Chúng ta đã biết được quy luật giá trị là quy luật kinh tế quan trọng nhất của sản xuất và trao đổi hàng hoá . Do đó mà ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự xuất hiện cuả quy luật giá trị. Mọi hoạt động cuả các chủ thể kinh tế trong sản xuất và lưu thông hàng hoá đều chịu sự tác động cuả quy luật này. Quy luật giá trị là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế chu kì,phân hoá giàu nghèo, những cuộc cạnh tranh không lành mạnh… Trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quy luật giá trị có tác động nhiều mặt đến tăng trưởng của nền kinh tế. Chính vì thế, chúng ta cần nghiên cứu về quy luật giá trị, tìm hiểu vai trò và tác động của nó tới nền kinh tế là điều cần thiết đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Bài tiểu luận này chia thành 3 chương, bao gồm: Chương I. Cơ sở lí luận về quy luật giá trị Chương II. Thực trạng tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay Chương III. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta trong thời gian tới Em xin gửi lời chân thành cảm ơn thầy/cô giáo đã hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Trong bài viết còn nhiều sai sót mong thầy/cô giáo chỉ bảo để em rút kinh nghiệm lần sau sửa chữa. Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 4
PHẦN NỘI DUNG 5
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY LUẬT QUÁ TRỊ 5
1.1 Quy luật giá trị là gì? …… 5
1.2 Nội dung quy luật giá trị 5
1.3 Tác động của quy luật giá trị 5
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 8
2.1 Tổng quan về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam .8
2.2.1 Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ……… …… 8
2.2.2 Đặc trưng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ……… 8
2.2 Tác động của quy luật giá trị đối với nền nền kinh tế thị trường Việt Nam ……… 10
2.2.1 Tác động tích cực ……… 10
2.2.2 Tác động tiêu cực ……… …11
CHƯƠNG III ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN DỤNG QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA NƯỚC TA THỜI GIAN TỚI 12
3.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng quy luật giá trị đối với lĩnh vực sản xuất … 14
Trang 33 Giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng quy luật giá trị đối với lĩnh vực lưu thông
……… ………15 3.3 Giải quyết đối với các vấn đề xã hội, phân hoá giàu nghèo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 18
PHẦN KẾT LUẬN ……….20 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
Chúng ta đã biết được quy luật giá trị là quy luật kinh tế quan trọng nhất của sản xuất
và trao đổi hàng hoá Do đó mà ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự xuất hiện cuả quy luật giá trị Mọi hoạt động cuả các chủ thể kinh tế trong sản xuất và lưu thông hàng hoá đều chịu sự tác động cuả quy luật này Quy luật giá trị là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế chu kì,phân hoá giàu nghèo, những cuộc cạnh tranh không lành mạnh… Trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng, phát triển kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, quy luật giá trị có tác động nhiều mặt đến tăng trưởng của nền kinh tế Chính vì thế, chúng ta cần nghiên cứu về quy luật giá trị, tìm hiểu vai trò và tác động của nó
tới nền kinh tế là điều cần thiết đặt ra trong giai đoạn hiện nay
Bài tiểu luận này chia thành 3 chương, bao gồm:
Chương I Cơ sở lí luận về quy luật giá trị
Chương II Thực trạng tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa hiện nay
Chương III Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta trong thời gian tới
Em xin gửi lời chân thành cảm ơn thầy/cô giáo đã hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành đề tài này Trong bài viết còn nhiều sai sót mong thầy/cô giáo chỉ bảo để em rút kinh nghiệm lần sau sửa chữa Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY LUẬT QUÁ TRỊ 1.1 Quy luật giá trị là gì?
