1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TCMP Đại Chúng Việt Nam

116 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam
Tác giả Nguyễn Quảng Đà
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 25,54 MB

Nội dung

Theo đó tại Chương | là trình bay về tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mai.. Phương pháp chuyên giaLuận văn có thê

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYÊN QUẢNG ĐÀ

LUẬN VĂN THAC SĨ TÀI CHÍNH - NGAN HANG

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE

NGUYEN QUANG ĐÀ

QUAN TRI RUI RO TIN DUNG KHACH HANG

CA NHAN TAI NGAN HANG TMCP DAI CHUNG

CAN BỘ HƯỚNG DAN CHAM LUẬN VĂN

PSG.TS NGUYÊN VĂN HIỆU PGS.TS LÊ TRUNG THÀNH

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,

chưa được công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo

đúng các quy định Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sáchbáo, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh

mục tài liệu tham khảo của luận văn.

Tác giả luận văn

Nguyễn Quảng Đà

Trang 4

LOI CAM ON

Em xin trân trong cam on Ban Giám hiệu, lãnh đạo, chuyên viên Phong

đào tao Sau đại học, toàn thé giảng viên và các cán bộ trong Khoa Tài Chính

Ngân hàng, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tham gia

quản lý, giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành

luận văn.

Em xin gửi lời cảm ơn đến các giảng viên của Khoa Tài chính Ngânhàng đã tận tình truyền đạt những kiến thức cho em trong quá trình học tập vànghiên cứu Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhấttới Thầy PGS TS Nguyễn Văn Hiệu đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về kiến

thức và phương pháp nghiên cứu để em hoàn thành luận văn.

Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ, chuyên viên và khách hàng của

ngân hàng PVcomBank đã hỗ trợ em nhiệt tình trong quá trình nghiên cứu, thu

thập đữ liệu, cung cấp thông tin rất hữu ích dé em hoàn thiện luận văn của mình.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn bạn bè lớp Tài chính Ngân hàng 02khóa 2021, đồng nghiệp, những người thân trong gia đình đã luôn ủng hộ và tạo

điều kiện tốt nhất dé em có thé tập trung nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

Hà Nội, ngày thang năm 2023

Tác giả luận văn

Nguyễn Quảng Đà

Trang 5

TÓM TẮT

Với đặc thù xuất phát từ hợp nhất giữa 2 tổ chức tín dụng có “sức

khỏe” yếu, PVcomBank đã và đang vừa phải thực hiện công tác tái cơ cấu

vừa phát triển, mở rộng quy mô, mạng lưới Do vậy luận văn đề cập tới

“Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại PVcomBank”.

Luận văn được chia làm 4 chương Theo đó tại Chương | là trình bay

về tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng khách

hàng cá nhân của ngân hàng thương mai Từ đây đặt ra khoảng trống nghiên cứu và đối tượng và các câu hỏi cần phải trả lời của luận văn Tiếp đến chương 2, luận văn đề cập tới việc xây dựng quy trình và các phương pháp

nghiên cứu Dé từ đó luận văn sẽ đi theo, áp dụng, liền mạch, xuyên suốt

trong luận văn Chương 3, luận văn đề cập tới thực trạng quản tri rủi ro tin

dụng khách hang cá nhân tại PVcomBank cùng kết quả trong giai đoạn từ

2018 đến 2022 Qua đó tìm hiểu được nguyên nhân khách quan, chủ quan va

là cơ sở dé tiếp tục chương 4 Tại chương 4, luận văn đề cập tới các giải phápquản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại PVcomBank định hướng tới

2030 Dưới góc độ của học viên, luận văn đưa ra các kiến nghị tới các cấp

Lãnh đạo của PVcomBank, Ngân hang Nhà nước dé góp phan đưa quản trị rủi

ro của PVcomBank hướng tới mục tiêu hiệu quả, an toàn.

Trang 6

TONG QUAN NGHIEN CUU VA CO SO LY LUAN VE QUAN TRI RUI

RO TÍN DUNG KHACH HANG CÁ NHÂN CUA NGAN HANG THƯƠNG

¡000 6

1.1 Tổng quan nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

trong ngân hàng thương TạiI - - «+ + + E1 ESsESkkSvkekeskerevee 6

1.2.2 Quan trị rủi ro tin dụng khách hàng cá nhân - 16

1.2.2.1 Khái niệm về rủi ro tin 1101-08 17

1.2.2.2 Phân loại rủi ro tin Mung ĂằĂẰcSSeeiisseesesereeses 18

1.2.2.3 Khái niệm về quản tri rủi TO tÍn (Ụng «««-«<<«< 21

1.2.2.4 Vai trò của quản trị rủi ro tín AUN «<< <<<<<<+ 22 1.2.2.5 Quy trình quản trị rủi ro tin dụng e«c sex 23

1.2.2.6 Quản trị rủi ro theo BS€ÏL ĂẶ St kSsesiksssees 24

1.2.2.7 Mô hình ba tuyến phòng thiỦ àĂ Ăn hskrvesee 25

1.2.2.8 Các nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng

[1/15I08/1),1-15/8/7//.1,800nn080808Ẻ 271.2.2.9 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động quan trị rui ro tín dụng

khách hàng cá nhân tại các NHTM -++-«ss+sseeexseeeeeseeeexe 32

9:19) 36

QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 s52 36

2.1 Thiết kế nghiên Cứu -2- 2 2 £+EE+EE+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkerrree 36

2.2 Quy trinh nghi6n CUWU 1n 36

2.3 Xác định van đề nghiên Cu cecceccccccssessesssessessessessessessesssessesseeseeseeses 38

2.4 Nội dung nghién CUU? <5 << +3 1S SH kg key 39

2.5 Phương pháp nghiÊn CỨU - 5 + +1 E +3 E#vE+sEEEeEsskEreesserskeeee 39

2.5.1 Phương pháp thu thập thông tin - «5s «<< +2 39 2.5.2 Phương pháp phân tÍCh: -. ceecesecererrererrrrrre 40

2.2.3.1 Tổng hợp và phân tích thông tỉn - 2 2 s+ce+s+rer++ceei 402.2.3.2 Phân tích theo chuẩn tỷ trọng & chuẩn năm gốc và so sánh 41

2.5.3 Hệ thong các chỉ tiêu phân tích -. -+ z©-s+-s+cs+cs+cxcsee- 41

CHUONG 3.0 44

Trang 7

THUC TRANG QUAN TRI RỦI RO TÍN DUNG KHACH HÀNG 44

CA NHAN TAI NGAN HANG TMCP DAI CHUNG VIET NAM (à/99)07.)/.917 7 ố 44

3.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) 44

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của PVcomBank 44

3.12 Cơ cấu tổ chức, mạng lưới hoạt động PVcomBank 45

3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của PVcomBank 46

3.2 Thực trạng quản tri rủi ro tín dụng khách hang cá nhân tại PVCOMBaADK 0012 53

3.2.1 Tổ chức quản trị rủi ro tín dụng khách hang cá nhân tại PVCOMBANK 0 000n0n0n0808588ẺA 53

3.2.1.1 Các quy định về quản trị rủi ro tín dung khách hàng cá nhân tại PVCOtfHĂ - - 251111111111 953051811 E K35 1k5 ve 53 3.2.1.2 Công tác tổ chức quan trị rủi ro tin dụng khách hang cá nhân tại PVCorPHĂ - - << 31138811111 9551181 K93 1 kg vn 54 3.2.1.3 Tổ chức thực hiện quản trị rui ro tín dụng khách hàng cá nhân tại PVcorBHĂ - c5 5 3311888 E E5 veeeeeeeesse 64 3.2.2 Cơ cấu dư nợ về mảng tín dụng khách hàng cá nhân của PVCOMBAMNK - G 0006111111018 1119301 1111193111111 1111111 1 1E 1 110111 kke 71 3.2.3 Kế quả quản trị rủi ro tín dụng khách hang cá nhân tại PVcomBank 74

3.2.3.1 Nhóm chỉ tiêu định tÍnh - c1 Ekeeeeszse 74 3.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu định ÏƯỢNG cằẶSSkSSSshseeiiteserrsrserree 75 3.2.4 Đánh giá chung về kết quả thực trạng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại PVCOMBANK c scccssscxsevEkeseesesereeses S0 3.2.4.1 Thành tựu dat đỔƯỢC Ă.Ặ Ăn SH key, 80 3.2.4.2 HAN CHE nh nhe e 81

3.2.5 Nguyên nhân han Cle vecsceccccsscssssssesesseesesssssssessesessssssessessesessesvens 81 3.2.5.1 Nhóm nhân tổ khách Quan vescceceecescescescessessessessesseesseseseeseesees 81 3.2.5.2 Nhóm nhân tổ Chi Quan vevceccecsessessessssssessessessessessessssssessesseesees 83 CHUONG 1 —- 87

