Bài tập tình huống môn Quản trị chuỗi cung ứng. Thạc sĩ Quản trị kinh doanh - Đại học Thương Mại Bổ sung các dữ liệu/thông tin về công ty Nike và các doanh nghiệp thành viên quan trọng trong chuỗi, về các ứng dụng các công nghệ tiên tiến để quản lý trong chuỗi cung ứng của Nike
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
PHÒNG QUẢN LÝ SAU ĐẠI HỌC
BÀI THẢO LUẬN
CHIẾN LƯỢC CHUỖI CUNG ỨNG
Giáo viên hướng dẫn: TS Trần Thị Thu Hương
HÀ NỘI - 2023
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Thương
Mại đã đưa môn học Chiến lược chuỗi cung ứng vào chương trình giảng dạy Thạc sĩ.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – TS Trần Thị Thu
Hương đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa
qua Trong thời gian tham gia lớp học Chiến lược chuỗi cung ứng của cô, chúng em
đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc.
Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để chúng em có thể ứng
dụng thật tốt vào công việc, ngày một thành công trong sự nghiệp.
Bộ môn Chiến lược chuỗi cung ứng là môn học có tính thực tế cao Đảm bảo cung
cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên Tuy nhiên, do vốn kiến
thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù nhóm
đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu
sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận
của nhóm được hoàn thiện hơn
i
Trang 3ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH LÀM BÀI THẢO LUẬN
CHIẾN LƯỢC CHUỖI CUNG ỨNG
STT Họ và tên Chức trách Đánh giá
1 Thành viên
2 Thành viên
3 Thành viên
4 Thành viên
5 Nhóm trưởng
6 Thư ký
7 Thành viên
8 Thành viên
9 Thành viên
10 Thành viên
ii
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH LÀM BÀI THẢO LUẬN CHIẾN LƯỢC CHUỖI
CUNG ỨNG ii
MỤC LỤC iii
CÂU HỎI THẢO LUẬN 1
1 Bổ sung các dữ liệu/thông tin về công ty Nike và các doanh nghiệp thành viên
quan trọng trong chuỗi, về các ứng dụng các công nghệ tiên tiến để quản lý trong
chuỗi cung ứng của Nike 1
1.1 Thông tin về công ty Nike 1
1.2 Thông tin về các doanh nghiệp thành viên quan trọng trong chuỗi 1
1.3 Các ứng dụng các công nghệ tiên tiến để quản lý trong chuỗi cung ứng của
Nike 2
2 Mô tả vị trí và vai trò cụ thể của các thành viên chủ chốt trong chuổi cung ứng
của Nike? Công tác hoạch định sản xuất có thể đem lại những ích lợi gì trong bối
cảnh nhu cầu về các sản phẩm giày thời trang thường thay đổi rất nhanh chóng?
3
2.1 Vị trí và vai trò cụ thể của các thành viên chủ chốt trong chuổi cung ứng của
Nike 3
2.2 Những ích lợi của công tác hoạch định sản xuất trong bối cảnh nhu cầu về
các sản phẩm giày thời trang thường thay đổi rất nhanh chóng 7
3 Phân tích mô hình cộng tác của Nike với các thành viên trong chuỗi cung ứng
và chỉ ra các mức độ độ cộng tác của Nike với các thành viên này? Phân tích một
trường hợp cụ thể về sự cộng tác của Nike tại Việt Nam? 7
3.1 Mô hình cộng tác của Nike với các thành viên trong chuỗi cung ứng 7
3.2 Các mức độ độ cộng tác của Nike với các thành viên trong chuỗi cung ứng 8
3.3 Phân tích một trường hợp cụ thể về sự cộng tác của Nike tại Việt Nam 9
iii
Trang 54 Hãy cho biết các trường hợp thường phải thu hồi trong chuỗi cung ứng của
