1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thực trạng thể chất của sinh viên trường Đại học sư phạm tp hồ chí minh trong Độ tuổi từ 18 21

119 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu thực trạng thể chất của sinh viên trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh trong độ tuổi 18 - 21
Tác giả Trần Trường Sơn
Trường học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Giáo dục thể chất
Thể loại Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở
Năm xuất bản 2005
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 22,93 MB

Nội dung

Bảng so sánh các chỉ số thể chất của nữ sinh viên năm thứ 1 18 tuổi với nữ sinh viên năm thứ 4 21 tuổi trường Đại học Sử phạm Bảng điểm đánh giá trình độ thể chất của nam sinh viễn 18 t

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ DAO TAO

BAO CAO

TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG THỂ CHẤT CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TP HỒ CHÍ MINH TRONG ĐỘ TUỔI 18 — 21

MÃ SỐ : CS.2003.23.52

CHỦ NHIỆM : TRẦN TRƯỜNG SƠN

Giảng viên Khoa Giáo dục thể chất Trường Đại học Sư phạm Tp Hỗ Chí Minh

THU VIER) hà 44g Ex |

| io 2 Hổ CA Lộ nỊ THÀNH PHỐ HỖ CHÍ MINH - 2005

Trang 2

'TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

2003 ~ 2004

1 Tên để tài : Nghiên cứu thực trạng thể chất của sinh viên trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chi Minh trong độ tuổi 18 - 21

2 Mã số : CS.2003.23.52

3 Thời gian thực hiện : | năm (2003 - 2004)

4 Kinh phí được cấp : ¡2.000.000 đồng (Mười hai triệu đồng)

$ Cơ quan chủ trì : Khoa Giáo dục thể chất Trường Đại học Sư phạm TP

Hỗ Chí Minh

Địa chỉ : 280 An Dương Vương, quân 5, thành phố Hồ Chí Minh

6 Chủ nhiệm để tài : Trần Trường Sơn

Giảng viên Khoa Giáo dục thể chất

7 Thư ký để tài : Nguyễn Văn Hồng

Giảng viên Khoa Giáo dục thể chất

8 Mục tiêu để tài :

Thông qua nghiên cứu của mình, chúng tôi muốn phát hiện và cung cấp những thông tin liên quan đến thực trạng thể chất của sinh viên trường ĐHSP Tp.HCM trong độ tuổi từ 18 - 21 đồng thời tìm hiểu động thái phát triển thể chất của đối tượng này qua 04 năm học, nhằm góp phin xây dựng

Trang 3

cho sinh viên

Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, chúng tôi đã xác định và giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

1 Đánh giá thực trang thể chất của sinh viên trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh

3 Nghiên cứu động thái phát triển thể chất của sinh viên các khóa học từ năm thứ nhất đến năm thứ tư

3 Xây dưng thang điểm đánh giá trình độ thể chất của sinh viên trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh

Trang 4

PHAN MO DAU 01 CHUONG 1; TONG QUAN CAC VAN DE NGHIEN CUU 04 1.1 Giáo dục thể chất trong quan điểm của Đảng và Nhà nước tà 04 1.2 Tổng quan về công tác nghiên cứu thể chất ở trong nước

1.3 Đặc điểm tâm sinh lý lửa tuổi 18 - 21 21 1.4 Cơ sở sinh lý của giáo dục thể chất cho sinh viên 32 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 3

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THỂ CHẤT CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG

CHƯƠNG 4 : SO SÁNH SỰ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CỦA SINH VIÊN CÁC KHÓA HỌC TỪ NĂM THỨ NHẤT ĐẾN NĂM THỨ TƯ 64

CHUONG 5: XAY DUNG THANG DIEM DANH GIA TRINH DO THỂ CHẤT CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG DHSP TP.HO CHI MINH 85 5.1 Thang điểm đánh giá trình độ thể chất của SV ĐHSP TP.HCM 87

Trang 5

12 ĐTĐT ; Đối tượng điều tra

14 XPC : Xuất phát cao

Trang 6

Bằng so xánh các chỉ xố thể chất của xinh viên năm thứ 2 (nữ 19 tuổi) ‹ Đại học Sư phạm với hằng số sinh học người Việt Nam cùng lửa tuổi

Bang so sánh các chỉ xổ thể chất của sinh viên năm thứ 3 (nữ 20 tuổi) - Đại học Sư phạm với hằng số sinh học người Việt Nam cùng lửa tuổi

Bảng so sánh nữ sinh viên Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh với hằng xố sinh học người Việt Nam

Bảng so sánh các chỉ số thể chất của sinh viên nâm thử I (nam 18 lửa tuổi

Bảng so sánh các chỉ số thể chất của sinh viên năm thứ 2 (nam 19 lửa tuổi

Bằng so sánh các chỉ số thể chất của sinh viên năm thứ 3 (nam 20 lửa tuổi

Bằng so sánh nam sinh viên Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh với hằng số sinh học người Việt Nam

Bảng so sánh các chỉ sổ thể chất của nữ sinh viên năm thứ 1 (18 TTp Hồ Chí Minh

Bảng so sánh các chỉ số thể chất của nữ sinh viên năm thứ 2 (19 tuổi) với nữ sinh viên năm thử 3 (20 tuổi) trường Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh

Trang 7

Bảng điểm đánh giá trình độ thể chất của nam sinh viên 18 tuổi Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh

Bảng điểm đánh giá trình độ thể chất của nam sinh viên 19 tuổi Đại học Sư phạm Tp Hỗ Chí Minh

Trang 8

Bảng phân loại trình độ thể chất của nam sinh viên 19 tuổi Đại học

Sư pham Tp Hồ Chí Minh

Bảng phản loại trình độ thể chất của nam sinh viên 20 tuổi Đại học

Trang 9

So sánh các chỉ số thể chất giữa nữ sinh viên Đại học Sư phạm Tp,

Hồ Chí Minh và hằng số sinh học người Việt Nam

So sánh các chỉ xố thể chất giữa nam sinh viên Đại học Sư phạm Tp

Hỗ Chí Minh và hằng xố sinh học người Việt Nam

So sánh sự phát triển thể chất của nữ sinh viên các khóa học từ năm thứ nhất đến năm thứ tư

So sánh sự phát triển thể chất của nam sinh viên các khóa học từ năm thứ nhất đến nâm thứ tư

Trang 10

PHAN MO DAU

Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của xã hỏi Sự nghiệp phát triển kinh tế đặt con người vào vị trí trung tâm nhằm phát huy nhân tố con người và vì con người để tiến tổi mục tiểu dân giàu, nước mạnh, xã hồi công bằng, văn minh [4] Nhận thức đó có ý nghĩa quan trọng cả về mặt nhận thức, cả về mặt lý luận Thể hiện tính nhân bản, đồng thời cũng là chiến lược quan trọng thông suốt trong Hiến pháp, các nghị quyết, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta, Vì vậy, công tác thể dục thể thao nói chung và công tác giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên nói riêng là một trong những mối quan tâm hàng đấu của Đảng và Nhà nước ta hiện nay

Trong bất kỳ lĩnh vực hoat động nào, các thông tin vẻ thực trang ban đấu cũng là nén tang quan trọng để xây dưng kế hoạch phát triển trong tương lai Chương trình, kế hoạch giáo dục thể chất cho một đối tượng chỉ

có hiệu quả khi nó được xây dựng trên cơ sở những thông tin về thực trạng thể chất của đối tượng đó

Đánh giá đúng trình độ phát triển thể chất của các tẳng lớp nhân dân còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc bồi dưỡng và khai thác nguồn lực của con người Việt Nam khi đất nước ta đang bước vào một thời kỳ mới thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

Do đó, từ nhiều năm trước đây, nghiên cứu thực trạng phát triển thể chất đã là để tài nghiên cứu của nhiều tác giả Tuy nhiên, những nghiên cứu

