1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Huy động vốn tại Tổng Công ty giấy Việt Nam

129 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 29,07 MB

Nội dung

- Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn rút ra được những thành công và hạn chế trong hoạt động huy động vốn quản lý việc huy động và sử dụng vôn của các doanh nghiệp nhà nước ở V

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOITRUONG ĐẠI HỌC KINH TE

LÊ HỮU TRÌNH

LUẬN VĂN THAC SĨ QUAN LÝ KINH TE

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

HÀ NOI - 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: TS NGUYEN NGỌC DŨNG

XÁC NHẬN CỦA XÁC NHAN CUA CHỦ TỊCH HD

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHÁM LUẬN VĂN

TS Nguyễn Ngọc Dũng PGS.TS Phạm Văn Dũng

Hà Nội - 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan răng đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi.

Các sô liệu, tư liệu được dưa trên nguôn tin cậy, có thực và dựa trên thực tê

tiên hành khảo sát của tôi Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đề hoàn thành luận văn nay, tôi xin gửi lời cảm ơn và biết ơn sâu sắctới TS Nguyễn Ngọc Dũng, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quátrình thực hiện dé tài Sự giúp đỡ tận tình, những lời khuyên bổ ích và nhữnggóp ý của Thay đối với bản thân luận văn là động lực giúp tôi hoàn thành dé

tai của mình.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thay, Cô trong khoa Kinh tế

Chính trị Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.

Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực, tìm tòi, nghiên cứu dé hoàn

thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận

được những đóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn.

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CHU VIET TẮTT - 6 + k+ESEE#EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEeEerkererkerers i

DANH MỤC CAC BANG Quveescsssessssssesssessssssesssesscssssscssscsscsusesessuessecssesseaseesess ii

Chương 1: TÔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẢ CƠ SỞ LÝ

LUẬN VE VON VA HUY ĐỘNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 6

1.1 Khái niệm về vốn, huy động vốn, vai trò và mục tiêu huy động vốn trong

Aoanh nghi€p 02 -ÔÔÔồỒ 6

1.1.1 Khái niệm về vốn, huy động vốn 2-2-2 2+ £+E+2+EE+EE+Exerxerxeres 6 1.1.2 Vai trò và mục tiêu huy động vốn trong doanh nghiệp 7

1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu - 2 2+ ++E++k+£x+E++E++xerxeex 8

1.2.1 Nhóm các công trình đi vào cụ thé nghiên cứu việc quan lý hoạt động huy động vốn cụ thỂ - 2 Sk+SE+SE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE111121111111111 11.11 1x 9 1.2.2 Nhóm các công trình đánh giá vai trò của hoạt động huy động vốn 12

1.3 Phân loại vốn, hình thức huy động vốn, các chỉ tiêu đánh giá hoạt động

huy động vốn và các nhân tô ảnh hưởng đến huy động vốn - 13 1.3.1 Phân loại vốn -ccccccc2tvtttrttttrrrrrrrrrrrirrrrii 13

1.3.2 Phân loại các hình thức huy động vốn 2-2 2 2+2 +s+£+zzzz£z 14

1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn và nhân tố ảnh

iu - 22

1.3.4 Các nhân tô ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn - 24 1.4 Quản lý huy động vốn và sử dụng vốn trong doanh nghiệp 28

1.4.1 Xây dựng kế hoạch về nhu cau vốn - 2-2 +2 28

1.4.2 Quản lý khối lượng vốn huy động - 2© 2+ 2+E++£x+rxerxersez 28

1.4.3 Quan lý chi phí huy động vốn -¿- ¿5° E+SE+EE+E2£EeEEeEEeEzErrered 291.4.4 Quản lý duy trì sự cân bằng trong cơ cau vốn của doanh nghiệp 291.4.5 Quan lý sự 6n định của các nguồn vốn huy động - 29

Trang 6

1.4.6 Đảm bảo an toàn tài chính và gia tang được năng lực cạnh tranh 30

1.4.7 Quản lý mục đính sử dụng vốn huy động 2-2 2 s+zsezse2 30

1.4.8 Quản lý tổ chức thực hiện huy động vốn 2-2 5 s+zx>se2 30

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP VẢ THIET KE NGHIÊN CỨU 32

2.1 Nguồn tải liỆU ¿2-5252 SE+SE‡EE2E2112112111217171211211211211 1111 E1 xe 32

2.1.1 Nguồn tai liệu sơ cấp - scSs St tk 211211111111211111 1111k 32

2.1.2 Nguồn tài liệu thứ cấp -¿- 5+ EEEE12112111111121111 1111 c0 32

2.2 Phương pháp nghiên CỨU - -. c6 + + 1E E*##EEEvEEseeerereeersrererers 33 2.2.1 Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích tải liệu - 33 2.2.2 Phương pháp logic - Lich SỬ ¿55c S< * + *+*vEseesrerreersrererers 35

2.2.3 Phương pháp thống kê, mô tả 2 2 2 E+EE+EE£EE+EE£E++EEzEerxee 36

2.2.4 Phương pháp phân tích - tổng hợp - ¿22 ©522++£++z++zx+rxrsez 362.2.5 Phương pháp điều tra, khảo sátt ¿5c Ss+SE+EE+EEEeEEEEEeErrerkered 37

Chương 3: THỰC TRẠNG HOAT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI TONG

CÔNG TY GIAY VIỆT NAM cccccccsssssssccsscssssssscssscssssssscesessssssssessssssssssieeseessen 38

3.1 Khái quát về Tổng công ty Giấy Việt Nam 2-2 s+cxsrxersez 38 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển -2 252522 £+£sz£xzzxzse2 38 3.1.2 Quy mô tô chức của Tổng công ty Giấy Việt Nam - 40 3.1.3 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của ngành sản xuất giấy - 48 3.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Giấy Việt Nam giai

Goan 2012-2014 an 50

3.2 Phân tích hoạt động huy động vốn tại Tong công ty Giấy Việt Nam 52

3.2.1 Thực trạng nguồn vốn Tổng 005107777 52 3.2.2 Thực trạng huy động vốn của Tổng công ty Giấy Việt Nam 53 3.2.3 Phân tích hoạt động huy động vốn theo các bước công việc - 63 3.2.4 Phân tích hoạt động huy động vốn theo các yếu tố ảnh hưởng 66

3.2.5 Đánh giá kết quả huy động VON wo esseseseesesessessessesesessessesseeees 68

Trang 7

3.3 Thực trạng quản lý việc huy động vốn và sử dụng vốn tại Tổng công ty Giấy Việt Nam ¿-©2- SE E2E12112112112711111121121121121111 11111111 cye 87

3.3.1 Xây dựng kế hoạch về nhu cầu vốn_ -+5+5+¿ 87 3.3.2 Quan lý khối lượng vốn huy động oo eeccecesccecsecsessessessessesssessessesseeseeses 87 3.3.3 Quan lý chi phí huy động VON e.eeccecesccessessessessesseessessessessessesseesseseeens 88

3.3.4 Quan lý duy trì sự cân bằng trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp 88

3.3.5 Quan lý sự ôn định của các nguồn vốn huy động - 89

3.3.6 Dam bao an toàn tài chính và gia tăng được nang lực cạnh tranh 89

3.3.7 Quan lý mục đính sử dung vốn huy động 2-2-2 z2 90 3.3.8 Quan lý tổ chức thực hiện huy động vốn 2-2 2+2 90 S003: (no ii 9]

3.4.1 Kết qua đạt GUC s- 2c 5222 212E1221221217121211211211211 11111 xe 91 3.4.2 Han ChỀ 22t HH re 91 3.4.3 Nguyên nhân cua tồn tại và hạn chế -¿-s- + cs+x+x+EsEt+EvEererxsrsreres 92 Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN VÀ QUẢNLÝ VIEC HUY ĐỘNG VON, SỬ DỤNG VON TẠI TONG CÔNG TY GIẦY VIỆT NAM cccccccssssssssssssessssssssssssssssssesssssssssssssssvveee 93 4.1 Một số định hướng và dự báo nhu cầu vốn của VINAPACO giai đoạn 2015 — 2020 và tầm nhìn 2025 -¿- 2 +£++E+EE+EE£EEEEEEE2EEEEECEEEerkrrrrrrei 93 4.1.1 Triển vọng phát triển của ngành và vị thế của VINAPACO 93

4.1.2 _ Phân tích SWOT, SH HH HH HH Hàng ng 98 4.1.3 Tầm nhìn, mục tiêu và chiến lược phát triển công ty cô phần 101

4.1.4 Kế hoạch sản xuất kinh doanh và xác định nhu cầu tai chính 102

4.2 Một số giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại VINAPACO 102

4.2.1 Các giải pháp tăng cường huy động vốn chủ sở hữu 102

4.2.2 Các giải pháp tăng cường huy động các khoản vay nợ 105

Trang 8

4.2.3 Thành lập các công ty cổ phần mới nhăm gọi vốn đầu tư từ nhiều nguồn — 107

4.2.4 Tăng cường công tác thu hồi vốn -¿ 22 ©5¿+52+££+£++£x+rxerxered 1084.2.5 Đa dạng hoá các kênh huy động vốn -2- 2 s+cs+zs+zxzez 1084.3 Các giải pháp tăng cường hoạt động quan lý huy động và sử dụng vốn 1094.3.1 Hoàn thiện quy chế quản lý tài chínphân cấp quản lý tài chính 109

