Làm việc nhóm cần được tối ưu hóa để khai thác tối đa sự sáng tạo vàphối hợp, trong khi chuyển đổi số phải được triển khai một cách nhịp nhàng để khôngchỉ đạt được mục tiêu về công nghệ
Trang 1HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 1
BÀI TẬP CÁ NHÂN 1 MÔN CHUYÊN ĐỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
B21DCQT025 02
D21QTDN1
Hà Nội, 09/2024.
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG CHÍNH 3
CHỦ ĐỀ 1: LÀM VIỆC NHÓM 3
1.1 Tổng quan về làm việc nhóm 3
1.1.1. Khái niệm: 3
1.1.2. Đặc điểm của làm việc nhóm: 3
1.1.3. Các giai đoạn hình thành nhóm 3
1.2 Các yếu tố tác động tới hiệu quả làm việc nhóm 4
1.2.1 Yếu tố khách quan 4
1.2.2 Yếu tố chủ quan 5
1.2.3 Yếu tố lãnh đạo nhóm/nhóm trưởng 7
1.2.4 Yếu tố thành viên nhóm 8
1.3 Lợi ích làm việc nhóm 9
1.4.Thực trạng và giải pháp làm việc nhóm của sinh viên 9
1.4.1 Thực trạng 9
1.4.2 Giải pháp 11
CHỦ ĐỀ 2: SINH VIÊN VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC 13
2.1 Khái niệm 13
2.1.1 Chuyển đổi số 13
2.1.2 Chuyển đổi số trong giáo dục 13
2.2 Thực trạng chuyển đổi số đối với sinh viên hiện nay 14
2.3 Cơ hội và Thách thức của sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số 15
2.3.1 Cơ hội 15
2.3.2 Thách thức 17
2.4 Giải pháp giúp sinh viên thích nghi với chuyển đổi số 18
MỐI LIÊN HỆ GIỮA LÀM VIỆC NHÓM VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 21
KẾT LUẬN 22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Thực trạng giáo dục đại học hiện nay đang chứng kiến sự bùng nổ của côngnghệ số và những thay đổi nhanh chóng trong môi trường làm việc Để đáp ứng nhucầu này, sinh viên không chỉ cần trang bị kiến thức chuyên môn mà còn phải rèn luyệnnhững kỹ năng mềm thiết yếu, đặc biệt là khả năng làm việc nhóm và thích ứng vớichuyển đổi số Làm việc nhóm không chỉ đơn thuần là một kỹ năng cần thiết mà còn làyếu tố quyết định trong việc phát triển các giải pháp sáng tạo và hiệu quả trong bốicảnh cạnh tranh khốc liệt Đồng thời, chuyển đổi số được hiểu là quá trình áp dụngcông nghệ để tối ưu hóa hiệu suất, đổi mới quy trình làm việc và nâng cao trải nghiệmcho tất cả các bên liên quan
Sự kết hợp giữa làm việc nhóm và chuyển đổi số tạo nên một nền tảng vữngchắc cho sự thành công trong môi trường kinh doanh hiện đại Để có thể tận dụng triệt
để những lợi ích này, các tổ chức cần phải thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả cảhai khía cạnh Làm việc nhóm cần được tối ưu hóa để khai thác tối đa sự sáng tạo vàphối hợp, trong khi chuyển đổi số phải được triển khai một cách nhịp nhàng để khôngchỉ đạt được mục tiêu về công nghệ mà còn phù hợp với chiến lược và văn hóa của tổchức
Chuyên đề này sẽ tập trung vào việc phân tích mối liên hệ chặt chẽ giữa làmviệc nhóm và chuyển đổi số, từ đó đưa ra những phương pháp và chiến lược cụ thểgiúp các tổ chức tối ưu hóa cả hai yếu tố này Chúng ta sẽ khám phá các xu hướng hiệntại, những thách thức phổ biến, và những best practices để xây dựng một môi trườnglàm việc linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả trong thời đại số
Trang 4NỘI DUNG CHÍNH CHỦ ĐỀ 1: LÀM VIỆC NHÓM1.1 Tổng quan về làm việc nhóm
1.1.1 Khái niệm:
Làm việc nhóm (teamwork) là quá trình các cá nhân trong một nhóm cùng hợptác để giải quyết một vấn đề hoặc hoàn thành một mục tiêu chung Trong đó, các thànhviên trong nhóm sẽ chia sẻ thông tin, đóng góp ý kiến, kiến thức, kinh nghiệm và tàinguyên của mình để đạt được mục tiêu đó
Kỹ năng làm việc nhóm là một kỹ năng quan trọng trong nhiều lĩnh vực, nhưkinh doanh, giáo dục, khoa học, nghệ thuật và xã hội Làm việc nhóm đòi hỏi sự phốihợp, trao đổi thông tin, hỗ trợ lẫn nhau, để cùng giải quyết các vấn đề trong quá trìnhthực hiện dự án, giúp tăng hiệu quả và năng suất làm việc
Để làm việc nhóm hiệu quả, các thành viên cần phải có tinh thần trách nhiệm,sẵn sàng học hỏi, lắng nghe và tôn trọng lẫn nhau Ngoài ra, cần phân công công việc
rõ ràng cụ thể và đảm bảo liên lạc thường xuyên để cập nhật tình hình và giải quyếtcác vấn đề sớm nhất có thể Đa số các bạn sinh viên chọn nhóm thì chỉ có 1 bạn làm.Nếu tốt hơn 1 chút chỉ 2 bạn cùng làm việc Như vậy đó không phải là làm việc nhóm
Đó là làm việc cùng nhau
1.1.2 Đặc điểm của làm việc nhóm:
Mục tiêu chung: Tất cả thành viên tham gia làm việc nhóm phải có cùng mục
tiêu, được xác định rõ ràng và thống nhất Việc cùng đích đến là một điều kiện bắtbuộc khiến họ gắn kết với nhau Mục tiêu này cần phải đủ cụ thể, đo lường được vàphù hợp với khả năng của nhóm
Thời gian hoàn thành công việc: Khi một mục tiêu nào đó lớn mà cá nhân
không thể hoàn thành được, hoặc hoàn thành nó trong thời gian quá dài Lúc này cầnnhiều người hơn để giải quyết vấn đề nhanh hơn
Năng lực: Khi có một mục tiêu mà năng lực của một người không thể giải
quyết Các phần việc khác nhau yêu cầu những kỹ năng khác nhau, lúc này một ngườikhông thể đáp ứng được Buộc họ phải tập hợp nhiều người có nhiều năng lực khácnhau cùng giải quyết
1.1.3 Các giai đoạn hình thành nhóm
Giai đoạn hình thành: Đây là giai đoạn các thành viên trong nhóm làm quen
với nhau, tìm hiểu và thăm dò nhau Mỗi người đều mang đến nhóm một tính cách, kỹ
Trang 5năng, kiến thức khác nhau và họ cần có thời gian để bộc lộ mình và hiểu về ngườikhác Tuy nhiên, do mọi thứ còn mới lạ nên mọi người vẫn còn giữ thái độ e dè, gượnggạo, thận trọng, ít chia sẻ Mối quan hệ giữa các thành viên nhóm vẫn rời rạc và chưa
ăn nhập với nhau
Giai đoạn bão táp: Đây là giai đoạn khó khăn và phức tạp nhất vì xung đột,
mâu thuẫn dễ dàng bùng nổ trong hầu hết mọi vấn đề của nhóm Các thành viên vẫnchưa đạt được sự cởi mở, thân thiện, đồng cảm, tin tưởng; mặt khác họ lại muốn thểhiện “cái tôi ” nhằm khẳng định vai trò và tầm quan trọng của mình.Những tính cách
và quan điểm khác nhau làm nảy sinh tranh luận, tranh cãi, thậm chí mất đoàn kết và
có thể xảy ra rối loạn Nếu nhóm không biết cách sớm định hướng mục tiêu, đề ra cácquy tắc và tạo tinh thần hợp tác thì nhóm rất dễ tan rã
Giai đoạn chuẩn hóa: Chính sự khác biệt, những tranh luận, bất đồng trong
giai đoạn bão táp đã giúp mọi người hiểu nhau hơn và từng bước điều chỉnh để tìmđược sự thống nhất Trong giai đoạn chuẩn hóa, mọi người cần phải hiểu và nắm rõnhững quy định, quy chế, và nguyên tắc làm việc để từ đó có những ứng xử và hànhđộng phù hợp với chuẩn mực chung của nhóm Hoạt động nhóm dần đi vào sự ổnđịnh, bắt đầu có sự cởi mở, chia sẻ, tin tưởng, hợp tác giữa các thành viên Đây là mốcquan trọng của sự liên kết nhóm Các thành viên bắt đầu tìm thấy sự hòa hợp và làmviệc ăn ý hơn
