1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam qua thị trường chứng khoán

100 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thu Hút Vốn Đầu Tư Gián Tiếp Nước Ngoài Vào Việt Nam Qua Thị Trường Chứng Khoán
Tác giả Nguyen Thi Hoa
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Luận Văn Thạc Sỹ
Năm xuất bản 2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 21,66 MB

Nội dung

Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư gián tiếpnước ngoài qua thị trường chứng khoán Khái quát chung về vốn FPI Khái niệm Đặc trưng của vốn FPINhân tổ tác động đến thu hút vốn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYEN THI HOA

THU HUT VON DAU TU GIÁN TIEP NƯỚC NGOÀI

VAO VIET NAM QUA THI TRUONG

CHUNG KHOAN

LUAN VAN THAC SY QUAN TRI KINH DOANH

Hà Nội — 2009

Trang 2

Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư gián tiếp

nước ngoài qua thị trường chứng khoán

Khái quát chung về vốn FPI

Khái niệm

Đặc trưng của vốn FPINhân tổ tác động đến thu hút vốn FPITác động của vốn FPI đối với sự phát triển của nền kinh tếVai trò của thị trường chứng khoán trong việc thu hút vốn FPI

Chức năng của thị trường chứng khoán

Vai trò của thị trường chứng khoán trong việc thu hút vốn FPIKinh nghiệm quốc tế về thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước

ngoài qua thị trường chứng khoán

Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài của một số quốc gia

Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong thu hút vốn

FPI qua thị trường chứng khoán

Thực trạng thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vàoViệt Nam qua thị trường chứng khoán từ năm 2000 đến nayKhái quát tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Thực trạng đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam qua

thị trường chứng khoán

Các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Những biên động vê von đâu tư gián tiép nước ngoài vào

Trang 3

Việt Nam qua TTCK thời gian qua

Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn FPI vào

Việt Nam qua TTCK thời gian qua

Sự phát triển kinh tế Việt NamNhững biến động trên thị trường tài chính thế giớiCác nhân tô khác

Đánh giá chung về thu hút vốn FPI vào Việt Nam qua thịtrường chứng khoán từ năm 2000 đến nay

Mặt tích cực

Những hạn chế và nguyên nhânMột số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư gián tiếp

nước ngoài vào Việt Nam qua thị trường chứng khoán

trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tếBồi cảnh hội nhập

Những cơ hội cho thu hút vốn FPI vào Việt Nam qua TTCKThách thức đối với việc thu hút vốn FPI vào Việt Nam qua

TTCK

Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn FPI vào Việt Nam

qua TTCK

Xây dựng môi trường vĩ mô 6n định

Linh hoạt trong quy định về sự tham gia của các nhà đầu tư

nước ngoài trên TTCK

Khuyến khích phát triển nhà đầu tư có tổ chức trong nướclàm nòng cốt cho TTCK Việt Nam, tạo đối trọng với cácđịnh chế đầu tư nước ngoài

Nhóm giải pháp thúc đây TTCK phát triểnKET LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

92

Trang 4

DANH MUC KY HIEU VIET TAT

Ngan hang phat trién Chau A

Cé phan hoaTổng sản pham quốc nội

Doanh nghiệp nhà nước

Đầu tư nước ngoàiĐầu tư gián tiếp nước ngoài

Diễn đàn kinh tế thế giới

Tổ chức thương mại thế giới

Trang 5

DANH MỤC BANG BIEU

Thứ tự Tên bảng biểu TrangBang 2.1 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép nim 36

1988 - 2008 phân theo đối tác đầu tưBảng 2.2 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phépnăm 38

2008 phân theo đối tác đầu tư chủ yêuBảng2.3 Tỷ lệ thu hút vốn FPI so với vốn FDI của Việt Nam Al

Bang 2.4 Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam và một số quốc gia 49

châu ÁBảng 2.5 Xếp hạng năng lực cạnh tranh một số quốc gia Châu Á 50

Bang2.6 Giá trị vốn hóa toàn thị trường và tỷ lệ giá trị vốn hoa thi 51

trường trong GDP giai đoạn 2001-2008

Bảng 2.7 Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam 53

Bang 2.8 Số lượng các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam 54

Bảng 2.9 Số lượng tài khoản của các nhà ĐTNN trên TTCK ViệtNam 55

Bảng 2.10 Số lượng các doanh nghiệp nhà nước CPH qua các năm 56

Bảng 2.11 Ty lệ năm giữ một số loại cổ phiếu của nhà đầu tư nước 58

ngoai tinh dén thoi diém 22/5/2009

Bang 2.12 Su sụt giảm của các chỉ số chứng khoán thế giới nim 2008 60

Bang 2.13 Tương quan chặt chẽ giữa các chỉ số chứng khoán 62

Bảng 2.14 — Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên san giao dịch 63

thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2008Biểu đồ 2.1 Sự sụt giảm các chi số chứng khoán tiêu biểu năm 2008 61

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐÒ

Thứ tự Tên sơ đồ Trang

Sơ d62.1 Mô hình hoạt động của quỹ đầu tư 44

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tàiViệt Nam đã trở thành thành viên tổ chức thương mại thé giới vào ngày

7-11-2006 Gia nhập WTO mở ra cho Việt Nam những vận hội mới, nhưng

cũng đầy thách thức Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa —hiện đại hóa đất nước, Việt Nam cần một lượng von đầu tư rất lớn dé xâydựng, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội Do đó,thu hút vốn đầu tư và cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài trởthành vấn đề quan trọng đối với Việt Nam

Đầu tư gián tiếp nước ngoài đã hình thành và phát triển từ lâu ở Mỹ vàcác nước châu Au, nơi có thị trường tài chính phát triển mạnh mẽ Loại hìnhđầu tư này đã mở ra cho các doanh nghiệp cách thức tiếp cận với các nguồnvốn mới, góp phần vào việc thúc đây kinh tế phát triển, đồng thời cũng thúcđây đầu tư trên thế giới phát triển theo một xu thế mới Các làn sóng đầu tưgián tiếp trên thế giới đang có xu hướng đồ về châu Á, một trong những khuvực kinh tế năng động và phát triển nhất hiện nay Đối với Việt Nam, thu hútvốn đầu tư gián tiếp nước ngoài mang một ý nghĩa rất quan trọng bởi lẽ ViệtNam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng dovậy, đa dạng hóa các nguồn vốn dau tư là hết sức cần thiết dé phát triển kinh

tế, góp phần giải quyết tình trạng thiếu vốn của nền kinh tế

Mặc dù Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là thị trường tiềmnăng có thé thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư quốc tế trong tương lainhưng hiện tại lượng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam còn thấp.Trong thời gian qua chính phủ mới chỉ chú trọng đến việc thu hút FDI mà vẫnchưa có những chính sách quan tâm thu hút vốn FPI Do vậy, một trongnhững vấn đề quan trọng hiện nay là phải có giải pháp để đây mạnh việc thu

Trang 8

hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam qua thị trường chứngkhoán Chính vì lý do đó, tôi đã lựa chọn đề tài luận văn thạc sỹ của mình là:

“Thu hút vốn dau tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam qua thị trường

chứng khoản”

2 Tình hình nghiên cứu của đề tàiNghiên cứu về vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ở Việt Nam là một van

đề có ý nghĩa thiết thực đối với thị trường tài chính Việt Nam hiện nay, vì vậy

đã có một số tác giả nghiên cứu về đề tài này:

“Điêu tiết sự di chuyển của dòng vốn tr nhân gián tiếp nước ngoài ởmột số nước đang phát triển", Nguyễn Hồng Sơn chủ biên, Nhà xuất bảnchính trị quốc gia, năm 2005

Nội dung cuốn sách giới thiệu khái quát về các loại hình vốn tư nhângián tiếp nước ngoài, những đặc trưng cơ bản và tác động của nó đối với nềnkinh tế; thực trạng thu hút và điều tiết đòng vốn này ở một số nước đang pháttriển như Chi Lê, Malaisia qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm trongviệc điều tiết vốn tư nhân gián tiếp nước ngoài và đưa ra một số khuyến nghị,chính sách đối với Việt Nam

“Thị trường chứng khoán Việt Nam với thu hút dau tư nước ngoài ,khoá luận tốt nghiệp — Lê Đức T ién, Dai học kinh tế quốc dân, năm 2006

“Kiểm soát vốn dau tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứngkhoán Việt Nam”, luận văn thạc sỹ - Lê Thi Minh Thùy, Đại học kinh téThanh pho Ho Chi Minh, 2007

Hai công trình nghiên cứu khoa học nay một phan phan ánh được thựctrạng đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam và đưa ra một số giải pháp vềquản lý nhà nước đối với đầu tư gián tiếp ở Việt Nam.

Tuy nhiên, vấn đề thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài không chỉ liên

quan đên quản lý của nhà nước mà còn liên quan trực tiêp đên các hoạt động

Trang 9

khác, như hoạt động quản lý doanh nghiệp, tình hình kinh tế tài chính trongnước và quốc tế Do vậy, hoạt động thu hút nguồn vốn này vẫn cần được tiếptục nghiên cứu đề đưa ra những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế.

3 Mục tiêu và nhiệm vụ

Mục tiêu của luận văn là đánh giá tình hình đầu tư gián tiếp nước ngoàivào Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời xem xét những yếu tố ảnh hưởngđến khả năng thu hút FPI vào Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp thuhút vốn FPI vào Việt Nam qua thị trường chứng khoán trong thời gian tới

Đề thực hiện được mục tiêu trên, nhiệm vụ đề ra là:

- Lam rõ những van dé lý luận cơ bản về dau tư gián tiếp nước ngoài vavai trò của thị trường chứng khoán đối với việc thu hút vốn đầu tư gián tiếp

nước ngoai.