4.3.2 Hoàn thiện bộ máy quan lý tài chính của Tổng công ty 110 4.3.3 Nâng cao hiệu qua sử dung VON esseesessessessessesseessesessessesseeseens 111 4.4 Một số kiến nghị dé thực hiện các giải pháp trên 2-5 113 4.4.1 Về phía doanh nghiỆp 2-2 2 s+EE+EE£EE£+EE+EE2EE2EEEEEEEEerxerkrred 113 4.4.2 Về phía Nhà nước - ¿+52 ++EE+EE£EE£EEEEEEEEE2EEEEEEEEEEEErkerkrrei 114

KET LUẬN 2G St kSEEEkSEEEkSEEEk AE T111 E11111111 1111111111 crk 117TÀI LIEU THAM KHẢO - 5-5: St St EEE2ESEEEEEEEEEEEEE2EEEEEEEEEEEEEkrkrrrrr 119

Trang 9

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

TT| Kýhiệu Nguyên nghĩa

1 | VINAPACO | Tông công ty Giấy Việt Nam

2 | VCSH Von chủ sở hữu

3 |TCKT Phòng Tài chính Kế toán

4 |VLĐ Vốn Lưu động

5 | CBCNV Cán bộ công nhân viên

6 |ROA Hệ số sinh lợi tổng tài sản

7 |ROE Hệ số sinh lợi von chủ sở hữu

8 | TIE Hệ số do lường khả năng trả lãi vay

9 | TSCD Tài sản cô định

10 |LĐTV Lưu động thường xuyên

11 | EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

12 | XNK Xuất nhập khâu

14 | NSNN Ngân sách nhà nước

15 |SXKD Sản xuất kinh doanh

16 |GTTSLĐ Gia trị tai sản lưu động

Trang 10

DANH MỤC CAC BANG

Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh - 50

Bang 3.2: Vốn chủ sở hữu của Tổng công ty Giấy Việt Nam - 52

Bang 3.3: Vốn vay ngân hàng của Tổng công ty Giấy Việt Nam 53

Bang 3.4: Nợ khác của Tổng công ty Giấy Việt Nam -cccccccccee 53Bang 3.5: Bảng Tổng hợp vay vốn tại các tô chức tin đụng: - 54Bang 3.6: Bang tông hợp chỉ phí đi vay -2 ©22222222z+tEEEEEEEEeerrrrrrrrrkeccee 57Bảng 3.7: Tổng hợp tin dụng thương mại - 22 ©2222222EE222z+2EEESSczerrrk 59Bang 3.8: Bảng tổng hợp cơ cầu nỢ - 22+ 22E2++2+2EEE1E212221112122211ee tre 63Bang 3.9: Tổng hợp một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2013- năm 2014 64Bảng 3.10: Tổng hợp nguồn vốn huy động từ các tổ chức tin dụng 65

Bang 3.11: Tổng hợp nhu cau vốn lưu động thường xuyên của VINAPACO69

Bảng 3.12: Bảng cân đối kế toán từ năm 2012 đến năm 2014 - 70

Bảng 3.13: Phân tích vai trò của các nguồn vốn đến kết qủa hoạt động kinh doanh

của VINAPACCO -+222221222 tt H0 re 71

Bang 3.14: Bang tong hợp các dự án đã, đang và sẽ thực hién 72Bang 3.15 : Tổng hop cơ cau vốn của Tổng công ty Giấy Việt Nam 79Bang 3.16: Tổng hợp chi phí huy động vốn 5-2 2 2+s2+x+£xscszce2 80Bang 3.17: Tổng hop một số chỉ tiêu đánh gid 2-2-2 szx+cse>s2 81Bang 3.18: Tỷ lệ tăng trưởng các chi tiêu thuộc vốn nha nước 88Bảng 3.19: Tổng hợp đánh giá một số chỉ tiêu sử dụng vốn - 90

ii

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Vốn luôn là yêu tố cơ bản, cần thiết và không thể thiếu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường,

doanh nghiệp luôn phải đối mặt với các câu hỏi về nguồn tài trợ lấy từ đâu,cách thức huy động như thé nao, chi phí phải trả bao nhiêu dé có được đủvốn phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vốn đượccoi là nhân tố đầu tiên khởi động toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp Hơn nữa việc quản lý , việc huy động vốn và sử dụng vốn là

một van dé vô cùng quan trọng trong công ty nhà nước dé tránh tinh trang đầu

tư sử dụng vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh mạo hiểm như chứng

khoán, ngân hàng, kinh doanh bất động sản, hoặc đầu tư mua sắm lãng phí

Việt Nam đã chính thức là thành viên của WTO Do vậy các cam kết

khi hội nhập đã làm thay đổi căn bản luật pháp kinh doanh của Việt Nam theohướng phù hợp hơn với thông lệ và luật pháp kinh doanh quốc tế Các doanhnghiệp nhà nước không còn nhận được sự bảo hộ của nhà nước về vốn như

trước Về cơ ban là chuyển sang hoạt động sản xuất kinh doanh bình đẳng như tất cả các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế theo sự điều tiết thống nhất của Luật Doanh nghiệp chung.

Tổng công ty Giấy Việt Nam là một trong những doanh nghiệp nhà nước

lớn Năm 2005 Tổng công ty đã chuyển đổi mô hình hoạt động từ một tổngcông ty 91 sang mô hình Công ty mẹ - công ty con với mục tiêu đưa Tổng công

ty Giấy Việt Nam phát triển thành một tập đoàn kinh tế có tiềm lực tài chínhmạnh, có khả năng cạnh tranh cao trong các lĩnh vực hoạt động truyền thống vàtiến tới mở rộng quy mô kinh doanh sang các lĩnh vực mới Đề thực hiện đượcmục tiêu trên đòi hỏi Tổng công ty Giấy Việt Nam phải có một lượng vốn rất

đồi đào và có những chiến lược, cách thức sử dụng vốn thật sự phù hợp đề có

Trang 12

thể tiến hành các hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất, phát triển các lĩnh vực

kinh doanh mới hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần Khi

đất nước đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới đòi hỏi trình độquản lý sử dụng vốn phải được nâng cao để có thể đảm bảo được sức cạnhtranh với các nước có nền kinh tế phát triển hơn chúng ta Mặt khác dé đảmbảo vai trò làm đầu mối gọi vốn , cấp vốn và điều tiết vốn của Công ty me thìhoạt động huy động vốn và quản lý việc huy động này của Công ty mẹ có một

ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của t6 hợp Công ty me

- công ty con cũng như đảm bảo cho sự thành công của quá trình chuyển đổi

mô hình hoạt động của Tổng công ty Giấy Việt Nam.

Do đó tăng cường khả năng huy động vốn và cách thức sử dụng vốn

hiệu quả tại Tổng công ty Giấy Việt Nam là thực sự cần thiết và có ý nghĩa

quyết định đến sự tồn tai và phát triển của Tổng công ty Giấy Việt Nam trong

những năm tới Nhất là khi đã có những nhà đầu tư lớn từ nước ngoài đã,đang và sẽ tham gia đầu tư vào ngành công nghiệp giấy ở Việt Nam với quy

mô rất lớn.

Chính vì vậy, “Huy động vốn tại Tổng công ty Giấy Việt Nam” được

lựa chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý kinh

tế, chương trình định hướng thực hành.

2 Mục đính và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

- Khái quát hoá những vấn đề cơ bản về các hình thức huy động sử

dụng vốn trong doanh nghiệp.

- Nghiên cứu thực trạng huy động vốn của Tổng công ty Giấy Việt Nam

- Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn rút ra được những thành công và hạn chế trong hoạt động huy động vốn quản lý việc huy động và sử

dụng vôn của các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Từ đó đưa ra một sô giải

Trang 13

pháp quan lý và đề xuất một số giải pháp phù hợp tăng cường các bi én pháp huy động vốn, cách thức sử dụng vốn của Tổng công ty Giấy Việt Nam cũng

như đưa ra các kiến nghị về mặt chính sách đối với doanh nghiệp và nha nước

2.2 Nhiệm vu nghiên cứu

- Thứ nhất : Hệ thống hoá lý luận cơ bản về hoạt động huy động vốn

của doanh nghiệp

- Thứ hai: Đánh giá đúng thực trạng nguồn vốn, hoạt động huy động

vốn và sử dụng vốn tại Tổng công ty Giây Việt Nam Từ đó rút ra những kết qua đạt được, những hạn chế ton tại và tìm ra nguyên nhân của những tôn tại trong hoạt động huy động và sử dụng vốn tại Tổng công ty Giấy Việt Nam.

