Không biết từ bao giờ, “gã khổng lồ ngành công nghiệp thức ăn nhanh” McDonald’s với khoảng 36.000 nhà hàng tại 119 quốc gia phục vụ 43 triệu lượt khách mỗi ngày, hay dịch vụ kết nối công
Trang 1BÀI TẬP NHÓM MÔN: TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHỦ ĐỀ 3 : Cho ví dụ về cách thâm nhập thị trường quốc tế của một sản phẩm cụ thể mà anh (chị) biết? Phân tích cách thâm nhập đó
Hà Nội, 2024
NHÓM: 8
LỚP: 4826
KHOA: Pháp luật Thương Mại Quốc tế
Trang 2BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM
BÀI TẬP NHÓM
Ngày: / /2024 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhóm: 8 Lớp: 4826 Khóa: 48 Khoa: Pháp luật Thương Mại Quốc tế
Tổng số sinh viên của nhóm: 9
+ Có mặt: + Vắng mặt: Nội dung: Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia làm bài tập nhóm Tên bài tập: Thuyết trình theo chủ đề 3: Cho ví dụ về cách thâm nhập thị trường quốc tế của một sản phẩm cụ thể mà anh (chị) biết? Phân tích cách thâm nhập đó. Môn học: Tổng quan về kinh doanh quốc tế Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm Kết quả như sau: ST T Mã SV Họ và tên Đánh giá của SV SV ký tên Đánh giá của GV A B C Điểm (số) Điểm (chữ) ký tên GV 1 482669 Phạm Vũ Phương Uyên 2 482670 Trần Thanh Vân 3 482671 Nguyễn Đức Việt 4 482672 Nguyễn Trần Nguyên Vũ 5 472822 Lê Khánh Nhi 6 472838 Lê Thị Tố Uyên 7 472842 Nguyễn Anh Tú 8 472848 Nguyễn Thị Xuân 9 472860 Lê Thị Diệu Hằng - Kết quả điểm bài viết: Hà Nội, ngày tháng năm 2024 + Giáo viên chấm thứ nhất: TRƯỞNG NHÓM + Giáo viên chấm thứ hai:
- Kết quả điếm thuyết trình
- Giáo viên cho thuyết trình:
- Điểm kết luận cuối cùng:
- Giáo viên đánh giá cuối cùng:
Trang 3PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU 4
NỘI DUNG 5
1 TỔNG QUAN VỀ THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ 5
1.1 Khái niệm thâm nhập thị trường quốc tế 5
1.2 Vai trò của việc thâm nhập thị trường quốc tế 5
1.3 Các hình thức thâm nhập thị trường quốc tế 6
2 CÁCH THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ CỦA VIETTEL 7 2.1 Giới thiệu tổng quan về tập đoàn viễn thông Viettel 7
2.2 Thời cơ và thách thức của Viettel khi xâm nhập thị trường quốc tế 8 2.3 Một số chiến lược điển hình của Viettel 10
2.4 Hình thức thâm nhập thị trường quốc tế của Viettel 13
3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐƯỢC RÚT RA TỪ CÁCH THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ CỦA VIETTEL 15
LỜI KẾT 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 4MỞ ĐẦU
Kể từ khi nhân loại bước sang thời đại mới - thời đại của sự kết nối toàn cầu và sự bùng nổ của công nghệ thông tin, con người dần được trải nghiệm những dịch vụ, hàng hóa tốt nhất trên khắp các quốc gia khác nhau Ngày nay, hàng hóa không còn giới hạn trong phạm vi quốc gia nữa Các công ty muốn tồn tại lâu dài và phát triển bền vững trong thế giới cạnh tranh đầy khốc liệt thì không thể chỉ giới hạn trong thị trường nội địa mà phải vươn mình ra thị trường quốc tế Không biết từ bao giờ, “gã khổng lồ ngành công nghiệp thức ăn nhanh” McDonald’s với khoảng 36.000 nhà hàng tại 119 quốc gia phục vụ 43 triệu lượt khách mỗi ngày, hay dịch vụ kết nối công nghệ vận tải Grab đã có mặt ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á và phục vụ tại thị trường hơn 675 triệu người đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong mắt người tiêu dùng Không nằm ngoài quy luật đó, Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel đã tiên phong đưa ngành viễn thông Việt Nam hội nhập với thế giới bằng cách đầu tư cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông tại nước ngoài Sau đây, nhóm 08 chúng em xin lựa chọn chủ đề 03 làm bài tập nhóm để có
thể hiểu rõ hơn cách thâm nhập thị trường quốc tế của Viettel
Trang 5NỘI DUNG
1 TỔNG QUAN VỀ THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
1.1 Khái niệm thâm nhập thị trường quốc tế
Thâm nhập thị trường quốc tế là một hình thức đặc biệt của việc tăng trưởng, nghĩa là doanh nghiệp tìm cách gia tăng thị phần của hàng hóa hiện thời trên thị trường quốc tế với cách đưa ra một phương án marketing hỗn hợp tích cực và có hiệu quả hơn.1
