1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập tổng hợp học phần quản trị chuỗi cung Ứng chuỗi cung Ứng của công ty nike

40 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chuỗi cung ứng của công ty Nike
Tác giả Nguyễn Thùy Trang, Lê Nguyễn Ngọc Trâm, Lê Phương Quyên, Nguyễn Thị Kim Thoa, Phạm Phương Mỹ Tiên, Nguyễn Thị Thảo Ngân, Nguyễn Nhật Ngân Vy, Phạm Thị Mỹ Hằng, Nguyễn Thị Vui, Bùi Ngọc Diệp, Phan Thị Thanh Tâm
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Thị Trâm Anh
Trường học Trường Đại học Nha Trang
Chuyên ngành Quản trị chuỗi cung ứng
Thể loại Bài tập tổng hợp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Khánh Hòa
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 1,7 MB

Cấu trúc

  • I. CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY NIKE (5)
  • A. Giới thiệu về Nike (5)
  • B. Chuỗi cung ứng của Nike (8)
    • II. CHIA SẺ THÔNG TIN TRONG CHUỖI CUNG ỨNG (11)
      • 1. Thông tin nào cần được chia sẻ cho các tác nhân trong chuỗi cung ứng của NIKE? Ai cần được chia sẻ thông tin? (11)
      • 2. Làm thế nào để thông tin chia sẻ giúp NIKE tối ưu khả năng cạnh tranh và sinh lời? (16)
      • 3. Thách thức cho việc chia sẻ thông tin của Nike (18)
    • III. TÍCH HỢP TRONG CHUỖI CUNG ỨNG (19)
      • 1. Tổng chi phí chuỗi cung ứng (chi phí logistics) bao gồm những khoản chi phí nào? Nếu xem các khoản chi phí này là độc lập thì việc tối ưu hóa hệ thống trên toàn bộ chuỗi cung ứng có thực hiện được không? Vì sao? (19)
      • 2. Tích hợp bên trong (nội bộ) là gì? Vì sao việc tích hợp nội bộ sẽ giảm chi phí trên toàn hệ thống (toàn chuỗi.) Cho ví dụ minh họa (20)
      • 3. Tích hợp bên ngoài là gì? Vì sao việc tích hợp bên ngoài sẽ giảm chi phí trên toàn hệ thống (toàn chuỗi). Cho ví dụ minh họa (22)
      • 4. Vì sao các hộ trồng trọt/hộ nuôi nên hợp tác với nhà máy chế biến hay nhà bán lẻ? Cách thức hai bên hợp tác như thế nào để đạt hiệu quả? (24)
    • IV. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (26)
    • V. CHIẾN LƯỢC HẬU CẦN (32)
      • 1. Khi khách hàng xem xét một sản phẩm, họ xem xét đến các yếu tố như tính sẵn sàng, thời gian giữa lúc bắt đầu và kết thúc một quá trình sản xuất mới, dịch vụ sau khi bán, và đây là những phần của hậu cần. Có thể hợp lý khi nói rằng do vậy hậu cần có vai trò trong thiết kế sản phẩm không? (32)
      • 2. Có những sự lựa chọn chính nào của chiến lược hậu cần? (35)
    • VI. THUÊ NGOÀI (OUTSOUTCING) (39)
      • 1. Những hoạt động nào công ty của bạn thuê ngoài? Vì sao? (39)
      • 2. Năng lực cốt lõi của công ty bạn là gì? Vì sao? (40)

Nội dung

Các đơn vị vận chuyển: Sản phẩm sẽ được vận chuyển đến công ty NIKE, từ đây NIKE sẽ thực hiện quá trình phân phối và bán sản phẩm trên toàn cầu..  Các trung tâm phân phối hoặc đảm nhận

Giới thiệu về Nike

- Nike là nhà cung cấp toàn cầu về giày, quần áo và dụng cụ thể thao số một thế giới

- Nike được thành lập vào ngày 25/1/1964 với tên Blue Ribbon Sports bởi Bill Bowerman và Phil Knight, sau đó chính thức có tên gọi là Nike vào 30/5/1971

- Hiện nay, Nike hoạt động tại hơn 160 quốc gia trên toàn cầu với hơn 30.000 nhân viên của Nike trên khắp sáu châu lục

 Sứ mệnh của Nike: Mang lại sự sáng tạo và truyền cảm hứng cho mọi vận động viên trên thế giới

 Tầm nhìn của Nike: Trở thành một công ty bền vững, đóng góp cho sự phát triển của xã hội và môi trường

 Giá trị cốt lõi của Nike bao gồm:

+ Chúng tôi dám thiết kế tương lai của thể thao

+ Trao quyền, đa dạng và hoà nhập

+ Thể thao có khả năng biến đổi cộng đồng và đưa thế giới trở nên tốt đẹp hơn + Hướng đến tương lai bền vững và công bằng cho mọi vận động viên

 Triết lý kinh doanh: Sự đổi mới là trọng tâm trong triết lý kinh doanh của NIKE

Những nỗ lực không ngừng để trở nên tốt hơn đã giúp thương hiệu này tạo ra những sản phẩm sáng tạo nhất thế giới phục vụ người tiêu dùng toàn cầu