GIAI PHAP QUAN TRI RUI RO TIN DUNG KHACH HANG CA NHAN TẠI PVCOMBANK DEN 2030 w c.scsscsssessessessesseessessessessesseeseessessesessesseeseesees 87 4.1 Mục tiêu và định hướng quan tri rủi ro tín dụng khách hang cá nhân của PVcomBank đến 2030 2-2 2 ©k+EE9EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkrrrrer 87 4.1.1 Boi cảnh kinh tế xã hội tại Việt NAM - -c: 87

4.1.2 Về dé án tái cơ cau PVcomBank đến 2030 89

4.1.3 Mục tiêu và định hướng phát triển tín dụng khách hàng cá nhân của PV comBannk đến 2030 -:-2+©25¿+25++2£++v2E++vtEve+rxvrsrresrreree 90

4.1.4 Những khó khăn và thách thức trong quản trị rui ro tín dung trong tương lai của PVcormBQH - <«- s «+ E+s+svEseEeeksserseeesee 91

Trang 8

4.1.4.1 Thách thúức ST nsnhhithererrirreree 91 4D4.2Q KNO KAN nốố 914.1.5 Một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại

PVCOMBAMNK 00000n0n0n8858 92

4.1.5.1 Mở rộng quy mô, thị phan tín dung khách hàng cá nhân 92

4.1.5.2 Về đào tạo & nguôn DNGN LUCE 0E 934.1.5.3 Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá

nhân 94

4.1.5.4 Nâng cao hoàn thiện hệ thong quản trị rủi r0: - 964.2 Kiến nghị Sc-Se2S< tk 1211215 11011211111 2111111111111 111 c0 97

4.2.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 97

4.2.2 Khuyến nghị với PVcornBaHk - - + ++s+teE+E+Eerterxersreee 98 KET LUẬẬN 5 Set S211 EE12112121115111111111111111111111111111 11111 100

TAI LIEU THAM KHẢO - 5-56 +E‡EEE‡ESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkekererererrrrs 103

Trang 9

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

STT Ký hiệu Nguyên nghĩa

9 INHNN Ngân hàng Nhà nước

I0 | NHTM Ngan hang thuong mai

II | PC&TT Pháp chế tuân thủ

12 |PVB Ngân hàng thương mại cô phần Đại Chúng Việt Nam

13 |PVcomBank Ngân hàng thương mại cô phần Dai Chúng Việt Nam

14 |PVFC Tổng công ty Tài chính cô phần Dầu khí Việt Nam

1Š | QLTD Quan ly tin dung

l6 | QTRR Quan tri rui ro

25 | UBQLRR Uy ban Quản lý rủi ro

26 | UBTD Uy ban tin dung

27 | Vinalines Tổng công ty Hàng hải Việt Nam

28 | Vinashin Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam

29 |VNPT Tập đoàn bưu chính viễn thông

30 | WesternBank | Ngân hàng TMCP Phương Tây

31 | XHTD Xép hang tin dung

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

STT Bang Nội dung Trang

1 Bang 3.1 | Cơ cau cô đông của PVcomBank 44

2 Bang 3.2 | Cơ câu tài sản của PVcomBank giai đoạn| 46

6 Bảng 3.6 | Chỉ số trung bình 3 ngân hàng cùng quy mô 52

PVcomBank giai doan 2018-2022

7 | Bang 3.7 | Thang điểm XHTD nội bộ 67

12_ | Bang 3.12 | Chất lượng nợ của PVcomBank 75

13 | Bảng 3.13 | Phân loại nợ của tín dụng khách hang cá nhân 76

14 | Bang 3.14 Chất lượng nợ theo sản phẩm tín dụng khách | 76

hàng cá nhân

15_ | Bang 3.15 | Tỷ lệ cho vay có TSDB tín dụng KHCN 77

16 | Bang 3.16 | Tỷ lệ tăng trưởng tín dung 78

17 | Bảng 3.17 | Hệ số rủi ro tín dụng 79

18 | Bang 3.18 | Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn 79

il

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

STT Bang Nội dung Trang

1 Hình 1.1 | Các loại rủi ro tín dụng theo tiêu thức rủi ro 18

2 Hình 1.2 | Quy trình quan trị rủi ro tín dụng 23

3 Hình 1.3 | Nội dung cơ bản trong quản lý các rủi ro theo 25

Hiệp ước vốn Basel II

4 Hình 2.1 | Quy trình nghiên cứu đề tài 37

5 | Hình 3.1 | Cơ cau tô chức của PVcomBank 45

6 Hình 3.2 | Mạng lưới hoạt động của PVcomBank 45

7 Hình 3.3 | Mô hình quản trị rủi ro tín dụng với 3 tuyến 57

phòng vệ

8 Hình 3.4 | Quy trình cap tín dung tai PVcomBank 65

ill

Trang 12

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài

“Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam bắt đầu có xuhướng tăng dần từ năm 2007 trong bối cảnh dư nợ tín dụng tăng trưởng

cao trong khi chất lượng các khoản tín dụng và công tác quản trị phòng vệ rủi

ro trong hệ thống ngân hàng thương mại còn yếu kém Theo đó, trong giai đoạn2008-2011, tốc độ tăng trưởng nợ xấu lên tới mức cao là 51% Nợ xấu gia tănggiá trị lên đến 85.000 tỷ đồng, chiếm 3,3% tổng dư nợ và tiếp tục tănglên 4,86% tổng dư nợ vào cuối năm 2012, trước khi giảm về mức 2,46% vàocuối năm 2016 và 2,56% vào cuối tháng 2/2017” (Lê Thị Thùy Vân, 2017)

Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) được ra đời

trong bối cảnh vừa phải tăng trưởng tín dụng mà vẫn phải đảm bảo các quy

định về tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn là một bài toán khó khăn

Ngày 01/10/2013, PVcomBank được thành lập sau quá trình hợp nhất

giữa hai tổ chức uy tín là Tổng công ty Tài chính cô phần Dầu khí Việt Nam(PVFC) và Ngân hàng TMCP Phương Tây (WesternBank) Với một vốn điều

lệ lên đến 9000 tỷ đồng và tong tài sản hơn 100.000 tỷ đồng, PVcomBank

chính thức hoạt động vào thời điểm này

Western Bank trải qua nhiều khó khăn về tình trạng 'sức khỏe' tàichính Tiền gửi liên ngân hàng của họ đã có 1.118 tỷ đồng quá hạn tại 4 ngân

hàng khác nhau, gồm Đệ Nhất, Sài Gòn, Việt Nam Tín Nghĩa, Đại Tín, và

phải trích lập dự phòng 50%, tương đương 559 tỷ đồng Hơn nữa, khoản đầu

tư vào trái phiếu lên tới 1.800 tỷ đồng nhưng chưa có tài sản đảm bảo Vào

ngày 29/2/2012, tông tài sản của Western Bank đã giảm từ 16.598 tỷ xuốngcòn 15.667 tỷ đồng, đồng thời ghi nhận khoản lỗ lũy kế trên hạch toán kế toánlên tới 761 tỷ đồng

Trang 13

Theo báo cáo tài chính hợp nhất, đến ngày 31/12/2012, Tổng công ty Tài

chính cô phần Dầu khí Việt Nam thì hiện nay, PVFC có tổng tài sản khoảng

90.000 tỷ đồng, với 45% đến từ khoản cho vay khách hàng, tương đương gần

40.000 tỷ đồng Trong đó, nợ xấu chiếm hơn 4,85%, trong đó một nửa (trên

1.000 tỷ đồng) là nợ có khả năng mat von.

PVcomBank vừa tập trung tăng trưởng tín dụng để mở rộng quy mô

bên cạnh đó vẫn phải xử lý những khoản nợ xấu (cũ của PVFC va Western

Bank) và những nợ xấu phát sinh trong việc tăng trưởng tín dụng là một

nhiệm vụ kép mà PVcomBank phải thực hiện trong giai đoạn từ khi thành lập

toi nay.

Tuy nhiên việc tập trung vào mảng bán lẻ với khối lượng khách hàng

lớn, đa dạng khách hàng, tài chính ít minh bạch, việc kiểm soát mục đích sử

dụng vốn gặp nhiều khó khăn sẽ dẫn tới hệ quả là phát sinh nợ xấu, nợ quá

hạn Đề vừa phát triển tăng quy mô, kiểm soát được rủi ro tín dụng nói chung

và với khách hàng cá nhân nói riêng thì công tác quan tri rủi ro tại

PVcomBank phải được tập trung nguôn lực, hỗ trợ, đồng nhất của cả hệ thống

PVcomBank từ khâu lựa chọn đối tượng khách hàng, thầm định, kiểm tra sau cho vay, xử lý nợ quá hạn Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, dé tài: “Quan trị

rủi ro tín dụng khách hang cá nhân tại Ngân hàng TMCP Dai chúng Việt Nam (PVcomBank)” giúp xác định và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tíndụng mà PVcombank đang triển khai và bên cạnh đó, luận văn cũng dé xuất các

giải pháp dé nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại

PVcomBank.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn có mục tiêu là đánh giá thực trạng, kết quả hoạt động kinh

doanh của PVcomBank, thực trạng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá

Trang 14

nhân và đưa ra các giải pháp nhằm quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá

nhân tại Ngân hàng thương mại cô phần Đại chúng Việt Nam (PVcomBank)

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân

và quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại.

