1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cơ sở văn hóa việt nam Âm dương ngũ hành và những giá trị Đối với Đời sống văn hóa – tinh thần người việt nam

13 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ sở văn hóa Việt Nam: Âm dương ngũ hành và những giá trị đối với đời sống văn hóa – tinh thần người Việt Nam
Tác giả Trần Ngọc Mai Thanh
Người hướng dẫn TS. Đặng Ngọc Ngận
Trường học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Tiểu luận kết thúc học phần
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 438,02 KB

Nội dung

Ảnh hưởng của học thuyết Âm dương – Ngũ hành đối với đời sống văn hóa - tinh thần của người Việt Nam .... Khái niệm và bản chất của học thuyết âm dương, ngũ hành Âm Dương – Ngũ hành xuấ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NGỮ VĂN

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA – TINH THẦN

NGƯỜI VIỆT NAM

HỌ VÀ TÊN: Trần Ngọc Mai Thanh

MÃ SỐ SINH VIÊN: 49.01.608.072

MÃ LỚP HỌC PHẦN: 2321LITR91203

GIẢNG VIÊN:

TS ĐẶNG NGỌC NGẬN

Thành phố Hồ Chí Minh – 2024

Trang 2

Mục Lục

Lời mở đầu 1

Nội dung 2

I Khái niệm và bản chất của học thuyết âm dương, ngũ hành 2

1.1 Những nội dung cơ bản của học thuyết Âm Dương – Ngũ Hành 2

1.1.1 Thuyết Âm - Dương 2

1.1.2 Thuyết Ngũ Hành 3

1.2 Mối quan hệ giữa Âm dương, Ngũ hành 4

1.3 Nhận xét 4

II Ảnh hưởng của học thuyết Âm dương – Ngũ hành đối với đời sống văn hóa - tinh thần của người Việt Nam 4

2.1 Khái niệm về văn hóa, đời sống văn hóa – tinh thần 4

2.2 Những biến đổi về giá trị văn hóa – tinh thần dưới ảnh hưởng của học thuyết Âm dương – Ngũ hành 5

III Tác động của học thuyết Âm dương – Ngũ hành 8

3.1 Mặt tích cực và tiêu cực 8

3.2 Giải pháp để phát huy các giá trị tích cực và hạn chế tiêu cực 8

Kết luận 10

Danh mục tài liệu tham khảo 11

Trang 3

1

Lời mở đầu

Đời sống văn hóa của con người Việt Nam là vô cùng rộng lớn và phong phú Những giá trị cốt lõi của chúng không thể được trình bày hết thông qua một bài tiểu luận ngắn, sau khi đọc và tìm tòi về nhiều chủ đề khác nhau, xét thấy học thuyết âm dương - ngũ hành một học thuyết bắt nguồn từ phương Đông, cụ thể hơn là từ nền cổ đại trung hoa được ghi chép trong Hoàng đế nội kinh ở thời chiến quốc Tần – Hán

Vì đã được du nhập vào việt nam từ rất sớm được ghi chép là từ khi Việt Nam bước vào quá trình đổi mới vào năm 1986 , được coi như một nét đẹp văn hóa tinh thần xen lẫn chút yếu tố tâm linh nhưng vẫn phản ánh một hiện thực đời sống khách quan chứ không nghiêng về hướng mê tín dị đoan Khái niệm “Âm dương – Ngũ hành mang nhiều tầng ý nghĩa vô cùng khác nhau, chung quy lại, chúng giúp mỗi người chúng ta mở rộng và phát triển thế giới quan nhân sinh của mỗi người Đồng thời, học thuyết này còn đưa ra nhiều câu trả lời cho các trải nghiệm tâm linh mà con người

không tài nào nhận thức được về việc du hành thời gian, dự báo tương lai, nhớ lại tiền kiếp, (Ngô Sa Thạch, 2020) Những kiến thức này tuy không có gì mới mẻ

nhưng qua quá trình tìm hiểu nhiều nguồn khác nhau, ta sẽ thấy khái niệm này được giải thích vô cùng gần gũi và gắn bó chặt chẽ với đời sống người Việt nói riêng Em