2 Chiến lược kinh doanh của Nike

- Nike bán các sản phẩm của mình trên hơn 180 quốc gia với thương hiệu Nike và các thương hiệu con như Nike Goft, Nike Pro, Nike Air Jordan, ngoài ra còn các công ty con như Cole Haan, Hurley, Converse, Nike bán hàng của mình thông qua mạng lưới các cửa hàng bán lẻ thuộc quyền sở hữu của hãng, hoặc trên các website bán hàng

- Bắt đầu chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế từ năm 1972, Nike nhắm vào các thị trường tiềm năng chưa được các đối thủ cạnh tranh khai thác Khởi đầu là

Canada với lợi thế nằm cạnh nước Mỹ rồi đến Úc, quốc gia có quan hệ mật thiết với Mỹ

- Năm 1976, hình ảnh nhiều vận động viên mang giày Nike khi thi đấu ở kỳ thế vận hội Olympic đã củng cố và lan rộng hình ảnh của hãng vượt xa khỏi biên giới nước Mỹ

- Nike tiếp tục đưa tên mình lan ra khắp cả Châu Âu trong những năm tiếp theo và doanh thu từ việc kinh doanh quốc tế tăng dần theo các năm (chiếm 10,96% tổng doanh thu vào năm 1980, trong khi con số này ở năm 1979 chỉ là 6,28%)

2.2 Chiến lược đa quốc gia (1980-1995):

- Trước sức ép của các đối thủ cạnh tranh trong thời gian đầu thâm nhập vào thị trường Châu Âu, yêu cầu Nike phải có chiến lược riêng cho từng quốc gia, từng khu vực khác nhau Hãng đã tung ra chiến lược đa quốc gia, mở nhà máy, nhà phân phối, đối tác tại khắp các thị trường trên toàn thế giới

- Năm 1981, Nike thành lập nhà máy ở Trung Quốc ban đầu để phục vụ thị trường này Cùng năm, Nike cho khai trương Nike International để tập trung mở rộng thị trường và xây dựng chiến lược riêng cho từng nơi trên thế giới

- Nike thành lập cửa hàng phân phối và cơ sở sản xuất tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt ở Châu Âu để giảm thiểu chi phí vận chuyển và thuế, từ đó tăng sức cạnh tranh với cãng nhãn hiệu chiếm ưu thế như Adidas và Puma

- Nhờ những bước thay đổi chiến lược kinh doanh, Nike đã làm tăng doanh thu từ hơn 16 triệu USD đến 1.588 triệu USD chỉ sau 15 năm và doanh thu từ nước ngoài tăng gấp 6 lần (năm 1980 là 6,4%, năm 1995 là 34,6%)

2.3 Chiến lược xuyên quốc gia (1995 đến nay)

- Đứng trước thời đại toàn cầu hóa, Nike chịu nhiều sức ép về giá và sự liên kết toàn cầu Do đó Nike đã áp dụng chiến lược xuyên quốc gia, xây dựng mạng lưới bán hàng trên toàn thế giới Đó là một chiến lược kinh doanh quốc tế với chi phí thấp

- Trong sản xuất, Nike chuyển toàn bộ cơ sở sản xuất đến khu vực Đông Á, Đông

Nam Á như Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam, hành động này nhằm giảm chi phí sảnxuất do khu vực này có nguồn nhân công dồi dào, chi phí nhân công cũng rẻ hơn rất nhiều so với các nước Châu Âu Đồng thời nguyên vật liệu sẵn có như cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp, nhựa tổng hợp,…cũng giúp Nike giảm thiểu rất nhiều chi phí sản xuất

- Nike cùng với chuỗi cửa hàng bán lẻ trên toàn thế giới tạo nên một mạng lưới nơi mà sản phẩm có thể luân chuyển một cách dễ dàng và nhanh chóng Từ đó giảm thời gian cũng như chi phí vận chuyển

- Cũng với mục đích giảm thiểu chi phí và tạo mối liên kết trên toàn cầu, Nike đã áp dụng chiến lược toàn cầu

- Công ty tung ra cùng một sản phẩm (thời trang, thiết bị thể thao, …) và áp dụng cùng một chiến lược marketing cho tất cả các thị trường

- Hoạt động sản xuất, phát triển sản phẩm được tập trung tại một số quốc gia có chi phí nhân công thấp và nguồn nguyên liệu dồi dào sẵn có nhằm giảm chi phí

- Chiến lược này giúp Nike giảm thiểu rất nhiều chi phí, đồng thời cũng tạo sự đồng nhất trên các thị trường, cho phép các nhà quản trị ở một thị trường chia sẻ thôngtin, kinh nghiệm với các nhà quản trị ở thị trường khác.