Phân tích thực trạng quản trị rủi ro cấp tín dụng đối với khách hàng cá

nhân tai Ngân hang thương mại cổ phần Dai chúng Việt Nam Qua đó, luận

văn sẽ làm rõ những kết quả mà PVcomBank đạt được, cũng như những hạn

chế và tìm ra yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản trị rủi ro tín dụng khách

hàng cá nhân tại PVcomBank.

Đề xuất các giải pháp quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại

PVcomBank và đưa ra các kiến nghị dé tiếp tục đưa vào trong việc xây dựng Đề

án tái cơ cầu ngân hàng giai đoạn 2020 - 2030

3 Câu hỏi nghiên cứu

Thực trang quan tri rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại PVcomBank

trong giai đoạn từ 2018 đến 2022 như thế nào?

Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng khách hàng

cá nhân tai PVcomBank là gì?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản trị rủi ro tín dụng

khách hàng cá nhân tai Ngân hàng thương mai.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân

- Phạm vi không gian: Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam.

- Phạm vi thời gian: 5 năm từ 2018-2022

5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 15

5.1 Phương pháp thu thập thông tin

Đề tài nghiên cứu sẽ lấy nguồn thông tin thứ cấp qua việc khai thác từcác báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên dé và từ kho dit liệu của Ngân hàngthương mại cỗ phan Đại chúng Việt Nam Cụ thé: Bảng cân đối kế toán, báo

cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo kiểm toán, các báo cáo nội bộ về

chất lượng nợ của PVcomBank trong các giai đoạn từ 2018 — 2022 (nếu có/

nếu thu thập được)

Các số liệu liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro của ngành ngân

hàng, của các ngân hàng thương mại trên địa bàn có thể lấy từ báo cáo của

Ngân hàng nhà nước trên địa bàn tỉnh và thu thập trực tiếp từ các ngân hàng

thương mại cần nghiên cứu Ngoài ra luận văn còn khai thác các thông tin, dữ

liệu từ Internet và các nguồn tài liệu khác.

5.2 Phương pháp phân tích tổng hợp

Dựa trên các dữ liệu và giả thuyết nghiên cứu luận văn sẽ sử dụng các kỹ thuật phân tích dữ liệu thích hợp Trong đó, chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích định lượng bằng việc lập bảng số liệu, vẽ đồ thị, phân tích so sánh, Sử

dụng phần mềm Excel để hỗ trợ việc phân tích dữ liệu

5.3 Phương pháp chuyên giaLuận văn có thê sử dụng một số đánh giá của các chuyên gia về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng khách hàng các nhân để đưa ra các phân tích

đánh giá về thị trường, các định hướng phát triển, xu thế cần nắm bắt từ đó

đưa ra các giải pháp phù hợp cho PVcomBank.

6 Kết cầu của đề tài nghiên cứu

Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cầu của luận văn gồm 04 chương:

Chương I : Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về quan trị rủi rotín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại.

Chương 2 : Quy trình và phương pháp nghiên cứu.

Trang 16

Chương 3 : Thực trang quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tai

Ngân hàng thương mại cô phan Đại chúng Việt Nam (PVcomBank)

Chương 4 : Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại

Ngân hàng thương mại cô phần Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) trong giai

đoạn 2023- 2030.

Trang 17

CHƯƠNG 1

TONG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN TRI

RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CUA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI

1.1 Tổng quan nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá

nhân trong ngân hàng thương mại

1.1.1 Tổng quan nghiên cứu1.1.1.1 Tổng quan nghiên cứu nước ngoàiNgày nay, trên thế giới đang tồn tại nhiều nghiên cứu lý thuyết và các

mô hình thực nghiệm liên quan đến việc quản trị rủi ro tín dụng, cũng như cácphương pháp đo lường quản trị rủi ro tín dụng Cụ thê:

Về vai trò của quản trỊ rủi ro tín dụng:

Nguyễn Quang Khải & Đặng Văn Cường (2022) nghiên cứu phân tích

hiệu qua quan lý rủi ro trong ngân hang của các nước ASEAN và xem xét vaitrò cụ thể của quản tri rủi ro trong việc nâng cao hiệu quả quan lý rủi ro của

ngân hàng.

Shams và cộng sự (2020) cho thay lợi ích cua đa dang hóa doanh thu

của ngân hàng và thông qua đa dạng hóa doanh thu có thể giảm rủi ro tín

dụng đồng thời bảo toàn vốn khi đối mặt với suy thoái kinh tế

Về các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng:

YANG & SHI (2009) đề cập tới một mô hình rủi ro tín dụng để đo xắc suất vỡ nợ tín dụng cá nhân bằng thuật toán Mô hình có thể được thực hiện

không chỉ trong việc dự đoán xác suất vỡ nợ cá nhân trong lĩnh vực ngân

hàng mà còn với cả các dịch vụ công cộng khác.

Trang 18

Weissova và cộng sự (2015) đề cập tới rủi ro tín dụng và xếp hạng tín

dụng, đây là một trong những công cụ hữu ích để đo lường rủi ro tín dụng

Xếp hạng và rủi ro tín dụng được liên kết chặt chẽ với nhau.

Về hệ thống cơ sở lý luận và chuẩn mực, toàn diện về quản trỊ rủi ro tíndụng cũng như các mô hình đo lường quản trị rủi ro tín dụng đã được đề cập

đầy đủ ở các nghiên cứu đã nêu ở trên Đây là cơ sở tạo tiền đề rất quan trọng

dé các Ngân hàng tại Việt Nam có thé học hỏi, áp dụng phù hợp với thực tiễn,

thực tế tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng nói chung và của khách hàng

cá nhân nói riêng.

1.1.1.2 Tổng quan nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về quản trị rủi ro tín

dụng, cũng như tín dụng đối với khách hàng cá nhân trong hệ thống các ngân

hàng thương mại và tại từng ngân hàng cụ thé Tat cả đều đưa ra hệ thống các

lý thuyết, các đề xuất, giải pháp để cải thiện, giảm thiêu, quản trị rủi ro tíndụng hiệu quả, cụ thể:

Về vai trò của quản trị rủi ro tín dung:

Lê Thị Thanh Huyền, Cù Thị Lan Anh (2021) có đề cập đến vai trò của quản trị rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng và thực trạng quản trị rủi rotại 2 ngân hàng lớn BIDV, VietinBank — thuộc top big 4 tại Việt Nam, qua đó

tác giả rút ra một số hàm ý cho các Ngân hàng thương mại trong quản trị rủi

ro tín dụng.

Nguyễn Thị Mỹ Yên, Nguyễn Thị Thanh Bình(2021) có đề cập đến

thực trạng quản tri rủi ro tại ngân hàng thương mại Việt Nam trong đó nêu rõ

về kết quả về tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn từ 2015-2020, mức độ tăng trưởngtín dụng của các ngân hàng, chiến lược, chính sách định hướng trong hoạtđộng quản trị rủi ro tín dụng và một số tồn tại, hạn chế Qua đó, tác giả đưa ra

các giải pháp dé hoàn thiện quan trị rủi ro như (i) thay đổi nhận thức về quan

Trang 19

trị rủi ro, (ii) Các nhân tố dé hoàn thiện thực thi nội dung quản trị rủi ro tin

dụng, (11) hoàn thiện các chính sách liên quan đến quản tri rủi ro tín dung

Hoàng Thị Kiều Nga (2016) đã nghiên cứu về: “Các lý luận rủi ro tín

dụng và quản trị rủi ro tín dụng, những tác động trong cho vay đối với Khách

hang cả nhân tác động lên công tác quan trị rui ro của Ngân hàng thươngmại ” Đề tài nghiên cứu thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại AgriBank DakLak theo ngành nghề kinh tế tại dia bàn và đưa ra các giải pháp nhận diện

& quản trỊ rủi ro tai chi nhánh.

Về phương pháp đo lường rủi ro tín dụng và mô hình quản trị rủi ro:

Đặng Thị Hồng Nhung (2021) nghiên cứu về các lý luận và một sốnghiên cứu điển hình của nước ngoài (mô hình CAMELS); Thực trạng quản

lý rủi ro tín dụng cá nhân tại BIDV, đánh giá thâm quyền phê duyệt và hiệuquả quản lý rủi ro tín dụng cá nhân Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả thông qua hoàn thiện bộ máy tô chức, hệ thống

thông tin tín dụng.

Cơ bản nhìn chung các nghiên cứu, bài báo trên đây góp phần quan

trọng đưa ra các lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng nói chung và tín

dụng khách hàng cá nhân nói riêng Tuy nhiên, trong một số nghiên cứu này,

vẫn còn tồn tại một số khoảng trồng và hạn chế, đặc biệt là khi tập trung vào

Ngân hàng TMCP Dai Chúng Việt Nam, cụ thé là trong giai đoạn đối mặt với

tác động của dịch Covid-19 và sau khi dịch bệnh nay qua di.