- Thứ ba: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác

huy động vốn, sử dụng vốn và quản lý việc huy động, sử dụng vốn tại Tổngcông ty Giấy Việt Nam dé góp phan nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

của Tổng công ty.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu tập trung các vấn đề cơ bản về công tác huy động vốn của Tổng công ty Giấy Việt Nam: Vốn tự bổ sung, vốn đi vay Đề tai phân tích, đi sâu nghiên cứu hoạt động huy động vốn vay dé đáp ứng nhu cầu

sản xuất kinh doanh, đầu tư của Tổng công ty Giấy Việt Nam trên các khíacạnh: các loại hình, quy mô, cơ cau, chi phi von va đặc biệt dé tai đi sâu vađánh giá cơ chế quản lý hoạt động huy động vốn trên cơ sở các số liệu củaTổng công ty từ năm 2012 — 2014

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn

về quan lý hoạt động huy động vốn tại Tổng công ty Giấy Việt Nam và đề xuất

một số giải pháp huy động và sử dụng vốn tại Tổng công ty Giấy Việt Nam

Trang 14

Phạm vi về không gian: Đề tài thực hiện tại Tổng công ty Giấy Việt Nam

Phạm vi về thời gian: Số liệu nghiên cứu được thu thập trong các năm

2012, 2013, 2014.

4 Câu hỏi nghiên cứu

- Nguyên nhân khiến công tác huy động vốn, sử dụng vốn và quản lý việc

huy động, sử dụng vốn tại Tổng công ty Giấy Việt Namcòn nhiều hạn chế trong

thời gian vừa qua?

- Cần thực hiện những giải pháp nào hoàn thiện công tác huy động vốn sử

dụng vốn và quản ÿ việc huy động sử dung vốn tại Tổng công ty Giấy Việt Nam

trong thời gian tới?

5 Đóng góp của luận văn

5.1 Về mặt lý luận

Luận văn đã hệ thống hóa lý luận về huy động vốn sử dụng vốn và quản lý

việc huy động, sử dụng von Đặc biệt đi sâu vào nghiên cứu công tác huy động

vốn, sử dụng vốn và quan lý việc huy động sử dụng vốn tại Tổng công ty Giấy

Việt Nam

5.2 Về mặt thực tiễn

Luận văn, về mặt thực tiễn thông qua phân tích, đánh giá tông quát về công tác huy động vốn, sử dụng vốn và quản lý việc huy độngử dụng vốn Trên cơ sở

đó, tác giả nêu quan điểm và đề xuất một số giải pháp thiết thực, khả thi để hoàn

thiện công tác huy động vốn sử dụng vốn va quan lý việc huy độngsử dụng vấn

tại Tổng công ty Giấy Việt Nam

6 Kết cấu của luận vănNgoài phần mở dau, kết luận và tai liệu tham khảo, nội dung được kết câu

thành 4 chương:

Trang 15

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về vốn và

huy động vốn trong doanh nghiệp

Chương 2 Phương pháp và Thiết kế nghiên cứuChương 3 Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Tổng công ty Giấy

Việt Nam

Chương 4 Một số giải pháp hoàn thiện công tác huy động và quản lý

việc huy động, sử dụng vốn tại Tổng công ty Giấy Việt Nam

Trang 16

Chương 1

TONG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẢ CƠ SỞ LÝ LUẬN

VỀ VỐN VẢ HUY ĐỘNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 Khái niệm về vốn, huy động vốn, vai trò và mục tiêu huy động

vốn trong doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm về vốn, huy động von

1.1.1.1 Khái niệm vốn Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh

doanh, các doanh nghiệp cần phải có các yếu tố cơ bản sau: Sức lao động, đối

tượng lao động và tư liệu lao động Đề có được các yếu tố này đòi hỏi doanh

nghiệp phải ứng ra một số vốn nhất định phù hợp với quy mô và điều kiện

kinh doanh.

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên vận động và chuyển

hoá từ hình thái ban đầu là tiền sang hình thái hiện vật và cuối cùng lại trở về

hình thái ban đầu là tiền Sự vận động của von kinh doanh như vậy được gọi

là sự tuần hoàn của vốn Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp diễn ra liên tục, không ngừng Do đó, sự tuần hoàn của vốn kinhdoanh cũng diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu

chuyên của vốn kinh doanh Sự chu chuyển của vốn kinh doanh chịu sự chỉ phối rất lớn bởi đặc điểm kinh tế- kỹ thuật của ngành kinh doanh.

Từ những phân tích trên có thể rút ra: Vốn kinh doanh của doanh

nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toà bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụngvào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục dich sinh lời

Vốn kinh doanh không chỉ là điều kiện tiên quyết đối với sự ra đời củadoanh nghiệp mà nó còn là một trong những yếu tố giữ vai tò quyết địnhtrong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp

Trang 17

1.1.1.2 Khái niệm về huy động vốn Huy động vốn là nghiệp vụ tiếp nhận nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ

các tổ chức và cá nhân bằng nhiều hình thức khác nhau để hình thành nên

nguồn vốn hoạt động của cho tổ chức hoặc cá nhân.

1.1.2 Vai trò và mục tiêu huy động vốn trong doanh nghiệp

1.1.2.1 Vai trò của vốn

- Một doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện các hoạt động sản xuất kinh

doanh khi có các tài sản để phục vụ cho mục dich đó Vi vậy dé có đủ khối lượng tài sản cần thiết theo yêu cầu, chủ doanh nghiệp phải có được sự trao đổi phù hợp về mặt giá trị đối với các tài sản mà doanh nghiệp cần Một cách khái quát, vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm là có được đủ lượng giá trị cần

thiết dé đạt được quyền sử dụng các tài sản phục vụ cho các hoạt động củadoanh nghiệp hay doanh nghiệp cần có vốn dé thực hiện các hoạt động sảnxuất kinh doanh

- Các tai sản trong doanh nghiệp tồn tại đưới nhiều hình thái khác nhau,

có nhiều cách phân loại tài sản trong doanh nghiệp, cách phân chia phố biến

là chia tài sản trong doanh nghiệp thành 2 loại: tài sản lưu động và tai sản cố định, tuy nhiên để có được cái nhìn khái quát hơn về hình thái biểu hiện của vốn trong doanh nghiệp thì cách phân chia tài sản thành tài sản hữu hình và

tài sản vô hình là hợp lý hơn bởi vốn không chi thé hiện ở giá tri của nhữngtài sản thực mà còn thé hiện ở những tài sản được coi là vô hình như băngphát minh sáng ché, giá trị quyền sử dụng dat, giá trị thương hiệu hay vốn

còn được biểu hiện bằng giá trị của các tài sản tài chính gồm các loại chứng khoán, tiền, giấy tờ có giá Vốn được coi là một loại hàng hoá đặc biệt vì nó

có thê không cần trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất mà vẫn có thé sinh lời khi được lưu thông trên thị trường vốn nhờ vào quá trình phân phối lại giá

trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sản xuất

Trang 18

Như vậy vốn của doanh nghiệp có thể được hiểu chính là biểu hiện băng giá trị của các tài sản trong doanh nghiệp và các tài sản đó phải được sử

dụng nhăm mục đích tạo ra lợi nhuận

1.1.2.2 Mục tiêu huy động vốnMục tiêu của hoạt động huy động vốn không chỉ là huy động được đủ

khối lượng vốn theo nhu cầu của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn hay

chính là đạt được cơ cau vốn mục tiêu của doanh nghiệp Những quyết định

lựa chọn nguồn tài trợ được đưa ra dựa trên sự tính toán về năng lực sản xuất

kinh doanh, năng lực quản lý, các yếu tố của thị trường trên cơ sở đó doanh nghiệp sẽ tính được nhu cầu vốn của mình và từ các ngồn vốn có thé huy động, sau khi tính toán về chi phí sử dụng vốn của từng nguồn huy động,

doanh nghiệp sẽ đưa ra các quyết định hop ly dé đạt được mục tiêu huy độngvốn của mình

- Mục tiêu trong ngắn hạn

Phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp

- Mục tiêu trong dai hạn

Phục vụ cho hoạt động nâng cấp, đầu tư mở rộng sản xuất theo chiều

rộng, theo chiều sâu hoạt phối kết hợp đầu tư vừa theo chiều rộng và theo chiều sâu.

