Dé có thé phát huy vai trò to lớn của khoa học và công nghệ trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước theo đường lối của Đảng ta, việc huy động các nguồn lực cho phát triể
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NOI TRUONG DAI HOC KINH TE
NGUYEN CAO CUONG
LUAN VAN THAC SI QUAN LY KINH TE
CHUONG TRINH DINH HUONG THUC HANH
Ha Noi - 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NOI TRUONG DAI HOC KINH TE
NGUYEN CAO CUONG
Chuyén nganh: Quan ly kinh té
Trang 3Danh mục các ký hiệu VIẾT t(, TH TT 1111111111111 11111111 crke 1
Danh mục Cac bảng - c- c2 11911211 911911 911911 1 91 vn ng nh ng ng il Danh mục các hình V6 - -. - G E21 1123111191111 11 011118 111101 19g 1g vn ill
MO DAU
Chương 1 Cơ sở lý luận và tong quan tài liệu nghiên cứu
1.1 Khoa học và công nghệ, nguồn lực cho phát triển khoa học và công nghệ 4
1.1.1 Khoa học, công nghệ và hoạt động khoa hoc và công nghệ 4
1.1.2 Khoa học và công nghệ là nền tang phát triển kinh tế 81.1.3 Nguồn lực va thu hút nguồn lực nguồn lực khoa học và công
¡0 31DD 22
1.2.2 Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ theo định hướngthu hút các nguồn lực -2- 2+52+EE+EE£EE£EESEEEEEEEEEEEEEESEEerkerkerkee 28
1.3 Tổng quan tài liệu nghiên cứu - - 2 2+2 2+E£+E+EE+E+zE+Eerxerxerszrs 29
1.4 Đóng góp khoa học của đề tài 2-2 s+s+EE+EE+E2EE2EE2EEeEEerkerkerxee 33
Chương 2 Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
2.1 Phương pháp tiếp cận và khung phân tích -«++-«<++sc+sex++ 34
2.1.1 Cách tiẾp cận -cccs c1 2E 1E112111111111111 11211111111 te 34
2.1.2 Khung phân tích - - -c + < +53 3 3E E+EEEeeeeeeeerersreerre 34
2.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu - 2-2 2 s52 34
2.2.1 Thu thập thông tin và số liệu thứ cấp -2- ¿52552 342.2.2 Thu thập thông tin và số liệu sơ cấp -s- sz+sz+s+ 35
2.3 Phương pháp xử lý thông tin ¿+55 23+ 3+ £+EEseeererrrersrerersrs 35
Trang 42.3.1 Thông tin thứ cấp -©22+22+EE+Ex+EEEEEEEEEE2E12212E1 2E erkrree 35 2.3.2 Thông tin sơ cấp : -©52+E2+EE2EEEEEEEEE2E2E1211221271 1E re, 35
2.4 Phương pháp phân tích thông tin - 5 255533 ‡*+£+sv++eeseeersexss 35
2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả 2-2: 2 + 2+E+Ee£xe£+2xe2 35
2.4.2 Phương pháp so sánh - - 5 SE E+EEeseeeersreeeree 36
2.4.3 Phương pháp đồ thị, biểu đồ - ¿5c s x+s++xerxerxerxxee 36
2.5 Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, hệ thống, dự bao 36
2.6 Phương pháp chuyÊn g1a - - + S131 EEEsresreerrrersrkrervre 37 2.7 Phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có -:- 38
Chương 3 Hiện trạng khoa học, công nghệ và thu hút nguồn lực cho phát triển khoa học và công nghệ ở tỉnh Hà Giang 3.1 Đánh giá điều kiện và nguồn lực cho phát triển khoa học và công nghệ tinh Ha Giang 1107 :›©-: 40
3.1.1 Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội 40
3.1.2 Dân số và nguồn nhân lực -¿- ¿- 2 + x+Ek+E++E+Eerxerxerxzes 44 3.1.3 Hệ thống kết cau hạ tang của tỉnh 2-2 s+zsersezsz 45 3.2 Triển khai thu hút nguồn lực cho phát triển khoa học và công nghệ tại tinh Ha Giang 11 47
3.2.1 Thực hiện cơ chế chính sách khoa học va công nghệ 47
3.2.2 Khai thác tiềm lực khoa học công nghệ của tỉnh 54
3.3 Thu hút, xây dựng nguồn lực khoa học va công nghệ tại tinh Hà Giang 60
Chương 4 Kết luận và Khuyến nghị 4.1 Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Hà Giang trong gial ẨOạñ tod c2 311918911351 111 1111 111 kErkrrrrre 77 4.1.1 Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh - 71
4.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 2-2-2 s2 77 4.1.3 Cơ hội đối với sự phát triển của khoa học và công nghệ 78
Trang 54.1.4 Thách thức đối với phat triển khoa học và công nghệ của tinh 804.1.5 Quan điềm phát triển KH&CN tỉnh Hà Giang đến 2020 81
4.1.6 Mục tiêu phát triển khoa học và công nghệ của tinh đến 2020 81 4.2 Giải pháp thu hút nguồn lực cho phát triển khoa học và công nghệ tỉnh
E86 84
4.2.1 Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách -. c5 5252 85 4.2.2 Nhóm giải pháp phát triển tiềm lực KH&CN của tỉnh 88
4.2.3 Đổi mới phương thức đầu tư tài chính cho KH&CN đối vớinguồn vốn ngân sách - 2+ +x+E+EE2EE2EE2EEEEEEEE2E21121121121111 1111 eeU 99
4.2.4 Hình thành và phát triển thị trường KH&CN tai Ha Giang 101KET LUAN ueecccccecsecessscsesecsesecsececsucscsucecsucecsucsesucaesuceesucarsucsesassnsacssaraneavaneeees 106TAI LIEU THAM KHAO.\ cccccccsssscsessessessssscsecsessssessussucercarsarsusseaeeareassncaee 108
Trang 6DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Chủ nghĩa xã hội
Dự an
Doanh nghiệp Đại học
Khoa học và công nghệ Khoa học kỹ thuật
Kinh tế, xã hội
Nghiên cứu và phát triển
Ngân sách Nhà nước
Phòng thí nghiệm trọng điểm Nghiên cứu và triển khai
Sự nghiệp khoa học
Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
Ủy ban nhân dân
Xây dựng cơ bản
Trang 7DANH MỤC CAC BANG
Bang 3.5 Ngân sách Nhà nước chi cho KH&CN so với tổng chi NSNN trên
địa bàn tinh Hà Giang giai đoạn từ 2008 — 2012 - 5+ << ++<x++ex+sx+ 70 Bảng 3.6 Kinh phí hoạt động KH&CN từ năm 2008 — 2012 lại
Bảng 3.7 Tổng hợp tình hình sử dụng kinh phí KH&CN cấp tỉnh giai đoạn
2012-20 14 SH LH HH HH HH HH Hà Hà HH HH HH TT 73
Bảng 3.8 Kinh phí hoạt động KH&CN cấp huyện, thành phố 2012 — 2014 74
il
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH VE
Trang
Hình 3.1 Tăng trưởng GDP tinh Ha Giang giai đoạn 2010-2013 43
Hình 3.2 Cơ cấu trình độ giáo viên CD, TCCN tỉnh Ha Giang 60
Hình 3.3 Cơ cấu trình độ lao động qua đào tao của tinh năm 2010 61
Hình 3.4 Trình độ học vấn cán bộ, viên chức tỉnh Hà Giang - 62
Hình 3.5 Cơ cấu trình độ cán bộ, công chức sở KH&CN Hà Giang 63
Hình 3.6 Tỉ lệ chi cho KH&CN trong tổng thé chi ngân sách của tỉnh giai Goan 2008 — 2012 20000101707877 71
1H
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Ly do chọn đề tài
Đôi mới mạnh mẽ, đồng bộ tô chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động khoa học, công nghệ Phát huy vai trò, hiệu quả của các tô chức khoa học,
công nghệ chủ lực trong việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học, công nghệ
trọng điểm Xây dựng đồng bộ chính sách đảo tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ xứng đáng nhân tài khoa học và công nghệ Có chính sách khuyến khích,
hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phan kinh tế đổi mới công nghệ, làmchủ các công nghệ then chốt, mũi nhọn và đây mạnh sản xuất các sản phẩm
có hàm lượng công nghệ cao, trong đó ưu tiên các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Quan tâm đúng mức nghiên cứu cơ bản có trọng điểm, theo yêu cầu phát triểncủa đất nước
Dé có thé phát huy vai trò to lớn của khoa học và công nghệ trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước theo đường lối của Đảng ta,
việc huy động các nguồn lực cho phát triển Khoa học và Công nghệ là khâuquan trọng hàng đầu để cụ thê hoá chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và
môi trường.
Hà Giang là một tỉnh nông nghiệp kém phát triển so với các địa phương
trong vùng và cả nước nhưng đã rất chú trọng đến việc phát triển khoa học và
công nghệ Các hoạt động khoa học, công nghệ của Hà Giang trong những
năm vừa qua đã thu được những kết quả đáng ghi nhận Những kết quả này
càng có ý nghĩa khi Hà Giang là một tỉnh miền núi có nhiều khó khăn, kinh tế chưa phát trién nên không có điều kiện dé đầu tư nhiều cho khoa học và công nghệ về kinh phí, đội ngũ cán bộ cũng như về cơ sở vật chất kỹ thuật.
Tuy nhiên, những kết quả đạt được có thể nhiều hơn, hiệu quả của khoahoc và công nghệ có thé cao hơn, thiết thực hon va rộng khắp nếu phát huy
day đủ hơn các nguôn lực và điều kiện của tỉnh Nghiên cứu giải pháp thu hút
Trang 10các nguồn lực cho phát triển Khoa học và Công nghệ sẽ giúp tỉnh có phươnghướng và căn cứ phát triển khoa học và công nghệ phù hợp nhăm từng bước đưa
Hà Giang phát triển đi lên, rút ngắn khoảng cách với cả nước, từng bước vươn lên trở thành một tỉnh phát triển.
Đó là những lý do chủ yếu của việc chọn đề tài: “Thu hit các nguồn lực
cho phát trién Khoa học và Công nghệ ở Tỉnh Hà Giang”
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp thu hút các nguồn lựccho phát triển khoa học, công nghệ trên địa bàn tỉnh Ha Giang
- Nhiệm vụ nghiÊn cứu:
- Hệ thống hóa lý luận về khoa học và công nghệ, thu hút các nguồn lực cho phát trién khoa học và công nghệ.
- Phân tích, đánh gia kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Giang.
- Phân tích, đánh giá các nguồn lực cho phát triển khoa học và công
nghệ trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
- Kiến nghị và Đề xuất một số giải pháp dé thu hút các nguồn lực nhằm
phát triển khoa học và công nghệ ở tỉnh Hà Giang.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối twong nghiên cứu:
Luận văn tập trung làm rõ khái niệm, vai trò của các nguồn lực cho phát triển KH&CN, các mối tương tác của nó trong công tác quản lý Đặc biệt, luận văn tập trung vào việc đánh gia các thuận lợi khó khăn từ đặc điểm
của tỉnh Hà Giang ảnh hưởng đến hoạt động KH&CN của Tỉnh nói chung, thuhút các nguồn lực cho phát triển KH&CN nói riêng
- Pham vi nghién cứu:
Trang 11Các hoạt động khoa học và công nghệ của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2009
-2014, các nguồn lực cho phát triển khoa học và công nghệ của Tỉnh
4 Cầu hỏi nghiên cứu Luận văn sẽ nghiên cứu trả lời câu hỏi sau :
Giải pháp nào để giúp Hà Giang thu hút các nguồn lực cho phát triển khoa học và công nghệ trong bối cảnh hiện nay?
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, cụ thể như
phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác —
Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhanước về khoa học, công nghệ dé xem xét giải quyết các van đề về khoa học và
công nghệ, các nguồn lực cho phát triển khoa học và công nghệ phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích
các số liệu thu được từ quá trình thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công
nghệ của tỉnh từ năm 2009 đến nay thông qua các cuộc điều tra, đánh giá tổng
kết hàng năm, định kỳ dé làm rõ các vấn dé của luận văn
Một số nguyên tắc và phương pháp sau đây cũng được quán triệt và vậndụng: nguyên tắc khách quan, nguyên tắc thống nhất lịch sử và logic, nguyêntắc trìu tượng đến cụ thể, phương pháp hệ thống, phương pháp diễn dịch
6 Kết cầu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, Luận văn được trình bày trên 4 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận và tổng quan tai liệu nghiên cứu
Chương 2 Phương pháp và thiết kế nghiên cứu.
Chương 3 Hiện trạng khoa học, công nghệ và thu hút nguồn lực cho phát triển khoa học và công nghệ ở tỉnh Hà Giang.
Chương 4 Kết luận và Khuyến nghị
Trang 12Chương 1
CƠ SO LÝ LUẬN VA TONG QUAN TÀI LIEU NGHIÊN CỨU
1.1 Khoa học và công nghệ và nguồn lực cho phát triển khoa học và côngnghệ
1.1.1 Khoa học va công nghệ va hoạt động khoa học và công nghệ
a, Khoa học và công nghệ
- "Khoa hoc" (science) là một loại hình hoạt động xã hội đặc biệt nhằm
đạt tới những hiểu biết mới và vận dụng những hiểu biết đó vào sản xuất và đời sống trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định Khoa học là một
dạng hoạt động đặc biệt của con người với những đặc điểm riêng về nội dung,
về phương thức hoạt động, về quy luật phát triển và chức năng xã hội
Theo Khoản 1 điều 2 Luật khoa học và công nghệ năm 2000 “khoa hoc”
được định nghĩa “la hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật tự nhiên, xã hội và tu duy ”[13] Tw dién Bách khoa Việt Nam định nghĩa “khoa hoc là hệ thong tri thức về tự nhiên, xã hội và tư duy được tích lity trong quá
trình nhận thức trên cơ sở thực tiễn, được thé hiện bằng những khải niệm,phán đoán, học thuyết ”
Theo truyền thống, hệ khoa học thường được chia thành ba nhánh là khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học kỹ thuật Ở Việt Nam, hệ
khoa học chia thành: Khoa học tự nhiên và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn.
Mỗi khoa học đều có phần cơ bản và ứng dụng Khoa học cơ bản là hệ thống tri thức lý thuyết phản ánh các thuộc tính, quan hệ, quy luật khách quan của lĩnh vực, hiện tượng được nghiên cứu Khoa học ứng dụng là hệ thống tri
thức dua ra những con đường, những biện pháp, hình thức ứng dụng tri thức
khách quan vào thực tiễn phục vụ cho lợi ích con người.
Trang 13- Cách đây từ vài chục năm, Anh, Mỹ, rồi Tây Âu bắt đầu sử dụng thuậtngữ công nghệ dé chỉ các kỹ thuật cụ thé bắt nguồn từ các thành tựu khoa
hoc, coi các kỹ thuật đó như một sự phát triển của khoa học ứng dụng trong
thực tiễn Theo từ điển Bách khoa Việt Nam “Công nghệ là tập hợp các
phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm ” Công nghệ còn được hiểu là các phương tiện kỹ thuật, là sự thé hiện vật chất hóa các tri thức ứng dụng khoa học và
công nghệ, là một tập hợp các cách thức, các phương pháp dựa trên cơ sở
khoa học và được sử dụng vào sản xuất trong các ngành sản xuất khác nhau
để tạo ra sản phẩm vất chất và dịch vụ
Khi nghiên cứu công nghệ một số nhà nghiên cứu coi công nghệ bao
gồm hai yếu tố: Phan cứng bao gồm máy móc, trang thiết bị Trong not số trường hợp gọi đó là trang thiết bị kỹ thuật Phần cứng này được mua bán, trao đôi trên thị trường như những loại hàng hóa bình thường khác Phần mềm bao gồm những tri thức, kỹ năng, bí quyết cũng như các công thức hướng dẫn
sử dụng, phối kết hợp các thiết bị với nhau Phần mềm cũng là yếu tố đượcmua bán, trao đồi trên thị trường
Các thành phan cầu thành công nghệ :+ Nhóm các yếu tô về kỹ thuật (Technoware) : bao gồm các trang thiết bị
cầm tay hoặc cơ giới hóa; trang thiết bị tự động, trang thiết bị được máy tính
hóa và trang thiết bị liên kết
+ Nhóm các yêu tô thuộc về con người (Humanware): bao gồm những
năng lực vận hành và khởi động, năng lực và tái sản xuất, năng lực thích nghi
và hoàn thiện và năng lực phát minh sáng tạo.
+ Nhóm các yếu tổ về thông tin (Infoware): bao gồm các thông tin dữ liệu
và bí quyết liên quan đến việc sử dụng thành thạo và khai thác trang thiết bị
Trang 14+ Nhóm các yếu tô thuộc về tô chức (Orgaware): bao gồm những cáchthức tô chức nhằm vận hành liên kết các yếu tổ khác của công nghệ.
Như vậy, “công nghệ” là sự thé hiện các tri thức của con người trong quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụ cho xã hội Công nghệ không chỉ tồn tại dưới dang vật chat mà là tổng thé các yếu tố con người có
thể biết được, đạt được, nắm bắt được dưới dang tri thức
* Moi quan hệ giữa khoa học và công nghệ
Từ những năm 50 của thế kỷ XX đến nay: Khoa học có bước nhảy vọt
về chất, có vị trí dẫn đường và trở thành động lực quan trọng, trực tiếp nhấtcủa sự phát triển công nghệ
Công nghệ đã đóng góp cho sự phát triển của khoa học, cung cấp cácphương tiện và công cụ tốt hơn cho nghiên cứu khoa học và có thể ảnh hưởng
đáng ké đến sự hình thành của các lý thuyết khoa học mới và bản thân việc
sáng tạo ra các phương pháp mới cũng có thé tạo ra những thách thức mới cho
các nhà khoa học đi tìm ra các lý thuyết khoa học mới Song, kiến thức mới
trong khoa học lại được ứng dụng dé lý giải, cải tiến các loại công nghệ sẵn
có và giúp tạo ra các ý tưởng công nghệ mới, thậm chí giúp dự đoán sự xuất
hiện của các công nghệ tương lai.
Như vậy khoa học và công nghệ là mối quan hệ nhân quả, tác động qua
lại lẫn nhau.
b, Hoạt động khoa học và công nghệ
Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động chuyên biệt nhằm tìm
kiếm, phát hiện, lý giải về các hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy cũng như
các hoạt động ứng dụng tri thức vào phục vụ sản xuất và đời song cua con người
Luật khoa học và công nghệ đưa ra khái nệm: “Hoat động khoa hoc và công
nghệ bao gom nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và phát triển công nghệ, dịch
vụ khoa học và công nghệ, hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiễn kỹ thuật,
Trang 15hợp lý hoá sản xuất và các hoạt động khác nhằm phát triển khoa học và công
nghệ ”[L3].
- Hoạt động khoa học và công nghệ bao gom nghiên cứu khoa học,
nghiên cứu và phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học công nghệ, hoạt động
phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất và các hoạt động khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ Trong đó, hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là những hoạt động quan trọng nhất.
- Nghiên cứu khoa học là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng,
sự vật, qui luật tự nhiên, xã hội và tư duy, sáng tạo các giải pháp nhằm ứngdụng vào thực tiễn Nghiên cứu khoa học công nghệ thường được tiễn hànhdưới hình thức là đề tài nghiên cứu khoa học với yêu cầu nghiên cứu rõ ràng
và mục tiêu xác định, kết quả của hoạt động này là các tri thức khoa học mới
được tìm ra, được khăng định, được chứng minh
- Phát triển công nghệ là hoạt động nhằm tạo ra và hoàn thiện công nghệ
mới, sản pham mới Phát triển công nghệ bao gồm: triển khai thực nghiệm là
hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học để làm thực nghiệm nhằmtạo ra công nghệ mới, sản pham mới và sản xuất thử nghiệm là hoạt động ứngdụng kết quả của triển khai thực nghiệm để sản xuất thứ nhằm hoàn thiệncông nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất đời sống Phát triển
công nghệ là hoạt động có nghĩa thực tiễn bởi vì nó chính là cách thức để con
người ứng dụng các tri thức khoa học vào phục vụ nhu cầu của mình Nghiên
cứu và phát triển công nghệ thường được tô chức thực hiện dưới hình thức là
đề tài nghiên cứu và phát triển công nghệ hoặc dự án sản xuất thực nghiệm.
- Dịch vụ khoa học và công nghệ là các hoạt động phục vụ việc nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí
tuệ, chuyên giao công nghệ; các dịch vụ về thông tin, tư vân, dao tạo, bôi
Trang 16dưỡng, phổ biến, ứng dung tri thức khoa học và công nghệ và kinh nghiệm
thực tiễn.
1.1.2 Khoa học và công nghệ là nền tảng phát triển kinh tế Trong thời đại ngày nay, công nghiệp hoá — hiện đại hoá đất nước và đời sống xã hội không thể không dựa trên nền tảng vững chắc của khoa học và công nghệ hiện đại Khi chúng ta nói đến vai trò nền tang và động lực của khoa học và công nghệ trong tiến trình công nghiệp hoá — hiện đại hoá cũng là nói đến công nghiệp hoá — hiện đại hoá dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ Quan điểm này hơn một trăm năm trước Các-Mác đã từng dự báo: “ Theo đà
phát triển của đại công nghiệp, việc tạo ra của cải thực tế trở nên ít phụ thuộcvào thời gian lao động va số lượng lao động đã chi phí hơn là vào sức mạnh
của những tác nhân được khởi động trong thời gian lao động, và bản thân
những tác nhân, đến lượt chúng (hiệu quả to lớn của chúng) tuyệt đối không
tương ứng với thời gian lao động trực tiếp cần thiết để sản xuất ra chúng, mà
đúng ra, chúng phụ thuộc vào trình độ chung của khoa học và vào sự tiễn bộ
của kỹ thuật, hay là phụ thuộc vào sự ứng dụng khoa học ấy vào sản xuất”
Trong thế ky XX, những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học
và công nghệ hiện đại đã và đang day nhanh sự phát triển của lực lượng san
xuất, nâng cao năng suất lao động, làm chuyên biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tếcủa các quốc gia, và làm thay đổi sâu sắc mọi mặt của đời sống xã hội loàingười Bước vao thế kỷ XXI, cả thé giới đang cuốn theo xu thé phát triển của
nên kinh tế tri thức Các nước phát triển đang chuyền dan sang nền kinh tế tri thức với đặc điểm là nền kinh tế biết khai thác, biết phát huy triệt để tiềm
năng của chất xám, của những ý tưởng sáng tạo và đặc biệt là tri thức về khoahọc và công nghệ phục vụ cho các mục tiêu chiến lược của xã hội Xu thế này
mở ra nhiều cơ hội mới cho các nền kinh tế đang phát triển với điểm xuất phát
thấp nhăm định hướng chiến lược phát triển phù hợp với xu thế chung là thu
Trang 17hút và sử dung tri thức khoa học và công nghệ dé tiến hành công nghiệp hoá —hiện đại hoá đất nước.
Đối với nước ta hiện nay, vai trò của khoa học và công nghệ lại càng trở lên đặc biệt quan trọng khi mà chúng ta đang trên con đường rút ngắn giai đoạn phát triển để sớm trở thành một xã hội hiện đại Ngay từ khi mới bắt đầu tiến hành công cuộc đôi mới đất nước, Đảng ta đã xác định: khoa học và công nghệ là lực lượng sản xuất trực tiếp quan trọng hàng đầu cho xã hội Công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dan giàu nước mạnh,xã hội công
bang,dan chủ,văn minh phải dựa trên nền tảng và động lực của khoa học —công nghệ Vai trò nền tảng chỉ được phát huy khi đất nước có một nền khoahọc công nghệ phát triển, đủ khả năng giải quyết được những nhiệm vụ chủ
yếu về khoa học và công nghệ do yêu cau phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia đặt ra.Vai trò động lực của khoa học và công nghệ được thể hiện thông
qua sự đổi mới không ngừng của công nghệ và sản phẩm, tạo ra năng suất,
chất lượng,và sức cạnh tranh cao của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh
tế quốc tế và toàn cầu hoá đang là xu hướng của toàn nhân loại
Trong thời kỳ đổi mới, khoa học và công nghệ đã có những đóng góp
đáng kế vào sự phát triển kinh tế - xã hội Điều đó được thé hiện rõ quanhững đóng góp quan trọng của các kết quả nghiên cứu luận cứ khoa học chocác chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; nhiều giống cây trồng, vật
nuôi, nhiều công nghệ mới được áp dụng hiệu quả trong sản xuất và đời
sống Sự hiện diện của các kỹ thuật mới, các công nghệ tiên tiến trong hầu
hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, đời sống xã hội là một bức tranh sinh động minh hoạ cho những cô gắng đáng ghi nhận của ngành khoa học va công nghệ
nước nhà.
Khoa học và công nghệ đã cung cấp luận cứ cho việc xây dựng và hoàn
chỉnh hệ thống pháp luật, điều chỉnh chính sách và chỉ đạo thực hiện của các
Trang 18ngành, địa phương Cung cấp các tư liệu và phân tích, dự báo xu thế phát triểncủa khoa học và công nghệ và những khả năng phát huy lợi thế so sánh của
Việt Nam, giúp xây dựng quan điểm và nội dung của chiến lược phát triển khoa học và công nghệ và chiến lược phát triển của các ngành, địa phương.
Khoa học và công nghệ cung cấp cơ sở khoa học và thông tin cần thiết
để Lãnh đạo Đảng và Nhà nước có các quyết sách kịp thời và đúng đắn, cung
cấp những luận cứ khoa học cho việc lãnh đạo ở Trung Ương, ở các ngành và
địa phương.
Những thành tựu khoa học và công nghệ đã tạo ra sự phát triển vượt
bậc của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, làm chuyền biến
mạnh mẽ cơ cấu kinh tế đưa Việt Nam từ một nước thuần nông tiếp cận với
nhiều công nghệ hiện đại của thế giới như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới Đó chính là tiền đề và động lực để thực
hiện và thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Khoa học và công nghệ đã góp phân tạo ra thành thành tựu về y tế, giáo
dục đảo tạo, văn hóa nghệ thuật chính xác thành tựu trên cả lĩnh vực kinh tế
và các lĩnh vực văn hóa xã hội đã góp phần tích cực trong việc giải quyết cácvấn đề xã hội như đói nghèo, thất học, dịch bệnh đưa Việt Nam đạt tới mụctiêu phát triển toàn diện và bền vững
1.1.3 Nguồn lực và thu hút nguồn lực nguồn lực khoa học và công nghệ
Từ điển Tiếng Việt khái niệm: “nguồn lực là nguồn sức mạnh vật chất, tinh than phai bo ra dé tiễn hành một hoạt động nào đó”.
Nguồn lực khoa học và công nghệ của một quốc gia bao gồm: nhân lực
khoa học và công nghệ, kinh phí (tài chính) khoa học và công nghệ, cơ sở vật
chất cho khoa học và công nghệ và thông tin khoa học và công nghệ
* Nhân lực khoa học và công nghệ
10
Trang 19Theo “Cam nang về đo lường nguồn nhân lực KH&CN”, của Tổ chứcHợp tác và Phát triển Kinh tế, xuất bản ở Paris năm 1995, thì nhân lực
KH&CN bao gồm những người:
- Đã tốt nghiệp đại học và cao dang va làm việc trong một ngành
KH&CN;
- Đã tốt nghiệp đại học và cao đăng, nhưng không làm việc trong một
ngành KH&CN nao;
- Chưa tốt nghiệp đại học và cao đăng, nhưng làm một công việc trong
một lĩnh vực KH&CN đòi hỏi trình độ tương đương.
Hiện nay, các lực lượng tham gia hoạt động KH&CN nước ta, gồm 5thành phần chủ yếu sau đây:
- Cán bộ nghiên cứu trong các viện, trường đại học.
- Cán bộ kỹ thuật, công nghệ (kỹ thuật viên, kỹ sư, kỹ sư trưởng, tổng
công trình sư) làm việc trong các doanh nghiệp.
- Các cá nhân thuộc mọi tầng lớp xã hội yêu thích khoa học kỹ thuật, có
sáng kiến cải tiến, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống
- Cán bộ quản lý các cấp (kế cả quản lý doanh nghiệp) tham gia hoặc chiđạo công việc nghiên cứu phục vụ hoạch định các quyết sách, quyết địnhquan trọng trong thâm quyền của mình
- Trí thức người Việt Nam ở nước ngoài và các chuyên gia nước ngoài
làm việc tại Việt Nam.
* Tai chính khoa học và công nghệ
Tài chính cho KH&CN được cấu thành từ các nguồn sau:
Trang 20Điều 44 Luật Khoa học và công nghệ qui định: “Chính phủ có kế hoạch
huy động các nguồn vốn dé đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của các
tổ chức khoa học và công nghệ quan trọng; khuyến khích tô chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; đầu tư xây dựng một số phòng thí nghiệm trọng điểm
đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế trong các lĩnh vực khoa hoc và công nghệ
ưu tiên, trọng điểm; ban hành Quy chế sử dụng phòng thí nghiệm trọng điểm
dé thu hút các nhà khoa học đến làm việc”[15]
* Thong tin khoa học va công nghệ
Có nhiều khái niệm khác nhau định nghĩa về thông tin: Trong từ điểnOxford English Dictionary đưa ra khái niệm “Thông tin là điều mà người ta
đánh giá, hoặc nói đến, là tri thức, là tin tức”; Trong tiêu chuẩn Việt Nam
5453-1991 đã nêu “Thông tin là nội dung mà con người gán cho đữ liệu với
các quy ước (ký hiệu) đã biết, được sử dụng trong việc trình bay chúng ”
Thông tin KH&CN cũng bao hàm nội dung theo các định nghĩa trên, nhưng
có giới han hẹp hơn, theo Điều 3 của Nghị định số 11/2014/ND - CP thì
“Thong tin KH&CN là dữ liệu, dữ kiện, số liệu, tin tức được tạo ra trong các
hoạt động KH&CN, đôi mới sáng tạo”.
1.1.3.1 Thu hút nguồn lực khoa học và công nghệ xuất phát từ yêu cầu
của sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
Khoa học và công nghệ cùng với đổi mới sáng tạo ngày càng có vai trò
rất quan trọng đối với phát triển kinh tế đất nước, cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các công ty tiên
tiễn, công ty đa quốc gia, với phương châm: “Dé trở thành công ty luôn dẫnđầu thị trường không còn cách nào khác là luôn phải đi trước đối thủ mộtbước về phát triển sản phẩm và công nghệ dé đáp ứng tối đa nhu cầu khách
hàng với gia cả phải chăng va chi phí tôi ưu” Trong môi trường quôc tê cạnh
12
Trang 21tranh ngày càng gay gat, hiện nay, công nghệ được xem là công cu chiến lược
để phát triển kinh tế - xã hội một cách nhanh chóng và bền vững Thực tế này
đang đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu bức thiết về đổi mới công
nghệ, nham nang cao chat lượng, hạ gia thành san phẩm, tạo được ưu thé cạnh
tranh trên thị trường
Theo kết quả nghiên cứu Global Innovation 1.000 của Booz & Company năm 2013 đánh giá toàn diện nhất về đầu tư R&D, đổi mới sáng tạo và hiệu
quả doanh nghiệp, Tập đoàn Samsung luôn xếp thứ hạng rất cao (hạng 2 vềđầu tư cho R&D và hạng 3 về đổi mới) Còn theo kết quả khảo sát được Hãngnghiên cứu Strategy Analytics công bố hồi tháng 11/2013, Samsung là nhasản xuất thiết bị cầm tay số một ở mọi khu vực trên thế giới, dù là Bắc Mỹ,Tây Âu, châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ Latinh, Đông Âu, hay châu Phi
Trong Bảng xếp hạng 100 thương hiệu mạnh nhất thế giới của Interbrand,
công bố gần đây, Samsung đã xuất sắc vươn lên hạng 8, với giá tri thươnghiệu đạt 39,6 tỷ USD Samsung chính thức đầu tư vào Việt Nam, tại tỉnh BắcNinh từ năm 2009 Samsung Electronics Việt Nam (SEV) đã liên tiếp gặt háiđược những thành công trong thời gian qua, đến nay có tổng vốn đăng ký 2,5
tỷ USD tại Bắc Ninh và trở thành Tổ hợp công nghệ Samsung (SamsungComplex) Năm 2013 Samsung tiếp tục đầu tư Nhà máy SEV tại Thái Nguyên
có tong vốn dau tư 2 tỷ USD, công suất thiết kế 100 triệu sản phẩm/năm Năm
2013 công ty đã xuất khâu tổng cộng 23,9 tỷ USD, chiếm 18% tổng kim
ngạch xuất khẩu của cả nước - một kỷ lục mà có lẽ từ trước tới nay chưa một doanh nghiệp nào ở Việt Nam làm được Nhờ kết quả này, SEV đã vươn lên
vị trí thứ hai trong danh sách các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam Vừa qua,
Samsung đã chính thức đưa Trung tâm R&D tại Hà Nội vào hoạt động, với
657 nhân viên, và dự kiến sẽ tăng lên khoảng 1.800 người vào năm 2015
13
Trang 22Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nhờ thu hút các nguồn lực cho hoạtđộng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo trong thời gian qua cũng đã
có bước phát triển và giúp cho nhiều doanh nghiệp làm chủ công nghệ nhập, cải tiến công nghệ, quy trình, nghiên cứu sản phẩm mới, dịch vụ mới, đã đem lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Điển hình như hoạt động nghiên cứu và đổi mới sáng tạo của một số công ty sau:
+ Viện Nghiên cứu và Phát triển Viettel đã nghiên cứu thiết kế và chế
tạo thành công máy điện thoại cố định không dây Homephone HP 6800; máyđiện thoại chuyên dụng dành cho ngư dân đánh bắt cá xa bờ SeaPhone 6810;thiết kế và sản xuất thử nghiệm thành công thiết bị USB 3G Modem mangthương hiệu Viettel, Năm 2012 Viettel đã trích 2.000 tỷ đồng từ 10% lợi
nhuận trước thuế dé thành lập Qũy phát triển KH&CN và tập trung đầu tư
lớn cho các dự án nghiên cứu của Viện Nghiên cứu - Phát triển Viettel
+ Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã đầu tư đổi mới công nghệ trong sản xuất, thành lập Trung tâm nghiên cứu và phát trién (R&D) và
liên kết với các nhà khoa học để nghiên cứu sản xuất thành công nhiều sảnphẩm ưu việt được thị trường chấp nhận và có khả năng cạnh tranh cao, như:nghiên cứu, chế tạo bột huỳnh quang ứng dụng trong chế tạo đèn huỳnhquang compact hiệu suất cao và đèn chiếu sáng cho nông nghiệp; nghiên cứu,
chế tạo thành công các sản phẩm chiếu sáng phục vụ trong nông nghiệp và
các thiết bị chiếu sáng cho các cơ quan, công sở, chiếu sáng công cộng Từ
năm 2012, Công ty đã quyết định dành 20% lợi nhuận trước thuế hàng năm
đầu tư nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ phục vụ sản xuất
+ Công ty CP Chế tạo giàn khoan dau khí (PV Shipyard), là đơn vị thànhviên của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), với sự trợ giúp củaPVN và Viện Nghiên cứu cơ khí cùng dự án KH&CN cấp nhà nước, giàn
khoan tự nâng 90m nước đâu tiên “Made in Vietnam” đã được nghiên cứu va
14
Trang 23chế tạo thành công và cuối tháng 3/2012 đã được PV Shipyard bàn giao cho
Liên doanh Việt - Nga (VietsoPetro) tại Vũng Tàu.
+ Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước va Phát triển d6 thi Ba
Rịa- Vũng Tàu (BUSADCO) là đơn vị tiên phong trong nghiên cứu và ứng
dụng KH&CN, với 30 sản phẩm khoa học công nghệ Trong đó có 23 sản phẩm được ứng dụng rộng rãi, 17 sản pham được cấp bằng độc quyền sáng chế và giải pháp hữu ích BUSADCO đã đạt nhiều giải thu ong trong nước,
quốc tế và trở thành “doanh nghiệp khoa học công nghệ”
+ Công ty VISSAN đã nghiên cứu quy trình chế biến sản xuất các sảnphẩm như: Sản phẩm tâm gia vi; chà bông gà; các dòng sản phẩm như xúcxích có nhân; sản phẩm theo nhu cầu dinh dưỡng như giảm béo, ăn kiêng: sản
phẩm thức ăn nhanh có giá trị dinh dưỡng cao được thị trường chấp nhận.
+ Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã hợp tác với 3 đối tác hàng
đầu châu Âu: Tập đoàn DSM - Thuy Sĩ; Công ty Lonza và Tập đoàn Chr
Hansen - Dan Mạch dé nghiên cứu va ứng dụng khoa học dinh dưỡng dé phát
triển sản pham dinh duỡng đặc thù cho trẻ em Việt Nam Trong chiến lượcvươn đến mục tiêu 3 tỷ USD vào năm 2017, Công ty Vinamilk tập trung ưutiên hàng đầu là cải tiến công nghệ Trong năm 2013, Vinamilk liên tiếp đưavào hoạt động hai nhà máy sữa với những trang thiết bị công nghệ hiện đại
+ Công ty CP Thiên Long đã mạnh dạn đầu tư cho đôi mới sáng tạo, ứng
dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất Hằng năm, công ty đưa ra thị
trường hàng chục sản phẩm mới và hơn 20% trong số đó là mới hoàn toàn Mỗi năm, Thiên Long dành ngân sách khoảng 20% trên tổng doanh thu để đầu tư, nghiên cứu- phát triển sản phâm mới Chính nhờ đầu tư nghiêm túc cho hoạt động đổi mới sáng tạo Thiên Long đã giữ vững sức phát triển từng
bước theo lộ trình, với mục tiêu rõ ràng Nếu như ở những năm 80 của thế kỷ
20, sản phâm của Thiên Long có thé thay thế sản phẩm của Thai Lan thì từ
15
Trang 24những năm 90 đến nay, các sản phẩm văn phòng của Thiên Long có thé thaythế những sản phẩm của Hàn Quốc và một số nước khác.
Các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực như: xây dựng, dược phẩm, cơ khí cũng đã có nhiều thành công trong hoạt động nghiên cứu - triển khai và đổi mới sáng tạo, giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh và đứng vững trên thương trường, đặc biệt là trong thời kỳ suy thoái
kinh tế Tuy nhiên, nhìn chung hoạt động khoa học - công nghệ và đổi mới
sáng tạo của các DN Việt Nam trong thời gian qua còn rất nhiều hạn chế
Tóm lại, việc thu hút các nguồn lực khoa học có vai trò rất quan trọngtrong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnhtranh và phát triển bền vững doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp, tùy theo lĩnh
vực ngành nghề, điều kiện sản xuất kinh doanh và nhu cầu đa dạng của thị
trường mà xác định mục tiêu, nhiệm vụ khoa học công nghệ và đôi mới sáng tạo trong doanh nghiệp Hình thành các tổ chức R&D trong doanh nghiệp và liên kết, hợp tác với các viện, trường đại học, doanh nghiệp trong hoạt động
nghiên cứu va ứng dụng kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Tranh thủ các chính sách ưu đãi của Nha
nước (thuế, tín dụng, ) và sự hỗ trợ của Nhà nước (đào tạo, kinh phí, )
thông qua các chương trình, nhiệm vụ khoa học công nghệ của quốc gia vàcác địa phương dé góp phan phát triển tiềm lực, thực hiện các nhiệm vụ khoahọc công nghệ và hoạt động đôi mới sáng tạo phục vụ sản xuất kinh doanh,
phát triển doanh nghiệp.
1.1.3.2 Khoa học và công nghệ là hướng đầu tư hấp dẫn hiện nay
Bắt kỳ một doanh nghiệp nào nếu không có những hoạt động nhằm đổi
mới công nghệ thì chắc chắn hệ thống công nghệ, dây chuyền sản xuất, máy
móc, trang thiết bị sẽ trở nên lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, dẫn đến bị đào
thải, làm cho sự tôn tại va phát triển của doanh nghiệp bi đe doa Đôi mới
16
Trang 25công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp, nhà sản xuất cải thiện, nâng cao chất lượng
sản phẩm, củng cố, duy trì và mở rộng thị phần của sản phâm; đa dang hoá
mẫu mã sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu; cải thiện điều kiện làm
việc, nâng cao mức độ an toan sản xuất cho người vả thiết bị, giảm tác động xấu đến môi trường Đặc biệt, về mặt lợi ích thương mại, nhờ đổi mới công nghệ, chất lượng sản phẩm được nâng lên đồng nghĩa với việc doanh nghiệp
sẽ tạo được ưu thế vững vàng trên thị trường cạnh tranh
Hiện nay, các doanh nghiệp KH&CN rất quan tâm đến công tác nghiên
cứu phát triển khoa học và công nghệ Phần lớn các doanh nghiệp KH&CNđều chú trọng xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo nhân lực và có bộ phận nghiêncứu riêng nhằm phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ
ứng dụng vào sản xuất kinh doanh Có thé kể đến một số doanh nghiệp KH&CN điển hình có hoạt động nghiên cứu phát triển như: Công ty CP
Giống cây trồng trung ương, Công ty CP Giống cây trồng Miền Nam, Công ty
CP tư vấn xây dựng ACH, Công ty TNHH Thiên Dược, Công ty TNHH MTVThương mại - sản xuất - xuất nhập khẩu Ngân Hà Đặc biệt, một số doanhnghiệp tiêu biéu có doanh thu và lợi nhuận lớn như: Công ty CP Giống câytrồng Trung Ương, Cty TNHH NN MTV Yến sào Khánh Hòa, Công ty
TNHH MTV Thoát nước và phát triển đô thị tinh Bà Rịa — Vũng Tàu, Công
ty CP Sơn Hải Phòng, Công ty TNHH công nghệ thiết bị y tế Bắc Việt, Công
ty CP Giống cây trồng Miền Nam
Các doanh nghiệp KH&CN có sự phát triển bền vững một phần là do hoạt động sản xuất kinh doanh ứng dụng tiễn bộ KH&CN, doanh nghiệp chủ động thích ứng với biến động thị trường thông qua việc cải tiến nâng cao năng
xuất, chất lượng sản phẩm đầu ra Trong bối cảnh kinh tế thế giới nói chung
và kinh tế Việt Nam nói riêng gặp nhiều khó khăn thì việc chủ động ứng dụng
17
Trang 26khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh là giải pháp cơ bản giúpdoanh nghiệp KH&CN phát triển bền vững.
Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) năm 2010 đã thành lập Viện
nghiên cứu riêng, theo mô hình của các tập đoàn lớn trên thế giới Viettel đã trích 10% lợi nhuận trước thuế cho Quỹ phát triển KH&CN, tương đương với
2.500 tỷ đồng Với mức đầu tư như vậy, chỉ sau một thời gian ngắn, các sản
phẩm quan trọng bậc nhất phục vụ cho ngành công nghệ thông tin và viễn
thông mà viện nghiên cứu nói trên của Viettel làm ra đã đáp ứng được nhucầu của sự phát triển doanh nghiệp và giá chỉ bang 1/3 so với giá thị trường.Tại Tập đoàn Dau khí Quốc gia Việt Nam (PVN), trước yêu cầu về sự pháttriển công nghệ, phục vụ ngành khai thác, năm 2009 PVN đã phối hợp với Bộ
KH&CN chế tạo các thế hệ giàn khoan mới, đáp ứng đòi hỏi của hoạt động khai thác dầu khí đặt ra Kết quả là, dàn khoan tự nâng 90 mét nước đã được
ra đời Với những nỗ lực của các nhà khoa học trong nước, chúng ta đã tự
thiết kế, làm chủ công nghệ chế tạo giàn khoan, đưa Việt Nam vào danh sách
1 trong 10 quốc gia trên thé giới và là 1 trong 3 quốc gia châu A đủ năng lựcchế tạo dàn khoan tự nâng 90 mét nước và 120 mét nước Có nhiều người nóirang, hai doanh nghiệp kẻ trên thực sự lớn, nên tiềm lực dé đầu tư cho nghiêncứu và ứng dụng KH&CN sẽ rất lớn, còn đa phần doanh nghiệp nước ta là
vừa và nhỏ nên khả năng đầu tư là không có Thế nhưng, một minh chứng cho thấy, từ những bàn tay, khối óc các công nhân, các kỹ sư đã nghiên cứu và làm ra những sản phẩm dé chang lâu sau người ta đã gọi Kỹ sư Nguyễn Tăng
Cường — Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung (Ninh Binh) là ông “vuathép”, “vua cần câu” và được nhiều khách hàng tín nhiệm, đặt hàng với nhữngcông trình lớn, giá trị và hiệu quả kinh tế cao, có thể dùng công nghệ trong
nước, không phải nhập từ nước ngoài v.v
18
Trang 27Kết quả điều tra năm 2013 cho thấy, không chỉ các doanh nghiệp đãnhận thức được lợi ích của việc đầu tư công nghệ mà Nhà nước cũng đã có
nhiều chính sách ưu đãi dù chi cho đổi mới và chuyền giao công nghệ ở Việt Nam Điều này được thể hiện rõ qua Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013,
khi quy định mức hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Nhà nước, cho việc thực hiện
nhiệm vụ khoa học và công nghệ; các dự án của doanh nghiệp ứng dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ để tạo ra sản phẩm mới hoặc
nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm có thé được
hỗ trợ đến 30% tổng vốn đầu tư, hoặc hỗ trợ đến 50% vốn đầu tư cho dự ánthực hiện ở vùng kinh tế-xã hội khó khăn Bên cạnh đó, việc thành lập Quỹđổi mới công nghệ quốc gia với số vốn điều lệ là 1000 tỷ đồng, đã thiết thực
tài trợ cho các dự án nghiên cứu phát triển công nghệ mới, sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới, dự án ươm tạo công nghệ
1.1.3.3 Vai trò hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệKH&CN đã đạt được những kết quả tích cực và đã có những đóng gópquan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Hiện nay, ViệtNam đã có quan hệ về hợp tác KH&CN với gần 70 nước, tổ chức quốc tế vàvùng lãnh thé Hơn 80 hiệp định hợp tác KH&CN cấp Chính phủ và cấp Bộ
đã được ký kết và đang thực hiện Việt Nam đang là thành viên của gần 100
tô chức quốc tế và khu vực về KH&CN Từ năm 2000 đến nay, có hơn 540
thỏa thuận, hợp đồng hợp tác quốc tế được thực hiện tại các cơ sở nghiên cứu triển khai các cấp; hơn 400 nhiệm vụ nghiên cứu song phương giữa các tổ
chức KH&CN Việt Nam với các tổ chức KH&CN của các nước đã và đang
Trang 28động KH&CN trong nước Những năm gần đây, KH&CN nước ta đã đạt
được nhiều thành tựu đáng ké, một phần quan trọng là nhờ chính sách mở cửa
của Đảng và Nhà nước Chúng ta đã tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ của
bạn bè và các đối tác trên thế giới Không những quy mô hợp tác được mở rộng mà hình thức và nội dung hợp tác cũng đã trở nên đa dạng hơn, thiết thực hơn với nhu cầu phát triển KH&CN và KT-XH của đất nước Thông qua
hợp tác quốc tế về KH&CN với các nước có nền KH&CN tiên tiến trên thế
giới như Nga, Hoa Kỳ, Nhật Bản, CHLB Duc, Phần Lan Việt Nam đã đạt
được nhiều thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệvật liệu tiên tiến, công nghệ vũ trụ, năng lượng nguyên tử - năng lượng mới,
và các dự án nâng cao năng lực KH&CN quốc gia như ký kết văn bản hợp tác
phát triển nguồn nhân lực với CHLB Đức, ký kết hợp tác với Hungary về dao tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân Đặc biệt, phải kế đến
dự án Đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan (IPP), đây là dự án ODA đầu
tiên tai trợ cho Bộ KH&CN với 5 triệu euro viện trợ không hoàn lại cuaChính phủ Phần Lan
Trong những năm qua, cùng với quá trình xây dựng và phát triển củalĩnh vực khoa học công nghệ nói chung, hoạt động hợp tác quốc tế về
KH&CN đã không ngừng được day mạnh, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển KH&CN của đất nước Đặc biệt là khi Thủ tướng Chính phủ
đã ký quyết định phê duyệt Dé án hội nhập quốc tế về KH&CN đến năm
2020 Mục tiêu chính của hợp tác quốc tế là góp phần đưa Việt Nam trở thành
nước mạnh trong một số lĩnh vực KH&CN vào năm 2020 thông qua việc rút ngắn trình độ KH&CN của nước ta với quốc tế; có được đội ngũ cán bộ
KH&CN đủ năng lực trực tiếp tham gia hoạt động KH&CN của khu vực vàthế giới trong một số lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm; đến năm 2020 có tổ chức
KH&CN, DN Việt Nam trong một số lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm có đủ năng
20
Trang 29lực hợp tac với các đối tác nước ngoài tiếp thu, làm chủ, đổi mới và sáng tạo
đổi mới công nghệ
Dựán Tài trợnâng cao chất lượng do Ngân hàng Thế giới hỗtrợ (Quality Improvement Grant - QIG) tiến hành năm 2000 đã giúp cáctrường DH xây dựng cơ sở hạ tầng tốt hơn cho giảng day, học tập và nghiên
cứu Tuy nhiên, nguồn tài chính này đã được định hướng vào việc mua sách mới (cả bản in và bản điện tử), phần mềm cho thư viện, thiết bị thí nghiệm, trang thiết bị dạy học (chiếm khoảng 85% kinh phí của dự án).
Dự án Tài trợ đổi mới công tác giảng day và Nghiên cứu (The Teaching
and Research Innovation Grant -TRIG) tiếp nối dựa trên những kết quả của
Dự án Tài trợ Nâng cao Chất lượng, và đã phân bé 60 triệu USD (2008) cho
22 trường ĐH tham gia dự án (dự án kéo dài từ cuối 2008 đến tháng 6/2012)
Thông qua hợp tác với IAEA, Việt Nam đã sản xuất được nhiều giống
lúa mới bằng chiếu xạ có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất, chất lượng
cao, chống chịu sâu bệnh như giống DT10, VND95-20 IAEA còn hỗ trợ đắc
lực Việt Nam trong việc ứng dụng công nghệ hạt nhân vào y tế, nâng cấp các phòng thí nghiệm trong lĩnh vực công nghiệp và sửa đổi Luật Năng lượng
nguyên tử.
Bộ KH&CN đang đây mạnh các chương trình hợp tác nghiên cứu chung
song phương và đa phương với mục tiêu giải quyết các nhiệm vụ KH&CN ở
trình độ quốc tế; tăng cường nguồn lực thông tin cho các nhà khoa học Việt
21
Trang 30Nam; chương trình tìm kiếm bí quyết, giải mã và làm chủ công nghệ của nước
ngoài nhăm nâng cao năng lực công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam và
qua đó nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phâm Việt Nam Hiện
nay, Bộ KH&CN đang hợp tác với Nga, Hoa Kỳ và Nhật Bản trong lĩnh vực
năng lượng nguyên tử phục vụ mục đích hòa bình, nhằm phục vụ cho chương trình điện hạt nhân của Việt Nam Hợp tác một số nước tiên tiễn trong việc
đề xuất thành lập các phòng thí nghiệm hỗn hợp và các trung tâm khoa học tại
Việt Nam hoặc các nước.
1.2 Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
1.2.1 Khái niệm và nội dung quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ1.2.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
Quản lý nhà nước ra đời cùng sự xuất hiện của nhà nước, là sự quản lý
của Nhà nước đối với xã hội và các thành viên xã hội
Quản lý nhà nước trước hết là hoạt động có chủ đích, được tiến hành bởi
một chủ thể quản lý nhằm tác động lên đối tượng quản lý để thực hiện các
mục tiêu xác định của công tác quản lý Trong mỗi chu trình quản lý, chủ thểquản lý tiến hành những hoạt động theo các chức năng quản lý như hoạchđịnh mục tiêu, các đường lối thực hiện mục tiêu, tổ chức, chỉ huy, điều hòa,phối hợp, kiểm tra và sử dung các nguồn lực cơ bản như nhân lực, vật lực, tài
lực, tin lực để thực hiện các mục tiêu tong quát trong một thời gian nhất định.
Theo tài liệu bôi dưỡng về quản lý hành chính nhà nước chương trình
chuyên viên, phan II: Hành chính nhà nước và công nghệ hành chính đã nêu:
“Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyên lực
lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước dé diéu chỉnh hành hoạt độngcủa con người trên tat cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do cơ quan trong
bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người,
duy trì sự ôn định và phat triên xã hội.
22
Trang 31Theo PGS.TS Nguyễn Cửu Việt “Hoạt động quản lý nhà nước (hiểutheo nghĩa hẹp hay còn gọi là hoạt động chấp hành và điều hành của Nhà
nước, hoạt động hành chính, hoạt động hành pháp) là một loại hoạt động cơ
bản của Nhà nước và hoạt động đó chủ yếu được giao cho cơ quan hành
chính nhà nước và bộ máy trực thuộc thực hiện Chính trong hoạt động của
loại cơ quan này mà bản chất, các đặc trưng của quản lý của nhà nước thực hiện rõ nét nhất Nhưng trong những phạm vi và mức độ nhất định, tất cả các
cơ quan nhà nước khác, thậm chí cơ quan một số tổ chức xã hội, cũng thamgia quản lý nhà nước khi nhà nước trao quyên”
Như vậy, thực chất của quản lý nhà nước là sự tác động của tô chứcmang tính quyên lực - pháp lý của cơ quan nhà nước có thâm quyền, hoặc các
tô chức khi được nhà nước trao quyền tới ý thức hành vi, xử sự của cá nhân,
tổ chức, cơ quan tới quá trình xã hội hướng chúng vận động, phát triển nhằmđạt được những mục tiêu nhất định của quản lý nhà nước và xã hội
Quản lý nhà nước về khoa học công nghệ là hoạt động do các cơ quannhà nước có thâm quyền tiến hành nhằm đảm bảo cho hoạt động khoa học vàcông nghệ được thực hiện đúng đường lối, chính sách, pháp luật về khoa học
và công nghệ, cũng như hướng các hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ
công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, phục vụ lợi ích chung của
xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của tổ chức, cá nhân.
Quản lý hoạt động khoa học công nghệ là một hoạt động bao trùm có
tính chất vĩ mô Luật Khoa học công nghệ nước ta ban hành tháng 6 năm
2000 và có hiệu lực từ ngày 1-1-2001 có dành cả một chương (chương VI)
qui định những nội dung của quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.
Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ là hoạt động quản lý nhà
nước chuyên nghành, vì vậy nó thê hiện các đặc diém của quan lý hành chính
23
Trang 32như tính mệnh lệnh hành chính, sự áp đặt chí đơn phương Tuy nhiên, trongquản lý nhà nước về khoa học và công nghệ các chủ thê quản lý cần :
- Kết hợp quản lý băng các mệnh lệnh hành chính với các biện pháp khuyến khích vật chất theo cơ chế tư chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm phát huy cao nhất khả năng về khoa học và công nghệ của mỗi cá nhân, tô chức.
- Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ phải được thực hiện mềm
dẻo, linh hoạt, các phương án, mục tiêu của hoạt động khoa học và công nghệ
có thé thay đổi để phù hợp với tiến trình thưc hiện hoạt động khoa học vacông nghệ, năng lực của chủ thé tiến hành hoặc khi có yêu cầu của tình hìnhkinh tế - xã hội.[3]
Nói tóm lại, quản lý nhà nước về khoa học công nghệ những hoạt động
vé ra quyết định và việc thực hiện các quyết định đó trên các mặt chiến lược,
chính sách, kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, điều hòa, phối hợp, kiểm tra thanh tra
và điều chỉnh đối với công tác khoa học công nghệ
1.2.1.2 Nội dung quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
Nội dung quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ được qui định tạiĐiều 49 Luật khoa học và công nghệ năm 2000 gồm:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế
hoạch nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật về khoa
học và công nghệ;
- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ từ trungương đến cơ sở;
- Tổ chức, hướng dẫn đăng ký hoạt động của các tổ chức khoa học và
công nghệ, quỹ phát triển khoa học va công nghệ;
- Bảo hộ quyên sở hữu trí tuệ;
24
Trang 33- Qui định việc đánh giá nghiệm thu, ứng dụng và công bố kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; chức vụ khoa học; giải thưởng khoa học và các hình thức ghi nhận công lao về khoa học và công nghệ của cá nhân và tô chức;
- Tổ chức, quản lý công tác thâm định về khoa học và công nghệ; Tổ
chức công tác thống kê, thông tin khoa học va công nghệ;
- Tổ chức, chỉ đạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
khoa hoc và công nghệ;
- Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ;
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khoa học và công nghệ,giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong hoạt động khoa học và công
nghệ, xử lý vi phạm pháp luật về khoa học và pháp luật.
Nếu phân theo nội dung quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ mot
sự cụ thé hóa các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và các văn bản
pháp luật của Quốc hội.
Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã vạch ra những định hướng chiếnlược lớn cho khoa học và công nghệ nước ta đến năm 2020 Trong đó xác
định những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhất cho toàn ngành cũng như một
25
Trang 34số lĩnh vực quan trọng, đây là bước kế thừa và phát triển các nhiệm vụ trong
các giai đoạn cách mạng trước đây xung quanh việc giữ vững định hướng chu
nghĩa nâng cao trình độ công nghệ của sản xuất và nâng cao năng lực nội sinh
về khoa học và công nghệ
Hiện nay, nhiệm vụ quan trọng của quản lý nhà nước về hoạt động khoa học và công nghệ là xây dựng bản thân chiến lược dựa trên định hướng chiến lược đã được xác định trong các Nghị quyết Trung ương Dang Dé dat được
những yêu cầu trên việc tô chức làm sao cho tất cả các cấp, các ngành cùngtham gia vạch ra chiến lược chung yêu cầu cụ thể của ngành mình, cấp mình
là mối quan tâm hàng đầu của chúng ta Bộ Khoa học và Công nghệ là cơquan được nhà nước giao nhiệm vụ chủ trì quá trình xây dựng chiến lược
Từ những chiến lược nảy sẽ lấy đó làm nền tảng xây dựng các quy hoạch, kế hoạch pháp triển khoa học và công nghệ như việc quy hoạch mạng
lưới các viện nghiên cứu, các khu công nghệ cao, kế hoạch đào tạo các Bộ
Kế hoạch phải được xây dựng theo một cơ chế mới sao cho các đề án nghiên
cứu và ứng dụng công nghệ phải xuất phát từ những nhu cầu thực của pháttriển kinh tế - xã hội Nhu cầu cho phát triển tương lai cũng là một nhân tốquan trọng trong kế hoạch hóa để đảm bảo cho phát triển bền vững, lâu dài
của khoa học công nghệ nước nhà.
- Xây dựng pháp luật trong lĩnh vực khoa học và công nghệ
Mọi chủ trương, chính sách về phát triển khoa học và công nghệ đều được thực hiện dưới dạng văn bản quy phạm phát luật để đi vào thực tiễn Xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các chính sách, chế độ trong lĩnh vực
khoa học và công nghệ từ Trung ương đến địa phương Quy trình xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật của nước ta được căn cứ vào luật ban hành văn
bản quy phạm pháp luật được Quốc hội thông qua ngày 12/11/1996 Mỗi cấp
quản ly nhà nước đêu có trách nhiệm nhât định trong việc xây dựng văn bản
26
Trang 35qui phạm pháp luật Văn bản ban hành cấp đưới là sự cụ thé hóa các văn bản
của cơ quan cấp trên
- Quản lý hoạt động nghiên cứu triển khai
Mỗi loại nghiên cứu có những nét đặc thù trong phương pháp tiến hành,
mục tiêu định trước, mức độ đầu tư, mức độ rủi ro hay sắc xuất thành công, thất bại nên đòi hỏi các biện pháp quản lý khác nhau Không có biện pháp, chính sách chung cho tất cả các loại hình nghiên cứu, thậm chí các giai đoạn khác nhau trong quá trình nghiên cứu lớn Vi thế công tác quản lý cũng can
phân biệt rõ các loại nghiên cứu mà mình quản lý để có phương pháp quản lý
thích hợp.
Ở nước ta hiện nay, hoạt động nghiên cứu - triển khai theo các bước sau: xây dựng nhiệm vụ, trình duyệt nhiệm vụ, tô chức chỉ đạo thực hiện, nghiệm
thu kết quả, công bố và sử dụng kết quả nghiên cứu Mục tiêu của hoạt động
nghiên cứu và triển khai là nhằm nâng cao hiệu quả của cá nguồn đầu tư cho
khoa học công nghệ, đảm bảo các kết quả sau khi thu được ứng dụng trong
thực tiễn sản xuất và đời sống Vì vậy, việc hình thành các nhiệm vụ nghiên
cứu ban đầu có vị trí vô cùng quan trọng trong toàn bộ quá trình quản lý hoạt
động nghiên cứu triển khai.
- Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoa học và công nghệ Việc kiểm tra để đảm bảo răng các cơ quan, các đối tượng quản lý thực hiện đúng những qui định đề ra bởi chủ thể quản lý là một công việc thường
xuyên của các cơ quan quản lý Việc phát hiện ra những sai phạm kịp thời sẽ
giúp cơ quan quản lý nhanh chóng điều chỉnh các quyết định, ngăn chặn những thiệt hại có thé xảy ra đồng thời góp phan giáo dục, cảnh báo những
trường hợp sai phạm tương tự xảy ra trong hệ thống quản lý Về mặt nào đóthanh tra, kiểm tra là một cơ chế phản hồi ngược trong hệ thống quản lý khoa
học và công nghệ.
27
Trang 36- Quan lý hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ
Mở rộng hợp tác quốc tế là xu thế tất yêu của phát triển khoa học và
công nghệ Trọng tâm của hợp tác quốc tế là van dé tao lập được môi trường thông thoáng cho giao lưu khoa học và công nghệ phù hợp với yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa Một mặt tranh thủ năm bắt những kiến thức và công nghệ tiên tiến của thế giới thông qua trao đổi, học tập kinh nghiệm của nước ngoài Mặt khác chủ động kế thừa những thành tựu đó dé
tao thé nang cao tiém luc khoa hoc va công nghệ trong nước, di tắt đón đầuvươn lên vi thế độc lập, tự chủ tránh bị lệ thuộc một chiều vao bên ngoài
1.2.2 Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ theo định hướng thuhút các nguồn lực
Cải cách quản lý kế hoạch, coi trọng cơ chế quản lý điều tiết của Nhà
nước Nhà nước chủ trương cải tiến kế hoạch quản lý kế hoạch theo hướng
giảm dần tỷ lệ giao kế hoạch mang tính pháp lệnh, mở rộng phạm vi kế hoạch
mang tính chỉ đạo, từng bước xóa bỏ phân cách manh mún, thực hiện biện
pháp quản lý theo chế độ chào hàng, hợp đồng trách nhiệm
Tiến hành cải cách đối với cơ quan nghiên cứu khoa học, bao gồm đồng
bộ các khâu liên quan đến chất lượng đầu ra, hiệu quả thực tế, đó là:
+ Cải cách thé chế co quan nghiên cứu khoa học ;+ Cải cách theo chiều sâu chế độ cấp phát theo hướng gắn kết quả vớiđầu ra, hiệu quả kinh tế cao; cấp đúng đối tượng, đúng quy trình, không thất
thoát; kiểm tra, kiểm toán minh bạch ;
Khuyến khích, thúc đây tiến bộ KH&CN của các doanh nghiệp, xí
nghiệp dịch vụ ; đây mạnh việc nghiên cứu, phát minh, ứng dụng KH&CN
mới vào các đơn vi Việc chuyên giao công nghệ, mua săm thiết bị được chếtài bởi chính sách hỗ trợ của Nhà nước nhưng gắn với trách nhiệm cá nhân,
đơn vị cụ thể.
28
Trang 37Cải cách thé chế quản lý nhà nước về KH&CN tại nông thôn theo chiềusâu, ngoài chính sách chung của quốc gia, Nhà nước có các chính sách riêng
nhằm đưa KH&CN về nông thôn, về cơ sở làm đòn bây phát triển kinh tế.
Các ứng dụng về phân bón, giống, cây trồng, công nghệ sinh học góp phần
thay đôi bộ mặt, đời sống nông thôn.
Cải cách thể chế quản lý nhà nước về nguồn nhân lực KH&CN một cách mạnh mẽ, phù hợp với nền kinh tế tri thức, hội nhập quốc tế Có chính sách
tôn vinh các nhà khoa hoc, coi trọng hiệu quả, chất lượng cụ thể của hoạt
động khoa học Các đãi ngộ về vật chất, lương, phụ cấp, danh hiệu, phần thưởng tinh thần được chú trọng theo hướng công bằng, thiết thực, hiện đại Chính sách đảo tạo, bồi dưỡng cán bộ được thực hiện liên tục, rộng khắp; cán
bộ khoa học được tạo điều kiện đề học tập, trau déi kiến thức, cạnh tranh lành mạnh, giao lưu rộng rãi trong nước và quốc tế.
Thúc day nông nghiệp nông thôn phát triển toàn diện nhằm tăng thu
nhập cho nông dân, điều chỉnh mạnh cơ cấu, bố cục nông nghiệp và kinh
doanh chuyên môn hóa nông nghiệp, phát triển chăn nuôi, thủy sản, gia công
nông, sản phẩm; trả lại đất dé tái tạo rừng, quy hoạch xây dựng và bảo tồnsinh thái, xây dựng thể chế an ninh an toàn chất lượng nông sản và hệ thống
dịch vụ xã hội hóa nông nghiệp.
Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện công nghiệp hóa, điều chỉnh cơ cấu sản nghiệp, lay tin học hóa thúc đây công nghiệp hóa, đào thải các cơ sở sản xuất
lạc hậu, chú ý các dịch vụ tiện ích, hiện đại.
1.3 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Vấn đề thu hút các nguồn lực KH&CN cho phát triển KH&CN đã được
sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu trên các lĩnh
vực tài chính, nhân lực, thông tin và cơ sở vật chât đôi với hoạt động
29
Trang 38KH&CN đã được trình bày trong nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới vàmột số công trình nghiên cứu của Việt Nam.
Trên phạm vi thế giới, nhiều công trình trong nghiên cứu giáo dục đại học đã đề cập tới vấn dé này Nồi bat là trong cuốn Khoa học và công nghệ thế giới những năm đầu thế kỷ XXI do Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ thuộc Bộ KH&CN xuất bản năm 2006 đã khái quát khá chỉ tiết kinh
nghiệm các nước về đầu tư cho KH&CN nói chung, đầu tư tài chính choKH&CN trong các trường đại học nói riêng Trong cuốn sách này, các tác giả
đã chỉ ra kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Canada, Cộng
hoa Liên bang Đức, Anh Quốc, Italia, Hungary, Trung quốc, Nhật Bản,
Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia,.tién hành đầu tư tài chính cho hoạt
động KH&CN trong các trường đại học Cuốn sách đã chỉ rõ, nhận thức quan niệm về vai trò của hoạt động KH&CN trong các trường đại học va tam quan trong của nguồn lực tài chính đầu tư cho KH&CN trong các trường đại học;
đã chỉ ra cơ cấu nguồn đầu tư tài chính đối với hoạt động KH&CN trong cáctrường đại học, trình bày các những hình thức, biện pháp thu hút đầu tư tài
chính cho KH&CN trong các trường đại học Ngoài ra, chính sách tài chính
cho KH&CN còn được nhiều tác giả khác đề cập đến trong các nghiên cứunhư: Báo cáo cải cách toàn cầu về tài chính và quản lý đối với giáo dục đạihọc (Johnstone, 1998), cuốn Nghiên cứu so sánh các nền giáo dục đại học: trithức, các trường đại học và phát triển (Philip G, Altbach)
Ở nước ta, những năm gần đây cũng đã có một số công trình nghiên cứu
về vấn đề tài chính của nền kinh tế cũng như cho hoạt động giáo dục và đào
tạo và hoạt động KH&CN trong các trường đại học Có thể nêu lên một sốcông trình mà ở khía cạnh này hoặc khía cạnh khác đã đề cập đến cơ chế tảichính cho KH&CN nói chung, cho các trường đại học nói riêng Về bản chất
của cơ chế tài chính cho KH&CN, trong đề tài cấp Bộ B2003.38.76TD: Hoan
30
Trang 39thiện cơ chế, chính sách tài chính đối với hoạt động KH&CN trong cáctrường đại học Việt Nam do Mai Ngọc Cường chủ trì đã viết: Cơ chế chính
sách tài chính đối với hoạt động KH&CN bao gồm cơ chế chính sách huy động, sử dụng va quản lý các nguồn tài chính đầu tư cho KH&CN Trong đề tài B2005.38.125: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các trường đại học công lập ở Việt Nam do Vũ Duy Hào chủ trì, cũng chỉ rõ “Cơ chế quản lý tài chính được hiểu là tổng thé các phương pháp, hình thức và công cụ được
vận dụng dé quản lý hoạt động tài chính của một don vị trong những điềukiện cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu nhất định
Luận văn ThS Kinh doanh và quản lý: Các giải pháp thúc đẩy hoạtđộng của trung tâm ứng dụng tiễn bộ khoa học và công nghệ địa phương theo
cơ chế tự chủ (nghiên cứu trường hợp Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học
và công nghệ Thái Bình) của tác giả Phạm Hồng Việt năm 2013 Luận văn
trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệmcủa các tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) Nghiên cứu thực trạng củaTrung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Thái Bình hiện nay bao gồm: nhữngvấn đề cơ bản về tổ chức khoa học và công nghệ; lý luận về tự chủ, tự chịutrách nhiệm của các tổ chức KH&CN; chủ trương, chính sách về tự chủ, tựchịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN trong và ngoài nước; một số kinh
nghiệm về hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tô chức KH&CN Tìm hiểu các giải pháp thúc đây hoạt động của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Thái Bình theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Luận văn ThS Chính sách khoa học và công nghệ, Trường Dai học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội: Chính sách phát triển mạng lưới thông tin khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp nông
thôn trong thời kỳ hội nhập, tác giả Đỗ Xuân Hoàn năm 2010 Luận văn trình
bày cơ sở lý luận về chính sách phát triển mạng lưới thông tin khoa học và
31
Trang 40công nghệ (KH&CN) phục vụ nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ hội nhập Thực trạng mạng lưới thông tin KH&CN phục vụ nông nghiệp nông thôn tại
một số tỉnh phía Bắc Đề xuất chính sách phát triển mạng lưới thông tin KH&CN phục vụ nông nghiệp nông thôn các tỉnh phía Bắc trong thời kỳ hội
nhập.
Luận văn ThS Chính sách khoa học và công nghệ, Trường Dai học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội: Chính sách thu hut
và sử dụng tài năng trẻ trong thời kỳ day mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước, tác giả Dương Trọng Châu năm 2009 luận văn trình bày cơ sở lýluận về thu hút và sử dụng tài năng trẻ thé hiện trong tư tưởng Hồ Chi Minh,quan điểm của Đảng, trong lịch sử Việt Nam và một số nước trên thế giới
Tìm hiểu chính sách thu hút, sử dụng tài năng trẻ thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật ở cấp Trung ương và cấp địa phương Qua nghiên cứu
tình hình thực hiện chính sách thu hút, sử dụng tài năng trẻ ở nước ta; đánh
giá khái quát và đưa ra những giải pháp về chính sách thu hút và sử dụng tài
năng trẻ: đổi mới cơ chế chính sách thu hút, sử dụng tài năng năng trẻ; nângcao nhận thức, đổi mới tư duy về nhân tài, chính sách nhân tài, phát triển tàinăng trẻ; đôi mới mạnh mẽ hệ thống giáo dục đào tạo theo hướng tự học, tựnghiên cứu, sáng tạo và khuyến khích phát triển tai năng: đổi mới mạnh mẽ
công tác quy hoạch và chính sách cán bộ, gan với quy hoạch về chính sách phát triển va trọng dụng tai năng,
Nhìn chung, các đề tài nêu trên chủ yếu phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp sử dụng, thu hút các nguồn lực cho khoa học và công nghệ một
cách riêng rẽ và địa chỉ áp dụng là các trường đại học, các cơ sở khoa học và
công nghệ tại đồng bang, thành phó, nơi có nhiều điều kiện để thu hút các
nguôn lực, trong khi đó chưa có đê tài nghiên cứu nào hướng tới các địa
32