Trang 11

những cách tiếp cận khác nhau

Hiện tổn tại một xố ý kiến cho rằng: Do điểu kiện kinh tế phát triển đời sống nhân dân được năng lên, nền trình độ phát triển thể chất của các ting lớp nhân dân, trong đó có xinh viên Đại học Sư phạm Thành phố Hồ

“Tp.HCM năm cuối có giảm sút so với một hai năm đầu Điểu đó có đúng không và đúng đến mức nào? Thông tin về vấn để này có ý nghĩa lớn không chỉ với những người làm công tác giáo dục thể chất mà cả với các nhà quản lý đào tạo, giáo dục,

Xuất phát từ những suy nghĩ trên chúng tôi đã chọn nghiên cứu để tài:

*Nghiên cứu thực trạng thể chất của sinh viên trường Đại học Sư phạm trong độ tuổi 18 - 21”,

Mục đích nghiên cứu :

“Thông qua nghiên cứu của mình, chúng tôi muốn phát hiện và cung cấp những thông tin liên quan đến thực trạng thể chất của sinh viên trường ĐHSP Tp.HCM trong độ tuổi từ 18 - 21 đồng thời tìm hiểu động thái phát triển thể chất của đối tượng này qua 04 nãm học, nhằm góp phẩn xây dung

cơ sở khoa học cho việc điểu chỉnh, cải tiến chương trình giáo dục thể chất cho sinh viên

Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, chúng tôi đã xác định và giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

Trang 12

1 Đánh giá thực trạng thể chất của sinh viên trường Đại học Sư Pham thành phố Hồ Chí Minh

3 Nghiên cứu động thái phát triển thể chất của sinh viên các khóa học từ năm thứ nhất đến năm thứ tư

3 Xây dưng thang điểm đánh giá trình đô thể chất của sinh viên trường Đại học Sư Pham thành phố Hồ Chí Minh

Trang 13

TONG QUAN CAC VAN DE NGHIEN CUU 1.1 Giáo dục thể chất trong hệ thống quan điểm của Đảng và Nha nước ta ;

Giáo dục thể chất là mặt không thể thiếu của nên giáo dục toàn diện trong nhà trường XHCN Đó là một bộ phận của nến văn hóa xã hội một di xắn văn hóa của loài người, góp phẩn tích cực hình thành nên những mẫu người phù hợp với các tiêu chuẩn do xã hội quy định Giáo dục sức khỏe tổn tại và phát triển theo các bước tiến của xã hội loài người ngày càng phát triển cả về chiểu rộng lẫn chiểu sâu, Nhà trường có nhiêm vụ truyền lại những đi sản văn hóa sức khỏe cho học sinh

“Trong chỉ thị xố 48/TTg ngày 02/06/1969 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng có nêu : “Giữ gìn và nâng cao sức khỏe sinh viên học sinh là một vấn

để lớn phải có phương hướng và kế hoạch giải quyết toàn diện và trong thời gian dài, trên cơ sở tìm hiểu đặc điểm sinh hoạt và căn cứ vào khả năng thực

tế nước ta" Trong chế độ XHCN, việc quan tâm đến vấn dé chăm lo sức khỏe cho nhân dân là một việc quan trong hàng đầu Mọi người đều khỏe thì năng suất lao động sẽ được nâng cao, đời sống vật chất và tinh thần của nhân đân được cải thiện, tạo nên nguồn hạnh phúc lớn cho mỗi người, mỗi gia đình và cho cả dân tộc Sức khỏe không chỉ nằm trong quyền sở hữu cá nhân mà ngày nay được coi như tài sản quốc gia Nhất là đối với thế hệ trẻ, bởi vì các em sẽ là tương lai của đất nước,

Trang 14

hội Chủ Nghĩa, nhằm đào tao thế hệ trẻ phát triển toàn diện, có tri thức, có đạo đức, nhân cách và thể chất trong các trường Đai học, Cao đẳng, Chuyên nghiệp giáo dục thể chất cho xinh viên được coi vừa là một mặt giáo dục, vừa là mốt nhiệm vụ rất quan trọng góp phan béi dưỡng nguồn nhãn lực phát triển toàn điện có sức khỏe dổi đào, có thể chất cường tráng

và dũng khí kiên cường để phục vụ sư nghiệp của Đảng và nhân dân Cùng với những phẩm chất kể trên, quá trình giáo dục thể chất còn giúp cho học sinh, sinh viên hoàn thiện nhân cách và những phẩm chất cẵn thiết khác nhằm đáp ứng những đòi hỏi nghiệp vụ chuyên môn và cuộc sống Giáo dục thể chất còn góp phần chuẩn bị về mặt tâm lý và tỉnh thần cho người lao động tương lai, quan trọng hơn là giúp họ hiểu biết kiến thức và phương pháp khoa học thể dục thể thao để sau khi ra trường tiếp tục rèn luyện thân thể, tăng cường sức khỏe, rèn luyện ý chí và nâng cao hiệu quả lao động

II

Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm, định hướng phát triển

sư nghiệp thể duc thể thao, trong đó có giáo dục thể chất trong hệ thống trường học

Đảng Công Sản Việt Nam đã từng khẳng định : “Công tác thể dục thể thao góp phẩn khôi phục và tăng cường sức khỏe của nhân dân Mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào thể dục thể thao quản chúng từng bước đưa việc rèn luyện thân thể thành thói quen hàng ngày của nhân dân, trước hết là thể hệ trẻ Nâng cao giảo đục thể chất trong các trường đại học." |4|

Trang 15

ương Đảng về cải cách giáo dục luôn luôn khẳng định sư cẩn thiết phải năng cao chất lượng giáo dục thể chất trong trường học các cấp Quan tâm đến thể dục thể thao, về thực chất là quan tâm đến giáo dục thể chất con người Điểu này đã được Đại hội Đảng lin the VII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định :*Nguồn lực lớn nhất quý bảu nhất của chúng ta là tiểm lực con người" Vì vậy, vấn dé đào tao nguồn lực con người có chất lượng mới trong thế kỷ 2l đang là nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước |5] Một điều cần lưu ý là, trong thời đại hiện nay, khí cuộc cách mang khoa học kỹ thuật đang làm thay đổi tính chất và điều kiên lao động, làm nảy sinh những ngành nghề mới, lấy kiến thức khoa học công nghệ làm đông lực sẳn xuất đòi hỏi người lao đông không chỉ có kiến thức của nến xẵn xuất hiện đại mà còn phải có năng lực về thể chất và tình thắn Hơn nữa lao đông thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa lấy trí thức làm đông lực tăng nâng suất lao động sản xuất dựa trên lao động trí tuệ ngày càng nhiều, lao động cơ bắp ngày càng giảm, dẫn đến hiện tượng "đói vận động" và căng thẳng thần kinh là những nguyên nhân gây ra những bệnh của thời đại công nghiệp Điều đó càng cho thấy vai trò của giáo dục thể chất ngày càng trỏ nên như một yêu cẩu cấp thiết đối với nhân dân nhất là thế hệ sinh viên Bởi vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lẳn thứ VIII (1996) đã chỉ rõ : *Sự cường tráng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người, đồng thời là vốn quý để tao ra tài sản trí tuê và vật chất cho xã hôi" [5].