Quy luật giá trị hay quy luật giá trị của hàng hoá được Các Mác lần đầu trình bày trong luận chiến Sự nghèo nàn của Triết học năm 1847, đề cập đến một nguyên tắc điều tiết về trao đổi kinh tế các sản phẩm lao động của con người, cụ thể là giá trị trao đổi tương đối của những sản phẩm đó trong thương mại, thường được biểu thị bằng giá cả bằng tiền, tỷ lệ thuận với lượng thời gian lao động trung bình của con người hiện đang cần thiết về mặt xã hội để sản xuất ra chúng trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá, nó quy
định bản chất và là cơ sở của những quy luật khác liên quan tới sản xuất và trao đổi hàng hoá Đồng thời, cũng quy định mặt chất và sự vận động về mặt lượng của giá trị hàng hoá, theo
đó, việc sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa vào hao phí lao động xã hội cần thiết cũng như tuân thủ trao đổi theo nguyên tắc ngang giá
Càng tốn nhiều lao động để tạo ra một sản phẩm thì nó càng có giá trị và ngược lại, càng tốn ít lao động để tạo ra một sản phẩm thì nó càng ít giá trị
Ở đâu có sản xuất và lưu thông hàng hoá thì ở đó có sự tồn tại và ảnh hưởng của quy luật giá trị Quy luật giá trị sẽ tác động đến toàn bộ hoạt động của các chủ thể kinh tế trong sản xuất và trao đổi hàng hoá
1.2 Nội dung quy luật giá trị
Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết
Tức là với người sản xuất, muốn bán được hàng hóa (muốn xã hội thừa nhận hàng hóa của mình) thì lượng giá trị cá biệt của một hàng hóa phải phù hợp với lượng giá trị xã hội của
nó, muốn vậy, họ phải luôn tìm cách hạ thấp giá trị cá biệt ngang bằng hoặc nhỏ hơn lượng
Trang 6giá trị xã hội Trong trao đổi, phải tiến hành theo nguyên tắc ngang giá, lấy giá trị xã hội làm
cơ sở, không trao đổi theo giá trị cá biệt
Cơ chế hoạt động và phát huy tác dụng của quy luật giá trị là thông qua sự vận động của giá cả thị trường xoay quanh giá trị dưới tác động của quan hệ cung cầu Trong thực tế người sản xuất và trao đổi hàng hóa không hề biết tác động quy luật giá trị, họ chỉ biết giá cả thị trường và hoạt động tuân theo mệnh lệnh của giá cả thị trường
1.3 Tác động của quy luật giá trị
Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
Điều tiết sản xuất, với mục đích là lợi nhuận, người sản xuất thông qua sự biến động
của giá cả thị trường, họ biết được tình hình cung - cầu của từng loại hàng hóa, biết được hàng hóa nào đang có lợi nhuận cao, hàng hóa nào đang thua lỗ Nếu hàng hóa có giá cả bằng với giá trị thì sản xuất của họ được tiếp tục vì phù hợp với yêu cầu của xã hội Nếu hàng hóa
có giá cả cao hơn giá trị (cầu > cung) người sản xuất có nhiều lợi nhuận nên mở rộng sản xuất, cung ứng thêm hàng hóa ra thị trường, thu hút thêm tư liệu sản xuất và sức lao động làm cho quy mô ngành này mở rộng Nếu hàng hóa có giá cả thấp hơn giá trị (cung > cầu) người sản xuất sẽ ít lợi nhuận hoặc không có lợi nhuận vì vậy họ phải thu hẹp sản xuất, giảm bớt tư liệu sản xuất và sức lao động, quy mô ngành này thu hẹp
Ví dụ: Để sản xuất được mặt hàng mũ thời trang, người sản xuất hao phí lao động cá biệt là 180,000 VND/sản phẩm Thế nhưng hao phí lao động xã hội cần thiết chỉ có 150,000 VND/sản phẩm Vậy nếu như người sản xuất tính giá bán ra theo mức hao phí lao động cá biệt là 180,000 VND/sản phẩm thì không bán được vì cao hơn hao phí lao động xã hội, do đó
có nguy cơ bị thu hẹp quy mô sản xuất
Như vậy, quy luật giá trị thông qua giá cả thị trường đã tự phát phân bổ các yếu tố của sản xuất vào các ngành sản xuất khác nhau, điều chỉnh quy mô sản xuất của các ngành cho phù hợp với nhu cầu của xã hội
Điều tiết lưu thông, với mục đích là lợi nhuận, người tham gia lưu thông hàng hóa luôn
vận chuyển hàng hóa từ nơi có giá cả thấp (cung > cầu) đến nơi có giá cả cao (cầu > cung)
Trang 7Như vậy quy luật giá trị góp phần làm cho cung cầu hàng hóa giữa các vùng cân bằng, phân phối lại hàng hóa và thu nhập giữa các vùng miền, điều chỉnh sức mua của thị trường…
Ví dụ: Vải thiều Thanh Hà ngon và được trồng nhiều ở Hải Dương Giá bán tại địa phương trung bình là 10000đ/kg Nhưng nếu bán ở Hà Nội hay Hải Phòng sẽ bán được 15000đ/kg do các địa phương không trồng được loại vải ngon này Vì vậy, với mục đích là lợi nhuận, người tham gia lưu thông hàng hóa luôn vận chuyển hàng hóa từ nơi có giá cả thấp (cung > cầu) từ Hải Dương đến nơi có giá cả cao (cầu > cung) Hà Nội, Hải Phòng
Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao năng suất lao động
