hơn như tang thu phí dịch vu, hay tăng cường hoạt động mua vốn từ Hội sở
chính và cho vay khách hàng.
Tuy nhiên cần xem xét thêm công thức tính lợi nhuận trước thuế của các
đvkd, bởi lợi nhuận trước thuế bao gồm các yếu té về chi phí phục vụ huy động
vốn, như chỉ phí marketing, các chỉ phí từ các sản phẩm ưu đãi với các kháchhàng gửi tiền với số dư lớn Cần so sánh các chỉ phí này với thu nhập ròng từ
hoạt động huy động vốn và xem xét tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của đvkd
qua các năm Nếu tỷ lệ kể trên cao, tăng trưởng qua các năm, thì có thể khiến lợinhuận trước thuế giảm, hoặc không đạt chỉ tiêu Hội sở chính đề ra và các đvkd
cũng cần cân nhắc có nên mở rộng huy động vốn bằng cách tăng cường quảng
cáo, tăng chi phí ngoài lãi để mở rộng huy động hay không dựa trên yếu tố này.
12
Trang 20Biểu đồ 1.1: Cơ cấu thu nhập hoạt động ròng của một đơn vị kinh doanh
1.3.2.2 Cơ cầu thu nhập ròng từ hoạt động huy động vốn phân theo kỳ hạn
Phân tích cơ cấu hình thành thu nhập ròng của hoạt động huy động vốn là bước tiếp theo dé các đvkd đánh giá được các ưu, nhược điểm của sản phẩm huy
động Day là khâu quan trong dé dvkd đưa ra các giải pháp chiến lược dé đẩymạnh bán các sản phẩm đem lại doanh thu lớn và cải thiện hoặc hạn chế bán cácsản phẩm đem lại doanh thu không cao
Đánh giá khái quát khả năng tạo lợi nhuận của các sản phẩm huy
động: Trên lí thuyết, tất cả các sản phẩm huy động vốn đều đem lại một mức lãi ròng nhất định cho dvkd vì chênh lệch giá huy động vốn và bán vốn lên Hội sở
chính luôn dương Tuy nhiên, có nhiều sản phẩm mà đvkd phải bỏ chi phí để
marketing sản phẩm, tặng qua, khiến mức lợi nhuận ròng thu được từ sản phẩmnày thấp hơn, thậm chí không đủ để trang trải chỉ phí hoạt động mà đvkd bỏ ra
Các đvkd cần tìm những giải pháp để thay đổi vấn đề này như tiết kiệm lại chỉ
phí quảng cáo hay quà tặng, hoặc có thể đề nghị điều chỉnh giá bán vốn lên Hội
sở chính với những giao dịch đặc biệt, điển hình là các giao dịch khối lượng lớn,
của những khách hàng có quan hệ mật thiết với đvkd đó.
Mặt khác, với các sản phẩm huy động đem lại lợi nhuận ròng cao, cần có
giải pháp tăng bán các sản phẩm này phù hợp với khả năng của đvkd như tặng
quà, cung cấp thêm dịch vụ khác cho khách hàng.
Đánh giá chỉ tiết khá năng tạo lợi nhuận của các sắn phẩm huy động:Thu nhập ròng của các sản phẩm huy động theo kỳ hạn bị tác động bởi 2 yếu tố
13
Trang 21chính: Tổng lượng vốn huy động của sản phâm đó trong một thời kỳ nhất định
và lãi suất ròng bình quân là mức chênh lệch bình quân giữa lãi suất bán vốn lênHội sở chính và lãi suất huy động trong thời kỳ đó
Lãi suất ròng bình quân phụ thuộc lớn vào quy định về trần lãi suất của
Ngân hàng Nhà nước và biểu lãi suất huy động và giá mua vốn từ đvkd cho các
kỳ hạn do Hội sở chính quy định Như vậy, các đvkd sẽ khó tác động lên mức lãi
suất ròng này dé gia tăng lợi nhuận cho sản phẩm huy động của mình Nhưng
dựa trên mức lãi suất ròng này, các đvkd sẽ đây mạnh bán các sản phẩm huy
động có mức lãi suất ròng cao dé gia tăng lợi nhuận, phù hợp với định hướng của
họ sẽ quyết định việc lựa chọn sản pham tiền gửi nào Các thuộc tính của sản
phẩm huy động chủ yếu gồm: Lãi suất, các ưu đãi, phương thức nhận lãi, rút gốc
và kỳ hạn.
Lãi suất là yếu tố chi phối lớn dé người dân quyết định gửi tiền tại ngân
hàng với mức đích đầu tư so với các kênh đầu tư khác trong nền kinh tế như đầu
tư cô phiếu, mua bảo hiểm Trong khi đó, các ưu đãi của sản phẩm vi dụ như các khuyến mãi, hay các sản phẩm đi kèm ví dụ như khách hàng có thể vay vốn
dựa trên chiết khấu các khoản tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi là những yếu tốgiúp khách hàng cân nhắc thêm việc gửi tiền vào ngân hàng Ngoài ra, phươngthức nhận lãi, rút sốc và kỳ hạn cũng là những thuộc tính tạo nên sự linh hoạtcho sản phâm Ví dụ như các sản phẩm rút gốc linh hoạt sẽ phù hợp với những
đối tượng có kế hoạch sử dụng vốn không có dinh, Các dvkd và ngân hàng có
thể tác động lên các thuộc tính về ưu đãi, phương thức nhận lãi, rút gốc để tác
động lên nhu câu sử dung von nhàn roi của người dân.
