Đặt vấn đề/ Lý do chọn đề tài Quảng cáo trên truyền hình từ lâu đã là một trong những phương tiện quảng cáotruyền thống có sức ảnh hưởng lớn nhất trong việc truyền tải thông điệp tới khá
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG - TRUYỀN THÔNG
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN: THỰC HÀNH VĂN BẢN TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ 8: ANH CHỊ HÃY NÊU NHẬN XÉT (ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM, CÁCH THỨC, Ý NGHĨA) CỦA QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH
Mã lớp học phần: 233_71VNIP20232_05 Giảng viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Ngọc Tâm Nhóm: 01
TP HỒ CHÍ MINH, NGÀY 24 THÁNG 07 NĂM 2024
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN
3 Lâm Thị Bích Ngân 2373201040877 Thành viên Nội dung
5 Lê Thanh Mỹ Hân 2373201040394 Thành viên
6 Nguyễn Đình Thiên Nam 2373201040851 Thành viên
7 Nguyễn Phạm Bảo Ngân 2373201040892 Thành viên
8 Phạm Nguyễn Kim Thủy 2373201041467 Thành viên
10 Lê Trần Ngọc Thoại 2373201041435 Thành viên
11 Nguyễn Hoàng Như Ý 2373201041877 Thành viên
Trang 3BẢNG ĐÁNH GIÁ CHÉO THÀNH VIÊN NHÓM
Hoàng Bảo
An Lê ViệtCường Bích NgânLâm Thị Võ DiệpMỹ Hậu Lê ThanhMỹ Hân Đình ThiênNguyễn
Nam
Nguyễn Phạm Bảo Ngân NguyễnPhạm
Kim Thủy
Võ Lê Anh Thư Lê Trần NgọcThoại Nguyễn HoàngNhư Ý
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn đến Khoa Quan hệ công chúng Truyền thông, Trường Đại học Văn Lang đã đưa học phần Thực hành văn bản tiếngViệt vào chương trình giáo dục đại học chính quy ngành Truyền thông Đa phươngtiện
-Đặc biệt, chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy NguyễnNgọc Tâm vì đã tận tâm giảng dạy chi tiết kiến thức môn học Thực hành văn bản tiếngViệt đến chúng em và luôn hỗ trợ chúng em xuyên suốt học kỳ vừa qua Sau một thờigian tìm hiểu và nghiên cứu chúng em đã hoàn thành nội dung luận văn dựa trên cáckiến thức đã học và sự hướng dẫn của thầy Bởi vì vốn kiến thức chuyên môn còn hạnchế nên chúng em không thể tránh khỏi được những sai sót trong tiểu luận Vì vậy,chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp và nhận xét từ Thầy để bài tiểu luậncủa chúng em được hoàn thiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 7 năm 2024
Trang 5MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Quảng cáo
1.2 Quảng cáo trên truyền hình
1.3 Các yếu tố của quảng cáo trên truyền hình
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề/ Lý do chọn đề tài
Quảng cáo trên truyền hình từ lâu đã là một trong những phương tiện quảng cáotruyền thống có sức ảnh hưởng lớn nhất trong việc truyền tải thông điệp tới khán giả.Với khả năng kết hợp âm thanh, hình ảnh và chuyển động, quảng cáo truyền hình tạo
ra những trải nghiệm sống động và ấn tượng mạnh mẽ cho người xem Chúng tôi nhậnthấy rằng trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và sự phát triển nhanh chóng của cácphương tiện truyền thông kỹ thuật số, quảng cáo trên truyền hình vẫn giữ vững vai tròquan trọng trong chiến lược tiếp thị của nhiều doanh nghiệp
Quảng cáo truyền hình còn đóng vai trò then chốt trong việc truyền tải thông điệpcủa doanh nghiệp đến với khách hàng mục tiêu Sự kết hợp giữa âm thanh và hình ảnhđộng, quảng cáo truyền hình có khả năng tác động mạnh mẽ đến cảm xúc và tâm lýcủa người xem, dễ dàng thu hút sự chú ý và ghi nhớ lâu dài Đây là yếu tố quan trọnggiúp các doanh nghiệp tiếp cận và tạo ấn tượng sâu sắc với khán giả
