Mục đích nghiên cứu – Giả thiết khoa họcNghiên cứu lý luận và thực trạng của học sinh hiện nay khi lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT thành công sẽ đem lại nhiều thuận lợi: + Đối với
Trang 1ĐỀ TÀI:
‘’NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH VÀ PHỤ HUYNH VỀ VẤN ĐỀ LỰA CHỌN NGHỀ
NGHỊÊP TRONG TƯƠNG LAI’’
Lĩnh vực : Khoa học xã hội và hành vi
Người thực hiện: Trần kim Ánh, Hoàng Thị Quỳnh Chi Lớp: 10A9
Giáo viên hướng dẫn: Hoàng Thị Uyên Thy
Trang 21 PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài:
* Đối với học sinh:
Trong cuộc sống xã hội hiện đại ngày nay,việc lựa chọn nghề nghiệp là một yếu tố quan trọng, là chìa khóa thành công trong tương lai
- Nhiều bạn học sinh THPT vẫn băn khoăn lo lắng không biết lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân:chọn sai,chọn theo phong trào, và kết quả là bản than cảm thấy hối hận ,loay hoay giữa muôn vàn ngành nghề khi phải chọn lại hay thậm chí là bỏ học ở nhà
=>Tỉ lệ bỏ học, thất nghiệp ngày càng tăng lên dẫn đến nền kinh tế Việt Nam suy giảm,ảnh hưởng không nhỏ đến bản thân,gia đình cũng như nhà trường và xã hội
* Đối với gia đình:
-Yếu tố vô cùng quan trọng,quyết định một phần trong việc lựa chọn nghề nghiệp của con
- Nhiều gia đình ủng hộ,động viên học sinh làm theo đam mê,ước mơ của mình
- Nhưng nhiều gia đình lại ép buộc con cái theo nghề nghiệp khác,thậm chí là bắt con bỏ học=> gẫy nên mâu thuẫn trong gia đình
Trang 32 Mục đích nghiên cứu – Giả thiết khoa học
Nghiên cứu lý luận và thực trạng của học sinh hiện nay khi lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT thành công sẽ đem lại nhiều thuận lợi:
+ Đối với học sinh: nhận thức được và lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn.
+ Đối với nhà trường: cơ sở để xây dựng tốt công tác hướng nghiệp phù hợp và hiệu quả cho học sinh.
+ Đối với gia đình - xã hội: đảm bảo ,tốt đẹp hơn đồng thời thấy được tác động không nhỏ từ hai yếu tố này.
Trang 43 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: học sinh THPT và phụ huynh.
- Phạm vi nghiên cứu:Nhận thức, thái độ đối với tầm quan trọng của việc
lựa chọn nghề nghiệp của các đối tượng trên ,thực trạng và các giải pháp khắc phục.
Trang 54 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Nhận thức,thái độ của học sinh THPT và phụ huynh về
việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai?
Câu hỏi 2: Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh
THPT,phụ huynh trong xã hội hiện đại ngày nay như thế nào?
Câu hỏi 3: Có những giải pháp nào để nâng cao nhận thức,thái độ
cho học sinh THPT và phụ huynh ?
Trang 65 Mục tiêu kĩ thuật
- Trên cơ sở nghiên cứu đó:
+ Đưa ra các biện pháp nâng cao nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của nghề nghiệp.
+ Hỗ trợ phát huy sở trường,để có quyết định đúng đắn.
+ Giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ và định hướng,dẫn dắt cho con em mình đến với một tương lai tươi sáng.
Trang 76 Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: thu thập, phân loại, phân tích,
tổng hợp các tư liệu.
=> Kết quả rút ra kết luận chính xác để làm cơ sở lý luận và đề xuất các giải pháp.
+ Phương pháp thống kê & xử lí dữ liệu thống kê: tổng hợp, trình bày
số liệu, tính toán nhằm phục vụ hỗ trợ và dự đoán, nhận xét, đánh giá vấn đề.
Trang 86 Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+Phương pháp điều tra: dùng phiếu khảo sát, có hai loại phiếu hỏi: phiếu của học
sinh và phiếu của phụ huynh.
=> Kết quả: thu thập được các thông tin xác thực, đối chiếu với dữ liệu để nhận xét ,làm rõ được thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
+Phương pháp tư vấn,trò chuyện và trao đổi trực tiếp: trò chuyện trực tiếp, trao đổi
để tìm hiểu kĩ: quan điểm, hoàn cảnh gia đình, ý kiến đề nghị hay những thắc mắc
=>Từ đó cung cấp dẫn chứng chính xác cho kế hoạch.
Trang 9• *Phương pháp tổng hợp
- Khái quát toàn bộ quá trình nghiên cứu, tổng hợp => Đưa ra kết luận chung cho kế hoạch cũng như đề xuất các giải pháp thích hợp.
Trang 107 Mô tả về tiến trình và thiết kế thí nghiệm:
Giai đoạn 1:Nghiên cứu thực trạng nhận thức, thái độ của học sinh, phụ huynh đối với việc lựa chọn nghề nghiệp:thông qua các phiếu khảo sát.