1.2 Vai trò của việc thâm nhập thị trường quốc tế
1.2.1 Doanh nghiệp có cơ hội chiếm lĩnh thị trường các nước khác
Trong một thời gian dài, các doanh nghiệp đã tham gia vào những cuộc cạnh tranh đối đầu trực diện ở thị trường nội địa nhằm đạt được sự tăng trưởng không ngừng về lợi nhuận Tuy nhiên với nguồn lợi nhuận lại ngày càng hạn hẹp, việc tìm kiếm một thị trường chưa được khai thác sẽ đem lại cơ hội cho sự tăng trưởng và có khả năng mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp
1.2.2 Thị trường nước ngoài có thể mang lại lợi nhuận cao hơn
Việc đầu tư ra nước ngoài giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao hơn bởi có thể tận dụng nguồn tài nguyên, nguyên liệu tại chỗ, tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa và tận dụng được hạn ngạch nhập khẩu của nước sở tại Hơn nữa, nhờ lợi thế so sánh trong chi phí và sản xuất cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp sản xuất mới nhằm tối ưu hóa lợi nhuận
1.2.3 Doanh nghiệp có thể tận dụng các nguồn lực ở nước ngoài
Thông qua việc tìm kiếm, mở rộng thị trường ở nước ngoài, các doanh nghiệp có điều kiện vươn tới và sử dụng các nguồn lực mới Các nguồn lực ở nước ngoài như nhân công dồi dào và giá rẻ; thị trường tiêu thụ rộng lớn và
1 https://vietnambiz.vn/tham-nhap-thi-truong-market-penetration-la-gi-20191215160347061.htm
Trang 6đa dạng; nguyên nhiên vật liệu phong phú… là những nguồn lực mà doanh nghiệp hướng tới nhằm giảm chi phí, nâng cao khả năng tiêu thụ và do đó góp phần gia tăng lợi nhuận
1.2.4 Doanh nghiệp muốn phân tán rủi ro
Khi mở nhiều công ty ở nhiều thị trường khác nhau, các công ty con thuộc cùng hệ thống sẽ liên kết với nhau, cùng nhau gánh vác mọi rủi ro chung của công ty mẹ Như vậy, công ty mẹ vừa có thể mở rộng quy mô của mình lại vừa có thể thu hút thêm khách hàng Khi có vấn đề xảy ra đối với công ty ở một thị trường thì sẽ có những công ty ở các thị trường khác gánh vác chung những khoản thua lỗ, do đó rủi ro của công ty được chia sẻ, không trở thành gánh nặng quá lớn đối với công ty
1.3 Các hình thức thâm nhập thị trường quốc tế
1.3.1 Xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác để bán, phương thức thâm nhập mà các doanh nghiệp lần đầu tiên kinh doanh ở nước ngoài thường sử dụng; được các doanh nghiệp lớn, vừa, nhỏ áp dụng nhiều
1.3.2 Nhượng quyền thương mại (Franchising)
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, trong đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quyết định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, báo cáo của bên nhượng quyền; Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh
Trang 71.3.3 Bán giấy phép (Licensing)
Bán giấy phép là hình thức doanh nghiệp cho phép đối tác sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ, thương hiệu, thiết kế hoặc hình thức sản xuất kinh doanh của mình
1.3.4 Liên doanh (Joint – venture)
Liên doanh là hình thức thâm nhập khi hai hoặc nhiều công ty cùng liên kết đóng góp tài sản (dây chuyền sản xuất, bằng phát minh, thương hiệu, hay các yếu tố quan trọng khác trong kinh doanh) thiết lập một công ty mới mà cả hai cùng chia sẻ quyền sở hữu và kiểm soát chung
1.3.5 Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế
1.3.6 Công ty 100% vốn
Công ty 100% vốn là việc doanh nghiệp thành lập một cơ sở kinh
doanh mới, một công ty con ở một thị trường nước ngoài thông qua việc: bỏ vốn đầu tư xây dựng cuộc sống mới hoặc mua lại các doanh nghiệp có sẵn trên thị trường nội địa, chuyển liên doanh thành công ty 100% vốn
2. CÁCH THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ CỦA VIETTEL
2.1 Giới thiệu tổng quan về tập đoàn viễn thông Viettel
2.1.1 Giới thiệu chung về Viettel
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) là một tập
đoàn Viễn thông và Công nghệ Việt Nam được thành lập vào ngày 01 tháng
06 năm 1989 Đây là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước
với số vốn điều lệ 50.000 tỷ đồng Với slogan “Hãy nói theo cách của bạn”,
Viettel luôn nỗ lực để thấu hiểu khách hàng, lắng nghe khách hàng.