đã chọn và tìm hiểu những khía cạnh rất khác của học thuyết này như ẩm thực, trang phục, y học, nhận thức và tư duy, phong tục, tín ngưỡng của người Việt được kế thừa

từ những giá trị vốn có của học thuyết này

Trang 4

2

Nội dung

I Khái niệm và bản chất của học thuyết âm dương, ngũ hành

Âm Dương – Ngũ hành xuất phát từ hệ thống tư tưởng triết học cổ đại của đất nước trung Hoa từ thời xa xưa và đã được du nhập vào Việt Nam rất sớm vì thế mà học thuyết này có ảnh hưởng vô cùng sâu sắc đến với đời sống văn hóa tinh thần – tâm linh của nhân dân

1.1 Những nội dung cơ bản của học thuyết Âm Dương – Ngũ Hành

1.1.1 Thuyết Âm - Dương

Thông thường, “ Dương “ – ánh sáng mặt trời, tất thảy những gì thuộc về phạm trù ánh sáng mặt trời “ Âm “ – thiếu ánh sáng mặt trời, nói nôm na là bóng râm hay bóng tối Nhưng sau này, Âm – Dương được hiểu như là hai khí, hai nguyên lý hay hai thế lực Âm đại diện cho giống cái, thụ động, khí lạnh, bóng tối, ẩm ướt, mềm mỏng và vô số chủ thể khác Trong khi đó, Dương đại diện cho giống đực, hoạt động hơi nóng, ánh sáng, sự khôn ngoan và rắn rỏi Sự tồn tại và tác động qua lại giữa hai phạm trù này đã dẫn đến sự hình thành nguồn gốc của vạn vật

Hai khái niệm “ Âm – Dương “ về cơ bản chúng đối lập, mâu thuẫn và đấu tranh lẫn nhau Trong cuộc sống thường nhật rất khó để tránh khỏi các cặp nghĩa đối lập này, chẳng hạn như đực – cái, nóng – lạnh, cao – thấp, Đối với người nông dân gắn bó với nương ruộng, mùa màng, với sự sum tụ gia đình, thường sẽ đề cập đến hai cặp đối lập Mẹ - Cha, Đất – Trời Sự phồn thịnh của Việt Nam ta thường đi đôi với ngành nông nghiệp lúa nước vì mang lại tính thời vụ cao nhưng cũng cần rất nhiều sức người Bên cạnh đó, thời xưa đất đai trù phú, cần rất nhiều nhân công Dần dà, vì nhiều điểm tương đồng, Đất được đồng nhất với mẹ, trời thì được hợp thành với cha, dẫn đất sự khái quát hóa đầu tiên trên con đường hình thành thuyết Âm – Dương Triết lý Âm – Dương có hai quy luật cơ bản

Quy luật về thành tố

Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm có dương và trong dương có âm Vậy, quy luật này cho thấy, vạn vật không tồn tại theo một bản thể âm

Trang 5

3

hay dương nhất định, chúng chỉ là tương đối Trong mưa vẫn tồn tại cái nắng hay nhiệt độ ở tâm trái đất là bốn ngàn độ ẩn sâu hút trong lòng đất ẩm ướt

Quy luật về quan hệ

Âm và dương luôn gắn bó mật thiết với nhau và chuyển hóa cho nhau, âm cực sinh dương, dương cực sinh âm Cụ thể, ngày và đêm, nắng và mưa, rét và nóng, chúng luôn luôn vận hành đổi chỗ không ngừng cho nhau

Trong thực tế, ta còn có thể gặp những cặp khái niệm mà ngay cả sau khi đã vận dụng hai quy luật của triết lý âm dương, việc xác định bản chất âm dương của chúng vẫn không dễ dàng gì hơn bởi lẽ chúng còn bị chi phối bởi những quan niệm xã hội Cặp “ trái phải “ thuộc loại như thế

(Trần Ngọc Thêm – Tìm về bản sắc Văn hóa Việt Nam, NXB Tp.HCM, 1996, tr.119- 121)