1.1.2 Khoảng trống nghiên cứu

Do PVcomBank là ngân hàng mới được thành lập từ năm 2013 dựa

trên cơ sở sát nhập giữa 2 tổ chức tin dụng là PVFC và WesternBank nên

chưa có đề tài nào ở trên nghiên cứu một tổ chức có lịch sử hình thành khá đặc biệt và có những đặc thù riêng về vốn, tình hình chất lượng nợ ngay từ

khi hình thành.

Trang 20

Bên cạnh đó, cũng chưa có công trình nghiên cứu, đề tài nào đề cậptoàn diện đến quản tri rủi ro tín dụng tại Ngân hang TMCP Dai Chúng Việt

Nam trong giai đoạn từ 2018-2022, giai đoạn trước, trong và sau covid 19

cũng như đưa ra các đề xuất hệ thống, các giải pháp để tăng cường quản trị

hiệu quả rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại PVcomBank tốt hơn nữa mà vẫn đảm bảo tăng trưởng quy mô, chất lượng tín dụng.

1.2 Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhântrong hoạt động của NHTM

1.2.1 Tín dụng khách hang cá nhân tại các NHTM1.2.1.1 Khái niệm về tín dụng khách hàng cá nhân tại NHTM

= Về Tin dụng & tín dụng ngân hang

Có nhiều khái niệm về tín dụng & tín dụng ngân hàng đã được định

nghĩa theo nhiều góc nhìn khác nhau Lê Thị Thu Thủy (2016) cho rằng: “Tín

dung được phát sinh khi một bên (chủ nợ) giao cho bên kia (con nợ) sử dụngmột khoản vốn nhất định, khi đến hạn trả nợ, con nợ phải trả cho chủ nợ khoản vốn đã vay kèm theo một khoản lãi suất nhất định mà hai bên đã thỏa

thuận trước Vốn ở đây có thể là tiền hoặc tài sản tính bằng tiên ”

Lê Thị Thu Thủy (2016) cho rằng: “Cho vay là một hình thức cấp tín

dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc có thể cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền dé sử dụng vào mục dich và thời gian nhất định theo những thỏa

thuận cụ thể trong hop dong tín dung với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi ”

Hay Nguyễn Minh Kiều (2009) thì cho rằng: “Tin dụng ngân hang là

quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng

trong một thoi han nhất định với một khoản chỉ phí nhất định ”.

Mặc dù có nhiều định nghĩa và khái niệm về Tín dụng (cấp tín dụng) vàtín dụng Ngân hàng, nhưng khi tổng hợp, tín dụng Ngân hàng có thể đượchiểu chung chung như một quá trình chuyên nhượng quyền sử dụng vốn từ

Trang 21

người sở hữu sang người sử dụng, với một thời hạn xác định và kèm theo chi

giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cá thê

= Khái niệm về tín dụng khách hàng cá nhân

Tín dụng khách hàng cá nhân là một hình thức mà Ngân hàng đóng vai

trò chuyên nhượng quyền sử dụng vốn cho khách hàng cá nhân, cho phép họ

sử dụng và kinh doanh trong một khoảng thời gian xác định trước, nhưng cầnphải hoàn trả cả gốc và lãi về ngân hàng

1.2.1.2 Đặc điểm hoạt động Tín dụng khách hàng cá nhân

" Quy mô các món vay thường nhỏ, nhưng số lượng các món vay nhiều Trong thực tế, khách hàng cá nhân thường có hai mục đích chính

khi vay tiền từ ngân hàng Mục đích đầu tiên là vay tiêu dùng, dùng dé chitiêu trực tiếp trong cuộc sống như mua nhà, mua đất, xây sửa nhà cửa,

mua sắm đồ dùng gia đình, hay thậm chí du học Mục đích thứ hai là vay tiền để bổ sung vốn kinh doanh cá nhân hoặc hộ gia đình, tuy nhiên, do hạn chế về năng lực tài chính, hoạt động kinh doanh thường không có quy

Trang 22

Điều đáng chú ý là số lượng các món vay cho khách hàng cá nhân là rất

đa dạng Điều này xảy ra do đối tượng của loại hình vay này là các cá nhân

trong xã hội, từ người có thu nhập thấp, trung bình đến cao Nhu cầu tín dụng

của khách hàng cá nhân cũng rất đa dạng và phong phú, bởi chất lượng cuộc

sống và trình độ dân trí ngày càng được nâng cao Điều này thúc day người ta

vay ngân hàng dé cải thiện và nâng cao mức sống của mình

= Gây tốn kém nhiều chi phí

Căn cứ vào những đặc điểm trên, việc tiếp cận và thu hút khách hàng cá

nhân đòi hỏi ngân hàng phải đầu tư nhiều chi phí vào việc mở rộng mạng

lưới, quảng cáo và tiếp thị Các chỉ phí này là để tạo điều kiện thuận lợi cho

việc tiếp cận và gặp gỡ các đối tượng khách hàng cá nhân tại từng địa bàn,

khu vực, ngành nghề hoặc lĩnh vực Bên cạnh đó việc phát triển nhân sự đầy

đủ để đảm bảo phục vụ chính xác, nhanh chóng, tiếp cận hồ sơ & thâm định

chính xác, dẫn đến quyết định cho vay, giải ngân thu nợ, kiểm tra sau chovay, định kỳ sẽ dẫn tới các chi phí như văn phòng phẩm, điện nước, điện

thoại, công tác phí.

Vì thông tin về nhân thân, lai lịch và tình hình tài chính của khách hàng

cá nhân thường không được cung cấp đầy đủ và khó thu thập, việc xác định

và thấm định cho vay tốn nhiều chi phí cho ngân hàng Điều này làm tăng chiphí hoạt động của ngân hàng khi tiến hành quá trình xét duyệt và đánh giá khả

năng thanh toán của khách hàng.

Chính vì những khó khăn này, lãi suất cho tín dụng khách hàng cá nhân

thường cao hơn so với tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiép.

= Rui ro cao hon so với tín dụng khách hàng doanh nghiệp

Trong quá trình thẩm định cho vay, thông tin về bản thân khách hang

đóng vai trò quan trọng, bên cạnh tính hợp lý và hợp pháp của nhu cầu vốn,khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo Tuy nhiên, việc đánh giá nhân thân,

11

Trang 23

nguồn trả nợ và mục đích sử dụng vốn thường gặp khó khăn trong việc thu

thập đầy đủ và chính xác thông tin

Điều này dẫn đến rủi ro thông tin bất cân xứng, khiến cho quá trình

thâm định trở nên thiếu chính xác Ngân hàng phải đối mặt với khả năngthông tin không đầy đủ, không rõ ràng và có thé không chính xác từ phía

khách hàng, điều này có thê tạo ra sự không cân xứng trong quá trình đánh giá tài chính của khách hàng và dẫn đến quyết định cho vay không chính xác

hoặc gây ra rủi ro lớn trong việc cho vay.Nguồn trả nợ của khách hang cá

nhân sẽ đến từ thu nhập ôn định tại thời điểm hiện tại, do vậy nếu nguoi vay

gap van dé về sức khỏe, mat việc làm hay biến cố bat ngờ như tai nạn thất

nghiệp, bi kịch gia đình sẽ ảnh hưởng tới thu nhập sẽ gây khó khăn trong

việc trả nợ ngân hàng.

Do số lượng khoản vay lớn và nhu cầu cấp tín dụng nhanh chóng, ngân

hàng đôi khi đối mặt với áp lực đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng

dé nâng cao hiệu quả kinh doanh Điều này có thé dẫn đến việc thâm định hé

sơ tín dụng trở nên chủ quan và lỏng lẻo, đồng thời có thể xuất hiện sơ hởtrong quản lý và các quy định của ngân hàng.

Tình trạng này tạo cơ hội cho một số cá nhân hoặc khách hàng khôngtrung thực lợi dụng sự chủ quan của cán bộ tín dụng dé lừa đảo và chiếm đoạttài sản của khách hàng hoặc thậm chí chiếm đoạt của ngân hàng Những hànhđộng gian lận này gây ra những tốn that lớn cho ngân hàng

= Chất lượng thông tin tài chính của khách hàng Thông tin về tài chính của khách hàng, bao gồm thông tin nhân thân,

nguồn trả nợ, mục đích sử dụng vốn, đóng vai trò quan trọng trong quyết địnhcấp tín dụng của ngân hàng Tuy nhiên, việc nắm bắt và xác thực thông tin

này thường khó khăn và có thé không day đủ, chính xác, dẫn đến việc thâmđịnh khách hàng không được chính xác.

12

Trang 24

Sự thiếu chính xác trong việc đánh giá thông tin tài chính của khách

hàng có thé gây ra những sai sót trong quá trình thâm định tín dung, dẫn đến

những quyết định không đáng tin cậy và rủi ro tài chính cho ngân hàng.