1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứuTrong điều kiện nền kinh tế thế giới chưa phục hồi sau khủng hoảng,nên kinh tế Việt Nam cũng gặp phải vô vàn khó khăn trong những năm ganđây thì các doanh nghiệp không hề dé dàng trong công tác huy động vốn dé

đầu tư sản xuất kinh doanh và phát triển Hiểu được tầm quan trọng của vốn

và những khó khăn trong công tác huy động vốn của các doanh nghiệp nói riêng cũng như của các đơn vị trong nền kinh tế nói chung, nên trong thời

gian gần đây đã có khá nhiều công trình khoa học liên quan đến đề tài “

Trang 19

huy động vốn” được công bố, tuy nhiên trong số này đa phần các công trình huy động vốn trong lĩnh vực ngân hàng thương mại:

1.2.1 Nhóm các công trình đi vào cụ thể nghiên cứu việc quản lý

hoạt động huy động vốn cụ thể

Hoàn thiện cơ chế huy động vốn tại Tổng công ty Hàng Không Nguyễn Thị Bích Ngọc (2006) — Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Đề tài

-đã chỉ ra tầm quan trọng của huy động vốn đối với hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp và đưa ra một số giải pháp có tính thực tế đa dạng các hình thức huy động Tuy nhiên đề tài chỉ đưa ra giải pháp rất chung chung chưa đi vào cốt lõi van đề Hơn nữa đề tài này nghiên cứu tại Tổng công ty Hàng Không từ năm 2006 so với bây giờ nền kinh tế có nhiều đặc thù khác,

sức cạnh tranh của nền kinh tế gay gắt hơn, các chế tài pháp lý yêu cầu chặtchẽ hơn và đặc điểm của hoạt động trong lĩnh vực hàng không cũng có nhiều

điểm khác so với doanh nghiệp sản xuất thông thường, nên những giải pháp

tác giả đưa ra rất khó có thể ap dụng tại Tổng công ty Giấy Việt Nam

- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phan Hong Hà, thuộc Tổng cục Công nghiệp, Bộ Quốc Phòng — Nguyễn Thị Vân (2006) Trường Học viện Ngân hàng: Đề tài chỉ đưa ra giải pháp sử dụng vốn lưu động tại một đơn vị có quy mô nhỏ, những giải pháp đơn

giản về sử dụng vốn lưu động tại đơn vị có quy mô nhỏ đơn giản, nếu dé đưagiải pháp riêng lẻ về vốn này áp dụng tại các doanh nghiệp có quy mô lớn ởthời điểm hiện nay sẽ rất khó phù hợp với các giải pháp mà tác giả đưa ra

Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà nội Habubank - Đỗ Thị Ngọc Trang (2011) - Trường Đại học Kinh tế - Luận văn ThS ngành Tài chính ngân hàng: Đề tài đã chỉ ra tầm quan trọng của huy động vốn đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng và đưa ra một số giải pháp

-có tính thực tế đa dạng các hình thức huy động, phát triển các dịch vụ liên

Trang 20

quan đến huy động vốn, hoàn thiện chính sách khách hàng, đây mạnh hoạt động Marketing phát triển thương hiệu và mạng lưới, tăng cường ứng dụng

công nghệ thông tin trong ngân hàng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp

vụ đội ngũ cán bộ

Tuy nhiên đề tài đi sâu vào các giải pháp nâng cao hiệu quả của côngtác huy động vốn chưa nghiên cứu vẫn đề quản lý hoạt động huy động, chưachú trọng đến vấn đề rủi ro gặp phải trong công tác huy động của doanh

nghiệp thì lại không phù hợp.

- Nghiên cứu giải pháp huy động vốn dân cư tại ngân hàng Vpbank

tinh Thanh Hóa — Trương Thị Thủy (2011) — Luận văn Thạc sỹ QTKD —

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Đề tài đã chỉ ra một số hạn chế trong

công tác huy động vốn không chỉ VPbank tỉnh Thanh Hóa mà đó là van dé

chung của toàn hệ thông NHTM Bài học xuyên suốt của ngân hàng VPbanktỉnh Thanh Hóa trong hoạt động huy động vốn đó là phải luôn thực hiện đúng

phương hướng, nhiệm vụ của nghành đã được cụ thể hoá băng chương trình công tác, các giải pháp, biện pháp về công tác huy động và điều hành vốn của ngân hàng VPbank Việt Nam, kết hợp với sự linh hoạt trong vận dụng

vào thực tiễn kinh doanh từng thời kì của Chi nhánh Tuân thủ nghiêm túc

các quy định chế độ, thé lệ, cơ chế trong huy động và điều hành vốn, kịpthời phát hiện những bất hợp lý hoặc bat cập dé đề xuất chỉnh sửa cho phù

hợp Như vậy mới đạt được yêu cầu vừa đảm bảo được quy định an toàn

trong hoạt động kinh doanh, vừa phục vụ tốt hơn và giữ được khách hàng

- Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP

Quốc Tế Việt Nam chỉ nhánh Vĩnh Phúc- Nguyễn Thị Phương Mai Luận văn Thạc sỹ QLKT - Trường Kinh tế và QTKD- Đại học Thái

(2014)-Nguyên: Đề tài đi sâu vào các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động huy động vốn với các NHTM nói chung và với Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt

Nam- Chi nhánh Vĩnh Phúc nói chung Thành công của dé tài là chỉ ra được

10

Trang 21

cơ cấu von hiệu quả với một NHTM Tuy nhiên đề tài không phác họa được

vai trò của công tác quản lý hoạt động huy động vốn với việc nâng cao hiệu

quả huy động vốn cũng như không chỉ ra được phải quản lý hoạt động huy

động vốn ra sao dé đạt kết quả tốt nhất

- Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP

Ngoại Thương Việt Nam Chỉ nhánh Thăng Long- Nguyễn Trọng Tuan

(2011)- Luận văn ThS Tài chính Ngân hàng- Đại Học Kinh Tế Quốc Dân: Đềtai tập trung sâu vào phân tích thực trạng cơ cấu vốn và chi phí vốn tại ngânhàng TNCP Ngoại Thương Việt Nam chỉ nhánh Thăng Long từ đó thấy đượcnhững bat cập trong cơ cấu vốn và chỉ ra hướng huy động sao cho cơ cau vốnhướng đến mục đích hiệu quả

Va một số dé tài nghiên cứu khác:

- Giải pháp đẩy mạnh huy động vốn tại chỉ nhánh Ngân hàng Đầu tư

và phát triển Sài Gòn Phan Xuân Bách (2011) Luận văn ThS Kinh tế

-Đại học Kinh tế TP HCM

Nâng cao hiệu quả huy động Von tại ngân hàng TMCP Quân đội Nguyễn Thùy Linh (2010) - Luận văn ThS Kinh tế Học viện Tài chính

-Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động huy động vốn tại các doanh

nghiệp, ngân hàng thương mại Tuy nhiên với mỗi đơn vị khác nhau lại có

cách thức huy động vốn khác nhau và tại mỗi thời điểm tuỳ thuộc vào tình

hình hoạt động của đơn vi, các đơn vi sẽ đưa ra các cach thức huy động, sử

dụng vốn thay đổi để đáp ứng nhu cầu của mình Huy động vốn của doanhnghiệp hay ngân hàng là một hoạt động tương đối phong phú và đa dạng, để

hiểu biết một cách sâu sắc hơn về các hoạt động này cần thiết có những công

trình nghiên cứu mang tâm vóc lớn hơn.

11

Trang 22

1.2.2 Nhóm các công trình đánh giá vai trò của hoạt động huy

động vẫn

- Giải pháp nâng cao khả năng huy động nguồn vốn kinh doanh cho

các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam — Phan Thị Thanh Giang (2007) —

Đại Học Kinh tế TP HCM

- Kinh nghiệm huy động và sử dụng vốn ngân hàng cho chuyển dịch

cơ cau kinh tế của các nước Đông A”, Nguyễn Huy Cường (2007), Tạp chí

Ngân hàng 2007/S6 23,48-51,59.

- Huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 — Võ Thanh Khiêm (2007) — Dai học Kinh tế TP HCM.

- Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn ThS Kinh tế

-Võ Thu Giang (2008), Đại học Kinh tế

Các đề tài trên cho ta thay duoc tam quan trong va su da dang cua công tác huy động vốn không những ở các doanh nghiệp mà còn trong các

ngân hàng thương mại Các dé tài trên cho thấy đặc trưng nguồn vốn va sử

dụng vốn của các doanh nghiệp, Ngân hàng thương mại có nhiều đặc điểm rất khác nhau Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế

của nên kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, chúng ta cần mộtlượng vốn đủ lớn Muốn vậy, giải pháp nâng cao năng lực huy động vốn vàhiệu quả sử dụng vốn là yêu cầu cần thiết với các tổ chức kinh tế nói chung

và các doanh nghiệp nói riêng.

Ngoài ra còn hàng loạt các sách tham khảo, các bài viết đăng tải trên

các tạp chí chuyên ngành Đây là các công trình nghiên cứu có giá trị tham

khảo rất tốt về lý luận và thực tiễn

Ở các công trình khoa học trên, vấn đề huy động vốn và quản lý huy

động vốn đã được nhiều tác giả dé cập Tuy nhiên mỗi dé tài có một cáchtiếp cận và nội dung nghiên cứu khác nhau tùy vào tình hình thực tế và đặc

12

Trang 23

điểm của từng doanh nghiệp, địa phương Tuy nhiên do mục đích và yêu cầu

khác nhau và đặc thù riêng của từng đơn vị mà các nghiên cứu trên chỉ tập

trung phân tích, đánh giá và đưa ra các kiến nghị, đề xuất cho từng đơn vị cụthé va gần như không thé áp dụng các giải pháp đó cho các đơn vị, doanh

công trình nghiên cứu trước đây.