Trang 16

và bảo vệ Tổ quốc, ở bất kỳ quốc gia nào cũng có hệ thống tiêu chuẩn đánh giả thể chất nhân dân Các nước Xã hôi Chủ nghĩa Đông Âu trước đây đã

để ra hệ thống tiêu chuẩn rèn luyện thân thể với tên gọi *Sẵn sàng lao động

và bảo vệ Tổ quốc " áp dụng cho mọi lứa tuổi lao đông, lực lượng vũ trang

và học sinh, sinh viên Ở Trung Quốc có chế "Lao vệ chế” Ở nước ta từ năm 1962 Nhà nước đã ban hành “Chế đô rèn luyện thân thể theo tiêu chuẩn" và trong những năm 90 củu thế kỷ 20 đầ được điểu tra xây dựng hệ thống tiêu chuẩn mới Trong hai năm 2001 - 2002 Viện Khoa học Thể dục 'Thể thao - Uỷ ban Thể dục Thể thao đã tiến hành điều tra thể chất con người Việt Nam ở lứa tuổi từ 6 - 20 [7] Trên cơ sở đó, thiết lập những tiêu chuẩn mới nhầm nẵng cao tắm vóc và thể trạng con người Việt Nam cho giai đoạn 2005 - 2025 Như vậy, vấn để phát triển các tố chất thể lực chung cho nguồn lực con người, đang là mối quan tâm của Đảng và Nhà nước, của toàn xã hội trong thời đại ngày nay

Trong những năm qua Bộ Giáo đục - Đào tạo đã rất quan tâm đến giáo dục thể chất trong các trường Đại học và Cao đẳng Chương trình giáo dục thể chất cho sinh viên đại học, cao đẳng thường xuyên được cải tiến nhầm nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cẩu phát triển thể chất trong nhiệm vu giáo dục toàn điện cho sinh viên Đó cũng thể hiện tính khoa học

và thực tiễn phong phú, nhằm nâng cao mục tiêu của giáo dục thể chất, đáp ứng nhiệm vụ của cách mạng bổi dưỡng nguồn lao đông có phẩm chất:

“Phat trién cao về trí tuệ cường tráng vẻ thể chất, phong phú về tính thần,

Trang 17

dục thể chất và thể thao trong các nhà trường là góp phân đào tạo đôi ngữ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý kính tế và văn hóa xã hội, phát triển hài hòa, có thể chất cường tráng, đáp ứng yêu cấu của nghề nghiệp và có khả năng tiếp cận với thực tiễn lao động sản xuất của thời đại Giáo dục thể chất và thể thao trong trường học bao gồm 3 nhiệm vụ cơ bản sau đây [II]:

~ Góp phẫn giáo dục đạo đức Xã hội Chủ nghĩa, rèn luyện tính thắn tập thể, ý thức tổ chức kỷ luật, xây dựng niễm tin và lối sống lành mạnh sẩn sàng phục vụ yêu cẩu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản vẻ nội dung và phương pháp tập luyện thể dục thể thao, kỹ năng vân động và kỹ thuật cơ bản một số môn thể thao Trên cơ sở đó, bổi đưỡng khả năng sử dụng các phương tiện để rèn luyện thân thể, tăng cường sức khỏe, đồng thời tham gia tích cực các hoạt động thể dục thể thao của nhà trường và xã hôi,

~ Góp phẫn củng cố và tăng cường sức khỏe của sinh viên, nâng cao trình độ thể lực chung phát triển toàn diện, cân đổi, đáp ứng các tiêu chuẩn rèn luyện thân thể đã quy định

“Trên cơ sở mục tiêu và nhiệm vụ của công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao kể trên, Bộ Đại học - Trung học chuyên nghiệp và dạy nghể đã quy định chương trình giáo dục thể chất trong các trường Đại học (Quyết định số 203/QĐ-TDTT ngày 23/1/1989) Chương trình gồm 150 tiết học, với 5 học phần tương ứng với 5 đơn vị học trình thể dục thể thao Mỗi đơn vị học trình thể dục thể thao, được giảng dạy trong một học kỳ với thời

Trang 18

trình bao gồm hai phẩn : Lý thuyết và thực hành Cuối mỗi năm học, sinh viên phải kiểm tra lý thuyết và thực hành các kỹ năng môn học trong chương trình Đồng thời, sinh viên phải kiểm tra trình đô phát triển thể chất thể lực theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể đã quy định Đạt đủ điểm của 5 học phẩn, trong đó có tiêu chuẩn rèn luyện thân thể mới được cấp chứng chỉ của môn học Như vậy vài trò của tố chất thể lực là một bộ phân của môn học thể dục cho sinh viên và giảng dạy của các thấy giáo trong trường Dai học Điều đó đã được quy định tại Điều 41 của Hiến pháp nước ta năm 1992

và các Điểu 14, I8 của Pháp lệnh Thể dục Thể thao năm 2000 Chương trình môn học giáo dục thể chất trong trường Đại học còn để ra những nội dung ngoại khóa, luyện tập thể dục thể thao theo quy định cho các khối trường Đại học

Tuy nhiên, chỉ tiêu đánh giá thể lực đo Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định cũng chỉ đáp ứng được mục đích yêu cẩu chung của giáo dục thể chất cho sinh viên Đó là hệ thống các chỉ tiêu chung cho tất cả các trường và cũng chỉ được phân theo chương trình và chỉ tiêu cho các trường kỹ thuật và các trường ngoài khối kỹ thuật, mà chưa có hệ thống chỉ tiêu phù hợp với các trường có ngành nghề khác nhau

Trong quă trình chỉnh lý chương trình đã cụ thể hơn về giáo dục thể chất dành cho các đổi tượng khác nhau trong khối Dai học chuyên nghiệp (nam và nữ, đại học và trung học chuyên nghiệp) và đã có để cập đến việc xây dựng chỉ tiêu đánh giá trình đô thể lực cho các nhóm sức khỏe, giới tính

Trang 19

các trường Đại học cũng đã xây dựng các tiều chuẩn kiểm tra, đánh giá thể lực sinh viên dựa trên tiêu chuẩn rèn luyện thân thể Quy định sinh viên đại học khi tốt nghiệp phải đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cấp II Tuy nhiên

hệ thống tiêu chuẩn rèn luyện thân thể khó áp dụng cho các trường không

có, hoặc thiếu cơ sở đạy và học giáo dục thể chất, hệ thống tiêu chuẩn rèn luyện thân thể lại phức tạp, nhiều nội dung do vậy thường bị coi nhẹ Bên canh đó, việc nghiên cứu để xây dựng và cải tiến chỉ tiêu đánh giá trình đô phát triển thể chất sinh viên vẫn chưa được quan tâm đây đủ, việc xây dựng chuẩn đánh giá tình hình chuẩn bị thể lực vẫn áp dụng theo nhóm trường rất rộng và rất chung, chưa sát thực với ngành đào tạo [11],

|.2.Téng quan vể công tác nghiên cứu thể chất ở trong nước và quốc tế:

1.2.1 Tổng quan về công tác nghiền cứu thể chất ở trong nước : Nghi quyết Dai hôi Đẳng cộng sản Việt Nam lắn thứ IX, để ra đến năm 2020, biến đổi nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa Vì vậy chúng ta cắn phải chuẩn bị tốt thể chất con nguời để thực thi mục tiêu chiến lược này,

Điểu tra khảo sát thể chất ở thời điểm bước vào thế kỷ XXI là vấn

để rất cấp thiết, nhằm đánh giá về mặt thể chất của nguồn lực con người Việt Nam Nước ta đã tiến hảnh tổng điểu tra dân số năm 2000 và một số công trình điểu tra cơ bản khác, nhưng cho tới nay, chưa nắm được tình trang phát triển thể chất của nhân dân ở thời điểm điều tra dân số, để đánh

Trang 20

phát triển kinh tế nên càng cẵn có các đánh giá về tình trang thể chất của đội ngũ lao đông này

Độ tuổi từ 18 - 2l, là độ tuổi cơ bản của đội ngũ lao đông xã hội trong vòng 10 - 20 năm tới Vấn để cấp thiết trước mất là điểu tra, khảo xát, đánh giá sự phát triển thể chất ở độ tuổi trên, để có định hướng, biên pháp phát triển thể chất, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực con người

“Trên thực tế, chúng ta đã tiến hành một số công trình điều tra khảo xát tình trạng thể chất, tập trung trong đối tượng học xinh như sau :