- Đánh giá thực trạng thu hút vốn FPI vào Việt Nam qua thị trường

chứng khoán thời gian qua

- Đề xuất những giải pháp dé tăng cường thu hút vốn FPI vào Việt Namqua thị trường chứng khoán trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là van dé thu hút vốn đầu tư gián tiếp

nước ngoài qua thị trường chứng khoán của Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam qua thịtrường chứng khoán, vấn đề thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ở một sốquốc gia.

Về thời gian: từ năm 2000

5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 10

Đề thực hiện đề tài này, luận văn sử dụng tổng hợp các phương phápthống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, khảo sát thực tế và trao đôi với các

chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

6 Đóng góp mới của luận văn

-Hệ thống hoá những van dé lý luận về dau tư gián tiếp nước ngoài qua thị

trường chứng khoán

-Phân tích đánh giá một cách hệ thống, toàn diện tình hình thu hút vốn

FPI vào Việt Nam qua kênh thị trường chứng khoán thời gian qua

-Đề xuất một số giải pháp dé tăng cường thu hút vốn FPI vào Việt Nam

qua thị trường chứng khoán

7 Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và kếtluận, nội dung luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vốn đầu tư gián tiếp nước

ngoài qua thị trường chứng khoán.

Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vàoViệt Nam qua thị trường chứng khoán từ năm 2000 đến nay

Chương 3: Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư gián tiếpnước ngoài vào Việt Nam qua thị trường chứng khoán trong điều kiện hộinhập kinh tế quốc tế

Trang 11

Vốn có thé chảy vào một quốc gia dưới nhiều hình thức khác nhau va

có xu hướng tạo ra những ảnh hưởng khác nhau đối với nền kinh tế Thôngthường, dòng vốn vào một quốc gia đang phát triển có ba hình thức:

+ Vốn đầu tư trực tiếp FDI: là nguồn vốn của khu vực tư nhân nướcngoài đầu tư vào một nước khác nhằm thu được lợi ích lâu dài hoặc giảnhquyền kiểm soát các doanh nghiệp ở các nước nhận đầu tư FDI thường đầu tưcho phát triển sản xuất kèm theo nó là công nghệ, kĩ thuật, kinh nghiệm

+ Vốn viện trợ phát triển chính thức ODA: là nguồn vốn viện trợkhông hoàn lại hoặc cho vay với điều kiện ưu đãi của các cơ quan chính thứcnước ngoài và các tô chức tài chính quốc tế chuyên giao cho các nước đangphát triển nhằm thúc đây sự nghiệp phát triển kinh tế và tăng cường phúc lợi

+ Vốn đầu tư gián tiếp.

“Dau tư gián tiếp là hình thức dau tư thông qua việc mua cô phần, cổphiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, thông qua quỹ đầu tư chứng khoán

và thông qua các định chế tài chỉnh trung gian khác mà nhà dau tư khôngtrực tiếp tham gia quan ly hoạt động dau tr” [14, tr 1]

Theo đó, đầu tư gián tiếp nước ngoài (thường được viết tắt là FPI,Foreign Portfolio Investment) là hình thức nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vàomột quốc gia thông qua việc mua cô phần, cô phiếu, trái phiếu, các giấy tờ cógiá khác, thông qua quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tàichính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạtđộng đầu tư Hình thức đầu tư này không kèm theo việc tham gia vào các hoạt

10

Trang 12

động quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp Khi thực hiện đầu tư gián tiếp,các nhà đầu tư nước ngoài không quan tâm đến quá trình sản xuất và kinh

doanh thực tế mà chỉ quan tâm đến lợi tức (với một mức rủi ro nhất định)

hoặc sự an toàn của những chứng khoán mà họ đầu tư vào (với một mức lợitức nhất định)

1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của đầu tư giản tiếp nước ngoàiĐầu tư gián tiếp nước ngoài được thực hiện thông qua một số hình thức

cơ bản như:

- Mua cô phan, cô phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác đượcphát hành tại một quốc gia nao đó

- Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán hoặc định chế tài chính trung gian

khác trên thị trường tài chính.

- Thông qua các định chế tài chính trung gian khác như ngân hàngthương mại, các công ty bảo hiểm, công ty tài chính

Với những hình thức biểu hiện như vậy, dong vốn này có những đặc

trưng riêng biệt, đó là:

- Luéng đầu tư này được thực hiện không nhằm mục đích kiểm soátquá trình sản xuất và kinh doanh thực tế Nhà đầu tư chỉ quan tâm đến việclựa chọn những danh mục đầu tư đem lại cho họ tỷ suất lợi tức cao nhất vớimột mức rủi ro nhất định hoặc một mức tỷ suất lợi tức nhất định với một mứcrủi ro thấp nhất Đặc trưng này cho thay sự khác biệt giữa FPI va FDI, bởi lẽ,với đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư muốn kiểm soát quá trình sản xuất và kinhdoanh thực tế với kì vọng thu được lợi nhuận trong trung hạn và dài hạn

- Vốn FPI có tính thanh khoản cao: Đầu tư gián tiếp chỉ quan tâm đến tỉsuất lợi nhuận hoặc độ an toàn của chứng khoán nên nó mang tính ngắn hạn,bất ôn định và dé đảo ngược Nhà dau tư gián tiếp dé dàng bán lại những

chứng khoán, cô phiêu mà họ đang năm giữ đê đâu tư vào nơi khác có tỉ suât

11

Trang 13

lợi nhuận cao hơn hoặc ít rủi ro hơn Tính thanh khoản cao làm cho hình thức

đầu tư này mang tính ngắn hạn, dòng vốn được đưa vào nhanh và rút ra cũng

nhanh, tính theo phiên giao dịch, theo ngày tùy vào động thái nóng lạnh của

giá cô phiếu, giá trái phiếu trên thị trường chứng khoán hay chính sách quản

lý của nước bản địa và một số yếu tố khác Do vậy, nguồn vốn này có tínhđầu cơ cao hơn tính đầu tư Ngược lại, FDI mang tính dài hạn, ôn định và khó

bị đảo ngược.

- Quy mô của dòng vốn vào nước tiếp nhận đầu tư có thể rất lớn vàmức độ rủi ro có thê rất cao, nó mang đến những tác động lớn, trên nhiều mặtđối với nước tiếp nhận

- Hình thức đầu tư này thực hiện không kèm theo cam kết chuyển giaotài sản, vật chất, công nghệ, dao tạo lao động, kinh nghiệm quan lý vì đây làhình thức đầu tư tài chính thuần túy

- Động thái dòng vốn chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ của cácnhân tố như bối cảnh quốc tế (hòa bình, 6n định vĩ mô, các quan hệ ngoạigiao, môi trường pháp lý thuận lợi), nhu cầu và khả năng đầu tư của nhà đầu

tư nước ngoài, mức độ tự do hóa, sức cạnh tranh của môi trường đầu tư trongnước, sự phát triển của hệ thống tiền tệ, của các thé chế trên thị trường tạinước tiếp nhận đầu tư Tuy nhiên, FPI chịu ảnh hưởng mạnh hơn từ phía cácnhân tố: sự phát triển, độ mở cửa thị trường chứng khoán, chất lượng các tráiphiếu, cổ phiếu do doanh nghiệp va nha nước phát hành, sự đa dạng va vậnhành có hiệu quả của các định chế tài chính trung gian (Các quỹ đầu tư chứngkhoán, công ty đầu tư tài chính ) Đặc biệt, dòng vốn gián tiếp nước ngoài tỉ

lệ thuận và theo cấp số nhân cùng với sự gia tăng quá trình cổ phần hóa cácdoanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài hoạt động hiệu quả trong nước.

12

Trang 14

- Về lợi ích đem lại, dòng vốn gián tiếp nước ngoài gop phần thúc đây sựphát trién của thị trường tài chính Hơn nữa, không phải bat kì hình thức đầu tưgián tiếp nào cũng đem lại nguồn vốn mới hay tạo ra những đầu tư mới.

- Trong nhiều trường hợp sẽ không có sự phân biệt rõ ràng giữa đầu tưtrực tiếp và đầu tư gián tiếp mà tồn tại giao thoa và liên kết giữa chúng

Như vậy, đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp có liên kết chặt chẽ vớinhau với việc hình thức đầu tư này hoạt động tiếp theo sau hình thức đầu tưkia trong một giới hạn nhất định Những nhân tố tác động tới hình thức đầu tưnày cũng sẽ tác động tới hình thức đầu tư kia Mặc dù các cách tiếp cận chínhsách có thé tính đến sự khác biệt lớn giữa chúng nhưng những chính sách tự

do hoá một hình thức đầu tư còn lại sẽ có tác động tiêu cực tới cả hai

1.1.3 Nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư gián tiếp1.1.3.1 Sự phát triển của thị trường chứng khoán

Sự phát triển kinh tế của quốc gia tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, do đó

là nhân tố có tác động lớn đến quá trình thu hút vốn FPI Dòng vốn gián tiếpnước ngoài sẽ chảy mạnh vào một quốc gia khi quốc gia đó có nền kinh tếphát triển với những doanh nghiệp mạnh, hoạt động hiệu quả, hứa hẹn những

cơ hội đầu tư với tỉ suất lợi nhuận tốt

Thị trường chứng khoán được coi là phong vũ biéu của nền kinh tế, théhiện sức khỏe về kinh tế của một quốc gia Do vậy, thị trường chứng khoánhoạt động lành mạnh, phát triển với những hàng hóa tốt là nhân tố thé hiệnsức hấp dẫn về đầu tư của quốc gia

Tại các nước phát triển, TTCK đã được hình thành từ rất lâu và là mộtkênh quan trọng dé huy động vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh và pháttriển kinh tế Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, nhu cầu voncho đầu tư rất cao mà nguồn đầu tư trực tiếp lại có hạn thì đây là một kênh

huy động von dau tư gián tiép có tiêm năng cao.

13

Trang 15

Một trong những chính sách thúc day thị trường chứng khoán phát triển

là chính sách cổ phần hóa các doanh nghiệp Tuy nó không có tác động trựctiếp tới việc thu hút vốn FPI nhưng nó góp phần làm phong phú thêm hànghóa và làm cho quy mô của thị trường ngày càng phát triển, từ đó tạo sức hấpdẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài

Chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tạo ra hàng hóa cho thịtrường chứng khoán thông qua việc mua bán cô phan cho các thành phần kinh

tế trên cơ sở chuyên đổi từ một sở hữu sang nhiều chủ sở hữu khác nhau,trong đó có cả các nhà đầu tư nước ngoài Ngược lại, thị trường chứng khoáncũng tạo cơ sở dé luân chuyên các chứng khoán giữa các nha dau tư, tạo độnglực kích thích quá trình cô phần hóa phát triển Công ty cổ phần và thị trườngchứng khoán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và làm tiền đề thúc đây nhaucùng phát triển

Thị trường chứng khoán với vai trò là nhân tố thu hút vốn FPI sẽ đượctiếp tục xem xét ở phần nội dung tiếp theo của bài viết

1.1.3.2 Chính sách liên quan đến thu hút vốn dau tư gián tiếp

* Chính sách tài chinh-tién tệ Chế độ tỷ giá và hệ thống các công cụ can thiệp thích hợp là hai nộidung quan trọng nhất của chính sách tỷ giá thuộc chính sách tài chính — tiền

tệ Nói cách khác, chính sách tỷ giá hối đoái là một hệ thống các công cụdùng để tác động vào cung — cầu ngoại tệ trên thị trường từ đó giúp Chínhphủ điều chỉnh tỷ giá hối đoái nhằm đạt tới mục tiêu cần thiết

Dòng vốn này chảy vào một quốc gia qua kênh thị trường chứng khoánlàm thay đôi cung và cầu về ngoại tệ trên thị trường tiền tệ và do đó tác độngđến tỷ giá Đến lượt mình chế độ tỷ giá lại tác động trở lại tới lạm phát, cáckhoản nợ của quốc gia và đặc biệt là tác động tới cán cân vãng lai của quốcgia đó mà đại diện là tác động đến xuất khẩu Do Vậy, sự điều chỉnh đến chính sách tỷ giá có ảnh hưởng nhất định đối với việc thu hút FPI.

14

Trang 16

Đề thực hiện mục tiêu của chính sách tài chính — tiền tệ, cần phải sẵn

có một hệ thống các công cụ can thiệp nhất định, kết hợp sử dụng đồng thời

cả hai loại: chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá Tùy theo tính chất tác độngtrực tiếp hay gián tiếp, các công cụ này được chia thành hai nhóm:

- Nhóm các công cụ tác động trực tiếp: thông thường, đó là hoạt độngcủa NHTW trên thị trường hối đoái thông qua việc mua bán đồng nội tệ nhằmduy trì một tỷ giá có định (trong chế độ tỷ giá có định) hay ảnh hưởng làm cho

tỷ giá thay đổi đạt một mức nhất định theo mục tiêu đã dé ra (trong chế độ tỷ

giá thả nồi) Đề tiến hành như vậy, NHTW phải có một lượng dự trữ ngoại hồi

đủ mạnh Tuy nhiên các hoạt động can thiệp trực tiếp của NHTW tạo ra hiệuứng thay đổi cung tiền trong lưu thông nên có thé tao ra áp lực lạm phát haythiểu phát không mong muốn cho nền kinh tế Chính vì vậy mà NHTW cònphải sử dụng thêm một nghiệp vụ thị trường mở để hấp thụ phần dư cung hay

bổ sung phần thiếu hụt tiền tệ trong lưu thông Do có những hạn chế nhất định,nên hoạt động can thiệp trực tiếp kiểu này thường dần dần được thay thế bằngcác công cụ tác động gián tiếp mà chủ yếu là thông qua công cụ lãi suất táichiết khấu

- Nhóm các công cụ tác động gián tiếp: bao gồm các công cụ như lãisuất tái chiết khấu, thuế quan, hạn ngạch, giá cả, Trong số các công cụ giántiếp, công cụ lãi suất tái chiết khấu thường được sử dụng nhiều nhất và tỏ ra

hiệu quả nhất

Ngoài những công cụ gián tiếp thông dụng nêu trên, trong từng thời kì,NHTW các nước đang phát triển còn có thé áp dụng một số biện pháp cá biệtsau: điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bang ngoai té đối với các ngân hàngthương mại, quy định mức lãi suất trần kém hấp dẫn đối với tiền gửi bang

ngoại té.

15

Trang 17

Chính sách tiền tệ có mối quan hệ rất chặt chẽ với chính sách tỷ giá.Thông thường dé thực hiện một mục tiêu về tài chính chính phủ thường ápdụng cả hai công cụ này Cụ thể, các công cụ dé thực thi chính sách tiền tệ đóbao gồm: lãi suất tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở, Tuy nhiên, do nộidung của đề tài chủ yếu nghiên cứu về sự tác động của các chính sách tới việcthu hút vốn đầu tư nước ngoài trên TTCK nên phan nay chỉ đề cập đến công

cụ lãi suất tái chiết khấu

Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, mức lãi suất cao làcông cu dé chống lạm phát và nó thường được sử dụng dé đáp ứng yêu cầucan thiệp vào nền kinh tế Ngoài ra, chính sách lãi suất còn được sử dụng vàomục đích điều chỉnh gia tri đối ngoại cua đồng nội tệ Chính sách lãi suất cao

có xu hướng hỗ trợ sự lên giá của đồng nội tệ, bởi vì nó hấp dẫn các luồng vốn tư bản nước ngoài chảy vào trong nước Đặc biệt đối với vốn FPI, đặctrưng của nó là dựa trên sự tìm kiếm của nhà đầu tư đối với các quốc gia cólãi suất cao dé đầu tư thì chính sách lãi suất có ảnh hưởng rat lớn đối với việcthu hút nguồn vốn này

Phương pháp dùng lãi suất tái chiết khâu dé điều chỉnh tỷ giá hối đoái

có thé nói là phương pháp thường được sử dụng với mong muốn có nhữngthay đổi cấp thời về tỷ giá Cơ chế tác động của công cụ này đến tỷ giá hốiđoái như sau: trong thế cân bằng ban đầu của cung cầu ngoại tệ trên thịtrường, khi lãi suất tái chiết khấu thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi cùng chiềucủa lãi suất trên thị trường Cụ thể, nếu lãi suất tăng sẽ dẫn đến xu hướng làmột dòng vốn vay ngắn hạn trên thị trường thé giới sẽ chuyên vào trong nước

và những người sở hữu vốn ngoại tệ trong nước sẽ có khuynh hướng chuyềnđổi đồng ngoại tệ của mình dé thu lãi cao hơn Kết qua là tỷ giá giảm (đồngnội tệ tăng giá) Trong trường hợp ngược lại sẽ giảm lãi suất tái chiết khấu

16

Trang 18

Qua phân tích trên có thé thấy cơ chế tác động của lãi suất tới tỷ giá

và tới việc thu hút FPI của mỗi quốc gia Tuy nhiên, có thé thấy lãi suấtkhông phải là điều duy nhất tác động đến quyết định của nhà đầu tư khitiến hành đầu tư vào một quốc gia mà còn phụ thuộc vào môi trường kinh

tế - chính trị - xã hội của quốc gia đó Để minh họa cho vấn đề này, có thểlay cuộc khủng hoảng thời kì 1971-1973 ở Mỹ làm vi dụ Vào thời điểm

đó, mặc dù lãi suất trên thị trường NewYork cao gấp rưỡi thị trườngLondon, gấp 3 thị trường Frankfurk, nhưng vốn FPI không được chuyểnvào Mỹ mà lại được chuyển vào Tây Đức và Nhật Bản mặc dù các nướcnày đang thực hiện chính sách lãi suất thấp do nước Mỹ đang đối mặt với

sự mắt ồn định về kinh tế và tiền tệ

Như vậy, lãi suất tái chiết khấu chỉ có ảnh hưởng nhất định và có hạnđối với tỷ giá hồi đoái, bởi vì giữa ty giá và lãi suất chỉ có quan hệ logic chứkhông phải quan hệ nhân quả, lãi suất không phải là nhân tố duy nhất quyếtđịnh sự vận động vốn FPI giữa các nước Tuy nhiên, nếu tình hình tiền tệ củacác nước đều như nhau thì phương hướng đầu tư FPI sẽ vẫn hướng vào nhữngnước có lãi suất cao Do vậy, hiện nay chính sách lãi suất chiết khấu vẫn có ý

nghĩa của nó.

* Chế độ kế toán và kiểm toánNgoài yếu tố chủ quan từ phía doanh nghiệp thực hiện công bố thôngtin, có hai yêu tố khách quan ảnh hưởng một cách rất cơ bản tới chất lượngcông bồ thông tin trên TTCK, đó là hệ thống kế toán và chất lượng kiểm toán

Hoạt động kế toán và kiểm toán giúp thông tin trên thị trường chứngkhoán trở nên công khai và minh bạch hơn Chế độ kế toán và kiểm toán giúpcho các nhà đầu tư có thể nắm bắt được tình hình tài chính của doanh nghiệp, cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời những thông tin tài chính của doanhnghiệp Ngoài ra những thông tin này còn ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định

17

Trang 19

đầu tư của nhà đầu tư Kinh nghiệm qua các thị trường chứng khoán trên thếgiới cho thay chất lượng công bố thông tin của các tổ chức phát hành và công

ty niêm yết có ảnh hưởng rất lớn đến giá cả chứng khoán cũng như tính thanh

khoản của chứng khoán và quy mô của thị trường.

* Quy định về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng

khoán trong nước

Ty lệ tham gia của bên nước ngoài được quy định trong các văn bản

pháp luật của các nước Quy định này ảnh hưởng tới số lượng nhà đầu tưnước ngoài và lượng vốn FPI vào thị trường chứng khoán Thực ra, khi tỷ lệtham gia của bên nước ngoài bị giới hạn quá nhỏ sẽ khiến nhà đầu tư phảichia nhỏ nguồn vốn của mình dé tiến hành dau tư, điều này thường gây tâm lý

e ngại cho các nhà đầu tư, đặc biệt khi hàng hóa trên thị trường chứng khoáncòn it Oi và chất lượng kém Ngược lại, khi ty lệ tham gia của bên nước ngoàilớn hoặc không hạn chế thì đối tác nước ngoài có thể chiếm lĩnh quyền điềuhành hay quản lý khi nắm giữ số lượng cô phiếu chỉ phối

Các quốc gia mới đưa vào vận hành thị trường chứng khoán thường sự hạn chế việc tham gia của các đối tác bên ngoài Tuy nhiên, cùng với sự pháttriển của thị trường, kinh nghiệm quản lý và điều hành thị trường và xu thếhội nhập vào kinh tế thế giới mà tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài thường có

xu hướng được mở rộng và tiến đến không còn hạn chế

Các quốc gia phát trién với lịch sử lâu đời của nền kinh tế thị trường vathị trường chứng khoán thì quy định việc tham gia của các đối tác nước ngoài

có sự thông thoáng hơn, đặc biệt với các thị trường hoạt động lâu đời thì hầunhư không có sự hạn chế nào đối với phía nước ngoài

* Quy định về các lĩnh vực nhà dau tư nước ngoài được phép tham gia

trên thị trường chứng khoản

Nhà nước cũng có thé quy định về các lĩnh vực mà các nhà đầu tư nước

ngoài được phép tham gia, những lĩnh vực họ không được phép tham gia hay

18

Trang 20

tham gia hạn chế Sở dĩ tồn tại quy định như vậy là nhằm giữ quyền kiểm soátcủa nhà nước đối với một số ngành nghề nhạy cảm, tránh sự thao túng củanước ngoài đối với những lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế trongnước Thông thường, các ngành nghề mà nhà nước hạn chế nhà đầu tư giántiếp nước ngoài tham gia thường là ngân hàng, xăng dau, bảo hiểm,

* Quy định về phí, thuế trên những khoản lợi tức chuyển ra nước ngoàiđối với nhà dau tu

Để hạn chế việc nhà đầu tư rút vốn khỏi thị trường chứng khoán vàtăng thêm nguồn thu cho Nhà nước thì biện pháp đánh thuế đối với dòng vốn

ra hoặc đánh thuế trên khoản lợi tức thu được từ việc đầu tư cổ phiếu của nhàđầu tư thông qua tài khoản giao dịch của họ được mở tại các ngân hàngthường được các quốc gia trên thế giới áp dụng

Sử dụng biện pháp này có ưu điểm là không tạo ra rào cản trực tiếp đốivới nhà đầu tư, không gây ra phản ứng mạnh ngay lập tức mà Nhà nước vẫn

có thể trung hòa giữa quản lý và lợi ích của nhà đầu tư Nhưng cũng như các

chính sách thuế, phí khác được quy định trong luật pháp thì quy định về thuế

trên lợi tức thu được cũng làm hạn chế một mức nào đó về cầu đầu tư Dovậy, thuế suất là điều mà Nhà nước phải cân nhắc cho phù hợp với từng thờiđiểm và từng lĩnh vực kinh doanh

* Các quy định khác có liên quan

Quy định về việc đăng ký, cấp phép thành lập, giám sát giao dịch trênthị trường chứng khoán đối với các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài Quyđịnh này buộc nhà đầu tư phải tuân thủ khi tiến hành đầu tư va là một trongnhững nhân tổ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hút vốn FPI

Quy định về cách thức tiến hành giao dịch trên thị trường đối với nhàĐTNN bao gồm: quy định về cách thức tiến hành mở tài khoản, cách thứcgiao dịch, cách thức tiến hành thanh toán Hầu như những quy định này liên

19

Trang 21

quan nhiều đến thủ tục hành chính và phụ thuộc nhiều vào trình độ quản lý,

hệ thống thông tin vận hành thị trường chứng khoán Thủ tục càng rườm ràphức tap thì càng gây mat nhiều thời gian và công sức cho nhà đầu tư dé tiếnhành hoạt động đầu tư Quy định này nếu phức tạp có thé là một rao cản, nếuhợp lý, thuận tiện thì lại là yếu tố thu hút đầu tư

1.1.4 Tác động của vốn đầu tư giản tiếp đối với sự phát triển củanền kinh tế

1.1.4.1 Tác động tích cực

- FPI góp phan lam tăng vốn trên thị trường vốn nội địa: Với vai trò làkênh huy động vốn, thị trường chứng khoán sẽ thu hút vốn và cung ứng chonền kinh tế từ các nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài Đầu tưnước ngoài có tiềm lực mạnh về tài chính và tính chất trường vốn cao nên đây

sẽ là nguồn ngoại tệ mạnh vô cùng tiềm năng góp phan giải quyết nhu cầuvốn dai hạn ngày càng lớn của nền kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn hiện naykhi nguồn vốn đầu tư trực tiếp đang có xu hướng giảm xuống, hỗ trợ pháttrién chính thức khó có khả năng gia tăng

FPI là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho nhu cầu vốn nội dia mà cácnước dang phát triển cần dé thúc đây tăng trưởng, phát triển kinh tế Đối vớicác nước này, do mức độ tích luỹ tư bản thấp nên việc tự do cho phép cácdòng vốn vào có thể tạo điều kiện nâng cao nhanh chóng tỷ lệ đầu tư trên đầungười, giúp phát triển nhanh chóng hạ tầng cơ sở vật chất, đồng thời xây dựngđược cơ chế tự điều chỉnh cơ cấu đầu tư vào các ngành có tiềm năng lớn nhất

- FPI thúc day sự phát triển của hệ thong tài chính nội địa: von FPI thúcđây sự phát triển của hệ thống tài chính nội địa thông qua các kênh khác nhau

Vốn đầu tư gián tiếp có thể đây mạnh mức độ tăng trưởng bằng cáchlàm tăng khả năng thanh toán và hiệu suất của thị trường nội địa Thị trường

vôn với khả năng thanh toán và hiệu suât cao cho phép các nguôn lực được sử

20

Trang 22

dụng theo cách hiệu quả nhất Khi có một lượng vốn gián tiếp chảy vào theohình thức đầu tư trên thị trường chứng khoán, thị trường chứng khoán sẽ cótính thanh khoản cao hơn, thúc đây các nhà đầu tư tiến hành nghiên cứu, rótthêm vốn vào nền kinh tế, làm cho thị trường vốn phát triển Khi thị trườngvốn phát triển, tính thanh khoản tăng, rủi ro thanh toán cũng giảm xuống, cáckhoản đầu tư dài hạn cũng hấp dẫn hơn cho phép nhà đầu tư lựa chọn đầu tưchứng khoán như là hình thức hấp dẫn hơn gửi tiết kiệm ngân hàng, từ đó vốncho nền kinh tế được tăng cường với mức chi phí thấp hơn va năng lực sảnxuất theo đó cũng được phát triển như: tăng cường tính minh bạch và quản trịcông ty, cung cấp các phương tiện bảo hiểm cho các tổ chức tài chính, giảmtính bất ôn định của ngoại hối.

- FPI tác động tích cực đến thị trường chứng khoán trong nước: Việccho phép các công ty có vốn nước ngoài được niêm yết giao dịch trên thịtrường chứng khoán sẽ tạo một động lực lớn đối với thị trường Một thực tếhiện nay là thị trường Việt Nam chưa có nhiều hàng hoá chất lượng cao đượccông chúng đầu tư chấp nhận Các công ty có vốn nước ngoài đưa cô phiếulên niêm yết sẽ nâng cung thị trường cả về chất lượng và số lượng Với trình

độ quản lý, khoa học công nghệ, năng lực chuyên môn trong các ngành nghé,

thị trường rộng lớn trong và ngoài nước của các công ty này, các doanh

nghiệp Việt Nam sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm cho hoạt động sản xuất

kinh doanh của bản thân doanh nghiệp mình.

- FPI góp phan nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước theocác nguyên tắc và yêu cầu kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế Việc quản lý

và quản tri doanh nghiệp phát hành chứng khoán sẽ được thực hiện nghiêm

túc, hiệu quả hơn do yêu cầu về báo cáo tài chính doanh nghiệp và minh bachhóa, cập nhật hóa thông tin liên quan đến các chứng khoán mà doanh nghiệp

đã phát hành Hơn nữa, vê nguyên tac, các nhà đâu tư chỉ lựa chọn đâu tư vào

21

Trang 23

chứng khoán của các doanh nghiệp tin cậy, có triển vọng Đó chính là cơ chế

1.1.4.2 Những tác động tiéu cực

- Nguy cơ xảy ra hiện tượng dau cơ có tổ chức lớn: Nguy cơ này xảy rakhi có thị trường có những yếu điểm, tạo điều kiện cho giới đầu cơ có tiềmlực tài chính mạnh tấn công thị trường bằng cách dùng vốn của mình tạo rathông tin không chính xác, dẫn đến các giao dịch chứng khoán không côngbăng cho các nhà đầu tư.

Hiện tượng này thường xảy ra đối với các thị trường nhỏ, tiềm lực kinh

tế không đủ mạnh hoặc đối với các thị trường chứng khoán mới nỗi, hệ thốngkiểm soát chưa chặt chẽ Tình trạng nền kinh tế suy thoái hay khi một số công

ty lớn có ảnh hưởng mạnh tới thị trường gặp khó khăn cũng có thể là môitrường tốt cho các kẻ đầu cơ thực hiện ý đồ của mình Hậu quả của đầu cơtrước hết là các nhà đầu tư đưa ra quyết định sai lầm gây ảnh hưởng đếnquyền lợi trực tiếp của mình trong khi dem lại lợi nhuận siêu ngạch chonhững kẻ chủ mưu Đối với nền kinh tế, hiện tượng đầu cơ gây sự bat ổn địnhkhi nhà nước không thể đương đầu và đối phó Hơn nữa, qua giao dịch khôngcông bằng, khả năng các công ty có cổ phiếu bị tắn công rơi vào tình trạng bịthôn tính, thay đổi cơ cau tô chức, phương hướng, chiến lược kinh doanh làđiều hoàn toàn có thể xảy ra Kết quả xấu nhất có thê tính đến là sự sụp đồ thị

22

Trang 24

trường chứng khoán, kéo theo các khủng hoảng của thị trường tải chính trong

nước, khu vực và quốc tế

- Sự gia tăng mạnh mẽ của dòng vốn FPI sẽ khiến cho nên kinh tế dễrơi vào tình trạng phát triển quá nóng, dé bị tốn thương và sẽ rơi vào khủnghoảng một khi gặp phải các cú sốc bên trong cũng như bên ngoài, hoặc khidòng vốn đảo ngược mạnh

- Nguy cơ rút vốn 6 ạt ra khỏi thị trường: Đây là rủi ro dé thay nhất xảy

ra khi các nhà đầu tư rút số lượng lớn vốn một cách đột ngột Khi tài khoảnvốn được tự do hoá, xuất hiện nguy co vé khéi luong von bi rat do trang thaitâm lý tiêu cực của các nhà đầu tư Nếu tình hình nghiêm trọng có thé kéotheo những nguy cơ lớn hơn gây mat ôn định về giá chứng khoán, tỷ giá hối

đoái, áp lực thanh toán trả nợ ngoại tệ và sụt giá các tài sản khác Lý do gây ra

dòng vốn bị rút đột xuất ra nước ngoài là do tâm lý phản ứng dây chuyền củacác nhà đầu tư

Xu hướng này có thể xuất hiện khi có dấu hiệu về suy thoái kinh tế,

tiềm năng lợi nhuận giảm hay một thông tin bat lợi đối với thị trường, một số

nhà đầu tư sẽ nhanh chóng bán các chứng khoán họ đang nắm giữ, thu hồitiền mặt, bảo toàn đồng vốn của mình Khi thông tin này bị lan truyền, hiệuứng “đôminô” sẽ xảy ra Các nhà đầu tư khác sẽ đồ xô rút vốn ra khỏi thitrường Nếu không có biện pháp kịp thời, sẽ dẫn đến khủng hoảng thị trường,

khủng hoảng tài chính.

- FPI có thé mang đến những rủi ro ở tam vĩ mô: Dòng vốn lớn đỗ vàonền kinh tế có thé gây mat cân bằng ở tam vĩ mô, đặc biệt khi các chính sách

vĩ mô không nhất quán và hướng tới những mục tiêu mâu thuẫn nhau

Rủi ro tình trạng tỷ giá hối đoái thực tế tăng xuất hiện trong cả hai cơchế tỷ giá có định và linh hoạt Trong cơ chế ty giá hối đoái linh hoạt, dòngvốn lớn đồ vào làm cho tỷ giá danh nghĩa lên cao, kéo theo tỷ giá thực tế cũng

23

Trang 25

lên cao Trong cơ chế tỷ giá cô định, tác động của chính phủ nhằm vô hiệuhoá ảnh hưởng dé đạt một ty giá danh nghĩa không thay đổi sẽ có thé tạo áplực về lạm phát Nỗ lực kìm chế lượng cung tiền không hiệu quả lắm vì canthiệp chính sách tiền tệ sẽ duy trì lãi suất ở mức cao, tiếp tục thu hút vốn từnước ngoài, vốn lại đỗ vào nhiều hơn.

Vốn đồ vào cũng có thể gây áp lực về lạm phát, đặc biệt là khi tỷ giáđược giữ cô định Ngược lại nếu lạm phát cao, giá hàng tiêu dùng, yếu tố sảnxuất và các tai sản liên tục tăng cao thì gây tình trạng bất ôn về tài chính và tàikhoản vốn

- FPI làm gia tăng nguy cơ bị mua lại, sáp nhập, khống chế, lũng đoạntài chính đôi với các doanh nghiệp và tô chức phát hành chứng khoán Sự giatăng tỉ lệ nắm giữ cổ phan sáng lập, biểu quyết của nhà đầu tư nước ngoài đếnmột mức nào đó sẽ cho phép họ tham gia trực tiếp chi phối hoạt động sản xuấtkinh doanh, thậm chí lũng đoạn doanh nghiệp theo phương hướng kế hoạch,mục tiêu riêng của họ Khi đó, tính chất gián tiếp của FPI đã chuyển hóathành tính trực tiếp

1.2.Vai trò của thị trường chứng khoán trong việc thu hút vốn đầu

tư gián tiếp nước ngoài

1.2.1 Chức năng của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được

quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung

và dai hạn Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường so cấp khi ngườimua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở nhữngthị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được pháthành ở thị trường sơ cấp

“Thi trường chứng khoản là một thị trường mà ở nơi đó người ta mua

bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời” [23, tr8]

24

Trang 26

Trong đó:

- Thị trường sơ cấp là thị trường phát hành các chứng khoán hay là nơimua bán các chứng khoán lần đầu tiên Tại thị trường này, giá cả của chứngkhoán là giá phát hành Việc mua bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp làmtăng vốn cho nhà phát hành Thông qua việc phát hành chứng khoán, chínhphủ có thêm một nguồn thu để tài trợ cho các dự án đầu tư hoặc chi tiêu dùngcủa chính phủ, các doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường nhằm tài trợcho các dự án đầu tư

- Thị trường cấp hai là thị trường giao dịch mua bán, trao đổi nhữngchứng khoán đã được phát hành nhằm mục đích kiếm lời, di chuyên vốn đầu

tư hay di chuyền tài sản xã hội

Hàng hoá mua bán trên TTCK là cổ phiếu, trái phiếu, các công cụ pháisinh với nhiều loại hình khác nhau phù hợp với nhiều đối tượng, qua đó chophép các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính và chính phủ huy động tối đacác nguồn vốn nhàn rỗi dé đầu tư phát triển kinh tế Bài học kinh nghiệm củacác tập đoàn kinh tế mạnh trên thế giới cho thấy sẽ không thê triển khai các

dự án tiễn bộ kỹ thuật vào sản xuất nếu không tập hợp được những nguồn vốnnhàn rỗi, phân tán trong dân chúng thành một nguồn vốn không 16, mà ngườitập hợp có thế sử dụng vào những mục tiêu trung hạn và đài hạn.

Thị trường chứng khoán có vai trò quan trọng trong việc huy động vốnđầu tư cho nền kinh tế, cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng, tạo tính

thanh khoản cho các chứng khoán, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp và

tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô, cụ thê là:

e Huy động vốn dau tư cho nên kinh tế: Qua kênh này, chính phủ vàđịa phương có thé huy động vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hatầng kinh tế, phục vụ nhu cầu chung của xã hội băng cách phát hành cácchứng khoán có giá đưới dạng chứng khoán nợ trên thị trường sơ cấp Khi đó,

25

Trang 27

chính phủ là người đi vay và người giữ các chứng khoán này là chủ nợ Đốivới doanh nghiệp, dé thành lập hoặc tăng vốn điều lệ, họ sẽ phát hành các

chứng khoán vốn Nguồn vốn này ồn định, dam bảo sử dụng trong đài hạn,

các doanh nghiệp không phải lo hoàn trả như khi đi vay ngân hang.

e Cưng cấp môi trường đâu tr cho công chúng: Thị trường chứngkhoán cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ

hội lựa chọn phong phú Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau

về tính chất, độ rủi ro, cho phép nhà đầu tư lựa chọn loại hàng hóa phù hợp

khả năng, mục tiêu và sở thích của mình.

e Tao tính thanh khoản cho các chứng khoán: Hoạt động của thị

trường chứng khoán thứ cấp là trao đổi, mua bán các loại chứng khoán đãđược phát hành Thông qua thị trường, các loại chứng khoán dé dang chuyênđổi thành tiền Đây là đặc tính làm tăng sức hấp dẫn của chứng khoán Thị

trường càng năng động thì tính thanh khoản của chứng khoán càng nâng cao.

e Phản ánh tình hình kinh tế nói chung và hoạt động cua các doanhnghiệp nói riêng: Các chỉ số của TTCK phản ánh khái quát tình hình kinh tế.Thông qua việc lên xuống của giá chứng khoán, người ta có thé đánh giáđược hoạt động tài chính cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp phát hành, nhìn xa hơn nữa, đó là thực trạng tổng thể của cả nền kinh

tế Thị trường chứng khoán giúp đánh giá doanh nghiệp một cách thuận lợihơn, từ đó tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử

dụng vốn Tuy nhiên, các nhà kinh tế thừa nhận tín hiệu từ thị trường không

phải lúc nào cũng phản ánh trung thực thực trạng kinh tế bởi các biến độngcủa nó còn chịu ảnh hưởng của những yếu tô phi kinh tế

e Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô: Các

chỉ báo của thị trường phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén

và khá chính xác Khi giá chứng khoán tăng cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền

26

Trang 28

kinh tế đang tăng trưởng và ngược lại, giá chứng khoán giảm báo hiệu nhữngkhó khăn của nền kinh tế Từ đó, chính phủ sẽ có những điều chỉnh mang tính

vĩ mô Chính vì thế, nó được ví như “phong vũ biểu” của nền kinh tế, là mộtcông cụ quan trọng giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô.Thông qua kênh này, Chính phủ có thé mua, bán trái phiếu tạo nguồn thu bùdap thâm hut ngân sách, kim chế lạm phát, tạo lãi suất chuẩn cho thị trường

1.2.2 Vai trò của thị trường chứng khoán trong việc thu hút vốn đầu

tư gián tiếp nước ngoài

Khi chưa có thị trường chứng khoán, các quỹ đầu tư sẽ là trung giantài chính huy động vốn từ những người có vốn, sau đó dùng dé tham giavào những cơ hội đầu tư có triển vọng, ví dụ: mua cô phần của các công ty,mua trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, Hoặc nhà đầu tư trực tiếpmua cô phiếu của công ty Tuy nhiên, trong trường hợp này vì chưa cóTTCK nên hoạt động của các quỹ này có thé bị hạn chế do thiếu các hỗ trợ

kĩ thuật (lưu kí chứng khoán, thanh toán bù trừ chứng khoán, công bốthông tin ), thiếu hàng hóa cho nhà đầu tư lựa chọn, các cô phiếu có tính

thanh khoản không cao

Từ khi xuất hiện, thị trường chứng khoán hỗ trợ rất nhiều cho hoạtđộng đầu tư gián tiếp vì thông tin về các doanh nghiệp niêm yết trên thịtrường được công bố một cách rộng rãi hơn, nhà đầu tư nước ngoài có nhiềulựa chọn hơn, dễ dàng thực hiện đầu tư do thị trường có các hỗ trợ kỹ thuật.Đồng thời, nhà đầu tư có thể giao dịch trên cả thị trường sơ cấp và thị trườngthứ cấp nên cô phiếu có tính thanh khoản hơn

Như vậy, có thê thấy thị trường chứng khoán có tồn tại hay không thìhoạt động đầu tư gián tiếp vẫn có thể được diễn ra Tuy nhiên, sự xuất hiệncủa thị trường chứng khoán có tác dụng tạo điều kiện cho hoạt động đầu tưgián tiếp diễn ra được dé dàng hơn

27

Trang 29

Thị trường chứng khoán ngoài chức năng huy động vốn cho nền kinh tếnói chung còn là công cụ đề huy động và kiểm soát các nguồn vốn nước ngoài

nói riêng:

Thứ nhất, các nhà đầu tư nước ngoài khi xem xét đến các khía cạnh môitrường đầu tư thì thường tính đến khả năng sinh lợi, khả năng hoàn vốn cũngnhư khả năng chuyển đổi sở hữu khi thấy cần thiết, mà điều này chỉ có thếthực hiện được khi có thị trường chứng khoán TTCK tạo ra sự chuyên dịchcác luồng vốn đầu tư (chuyền hóa từ lĩnh vực đầu tư này sang lĩnh vực khác)

và cung cấp các thông tin một cách chính xác dé tìm hiểu các đối tác đầu tư

Thứ hai, thị trường chứng khoán là nơi mà các chứng khoán có tính

thanh khoản cao đo các cô phiếu trái phiếu tượng trưng cho một số vốn đầu tưđược mua đi bán lại như một thứ hàng hóa Do vậy, các nhà đầu tư cá nhân,các quỹ đầu tư nước ngoài có thé dé dang đầu tư qua đó hơn là tiến hành đầu

tư trực tiếp vào nước sở tại, khi các nhà đầu tư phải thực hiện nhiều thủ tụcrắc rối và thời hạn rút vốn đầu tư lâu mà lợi nhuận lại phụ thuộc nhiều vào kếtquả kinh doanh của một khối lượng lớn vốn đầu tư Thông qua kênh huy độngvốn này, nhà nhà đầu tư nước ngoài có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư củamình vào nhiều quốc gia khác nhau và thông thường việc rút vốn khi mongmuốn sé trở nên dé dang hơn.

Thứ ba, khi tham gia thị trường vốn ở nước sở tại, nhà DTNN góp vốnthông qua tỷ lệ năm giữ các chứng khoán đối với tổ chức phát hành Vì vậy,việc kiểm soát tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài vào các lĩnh vực đầu tưtrong nước qua các giai đoạn phát triển khác nhau là việc hoàn toàn có thểthực hiện được trên TTCK Khi mua bán, chuyền nhượng chứng khoán nhàđầu tư phải thực hiện việc đăng kí, lưu kí chứng khoán thông qua các tổ chứclưu kí chứng khoán Điều này cho phép Nhà nước có thế kiểm soát được các

28

Trang 30

các nhân, tổ chức nước ngoài góp vốn và các tỷ lệ nắm giữ trong từng doanhnghiệp, cũng như trong tông thê nền kinh tế.

Thứ tw, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tẾ, sự hội nhập toàn cầu vềkinh tế TTCK trở thành kênh huy động vốn đầu tư không chỉ ở trong nước màcòn cả ở nước ngoài, thé hiện mức độ hội nhập về tài chính của mỗi quốc gia

1.3 Kinh nghiệm quốc tế về thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước

ngoài qua thị trường chứng khoán

1.3.1 Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài của một số quốc giaTrong nhiều thập kỷ qua, các nước đang phát triển như Việt Nam đãnhận thấy được tam quan trọng của việc huy động các nguồn vốn từ bên

ngoài, đã áp dụng nhiều biện pháp chính sách dé khuyén khich cac luéng

vốn vào, đồng thời cũng đã thực hiện nhiều giải pháp dé quản ly va ngănngừa các rủi ro liên quan Kinh nghiệm về thu hút và quản lý, cũng nhưmức độ thành công có khác nhau tuỳ từng nước Dé hiểu rõ hơn, chúng tacùng xem xét kinh nghiệm thu hút, quản lý vốn FPI của một số quốc gia

1.3.1.1 Thái Lan

Thị trường chứng khoán Thái Lan là một trong những thị trường phát

triển nhanh nhất ở khu vực Châu Á TTCK Thái Lan ban đầu được các công

ty tư nhân thành lập (vào tháng 7/1962), đến năm 1970 thị trường này phảiđóng cửa vì ít người tham gia và thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước Tháng 5/1974,

Luật Sở giao dịch chứng khoán được ra đời và Sở giao dịch chứng khoản

được mở cửa trở lại vào năm 1975 Kê từ năm 1986, Sở giao dịch chứngkhoán Thái Lan phát triển mạnh và đạt hiệu quả cao Giai đoạn 1962 — 1986,

Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan chịu sự quản ly và giám sát song song

của 2 cơ quan: Ngân hàng Trung ương, Bộ Tài chính Năm 1992, Ủy banchứng khoán-cơ quan quản lý trực tiếp của thị trường chứng khoán Thái Lan

mới được thành lập.

29

Trang 31

Khủng hoảng tài chính Đông Nam Á là cuộc khủng hoảng tài chính bắtđầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các TTCK, trung tâmtiền tệ lớn và giá cả của những tài sản khác ở một số nước Châu Á.

Cuộc khủng hoảng xảy ra có nhiều nguyên nhân khác nhau và cũng córất nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân của cuộc khủng hoảng Nhưngmột trong những nguyên nhân của cuộc khủng hoảng là vấn đề kiểm soátdòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ở Thái Lan

Từ năm 1990, Thái Lan đã tiến hành rất nhanh quá trình tự do hoá tải

chính với tham vọng biến nước này thành trung tâm tài chính khu vực Thực

hiện quá trình này, Thái Lan đã tự do hoá lãi suất tiền gửi năm 1990 và tự do

hoá lãi suất cho vay năm 1992, tự do hoá các giao dịch của tài khoản vãng lai,loại bỏ các kiểm soát về ngoại hối, tự do hoá các giao dịch của tải khoản vốn với việc cho phép dòng vốn nước ngoài được tự do ra vào trong nước Cònđối với FPI, Thái Lan xoá bỏ những hạn chế về việc chuyên vốn đầu tư, trả

nợ, trả lãi suất với các nhà đầu tư nước ngoài Theo đó, nhà đầu tư nước ngoàiđược tư do đầu tư vào chứng khoán ở nước này

Cùng với quá trình tự do hoá đó, Thái Lan thực hiện chính sách tỷ giá

hối đoái cố định, thực chất là đồng Bath được cô định so với déla My O thoiđiểm đó (từ 1992-1998), lãi suất ở Thái Lan luôn duy tri ở mức cao hon thégiới Do vậy, thời gian này, cùng với sự chênh lệch lãi suất lớn, sự tự do dichuyên dòng vốn đã khuyến khích dòng vốn nước ngoài chảy mạnh vào TháiLan mà không lo rủi ro tỷ giá, tuy nhiên, đó hau hết là vốn ngăn hạn

Hậu quả của nó là cuộc khủng hoảng Thái Lan xảy ra khi các nhà đầu

tư nước ngoài 6 ạt rút vốn khỏi những tổ chức tài chính ở nước này trước nguy cơ bong bóng của thị trường bat động sản, tình trạng phát triển quá nóng

có nguy cơ tan vỡ của thị trường chứng khoán

30

Trang 32

Cuộc khủng hoảng xảy ra ở Thái Lan năm 1997 là bài học về vấn đềkiểm soát vốn Quá trình tự do hoá tài khoản vốn ở nước này diễn ra quánhanh và không được tiến hành cùng với quá trình giám sát và điều tiết thậntrọng của các nhân tố kinh tế vĩ mô.

1.3.1.2 Trung Quốc

Sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế Trung Quốc tất nhiên có sựđóng gop một phần của nguồn vốn quốc tế Năm 2001 đánh dau bước ngoặtquan trọng đối với quốc gia này vì đó là năm đầu tiên Trung Quốc trở thànhthành viên tổ chức thương mại thế giới (WTO) Sau khi gia nhập, Trung Quốcnới lỏng hơn nữa các quy định về nguồn vốn nước ngoài

Năm 1085, thị trường chứng khoán đầu tiên được hình thành ở ThâmDương, sau đó là Thượng Hải, Tham Quyến, Tân An do chính quyền diaphương thiết lập mang tính thử nghiệm Năm 1989, Uỷ ban chứng khoán nhà

nước được thành lập, là tổ chức trực thuộc chính phủ Cuối những năm 1990

quy mô của thị trường chứng khoán Trung Quốc đã lên đến 42.7 tỉ USD Saunhiều năm phát triển bình thường, trong nửa cuối năm 2006, thị trường TrungQuốc bùng nổ với chỉ số Shanghai Composite đạt kỉ lục 2.675 điểm.

Các doanh nghiệp Trung Quốc được phát hành 3 loại cô phiếu đó là:

- Cổ phiếu A phát hành bằng tiền Nhân dân tệ, giành cho dân TrungQuốc Cổ phiếu A được chia thành 2 loại: cổ phiếu cá nhân và cổ phiếu phápnhân do các cá nhân và các công ty Trung Quốc có quyền sở hữu Cô phiếu cánhân do các công ty sở hữu được tự do giao dịch trong khi các cô phiếu cánhân của dân cư chỉ được giao dich trong vòng 6 tháng ké từ ngày phát hành

Cô phiếu pháp nhân do Chính phủ hoặc các công ty Nha nước sở hữu không

được phép mua bán.

- Cô phiếu B được định danh bằng nhân dân tệ nhưng lại được bán cho người nước ngoài bằng đôla Mỹ trên thị trường chứng khoán Thượng Hải, bằng đôla Hồng Kông trên thị trường Thâm Quyền.

31

Trang 33

- Cổ phiếu phát hành bằng ngoại tệ dành cho nhà DTNN, được niêmyết ở Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài như cô phiếu H được niêm yết ở

Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông, cổ phiếu N được niêm yết tại Sở giao

dịch chứng khoán New York.

Thị trường chứng khoán ở Trung Quốc được diễn ra trên cơ sở 6n địnhchính trị và nền kinh tế vĩ mô Trong lúc Châu Á chìm trong khủng hoảng tàichính (1997-1998) thì thị trường chứng khoán ở Trung Quốc van phát triển

khá 6n định và hiệu quả vì:

® Trung Quốc quy định về sự tham gia của các nhà đầu tư gián tiếpnước ngoài trên thị trường chứng khoán rất linh hoạt

Trong thời gian đầu khi thị trường mới đi vào hoạt động, Trung Quốc

không cho phép các công ty chứng khoán nước ngoài hoạt động với tư cách

100% vốn trên thị trường, mà chỉ cho phép tham gia với tư cách đầu tư liêndoanh dưới 49% vốn sở hữu; còn đối với các nhà đầu tư chứng khoán nướcngoài thì chỉ được phép đầu tư vào cô phiếu loại B

Ngoài ra, quy định về sự tham gia của bên nước ngoài cũng có thé được

xử lý một cách linh hoạt nhăm khuyến khích sự tham gia của khối nước ngoàiđầu tư dài hạn mà vẫn đảm bảo được tính chặt chẽ của thị trường: TrungQuốc có một hệ thống dành cho nhà đầu tư lớn nước ngoài có uy tín, theo đóChính phủ cấp quota cho nhà đầu tư thông qua chính sách và thành tích củanhà đầu tư nước ngoài đó Sau khi đánh giá thực trạng đầu tư họ có thể điều

chỉnh quota nhiều hon cho nhà đầu tư dai hạn và bớt quota cho nha đầu cơ

ngắn hạn Sự linh hoạt trong việc quy định về mức độ tham gia của nhà đầu tưnước ngoài trên thị trường chứng khoán Trung Quốc vừa đảm bảo tính chặt chẽ đồng thời vẫn giữ chân được họ mà không cần sử dụng đến những biện

pháp hành chính.

32

Trang 34

© Chính sách tỷ giá của Trung Quốc được điều chỉnh một cách thậntrọng, kết hợp chặt chẽ với việc thi hành chính sách tiền tệ

Với những thách thức đặt ra đối với nền kinh tế sau khi gia nhập WTO,Trung Quốc vẫn tiếp tục thực hiện cơ chế ty giá thả nổi có quan lý Tuy nhiên,vẫn đề quan trọng là chính sách tỷ giá của Trung Quốc cần được thực thi saocho đảm bảo hài hoà được với mục tiêu hạ nhiệt nền kinh tế của quốc giakhổng lồ này trong giai đoạn hiện nay Tốc độ tăng trưởng GDP bình quâncủa Trung Quốc từ sau khi gia nhập WTO đến nay có xu hướng ngày càngcao ở mức khó kiểm soát, trong khoảng 8-9%/năm Trước tình hình này, ngày28/10/2004, NHTW Trung Quốc đã quyết định tăng tỷ lệ lãi suất huy độngtiền gửi bằng đồng nhân dân tệ kỳ hạn một năm từ 1,98% lên 2,25% và tănglãi suất cho vay từ 5,31% lên 5,58% Biện pháp này phù hợp với xu thế tănglãi suất trên phạm vi toàn cầu trong năm 2004, đồng thời cũng là dấu hiệu đầutiên cho thấy nước này đang bắt đầu thực hiện cải cách chính sách tiền tệ LẦntăng lãi suất đầu tiên ké từ tháng 7 năm 1995 này của NHTW Trung Quốcnhằm mục đích duy trì những kết quả điều tiết vĩ mô mà họ đã đạt được tronggiai đoạn vừa qua, đồng thời góp phần hạ nhiệt, tạo nên sự phát triển lànhmạnh và bền vững của nền kinh tế

Mặt khác, các luồng vốn không lồ chảy vào Trung Quốc (cả vốntrực tiếp và vốn gián tiếp) đã gây áp lực tăng giá lên đồng Nhân dân tệ

Để kiểm soát giá đồng Nhân dân tệ, NHTW phải mua vào ngoại tệ, tăngkhả năng thanh khoản cho hệ thống ngân hàng Trên cơ sở xây dựng thịtrường ngoại hối thống nhất, Chính phủ Trung Quốc cũng từng bước nớilỏng biên độ giao dịch của đồng Nhân dân tệ so với đồng USD, từ mức3% hiện nay tiễn tới 4-5%.

Những biện pháp trên của Chính phủ Trung Quốc không những đã giúphạn chế sự tăng giá của đồng Nhân dân tệ, mà còn khiến đồng tiền này duy trì

33

Trang 35

ở mức giá thấp trong thời gian dài, khuyến khích xuất khẩu Trung Quốc Tuynhiên, việc đồng Nhân dân tệ được định giá thấp cũng là nguyên nhân dẫnđến thâm hụt cán cân thương mại của các đối tác lớn có quan hệ với TrungQuốc như: Mỹ, Nhật Bản, EU Dưới sức ép của các nước đòi chính phủ TrungQuốc phải nới lỏng tỷ giá hối đoái, chính phủ Trung Quốc đã phải thực hiệnrất nhiều biện pháp nhăm cải cách chính sách tiền tệ, bao gồm: tăng cường cảicách hệ thống các Ngân hàng thương mại, giảm bớt sự quản chế không cầnthiết đối với số hạng mục tiền vốn, mở cửa hơn nữa thị trường vốn cho nướcngoài, đơn giản hoá những thủ tục không cần thiết trong việc đổi tiền, nớilỏng những hạn chế đối với tổ chức tiền tệ nước ngoài vào thị trường Trung

Quốc, xây dựng cơ sở cho thị trường vốn.

Như vậy, Chính phủ Trung Quốc đã thé hiện rõ quan điểm kiên quyếtcải cách dần từng bước hệ thống tài chính tiền tệ, đảm bảo hiệu quả và không

bị sai lầm về mặt chính sách, duy trì sự ôn định kinh tế xã hội trong quá trình

cải cách.

1.3.1.3 Nhật Bản

Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Nhật Bảnđược đánh dấu bằng sự ra đời của hai sở giao dịch chứng khoán Tokyo vàOsaka vào cuối năm 1878 Trong thời gian đầu hoạt động, thị trường khôngmay phát triển và chưa trở thành công cụ huy động vốn dai hạn cho quá trìnhcông nghiệp hóa của Nhật Bản diễn phát triển nhanh vào những năm 1890.Đến năm 1968, mô hình TTCK Nhật Bản có một bước cải tiến, đó là việc đưavào hệ thống đăng ký cấp phép mới, làm cho thị trường cổ phiếu phát triểnmạnh, tạo điều kiện cho việc kinh doanh của các tô chức chứng khoán và giatăng việc mua cô phiếu của khối nước ngoài Việc phát hành trái phiếu nướcngoài bằng đồng Samurai năm 1971 đã bước đầu đưa thị trường Tokyo vàocác giao dịch trên thị trường vốn quốc tế, sau đó Chính phủ Nhật Bản đã ban

34

Trang 36

hành luật các công ty chứng khoán nước ngoài, tạo hành lang pháp lý cho việc

quốc tế hóa TTCK Nhật Bản Năm 1972, luồng vốn quốc tế đồ mạnh vào thịtrường Nhật Bản, đưa đến khả năng thánh toán với khối lượng lớn trên thịtrường tài chính và tiền tệ, làm cho giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán

Tokyo cũng gia tăng.

Quá trình hoàn thiện hệ thống pháp lý điều hành hoạt động của thịtrường và các luật liên quan đến khối nước ngoài vào TTCK Nhật Bản gópphần tích cực thúc đầy sự phát triển của TTCK Nhật Bản Năm 1984, thịtrường chứng khoán Nhật Bản phát triển mạnh do chính sách tự do hóa vàquốc tế hóa thị trường tài chính Lúc này, sở giao dịch chứng khoán Tokyo

mở rộng, thu hút nhiều người tham gia, đặc biệt là cho phép 16 công ty chứng

khoán nước ngoài tham gia với tư cách thành viên của sở giao dich Trong

giai đoạn tiếp theo việc tự do hóa và quốc tế hóa, Nhật Bản được tiếp tục cảithiện, các chuẩn mực về đăng kí cấp phép được bổ sung sửa đôi và thực hiệncấp giây phép kinh doanh quản lý ủy thác đầu tư cho một số chi nhánh nước

ngoài.

Hoạt động quản lý TTCK Nhật Bản với những bất cập nảy sinh từ quátrình phát triển thị trườngđã có nhiều sự điều chỉnh Năm 1992, Ủy ban giám sát

chứng khoán va giao dịch chứng khoán (ESC — Exchange Surveillance

Commission) được thành lập, năm 1998 đã đổi tên thành Financial SupervisionAgency (FSA) với chức năng cơ bản là tiến hành điều tra và xử lý các giao dịchgian lận trên TTCK Các chức năng quản lý chung do Tổng cục chứng khoán

thuộc Bộ Tài Chính Nhật Bản đảm nhiệm.

Như vậy, hệ thống luật pháp về chứng khoán và thị trường chứngkhoán của Nhật Bản liên tục được cải tiễn cho phù hợp với sự phát triển củathị trường Nhờ việc cải tiến thủ thủ tục đăng kí và cấp phép hoạt động màTTCK Nhật Bản đã thu hút được thêm nhiều nhà đầu tư nước ngoài Các luật

35

Trang 37

liên quan đến giao dịch chứng khoán, luật các công ty chứng khoán nướcngoài được xây dựng cu thé và rõ ràng Việc phân định rõ đối tượng điềuchỉnh của luật pháp là yếu tố quan trọng làm tăng tính minh bạch về quản lytrên TTCK Nhật Bản và thu hút các nhà đầu tư.

Hon nữa, chính sách hội nhập, từng bước mở cửa cho việc tham gia của

các tổ chức nước ngoài trên thị trường chứng khoán Nhật Bản thực tiễn đãđem lại cho Nhật Bản một nguồn vốn lớn để phát triển kinh tế và hiện giờTTCK Nhật Bản vẫn là một trong những thị trường mạnh nhất trên thế giới

1.3.2 Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong thu hút vốnđầu tư gián tiếp nước ngoài qua thị trường chứng khoán

Bài học kinh nghiệm đầu tiên cho Việt Nam trong lĩnh vực nay la bàihọc về tự do hóa tài chính: coi đầu tư gián tiếp nước ngoài là xu hướng tấtyêu, phải tiếp nhận nó và tạo điều kiện cho dòng vốn này hoạt động theo đúng

sự vận động của thị trường.

Bản chất của tự do hóa tài chính là hoạt động tài chính theo cơ chế nộitại vốn có của thị trường và chuyên vai trò điều tiết tài chính từ chính phủ sang thị trường, mục tiêu là tìm ra sự phối hợp có hiệu quả giữa Nhà nước và thị trường trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế — xã hội Bởi

lẽ, dòng vốn FPI ngoài những tác động tiêu cực, nó còn mang đến những tácđộng tích cực khác: nó là nguồn vốn tiềm năng cho phát triển kinh tế, là độnglực dé cải thiện hoạt động các doanh nghiệp và cổ vũ sự phát triển thị trườngchứng khoán của nước tiếp nhận đầu tư

Mặc dù tự do hoá tài chính là cần thiết để một quốc gia gia nhập thịtrường thế giới nhưng nhất thiết phải chudn bị đủ các điều kiện trước khi tiến

hành tự do hoá.

Thứ hai là bài học về vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát dòng vốn:Kiểm soát vốn là thực hiện các biện pháp can thiệp của chính phủ dướinhiều hình thức khác nhau, để tác động (hạn chế) lên dòng vốn nước ngoài

36

Trang 38

chảy vào và chảy ra khỏi một quốc gia để nhằm đạt mục tiêu nhất định củachính phủ Có hai phương pháp kiểm soát dòng vốn:

Kiểm soát vốn trực tiếp, còn gọi là kiểm soát vốn mang tính hành chính

và kiểm soát vốn gián tiếp Kiểm soát vốn trực tiếp là việc hạn chế nhữnggiao dịch vốn, những khoản thanh toán liên quan đến giao dịch vốn và việcchuyên tiền bằng những quy định mang tính hành chính Kiểm soát hànhchính tác động đến số lượng những giao dịch tài chính từ nước này sang nướckhác Thông thường, loại kiểm soát này áp đặt những nghĩa vụ hành chính lên

hệ thong ngân hang dé kiểm tra dong vốn

Kiểm soát vốn gián tiếp là việc hạn chế những biến động của dòng vốn

và các giao dịch khác thông qua các biện pháp thị trường như hệ thống đa tỷgiá, đánh thuế ngầm và biện pháp chủ yếu là đánh thuế vào các dong vốn

ngăn hạn và khuyến khích các dòng vốn dai hạn

Thời gian qua, trước sức ép phát triển quá nóng của thị trường chứngkhoán, Việt Nam đã có những động thái để kiểm soát vốn nhưng thực chatkiểm soát vốn trong giai đoạn vừa qua (chủ yếu là dừng lại ở giới han tỉ lệ sởhữu của nhà đầu tư nước ngoài) chỉ là do yếu tố tình thế chứ không xuất phát

từ mục tiêu dài hạn.

Như vậy điều quan trọng là Chính phủ cần nghiên cứu các mục tiêu củakiểm soát vốn theo nghĩa hướng đến một chiến lược tông thé, chứ không phảichỉ duy nhất là vì sự phát triển của TTCK Với một thị trường tài chính cònnon trẻ như VN, thì mục tiêu của kiểm soát vốn hiện nay không nằm ngoàimục đích hướng đến hệ thống tài chính - tiền tệ trong nước phát triển lànhmạnh và 6n định Chúng ta nên thực hiện các biện pháp kiểm soát vốn giántiếp (đánh thuế cao trên dong vốn ngăn hạn đi liền với việc miễn thuế cho cácdòng vốn dai hạn), hạn chế đến mức thấp nhất biện pháp kiểm soát mang tínhhành chính bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến chủ trương thu hút vốn hiện nay

37

Trang 39

Thị trường tài chính của nước ta tuy còn sơ khai, nhỏ bé nhưng vẫn cầnđược kiểm soát chặt chẽ Kinh nghiệm của các nước có nên kinh tế thi trườngphát triển cho thấy thị trường tài chính đặc biệt nhạy cảm va dé tổn thương

trước các tác động bên trong cũng như bên ngoài Tính lành mạnh của thị

trường tài chính được đảm bao bằng kha năng kiểm soát biến động của cácloại giá trên thị trường tài chính (lãi suất, ti giá, giá chứng khoán), khối lượnggiao dich và động thái luân chuyển của các dòng vốn, không dé các biến động

đó làm náo loạn, ảnh hưởng xấu đến nén tài chính nói riêng và nền kinh tế nói

chung Bên cạnh các công cụ tải chính như sử dụng dự trữ, thuế, phí còn có

thể sử dụng các công cụ hành chính như tạm thời đóng cửa sàn giao dịch, tạmdừng giao dịch một số loại chứng khoán hay xiết chặt các điều kiện chuyênđổi tiền tệ, cắm chuyên vốn ra nước ngoài dé can thiệp vào thị trường, tránhkhủng hoảng tài chính tiền tệ Malaysia đã áp dụng tương đối thành công cácgiải pháp lành mạnh hóa thị trường tài chính đối phó với khủng hoảng châu

Á Kẻ thù nguy hiểm nhất của một thị trường tài chính lành mạnh là sự lũngđoạn va đầu cơ Chính giới đầu cơ quốc tế chịu một phan trách nhiệm trongcuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 Biện pháp hữu hiệu nhất đểchống lại lũng đoạn và đầu cơ trên thị trường tài chính là thiết lập hệ thốnggiám sát có hiệu quả thị trường tài chính và tiến hành tự do hóa có trình tự,tránh nóng vội mở cửa khi khả năng kiểm soát và tiềm lực còn yếu

Thứ ba, cơ chế điều hành tỷ giá hồi đoái cân phải hướng đến thực hiệntốt các mục tiêu kinh tế vĩ mô của đất nước, cải thiện cán cân thanh toán quốc

tế và tăng dự trữ ngoại tệ, hướng tới phát triển kinh tế bên vững Kinhnghiệm của Trung Quốc cho thấy chính sách tỷ giá luôn gắn liền với chínhsách quản lý ngoại hối: Nhà nước quản lý ngoại hối chặt chẽ, kết hợp với

quản lý dự trữ ngoại hôi và ngoại tệ của quôc gia đê đảm bảo sử dụng các

38

Trang 40

nguồn ngoại tệ có hiệu quả, góp phần ồn định ty gia và thực hiện can đối cáncân thanh toán quốc tế trong các thời kỳ khác nhau.

Thứ tư, việc ổn định và nâng cao uy tín dong tiền quốc gia sẽ có tácdụng khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản

xuất kinh doanh Như đã phân tích kinh nghiệm Trung Quốc, sự 6n định của

môi trường kinh tế vĩ mô cũng như uy tín của đồng tiền quốc gia trên thịtrường quốc tế sẽ khiến các nhà DTNN yên tâm đầu tư vốn lớn và lâu dài vàoquốc gia đó Môi trường hối đoái ổn định sẽ giúp quốc gia đó thu hút được

các nguôn vôn xuât khâu trên thê giới

39

Ngày đăng: 01/12/2024, 01:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w