1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam - chi nhánh Ba Đình

100 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - chi nhánh Ba Đình
Tác giả Đặng Thìn Tuân
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Phí Hà
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 21,02 MB

Nội dung

- Thu thập dữ liệu thứ cấp: Trong luận văn, các dữ liệu thứ cấp được thu thập bằng phương pháp đọc tài liệu, nghiên cứu tại bàn từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank -

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẺ

DANG THIN TUẦN

QUAN TRI RUI RO TIN DUNG KHACH HANG CA NHAN TAI NGAN HANG TMCP XUAT NHAP KHAU VIET NAM -

CHI NHANH BA ĐÌNH

LUẬN VAN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGAN HANG

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo

đúng các quy định Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách

báo, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh

mục tài liệu tham khảo của luận văn.

Hà Nội, ngày thang 8 năm 2022

Tác giả luận văn

DANG THIN TUAN

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIET TẮTT 2 ®SE2EE2EE£EE£EE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrrkrrkeeg i

DANH MỤC BANG BIÊU 0.0 cccsscssssssesssssessessessssssessessscsusssessecsecsusssessessecsusasesseeses iiDANH MỤC HINH VỄ -2- 22s CS E2 1EE12211211211271211211211 111.11 1xexcre iv

98271225 ::i 1

CHUONG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU LIEN QUAN

DEN DE TAI VA CO SO LY LUAN VE QUAN TRI RUI RO TIN

DUNG KHACH HANG CÁ NHÂN CUA NGAN HÀNG THUONG MẠI 61.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài - 2 6

1.2 Rui ro tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hang thương mại 10

1.2.1 Khái niệm về rủi ro tin dụng khách hàng cá nhân - 5-5522 52 10

1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân «+ +«=<s£+sx+s+sx+ 11 1.2.3 Tác động cua rủi ro tin dung khách hang cá nhân - 5+ 5< <++s+2 12 1.3 Quan tri rủi ro tín dụng khách hang cá nhân của ngân hàng thương mại 13 1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng

i0(U/15857)00Ẽ227577ÖÔÔ 13

1.3.2 Mục tiêu, nguyên tac quản trị rủi ro tin dụng khách hàng cá nhân 14

1.3.3 Mô hình và quy trình quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân 15

1.3.4 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá

nhân của ngân hàng thương Mal - - (6 + 22133331192 EEEEEESrerkrrrrerrkrekrre 23

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân 251.4.1 Các yếu tố thuộc về môi trường, chính sách - + + c+xsseksserssersee 251.4.2 Các yếu tô thuộc về ngân hàng -¿ 2¿2+¿©52+2xt2EEt2EEtEEESExrrrrerrrsree 261.4.3 Các yếu tố thuộc về khách hàng 2- 2:22 +++x+2£Et2EEtEEezrxrzrxerkrsree 271.5 Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của một số

chi nhánh ngân hàng thương mại và bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng

TMCP Xuất nhập khâu Việt Nam — Chi nhánh Ba Đình - 5 5552552 281.5.1 Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của một số

Trang 5

chi nhánh ngân hàng thương Ti - + +2 E+3 9191 ng ng ng gưệp 28 1.5.2 Bài học kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân cho

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khâu Việt Nam — Chi nhánh Ba Đình 30Tóm tắt chương - ¿52 6 £+S+E+EEEEEEESEEEEE2E1211217111112111211 711111111 xe 32

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2-©<+csz+cxcccseee 33

2.1 Thiết kế nghiên Cứu ¿- 2 £ £+k£SEÊEE+EE£EE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrree 33

2.2 Phương pháp nghién CỨU c6 +21 E23 1911911991919 1 vn Hưng ng nưàp 34

2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu - - 5 222-132 *SEsrirsrirrrrrrrrrrrrree 34

2.2.2 Phương pháp xử lý dữ liệu G25 22.112 S31 11111 1E rrkrrrkrree 37

Tóm tắt chương 22 - -2- +S++St+E£+ESE£EEEEEEEE9E1211211215117111111111111 11111111 1e 39

CHƯƠNG 3: THỰC TRANG QUAN TRI RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH

HANG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUAT NHAP KHẨU

VIỆT NAM - CHI NHÁNH BA ĐÌNH - 2 2 ©E2E£2EEtEEtEErrxrrkrrkrrei 40

3.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Xuất nhập khâu Việt Nam chỉ nhánh Ba

DODD 0 -412đŒŒăœ Hà HẬĂ) ÔỎ 40

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Xuất nhập

khẩu Việt Nam chi nhánh Ba Đình 2-2-2 ©S£2S22EE£EE£EEEEEEEEEEEeEErrkerkerkrres 40

3.1.2 Cơ cau tổ chức và mạng lưới hoạt động của Ngân hàng TMCP Xuất

nhập khâu Việt Nam chi nhánh Ba Đình 2-2 55522££2£E+£EtzEzEezrxerxrez 41

3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hang TMCP Xuất nhập khẩu

Việt Nam chi nhánh Ba Đình - - G5 2 33322132221 1311 531 1 2111 2g vn vn re rưy 42

3.2 Thực trạng hoạt động tín dụng KHCN tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập

khẩu Việt Nam — Chi nhánh Ba Đình -2-5£©52SE+SE££E2EE2EEeEEtrEzrkrrkerrrree 46

3.2.1 Các sản phẩm tín dụng KHCN tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu

Việt Nam — Chi nhánh Ba Dinh ¿c2 1E E2 22231111E 11 531111 E231 krrrrsze 46

3.2.2 Chính sách và quy trình tín dụng KHCN của Ngân hàng TMCP Xuất

nhập khẩu Việt Nam — Chi nhánh Ba Dinh - - 2-55 2 22££+E££Ee£Eezxerxerszxez 48

3.2.3 Thực trạng kết quả tín dụng KHCN tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập

khẩu Việt Nam — Chi nhánh Ba Dinh ¿ 5+2c5vt2£Exvsrtxvrrrrrrrrrrrrerrre 52

Trang 6

3.3 Thực trang quản tri rủi ro tín dụng khách hang cá nhân tại Ngân hang

TMCP Xuất nhập khâu Việt Nam — Chi nhánh Ba Đình 2- 5z: 54

3.3.1 Thực trạng mô hình quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam — Chi nhánh Ba Đình 54

3.3.2 Thực trạng thực hiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá

nhân của Eximbank — chi nhánh Ba Đình - - 5 2 1k9 2 2 1 re 55

3.3.3 Thực trạng các chỉ tiêu phản ánh kết quả quản trị rủi ro tín dụng khách

hang cá nhân tại Eximbank — chi nhánh Ba Đình s55 255 s*++ss++seessesss 65

3.4 Đánh giá chung về thực trạng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá

nhân tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam — Chi nhánh Ba Đình 683.4.1 Những kết quả đạt được ¿+ St SE E21 21E2152121121211211 211111111 cxe 683.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 2-2: ©++E+++Ex+2E++tx+erx++zxzrxeex 69Tóm tắt chương 3 ¿2-25 £+S£+E+EEEEEEEEEEE1211211215 1111111111111 111111111 c1e 72

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUAN TRI RỦI RO TÍN

DUNG KHACH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT

NHAP KHẨU VIỆT NAM - CHI NHANH BA DINH -5-552 734.1 Định hướng phát triển và yêu cầu đặt ra đối với quản trị rủi ro tín dụng

khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam — Chi

nhánh Ba Đình đến năm 2025 -. - 222: E2vvttttEEvvrrrttrktrrtttrtrrrrrrtrrrrrrrieg 734.1.1 Định hướng phát triển tín dụng KHCN và quản trị rủi ro tín dụng

khach hang ca nhan 0 4 73

4.1.2 Yêu cau đặt ra đối với quan trị rủi ro tin dụng khách hang cá nhân tại

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam — Chi nhánh Ba Đình đến năm

°“ˆÙUANHŨ 74

4.2 Một số giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam — Chi nhánh Ba Đình 744.2.1 Nâng cao chất lượng về trình độ chuyên môn, đạo đức của đội ngũ cán

00/8100 74

4.2.2 Nâng cao chất lượng công tác phân tích, thâm định khách hàng và

phương án Vay VỐN 2- 2-25 St+EEEEEEEEEEE1911211211211217111111111 11111111111 1x 75

Trang 7

4.2.3 Hoàn thiện hệ thông thông tin phục vụ công tác quản trị rủi ro tín dụng 77

4.2.4 Quản lý, giám sát và kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và tăng

cường kiểm tra sau ChO VâY ¿- 2 25c +tSEỀEE9EE2E12E1211217171212111121121 1111111 xe 774.2.5 Một số giải pháp khác cescecceccsscssessessessessessessesecsessessessessessesecsussessessesseesesseaee 784.3 Một số kiến nghị ¿2-5 ©S£+S<‡EEEEEEE2E1E217112112112117112112117171 211 1c 804.3.1 Kiến nghị với Ngân hang Nhà nước thành phố Ha Nội - 804.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Xuất nhập khau Việt Nam 81

KET LUAN 0oiecccccccccescsscessessessesssessessessscssessessssvcsssssessessecsscssessessesssssuessessessesssesseeseees 83

TÀI LIEU THAM KHẢO 2-52 2S EE2E2EE2EEEEE2E12E122171 21121121 re, 84

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIET TAT

Viết tắt Diễn giải

CN Chi nhánh

NHNN Ngân hàng nhà nước

NHTM Ngan hang thuong mai

EximBank - Chi | Ngân hàng TMCP Xuất nhập khâu Việt

Trang 9

DANH MỤC BANG BIEU

Bảng 2.1 Thang đo nghiên cứu trong đề tài Ngân hàng TMCP Xuất nhập khâu

Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình - G- + E333 1332531111921 11 5 11185111 81 xe 35