- Đối với học sinh :
+ Bộ câu hỏi đánh giá mức độ phù hợp giữa tính cách và ngành nghề
+Phiếu kiểm tra mức độ thấu hiểu của học sinh đối với các ngành nghề đang được ưa chuộng hiện nay
+ Trình bày suy nghĩ về việc lựa chọn nghề nghiệp ngược sở trường, trình bày câu trả lời của mình về hai vấn đề ‘’Người chọn nghề’’ và ‘’Nghề chọn người’’.
- Đối với phụ huynh: phiếu điều tra ủng hộ hay phản đối những vấn đề khác nhau, thái độ, nhận xét về thực trạng & hậu quả khi lựa chọn sai, chia sẻ kinh nghiệm và hoàn cảnh gia đỉnh.
Trang 11Câu hỏi Rất quan trọng Bình thường Không quan trọng
Tầm quan trọng của việc chọn nghề đối với học sinh
PHIẾU HỎI CỦA HỌC SINH VÀ PHỤ HUYNH
*Bạn đã có nghề nghiệp mà mình ước mơ chưa? Đó là gì ?
*Nếu bố mẹ của bạn bắt buộc bạn phải lựa chọn ngành nghề mà bạn không mong muốn ,bạn sẽ làm
gì ?
Hoàn toàn đúng Đúng một phần Không đúng
1 Danh tiếng của nghề
2 Dễ tìm được việc làm
3 Lời khuyên của bố mẹ
4 Nghề nhàn, không vất vả
5 Lời khuyên của bạn bè
6 Có địa vị, được kính trọng
7 Làm nghề giống người thân quen
8 Nghề đang là mốt
9 Phù hợp với lực học
10 Hứng thú của bản thân
11 Năng lực phù hợp
12 Sức khoẻ, thể chất phù hợp
13 Tự bản thân cân nhắc, quyết định
14 Đáp ứng nhu cầu lao động địa phương
15 Phù hợp với giới tính
Trang 12KẾT QUẢ
• Sau khi tiến hành xây dựng hệ thống những câu hỏi định tính nhằm tìm hiểu thái độ của gần 80 học sinh và 80 phụ
huynh của học sinh đang học ở 2 lớp 10A9 và 11A1 với sự lựa chọn nghề Chúng tôi thu được những kết quả như sau:
Bảng 1: Nhận thức về tầm quan trọng của việc chọn nghề dối với học sinh các trường THPT
=> Qua bảng 1, cho thấy học sinh đã thái độ đúng đắn đối với việc chọn nghề, đây là cơ sở để các em suy nghĩ, cân nhắc trước khi quyết định con đường tương lai của mình Theo số liệu thu được, có đến 85% các em học sinh
đã nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc chọn nghề đối với tương lai của bản thân nhưng vẫn còn 15% học sinh chưa ý thức được điều này và cho rằng việc chọn nghề không quan trọng bởi vì chưa có dự định nghề nghiệp hoặc được gia đình định hướng sẵn công việc, các em không quan tâm nhiều
- Từ phía phụ huynh, có đến 100% ý thức đc việc chọn nghề là quan trọng Họ cho rằng nếu học sinh chọn được đúng nghề mà mình yêu thích thì đó chính là cơ hội để các em thành đạt ở công việc sau này Hơn nữa, qua trao đổi với phụ huynh, chúng tôi đều nhận được sự đồng tình khi cho rằng việc chọn nghề của học sinh không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với các em, còn quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, không có phụ huynh nào có thái độ coi thường việc chọn nghề của học sinh nói chung và của học sinh nói riêng Như vậy, về mặt nhận thức, phụ huynh có ý thức rất cao về tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp đối với học sinh
Đối tượng Việc chọn nghề đối với học sinh, phụ huynh
Rất quan trọng Bình thường Không quan trọng Học sinh 68 (85%) 10 (12.5%) 2 (2.5%)
Phụ huynh 80 (100%) 0% 0%
Trang 13Bảng 2: Tiêu chí chọn nghề của học sinh
ST T
Tiêu chí khi chọn nghề Mức độ
Hoàn toàn đúng
Đúng một phần
Không đúng
1 Danh tiếng của nghề 55 (68.8%) 23 (28.7%) 2 (2.5%)
2 Dễ tìm được việc làm 42 (52.5%) 26 (32.5%) 12 (15%)
3 Lời khuyên của bố mẹ 15 (18.8%) 45 (56.3%) 20 (24.7%)
4 Nghề nhàn, không vất vả 11 (13.8%) 27 (33.8%) 42 (52.4%)
5 Lời khuyên của bạn bè 11 (13.8%) 44 (55%) 25 (31.2%)
6 Có địa vị, được kính trọng 14 (17.5%) 31 (38.8%) 35 (43.7%)
7 Làm nghề giống người thân quen
11 (13.8%) 28 (35%) 41 (51.2%)
8 Nghề đang là mốt 15 (18.8%) 38 (47.5%) 27 (33.7%)
9 Phù hợp với lực học 56 (70%) 15 (18.8%) 9 (11.2%)