Trên thị trường hàng hóa được trao đổi theo giá trị xã hội Người sản xuất có giá trị cá biệt lớn hơn giá trị xã hội sẽ gặp bất lợi hoặc thua lỗ, người sản xuất có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn Vì thế, với mục đích là lợi nhuận và để đứng vững trong cạnh tranh người sản xuất, kinh doanh phải tìm cách hạ thấp giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội, thông qua các biện pháp làm tăng năng suất lao động như cải tiến kỹ thuật,
áp dụng công nghệ mới, đổi mới phương thức quản lý, nâng cao tay nghề, thực hành tiết kiệm… Trong kinh tế thị trường ai cũng làm như vậy, kết quả là lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, năng suất lao động xã hội tăng lên, chi phí sản xuất giảm xuống…
Trong lưu thông, để có nhiều lợi nhuận, bán được nhiều hàng, giảm chi phí lưu thông, người kinh doanh phải tăng chất lượng phục vụ, tích cực quảng cáo, tổ chức tốt khâu bán hàng và hậu bán hàng, giảm các cấp thương mại trung gian… Làm cho quá trình lưu thông hiệu quả hơn, nhanh chóng, thuận tiện với chi phí thấp
Thứ ba, phân hóa những người sản xuất thành người giàu và người nghèo
Trong quá trình cạnh tranh, những người sản xuất có điều kiện sản xuất thuận lợi hoặc may mắn sẽ thu được nhiều lợi nhuận, dần trở thành giầu có, ngược lại người sản xuất có điều kiện ở thế bất lợi hoặc gặp rủi ro sẽ thua lỗ dẫn đến phá sản trở thành nghèo khổ, phải đi làm thuê Trong kinh tế thị trường thuần túy, do chạy theo lợi ích cá nhân, đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, khủng hoảng kinh tế… là những nhân tố tác động làm tăng sự phân hóa cùng những tiêu cực về kinh tế xã hội khác
Trang 8CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Tổng quan về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
2.2.1 Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự đột phá trong tư duy và thực tiễn lãnh đạo sự nghiệp đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam Đây là vấn đề lý luận và thực tiễn mới mẻ và hết sức phức tạp, gắn bó giữa việc nhận thức quy luật khách quan với phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam; là kết quả một quá trình tìm tòi, thể nghiệm lâu dài, từ chưa đầy đủ đến ngày càng đầy đủ, từ chưa sâu sắc đến ngày càng sâu sắc hơn
Tại Đại hội IX (năm 2001), Đảng ta chính thức đưa ra khái niệm kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, coi đó là mô hình tổng quát, là đường lối chiến lược nhất quán của Việt
Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
“Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành theo các quy luật
của thị trường đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có sự điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo »
2.2.2 Đặc trưng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Về mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Phát triển lực lượng
sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh “Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân”
Trang 9- Đặc trưng về sở hữu: Trước đổi mới, nền kinh tế nước ta chỉ có một chế độ sở hữu
về tư liệu sản xuất là chế độ công hữu (gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể) Từ khi tiến hành đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam thừa nhận trên thực tế có nhiều hình thức
sở hữu về tư liệu sản xuất, bao gồm cả công hữu và tư hữu
- Về quan hệ quản lý nền kinh tế: Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, sự can thiệp
của nhà nước vào quá trình kinh tế nhằm khắc phục những hạn chế khuyết tật của thị trường
và định hướng thị trường theo mục tiêu đã định là một tất yếu khách quan Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam không nằm ngoài tính khách quan đó Sự khác biệt
ở Việt Nam là nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, sự làm chủ và giám sát của nhân dân với mục tiêu dùng kinh tế thị trường để xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, vì một xã hội «dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh »
- Về quan hệ phân phối: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
thực hiện nhiều hình thức phân khác nhau đối với các yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất trên cơ sở công bằng, bình đẳng và hiệu quả kinh tế Việc sử dụng nhiều hình thức phân phối
là động lực cơ bản thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cho mọi tầng lớp nhân dân, bảo đảm công bằng xã hội trong sử dụng các nguồn lực kinh tế và sự đóng góp của từng chủ thể kinh tế