Trang 8Ngành nghề kinh doanh chính của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn
thông Quân đội Viettel là cung cấp các sản phẩm, dịch vụ viễn thông,
internet; Dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng internet, điện thoại di động; Dịch
vụ tin nhắn, dữ liệu, thông tin giải trí trên mạng điện thoại di động,… Hiện
Viettel là doanh nghiệp có tệp khách hàng lớn nhất Việt Nam với hơn 70
triệu khách hàng.
2.1.2 Những dấu ấn quan trọng trong hành trình phát triển vươn tầm thế giới của Viettel
Sau 30 năm, trải qua 3 chặng đường phát triển, Viettel đã “vươn vai”
lớn mạnh, từ Viettel 1.0 là một Công ty xây lắp (giai đoạn 1989 – 1999) trở thành Viettel 2.0 là Công ty viễn thông lớn nhất Việt Nam (giai đoạn 2000 – 2010) và đến thời điểm hiện nay đã hoàn thành Viettel 3.0 là Tập đoàn công
nghiệp công nghệ cao (giai đoạn 2010 – 2018) Điều này đồng nghĩa với việc
Viettel sẽ bước vào giai đoạn 4.0 sớm hơn 2 năm so với dự kiến.
Khép lại giai đoạn 3.0 (từ 2010 – 2018), năm 2019 Viettel trở thành
Tập đoàn Công nghiệp Công nghệ cao số 1 Việt Nam; đứng thứ 25 bảng xếp hạng thương hiệu viễn thông đứng đầu thế giới; Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao; Top 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới
về doanh thu; công ty Việt Nam đầu tư ra nước ngoài lớn nhất (10 nước)
Không chỉ duy trì ổn định vị thế nhà mạng số 1 Việt Nam, Viettel còn
dẫn đầu về hiệu quả kinh doanh với những con số ấn tượng: doanh thu tăng trưởng 2,7 lần (từ 92.000 tỷ lên 252.000 tỷ); lợi nhuận tăng trưởng 2,7 lần (từ 16.000 tỷ lên 44.100 tỷ); nộp ngân sách tăng 4,5 lần (từ 9.200 tỷ lên 41.100 tỷ); vốn chủ sở hữu tăng 4,5 lần (từ 28.600 tỷ lên 128.000 tỷ); thu nhập tăng 1,9 lần Tập đoàn cũng đồng thời là doanh nghiệp nộp thuế và ngân sách lớn nhất, lợi nhuận lớn nhất và giá trị thương hiệu cao nhất
2.2.Thời cơ và thách thức của Viettel khi xâm nhập thị trường quốc tế
Trang 92.2.1 Thời cơ
Sở hữu thị phần lớn
Hiện Viettel là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực truyền thông tại Việt Nam, chiếm khoảng 44% thị phần
Ở thị trường quốc tế Viettel đã phát triển cực kì mạnh mẽ ở ngoài biên giới chữ S như Campuchia, thậm chí là ở lục địa đen và châu Mỹ La Tinh: Ngày 7/9/2011 Natcom khai trương mạng viễn thông số ở Haiti Ở Mozambique, Movitel của Viettel được mệnh danh là điều kì diệu của Châu Phi khi tạo ra cuộc cách mạng di động và giành tới 6 giải thưởng quốc tế
Sở hữu nguồn vốn lớn
Viettel có nguồn lực tài chính hùng mạnh (vốn chủ sở hữu khoảng 50.000 tỷ đồng), hoạt động chủ yếu dựa trên vốn tự lực và ít phải vay ngân hàng
Thương hiệu nổi tiếng
Hình ảnh thương hiệu cuối 2020 của Viettel được đánh giá là thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam trong lĩnh vực viễn thông do VCCI phối hợp với công ty Life Media, AC Nielsen tổ chức được Brand Finance định giá thương hiệu Viettel lên tới 5,8 tỷ USD có thể nói là cao nhất trong lịch sử phát triển của tập đoàn và đứng số 1 tại Việt Nam
Sự ủng hộ của chính phủ
Chính phủ đang khuyến khích các doanh nghiệp trong nước có tiềm lực kinh tế mở rộng đầu tư hợp tác ra nước ngoài để mở rộng thị phần và từng bước thâm nhập thị trường quốc tế sau khi Việt Nam gia nhập WTO
Nhu cầu thông tin liên lạc ngày càng nhiều
Ngành truyền thông tuy đã phát triển rất mạnh song vẫn còn rất nhiều
cơ hội cho Viettel, đặc biệt ở một số nước chưa phát triển và có hợp tác mật thiết với Việt Nam như Lào, Campuchia
Trang 102.2.2 Thách thức