Giai đoạn thành công: Các thành viên cảm thấy tự do, thoải mái, an toàn khi
trao đổi quan điểm với nhau Mối quan hệ giữa các thành viên trở nên gắn bó, khăngkhít Sự liên kết ngày càng chặt chẽ Mỗi người đều cố gắng phát huy hết tiềm năngcủa bản thân, tập trung vào hiệu quả công việc, hạn chế mâu thuẫn.Nhóm dễ dàng đạtđược sự đồng thuận và nhất trí cao Cả nhóm có thể tự hào về kết quả mà nhóm đã đạtđược cùng nhau
Giai đoạn kết thúc: Các nhiệm vụ đã hoàn tất và mục tiêu đã hoàn thành Các
thành viên không còn ràng buộc hay phụ thuộc với nhau nữa Họ có thể ngồi lại vớinhau để đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm cho việc tham gia vào các nhóm mớitrong tương lai
1.2 Các yếu tố tác động tới hiệu quả làm việc nhóm
1.2.1 Yếu tố khách quan
1.2.1.1 Môi trường làm việc
Một môi trường làm việc tích cực, đầy đủ thông tin và có hỗ trợ giữa các thànhviên sẽ tạo động lực cho từng thành viên trong nhóm, giúp cho nhóm làm việc hiệuquả hơn
Trang 6Tạo ra một môi trường làm việc thoải mái và an toàn bằng cách đảm bảo rằngcác thành viên trong nhóm được tôn trọng và được đối xử bình đẳng, không bị kỳ thịhoặc bị phân biệt đối xử Các thành viên có thể chia sẻ quan điểm của mình mà không
- Khi có từ 11 đến 18 thành viên: Khoảng 5 đến 6 thành viên trao đổi rất nhiều và
có 3 đến 4 thành viên thỉnh thoảng nói vài câu
- Khi có từ 19 đến 30 thành viên: Có 3 thành viên lấn át
- Trên 30 người: Có rất ít sự tham gia và trao đổi giữa các thành viên trongnhóm
Qua đó, ta có thể thấy các nhóm nhỏ thường có sự hợp tác và trao đổi thông tinnhiều hơn so với các nhóm có số lượng thành viên lớn Với số lượng thành viên ít hơncác nhóm nhỏ thường hoàn thành nhiệm vụ được giao nhanh hơn các nhóm lớn Mặc
dù vậy, nếu tham gia giải quyết, khắc phục vấn đề nào đó, các nhóm lớn lại đạt kết quảcao hơn so với các nhóm nhỏ
1.2.1.3 Sự đánh giá từ tổ chức
Kết quả đạt được là mục tiêu và động lực cho mỗi thành viên tham gia Dựatrên sự đánh giá của tổ chức, tất cả các thành viên đã hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếucủa từng thành viên trong nhóm, và sẵn sàng tin tưởng giao cho họ trách nhiệm phùhợp trong từng kế hoạch cụ thể Bên cạnh đó, khi kết quả được đánh giá cao kèm với
đó là thành quả nhận được xứng đáng sẽ là động lực rất lớn cho mỗi thành viên khitham gia
1.2.2 Yếu tố chủ quan
Maxwell Maltz đã từng nói: “Chúng ta được tạo ra để chinh phục môi trường,giải quyết rắc rối, đạt được mục tiêu, và chúng ta không tìm được sự thỏa mãn thực sựhay hạnh phúc trong đời nếu không có trở ngại để chinh phục và mục tiêu để vươntới” Thật vậy, con người sinh ra không thể làm việc hiệu quả nếu như không đặt ramục tiêu, chẳng thể nào mà một người làm việc nhưng không biết mình làm nhữngđiều đó để làm gì Một nhóm cũng như vậy, thiết lập mục tiêu chung là một công việc
Trang 7vô cùng quan trọng nếu mong muốn nâng cao hiệu suất công việc và duy trì hiệu suất
đó của các thành viên trong nhóm Bên cạnh đó, nếu như không có mục tiêu chung thìlàm việc nhóm thường sẽ mất đi lời cam kết, thiếu mục tiêu nhóm sẽ hoạt động nhưcác cá nhân đơn lẻ Vậy mục tiêu là gì? Lợi ích của việc thiết lập mục tiêu nhóm là gì?Cách thức hay tiêu chí đưa ra mục tiêu nhóm như thế nào?
