1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Kinh tế chính trị : Hội nhập kinh tế quốc tế. Liên hệ thực tế xuất nhập khẩu ở Việt Nam

21 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hội nhập kinh tế quốc tế. Liên hệ thực tế xuất nhập khẩu ở Việt Nam
Trường học Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh tế chính trị
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 654,32 KB

Nội dung

Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan đối với các quốc gia muốn mở mang quan hệ với các nước khác, với khu vực và thế giới. Hội nhập đã và đang tạo động lực cho phát triển lực lượng sản xuất, huy động các nguồn lực, thúc đẩy quá trình chuyên môn hoá, hiện đại hoá, tạo ra sự năng động và tăng trưởng cho nền kinh tế, nâng cao vị thế của mỗi khu vực, mỗi quốc gia trên cơ sở sử dụng hợp lý có hiệu quả các nguồn lực thông qua các quan hệ hợp tác cùng có lợi. Hội nhập kinh tế quốc tế mang đặc trưng kinh tế trong phạm vi quốc tế, nhằm xây dựng các mô hình hợp tác kinh tế khu vực ở các cấp độ khác nhau như song phương, đa phương trên phạm vi toàn cầu, hướng tới nhất thể hoá quan hệ kinh tế quốc tế trong khu vực, trong đó việc xây dựng rộng rãi khu mậu dịch tự do là một biểu hiện quan trọng. Hội nhập kinh tế quốc tế tác động toàn diện đến mọi mặt kinh tế - xã hội của đất nước. Trên lĩnh vực thương mại quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ mang đến cơ hội về mở mang các quan hệ kinh tế, phát triển mở rộng thị trường… mà còn đem lại những thách thức trong quá trình phát triển, trong đó đặc biệt là vấn đề nhập siêu. Việc mở rộng quan hệ ngoại thương với các đối tác vừa mang lại lợi ích thương mại, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước, vừa có thể phục vụ chiến lược ngoại giao và bảo vệ an ninh quốc phòng, chuyển từ gắn kết, phụ thuộc lẫn nhau trong quan hệ kinh tế tiến tới phát triển hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam với các quốc gia và khu vực, đảm bảo đạt được đồng thời các mục tiêu phát triển quốc gia, ổn định chính trị - xã hội và an ninh quốc phòng, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường thế giới. Chính vì vậy, quốc gia nào có sự chuẩn bị kỹ càng để chủ động hội nhập quốc tế thì sẽ giúp phát huy được các tác động tích cực, đồng thời giảm thiểu được tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế đến sự phát triển của đất nước. Bài tiểu luận này sẽ tập trung và hai nội dung chính, gồm: - Một là, làm rõ lý luận chung về hội nhập kinh tế quốc tế, như: khái niệm, nội dung và vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế - Hai là, liên hệ thực tế vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

MINH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN Kinh tế chính trị

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

LIÊN HỆ THỰC TẾ VẤN ĐỀ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ Ở VIỆT NAM

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:

Sinh viên:

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 8 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3 NỘI DUNG 4

1.1 Khái niệm và nội dung hội nhập kinh tế quốc tế 4

1.2 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam 6

2 XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP

2.1 Thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây 11

2.2 Chủ trương giải pháp phát triển xuất nhập khẩu ở Việt Nam 18

KẾT LUẬN 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 3

MỞ ĐẦU

Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan đối với các quốc gia muốn

mở mang quan hệ với các nước khác, với khu vực và thế giới Hội nhập đã và đang tạo động lực cho phát triển lực lượng sản xuất, huy động các nguồn lực, thúc đẩy quá trình chuyên môn hoá, hiện đại hoá, tạo ra sự năng động và tăng trưởng cho nền kinh

tế, nâng cao vị thế của mỗi khu vực, mỗi quốc gia trên cơ sở sử dụng hợp lý có hiệu quả các nguồn lực thông qua các quan hệ hợp tác cùng có lợi Hội nhập kinh tế quốc tế mang đặc trưng kinh tế trong phạm vi quốc tế, nhằm xây dựng các mô hình hợp tác kinh tế khu vực ở các cấp độ khác nhau như song phương, đa phương trên phạm vi toàn cầu, hướng tới nhất thể hoá quan hệ kinh tế quốc tế trong khu vực, trong đó việc xây dựng rộng rãi khu mậu dịch tự do là một biểu hiện quan trọng Hội nhập kinh tế quốc tế tác động toàn diện đến mọi mặt kinh tế - xã hội của đất nước Trên lĩnh vực thương mại quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ mang đến cơ hội về mở mang các quan hệ kinh tế, phát triển mở rộng thị trường… mà còn đem lại những thách thức trong quá trình phát triển, trong đó đặc biệt là vấn đề nhập siêu Việc mở rộng quan hệ ngoại thương với các đối tác vừa mang lại lợi ích thương mại, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước, vừa có thể phục vụ chiến lược ngoại giao và bảo vệ an ninh quốc phòng, chuyển từ gắn kết, phụ thuộc lẫn nhau trong quan hệ kinh

tế tiến tới phát triển hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam với các quốc gia và khu vực, đảm bảo đạt được đồng thời các mục tiêu phát triển quốc gia, ổn định chính trị - xã hội và an ninh quốc phòng, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường thế giới Chính vì vậy, quốc gia nào có sự chuẩn bị kỹ càng để chủ động hội nhập quốc tế thì sẽ giúp phát huy được các tác động tích cực, đồng thời giảm thiểu được tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế đến sự phát triển của đất nước

Bài tiểu luận này sẽ tập trung và hai nội dung chính, gồm:

Trang 4

- Một là, làm rõ lý luận chung về hội nhập kinh tế quốc tế, như: khái niệm, nội dung và vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế

- Hai là, liên hệ thực tế vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay

Trang 5

NỘI DUNG

1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1.1 Khái niệm và nội dung hội nhập kinh tế quốc tế

a.Khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế

Chúng ta biết rằng, ngày nay, do điều kiện tự nhiên và xã hội khác nhau, điều kiện về nguồn lực khác nhau, và thị trường khác nhau, nên các quốc gia đều có xu

hướng mở cửa kinh tế, bắt tay hợp tác với nhau để thúc đẩy phát triển kinh tế “Hội

nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẽ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.”

b Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế

- Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập hiệu thành công

Hội nhập là tất yếu, tuy nhiên, đối với Việt Nam, hội nhập không phải bằng mọi giá Quá trình hội nhập phải được cân nhắc với lộ trình và cách thức tối ưu Quá trình này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị các điều kiện trong nội bộ nền kinh tế cũng như các mối quan hệ quốc tế thích hợp

Ví dụ: để gia nhập được Tổ chức thương mại thế giới WTO, không phải là chỉ cần

1 -2 ngày là Việt Nam gia nhập được; mà đòi hỏi phải trải qua nhiều bước quan trọng như; giai đoạn Khởi đầu nộp đơn – Trở thành quan sát viên – Đàm phán song phương – đàm phán đa phương – cải cách chính sách, hạ tầng – và cuối cùng mới hoàn tất đàm phán gia nhập Và khi gia nhập rồi, chúng ta vẫn liên tục phải rà soát, thể chế để phù hợp chuẩn mực quốc tế

Trang 6

- Thứ hai, thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc

tế

Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ Theo đó hội nhập kinh tế quốc tế có thể được coi là nông, sâu tùy vào mức độ tham gia của một nước vào các quan hệ kinh tế đối ngoại, các tổ chức kinh tế quốc tế hoặc khu vực Theo đó, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được chia thành các mức độ cơ bản từ thấp đến cao là: Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA), Khu vực mậu dịch tự do (FTA), Liên minh thuế quan (CU), Thị trường chung (hay thị trường duy nhất), Liên minh kinh tế - tiền tệ…

Xét về hình thức, hội nhập kinh tế quốc tế là toàn bộ các hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước gồm nhiều hình thức đa dạng như: ngoại thương, đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế, dịch vụ thu ngoại tệ

Ví dụ thực tế về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam: Các công ty như Apple, Samsung, và Coca-Cola có mặt trên toàn thế giới, sản xuất và bán sản phẩm của họ ở nhiều quốc gia khác nhau Xét ở góc độ sản xuất, tập đoàn Samsung không chỉ sản xuất tập trung ở một quốc gia, mà mở nhiều chi nhánh sản xuất, lắp ráp, linh kiện tại các quốc gia khác có lợi thế nguồn lực khác nhau ở Việt Nam, có Samsung ở Bắc Ninh, LG Hải phòng, …

1.2 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gia tăng sự liên hệ giữa nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới Do đó, một mặt, quá trình hội nhập sẽ tạo ra nhiều tác động tích cực đối với quá trình phát triển của Việt Nam, mặt khác cũng đồng thời đưa đến nhiều thách thức đòi hỏi phải vượt qua mới có thể thu được những lợi ích to lớn

Trang 7

từ quá trình hội nhập kinh tế thế giới đem lại

a Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là tất yếu mà còn đem lại những lợi ích to lớn trong phát triển của các nước và những lợi ích kinh tế khác nhau cho cả người sản xuất và người tiêu dùng Cụ thể là:

Hội nhập kinh tế quốc tế thực chất là mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại phát triển, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước, tận dụng các lợi thế kinh tế của nước ta trong phân công lao động quốc tế, phục vụ cho các mục tiêu tăng trưởng kinh

tế nhanh, bền vững và chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang chiều sâu với hiệu quả cao

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, hiện đại và hiệu quả hơn, qua đó hình thành các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm

và doanh nghiệp trong nước, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, làm tăng khả năng thu hút công nghệ hiện đại và đầu tư bên ngoài vào nền kinh tế

Hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như viễn thông; khai thác, chế biến dầu khí; điện tử,công nghệ thông tin Các dự án đầu tư quan trọng của một số công ty đa quốc gia hàng đầu bao gồm Tập đoàn Samsung, Tập đoàn Intel,

LG đã chọn Việt Nam là nơi sản xuất các sản phẩm điện tử như điện thoại di động và máy tính bảng để xuất khẩu trên toàn thế giới Điều này đã giúp đưa ngành điện tử Việt Nam vào những năm trước 2010 lên thành ngành xuất khẩu lớn nhất của đất nước trong giai đoạn hiện nay

Hội nhập kinh tế quốc tế giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và tiềm lực

Trang 8

khoa công nghệ quốc gia Nhờ đẩy mạnh hợp tác giáo dục – đào tạo và nghiên cứu khoa học với các nước mà nâng cao khả năng hấp thụ khoa học công nghệ hiện đại và tiếp thu công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao chất lương nền kinh tế

Hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế để thay đổi công nghệ sản xuất, tiếp cận với phương thức quản trị phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội để cải thiện tiêu dùng trong nước, người dân được thụ hưởng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh; được tiếp cận và giao lưu với thế giới bên ngoài, từ đó

có cơ hội kiếm việc làm cả ở trong nước lẫn ngoài nước

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình và xu thế phát triển của thế giới, từ đó xây dựng và điều chỉnh chiến lược phát triển hợp lý, đề ra chính sách phát triền phù hợp cho đất nước

Hội nhập kinh tế quốc tế là tiền đề cho hội nhập về văn hóa, tạo điều kiện để tiếp thu những giá trị tinh hoa của thế giới, bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế giới để làm giàu thêm văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội

Hội nhập kinh tế quốc tế còn tác động mạnh mẽ tới hội nhập kinh tế chính trị, tạo điều kiện cho cải cách toàn diện hướng tới xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng một xã hội mở, dân chủ, văn minh

Hội nhập tạo điều kiện để mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật

Trang 9

tự quốc tế, nâng cao vai trò, uy tín và vị thế quốc tế của nước ta trong các tổ chức chính trị, kinh tế toàn cầu

Hội nhập kinh tế quốc tế giúp đảm bảo an ninh quốc gia, duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và quốc tế để tập trung cho phát triển kinh tế xã hội; đồng thời mở ra khả năng phối hợp các nỗ lực và nguồn lực của các nước để giải quyết những vấn đề quan tâm chung như môi trường, biến đổi khí hậu, phòng chống tội phạm và buôn lậu quốc tế

b Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đưa lại những lợi ích, trái lại, nó cũng đặt

ra nhiều rủi ro, bất lợi, thách thức, đó là:

Hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế nước ta gặp khó khăn trong phát triển, thậm chí là phá sản, gây nhiều hậu quả bất lợi về mặt kinh tế - xã hội

Kết quả khảo sát về hàng Việt Nam chất lượng cao 2017 cho thấy sản phẩm trong nước dù còn chiếm ưu thế trên thị trường với tỷ lệ người tiêu dùng yêu thích chiếm 51% và thường xuyên mua dùng chiếm đến 60% Tuy nhiên, khảo sát 2018 cho thấy tỷ lệ này đã giảm mạnh, lần lượt chỉ có 27% người tiêu dùng yêu thích và 32% chọn mua Ưu thế phát triển mạnh mẽ của kênh phân phối hiện đại ngoại xuất hiện ồ ạt trên thị trường Việt, trong đó phải kể đến các “ông lớn” Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, thông qua chuỗi phân phối Mega Market (trước đó là Metro), Lotte, B'smart, Robinson, Nguyễn Kim, Aeon Mall, Family Mart, 7-Eleven, Circle K…Thực tế cho thấy, hệ thống bán lẻ của doanh nghiệp ngoại và hàng ngoại đang dần lấn sân trên thị trường Việt Nam khiến hàng Việt ngày càng “rơi rụng” ở các quầy kệ

Trang 10

của siêu thị

Hội nhập kinh tế quốc tế có thể làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động khôn lường về chính trị, kinh tế và thị trường quốc tế

Tháng 3/2022, giá xăng dầu tăng cao.Chiến sự Nga - Ukraine chỉ là một tác nhân làm cho giá dầu thế giới tăng nhanh và cao hơn Lý do vì giá xăng dầu của Việt Nam được điều hành theo diễn biến của giá xăng dầu thế giới Chỉ hai tuần trở lại đây, giá thế giới tăng quá mạnh Việc xăng dầu tăng giá khiến giá các mặt hàng như thép, phân bón cũng tăng đột biến Chiều 9-3, cửa hàng xăng dầu 77 (Công ty TNHH Xăng dầu 77) tại đường Nguyễn Oanh (quận Gò Vấp, TP.HCM) chỉ bán xăng RON92,

3 trụ bơm xăng RON95 đều tắt đèn Nhân viên tại đây cho biết hiện hết xăng RON95 khiến nhiều xe máy, xe hơi đến đổ xăng đều phải quay đầu tìm cây xăng khác.Trong khi đó, một cây xăng tư nhân tại quận Bình Thạnh phải treo biển "hết xăng còn dầu", nhiều người dắt bộ đến rồi lại phải dắt bộ về Tương tự, một cây xăng khác trên đường Phan Văn Trị (quận Gò Vấp) cũng treo biển "hết xăng còn dầu" trong chiều 9-

3

Hội nhập kinh tế quốc tế có thể dẫn đến phân phối không công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và các nhóm khác nhau trong xã hội, do vậy có nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu – nghèo và bất bình đẳng xã hội

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các nước đang phát triển như nước ta phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, do thiên hướng tập trung vào các ngành sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều sức lao động, nhưng có giá trị gia tăng thấp Có vị trí bất lợi và thua thiệt trong chuỗi giá trị toàn cầu Do vậy, để trở thành bãi thải công nghiệp và công nghệ thấp, bị cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên

Trang 11

và hủy hoại môi trường ở mức độ cao

Hội nhập kinh tế quốc tế có thể tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước, chủ quyền quốc gia và phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đối với việc duy trì an ninh và ổn định trật tự, an toàn xã hội

Hội nhập có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống Việt Nam bị xói mòn trước sự “xâm lăng” của văn hóa các nước ngoài

Hội nhập có thể làm tăng nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, di cư bất hợp pháp,…

Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay vừa có khả năng tạo ra những cơ hội thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, vừa có thể dẫn đến những nguy cơ to lớn mà hậu quả khó lường Vì vậy, tranh thủ thời cơ, vượt qua những thách thức trong hội nhập kinh tế là vấn đề phải đặc biệt coi trọng

2 XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP

KINH TẾ QUỐC TẾ HIỆN NAY

2.1 Thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây

a Những thành tựu trong xuất nhập khẩu

Trong 5 năm 2018 – 2022, tốc độ tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu bình quân của Việt Nam đạt 11,3%/năm Trong giai đoạn kinh tế thế giới và trong nước chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19, hoạt động xuất, nhập khẩu tuy suy giảm nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng dương Tuy nhiên, sang năm 2023, kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, lạm phát mặc dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao, nhiều nền kinh tế lớn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt; nhu cầu hàng hóa thế giới và một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Hoa Kỳ, Trung Quốc EU, ASEAN, Nhật Bản sụt

Trang 12

giảm; thương mại và đầu tư toàn cầu tiếp tục thu hẹp; hàng rào bảo hộ, phòng vệ thương mại gia tăng đã khiến nhiều quốc gia tăng trưởng chậm lại Theo IMF, tăng trưởng thương mại thế giới dự kiến đạt 0,9% trong năm 2023, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 4,9% của giai đoạn 2000-2019

Do đó, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2023 không đạt được như

kỳ vọng Tính chung cả năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt

683 tỷ USD, giảm 6,6% so với năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 4,4%; nhập khẩu giảm 8,9%[1] Tuy nhiên, cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức thặng dư kỷ lục ước đạt 28 tỷ USD, gấp 2,3 lần năm 2022

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2023 ước đạt 355,5 tỷ USD, giảm 4,4% so với năm trước Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 95,55 tỷ USD, giảm 0,3%, chiếm 26,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 259,95 tỷ USD, giảm 5,8%, chiếm 73,1% Có 35 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,6% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 07 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 66%)

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2023 ước đạt 327,5 tỷ USD, giảm 8,9% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 117,29 tỷ USD, giảm 7,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 210,21 tỷ USD, giảm 9,8% Có 44 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 92,4% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 04 mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 46,8%)

Xuất, nhập khẩu năm 2023 có sự hỗ trợ rất lớn từ hội nhập kinh tế quốc tế, giúp Việt Nam hợp tác thương mại với nhiều quốc gia hơn và trở thành mắt xích quan

Ngày đăng: 14/07/2024, 22:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w