Có những sản phẩm có mức lãi suất ròng không cao nhưng là sản phẩmthế mạnh của đvkd, đem lại mức thu nhập ròng cao Nếu xét theo tiêu chí cơ cấu
kỳ hạn ở mục 1.3.1.2, những kỳ hạn huy động vốn đem lại lợi nhuận không cao
thì sẽ hạn chế mở rộng, tuy nhiên xét theo tiêu chí này, chúng ta sẽ đánh giá
được tổng quát mức đóng góp vào thu nhập ròng của từng sản phẩm theo kỳ hạn
14
Trang 22Việc một sản phẩm có mức lãi suất ròng không cao nhưng lại đem lại nguồn thu
lớn cho đvkd thì lãnh đạo đkvd đó cần xem xét, có biện pháp mở rộng cho loại
sản phẩm này, vì đó là sản pham thế mạnh của đvkd, chứ không nhất thiết phải
chạy theo, mở rộng các sản phẩm có mức lãi suất ròng cao
1.4 Các nhân tố ảnh hướng đến huy động vốn của các đkvd
1.4.1 Chính sách lãi suất huy động và mua - bán vốn nội bộ của ngân hàng
* Chính sách lãi suất huy động
Chính sách lãi suất tiền gửi huy động là chính sách do Hội sở chính quy
định trong từng thời kỳ phù hợp về khả năng huy động vốn của ngân hàng, các
kế hoạch tài chính của ngân hàng và tình hình lãi suất thị trường
Các ngân hàng thường không để một mức lãi suất huy động quá cao so
với mặt bằng thị trường và các đối thủ cạnh tranh vì sẽ làm gia tăng chi phí
đầu vào mặc dù sé dé dàng huy động được nhiều tiền gửi hơn với lãi suất huy
động hấp dẫn này Trong khi lãi suất cho vay rất khó tăng vì điều này cản trở
tới khả năng tiếp cận vốn của khách hang, cũng như khả năng cho vay ra nềnkinh tế của ngân hàng Điều này khiến chênh lệch giữa lãi suất cho vay và huy
động sẽ giảm và ảnh hưởng tới tỷ lệ NIM - một phần đáng ké dong góp vào
lợi nhuận của ngân hàng.
Như vậy, ngân hàng sẽ đưa ra mức lãi suất huy động hợp lý so với khảnăng huy động vốn của ngân hàng, các kế hoạch tài chính và diễn biến lãi suấttrên thị trường tiền gửi Tuy nhiên, việc này khiến các sản phẩm huy động mắt đi
lợi thế về lãi suất, gây khó khăn cho các đvkd chào bán các sản phâm tiền gửi,
cũng như huy động vốn phục vụ hoạt động cho vay cho toàn ngân hàng
* Chính sách mua bán von nội bộ
Chính sách mua bán vốn nội bộ có ảnh hưởng rất lớn tới định hướng kinh
doanh của các đvkd Theo đó, các sản phẩm huy động mà Hội sở chính mua với mức lãi chênh lệch so với giá huy động cao sẽ khuyến khích các đvkd đây mạnh
bán các sản phẩm nay Tuy nhiên, có thể những sản phẩm này không phải thếmạnh của các đvkd, điều này gây khó khăn để gia tăng lợi nhuận cho các chỉ
nhánh, phòng giao dịch Mặt khác, những sản phẩm huy động mà người dân có
xu hướng sử dụng nhiêu lại có thê không phải sản phâm mà Hội sở chính trả giá
15
Trang 23mua cao, điêu này tùy thuộc vào kê hoạch tài chính của ngân hàng đó, nó cũng
khiến cho các đvkd khó gia tăng được lợi nhuận
Lãi suất mua bán vốn nội bộ ảnh hưởng rất lớn tới định hướng kinh
doanh của các đvkd Mỗi đvkd phải có những giải pháp dé gia tăng lợi nhuận
phù hợp với định hướng kinh doanh của toàn ngân hàng đồng thời tối đa hóa
được lợi nhuận từ chênh lệch lãi huy động, cho vay với giá mua, bán vốn với
Hội sở chính.
1.4.2 Xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng trong hệ thống ngân hàng
thương mại
* Xếp hạng tín nhiệm
Theo cuốn sách “Credit rating and The impact on Capital structure” của
Christian Kronwald, xuất ban năm 2009, thì xếp hang tín nhiệm với tên tiếng anh
là Credit rating được định nghĩa: “là việc đo lường rủi ro tín dụng của một nhà
phát hành nợ (bao gồm cá nhân, tô chức kinh doanh, công ty hoặc chính phủ)
nhằm dự báo về khả năng trả nợ và rủi ro vỡ nợ của nhà phát hành.”