1.3 Phân loại vốn, hình thức huy động vốn, các chỉ tiêu đánh giáhoạt động huy động vốn và các nhân tổ ảnh hưởng đến huy động vốn

1.3.1 Phân loại vẫn

- Phân loại theo nguồn hình thành

+ Vốn chủ sở hữu:

Vốn chủ sở hữu là số vốn góp do chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp.

Số vốn này không phải là một khoản nợ, doanh nghiệp không phải cam kếtthanh toán, không phải trả lãi suất Tuy nhiên, lợi nhuận thu được do kinhdoanh có lãi của doanh nghiệp dé được chia cho các cô đông theo tỷ lệ phanvốn góp cho mình Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu đượchình thành theo các cách thức khác nhau Thông thường nguồn vốn này bao

gồm vốn góp và lãi chưa phân phối.

+ Vốn vay (nợ phải trả):

Vốn vay là khoản vốn đầu tư ngoài vốn pháp định được hình thành từ

nguồn đi vay, đi chiếm dụng của các tổ chức, đơn vị cá nhân và sau một thờigian nhất định, doanh nghiệp phải hoàn trả cho nguời cho vay cả lãi và gốc.Phần vốn này doanh nghiệp được sử dụng với những điều kiện nhất định (như

13

Trang 24

thời gian sử dụng, lãi suất, thế chấp ) nhưng không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Vốn vay có hai loại là vốn vay ngăn hạn và vốn vay dài hạn.

- Phân loại theo thời gian huy động chia thành

+ Vốn thường xuyên.

Vốn thường xuyên là nguồn vốn có tính chất ôn định va dai hạn mà doanh

nghiệp có thé sử dụng dé đầu tư vao ftài sản có định và một bộ phận tài sản lưu

động tối thiểu thường xuyên cần thiết cho hoạt động doanh nghiệp Nguồn vốn

này bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay đài hạn của doanh nghiệp.

khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng

+ Vốn lưu động Vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về tài sản lưu động

và tài sản lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh

nghiệp được thực hiện thường xuyên liên tục.

1.3.2 Phân loại các hình thức huy động vốn

- Huy động hình thành vốn chủ sở hữu

+ Nguồn vốn góp ban đầu

14

Trang 25

+ Nguôn ngân sách câp bô sung + Lợi nhuận giữ lại.

+ Tăng vốn bằng phát hành thêm cỗ phiếu mới

+ Vốn Liên doanh, liên kết

- Huy động nợ

+ Vay các ngân hàng và tổ chức tín dụng + Nguồn vốn tín dụng thương mại

+ Thuê tài chính

+ Phát hành trái phiếu công ty+ Các nguồn tài trợ ngắn hạn khác

- Phân tích một số hình thức huy động vốnHình thứcI Tài trợ bằng vay các ngân hàng và tô chức tín dung

Có thé khang định đây là một nguồn tài trợ rất quen thuộc và phổ biến đối với các doanh nghiệp Với vai trò của một trung gian tài chính trong hệ

thống tai chính, các ngân hang và tô chức tín dụng đã giúp cho vốn chảy từngười cho vay đến người đi vay một cách nhanh chóng và thuận tiện, do vậykhi quyết định tài trợ băng hình thức này doanh nghiệp sẽ có một số ưu điểm vàhạn chế nhất định sau:

* Ưu điểm

Nguồn vốn tín dụng ngân hàng có thời hạn rất linh hoạt, vi vậy tuỳ

thuộc vào mục đích sử dụng von doanh nghiệp có thể lựa chọn thời hạn thíchhợp với chi phí hợp lý, thông thường thời hạn của nguồn vốn này được phânthành 3 loại gồm: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

@ Các doanh nghiệp có thé huy động vốn từ nguồn nay với quy mô

gần như không có giới hạn Các ngân hàng và t6 chức tin dụng luôn sẵn sangcho moi doanh nghiệp vay vốn nêu doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiệnvay vốn do ngân hàng đặt ra

15

Trang 26

@ Thông qua việc tài trợ băng hình thức này doanh nghiệp có thê nhận được sự tư vấn và giúp đỡ của ngân hàng đối với hoạt động sản xuất kinh

doanh của mình, bên cạnh đó ngân hàng cũng có thé cung cấp một số dich vụ

hỗ trợ tài chính theo khoản vay nhằm duy trì quan hệ với khách hàng

nhiều biện pháp để giám sát việc sử dụng vốn vay trong doanh nghiệp cũngnhư ràng buộc doanh nghiệp bằng các cam kết sử dụng vốn vay đúng mục

đích, chính điều này sẽ hạn chế phần nào khả năng sử dụng vốn linh hoạt

trong doanh nghiệp.

œ Mọi doanh nghiệp đều có thể vay vốn từ các tổ chức tin dung ngân hàng, nhưng điều này chỉ được thực hiện khi họ đáp ứng được các điều kiện cho vay rất chặt chẽ và nghặt nghèo Ngân hàng cũng là người đi vay và họ có

trách nhiệm phải hoàn trả những gi đã vay cho người cho vay, dé bảo toànnguồn vốn họ phải đặt ra các điều kiện đối với các đối tượng vay vốn nhằm

chắc chắn rằng họ sẽ thu hồi được cả vốn và lãi trong tương lai, hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra như nợ xấu hoặc vỡ nợ.

@ Để được sử dụng vốn các doanh nghiệp đều phải trả giá cho khoản vay đó, giá cả của khoản vay chính là lãi suất mà người đi vay cam kết trả cho các ngân hàng Mức lãi phải trả này cũng không phải cố định với mọi khách

hàng, tuỳ vào quan hệ với ngân hàng cũng như mức độ tín nhiệm của các

doanh nghiệp mà lãi suất cho vay sẽ được thay đổi Việc phải trả lãi cho các

16

Trang 27

khoản vay cũng sẽ làm áp lực trả nợ trong doanh nghiệp tăng lên và nó ảnh

hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các cô đông của doanh nghiệp, nếu lợi

nhuận của doanh nghiệp không đủ bù đắp lãi vay phải trả thì doanh nghiệp sẽ

không được hưởng lợi gì từ khoản tiết kiệm thuế do lãi vay đem lại.

œ Một van đề ngày càng được quan tâm hiện nay là sự bảo mật vềthông tin của doanh nghiệp, trong bối cảnh mọi thông tin về doanh nghiệp cầnphải có được sự kiểm soát một cách hợp lý và phù hợp với yêu cầu phải côngkhai thông tin Về phía các ngân hàng, khi cấp vốn cho doanh nghiệp luôn có

yêu cầu cung cấp và trao đồi thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh cũng như kế hoạch đầu tư kinh doanh, kế hoạch sử dụng vốn của doanh nghiệp, sự nhạy cảm của những thông tin này nếu không được giữ trong giới hạn kiểm

soát sẽ gây ra những tác động không nhỏ đến hoạt động và giá cỗ phiếu của

doanh nghiệp, đặc biệt là những khi doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc có

những biến động lớn trong doanh nghiệp

Hình thức 2 Tín dụng thương mại

Tín dụng thương mại là nguồn vốn hình thành trong quan hệ mua bán chịu hàng hoá giữa doanh nghiệp và các nhà cung cấp, đây là một nguồn vốn có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp bởi tỷ trọng của nó chiếm trong tổng nguồn vốn không phải là nhỏ và công cụ đề thực hiện loại hình tín dụng này phổ biến là

kỳ phiếu và hối phiếu, tuy nhién nó cũng có ưu điểm và hạn chế như:

* Ưu điểm

@ Nguồn von này được các doanh nghiệp rất quan tâm bởi đây là một

hình thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh vì mọi điều kiện

vay mượn, ràng buộc đều đo hai bên tự thoả thuận khi ký kết hợp đồng mua bán hoặc có thé được bồ sung, điều chỉnh trong quá trình thực hiện, điều này

đã giúp doanh nghiệp giảm thiểu được các chi phí liên quan đến việc huy

động vôn.

17

Trang 28

Bên cạnh đó khi sử dụng nguồn tài trợ này doanh nghiệp có cơ hội

mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền với các đối tác của

mình Các điều kiện ràng buộc khi sử dụng nguồn vốn này được xác định trên

cơ sở uy tín và mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp đối với các nha cung cấp,một khi doanh nghiệp đã xây dựng được lòng tin đối với các đối tác thì lại

càng có nhiều cơ hội tiếp cận hơn với nguồn vốn giá rẻ này.

trợ này trong tương lai sẽ bị hạn chế đi rất nhiều

© Chi phí của việc sử dụng nguồn vốn này được tính vào giá của hàng hoá dịch vụ và ân dưới sự thay đổi mức giá, luôn có sự khác biệt giữa giá

thanh toán ngay với mức giá trả chậm, do vậy sự tính toán cân thận khi sử

dụng nguồn tài trợ này là cần thiết nếu doanh nghiệp không muốn phải trả giá quá đắt cho những đồng vốn có được.