- Năm 1970, Vụ Thể dục Vệ xinh (Bộ Giáo dục), Ban sinh lý lứa tuổi giáo dục thể chất (Viện Khoa học Giáo dục), Vụ TDTT (Tổng cục 'TDTT) và trường Sư phạm Thể dục TW đã tiến hành điều tra cơ bản về sức

lực Bệnh tật và Vệ sinh

~ Năm 1973, Viện Khoa học Giáo dục, Viện Vệ sinh dịch tỄ đã khảo sát tình hình vệ sinh, sức khỏe của học sinh cấp II trường Tán Thuật (Kiến Xương Thái Bình)

~ Tháng 6/1973, PTS Lê Bửu, PTS Lê Văn Lẫm, Bùi Thị Hiếu, Ban Khoa học kỹ thuật TDTT (Tổng cục TDTT), Viên Khoa học Giáo dục (Bộ Giáo dục) Ty TDTT Hà Tây, đã tiến hành điều tra thể lực học sinh ở 2 huyện Ứng Hòa và Ba Vì (Hà Tây) với số lượng 7135 học sinh từ 7 - 17 tuổi

- Nam 1973 - 1975, trong 2 năm học 1973 - 1974 và 1974 - 1975,

Trang 21

nam nữ ở 7 tỉnh.thành phố ở khu vực phía Bắc với các chỉ tiêu : Chạy3Úm, 60m, 80m, Bat xa, Ném bong tring dich, Chay 500m, 1000m, 200m

- PTS Phan Hồng Minh đã điều tra ở 2 tinh déng bang Thai Binh, Hau Giang, với 605 học sinh ở các chỉ tiêu : Chạy 30m, Bật xa tại chỗ, Lực bóp tay thuận và không thuận, Chiểu cao đứng, Cân nặng, Vòng ngực trung bình

- Nam 1980, PTS Phan Hồng Minh ( Viện KH TDTT) đã điều tra tại Bắc Thái, Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú, Thái Bình, Bình Trị Thiên, Tp Hỗ Chí Minh, Hậu Giang, với tổng số 6807 học sinh từ 7 - 17 tuổi ở các chỉ tiêu : Chạy 30m, Bất gậy, Bật xa tại chỗ, Lực bóp tay phải, trái, Chạy 12 phút, Đẻo gập thân, Chiểu cao, Cân nặng, Độ dai các chị, Kích thước các vòng,

Đô dày lớp mỡ dưới da (22)

- Năm 1983 - 1984, PT§ Nguyễn Kim Minh (Viện KH TDTT) đã điểu tra 6000 học sinh từ 8 - 15 tuổi tại : Hà Nội Long An, Tp Hỗ Chí Minh, Quảng Nam - Đà Nẵng, ở các chỉ tiêu : Chạy 30m, bất gây, Lực bóp

Vòng đùi trung Bình, Rộng vai rông hông Vòng cánh tay thd ling, BO day lớp mỡ dưới da

Năm 1995 - 1996, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Giáo dục thể chất),

“Tổng cục TDTT (Vụ TDTT QG) Viên nghiên cứu Khoa học TDTT, khảo sát thể chất học sinh phổ thông từ lớp 1 - 12, thuộc 12 tỉnh: Hà Nội, Hà Tây, Quảng Ninh, Nghệ An, An Giang, Minh Hải, Tp Hỗ Chí Minh Thái Bình,

Trang 22

300m, 800m, Ném bóng trúng đích hay lăn bóng Dẻo gập thản

“Trong những năm gắn đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu vẻ lĩnh vực điểu tra thể chất của học sinh sinh viên :

+ Chương trình nghiên cứu "?hực trạng thể chất người Việt Nam từ 6

- 20 ruổi" của Viện Khoa học Thể dục Thể thao, năm 2001 [7] + "Nghiên cửu sự phát triển thể chất của học sinh nữ tiểu học (từ 7 -

11 tuổi) ở Tp HCM" của tác giả Huỳnh Trọng Khải - Luận án Tiến sỹ Giáo dục học, năm 2000

+ "Nghiên cứu hình thái và tố chất thể lực của học sinh nữ lửa tuổi

11, 12, l3, 14 ở các trường phổ thông tại thị xã Phan Thiết tỉnh Bình Thuận” của tác giả Đàm Thị Hậu - Luận văn Thạc sỹ giáo dục, nãm 1999 (14)

Trong những năm của thập kỷ 80, đã có một số công trình nghiên cứu về phát triển thể chất trong học sinh nhầm cải tiến hệ thống tiêu chuẩn rèn luyện thân thể Lê Đình Du nghiên cứu sự phát triển thể lực của học sinh (1984) Nguyễn Toán nghiên cửu thể lực chung của học sinh trường Trung học TDTT TW3 Trương An Mỹ nghiên cứu thể chất sinh viên 5 trường Đại học ở Hà Nội Đặc biệt nhiều công trình nghiên cứu về phát triển thể chất của học sinh phổ thông, của các nhà khoa học nghành TDTT như ; Lê Bửu, Nguyễn Thế Truyển, Lẽ Văn Lẫm, Phan Hồng Minh, Nguyễn Kim Minh đã góp phẩn thúc đẩy những giải pháp nhằm nâng cao chất lương giáo dục thể chất trong nhà trường | 17 |

Trang 23

đảo các nhà quản lý khoa học và nhiễu nghiên cứu sinh, học viên cao học

đã tiến hành hàng loạt nghiên cứu về trình độ phát triển thể chất của học sinh, sinh viên và đã để cập rất nhiều test đánh giá tố chất thể lực Đổi với học sinh phổ thông, các tác giả Trắn Đồng Lâm (1993), Nguyễn Kim Minh (1989), Trinh Trung Hiếu (1993), Tạ Hồng Hải (1998), đã sử dung những

zich zie 4x10m; Chay con thoi 4x10m; Nam sap gap dudi tay: Co tay xà đơn Ủy ban TDTT và Bộ Giáo dục Đào tạo có chủ trương xây dưng hệ thống tiêu chuẩn rèn luyện thân thể thời kỳ đổi mới đã được các tác giả Vũ Đức Thu, Vũ Bích Huệ, Nguyễn Trọng Hải, Phùng Thị Hòa, tiến hành nghiên cứu thực trạng giáo dục thể chất trong các nhà trường, các cấp và báo cáo tui hội nghị KHGD Thể chất, sức khỏe nghành GIĐT (1998) Trong công tác điểu tra, các tác giả đã sử dụng những test thể lực trong những nhóm tốc độ sức mạnh, sức bến, khéo léo Luân văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Nhàn năm 2000 đã sử dụng test chạy 30m xuất phát cao, Bật xa tại chỗ, Dẻo gập thân, Chạy 400m (nam) và 300m (nữ), Test Cooper dé đánh giá sự phát triển thể chất của học sinh phổ thông tỉnh Nghệ

An Luận án tiến sĩ Khoa học Giáo dục của Tạ Hồng Hải đã sử dụng các test theo nhóm tố chất thể lực: sức nhanh, sức mạnh sức bến và độ dẻo với các bài tập thể lực mà các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả kể trên

đã sử dụng Như vây, ở lứa tuổi học sinh phổ thông, hầu hết các tác giả đều

sử dụng các bài tập thể lực đặc trưng cho mỗi nhóm tố chất cơ bản để đánh

Trang 24

"Biên pháp hệ thống và đẳng bộ nhằm hoàn thiện công tác giáo dục thể chất trong các trường Đại học Việt Nam", Đồng thời hai nhà khoa học Vũ Đức Thu va Luu Quang Hiệp đã để cập nội dung và tiêu chuẩn đánh gía trình độ phát triển thể lực chung của sinh viên khối trường kỷ thuật và ngoài kỹ thuật trong công trình mang tên "Trạng thái sức khỏe và trình độ phát triển thể lực sinh viên các trường đại học *, Tiếp sau đó, các tác giả Nguyễn Xuân Sinh (1993) và Nghiêm Xuân Thúc (1998), Nguyễn Quang Huy (1998), Hoàng Công Dân (1999), Trần Quốc Dũng (2000) đã để cập đến tình hình