Có nhiều tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín trên thé giới như Moody’s
Investor Service, Standard & Poor’s và Fitch Ratings Ngân hàng là định chế
tài chính với nợ phải trả chiếm ty trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn là đối tượng quan trọng cần các tổ chức này xếp hạng Theo đó mỗi ngân hàng sau khi được
đánh giá sẽ được cấp một mức tín nhiệm (Credit rating agency) tùy thuộc vào
tiềm lực tài chính, mức độ rủi ro của các khoản đầu tư của mỗi ngân hàng vàngười gửi tiền sẽ căn cứ vào mức tín nhiệm này mà quyết định gửi tiền vào ngân
hàng nào.
Xếp hạng tín nhiệm ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của mỗi ngân
hàng Những ngân hàng uy tín cao thường được xếp hạng tín nhiệm cao, được sự
tin tưởng lớn từ người gửi tiền, ngược lại những ngân hàng xếp hạng tín nhiệm
thấp thường có uy tín không cao và gặp khó khăn trong huy động vốn Họ cần
xem xét tới việc nâng cao dịch vụ, tăng lãi suất huy động cao hơn các ngân hàng
có xếp hạng tín nhiệm cao hơn đề thu hút người gửi tiền
1.4.3 Đặc tính các sản phẩm huy động
Đặc điêm các sản phâm huy động sẽ ảnh hưởng tới cơ câu nguôn huy động vôn Những đặc điêm thường bao gôm: Lãi suât, khả năng rút vôn, kỳ hạn
16
Trang 24và các dịch vụ đi kèm Về lãi suất, các sản phẩm kỳ han càng dài thường có mức
lãi suất càng cao Khách hàng có thể nhìn vào biểu lãi suất và kế hoạch sử dụng
vốn của mình dé quyết định sử dung sản phẩm tiền gửi nào cho phù hợp Ngoài
ra, các dich vụ đi kèm cũng là yếu tố tác động đến quyết định sử dụng tiền nhàn
dỗi của khách hàng Các sản phẩm tiền gửi thanh toán thường có nhiều dịch vụ
đi kèm như địa điểm thanh toán rộng rãi, trả lương qua tài khoản, Hay các sản
phẩm tiền gửi tiết kiệm có thé cầm có, thế chap dé vay vốn
Ngân hàng xây dựng các đặc tính sản phẩm, các đvkd sẽ trực tiếp triển
khai, marketing các sản pham thông qua những đặc tinh của chúng Đặc tính và khả năng bán hàng, quảng bá sản pham của các đvkd sẽ tác động mạnh tới doanh
số bán các sản phẩm huy động này, cũng như lượng tiền gửi và cơ cấu tiền gửi
của mỗi đvkd.
1.4.4 Môi trưòng pháp lý
Môi trường pháp lý có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng huy động vốn và cơ
cầu nguồn huy động của các ngân hàng thương mai Chang hạn ở Việt Nam, hệthống ngân hàng hoạt động dưới sự chỉ đạo, giám sát từ ngân hàng Nhà nước Cơ
quan này trực thuộc Chính phủ hằng năm ban hành các văn bản pháp luật chỉ
đạo hoạt động toàn hệ thống ngân hàng để đảm bảo mục tiêu chính sách tiền tệ
và cá mục tiêu Chính phủ giao phó
-* Chính sách tiền tệ: Là chính sách mà ngân hàng Nhà nước sử dụng các
công cụ để tác động vào cung tiền, làm thay đổi lãi suất ngắn hạn, qua đó tácđộng tới tổng cầu của nền kinh tế nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra, thường
là hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phat, Ở Việt Nam, Ngân hàng Nhà
nước đã sử dụng công cụ trần lãi suất áp dụng cho các lãi suất huy động ngắn
han, trần lãi suất đối với cho vay các lĩnh vực ưu tiên Lãi suất huy động bị áp
trần gây khó khăn cho khả năng huy động vốn của ngân hàng thương mại Lãisuất cho vay bị áp trần khiến ngân hàng phải cơ cấu lại nguồn vốn, tìm kiếm
nguồn vốn giá rẻ hơn để giữ ty lệ NIM ổn định, dam bao lợi nhuận Ngoài ra,
trong các giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng nóng, ngân hàng Nhà nước thường
sử dụng thắt chặt tiền tệ, giảm cung tiền, đây lãi suất tăng cao cũng gây rất nhiều
khó khăn cho khả năng huy động vốn của ngân hàng thương mại.
1.4.5 Môi trường kinh tế xã hội
Sự ôn định của
kinh tê vĩ mô ôn di
Trang 25sản phẩm quốc nội, lãi suất hay tỷ gia, Bên cạnh đó là an sinh xã hội tốt, mứcsống của người dân được dam bảo Sự ổn định về kinh tế, xã hội sẽ củng cố niềm
tin của người dân vào tình hình phát triển đất nước Người dân sẽ có xu hướng
sử dụng tiền vào tiêu dùng, hay các kênh đầu tư như tiền gửi, hay chứng
khoán, nhiều hơn Ngược lại, kinh tế xã hội có dấu hiệu khủng hoảng, người
dân sẽ gia tăng đầu cơ vào các tài sản có tính ổn định cao như vàng hay Đô la
Mỹ thay vì nắm giữ nội tệ, điều này sẽ gây ra lạm phát, lãi suất bị đây lên cao,
gây khó khăn cho hoạt động huy động vốn của các ngân hàng.