" Khách hàng cá nhân chịu trách nhiệm vô hạn trên số tiền vay

Trong trường hợp xảy ra các biến cố dẫn tới việc khách hàng cá nhân

gặp khó khăn, không trả được nợ gốc và lãi thì khách hàng cá nhân phải chịu

trách nhiệm toàn bộ đối với ngân hàng Ngân hàng sẽ đánh giá & xem xét dựa

trên các điều kiện, tài sản đảm bảo, tài sản sở hữu khác của khách hàng để

hoàn thành nghĩa vụ cam kết với Ngân hàng và điều này đã được quy định

trong hợp đồng tín dụng

1.2.1.3 Phân loại tín dụng khách hàng cá nhân

" Phân loại theo phương thức cho vayCho vay từng lần: là hình thức cho vay mà mỗi một lần vay vốn, khách

hàng và ngân hàng phải hoàn tất thủ tục cần thiết và ký hợp đồng tín dụng.Theo đó, mỗi một hợp đồng tín dụng có thể giải ngân một hoặc nhiều lần, tùy

vào nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng; tuy nhiên, tổng số tiền trên giấy nhận nợ không vượt quá số tiền đã ký trong hợp đồng tin dụng Hình thức tín dụng này áp dụng cho các khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn một lần duy

nhất, hoặc các khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên

Cho vay theo hạn mức tin dụng: Ngân hàng có thé áp dụng hình thức

cho vay theo hạn mức tín dụng cho những khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên hoặc phụ thuộc nhiều vào quá trình sản xuất kinh doanh Điều này giúp tăng sự chủ động và linh hoạt trong việc sử dụng vốn của khách

hàng Hình thức này cho phép ngân hàng cấp cho khách hàng một hạn mứctín dụng dựa trên mức thu nhập hoặc chu kỳ sản xuất kinh doanh và duy trìtrong một thời gian nhất định

Trong thời gian này, khách hàng có thê linh hoạt rút vốn trong hạn mức

cho phép mà không bị giới hạn về tổng số tiền đã được giải ngân trước đó

13

Trang 25

Điều này giúp khách hàng tiếp cận vốn nhanh chóng và thuận tiện khi có nhu

cầu trong quá trình kinh doanh mà không cần phải thực hiện lại quy trình xét

duyệt tín dụng từ đầu.

= Phân loại theo thời gian cho vay

Ngân hàng cung cấp ba hình thức tín dụng khác nhau cho khách hàng

cá nhân dựa vào thời hạn của khoản vay Đầu tiên, tín dụng khách hàng cá nhân ngắn hạn là những khoản vay có thời hạn trong vòng 12 tháng trở

xuống Thứ hai, tín dụng khách hàng cá nhân trung hạn là những khoản vay

cho phép khách hàng sử dụng trong khoảng thời gian từ 12 tháng đến 60

tháng Cuối cùng, tín dụng khách hàng cá nhân dài hạn là những khoản vay có

thời hạn lớn hơn 60 tháng.

= Phân loại theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng

Dựa trên mức độ tín nhiệm của khách hàng và nhu cầu thực tế của

khách hàng, Ngân hàng sẽ phân loại cấp tín dụng khách hàng cá nhân thành 2loại, cụ thé:

Dau tiên là cho vay có tài sản đảm bảo, trong đó khách hàng cần cung cấp tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh từ bên thứ ba dé dam bảo khoản vay Tài sản này có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

Hình thức thứ hai là cho vay không có tài sản đảm bảo, thường được

gọi là cho vay tín chấp Trong trường hợp này, ngân hàng đánh giá và xét

duyệt khoản vay dựa trên các tiêu chí và điều kiện nhất định, mà không yêu cầu khách hàng cung cấp tài sản thế chấp hay bảo lãnh từ bên thứ ba.

" Phân loại theo mục dich sử dụng vốn của khách hàng

Trong các năm trở lại đây, với sự bùng nỗ của thông tin và phát triểncủa xã hội, căn cứ vào nhu cầu sử dụng von thực tế của khách hàng mà cácngân hàng thường có các sản phẩm chi tiết, theo tên gọi cụ thé về mục dich sử

dụng vôn như:

14

Trang 26

Ngân hàng cung cấp nhiều hình thức cho vay để đáp ứng nhu cầu đadang của khách hàng cá nhân và hộ gia đình Các loại cho vay phổ biến bao

gồm: cho vay mua nhà, mua bất động sản, hoặc xây dựng, sửa chữa nhà; cho

vay mua ô tô; cho vay để kinh doanh chứng khoán; cho vay tiêu dùng hàng

ngày; cho vay dé du học; và cuối cùng là cho vay dé sản xuất kinh doanh chocác cá nhân hoặc hộ gia đình.

Tuy nhiên dé tổng quan lại về các nhu cầu, mục dich sử dung vốn và dễ

quản lý thì về cơ bản sẽ chia làm 2 mục đích chính bao gồm: (¡) Cho vay tiêu

dùng và (ii) cho vay sản xuất kinh doanh.

1.2.1.4 Vai trò của tín dụng khách hàng cá nhân

= Đối với nền kinh tế - xã hội

Ngân hàng là kênh dẫn vốn rất quan trọng trong nền kinh tế, nên các

chủ thé trong nền kinh tế là cá nhân, tổ chức dù trực tiếp hay gián tiếp đều

được hưởng lợi từ những lợi ích do hoạt động ngân hàng mang lại Và tín

dụng khách hàng cá nhân cũng không phải là ngoại lệ khi có những vai tròsau đối với nền kinh tế - xã hội:

Góp phan tao nén su nang dong cho cdc thanh phan kinh tế xã hội Với việc cung cấp vốn cho cá nhân dé trang trải chi phí phát sinh trong

cuộc sống từ những nhu cầu cơ bản đến các nhu cau xa xi dé nâng cao chat

lượng cuộc sống Đề đáp ứng kip thời các nhu cầu ngày càng tăng, buộc các

thành phần kinh tế đây mạnh sản xuất, tạo ra nhiều công ăn việc làm, tạo ra sự

khác biệt cũng như hoạt động kinh doanh liên tục Từ đó nâng cao khả năng

cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế trong nước vả ngoài nước trong thời

kỳ phát triển xã hội

Tạo sự ồn định về mặt xã hộiViệc cấp tín dụng khách hàng cá nhân góp phần thúc đây hiệu quả của

việc sử dụng vốn dư thừa trong xã hội đến với những người cần vốn đề kinhdoanh, nâng cao đời sông xã hội, thúc đây sản xuât, kích câu trong nên kinh

15

Trang 27

tế Do đó sẽ thu hút được nhiều lực lượng lao động tham gia xây dựng, sản

xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, tạo ra thu nhập, làm giảm tệ nạn xã hội

gop phan ồn định trật tự xã hội.

= Đối với Ngân hang

Tăng lợi nhuận của ngân hàng Mang tín dung cá nhân đóng góp lớn trong ty trong lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chung của Ngân hàng, bên cạnh đó còn có mảng thu phí và huy

động vốn và các nghiệp vụ khác Theo số liệu thống kê tỷ trọng cho vay bán

lẻ của nhóm ngân hàng quy mô vừa và lớn chiếm 40 - 50%, cá biệt có tổ chức

tín dụng (TCTD) có tỷ lệ cho vay cá nhân chiếm 60 - 80% tông dư nợ Các

hình thức cho vay cá nhân ngày càng phát triển với thủ tục đơn giản, thuận tiện Bên cạnh đó, các sản phẩm thẻ, chuyên tiền, ngân hàng điện tử, thanh toán hóa đơn, bảo hiểm cũng được các ngân hàng đưa ra nhiều chương

trình, chính sách và khuyến mại để thu hút người dùng Nhờ đó lợi nhuận củaNgân hàng được dam bảo & tăng trưởng 6n định

Quang ba thương hiệu cua Ngân hàngVới đặc thù số lượng khách hàng đông, dàn trải trên nhiều địa bàn, tỉnh thành cả nước nên việc hoạt động tín dụng cá nhân hiệu quả sẽ góp phầnquảng bá thương hiệu của Ngân hàng tới đông đảo bộ phận khách hàng Bên

cạnh đó với đặc tính của người Việt Nam, hay bán hàng theo vết dầu loang,

nên uy tín của Ngân hàng càng được mở rộng, tin tưởng khi cung cấp dịch vụ

nhanh chóng, chính xác và tận tình, chu đáo.

1.2.2 Quản trị rui ro tín dụng khách hàng cá nhân

Đề nắm bắt, hiểu rõ quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại cácNHTM thì cần phải làm rõ khái niệm về rủi ro tín dụng, khái niệm về quản trịrủi ro tín dụng cũng như quy trình quản trị tại các ngân hàng, các tiêu chí để

đánh giá kết quả quản trị và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động quản trị ro

tín dụng.