1.1.2 Thuyết Ngũ Hành

Cùng xuất phát từ học thuyết triết học cổ đại Trung Quốc từ thế kỷ VIII trước Công nguyên, được cấu thành bao gồm năm yếu tố là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ Học thuyết ra đời nhằm giải thích về quy luật vận động, sự phát triển của vũ trụ, của vạn vật và còn nhằm bổ sung làm cho thuyết Âm dương trước đó trở nên hoàn thiện hơn

Theo thuyết Ngũ hành, “ Kim “ – tượng trưng cho kim loại, sự sắc bén, rắn chắc, tính quyết đoán, mạnh mẽ, “ Mộc “ – tượng trung cho cây cối, cho sự sinh sôi, nảy nở, phát triển và tính ôn hòa, “ Thủy “ – tượng trưng cho nước, sự lưu thông uyển chuyển mềm mại, “ Hỏa “ – tượng trưng cho những gì nóng nảy, hăng hái, cụ thể hơn

là lửa, là sức nóng và cuối cùng là “ Thổ “ – tượng trưng cho đất đai, cho những gì trong lập, có khả năng dung hòa

Các yếu tố về cấu trúc không gian vũ trụ này, chúng có sự tương sinh và tương khắc thông qua mối quan hệ và sự tương tác giữa chúng

Quan hệ tương sinh được xác định theo một trật tự thuận kim đồng hồ Ngũ

hành, tức là Thủy sẽ sinh Mộc (nước giúp cây phát triển, tươi tốt), Mộc sinh Hỏa (gỗ

là nguyên liệu xúc tác cho lửa cháy), Hỏa sinh Thổ (tro tàn tự lửa đốt sẽ làm cho đất đai trù phú, màu mỡ), Thổ sinh Kim (ẩn sâu trong lòng đất là kim loại) và Kim sinh Thủy (kim loại đạt đến một nhiệt độ nóng chảy nhất định sẽ quay về thể lỏng) Tất thảy những điều đó đã hình thành nên mối quan hệ tương sinh giữa năm yếu tố về

Trang 6

4

không gian, vũ trụ Và trên thực tế, sự tương tác trên đơn thuần chi tiết hóa mối quan

hệ âm dương, trong đó Thủy là cực âm và Hỏa là cực dương

Tương khắc là quá trình mà hai yếu tố cản trở, khắc chế, mang tính chất đối

lập nhau Thủy sẽ khắc Hỏa (nước làm dập tắt lửa), Hỏa khắc Kim (sức nóng của lửa

sẽ nung chảy kim loại), Kim khắc Mộc (kim loại mài dũa thành dao, rựa là công cụ chặt đi cây), Mộc khắc Thổ (cây hút đi chất dinh dưỡng của đất), và Thổ khắc Thủy (đất đắp đê ngăn nước)

1.2 Mối quan hệ giữa Âm dương, Ngũ hành

Sự ra đời của học thuyết Âm dương – Ngũ hành là sự bổ trợ, lý giải lẫn nhau Khi vật chất biến hóa phức tạp khó giải thích được, khi đấy, cần đến sự tương hỗ của thuyết Ngũ hành để làm tỏ vấn đề, từ đó giải thích mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội thêm hướng hợp lý hóa

1.3 Nhận xét

Thuyết Âm dương – Ngũ hành đã đánh dấu một sự chuyển hóa đi lên trong tư duy và nhận thức của phương đông nói riêng và của con người Việt Nam nói chung,

về mặt tâm linh nhưng không phải theo hướng mê tín dị đoan1 tiêu cực theo cách đánh thẳng vào mặt tâm linh mà nó được dựa trên những phỏng đoán có cơ sở triết học được người phương Đông nghiên cứu Vì thế, chúng ta cần có một cách nhìn cởi

mở hơn và theo hướng khách quan khi tiếp cận và ứng dụng thuyết Âm dương – Ngũ hành