Môi trường kinh tế xã hội ảnh hưởng rất lớn tới xu hướng gửi tiền của
người dân Thường những kỳ hạn dài sẽ được hưởng mức lãi suất càng cao, tuy
nhiên nếu mặt bang kinh tế vĩ mô không ổn định sẽ làm gia tăng rủi ro cho cáckhoản tiền gửi dài hạn Người dân sẽ có xu hướng gửi tiền ngắn và trung hạn dé
giảm thiểu rủi ro, cũng như đảm bảo có được dòng tiền trong tương lai gần để sử
dụng, đề phòng biến động trong nền môi trường kinh tế vĩ mô không 6n định
1.4.6 Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn huy động vốn của các
ngân hàng Nếu chi nhánh hay các phòng giao dịch của một ngân hàng hoạt động
trên địa bàn có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, gồm các ngân hàng khác, các tổ
chức tín dụng phi ngân hàng như Quỹ tín dụng thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn
trong cạnh tranh nguồn khách hàng gửi tiền Chi nhánh, phòng giao dịch đó phải tận dụng các lợi thế cạnh tranh của sản phẩm tiền gửi, lợi thế thương hiệu ngân
hang, hay gia tăng các dịch vụ đi kèm, khuyến mãi dé giữ chân khách hàng và
tiềm kiếm khách hàng mới
* Tình hình lãi suất thị trường
Mặt bằng lãi suất thị trường phản ánh trung bình một ngân hàng phải bỏ
ra bao nhiêu đồng vốn dé huy động một đồng tiền gửi Mặt bằng lãi suất cho biết
vị thế của mỗi ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Ngân hàng có uy tín cao sẽ
chỉ cần huy động với lãi suất thấp hơn và ngược lại Ngoài ra, sự thay đổi trong
mức lãi suất này thường do tác động từ chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung
ương, hay do tính thời vụ của nên kinh tế khi vào những giai đoạn thanh khoản
căng thắng trong năm, có thể là dịp cuối năm, người dân có xu hướng rút tiềnnhiều để mua sắm, làm tăng mặt bằng lãi suất, gây khó khăn cho khả năng huy
động vôn của các ngân hàng.
18
Trang 26CHUONG 2: THỰC TRANG HUY ĐỘNG VON CUA
PHONG GIAO DICH VIB SAO ĐỎ, HAI DƯƠNG
Đến tháng 1/2017, VIB đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP
hàng đầu Việt Nam với tổng tài san đạt trên 100 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ 5.644
tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt gần 9.000 tỷ đồng Chúng tôi hiện có gần 4.000 cán
bộ nhân viên phục vụ khách hang tại gần 160 chi nhánh và phòng giao dịch tại
trên 27 tỉnh/thành trọng điểm trong cả nước.
Năm 2010 ghi dấu một sự kiện quan trọng với việc Ngân hàngCommonwealth Bank of Australia (CBA) -Ngân hang bán lẻ số 1 tại Úc và là
Ngân hàng hàng đầu thế giới với trên 100 năm kinh nghiệm đã chính thức trở
thành cổ đông chiến lược của chúng tôi với tỉ lệ sở hữu cổ phan ban đầu là 15%.Sau một năm, ngày 20/10/2011, CBA đã hoàn thành việc đầu tư thêm 1.150 tỷđồng vào VIB, tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần của CBA tại VIB từ 15% lên 20%nhằm tăng cường cơ sở vốn, hệ số an toàn vốn, mở rộng cơ hội kinh doanh vàquy mô hoạt động cho VIB Mối quan hệ hợp tác chiến lược này tạo điều kiệncho chúng tôi triển khai thành công các kế hoạch dài hạn trong chiến lược kinh
doanh và đặc biệt là nâng cao chất lượng Dịch vụ Khách hàng hướng theo chuẩn
mực quôc tê.
Là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc cải tổ hoạt động kinhdoanh, Ngân hàng quốc tế luôn định hướng lấy khách hàng làm trọng tâm, lấychất lượng dịch vụ và giải pháp sáng tạo làm phương châm kinh doanh VIB
19
Trang 27luôn nỗ lực tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, cùng năng lực quản trị điều hành,tiếp tục chú trọng phát triển mạng lưới ngân hàng bán lẻ và các sản phẩm mớithông qua các kênh phân phối da dạng dé cung cấp các giải pháp tài chính trọn
gói cho các nhóm khách hàng trọng tâm, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ
dé phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn
Một số thông tin chung về VIB:
Tên tiếng việt: Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam
Tên tiếng Anh: VietNam international bank
Tén viét tat: VIBLich sử hình thành và phát triển của PGD Sao Đỏ:
Thành lập vào ngày 22/10/2009.