Không chỉ giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp, quảng cáo truyền hình còn làcông cụ hiệu quả trong việc thu hút khách hàng và định vị thương hiệu Những chiếndịch quảng cáo sáng tạo, độc đáo trên truyền hình có thể tạo ra sự khác biệt và để lạidấu ấn trong lòng người tiêu dùng, từ đó tăng cường nhận diện thương hiệu và thúcđẩy hành vi mua sắm
Hiện nay, quảng cáo truyền hình rất đa dạng và phong phú về hình thức, từ quảngcáo trực tiếp đến quảng cáo tài trợ chương trình, quảng cáo xen kẽ trong các bộ phimhay các chương trình truyền hình thực tế Sự đa dạng này giúp doanh nghiệp có nhiềulựa chọn hơn trong việc tiếp cận đối tượng khán giả khác nhau và tạo ra những chiếndịch quảng cáo phù hợp với mục tiêu của mình
Quảng cáo truyền hình có phạm vi tiếp cận rộng lớn và khả năng lan tỏa mạnh
mẽ Với sự phổ biến của truyền hình trong đời sống hiện nay, quảng cáo truyền hình
đã dễ dàng tiếp cận được nhiều đối tượng khán giả ở nhiều độ tuổi và tầng lớp khác
Trang 7nhau Điều này giúp quảng cáo truyền hình trở thành một công cụ quan trọng trongviệc tạo dựng và duy trì sự hiện diện của thương hiệu trên thị trường.
Với những lý do nêu trên, chúng tôi đã quyết định lựa chọn đề tài " Đánh giá về quảng cáo trên truyền hình" Nghiên cứu này sẽ giúp chúng tôi có cái nhìn toàn diện
hơn về quảng cáo truyền hình, từ đó rút ra những bài học quý giá và đề xuất các giảipháp cải thiện hiệu quả quảng cáo trong tương lai
2 Lịch sử nghiên cứu
Quảng cáo truyền hình từ lâu đã đóng vai trò quan trọng trong chiến lượcmarketing của các doanh nghiệp Hiểu được hiệu quả của loại hình quảng cáo này,nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm đánh giá tác động, ưu nhược điểm và xuhướng phát triển của nó
Xét về các nghiên cứu trước đây, dưới góc độ khoa học truyền thông có thể kểđến các công trình nghiên cứu: Quảng cáo truyền hình trong kinh tế thị trường - phântích và đánh giá của Đào Hữu Dũng, 2003, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.Đây là những nghiên cứu đánh giá của tác giả về vai trò của ngành quảng cáo trongnền kinh tế thị trường Qua đó tác giả cũng có những định hướng cho sự phát triển củangành quảng cáo trong thời đại mới để phát huy tính hiệu quả của ngành quảng cáo.Bài nghiên cứu ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA QUẢNG CÁO TRUYỀNHÌNH TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT của Nguyễn Thị Diệu Phương nhằm khảo sátcác đặc điểm ngôn ngữ của quảng cáo truyền hình Tiếng Anh và tiếng Việt Nghiêncứu này chú trọng đến việc phân tích và miêu tả các đặc điểm về từ vựng của cácquảng cáo truyền hình Tiếng Anh và Tiếng Việt Hơn nữa, bài nghiên cứu này còn
so sánh đặc điểm giống và khác nhau về mặt ngôn ngữ của quảng cáo truyền hìnhTiếng Anh so với quảng cáo truyền hình Tiếng Việt Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉdừng lại ở mặt hiệu quả của ngôn ngữ
Ngoài ra, luận văn cao học Quản lý thông điệp hình ảnh quảng cáo trên sóng ĐàiTruyền hình Việt Nam, Nguyễn Thị Mến, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2018.Luận văn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề sử dụng hình ảnh trong quảng
Trang 8cáo và các thông điệp của việc sử dụng hình ảnh đó làm rõ những đặc trưng cơ bảncủa các thông điệp này Từ đó kết luận những ưu, nhược và thiếu sót của những thôngđiệp hình ảnh trong các chương trình quảng cáo trên VTV1 và VTV3 thuộc Đài truyềnhình Việt Nam.