II Ảnh hưởng của học thuyết Âm dương – Ngũ hành đối với đời

sống văn hóa - tinh thần của người Việt Nam

2.1 Khái niệm về văn hóa, đời sống văn hóa – tinh thần

Văn hóa – tinh thần còn được gọi là văn hoa phi vật chất có thể được hiểu theo

nhiều cách tùy thuộc vào góc nhìn của từng người Nhưng chung quy lại, văn hóa được định nghĩa như là một hệ thống giá trị, niềm tin và hành vi của một nhóm người nào đó Nó có thể là những chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ mà nhóm người đó hướng

1 niềm tin của con người vào các lực lượng siêu nhiên, thần thành đến mức độ mê muội cuồng tín, dẫn đến những hành vi cực đoan, trái với các giá trị văn hóa, đạo đức, pháp luật, gây tổn hại cho cả cộng đồng, cá nhân (Chủ nghĩa Marx – Lenin về tôn giáo)

Trang 7

5

tới Ngoài ra, đấy còn là niềm tin, là những quan niệm về thế giới, về con người và

xã hội mà họ hướng tới Văn hóa là sản phẩm vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra, được lưu truyền và giữ gìn từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo dấu ấn khác biệt của một dân tộc, thể hiện rõ ràng nhất qua ngôn ngữ, trang phục, ẩm thực, nghệ thuật,

Đời sống văn hóa - tinh thần là chủ thể bao hàm con người sống trong một

nền văn hóa bao gồm không gian và thời gian nhất định Đời sống văn hóa chính là

sự kiểm soát của con người đối với môi trường xã hội thông qua các hoạt động rõ ràng mà từ đó hình thành nên tính cách Mỗi cá thể đều sở hữu cho mình một đời sống văn hóa riêng biệt, tuy vậy, nếu chung sống trong một tập thể thì sẽ hình thành nên một đời sống văn hóa chung gọi là đời sống văn hóa cộng đồng (Trần Đức Ngôn, 2017)

2.2 Những biến đổi về giá trị văn hóa – tinh thần dưới ảnh hưởng của học

thuyết Âm dương – Ngũ hành

Ẩm thực

Vận dụng học thuyết Ngũ hành vào các món ăn, ta có được năm mức âm dương ứng với năm mức ngũ hành khác nhau, quá trình được tuân thủ nghiêm trong khâu chế biến món ăn Theo đó, người Việt chia thức ăn như thực phẩm có tính Hàn (lạnh) thì âm thịnh ứng với hành Thủy, tính Nhiệt (nóng), dương (thịnh) sẽ ứng với hành Hỏa, tính Ôn (âm), dương ít ứng với hành Mộc, tính Lương (mát), âm ít ứng với hành Kim và cuối cùng là tính Bình (trung tính) ứng với hành Thổ

Học thuyết này còn được vận dụng dựa trên nhiệt độ của môi trường ở hiện tại, thay đổi thói quen ăn uống của người Việt sao cho tương ứng với thời tiết lúc đó nhưng cũng tùy theo từng vùng miền Chẳng hạn như ,mùa hè thường sẽ oi ả, nóng nực mang tính Nhiệt – hành hỏa thì sẽ ăn các loại thức ăn sở hữu tính Hàn (mát) để mang lại cảm giác tươi tỉnh, phấn khởi hơn, hoặc cũng có thể bổ sung các món ăn mang tính nước, vị chua để dễ ăn, dễ hấp thụ và tiêu hóa hơn, mang lại cảm giác ngon miệng, có khả năng giải nhiệt Ngược lại, mùa đông thường sẽ lạnh lẽo và rét buốt, khi ấy thì các món ăn mang tính Hàn (âm) chứa trong các loại thức ăn cay, nóng như các món chiên, xào, lẩu sẽ là một lựa chọn sáng suốt để giữ ấm cơ thể