Chuỗi cung ứng của Nike

CHIA SẺ THÔNG TIN TRONG CHUỖI CUNG ỨNG

1 Thông tin nào cần được chia sẻ cho các tác nhân trong chuỗi cung ứng của

NIKE? Ai cần được chia sẻ thông tin? a Thông tin về sản phẩm

Nhà sản xuất chia sẻ các thông tin về mẫu mã, số lượng sản xuất, lô sản xuất và các thông tin về tác giả, nguồn cảm hứng đến nhà phân phối để có thể quảng bá chia sẻ thông tin đến với người tiêu dùng

 Nhà phân phối/ nhà bán lẻ

- Cung cấp các thông tin mô tả sản phẩm đến với người tiêu dùng: Chất liệu, kiểu dáng, kích thước, màu sắc sản phẩm, bằng cách giới thiệu trực tiếp tới khách hàng khi ghé Store mua hàng hoặc cung cấp qua các Website hoặc ứng dụng thông minh chính thức của Nike,

- Quảng bá chia sẻ thông tin các sản phẩm mới ra trên các Website, ứng dụng chính thức của nhãn hàng Nike như website SNKRS

- Hợp tác với các nghệ sĩ nổi tiếng có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhằm đánh vào tâm lý thần tượng của một số khách hàng, việc hợp tác với nghệ sĩ hay tìm kiếm đại sứ thương hiệu cho Nike giúp đánh bóng tên tuổi một cách hiệu quả nhất có thể

Ví dụ: Cristiano Ronaldo – Ngôi sao bóng đá đã kí hợp đồng đại sứ thương hiệu với Nike gần 20 năm

- Chia sẻ thông tin về những sản phẩm đến đại đa số khách hàng bằng cách chạy quảng cáo quảng bá trên các nền tảng xã hội nổi tiếng với lượt lướt web trên toàn thế giới như Facebook, Instagram, Tiktok,

- Nike Women là một kênh dành riêng cho phụ nữ trên Instagram Thông điệp mà Nike truyền tải rất rõ ràng: “Hãy tự chăm sóc bản thân” Kênh có nội dung trao quyền cho phụ nữ, truyền cảm hứng cho lối sống lành mạnh và thể thao b Thông tin về đơn hàng:

Cách tốt nhất và được nhiều người lựa chọn để tự mua giày Nike là order tại các trang web bán giày Nike chính hãng uy tín như Amazon, Rakuten, … đặc biệt là trang web chính hãng của thương hiệu Nike Cách order giày nike US giúp đảm bảo hàng chính hãng, đúng giá thậm chí rẻ hơn giá niêm yết, nhanh chóng và tiện lợi c Thông tin về doanh số:

Doanh số bán giày dép của Nike trong quý kết thúc vào tháng 2/2023 tăng 20% so với cùng kỳ năm trước d Thông tin về tồn kho:

Chia sẻ số lượng hàng tồn kho đến với nhà sản xuất hay với nhà phân phối để các bên nắm được chính xác số lượng hàng tồn đưa ra phương án bán hàng và phân bổ nguồn hàng ra thị trường một cách hợp lý

Ví dụ: Kho lưu trữ hàng hóa của Nike chia sẻ cho nhà sản xuất số lượng hàng đang lưu kho có sẵn để đưa ra các số lượng sản xuất hàng hóa phù hợp  Tránh tồn kho, không bán ra được  Lỗ

Kho lưu trữ chia sẻ cho nhà phân phối để khi hàng hóa Sold-out nắm được thông tin để thông báo đến khách hàng về hàng Để người mua nắm được thông tin hàng về mà quay lại ngày hẹn để lấy đôi giày mình yêu thích

Chia sẻ ngày bắt đầu lưu kho và ngày xuất kho, số thời gian hàng lưu kho:

Nhà phân phối: Nếu lưu kho quá lâu thì áp dụng các chương trình khuyến mãi sale đại hạ giá như Black Friday, NIKE - END OFF SEASON SALE UP TO 50%++, để đẩy đi hết số hàng tồn kho

Nhà sản xuất: Nếu tồn quá lâu mà không bán được thì hạn chế hoặc ngưng việc sản xuất mẫu giày đó, hoãn thời gian ra các mẫu sản phẩm mới đợi nhà phân phối đẩy sản phẩm ra thị trường để số lượng lưu kho thấp thì mới tung các sản phẩm mẫu mã mới

2 Làm thế nào để thông tin chia sẻ giúp NIKE tối ưu khả năng cạnh tranh và sinh lời?

Nike có các ứng dụng dự đoán được nhu cầu của người dùng trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm :

- Ứng dụng SNKRS là ứng dụng mua sắm thông qua smartphone cho phép khách hàng xem những mẫu giày sắp tới sẽ được phát hành, theo dõi các kiểu giày yêu thích của họ và lưu trữ thông tin thanh toán để giúp thanh toán dễ dàng hơn

 Cửa hàng trực tuyến Nike iD

Khách hàng có thể thiết kế những mẫu giày mình yêu thích cho bản thân và có thể chia sẻ với người khác Nếu họ muốn đặt mẫu giày này thì lưu mẫu giày đó lại vào “ngăn tủ” trên trang ứng dụng này Sau khi đặt hàng, giày sẽ được làm riêng và sau đó gửi qua cửa hàng Nike Town gần nhất hoặc có thể gửi trực tiếp đến tay khách hàng

 RFID - Nhận dạng tần số vô tuyến

Là ứng dụng công nghệ quan sát và theo dõi từ xa các sản phẩm từ: khâu lấy mẫu -> khâu sản xuất -> tay khách hàng Ứng dụng này giúp Nike đảm bảo nguồn hàng sản xuất luôn cung cấp đủ và chuẩn, mang lại doanh thu về cho Nike

Nike Fit ra đời, như một giải pháp scan kích thước giày mới, sử dụng kết hợp độc quyền giữa thị giác máy tính, khoa học dữ liệu, học máy (machine learning), trí tuệ nhân tạo và các thuật toán đề xuất Nó làm điều này bằng cách đo toàn bộ hình dáng hai bàn chân, cung cấp tính năng xác định độ phù hợp hoàn hảo vời từng kiểu giày Nike

