1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Thực hiện Chương trình 135 trên địa bàn huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang

87 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Hiện Chương Trình 135 Trên Địa Bàn Huyện Bắc Mê, Tỉnh Hà Giang
Tác giả Nguyễn Thị Bình
Người hướng dẫn GVC. TS Nguyễn Hữu Sở
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 18,48 MB

Nội dung

Những đóng góp mới của luận van: - Cung cấp cơ sở lý luận cơ bản về nghèo đói và xóa đói giảm nghèo, nhữngđặc điểm cơ bản nhất về Chương trình 135; - Trình bày một bức tranh về việc thực

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYEN THỊ BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN LÝ KINH TE

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG THỰC HÀNH

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HUONG DAN KHOA HỌC: TS NGUYEN HỮU SO

XAC NHAN CUA GVHD XAC NHAN CUA CHU

TICH HOI DONG

Hà Nội — 2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong qua trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tôi đã nhận được sự

quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thê Trước hết, tôi xin được bày tỏ

lòng cảm ơn chân thành của mình tới giảng viên hướng dẫn, TS Nguyễn Hữu Sở, đã

tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn tới các anh chị đồng nghiệp tại Ủy Ban Nhân Dân

huyện Bắc Mê, tinh Hà Giang đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,

nghiên cứu và công tác.

Những người vô cùng quan trọng với tôi là bố mẹ, gia đình tôi, họ đã độngviên tôi trong suốt quá trình học tập Tôi xin được dành những lời cảm ơn sâu sắc

về những hy sinh và san sẻ của họ dé tôi có thé hoàn thành khóa hoc của minh

Với sự hỗ trợ rất nhiệt tình của nhiều bạn bè và đồng nghiệp, bằng cách trựctiếp và gián tiếp, mặc dù không được ké đến ở đây nhưng tôi van xin được bay tỏ sựbiết ơn thực sự tới họ Còn lại những sai sót và khiếm khuyết trong bài là những yếu

điểm của tôi

Xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quảtrình bay trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bat kỳ

công trình nào khác.

Tôi xin cam đoan rang các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõnguôn goc.

Trang 5

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Tên luận văn: THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 135 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BAC ME, TINH HA GIANG

Tác giả: Nguyễn Thị Bình

Giáo viên hướng dẫn: GVC TS Nguyễn Hữu Sở

Mục đích và nhiệm vụ ngiên cứu:

Trình bày được những cơ sở lý luận cơ bản nhất về đói nghèo và xóa đói

giảm nghẻo Chỉ ra được những nguyên nhân cơ bản của đói nghèo và những hướng

tác động chủ yếu đề giải quyết vấn đề

- Làm rõ những nội dung cơ bản của chương trình 135, vai trò, mục tiêu va

tầm quan trọng của chương trình 135 đối với các vùng kinh tế ĐBKK

- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu để phân tích thực trạng triển khai

chương trình 135 trên địa bàn huyện Bắc Mê, từ đó chỉ ra được những thành công,nêu và phân tích được những hạn chế trong quá trình thực hiện chương trình này

- Khuyến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chương trình 135 trongthời gian tới tại địa bàn huyện Bắc Mê, tinh Hà Giang

Những đóng góp mới của luận van:

- Cung cấp cơ sở lý luận cơ bản về nghèo đói và xóa đói giảm nghèo, nhữngđặc điểm cơ bản nhất về Chương trình 135;

- Trình bày một bức tranh về việc thực hiện Chương trình 135 trên địa bànhuyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang;

- Đưa ra những kiến nghị đối với Trung ương; cấp ủy, Chính quyền, cácngành có liên quan tại địa phương về chính sách, quy định và thực hiện các giảipháp dé nâng cao hiệu quả Chương trình 135

Trang 6

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TẮTT 225cc vtttEEEttrrtrtrtrrrrrtrtrrrrrrtrrrree i

DANH MỤC BẢNG -55:- 22+ HE HH 10 gà iiDANH MỤC BIEU ĐÔ - 52-22 + 2t HH TH re iii207.908(9697.1000105 1

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CO BAN VE NGHEO DOI VÀ CHƯƠNGTRINH 135 csscsesssssssessssssseecessnsescessnsscessnsesesssneecessunecsssneecessneseessnmeceessneeessneeeesssees 7

1.1 Khái niệm về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo 55-55555255: 7

1.4 Các nội dung hỗ trợ giảm nghẻo - 2 22522 2E2EtEEeEEeEveEvzxzxrrered 12

1.5 Hệ thống chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam - 13

1.5.1 Các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo toàn điện 14

1.5.2 Cac dự án, chính sách giảm nghèo theo ngành -<S<< 5+ 141.5.3 Các dự án, chính sách hỗ trợ giảm nghèo theo vùng - 151.6 Cơ chế, chính sách XDGN tai địa bàn vùng cao Tây Bắc .- 16

1.6.1 Các cơ chế, chính sách của Nhà nước Trung WØƠïg 5-5-5: 16

1.6.2 Cơ chế, chính sách của UBND các tỉnh: ccccccccccceerrerre 17

1.7 Chương trình 135 và các hợp phần/nội dungthực hiện chính 17

1.7.1 Chương trình 135 giai đoạn I (I99§-2006) «c<cc<ec<scces 18 1.7.2 Chương trình 135 giai đoạn II (2007-2012) -~<<++<++s++ 19

1.7.3 Chương trình 135 giai đoạn IT (2013-20 Ï6) «-~.«<<<<e-++<x++ 20 1.8 Các tiêu chí đánh giá việc thực hiện chương trình 135 <<: 21

Trang 7

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ¿+2+E+EEE+E+E+EEzE+E+Eszsseez 23

2.1 Phurong phap Wan 0n 23

2.1.1 Phương pháp duy vật biện CHUN ccccccecccecceseeseeeseeseeeseeeseeneeeeeeeessenseens 23

2.1.2 Phương pháp đuy Vật lICN SửP - cv Sikksikksseeeeeeresee 24

2.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thỂ -22- 5¿©2+25++£E+2Ex2Exvzxrerxesrxrsrrees 24

2.2.1 Phương pháp thu thập dit lIỆU ch iksisrsreseeerske 25 2.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích Ait lIỆU - c5 55s Sex 28

CHUONG 3 THUC TRẠNG TRIEN KHAI CHƯƠNG TRINH 135 TREN DIA

BAN HUYỆN BAC ME, TINH HA GIANG W ssesesssssseesesssseeseessneeseesseeseesnneeeesees 31

3.1 Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế, xã hội, cơ sở vật chất hạ tầng củahuyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang 2- 22552222 22+‡2EE22EE22EE2Ex22EE22ECEEkrrkrcrei 31

3.3.1 Công tác chỉ đạo điêu hànhh 5525k SteEt‡EEEEEEEEEEEkerkerkerrrees 40

3.3.2 Phân cấp quản lý thực hiỆN cecceccccceccessesssessessesseessessessesssessessessesssessessesses 42

3.3.3 Thực hiện nguyên tắc dân chủ công khai và sự tham gia của người dan 433.3.4 Công tác tuyên truyền về Chương trình 13Š ©5+©cece+cs+eses 433.3.5 Công tác kiểm tra, E1/1/81/1N//1198/112/ 0N 43

3.3.6 Cơ chế quản lý, công trình sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng 45

3.3.7.Công tác báo cáo, tổng hợp DAO CÁO - -5:-5:5s+c++ccctezterterersreee 453.4 Đánh giá việc thực hiện từng hợp phần trongchương trình 135 trên địa bànhuyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang - ¿5£ SESEEEEEEE2EE2EE2E22E2E21 21 EEerrrex 45

3.4.1 Hợp phan hỗ trợ phát triển sản Xuất -. 2: ++52+Se+eectecererssrses 453.4.2 Dự án phát triển cơ sở hạ tẪNg 5+5 StSt‡EEE2EEEeEEerkerkerserres 46

Trang 8

3.4.3 Dự án đào tạo, bi dưỡng nâng cao năng lực cản bộ xã, thôn bản và cộng

GONG 55C 5c 2 EEEEEE111 1112212111111 1.1011.111 11g rrey 48

3.4.4 Chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân,

trợ giúp pháp lý dé nâng cao nhận thức pháp luật .-. -©5 sec: 483.5 Đánh giá chung việc thực hiện chương trình 135 trên địa bản huyện Bắc Mê,

001i80š 8€) i11 48

3.5.1 Thành CÔH SH TT HH HH HT HH Hệ 48

3.5.2 Hạn chế và nguyên MhGN :-©5c 52+ EE‡EE‡EESEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrreres 50

3.6 Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình thực hiện Chương trình 135 tại huyện

Bắc Mê, tỉnh Ha Giang 52 S2SE2EE2E E21 E1E118712112112112111111 1111110 52CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰCTHỰC THI CHƯƠNG TRÌNH 135 TREN DIA BAN HUYỆN BÁC ME, TINH0© 0c 53

4.1 Phương hướng nâng cao năng lực thực thi Chương trình 135 trên dia ban

huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang 2-2 S2E22EE‡EE£EE2E2EE2EEEEE2E2ExExrrkrrex 53

4.1.1 Quan điểm của Nhà nước về xóa đói giảm nghèo va Chương trình 135 ởvùng cao Tây BẮC 5:55 5c 2 22x E2E211221221 211122121121 re 53

4.1.2 Muc tiéu va dinh huong cua tinh Ha Giang vé thuc hién Chuong trinh

135 trong gidi Cogn 2011-2015 oeccecccccccscceceeseesseessceseceseenseeeeeseceseeneeeeeeeeneeeaes 56