Trang 8

6

Y học

Học thuyết Âm dương đã được ghi chép lại từ rất xa xưa và được đưa vào vận dụng như một phương thức chữa bệnh cổ truyền Một số tài liệu cho rằng, thuyết âm dương là kim chỉ nam không chỉ để cho lý luận mà còn để chẩn đoán và chữa trị bệnh, xuyên suốt trên các phương diện “Lý – Pháp – Phương – Dược”2, được nghiên cứu

và đánh giá bởi giới chuyên môn

Bấm huyệt, châm cứu, xoa bóp, đều có sự ảnh hưởng của học thuyết Âm dương Theo học thuyết, các cơ quan của con người được chia thành phần âm và dương riêng biệt, Dương bao gồm phủ, ngoài, khí, lưng, kinh dương, và Âm là tạng, bụng, huyết, kinh âm, Sự phân chia rõ ràng như thế sẽ giúp ích rất nhiều trong việc chẩn đoán, từ đó đưa ra được hướng chữa trị hiệu quả

Cũng theo như nghiên cứu của các nhà triết học, bệnh tật phát sinh một phần bởi sự chênh lệch và mất cân bằng của các yếu tố âm dương sâu bên trong cơ thể, chia ra làm hai thái cực riêng biệt nhau

Thiên thắng có nghĩa khi phần dương thắng thì sẽ gây ra các bệnh như sốt, mất

nước, táo bón, mạch đập nhanh, Ngược lại, khi âm thắng sẽ sinh ra hàn với các căn bệnh như tiêu chảy, tay chân lạnh, mạch đập chậm,

Thiên suy là dương hư làm não suy, hưng phấn ở thần kinh giảm Mặt khác,

âm hư cơ thể sẽ mất nước, ức chế hệ thần kinh giảm,

Và để chữa bệnh thì, dựa vào cơ chế điều hòa, cân bằng âm dương theo thể trạng từng người thì sẽ có một phương pháp điều trị khác nhau Thuốc để chữa trị cũng được chia làm 2 thể là hàn và nhiệt Thuốc lạnh và mát (âm) dùng cho các bệnh nhiệt (dương) Thuốc nóng, ấm (dương) dùng để chữa các bệnh lý hàn (âm)

Trang phục

Học thuyết Âm dương – Ngũ hành cũng len lỏi và ảnh hưởng không ít đối với yếu tố cân bằng, hỗ trợ và điều hòa phong thủy, màu sắc Theo năm chủ thể trong Ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ), mỗi hành mang cho mình một màu sắc riêng biệt, liên quan đến màu sắc của hành theo cơ chế sinh – khắc trong hai hành Trong

2 là một hệ thống y học Trung Quốc từ thế kỷ 13, dựa theo nguyên tắc âm dương và sử dụng các loại thảo dược, châm cứu, phương pháp trị liệu khác nhau để điều trị (Viện Y học Cổ truyền Quốc gia)

Trang 9

7

đời sống sinh hoạt hằng ngày, đối với chuyện may mắn hay xui xẻo, theo học thuyết này, thì đều do hoạt động theo quy tắc khắc – sinh gây nên bởi màu sắc của trang phục ta đang mang trên người Màu sắc được xem như một yếu tố quan trọng trong phong thủy và giúp cân bằng cuộc sống

Nên chọn màu dựa trên hai nguyên tắc

Thứ nhất, chọn các màu của hành sinh cho hành bản mệnh Có nghĩa, chọn

bản màu gắn liền với sinh mệnh của mình dựa theo quy luật ngũ hành, thường sẽ dựa trên năm sinh của bản thân

Thứ hai, màu của hành tương hòa với hành bản mệnh Phải kĩ càng trong việc

lựa chọn màu sắc, nếu màu sắc khắc nhau thì tiết khí sẽ bị suy yếu

Theo nghiên cứu, người ta cũng đã tìm ra được quy luật lựa chọn màu sắc sao cho hợp bản mệnh

Mệnh Kim – nên mặc đồ màu trắng, xám, sữa hay học sẽ mua bán thuận lợi

Có thể lựa chọn xen kẽ các màu như vàng, nâu (Thổ), cần tránh các màu đỏ, cam (mệnh Hỏa) vì có tính tương khắc

Mệnh Mộc – những trang phục màu xanh lá cây, đen, xanh nước biển (Thủy)

sẽ là lựa chọn hợp lý và kị các màu xám, ghi (Kim)