Giấy phép thành lập và hoạt động của PGD thị xã Chí Linh, Hải Dương:
Địa chỉ: 119, đường Nguyễn Trãi, phường Sao Đó, thị xã Chí Linh, tỉnh
Đối với cô đông: Mang lại các giá trị hap dẫn và bền vững cho cô đông
Đôi với cộng đông: Tích cực đóng góp vào sự phát triên cộng đông
* Giá trị cốt lỗi:
Hướng tới khách hàng
Nỗ lực vượt trội
20
Trang 28Trung thực
Tỉnh thần đồng đội
Tuân thủ kỷ luật
2.1.2 Cơ cấu tô chức của Phong giao dịch VIB Sao Đỏ Hải Dương
2.1.2.1.Mô hình quản lý của phòng giao dịch Sao Đỏ, Chí Linh, Hải Dương
Nguồn: PGD VIB Sao Đỏ
2.1.2.2 Giải thích mô hình cơ cấu của PGD Sao Đỏ
Trong mô hình cơ cấu tổ chức của PGD Sao Đỏ, Giám đốc PGD là người chịu trách nhiệm tiếp nhận thông tin về chính sách từ Hội sở chính và hướng dẫn
triển khai chính sách đó đối với các phòng dịch vụ khách hàng và phòng kháchhang cá nhân Trong PGD có thêm Phòng hỗ trợ tín dụng, nhưng thuộc chỉ đạo
trực tiếp của Hội sở chính.
Trong quá trình tiếp nhận và xử lý các khoản vay sẽ có thêm sự tham gia
của Bộ phận giao dịch tín dụng Bộ phận này không nằm ở PGD, mà thuộc sự
at
Trang 29quản ly của PGD tín dụng vùng .PGD tin dụng vùng nằm ở mỗi địa phương
(Thường đặt ở các tỉnh/thành phó), trực thuộc quản lý của khối bán lẻ Thông
qua Bộ phận giao dịch tín dụng, PGD tín dụng sẽ tiếp cận được thông tin các
khoản vay, báo cáo với hội sở và trực tiếp hỗ trợ hoạt động tín dụng của PGD.
Đây là bộ phận chuyên biệt cho mảng bán lẻ của VIB.
Phòng dịch vụ khách hàng sẽ tiếp nhận các khoản tiền gửi và xử lý các
phát sinh trong giao dịch tài khoản tại quầy Phòng khách hàng cá nhân đảm
đương nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, bán các sản phẩm huy động và cho vay Ngoài ra, cán bộ phòng này cần có kỹ năng đánh giá năng lực tài chính của
khách hàng, đưa ra nhận định và phối hợp với vùng GD tín dụng và phòng hỗ trợ
tín dụng dé đưa ra quyết định cho vay cuối cùng cho khách hàng
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Phòng giao dịch VIB Sao Đỏ trong
giai đoạn 2015-2017
Có thé thay lợi nhuận của PGD Sao Đỏ tăng đều trong giai đoạn này Mức
tăng trưởng so với năm trước là 45% ở năm 2016 và 35% ở năm 2017 Lợi
nhuận chung của cả VIB cũng tăng trưởng rất mạnh trong giai đoạn 2015-2017.
Theo đó, lợi nhuận trước thuế năm 2017 của VIB là 1405 nghìn tỷ VNĐ, tăng
100% so với năm 2016 Đồng thời, mảng bán lẻ góp tới 50% tổng lợi nhuận Có
thé thấy xu hướng chuyển mình trở thành ngân hàng bán lẻ hang dau của VIB
trong cơ cấu lợi nhuận.
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2015-2017
Nguôn: PGD VIB Sao Đỏ
ae
Trang 302.2 Thực trạng huy động vốn của Phòng giao dịch VIB Sao Do giai đoạn
2015-2017
2.2.1 Các sản phẩm huy động vốn của Phòng giao dịch VIB Sao Đỏ
2.2.1.1 Tài khoản thanh toán
* Đặc điêm:
Đây là loại tiền gửi không kỳ hạn, dành cho khách hàng cá nhân và doanh
nghiệp Đặc điểm của sản phẩm là khách hàng có thé rút tiền 24/7, khách hang
có thé thanh toán hóa don dịch vụ tại tất cả các điểm thanh toán chấp nhận thẻ(POS) trên toàn quốc
Hạn mức rút tiền của tài khoản thanh toán là 10 triệu đồng/lần, rút tối đa
30 triệu đồng/ngày Hạn mức rút tiền một lần của VIB lớn hơn nhiều so với mức
Š triệu đồng/lần của các ngân hàng lớn khác như Vietinbank, Agribank
Lãi suất tiền gửi thanh toán là 0% Như vậy, sử dụng tài khoản thanh toán
của VIB không được nhận lãi Ở hầu hết các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, tài khoản tiền gửi thanh toán vẫn được hưởng mức
lãi suất dương, tối đa là 1% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
* Lợi ích của sản phám:
Khách hàng được miễn phí duy trì tài khoản, miễn phí chuyền tiền trong
hệ thống VIB, miễn phi nạp tiền điện thoại và thanh toán cae hóa don Đây là
những ưu điểm rất lớn của sản phẩm này dé bù đắp cho việc VIB không trả lãi
cho các khoản tiền gửi thanh toán
Ngoài ra, việc mở tài khoản thanh toán sẽ được hỗ trợ tận nơi, với thời gian
ngắn Đồng thời, tài khoản được đảm bảo an toàn, bảo mật cao với hệ thống giám
sát giao dịch tài khoản bất thường và thông báo giao dịch qua tin nhắn và email.