16

Trang 28

1.2.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụngJ.McNeil (2005), Bessis (2015) cũng nêu nêu rat chi tiết về khái niệm

cơ bản về rủi ro tín dụng, mô hình rủi ro tín dụng như như mô hình VAR, mô

hình KMV, mô hình Bernoulli và đây là một trong những cơ sở để thamkhảo, nghiên cứu về quản tri rủi ro tín dụng tại Việt Nam

Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động cấp tín dụng - là chức năng cơ

bản của một ngân hàng và đóng góp tỷ trọng lớn trong nguồn thu của ngân

hàng Tuy nhiên, rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến nên

có thé gây tôn thất về tài chính kinh tế mà trực tiếp là làm giảm lãi, giá trị thị

trường về vốn, trong trường hợp nghiêm trọng có thé làm hoạt động kinhdoanh của ngân hàng thua lỗ, gây phá sản

Phan Thi Thu Hà (2019) đã chỉ rõ: “Rui ro tín dụng là kha năng xảy ra

tồn thất cho ngân hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc không có khảnăng thực hiện một phan hoặc toàn bộ nghĩa vu nợ cua minh theo cam kết”

Khi tiến hành cấp tín dụng, từ khi giải ngân cho đến khi thu hồi vốngốc và lãi, ngân hàng không thể chắc chắn rằng giao dịch đó sẽ được hoànthành thành công Có khả năng giao dịch được thực hiện đúng như kế hoạch,

nhưng cũng có khả năng không hoàn thành.

Để xem xét một giao dich tín dụng là hoàn thành, ngân hang cần dam bảo rang họ đã thu hồi đủ khoản tín dụng, bao gồm cả vốn gốc và lãi Việc

hoàn thành giao dich tín dụng chỉ xảy ra khi ngân hàng đã thu hồi day đủ sốtiền mà khách hàng phải trả Nguyễn Minh Kiều (2009) đã đưa ra nhận định:

“Rui ro tín dụng thể hiện ở khả năng hay xắc suất hoàn thành giao dịch tin

dụng do”.

“Rui ro trong cho vay ngân hàng là một yếu tố khách quan, khó loại trừ

và rủi ro này thường do khách hang gây ra Nó tiềm ân trong quá trình chovay của TCTD bao gôm giai đoạn trước, trong và sau cho vay Biêu hiện của

17

Trang 29

của rủi ro là khoản vay không thu hồi được, có thé là nợ quá hạn, nợ khó đòi,

nợ xấu” Lê Thị Thu Thủy(2016)

Nhu vậy, đứng trên nhiều góc độ khác nhau dé nhìn thì rủi ro tin dụngđều có thé được diễn giải theo nhiều cách khác nhau Nhưng tiu chung lại đều

quy về bản chất của rủi ro tín dụng đó là: hoạt động cấp tín dụng của Ngân

hang cho Khách hàng và khả năng xảy ra tôn thất thiệt hại về kinh tế mà Ngânhàng, tổ chức tín dụng phải gánh chịu do Khách hàng không thực hiện nghĩa

vụ hoàn trả gôc hoặc lãi, hoặc cả 2 của khoản vay.

1.2.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng

Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng khác nhau tùy theo mục đích,

yêu cầu nghiên cứu Tùy theo tiêu chí phân loại mà có thể chia thành rủi ro tíndụng thành các loại khác nhau.

" Phân loại theo nguyên nhân phát sinh

Hình 1.1: Các loại rủi ro tín dụng theo tiêu thức rủi ro

Rui ro lựa Rui ro bao Rui ro Rui ro nội Rui ro tập

chọn đảm | nghiệp vụ tại trung

` y,

Nguồn: Phan Thị Thu Hà và các cộng sự, 2019 Quan trị rui ro.

18

Trang 30

Theo nguyên nhân phát sinh thì có thể chia ra làm rủi ro giao dịch và

rủi ro danh mục

Rui ro giao dich: Trong quá trình giao dich và xét duyệt cho vay, ngân

hàng đối diện với một số rủi ro do các hạn chế và khó khăn trong việc đánh

giá và xác định khách hàng Những rủi ro này bao gồm:

Y Rui ro lựa chọn: Đây là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng dé ngân hang lựa chon phương án vay vốn hiệu quả nhằm

ra quyết định cho vay Việc đưa ra quyết định sai lầm có thé dẫn đến những

hậu quả nghiêm trọng cho cả ngân hàng và khách hàng.

Y Rui ro bảo đảm: Rui ro này phát sinh từ các tiêu chuân đảm bảo

trong hợp đồng cho vay, bao gồm các điều khoản về tài sản đảm bảo, chủ thểdam bảo, cách thức đảm bao và mức cho vay trên tri giá của tài sản đảm bảo.Nếu các tiêu chuẩn này không được thực hiện chặt chẽ, ngân hàng có thể đối

mặt với rủi ro không thu hồi được tài sản đảm bảo trong trường hợp kháchhàng không thể trả nợ

Y Rui ro nghiệp vu: Rui ro này liên quan đến việc quản lý khoản vay

và hoạt động cho vay của ngân hàng, bao gồm việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay gặp vấn đề Nếu quá trình

quản lý và xử lý khoản vay không được thực hiện hiệu quả, ngân hang có thé

mắc phải những rủi ro không đáng có.

Rui ro danh mục: Ngân hàng đối diện với rủi ro danh mục trong quan

lý các khoản cho vay, được phân thành hai loại chính: Rủi ro nội tại và rủi ro

tập trung.

* Rui ro nội tại: Loại rủi ro này bắt nguồn từ các yếu tố và đặc điểm

độc đáo bên trong của từng khách hàng vay hoặc từng ngành, lĩnh vực kinh tế

Nó có nguồn sốc từ cách thức hoạt động hoặc cách thức sử dụng vốn của khách hàng vay Mỗi chủ thể có thể mang những đặc điểm riêng biệt và rủi ro

nội tại phát sinh do những yếu tổ này

19

Trang 31

* Rui ro tập trung: Loại rủi ro này xảy ra khi Ngân hang tập trung quá

nhiều vốn cho vay vào một số khách hàng, doanh nghiệp hoạt động trong

cùng một ngành hoặc lĩnh vực kinh tế; hoặc tập trung vay ở cùng một vùng

địa lý cụ thể; hoặc cho vay một loại hình vay có rủi ro cao Khi ngân hàng quá

tập trung vào một số lựa chọn này, nếu có vấn đề xảy ra trong lĩnh vực đó,

ngân hàng có thể chiu thiệt hại lớn

" Phân loại theo khả năng trả nợ của khách hàng

Theo khả năng trả nợ của khách hàng sẽ bao gồm Rủi ro không hoàn

trả đúng hạn, rủi ro do không có khả năng trả nợ.

Rui ro không hoàn trả đúng han: (rủi ro đọng vôn) Khi thiết lập mối

quan hệ tín dụng, Ngân hàng và khách hàng cần thông nhất về khoảng thời

gian hoàn trả nợ vay Tuy nhiên, trong trường hợp đến thời hạn mà Ngân

hàng vẫn chưa thu hồi được vốn vay, xuat hién những tôn thất gọi là rủi rokhông hoàn trả nợ đúng hạn.

Rui ro không có khả năng trả nợ: Trong quá trình tín dụng, có thể xảy

ra tình huống khi khách hàng không còn khả năng chỉ trả khoản nợ vay Điều

nay dẫn đến rủi ro cho Ngân hang, và dé thu hồi số tiền nợ, Ngân hàng cần

tiến hành thanh lý tài sản của khách hàng

" Phân loại theo tính khách quan, chủ quan của nguyên nhân gây

ra rủi ro tín dụng:

Rui ro khách quan là loại rủi ro do những nguyên nhân bên ngoài vakhông do người vay hoặc người cho vay tạo ra Các yếu tô như thiên tai, dịch bệnh, hoạt động tài chính không đoán trước được có thé gây thất thoát vốn

vay dù người vay đã thực hiện đầy đủ các chính sách và chế độ chính sách

Rui ro chủ quan, ngược lại, là loại rủi ro mà nguyên nhân xuất phát từ

chủ quan của cả người vay và người cho vay Điều này có thể xảy ra khi người vay hoặc người cho vay có tình làm thất thoát vốn vay hoặc có những

20

Trang 32

hành vi không chịu trách nhiệm, vi phạm các điều khoản hợp đồng, hay có lý

do chủ quan khác gây ra rủi ro.