Mệnh Hỏa – nên mặc đồ màu đỏ, hồng, tím, cam các màu mang tính nóng sẽ

giúp công việc suôn sẻ và tránh xanh biển (Thủy) tương khắc

Mệnh Thủy – cuộc sống sẽ vô cùng may mắn nếu người mệnh này biết cách

phối hợp các trang phục màu xanh nước biển hay đen và đặc biệt tránh các màu nâu mang mệnh Thổ

Mệnh Thổ - vàng, tím là các màu tương hợp nhưng cũng có thể kèm theo những

phụ kiện mang màu đỏ, hồng, tím, cam

Tín ngưỡng3

Theo quan niệm đã có từ rất lâu đời, người Việt đã đưa học thuyết này vào việc thờ cúng với hình tượng biểu trưng cho thuyết ngũ hành là Chúa Bà ngũ hành, hay còn có cái tên khác là mẹ năm ngũ hành bao gồm Đệ Nhất Chúa Bà Kim Tinh

3 là niềm tin của con người được thể hiện qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng (Bình Thảo, 2022)

Trang 10

8

Thần Nữ, Đệ Nhị Chúa Bà Mộc Tinh Thần Nữ, Đệ Tam Chúa Bà Thủy Tinh Thần

Nữ, Đệ Tứ Chúa Bà Hỏa Phong Thần Nữ, Đệ Ngũ Chúa Bà Thổ Đức Thần Nữ Năm

vị biểu trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ Đây là một dạng thờ cúng dựa trên thuyết Ngũ hành, với mong muốn cầu cho công việc thuận lợi, gia đình bình an

Đối với học thuyết âm dương, hai chủ thể lúa gạo và con người tuy khác nhưng

về bản chất chúng giống nhau, là một sự kết hợp khác giữa đất – trời, mẹ - cha Mảnh đất để cày, cấy là vô cùng quan trọng với người nông dân, họ luôn cần mùa màng tươi tốt Vì thế tư duy cư dân nông nghiệp Nam – Á theo như tìm hiểu, được chia làm hai hướng khác nhau Một bên, họ tìm kiếm tư duy, trí tuệ sắc sảo nhằm tìm ra quy luật khách quan lí giải hiện thực Bên còn lại, họ tin vào những hiện thực siêu nhiên,

mê muội dẫn đến sùng bái và tôn thờ, xuất hiện khái niệm tín ngưỡng phồn thực

III Tác động của học thuyết Âm dương – Ngũ hành

3.1 Mặt tích cực và tiêu cực

Tích cực

Xuất hiện từ rất sớm và đã gắn bó sâu sắc với đời sống người Việt, Âm dương – Ngũ hành đã ảnh hưởng nhiều đối với ẩm thực, y học, màu sắc trang phục, đã góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa trù phú của nước ta và mang một dấu ấn, bản sắc riêng biệt

Tiêu cực

Sự vật, sự việc nào cũng tồn tại hai mặt xấu và tốt, việc quá lạm dụng vào các yếu tố tâm linh đã vô tình làm xuất hiện hiện tượng văn hóa tâm linh làm lệch lạc đi đời sống văn hóa tinh thần người Việt Nhiều cá thể hay tập thể đã có cái nhìn phiến diện, một chiều, truyền bá những tư tưởng sai lầm, khiến niềm tin tâm linh của nhiều

cá nhân phát triển theo hướng tiêu cực hóa, xuất hiện mê tín dị đoan và nhìn nhận sự việc một cách chủ quan, cảm tính

3.2 Giải pháp để phát huy các giá trị tích cực và hạn chế tiêu cực

Giải pháp phát huy tích cực

Các bên liên quan nên tuyên truyền, giáo dục thông qua các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình Với thời đại công nghệ phát triển, việc truyền tải bằng mạng xã hội là vô cùng hiệu quả Ngoài ra, nên kết hợp nội dung bảo tồn truyền thống

Ngày đăng: 01/11/2024, 11:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w