Hình thức 3 Phát hành trái phiếu công ty Trái phiếu doanh nghiệp là một loại chứng khoản nợ do doanh nghiệp

phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả cả gốc và lãi của doanh nghiệp phát hành đối

với người sở hữu trái phiếu Trái phiếu doanh nghiệp được coi là loại chứng khoán có rủi ro vỡ nợ Mức độ rủi ro thanh khoản của trái phiếu phụ thuộc

vào doanh nghiệp phát hành và kỳ hạn của trái phiếu

s* Trái phiếu có nhiều loại khác nhau:

= Trái phiếu có lãi suất cô định: Lãi suất được ghi rõ trên trái phiếu và không thay đổi trong suốt kỳ hạn của nó Như vậy cả người đi vay và người

cho vay đều xác định được một cách cụ thể lãi suất phải trả cho khoản nợ,

18

Trang 29

đồng thời doanh nghiệp cũng dễ dàng xây dựng các biện pháp quản lý trái phiếu và lập kế hoạch tài chính.t

= Trái phiếu có lãi suất thả nổi: Lãi suất của trái phiếu này thay đổiphụ thuộc vao một sỐ nguồn lãi suất quan trọng như Libor, Sibor hoặc lãi suất

cơ bản Căn cứ vào diễn biến lãi suất trên thị trường và tinh trạng của nềnkinh tế, doanh nghiệp có thé sử dung trái phiếu có lãi suất thả nổi dé đảm baolãi suất thực luôn dương cho các nhà đầu tư, do vậy khi nền kinh tế có nhữngbiến động mạnh thì trái phiếu có lãi suất thả nổi thường hấp dẫn hơn trái

phiếu có lãi suất cô định Tuy nhiên hạn chế của loại trái phiếu này chính là chi phí quan ly trái phiếu tăng do quá trình thay đổi lãi suất và doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc ước tính khoản lãi phải trả khi lập các kế hoạch

tai chính.

= Trái phiếu có thé chuyền đổi và trái phiếu kèm chứng quyền: Đây lànhững loại trái phiếu thường gắn với các công ty cô phần bởi chúng đều chophép người đang nắm giữ chúng có cơ hội sở hữu một số lượng cổ phiếu

thường của công ty phát hành tại một thời điểm nhất định.

& Sự khác biệt ở chỗ trái phiếu có thể chuyển doi là chứng khoán cho phép chuyển đổi sang cổ phiếu thường ở một mức giá xác định và theo sự lựa chọn của người sở hữu trái phiếu còn trái phiếu kèm chứng quyên thì lại cho

phép người sở hữu trái phiếu được quyên mua cô phiếu thường ở mức gid xác

định, do đó người sở hữu trải phiếu có cơ hội hưởng thang dự vốn nếu giá thị trường của cô phiếu tăng.

“ Các đặc trưng cơ bản của trái phiếu:

= Đặc trưng thứ nhất: Kỳ hạn của trái phiếu - khoảng thời gian cho

đến khi trái phiếu đáo hạn Lãi suất của trái phiếu một phần phụ thuộc vào kỳ hạn của nó, trái phiếu dài hạn thường rủi ro hơn trái phiếu ngắn hạn vì người

nam giữ trái phiếu phải chờ đợi một thời hạn lâu hơn mới đến ngày nhận lãi

19

Trang 30

suất và vốn gốc, do vậy trái phiếu dài hạn thường có lãi suất cao hơn trái phiếu ngắn han.

= Đặc trưng thứ hai: Mức rủi ro tín dụng của trái phiếu — đó là xácsuất người đi vay không thê trả một phần hoặc toàn bộ lãi suất hay vốn gốccủa trái phiếu đó Hiện tượng này được gọi là vỡ nợ, người đi vay có thể

tuyên bố vỡ nợ với các khoản vay của họ bằng cách tuyên bồ phá sản.

= Đặc trưng thứ ba: liên quan đến chính sách thuế hay là cách xử lý

của chính sách thuế đới với lãi thu được từ trái phiếu.

® Việc tìm hiểu và lựa chọn loại trái phiếu trước khi phát hành có y nghĩa rất quan trọng đến sự thành công của đợt huy động vốn, vì nó quyết định đến chỉ phí trả lãi, cách thức trả lãi, khả năng lưu hành và tính hấp dan của

trải phiếu

* Ưu điểm

® Lợi tức của trái phiếu thường được giới han ở những mức độ nhất định, vì vậy nếu dự án đầu tư của doanh nghiệp mang lại lợi nhuận cao thì tài trợ bang hình thức nay sẽ có lợi hơn cho chủ sở hữu.

® Lợi tức của trái phiếu được tinh trừ khỏi thu nhập chịu thuế.

Khi huy động vốn bằng trái phiếu thì các cổ đông hiện hữu không phải phân chia quyền quản lý doanh nghiệp.

Phát hành trái phiếu giúp doanh nghiệp chủ động điều chỉnh được

cơ cau vốn một cách linh hoạt.

s* Hạn chế

" Doanh nghiệp phải trả lợi tức và nợ sốc đúng hạn, vì vậy nó làmtăng rủi ro mất khả năng thanh toán dẫn đến nguy cơ vỡ nợ khi thu nhập của

doanh nghiệp thất thường, không 6n định.

= Sử dụng trái phiếu tức là sử dụng nợ, hệ số nợ cao sẽ làm cho các

nhà đầu tư có thé đánh giá thấp giá trị doanh nghiệp, khi đó giá cổ phiếu của

20

Trang 31

công ty có thé bị sụt giảm Mặt khác huy động vốn băng trái phiếu cũng có giới hạn vì doanh nghiệp không thể đưa hệ số nợ vượt quá xa mức trung

bình của ngành.

® Tóm lại cổ phiếu và trái phiếu là dạng thức thay thé nhau trong việcthu hút vốn của nhà dau tư vì khi lãi suất tăng sẽ làm tăng tỷ lệ lợi tức củatrai phiếu dan đến các nhà dau tư chuyển vốn từ thị trường co phiếu sang thịtrường trải phiếu và có điều ngược lại

Hình thức 4 Thuê tài chính

Thuê tai chính là một hình thức tin dụng trung va dài hạn, đôi khi còn

được gọi là thuê vốn hay tín dụng thuê mua.

* Những đặc điểm của hình thức thuê tài chính:

= Người cho thuê phải cam kết mua tải sản theo yêu cầu của ngườithuê đồng thời người cho thuê sẽ là người nắm giữ quyên sở hữu tài sản đó

= Người đi thuê được quyền sử dụng tài sản và trả tiền thuê trong thời

gian thoả thuận.

= Khi hết hạn thuê, bên thuê được quyền mua lại hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê tài sản.

Ưu điểm

s Doanh nghiệp không phải huy động tập trung tức thời một lượng

vốn lớn, vì vậy với một sỐ lượng vốn hạn chế doanh nghiệp vẫn có thể mở

rộng hoạt động kinh doanh của mình.

Thuê tài chính giúp doanh nghiệp vay vốn một cách dễ dàng khikhông có tài sản thế chấp

® Giúp doanh nghiệp chớp được các cơ hội kinh doanh vì không phải

đợi đến khi có đủ vốn mới thực hiện đầu tư.

Hình thức này không đòi hỏi những điều kiện, thủ tục phức tạp khi

tài trợ vôn.

21

Trang 32

s* Hạn chế

® Chi phi sử dụng vốn tương đối cao hơn các hình thức tin dụng thông

thường và vẫn có day đủ những khó khăn, bat lợi như bat kỳ một hình thức

tiêu cụ thể Mỗi chỉ tiêu nêu lên một mặt của hoạt động huy động vốn của

Tổng công ty Sau đây là một số tiêu chí đánh giá:

1.3.3.2 Chỉ tiêu đánh giá kết quả huy động von Vốn của Tổng công ty Giấy Việt Nam được chia làm hai loại: Vốn chủ

sở hữu và Nợ Vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của Tổng công ty nên có thé sử dụng lâu dai, nó là nguồn hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho Tổng công ty và đặc biệt là được dùng làm tài sản đảm bảo khả năng thanh toán và huy động các nguồn vốn khác qua các tô

chức tính dụng.

Nợ phải trả cũng chiếm phan lớn trong nguồn vốn của tổng công ty, nó

là nguồn vốn dé bảo dam cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đáp ứng một

phần trong quá trình đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của Tổng công ty

Cho nên hau hết các khoản nợ của Tổng công ty đều liên quan đến chi phí huy động vốn.

Chi phí huy động vốn của Tổng công ty là chi phí phải trả cho nguồn

vốn huy động được Trong tông số chi phí vốn huy động thì chi phí trả lãi là

22

Trang 33

chủ yếu Ngoài ra còn có các chi phí khác như chi phí chênh lệch tỷ giá đối với tiền vay có gốc là ngoại tệ.