1.2.2.3 Khái niệm về quản tri rui ro tín dung

Hiện tại nhiều văn ban, tài liệu hay dùng giữa quan trị rủi ro tín dụng và

quản lý rủi ro tín dụng Theo tìm hiểu của tác giả thì quản lý rủi ro tín dụng sẽ được hiểu là việc các cơ quan quản lý nhà nước đưa ra các biện pháp, yêu cầu các TCTD phải thực hiện để đảm bảo một tỷ lệ nhất định, yêu cầu nhất định

trong rủi ro tín dụng Còn quản tri là việc nhận diện, do đếm, đưa ra hành động

dé giảm thiểu, chấp nhận rủi ro tín dụng trong một mức độ cho phép Quản trị sẽ

được dùng nhiều hơn ở các tô chức tín dụng để thực hiện các mục tiêu đặt ra

Các biện pháp để hạn chế rủi ro trong cho vay trong ngân hàng làphòng ngừa rủi ro xảy ra tại các ngân hàng khi không doi được nợ, Như vậy

có thể nói rủi ro trong cho vay là cơ sở để xây dựng và thực hiện các biệnpháp hạn chế rủi ro Nếu các rủi ro trong cho vay ngày càng phức tạp và nhiềuthì buộc các biện pháp hạn chế rủi ro phải ngày càng hoàn thiện

Nguyễn Quang Hiện (2016) có đề cập: “Quan trị rui ro tin dụng là quá

trình xây dựng và thực thi các chiến lược, chính sách quản trị và kinh doanh tín dụng nhằm tối da hóa lợi nhuận trong phạm vi mức rủi ro có thể chấp nhận ””.

Hay Phan Thị Thu Hà (2019) cho rang: “Quản lý rủi ro tín dung làtoàn bộ quá trình kiểm tra, giám sát, phòng ngừa liên tục, bắt dau từ khâu lựa

chọn, đánh giá khách hàng cũng như các khoản vay được khách hàng cho vaylại, đến "Người vay cuối cùng, theo dõi và có biện pháp xử lý, những khoản nợ

có vấn đê nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro có thể xảy ra nhằm nâng cao hiệu

quả hoạt động tín dụng” Qua đó, có thé thay quản trị rủi ro tín dụng là quátrình mà các nhà quản trị trong ngân hàng thực hiện để đảm bảo sự tổ chức,

kiểm soát và giám sát hiệu quả của các hoạt động cấp tín dụng Qua việc lập

kê hoạch, triên khai và tiên hành kiêm tra liên tục các bộ phận nội bộ trong

21

Trang 33

hoạt động tín dụng, ngân hàng đảm bảo bảo vệ lợi nhuận của mình và xác

định mức rủi ro có thê chấp nhận trong trường hợp xảy ra rủi ro tín dụng

Như vậy, quan tri rủi ro tín dụng cá nhân là việc nhận diện, đưa ra các

biện pháp quản trị, triển khai và giám sát trong hoạt động tín dụng của ngân

hàng với đối tượng khách hàng là cá nhân.

Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng hướng vào việc đảm bảo tăng trưởngtín dụng nhưng hạ thấp được rủi ro tín dụng, nâng cao mức độ an toàn kinh

doanh cho Ngân hàng bằng các chính sách, các biện pháp quản lý, giám sát

hoạt động tin dụng khoa học và hiệu quả Ngoài ra, quan tri rủi ro tín dụng phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định của nhà nước và quy định của pháp luật.

1.2.2.4 Vai trò cua quản trị rui ro tin dungĐối với Ngân hàng

Việc thực hiện tốt quản tri rủi ro tín dụng nói chung và quan tri rủi rotín dụng khách hàng cá nhân nói riêng đều giúp cho Ngân hàng có thể thu hồi

được vốn đã cho vay với mức đã xác định trước, từ đó có thể đảm bảo khả năng trả nợ đối với các khoản tiền gửi, tiền vay với các tổ chức tín dụng Điều

này nhằm mục đích bảo đảm hiệu quả của hoạt động của Ngân hàng, từ đó

đảm bảo khả năng thanh khoản, giữ được uy tín và và thương hiệu.

Bên cạnh đó, giúp ngân hàng nhận diện và xác định được độ rủi rotrong việc cấp tín dụng và từ đó xác định được các điều kiện, các quy định,

quy trình trước, trong và sau cho vay phù hợp với từng đối tượng Đảm bảo

vẫn đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của khách hàng nhưng vẫn đảm bảo

hạn chế được rủi ro trong việc phát triển tín dụng đặc biệt là tín dụng cá nhân

Đối với nén kinh tếKhi Ngân hàng có hệ thống quản trị rủi ro tốt sẽ tạo dựng được tên tuôi,

từ đó sẽ là kênh dẫn vốn hiệu quả cho nền kinh tế Góp phần phát triển hệ

thống Ngân hang và nền kinh tế nói chung Khi Ngân hàng khỏe mạnh thì các

22

Trang 34

chủ thé là cá nhân vay vốn “vên tâm” thực hiện hoạt động kinh doanh, là tiền

dé vững chắc dé ôn định các quan hệ cấp tín dụng trong ngân hàng, góp phần

đấu tranh phòng và chống có hiệu quả những hiện tượng tiêu cực nảy sinh

trong quá trình cấp tín dụng

1.2.2.5 Quy trình quan trị rui ro tín dung

Hiện nay, các định chế tài chính trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều

tuân thủ theo một quy trình gồm 4 bước như sau theo Trần Thị Vân Anh

(2018) bao gồm: Nhận diện, đo lường, kiểm soát và xử lý Và được mô hình

hóa như sau:

Hình 1.2: Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

Đây là bước hết sức quan trọng trong việc quản trị rủi ro tín dụng hiệu

quả hay không; Ngoài việc các Ngân hàng xây dựng các chính sách, sản

phẩm, phù hợp còn phải liên quan tới một phần không nhỏ là tính chủ quan

của lực lượng bán hàng như trình độ, đạo đức Dé kiểm soát việc đó các Ngân

hàng thường ban hành quy trình cấp tín dụng trong đó phân rõ trách nhiệm độc lập của từng bộ phận, qua đó hạn chế và nhận diện được rủi ro ở từng khâu, từ đó có quyết định cấp tín dụng phù hợp.

" Đo lường và kiêm soát:

23

Trang 35

Ngân hàng có bộ phan độc lập là bộ phận quản tri rủi ro ro, xây dựng

các quy định, quy trình và xếp hạng tín dụng nội bộ Từ đó xác định đượcnhững nguyên nhân gây ra rủi ro, mức độ thiệt hại thông qua thu thập số liệu

và phân tích đánh giá.

Ngoài ra việc kiểm soát sẽ giúp Ngân hàng theo dõi, xác định tính

chính xác của rủi ro và những tốn thất về tài sản từ đó sẽ có các biện pháp

xử lý phù hợp Kiểm soát đối với đối tượng khách hàng là quy trình kiểm tra

sau cho vay sẽ do bộ phận bán hàng và hỗ trợ tín dụng thực hiện dé đảm bảo

tính độc lập.

" Xử lý

Sau khi đo lường và kiểm soát thì việc đưa ra các biện pháp dé xử lý làviệc rất quan trọng và cần phải được trién khai nhanh chóng dé vừa nhăm hạnchế tổn thất nhất cho ngân hang va cũng dé giúp khách hàng có được giải

pháp tài chính tối ưu Thường ngân hàng sẽ tách bạch bộ phận cho vay và bộ

phận thu hồi nợ nhưng việc thực hiện mua bán nợ, xử lý nợ hiện tại của Việt

Nam còn chưa có đủ hành lang pháp lý nên các Ngân hàng cũng thường rất

mất nhiều thời gian dé xử lý được rủi ro tín dụng

Và từ những kết quả xử lý rủi ro tín dụng, Ngân hàng sẽ lại quay lại để

xây dựng chính sách, sản phâm cho phù hợp với điều kiện thực tế dé đảm bảovừa tăng trưởng tín dụng nhưng vẫn quản trị được rủi ro ở mức chấp nhận

1.2.2.6 Quan trị rủi ro theo Basel

Uy ban Basel về giám sát ngân hàng đã xây dựng va công bố những nguyên tắc cũng như hướng dẫn về mặt quy trình quản trị rủi ro để khuyến

cáo các ngân hàng trên thế giới hiện nay áp dụng

Hình 1.3: Nội dung cơ bản trong quản lý các rủi ro theo

Hiệp ước vốn Basel II Ba trụ cột chính

24

Trang 36

vôn tôi thiêu

Trụ cột 2

Ra soát van dé

giám sát

Tru cột 3 Minh bạch thông tin

e Thu thập, tăng cường

lưu trữ thông tin.

Rui ro hoạt động

e Phân loại từng nhóm

rủi ro theo sự kiện,

khối kinh doanh

khuôn khổ cho rủi ro

thông tin tài liệu.

eCông bố thông tin

định tính và định

lượng về: Rủi ro tín

dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và các rủi ro

khác, vốn tối thiểu.