- Các chiến thuật Nike dùng chia sẻ thông tin đến khách hàng:

 Cộng tác với những người nổi tiếng

 Sử dụng nội dung do người dùng tạo

 Xuất hiện trong các cuộc trò chuyện của khách hàng

 Phân phối cách kể chuyện trên các kênh truyền thông xã hội

3 Thách thức cho việc chia sẻ thông tin của Nike:

TÍCH HỢP TRONG CHUỖI CUNG ỨNG

1 Tổng chi phí chuỗi cung ứng (chi phí logistics) bao gồm những khoản chi phí nào? Nếu xem các khoản chi phí này là độc lập thì việc tối ưu hóa hệ thống trên toàn bộ chuỗi cung ứng có thực hiện được không? Vì sao?

 Tổng chi phí chuỗi cung ứng (chi phí logistics) bao gồm những khoản chi phí nào?

Chi phí logistics bao gồm:

- Chi phí vận tải: chiếm 1/3 cho đến 2/3 chi phí lưu thông phân phối

- Chi phí cơ hội vốn: suất sinh lời tối thiểu mà công ty kiếm được khi vốn không đầu tư cho hàng tồn trữ mà cho một hoạt động khác

- Chi phí bảo quản hàng hóa: bao gồm chi phí thuê kho bãi, bảo quản hàng hóa, đưa hàng hóa ra vào kho, hàng bị hư hỏng, bảo hiểm cho hàng hóa

 Nếu xem các khoản chi phí này là độc lập thì việc tối ưu hóa hệ thống trên toàn bộ chuỗi cung ứng có thực hiện được không? Vì sao?

=> Không thể thực hiện được việc tối ưu hóa hệ thống trên toàn bộ chuỗi

Vì chi phí logistics trong nền sản xuất xã hội là những khoản chi phí gắn liền với quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của doanh nghiệp, địa phương và nền kinh tế quốc dân Đây là những chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra cho các hoạt động cung ứng trên thị trường, nên nó có thể đẩy nhanh hay kìm hãm tiêu thụ sản phẩm, tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế Chi phí logistics cần hiểu đúng và nhận diện những điểm chưa hoàn thiện, nhằm có giải pháp để tính đúng, tính đủ, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, cho nền kinh tế

Quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa đã tồn tại cùng với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất hàng hóa Vì vậy, các chi phí liên quan đến các hoạt động trong suốt quá trình này thường là những chi phí cần thiết, tất yếu Đó là những chi phí bằng tiền mà các tổ chức cung ứng, hay doanh nghiệp logistics chi cho các hoạt động chuyển đưa, cung ứng hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng cuối cùng Trước đây, trong ngành kinh tế cung ứng, kinh doanh thương mại ở nước ta và các nước từng gọi là chi phí lưu thông - gắn liền với các khoản chi phí về vận tải, dịch vụ bảo quản, giao nhận, chi phí quản lý hành chính, chi phí hao hụt (hao hụt tự nhiên, hao hụt định mức, hao hụt trên định mức)… và nay gọi là chi phí logistics

2 Tích hợp bên trong (nội bộ) là gì? Vì sao việc tích hợp nội bộ sẽ giảm chi phí trên toàn hệ thống (toàn chuỗi.) Cho ví dụ minh họa

Tích hợp bên trong (nội bộ) là chia sẻ thông tin và phối hợp hoạt động giữa các bộ phận chức năng nhằm tạo ra giá trị sản phẩm cao nhất, là sự phối hợp giữa các bộ phận thu mua nguyên vật liệu, bộ phận sản xuất, bộ phận kinh doanh, bộ phận phân phối, bộ phận tài chính

Vai trò của tích hợp bên trong (nội bộ):

- Góp phần giảm chi phí trên toàn bộ chuỗi cung ứng

- Tăng khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng, làm thỏa mãn khách hàng

- Cung cấp chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn cho khách hàng

- Kết hợp các nguồn lực trong doanh nghiệp một cách phù hợp, đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp

- Giảm thiểu những vấn đề, rủi ro phát sinh trong vận hành chuỗi cung ứng như: tồn kho nhiều, chất lượng sản phẩm không tốt, không đủ hàng để giao cho khách hàng…

Việc tích hợp nội bộ sẽ giảm chi phí trên toàn hệ thống (toàn chuỗi) vì:

- Các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp có sự chia sẻ thông tin và phối hợp với nhau hoạt động vì mục đích chung là tối thiểu hóa chi phí và tăng khả năng đáp ứng khách hàng

- Khi tích hợp nội bộ thì sẽ hạn chế mâu thuẫn mục tiêu xảy ra giữa các bộ phận trong doanh nghiệp với nhau

- Thông tin về giá cả thu mua nguyên vật liệu, tài chính công ty, nhu cầu khách hàng, tồn kho… sẽ được chia sẻ cho các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp

- Cân đối các hoạt động giữa các bộ phận, tồn kho thấp, giảm thiểu chi phí tồn kho cũng như chi phí thiếu hàng, tính hiệu quả nhờ sản xuất quy mô, giảm thiểu các hoạt động gây lãng phí thời gian, tiền bạc, không tạo ra giá trị cho doanh nghiệp