Nike? Hoạt động quản lý hàng trả lại (reverse logistics) thường được xem là một
hoạt động không đem lại lợi ích và tốn chi phí nhưng chuỗi cung ứng của Nike
vẫn thực hiện, nhóm hãy bình luận về vấn đề này? 10
4.1 Các trường hợp thường phải thu hồi trong chuỗi cung ứng của Nike 10
4.2 Bình luận về việc chuỗi cung ứng của Nike vẫn thực hiện hoạt động quản lý
hàng trả lại 12
iv
Trang 6CÂU HỎI THẢO LUẬN
1 Bổ sung các dữ liệu/thông tin về công ty Nike và các doanh nghiệp thành viên
quan trọng trong chuỗi, về các ứng dụng các công nghệ tiên tiến để quản lý trong
chuỗi cung ứng của Nike
1.1 Thông tin về công ty Nike
Nike là một công ty đa quốc gia của Mỹ có trụ sở chính tại Beaveron Được
thành lập vào ngày 25 tháng 1 năm 1964 với tên là Blue Ribbon Sports (BRS) do Bill
Bowerman và Phil Knight Sau một năm hoạt động BRS đã bán được 1.300 đôi giày
chạy bộ Nhật Bản thu về 8.000 USD Đến 1965 công ty đã có một nhân viên toàn thời
gian đầu tiên và doanh thu đạt 20.000 USD Năm 1966 BRS mở cửa hàng bán lẻ đầu
tiên tại 3107 đại lộ Pico, Santa Monica, Califonia
Ngày 18 tháng 1 năm 1971 chính thức đổi tên thành Nike (theo tiếng Hy Lạp có
nghĩa là nữ thần tự do) với logo Swoosh (đôi cánh của nữ thần) được thiết kế bởi
Carolyn Davidason và chỉ mất vỏn vẹn 35 USD cho logo này và đến 22 tháng 1 năm
1974 đã được Nike đăng ký bản quyền sở hữu
Nike hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, phát triển, sản xuất, quảng bá cũng như
kinh doanh các mặt hàng giày dép, quần áo, phụ kiện, trang thiết bị và dịch vụ liên
quan đến thể thao Nike quảng bá các sản phẩm dưới nhãn hiệu này cũng như các nhãn
hiệu Nike golf, Nike pro, Nike+, Air Jordan, Nike air max, Nike air force 1,
Converse Ngoài sản xuất áo quần và dụng cụ thể thao, công ty còn điều hành các cửa
hàng bán lẻ với tên Niketown Nike đã tài trợ cho rất nhiều vận động viên và các câu
lạc bộ thể thao nổi tiếng trên khắp thế giới, với thương hiệu rất dễ nhận biết là “Just
Do It” và biểu tượng Swoosh
1.2 Thông tin về các doanh nghiệp thành viên quan trọng trong chuỗi
Trong chuỗi cung ứng của Nike, có một số doanh nghiệp thành viên quan trọng
đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất, cung cấp và phân phối các sản phẩm Nike
Dưới đây là một số ví dụ về các doanh nghiệp thành viên quan trọng trong chuỗi cung
ứng của Nike:
Nhà sản xuất giày dép: Nike là một công ty thiết kế và phát triển sản phẩm,
nhưng hầu hết việc sản xuất hàng hóa được giao cho các nhà sản xuất giày dép độc
Trang 7lập Các công ty sản xuất hàng đầu như Flex, Yue Yuen Industrial và Bata đều là
những đối tác quan trọng của Nike trong việc sản xuất hàng hóa
Nhà cung cấp vật liệu: Nike cần những nguyên liệu chất lượng cao để sản
xuất sản phẩm ưu việt Các doanh nghiệp như Dow, Huntsman và Microfibres là
những nhà cung cấp chất liệu chính cho Nike, bao gồm cao su, da, sợi tổng hợp và vật
liệu tái chế
Nhà phân phối: Nike có mạng lưới phân phối toàn cầu đáng kể Các nhà phân
phối quan trọng của Nike bao gồm Foot Locker, JD Sports và Intersport Những đối
tác này đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối và bán các sản phẩm Nike tới
khách hàng cuối cùng trên toàn cầu
Vận chuyển và logistics: Các công ty vận chuyển và logistics đảm bảo việc
