1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - Các dân tộc ở VIỆT NAM - đề tài - Dân tộc Dao

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dân tộc Dao
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 31,8 MB

Nội dung

Người Dao các tên gọi khác: Mán, Đông, Trại, Dìu Miền, Kim Miền, Lù Gang, Làn Tẻn, Đại Bản, Tiểu Bản, Cốc Ngáng, Cốc Mùn, Sơn Đầu v.v là một dân tộc có địa bàn cư trú truyền thống là p

Trang 1

Dân tộc Dao

Trang 3

Người Dao (các tên gọi khác: Mán, Đông, Trại, Dìu Miền, Kim Miền, Lù Gang, Làn Tẻn, Đại Bản, Tiểu Bản, Cốc

Ngáng, Cốc Mùn, Sơn Đầu v.v) là một dân tộc có địa bàn

cư trú truyền thống là phía nam Trung Quốc, và lân cận ở bắc phần tiểu vùng Đông Nam Á.

Tại Trung Quốc người Dao là một trong số 56 dân tộc thiểu

số ở được công nhận với dân số là 2.637.000 người Người Dao cũng là một dân tộc thiểu số ở Lào, Myanma, Thái Lan.

Người Dao là một trong số 54 dân tộc tại Việt Nam, với số dân là 751.067 người (2009)

SƠ LƯỢC

Trang 4

Người Dao có nguồn gốc xa xưa ở đảo Hải Nam (Trung Quốc) gồm 7 nhóm Người Dao sinh sống ở Lào Cai Việt Nam gồm có 3 nhóm: Dao Tuyển, Dao Nga Hoàng và Dao Làn Tẻn (còn gọi là Dao Chàm) họ bắt đầu di cư sang Việt Nam vào thời Lê (vào khoảng cuối thế kỷ 17).

Người Dao di cư sang Việt Nam theo nhiều đợt từ đảo Hải Nam, qua Phòng Thành, tới Bắc Giang Tới đây, họ di chuyển theo các hướng khác nhau là:

• Theo sông Lô tới Hà Giang hình thành nên người Dao áo dài.

• Theo sông Chảy tới Lào Cai, hậu duệ ngày nay gọi là Dao Tuyển.

• Nhóm ở lại vùng Nga Hoàng thuộc Yên Lập, Yên Phúc một thời gian, sau đó di chuyển tới Văn Chấn (Yên Bái), rồi Văn Bàn (Lào Cai) là tổ tiên người Dao quần chẹt ngày nay.

Địa bàn cư trú :

Dân tộc Dao cư trú chủ yếu ở biên giới Việt-Trung, Việt-Lào và ở một số tỉnh trung du và ven biển Bắc bộ Việt Nam Cụ thể, đa phần tại các tỉnh như Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu, Hòa Bình, v.v Người Dao tuy có dân số không đông nhưng các bản làng của họ trải rộng tại các miền rừng núi phía Bắc.

NGUỒN GỐC

Trang 5

Dân tộc Dao cũng như nhiều dân tộc khác trên miền Bắc nước ta

nguồn sống chính là nông nghiệp Nhưng ở người Dao, hình thức kinh doanh chủ yếu lại là nương rẫy du canh Ruộng bậc thang và ruộng nước chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ Trên cả ba vùng cao, giữa và thấp đều có người Dao sinh sống nên tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng vùng mà họ có những loại hình canh tác khác nhau:

-Nương rẫy vùng cao núi đá

-Nương rẫy vùng giữa, Nương rẫy vùng cao núi đá

-Ruộng nước, ruộng bậc thang

KINH TẾ XÃ HỘI

Trang 6

Từ lâu, người Dao đã làm quen với kỹ thuật trồng xen canh Ít có đám nương (không kể loại nương nào) chỉ có một loại cây trồng mà bên cạnh cây trồng chính còn có các loại cây hoa màu phụ khác Thường bên cạnh lúa có ngô hoặc đậu Ngô trồng chung với lúa thì phải khác với trồng ngô riêng, làm sao cho ngô khỏi ảnh hưởng đến lúa: khoảng cách giữa các cây ngô từ 1- 1,5m số cây ngô ở mỗi hố cũng phải ít hơn Các loại đậu cũng được trồng xen với lúa hoặc ngô Các loại như rau cải, dưa, bầu, bí,

… Ngoài ra, những cây thân củ có

nhiều chất bột và giữ được lâu ngày như: khoai từ, khoai cẩm, khoai mằn cần, củ mỡ, các loại đao cũng được

người Dao ưa trồng

Trang 7

Các ngành nghề thủ công:

Ở người Dao, nghề thủ công chưa phát triển và chỉ là nghề phụ của gia đình, mang tính chất tự nhiên theo mùa (nông nhàn) Sản phẩm thủ công chủ yếu để phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt hàng ngày Kỹ thuật sản xuất còn thô sơ, số lượng và chất lượng sản phẩm chưa cao vì phụ thuộc nhiều vào sự khéo léo của cá nhân

Ngoài ra :

+ Nghề làm vải

+ Đan lát

+ Nghề rèn

+ Nghề làm đồ trang sức

+ Nghề làm giấy

+ Săn bắn ( gồm 2 hình thức săn cá nhân và săn tập thể )

Trang 8

Nghề làm vải

Trang 9

Đan lát Nghề rèn

Trang 10

Nghề làm giấy

Trang 11

Nghề làm đồ trang sức

Trang 12

Về cấu trúc nhà ở của người Dao có ba loại nhà: nhà sàn, nhà đất, nhà nửa sàn nửa đất; nhà ở bằng gỗ, tre, nứa rất chắc chắn, đơn giản nhưng được kết hợp khéo léo toát lên

sự kín đáo, tế nhị của người Á Đông Kiểu nhà truyền

thống của người Dao quần trắng là nhà sàn, thường được làm ba gian, cách chắp nối các cấu kiện bằng nguyên liệu rời Tuy nhiên, họ không phải dùng đinh trong quá trình lắp ghép nhà ở Kiểu nhà này chỉ có một cầu thang lên xuống, cầu thang có số bậc lẻ; trong nhà thường có hai bếp Cách chọn hướng nhà thì cũng như các dân tộc khác Tín ngưỡng của người Dao là tín ngưỡng đa thần “vạn

vật hữu linh” mang dấu ấn của Nho giáo và Đạo giáo

chính thống.

VĂN HÓA

Trang 13

Về trang phục :

So với các dân tộc khác thì dân tộc Dao được coi là còn giữ được nhiều nét bản sắc của mình với chất liệu bằng vải bông nhuộm chàm, màu xanh, đỏ, đen, tím than hoặc để trắng Tộc người Dao đỏ đội khăn đỏ, đeo những bông hoa đỏ trước ngực; Dao quần chẹt mặc quần ống hẹp bó sát vào chân

Trang 14

PHONG TỤC TẬP QUÁN

TỤC THỜ CÚNG: Trong nghi lễ thờ cúng, người Dao sử dụng nhiều tranh cúng và mỗi dịp lễ, Tết, lại có những loại tranh cúng riêng; trong đó phổ biến là bộ tranh Tam Tượng (hay còn gọi là Tam Thanh) và bộ Đại Đường Quân Tranh thờ không chỉ là tín ngưỡng

mà còn thể hiện niềm tin của người Dao với cuộc sống Đồng bào quan niệm, các vị thần linh luôn nhìn thấu mọi việc và sẵn sàng phạt người nào định làm điều ác Chỉ cần nhìn ngắm bức tranh có các vị thần được khắc họa oai nghiêm là những ai có ý định làm việc xấu sẽ phải dừng lại

Trang 15

PHONG TỤC TẬP QUÁN

LỄ CẤP SẮC: Là một trong những nét văn hóa truyền thống đặc sắc nhất của dân tộc Dao Theo quan niệm của đồng bào, lễ cấp sắc là một thủ tục không thể thiếu của người đàn ông dân tộc Dao, được cấp sắc mới được coi là người đàn ông đã trưởng thành và có đủ

quyền tham gia các công việc của cộng đồng Lễ cấp sắc của người Dao

thường được tổ chức vào tháng 11, 12 hoặc tháng Giêng hàng năm, với rất

nhiều nghi lễ đa dạng và độc đáo của các ngành đồng bào Dao.

Trang 16

PHONG TỤC TẬP QUÁN

HÁT PÁO DUNG: Được coi là như một trong những báu vật văn hóa của dân tộc Dao Hát Páo Dung thể hiện những tâm tư, tình cảm và ước muốn của

người Dao trong cuộc sống thường ngày Ở mỗi ngành Dao, Páo Dung lại được biểu diễn khác nhau, có vùng thì với âm điệu trầm kéo dài, có vùng âm điệu lại cao, bay bổng Hát Páo Dung đề cao lẽ sống, cách ứng xử, ca ngợi thiên nhiên và tinh thần lao động sáng tạo

Ngày đăng: 01/11/2024, 20:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w