Ngoài ra, có rất nhiều bài viết về các yếu tố khác của quảng cáo tuy nhiên chưa
có một bài nghiên cứu nào cho thấy tổng quát về hiệu quả chung của các yếu tố đó.Chính vì vậy, một nghiên cứu tổng hợp và đánh giá các yếu tố này là cần thiết để hiểu
rõ hơn về cách mà chúng ảnh hưởng đến hành vi và quyết định của người tiêu dùng.Nghiên cứu này sẽ phân tích các yếu tố như hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ, đểxem xét sự tác động của từng yếu tố riêng lẻ cũng như sự kết hợp của chúng Thôngqua đó, chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện và chi tiết về cách màcác yếu tố quảng cáo ảnh hưởng đến sự chú ý, nhận thức, và thái độ của người tiêudùng
3 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu rõ hơn về lý thuyết, thực trạng về quảng cáo trên truyền hình Đồngthời phân tích các yếu tố ngôn ngữ, hình ảnh, cách thức, diễn viên, trong quảng cáotruyền hình
Từ đó, đưa ra những ưu điểm, nhược điểm, cách thức, ý nghĩa của những quảngcáo trên truyền hình
Cuối cùng, đề xuất các giải pháp, những xu hướng phát triển mới cho quảng cáotruyền hình trong tương lai
4 Ý nghĩa thực tiễn
Giúp sinh viên hiểu rõ hơn về hoạt động quảng cáo Từ đó, sinh viên có thể ápdụng kiến thức này vào quá trình học tập và làm việc trong tương lai
Trang 9Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng góp phần nâng cao chất lượng quảng cáotruyền hình và đưa ra một số giải pháp thông tin hữu ích cho các nhà sản xuất quảngcáo, giúp họ xây dựng chiến lược quảng cáo hiệu quả hơn
5 Giới hạn nghiên cứu
Quảng cáo trên truyền hình được thể hiện ở rất nhiều yếu tố, song do điều kiện,chúng tôi chỉ phân các yếu tố sau: Ngôn ngữ, hình ảnh, phương thức, diễn viên, âmthanh
6 Đối tượng nghiên cứu
50 mẫu quảng cáo truyền hình điển hình lấy từ trang web YouTube Các mẫuquảng cáo được lấy thuộc nhiều nhóm khác nhau như: công nghệ, dược phẩm, mỹphẩm, thực phẩm và đồ gia dụng
7 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp phân tích và tổng hợp các tài liệu có liên quan nhằm làm rõ nhữngvấn đề lý luận cần thiết của đề tài
- Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết nhằm sắp xếp các tri thức chophù hợp với vấn đề nghiên cứu
Mục đích: Nhằm tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề, xây dựng cơ sở lý luận vàcông cụ nghiên cứu của đề tài
Nội dung: Đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá những quanđiểm cũng như những công trình của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đếnviệc xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát:
Mục đích: Nhằm thu thập thêm thông tin về các yếu tố được quảng cáo trên truyền hình sử dụng như: Ngôn ngữ, Hình ảnh, Phương thức, Diễn viên, Âm thanh
Trang 10Đối tượng quan sát: 50 mẫu quảng cáo truyền hình điển hình lấy từ trang web YouTube
Trang 11PHẦN NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Quảng cáo
1.1.1 Khái niệm “Quảng cáo”
Trong Ngôn ngữ quảng cáo dưới ánh sáng của lý thuyết giao tiếp của Mai XuânHuy, 2005, Nxb Khoa học xã hội, tác giả đã đưa ra một số định nghĩa về quảng cáo:
“Quảng cáo là trình bày để giới thiệu rộng rãi cho nhiều người biết nhằm tranh thủ được nhiều khách hàng” (Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng,
2000)
Theo hiệp hội quảng cáo Mỹ (American Advertising Association), một hiệp hội
quảng cáo lâu đời và uy tín nhất trên thế giới cho rằng: "Quảng cáo là hoạt động truyền
bá thông tin, trong đó nói rõ ý đồ của chủ quảng cáo, tuyên truyền hàng hoá, dịch vụ của chủ quảng cáo trên cơ sở có thu phí quảng cáo, không trực tiếp nhằm công kích người khác”.