Chi phí phải trả chủ yếu là chi phí trả lãi vốn vay mà Tổng công ty trả

cho các tô chức tín dụng theo lãi suất của các tô chức tín dụng, hoặc theo lãi

suất thoả thuận nhưng không trái với các quy định của nhà nước Chi phí nayphụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như kỳ hạn vay, loại tiền vay, mục tiêu vay củacủa Tổng công ty, Vì vậy chỉ tiêu chi phí huy động vốn/ tổng vốn huy động

được chia nhỏ ra làm hai chỉ tiêu khác Đó là:

Như vậy chỉ tiêu Chi phí trả lãi trên tong von huy động cho thay dé huy động được một đồng vốn thì Tổng công ty cần phải trả bao nhiêu tiền dựa trên lãi suất của tổ chức tín dụng hoặc là để đánh giá xem một đồng vốn huy

động được Tổng công ty cần phải bỏ ra bao nhiêu chỉ phí

Như vậy, khi xem xét hiệu quả huy động vốn, chỉ phí cho một đồngvốn phải hợp lý, đảm bảo các khoản thu nhập có thé bù đắp được chi phinày và có lợi nhuận hoặc là vốn huy động đầu tư cho các dự án phảimang lại hiệu quả cho Tổng công ty Chỉ tiêu này càng thấp thì huy động

vốn càng có hiệu quả Tuy nhiên cũng phải thấy rằng để giảm chỉ phí huy động vốn thì cần phải giảm lãi suất vốn vay và sử dụng vốn huy động một cách tối ưu nhất Việc đưa ra mức vốn cần huy động để cho hợp phù hợp

với Tổng công ty là rất quan trọng vì nó sẽ đem lại hiệu quả lâu dài và

bền vững Đồng thời giảm các chi phí phải trả cũng sẽ làm cho hiệu quả của hoạt động huy động vốn của Tổng công ty có hiệu quả hơn.

1.3.3.3 Chỉ tiêu đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu phát triển của DN

Một cơ cau vốn tối ưu là cơ cau vốn làm cân bằng giữa rủi ro và lợi tức, khi quyết định sử dụng nợ cũng có nghĩa công ty phải chấp nhận những rủi ro tài chính và sự tác động của đòn bây tài chính đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ

sở hữu Tác động của đòn bây tài chính được coi là tích cực nêu mức sinh lời

23

Trang 34

của tai sản lớn hơn chi phí nợ và ngược lại nó sẽ càng khuyếch đại sự thiệt hại

của vốn chủ sở hữu.

Hiện nay chỉ phí tài chính của Tổng công ty chủ yếu phát sinh là khoảntrả lãi cho việc huy động vốn từ các tổ chức tín dụng và vay từ nguồn tiếtkiệm của CBCNV trong Tổng công ty Vi vậy dé dé có được đánh giá toàndiện về vai trò của vay no đối với tình hình tài chính và kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như những tác động của việc thay đôi

hệ số nợ trong cơ cầu nguồn vốn lên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đòi hỏi phải sử dụng rất nhiều phương pháp phân tích đánh giá, trong đó đòn bay tài chính được sử dụng là một công cụ dé thực hiện yêu cầu trên.

Xem xét ảnh hưởng của nợ đến tỷ suất lợi nhuận ròng vốn chủ sở hữu của

công ty ta có thé sử dụng công thức tính mức độ tác động của đòn bay tài chính

Chỉ tiêu DLF qua các năm và so sánh với nhau thì nó có thé cho ta thayviệc sử dụng nhiều nợ hơn hay ít nợ hơn sẽ ảnh hưởng lợi nhuận của doanhnghiệp như thé nao Ngoài ra đòn bay tài chính cũng sẽ giúp ta đánh giá được

lợi ích của các khoản nợ mang lại.

1.3.4 Các nhân tô ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn

Hiệu quả trong hoạt động huy động vốn của các được đánh giá bằng tỷ

lệ giữa kết quả và chi phí dé thu được kết qua đó Như vậy, ngay trong chính

chỉ tiêu hiệu quả trên đã chỉ ra rằng kết quả và chi phí huy động vừa là bộphận cấu thành vừa là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả Như vậy các nhân tốảnh hưởng tới kết quả và chi phí chính là các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quảhoạt động huy động vốn

1.3.4.1 Thị trường von Hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp bị chịu ảnh hưởng trục

tiếp từ thị trường vốn Sự ổn định và đi lên của thị trường vốn sẽ giúp doanhnghiệp gặp nhiều thuận lợi và đễ dàng huy động được lượng vốn mình cần

24

Trang 35

Từ đó doanh nghiệp sẽ mở rộng được sản xuất, kinh doanh có hiệu quả và sẽ

vô hình chung thúc đây toàn bộ nền kinh tế cung phát triển theo Trongtrường hợp ngược lại, khi thị trường vốn đi xuống, lạm phát tăng cao, tốc độtăng trưởng chậm lại, lúc này để huy động được vốn sẽ gặp rất nhiều khókhăn do thị trường vốn khan hiếm hoặc có huy động được thì chi phí huy

động vốn cũng rất cao dẫn đến việc đầu tư không hiệu quả và buộc các doanh

nghiệp phải thu hẹp sản xuất, lượng tiền gửi vào ngân hàng sẽ bị thu hẹp ảnh

hưởng đến hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp.

1.3.4.2 Môi trường pháp lý

Sự ảnh hưởng của nhân tố này đến hoạt động tài trợ không thực sự rõràng Tuy nhiên đây lại là nhân tố có tác động lớn đến tâm lý của các nhà đầu

tư và nó thé hiện chủ yếu ở sự dịch chuyên của các luồng vốn từ ngoài vào

trong và ngược lại trong nền kinh tế Không thể mong đợi thu hút được nguồn

vốn đầu tư từ nước ngoài hay giữ chân các nguồn vốn đầu tư trong nước nếu các nha đầu tư không thấy được sự 6n định tinh hình chính trị ngay cả khi

chính phủ cam kết giữ 6n định các chính sách kinh tế

1.3.4.3 Quy mô của doanh nghiệp

Các Tổng công ty, tập đoàn kinh tế lớn thường sử dụng cùng lúc nhiều

hình thức tài trợ khác nhau dé đáp ứng cho nhu cầu vốn rất lớn của mình, họ

có lợi thế hơn các công ty nhỏ trong việc tiếp cận được những nguồn vốn có

chỉ phí rẻ hơn nhờ lợi thế về quy mô, do vậy tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng,khả năng và những cam kết với các nhà tài trợ mà họ có thê đa dạng hoá các

nguồn tài trợ của mình theo hướng có lợi nhất cho doanh nghiệp Mặt khác trong cơ cấu tô chức của mỗi doanh nghiệp thì chính việc phân chia quyền lực

và lợi ích của các đối tượng trong doanh nghiệp sẽ có những ảnh hưởng quan

trọng đến quyết định tài trợ của doanh nghiệp.

25

Trang 36

1.3.4.4 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngànhMỗi ngành nghề kinh doanh đều có những tiêu chuẩn khác nhau về loạihình và cơ cấu các tài sản được sử dụng Vì vậy nhu cầu vốn dé tài trợ cho cáctài sản đó cũng không giống nhau, cơ cấu nguồn vốn và thời hạn của nguồnvốn cần huy động cũng khác nhau Có những ngành đòi hỏi phải có vốn đầu

tư ban đầu rất lớn vào tài sản đài hạn trước khi tiến hành sản xuất Bên cạnh

đó cũng có những ngành chỉ cần đầu tư một lượng tài sản nhỏ đề thực hiện được hoạt động sản xuất kinh doanh hay những ngành có tốc độ luân chuyền vốn nhanh thường cần sử dụng ít vốn hơn những ngành lại có tốc độ luân chuyển vốn cham (thong thường thì nghành thương mai dich vụ có tốc

độ luân chuyền vốn nhanh hơn ngành công nghiệp sản xuất)

1.3.4.5 Hình thức sở hữu của doanh nghiệp

Hình thức sở hữu của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc

huy động vốn của doanh nghiệp Nếu là doanh nghiệp nhà nước thì việc huy động vốn vay sẽ thuận lợi hơn bởi điều kiện tín dụng của các tô chức tín dụng

dễ dàng hơn Doanh nghiệp thường được cho vay tín chấp không cần tài sản bao đảm hoặc bao đảm một phan bằng tai sản thế chap Tuy nhiên nếu dé huy động được vốn chủ sở hữu từ những nguồn ngoài doanh nghiệp lại rất khó

khăn vì nó chịu sự chi phối của loại hình doanh nghiệp

Còn ngược lại đối với doanh nghiệp không nằm trong khối doanh

nghiệp nhà nước thì việc huy động vốn dé mở rộng sản xuất từ các nguồn vốnkhông phải là vốn vay lại dé dang hơn Chi cần doanh nghiệp có phương ánđầu tư thực sự mang lại hiệu quả cao Tuy nhiên nếu là vay vốn tại các tôchức tin dụng lại rất khó khăn vì các tổ chức này thường đưa ra các điều kiệntin dụng chặt chẽ đối với các doanh nghiệp dé phòng và tránh các rủi ro có thé

xảy ra.