Bảng 2.2 Mẫu nghiên cứu + ++S+22E2E2E2EEEEEEEEEESEEEEEErrkrrrerrerrerrerrsree 36

Bảng 3.1 Tình hình huy động vốn tại EximBank - Chi nhánh Ba Đình giai

oan 2019 2/0 43 Bang 3.2 Tinh hình cho vay của EximBank - Chi nhánh Ba Dinh giai đoạn

"02/2 44

Bảng 3.3 Kết quả kinh doanh của EximBank - Chi nhánh Ba Đình giai đoạn

"0 v2 45

Bảng 3.4 Danh mục sản phẩm tín dụng KHCN đang được triển khai tại

EximBank - Chi nhánh Ba Đình - - - 6 5 25 23133 *91 1 1 ng HH rưệt 46

Bảng 3.5: Cơ cấu dư nợ tín dụng KHCN tại EximBank - Chi nhánh Ba Đình

Giai doan 2019 - 2021 01107177 53

Bang 3.6 Kết quả khảo sát về công tác nhận diện rủi ro tin dụng KHCNtai

EximBank - Chi nhánh Ba Dinh - 5c c6 + 3213231351891 rrkrre 56

Bảng 3.7 Thang điểm chấm điểm khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng

nội bộ EximBank - Chi nhánh Ba Đìn - - 2 G 3332213332211 E 1£ vveeveerrrxeecee 57

Bảng 3.8 Các khoản vay được xếp hạng tín dụng nội bộ của EximBank - Chi

nhánh Ba Đình giai đoạn 2019 — 202 Ï - - 5 25 2+ 199111 9 nh ng ng it 58

Bảng 3.9 Kết qua khảo sát về công tác đo lường rủi ro tin dung tai EximBank

- Chi nhanh Ba Dinh 0 58

Bang 3.10: Tinh hinh trich lap du phong rui ro tin dung KHCN tai EximBank

-Chi nhánh Ba Dinh giai đoạn 2019 — 22 ] - 6 5 2E E**EESEESekEseksskeseerske 60

Bảng 3.11 Kết quả khảo sát về kiểm soát rủi ro tín dụng KHCN tại EximBank

- Chi nhánh Ba Dinh G3 2< 321119119 119111911111 91 1T HH ng rệt 61

Bảng 3.12 Các khoản nợ xấu trong tín dụng KHCN được xử lý băng quỹ trích

lập dự phòng rủi ro tín dụng tại EximBank - Chi nhánh Ba Đình giai đoạn

"02/2 62

ii

Trang 10

Bảng 3.13 Các khoản nợ xấu trong tín dụng KHCN được xử lý bằng phát mại

tài san tại EximBank - Chi nhánh Ba Đình giai đoạn 2019 —

2021 Bảng 3.14 Dư nợ được cơ cau lai no tai EximBank - Chi nhanh Ba Dinh giai

đoạn 2019 — 202] - 1 11223111223 11193 11190 1n KH ngư

Bảng 3.15 Kết quả khảo sát về tài trợ và xử lý rủi ro tín dụng tại EximBank

-Ô08iiìi0s890) 017 Bảng 3.16: Tình hình nợ quá hạn trong tín dụng KHCN tại EximBank - Chi

nhánh Ba Đình giai đoạn 2019 — 22]L 252 +2 * +2 E+2EE+EEEEeEveerererrserrerererre

Bảng 3.17: Tình hình nợ xấu trong tín dụng KHCN tại EximBank - Chi nhánh

Ba Dinh giai doan 2019 20A0

11

Trang 11

DANH MỤC HÌNH VE

Hình 1.1 Quy trình quan tri rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân 16

Hình 2.1: Quy trình nghiÊn CỨUu - - 22c 322 3211121131181 1 1111111 rry 33

Hình 3.1 Logo thương hiệu của EximBankK - - 56 + **kE+skEseeeeesersee 40

Hình 3.2 Cơ câu tô chức của EximBank - Chi nhánh Ba Đình - 41

Hình 3.3 Quy trình tín dụng KHCN tại EximBank - Chi nhánh 49

; 8900 Ố 49

Hình 3.4: Tình hình tín dụng KHCN tại EximBank - Chi nhánh Ba Đình giai

Goan 2019 2720111017 52

1V

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng từ 70% - 80% trongtổng thu nhập, có tính quyết định đối với sự phát triển và ôn định của các ngânhàng Do đó, việc nâng cao chất lượng tín dụng đã, đang và sẽ là mối quan tâmhàng đầu của các ngân hàng thông qua việc không ngừng đưa ra, hoàn thiện chínhsách về kiểm soát tín dụng Hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu nhập cao nhưngcũng tiềm ấn nhiều rủi ro nhất Cùng với thời gian, tính chất của rủi ro tín dụngcũng thay đổi khi các khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh của Việt Nam ngày

càng bị sức ép của xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế Chính vì vậy, làm thế

nao dé hoạt động hiệu quả trong giai đoạn hiện nay là một van đề hết sức nan giải

cho các ngân hàng thương mại.

Hoạt động tin dụng của các ngân hang cũng dang trải qua những thay đổimạnh mẽ Với sự phát triển về thị trường khách hàng cá nhân trong tín dụng ngân

hàng, các ngân hàng đang hướng tới khách hàng cá nhân như một khách hàng trung

thành đầy tiềm năng Hoạt động tín dụng phục vụ khách hàng cá nhân đã và đangđem lại nguồn lợi nhuận cao cho ngân hàng Tuy nhiên, lợi nhuận và rủi ro là haimặt của một vẫn đề, lợi nhuận cao cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng phải đối mặtvới những rủi ro tiềm ấn mà phía khách hàng cá nhân, cũng như phía chủ quan củangân hàng đem lại Với đặc tính là các khoản vay nhỏ lẻ, SỐ lượng nhiều, tính cáchkhách hàng mỗi người một vẻ nên đi đôi với việc hỗ trợ vốn cho dân cư thì khâunhận điện, đánh giá, kiểm tra và giám sát vô cùng quan trọng Điều này khiến mỗingân hàng phải xây dựng một chiến lược quản trị rủi ro cá nhân riêng cho mình

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam — Chi nhánh Ba Đình (Eximbank

- Chi nhánh Ba Đình) luôn định hướng phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ,

trong đó có tín dụng KHCN nên quy mô tín dụng KHCN của chỉ nhánh tương đốilớn và tăng trưởng nhanh qua các năm Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt

được, tín dụng KHCN của Eximbank - Chi nhánh Ba Đình cũng gặp không ít khó

Trang 13

khăn, rủi ro Bởi khách hàng cá nhân có quan hệ tín dụng với Eximbank - Chi

nhánh Ba Đình có số lượng lớn với các đặc điểm nhân khẩu học khác nhau, tiềm lực

tài chính khác nhau, Day là đối tượng khách hàng có mức độ rủi ro cao, hơn nữa

các khoản vay của các khách hàng cá nhân thường có giá trị nhỏ, nhưng số lượngkhoản vay nhiêu, vì vậy khi xảy ra rủi ro sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng không chỉtrước mắt mà ảnh hưởng lâu dài đến sự hoạt động của ngân hàng Trong bối cảnhđại dịch Covid-19 bùng phát từ cuối năm 2019 đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến

thu nhập của khách hàng, gia tăng rủi ro tín dụng KHCN của ngân hàng Thêm vào

đó, quản trị RRTD KHCN của chi nhánh cũng còn rất nhiều hạn chế như: Các dấuhiện nhận biết rủi ro tín dụng KHCN của chi nhánh còn đơn giản; hệ thống đo

lường rủi ro tín dụng KHCN của EximBank - Chi nhánh Ba Đình còn phụ thuộc vào

cảm tính của cán bộ đánh giá, thiếu các chỉ tiêu cụ thể đánh giá mức độ rủi ro của

từng ngành và mục đích kinh doanh; các biện pháp xử lý và tài trợ rủi ro tín dụng KHCN của chi nhánh còn ít, việc xử lý và tải trợ rủi ro tín dụng KHCN còn chậm;

chi nhánh chưa sử dụng đa dang các biện pháp để phòng ngừa rủi ro tín dung

KHCN, Chính vì vậy, làm thế nào dé củng cố và nâng cao chất lượng tin dụng

KHCN, quản trị hiệu quả rủi ro tín dụng KHCN là điều mà các nhà hoạch địch

chính sách, nhà nghiên cứu quan tâm và các quản trị ngân hàng đặc biệt quan tâm.

Xuất phát từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng và tìm ranhững giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng là

hết sức cần thiết và quan trọng Do vậy, tác giả chọn dé tài “Quản trị rúi ro tíndụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi

nhánh Ba Dinh” đề nghiên cứu

2 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Eximbank - Chi

nhánh Ba Đình hiện nay như thế nào?

- Có những giải pháp nào nhăm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng khách hàng

cá nhân tại Eximbank - Chi nhánh Ba Dinh?

Trang 14

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụngkhách hàng cá nhân tại Eximbank - Chi nhánh Ba Đình, từ đó, đề xuất giải phápnhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Eximbank - Chi

nhánh Ba Đình.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại

ngân hàng thương mại.

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tạiEximbank - Chi nhánh Ba Đình, đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế va

nguyên nhân gây ra hạn chế

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng khách

hang cá nhân tại Eximbank - Chi nhánh Ba Dinh.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại

NHTM.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung va quy trình quản tri rủi

ro tín dụng khách hàng cá nhân Nội dung quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá

nhân bao gồm: (1) xác định mô hình quan trị rủi ro tín dụng KHCN; (2) tổ chức

thực hiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng KHCN Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

khách hàng cá nhân bao gồm những bước sau: (1) Nhận diện rủi ro tin dung; (2) Dolường rủi ro tín dung; (3) Phòng ngừa và kiểm soát rủi ro tín dung; (4) Xử lý và tàitrợ tôn thất rủi ro tín dụng

+ Không gian và thời gian: Khảo sát tình hình và số liệu tại Eximbank - Chi

nhánh Ba Đình trong thời gian 3 năm từ năm 2019-2021

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

- Thu thập dữ liệu sơ cấp: Khảo sát cán bộ nhân viên đang làm việc tại ngân

Trang 15

hàng về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Eximbank Chi nhánh Ba Đình, với 4

nội dung: (1) Nhận diện rủi ro tin dung; (2) Do lường rủi ro tín dung; (3) Phong

ngừa và kiểm soát rủi ro tín dụng: (4) Xử lý và tài trợ tốn thất rủi ro tín dụng Mức

độ thang đo được quy định như sau: 1 - Hoàn toàn không đồng ý; 2 - Không đồng ý;

3 - Bình thường; 4 - Đồng ý; 5 - Hoàn toàn đồng ý Kích thước mẫu khảo sát là 35

can bộ nhân viên tại Eximbank Chi nhánh Ba Đình.