4.1.3 Phương hướng nâng cao năng lực thực thi các chương trình xóa doi

giảm nghèo và Chương trình 135 trên dia bàn huyện Bắc Mê 574.2 Các giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả Chương trình 135 trên địa bàn huyện

4.2.1 Xây dựng, bồi dưỡng và lựa chọn nhân sự tốt, đủ khả năng đề đảm nhận

trách nhiệm thực thi ChƯƠNG (TÌNH TS TH Hệ, 584.2.2 Tăng cường tuyên truyền về các nội dung của Chương trình 135 nhằm phát huynội lực, huy động nguồn lực tại chỗ để phát triển kinh tế xã hội ở các xã ĐBKK 584.2.3 Thực hiện long ghép các Chương trình, Dự án trên địa bàn các xã

Trang 9

4.2.4 Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất 594.2.5 Vận dụng cơ chế chính sách hop ly vào địa ban các xã ĐBKK 604.3 Các kiến nghị, :- 5c 22212 EEEEE211211271117112112111121121111 11111111 61

4.3.1 Đối với TTHH HOT - 55t EỀEEEEEEEEEEEEEEEE112112112121 111111 y0 61

Zz“N2 n7 8n na ố ốố e.e 64.41009/.)001155 Ô 66

PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

STT Ky hiệu Nguyên nghĩa

1 CNH-HDH | Công nghiệp hóa — hiện đại hóa

2 DBKK Dac biệt khó khăn

3 DTXD Đầu tu xây dựng

4 HĐND Hội đồng nhân dân

5 MTQG Mục tiêu quốc gia

6 UBND Ủy ban nhân dân

7 XĐƠN Xóa đói giảm nghèo

8 WB Ngân hang Thế Giới

Trang 11

DANH MỤC BANG

STT Bang Nội dung Trang

1 Bang 3.1 | Tình hình kinh tế của huyện Bac Mê, tinh Ha Giang 32

Những chỉ số xã hội cơ bản của huyện Bắc Mê, tỉnh

Trang 12

DANH MỤC BIEU DO

STT Biểu đồ Nội dung Trang

¬ Co cau kinh tế huyện Bắc Mê — Hà Giang giai

1 Biéu do 3.1 31

doan 2011-2014

Biểu đô 3.2 A l TT QUA ống

Sô lượng lao động được giải quyêt việc làm và sô

2 lượng lao động được đào tạo qua các năm của 33

Trang 13

PHAN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách

nhằm tạo điều kiện phát triển, nâng cao đời sống, vật chất, tỉnh thần cho đồng bào

các dân tộc thiểu số, đưa những vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu,

chậm phát triển, hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước.Trong các nhómchương trình giảm nghèo có nhóm chính sách giảm nghèo toàn diện bao gồm cácchính sách tổng hợp, nhằm mục tiêu cải thiện toàn diện các khía cạnh đời sống của

các hộ nghèo, bao gồm các dự án tiếp cận dịch vụ, kết cấu hạ tang; hỗ trợ sản xuất,

thúc day sản xuất hàng hóa và liên kết thi trường, dao tạo nghé, tạo điều kiện phát

triển các mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội cho đồng bào (chương trình 135,

chương trình 30a, chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghéo )

Nhờ hệ thống chính sách giảm nghèo toàn diện đó, Việt Nam đã được đánhgiá là một trong những quốc gia thành công nhất trên thế giới trong công cuộc giảmnghèo và phát triển kinh tế trong vòng 2 thập kỷ vừa qua Tỉ lệ nghèo đã giảm từ58% năm 1993 xuống khoảng 14% năm 2008 Cải cách về đất đai và thương mại lànhững yếu tố chính giúp cho tăng trưởng kinh tế cao và bền vững Nhờ đó, cứ batrong số bốn người nghèo đã thoát nghèo trong giai đoạn này Tuy nhiên, theo thờigian tốc độ giảm nghèo đang chậm lại và phần lớn người nghèo sống ở khu vựcnông thôn vùng sâu vùng xa, nơi cư trú chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểusố.Huyện Bắc Mé, thuộc tỉnh Hà Giang, được thành lập từ thang 1.1984 (tách ra từ

huyện VỊ Xuyên, tỉnh Hà Giang), là huyện vùng sâu thuộc phía Đông của tỉnh Hà

Giang, có 15 dân tộc thiêu số sinh sống tại 13 xã, thị trấn, tỷ lệ hộ nghèo tính đến

cuối năm 2013 là 31,4% Do vậy, với huyện Bắc Mê, công tác xóa đói giảm nghèođến nay vẫn là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng và được quan tâmhàng đầu

Dé các hộ nghèo có nhiều cơ hội hưởng lợi từ các thành quả kinh tế, chínhphủ đã đưa ra chương trình 135 giai đoạn II (2007-2012) và hiện đang được tiếp tụctriển khai giai đoạn III (2013-2016) Có thé nhận định rằng đây là một chương trình

Trang 14

giảm nghéo lớn và quan trọng nhất, hỗ trợ cho dân tộc thiểu số và vùng sâu vùng

xa Trong đó, huyện Bắc Mê có 8 xã DBKK được hưởng lợi từ chương trình này

Đề đạt được những mục tiêu trên, Chương trình 135-II đã được thiết kế với bốn hợpphan chính: (i) Hỗ trợ sản xuất thông qua cải thiện kỹ năng, đào tạo các phương

pháp sản xuất mới và cung cấp dung cụ sản xuất cho người dân tộc thiêu số; (ii) Hỗ

trợ phát triển cơ sở hạ tang và từ đó tăng khả năng tiếp cận các cơ sở hạ tầngcơ ban

của các hộ gia đình; (iii) Cải thiện đời sống văn hóa — xã hội va tăng khả năng tiếp

cận các dịch vụ công cộng: (iv) Tăng cường năng lực bằng việc cung cấp cho cáccán bộ địa phương các kỹ năng và kiến thức về quản lý hành chính chuyên nghiệpcũng như mở rộng kiến thức về quản lý đấu thầu và quản lý vận hành

Những năm qua, chương trình 135 được triển khai trên địa bàn huyện đãmang lại nhiều kết quả quan trọng, góp phần xóa đói giảm nghéo, nâng cao chất

lượng cuộc sống cho người dân, làm thay đôi diện mao cơ sở hạ tầng các xã, thị tran

trong toàn huyện Cụ thể là, trong bối cảnh chung và sự hỗ trợ lớn từ nhà nước,những năm qua, tỉ lệ hộ nghẻo của Bắc Mê đã có những dấu hiệu tích cực Năm

2013, số hộ nghèo đã giảm 520 so với năm 2011 Số hộ thoát nghèo năm 2011 là

666 hộ và năm 2013 là 191 hộ Theo đó, tỷ lệ hộ nghẻo của huyện cũng giảm (7,2%sau 2 năm ké từ năm 2011) Tuy nhiên, nhìn chung, số hộ nghèo của huyện còn lớn,

tỷ lệ giảm nghèo chưa thực sự mạnh mẽ và có dấu hiệu chững lại trong những nămgần đây

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo giảm nghèo, việc làm và dạy nghề của HuyệnBắc Mê, quá trình triển khai các chương trình giảm nghèo nói dung và chương trình

135 nói riêng vẫn còn nhiều ton tại và gặp vướng mắc Những tồn tại đáng quan tâmbao gồm: Thứ nhất, việc lồng ghép các chương trình kinh tế-xã hội với chương trìnhgiảm nghèo tại một số xã còn hạn chế, việc xây dung mô hình điểm về giảm nghèochưa nhiều, chủ yếu mới chỉ triển khai về các mô hình phát triển kinh tế có sự đầu

tư hỗ trợ của Nhà nước Thứ hai, kinh phí Trung ương bố trí cho chương trình giảmnghèo còn thấp so với nhu cầu của địa phương Ngoài nguồn vốn Trung ương,

nguồn von ngân sách tinh và địa phương hỗ trợ không đáng kê nên một số nhiệm

Trang 15

vụ, dự án nêu trong Nghị quyết và Kế hoạch Chương trình mục tiêu Quốc gia về

giảm nghèo của tỉnh và Trung ương, nhiều khả năng huyện sẽ không thực hiệnđược Một số nguồn lực bị cắt hoặc giảm với lý do địa phương không thuộc huyệnnghèo thuộc Đề án 30a Thứ ba, một số thôn, bản, tổ dân phố hàng năm rà soát hộnghèo, cận nghèo thống kê hộ nghèo chưa kịp thời, chính xác, một số bộ phậnngười dân còn tư tưởng trông chờ ÿ lại vào Nhà nước và cấp trên, không muốn thoát

nghèo Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, số hộ tái nghèo và hộ nghèo mới phát

sinh còn cao.

Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu thực trạng thực hiện chương trình 135 trên địa

bàn huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang được kỳ vọng góp phan nâng cao hiệu lực thực thichương trình 135 của Chính phủ, mang lại hiệu quả cao nhất trong công cuộc xóa đóigiảm nghèo đối với các xã DBKK của huyện Bắc Mê nói riêng Bài học và những giải

pháp được dé xuất đối với huyện Bắc Mê có thé có ý nghĩa tham khảo trong công tác

thực hiện chương trình 135 ở các huyện khác của tỉnh Hà Giang và kể cả khu vực các

tinh vùng cao Tây Bắc Xuất phat từ những lý do này, tác gia lựa chọn đề tài "Thực hiện chương trình 135 trên địa bàn huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang” làm đôi

tượng nghiên cứu trong luận vănbậc Thạc sĩ của mình.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận va thực tiễn chương trình 135 trên địa bản huyện

Bắc Mê và phân tích và đánh giá thực trạng trién khai Chương trình 135 ở các xãđặc biệt khó khăn Công việc này có mục đích bố sung kiến thức chuyên sâu về lĩnh

vực xóa đói giảm nghèo và thực tế triển khai các chính sách giảm nghèo của quốcgia nói chung và của Chương trình 135 nói riêng Từ những cơ sở hiểu biết về kiến

thức và thực tế đó, tác giả có thé đưa ra những phương hướng, giải pháp cụ thénhằm nâng cao hiệu quả chương trình 135 trên địa bàn huyện Bắc Mê trong thời

gian tới, góp phần thăng lợi mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tại huyện Bắc Mê nói

riêng và tỉnh Hà Giang nói chung.