chuyển hàng từ các nhà cung cấp đến các nhà máy sản xuất của Nike và từ đó đến các
kho hàng và cửa hàng bán lẻ trên toàn thế giới
Nhà bán lẻ: Các cửa hàng bán lẻ, kênh bán hàng trực tuyến và đại lý là những
thành viên quan trọng khác trong chuỗi cung ứng của Nike Họ đóng vai trò trong việc
tiếp cận và bán sản phẩm của Nike cho khách hàng cuối cùng
1.3 Các ứng dụng các công nghệ tiên tiến để quản lý trong chuỗi cung ứng của
Nike
Công ty Nike là một trong những công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thể
thao và giày dép Họ không chỉ tập trung vào việc sản xuất và bán hàng, mà còn đầu tư
vào công nghệ để quản lý chuỗi cung ứng của mình một cách hiệu quả
Công nghệ tiên tiến đã được Nike áp dụng trong việc quản lý chuỗi cung ứng của
mình bao gồm:
Công nghệ theo dõi vạn năng (RFID): Nike sử dụng công nghệ RFID để theo
dõi và quản lý hàng hoá trong suốt quá trình vận chuyển từ nhà máy sản xuất đến các
cửa hàng bán lẻ RFID cho phép Nike biết chính xác vị trí của hàng hoá, từ đó tăng
cường khả năng dự đoán, quản lý hàng tồn kho và giảm thiểu mất mát
Hệ thống quản lý thông tin (ERP): Nike sử dụng hệ thống quản lý thông tin
kinh doanh để tổ chức, theo dõi và quản lý các hoạt động kinh doanh và chuỗi cung
Trang 8ứng ERP giúp Nike tăng cường khả năng tương tác giữa các bộ phận trong công ty và
đồng thời cung cấp thông tin liên tục để quyết định kinh doanh nhanh chóng
Phần mềm quản lý nhà cung cấp (SCM): Nike sử dụng phần mềm quản lý nhà
cung cấp để tạo mối liên kết mạnh mẽ với các đối tác cung ứng của mình SCM cho
phép Nike theo dõi và quản lý quá trình sản xuất, vận chuyển và phân phối hàng hoá từ
nhà cung cấp tới khách hàng một cách hiệu quả
Cắt giảm giấy tờ bằng công nghệ số: Nike đã áp dụng các công nghệ số để
giảm hoặc loại bỏ việc sử dụng giấy tờ trong chuỗi cung ứng Thay vì sử dụng các
chứng từ giấy, Nike sử dụng hệ thống điện tử để gửi thông tin, ký kết hợp đồng và
thanh toán Điều này giúp tiết kiệm thời gian, giảm thiểu sai sót và tăng tính bảo mật
trong quá trình giao dịch
Blockchain: Nike đã triển khai công nghệ blockchain để đảm bảo tính minh
bạch và an toàn cho thông tin về sản phẩm và các giao dịch trong chuỗi cung ứng
Điều này giúp đảm bảo rằng thông tin về nguồn gốc, chất lượng và việc đáng tin cậy
của sản phẩm được lưu trữ và chia sẻ một cách hoàn hảo giữa các bên liên quan
Công nghệ di động: Nike áp dụng công nghệ di động để tăng cường tính linh
hoạt và hiệu suất trong quản lý chuỗi cung ứng Các ứng dụng di động cho phép nhân
viên kiểm soát hàng hoá, theo dõi vận chuyển, và phản hồi nhanh chóng trong thời
gian thực
Trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (Machine Learning): Nike sử dụng AI và
Machine Learning để dự đoán nhu cầu của thị trường và quản lý sản xuất dựa trên các
dữ liệu lịch sử và xu hướng thị trường Công nghệ này giúp tối ưu hóa quy trình sản
xuất, lập kế hoạch và dự báo nhu cầu nguồn lực
2 Mô tả vị trí và vai trò cụ thể của các thành viên chủ chốt trong chuổi cung ứng
của Nike? Công tác hoạch định sản xuất có thể đem lại những ích lợi gì trong bối
cảnh nhu cầu về các sản phẩm giày thời trang thường thay đổi rất nhanh chóng?