Bách khoa, Đại học Mỏ Địa chất, Đại học Nông Nghiệp Một số thạc sỹ đi sâu nghiên cứu tình hình phát triển thể chất của sinh viên các trường như : Trường Cao đẳng Công nghiệp I của Phạm Thu Thái (1999), Trường Chuyên nghiệp Quảng Ninh của Nguyễn Hồng Vinh (2002), Trường Cao đẳng Sư phạm nhạc họa Trung ương của Trần Nguyệt Đán (1998), Trường Cao đẳng TDTT:Đà Nẩng của Trần Quốc Dũng(2002) Hậu hết các tác giả

kể trên đều sử dụng các test tố chất thể lực để kiểm tra đánh giá tình hình phát triển thể chất của sinh viên

Đặc biệt là Giáo sư tiến sĩ Lê Văn Lẫm đã để cập trong cuốn sách :

"Vé phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa" (2001) cũng nêu các test : Nam sip chống đẩy - đánh giá sức mạnh và tốc

độ tay vai, test Bật xa tại chỗ - đánh giá sức mạnh chân test Chạy 100m -

Trang 25

thing tiêu chuẩn thể lực chưng của người Việt nam từ 6 - 20 tuổi" [7| bằng

hệ thống các test hình thái tố chất thể lực và năng lực thích ứng của cơ thể với khối lượng vận động Đánh giá tố chất thể lực chung trong công trình nghiên cứu quan trọng cấp vĩ mô quốc gia, các nhà khoa học vẫn sử dụng những test như ; Bật xa tại chỗ, Chạy 30m xuất phát cao, chạy con thoi 4x10m, Nằm ngửa gập bụng từ co gối, Dẻo gập thân

“Tổng quan một số công trình nghiên cứu tình hình phát triển thể chất của học sinh và sinh viên mà nhiều nhà khoa học đã tiến hành càng thấy rõ mục đích đánh giá mức độ phát triển thể lực chung Trong hệ thống cúc test kiểm tra bài tập bao giờ cũng được qui theo nhóm tố chất cơ bản: Sức nhanh, sức mạnh, sức bên, khéo léo - phối hợp Những test kiểm tra trong các công trình nghiên cứu rất phong phú, đa dạng, trong đó có những test đưựoc sử dụng rất đặc trưng cho tất cả các để tài, một số test có tính chất đặc thủ theo phương pháp và điểu kiện nghiên cứu Đó là cơ sở lý luận

và thực tiễn đã được tư duy vận dụng vào để tài nghiên cứu của chúng tôi đối với sinh viên trường ĐH SP Tp Hồ Chí Minh

Để thống nhất khái niệm thể lực chung đượ sử dụng trong để tài cần thiết khái lược một số khái niêm có liên quan đã được các nhà khoa học giáo dục thể chất để nghị [39] :

“Thể chất: Các nhà lý luận giáo đục thể chất cho rằng khi để cập thể chất với hàm ý chỉ chất lượng cơ thể con người vể mặt tố chất thể lực và tương đối ổn định trong từng giai đoạn (thời điểm) vẻ hình thái và chức

Trang 26

năng thích ứng

'Trạng thái thể chất: Chủ yếu biểu thị về trạng thái cơ thể với các dấu hiệu về thể trang tẩm vóc

Năng lực thể chất: Chủ yếu nói về những khả năng chức năng của

hè thống cơ quan trong cơ thể được biểu hiện thông qua sự vân động Năng lực thể chất bao gồm các tố chất thể lực và kỹ năng hoạt đồng Vì vậy, các

tổ chất thể lực là nên tẳng của năng lực thể chất

Thể lực: Đó là sức lực của con người Tuy rằng, có một số người quan niệm thể lực là một nôi dung nằm trong định nghĩa về sức khỏe, nói khác đi: thể lực là một yếu tố tạo nên sức khỏe Năng lực thể lực là khả năng hoạt động cơ bấp được xác định bởi nhiều yếu tố bên trong và biểu hiện ra bên ngoài cơ thể

Thể lực chung: Là năng lực thể lực không mang tính chất chuyên môn hóa, được biểu hiện bằng các tố chất : Sức nhanh, sức mạnh, sức bến,

đô đẻo và khả năng phối hợp vần đông Thể lực chung là nến tảng cơ bản

để phát triển thể lực chuyên môn, nhầm đạt kết quả cao trong các hoạt đông thể lực chuyên biệt

Trinh độ thể lực: Thể lực hay tố chất thể lực phát triển thông qua giáo dục, rèn luyện sẽ đạt mức độ và xác định nó bằng trạng thái trình độ thể lực Mức độ phát triển về sức nhanh sức mạnh, sức bền, khéo léo, mềm déo là thước đo trình độ thể lực Trong lý luận giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao, các nhà sư phạm quan niệm : Trình đô thể lực còn gọi là

Trang 27

lực hoạt động ở mức độ cao hay thấp ở mỗi con người Trinh độ thể lực chung: Là năng lực tổng hoà của mức đô các tố chất thể lực Mức độ ấy được đo bằng các thông số tính toán của các tố chất sức nhanh, mạnh, bến, dẻo, khéo léo Tuy nhiên trong thực tiễn nhiễu nhà khoa học chủ yếu sử dụng các yếu tố sức mạnh, sức nhanh sức bến là đại diên cho đánh giá thể lực chung, bởi nó đặc trưng cho sự biến đổi thích nghĩ

về mặt sinh học diễn ra trong cơ thể dưới tác đông của tập luyện Đánh giá trình độ thể lực chung: Trong nghiên cứu đánh giá trình

độ thể lực chung, các nhà khoa học các nhà nghiên cứu đã sử dung rất nhiều bài tập, test đánh giá mang yếu tố chức năng vận đông biểu hiện sự phát triển các tố chất thể lực, các bài tập (chỉ tiểu) mang yếu tố sinh lý và các chỉ tiêu mang yếu tố hình thái

Trong lý luận giáo dục sư phạm TDTT, đánh giá trình độ thể lực chung thường sử dụng các bài tập (test) đánh giá mức độ phát triển các tổ chất vận động, Trước những 79 - 80, trường phái Giáo duc Sư phạm Liên Xô

cũ sử dụng những chỉ tiêu đánh giá thể lực chung, đối với nam là chạy 100m, 1000m, bật xã tại chỗ; đối với nữ là chạy 100m, 500m bật xa tại chỗ Trong những năm 80 - 90, số chỉ tiêu đánh giá được gia tăng theo từng nhóm tố chất : tốc độ (30m 60m 80m và 100m) sức bển (800m, 1000m, 1500m và chạy 12 phúU) sức mạnh (co tay xà đơn, nằm sấp chống đẩy tay, nằm ngửa gập dwỗi thân, bât xa tại chỗ ) Có thể nói càng nhiều công trình nghiên cứu đánh giá thể lực chung cho các lứa tuổi giới tính khác nhau thì

Trang 28

manh, bến

Ở nước ta, từ những năm 70 của thể kỷ 20 trở lại đây, công tác nghiên cứu khoa học trong giáo dục thể chất được đẩy mạnh nhiều tiến si, thạc sĩ, các nhà nghiên cứu đã để xuất hàng chục chỉ tiêu đánh giá thể lực chung cho ede đổi tượng lứa tuổi Điểm lại một số công trình như : Lê Đình

Thế Truyền, Nguyễn Kim Minh (1984), Vũ Đức Thu và nhiều tác giả (1989), Nguyễn Xuân Sinh (1993), Nguyễn Đại Dương, Lưu Quang Hiệp (1996 - 2000) Trong quá trình nghiên cứu, cải tiến chế độ rèn luyện thân thể cho học sinh phổ thông giai đoạn 1972 - 1980 và giai đoạn 1989 - 1996

và gắn đây giai đoạn 1996 - 2000, các nhà khoa học, nhà quản lý, các nhà Giáo dục sư phạm đã thống nhất sử đụng cúc chỉ tiêu đánh giá chức ning vận động làm tiêu chuẩn rèn luyện thân thể Trong năm 2001 - 2002 Viện KHTDTT - Ủy ban TDTT sử dụng một sổ chỉ tiêu tố chất thể lực đã được sử dụng nhiễu năm qua và bổ sung một số chỉ tiêu mới trong chương trình gọi tất là : “Điều tra thể chất nhân dân "

“Tuy nhiên, trong đánh giá thể lực chung cũng có một số công trình ít

sử dụng các chỉ tiêu tố chất thể lực mà dưa trên các chỉ xố hình thái (chiều cao, cân năng) Nguyễn Mạnh Liên trong nghiên cứu “Một vải nhận xét và

sự phát triển thể lực của thanh thiếu niên Việt nam” (1993) chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu chiểu cao, cân năng Trong chương trình nghiên cứu về nguồn lực con người thời kỳ đất nước bước vào công nghiệp hóa - hiên đại hóa do

f

Trang 29

Giáo sự - Viện sĩ Phạm Minh Hảo chủ biên cũng xử dụng hai chỉ tiêu hình thái này để bàn luận vẻ thể lực con người

1.2.2 Tổng quan về công tác nghiên cứu thể chất trên thế giới : Trên thế giới và ở trong khu vực Châu Á, các nước đã xây dưng được các chỉ tiêu, tiêu chuẩn về thể chất để đánh giá thực trạng thể lực một số đối tương nhân dân, như ( tài liệu hướng dẫn điều tra thể chất nhân dân ) :

~ Mỹ sử dung các chỉ tiêu kiểm tra: bật xa tại chỗ cự ly ngắn 45m chạy con thoi 4x9m kết hợp nhật 2 vật thể, chạy hay đi bổ 365m, Co tay trên xà đơn với sO lin tối đa, nằm ngửa gập bụng với số lần tối đa

- Công đồng Châu Âu sử dụng các chỉ tiểu kiểm tra : bật xa tại chỗ, Treo người trên xà đơn ở tư thế co tay, Gập bung ở tư thế nằm trong 30 giây, Lực bóp tay, Chay con thoi 10x5m, Chuyển chéo tay trên ban 25 Kin tính thời gian, Chay con thoi tăng tốc quãng đường 20m (tính xố lần vượt qua đoạn 20m), Test PVC 170, Ngôi gập thân tay với phía trước (nh độ đẻo), Giữ thăng bằng đứng trên | chin

- Liên bang Nga sử dụng các chỉ tiêu kiểm tra sau đây để đánh giá thể lực cho học sinh 7 - I7 tuổi : Co tay xà đơn tính số lẫn cho nam, Treo người trên xà đơn tính thời gian cho nữ, Bật xa tại chỗ, Chay con thoi 5x10m, Déo gập thân, Gập thân từ tư thế nằm ngang trong 30 giây (tính số lần)

- Inđônêxia sử dụng các chỉ tiêu kiểm tra : Bât cao tại chỗ, Chay 30m, 40m, 50m 60m cho từng nhóm tuổi, Đứng lên ngồi xuống 30 giây, 60 giây theo từng nhóm tuổi, Chạy 600m, 800m, I000m, 1200m theo từng

Trang 30

Trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm và kết quả của các công trình điều tra ởtrong nước và tham khảo các chỉ tiêu kiểm tra đánh giá thể chất của các nước, chúng tôi chọn lọc để đưa ra các chỉ tiêu và chỉ tiêu kiểm tra phù hợp với điều kiện của sinh viên trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh

“Tóm lại, nghiên cứu thực trang thể chất cho sinh viên trường Đại học

Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh là việc làm cẩn thiết và cấp bách, mang tính chiến lược của ngành thể dục thể thao, Góp phân đáp ứng yêu cầu, mục tiêu giáo dục đào tạo của nhà trường, đó là đào tạo một thế hệ trẻ phát triển toàn diện: hoàn thiện về phát triển nhãn cách, trí tuệ, thể chất để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

1.3 Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi 18 - 21 :

Trang 31

Những đặc điểm tâm lý của thanh niên sinh viên bị chỉ phối bởi những đặc điểm phát triển thể chất, môi trường và vai trò xã hội cụ thể mà trong đó họ sống và hoạt đông Đây là một nhóm xã hội đặc biệt đang chuẩn bị trực tiếp cho việc tham gia vào cuộc sống tinh thin của xã hồi Những đặc điểm phát triển tâm lý ở những thanh niên sinh viên rất phong phú đa dang và không đồng đều Sau day là những nét cơ bản :

- Như đã trình bày ở trên, hoat động học tắp, hoạt động xã hội và môi trường sống của sinh viên có những nét đặc trưng và đòi hỏi khác vẻ chất so với các lứa tuổi trước đó Để hoạt đông học tập có kết quả, trong thời gian đầu ở trường ĐH - CĐ, sinh viên phải thích nghi với hoạt động học tập, hoạt động xã hội cũng như các sinh hoạt trong đời xống tập thể sinh viên Quá trình thích nghỉ này tập trung chủ yếu ở các mặt :

+ Nội dung học tập mang tính chuyên ngành

+ Phương pháp học tập mới mang tính nghiên cứu khoa học + Môi trường sinh hoat mở rộng phạm vi quốc gia, thâm chí quốc tế + Nội dung và cách thức giao tiếp với thấy, cô giáo, bạn bè và các tổ chức xã hôi phong phú, đa dang

Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới cho thấy cẩn có một thời gian nhất định để người sinh viên làm quen, thích ứng với những vấn để trên Sự thích ứng này đối với mỗi sinh viên không hoàn toàn như nhau, tùy thuộc vào những đặc điểm tâm lý cá nhân và môi trường sống

cụ thể của họ quy định Có những sinh viên dễ dàng và nhanh chóng hoà nhập với môi trường xã hội mới, nhưng lại gặp khó khăn trong phương pháp

Trang 32

thiếu tự nhiên trong việc hoà nhập với bạn bè, với các nhóm hoạt động trên lớp trong trường Đại học Một số xống hoà đồng cởi mở với mi người, trong khi một số khác lại thường ở dạng thận trọng, khép kín [28] Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu cũng cho thấy : Nhìn chung sau một thời gian học tập ở trường Đại học đa số sinh viên thích ứng khá nhanh chóng với môi trường xã hôi mới trên cơ sở tình bạn của những người trẻ tuổi Khó khăn có tính chất bao trầm hơn vắn là phải thích nghí được với nội dung, phương pháp học tập mới có tính chất nghiền cứu khoa học và học nghề đối với những chuyên gia tương lai Mức đô thích nghỉ này có ảnh hưởng trực tiếp đến thành công trong học tập của họ, bởi vậy có ý nghĩa chỉ phối rõ rệt hơn Ở đây bản thân người sinh viên gập một loạt mâu thuẫn cần phải giải quyết, chẳng hạn :

+ Mâu thuẫn giữa ude mo, kỳ vọng của sinh viên với khả năng, điều kiện để thực hiện ước mơ đó

+ Mâu thuẫn giữa mong muốn học tập, nghiên cứu sâu môn học mà mình yêu thích với yêu cầu phải thực hiện toàn bộ chương trình học theo thờ: gian biểu nhất định

+ Mâu thuẫn giữa lương thông tin rất nhiều trong xã hội hiện tại với khả năng và thời gian có hạn

Để phát triển, sinh viên phải biết giải quyết các mâu thuẫn này một các hợp lý Với mọi sinh viên, điểu này không dễ vượt qua Ở đây, một mật người sinh viên phải tích cực hoạt động, biết sắp xếp, mặt khác việc tổ

Trang 33

được phát triển chính trong quá trình họ giải quyết được các mâu thuẫn một cách biên chứng [28]

- Bản chất hoạt động nhân thức của những người sinh viên trong các trường ĐH - CÐ là đi sâu, tìm hiểu những môn học những chuyên ngành khoa học cụ thể một cách chuyên sâu để nắm được đối tượng, nhiệm vụ phương pháp quy luật của các khoa học đó, với mục đích trở thành những chuyên gia vẻ các lĩnh vực nhất định Hoạt động nhận thức của họ một mặt phải kế thừa một cách có hệ thống những thành tựu đã có, mặt khác lại phải tiệm cận với những thành tựu của khoa học đương đại có tính cập nhật, thời

sự Chính vì vậy, nét đặc trưng cho hoạt động học tập của sinh viên là sự cảng thẳng nhiều về trí tuệ, sự phối hợp của nhiễu thao tác tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp trừu tượng hoá, khái quát hoá Có thể nêu các đặc điểm sau đây trong hoạt động nhận thức của thanh niên sinh viên: + Sinh viên học tập nhằm lĩnh hôi các trị thức, hệ thống khái niệm khoa học, những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, phát triển những phẩm chất nhân cách của người chuyên gia tương lai Hoạt động nhân thức của họ vừa gắn kết chặt chẽ với nghiên cứu khoa học, vừa không tách rời hoat động nghề nghiệp của người chuyên gia

“Tóm lại hoạt động nhận thức của sinh viên thực sự là loại hoạt động trí tuệ đích thực, căng thẳng, cường đô cao và có tính Iva chọn rõ rệt Hoạt động trí tuệ này vẫn lấy những sự kiện của các quá trình nhân thức cảm tính làm cơ sở Song các thao tác trí tuệ đã phát triển ở trình độ cao và đặc biệt

Trang 34

những vấn để mà thấy, cô giáo trình bày Họ thường ít thoả mãn với những

ì đã biết mà muốn đào sâu, suy nghĩ để nấm vấn đề sâu hơn, rông hơn Như vậy là trong quá trình học tập lĩnh vực đông cơ của sinh viên tiếp tục bị chỉ phối khá mạnh bởi chính vai trò của các cán bộ giảng dạy trong việc tổ chức hoạt động dạy học Việc phát triển những động cơ tích cực của hoạt động học tập ở sinh viên phụ thuộc vào một số điểu kiện sư phạm nhất định Ví dụ : những bài giảng được trình bày theo hướng nêu vấn

để, gây những tình huống được giải quyết; những giờ thảo luận, những buổi hội thảo được phát huy tính độc lập, sáng tạo; việc hướng dẫn hoạt dong nghiên cứu khoa học ở phòng thí nghiệm hoặc nghiên cứu thực tế, thực tiễn

để giải quyết các vấn để có ý nghĩa quan trọng để phát triển hệ đông cơ nhân thức của sinh viên theo hướng tích cực và hạn chế những động cơ tiêu cực trong học tập

~ Theo B.G.Ananhev và một số nhà tâm lý học khác, tuổi sinh viên

là thời kỳ phát triển tích cực nhất của những laọi tình cảm cao cấp như tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ Những tình cảm này biểu hiện rất phong phú trong hoạt động và trong đời sống của xinh viên Đặc điểm của nó là tính có hệ thống và bền vững so với thời kỳ trước đó Hẳu hết sinh viên biểu lộ sự chăm chỉ, say mê của mình đối với chuyên ngành và nghề nghiệp đã chọn Để thoả mãn tình cảm trí tuệ, họ học tập không chỉ ở giảng đường và thư viện trường Đại học mà còn mở rông và đào sâu kiến thức của mình bằng nhiều cách : học thêm ở khoa khúc trường khác, tìm

Trang 35

lớn, vượt xa những sinh viên không có loại tình cảm này về mọi mặt Tình bạn cùng giới khác giới ở tuổi sinh viên tiếp tục phát triển theo chiểu sâu Những bạn bè thời trung học phổ thông vẫn tiếp tục chiếm vị trí quan trọng trong đời sống sinh viên Nhiều sinh viên mặc dù lên ĐH - CĐ

vin gid tinh bạn đẹp đê, sâu sắc và thường tĩm mọi cơ hội để liên lạc với bạn mình Ở nhiều sinh viên tình bạn này là mãi mãi Bên cạnh đó, chính trong những năm ở trường ĐH - CĐ, sinh viên lại có thêm những tinh ban mới không kém phần bền vững sâu sắc Tinh bạn ở tuổi sinh viên đã làm phong phú thêm tâm hồn, nhân cách của sinh viên rất nhiều Bén cạnh tình bạn, tình yêu nam nữ ở tuổi sinh viên là một lĩnh vực rất đặc trưng Loại tình cảm này có mắm mống ở giai đoạn đây thì, có sự thể nghiêm ở giai đoạn đầu tuổi thannh xuân và đến thời kỳ này thì phát triển với một sắc thái mới Như phần trên đã trình bày, sinh viên là lứa tuổi phát triển một cách toàn diện, hoàn thiên và hoàn mỹ về thể chất cũng như tư tưởng, tình thần Họ bước vào lĩnh vực của tình yêu nam nữ với một "tư thế” hoàn toàn khác với lứa tuổi trước đó do vị thế xã hội trình độ học lực và tuổi đời quy định Song loại tình cảm này cũng không thể hiện đồng đều ở sinh viên Điều này lại tuỳ thuộc vào những điểu kiên, hoàn cảnh cụ thể tùy thuộc vào quan niệm và kế hoạch đường đời của mỗi người

“Trong khi giải quyết những mâu thuẫn này, sinh viên gặp không ít khó khăn và cũng không ít tình yêu dẫn tới bế tắc, bi kịch Cũng chính vì

Trang 36

học tập đối với sinh viên và giúp họ càng vững vàng, chín chấn hơn trong cuộc sống

- Tư đánh giá (self evaluation) là một trong những phẩm quan trọng một trình độ phát triển cao của nhân cách |8] Tư đánh giá có ý nghĩa định hướng, điểu chỉnh hoạt động, hành ví của chủ thể nhằm đạt mục đích, lý tưởng sống một cách tự giác Nó giúp con người không chỉ biết người mà còn “biết mình” Tự đánh giá được nảy sinh rất sớm ở con người, từ khoảng

3 tuổi, khi cái “tôi” sơ giản được hình thành Nó tiếp tục phát triển và đến tuổi thiếu niên thì khả năng tự đánh giá phát triển đến mức độ có tính đột biến với biểu hiện của cái "tôi" xã hội khác về chất so với cái “tôi” sơ giản Song tuổi thanh niên, nhất là ở thời kỳ sinh viên, tự đánh giá phát triển mạnh với những biểu hiện phong phú và sâu sắc

Tư đánh giá ở tuổi sinh viên là một hoạt động nhận thức, trong đó đối tương nhân thức chính là bản thân chủ thể là quá trình chủ thể thu thập

xử lý thông tin về chính mình, chỉ ra được mức độ nhân cách tổn tại ở bản thân, từ đó có thái độ hành vi hoạt động phù hợp nhằm tư điều chỉnh tư giáo dục để hoàn thiện và phát triển [51]

Đặc điểm tư đánh giá ở sinh viên mang tính chất toàn diện và sâu sắc Biểu hiện cụ thể của nó là sinh viên không chỉ đánh giá hình ảnh bản thân mình có tính chất bên ngoài, hình thức mà còn đi sâu vào các phẩm chất, các giá trị của nhãn cách Tự đánh giá của họ không chỉ trả lời câu hỏi : Tôi là ai ? Tôi có xứng đáng không ? Hơn thế họ còn có khả nắng đi sâu