Trang 16

2.2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục đích trên, luận văn phải làm rõ các vấn đề sau:

- Trình bày được những cơ sở lý luận cơ bản nhất về đói nghèo và xóa đói

giảm nghèo Chỉ ra được những nguyên nhân cơ bản của đói nghèo và những hướng

tác động chủ yêu dé giải quyết van đề

- Làm rõ những nội dung cơ bản của chương trình 135, vai trò, mục tiêu va

tầm quan trọng của chương trình 135 đối với các vùng kinh tế ĐBKK

- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu để phân tích thực trạng triển khaichương trình 135 trên địa ban huyện Bắc Mê, từ đó chỉ ra được những thành công,nêu và phân tích được những hạn chế trong quá trình thực hiện chương trình này

- Khuyến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chương trình 135 trongthời gian tới tại địa bàn huyện Bắc Mê, tinh Hà Giang

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối trợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu xuyên suốtluận văn là việc thực thi Chương trình 135trên dia bàn huyện Bắc Mê, tinh Hà Giang.Đề nghiên cứu đối tượng là một nội dung

công việc này, tác giả cần phải tiếp cận với một số chủ thể cơ bản để tìm hiểu Các

chủ thé này hiện đang công tác ở các vị trí khác nhau đề có thé đánh giá về quá trìnhphối hợp thực hiện và kết quả thực hiện chương trình Trong đó có những chuyêngia triển khai các chương trình xóa đói giảm nghèo nói chung và chương trình 135nói riêng tại địa bàn của huyện Bắc Mê (thậm chí cả các huyện khác trong tỉnh HàGiang) để học hỏi các bài học kinh nghiệm và thu nhận đánh giá từ các chuyên gia

Ngoài ra, tác giả tiếp cận những người trực tiếp thụ hưởng lợi ích từ Chương trình

135 dé thu thập những thông tin phản hồi về tac động của những chương trình này

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu vấn đề trên địa bàn huyện Bắc Mê,

tỉnh Ha Giang.

- Pham vi thoi gian: Đề tai nghiên cứu về việc thực hiện Chương trình 135

trong giai đoạn 2010 — 2013.

Trang 17

4 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu bao trùm luận văn là: Huyện Bắc Mê cần phải làm gì đểnâng cao hiệu lực thực thi chương trình 1352 Dé trả lời được câu hỏi lớn đó, tác giả

sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi nghiên cứu nhỏ sau:

- Nghèo đói và những nguyên nhân cơ bản nhất của nghèo đói là gì?

- Các hướng giải quyết tình trạng nghèo đói và chính sách của Việt Nam như

thé nao?

- Chương trình 135 có vai trò gì đối với công tác xóa đói giảm nghèo và cácđặc điểm cơ bản của nó?

- Thực trạng về triển khai Chương trình 135 trên địa bàn huyện Bắc Mê, tinh

Hà Giang trong thời gian từ 2010 đến 2013 như thế nào?

- Những giải pháp nào để góp phần nâng cao năng lực thực thi Chươngtrìnhđối với huyện Bắc Mê, tinh Hà Giang?

5 Phương pháp nghiên cứu

Về phương pháp luận, tác giả vận dụng hai biện pháp cơ bản nhất là duy vậtbiện chứng và duy vật lịch sử để xem xét sự vận động của sự vật sự việc trong mỗi

quan hệ phô biến và quan hệ chặt chẽ với nhau _, đánh giá sự phát triển của sự vậttrong điều kiện cụ thê của lịch sử

Về các phương pháp nghiên cứu cụ thé, tác giả đã áp dụng phương pháp tông

hợp, thống kê, phân tích, so sánh, phương pháp phỏng vấn, nhằm xem xét đối tượngnghiên cứu một cách toàn diện, dưới nhiều cấp độ và ở nhiều thời điểm khác nhau

6 Đóng góp của luận văn

Những đóng góp được kỳ vọng của luận văn bao gồm:

- Cung cấp cơ sở lý luận cơ bản về nghèo đói và xóa đói giảm nghèo, nhữngđặc điểm cơ bản nhất về Chương trình 135;

- Trình bày một bức tranh về việc thực hiện Chương trình 135 trên địa bànhuyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang;

Trang 18

- Đưa ra những kiến nghị đối với Trung ương: cấp ủy, Chính quyền, cácngành có liên quan tại địa phương về chính sách, quy định và thực hiện các giảipháp dé nâng cao hiệu quả Chương trình 135.

7 Cau trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được thiết kế 4 chương như sau:

Chương I: Cơ sở lý luận cơ bản về nghèo đói và Chương trình 135

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng triển khai chương trình 135 tại địa ban huyện Bắc

Mê, tỉnh Hà Giang

Chương 4: Phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực thực hiện Chương

trình 135 trên địa ban huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang

Trang 19

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BAN VE NGHEO DOI VÀ CHUONG

TRÌNH 1351.1 Khái niệm về đói nghèo và xóa đói giảm nghèo

1.1.1 Đói nghèo

Đói (hay thiếu đói), theo giác độ xã hội là lâm vào tình trạng thiếu lương

thực Đó là tình trạng thiếu thốn, khó khăn về đời sông vật chất đến mức nhu cầu

thiết yéu số một dé tồn tại (nhu cầu ăn) cũng không thé đáp ứng được Người bi

thiếu đói thường là do gặp phải hoàn cảnh khó khăn về điều kiện sinh sống, nhưkhông có đủ điều kiện sản xuất, tạo thu nhập; không đủ sức lao động; hoặc gặp phảinhững sự cố bat thường như ốm đau, bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh

Nghèo là ở vào tình trạng không có hoặc córất ít những gì thuộc yêu cầu tối

thiểu củađời sống vật chất Người nghèo thường cũng do gặp phải những hoàn cảnhnêu trên, nhưng mức độ ít gay gắt hơn, nên có thể trang trải được lương thực chonhu cầu ăn, không bị đói Tuy phân chia về mức độ như vậy, nhưng trên thực tếranh giới đói, nghèo; thiếu hay không thiếu lương thực cũng rất mong manh Vìvậy, trong nhiều trường hợp người ta vẫn gộp chung lại, gọi là tình trạng đói

1.1.2 Xóa đói giảm nghèo

Xóa đói, giảm nghéo(XDGN) là làm cho người nghèo, vùng nghèo có cơ hội

tăng thêm thu nhập từ lao động của chính họ và sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng

Trang 20

đồng: có khả năng tiếp cận được các dịch vụ xã hội dé nâng cao đời sống XDGN là

hy vọng của mỗi người dân, là tuyên ngôn và hành động của mọi Nhà nước, được

coi như một trong các yêu cầu tiên quyết cho sự phát triển bình thường của xã hội

và hiệu quả quản lý quốc gia

Cơ chế, chính sách XPGN là hệ thông các quy định của Nhà nước về phương

thức tổ chức, quản lý, vận hành và những nguyên tắc, chuân mực cụ thé nhằm hỗ

trợ các đối tượng đói nghèo có cơ hội huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực

để vượt qua những trở ngại, khó khăn, yếu thế, tiếp cận các dịch vụ xã hội, tổ chứcsản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo Cơ chế, chính sách

XDGN ở nước ta được thực hiện thông qua các chương trình, dự án, các quy định

của Nhà nước như Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm

giai đoạn 2001-2005, theo Quyết định 143/2001/QD-TTg, ngày 27/9/2001 của Thủtướng Chính phủ; Dự dnkhuyén nông - lâm - ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, pháttriển ngành nghề thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-

2010 theo Quyết định 20/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Quy định về một

số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bảo

dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg

ngay 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ

1.2 Các thước đo về đói nghèo

1.2.1 Ngưỡng nghèo (hay chuẩn nghèo)

Ngưỡng nghèo là mức độ về đời sống, được xác định dé phân chia ranh giớigiữa “nghèo” và “không nghèo” Đây là một trong những thước đo quan trọng đểđánh giá tình trạng đói nghèo và đối tượng cần hỗ trợ XĐGN Có 2 loại ngưỡngnghèo là ngưỡng nghèo tuyệt đối và ngưỡng nghèo tương đối

Ngưỡng nghèo tuyệt đối là số tuyệt đôi về mức sông của cá nhân, hộ gia đìnhđược coi là nghéo, trong một khoảng thời gian nhất định của mỗi quốc gia, mỗi địaphương Tuỳ thuộc vào mức sống chung và trình độ phát triển trong mỗi giai đoạn,cấp chính quyền ban hành ngưỡng nghèo tuyệt đối cho quốc gia, vùng lãnh thé, khuvực hoặc địa phương Khi trình độ phát triển còn thấp, một bộ phận đáng ké cư dan

Trang 21

còn chưa đủ ăn, người ta thường ban hành ngưỡng nghèo tuyệt đối về lương thực,

thực phẩm (là số tiền cần thiết dé mua được một lượng lương thực, thực phẩm bảođảm cung cấp một lượng calo dé duy trì cuộc sống và tái sản xuất sức lao động); và

ngưỡng nghèo chung (có tính đến số tiền chi tiêu cho cả các sản phẩm phi lương

thực khác).