Ha tang công nghệ thông tin

Nguồn: Trần Thị Vân Anh và các cộng sự, 2018 Ngân hang Quốc tế.1.2.2.7 Mô hình ba tuyến phòng thủ

Mô hình này được các chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá cao do

ưu điểm của hệ thống là tất cả các thành viên trong hệ thống đều phải tham

gia quá trình quản trị rủi ro, mỗi rủi ro trong mỗi tác vụ của ngân hàng đềuđược nhận diện, kiểm soát và giảm thiểu, xử lý triệt đề

Tuy nhiên, để vận hành thành công thì đòi hỏi Ngân hàng phải đầu tưrất lớn về tiền bạc và thời gian cho xây dựng & triển khai mô hình Bên cạnh

đó cần phải có sự tuân thủ đầu tiên từ lãnh đạo ngân hàng, các bộ phận vì mụctiêu chung, đây nhanh thời gian xử lý ở từng khâu

= Tuyến phòng thủ thứ nhất

25

Trang 37

Các đơn vị trong ngân hàng như khối kinh doanh, bán hàng, chuyênviên khách hàng, chi nhánh và các đơn vị vận hành tại hội sở, đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý rủi ro tín dụng và hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng Nhiệm vụ chính của các đơn vi này là xác định, đánh giá, vàngăn ngừa các rủi ro tiềm ẩn trong quá trình cho vay và các hoạt động vậnhành khác Họ đảm bảo việc báo cáo và theo dõi tình hình rủi ro một cáchthường xuyên và đáng tin cậy, đồng thời bảo vệ lợi ích của đơn vị thông qua

việc tự đánh giá và kiểm soát hiệu quả của từng hoạt động

Tuyến phòng thủ thứ hai

Các khối quản trị rủi ro, khối tuân thủ và quản trị rủi ro hoạt động và

pháp chế, đảm bảo sự kiểm tra và cân đối để tối ưu hóa quá trình quản lý rủi

ro tại cấp độ phòng ngừa đầu tiên.

Việc quản lý rủi ro chính đang được chú trọng băng cách xây dựng

chính sách và khẩu vị rủi ro cho vay, đồng thời thiết lập quy trình và hướngdẫn tín dụng và cho vay Ngoài ra, họ theo dõi tình hình tín dụng, cảnh báo

sớm về các nguy cơ tiềm an và quản lý danh mục tín dụng một cách cần thận.

Các khối này cũng đảm bảo giám sát các chương trình kiểm soát nội bộ

và tuân thủ các quy định và quy trình pháp lý Bằng cách thực hiện những

nhiệm vụ này một cách kỹ lưỡng, tuyến quản trị rủi ro đóng góp vào việc duytrì sự ôn định và tin cậy cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng

= Tuyến phòng thủ thứ ba

Bộ phận kiểm toán nội bộ là một phần quan trọng trong hệ thốngquản lý rủi ro của ngân hàng Bản thân bộ phận này thuộc Ban kiểm soát,hoạt động độc lập và không phụ thuộc vào Ban điều hành, giúp đánh giáhiệu quả của cả hai tuyến phòng thủ và các rủi ro tiềm tàng một cách kháchquan và đáng tin cậy.

Sự tuân thu chặt chẽ mô hình quản tri phòng thủ 3 lớp trong ngân

hàng đã mang lại kết quả quan trọng, đảm bảo việc tuân thủ các tiêu chuẩn

26

Trang 38

an toàn và tiến tới thích nghi với các tiêu chuẩn quản trị tiên tiễn trên thế

giới Đặc biệt, điều này đã tạo nên một văn hóa ý thức và kiểm soát rủi ro

trong tất cả các nhân viên của ngân hàng Từ chuyên viên khách hàng cho

đến nhân viên các khối hỗ trợ, tất cả đều phải tuân thủ quy định và quy trình

và có ý thức về việc chịu trách nhiệm đánh giá, phát hiện sớm và ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra.

Quan tri rủi ro không chi là trách nhiệm cua khối quản trị rủi ro mà là

trách nhiệm chung của toàn hệ thống Mỗi cá nhân trong ngân hàng đều đóng

góp vào quá trình quản lý rủi ro, hình thành một hệ thống bền vững và chủ

động đối mặt với những thách thức có thể xảy ra

1.2.2.8 Các nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụngkhách hàng cá nhân

“Nhóm chỉ tiêu định tính:

Đây là các chỉ tiêu trong cách đánh giá truyền thống của các ngân hàngcho khách hàng vay vốn dựa vào chủ quan từ phía ngân hàng Bao gồm các

mô hình sau:

Mô hình 6C: đề đưa ra nhận xét chủ quan của mình bao gồm các thông

tin định tính như sau:

(i) Tư cách người vay (Character)

Cán bộ tín dụng hoặc cán bộ thấm định phải chắc chắn rằng người vay cómục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí trả nợ khi đến hạn Các quan hệ vay

vốn đã trải qua và kinh nghiệm của các Ngân hàng đã cho vay khách hàng này.

(ii) Năng lực của người vay (Capacity)

Cán bộ tín dụng cũng phải thâm định được năng lực pháp luật và nănglực hành vi dân sự của người vay Đảm bảo người vay phải đạt đủ yêu cầu của

pháp luật.

(iii) Thu nhập của người vay (Cashflow)

27

Trang 39

Đánh giá xem thu nhập/ nguồn thu của người vay vốn có ôn định/ vữngchắc và đảm bảo cho việc trả nợ cho ngân hàng Đánh giá nguồn thu có hợp

lý, phù hợp theo quy định của pháp luật cũng như thị trường.

(iv) Bao đảm tiên vay (Collateral)

La tai san dam bao cho khoan vay, tinh thanh khoan ra sao, gid tri nhu thé

nào, Kha năng lên xuống, mat giá của tài sản theo thời gian Tai san đảm bao

càng có giá trị, tính thanh khoản càng cao thì càng đảm bảo tốt cho khoản vay.

(v) Các điều kiện (Conditions)

Đây là một loạt các điều kiện của Ngân hàng trong từng thời kỳ để

đánh giá các nhân tô về ngành nghề, thu nhập, tài sản, năng lực, tư cach va

những vấn đề liên quan tới thẩm định khách hàng Các yếu tố ảnh hưởng tới

các vấn đề trên và các điều kiện chặt hay lỏng sẽ do ngân hàng quyết định

Việc sử dụng mô hình này tương đối đơn giản và có những hạn chế

nhất định là phụ thuộc hoàn toàn vào sự trung thực, mức độ chính xác của cácnguồn thông tin khách hàng cung cấp và tự thu thập Bên cạnh đó việc khả

năng phân tích, đánh giá, dự báo của cán bộ tín dụng cũng làm ảnh hưởng tớiviệc đánh giá & đưa ra quyết định cấp tín dụng.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là công cụ quan trọng giúp Ngân

hàng đánh giá và quản lý chất lượng danh mục tín dụng Nó giúp xác định tonthất tín dụng một cách hợp lý và chính xác theo từng dòng sản phẩm, lĩnh vựchoặc ngành kinh tế, cũng như phân tích rủi ro và lợi nhuận của các dòng sản

phẩm Từ đó, ngân hàng có thể phát triển chiến lược Marketing nhằm hướng

28

Trang 40

tới các khách hàng có ít rủi ro hơn, đồng thời xây dựng danh mục tín dụng

chất lượng cao

Hệ thong xép hạng tín dung có vai trò quan trong trong việc ra quyết

định cấp tín dụng Kết quả xếp hạng khách hàng được sử dụng như một trong

các cơ sở quan trọng dé đưa ra quyét định về han mức tin dụng, thời hạn, lãi suất và biện pháp bảo đảm tiền vay, cũng như phê duyệt hoặc không phê duyệt cấp tín dụng Nó cũng hỗ trợ trong việc giám sát và đánh giá khách

hàng tín dụng trong quá trình nợ còn dư nợ, cũng như kiểm soát rủi ro tín

dụng và phân loại nợ theo quy định của Ngân hàng nhà nước.

Các ngân hàng xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ với các

phương pháp và chỉ tiêu khác nhau, thường dựa trên việc chấm điểm các chỉ

số tài chính và phi tài chính của từng khách hàng Để đảm bảo tính khách quan, ngân hàng thiết kế các kiểm soát chặt chẽ để giám sát việc đánh giá và

xếp hạng tín dụng

Quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng cá nhân thông

thường có các bước cham điểm tài chính và phi tài chính liên quan tới: (i) xác định thông tin về thân nhân, (ii) Kha năng trả nợ, (iii) Lich sử tín dụng và (iv)

Phuong án vay vốn/ kinh doanh

Hàng năm, bộ phận quản trị rủi ro thường tham mưu, chỉnh sửa, nghiên

cứu, cập nhật các chính sách quản trị rủi ro tín dụng vào hệ thống xếp hạng tín

dụng nội bộ; Theo dõi hiệu quả vận hành và thực hiện điều chỉnh cho phù hợp với hệ thống và các quy định của Ngân hàng nhà nước.

= Nhóm chỉ tiêu định lượng đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dung:

Tỷ lệ Nợ quá hạn

No quá hạn là số tiền khách hàng không thé trả về Ngân hang đúng thời

hạn như đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng Điều này xảy ra khi khách hàng không có khả năng thanh toán gốc và lãi vào ky hạn nợ, không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đảm bảo không đủ giá trị để giải ngân hoặc bán đấu giá.

29

Ngày đăng: 08/10/2024, 11:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w