Tuy nhiên, trong giáo trình "Quản trị Marketing” (Marketing Management ),
chương 20, trang 678, của mình, Philip Kotler lại đưa ra một khái niệm khác về quảng cáo: “Quảng cáo là một hình thức trình bày giản tiếp và khuếch trương ý tưởng, hàng hóa hay dịch vụ được người bảo trợ nhất dành trả tiền”.
Trong cuốn Ngôn ngữ quảng cáo, tác giả Lưu Trọng Tuấn có trích dẫn kháiniệm về quảng cáo của John Berger như sau:
“ Quảng cáo không chỉ là một tập hợp những thông điệp mang tính chất cạnh tranh: đó chính là ngôn ngữ luôn được sử dụng để đưa ra lời đề nghị phổ quát giống nhau Quảng cáo đề nghị mỗi người chúng ta thay đổi chúng ta, bằng cách mua thêm gì đó Cái mua thêm này, như lời quảng cáo đề nghị, sẽ làm chúng giàu hơn theo cách nào đó - Dẫu rằng chúng ta sẽ nghèo hơn do ta đã tiêu tiền.”
Căn cứ vào những quan điểm nêu trên, nhóm nghiên cứu đưa ra định nghĩa đơn
giản như sau: “Quảng cáo là một trong những công cụ chính mà các công ty và doanh
Trang 12nghiệp sử dụng để đưa thông tin mang tính thuyết phục về sản phẩm hoặc dịch vụ đến người mua và công chúng mục tiêu.“
1.1.2 Các phương tiện quảng cáo
Quảng cáo được xem như một nghệ thuật trong lĩnh vực kinh doanh Chính vìthế, nó sử dụng đa dạng các phương tiện để đạt được mục tiêu của mình Có nhiềucách để phân loại phương tiện quảng cáo, chúng ta có thể chia thành những nhóm sauđây:
- Nhóm phương tiện quảng cáo nghe nhìn: Quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh và internet.
- Nhóm phương tiện quảng cáo in ấn: Quảng cáo trên báo, tạp chí, catalogue, tờ rơi và lịch quảng cáo.
- Nhóm phương tiện quảng cáo ngoài trời: Quảng cáo, biển quảng cáo điện tử, biển tôn có đèn rọi, hộp đèn quảng cáo và đèn màu uốn.
- Nhóm phương tiện quảng cáo di động: Quảng cáo trên các phương tiện giao thông và các vật liệu quảng cáo như áo phông, mũ có biểu tượng và logo của doanh nghiệp.
- Nhóm phương tiện quảng cáo khác: Quảng cáo tại các sự kiện và quảng cáo nhỏ trên các sản phẩm khác.
1.2 Quảng cáo trên truyền hình
1.2.1 Khái niệm “Quảng cáo trên truyền hình”
Thuật ngữ truyền hình (Television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng HyLạp Theo tiếng Hy Lạp, từ “Tele” có nghĩa là ''ở xa'' còn “videre” là ''thấy được'', còntiếng Latinh có nghĩa là xem được từ xa Ghép hai từ đó lại “Televidere” có nghĩa làxem được ở xa Tiếng Anh là “Television”, tiếng Pháp là “Television”, tiếng Nga gọi
là “Tелевидение” Như vậy, dù có phát triển bất cứ ở đâu, ở quốc gia nào thì tên gọitruyền hình cũng có chung một nghĩa
Trang 13Từ đó chúng ta có thể hiểu đơn giản rẳng: “Quảng cáo trên truyền hình là những quảng cáo mà chúng ta thấy được từ xa và nó được phát qua TV" Tóm lại, khái niệm
về quảng cáo trên truyền hình có phạm vi nhỏ hơn so với các khái niệm của quảng cáonói chung
1.2.2 Đối tượng của quảng cáo trên truyền hình
Quảng cáo trên truyền hình là một dịch vụ kinh doanh nên tham gia vào hoạtđộng quảng cáo trên truyền hình phải có ít nhất 2 đối tượng là bên thuê quảng cáo vàphương tiện truyền thông hay đài truyền hình Tuy nhiên trong nền kinh tế đang ngàycàng được phân công hoá, do trình độ và kỹ thuật quảng cáo ngày càng được nâng caothì công việc quảng cáo lên các chương trình quảng cáo được các công ty thuê quảngcáo giao phó cho các công ty quảng cáo thực hiện Ngoài ra còn xuất hiện các thànhviên thực hiện các dịch vụ hỗ trợ Do đó trong quá trình quảng cáo trên truyền hìnhhiện đại thường xuất hiện bốn đối tượng tham gia sau:
- Bên thuê quảng cáo trên truyền hình: Là các cá nhân hoặc tổ chức muốn bán sản phẩm hoặc ảnh hưởng đến khách hàng thông qua quảng cáo trên truyền hình.