Trang 37

rét, Vì vậy, tư đánh giá của sinh viên vừa có ý nghĩa tư ý thức tự giáo dục

Tự ý thức là một trình đô phát triển cao của ý thức, nó giúp xinh viên

cú hiểu biết vể thái độ, hành vi, cử chỉ cẩu mình để chủ đông hướng hoạt đông của mình đi theo những yêu cẩu đòi hỏi của tập thể, của công đồng xã hội

Một số kết quả nghiên cứu tự ý thức tự đánh giá ở sinh viên cho thấy : Mức độ phát triển của những phẩm chất nhân cách này có liên quan đến trình độ học lực cũng như kế hoạch sống trong tương lai của sinh viễn Những sinh viên có kết quả học tập cao thường chủ động, tích cực trong việc

tự nhìn nhận, tự đánh giá tư kiểm tra hành đông thái đô cư xử, cử chỉ giao tiếp để hướng tới những thành tựu khoa học, lập kế hoạch học tập, nghiên cứu khoa học một cách cụ thể nhằm tự hoàn thiện ngày càng cao Còn những sinh viên có kết quả học tập thấp dễ tự đánh giá không phù hợp Có những sinh viên tư đánh giá mình quá cao, thường bị động trong học tập như cẩu giao tiếp thường mạnh hơn nhu cấu nhận thức Hoạt đông của họ hướng chủ yếu vào các quan hệ Ngược lại có một số sinh viên tư đánh giá

quan hệ giao tiếp với bạn bè Họ ít phấn đấu vươn lên trong học tập nên việc tư giáo dục tự hoàn thiện đạt mức thấp

“Tóm lại, những phẩm chất nhân cách: Tự đánh giá lòng tư trọng, tự tin, sự tư ý thức đều phát triển mạnh mẽ ở tuổi sinh viên Chính những phẩm chất nhân cách bậc cao này có ý nghĩa rất lớn đối với việc tự giáo duc, tự

Trang 38

Họ là lớp người giàu nghị lực, giàu ước mơ và hoài bão Tuy nhiên do quy luật phát triển không đồng đều về mặt tâm lý do những điều kiên và hoàn cảnh sống và giáo dục khác nhau, không phải bất cứ sinh viên nào cũng được phát triển ở mức đô tối ưu điểu này phụ thuốc rất nhiều vào những định hướng đúng đấn cũng như tính tích cưc hoạt đồng của bản thân mỗi sinh viên Ở giai đoạn này, sự chí phối của thế giới quan và nhân sinh quan đối với hoạt động của sinh viên đã thể hiện rõ rệt Những sinh viên có sự nhìn nhận đúng đấn, khoa học về sự phát triển của thế giới tự nhiên, xã hội

và con người sẽ có những kế hoạch đường đời phù hợp có mục tiêu phấn đấu rõ răng và thường trở thành những chuyên gia, những trí thức hữu dụng chỉ bản thân, gia đình và đất nước

1.3.2 Đặc điểm hình thái cơ thể:

Số lượng lớn các nghiên cứu trong nước và nước ngoài cho thấy, thành tích quốc tế xuất sắc có quan hẽ mật thiết với đặc điểm thể hình của sinh viên, đặc biệt một số chỉ tiêu như chiều cao, cân năng, nó không những phan ánh tình hình phát dục cơ thể sinh viên mà còn thống nhất với sự phát dục các cơ quan tổ chức của cơ thể, cơ bắp, sự lớn nhỏ của trái tim, sự lớn nhỏ của dung tích sống trong trạng thái bình thường đều tăng theo sự phát triển của chiểu cao, cân nặng [40]

Ở tuổi 18 - 21, lứa tuổi thanh niên, đây là những năm tháng phát triển rực rỡ của sức mạnh tỉnh thần lằn thể chất Sự phát triển vể mặt giải phẫu của chiểu cao châm xo với lứa tuổi thiếu niên Sự tăng kích thước cơ

Trang 39

vẹo Lượng cơ lứa tuổi 18 - 2| đạt tới 43 - 45% khối lượng chung và đã có chất lượng mới, sức mạnh cơ tăng lên |27]

1.3.3.Đặc điểm chức năng cơ thể:

Trong giáo dục thể chất, chức năng của tim huyết quản và phổi là nhân tổ sinh lý quan trong; trong đó mạch đấp, huyết áp và dung tích sống

là các chỉ tiêu sinh lý thường dùng để tìm hiểu công năng tìm phổi Tẩn số tim va mach dap thống nhất ở trạng thái bình thường Lứa tuổi 18-21, mạch đập trung bình ở nam là 77,5 + 4,4 lắn/phút; mạch đập trung bình ở nữ là 77,5 + 8,93 lắn/ phút Huyết áp tâm thu các em nam là 117.5 mmHg; huyết

ấp tâm thu các em nữ là I10,2mmHg Giá trị trung bình dung tích sống của nam khoảng 4124ml, của nữ khoảng 2871ml [33]

- Hệ tím mạch: Cùng với sự phát triển chung của khối lượng tim và

sự hoạt động của tim, ở thanh niên thỉnh thoảng có hiện tượng to tâm thất trái, điều đó trong y học gọi là “Su nở to tim ở tuổi thanh niên “ Sự thích ứng của tim trở nên hoàn thiện hơn Tần số co bóp của tim giảm xuống tới 0-75 l/phút, huyết áp khoảng I 15 mm thủy ngân

~ Hệ hô hấp: Sư phát triển của cơ quan hô hấp được hoàn thành dun; tích sống của phổi đạt tới 3-3.Slít Điều hòa hô hấp thắn kinh trở nên hoàn chỉnh hơn Quá trình trao đổi chất điển ra manh hơn, nhưng càng lớn thì sự trao đổi chất càng giảm dẫn

~ Hệ thân kinh: Sự phát triển trí tuệ được tiếp tục, chức năng phân tích của hệ thắn kinh đạt tới sự phát triển hoàn toàn Khắt vong đạt kết quả

Trang 40

xinh dục đã kết thúc sự hình thành (vì thế xuất hiện những nét mới trong quan hệ nam - nữ ) Tập luyện thể thao, giáo dục thói quen vệ sinh, giáo dục thẩm mỹ võ cùng quan trọng trong việc giáo dục giới tính,

Sự hoàn thiện cúc cơ quan chức nâng của lứa tuổi I8 - 2l đất nên tảng cho việc tập luyện TDTT Những năng lực thực hiện các hoạt động thể lực, cÂn sức mạnh, sức nhanh, sức bến, sự khéo léo được phát triển có hiệu quả

1.3.4 Đặc điểm phát triển khả năng vận động và các tế chất thể lực lứa tuổi 18 - 21:

“Tố chất nói chung chia làm 5 loại : Sức mạnh, tốc đô, mềm dẻo, sức bến và sự linh hoạt Sự thay đổi của tố chất cơ thể trên cơ sở của sự phát triển hình thái, cơ năng

- Sức mạnh cơ: Có quan hệ mật thiết với sự phát triển của tổ chức xương - cơ, sự phát triển của hệ thống đây chằng khớp Sức mạnh các nhóm

cơ phát triển không đều nhau Vì vậy tỷ lệ sức mạnh giữa các nhóm cơ thay đổi theo lứa tuổi Sức mạnh cơ phát triển nhanh trong giai đoạn từ 15 - 1 tuổi, sau đó phát triển cham lai [10]

- Tấc độ: Ở độ tuổi 18 - 21, cả nam và nữ đạt đỉnh cao nhất về thành tích tố chất tốc đô Tốc độ như một tố chất vận đồng được đặc trưng bởi thời gian tiểm tàng của phản ứng, tần số động tác tốc độ đông tác đơn lẻ Tốc đô biến đổi rõ rệt trong quá trình phát triển [10] [39]

~ Sức bén: Site bễn được chia thành 2 loại lớn, sức bên ưa khí (hiếu

Ngày đăng: 30/10/2024, 10:25

w