10 Hứng thú của bản thân 47 (58.8%) 23 (28.8%) 10 (12.4%)
11 Năng lực phù hợp 50 (62.5%) 18 (22.5%) 12 (15%)
12 Sức khoẻ, thể chất phù hợp 38 (47.5%) 26 (32.5%) 16 (20%)
13 Tự bản thân cân nhắc, quyết định
35 (43.7%) 33 (41.3%) 12 (15%)
14 Đáp ứng nhu cầu lao động địa phương
12 (15%) 31 (38.8%) 37 (46.2%)
15 Phù hợp với giới tính 23 (28.8%) 28 (35%) 29 (36.2%)
*2.Xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh,
phụ huynh
-Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong nhóm các yêu tố mà chúng tôi đưa ra,
các yếu tố được nhiều học sinh quan tâm nhất : Chọn nghề phù hợp với lực
học, với 70 ý kiến đồng ý; Chọn nghề có danh tiếng, (68,8%); Chọn nghề mà
mình có khả năng thực hiện thành công, (62,5%); Chọn nghề phù hợp với
hứng thú bản thân, (58.8%); Dễ tìm được việc làm (52.5%) học sinh ngày nay
đã có thái độ tương đối tích cực trong việc lựa chọn nghề Qua trao đổi với
một số học sinh, có em nói: "Nghề nào cũng thích nhưng quan trọng là có
thể dỗ được hay không, đối với em, cứ chọn ngành nào mà mình có thể dễ
được thì mới thi" (Nguyễn Đức Thắng, Lớp 10A9) Có 68,8% học sinh lựa
chọn nghề căn cứ vào danh tiếng của nghề Số liệu điều tra cho thấy chỉ có
15% học sinh có quan tâm tới, 38,8% cũng có quan tâm một phần và 46.2%
học sinh hoàn toàn không quan tâm đến việc chọn nghề của mình có liên
quan gì đến nhu cầu nhân lực của địa phương mình trong thời gian tới Có
56,3% học sinh cho rằng việc chọn nghề của mình có ảnh hưởng bởi lời
khuyên của cha mẹ; 55% bị ảnh hưởng bởi lời khuyên của bạn bè; 35% ị ảnh
hưởng bởi nghề nghiệp của những người thân quen
->Qua bảng trên chúng ta thấy có một bộ phận học sinh có những thái độ
không đúng khi chọn nghề, nhưng nhìn chung có thể khẳng định: phần đông
học sinh đã có thái độ tích cực khi chọn nghề.
Trang 143.Thiết kế các giải pháp nâng cao nhận thức của học sinh, phụ huynh về lựa chọn nghề nghiệp
Bao gồm các giải pháp sau :
+ Lập câu lạc bộ nhỏ trong trường và
trong lớp: đang tiến hành
+ Làm các video, vở kịch hay: đang
lên ý tưởng
+ Vẽ tranh, làm thơ, làm nhạc,
làm các poster:đang lên ý tưởng
+ Lập các trang facebook, kênh tiktok,
instagram để chia sẻ về những kiến thức
liên quan đến vấn đề lựa chọn
nghề nghiệp:đang thực hiện
Trang 15• Kết luận
• Từ kết quả nghiên cứu trênđã cho thấy , học sinh đã có thái độ tích cực đối với sự lựa chọn nghề của bản thân và công tác hướng nghiệp của nhà trường có tác động đến thái độ của các
em Như vậy, để nâng cao hiệu quả của công tác hướng nghiệp trong nhà trường, Bộ GD-ĐT cần kiểm tra lại toàn bộ hoạt động hướng nghiệp đang diễn ra ở các trường THPT từ đó xây dựng kế hoạch với nội dung hướng nghiệp được thống nhất trong cả nước,tuyên truyền,
nâng cao nhận thức cho đội ngũ lãnh đạo nhà trường
• Đối với nhà trường: thường xuyên tổ chức các buổi tư vấn sự nghiệp, mời người lao
động địa phương đến trường để chia sẻ kinh nghiệm, và cung cấp thông tin về các ngành nghề phát triển trong khu vực
- Đối với các phụ huynh: Phụ huynh có thể giới thiệu con em mình với các ngành nghề
khác nhau, cung cấp thông tin và hỗ trợ trong quá trình con em đưa ra quyết định về tương lai nghề nghiệp của mình
• - Đối với các bạn học sinh: Cần có thái độ đúng đắn đối với thế giời nghề nghiệp nói
chung và đối với nghề mình lựa chọn nói riêng Học sinh cần tích luỹ thông tin, khám phá
sở thích và kỹ năng, từ đó xác định được hướng đi phù hợp Việc học sinh tự tìm hiểu, tham gia các hoạt động ngoại khoá và tận dụng các cơ hội thực tế sẽ giúp họ hiểu rõ hơn
về các lựa chọn nghề nghiệp và định hình mục tiêu cá nhân
Trang 16Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng
nghe bài thuyết trình