Ở nước ta, ngưỡng nghèo tuyệt đối được ban hành cho từng giai đoạn, theocác khu vực Giai đoạn 1996-2000: nông thôn miền núi, hải đảo 55.000

đồng/người/tháng: nông thôn đồng bằng: 70.000đ; thành thị: 90.000đ Giai đoạn

2000 — 2005: nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000đ; nông thôn đồng băng: 100.000

đ; thành thị: 150.000đ Giai đoạn 2006 — 2010: quy định 2 ngưỡng nghèo là: nông

thôn: 200.000đ; thành thị: 260.000đ Ngoài ra cũng sử dụng thước đo về thu nhập

bình quân đầu người trong hộ một tháng quy gạo đề làm chuẩn đói: Giai đoạn

1993-1995: thành thị dưới 13kg, nông thôn: dưới 8kg; giai đoạn 1995-2000: dưới 13kg

cho tất cả các vùng

Ngân hàng thế giới (WB) cũng đưa ra ngưỡng nghèo tuyệt đối là1USD/người/ngày (theo giá năm 1999) cho các nước có GNP bình quân đầu người

từ 755 USD/năm trở xuống (nước có thu nhập thấp) và 2 USD/người/ngày cho các

nước có thu nhập 756 đến 2.995 USD/năm (nước có thu nhập trung bình)

Ngưỡng nghèo tương doi là mức sông (mức thu nhập) của đối tượng, tínhtheo tỷ lệ phần trăm so với thu nhập trung bình đầu người của toàn xã hội Tỷ lệ này

thường được xác định ở mức 50% hoặc 60% Những người có mức thu nhập ròng

thấp hơn mức này thi được coi là người nghéo

1.2.2 Tỷ lệ đói nghèo

Tỷ lệ đói nghèo là tỷ lệ phần trăm giữa số lượng người nghèo (hoặc hộnghèo) trên tổng dân số (hoặc tổng số hộ) Đây là một thước đo đói nghèo thôngdụng đề đánh giá tình trạng đói nghèo cho mỗi vùng, mỗi địa phương Mặt hạn chếcủa chỉ tiêu này là chưa thé hiện đầy đủ được mức độ và tính chất đói nghèo so vớichuẩn nghèo (mức độ nam dưới, cách xa ngưỡng nghèo; mức độ cận trên chuẩn

nghèo) do đó không chỉ rõ được cơ cấu đầy đủ của tình trạng đói nghèo Bởi vậy,

Trang 22

nếu chỉ căn cứ vào tỷ lệ đói nghèo thì sẽ khó khăn trong việc đưa ra chính sách

XDGN sát hợp với từng loại đối tượng, ở từng vùng (như nghèo giữa đồng bào dântộc thiểu số với người kinh; giữa vùng đồng bằng, trung du với vùng cao )

1.2.3 Khoảng nghèo

Khoảng nghèo được tinh bằng tổng mức thiếu hụt của tất cả những người

nghèo so với ngưỡng nghèo Đây là chỉ tiêu để đánh giá bổ sung cho mức độ đóinghèo của mỗi cộng đồng dân cư, mỗi vùng, mỗi địa phương Trên cơ sở đó để

hoạch định chính sách XDGN cho phù hợp Nó cũng cho tahình dung về mức chiphi cần phải đầu tư dé tất cả những người nằm dưới ngưỡng nghèo có thể vươn lênđạt mức sống ngang bằng với ngưỡng nghẻo

1.3 Nguyên nhân của đói nghèo

Trên Thế giớiđã có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân đói nghèo Phil Bartle,

chuyên gia xã hội học của các cộng đồng, cố van cho nhiều dự án phát triển đã đưa

ra mô hình về 5 yếu tô lớn dẫn đến sự nghèo đói, đó là: (1) Sự thiếu hiểu biết:không chỉ là do thiếu kiến thức mà chủ yếu là sự thiếu những thông tin cần thiết,

hữu ich cho người nghéo Vì vậy, việc giáo dục, dao tạo cần phải chọn lọc nhữngkiến thức phù hợp dé giảng day, đặc biệt là đối với các cộng đồng dân cư có tính

đặc thù như đồng bào dân tộc thiêu số (2) Om đau, bệnh tật: là nhân tố làm giảmkhả năng lao động, thu không đủ chi, dẫn tới đói nghèo; cần dé cao vai trò y tế cơ

sở và tạo cơ hội dé người nghèo tiếp cận các dịch vu y tế (3) Sự lãnh đạm: khi conngười cảm thấy bat lực trước hoàn cảnh, không còn ý chí vươn lên dé cải thiện tinhtrạng nghèo đói của minh (4) Tệ nạn tham nhũng: không chi làm giảm nguồn tiền

hỗ trợ giảm nghéo do quan chức chính phủ xà xẻo mà nghiêm trong hơn là nó có

thê làm méo mó chính sách, suy giảm lòng tin của người nghèo (5) Sự lệ thuộc: làtính ý lại của người nghèo, vùng nghéo, quốc gia nghèo vào các nguồn viện trợ, làmcho người nghèo mất đi tính chủ động và ý chí vươn lên khắc phục khó khăn nội tại,tạo nguồn thu nhập cho ban thân dé thoát nghèo bền vững|[37]

Ở Việt Nam, trải qua lịch sử chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ đất nước,

nhân dân ta đã phải tiêu tôn không ít sức lực và của cải, sản xuât bị đình trệ, kêt câu hạ

10

Trang 23

tầng bị phá hủy là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng đói nghèo Ngoài những

nguyên nhân đó, trong thời kỳ xây dựng đất nước, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng,nguyên nhân đói nghèo được phân theo 8 nhóm chủ yếu sau[33]:

- Nguồn lực hạn chế: gồm tài lực (vốn đầu tư), vật lực (đất đai, tư liệu sản

xuất ), nhất là nguồn nhân lực, vì người nghèo không có điều kiện đầu tư cho tái

sản xuất sức lao động của họ Nhân lực thấp lại càng can trở khả năng thoát nghèo;tình trạng thiếu đất đai có xu hướng tăng lên trong quá trình tập trung, tích tụ ruộng

đất; không có nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ sản xuất như khuyến nông, bảo vệ

thực vật; thiếu khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng, do không đủ điều kiện thếchấp; thiếu thông tin về pháp luật, chính sách, thị trường

- Trình độ học vấn thấp, việc làm thiếu và không én định: Không có điều

kiện học tập, và vì vậy thiếu khả năng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Học

van thấp nên cơ hội tìm việc làm ở các ngành có thu nhập cao (thường là các ngành

phi nông nghiệp) cũng rat hạn chế

- Thiếu điều kiện tiếp cận với pháp luật, chưa được bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp Người nghèo không có khả năng tự giải quyết các vấn đề vướng mắc có liên

quan đến pháp luật Nhiều văn bản pháp luật có cơ chế thực hiện phức tạp, người

nghèo khó năm bắt; mạng lưới các dịch vụ pháp lý còn hạn chế, phân bố không đều,chủ yếu mới tập trung ở các thành phó, thị xã; phí dịch vụ pháp lý còn cao

- Đồng con, vừa là nguyên nhân vừa là hệ qua của nghéo đói Tỷ lệ sinhtrong các hộ gia đình nghèo thường cao hơn mức trung bình Năm 1998, số conbình quân trên 1 phụ nữ của nhóm 20% nghèo nhất là 3,5 con so với mức 2,1 con

của nhóm 20% giàu nhất Tỷ lệ người ăn theo của nhóm nghèo nhất là 0,95 so với

0,37 của nhóm giảu nhất

- Dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh: Nguồn thu nhậpthấp làm cho người nghèo không có điều kiện đầu tư phòng, tránh thiên tai, dịchbệnh Rủi ro trong sản xuất kinh doanh của người nghèo cũng cao do thiếu kiếnthức làm ăn, tay nghé thấp Tại dia bàn vùng cao, người nghèo thường cư trú tạm bợ

ở những địa bàn có nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất nên tỷ lệ gặp rủi ro càng lớn

11

Trang 24

- Bất bình đẳng giới cũng làm cho tình trạng nghèo đói gay gắt hơn Phụ nữ

thường chiếm tỷ lệ thấp trong các khóa tập huấn khuyến nông: có ít cơ hội tiếp cậnvới công nghệ, tín dụng và đào tạo Họ thường gặp nhiều khó khăn do gánh nặngcông việc gia đình, lại thiếu quyền quyết định trong hộ gia đình và thường được trả

công lao động thấp hơn nam giới ở cùng một loại việc Phụ nữ nghèo có học vấn

thấp dẫn tới tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và bà mẹ cao hơn, sức khoẻ của gia đình bị ảnh

hưởng và trẻ em đi học ít hơn Bất bình dang giới còn là yếu tố làm gia tăng tỷ lệ

sinh và tăng tỷ lệ lây truyền HIV do phụ nữ thiếu tiếng nói và khả năng tự bảo vệ

trong quan hệ tình dục.