26

Trang 37

1.3.4.6 Quan điểm của nhà quản lý doanh nghiệp

Có thê nói khả năng quản lý, sự ưa thích sử dụng nợ hay vốn chủ sở

hữu và mức độ mạo hiểm của nhà quản lý trong hoạt động tải trợ sẽ làm thay

đổi cơ cau các nguồn tài trợ của doanh nghiệp mà không bị ràng buộc quánhiều bởi cơ cấu vốn tối ưu hay giới hạn nợ của doanh nghiệp Dấu ấn cánhân trong các quyết định lựa chọn nguồn vốn vừa là cách thể hiện tài năng của

các nhà quản lý nhưng cũng là một yếu tố ân chứa sự mạo hiểm đối với sự tồn tại

của doanh nghiệp.

1.3.4.7 Một số nhân toanh hưởng khác

Thực trạng kinh tế thế giới cũng như Việt Nam trong các năm vừa quagặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của các

doanh nghiệp trong nước ở mọi lĩnh vực.

Giá cả nguyên vật liệu, vật tư dùng trong sản xuất có xu hướng tăng

cao trong những năm tới, kèm theo với áp lực giảm giá thành sản pham déduy trì thị phần sẽ khiến Tổng công ty gặp khó khăn trong việc duy trì và pháttriển các sản phẩm của minh

Các mặt hàng của VINAPACO tiếp tục phải cạnh tranh với những sản

phẩm giá rẻ có xuất xứ ngoại nhập, tự sản xuất, cũng như với các sản phẩm

ngoại nhập khác có chất lượng vượt trội hơn hăn so với các sản phẩm củaTổng công ty

Nhu cầu tiêu dùng giấy in, viết và giấy tissue tại Việt Nam van ở mức thấp

so với trên thế giới Trong khi đó, sản lượng giấy nhập khâu có xu hướng tăng

kèm theo tư tưởng sính ngoại của một số bộ phận người tiêu dùng khiến VINAPACO phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường sản xuất giấy.

Các thiết bị sử dụng trong sản xuất của Tổng công ty, mặc dù hiện đại

nhất nếu so sánh với các đối thủ nội địa nhưng đa số đều ở mức cũ, lạc hậu so

với các kĩ thuật mới trên thế giới, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và chấtlượng sản phẩm

27

Trang 38

Đối với thị trường xuất và nhập khâu, biến động tỷ giá luôn là một

trong những vấn đề khó khắc phục của Tổng công ty

Hiện tại, có nhiều cơ sở đất của Tổng công ty chưa được cấp giấychứng nhận quyền sử dụng dat

Tóm lại hoạt động huy động von là bước khởi đầu quan trọng của hoạtđộng quản lý tài chính trong doanh nghiệp và dé mỗi đồng vốn huy động

được thực sự có ý nghĩa với sự ton tại và phát triển của doanh nghiệp còn phụ

thuộc rất lớn và khả năng quản lý và sử dụng vốn trong doanh nghiệp

1.4 Quản lý huy động vốn và sử dụng vốn trong doanh nghiệp 1.4.1 Xây dựng kế hoạch về nhu cầu von

Hàng năm doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của

mình Căn cứ vào tình hình thị trường, năng lực sản xuất, trình độ quản lý doanh nghiệp sẽ đưa ra mức sản lượng sản xuất kế hoạch của mình Trên cơ sở đó doanh

nghiệp sẽ tính toán chi tiết từng loại chi phí cụ thé đề thực hiện kế hoạch đó Đồng

thời với việc xây dựng kế hoạch sản xuất hàng năm, doanh nghiệp phải xây dựng các chiến lược kinh doanh dé phát triển trong đài hạn Từ những chiến lược đã đượcvạch ra, doanh nghiệp đưa ra chủ trương, phương hướng hoạt động của mình dé

thực hiện các kế hoạch phát triển dài hạn Khi có được kế hoạch dai hạn thì doanh

nghiệp phải lập kế hoạch cụ thé trong từng giai đoạn dé thực hiện được mục tiêu

chung đã đề ra.

1.4.2 Quản lý khối lượng von huy độngMột trong những căn cứ dé đánh giá hiệu quả của hoạt động huy độngvốn chính là khối lượng vốn huy động được Hoạt động huy động vốn khôngthé coi là thành công khi nó không đáp ứng đủ vốn theo mục tiêu đã đề ra Do

vay đảm bảo huy động được đủ khối lượng yêu cầu là một tiêu chuẩn dé đánh giá mức độ thành công của hoạt động huy động vốn và là điều kiện tiên quyết buộc các nhà quản lý và bộ máy tài chính của doanh nghiệp phải tìm kiếm,

lựa chọn và đưa ra được các phương án và giải pháp huy động vốn hợp lý

28

Trang 39

1.4.3 Quản lý chỉ phí huy động vốn Với mỗi đồng vốn huy động được doanh nghiệp đều phải trả một khoản

phí nhất định, yêu cầu có đủ vốn là quan trọng nhưng không có nghĩa là cóbằng mọi giá Bởi nếu chỉ phí vốn vượt quá hiệu quả mà việc sử dụng vốnmang lại thì không những doanh nghiệp không thu được lợi gì từ số vốn huy

động được mà còn tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tài chính và

gây nên một sức ép rất lớn lên hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Do

vậy việc khống chế các chi phí liên quan đến hoạt động huy động trong giới hạn là rất cần thiết nếu doanh nghiệp không muốn phải trả giá quá đắt cho một đồng vốn huy động thêm.

1.4.4 Quản lý duy trì sự cân bằng trong cơ cấu von của doanh nghiệpTrong mỗi thời kỳ các nhà quản lý doanh nghiệp đều theo đuôi một cơ

cầu vốn mục tiêu nhất định, các quyết định liên quan đến tài trợ vốn sẽ bị rang buộc bởi cơ cấu vốn mục tiêu ma doanh nghiệp theo đuôi Vì vậy dé vừa tối

đa hoá lợi ích của hoạt động tài trợ, vừa ồn định tình hình tài chính của doanh

nghiệp thì tài trợ băng nợ hay vốn chủ sở hữu, tỷ lệ các nguồn vốn trong cơ cấu là bao nhiêu dé đảm bảo đạt được cơ cấu vốn theo đuổi hay duy trì được

sự cân bằng trong cơ cau vốn hiện tại là rất cần thiết.

1.4.5 Quản lý sự Ổn định của các nguồn von huy động

Sự 6n định của các vốn nguồn huy động là điều kiện cần thiết để doanh

nghiệp xây dựng được kế hoạch huy động vốn hàng năm và kế hoạch huyđộng vốn trong dai hạn cũng như xác định các hình thức huy động phù hợp dé

có thê khai thác được tối đa khả năng cung cấp vốn của từng nguồn vốn huy động Sự ồn định này cũng giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc thay

đôi cơ câu vôn huy động khi cân.

29

Trang 40

1.4.6 Đảm bảo an toàn tài chính và gia tăng được năng lực cạnh tranh

Với mỗi đồng vốn mới huy động thêm đồng nghĩa với việc gia tăng

thêm áp lực lên hoạt động quản lý và sử dụng vốn trong doanh nghiệp Nếu

doanh nghiệp không có được kế hoạch sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả thì

các quyết định tài trợ sẽ có tác động tiêu cực đến tình hình tài chính cũng như

khả năng cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp.

1.4.7 Quản lý mục đính sử dụng vốn huy động

Đây chính là việc doanh nghiệp thực hiện các cam kết của mình với các

nhà tài trợ vốn sau khi đã hoàn thành quá trình huy động vốn Việc thực hiện điều kiện này có ý nghĩa rất quan trọng và ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động tài trợ của doanh nghiệp sau này Bởi khi các nhà đầu tư chỉ quyết định bỏ

vốn vào doanh nghiệp họ kỳ vọng sẽ nhận được một khoản thu nhập từ việc

sử dụng vốn của doanh nghiệp vào dự án mà doanh nghiệp đã thực hiện huy

động vốn dé tài trợ Và một trong những căn cứ quan trọng dé họ có quyết

định đó chính là biết được vốn sẽ đầu tư vào đâu đề từ đó có thể tính toán và thu thập các thông tin liên quan đến khả năng thu hồi vốn, khả năng sinh lời của vốn trong doanh nghiệp Như vậy sử dụng vốn đúng mục đích chính là bước đầu tiên doanh nghiệp thực hiện lời hứa của mình với nhà tài trợ và cũng

là điều kiện cần dé có thể bắt đầu quá trình kiểm tra, giám sát, quan lý sử dung

vốn trong doanh nghiệp

1.4.8 Quản lý tổ chức thực hiện huy động vốn Căn cứ vào kế hoạch và nhu cầu sử dụng vốn đã lập, phòng tài chính kế toán

sẽ căn cứ vào các nguồn vốn có thê huy động được thông qua tình hình sản xuất kinh doanh của năm trước (đối với việc huy động vốn chủ sở hữu) và các cam kết

về việc cho vay vốn lưu động của các tô chức tín dụng đã ký kết với doanh nghiệp (về hạn mức tín dụng với từng tổ chức).

30

Ngày đăng: 03/11/2024, 00:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w