2.1 Vị trí và vai trò cụ thể của các thành viên chủ chốt trong chuổi cung ứng của
Nike
Nike sở hữu một chuỗi cung ứng tự động hóa từ bước nhận đơn đặt hàng đến khi
giao sản phẩm Tuy nhiên, công ty không đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất trực tiếp
Trang 9100% công đoạn gia công sản phẩm đều do nhà máy thuê ngoài tại các quốc gia Châu
Á là Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Việt Nam, Philippines đảm nhận Mỗi đơn vị
sản xuất sẽ do một nhóm chuyên gia giám sát Họ sẽ theo dõi tiến độ sản xuất, kiểm
định chất lượng sản phẩm trước khi vận chuyển về công ty mẹ Nhìn chung, mô hình
cung ứng của Nike diễn ra như sau:
Bộ phận chuyên môn nghiên cứu thị trường, thiết kế mẫu mã sản phẩm và
chuyển tiếp đến đơn vị gia công
Các nhà máy sản xuất đặt mua nguyên liệu, hoàn thành sản phẩm
Sản phẩm sau khi thông qua kiểm tra cuối sẽ được chuyển về Nike, tiếp tục
phân phối tới tay người tiêu dùng
Bên cạnh khâu gia công, chuỗi cung ứng sản phẩm của Nike còn bao gồm nhiều
thành viên khác nhau Mỗi thành viên có vai trò quan trọng riêng và liên kết chặt chẽ
với nhau để ảnh hưởng tới quá trình cung ứng Có thể thấy những thành viên chủ chốt
trong chuỗi cung ứng của Nike bao gồm:
Công ty Nike:
Khi thiết kế ra một mẫu sản phẩm mới, Nike sẽ giao mẫu này cho một nhà máy
để tiến hành sản xuất Sau khi hợp đồng sản xuất hoàn thành, Nike sẽ trả tiền theo giá
chi phí sản xuất và thù lao gia công cho công ty sản xuất Sau đó, sản phẩm sẽ được
chuyền đến công ty Nike, từ đây Nike sẽ thực hiện quá trình phân phối, bán sản phẩm
Vai trò của Nike trong chuỗi cung ứng:
Nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng;
Nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của thị trường;
Tiếp thị và bán hàng sản phẩm đến người tiêu dùng
Nhà máy sản xuất:
Nike sử dụng chiến lược gia công bằng cách sử dụng các cơ sở gia công ở khắp
nơi trên thế giới, trong đó có các nhà máy ở Việt Nam Toàn bộ quá trình sản xuất
được đặt ở các nhà máy này và được đặt dưới sự kiểm soát của một nhóm nhân viên từ
công ty Nike Khi có một mẫu sản phẩm mới đạt tiêu chuẩn thì Nike sẽ kí hợp đồng
với nhà máy để sản xuất đại trà Nike sử dụng hình thức Outsourcing theo mô hình
Trang 10mua đứt bán đoạn tức là nhà máy sẽ tự đặt mua nguyên vật liệu sản xuất Nike sẽ nắm
danh sách các nhà cung cấp nguyên vật liệu để quản lý được chất lượng, giá cả
Vai trò của nhà máy sản xuất trong chuỗi cung ứng:
Sản xuất giày thể thao theo đúng thiết kế của Nike;
Đảm bảo chất lượng sản phẩm;
Sản xuất với số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu của thị trường
Nhà cung ứng:
Các nhà cung ứng đóng vai trò quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng của Nike
Bởi đây sẽ chính là nơi tạo ra sản phẩm mà từ đó Nike mới có thể phân phối tới các
địa điểm bán hàng trên toàn thế giới Họ là những doanh nghiệp hoặc cá nhân cung cấp
nguyên vật liệu, dịch vụ hoặc các yếu tố đầu vào khác cho Nike Nhà cung ứng đóng
vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và nguồn cung sản phẩm của Nike
Các nhà cung ứng của Nike nằm ở khắp nơi trên thế giới, chủ yếu ở các quốc gia
châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Brazil,
Vai trò của nhà cung ứng trong chuỗi cung ứng:
Cung cấp nguyên vật liệu, dịch vụ và các yếu tố đầu vào khác cho Nike;
Đảm bảo chất lượng sản phẩm của Nike;
Đáp ứng nhu cầu sản xuất của Nike;
Hợp tác với Nike để cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng
Khách hàng:
Yếu tố quan trọng thứ hai chính là khách hàng Bởi sau cả một quá trình thì điều
cần nhất chính là cung ứng sản phẩm tới tay khách hàng Khách hàng là những người
tiêu dùng cuối cùng của sản phẩm, họ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định
nhu cầu và thị phần của Nike
Nike tập trung triển khai nhiều chiến dịch gắn kết người dùng, tăng mức độ trung
thành với thương hiệu Việc này tạo điều kiện cho hãng giữ được lượng hàng tiêu thụ
ổn định, góp phần mở rộng chuỗi cung ứng Ngoài ra, Nike thực hiện thu gom sản