- Bệnh tật và sức khoẻ yếu kém cũng là yêu tô day con người vào tình trạngnghèo đói tram trọng Bệnh tật làm mất đi thu nhập từ lao động, lại phải gánh chịuchi phí cao cho việc khám, chữa bệnh, đây người nghèo đến chỗ vay muon, cầm cố

tài sản để có tiền trang trải Trong khi đó, năng lực tiếp cận các dịch vụ phòng bệnh

(nước sạch, các chương trình y tế ) của người nghèo còn hạn chế, càng làm tăngkhả năng bị mắc bệnh

- Những tác động của chính sách vĩ mô: Chính sách cải cách nền kinh tẾ,thiết lập môi trường cạnh tranh, tự do hoá thương mại tạo ra những động lực tốtcho nền kinh tế, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển Tuy nhiên, nếu không

có sự bảo trợ thỏa đáng cho các đối tượng yếu thế sẽ làm cho một bộ phận người laođộng trở nên thiếu việc làm hoặc thất nghiệp, lâm vào nghèo khó (như quá trình sắpxếp lại doanh nghiệp nhà nước ) Quá trình cạnh tranh không được quản lý, điềutiết hợp lý cũng dẫn đến tình trạng “cá lớn nuốt cá bé”, làm cho người nghèo càng

bi ban cùng

1.4 Các nội dung hỗ trợ giảm nghèo

Nội dung mỗi chương trình, dự án bao gồm các hợp phần và phương thứctiếp cận băng những cơ chế, chính sách cụ thé; có thé hệ thống theo các hợp phầnchủ yếu sau:

- Hỗ trợ phát triển sản xuất: gồm các chính sách hỗ trợ vốn sản xuất; chính

sách trợ cước, trợ giá, hỗ trợ các vật tư đầu vào như giống cây trồng, vật nuôi, phân

12

Trang 25

bón, thức ăn gia súc; hỗ trợ đất sản xuất; hỗ trợ trồng rừng, quản lý, bảo vệ rừng: tổ

chức các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công

- Hỗ trợ dau tư kết cấu hạ tang: gom hỗ trợ vốn dau tư xây dựng, vận hành,duy tu, bảo dưỡng công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu (đường giao thông, côngtrình thuỷ lợi, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế, nhà ở và vật liệu làmnhà ) Thông qua việc phân cấp quản lý vốn đầu tư kết cấu hạ tầng cho cơ sở còngiúp cho người dân tham gia vào quá trình lựa chọn công trình ưu tiên, tham giaquản lý, có thêm việc làm và tăng thu nhập Cũng từ đó, kiến thức và năng lực quản

lý dự án của đội ngũ cán bộ cơ sở được tăng cường.

- Hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội:(1) Hỗ trợ về giáo dục: gồm hỗ trợ học

phí cho học sinh nghèo, học sinh địa bàn ĐBKK; hỗ trợ sách giáo khoa, sinh hoạt

phí cho học sinh nghẻo, dân tộc nội trú, bán trú; phụ cấp lương cho giáo viên và can

bộ quản lý giáo dục ở vùng sâu, vùng xa ; (2) Hỗ trợ về y tế: gồm hỗ trợ tiền khám

chữa bệnh, xây dựng tủ thuốc thôn bản, trạm y té xã; cải thiện tình trạng vệ sinh,nâng cao an toàn vệ sinh chăn nuôi ; (3) Trợ giá, trợ cước vận chuyền một số mặthàng thiết yếu tới các địa bàn vùng sâu, vùng xa Hỗ trợ lương thực cho đồng bào

các bản biên giới; cho trồng rừng thay thế nương rẫy

- Hỗ trợ các hoạt động nâng cao năng lực xoá đói giảm nghèo: gồm đào tạocán bộ quản lý, tô chức thực hiện chương trình; hỗ trợ tiếp cận pháp lý; tập huấnkiến thức về XĐGN; tổ chức các hoạt động phát huy vai trò đối tượng thụ hưởng

trong lựa chọn mục tiêu, tham gia thực hiện, giám sát thi công, quản lý, vận hành công trình

1.5 Hệ thống chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam

Nhà nước ta đã ban hành nhiều chương trình, dự án, cơ chế, chính sách nhằm

hỗ trợ đắc lực cho người nghèo, vùng nghèo, địa bàn ĐBKK khắc phục những yếuthế, có cơ hội vươn lên thoát nghèo và từng bước khá giả Có đến trên 40 chươngtrình, dự án, chính sách đang chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống người

nghẻo và công tác giảm nghẻo (Phụ lục).

13

Trang 26

Chiến lược Xóa đói giảm nghéo đã được Chính Phủ theo đuôi và hiện thực

hóa băng các chính sách, CTMTQG, các dự án, đề án trong hơn một thập kỷ qua

Trong giai đoạn 2001-2015 Chính phủ đã thực hiện 3 chương trình xóa đói giảm nghèo chính: CT xóa đói giảm nghẻo và việc làm giai đoạn 2001-2005, Chương

trình xóa đói giảm nghèo 135 giai đoạn 2006-2010 và Chương trình giảm nghèo bền

vững 2011-2015.

Đến nay đã có các báo cáo đánh giá cuối kỳ của chương trình giai đoạn

2001-2010 và Chương trình 135 giai đoạn 2, và Chương trình giảm nghèo bền vữngđang được triển khai thực hiện Song chưa có một nghiên cứu đầy đủ, toàn diện, có

hệ thống nao về hiệu quả cũng như tác động kinh tế-xã hội một cách xuyên suốt của

cả 3 chương trình trên, đặc biệt chưa có một đánh giá riêng cho các tỉnh khu vựcTây Bắc, một khu vực chiếm tỷ lệ người nghèo lớn nhất cả nước với các đặc thù vềkinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng

Theo phạm vi bao phủ của các nội dung tác động đến tình trạng đói nghèo,

có thé phân chia các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo thành các nhómsau day:[13]

1.5.1 Các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo toàn diện

Gồm các chương trình, dự án, chính sách tác động toàn diện đến các yếu tốnguyên nhân nghèo đói, nhằm hỗ trợ giảm nghẻo, như:

- Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010, đượcThủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg;

- Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo theo

Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP

1.5.2 Các dự án, chính sách giảm nghèo theo ngành

Gồm các dự án, chính sách tác động đến những lĩnh vực cụ thể, nhằm hỗ trợcho đối tượng thụ hưởng vượt qua những yếu thé, tạo điều kiện tiền đề dé tổ chức

đời sông, phát triên sản xuât, vươn lên thoát nghèo, như:

14

Trang 27

- Một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho

hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định số

134/2004/QD-TTg ngày 20-7-2004 của Thủ tướng Chính phủ;

- Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QD-TTgcủa Thủ tướng Chính phủ;

- Chính sách học bổng đối với học sinh, sinh viên là người dan tộc thiểu sốhọc tại các trường phổ thông dân tộc nội trú và trường dự bị đại học theo Quyếtđịnh số 82/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ;Thông tư liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn một số chế độtài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị

1.5.3 Các dự án, chính sách hỗ trợ giảm nghèo theo vùng

Gồm các dự án, chính sách hỗ trợ cho những địa bàn cụ thể, nhăm khắc phụcnhững khó khăn đặc thù, tạo điều kiện cho đối tượng thụ hưởng vượt qua những yêu

thế, có cơ hội vươn lên thoát nghèo và phát triển ngang bằng các vùng khác, như:

- Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã ĐBKK, được Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt tại Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg (gọi là Chương trình 135-II);

- Chính sách phát triển kinh tế - xã hội 6 tỉnh ĐBKK miền núi phía Bắc thời

kỳ 2001-2005 theo Quyết định số 186/2001/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

15

Trang 28

- Một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh

Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010 theo Quyết định số

27/2008/QD-TTg cua Thủ tướng Chính phủ;

- Một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh

Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung đến năm 2010 theo Quyết định số

28/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

- Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các xã vùng biên giới ViệtNam - Lào - Cam Pu Chia theo Quyết định số 160/2007/QD-TTg của Thủ tướng

Chính phủ

1.6 Cơ chế, chính sách XDGN tại địa bàn vùng cao Tây Bắc

Trong tổng thể các chương trình, dự án, cơ chế chính sách xoá đói giảm

nghèo của Nhà nước, đã bao hàm những chính sách áp dụng chung cho người nghèotrên phạm vi toàn quốc và những chính sách đặc thù áp dụng cho địa bàn vùng cao,vùng xa, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Dia bàn vùng cao Tây Bắc đượcthụ hưởng các cơ chế, chính sách XDGN chung, các cơ chế, chính sách giảm nghèo

đặc thù cho địa bàn miền núi, vùng đồng bào dan tộc thiểu số của Nhà nướcTrung ương; đồng thời được thụ hưởng các cơ chế, chính sách giảm nghèo của các

địa phương Bao trùm trong các cơ chế, chính sách đó là Chương trình phát triểnkinh tế - xã hội các xã ĐBKK, miền núi và vùng sâu, vùng xa (được phê duyệt tạiQuyết định 135/1998/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ) và Chương trình Pháttriển kinh tế - xã hội các xã ĐBKK vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn

2006 - 2010 (năm 2010 vùng cao Tây Bắc có 1128 xã); Chương trình giảm nghèonhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP củaChính phủ), trong đó vùng Tây Bắc có 43 huyện ; với nhiều Quyết định cụ thể chocác dự án, chính sách trên các lĩnh vực của Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngànhchức năng.Đến nay, các chính sách chủ yếu đang còn hiệu lực gồm:

1.6.1 Các cơ chế, chính sách của Nhà nước Trung ương

Cụ thê bao gồm Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2011

- 2015; Chương trình 135-II, II; Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đối

16

Trang 29

với 61 huyện nghèo; Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghéo theo Quyết định số