- Thu thập dữ liệu thứ cấp: Trong luận văn, các dữ liệu thứ cấp được thu thập

bằng phương pháp đọc tài liệu, nghiên cứu tại bàn từ các báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh của Eximbank - Chi nhánh Ba Dinh trong giai đoạn 2019-2021; Tài liệu

báo cáo và các văn bản liên quan đến công tác quản trị rủi ro tín dụng KHCN trong

hệ thống Eximbank Các tai liệu lý thuyết và thực tiễn từ các sách giáo trình, nghiêncứu tương tự về đề tài, các văn bản pháp lý, các bài báo đăng tải trên các trang

web

5.2 Phương pháp phan tích dữ liệu

Tác giả sử dụng các phương pháp sau:

Phương pháp thống kê tông hợp: Được sử dung dé sắp xếp, tổng hop dit liệu sơ

cấp thu thập được một cách khoa học nhất, phục vụ cho quá trình phân tích thực trạngquản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Eximbank - Chi nhánh Ba Đình.

Phương pháp so sánh: Được sử dụng cho quá trình phân tích kết quả hoạt động

quản tri rủi ro tin dụng khách hang cá nhân tại Eximbank - Chi nhánh Ba Đình Từ

đó có thể đưa ra những đánh giá chính xác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cánhân tại Eximbank - Chi nhánh Ba Đình giai đoạn 2019 đến 2021

Phương pháp phân tích: Được sử dụng dé phân tích và đánh giá những thànhcông cũng như những tôn tại trong quan trị rủi ro tín dụng khách hang cá nhân tạiEximbank - Chi nhánh Ba Đình nhằm đề ra các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro

tín dụng khách hàng cá nhân tại Eximbank - Chi nhánh Ba Đình.

6 Kết cấu của luận văn

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và cơ sở lý

luận về quản trị rủi ro tín dụng khách hang cá nhân của ngân hàng thương mại

Trang 16

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân

hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam — Chi nhánh Ba Đình

Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khâu Việt Nam — Chi nhánh Ba Đình

Trang 17

CHƯƠNG 1: TONG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIEN QUAN DEN

DE TAI VA CO SO LY LUAN VE QUAN TRI RUI RO TIN DUNG KHACH

HANG CA NHAN CUA NGAN HANG THUONG MAI

1.1 Tống quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Quản trị rủi ro tín dụng là một trong những công việc quan trọng trong bất kỳ

ngân hàng thương mại nào Đề tài nghiên cứu này đã nhận được nhiều sự quan tâm

của cả học giả trong nước và nước ngoài Có thé ké tới một số nghiên cứu trên thé

giới như:

Fan Li and Yijun Zou (2014) đã tìm hiểu mối quan hệ giữa quản trị rủi ro tin

dung và khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại, từ đó hiểu được vai trò

quan trọng của việc hoan thiện quản trị rủi ro tín dụng Không gian nghiên cứu

được thực hiện tại 47 ngân hàng thương mại lớn nhất ở Châu Âu Trong mô hìnhnghiên cứu, ROE và ROA được định nghĩa là các biến khả năng sinh lời trong khiNPLR (Non-performing loan ratio - Tỷ lệ nợ xấu) và CAR (Capital adequacy ratio

- Ti lệ an toàn von) được định nghĩa là các biến quan lý rủi ro tin dung Dữ liệu so

cấp được thu thập từ năm 2012 đến năm 2014 Một loạt các thử nghiệm thống kê

được thực hiện dé kiểm tra xem mối quan hệ có ton tại hay không Các kiểm trathống kê khác được thực hiện dé điều tra xem mối quan hệ có ôn định hay không.Kết quả nghiên cứu cho thấy quản lý rủi ro tín dụng có tác động tích cực đến lợi

nhuận của các ngân hàng thương mại Gitra hai phương thức quan lý rủi ro tín dụng,

NPLR có ảnh hưởng đáng kể đến cả ROE và ROA trong khi CAR có ảnh hưởng

không đáng ké đến cả ROE va ROA Từ những vai trò quan trong đó, nghiên cứu đã

chỉ ra nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngânhàng thương mại, một số giải pháp có tầm nhìn đến tận năm 2025 (khắc phục nợxấu, nợ quá hạn)

Venkata Krishna Reddy (2019) đã tìm kiếm giải pháp về quản trị rủi ro tíndụng trong hệ thống ngân hàng tại Ethiopia Đề tài đã tiến hành đánh giá sự thực

hành quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng Mẫu nghiên cứu là các thành viên

Trang 18

của bộ phận quản trị rủi ro trong ngân hàng quốc tế Awash Ethiopia (AIB) và ngân

hàng thương mai Ethiopia (CBE) Chỉ tiêu chính được phản ánh hiệu quả quan tri

rủi ro tín dụng là NPLR (Nợ xấu) Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 05 hạn chế hiện hữutrong quản trị rủi ro tin dung tại ngân hàng kể trên Và các khuyến nghị được đề tàiđưa ra nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng trên, trong đó, đềtài đề cập tới việc nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ quản lý các khoản vay và hoàn

thiện các chính sách sản phẩm.

Nguyễn Đức Tú (2016) đã hệ thống và trình bày đầy đủ lý luận về RRTD vàquản trị RRTD trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và sự gia tăng áp lực cạnh

tranh trong hoạt động kinh doanh của NHTM Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận

án đã chỉ ra những điểm chưa được, cần sửa đổi trong QTRRTD tại Ngân hàng

TMCP Công Thương Việt Nam Đặc biệt, luận án đã đưa ra các mô hình có thể ápdụng dé QTRRTD của NHTM theo tiêu chuẩn của hiệp ước Basel II - các nguyên

tắc chung và các luật NH của ủy ban Basel về giám sát NH Tuy nhiên, phạm vi

nghiên cứu của luận án này là toàn bộ hệ thống của NH Vietinbank và thời gian

nghiên cứu của luận án là trong các năm từ trước năm 2016.

Hoàng Kiều Nga (2016) đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng

và quản trị rủi ro tín dụng, những tác động trong cho vay đối với KHCN tác động

lên công tác quản tri rủi ro của NHTM Đánh giá thực trạng công tac quản trị rủi ro

tín dung trong cho vay đối với KHCN tại Agribank DakLak Trên cơ sở lý luận vàđánh giá thực trạng quan trị rủi ro tín dụng trong cho vay đối với KHCN, từ đó đưa

ra một số giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đối với

KHCN tại Agribank DakLak như xây dựng môi trường quản trị rủi ro tín dung trong

cho vay; Nâng cao chất lượng thâm định và phân tích tín dụng; Tăng cường kiểm

soát việc kiểm tra sau cho vay; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Quản lý danh

mục cho vay;

Nguyễn Thế Nguyên (2016) đã sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp,phương pháp hệ thống hóa, phương pháp thông kê, phương pháp so sánh - đối chiếunhằm làm rõ thực trạng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Agribank chỉnhánh EaRal Buôn Hồ Từ đó, tác giả đã chỉ ra những hạn chế trong quản trị RRTD

Trang 19

khách hàng cá nhân tại chi nhánh như mô hình tổ chức hệ thống tin dụng thừa kế

mô hình tín dụng truyền thống; các cơ chế chính sách của ngân hàng còn chưa đồng

bộ và chưa theo kip thông lệ quốc tế; công tác nhận diện rủi ro đã được thực hiện

nhưng vẫn còn nhiều bat cập, việc cảnh báo, phòng ngừa rủi ro từ xa còn thụ động

và chưa thật sự hiệu quả; chủ yếu là xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiệnnhư KH trả nợ không đúng hạn hay kinh doanh thua lỗ, KH liên quan đến các vụ ánkinh tế, ; công tác kiểm soát rủi ro của Chi nhánh thường tập trung chủ yếu vào

khâu kiểm tra trước và trong khi cho vay Công tác kiểm tra sau khi cho vay đối với

KH thực hiện còn hời hợt, mang tính hình thức, chưa được thường xuyên và chặt

chẽ Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra 5 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trịrủi ro tin dụng khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh EaRal Buôn Hồ

Hoàng Minh Tiến (2019) đã chỉ ra được công tác quản lý rủi ro tín dụng tại

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam — Chi nhánh Thành Đông còn nhiều hạn

chế như: chính sách, quy trình, quy định nhằm kiểm soát và quản trị rủi ro còn bất

cập, nợ xấu đối với hoạt động tín dụng ngày càng tăng Nghiên cứu đã đưa ra những

số liệu phân tích đánh giá về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng từ đó tìm ra giải

pháp khắc phục những hạn chế còn tồn đọng Một số giải pháp tác giả đã trình bày

gồm: Hoàn thiện chính sách tín dụng, nâng cao chất lượng công tác thâm định, hoàn

thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, và nâng cao ông tác kiểm soát các khoảnvay cũng như chính sách bù đắp về rủi ro tín dụng

Nguyễn Thị Huong (2020) đã đề cập một cách tổng quan lý thuyết về phòngngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay kết hợp phân tích thực trạng phòngngừa và hạn chế rủi ro hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn ThươngTín — Chi nhánh Hưng Yên, đưa ra một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro

trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng này.