1.2.2.1 Mục tiêu nhóm:
Mục tiêu nhóm là một ý tưởng của tương lai, hoặc kết quả mong muốn của mộtnhóm đã hình dung ra, lên kế hoạch và cam kết để đạt được trong một thời gian nhấtđịnh bằng cách đặt ra hạn chót Mục tiêu nhóm được triển khai theo từng giai đoạn và
sẽ được kiểm tra và đánh giá một cách thường xuyên
Lợi ích của việc thiết lập mục tiêu nhóm:
- Giúp cho các thành viên trong nhóm định hướng và tập trung hơn trong côngviệc, tổ chức thời gian và tài nguyên một cách tối ưu nhất để đạt được nhữngđiều mà nhóm hướng tới
- Các thành viên trong nhóm sẽ định hình rõ ràng công việc mà mình phải làm đểđạt được mục tiêu trước đó đề ra
- Loại bỏ được những đầu việc không mang lại lợi ích cho nhóm, tập trung vàonhững công việc và hoạt động mang tính giá trị cao
- Tiếp thêm động lực, đưa ra quyết định một cách quyết đoán hơn trong các tìnhhuống mấu chốt
1.2.2.2 Các yếu tố kỹ năng liên quan đến con người
Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng: kỹ năng xã hội có phần quantrọng hơn kỹ năng chuyên môn và là yêu cầu cần thiết để làm việc nhóm hiệu quả Khiquyết định thành lập nhóm, việc lựa chọn thành viên vào nhóm nên được quyết địnhdựa trên các yếu tố kỹ năng cần thiết liên quan đến công việc Và để đánh giá kỹ năngcủa một cá nhân phải đi qua hai giai đoạn Giai đoạn đầu tiên là cần tìm hiểu công việc
và xác định những kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc Giai đoạn hai là việc đánhgiá các kỹ năng hướng đến con người trong tổ chức và xác định những người nào cócác kỹ năng phù hợp Một nhóm làm việc lý tưởng phải bao gồm những người hội tụ
đủ mọi kỹ năng có ích cho công việc, cho dù đó là kỹ năng chuyên môn hay kỹ năng
xã hội (giải quyết vấn đề, tương tác cá nhân, tổ chức)
- Kỹ năng chuyên môn:Mức độ hiểu biết sâu rộng trong lĩnh vực chuyên môn cụthể (nghiên cứu thị trường, lập trình, tài chính,….)