- Công ty quảng cáo: Tổ chức độc lập chịu trách nhiệm hoạch định, phát triển và thực hiện chiến dịch quảng cáo nói chung và quảng cáo trên truyền hình nói riêng cho bên thuê quảng cáo.
- Phương tiện truyền thông: Các đài truyền hình là kênh truyền tải thông điệp quảng cáo đến đối tượng khách hàng mục tiêu.
- Các cá nhân hoặc tổ chức tham gia sản xuất mẫu quảng cáo trên truyền hình,bao gồm diễn viên, người lồng tiếng, Những dịch vụ này có thể độc lập hoặc thuộccông ty quảng cáo
1.2.3 Mục đích của quảng cáo trên truyền hình
Mục đích cuối cùng của bất kỳ hoạt động quảng cáo, xúc tiến kinh doanh nàocũng là nhằm doanh số, tăng thị phần và mở rộng thị trường Tuy nhiên, nếu ta xét chitiết hơn thì quảng cáo trên truyền hình thực hiện nhằm vào 3 mục đích chính: thôngtin, thuyết phục và nhắc nhở Trong toàn bộ chu kỳ sống của sản phẩm, các mục đíchquảng cáo trên truyền hình thể hiện với những mức độ khác nhau Do đó, tùy thuộc
Trang 14vào chu kỳ của sản phẩm mà các chương trình quảng cáo được sử dụng với đúng mụcđích chính và thể hiện rõ được nhiệm vụ của nó Chẳng hạn trong giai đoạn đầu củavòng đời sản phẩm: giai đoạn giới thiệu sản phẩm, thì quảng cáo trên truyền hình cómục đích chính là thông tin giới thiệu sản phẩm Trong thời kỳ cuối của giai đoạn 1 vàgiai đoạn 2: Giai đoạn tăng trưởng thị quảng cáo trên truyền hình lại thực hiện nhiệm
vụ thuyết phục cũng như hình thành sự ưu thích nhân hiệu Còn ở giai đoạn chín muỗi,quảng cáo thưởng thực hiện mục đích là nhắc nhở
- Quảng cáo thông tin:
Mục đích của quảng cáo thông tin là thông báo cho thị trưởng biết về sản phẩmmới, thuyết minh những ứng dụng mới của hàng hoá hiện có
- Quảng cáo thuyết phục:
Mục đích của quảng cáo thuyết phục là hình thành sự ưa thích nhãn hiệu, xâydựng lòng tin của khách hàng đối với nhãn hiệu của công ty từ đó tạo dựng đội ngũ cáckhách hàng trung thành đối với nhãn hiệu cũng như đối với công ty
- Quảng cáo nhắc nhở:
Mục đích chủ yếu của quảng cáo nhắc nhớ là gợi cho khách hàng nhớ đến sảnphẩm mà họ có thể cần đến trong thời gian tới, nhắc nhớ người tiêu dùng về nơi bánsản phẩm, lưu lại trong trí nhớ của người tiêu dùng những hiểu biết về hàng hoá
1.3 Các yếu tố của quảng cáo trên truyền hình
1.3.1 Ngôn ngữ
Trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, F.De.Saussure chỉ ra:
“Ngôn ngữ là một hệ thống dấu hiệu biểu hiện những ý niệm Nó vừa là một sản phẩm xã hội của năng lực ngôn ngữ, vừa là một hợp thể gồm những quy ước tất yếu được tập thể xã hội chấp nhận, để cho phép các cá nhân vận dụng năng lực này.”