Lê Thanh Huyền, Cù Thị Lan Anh (2021) đã chỉ ra răng quản trị rủi ro tín

dụng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng

của ngân hàng và góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng Bài viếtphân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại một số ngân hàng thương mại lớn ởViệt Nam trong thời gian qua, từ đó rút ra hàm ý cho hệ thống ngân hàng thương

mai trong hoạt động quản tri rủi ro tín dung.

Trang 20

Phạm Văn Chinh (2021) nghiên cứu các lý luận cơ sở về rủi ro tín dụng va vanđền quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM Phân tích thực trạng quảntrị rủi ro tín dụng tại SHB Thăng Long, đánh giá những mặt mạnh và hạn chế trongcông tác quản trị rủi ro tín dụng Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi

ro tin dụng tại SHB Thăng Long bao gồm: Nhóm giải pháp về tổ chức, nhân sự;Nhóm giải pháp về thực hiện chiến lược và các chính sách tin dụng; Củng cé và

hoàn thiện hệ thống thông tin trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.

Phạm Văn Thuỳ (2021) đã căn cứ vào những cơ sở lý thuyết liên quan đếnquản trị rủi ro tín dụng cho các khách hàng cá nhân tại ngân hàng, đề tài cũng đãphân tích về thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại

Ngân hàng thương mại cỗ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Sơn Tây

Từ đó, tim ra nguyên nhân dé điều chỉnh va sửa đổi các van đề đó Dựa trên tìnhhình thực tế, các mục tiêu mở rộng và phát triển trong thời gian tới, đề tài đã đưa racác biện pháp cụ thé cho chi nhánh và đưa ra các kiến nghị với Chính phủ, NHNN

và ngân hàng thương mại cổ phan dau tư va phát triển Việt Nam nhằm đây mạnh

hoàn thiện công tác quản tri rủi ro tin dụng tại chi nhánh trong tương lai.

Có thể thấy, hầu hết các công trình nghiên cứu trước đây đều chỉ nghiên cứu

quản tri rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng KHCN thông qua quy trình quản

trị rủi ro tín dụng mà chưa quan tâm đến mô hình quản trị rủi ro tín dụng KHCN và

tổ chức thực hiện quy trình quản trị rủi ro tin đụng KHCN trong phạm vi chỉ nhánh

các NHTM Mặt khác, mỗi công trình nghiên cứu đều hướng tới đối tượng, mục

tiêu, thời gian nghiên cứu khác nhau nên không thể áp dụng những giải pháp trên

cho Eximbank - Chi nhánh Ba Đình Thêm vào đó, chưa có công trình nghiên cứu

nao về quản trị rủi ro tín dụng khách hang cá nhân trong giai đoạn 2019 — 2021được công bố Chính vì vậy, dé tài thé hiện tính mới và không trùng lặp với các

công trình nghiên cứu trước đây Trong luận văn này, kết hợp với thực tiễn hoạtđộng tại Eximbank - Chi nhánh Ba Đình, cùng với việc phân tích số liệu trong giaiđoạn 2019 — 2021, tác giả sẽ đề xuất giải pháp quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay

khách hàng các nhân có tính ứng dụng thực tiễn và phù hợp áp dụng tại Chi nhánh

trong bối cảnh hiện nay

Trang 21

1.2 Rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

Hiện nay, chưa có khái niệm chung về rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân.Một số cách hiểu về rủi ro tín dụng nói chung như sau:

Theo Basel (2000): Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng vay hoặc bên đốitác của ngân hàng không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận

Theo Timothy W Koch (2006): Rui ro tín dung là sự thay đôi tiềm ấn của thunhập thuần và thị giá khi khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn

Theo Nguyễn Thị Phương Liên (2011): Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra

biến cố khách hàng không hoàn trả đúng hạn, không hoàn trả lãi và gốc của khoản

tín dụng cho ngân hàng.

Theo Thông tư số 11/2021/TT-NHNN về phân loại tài sản có, mức trích,phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi rotrong hoạt động của các tô chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài:Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tôn thất có khả năng xảy ra đối với nợcủa tổ chức tin dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thựchiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mìnhtheo cam kết

Căn cứ vào các cách hiểu trên về rủi ro tín dụng, trong phạm vi nghiên cứucủa luận văn có thé hiểu: Rui ro tín dụng khách hang cá nhân của ngân hàngthương mại là rủi ro phát sinh khi ngân hàng thương mại không thu hôi được day

du cả tiền gốc và tiên lãi của các khoản vay, hoặc việc hoàn trả của khách hàng cá

nhân không đúng kỳ hạn như đã định.

Điều này có nghĩa là, rủi ro tin dụng khách hàng cá nhân là khoản lỗ tiềm tàngvốn có được tạo ra khi cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân Khi khách hàng cánhân vay vốn không trả được nợ theo hợp đồng gắn liền với mỗi khoản tín dụngngân hàng cấp cho họ Hay cụ thể hơn, luồng thu nhập dự tính mang lại từ các tàisản Có sinh lời của ngân hàng có thé không được hoàn trả đầy đủ xét cả về mặt sốlượng và thời hạn Rui ro tín dụng khách hàng cá nhân sẽ dẫn đến ton thất tài chínhtức là giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường của vốn

10

Trang 22

1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

Dé phân loại rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân, các nghiên cứu trước đây

được dé cập trong mục tổng quan nghiên cứu như: Fan Li and Yijun Zou (2014),

Venkata Krishna Reddy (2019), Nguyễn Thị Hương (2020) hoặc Phạm Văn Chinh

(2021) đã chỉ ra một số căn cứ để phân loại rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân Sau

đây là một số căn cứ phân loại chính thường thấy:

¡ Căn cứ vào nguyên nhân phái sinh rủi ro rủi ro tín dụng KHCN được chia thành: rủi ro danh mục và rủi ro giao dịch

- Rủi ro danh mục: Là loại rủi ro tín dụng phát sinh trong việc quản lý danh

mục cho vay của ngân hàng Đây là loại rủi ro vừa mang tính chủ quan, lại vừa tác

động của các yêu tố khách quan

- Rủi ro giao dịch: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát

sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá

khách hàng.

Có một số nghiên cứu lại phân loại thành rủi ro khách quan và rủi ro chủ quan:

- Rủi ro khách quan: do các nguyên nhân khách quan như thiên tai, người vay

bị chết, mat tích và các biến có bất khả kháng khác làm thất thoát tin dụng trong khi

khách hàng và ngân hàng đã thực hiện đúng quy định, quy trình, chính sách tín

dụng cũng như những thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

- Rủi ro chủ quan: Do nguyên nhân thuộc về chủ quan khách hàng và ngânhàng vì vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn hay những lý do chủ quan khác

ii Căn cứ vào mức độ ton thất

- Rủi ro mất vốn (do không có khả năng trả nợ): ngân hàng không thu đượccác khoản gốc và lãi của khoản vay do người vay cố ý không trả nợ hoặc mat khảnăng trả nợ, buộc ngân hàng phải thanh lý tài sản đảm bảo để thu nợ Rủi ro mấtvốn làm tăng chi phí nợ khó đòi va chi phí giám sát, đồng thời làm giảm lợi nhuận

do các khoản dự phòng rủi ro tín dụng gia tăng.

- Rủi ro đọng vốn (do không hoàn trả nợ đúng hạn): khách hàng sử dụng vốnkhông hiệu quả hoặc gặp phải rủi ro nên không thể thanh toán khoản nợ đúng hạn

ii Can cứ theo giai đoạn phát sinh rủi ro

11

Trang 23

- Rủi ro trước khi cho vay: Rủi ro xảy ra trong khâu lập hồ sơ và phân tích tín

dụng, nhận biết thông tin khách hàng, đánh giá sơ bộ khoản vay dẫn đến quyết địnhcho vay các khách hàng không đủ điều kiện và không đủ khả năng trả nợ trong

tương lai.

- Rủi ro trong khi cho vay: Rủi ro xảy ra trong quy trình giải ngân Các nguyên

nhân gồm: sai sót trong quá trình giải ngân, giải ngân không đúng tiến độ, không

cập nhật thông tin khách hàng thường xuyên, không dự báo được rủi ro tiềm năng.

- Rủi ro sau khi cho vay: Rủi ro xảy ra khi ngân hàng không nắm được tìnhhình và mục dich sử dụng vốn vay, khi khách hàng cé tinh sử dụng vốn vay không

đúng mục đích ban đầu hoặc thay đổi trong khả năng tài chính, cũng như thiện chí

trả nợ của khách hàng.

1.2.3 Hậu quả khi xảy ra rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

Ảnh hưởng của rủi ro tín dung nói chung và rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân làrat lớn và phạm vi rat rộng Do đó, việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tin dụng là van

đề được đặc biệt quan tâm không chỉ trong phạm vi các ngân hàng, mà cả trong toànnền kinh tế Cụ thê những tác động của rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân:

i Đối với nền kinh tế

Đối với nền kinh tế, hoạt động nhịp nhàng của hệ thống ngân hàng nói chung

và ngân hàng thương mại nói riêng là vô cùng quan trọng, liên quan đến các cánhân, tô chức kinh tế, doanh nghiệp Ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng trực tiếp đếncác cá nhân, doanh nghiệp cần vay vốn vì ngân hàng là một kênh dẫn vốn quantrọng, nền kinh tế cũng phải chịu hậu quả nặng nề, giá cả tăng, sức mua giảm, tìnhtrạng thất nghiệp gia tăng mạnh, mắt 6n định kinh tế và xã hội

ii Đối với ngân hàngĐối với ngân hàng, khi gặp rủi ro tín dụng cá nhân, có nghĩa là không thu hồiđược vốn đã cấp và lãi của khoản vay dành cho khách hàng cá nhân, nhưng ngânhàng vẫn phải trả gốc và lãi cho các khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này làmngân hàng mất cân đối trong việc thu chi, ảnh hưởng đến lợi nhuận và hiệu quả kinh

doanh Đồng thời khi gặp phải rủi ro cho vay, ngân hàng cũng thường rơi vào tình

12

Trang 24

trang mat khả năng thanh toán, ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của ngân hang và lòngtin của khách hàng, là hoàn cảnh mà không một ngân hàng nào muốn rơi vào.