2.2.1.2 Tiền gửi tiết kiệm thường
* Đặc điểm:
Là sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân nhằm mục đích tiết kiệm, có
kỳ hạn từ 1 tuần đến 24 tháng, lãi suất tự động chuyền vào tài khoản tiền gửi khiđến hạn, lãi có thể trả định kỳ hàng tháng, hàng quý hoặc trả cuối kỳ
Khách hàng được phép rút trước hạn nhưng chỉ được hưởng lãi suất
không kỳ hạn Ngoài ra, chủ khoản còn có thể dùng số tiết kiệm để cầm có, thế
chap tại VIB hoặc các tổ chức tín dụng khác VIB không có các kỳ hạn trên 24
tháng như các ngân hàng khác như Tpbank với kỳ hạn gửi tiền tối đa 36 tháng,
hay Vietinbank kỳ hạn tối đa 60 tháng
23
Trang 31* Lợi ích của sản phâm:
Lãi suất hấp dẫn, loại tiền gửi đa dạng: VND, EUR, USD, và có thể mởtài khoản trực tuyến Tuy nhiên, khi mở tài khoản trực tuyến, khách hàng bị giớihạn bởi kỳ hạn tối đa 12 tháng, chỉ được gửi bằng VND, và không được cầm cố
đê vay vôn khi có nhu câu.
2.2.1.3 Tiền gửi tiết kiệm lãi suất bậc thang
* Đặc diém:
Là tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tuần đến tối đa 18 tháng Lãi suất sẽ được
tính dựa trên số dư tiền gửi và cố định trong suốt kỳ hạn gửi tiền Nghĩa làkhách hàng có thể gửi thêm tiền vào số dư tại tài khoản tiết kiệm này và
lãi sẽ được tính dựa trên số dư cuối cùng tại ngày đáo hạn Lãi sẽ được trả vào
cuối kỳ
Ngoài ra, khách hàng được rút trước hạn nhưng chỉ được hưởng lãi suất
không ky hạn, khách hàng có thé mang sé tiết kiệm để cầm có, thé chấp tại VIB
hoặc các tô chức tín dụng khác.
* Lợi ích sản phám:
Nạp tiền vào tài khoản tiết kiệm linh hoạt mà không caf chờ đến ngày đáo
hạn hoặc làm số tiết kiệm mới Kỳ han gửi tiền linh hoạt, từ 1 tuần đến 24 tháng
2.2.1.4 Tiền gửi tiết kiệm lĩnh lãi linh hoạt
* Đặc điểm:
Hiện VIB chi có duy nhất kỳ hạn 24 tháng dành cho sản phâm này Khách
hàng có thể lĩnh lãi linh hoạt theo nhiều kỳ hạn trả lãi mà không chờ tới ngày
đáo hạn sau 24 tháng kể từ ngày mở số tiết kiệm Các kỳ hạn trả lãi gồm 6 thang,
9 thang, 12 thang.
* Loi ich san pham:
Khách hàng có thé lựa chon các kỳ nhận lãi linh hoạt, 6 thang, 9 thánghoặc 12 tháng Sản pham phù hợp với những người có nhu cau gửi tiền trung hạn
hưởng lãi suất cao, nhưng muốn rút lãi trong ngắn hạn nhằm mục đích chỉ tiêu
cơ bản
24
Trang 322.2.2 Thực trạng tăng trưởng tông vốn huy động của Phòng giao dịch VIB
Sao Đỏ giai đoạn 2015-2017
2.2.2.1 Tăng trưởng tông von huy động vốn trong giai đoạn 2015-2017
a Thực trang
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ huy động vốn giai đoạn 2015-2017
Nguôn: PGD VIB Sao Đỏ
Có thé thấy được, tổng vốn huy động của don vị kinh doanh này tăng qua
các năm, năm 2015 đạt 167,345 ty VND, năm 2016 đạt 213,457 tỷ VND và năm
2017 đạt 295,671 tỷ VNĐ Tốc độ tăng trưởng qua các năm đạt khoảng 27,5%
trong năm 2015-2016 và 38,5% trong giai đoạn 2016-2017.Như vậy, tình hình
huy động vốn của VIB tại khu vực Sao Đỏ tăng trưởng khá đều qua 3 năm
Tuy nhiên khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn, tốc độ tăng
trưởng vốn huy động của VIB không cao Cụ thể, trong năm 2017/2016, chỉ
nhánh ngân hàng Lienvietpostbank Sao Đỏ tăng trưởng 41.2%, PGD ngân hàng
Seabank Sao Đỏ tăng trưởng 42.3% Các ngân hàng lớn hơn như Vietinbank,
BIDV, Agribank trên địa bàn Sao Dé đều có mức tăng trưởng huy động vốn trên
45% trong năm 2017/2016 So với kế hoạch tăng trưởng huy động vốn do Hội sở
chính áp chỉ tiêu trong năm 2017 là 40%, như vậy PGD VIB Sao Đỏ cũng chưa đáp ứng đủ mức chỉ tiêu này.