- Khi tích hợp nội bộ thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng, tạo ra giá trị sản phẩm cao nhất

=> Chính vì vậy mà việc tích hợp nội bộ sẽ giảm chi phí trên toàn hệ thống chuỗi cung ứng

Ví dụ: Một công ty sản xuất bánh ngọt tích hợp nội bộ chuỗi cung ứng như sau Bộ phận marketing của công ty sản xuất bánh ngọt này sẽ căn cứ trên các đơn hàng thực tế dự báo nhu cầu sử dụng bánh của khách hàng rồi gửi cho bộ phận sản xuất Bộ phận sản xuất sẽ căn cứ trên dự báo nhu cầu của bộ phận marketing lên kế hoạch sản xuất thành phẩm Dựa vào kế hoạch này bộ phận sản xuất lên dự trù nguyên vật liệu cho bộ phận thu mua Bộ phận thu mua căn cứ vào kế hoạch sản xuất lên kế hoạch thu mua nguyên vật liệu như bột, đường, trái cây, các loại hạt, chất phụ gia, …

3 Tích hợp bên ngoài là gì? Vì sao việc tích hợp bên ngoài sẽ giảm chi phí trên toàn hệ thống (toàn chuỗi) Cho ví dụ minh họa

Tích hợp chuỗi cung ứng bên ngoài là gì?

Tích hợp bên ngoài là chia sẻ thông tin và phối hợp các nguồn lực để cùng quản lý một hoặc một số quy trình kèm theo các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng tích hợp đến cả khách hàng, nhà cung ứng, nhà phân phối hay nhà bán lẻ

Vai trò của tích hợp bên ngoài:

- Giảm chi phí trong chuỗi cung ứng

- Linh hoạt hơn để đáp ứng thay đổi của thị trường

- Ít vấn đề hay rủi ro phát sinh do lỗi quy trình hay do đó ít tồn kho

- Cung cấp chất lượng dịch vụ tốt

- Giảm thời gian/vòng đời sản xuất của sản phẩm cũng như sử dụng nguồn lực tối ưu hơn

- Tốc độ dòng công việc trong chuỗi/phạm vi doanh nghiệp

Việc tích hợp bên ngoài sẽ làm giảm chi phí trên toàn hệ thống vì:

- Xây dựng, duy trì và làm tốt hơn các mối quan hệ với các đối tác thương mại quan trọng

- Chia sẻ thông tin giữa các thành viên trong chuỗi: thông tin về dự báo cầu, sản phẩm sắp ra mắt, kế hoạch mở rộng hoạt động linh doanh, quy trình mới hay chiến dịch marketing đóng vai trò quan tọng trong tích hợp quy trình chuỗi cung ứng

- Các mức chia sẻ thông tin đóng vai trò đặc biệt quan trong trong tích hợp quá trình bên ngoài

- Sự cộng tác đích thực giữa tất cả các thực thể của chuỗi cung cấp, với việc chia sẻ thông tin và nguồn lực

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NIKE triển khai các ứng dụng sau:

Alternative Inventory Strategy (Chiến lược tồn kho thay thế): Một giải pháp thay thế cho chiến lược không hiệu quả là thiết lập một hệ thống thông tin POS tại tất cả các địa điểm bán lẻ Điều này sẽ giúp Nike tạo ra các dự báo ngắn hạn chính xác về nhu cầu và có thể cung cấp cho các nhà sản xuất một cách kịp thời và đảm bảo về tính chính xác của các đơn hàng Nhu cầu để Nike thiết lập một mạng lưới phân phối sẽ duy trì mức hàng tồn kho xác định Nike sẽ có khả năng nhận hàng từ các nhà sản xuất và đáp ứng nhu cầu ngắn hạn của các trung tâm phân phối Để hỗ trợ chiến lược này, thiết lập một hệ thống ERP sẽ là thuận lợi cho Nike Nỗ lực và mục tiêu kết hợp vào hệ thống ERP sẽ kiểm soát quá trình sản xuất và kiểm soát thông tin tốt hơn Điều khiển thông tin là bắt buộc đối với sự thành công trong tương lai của tổ chức nếu Nike muốn quản lý chuỗi cung ứng từ nhà sản xuất đến nhà bán lẻ một cách hiệu quả Nếu Nike có thể dễ dàng lấy thông tin từ mỗi cấp của chuỗi cung ứng trong thời gian thực, họ có thể sẽ cắt giảm chi phí, và hợp lý hóa chuỗi cung ứng Các nhà sản xuất có thể bắt đầu sản xuất dựa trên dữ liệu POS (Point-of-sale) được thu thập bằng hệ thống ERP từ các nhà bán lẻ Tích hợp chuỗi cung ứng là chìa khóa cho sự thành công trong tương lai của Nike