Cùng với những quan điểm khác được trình bày trong Giáo trình củaF.De.Saussure, có thể hiểu một cách đơn giản về ngôn ngữ theo quan niệm của
F.De.Saussure rằng: “Ngôn ngữ là một hệ thống dấu hiệu (hay quy ước) được tất cả mọi người trong xã hội chấp nhận, dùng làm phương tiện để biểu đạt tư duy Nó được
Trang 15tạo nên bởi sự kết hợp giữa tư duy và âm thanh Ngôn ngữ tồn tại bên ngoài cá nhân Các cá nhân chỉ có thể vận dụng ngôn ngữ để biểu hiện ý niệm chứ không thể sáng tạo ra ngôn ngữ hay thay đổi ngôn ngữ.”
Dựa trên quan điểm của F.De.Saussure, những nhà ngôn ngữ học Việt Nam đưa
ra quan điểm về ngôn ngữ một cách dễ hiểu hơn, như: “Ngôn ngữ là một hệ thống những đơn vị vật chất và những quy tắc hoạt động của chúng, dùng làm công cụ giao tiếp của con người, được phản ánh trong ý thức của cộng đồng và trừu tượng hóa khỏi bất kì một tư tưởng, cảm xúc và ước muốn cụ thể nào.”
Như vậy, theo các định nghĩa nêu trên, có thể hiểu một cách chung nhất, ngônngữ là một hệ thống những âm, những từ được kết hợp với nhau theo những quy tắcnhất định, được cộng đồng xã hội thừa nhận, dùng làm phương tiện thể hiện tư duy vàgiao tiếp giữa các thành viên trong cộng đồng người đó Ngoài ra, nó còn là phươngtiện để truyền đạt các giá trị văn hoá - lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác
Vì vậy, quan niệm của các nhà ngôn ngữ cho rằng ngôn ngữ trên truyền hình chỉ
là những tín hiệu ngôn ngữ sử dụng nhằm đưa thông tin đến cho công chúng Các tínhiệu thông tin đó bao gồm: từ vựng, ngữ âm và ngữ pháp
Tuy nhiên, với các nhà báo, nhất là những người làm báo hình, ngôn ngữ trêntruyền hình là hệ thống tín hiệu được quy ước, dùng để truyền tải thông tin thông qualoại hình truyền hình Như vậy, theo những người làm truyền hình ngôn ngữ trêntruyền hình bao gồm cả tín hiệu từ ngữ là âm tiết, từ vựng, câu, đoạn văn, văn bản vàtín hiệu phi từ ngữ như hình ảnh, âm thanh (bao gồm tiết tấu, cao độ, trường độ, cườngđộ của giọng nói)
Tóm lại, có nhiều quan niệm về ngôn ngữ trên truyền hình, nhưng trong bài luận
“Nhận xét (ưu điểm, nhược điểm, cách thức, ý nghĩa) của các quảng cáo trên truyền hình” theo quan niệm của chúng tôi trong đề tài này chỉ là các yếu tố ngôn
ngữ bao gồm từ vựng, ngữ âm và ngữ pháp
1.3.2 Hình ảnh
Truyền hình ra đời muộn hơn so với điện ảnh và các loại hình báo chí truyềnthống khác Truyền hình đã kế thừa kinh nghiệm của điện ảnh về cỡ cảnh, góc độ máy,
Trang 16động tác máy và nghệ thuật montage; trong quảng cáo truyền hình các cỡ cảnh thườngxuyên được sử dụng là: Toàn cảnh, trung cảnh, cận cảnh và đặc tả Cùng với đó ngườiquay phim sử dụng các động tác máy như: Zoom, lia, travelling
Bên cạnh đó, do đặc điểm của thông tin trên truyền hình là được kết hợp tiếpnhận bằng thính giác và thị giác nên ngôn ngữ sử dụng trên truyền hình dù được tiếpnhận chủ yếu bằng thính giác vẫn được sự hỗ trợ tối đa của các yếu tố hình ảnh.Những dạng tín hiệu này bên cạnh việc bổ trợ cho lời nói còn tham gia cung cấp thôngtin, tạo không khí, làm sinh động, tăng tính hấp dẫn, bộc lộ được thái độ tâm lý củacon người trong từng cảnh Trong các quảng cáo trên truyền hình, mỗi hình ảnh đềuphải bao hàm một ý nghĩa, một nội dung, một thông tin nào Chỉ một khuôn hình cũng
có thể truyền đạt trực tiếp hình ảnh của sự vật cụ thể
“Khái niệm âm thanh trong tác phẩm truyền hình dùng để chỉ tất cả những gì
mà công chúng nghe được bằng tai khi tiếp thu tác phẩm cùng với hình ảnh (thậm chí đôi khi có những phút giây im lặng không tiếng động cũng cần được coi là một loại
âm thanh sử dụng trong tác phẩm).”