b Phân tích nhân tô tác động đến tăng trưởng huy động vốn
* Xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng VIB
Theo hãng xếp hang tín nhiệm nổi tiếng thế giới Moody’s Investors
Service vào năm 2015, VIB là ngân hàng vị trí dẫn đầu trong bảng xếp hạng tín
25
Trang 33nhiệm mới nhất của Moody's đối với các ngân hàng Việt Nam VIB duy trì xếp
hạng tín nhiệm cơ sở cao nhất trong số các ngân hàng Việt Nam VIB là ngân
hàng Việt Nam duy nhât được nâng mức triên vọng từ “ôn định” lên “tích cực”.
VIB cũng nhận được sự đánh giá và tín nhiệm của các định chế và tổ chức
quốc tế như giải thưởng “Ngân hàng Đối tác hàng đầu tại Việt Nam”, “Ngân
hàng hàng đầu Việt Nam về Tài trợ thương mại cho Doanh nghiệp SMEs” từNgân hàng Phát triển Châu Á (ADB); giải thưởng “Ngân hàng bán lẻ phát triển
nhanh nhất Việt Nam 2015” và “Thuong vụ tốt nhất Việt Nam năm 2015” của tổ
chức Global Banking & Finance Review Trước đó, tổ chức tài chính quốc tế
IFC đã trao giải thưởng “Nhà phát hành xuất sắc nhất Châu Á Thái Bình Dương
năm 2014” cho VIB.
Năm 2017, VIB tiếp tục được tô chức xếp hạng tín nhiệm này nâng mứcxếp hạng triển vọng tiền gửi nội tệ và phát hành tiền gửi nội tệ và ngoại tệ từ ôn
định lên tích cực trong báo cáo cập nhật kết quả xếp hang tín nhiệm 8 ngân hang
Việt Nam VIB tiếp tục nằm trong nhóm ngân hàng có chỉ số xếp hạng tín nhiệm
cao nhất trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam.
Nhu vay, trong giai đoạn 2015-2017, VIB được Moody’s xếp hang tín nhiệm
rat cao Đây là cơ sở tốt dé người dân và doanh nghiệp tiếp tục gửi tiền ở VIB
Tuy nhiên.trên địa bàn hoạt động còn có nhiều ngân hàng với xếp hạn tín
nhiệm cao hơn, đặc biệt nhóm Ngân hàng thương mại quốc doanh gồm
Agribank, BIDV, Vietinbank, Vietcombank Những ngân hàng này là đối thủ lớn
trong cạnh tranh nguồn tiền gửi với PGD VIB Sao Đỏ Điều này phan nào giải
thích nhóm ngân hàng này luôn có tốc độ tăng trưởng huy động vốn cao nhất
trên địa bàn.
* Môi trường kinh tê xã hội:
Giai đoạn 2015-2017, kinh tế Việt Nam phát triển khá 6n định, thé hiệnqua tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự ôn định của các biến số vĩ mô như tỷ giá,lạm phát Tăng trưởng kinh tế giai đoạn này đều tăng trưởng tốt trên 6%
Năm 2017, tăng trưởng kinh tế vượt chỉ tiêu 6.7%, cán mốc 6.81% Giữ
ôn định kinh tế vĩ mô là mục tiêu hàng dau của chính phủ và ngân hang Nhà
nước Năm 2016, 2017, lạm phát luôn được giữ ở dưới mức chỉ tiêu Cụ thể, năm
2016, lạm phát tang 4.74%, dưới mức 5% chính phủ dé ra; còn năm 2017, lạm
26
Trang 34phát tăng 3.53%, hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu dưới 4%.
Tỷ giá trong giai đoạn này áp dụng theo cơ chế mới - tỷ giá trung tâm Theo đó, tỷ giá không còn neo vào USD như giai đoạn trước, mà thả nổi có kiểm
soát, dựa trên diễn biến tỷ giá bình quân liên ngân hàng gia quyên trên thị trường
ngoại tệ liên ngân hàng, diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế của một số đồng
tiền các nước có quan hệ thương mại, vay trả, đầu tư lớn với Việt Nam và cáccân đối vĩ mô, tiền tệ trong nước Kết quả là ty giá đã én định, theo sát diễn biếncung cau thị trường Ty giá được cho là ổn định trước biến động mạnh từ thịtrường ngoại hối quốc tế, như USD liên tục tăng giá so với nhiều đồng tiền do
Cục dự trữ liên bang Mỹ liên tục tăng lãi suất USD, Trung Quốc phá giá đồng
nội tệ Năm 2016, ty giá VND/USD tăng 1.18% so với 2015, năm 2017, tỷ giá
VND/USD tăng 1.4% so với 2016 Mức tăng này thấp hơn nhiều so với giai
đoạn trước.