167/2008/QD-TTg Cùng với các chính sách trực tiếp hỗ trợ XDGN, nhiều dự ánkhác về phát triển sản xuất, đầu tư kết cấu hạ tầng, đặc biệt là Dự án trồng mới 5

triệu ha rừng (theo Quyết định 661, được bổ sung, điều chỉnh bằng Quyết định

100/2006/QD-TTg) , cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, tạo môi trường cho hộ

nghèo, xã nghèo, xã ĐBKK tiếp cận với các trung tâm, đầu mối phát triển, hội nhập

với tiến trình chung

1.6.2 Cơ chế, chính sách của UBND các tinh:

Xuất phát từ bối cảnh và điều kiện cụ thể của địa phương, UBND các tỉnh

vùng Tây Bắc đều ban hành những cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ phát triển sản

xuất, XĐGN, trong đó có nhiều cơ chế, chính sách đặc thù cho địa bàn các xã vùngcao Điển hình như Tinh Lai Châu (cũ) ban hành Quyết định số 41/2001/QD-UB,

phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng cao giai đoạn 2001-2010

Đối tượng tác động của Chương trình là các bản ĐBKK ở vùng cao, cách trung tâm

xã từ 2 km trở lên Nhiều ý kiến nhận xét, chính sách của các địa phương phù hợpvới điều kiện cụ thể của mỗi vùng, có nội dung thiết thực, cơ chế vận hành sát hợp

hơn, nên hiệu quả mang lại cao hơn Quyết định 41 của tỉnh Lai Châu không những

mang lại hiệu quả thiết thực cho địa bàn vùng cao của tỉnh, mà còn là kinh nghiệmquý cho việc ban hành Quyết định 07/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vềChương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã ĐBKK vùng đồng bào dân tộc và

miền núi giai đoạn 2006 - 2010, mà đối tượng đầu tư được mở rộng đến các bản, kê

cả bản ĐBKK thuộc xã khu vực II

1.7 Chương trình 135 và các hợp phần/nội dungthực hiện chính

Căn cứ vào các nội dung cần thiết phải hỗ trợ giảm nghèo ké trên, trong giaiđoạn 2001-2015 Chính phủ đã thực hiện 3 chương trình xóa đói giảm nghèo chính:

CT xóa đói giảm nghèo và việc làm, Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xãĐBKK miền núi và vùng sâu, vùng xa và Chương trình giảm nghèo bền vững

Riêng đối với Chương trình 135, việc phê duyệt của Thủ tướng Chính phủđược Uỷ ban Dân tộc kỳ vọng là cơ hội lớn dé giải quyết những nhu cầu bức thiết

17

Trang 30

đang đặt ra ở vùng dân tộc va miền núi, nhất là địa bàn DBKK Ở một góc độ nhất

định, có thể coi Chương trình 135 là Chương trình "xương sống" của chính sách dântộc, góp phần xoá đói giảm nghèo, 6n định đời sống dân cư, thể hiện sự nhất quán

và liên tục trong chính sách, góp phần củng có niềm tin của đồng bào với Đảng và

Nhà nước.

Cho tới nay, Chương trình 135 đã được thực hiện qua 03 giai đoạn Chương

trình 135 giai đoạn I (1998 - 2006) tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các

xã DBKK; giai đoạn II (2007 - 2012) đã chuyên hướng dau tư về xã, thôn bảnĐBKK miền núi, vùng sâu, vùng xa và biên giới; giai đoạn IH (2013-2016) đượcthiết kế theo hướng đầu tư trực tiếp tới người dân Các hợp phần cụ thê trong mỗi

giai đoạn như sau:

1.7.1 Chương trình 135 giai đoạn I (1998-2006)

Lần đầu tiên Chương trình 135 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theoQuyết định 135/1998/QD-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 nhằm tăng cường hoạtđộng xóa đói giảm nghèo cho các xã ĐBKK miền núi và vùng sâu, vùng xa tại 52tỉnh Nhiệm vụ chính của chương trình cụ thé gom:

1 Quy hoạch bố tri lại dan cư ở những noi cần thiết, từng bước tổ chức hop

lý đời sống sinh hoạt của đồng bào các bản làng, phum, soóc ở những nới có điềukiện nhất là những xã vùng biên giới và hải đảo, tạo điều kiện để đồng bào nhanhchóng ổn định sản xuất và đời sống

2 Đây mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, gắn với chế biến, tiêu thụsản phẩm để khai thác nguồn tài nguyên và sử dụng lao động tại chỗ, tạo thêm

nhiều cơ hội về việc làm và tăng thu nhập, ồn định đời sống, từng bước phát triển

Trang 31

4 Quy hoạch và xây dựng các trung tâm cụm xã, ưu tiên đầu tư xây dựng các

công trình về y tẾ, giáo dục, dịch vụ thương mại, cơ sỏ sản xuất tiểu thủ côngnghiệp, cơ sở phục vụ sản xuất và phát thanh truyền hình

5 Dao tao cán bộ xá, ban, làng, phum, soóc, giúp cán bộ cơ sở nâng cao trình độ

quan lý hành chính vàkinh tế dé phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tai địa phương

1.7.2 Chương trình 135 giai đoạn II (2007-2012)

Chương trình PTKT-XH các xã ĐBKK thuộc khu vực DTTS và miềnnúi,

giai đoạn II (gọi tắt là Chương trình 135-II) đượcthực hiện theo Quyết định số 07ban hành vào tháng 1 năm 2006 Với nguồn vốnđầu tư của Chính phủ và một số nhàtài trợ, Chương trình 135-II nhắm tới các xã nghèonhất có tỉ lệ người dân tộc thiểu

số cao với 4 dự án/chính sách: (1) Dự án phát triển sản xuất; (2) Dự án phát triển cơ

sở hạ tang; (3) Dự án Dao tao xây dựng năng lực; (4) Chính sách cải thiện sinh kế

UBDT là cơ quan đầu mối quản lý điều phối chương trình 135-II và Văn

phongDiéu phối Chương trình 135-II chịu trách nhiệm báo cáo trước Ban Chi đạocácCTMTQG về Giảm nghèo do Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban

Chương trình 135-II đã cô gang rút ra bai hoc kinh nghiệm từ việc thực

hiéngiai đoạn I (1988-2005), từ đợt đánh giá Chương trình Xóa đói Giảm nghéova Chương trình 135-I năm 2004, va từ các dự án do các nhà tài trợ thực hiệnsong

phương (ví dụ như Dự án Giảm nghèo các Tỉnh Miền núi Phía Bắc củaNgân hàngThế giới, Dự án Chia Sẻ của Sida, và dự án RUDEP của AusAID).Nham cải thiệnnăng lực thé chế trong việc định hướng, quản lý và điều phối cácChương trình mụctiêu quốc gia về giảm nghèo, Chính phủ đã quyết định thanhlap Ban Chi đạo các

chương trình Giảm nghèo do Phó Thủ tướng làm Trưởngban, và Các Văn phòng

Điều phối của hai chương trình ở hai cơ quan chủ trì -Bộ LD, TB & XH và UBDT.Trong năm 2007, Chính phủ và các nhà tài trợ cũngđã bắt đầu thiết lập quan hệ đốitác về hỗ trợ ngân sách cho Chương trình135-II nhằm nâng cao hiệu quả và chấtlượng của Chương trình 135-II và đãsử dụng cơ chế Đánh giá Tiến độ Phối hợpgiữa các cơ quan Chính phủ và cácnhà tai trợ nhăm đánh giá tiến độ thực hiệnchương trình và thực hiện đối thoạichính sách Việc chuyền dịch từ hỗ trợ theo

19

Trang 32

ngành của các nhà tài trợ sang hỗtrợ ngân sách cho Chương trình 135-II đã cho

phép tập trung tốt hơn các nguônlực cho chương trình, hài hòa hóa thủ tục và đặc

biệt là cải thiện quan hệ đối tacgitra Chính phủ Việt nam và các nha tài trợ trong các

đối thoại chính sách nhằmcải thiện các biện pháp giảm nghèo Do vậy, Pha II được

lập ra trên cơ sở kếtquả đó khác biệt với Pha I ở một số khía cạnh quan trọng sau:

- Thứ nhất, nguồn lực cam kết của các nhà tài trợ chiếm khoảng 30%

trénténg số ngân sách của Chương trình 135-II (khoảng1,2 tỉ USD) trong đợthỗ trợ

ngân sách có mục tiêu cho Pha II.

- Thứ hai, Chương trình 135-II tập trung hỗ trợ cho vùng địa lý nhiều hơn sovớiPha I — Pha II tập trung nhiều hơn vào các vùng mục tiêu ở những nơingười dan

tộc thiêu số chiếm đa số (vùng III) Chương trình 135-II cũngbao gồm các tiêu chí

nhằm nhắm tới các thôn bản nghèo nhất trong cácxã nghèo vùng II;

- Thứ ba, Chương trình 135-II có phạm vi rộng hơn — trong đó có thêm các

hopphan về cải thiện sinh kế vùng nông thôn và hợp phan về hỗ trợ sảnxuất nôngnghiệp ngoài hợp phan về phát triển co sở hạ tang truyền thống — bêncạnh đó còn cóđịnh hướng quyết liệt hơn về phân cấp và dành nguồnlực nhiều hơn cho công táctăng cường năng lực.