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: khả năng phân tích các tình huống khó khăn và tìm
ra được giải pháp tháo gỡ
Trang 8- Kỹ năng tương tác cá nhân: khả năng làm việc hiệu quả với đối tác và các thànhviên khác
- Kỹ năng tổ chức: khả năng giao tiếp với các bộ phận khác, sự am hiểu về tìnhhình công việc Người có kỹ năng tổ chức sẽ giúp nhóm thực hiện công việc một cáchthuận lợi và tránh được mâu thuẫn với các phòng ban và nhân viên/thành viên khác.Những người xây dựng nhóm phải xem xét kỹ lưỡng kết quả mà nhóm sẽ đạt được,xác định các hoạt động sẽ diễn ra để đạt được kết quả đó rồi trao đổi với nhau xem cáchoạt động đó cần những kỹ năng nào
Tuy nhiên trên thực tế, rất ít cá nhân hội tụ cả bốn kỹ năng: chuyên môn, giảiquyết vấn đề, tương tác cá nhân và tổ chức Vậy nên, khi lựa chọn thành viên vàonhóm thì mục tiêu quan trọng nhất là tận dụng tài năng sẵn có và từng bước khắc phụcyếu điểm của họ
1.2.3 Yếu tố lãnh đạo nhóm/nhóm trưởng
Trong giai đoạn hình thành nhóm, yếu tố vô cùng quan trọng có thể quyết địnhthành công của nhóm là lựa chọn người lãnh đạo (Leader) và cần đảm bảo sự tôn trọngcủa các thành viên Cách lựa chọn nhóm trưởng có thể do sự bổ nhiệm từ cấp trên, chỉđịnh hoặc được bầu chọn Bất luận do cách lựa chọn nào thì nhóm trưởng luôn phải cóthẩm quyền chính thức để quản lý nhóm Ngoài ra, một nhóm cũng có thể có sự lãnhđạo ở các cấp bậc khác nhau để lãnh đạo các nhóm nhỏ thuộc nhóm (đối với các nhóm
có quy mô thành viên lớn) Người trưởng nhóm của những nhóm này sẽ không cóthẩm quyền chính thức nhưng vẫn phải thực hiện các chức năng của một trưởng nhóm
Nhóm trưởng cần hiểu rõ vai trò cũng như điểm mạnh, điểm yếu của các thànhviên trong nhóm để từ đó truyền đạt kế hoạch tốt nhất Nhóm trưởng cũng là người cótrách nhiệm giám sát và theo dõi tiến trình công việc, chú ý tới các vấn đề phát sinh đểkịp thời giải quyết những sai sót có thể làm hỏng hiệu suất của nhóm Trưởng nhómthường phải chịu trách nhiệm cho kết quả làm việc của nhóm, dù là kết quả tích cựchay tiêu cực Tuy không phải là cấp trên, nhưng trưởng nhóm lại giữ bốn vai trò quantrọng, quyết định đến sự thành công của nhóm, đó là: vai trò của một người khởixướng, một người làm gương, người thương thảo và cũng là người huấn luyện
Những kỹ năng mà lãnh đạo nhóm/ nhóm trưởng cần có bao gồm: kỹ năng giaotiếp tốt, khả năng làm việc với hiệu suất cao và chịu được áp lực lớn, khả năng đưa ra
và tiếp nhận thông tin phản hồi, khả năng định hướng cho hoạt động của thành viêntrong nhóm Ngoài ra, trưởng nhóm cũng nên có thái độ tích cực đối với nhiệm vụ phảithực hiện theo nhóm, đồng thời sẽ tốt hơn nếu trưởng nhóm cũng có nhiều kinhnghiệm về lĩnh vực này
Trang 9Nhiệm vụ của một trưởng nhóm bao gồm:
- Định kỳ đánh giá hoạt động của nhóm, quan điểm của các thành viên, và cáchmỗi thành viên tự nhìn nhận về sự đóng góp của mình
- Thường xuyên thông báo về tiến độ làm việc và giải đáp hoặc tìm hướng giảiquyết các vấn đề nan giải với nhà tài trợ của nhóm
- Cần đảm bảo rằng tất cả mọi thành viên trong nhóm đều được đóng góp ýtưởng, đưa ra quan điểm và được mọi người lắng nghe
- Chia sẻ công việc giữa các thành viên trong nhóm
- Không hối thúc quá mức các thành viên khác làm việc với tư cách cấp trên