Những doanh nghiệp, trong đó có Nike, đã quá quen với việc sử dụng các phần mềm riêng lẻ, thông tin bị phân tán thì khi ứng dụng ERP vào có thể sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí là nảy sinh rất nhiều sự bất đồng Vì vậy việc lựa chọn nhân sự phù hợp, phân tích yêu cầu, lập kế hoạch và xây dựng lại quy trình để phù hợp với hệ thống ERP là vô cùng quan trọng, doanh nghiệp vì muốn rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí mà bỏ qua bước này sẽ dẫn đến những thất bại không đáng có Lý do thất bại: Tích hợp, Thiếu kinh nghiệm của đơn vị triển khai, Tùy chỉnh, Thông tin không đầy đủ, Thay đổi điều kiện thị trường, Sự phức hợp của dự án Bài học rút ra: Kiên nhẫn Không thể vội vàng triển khai hệ thống ERP và cần có thời gian để chứng minh lợi ích, xác định mục tiêu kinh doanh

Vào những năm đầu của thế kỷ 21, nhu cầu phát triển thêm của các nhóm sản phẩm thương mại dịch vụ…dẫn đến ERP được tích hợp với các hệ thống CRM (Customer Relation Management), SCM (Supply Chain Management) Các hệ thống ERP được phát triển lên với các yêu cầu nhiều người truy cập hơn, tốc độ nhanh hơn,….Toàn bộ data của ERP được dùng cho việc phân tích tối ưu hoạt động doanh nghiệp (phân tích hệ thống, quy trình, chi phí) phục vụ cho các hoạt động kinh doanh và triển khai chiến lược; hiện nay người ta gọi nó là BI (business intelligence)

Với các nhà máy lớn khi làm gia công cho một số brand (ví dụ như Nike) sẽ có cơ chế đồng bộ hệ thống của họ với các brand và với cả các nhà cung cấp nguyên vật liệu được brand chỉ định Lúc này các chỉ số từ nhà máy sẽ được cập nhật realtimes về công ty mẹ và về các brand để họ luôn nắm được tình hình giao nhận nguyên vật liệu, sản xuất, giao hàng,… thanh toán

Ví dụ: Một đơn hàng 10 triệu đôi giày Nike sẽ được giao cho 3 nhà máy gia công ở Việt

Nam, các nhà máy này cần mua nguyên vật liệu chỉ định từ 3 nhà máy ở Trung Quốc, Việt Nam (cung cấp da thuộc, hoá chất và chỉ) Các đơn hàng được tạo ra từ Nike sẽ được tạo trên hệ thống của Nike gửi sang CRM của từng nhà máy Ở mỗi nhà máy, căn cứ vào định mức sản phẩm trên giày mẫu, họ sẽ làm các PO (purchase order) từ ERP và gửi vào hệ thống của các nhà cung cấp Các đơn hàng này khi nhà cung cấp nhận và process sẽ được cập nhật qua lại giữa 2 bên trên hệ thống TMS (Transportation Management System) - đồng bộ với ERP của cả 2 bên Sau khi hàng về cảng và nhập hàng về kho thì các nguyên vật liệu được nhập vào ERP để quản lý Phòng nhân sự căn cứ trên số lượng lao động đi làm ngày hôm đó sẽ tính toán được total quỹ lương của ngày hôm đó cập nhật tự động lên HRM Căn cứ vào định mức sản xuất được đưa ra, Factory Manager và Production Manager sẽ plan được số lượng sản phẩm được sản xuất trong ngày và chi phí cho từng sản phẩm trong ngày Khi đơn hàng bắt đầu được sản xuất, từng line/xưởng sẽ nhập các luyện xuất kho nguyên vật liệu để đưa vào sản xuất Ở từng line sản xuất mỗi giờ sẽ có nhân viên thống kê ghi nhận số lượng sản xuất ở từng khâu, các thông số này được đưa lên phòng sản xuất và đưa về Production system trên ERP Số liệu này sẽ chạy trên ERP để cập nhật cho toàn bộ các bên liên quan bao gồm cả Nike biết được tiến độ sản xuất của mỗi ngày trên hệ thống Đồng thời ở nhà máy, căn cứ và định mức họ sẽ biết được chi phí hiện tại của đơn hàng này đang over hay under control của nhà máy Đơn giản sẽ là như thế, cho đến khi giao hàng cho từng đợt, các data này được cập nhật vào ERP và luôn được update đầy đủ cho các bộ phận liên quan theo độ lệch tối đa là t+1 (ngày)

Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI – Electronic Data Interchange) là sự chuyển thông tin từ máy tính này sang máy tính khác bằng phương tiện điện tử theo một tiêu chuẩn đã được thỏa thuận về cấu trúc thông tin Trong ngành công nghiệp thể thao và đồng hồ, EDI được sử dụng để quản lý dữ liệu liên quan đến sản xuất, đặt hàng và vận chuyển

Nike đã sử dụng ứng dụng EDI (Electronic Data Interchange) trong quá trình kinh doanh của mình EDI là một công nghệ cho phép trao đổi dữ liệu điện tử giữa các đối tác kinh doanh một cách nhanh chóng và hiệu quả EDI cho phép Nike và các đối tác của họ trao đổi thông tin về đặt hàng, sản xuất, vận chuyển và thanh toán một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn Nike đã triển khai một hệ thống EDI để tối ưu hóa các hoạt động này và nâng cao hiệu quả của quá trình kinh doanh của họ