1.7.3 Chương trình 135 giai đoạn HI (2013-2016)

Ngày 4/4/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định TTg phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sảnxuất cho các xã DBKK, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản ĐBKK (gọi tắt làChương trình 135 giai đoạn III) Theo đó, Chương trình gồm 3 hợp phần chính: (1) Hỗ

551/QD-trợ phát triển sản xuất tạo sinh kế bền vững nham nâng cao thu nhập: Phát triển mô

hình sản xuất bền vững gắn với thi trường (hỗ trợ quy hoạch, định hướng sản xuất, liên

kết với doanh nghiệp, tiêu thụ sản pham ); hỗ trợ công cụ lao động, đầu vào cho sản

xuất nông nghiệp; hỗ trợ nâng cao năng lực phát triển sản xuất của người dân (tậphuấn, đào tạo, chuyên giao khoa học công nghệ ); (2) Nâng cao năng lực và cải thiệnchất lượng dịch vụ công: Nâng cao năng lực quản lý, triển khai thực hiện chính sách

giảm nghéo và phat triên; nâng cao năng lực hệ thông của co quan làm công tác dân

20

Trang 33

tộc; nâng cao chất lượng y tế, giáo dục, nước sạch, văn hóa thông tin :(3)Phát triển ha

tầng nông thôn phục vụ phát triển sản xuất và dân sinh: Công trình cơ sở hạ tầng phục

vụ phát triển sản xuất như đường giao thông thôn bản, đường vào vùng sản xuất, thủylợi, chợ, trung tâm buôn bán, trao đôi hàng hóa Công trình phục vụ đời sống dan sinh:điện lưới hạ thế, nước sinh hoạt, nhà văn hóa, nhà trẻ, mẫu giáo thôn bản; tăng cường

duy tu bảo dưỡng công trình.

1.8 Các tiêu chí đánh giá việc thực hiện chương trình 135

Trước khi trình bay cụ thể về các tiêu chí đánh giá việc thực hiện Chươngtrình 135 tại huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang, tác giả lưu ý rằng luận văn này khôngđánh giá tính phù hợp (các chương trình có đặt trúng vấn đề không?) và hiệu quả

thực hiện của chương trình (tác động của các chương trình lên chất lượng sống của

hộ dân như thế nào?) Thay vào đó, luận văn tập trung vào trả lời câu hỏi: Các

chương trình có thực hiện vấn dé đúng không?Tức là, dé có các thu xếp tôi ưu về

thé chế dé thực hiện hiệu quả các chương trình hay không? Dé thực hiện điều nàycần phân tích các vấn đề về phân cấp, phân quyền,quản lý tài chính và các hệ thốnggiám sát đánh giá cũng như rà soát xem có đủ năng lực để thực hiện thành côngchương trình.

Chúng ta biết rằng, các đơn vụ chủ chốt tham gia thực hiện Chương trình 135không phải là các cơ quan trung ương mà là chính quyền các địa phương, cụ thé làTỉnh ủy và UBND tỉnh chịu trách nhiệm xây dựng chỉ tiêu, tô chức, hướng dẫn vàđiều phối quá trình thực hiện Chương trình 135 tại địa phương Do vậy, vấn đềđược đặt ra ở đây là liệu các cơ quan cấp huyện và xã có đủ năng lực cần thiết délap

ké hoach phat trién cho cong déng,thiét ké va thuc hién du an,giam sat va diéu phối

các dự án,và huy động sự đóng góp của địa phương hay không? Các tiêu chí đánhgiá cụ thể việc thực hiện chương trình của cấp huyện và xã được liệt kê dưới đây

(1) Công tác chỉ đạo điều hành: Có kịp thời và sát sao không?

(2) Phân cấp quản lý thực hiện: Cấp xã được phân cấp thực hiện tới đâu?Hạn chế khi phân cấp là gì?

21

Trang 34

(3) Thực hiện nguyên tắc dân chủ công khai và sự tham gia của người dân:Công tác phổ biến, lay ý kiến và huy động sự tham gia của người dân thực hiện nhưthé nao?

(4) Công tác tuyên truyền về Chương trình 135: Các nội dung của chương

trình 135 có được tuyên truyền tới mọi người dân không? Khó khăn của việc tuyên

truyền là gì?

(5) Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện: Cơ chế kiểm tra giám sát thực hiện

được thực hiện bởi ai? Yếu kém ở khâu nào và cần khắc phục ra sao?

(6) Cơ chế quản lý, công trình sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng: Nhữngtồn tại chủ yếu trong việc phối hợp duy tu bảo dưỡng các công trình sau khi hoànthành như thé nao?

(7) Công tác báo cáo, tông hợp báo cáo: Việc báo cáo thực hiện có triệt dé vàthường xuyên không?

22

Trang 35

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Phương pháp luận

Luận văn này là thành quả vận dụng các phương pháp nghiên cứu và lý

thuyết đã được trang bị trong chương trình dao tạo cao học quan lý kinh tế vào quátrình tìm hiểu thực tế Tác giả đã vận dụng một cách linh hoạt và có tính toán cácphương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cụ thévao thực tiễn, là việc quản lý,

sử dụng vốn của Chương trình 135 của Thủ tướng Chính phủ tại địa bàn huyện Bắc

Mê, tỉnh Ha Giang.

Đề hoàn thành Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duyvật lịch sử như công cụ phương pháp luận cơ bản xuyên suốt quá trình nghiên cứu

2.1.1 Phương pháp duy vật biện chứng

Đây là một bộ phận của học thuyết triết học do Karl Marx đề xướng Đặctrưng của phương pháp duy vật biện chứng là coi một sự vật hay một hiện tượngtrong trạng thái luôn phát triển và xem xét nó trong mối quan hệ với các sự vật vàhiện tượng khác Trong luận văn này, công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện Bắc

Mê được coi là một sự việc liên tục vận động, có mối quan hệ chặt chẽ với bối cảnh

tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa trong địa bàn Chính vì vậy, việcnghiên cứu tình hình xóa đói giảm nghèo cũng như năng lực thực hiện Chương trình

135 cần phải đặt trong mối quan hệ khá phức tạp đó Các phân tích cần phải đảmbảo tính toàn diện, biện chứng, thé hiện rõ những mối quan hệ nhân quả, tương táclẫn nhau giữa các đối tượng, chủ thể

Theo đó, trước khi bàn tới cần phải làm gì dé có thé nang cao nang luc thuc hién

Chương trình 135 trên dia ban huyện Bac Mê, tác giả đã phân tích về các điều kiện tự

nhiên và bối cảnh kinh tế, xã hội để thấy được những thuận lợi và khó khăn trong quátrình thực hiện chương trình này Ngược lại, nếu việc thực hiện Chương trình đạt đượckết quả như mong đợi, chúng ta cũng có thê thấy được những đóng góp quan trọng của

nó đối với các yếu tố xung quanh có liên quan Cụ thể là, việc thực hiện tốt Chươngtrình 135 giúp tiết kiệm chỉ phí, cải thiện đời sống của người dân, tạo điều kiện thuận

lợi để cá nhân có thê học hỏi, nâng cao trình độ, ý thức tốt hơn về các cơ hội làm giàu

23

Trang 36

và những khó khăn có thê gặp phải Từ đó, các khía cạnh khác của cuộc sống như kinh

tế, văn hóa, giáo dục và sức khỏe cũng được cải thiện

2.1.2 Phương pháp duy vật lịch sw

Đây là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về xã hội của triết học

Mác-Lênin, là kết quả của sự vân dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện

chứng và phép biện chứng duy vật vào việc nghiên cứu đời sống xã hội và lịch sửnhân loại Chủ nghĩa duy vật lịch sử là một trong ba bộ phận hợp thành của triết họcMacxit, khoa học về những quy luật chung nhất của xã hội, là hai phát kiến khoahọc của Mác đã đặt cơ sở khoa học cho sự tôn tại, phát triển học thuyết của mình

Khi áp dụng phương pháp duy vật lịch sử, tác giảchỉ ra được căn nguyên của

những yêu kém về kinh tế, cơ sở hạ tầng và các chỉ số xã hội trong lịch sử củahuyện Bắc Mê Thực vậy, công cuộc xóa đói giảm nghèo nói chung và năng lựcthực thi Chương trình 135 nói riêng cũng là một hệ quả của quá trình phát triểntrong lịch sử của huyện Bắc Mê Việc chỉ ra sự tiến bộ hay yếu kém trong các mặtkinh tế xã hội của huyện theo thời gian giúp chúng ta nhìn thấy được những hệ lụy

cơ bản, cụ thể nó ảnh hưởng tới kết quả thực hiện các chương trình xóa đói giảmnghèo Mặt khác, việc vận dụng phương pháp duy vật lịch sử giúp cho chúng tathấy được quá trình tích lũy kinh nghiệm và rút ra bài học từ quá khứ dé thực hiện

Chương trình 135 ngày cảng hiệu quả hon.