iii Đối với khách hàng cá nhânĐối với bản thân khách hàng cá nhân không có khả năng hoàn trả vốn (lãi) chongân hàng thì họ gần như không có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng vàthậm chi là cả những nguồn khác trong nền kinh tế do đã mat đi uy tin Cơ hội tiếpcận vốn ngân hàng của các cá nhân đi vay khác cũng bị hạn chế hơn khi rủi ro tíndụng buộc các tô chức tín dụng khác thắt chặt cho vay

1.3 Quan tri rủi ro tín dung khách hang cá nhân của ngân hàng thương mai

1.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

Theo Uỷ ban Basel (2000): Quản trị rủi ro tín dụng là việc thiết lập cơ chế

nhận biết, đo lường, quản lý và kiểm soát được các rủi ro hiện tại và rủi ro tiềm

an trong hoạt động tín dung một cách đầy đủ, nhằm tối đa hóa lợi nhuận đượcđiều chỉnh theo yếu tố rủi ro bằng cách duy trì mức độ rủi ro tín dụng trongphạm vi chấp nhận được Kiểm soát rủi ro ở mức có thé chấp nhận được là việcngân hàng thương mại tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảmthấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, nhằm tăng doanh thu tíndụng, giảm thấp chi phí bù đắp rủi ro, đạt được hiệu qua trong kinh doanh tíndụng cả trong ngắn hạn và dai hạn

Theo Phan Thu Hà, Đàm Văn Huệ (2010): Quản trị rủi ro tín dụng KHCN là

quá trình xây dựng và thực thi các chính sách và biện pháp quản lý tín dụng nhằm

đạt mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững, tuy nhiên đó cũng là công

việc rất khó khăn và phức tạp

Theo Đinh Xuân Hạng và Nguyễn Văn Lộc (2012): Quản trị rủi ro tín dụng

trong ngân hang là tổng hóa các biện pháp, các chính sách dé nắm bắt được sự phátsinh va lượng hóa được những ton thất tiềm ẩn từ đó tìm cách giảm thiểu hoặc loại

bỏ những tốn thất này

Ngoài ra, khảo sát các cách hiệu về quản trị rủi ro tín dụng khách hang cá nhân

13

Trang 25

trong các nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương (2020), Phạm Văn Thuỳ (2021), tác

giả trình bày cách hiểu như sau: Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân là quátrình nhận dang, do lường, kiểm soát và xử lý rủi ro tín dụng KHCN nhằm toi dahoá lợi nhuận của ngân hang với mức rủi ro có thể chấp nhận được

1.3.2 Mục tiêu, nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

Mục tiêu chung nhất của Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân là đảmbảo rủi ro tín dụng trong phạm vi ngân hàng có thể chấp nhận được thông qua các

chính sách, biện pháp quản lý, giám sát hoạt động tín dụng hiệu quả, khoa học Hoạt

động quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân bao gồm những hoạt động nhằmmục đích xây dựng hệ thống định mức để xác định rủi ro tín dụng và đưa ra cácbiện pháp cần thiết dé khắc phục, giảm thiểu rủi ro tín dụng Theo Hiệp ước vốn

Basel II, Hoạt động quản tri rủi ro tín dụng nói chung va quản tri rủi ro tin dụng

khách hàng cá nhân phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định như:

Nhận điện và dua ra các công cụ: xác định được rủi ro có thể xảy ra, khunggiải pháp đối với các rủi ro trong hoạt động cho vay

Thiết lập môi trường tin dụng có mức rủi ro hợp lý Nguyên tắc này yêu cầu

ngân hàng định kỳ phải đưa ra chính sách rủi ro tín dụng như tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợquá hạn, tỷ lệ nợ cơ cau,

Thực hiện cho vay lành mạnh: Ngân hàng cần xác định rõ ràng các tiêu chí

cấp tín dụng lành mạnh về thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng, điều khoản

và điều kiện cấp tín dụng

Duy trì quá trình quản lý, do lường đánh giá theo tiêu chuẩn, quy trình cụ thể

và được công khai minh bạch: Ngân hàng cần có hệ thông quan lý một cách cậpnhật đối với các khoản vay, bao gồm cập nhật hồ sơ tín dụng, thu thập thông tin tài

chính hiện hành, dự thảo các văn bản như hợp đồng vay theo quy mô và mức độ

phức tạp của khoản vay Đồng thời, hệ thống này phải có khả năng nắm bắt và kiêm

soát tình hình tài chính, sự tuân thủ các giao kèo của khách hàng để phát hiện kịp

thời những khoản vay có vấn đề.

Đảm bảo kiểm soát day đủ: Quản trị rủi ro tín dung bao gồm: đánh giá độc lập

các đề xuất tín dụng, phê duyệt rủi ro tín dụng và kiểm tra các hội đồng tín dụng,

14

Trang 26

xây dựng và khuyến nghị các thông lệ và quy trình quản lý tín dụng cho các sảnphẩm và hoạt động ngân hàng, xem xét các báo cáo ngoại lệ.

Các biện pháp xử lý: Đưa ra các biện pháp ứng xử phù hợp đối với các phản

ứng tiêu cực, không mong đợi từ khoản vay đảm bảo việc xử lý các trường hợp

ngoại lệ, giám sát tính trung thực cua cơ sở dữ liệu tin dung được đầy đủ khách

quan, minh bạch.

1.3.3 Mô hình và quy trình quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

1.3.3.1 Mô hình quan trị rui ro tin dụng khách hàng ca nhân

Khảo sát các nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương (2020), Phạm Văn Thuỳ (2021),

có thé chỉ ra một số mô hình quản trị rủi ro tín dung khách hàng cá nhân bao gồm:

Mô hình quản trị RRTD tập trung: Mô hình này có sự tách biệt một cách độc

lập giữa 3 chức năng: quản trị rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp nhằm mục tiêu hàng

đầu là giảm thiêu RR ở mức thấp nhất Theo đó, về tổ chức, phòng Tin dụng KHCN

được thành lập thành 03 phòng hoặc 03 bộ phận khác nhau thé hiện 03 chức năng:

kinh doanh, QTRR và tác nghiệp Mô hình quản trị RRTD tập trung giúp quản tri

rủi ro một cách có hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, thiết lập và duy trì môi

trường quản trị rủi ro đồng bộ, nâng cao năng lực đo lường và giám sát rủi ro Việc

xây dựng và triển khai mô hình quản trị tập trung này đòi hỏi phải đầu tư nhiềucông sức và thời gian Thêm vào đó, đội ngũ cán bộ tín dụng KHCN phải có kiếnthức cần thiết và biết áp dụng lý thuyết quản trị rủi ro vào thực tiễn Chính vì vậy,

mô hình này thích hợp với ngân hàng quy mô lớn Mặc dù việc triển khai mô hìnhquản trị RRTD tập trung thường đòi hỏi thời gian dai hơn và chi phí cao hơn, đồngthời khi triển khai có thé vấp phải những trở lực từ các cấp quản trị trung gian vacác cán bộ thừa hành, nhưng theo khuyến cáo của ủy ban Basel và tuân thủ thông lệquốc tế, căn cứ vào các điều kiện chung về pháp lý, thị trường, công nghệ, con

người, mô hình mà các NHTM nên định hướng áp dụng là mô hình quản trị RRTD tập trung.

Mô hình quản trị RRTD phân tan: Mô hình này chưa có sự tách bạch giữa

chức năng quản trị rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp Trong mô hình quản tri rủi ro

15

Trang 27

tín dụng KHCN phân tán, phòng tín dụng KHCN của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3chức nang và chiu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay Khácvới mô hình quan trị RRTD tập trung, cơ cau tô chức của mô hình quản trị RRTDphân tán gọn nhẹ, đơn giản hơn Do đó, hồ sơ được giải quyết nhanh chóng, tiếtkiệm thời gian cho khách hàng Với những đặc điểm này mà mô hình phân tánthường phù hợp với ngân hàng có quy mô nhỏ Thực tế triển khai mô hình quản trị

RRTD phân tán cũng bộc lộ nhiều nhược điểm như nhiều công việc tập trung hết

một nơi, thiếu sự chuyên sâu; việc quản trị hoạt động tín dụng đều theo phươngthức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quan lý gián tiếp thông qua

chính sách tín dụng.

1.3.3.2 Quy trình quản trị rui ro tín dụng khách hàng ca nhân

Nhận diện rủi ro tín dụng

Đo lường rủi ro tín dụng

Phòng ngừa và kiêm soát rủi ro tín

==

Hình 1.1 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

Nguồn: Nguyễn Thi Hương (2020), Phạm Van Thuy (2021)

Cụ thể, các bước trong quy trình như sau:

a Nhận điện rủi ro tín dụng:

Nhận diện rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các hoạt động

kinh doanh của ngân hàng, bao gồm việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trườnghoạt động của ngân hàng nhằm thong kê được tat cả các loại rủi ro, kế cả dự báonhững loại rủi ro mới có thê xuất hiện trong tương lai, để từ đó có các biện phápkiểm soát, tài trợ cho từng loại rủi ro phù hợp Để nhận dạng rủi ro tín dụng cá

nhân, nhà quản trị phải lập được bảng liệt kê các dạng rủi ro tín dụng cá nhân đa

16

Trang 28

dạng và có thé xuất hiện Kết quả phân tích cho ra những dấu hiệu, biểu hiện,

nguyên nhân rủi ro tin dụng, từ đó có thé tìm ra các biện pháp hữu hiệu dé phòng

ngừa rủi ro.

Trước khi khoản vay phát sinh, việc nhận diện RRTD băng cách: NH cần phảiphân loại, phân nhóm KH theo từng đối tượng KHCN cu thé dé định hướng chínhsách cho vay riêng theo từng nhóm đối tượng KH nhằm giải quyết đồng ý hoặc từchối cấp tín dụng Sau khi khoản vay phát sinh nhân viên tín dụng luôn phải theodõi, giám sát khoản vay dé nhận diện rủi ro thông qua các dấu hiệu cảnh báo sau:Nhóm các dấu hiệu phát sinh rủi ro từ phía KH; Đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn

nợ nhiều lần; Chậm thanh toán các khoản nợ gốc và lãi khi đến hạn; Tài sản đảmbảo không đủ tiêu chuẩn; Có chênh lệch lớn giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế sovới mức dự kiến khi KH đề nghị cấp tín dụng; Chính sách tín dụng quá cứng nhắchoặc lỏng lẻo; hoặc Nhóm dấu hiệu do ảnh hưởng từ bên ngoài đến doanh nghiệp:

sự thay đôi về chính sách của Nhà nước, các điều kiện thương mại của nước ngoài,

thiên tai dịch bệnh có những tác động ảnh hưởng đến nganh sản xuất kinh doanh,

nơi làm của khách hàng đang làm.

b Đo lường rủi ro tín dụng

Đo lường rủi ro tín dụng KHCN là xác định mức độ rủi ro trên cơ sở các chỉ

tiêu định tính và định lượng, làm căn cứ để xác định giới hạn tín dụng Nói cáchkhác, đo lường rủi ro tín dụng KHCN là việc xây dựng mô hình thích hợp để xácđịnh mức độ rủi ro mang lại từ phía KHCN, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới

hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một doanh nghiệp cũng như để trích lập dự

phòng rủi ro Ngân hàng có thé sử dụng nhiều mô hình khác dé đo lường rủi ro chovay Dé do lường RRTD, NH cần thu thập số liệu và phân tích đánh giá mức độ rủi

ro dựa trên các tiêu chuẩn được đặt ra Có hai xu hướng cơ bản dé phan tich, do

lường RRTD là dùng mô hình định tinh và mô hình định lượng.

- Mô hình Tiêu chuẩn 6C (Character; Capacity; Cash flow; Collateral;

Conditions; Control): Đây là một trong những mô hình đo lường định tính, hiện

17

Trang 29

nay có rất nhiều mô hình có thé được áp dụng nhưng một trong những mô hình phô

biến được sử dụng hiện nay là mô hình chất lượng dựa trên yếu tố 6C:

+ Capacity - Năng lực của người vay: Cán bộ tín dụng phải chắc chăn rằngngười xin vay phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết HĐTD

Tương tự, cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người đại diện cho công ty ký kết

HĐTD phải là người được ủy quyền hợp pháp của công ty Một hợp đồng tín dụngđược ký kết bởi người không được ủy quyên có thé sẽ không thu hồi được nợ, tiềm

an rủi ro cho ngân hàng

+ Character - Tư cách của người vay: Tiêu chuân này thể hiện tỉnh thần trách

nhiệm, tính trung thực, mục đích rõ ràng và thiện chí trả nợ của người vay Khi

quyết định cho vay, cán bộ tín dụng phải chắc chắn tin rằng người xin vay có mục

dich tín dụng rõ rang và có thiện chí nghiêm chỉnh tra nợ khi đến hạn

+ Collateral — Tài sản đảm bảo: Hình thức đảm bảo tiền vốn của NH nếu

lượng tiền của KH không đủ trả nợ thì NH vẫn được đảm bảo từ các nguồn thanhtoán khác Đây là điều kiện dé NH cấp tín dụng và là nguồn thu thứ hai dé trả nợcho NH đối với các khoản vay Tài sản đảm bảo giống như một sự ràng buộc tráchnhiệm của người vay đối với NH trong trường hợp khách hàng vay không có khanăng hoàn trả nợ vay thông qua việc xử lý tài sản đảm bảo đề NH thu hồi nợ vay

+ Cash flow - Thu nhập của người vay: Thể hiện thu nhập, khả năng điềuhành hoạt động sản xuất kinh doanh và hoàn trả khoản vay của khách hàng Tiêuchuẩn thu nhập của người vay tập trung vào câu hỏi: Người vay có khả năng tạo ra

đủ tiền để trả nợ hay không? Nhìn chung, người vay có ba khả năng tạo ra tiền đó

là: dòng tiền ròng từ doanh thu bán hàng, dòng tiền từ phát hành chứng khoán và

dòng tiền từ bán thanh ly tài sản Bat kì nguồn thu nao từ ba khả năng trên đều cóthé sử dụng dé trả nợ vay cho ngân hàng Và đây là một nội dung quan trọng đối vớimột yêu cầu xin vay vốn nhằm xác định khả năng tạo đủ tiền để đáp ứng yêu cầu

hoàn trả khoản vay cho NH

+ Conditions — Diéu kiện khác như: Địa vị cạnh tranh hiện tại; Kết quả hoạt

động của KH so với các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành; Tình hình cạnh tranh

18

Trang 30

của sản phâm; Mức độ nhạy cảm của KH; Các yếu tố chính trị, pháp luật, công

nghệ, xã hội ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, ngành nghề của KH; Cac can

bộ tin dung phải nắm rõ xu hướng tiến triển gan đây của KH cũng như của ngành

mà KH đang hoạt động, những tác động của môi trường có thể ảnh hưởng đến

khoản vay Thông thường môi trường cạnh tranh và sự nhạy cảm của hoạt động sản

xuất của KH sẽ là cơ sở đánh giá

+ Control — Kiểm soát: Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp,quy chế hoạt động mới đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của KH Ngân hàng tậptrung vào những van đề như sự thay đồi đó có anh hưởng xấu đến KH hay không? Nhu

cầu tín dụng của KH có đáp ứng được các tiêu chuẩn của NH hay không?

- Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng: Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng

là một trong những phương pháp phân tích định lượng cơ bản được sử dụng phổbiến nhất trong hoạt động phân tích tín dụng ngân hàng Ngày nay, nhiều ngân hàng

sử dụng phương pháp cho điểm dé xử lí các đơn cho vay của người tiêu dùng

Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng trong mô hình điểm

số tín dụng tiêu dùng bao gồm: hệ số tín dụng, tuôi đời, trạng thái tài sản, sỐ người

phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, số loại tài khoản cá nhân, thờigian công tác Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng thường sử dụng 7 đến 12 hạngmục, mỗi hạng mục được cho điểm từ 1 đến 10 Sau đó, ngân hàng đưa ra mứcđiểm cho từng hạng mục và chấm điểm khách hàng So sánh điểm của khách hàngvới mức điểm chấp nhận tín dụng của ngân hang dé đánh giá mức độ rủi ro tín dungcủa khách hàng Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng đã loại bỏ được sự phan xét

chủ quan trong quá trình cho vay và giảm đáng ké thời gian quyết định tín dụng của

ngân hàng.

Tuy nhiên, mô hình này cũng có một số nhược điểm như đã không thê tự điềuchỉnh một cách nhanh chóng dé thích ứng với những thay đôi trong nền kinh tế vànhững thay đổi trong cuộc sống gia đình Một mô hình điểm số không linh hoạt cóthé de dọa đến chương trình tín dụng KHCN của ngân hàng, bỏ sót những khách hanglành mạnh, làm giảm lòng tin của cộng đồng vào dịch vụ ngân hàng

19

Trang 31

c Phòng ngừa và kiểm soát rủi ro tin dung

Phòng ngừa rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân: Mặc dù quyết định tíndụng KHCN phải trải qua các khâu như phân tích, thẩm định, cham điểm và xếploại tín dụng nhưng vẫn không thể loại bỏ hoàn toàn sai sót, nghĩa là vẫn còn tiềm

ân RRTD Do vậy, biện pháp quản lý RRTD tiếp theo để phòng ngừa RRTD có thểxảy ra là xem xét đến các hình thức trích lập quỹ dự phòng RRTD, bảo hiểm tín

- Mua bảo hiểm tín dụngTrong nhiều trường hợp khách hàng vay vốn, đặc biệt là khách hàng cá nhân,không có tài sản thế chấp hoặc cầm cố nhưng họ vẫn có nhu cầu vay vốn Phần lớncác khoản vay tiêu dùng và cho vay bất động sản chỉ dựa vào thu nhập của kháchhàng để xem xét cho vay Thế nhưng, thu nhập thì hoàn toàn lệ thuộc vảo tình hìnhviệc làm của khách hàng Những khách hàng nào có việc làm không 6n định thường

xuyên hoặc công việc quá phụ thuộc vào tình trạng của nền kinh tế thì không théđảm bảo có thu nhập để trả nợ vay mua bất động sản trong một thời gian dài đến 15

hoặc 20 năm Trong những trường hợp như vậy, ngân hàng thường cho khách hàng

vay với điều kiện là khách hàng mua bảo hiểm tín dụng Khi khách hàng rơi vàotình trạng thất nghiệp không có đủ thu nhập trả nợ vay cho ngân hàng thì công tybảo hiểm sẽ chỉ trả

- Bảo đảm tín dụng

Bảo đảm tín dụng (bảo đảm tiền vay) là việc TCTD áp dụng các biện pháp

20

Trang 32

nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ

đã cho khách hàng vay Các hình thức bảo đảm tín dụng bao gồm: thế chấp tài sản,cầm cố tài sản, bảo dam bang tài sản hình thành từ vốn vay và bảo đảm băng hìnhthức bảo lãnh Bảo đảm tín dụng thường được xem là biện pháp quan trọng nhằmgiúp ngân hàng thu hồi khoản vay có vấn đề Tuy nhiên, nếu quyết định cho vayquá chú trọng đến việc dựa vào bảo đảm tín dụng thì dễ dẫn đến tâm ly y lại và mắcsai lầm chủ quan

Kiểm soát rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân: Kiểm soát rủi ro tin dungKHCN là sử dụng các biện pháp, các kỹ thuật, các công cụ, chiến lược, các chươngtrình hoạt động dé ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những ton thất Kiểm soátrủi ro tín dụng KHCN bao gồm: kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay

- Kiểm soát trước khi cho vay: là kiêm soát quá trình thiết lập chính sách, thủtục, quy trình cho vay; kiểm tra quá trình lập hồ sơ vay vốn và thâm định; Kiểm tra

tờ trình cho vay và các hồ sơ liên quan

- Kiểm soát trong khi cho vay: Kiểm soát một lần nữa hợp đồng tin dung;Kiểm tra quá trình giải ngân; Điều tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng

mục dich xin vay hay không; Giám sát thường xuyên khoản vay

- Kiểm soát sau khi cho vay: Kiểm soát việc đôn thốc thu hồi nợ; Kiểm soát tín

dụng nội bộ độc lập; Đánh giá lại chính sách tín dụng.

Các kỹ thuật kiểm soát RRTD được sử dụng gồm: Né tránh rủi ro; Ngăn ngừarủi ro, đa dang hóa rủi ro và Giảm thiểu tốn thất Trong đó, các biện pháp giảm

thiểu tốn thất gồm: Giảm hạn mức cho vay, tạm dừng và chấm dứt cho vay; Hạn

chế tồn that bằng việc áp dụng các điều khoản trong nội dung hợp đồng tín dụng,hợp đồng bảo đảm tiền vay và Áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay

d Xử lý và tài trợ tốn thất rủi ro tín dụng

Xử lý và tài trợ ton thất rủi ro tín dung khách hàng cá nhân là việc ngân hàngdùng các nguồn tài chính trong và ngoài ngân hàng bù dap tổn thất các khoản cho

vay khi rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân xảy ra Nợ rủi ro sau khi được xử lý sẽ

được thu hồi hoặc được chuyền qua theo dõi ngoại bảng Các biện pháp xử lý và tài

21

Trang 33

trợ rủi ro tin dụng KHCN được thực hiện khi khoản vay không thé phục hồi được,ngân hàng dùng các biện pháp mạnh dé thu hồi tối đa số tiền khách hang nợ ngânhàng Các biện pháp xử lý và tài trợ rủi ro tín dụng bao gồm:

- Quỹ dự phòng rủi ro tin dụng: VỀ nguyên tac, biện pháp này chỉ được áp

dụng đối với các khoản nợ xấu: sau khi ngân hàng đã áp dụng hết các biện pháp

khắc phục và xử lý mà vẫn không thu hồi được nợ hoặc các khoản nợ đã phát mại

hết tài sản nhưng vẫn còn chênh lệch âm (cả gốc và lãi) hoặc các khoản vay bị rủi ro

do nguyên nhân khách quan mà không thé khắc phục được Sử dụng quỹ dự phòng

dé bù đắp cho những khoản rủi ro tín dụng ra làm lành mạnh hoá tài chính của ngân

hàng chứ không có nghĩa là xoá hoàn toàn nợ vay cho khách hàng Đối với cáckhoản nợ được xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro: Những khoản vay có rủi ro sau khiđược bù đắp bang quỹ dự phòng rủi ro sẽ được chuyên ra ngoại bang dé theo dõi tậnthu, ngân hang vẫn phải dùng các biện pháp khắc phục và xử lý dé thu hồi nợ

- Xử ly tài sản đảm bdo:D6i với khách hàng khó khăn về tài chính, kinh doanhthua lỗ khó khắc phục, nợ đã được gia hạn nhưng chưa trả được hoặc chưa xác địnhđược nguồn trả, ngân hàng (đa phan là Nợ nhóm 5) cần quản ly chặt chẽ khoản vaycủa khách hàng, đồng thời rà soát hồ sơ pháp lý và tình trạng tài sản đảm bảo đểxem xét khả năng phát mại nhằm thu hồi vốn Sau đó phối hợp với các co quanchức trách của nha nước dé tiến hành thanh lý tài sản bảo đảm tiền vay theo trình tự

quy định trên các văn bản pháp lý.

- Cơ cấu lại nợ quá hạn, nợ xấu: Cơ cau lại thời gian trả nợ là việc ngân hàngcho phép khách hàng kéo dài thời gian trả nợ gốc, trả nợ lãi; sẽ giúp khách hanggiảm áp lực trả nợ Nếu xét thay nguyên nhân không trả được nợ là khách quan, vớiquan điểm chia sẻ rủi ro với khách hàng, ngân hang còn có thé xét miễn giảm lãi,gốc cho khách hàng

- Các hình thức xử ly khác như khởi kiện hoặc ban nợ:

Khởi kiện: Trong trường hợp tài sản đảm bảo hoặc bên bảo lãnh không đáp

ứng hết nghĩa vụ thanh toán với ngân hàng, ngân hàng có thé dùng biện pháp khởikiện dé thu hồi hết số tiền Ngân hàng phải làm thủ tục pháp lý cần thiết cho việc

khởi kiện.

22

Trang 34

Bán nợ: Khi ngân hàng không thu hồi được nợ, ngân hàng có thể dùng biệnpháp bán nợ, tức là bán khoản nợ cùng giá trị khoản nợ cho một t6 chức khác Số

tiền bán nợ thu được thường nhỏ hơn rất nhiều so với giá trị khoản nợ nhưng đâycũng là biện pháp đề thu hồi một phần khoản nợ

1.3.4 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

của ngân hàng thương mai

Hầu hết trong các nghiên cứu trong và ngoài nước đều sử dụng chung một sốchỉ tiêu phản ánh kết quả quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàngthương mại là: Nợ quá hạn và nợ xấu Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tá giảcũng kế thừa các chỉ tiêu này nhằm đánh giá quan trị rủi ro tín dụng KHCN Cụ thé:

1.3.4.1 Nợ quả han

Nợ quá hạn phát sinh khi khoản vay đến hạn mà khách hàng không hoàn trảđược toàn bộ hay một phần tiền gốc hoặc lãi vay Nợ quá hạn thường là biểu hiệnyêu kém về tài chính của khách hàng và là dấu hiệu rủi ro tín đụng cho Ngân hàng.Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, nợ quá hạn phát sinh là không thể tránh khỏi,nhưng nếu nợ quá hạn vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán

của Ngân hàng Chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn được xác định như sau:

Ty lệ nợ quá hạn Tổng dư nợ quá hạn tín dụng KHCN (1)

tin dung KHCN : Tổng dư nợ tín dụng KHCN _

Chỉ tiêu này cho biết, cứ 100 khách hàng cá nhân vay vốn thì có bao nhiêu

khách hàng cá nhân đã quá hạn Nếu tỷ lệ này cao, phản ánh chính sách tín dụngcủa Ngân hàng là không hiệu quả Chỉ tiêu này cho biết nợ quá hạn tập trung vào

Trang 35

90 ngày trở lên đã được nhập sốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận; hoặc

các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn đểnghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ Nợ xấu theo cách phân

loại của Việt Nam được quy định trong các văn bản pháp luật gần đây như: Thông

tư số 11/2021/TT-NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập

dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng dé xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổchức tín dụng (TCTD), chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài Nợ xấu bao gồm nợ quáhạn hoặc không thể thu hồi, nợ liên quan đến các vụ án chờ xử lý và những khoản

nợ quá hạn không được Chính phủ xử lý rủi ro Công thức xác định như sau:

hàng lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thường nữa mà là nguy cơ mat vốn.

Ty lệ nợ xấu dưới 3% có thé coi là ngưỡng an toàn Tỷ lệ an toàn cho phép theo

thong ké quéc tế và Việt Nam là 5% Tổng nợ xấu tín dụng KHCN là các khoản nợxấu thuộc nhóm 3,4 và 5:

Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả

lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng

Nợ nhóm 4 (Nợ nghỉ ngò) gom:

- Các khoản nợ quá han từ 181 đến 360 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn 90 ngày theo thời

hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ 2

24

Trang 36

Nợ nhóm 5 (Nợ có kha năng mat vốn) gom:

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên

theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu

- Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thờihạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kế cả chưa bị quá

hạn hoặc đã quá hạn.

- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

1.4.1 Các yếu to thuộc về môi trường, chính sách

- Yếu tô môi trường kinh tế - xã hội

Là một tế bào trong nền kinh tế, sự tồn tại và phát triển của ngân hàng cũngnhư doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất nhiều của môi trường này Sự biến động củanên kinh tế theo chiều hướng tốt hay xấu sẽ làm cho hiệu quả hoạt động của ngân

hàng và doanh nghiệp biến động theo Đặc biệt, trong điều kiện quốc tế hóa mạnh

mẽ như hiện nay, hoạt động của các ngân hàng và doanh nghiệp không chỉ chiu ảnh

hưởng của môi trường kinh tế trong nước mà cả môi trường kinh tế quốc tế Nhữngtác động do môi trường kinh tế gây ra có thê là trực tiếp đối với ngân hàng hoặc tácđộng xấu đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó gián tiếp ảnh hưởng

tới chất lượng tín dụng ngân hàng

- Yếu t6 môi trường tự nhiên

Nói chung môi trường tự nhiên không tác động trực tiếp tới hoạt động tín dụng

của ngân hàng mà vai trò của nó thê hiện qua sự tác động đến hoạt động sản xuất

kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là các khách hàng mà hoạt động của chúng phụ

thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành

nông nghiệp, ngư nghiệp Điều kiện tự nhiên diễn biến thuận lợi hay bat lợi sẽ ảnh

hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng tới

khả năng trả nợ cho ngân hàng.

25

Trang 37

- Chính sách vĩ mô của nhà nước

Kinh doanh tiền tệ là ngành kinh doanh có ảnh hưởng rất nhiều đến sự ôn định

và phát triển của nền kinh tế, do đó hoạt động ngân hàng cũng chịu sự điều tiết vềpháp lý của nhà nước trong đó hoạt động tín dụng ngân hàng là đối tượng chịu sự

tác động trực tiếp Khi hành lang pháp lý chưa an toàn, môi trường kinh doanh kémlành mạnh và những chính sách thường thay đổi, thiếu đồng bộ sẽ gây những áchtắc, hệ lụy nặng nề cho hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụngngân hàng nói riêng.Do môi trường pháp lý chưa đầy đủ chặt chẽ, các quy định cònthiếu và chưa đồng bộ; Các thay đôi trong các chính sách kinh tế vĩ mô của Chínhphủ chưa bắt kịp trong tiến trình hội nhập quốc tế; Hệ thống thông tin về các doanh

nghiệp do các cơ quan khác cung cấp không chính xác, trung thực,

1.4.2 Các yếu tô thuộc về ngân hàng

- Trinh độ và nhận thức của các can bộ quan trị rủi ro tin dụng:

Các cán bộ chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc hạn chế rủi rotín dụng, chưa có những đánh giá chính xác về khách hàng và khả năng trả nợ của

họ Cán bộ chưa có những đánh giá chính xác về phương án sản xuất kinh doanhcủa khách hàng, đối tác tham gia bảo lãnh, không dự báo được những van dé phátsinh từ phía khách hàng có thê gây bắt lợi cho ngân hàng Hoặc Cán bộ quản trị rủi

ro nhận được rõ nhưng vi áp lực chỉ tiêu, lợi ích cá nhân, dẫn đến làm sai, cụ thé

là quy trình cho vay không được thực hiện theo đúng quy định của hệ thống Nhất làtrong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, các NHTM có xu thế giảm thấp cácđiều kiện vay vốn dé giữ và thu hút khách, khi đó xác suất gặp rủi ro sẽ tăng cao

- Hệ thống thông tin đánh giá khách hàng và quản trị rủi ro tín dụng của ngân

hàng:

hệ thống thông tin chưa đầy đủ và thiếu cập nhật đã khiến cho quá trình đánhgiá rủi ro gặp nhiều khó khăn Cụ thé như trong quá trình xếp hạng, đánh giá kháchhàng, sự tương tác giữa Phòng mô hình và Khối Quản trị rủi ro của một số ngânhàng chưa thống nhất về các chỉ tiêu xếp hạng, dẫn đến việc hệ thông thông tin chưađược nhất quán, ví dụ như: Khi xếp hạng khách hàng, phòng mô hình không đưa ratiêu chí đánh giá nhân thân khách hàng (có thé định lượng qua CIC của vợ/chồng

26

Trang 38

khách hàng), vợ/chồng khách hàng đang nợ nhóm 5 tại TCTD khác trong khi cácchỉ số khác của khách hàng tốt, có thê khách hàng vẫn được xếp hạng cao Đến khi

dé xuất cấp tín dụng, Khối quản trị rủi ro thâm định cũng căn cứ vào xếp hạngkhách hàng, nhận diện khách hàng xếp hạng tốt, chủ quan phê duyệt, dẫn đến rủi rocho ngân hàng Đến khi phân định trách nhiệm, lý do được các bên giải thích nhưsau: khối quản trị rủi ro bảo vệ ý kiến rằng trong các chỉ tiêu đánh giá khách hàng,khối quản trị rủi ro có để thông tin nhân thân là một trong những chỉ tiêu quan trọng

để đánh giá khách hàng, khi đề xuất lên phòng mô hình lại bị bỏ qua do chưa hiểuđược rõ và định lượng được chỉ tiêu đó trên hệ thống thông qua chỉ số nào nên dẫnđến thiếu sót, gây thiệt hại cho ngân hàng

- Chiến lược khách hàng của ngân hàng:

Tuỳ theo chiến lược kinh doanh cụ thể mà mỗi ngân hàng đưa ra các mức độchấp nhận rủi ro khác nhau Ví dụ như khi ngân hang lựa chọn phát triển sản phẩmauto là trọng tâm, thúc đây tăng trưởng dư nợ, để cạnh tranh được với các TCTDkhác, ngân hàng bắt buộc phải thực hiện các chiến lược như: giá (lãi suất, phí), thờigian thầm định, thời gian xử lý hồ sơ, tốc độ giải ngân Vì vậy có thé dẫn đến việcngân hang chấp nhận giải ngân trước, bỗ sung chứng từ sau, đi ngược với quy trìnhvốn có Việc này có thể dẫn đến rủi ro là sau khi nhận được vốn vay, khách hang cóthê thiếu thiện chi trong việc bố sung các thủ tục cần thiết Khi đó khó khăn trongthu hồi nợ và khởi kiện khi khách hàng không thực hiện trả nợ theo cam kết séthuộc về ngân hàng

- Công tác quản lý, tổ chức kiểm soát nội bộ:

Như một số ngân hàng hiện nay, hệ thống quản trị rủi ro còn nhiều kẽ hở, đơn

cử như việc dé giá trị room phê duyệt tại chỗ quá lớn, thâm quyền phê duyệt củaGiám đốc chỉ nhánh/ Phòng giao dịch cao, dẫn đến việc phê duyệt mang ý kiến chủquan của Giám đốc đơn vị lớn, đôi khi vì chỉ tiêu có thê làm trái với các quy địnhcủa hệ thống, gây rủi ro và thiệt hại cho tổ chức

1.4.3 Các yếu tố thuộc về khách hang

- Năng lực kinh doanh của khách hàng:

Do năng lực kinh doanh yếu kém, tính toán các phương án kinh doanh, hoạchđịnh ngân quỹ không chính xác, không dự tính hết các khoản chi tiêu dẫn đến xác

27

Trang 39

định sai thu nhập trả nợ ngân hàng Việc sử dụng vốn sai mục đích, không đúngđối tượng kinh doanh, không đúng phương án, mục đích xin vay, hiệu quả kinhdoanh không được phát huy triệt dé nên khi đến hạn không thể trả nợ được chongân hàng Khách hang vay vốn tại nhiều tổ chức tin dụng dưới một danh nghĩahay nhiều thực thể khác nhau nên dẫn tới thiếu sự phân tích tong thé, khó theo dõi

được dòng tiền dẫn tới việc sử dụng vốn vay một cách chồng chéo và mat khả

năng thanh toán dây chuyền

- Uy tín của khách hàng vay von:

Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: Quy mô tài sản,nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết cácdoanh nghiệp VN Ngoài ra, thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sốsách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực

Do vậy, số sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ

mang tính chất hình thức hơn là thực chất Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phântích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp,

thường thiếu tính thực tế và xác thực, làm giảm uy tín khách hàng Đây cũng là

nguyên nhân vì sao ngân hang vẫn luôn xem nặng phan tài san thé chấp như là chỗ

dựa cuối cùng để phòng chống RRTD

1.5 Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của một số

chỉ nhánh ngân hàng thương mại và bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng

TMCP Xuất nhập khau Việt Nam — Chi nhánh Ba Đình

1.5.1 Kinh nghiệm về quản trị ri ro tín dụng khách hàng cá nhân của một số

chí nhánh ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh ChươngDương và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Đông

là hai chi nhánh NHTM đã đạt nhiều thành tựu trong quản trị rủi ro tín dụng khách

hàng cá nhân Thêm vào đó, quy mô cũng như tổ chức hoạt động của hai chi nhánhNHTM này tương đương với Ngân hàng TMCP Xuất nhập khâu Việt Nam — Chinhánh Ba Đình Chính vì vậy, trong đề tài này, tác giả đã nghiên cứu kinh nghiệm

28

Trang 40

quản tri rủi ro tin dụng khách hang cá nhân của hai chi nhánh NHTM trên, từ đó rút

ra bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Xuất nhập khâu Việt Nam — Chi

nhánh Ba Đình.

1.5.1.1 Kinh nghiệm quan trị rui ro tín dụng khách hang cá nhân tại Ngân hàng

thương mại cổ phan Ngoại thương Việt Nam - Chỉ nhánh Chương Dương

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Chương

Dương (Vietcombank — Chi nhánh Chương Dương) là một trong những Chi nhánh

quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân hiệu quả nhất của Ngân hàng thươngmại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Năm 2021, tỷ lệ nợ xấu kháchhàng cá nhân toàn Chi nhánh chi đạt 0.32% tổng dư nợ khách hang cá nhân mức nợ

xâu thấp nhất trong các Chi nhánh phía Bắc trong hệ thống Vietcombank Trong

những năm gần đây, với những nỗ lực, cố gắng của mình Vietcombank — Chi nhánh

Chương Dương đã đạt được những thành tích nồi bật trong hoạt động quản trị rủi ro

tín dụng đối với Khách hang cá nhân, ngân hàng đã giảm một cách đáng kể các chitiêu về nợ xấu, nợ khó đòi, do có những biện pháp xử lý kịp thời trong công tácQuản trị rủi ro tín dụng đối với Khách hàng cá nhân Cụ thê như sau:

- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn

cho các cán bộ tín dụng cũng như cán bộ thầm định

- Tuân thủ chặt chẽ việc trích lập dự phòng RRTD bao gồm cả dự phòng

chung và dự phòng riêng cho từng nhóm nợ theo quy định của NHNN.

- Quan tâm day đủ hơn đến việc lựa chọn khách hang cá nhân, đánh giá nguồntrả nợ yếu kém, thiếu điều kiện tín dụng đều dừng cấp tín dụng hoặc rút dan dư nợ.Với các khoản nợ quá hạn có khả năng thu hồi, ngân hàng thường xuyên chỉ đạo cáccán bộ tại các chi nhánh cũng như tại hội sở bám sát đơn vị để tìm hiểu nguyên

nhân, kịp thời cùng tháo gỡ khó khăn Cũng do ngân hàng có những chỉ đạo sát sao,

kip thời nên tình hình nợ xấu từ năm 2019-2021của Vietcombank — Chi nhánhChương Dương luôn ở 0.3% trong tông dư nợ khách hàng cá nhân

- Đối với những khoản nợ xấu tồn đọng chưa xử lý được do tài sản đảm bảo

khó phát mại, Vietcombank — Chi nhánh Chương Dương thực hiện bán nợ nhằm

29

Ngày đăng: 29/10/2024, 16:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w