1.2.4 Yếu tố thành viên nhóm
Mỗi thành viên tham gia trong nhóm đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, dựavào điều này cả nhóm có thể phân công công việc sao cho phù hợp với năng lực củamỗi người
- Một nhóm làm việc hiệu quả và ăn ý là sự kết hợp những điểm mạnh của từng
cá nhân Từ đó, hiệu quả đạt được sẽ là lớn nhất
- Các thành viên trong nhóm phải biết tôn trọng ý kiến của nhau, lắng nghe,chia sẻ dựa trên tinh thần xây dựng tập thể
- Trong một nhóm làm việc thì luôn có nhiều ý kiến được đưa ra vì vậy để tránhtình trạng có những ý kiến hay, ý kiến sáng tạo bị bỏ quên thì mỗi thành viên phải tậplắng nghe và hình thành nên kỹ năng lắng nghe để làm việc nhóm hiệu quả
- Mỗi thành viên phải tích cực tham gia xây dựng ý kiến và thảo luận, trao đổivới nhau Khi có sự tương tác qua lại như vậy thì mỗi thành viên sẽ cảm thấy được tôntrọng, tạo được không khí làm việc tích cực trên tinh thần thiện chí và mang tính xâydựng tập thể
- Đồng thời mỗi thành viên phải biết cách thuyết phục, bảo vệ quan điểm củamình Trong trường hợp này mỗi thành viên không chỉ rèn luyện được kỹ năng thuyếtphục mà còn biết cách thể hiện quan điểm của bản thân trước đám đông
- Để xây dựng một nhóm làm việc hiệu quả thì mỗi thành viên phải tôn trọng,khích lệ tinh thần của nhau và có thái độ nhiệt tình giúp đỡ nhau
- Ngoài ra sự chia sẻ, phối hợp giữa các thành viên cũng rất quan trọng Mộtnhóm sẽ không thể làm việc hiệu quả nếu như các thành viên trong nhóm không hợptác, thiếu tính liên kết Mỗi thành viên phải nhận thức được vai trò, trách nhiệm củamình trong nhóm để cùng nhau thực hiện kế hoạch đã đề ra
1.3 Lợi ích làm việc nhóm
Trang 10Làm việc nhóm ngày càng trở thành một yêu cầu thiết yếu để có thể phân cônghoạt động và phối hợp công việc của nhiều cá nhân Trong thực tế, hiện nay có rấtnhiều tổ chức, doanh nghiệp coi hình thức làm việc nhóm là hình thức cực kỳ quantrọng và không thể thiếu trong quá trình hoạt động Một số lý do dưới đây giải thíchtầm quan trọng của làm việc nhóm:
– Làm việc nhóm giúp giảm đáng kể khối lượng công việc Khi làm việc trongmột tập thể thì khối lượng hoạt động có thể được chia nhỏ cho nhiều thành viên, từ đó
áp lực công việc cũng giảm nhiều hơn
– Nhóm bao gồm nhiều thành viên nên có nhiều động lực, ý tưởng hơn so vớimột cá nhân Vì vậy, nhóm sẽ có nhiều cách đáp ứng yêu cầu và các cách tiếp cận khácnhau để đạt được mục tiêu chung được đề ra
Làm việc trong một nhóm mà các thành viên đều cùng hướng đến một mục tiêuchung nên việc thấu hiểu nhau sẽ dễ dàng hơn, các thành viên sẽ cùng trao đổi, giúp đỡnhau trong quá trình làm việc để hoàn thành nhiệm vụ được giao tốt nhất Thành côngcủa tập thể cũng là thành công của từng cá nhân cộng lại
1.4 Thực trạng và giải pháp làm việc nhóm của sinh viên
Hiện nay thực trạng về kỹ năng làm việc nhóm của mọi người, đặc biệt là củasinh viên thì vẫn còn chứa nhiều điểm hạn chế Chính những điểm hạn chế này đãkhiến cho chất lượng và hiệu quả của việc làm nhóm còn chưa được như mong muốn.Nguyên nhân dẫn tới những hạn chế này do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan.Vậy làm sao để chúng ta có thể khắc phục được những điểm hạn chế này?
1.4.1 Thực trạng
Bỡ ngỡ với hình thức làm việc nhóm
Thực trạng đầu tiên của làm việc nhóm hiện nay đó chính là sự bỡ ngỡ đối vớihình thức làm việc nhóm Khi một người bắt đầu trở thành một tân sinh viên, họthường rất bỡ ngỡ đối với phương thức học ở trên đại học Khi còn là một học sinh,mọi người ít có thói quen làm việc nhóm và thường học một cách riêng lẻ, đây cũngmột phần là do hình thức học mà giáo viên ở các trường cấp dưới dạy cho học sinh vàcũng do nội dung bài học ở cấp dưới không cần đến làm việc nhóm Các tân sinh viên
sẽ dễ gặp khó khăn khi mới bắt đầu làm việc nhóm, cụ thể ở việc sau khi giáo viên yêucầu học sinh làm việc nhóm và bắt đầu chia nhóm, rất nhiều sinh viên không thể tìmđược nhóm cho mình, sau khi tìm được rồi thì lại mất rất nhiều để làm quen với cácthành viên trong nhóm và thích nghi với hình thức làm việc theo nhóm Lý do là vì khimới làm việc với nhau, có nhiều người luôn có một suy nghĩ rằng mình giỏi, ý kiếncủa mình mới là đúng nhất, từ đó khăng khăng làm theo ý mình, không biết lắng nghe
Trang 11ý kiến của người khác Từ đó, hậu quả là nhóm sẽ bị khó khăn khi chốt ý tưởng, làmmất nhiều thời gian và năng suất làm việc của mọi người.
Ít hoạt động, không có nguyên tắc, mục tiêu rõ ràng
“Đợt năm nhất, năm hai, nhóm của mình là làm việc với nhau khá ok Tuynhiên, từ năm 3 trở đi, nhóm hoạt động thưa thớt dần Ban đầu là 1 tuần 2 lần nhưngđến giờ tính ra chắc 2 tuần hoặc thậm chí 1 tháng mới ngồi với nhau một lần Chưa kể,
có những lần hẹn hôm nay họp nhóm rồi mà có người vẫn không đến hoặc báo đến rồilại bảo bận việc này việc kia, ảnh hưởng tới mọi người”, Lan Hương – sinh viên năm 3trường Đại học Hà Nội chia sẻ
Một nhóm khi không có kỉ luật, kỷ cương thì dễ khiến cho các thành viên xemnhẹ và không nhận biết hết được tầm quan trọng của làm việc nhóm Sau mỗi lần mắcsai lầm của một thành viên như việc đến họp nhóm trễ, hoàn thành chậm công việc củanhóm mà mình được giao, sẽ đều ảnh hưởng đến chất lượng kết quả của làm việcnhóm Nhưng sau khi mắc lỗi những thành viên trong nhóm không bị khiển trách hoặcnhắc nhở sẽ dễ dẫn đến những lần phạm sai lầm này sẽ bị lặp đi lặp lại nhiều lần trongtương lai Chính vì lí do này, một nhóm sau khi được thành lập thì cần lập cho nhómmình một kỉ luật riêng sao cho phù hợp từ đó giúp cho các thành viên trong nhóm dễdàng thực hiện được công việc của mình
Những xung đột trong khi làm việc nhóm
Khi một nhóm làm việc thì không thể thiếu đi những cuộc xung đột giữa cácthành viên với nhau Vậy nên điều quan trọng nhất chính là khả năng tháo gỡ nút thắt
và tạo một môi trường thân thiện và cởi mở, giúp cho các thành viên thoải mái hơn khiđưa ra ý kiến của bản thân mình Một nhóm nếu xảy ra quá nhiều những xung độtkhông đáng có thì phải tìm ra được nguyên nhân cốt lõi của nó thì mới có thể giảiquyết được triệt để vấn đề Những xung đột trong khi làm việc nhóm có rất nhiềunhững nguyên nhân gây nên như: không tin tưởng lẫn nhau, không thừa nhận lỗi saicủa bản thân, không hoạt động theo mục tiêu của nhóm, chống đối nhóm trưởng, Mỗi nhóm sẽ có một cách giải quyết riêng khi xảy ra xung đột Nếu không thể giảiquyết mâu thuẫn một cách dứt khoát và sắc bén thì sẽ khiến cho nhóm hoạt động thiếuhiệu quả, thậm chí là tan rã