2.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Quá trình thực hiện luận văn được bắt đầu từ những kiến thức tiếp thu từ lớphọc của người viết, kết hợp với việc nghiên cứu, đúc kết các lý luận về hiệu quả vốn

đầu tư của nhà nước về chương trình xóa đói giảm nghèo, đầu tư cơ sở hạ tầng cho

các xã ĐBKK trong các đề tài đã thực hiện trước, các tài liệu và các bài báo đượcđăng tải trên các tạp chí để đưa ra những vấn đề cơ bản nhất về Chương trình 135.Trên cơ sở quan sát, thu thập tại liệu, các số liệu cụ thê của việc triển khai Chươngtrình 135 giai đoạn 2010 — 2013, tiếp cận và trao đổi chuyên môn với Ban quan lý

từ cấp huyện đến cơ sở và người dân trong quá trình triển khai thực hiện chươngtrình, tác giả có thể tổng hợp và trình bày lại những nhận định về quá trình triển

24

Trang 37

khai các hoạt động của Chương trình một cách có tô chức và rõ ràng Các phương

pháp phân tích cụ thể được vận dụng bao gồm phương pháp tông hợp, thống kê,

phân tích, so sánh, phương pháp phỏng van

2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

© Thu thập dữ liệu thứ cấp:

Một số người cho rằng, dữ liệu thứ cấp có đặc điểm là chỉ cung cấp cácthông tin mô tả tình hình, chỉ rõ qui mô của hiệntượng chứ chưa thé hiện được ban

chất hoặc các mối liên hệ bên trong của hiện tượng nghiêncứu Vi dt liệu thứ cấp,

dù thu thập từ bên trong hoặc bên ngoài tô chức, nó cũng là nhữngthông tin đã được

công bố nên thiếu tinh cập nhật, đôi khi thiếu chính xác và không đầy đủ Tuynhiên,

dữ liệu thứ cấp cũng đóng một vai trò quan trọng trong các nghiên cứu phát triển do

các lý do sau:

- Thứ nhất, các dữ liệu thứ cấp có thể giúp người quyết định đưa ra giải pháp

dé giải quyết van dé trong những trường hợp thực hiện những nghiên cứu mà các ditliệu thứ cấp là phù hợp mà không cần thiết phải có các dữ liệu sơ cấp Đặc biệt là

trong các nghiên cứu mô tả Với đặc điểm này, mục tiêu và nhiệm vụ cần phải thực

hiện của luận văn là phù hợp và có thể tận dụng sự sẵn có của loại đữ liệu này dé

mô tả thực trạng vấn dé nghèo đói ở địa bàn huyện Bắc Mê và việc thực hiện

Chương trình 135.

- Thứ hai, ngay cả khi dữ liệu thứ cấp không giúp ích cho việc ra quyết địnhthì nó vẫn rất quan trọng vì nó giúp xác định và hình thành các giả thiết về các giải

pháp cho vấn đề Nó là cơ sở giúp cho tác giả hình dung về thực trạng của vấn đề,

từ đó có thể xác định được các chủ thé cần phải tiếp cận để trao đổi về chuyên môn

Cụ thé, từ việc tìm hiểu số liệu thứ cấp, tác giả biết được những co quan nào quan

lý và phụ trách thực hiện Chương trình 135 Qua quá trình thu thập dữ liệu, tác giả

có thé trao đổi sâu về những thành công và thách thức khi thực hiện chương trình

Khi tìm kiếm dit liệu thứ cấp, tác giả đã bat đầu từ các nguồn bên trong tổ chức,

là các văn bản báo cáo, số liệu thống kê của các phòng ban có liên quan đến xóa đóigiảm nghèo Nguồn thông tin này khá phong phú, và dữ liệu có thé sử dụng ngay lập

25

Trang 38

tức mà không cần phải biến đổi hay điều chỉnh thêm Nó chứa đựng những bình luận

và thông tin rất hữu ích có tính chất làm cơ sở lý thuyết và tham khảo khi thực hiệnluận văn Ngoài ra, những thông tin khác có thé tìm kiếm lâu hơn và chưa chắc đã hữuích hơn những đữ liệu từ đơn vị mà tác giả hiện đang công tác Hơn nữa, thông tin nàycòn có thé thu thập được một cách dễ dang và không tốn kém chi phí

Tác giả cũng thu thập thông tin thứ cấp từ bên ngoài tổ chức của mình: ví dụ

như các tài liệu đã được xuất bản từ các cơ quan chính phủ, chính quyền địaphương, các tổ chức phi chính phủ, Ngân hàng thé giới, các ấn pham thương mại vacác tin tức từ nguồn đáng tin cậy trên mạng internet Chính sự phát triển của mangthông tin toàn cầu đã tạo nên một nguồn dữ liệu vô cùng phong phú và đa dạng Các

dữ liệu này được thu thập và phân loại can thận qua một số tiêu chí quan trọng Ví

dụ như căn cứ vào mức độ uy tín của nguồn gốc phát hành dữ liệu, mức độ cập nhật

về số liệu và chất lượng của những phân tích và bình luận trong tài liệu Chúngcung cấp những biện pháp giải quyết van đề có tinh khả thi cao, giúp tác giả có théhọc hỏi và dẫn chiếu khi đề xuất các giải pháp cho địa phương của mình

e Phương pháp phỏng vấn - trả lời

Khi thực hiện luận văn này, tác giả đã sử dụng phương pháp phỏng van khôngcau trúc Có nghĩa là tác giả chuẩn bị một loạt các câu hỏi và không nhất thiết phải sắp

xếp một cách cô định Kết hợp với việc đi thu thập dữ liệu và tìm hiểu thêm thực tế

việc trién khai Chương trình 135 tại địa phương, tác giả đã sắp xếp các cuộc phỏng van

tại những nơi thuận lợi và dé dàng đạt được các kết quả như mong đợi (vd: quan ca

phê, quán cơm, tại văn phòng làm việc, hoặc tại nhà riêng) Đối tượng được phỏng vấnđược chia thành hai nhóm: (1) nhóm trực tiếp quản lývà thực hiện triển khai Chươngtrình 135 tại địa phương (Š người); và (2) nhóm cá nhân các hộ gia đình được hưởnglợi từ Chương trình 135 (5 người) Tác giả thực hiện phỏng van và đặt các câu hỏi tùytheo tình huống va mức độ hiểu biết của người được hỏi Các thông tin mà những chủthé tham gia phỏng van cung cấp được ghi chép lại cần thận làm tư liệu cho quá trình

phân tích và đánh giá năng lực thực thi Chương trình 135.

Một số câu hỏi được chuẩn bị khi phỏng van những người tham gia triển

khai Chương trình 135 như sau:

26

Trang 39

- Anh chị đã làm công việc này được bao lâu?

- Anh chị có cảm nhận thế nào về tác động của Chương trình 135 đối với các

xã trong diện quan tâm của chương trình?

- Anh chị thấy vấn đề gì thành công và vấn đề gì cần phải khắc phục trong

thời gian tới?

- Theo anh chị, để khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thựchiện Chương trình 135, các cấp quản lý cần phải có những biện pháp gì?

Một số câu hỏi được chuẩn bị khi phỏng vẫn người dân ở các xã là đối tượng

của Chương trình 135 như sau:

- Anh chị có được biết tới Chương trình 135 không? Cụ thể như thế nào?

- Anh chị tham gia như thế nào vào Chương trình 135 ở địa phương?

- Anh chị cảm nhận thế nào về những chuyên biến trong đời sống, cơ sở hạtầng, công ăn việc làm, và việc học hành của người dân trong xã?

- Những chuyền biến đó có phải từ Chương trình 135 hay không?

- Theo anh chị Chương trình 135 có điểm nao bat cập đối với người dân hay

không?

Trong quá trình phỏng van, có thé một số câu hỏi phụ được thiết lập dé cóthé khai thác thông tin một cách linh hoạt nhất Cá nhân tác giả cho rằng, phươngpháp phỏng van - trả lời được áp dụng trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này

là phù hợp hơn cả bởi những giới hạn về thời gian và kinh phí thực hiện Hơn nữa,

phương pháp này có một số ưu điểm rất đáng chú ý Cụ thể như sau:

- Một loạt các câu trả lời có khả năng chưa được biết trước Một số người trảlời có thể trình bày các quan điểm mới mà người nghiên cứu chưa biết tới

- Người nghiên cứu cần có sự lựa chọn đề xuất hay trình bày thêm những câu

hoi dựa trên thông tin từ người trả lời.

- Một số người trả lời có thé có thông tin chất lượng cao và người nghiên cứu

mong muôn tìm hiéu sâu hơn với họ vê đê tai nghiên cứu.

27

Trang 40

- Các câu hỏi có liên quan tới kiến thức ấn, không nói ra hoặc quan điểm cá

nhân (thái độ, giá trị, niềm tin, suy nghĩ, )

- Người nghiên cứu có thể cung cấp thêm thời gian và cho phỏng van

- Một số người trả lời có những khó khăn trong cách diễn đạt bằng cách viết,đặc điểm này đặc biệt phù hợp khi phỏng van các cá nhân là người dân tộc thiểu sd,

có sự hạn chế về trình độ dao tạo

- Chúng ta muốn công bố báo cáo có liên quan đến công bố chung

Có thé nói rằng, phương pháp phỏng vấn - trả lời là phương pháp đặc biệtthích hợp, bởi vì tác giả mong muốn được học và biết về quan điểm mới của nhữngngười trực tiếp thực hiện và thụ hưởng lợi ích của Chương trình 135

2.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

e Phuong pháp phân tích

Phương pháp phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượngnghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn

dé nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tinh và bản chat của từng yếu tố đó, và từ đó

giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được

cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy Theo đó, ngay khi xác định tiêu đề

của luận văn, tác giả đã có thé bóc tách thành những van đề cơ bản nhất (nghèo đói,

xóa đói giảm nghèo, Chương trình 135 và các giải pháp nâng cao năng lực thực hiệnmột chương trình xóa đói giảm nghèo) Bằng cách phân tích các cấu phần này, tácgiả có thé hiểu rõ về bản chất của đối tượng nghiên cứu (việc thực hiện Chương

trình 135 tại địa bàn huyện Bắc Mê, Hà Giang) Nhiệm vụ của phân tích là thông

qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng đề tìm ra bản chất,thông qua cái đặc thù dé tìm ra cái phố biến Việc phân tích các cấu phần cho phéptác giả nhìn thấy được sự liên hệ về nội dung giữa các cấu phần với nhau, thấy được

sự logic trong các vấn đề và sự ràng buộc khi thực hiện Chương trình 135 Khi đặtChương trình 135 trong một tông thể thống nhất, tác giả có thể đề xuất những giảipháp mang tính toàn diện và hệ thống

28

Ngày đăng: 01/11/2024, 15:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN