Nhận thức được vai trò của nganh du lich đối với sự phát triển kinh tế xã hộitỉnh, liên hệ với những kết quả mà ngành du lịch Quảng ninh đã đạt được trongnhững năm qua và sự đánh giá khá
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYÊN HÒNG YÊN
LUẬN VAN THẠC SĨ QUAN LY KINH TE
CHUONG TRINH DINH HUONG THUC HANH
Hà Nội — 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KY HIỆU VIET TẮTT -2-©222E+2EE+2EE+2EE+EEEtEEEtEEECEEEtEEErrrrrrrree i DANH MỤC CAC BANG ove ecccsssesssesssesssesssesssesssesssesssesssesssesssesssetssessesssvsssessssssesssecesesssessses ii
MO DAU oveeccesscssssssssssssssssesssessesssesssecssecssscssesssecssesssesssetssesssesssetssesssssssessssssesssesssesesecesesssecsses 1
CHƯNG Loe eeccecscsssessssesssessvessvsssecssecssvsssecssesssesssessssssesssesssetasetssesssesssesssesssessesssesssessseesseeess 9
CO SG LY LUAN VA THUC TIEN VE THU HUT VON DAU TU CHO PHAT TRIEN
DU LICH ose eccesscessesssessvesssesssessvsssvessvcssvcssvcssecsuecssecasessnecasesasecsnesssesssessuessvessecssecssecssecssesssecases 9
1.1 Cac khai ni@m CO DAN -. 31 9
1.1.1 Du lịch và phát triển du lich c ccccccccscecscesssessesssesssesssesssesssesssessesssesssesesesssecssecsses 9
1.1.2 Khái niệm vốn đầu tư và thu hút vốn đầu tư -2- se x+£x+E+E+EzEzrxzrzes 9 1.1.3 Các nguồn vốn đầu tưr - + +©s+Sk+EE9EE9EE2EE2E12E1211211211211211211211 21.1111 re 10
1.2 Thu hút vốn đầu tư dé phát triển du lịch 2 + +++++EE++E+£EEeEEtzExerxrrxsrxee 12
1.2.1 Sự cần thiết phải thu hút vốn đầu tư dé phát triển du lịch - 12 1.2.2 Những nhân tô ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào du lịch 14
1.2.3 Nội dung thu hút vốn đầu tưư - 2-52 ©s2E2 2 E2112E1E111211211111 2111121 txe 16 1.3 Kinh nghiêm thu hút vốn va du khách cho phát triển du lich ở một số quốc gia và dia
00000117 dd 18
1.3.1 Kinh nghiém ctia Singapore eee -“ -3- 18
1.3.2 Kinh nghiệm của thành phố Da Nẵng 2: 25s SE EEeEEEEEerkerrrrrkee 20
1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Ninh - óc St SScserserseeree 22 Tiểu kết chương Ì ¿- 2¿- %+Sx2E£EE£EE12E12711211211111211 11111 1111.1111111 11x 1e 24
CHƯNG 2 2-21 22292212211221127112711271127112111211211211 2112111111111 1e 25 THỰC TRANG THU HUT VON ĐẦU TU CHO PHÁT TRIEN DU LICH TINH
QUANG NINH 0 eccssscsssesssesssesssesssesssesssessuesssessvessesssusssvsssvsssesssesssessseessetssesssesssessstaeessessseee 25
2.1 Những nhân tố anh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào du lich Quảng Ninh 25
2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế — xã hội - 2s x+St+x£EE+EEEEEEEEEvEEeEerxerxrrerxres 25 2.1.2 Sự phát triển của ngành du lịch Quảng Ninh 2- 2 s2s+2zz+£xczxz+zxez 30 2.2 Thực trạng thu hút vốn cho phát triển du lịch Quảng Ninh - 2-2-5225: 38
2.2.1 Chính sách thu hút vốn dau tư vào phát triển du lịch Quảng Ninh 38 2.2.2 Kết quả thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch Quảng Ninh 44 2.3 Đánh giá chung về tình hình thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch tỉnh Quảng
Ninh 5á 5c 21 212211211221122112211 2112211011111 49
2.3.1 Những thành công trong công tác thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch 601-0007 49
Trang 42.3.2 Những hạn chế trong công tác thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch Quảng
NHUNG GIAI PHAP NHAM TANG CUONG THU HUT VON DAU TU VAO NGANH
DU LICH TINH QUANG NINH 0 ssssssssssssssessossssssssesssssesssesssissssestssessssssasecsssecsssesaseseaee 57
3.1 Những căn cứ dé xây dựng các giải pháp thu hút vốn đầu tư vào ngành du lich tinh
Quang Ninh eee - 57
3.1.1 Bối cảnh mới anh hưởng đến thu hút vốn dau tư cho phát triển du lịch Quang
3.2.5 Giải pháp về nguồn nhân lực du lịch 2c ¿+ k££E+2E2EEeEE2Exerkerrxeree 63
3.2.6 Giải pháp về xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch -2:©2©z+2s++2szzcsce2 64 3.2.7 Tổ chức và quản lý nhà nưỚC - 2-2-2 ®2E£+EE+EE2EE£EE£EEE2EEEEEZEESEEtrkrrrrrree 66 Tiểu kết chương 3 oieceecccscesssessessssssessesssessesssessecsusssessessusssessusssessecsusssessessuessessusssessessetsesseeeses 69 TAI LIEU THAM KHẢO - 2-52 2S EEEEEEEEE XE EEEEEEXE1111011211211211211211111 111tr 72
Trang 5DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STT | Ký hiệu Tiếng Anh Tiếng Việt
Association of Southeast Hiệp hội các Quốc gia Đông
I | ASEAN ,
Asian Nations Nam A
Hop đồng xây dung-chuyén
4 | FDI Foreign Direct Investment Dau tu truc tiép nude ngoai
5 | GDP Gross Domestic Product Tổng san phẩm nội dia
6 |HDND Hội đồng nhân dân
7 |IPA Investment Promotion Agency | Ban Xúc tiến và Hỗ trợ Dau tư
Trang 6DANH MỤC CAC BANG
: 21 Doanh thu và số lượng khách du lịch tỉnh Quảng Ninh
4 24 Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép phân
, theo nganh kinh té chinh 45
Tac động của thu hút đầu tư vào du lịch đối với hoạt
5 2.5 động kinh tế của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007 — 47
2011
6 2.6 | Cơ cau ngành kinh tế tinh Quang Ninh (2007 — 2011) 48
il
Trang 7MỞ DAU
Tính cấp thiết của đề tài
Là một tỉnh có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch, Quảng Ninh không chỉnổi tiếng với di sản thế giới, kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long mà vùngđất này cũng có rất nhiều danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử hấp dẫn khác nhưcửa khâu Móng Cái - nơi thông thương với đất nước Trung Hoa lớn mạnh, chùaYên Tử- trung tâm phật giáo lớn của Việt Nam, hay những bãi biển đẹp hoang sơnồi tiếng nhất miền Bắc như Cô Tô, Quan Lạn và gần 500 di tích lịch sử, văn hóa, lễhội đặc sắc Đây là những điều kiện rất thuận lợi để Quảng Ninh phát triển mộtnền kinh tế du lịch xanh, bền vững và thịnh vượng
Trong những năm qua du lịch Quảng Ninh đã có những bước phát triển
mạnh mẽ Lượng du khách đến với Quảng Ninh không ngừng gia tăng Song, hiệu
quả doanh thu từ du lịch vẫn còn hạn chế Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế,
nếu so với nguồn tài nguyên, sự phát triển của du lịch tỉnh Quảng Ninh lâu nay vẫn
chưa thật sự tương xứng với những gì mà thiên nhiên hào phóng ban tặng cho vùng
đất này
Theo số liệu thống kê trong giai đoạn 2001-2010, tổng số du khách đếnQuảng Ninh tăng bình quân 11,84%/nam, trong đó khách quốc tế tăng 13,48%/năm;tổng doanh thu du lịch tăng bình quân 24,5% Năm 2012, Quảng Ninh đón khoảng
07 triệu lượt khách, trong đó gần 2,5 triệu lượt khách quốc tẾ, đạt doanh thu 4.300 tỉ
đồng Nhìn vào con số này, cho thấy, tốc độ tăng trưởng của du lịch tương đối cao
nhưng chủ yếu là tăng về số lượng Doanh thu chưa tương xứng với số lượng khách
du lịch, tỷ trọng khách sử dụng các dịch vụ chất lượng cao va chi tiêu cao còn thấp.
Điều đáng nói, 07 triệu lượt khách, nhưng chỉ có 45% lưu trú cũng là một thực tế
buồn đối với du lịch Quảng Ninh Bởi, có đến quá nửa du khách đến Quảng Ninh là
khách vãng lai, khách qua cửa khẩu biên giới, hoặc khách hành hương trong
ngày Thậm chí, nếu có lưu trú thì thời gian cũng không dài: Bình quân 1,6
ngày/khách nội địa, 1,7 ngày/khách quốc tế Rõ ràng nhất là trong thời gian qua, Hạ
Trang 8Long là một trong những điểm đến hap dẫn thu hút khách du lịch tàu biển quốc tế,nhiều hãng tàu biển lớn đã chọn Hạ Long là điểm dừng chân dé đưa khách tàu biển
đến tham quan Nhưng điều đáng buôn hiện nay là tàu biển đến Hạ Long phần lớn
chỉ lưu trú tại Hạ Long trong ngày Khách tàu biển đến Ha Long, chiếm đa số chỉ đitham quan Vịnh Hạ Long, lên bờ tham quan một số điểm xung quanh thành phố Hạ
Long, sau đó quay trở lại tàu.
Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân song một trong những nguyênnhân cơ bản đó là sự hạn chế về khả năng thu hút vốn đầu tư khiến cho cơ sở vật chất dulịch còn nghéo nàn, sản phẩm du lịch đơn điệu, dịch vụ du lịch còn thiếu thốn, thiếu cáckhu vui chơi, giải trí, trung tâm mua sắm và các tuyến điểm du lịch đa số mới chỉ đượcđầu tư ở mức nhỏ lẻ trên cơ sở khai thác các địa danh du lịch sẵn có
Nhận thức được vai trò của nganh du lich đối với sự phát triển kinh tế xã hộitỉnh, liên hệ với những kết quả mà ngành du lịch Quảng ninh đã đạt được trongnhững năm qua và sự đánh giá khách quan về thực trạng kinh doanh du lịch trên địabàn hiện nay, đồng thời dựa trên những định hướng chiến lược của ngành du lịchtỉnh Quảng Ninh trong những năm tiếp theo, tỉnh Quảng Ninh đang nỗ lực rất nhiềutrong việc thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm thu hút vốn đầu tư cho phát triển
du lịch, trong đó vai trò của chính phủ và chính quyền địa phương trong việc tạođiều kiện để thu hút nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế là rất quan trọng
Trước thực tiễn như vậy, dé tài “Thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịchtỉnh Quảng Ninh” cần được đặt ra nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp để thu hútvốn đầu tư cho phát triển du lịch, để du lịch thực sự trở thành ngảnh kinh tế mũinhọn của tỉnh, đồng thời hướng tới mục tiêu đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ
— công nghiệp vào năm 2020 và tiến cao hơn một bước là tỉnh dịch vụ-công nghiệp
hiện đại vào năm 2030.
Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, vấn đề thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch cũng đã được
nhiêu tác giả quan tâm Trong các công trình nghiên cứu của mình, các tác giả hâu
Trang 9như đều đề cập đến lý luận về vốn đầu tư và du lịch, sự cần thiết phải thu hút vốn
đầu tư vào du lịch, phân tích thực trạng vốn đầu tư vào du lịch ở Việt Nam cũng
như một số địa phương trong nước và lần lượt đưa ra các giải pháp dé thu hút vốn
hiệu quả hơn trong tương lai Cụ thể như:
Những nghiên cứu về thu hút vẫn đầu tư cho du lịch Việt Nam:
- Luan văn “Một số biện pháp thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư vào du
lịch” của tác giả Nguyễn Thị Nhung (2012), chuyên ngành Quản trị kinh doanh, chủ
yếu chú trọng vào việc hình thành khung lý thuyết về kinh tế đầu tư và du lịch trên
cơ sở làm nổi bật tầm quan trọng của ngành du lịch đối với phát triển kinh tế và vaitrò của đầu tư đối với ngành du lịch Tác giả có nêu thêm thực trạng đầu tư vàongành du lịch , đồng thời đưa ra một số giải pháp khả thi dé thu hút và sử dụng mộtcách hiệu quả nhất vốn đầu tư vào du lịch Việt Nam trong tương lai
- Luận văn “Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư vào ngành Du lịch”
của tác giả Nguyễn Thi Thanh Trà (2008), chuyên ngành Quan trị kinh doanh, đã
chỉ ra nhiều mặt hạn chế của ngành Du lịch Việt Nam trong giai đoạn hội nhập như
năng lực cạnh tranh yếu kém, môi trường đầu tư chưa hoàn thiện, các cơ chế chínhsách quy hoạch còn nhiều bấp cập khó thu hút các nhà đầu tư, đề cập đến thựctrạng đầu tư vào ngành Du lịch và đưa ra những giải pháp mang tính cấp bách nhằmphan nao giải quyết những tôn tại
Những nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư cho du lịch của một số địa phương:
- Luan văn “Thu hut von dau tự phat triển du lịch Ha Nội giai đoạn 2004 —
2010” của tác giả Bùi Thị Trang (201 1), chuyên ngành Kinh tế phát triển, tập trungđánh giá thực trạng của ngành Du lịch trên cơ sở so sánh với tiềm năng, nghiên cứuquy hoạch phát triển tổng thể, đưa ra các giải pháp đầu tư nhằm khai thác triệt dé
tiềm năng du lịch Hà Nội, đồng thời làm cơ sở cho việc phát triển các ngành kinh tếliên quan, tương xứng với nhu cầu của ngành Du lịch trong tương lai
- Luan văn “Các giải pháp thu hút vốn dau tư để phát triển du lịch thành phóHội An” của tác giả Phan Thị Tâm (2011), chuyên ngành Kinh tế phát triển, Đại
Trang 10học Đà Nẵng Ở luận văn này, tác giả chủ yếu tập trung vào việc hình thành khung
lý thuyết để nghiên cứu thu hút vốn đầu tư Chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếutrong thu hút vốn đầu tư vào phát triển du lịch thành phố Hội An giai đoạn 2000 —
2010 và đề xuất một số giải pháp cơ bản cho giai đoạn tiếp theo
Những nghiên cứu về thu hút vốn dau tw cho du lịch Quảng Ninh:
- Luan văn “Tăng cường thu hút và sử dụng vốn FDI vào Quảng Ninh” của tác
giả Phạm Thị Huệ (2012) đã làm sáng tỏ lý luận về môi trường đầu tư, vai trò của
nó đối với đầu tư nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng, nêu ra các giảipháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh dé tăng cườngthu hút và nâng cao hiệu quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Quảng Ninh nhằm
thúc đây ngành du lịch phát triển
- _ Với mục đích đưa ra chiến lược marketing cụ thé cho công tác thu hút vốn dulịch của tỉnh Quảng Ninh, tác giả Lê Thị Hồng Dự đã viết bài “Lập kế hoạchmarketing cho Quảng Ninh trong việc thu hút đầu tư du lịch” đã thực hiện các
nghiên cứu thực tế để phân tích, đánh giá tiềm năng du lịch, các nguồn lực phát
triển du lich tỉnh Quảng Ninh, nghiên cứu môi trường vĩ mô, năng lực cạnh tranhcủa Tỉnh, nêu lên thực trạng thu hút đầu tư cho du lịch trong thời gian qua, đồngthời đưa ra những đánh giá về thuận lợi, khó khăn
Tuy nhiên, các đề tài về thu hút vốn cho phát triển du lịch Việt Nam chỉ mớiđược xem xét trên góc độ đơn thuần là làm thé nào dé thu hút vốn đầu tư mà chưa
tạo được cú hích thực sự trong việc thu hút von dé phat trién du lich
Các dé tài về thu hút vốn cho phát triển du lịch của một số dia phương nhưthành phố Hà Nội, thành phố Hội An chưa đề xuất đến vai trò quyết định của
Chính phủ cũng như địa phương trong việc thu hút đầu tư tư nhân, đó là do việc
thiêu cơ sở lý luận vé vai trò của khu vực công trong việc thu hut vôn đâu tư.
Các nghiên cứu về thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch Quảng Ninh còn
chưa nhiêu, đặc biệt thường chi chú trọng dén von dau tư trực tiép nước ngoai va
Trang 11chưa có những nghiên cứu cập nhật, đông thời một sô đê tài chưa đưa gan được với
quy hoạch, chiến lược phát triển du lịch của Tỉnh trong tương lai
Trên đây chính là những yếu tố mới phát sinh sẽ có tác động tích cực đếnviệc thu hút vốn đầu tư phát triển ngành du lịch của tỉnh Quảng Ninh trong tươnglai mà các công trình nghiên cứu trước có thé dé cập chưa nhiều
Ở luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu việc thu hút vốn đầu tư vào pháttriển du lịch vào một tinh, cu thé là tinh Quảng Ninh, trong đó sẽ đề cập đến vai tròquyết định của khu vực công trong việc tạo môi trường thuận lợi đây mạnh thu hútvốn đầu tư ngoài nhà nước và đầu tư nước ngoài, phân tích một cách hệ thống thựctrạng của việc thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch của tỉnh thời gian qua Trên
cơ sở đánh giá thực trạng, luận văn đề xuất các nhóm giải pháp đồng bộ, đúnghướng, trong đó đặt vấn đề quản lý nhà nước trong hoạt động thu hút vốn đầu tư lênhàng đầu, nhằm tạo bước đột phá trong việc phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh mộtcách hiệu quả và bền vững
Câu hỏi nghiên cứu
Liệu Quảng Ninh có thê thu hút được vốn đầu tư cho phát triển du lịch nữa
hay không.
Mục đích nghiên cứu.
- _ Nghiên cứu thực trạng phát trién du lịch va thu hút vốn đầu tư cho phát triển du
lịch tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở so sánh với tiềm năng phát triển du lịch của khu vực này
- _ Tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc hạn chế trong thu hút vốn đầu tu cho pháttriển du lịch tỉnh Quảng Ninh
- Dé xuất các giải pháp phù hợp và khả thi dé thu hút vốn đầu tư cho phát triển
Trang 12Pham vi nghiên cứu
- Về không gian:
+ Thực trạng vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, chỉ tập trung cho phát triển
ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
+ Tham khảo chính sách thu hút vốn và khách du lịch của một số nước trong
khu vực.
- Vé thời gian: Nghiên cứu khảo sát số liệu vốn đầu tư và khách du lịch chủ
yếu trong giai đoạn 2007 - 2012
Phương pháp nghiên cứu
Dé phù hợp với nội dung, yêu câu và mục đích nghiên cứu, luận văn sử dung
một số phương pháp nghiên cứu khoa học, bao gồm:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Luận văn phân tích và tổng hợp kinhnghiệm các nước trong khu vực trong việc thu hút vốn đầu tư và khách du lịch
Đồng thời luận văn sử dụng các đữ liệu phù hợp trong quá trình phân tích thực trạng
phát triển du lịch và thực trạng thu hút các nguồn vốn dau tư của tinh Quảng Ninh
Trên cơ sở kinh nghiệm các nước đê đê xuât các giải pháp khả thị.
- Phương pháp so sánh: Tác giả dùng phương pháp này nhằm so sánh thực
trạng và tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh, so sánh tình hình thu hútvốn và khách du lịch của tỉnh Quảng Ninh với địa phương khác và với các nướckhác, từ đó rút ra những điểm được và chưa được trong công tác thu hút vốn phát
triển du lịch Tỉnh và đưa ra giải pháp.
- Phương pháp thống kê: Các số liệu sử dụng trong đề tài này lây từ một sốnguồn cơ bản đó là từ UBND tỉnh Quảng Ninh, Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng
Ninh, Sở Văn hóa, Thẻ thao và Du lich Quang Ninh, Cục thống kê tinh Quang Ninh
- _ Phương pháp định tinh: Phương pháp này được áp dụng trong việc nghiên cứu
các nhân tô ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào ngành du lịch tinh Quang Ninh
Trang 13Những đóng góp của luận văn
- Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây về thu hút vốn đầu tư chophát triển du lịch, luận văn đã luận giải các chính sách để thu hút vốn đầu tư
vào địa phương là chính sách về quy hoạch, chính sách cải thiện môi trường
đầu tư, chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách về ưu đãi, hỗ trợ đầu
tư và xúc tiễn đầu tư
- Luan văn nghiên cứu thực trạng thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch tạiQuảng Ninh, nơi đã có một số đề tài nghiên cứu về vấn đề này nhưng ít có nhữngnghiên cứu cập nhật, chưa gắn được với quy hoạch, chiến lược phát triển du lịch của
Tỉnh hay chưa đề cập đến vai trò quyết định của khu vực công trong việc tạo môi
trường thuận lợi đây mạnh thu hút vốn dau tư ngoài nhà nước và đầu tư nước ngoài
- Luan văn đã chứng minh được thực trang thu hút vốn đầu tư cho phát triển
du lịch của tỉnh Quảng Ninh hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng và khăng địnhTinh có thé thu hút thêm nhiều vốn đầu tư vào phát triển du lịch thông qua việc chỉ
ra những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác thu hút vốn trong đónhấn mạnh đến vai trò của quản lý nhà nước
- Két quả nghiên cứu cũng góp phan khang định việc tăng cường thu hút vốnđầu tư cho phát triển du lịch tại địa phương cần gắn quy mô với chất lượng và hiệuquả sử dụng chứ không thu hút băng mọi giá Dựa trên cơ sở thực tế tại địa phương,luận văn cũng đưa ra các giải pháp dé tăng cường thu hút vốn đầu tư cho phát triển
du lịch vào địa bàn tỉnh, đó là: (1) Giải pháp về quy hoạch; (2) Giải pháp về cơ chế,chính sách; (3) Giải pháp về cơ sở hạ tầng du lịch; (4) Giải pháp về cải cách hànhchính; (5) Giải pháp về nguồn nhân lực du lịch; (5) Giải pháp về xúc tiến đầu tư,quảng bá du lịch; (6) Tổ chức và quản lý nhà nước
Bồ cục luận văn
Ngoài phần lời mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được bố cục làm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch
Trang 14Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh.Chương 3: Những giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư cho phát
triển du lịch tỉnh Quảng Ninh
Trang 15CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE THU HUT VON ĐẦU TƯ CHO
PHAT TRIEN DU LICH
1.1 Cac khái niệm cơ bản
1.1.1 Du lịch và phát triển du lịch
Luật du lịch được Quốc hội thông qua năm 2005 đã đưa ra khái niệm: “Du
lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến di của con người ngoài nơi cư trúthường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu câu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉdưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [8] Từ khái niệm trên, có thé rút ranhững luận điểm cơ bản về du lịch sau:
- Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên.
- _ Chuyến du lịch ở nơi đến mang tính tạm thời, trong một thời gian ngắn
- Mục đích của chuyến du lịch là thoả mãn nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng
hoặc kết hợp đi du lịch với giải quyết những công việc của cơ quan và nghiên cứuthị trường, nhưng không vì mục đích định cư hoặc tìm kiếm việc làm dé nhận thunhập nơi đến viễng thăm
- Du lịch là thiết lập các quan hệ giữa khách du lịch với nhà cung ứng các dịch
vụ du lịch, chính quyền địa phương và dân cư ở địa phương
Phát triển du lịch được hiểu là sự vận động đi lên theo chiêu hướng tiễn bộcủa hoạt động du lịch cả về quy mô số lượng và chất lượng Đây cũng là quá trình
cộng đồng doanh nghiệp, dân cư và chính quyên không ngừng mở rộng và nâng caochất lượng cơ sở cung ứng dich vụ cũng như các loại dich vụ du lịch
1.1.2 Khái niệm vốn đầu tư và thu hút vốn đầu tư
Vôn là biêu hiện băng tiên của toàn bộ tai sản của một đơn vi kinh tê hay một
quốc gia Các loại vốn đang trong quá trình đầu tư xây dựng được gọi là vốn đầu
Trang 16tư Vốn đầu tư là toàn bộ những chỉ tiêu dé làm tăng hoặc duy trì tài sản vật chấttrong một thời gian nhất định Vốn đầu tư thường thực hiện qua các dự án đầu tư va
một số chương trình mục tiêu quốc gia với mục dich chủ yếu là bé sung tài sản cố
định và tài sản lưu động.
Theo Luật Đầu tư được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2005 thì
“Von dau tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác đề thực hiện các hoạt động dau tưtheo hình thức dau tư trực tiếp hoặc gián tiếp ”[9, tr.2]
Thu hút vốn đầu tư là hoạt động nhằm khai thác, huy động các nguồn vốnđầu tư dé đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế Thu hút vốn đầu tư baogồm tổng hợp các cơ chế, chính sách, thông qua các điều kiện về hành lang pháp lý,kết cau hạ tầng kỹ thuật — xã hội, các nguồn tài nguyên, môi trường để thu hút cácnhà đầu tư đầu tư vốn, khoa học công nghệ dé sản xuất kinh doanh nhằm đạt đượcmột mục tiêu nhất định Thực chất thu hút vốn đầu tư là làm gia tăng sự chú ý, quantâm của các nhà đầu tư dé từ đó dịch chuyển dòng vốn đầu tư vào địa phương hoặc
ngành [6, tr.105]
1.1.3 Các nguồn vốn đầu tư
Ở góc độ chung nhất trong phạm vi một quốc gia, nguồn vốn đầu tư được chia
thành hai nguôn: nguôn vôn đâu tư trong nước và nguôn vôn đâu tư nước ngoài.
1.1.3.1 Nguôn vôn đâu tư trong nước:
Nguồn vốn trong nước thể hiện sức mạnh nội lực của một quốc gia Nguồn
vốn này có ưu điểm là bền vững, ồn định, chi phí thấp, giảm thiểu được rủi ro và
tránh được hậu quả từ bên ngoài Nguồn vốn trong nước bao gồm vốn Nhà nước,vốn tín dụng, vốn của khu vực doanh nghiệp tư nhân và dân cư chủ yếu được hìnhthành từ các khu vực sau: tiết kiệm của ngân sách, tiết kiệm của doanh nghiệp và
tiét kiệm của khu vực dân cư.
- Tiét kiệm của ngân sách nhà nước: Là sô chênh lệch dương giữa tông các
khoản thu mang tính không hoàn lại (chủ yếu là thuế) với tổng chỉ tiêu của ngân
10
Trang 17sách Tiêt kiệm ở khâu tai chính nay sẽ hình thành nên nguôn von đâu tư của nhà
nước và phụ thuộc vào chính sách chi tiêu của ngân sách.
- _ Tiết kiệm doanh nghiệp: Là số lãi ròng có được từ kết quả kinh doanh Đây
là nguồn tiết kiệm cơ bản để các doanh nghiệp tạo vốn cho đầu tư phát triển theo
chiều rộng và chiều sâu Quy mô tiết kiệm của doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu
tô trực tiếp như hiệu quả kinh doanh, chính sách thuế, sự ôn định kinh tế vi mô
- _ Tiết kiệm của khu vực dân cư: Là khoản tiền còn lại của thu nhập sau khi đã
phân phối và sử dụng cho mục đích tiêu dùng Quy mô tiết kiệm của khu vực dân cưchịu ảnh hưởng bởi các nhân tố trực tiếp như trình độ phát triển kinh tế, thu nhập bình
quân đâu người, chính sách lãi suât, chính sách thuê, sự ôn định kinh tê vĩ mô
1.1.3.2 Nguồn vốn đầu tư nước ngoài:
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài được hình thành từ tiết kiệm của các chủ thé
kinh tế nước ngoài và được huy động thông qua các hình thức cơ bản: Viện trợ pháttriển chính thức (Official Development Assistance — ODA) và Dau tư trực tiếp nước
ngoài (Foreign Direct Invesment — FDI).
- _ Viện trợ phát triển chính thức ODA: Day là tất cả các khoản viện trợ củacác đối tác viện trợ nước ngoài dành cho Chính phủ và nhân dân nước nhận việntrợ Gọi là “Viện trợ” bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay
không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài Gọi là “Phát triển” vì mục
tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi
ở nước được đầu tư Gọi là “Chính thức”, vì nó thường là cho Nhà nước vay [23]
ODA một vừa là nguồn bổ sung cho nguồn vốn trong nước dé phát triển kinh tế,vừa giúp các quốc gia nhận viện trợ tiếp cận nhanh chóng các thành tựu khoa học
kỹ thuật và công nghệ hiện đại Ngoài ra, nó tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầngkinh tế xã hội va dao tạo phát triển nguồn nhân lực
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI: Day là hình thức đầu tư dài hạn của cá
nhân hay công ty nước này vào nước khác băng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh
doanh [23] Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản
11
Trang 18xuất kinh doanh này Các hình thức chủ yếu của FDI ở nước ta như doanh nghiệp
liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới
các hình thức BOT, BTO, BT FDI không chi đơn thuần đưa ngoại tệ vào nước sởtại mà còn kèm theo chuyền giao công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến và khả năngtiếp cận thị trường thế giới, giải quyết việc làm, sử dụng tài nguyên trong nước
Hiện nay, đối với nền kinh tế đang chuyên đổi trong giai đoạn thực hiện công
cuộc công nghiệp hóa — hiện đại hóa đất nước, nguồn vốn tiết kiệm trong nước luôngiữ vai trò quan trọng, quyết định sự phát triển bền vững lâu dai của nền kinh tế,ngoài việc làm tăng vốn đầu tư, nó còn là điều kiện để hap thu vốn nước ngoài một
cách có hiệu quả Tuy nhiên, do nguồn vốn này còn thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu
vốn đầu tư phát triển nên cần phải thu hút nguồn vốn nước ngoài dé tạo cú hich cho
sự đầu tư phát triển nền kinh tế Nhận thức được điều đó, trong bài luận văn này, tắcgiả đã đề cao tầm quan trọng của cả hai nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nướcngoài (chủ yếu là vốn FDI) đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành
du lịch nói riêng.
1.2 Thu hút vốn đầu tư dé phát triển du lịch
1.2.1 Sự cần thiết phải thu hút vốn đầu tư để phát triển du lịch
Thu hút vốn đầu tư được các nhà kinh tế học quan tâm nghiên cứu, được
Chính phủ các nước đây mạnh thực hiện Quá trình này đang diễn ra gay gắt giữa
các quốc gia, khu vực, vùng miền Cũng như với các ngành kinh tế khác, thu hút
vốn đầu tư có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của ngành du lịch Dé đưa dukhách đến với các địa điểm du lịch, trước hết cần phải đầu tư xây dựng cơ sở hạtầng như hệ thống giao thông, phương tiện vận chuyền Muốn giữ chân du khách,phải đầu tư xây dựng, tôn tạo các khu du lịch, xây dựng cơ sở lưu trú, hoàn chỉnh hệthống thông tin liên lạc, cung cấp nước sạch, năng lượng cho các khu du lịch Muốn
gia tăng nguồn thu từ khách du lịch phải đầu tư vốn dé tao ra các sản phẩm du lịch
đa dạng, phong phú và hấp dẫn Do đó, việc xác định quy mô và định hướng đầu
tư vốn đúng đắn sẽ tạo điều kiện cho du lịch phát triển bền vững, khai thác tốt các
12
Trang 19tiềm năng và bảo vệ cảnh quan môi trường Ở nhiều quốc gia trên thế giới, kinhdoanh du lịch đang là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch là “con gà
đẻ trứng vàng”, vì vậy, không ngừng thu hút vốn đầu tư vào phát triển du lịch là sự
cần thiết khách quan bởi một số lý do sau:
- Thu hút vốn đầu tư vào phát triển du lịch góp phan tăng trưởng kinh tế:Thu hút đâu tư sẽ làm cho lượng vốn đầu tư tăng lên, do đó sản lượng đầu ra cũng
tăng lên sẽ góp phần phát triển ngành du lịch nói riêng và thúc đây các ngành khác
trong nền kinh tế quốc dân phát triển thông qua việc tạo ra một thị trường tiêu thụsản phẩm cho các ngành Từ nông nghiệp, thuỷ hải sản, công nghiệp chế biến lương
thực thực phẩm, công nghiệp hàng tiêu dùng đến điện lực, nước sạch, bưu chính,
viễn thông tiêu thụ được sản phẩm thông qua bán sản phẩm va dich vụ cho khách
du lịch và doanh nghiệp du lịch.
- Thu hút von đầu tư vào phát triển du lịch góp phan chuyển dich cơ cấukinh tế: Đầu tư chính là phương tiện đảm bảo cho cơ cấu kinh tế được hình thànhhợp lý Ngành du lich là một bộ phận cấu thành nên nên kinh tế do đó thu hút vốn
đầu tư vào du lịch sẽ làm ảnh hưởng đến sự chuyên dịch cơ cấu nền kinh tế từ nông
nghiệp, công nghiệp chuyền sang dịch vụ Từ đó, thu hút nhiều lực lượng lao động
và tạo ra một thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các ngành khác
- Thu hút vốn dau tư vào phát triển du lịch góp phan tăng cường khoa hoc
kỹ thuật và nâng cao năng lực quản lý điều hành kinh doanh: Thu hút vôn đầu tư
vào ngành du lịch sẽ làm cho trình độ khoa học kỹ thuật của ngành du lịch được
tăng lên thông qua các dự án đầu tư được triển khai, thay thế các thiết bị, công nghệlạc hậu Đối với các nước dang phát triển, mặc dù tích lũy vốn và công nghệ thấpnhưng cũng có những lợi thế của người đi sau tiếp thu, thích nghi và làm chủ côngnghệ có sẵn, do đó rút ngắn thời gian và giảm rủi ro trong áp dụng công nghệ mới.Đồng thời thu hút vốn đầu tư vào phát triển du lịch sẽ góp phần nâng cao được trình
độ quản lý, năng lực điều hành của một số nhà doanh nghiệp
13
Trang 201.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào du lịch
- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, khí hậu, nguồn tàinguyên thiên nhiên có thể làm tăng khả năng sinh lãi hoặc rủi ro cho các nhà đầu
tư Trong đó, vị trí chiến lược (có cảng biển, có sân bay, có tài nguyên bién )la
một trong những nhân tố quan trọng nhất tạo nên lợi thế cạnh tranh của một quốcgia hay địa phương trong việc thu hút vốn đầu tư Vị trí địa lý của Việt Nam kháthuận lợi cho việc phát triển du lịch và các ngành dịch vụ du lịch Dựa trên bản đồ
khu vực, Việt Nam nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, có bờ biến dai và
điều kiện tự nhiên thuận lợi dé phát triển du lịch đường biển, hội nhập giao thông
vận tải và trở thành trung tâm hậu cân cho các nước trong khu vực và trên thê giới.
- Sw Ổn định môi trường kinh té vĩ mô: Một quốc gia có mức độ phát
triển cao về quản lý kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng, chất lượng cung cấp dịch vụ
cho hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư thường thu hút đầu tư mạnh mẽ
hơn các chính sách ưu đãi về tài chính của quốc gia đó đối với chủ đầu tư, đặcbiệt với nhà đầu tư nước ngoài, họ quan tâm đến các yếu tố kinh tế như xu thếphát triển của nền kinh tế thế giới, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tiền lương và thu
nhập của lao động nước chủ nhà Ngoài ra, sự bảo đảm vững chắc về quốc
phòng, an ninh tạo môi trường ổn định cho đất nước và khách tới tham quan.
Sự ồn định chính trị mang lại sự an toàn về đầu tư, quyền sở hữu lâu đài và hợppháp của họ Từ đó, họ có thể an tâm và tập trung vào hoạt động sản xuất kinhdoanh của mình, thực hiện hiệu quả các dự án đầu tư
- Co chế, chính sách và luật pháp của Nhà nước: Nhận thức vai trò của dulịch đối với sự phát triển kinh tế-xã hội nhiều nước đã xác định “phát triển du lịch làquốc sách”, hoặc “đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, việc xâydựng các cơ chế, chính sách và luật pháp tạo điều kiện cho du lịch phát triển là điều
kiện mang tính quyết định Đó là việc xây dựng cơ chế chính sách tạo điều kiện
thuận lợi và dé dàng cho: khách du lịch quốc tế vào — ra, cho việc dau tư, liêndoanh, liên kết các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, cho việc phát triển cácloại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, việc phát triển cơ sở hạ tầng
14
Trang 21cho hoạt động du lịch phát triển Nhiều nước xây dựng cơ chế miễn thị thực cho
khách du lịch nước ngoài nhằm thu hút nhiều khách hoặc có chính sách khuyếnkhích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và du lịch Xây
dựng Luật Du lịch, Luật Khách sạn, Luật Hướng dẫn viên du lịch, Luật Đại lý du
lịch để tạo một môi trường pháp lý cho hoạt động du lịch phát triển Điều đó đóngvai trò quan trọng trong việc làm tăng dòng vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nướcngoài vào quốc gia, địa phương
- Sự phát triển của cơ sở hạ tang: Sự phát triển cơ sở hạ tang kinh tế của mộtquốc gia hay một địa phương tiếp nhận đầu tư luôn là điều kiện vật chất hàng đầu
để các chủ đầu tư có thé nhanh chóng thông qua các quyết định và triển khai thực tếcác dự án đầu tư đã cam kết Một tổng thể hạ tầng phát triển phải bao gồm một hệthống giao thông vận tải đồng bộ và hiện đại với các cầu cảng, đường sá, kho bãi vàcác phương tiện vận tải đủ sức bao phủ quốc gia và đủ tầm hoạt động quốc tế; một
hệ thống bưu điện, thông tin liên lạc viễn thông với các phương tiện nghe nhìn hiện
đại, có thể nối mạng thống nhất toàn quốc và liên thông toàn cầu; hệ thống điện
nước day đủ và phân bổ tiện lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhưđời sông xã hội; một hệ thống mạng lưới cung cấp các khác (y tẾ, giáo dục, giải trí,
các dịch vụ hải quan, tài chính, thương mại, quảng cáo, kỹ thuật ) phát triển rộng
khắp, đa dạng và có chất lượng cao.
- Sự phát triển bền vững của ngành du lịch quốc gia: Trong những năm qua,
du lịch Việt Nam tăng trưởng tương đối én định với toc độ trung bình ở mức cao(khoảng 20%) Du lịch phát triển đã góp phan tăng tỷ trọng GDP của ngành dịch vu(riêng GDP du lịch chiếm khoảng 5% GDP của cả nước) Ngày càng có nhiều dự án
đầu tư trực tiếp nước ngoài đồ vào ngành du lịch Sau các ngành công nghiệp nặng
và phát triển đô thị, đầu tư nước ngoài hầu hết đã được tập trung vào du lịch, đặcbiệt là trong các dự án khách sạn Năm 2012, số khách quốc tế đến Việt Nam là 6,8triệu lượt, khách nội địa đạt 32,5 triệu lượt, doanh thu đạt 160.000 tỷ đồng Dự kiến,đến năm 2015 ngành du lịch Việt Nam sẽ thu hút 7-8 triệu lượt khách quốc tế, 32-
35 triệu khách nội địa, con số tương ứng năm 2020 là 11-12 triệu khách quốc tế;
45-15
Trang 2248 triệu khách nội địa Doanh thu từ du lịch dự kiến sẽ đạt 18-19 tỷ USD năm 2020.
Nam 2030, tổng thu từ khách du lịch sẽ gấp 2 lần năm 2020 [18] Đó là điều đáng
mừng Tuy nhiên, ngành du lịch Việt Nam từ nhiều năm nay, cũng đang bị báođộng về tình trạng ô nhiễm môi trường, hạ tầng cơ sở yếu kém và chất lượng dịch
vụ kém, quản lý kém, tạo ấn tượng xấu với du khách, cạnh tranh thiếu lành mạnh,
“chặt chém”, bắt nạt du khách Từ hơn 20 năm phát triển du lịch, Việt Nam chỉchú trọng khai thác thiên nhiên và thiếu định hướng chiến lược phát triển, đầu tư
một cach bai bản cho du lịch, và kém xa các nước khác trong khu vực.
Sự phát triển thiếu lành mạnh và kém bền vững của du lịch Việt Nam thời
gian qua đã làm cho chúng ta phải chú ý đến tính bền vững của du lịch Phát triển
du lịch bền vững là xu thế tất yếu của Việt Nam và thế giới Phát triển du lịch bềnvững sẽ tạo cho Việt Nam đạt nhiều thành tựu mới trong phát triển du lịch, hấp dẫncác nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, dần dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọngóp phần thúc đây cơ cấu kinh tế và mang lại công bằng tiễn bộ xã hội
1.2.3 Nội dung thu hút vốn đầu tư
Chính sách thu hút đầu tư gồm hệ thống các chính sách, công cụ và biệnpháp ma nhà nước áp dụng tác động vào hoạt động dau tư nhằm thu hút các dongvốn đầu tư trong một thời kỳ nhất định Đầu tư ở đâu, bang hình thức nào trước hết
0 quyén lựa chọn của các nha đầu tư Sự lựa chọn đó được quy định bởi khả năng
sinh lời từ đồng vốn mà họ sẽ bỏ ra Nếu quốc gia hay địa phương nào tạo được môi
trường kinh doanh có lãi cao sẽ thu hút được nhiều nguồn vốn cả bên trong lẫn bên
ngoài Nghiên cứu những yếu tố là động lực thúc day cũng như các yêu tố làm kìmhãm va hạn chế các nhà dau tư là công việc vô cùng quan trọng đối với các nhà
hoạch định chính sách Sự hiểu biết sâu sắc về việc nhà đầu tư cần và tránh gi sẽgiúp cho họ xây dựng được các chính sách thu hút đầu tư hiệu quả nhất
- _ Công tác quy hoạch: Quy hoạch phát triển du lich năm trong quy hoạch phát
triển kinh tế-xã hội của một quốc gia, một địa phương theo chiến lược phát triểnkinh tế-xã hội trong một giai đoạn nhất định Quy hoạch du lịch là một phương án
16
Trang 23tập hợp các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và công nghệ tác động vào các
tai nguyên du lịch để hình thành các điểm và khu du lịch nhằm thực hiện mục tiêu
đã định trước là thoả mãn nhu cầu đa dạng ngày càng cao của khách du lịch và nâng
cao hiệu quả kinh tế — xã hội của địa phương và hoạt động kinh doanh du lịch Quy
hoạch là công cụ giúp cho các nhà lãnh đạo thực hiện được các định hướng phát
triển kinh tế — xã hội của địa phương trong tương lai Trên thực tế, công tác quyhoạch được xây dựng sẽ là cơ sở cho các nhà đầu tư tìm kiếm và có chiến lược phù
hợp, tránh được các rủi ro trong hoạt động đầu tư tại địa phương
- Cai thiện môi trường đầu tư: Môi trường đầu tư là các điều kiện, các yếu tố
về kinh tế, xã hội, pháp lý, tài chính, hạ tang cơ sở và các yêu tô liên quan khác màtrong đó các quá trình hoạt động đầu tư được tiễn hành Cơ chế chính sách và môitrường kinh doanh thông thoáng, các nhóm giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô hiệuquả sẽ là những yếu tố tác động tích cực góp phần vào thành công chung cho môi
trường đầu tư Ở nước ta, nhờ thực hiện đường lối đổi mới về kinh tế, trong những
năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đã khởi sắc và ngày càng có tác động tíchcực đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước
- Phat triển cơ sở hạ tang: Là việc chính quyền địa phương dau tư, xây dựngmạng lưới giao thông, mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp năng lượng,cấp thoát nước, các công trình công cộng phục vụ sản xuất kinh doanh tại địaphương như sân bay, cảng biên Thực tế cho thấy các dong vốn chi đỗ vào nơi nào
có hạ tầng phát triển, đủ khả năng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh củacác nhà đầu tư
- _ U đãi và hỗ trợ dau tw: Một chính sách khuyên khích, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư
phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư như chính sách về thuế, chính
sách đất đai, chính sách hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp Bên cạnh đó, détăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chính phủ cần chú trọng đến chính sáchtiền tệ đối với nhà đầu tư như về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất và tỷ giá hối đoái
- _ Xúc tiễn dau tư: Xúc tiên đầu tư là sử dụng các biện pháp như tuyên truyền,quảng bá, giới thiệu, tiếp cận, môi giới trung gian bằng nhiều hình thức như ấn
17
Trang 24phẩm, hội nghị, hội thảo, truyền tin, truyền hình, tổ chức gặp gỡ, qua kênh thông tin
điện tir dé các nhà đầu tư có cơ hội nắm bắt được thông tin, hiểu rõ về thông tin để
có lựa chọn và đưa ra quyết định đầu tư
1.3 Kinh nghiêm thu hút vốn và du khách cho phát triển du lịch ở một số quốc
gia và địa phương
1.3.1 Kinh nghiệm của Singapore
Singapore là một quốc đảo nhỏ chỉ có 710 km2, tài nguyên hạn chế, rất ít
danh lam thắng cảnh tụ nhiên nhưng đã biết phát huy triệt dé tiềm năng, thế mạnh
về vị trí địa lý và nguồn lực con người dé có những bước phát triển du lịch vượt
bậc Năm 2012, ngành du lịch và khách sạn đã đóng góp cho nền kinh tế Singapore
số doanh thu không lồ, gần 19 tỷ đô la Điều đáng nói là số lượng khách du lịch đếnSingapore không ngừng tăng lên trong những năm qua, từ con số 7,7 triệu lượtkhách vào năm 2000 đến 10,8 triệu lượt khách năm 2008 và dự kiến lên đến 17 triệu
lượt khách vào năm 2015 Singapore hiện có khoảng trên 50.000 phòng khách sạn,
với giá dịch vụ trung bình khoảng 245 đô Sing/phong/ngay (khoảng hon 4 triệu
đồng Việt Nam), tỷ lệ sử dụng phòng năm 2011 đạt đến 86% Đây thực sự là nhữngcon số ấn tượng của ngành du lịch ở một đất nước nhỏ bé, ít tài nguyên và chưa hắn
đã có nhiều lợi thé dé phát triển du lịch như Singapore
Khu du lịch Resort World Sentosa là một minh chứng điển hình cho sự phát
triển du lịch của Singapore Thống kê riêng tại khu du lịch Resort World Sentosa,trong năm 2010, đã đón 15 triệu lượt khách (gấp hơn 3 lần lượng du khách quốc tế
đến Việt Nam trong cùng kỳ), mặc dù dân số của nước này chỉ khoảng 4 triệu
người Mục tiêu của khu nghỉ dưỡng này là phải tạo được sự tò mò, mang đến cảm
giác mới lạ cho du khách, bên cạnh đó phải bảo đảm được các dịch vụ ăn, ở, đi lại
thuận tiện Đây là một bí quyết đơn giản, nhưng có tính ứng dụng ở mọi nơi, bởi nóđóng vai trò quyết định trong việc cung cấp được dịch vụ trọn gói và thu hút khách
không chỉ tới một lân mà còn trở lại nhiêu lân Cụ thê như sau:
18
Trang 25- _ Công tác dau tw: Công trình phức hợp giải trí Resort World Sentosa với tôngđầu tư 6,59 tỷ đô la Singapore (tương đương 110 nghìn tỷ đồng) được xây dựng
trong thời gian kỷ lục chưa đầy 3 năm
- _ Lập kế hoạch: Đề tạo ra sức hap dẫn về một địa điểm du lich mới, ngay từkhi xây dựng, chủ đầu tư đã lên kế hoạch cho việc tạo lập nhiều kỷ lục của thế giớicũng như khai thác triệt những yếu tố mang tính sáng tạo, gây tò mò cho du khách.Điển hình như điểm tham quan Universal Studios Singapore là nơi kết hợp những
điểm độc đáo nhất của phim trường thông qua việc mô phỏng các không gian đặc
trưng như: Hollywood, Thành phố khoa học giả tưởng, Ai Cập cô đại, Thế giới bịmất, Xứ sở thần tiên
- Công trình được xây dựng nghiêm túc và hoành tráng: Dién hình nhưtrong việc dàn dựng một chương trình diễn xiếc kết hợp nhạc kịch: có riêng một độingũ nhà thiết kế chương trình biểu diễn tài năng đến từ 3 châu lục, việc xây dựngnhà hát kịch, đầu tư công nghệ, âm thanh, ánh sáng, vũ đạo, con người đều được
thiết kế riêng Chương trình này còn thu hút kỷ lục về số lượng các nghệ sỹ hàng
đầu thế giới đến từ hơn 40 quốc gia, và được đánh giá là dự án nghệ thuật thamvọng nhất với quy mô và sự độc đáo chưa từng có tại Singapore
- Khu nghỉ dưỡng tạo sự tò mò, mang đến cảm giác mới lạ cho du khách:
Phim trường Universal Studios Singapore đã sở hữu nhiều kỷ lục như: bộ sưu tập
lớn nhất thế giới về các điểm tham quan thuộc hãng phim hoạt hình DreamWorks,công trình tàu lượn siêu tốc song hành cao nhất thé giới, khu vực khoa học giảtưởng duy nhất trên toàn cầu Không những vậy, buổi biéu diễn Vũ điệu Chim Séu
ở trong khuôn viên Resort World Sentosa, với độ cao 30m và mỗi chú chim nặng 80
tan cũng đã đánh dấu buổi biểu diễn robot cao nhất thế giới
- Dich vụ ăn, ở, đi lại thuận tiện: Đề du khách có nhiều sự lựa chọn, các kháchsạn tại đây được thiết kế với những phong cách khác biệt Chăng hạn, khách sạn Lễ hội
(Festive Hotel) là nơi đặc biệt dành cho các gia đình có trẻ con; còn khách sạn Hard
Rock thì lại phù hợp với cá tính sôi nổi của giới trẻ Các nhà hàng tại Resort World
Sentosa cũng déu mang những nét văn hóa âm thực dén từ các châu lục khác nhau Dé
19
Trang 26phục vụ việc di lại của du khách, Resorts World Sentosa đã đầu tư xây dựng hệ thốngtàu điện 1 ray nối từ khu nghỉ dưỡng ra trung tâm thương mai của thành phó.
Có thể thấy, một dự án có quy mô như vậy lại được thực hiện trên một hòn
đảo có tổng diện tích không quá lớn Điều đó khiến ta không khỏi suy nghĩ về tính
hiệu quả trong quy hoạch cũng như mức độ mạnh đạn trong đầu tư cho du lịch ởViệt Nam, khi còn quá ít những khu du lịch được quy hoạch cho “ra tam ra món”,
va phần lớn còn chưa tận dụng được không gian dé triển khai những công trình thực
sự ấn tượng, thu hút du khách
1.3.2 Kinh nghiệm của thành phố Da Nẵng
Đà Nẵng có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng đầu Việt Namliên tiếp trong ba năm 2008, 2009 và 2010, đồng thời đứng đầu về chỉ số hạ tầng vàxếp thứ tư về môi trường đầu tư Năm 201 1, Đà Nẵng có 36 dự án đầu tư trực tiếpnước ngoài (FDI) mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký là318,9 triệu đô la Mỹ Không phải ngẫu nhiên Đà Nẵng được coi là “thành phố đáng
sống” của Việt Nam, đó là nhờ tầm nhìn chiến lược, năng động, quyết đoán, mở
đường, đột phá; dám nghĩ, dám làm, dám chiu trách nhiệm trước nhân dân của cán
bộ lãnh đạo các cấp ở Đà Nẵng [20] Điều đó đã tạo nên một thành phố có nhữngthế mạnh thu hút đầu tư sau đây:
- Da Nẵng có một vi trí chiến lược: Đà Nang là thành phố động lực của Vùngkinh tế trọng điểm miền Trung, nằm ở trung tâm của “Con đường di sản thé giới”dai 1500km, trải dọc bờ biển miền Trung từ thành phố Vinh đến Đà Lạt, du khách
có thé tiếp cận một cách nhanh chóng và thuận lợi bốn trong số năm di sản thé giới
ở Việt Nam trên dai đất miền Trung, gồm Phong Nha - Kẻ Bàng, cố đô Huế, Hội
An và Mỹ Sơn Với lợi thế về vị trí địa lý và tiềm năng phát triển kinh tế, du lịchphong phú, đa dạng, Đà Nẵng thực sự là một điểm dừng chân lý tưởng cho dukhách cũng như các nhà đầu tư ở miền Trung Việt Nam
- _ Cơ sở hạ tang và dịch vụ đầu tw khá hoàn thiện: Thanh phỗ Đà Nẵng là
một đâu môi giao thông quan trọng của khu vực miên Trung - Tây Nguyên và cả
20
Trang 27nước với hệ thông sân bay quốc tế, cảng biển nước sâu, các tuyến đường bộ, đường
sắt Bắc Nam đã phát triển hoàn chỉnh và thuận lợi
- _ Tiềm năng du lịch phong phú: Thành phô Đà Nẵng được du khách biết đến
như là một trong những điểm nhắn của du lịch miền Trung Thiên nhiên đã ban tangcho thành phố gần 70km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp và các khu du lịch nổi tiếngnhư Bà Nà, Ngũ Hành Sơn, bán đảo Sơn Trà Trong những năm gần đây, để tậptrung thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, thành phố đã xây dựng quy hoạch tong thé
phát triển du lịch dọc tuyến đường ven biển Son Trà — Điện Ngọc Noi đây sẽ hìnhthành một tổ hợp du lịch, dịch vụ ven bién tầm cỡ châu lục và thé giới Các dự án
lớn đã được cấp phép và được quản lý bởi các tên tuổi như Hyatt, Raffle quản
ly các khách sạn, khu du lịch, nghỉ mát đạt tiêu chuẩn quốc tế 5 sao, tạo bước độtphá trong phát triển du lịch Đà Nẵng
- Nguồn nhân lực doi dao và được đào tạo: Da Nang có nguồn nhân lực dồi
dao (nguồn lao động chiếm hon 50% dân số thành phó), chủ yếu là trẻ, khỏe Chiphí lao động ở Đà Nẵng thấp hơn so với một số thành phố khác trong nước Đà
Nẵng là một trong những tỉnh thành trong cả nước có các chỉ số phát triển giáo dụccao với hệ thống giáo dục khá hoàn chỉnh Hàng năm các trường đại học, trung họcchuyên nghiệp và dạy nghề tại Đà Nẵng đã đào tạo hàng ngàn lao động có trình độđáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực không chỉ cho thành phố mà còn cho cảkhu vực miền Trung Đây cũng là một lợi thế cạnh tranh của thành phố trong thuhút đầu tư nước ngoài
- Chat lượng cuộc sống tốt: Da Nang là một trong những thành phố sạch, đẹp
và an toàn nhất cả nước Diện tích vườn hoa, thảm cỏ ở khu vực nội thị ngày cảngtăng, hàng ngàn cây xanh được trồng mới Rác thải được thu gom, xử lý tốt Nhiềuphong trao như “Vi một thành phố xanh, sạch, đẹp", "Xây dựng nếp sống văn minh
đô thị", "Phòng chống tệ nạn xã hội", các chương trình “Thanh phó năm không”,
“Thành phố ba có”,vv đã và đang được thực hiện, thu hút sự tham gia đông đảocủa nhân dân Đặc biệt, người dân Đà Nẵng chân chất, mộc mạc, giản di trong lời
ăn tiêng nói nhưng dam nghĩ dám làm, lao động cân cù, ham học hỏi va rat mên
21
Trang 28khách luôn để lại ấn tượng sâu sắc cho những ai đã từng đến Đà Nẵng Đà Nẵnghôm nay là một thành phố có môi trường văn hoá lành mạnh, có nếp sống văn minh
đô thị, trình độ dân trí được nâng cao, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp Có thể nói,
Đà Nẵng là một nơi thú vị để sống, làm việc, đầu tư và đi du lịch ở Việt Nam
1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Ninh
Kết quả và kinh nghiệm phát triển du lịch của Singapore và của thành phố
Đà Nẵng sẽ là bài học rất tốt cho quá trình thu hút vốn đầu tư và khách du lịch của
tỉnh Quảng Ninh:
- _ VỀ công tác quy hoạch: Dé phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có và dé du
lịch đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của Quảng Ninh, tỉnh cần có tầm nhìn dài
hạn, lựa chọn được những ý tưởng, phương án quy hoạch phù hợp, lựa chọn được các
nhà tư vấn thực sự có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển du lịch và phải đúc kết, họctập kinh nghiệm từ sự thành công cũng như thất bại trong xây dựng, thực thi chính sáchphát triển du lịch của các quốc gia, vùng lãnh thé trên thé giới
- _ Về công tác tạo môi trường dau tư: Chính quyền địa phương cần tạo môi
trường đầu tư thông thoáng, minh bạch và lâu dài cho các nhà đầu tư Bên cạnh
đó, xây dựng nhiều chính sách để khuyến khích đầu tư du lịch cũng như chínhsách hỗ trợ trong thu hút khách du lịch Phát triển cơ sở hạ tang du lich phù hợp
với quy hoạch tổng thé, thống nhất với quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch
ngành, lĩnh vực khác.
- _ VỀ công tác quảng bá: Có chiến lược quảng bá phù hợp đối với từng khu vực,
từng đối tượng khách du lịch trong và ngoài nước, bằng nhiều hình thức khác nhauthông qua việc mở văn phòng xúc tiến du lịch ở nhiều quốc gia trên thế giới, quảng cáo
trên các dai truyền hình quốc tế lớn, xây dựng một hệ thống ấn phẩm, sách báo, tranh
ảnh, bản đồ giới thiệu đầy đủ Bên cạnh đó, luôn có sự nối kết, đầu tư các hoạt động
quảng bá du lịch đi liền với hoạt động quảng bá của các ngành khác
- _ Về phát triển sản phẩm du lịch: Ngành du lịch cần khai thác các điểm mạnh
của mình bằng cách tận dụng triệt dé lợi thế về thiên nhiên, luôn biết tạo ra những
22
Trang 29điều mới mẻ hap dẫn du khách Phát triển các san pham du lịch mới, tăng cường tô
chức các sự kiện du lịch, các giải thể thao, văn hóa, nhất là trong mùa thu, mùa
đông dé thu hút khách du lịch
- _ Về nhân lực du lịch: Coi trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực dé đáp ứngnhu cau lao động ngày càng cao của ngành du lịch
23
Trang 30Tiểu kết chương 1
Trong chương này, tác giả đã trình bày những lý luận cơ bản về vốn đầu tư,thu hút vốn đầu tư, chỉ ra các nguồn vốn đầu tư và phân tích vai trò quan trọng củakhu vực công trong việc thu hút vốn đầu tư; tác giả cũng tìm hiểu khái niệm về dulịch cũng như tông hợp các nhân tố có ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư vàophát triển du lịch Ngoài ra, tác giả còn chỉ ra một số kinh nghiệm thu hút nguồnvốn đầu tư vào nganh du lịch cũng như kinh nghiệm thu hút khách du lịch của một
số quốc gia và địa phương có hoạt động du lịch phát triển như Singapore và thànhphố Đà Nẵng, trên cơ sở đó rút ra bài học thiết thực cho quá trình huy động vốncũng như thu hút khách du lich dé thúc day phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh
24
Trang 31CHƯƠNG 2
THUC TRANG THU HUT VON DAU TƯ CHO PHÁT TRIEN DU LICH
TINH QUANG NINH
2.1 Những nhân tổ ảnh hưởng đến thu hút vốn dau tư vào du lịch Quang Ninh2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế — xã hội
Moi hoạt động dau tư là dé thu lợi nhuận, vi thé môi trường dau tư hấp dẫnphải là môi trường đầu tư có hiệu quả cao, mức độ rủi ro thấp Điều này lại chịu ảnhhưởng bởi nhiều nhân tố như điều kiện tự nhiên, chính sách, cơ chế ưu đãi đầu tư
của địa phương, điều kiện phát triển về cơ sở hạ tầng kinh tế, mức độ hoàn thiện về
thé chế hành chính — pháp lý, khả năng 6n định về mặt chính trị - xã hội, độ mở của
nền kinh tế, sự phát triển của hệ thống thị trường Các nhân tổ trên có mối quan hệ
tác động qua lại lẫn nhau, vì vậy để nâng cao chất lượng và hiệu quả của môi trườngđầu tư nhằm tăng tính hap dan hơn nữa trong thu hút đầu tư vào phát triển ngành dulịch tỉnh, tỉnh Quảng Ninh nhất thiêt phải quan tâm xử lý đồng bộ các nhân tố ảnh
hưởng sau đây:
2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu Đông Bắc Việt Nam, năm giữa các kinh độđông 106°26°-108°31?3°” và các vi độ bắc 20°40’-21°40’, khoảng dài nhất từ đông
sang tây là 195km, từ bắc xuống nam là 102km Phía bắc giáp Quảng Tây (Trung
Quốc) với đường biên giới dài 132,8km và tinh Lạng Sơn Phía tây giáp Bac Giang,
Hải Dương, phía nam giáp Hải Phòng Phía đông nam giáp biển Đông với 250km
bờ biển Với vị trí địa ly đặc thù của tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi chotỉnh mở rộng giao lưu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có phát triển du lịch với
các tinh trong nước va Trung Quoc.
25
Trang 32Là một tỉnh miền núi duyên hải, Quảng Ninh có 80% diện tích đất đai là đồi núi.
Hon 2.000 hòn đảo nỗi trên mặt biển phan lớn đều là núi, với tông diện tích là 620km2
Địa hình được chia ra thành các vùng đổi núi, vùng trung du đồng bằng va vùngbiển đảo Vùng núi miền đông gồm hai dãy núi chính là Quảng Nam Châu và CaoXiém có độ cao trên dưới 1.400m Miễn tây là những dãy núi thuộc cánh cungĐông Triều với hai đỉnh Yên Tử và Am Váp cao trên 1.000m Vùng trung du vàđồng bang ven biển: gồm những dải đồi thấp và những cánh đồng ven các trién sông
và bờ biển, trong đó đồng bằng Yên Hưng và Đông Triều là mầu mỡ nhất và là
những vựa lúa chính của tỉnh.
Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam Mộtnăm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông Đây là vùng biển nhiệt đới gió mùa Mùa hạnóng, ầm, mưa nhiều, gió thịnh hành là gió nam Mùa đông lạnh, khô hanh, ít mưa,gió đông bắc Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 21°C Độ ẩm trung bình hàngnăm là 84% Lượng mưa hàng năm lên đến 1.700 - 2.400mm, số ngày mưa trung
bình là 90-170 [22].
2.1.1.2 Tiềm năng phát triển du lịch
- Tai nguyên du lịch tự nhiên: Địa hình đáy biên Quảng Ninh không bangphang, độ sâu trung bình là 20m, có những lạch sâu là di tích các dong chảy cỗ va
có những đải đá ngầm làm nơi sinh trưởng các rạn san hô rất phong phú đa dạng
Đặc biệt vùng biển Quảng Ninh có Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới, Ìtrong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới với hàng ngàn đảo đá bị nước bào mòntạo nên cảnh đẹp độc đáo, kỳ vĩ độc nhất vô nhị trên thế giới Vùng ven biển và hảiđảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn có những bãi cát trắng, bãi biểntuyệt đẹp như Tra Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng
- Tai nguyên du lịch Văn hoá — Tâm linh: Bên cạnh tài nguyên du lịch tự
nhiên, với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, là mảnh đất sinh sống của nhiềudân tộc anh em, tài nguyên du lịch văn hóa — tâm linh cũng mang lại nhiều giá trị
cho phát triển du lịch
26
Trang 33Hệ thống các di tích: Quảng Ninh có gần 500 di tích lịch sử, văn hóa, nghệ
thuật bao gồm cụm di tích chiến thắng Bặch Đăng , khu di tích đền nhà Trần ở
Đông Triều, cụm di tích và danh thắng Núi Bài Thơ, chùa Yên Tử, đền Cửa Ông,chùa Long Tiên, đình Quan Lạn tạo nên một quần thể điểm tham quan du lịch văn
hóa độc đáo.
Các lễ hội: Bên cạnh các di tích, Quảng Ninh còn biết đến như là tỉnh có
nhiều lễ hội nồi tiếng trong cả nước như lễ hội Yên Tử, lễ hội Bạch Đăng, lễ hội chùa Long Tiên, lễ hội Trà Cổ, lễ hội chùa Quan Lạn đều được tô chức gắn liền
với các di tích lịch sử văn hóa tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc, thu hút khách thập
phương đến tham quan, vãn cảnh nhiều nhất trong những dịp đầu xuân Đến Quảng
Ninh, du khách còn có cơ hội để thưởng thức các món ăn được chế biến từ các loàihải sản của biển Quảng Ninh, trong đó có những đặc sản giá trị như hải sâm, bào
ngư, tôm, cua, sò, ngán, hâu hà, sá sùng, rau câu
2.1.1.3 Toc độ tăng trưởng kinh tê
Nhiều năm qua, Quảng Ninh là tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao so với
khu vực miền Bắc và trong cả nước Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng trưởng bình
quân hàng năm là 12.6% giai đoạn 2006 — 2011, cao hơn tăng trưởng GDP của Hải
Phòng, Hà Nội và trung bình cả nước Nếu như năm 2005, GDP tỉnh Quảng Ninh
chỉ đạt 7.336 tỷ đồng thì đến năm 201 1, GDP đạt 14.920 tỷ đồng, gấp 2 lần Nhờ đó
GDP bình quân đầu người năm 2011 của tỉnh Quảng Ninh là 47,564 triệu
đồng/người/năm Một khi thu nhập của người dân tăng lên thì chi tiêu cũng tăng
theo, trong đó có chi tiêu cho hoạt động du lịch, vui chơi, giải trí Nên đây cũng là
một nhân tô quan trọng dé thu hút đầu tư
2.1.1.4 Hệ thống cơ sở hạ tầng hỗ trợ đầu tư
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh như giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc đã được
cải thiện đáng kể, có tác động tích cực đến sự phát triển du lịch của địa phương, gópphan tăng khả năng vận chuyền hành khách, khả năng tiếp cận các điểm du lịch, tạo
27
Trang 34điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt của du khách và là nhân tố quan trọng trong việc
thu hút vốn đầu tư vào phát triển du lịch tỉnh
- _ Hệ thong giao thông vận tải : Quang Ninh bao gồm giao thông đường bộ, đường
thuỷ nội địa, giao thông đường biển, giao thông đường sắt và các cảng hàng không
Đường bộ: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 5 tuyến quốc lộ vớigần 400 km và 12 tuyến đường tỉnh với 301 km Toàn tỉnh có 16 bến xe trong đó 6bến xe liên tỉnh hỗn hợp và có 125 tuyến vận tải khách cô định liên tỉnh và liên tỉnhliền kề; 18 tuyến vận tải khách nội tỉnh và 11 tuyến xe buýt
Đường biển: Phục vụ công tác vận tải thuỷ bao gồm các bến cảng và hệ
thống luồng, lạch Ở Quảng Ninh, 13/14 huyện, thị xã, thành phố đều có sông, suốihoặc ở ven biển nên thuận lợi trong vận tải thuỷ Toàn tỉnh có 5 cảng biển thuộcDanh mục cảng biên trong Quy hoạch phát triển cảng biên Việt Nam đến năm 2020,định hướng đến năm 2030, đó là: cảng nước sâu Cái Lân, cảng Vạn Gia, cảng CửaÔng, cảng Hòn Nét, cảng Mũi Chùa
Đường sắt: Toàn tỉnh có 65 km đường sắt quốc gia thuộc tuyến Kép-HạLong (hiện nay dang cải tạo tuyến Yên Viên — Cái Lân khổ đôi 1,0m va 1,435m).Ngoài ra còn có hệ thống đường sắt chuyên dùng ngành than
Các cảng hàng không: Trong thời kỳ chiến tranh, có một số sân bay trựcthăng phục vụ quân sự; đến nay, chỉ còn sân bay trực thăng Bãi Cháy đang khai thác
và sân bay trực thăng Tuần Châu phục vụ du lịch
- Hé thống cung cấp nước: Quảng Ninh đã xây dựng được hệ thống các nhà
máy nước có công suất lớn, đáp ứng đủ nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất Toàn
tỉnh còn có 69 công trình hồ, đập các loại Hệ thống hồ, đập chính tập trung tại các
vùng nông nghiệp như huyện Đông Triều, Yên Hưng và các huyện miền Đông Hệthống này gồm 7 công trình với tổng trữ lượng 222 triệu m3, có kha năng cung cấp
nước tưới cho 28.500 ha; trong đó công trình lớn nhất là hồ Yên Lập (thuộc dia
phận huyện Yên Hưng) với trữ lượng 118 triệu m3, có khả năng cung cấp nước tưới
cho 10.000 ha và cung cấp nước sinh hoạt cho 100.000 dân
28
Trang 35- _ Hệ thống truyền tải điện: Tính đến ngày 30/6/2010 Quảng Ninh đang vậnhành 03 nhà máy điện với tổng công suất 1.010MW trong đó bao gồm: Nhiệt điện
Uông Bi (110MW+ 300MW); Nhiệt điện Quảng Ninh (300MW); Nhiệt điện CamPha I (300MW) Ngoài ra có hệ thống lưới điện truyền tải 220kV, 500KV, 110KV
và hệ thống lưới điện trung thế nhằm đảm bảo truyền tải nguồn công suất điện năng
từ các nhà máy điện, cùng với các trạm biến áp vận hành tương đối ôn định đảmbảo được nhu cầu cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bản
tỉnh Đặc biệt, tháng 10 năm 2013, dự án đưa lưới điện ra huyện đảo Cô Tô đã hoàn
thành Đây là công trình đi đầu trong cả nước đưa điện lưới vượt biển ra đảo bằngcáp ngầm và nằm trong chiến lược phát triển du lịch quan trọng của Tỉnh
- Hé thống thông tin liên lạc: Hệ thống bưu chính viễn thông đã đạt tiêuchuẩn quốc tế, đủ điều kiện đáp ứng được các nhu cầu và hình thức thông tin Mạngviễn thông được trang bị các thiết bị kỹ thuật SỐ VỚI công nghệ tiên tiễn, hiện đại, đadịch vụ: Đến đầu năm 2009 trên địa bàn tỉnh đã có 693 trạm phát sóng di động BTSgóp phần phục vụ tốt nhu cầu trên Vịnh Hạ Long và các khu di tích danh thắng Yên
Tử và Núi Bài thơ Ba mạng di động chính đã phủ sóng 14/14 huyện, thị xã, thành phô cùng nhiêu đảo xa của tỉnh.
- _ Hệ thống doanh nghiệp: Tính đến ngày 30/06/2010, trên địa ban QuảngNinh hiện có khoảng 12.852 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, kinh doanh với tổng
số vốn đăng ký 98.778 tỷ đồng Trong đó có 2042 Công ty cô phan (vốn 29.136tỷ); 2748 Công ty trách nhiệm hữu hạn (vốn 19.135 tỷ); 1102 doanh nghiệp tưnhân (vốn 1.078 tỷ) hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, du lịch,
dịch vụ, nhà hàng, khách sạn và các lĩnh vực khác.
2.1.1.5 Lợi thé so sánh của tỉnh [17]
Chín cái nhất của Quảng Ninh so với các địa phương khác trong cả nước:(1)Tinh duy nhất của Việt Nam hội tụ đầy đủ các điều kiện tự nhiên cho phát triểnkinh tế, văn hóa — xã hội mang tính đặc trưng của Việt Nam như: rừng — tài nguyên
— biển — du lịch — biên giới, thương mại (2) Có điều kiện thông thương với Trung
29
Trang 36Quốc tốt nhất Việt Nam qua hệ thống các cửa khẩu trên đất liền và trên biển (3)
Trung tâm số 1 Việt Nam về tài nguyên than đá, công nghiệp điện, xi măng, vật liệuxây dựng (4) Có điều kiện tốt nhất cho phát triển du lịch: Biển, văn hóa tâm linh
(Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Yên Tử, Cửa Ông, Vân Đồn ) (5) Tỉnh có chiều dàiđường biển lớn nhất 250km với hơn 2000 hòn đảo, chiếm 2/3 số đảo của cả nước,trong đó trên 1000 đảo đã có tên (6) Tinh duy nhất có 4 thành phó trực thuộc tinh(Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí, Câm Phả) (7) Tỉnh tập trung đông nhất công nhân
mỏ có thu nhập cao là thị trường đầy tiềm năng cho các nhà cung cấp, phân phối
hàng hóa (8) Tỉnh duy nhất được Chính phủ phê duyệt xây dựng khu kinh tế VânĐồn theo định hướng trở thành trung tâm du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao,trung tâm thương mại và tài chính quốc tế bào gồm các khu tài chính ngân hàngquốc tế, khu phi thuế quan, thương mại; một trong những đầu mối giao thông quốc
tế, dịch vụ hàng không, hàng hải (9) Là tỉnh hoàn thành sớm nhất đề án cải cáchhành chính cau Chính phủ, hiện đang triển khai thực hiện Chính phủ điện tử dé day
mạnh hơn nữa cải cách thủ tục hành chính.
Như vậy, Quảng Ninh là tỉnh có đầy đủ điều kiện tự nhiên ưu đãi, vị trí địa lý
thuận lợi, hệ thống cơ sở hạ tầng ngảy càng hoản thiện và những lợi thế so sánhkhác biệt Để phát huy tối đa những lợi thế vốn có, Quảng Ninh đã và đang định vịtầm nhìn mới, tư duy chiến lược mới, quy hoạch phát trién mới và vì một tương lai
mới của con người xã hội nơi đây và theo đó là định hướng, quy hoạch xây dựng các chương trình, dự án có tính khả thi cao kèm theo là một chính sách mới có sức
thu hút, lôi cuốn các nhà đầu tu dé trở thành trung tâm kinh tế dịch vụ phát triển
toàn diện ra biển và tương lai sẽ hướng tới xây dựng một trung tâm công nghiệp giảitrí hàng đầu Việt Nam
2.1.2 Sự phát triển của ngành du lịch Quảng Ninh
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND,
UBND Tỉnh, sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch,
Tổng cục Du lịch; sự phối hợp của các ban ngành, chính quyền địa phương: sự ủng
30
Trang 37hộ của toàn xã hội và sự nỗ lực của toàn ngành du lịch, sự nghiệp du lịch của tinh
Quảng Ninh đã có nhiều chuyên biến tích cực cả về quy mô và chất lượng Đặc biệt,
từ năm 2005, sau khi Luật Du lịch được đi vào thực tiễn, hoạt động du lịch đã được
điều chỉnh bởi những quy định pháp luật có hiệu lực cao, tạo khuôn khổ pháp lý cho
sự phát triển bền vững cũng như hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch Qua
đó, hoạt động du lịch đã thu hút được sự tham gia của các thành phần kinh tế, cácthành phần dân cư trong xã hội, tạo ra diện mạo mới của Du lịch Quảng Ninh và đã
thu được những kết quả đáng khích lệ:
2.1.2.1 Doanh thu du lịch và khách du lịch
Những năm qua, hoạt động du lịch Quảng Ninh đã có nhiều chuyền biến; các
cơ sở vật chất kỹ thuật cho phát triển du lịch, như đường, bến cảng, khu vui chơigiải trí, tàu vận chuyên khách, hệ thống thông tin liên lạc đã từng bước đạt tiêu
chuẩn quốc gia và khu vực Hạ Long, Quảng Ninh đang thu hút ngày một nhiềukhách du lịch và tình cảm của bạn bè trong nước, quốc tế Bảng 2.1 sẽ cung cấp số
liệu về doanh thu ngành du lịch và số lượng khách du lịch tỉnh Quảng Ninh trong
giai đoạn 2007 — 2011 như sau:
Bảng 2.1: Doanh thu và số lượng khách du lịch tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
2007 - 2011
Chỉ tiêu Don vị
Tổng khách Triệu lượt
Khách quốc tế ˆ | Triéu lượt
(Nguôn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh)
31
Trang 38Qua bảng số liệu trên cho thấy hoạt động du lịch vẫn phát triển cao và khá ônđịnh qua các năm với tốc độ tăng trưởng trung bình của thị trường khách du lịch đạt
16%/năm Doanh thu trung bình tăng 15%/năm Nếu như năm 2000, lượng khách
du lịch quốc tế đến Quảng Ninh mới chỉ đạt trên 544.000 lượt khách (bằng 25,4%
so với lượng khách của cả nước), thì năm 2011 trong tổng số 6,459 triệu lượt khách,
có 2,3 triệu lượt khách quốc tế
Năm 2012, Quảng Ninh đón khoảng 7 triệu lượt khách, trong đó gần 2,5triệu lượt khách quốc tế, đạt doanh thu 4.300 tỉ đồng — cao hơn mức thu ngân sáchcủa một số tỉnh nghèo 7 triệu lượt khách, nhưng chỉ có 45% lưu trú cũng là một
thực tế buồn đối với du lịch Quảng Ninh Tỷ lệ khách quốc tế nghỉ lại qua đêm khi
đến với Quảng Ninh có cao hơn khách nội địa - 53% - cũng không làm sáng sủahơn đối với tình hình phát triển du lịch của địa phương này Bởi, có đến quá nửa dukhách đến Quảng Ninh là khách vãng lai, khách qua cửa khẩu biên giới, hoặc khách
hành hương trong ngày
Thậm chí, nếu có lưu trú thì thời gian cũng không đài: Bình quân 1,6 ngày/kháchnội địa, 1,7 ngày/khách quốc tế
Trong khi đó, mức chi tiêu bình quân của mỗi du khách lưu trú tại Quảng
Ninh mới đạt khoảng 18,6USD/ngay, gồm những khoản co bản: Tổng số tiền ăn
uống thu được của du khách tại Quảng Ninh năm 2012 là 1.044 tỉ đồng Như vậy,
bình quân mỗi du khách chỉ chỉ khoảng 7USD/ngày cho ăn uống, trong khi Quảng
Ninh nổi tiếng bởi sự đa dạng, phong phú của các đặc sản biển Điểm đáng lưu ýnữa: Tất cả các khoản thu hăng ngày từ mỗi du khách cho các dịch vụ: Vận chuyền,
hướng dẫn, phí tham quan chỉ khoảng 11USD.
2.1.2.2 Điều kiện trang bị cơ sở vật chất
Dé tiếp tục duy trì được vị thé của mình, thời gian qua, Quảng Ninh đã đầu
tư và thu hút đầu tư gần 20 dự án phát triển du lịch và dịch vụ, tổng vốn đạt gần5.200 tỷ đồng Trong đó, 8 dự án đầu tư hạ tầng khu du lịch với tổng mức đầu tư
được phê duyệt bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước khoảng 4.000 tỷ đồng Bảng
32
Trang 392.2 thê hiện tình hình đầu tư cơ sở lưu trú của tỉnh Quảng Ninh từ năm 2007 đến
năm 2011 như sau:
33