Cụ thể, khi có đơn đặt hàng mới, Nike sẽ gửi thông tin đặt hàng tới đối tác của mình thông qua một tài liệu EDI Đối tác của Nike sau đó sẽ sử dụng thông tin này để xác nhận đơn hàng và bắt đầu quá trình sản xuất Khi sản phẩm được hoàn thành, thông tin về vận chuyển và giao hàng sẽ được trao đổi qua EDI để đảm bảo rằng sản phẩm được giao đúng thời gian và địa điểm Cuối cùng, khi thanh toán được thực hiện, thông tin về thanh toán sẽ được trao đổi qua EDI để đảm bảo rằng đối tác của Nike đã nhận được khoản thanh toán đúng hạn

Tổng quan, EDI giúp Nike tối ưu hóa quá trình kinh doanh của họ bằng cách tăng tốc độ trao đổi thông tin và giảm thiểu lỗi nhầm lẫn do nhập sai thông tin Nó cũng giúp Nike và các đối tác của họ giảm thiểu thời gian và chi phí cho các hoạt động liên quan đến đặt hàng, sản xuất, vận chuyển và thanh toán

Nike xây dựng mối liên hệ thông tin bền vững với các chi nhánh, công ty hợp đồng, cửa hàng thông qua Trao đổi dữ liệu điện tử EDI (Electronic Data Interchange) và Thu thập dữ liệu tự động hóa ADC (Automatic Data Collection) Điều đó giúp Nike thực hiện tốt quá trình cung ứng sản phẩm sát hơn với nhu cầu thực tế, quản lý tốt hơn lượng hàng tồn kho

EDI: Mục đích của EDI là trao đổi thông tin hiệu quả giữa các thành viên trong kênh phân phối Những vấn đề như phản hồi khách hàng, văn xuất Jusst-In-Time (JIT) và quản lý hàng tồn kho cũng được thực thi thông qua EDI

Quá trình kết nạp một công ty vào chuỗi cung cấp của Nike: Công ty phải đáp ứng những tiêu chuẩn trong hệ thống vòng tương thích:

● Phải sản xuất được một khối lượng sản phẩm yêu cầu nhất định

● Yêu cầu về hệ thống quản lý chặt chẽ

● Đảm bảo quyền lợi nhân công, sản xuất tiết kiệm (lean manufacturing)

● Sử dụng các nguồn nguyên vật liệu ít tác hại môi trường, và khá nhiều những tiêu chuẩn về thành phần các chất thải rắn, các chất hóa học, các chất CO2 mà Nike quy định trong quá trình sản xuất

Trong suốt toàn bộ quá trình hoạt động, các công ty này phải duy trì những tiêu chuẩn đó Nike định kì 1 tháng sẽ kiểm tra quá trình hoạt động từ nguồn dữ liệu thu được thông qua hệ thống EDI (trao đổi thông tin điện tử)

Ngoài ra, Nike xây dựng mối liên hệ thông tin bền vững với các chi nhánh, công ty hợp đồng, cửa hàng thông qua Trao đổi dữ liệu điện tử EDI (Electronic Data Interchange)

Nike sử dụng ứng dụng CRM để quản lý và tăng cường mối quan hệ với khách hàng của mình Dưới đây là một số cách Nike sử dụng CRM:

CHIẾN LƯỢC HẬU CẦN

1 Khi khách hàng xem xét một sản phẩm, họ xem xét đến các yếu tố như tính sẵn sàng, thời gian giữa lúc bắt đầu và kết thúc một quá trình sản xuất mới, dịch vụ sau khi bán, và đây là những phần của hậu cần Có thể hợp lý khi nói rằng do vậy hậu cần có vai trò trong thiết kế sản phẩm không?

Hậu cần là một khía cạnh quan trọng của quản trị chuỗi cung ứng, bao gồm các hoạt động như vận chuyển, lưu kho, đóng gói, xử lý đơn hàng và dịch vụ khách hàng Hậu cần có vai trò trong thiết kế sản phẩm bởi vì nó ảnh hưởng đến chi phí, thời gian và chất lượng của sản phẩm Một thiết kế sản phẩm tốt phải cân nhắc đến các yếu tố hậu cần để đảm bảo rằng sản phẩm có thể được sản xuất, phân phối và bán hàng một cách hiệu quả

Nike đã áp dụng hậu cần vào thiết kế sản phẩm của mình bằng cách sử dụng các chiến lược như sau:

- Bao bì và vận chuyển kinh tế: Nike đã thiết kế các sản phẩm của mình để giảm thiểu chi phí và tối ưu hóa không gian trong quá trình vận chuyển Ví dụ, Nike đã sử dụng các hộp giày có thể xếp chồng lên nhau, và các túi giày có thể gấp lại để tiết kiệm không gian

- Xử lý đồng thời và song song: Nike đã sử dụng các công nghệ như máy in 3D, máy cắt laser và máy may tự động để tăng tốc độ và linh hoạt của quá trình sản xuất Ví dụ, Nike đã sử dụng máy in 3D để tạo ra các đế giày có hình dạng và kết cấu độc đáo, và máy cắt laser để cắt các miếng da và vải một cách chính xác

- Tiêu chuẩn hóa: Nike đã sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế và quy trình kiểm soát chất lượng để đảm bảo rằng các sản phẩm của mình đáp ứng các yêu cầu về an toàn, hiệu suất và độ bền Ví dụ, Nike đã sử dụng các tiêu chuẩn ISO và ASTM để kiểm tra độ bền, độ ma sát và độ đàn hồi của các đế giày