Ở nước ta hiện nay, phân phối để hình thành thu nhập cá nhân có các hình thức: phân phối theo kết quả lao động, theo hiệu quả kinh tế, theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác và thông qua hệ thống phúc lợi tập thể và xã hội Trong đó phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, phân phối theo phúc lợi là những hình thức phân phối mang tính chất định hướng xã hội chủ nghĩa
- Về quan hệ giữa gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội: Nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải thực hiện gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội; phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa - xã hội; thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội ngay trong từng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và từng giai đoạn phát triển Tiến bộ và công bằng xã hội vừa là điều kiện (phương tiện) bảo đảm sự
Trang 10phát triển bền vững, vừa là mục tiêu của chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta phải hiện thực hóa từng bước trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Đối với các nước tư bản chủ nghĩa, ngày nay cũng đặt ra vấn đề giải quyết công bằng
xã hội Song nó chỉ được đặt ra khi những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đã làm gay gắt các vấn đề xã hội đe dọa sự tồn vong của chủ nghĩa tư bản, hay nói cách khác giải quyết vấn đề công bằng xã hội đối với các nước tư bản chủ nghĩa chỉ là phương tiện để duy trì chế
độ tư bản chủ nghĩa chứ không phải là mục tiêu của chế độ đó
2.2 Tác động của quy luật giá trị đối với nền nền kinh tế thị trường Việt Nam
* Khuyến khích sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế
Quy luật giá trị thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và dịch vụ có giá trị cao với chi phí thấp nhất Điều này khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao hiệu suất lao động,
áp dụng công nghệ tiên tiến và cải tiến quy trình sản xuất
Ví dụ: Các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam, như Vinatex, đã đầu tư vào công nghệ
và tự động hóa để tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất Điều này giúp họ cạnh tranh tốt hơn trên thị trường quốc tế và tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý
* Định hướng phát triển ngành nghề theo nhu cầu thị trường
Quy luật giá trị giúp xác định các ngành nghề và lĩnh vực có tiềm năng phát triển dựa trên nhu cầu thị trường Điều này giúp phân bổ tài nguyên và nguồn lực một cách hiệu quả hơn
Ví dụ: Ngành công nghiệp chế biến thủy sản ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ nhờ
vào nhu cầu ngày càng tăng của thị trường quốc tế đối với các sản phẩm thủy sản như tôm,
cá tra Các doanh nghiệp trong ngành này đã đầu tư vào công nghệ chế biến hiện đại để đáp ứng nhu cầu và nâng cao giá trị sản phẩm
Trang 11* Thúc đẩy cạnh tranh và cải thiện chất lượng sản phẩm
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp
Ví dụ: Trong ngành viễn thông, các nhà mạng như Viettel, VNPT, và Mobifone đã
không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và đầu tư vào cơ sở hạ tầng để cạnh tranh lẫn nhau Điều này đã mang lại cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn dịch vụ với chất lượng tốt hơn và giá cả hợp lý hơn
* Tạo động lực cho sáng tạo và đổi mới
Quy luật giá trị tạo động lực cho các doanh nghiệp và cá nhân tìm kiếm các phương pháp sản xuất mới, sáng tạo và đổi mới để tạo ra giá trị cao hơn cho sản phẩm và dịch vụ của mình
Ví dụ: Các công ty công nghệ như FPT và VinSmart đã đầu tư vào nghiên cứu và phát
triển (R&D) để tạo ra các sản phẩm công nghệ cao, từ phần mềm đến điện thoại thông minh, góp phần nâng cao giá trị gia tăng và thúc đẩy nền kinh tế số của Việt Nam
* Đảm bảo tính linh hoạt và thích ứng của nền kinh tế
Quy luật giá trị giúp nền kinh tế thích ứng nhanh chóng với các biến động của thị trường và môi trường kinh doanh quốc tế, từ đó duy trì sự ổn định và phát triển bền vững
Ví dụ: Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp sản xuất khẩu trang
và thiết bị y tế đã nhanh chóng điều chỉnh dây chuyền sản xuất để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thị trường, từ đó duy trì hoạt động kinh doanh và đóng góp vào công tác phòng chống dịch bệnh
Tóm lại, quy luật giá trị có nhiều tác động tích cực đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, từ việc nâng cao hiệu quả sản xuất, định hướng phát triển ngành nghề, thúc đẩy cạnh tranh, sáng tạo và đổi mới, đến việc đảm bảo tính linh hoạt
và thích ứng của nền kinh tế
2.2.2 Tác động tiêu cực