Hiệu quả trong khi làm việc nhóm không được cao
Một nhóm khi hoạt động chung với nhau không tạo được những kết quả nhưmong muốn thường xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau Một nhóm khi có mộtngười mang một cái tôi quá cao để làm việc cùng với các thành viên khác trong nhóm
sẽ dễ dẫn đến va chạm và xảy ra tranh cãi với mọi người, người đó không chấp nhận ý
Trang 12kiến của người khác và nói rằng nếu nhóm không làm việc theo ý kiến của mình thìngười đó sẽ không làm phần công việc của mình nữa Một ví dụ khác đó là khi nhóm
có những thành viên không có kĩ năng làm việc mà lại quá phụ thuộc vào mọi người,không phấn đấu đi lên tìm hiểu những cái mới, luôn luôn đứng tại chỗ với suy nghĩrằng những thành viên giỏi sẽ gánh hết phần công việc cho mình
Một thành viên làm, kết quả cả nhóm cùng hưởng
Đây là một thực trạng không hề quá xa lạ hiện nay, rất nhiều nhóm làm việc saukhi được thành lập ra thì lại có một thực trạng chung như trên Vậy vì sao vấn đề nàylại xảy ra, nguyên nhân cốt lõi là gì? Nguyên nhân có lẽ hết sức đơn giản là bởi vìtrong nhóm làm việc có một thành viên giỏi nhưng thành viên đó lại không biết cáchgiúp đỡ các thành viên khác làm việc mà lại luôn tự ôm hết công việc về mình với suynghĩ là mình làm tốt sẽ giúp nhóm có được một kết quả tốt hơn Sau đó, việc này đãtrở thành một thói quen cho các thành viên khác trong nhóm, họ có suy nghĩ rằng mìnhkhông cần phải làm gì hết vì đã có thành viên kia gánh hết những công việc cho mìnhrồi
Nhưng khi thời gian diễn ra quá lâu, công việc dần trở nên nặng hơn, thành viêngiỏi không thể gánh vác hết công việc một mình sẽ dẫn đến bức xúc, tức giận, cảmthấy không công bằng đối với bản thân
Trên đây là một vài những thực trạng rất phổ biến đối với các nhóm, ngoài rathì còn rất nhiều những thực trạng khác
1.4.2 Giải pháp.
Kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng mềm cần thiết, quan trọng trong học tập,làm việc và đời sống Nhờ có nó, mỗi người sẽ được bổ trợ cùng góp sức tạo nên sứcmạnh tập thể Mỗi sinh viên cũng biết cách sống hài hòa, giao tiếp với mọi người tốthơn… Tuy nhiên, như đã nêu ở trên, vấn đề làm việc nhóm của sinh viên hiện nay cònrất nhiều yếu kém Nguyên nhân có thể từ chủ quan hoặc khách quan Để khắc phụctình trạng này, mỗi sinh viên, mỗi nhóm cũng như các giáo viên cần chú ý một số điểmsau:
1.1.5.1 Đối với giáo viên, nhà trường:
- Thường xuyên tổ chức những hoạt động nhóm, tổ chức các cuộc thi yêu cầu cácbạn sinh viên tham gia phải hoạt động nhóm Tạo thêm nhiều cơ hội cho sinh viên cảithiện kỹ năng hoạt động nhóm của bản thân
- Khi sinh viên mới bắt đầu tiếp cận với làm việc nhóm giáo viên cần phải hướngdẫn cho sinh viên sao cho làm việc nhóm hiệu quả và thích nghi với môi trường cần sửdụng thường xuyên kỹ năng làm việc nhóm một cách tốt nhất