Thiếu tính đồng bộ trong các hoạt động kinh doanh
Mặc dù được đầu tư và mở rộng nhưng quy mô mạng lưới của Viettel nhìn chung chưa đáp ứng nhu cầu hiện nay, còn thiếu đồng bộ trong các hoạt động kinh doanh dẫn đến những khó khăn trong vận hành, quản lý, năng suất lao động chưa cao, cơ sở hạ tầng chưa hiện đại cũng làm ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ
2.3 Một số chiến lược điển hình của Viettel
2.3.1 Chiến lược lựa chọn thị trường của Viettel
Thị trường mục tiêu bao gồm những khách hàng tiềm năng thực sự quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Nhóm khách hàng cụ thể này là nhóm khách hàng mà doanh nghiệp muốn tiếp cận thông qua các hoạt động và chiến dịch marketing của mình Đối với nhóm khách hàng mục tiêu,
họ có chung những đặc điểm như: nhân khẩu học, trình độ học vấn, thu nhập, tâm lý và hành vi, Bằng cách phân tích phân khúc thị trường mục tiêu, ông
Nguyễn Mạnh Hùng - Tổng Giám đốc Viettel đã đưa ra bản đánh giá thị
trường viễn thông trên thế giới Theo đó, hiện nay ông chia toàn cảnh thị trường làm ba loại chính, bao gồm:
Thị trường chưa phát triển (Độ phủ dân số 20%): Phạm vi thị trường
tại các quốc gia này hẹp, nên không có tiềm năng để phát triển một cách bền vững
Thị trường đang phát triển (Độ phủ dân số trên 50%): Các quốc gia
trong giai đoạn này hầu hết tập trung ở châu Phi với mức chỉ số doanh thu trung bình trên một người dùng đem lại còn thấp Bên cạnh đó, dân số tại khu vực này có khoảng hơn 1 tỷ dân, vì vậy đây là thị trường tiềm năng cho Viettel mở rộng hoạt động kinh doanh quốc tế
Trang 11Thị trường đã bão hoà (Độ phủ dân số đạt tới 70-80%): Đối với thị
trường này, ngay cả cơ sở hạ tầng tại những vùng nông thôn cũng đã được nhiều tập đoàn viễn thông lớn bao phủ tới Vậy nên, khả năng xâm nhập thị trường của Viettel vào các quốc gia này gần như bằng 0
Với hướng đi đúng đắn giúp Viettel nhanh chóng gặt hái được nhiều thành công tại thị trường quốc tế Hành trình vươn ra biển lớn của Viettel bắt
đầu từ năm 2009 bằng việc tung ra 2 nhà mạng tại Campuchia (Metfone) và
Lào (Unitel) Hiện tại, thương hiệu này vẫn không ngừng mở rộng và phổ cập
dịch vụ của mình tới thêm 8 thị trường nữa, bao gồm: Đông Timor,
Mozambique, Cameroon, Tanzania, Burundi, Haiti, Peru và Myanmar.
Trong các quốc gia mà Viettel đã đặt chân đến thì Tanzania là đất nước có
dân số lớn nhất với khoảng 59 triệu dân (xếp thứ 24 trên thế giới) Giữ vị trí
thứ 2 và 3 lần lượt là Myanmar (24 triệu dân, xếp thứ 26 trên thế giới) và
Peru (32 triệu dân, xếp thứ 43 trên thế giới).
2.3.2 Chiến lược cạnh tranh dựa vào định giá sản phẩm
Giá đóng vai trò quyết định trong việc mua hàng của người tiêu dùng, còn đối với công ty, giá có vai trò quyết định việc cạnh tranh trên thị trường Việc đưa ra chiến lược giá có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số và lợi nhuận của doanh nghiệp Là một thương hiệu nước ngoài, Viettel hiểu rõ rằng bản thân cần nâng cao lợi thế cạnh tranh để giành thị phần từ nhà mạng nội địa Chính vì vậy, để có thể
cạnh tranh được với đối thủ, cũng như mở rộng thị phần của mình, Viettel đã
áp dụng Chiến lược định giá sản phẩm thâm nhập thị trường (Penetration
Pricing Strategy) ở một vài thị trường, nổi bật là Campuchia.
Mục tiêu của chiến lược định giá xâm nhập thị trường là lôi kéo khách hàng dùng thử sản phẩm mới và củng cố thêm thị phần với hy vọng giữ chân khách hàng ở lại khi giá bán tăng trở lại mức bình thường Chiến lược này