phẩm đã qua sử dụng để tái sản xuất thành sân bóng rổ, đường chạy cộng đồng Nỗ lực
Trang 11đóng góp cho xã hội giúp thiện cảm công chúng dành cho thương hiệu ngày càng bền
chặt hơn
Vai trò của khách hàng trong chuỗi cung ứng:
Tạo ra nhu cầu cho sản phẩm của Nike;
Tiêu thụ sản phẩm của Nike;
Đưa ra phản hồi về sản phẩm của Nike;
Giúp Nike duy trì lợi thế cạnh tranh
Kênh phân phối:
Kênh phân phối là một yếu tố không thể thiếu trong chuỗi cung ứng của Nike
Đó là các doanh nghiệp hoặc cá nhân giúp Nike đưa sản phẩm đến tay khách hàng
Kênh phân phối đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo khả năng tiếp cận sản
phẩm của Nike với khách hàng Hiện Nike sở hữu hai kênh phân phối chính là điểm
phân phối tập trung và hệ thống bán lẻ
Điểm phân phối: Các trung tâm phân phối có vị trí như một trung tâm
Logistics và hơn thế Chúng vừa tiếp nhận, quản lý các đơn đặt hàng do Nike cung
cấp, vừa đảm nhận luôn vai trò Logistics hoặc liên kết với các công ty vận tải chuyên
nghiệp Nike đang xây dựng và sở hữu 73 trung tâm phân phối (bao gồm 6 trung tâm ở
Mỹ và 67 trung tâm ở các quốc gia khác)
Điểm bán lẻ: Với những cửa hàng bán lẻ, Nike xây dựng theo nhiều mô hình
khác nhau Ví dụ như của hàng dành cho nhân viên của Nike, cửa hàng outlet với các
sản phẩm sản xuất bị lỗi nhỏ, hay các cửa hàng retail với những sản phẩm được đảm
bảo chất lượng chính hãng
Vai trò của kênh phân phối trong chuỗi cung ứng:
Phân phối sản phẩm của Nike đến tay khách hàng;
Tạo ra khả năng tiếp cận sản phẩm của Nike với khách hàng;
Góp phần xây dựng thương hiệu của Nike
2.2 Những ích lợi của công tác hoạch định sản xuất trong bối cảnh nhu cầu về
các sản phẩm giày thời trang thường thay đổi rất nhanh chóng
Trang 12Trong bối cảnh của thị trường giày thời trang với sự biến động nhanh chóng,
công tác hoạch định sản xuất giúp Nike duy trì sự linh hoạt và độ nhạy bén đối với
những thay đổi trong xu hướng và nhu cầu của khách hàng Cụ thể:
Giúp đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng: Nhu cầu về các sản phẩm giày
thời trang thường thay đổi theo xu hướng thời trang, các sự kiện thể thao lớn, Do đó,
Nike cần có khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng để tránh tình trạng
thiếu hụt hoặc tồn kho Hoạch định sản xuất giúp Nike dự báo chính xác nhu cầu, từ
đó có thể sản xuất và phân phối sản phẩm kịp thời, đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Giảm thiểu chi phí sản xuất: Việc hoạch định sản xuất giúp Nike tối ưu hóa
các nguồn lực; từ đó giảm thiểu chi phí sản xuất, tối đa hóa doanh thu và tăng cường
lợi nhuận Qua công tác hoạch định sản xuất, Nike có thể giảm thiểu lượng hàng tồn
kho, giảm thiểu chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí vận chuyển
Tăng cường hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng: Công tác hoạch định sản
xuất giúp Nike thống nhất kế hoạch sản xuất với nhà cung cấp, nhà phân phối từ đó
đảm bảo sản phẩm được sản xuất và phân phối kịp thời, đáp ứng nhu cầu của khách
hàng
Tăng cường khả năng cạnh tranh: Việc hoạch định sản xuất giúp Nike đảm
bảo sản phẩm luôn sẵn sàng, đáp ứng đúng thời điểm với yêu cầu của khách hàng,
giảm thiểu chi phí sản xuất và tăng cường hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng
Điều này sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho Nike với các đối thủ khác
3 Phân tích mô hình cộng tác của Nike với các thành viên trong chuỗi cung ứng
và chỉ ra các mức độ độ cộng tác của Nike với các thành viên này? Phân tích một
trường hợp cụ thể về sự cộng tác của Nike tại Việt Nam?
3.1 Mô hình cộng tác của Nike với các thành viên trong chuỗi cung ứng
Mô hình cộng tác của Nike với các thành viên trong chuỗi cung ứng của họ được
xây dựng dựa trên một số nguyên tắc quan trọng như sau:
Nhà cung cấp: Nike tạo ra một mạng lưới nhà cung cấp toàn cầu để sản xuất
các sản phẩm của mình Hãng này chọn các đối tác đáng tin cậy và có khả năng cung
cấp chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu về thời gian và giá cả Nike thường xuyên