Nhu vậy, giai đoạn 2015-2017, tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam khá ồn
định Đây là tiền đề tốt để người dân sử dụng tiền nhàn dỗi vào các mục đích đầu
tư, như đầu tư tiền gửi tiết kiệm, chứng khoán Thực tế ở Việt Nam, người dân
vẫn ưa thích sử dụng kênh tiền gửi tại ngân hàng bởi thị trường chứng khoán
Việt Nam quy mô còn nhỏ, dễ bị thao túng, thông tin thị trường chưa minh bạch.
Đồng thời, sự tăng trưởng vốn huy động còn do tình tah phat trién kinh
tế, thu nhập của người dân địa phường Sao Đỏ Theo đó, cư dân ở đây có ngànhtrồng gỗ, buôn ban, sản xuất các mặt hang bằng gỗ phát triển và gần như là thunhập chủ yếu của người địa phương Bên cạnh đó, còn có di tích lịch sử Côn Sơn
- Kiếp Bạc, đền thời Nguyễn Trãi và Chu Văn An, thu hút khách du lịch Bên
cạnh đó, tăng trưởng vốn huy động cũng phan ánh phan nào kênh tiết kiệm van
là kênh sử dụng vốn nhàn dỗi chủ yếu trong dân, thay vì chứng khoán hay các
kênh đầu tư rủi ro hơn như tiền kỹ thuật só
* Đối thủ cạnh tranh
Có rất nhiều ngân hàng là đối thủ lớn của VIB tại Sao Đỏ, Chí Linh, Hải
Dương Cụ thể như ngân hàng Hang Hải (Maritimebank), ngân hàng Bưu điện
(Lienvietpostbank), và các ngân hàng lớn như ngân hàng Công thương (Vietinbank),
ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), ngân hàng Quân đội (MBbank), ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), ngân hàng Đầu tư và phát triển
27
Trang 35(BIDV) Day là những đối thủ lớn của VIB trong khu vực Đề cạnh tranh với các đối
thủ này, đảm bảo mức tăng trưởng huy động như chỉ tiêu đề ra, VIB đã có nhiều biện
pháp như đa dạng hóa dịch vụ đi kèm, tăng lãi suất Lãi suất được coi là công cụ hàngđầu dé cạnh tranh về giá so với các ngân hàng khác
* Mặt băng lãi suất
Trong giai đoạn này, mặt bang lãi suất được duy trì tương đối ôn địnhtheo chiều hướng giảm nhẹ lãi suất VNĐ Điều đó có được do thanh khoản trên
thị trường liên ngân hàng luôn đồi dào, đồng thời tỷ giá, lạm phát và diễn biến
kinh tế vĩ mô nhìn chung ồn định Mục tiêu chính sách tiền tệ trong giai đoạn này
cũng là cố gắng giảm lãi suất cho vay, tuy nhiên theo thống đốc Lê Minh Hung,
nợ xâu là nguyên nhân cô hữu khiên việc giảm lãi suât cho vay còn khó khăn.
Về lãi suất huy động, đồng Đô la Mỹ vẫn được ấn định ở 0%, còn lãi suất
tiền đồng có xu hướng tăng nhẹ 0,5-1% trong giai đoạn 2015-2016, chủ yếu làcác kỳ hạn trên 12 tháng Điều này được giải thích do nhu cầu cho vay vốn trung
và dai hạn của các tổ chức tín dụng là rất lớn và NHNN giảm dan tỷ lệ vốn ngắnhạn cho vay trung và dài hạn từ 60% về 45% vào năm 2018 Lãi suất các kỳ hạn
dưới 6 tháng phổ biến trong khoảng 4,5-5,4%/nam, lãi suất từ 6-12 tháng phổ
biến khoảng 5,4-6,5%/năm và từ 12 tháng trở lên khoảng 6,5-7%.
Mặt bằng lãi suất trong giai đoạn này khá ôn định So với mức lãi suấttrung bình, lãi suất huy động vốn của VIB luôn cao hơn tầm 0.5-1% ở nhiều kỳhạn, phản ánh khả năng huy động vốn của ngân hàng này ở mức không cao sovới các ngân hàng khác Việc VIB để lãi suất cao hơn khá nhiều so với mặt bằng
cũng là cách để cạnh tranh lại với các đối thủ trong khu vực.
Nhu vậy, PGD VIB Sao Đỏ đã chủ yếu sử dụng lãi suất và các ưu đãitrong các sản pham dé tăng cường huy động vốn, qua đó giúp đvkd này có mứctăng trưởng huy động khá tốt trong giai đoạn 2015-2017 Tuy nhiên, do các đối
thủ cạnh tranh trên địa bàn rất mạnh và đa dạng hơn về các sản phẩm huy độngnên PGD VIB Sao Đỏ bị lép về hơn về khả năng thu hút tiền gửi và có mức tăng
trưởng huy động vốn thấp hơn
28