=> Bằng cách sử dụng các chiến lược hậu cần này, Nike đã giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh và tạo ra các sản phẩm độc đáo và sáng tạo

Ngoài ra, Nike cũng đã sử dụng công nghệ để tạo ra các sản phẩm có tính năng đặc biệt, như:

- Giày Nike Vaporfly: Đây là một loại giày chạy bộ được thiết kế để giúp cải thiện hiệu suất của các vận động viên Giày Nike Vaporfly có đế giày bằng nhựa carbon, một lớp đệm bọt ZoomX và một lớp phủ Flyknit Các tính năng này giúp giảm trọng lượng, tăng độ đàn hồi và giảm độ rung của giày Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng giày Nike Vaporfly có thể giảm thời gian chạy của các vận động viên từ 2% đến 4%

- Giày Nike Adapt: Đây là một loại giày thông minh có thể tự động điều chỉnh độ rộng và độ chặt của dây buộc giày theo sự thay đổi của bàn chân Giày Nike Adapt có một chip nhúng, một pin sạc và một ứng dụng điện thoại thông minh Người dùng có thể sử dụng ứng dụng để điều khiển độ rộng và độ chặt của giày, cũng như thay đổi màu sắc và độ sáng của đèn LED trên giày

=> Bằng cách sử dụng công nghệ này, Nike đã tạo ra các sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu và sở thích cá nhân của khách hàng, cũng như tăng trải nghiệm và niềm vui của họ

Hơn nữa, Nike cũng đã tập trung vào việc thiết kế các sản phẩm bền vững như:

- Sử dụng các nguyên liệu tái chế: Nike đã sử dụng các nguyên liệu tái chế, như chai nhựa, vải thừa và cao su để tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường Ví dụ, Nike đã sử dụng hơn 75 triệu chai nhựa để tạo ra các áo đấu cho các đội bóng đá quốc gia và câu lạc bộ Nike cũng đã sử dụng vải thừa để tạo ra các sản phẩm như giày Nike Space Hippie, một loại giày có đế giày bằng cao su tái chế

- Giảm lượng khí thải carbon: Nike đã sử dụng các biện pháp như năng lượng tái tạo, hiệu quả năng lượng và hợp tác với các đối tác để giảm lượng khí thải carbon trong quá trình sản xuất và vận chuyển Ví dụ, Nike đã sử dụng năng lượng mặt trời và gió để cung cấp điện cho các nhà máy của mình Nike cũng đã hợp tác với các công ty vận tải như UPS và DHL để sử dụng các phương tiện vận chuyển thấp carbon, như xe điện, xe đạp và tàu hỏa

=> Bằng cách sử dụng các biện pháp này, Nike đã giảm ảnh hưởng tiêu cực của mình đến môi trường, cũng như nâng cao hình ảnh và uy tín của mình

Tóm lại, hậu cần có vai trò trong thiết kế sản phẩm, và Nike là một trong những công ty đi đầu trong việc kết hợp hai lĩnh vực này Nike đã sử dụng các chiến lược hậu cần, công nghệ và bền vững để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng của mình

2 Có những sự lựa chọn chính nào của chiến lược hậu cần?

Chiến lược hậu cần là một kế hoạch tổng thể về cách sắp xếp, điều phối và kiểm soát các hoạt động liên quan đến việc cung cấp, vận chuyển và lưu trữ hàng hóa và dịch vụ Chiến lược hậu cần có thể ảnh hưởng đến hiệu quả, chi phí và khả năng cạnh tranh của một tổ chức

Một số sự lựa chọn chính của chiến lược hậu cần là:

 Chiến lược nhỏ gọn: Mục tiêu của chiến lược nhỏ gọn là làm cho những hoạt động đều sử dụng ít hơn những nguồn lực - con người, không gian, nhà kho, thời gian, …

THUÊ NGOÀI (OUTSOUTCING)

1 Những hoạt động nào công ty của bạn thuê ngoài? Vì sao?

Nike thuê ngoài ở khâu sản xuất vì mô hình cung ứng thuê ngoài của Nike giúp Nike tinh giản bộ máy, tiết kiệm chi phí nhân công Đồng thời, nó đảm bảo đáp ứng khối lượng sản xuất lớn theo xu hướng thị trường Nhờ đó, Nike đã nâng cao tỷ lệ lợi nhuận bình quân hàng năm tăng lên 42,9% so với mức trung bình chung

Khi thiết kế ra một mẫu sản phẩm mới, Nike sẽ sẽ giao mẫu này cho một nhà máy để tiến hành sản xuất Nếu mẫu sản phẩm này đạt tiêu chuẩn thì Nike sẽ kí hợp đồng với nhà máy để sản xuất đại trà Nike sử dụng hình thức Outsourcing theo mô hình mua đứt bán đoạn tức là nhà máy sẽ tự đặt mua nguyên vật liệu sản xuất Nike sẽ nắm danh sách các nhà cung cấp nguyên vật liệu để quản lý được chất lượng, gia cả, Sau khi hợp đồng sản xuất hoàn thành, Nike sẽ trả tiền theo giá chi phí sản xuất và thù lao gia công cho công ty sản xuất Sau đó, sản phẩm sẽ được chuyền đến công ty Nike, từ đây Nike sẽ thực hiện quá trình phân phối, bán sản phẩm.

Ngày đăng: 02/11/2024, 09:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w