Từ nghiên cứu những định nghĩa trên, tác giả đưa ra khái niệm về âm thanh như
sau: "Âm thanh là tất cả những gì công chúng nghe thấy (kể cả không nghe thấy) khi xem phóng sự truyền hình Âm thanh gồm có lời bình, tiếng động hiện trường, âm nhạc và cả những đoạn im lặng".
TS.Trương Thị Kiên (2015) cho rằng các thành tố của âm thanh trên phát thanh
là Âm nhạc, Tiếng động, Lời nói Bên cạnh đó, truyền hình được kế thừa phát thanh về
sử dụng âm thanh Vì vậy, các thành tố của âm thanh trên truyền hình cũng là Âm nhạc, Tiếng động, Lời nói
1.3.4 Diễn viên
Trang 17Diễn viên là những người thực hiện vai trò cụ thể trong các tác phẩm nghệ thuậtnhư phim, kịch, truyền hình, hoặc quảng cáo Công việc của diễn viên bao gồm việcbiểu diễn, truyền tải cảm xúc và thông điệp của nhân vật thông qua các kỹ năng diễnxuất như biểu cảm khuôn mặt, giọng nói, cử chỉ và động tác cơ thể
1.3.5 Hình thức
II VÀI NÉT VỀ QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH HIỆN NAY
Những năm gần đây, nhiều công ty đã chuyển dịch ngân sách từ quảng cáotruyền hình truyền thống sang quảng cáo kỹ thuật số Sự thay đổi này chủ yếu do sựgia tăng của các nền tảng phát trực tuyến, nơi mà nhiều người tiêu dùng dành phần lớnthời gian của họ Vì vậy, quảng cáo truyền hình truyền thống đang dần chuyển đổisang các dịch vụ phát sóng video theo yêu cầu (BVOD) Bên cạnh đó, sự kết hợp giữa
TV và Internet đã tạo ra quảng cáo trên TV kết nối (CTV) và Over-the-Top (OTT),mang lại trải nghiệm quảng cáo tương tác và củng cố mức độ liên quan của quảng cáo
TV trong bối cảnh hiện tại
Hình 1: TV được kết nối với Internet (Nguồn: Google)
Trang 18Hình 2: Các kênh truyền hình (Nguồn: Google)
Mặc dù vậy, con số về doanh thu của quảng cáo trên TV vẫn có xu hướng giảm.Trên thế giới, Mỹ được coi là một cường quốc dẫn đầu trong lĩnh vực quảng cáo trêntruyền hình những vào các năm gần đây tỷ lệ chi tiêu cho quảng cáo truyền hình so vớitổng chi tiêu quảng cáo đang giảm dần nhưng vẫn duy trì ở mức đáng kể Vào năm
2023, quảng cáo truyền hình ước tính chiếm khoảng 30-35% tổng chi tiêu quảng cáo
Tỷ lệ này đã giảm so với khoảng 40-45% trong thập kỷ trước, nhưng vẫn cho thấy sựquan trọng của quảng cáo truyền hình
Royal Television Society (2023) cho rằng quảng cáo truyền hình tại Anh đangtrải qua thời kỳ khó khăn nhất, với doanh thu quảng cáo đã giảm 10% trong ba thángđầu năm 2023
Ở Việt Nam, theo ông Trần Bình Minh, thị trường báo chí thực ra rất nhỏ Tổngcộng doanh thu cả báo viết và quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam khoảng 480triệu USD Trong khi trên mạng Internet, doanh thu quảng cáo của Facebook vàGoogle đạt 370 triệu USD những con số này là vấn đề rất lớn Vì con số quảng cáocủa hai mạng xã hội nước ngoài càng ngày lớn lên thì quảng cáo truyền hình của báo,đài trong nước ngày càng giảm xuống
Trang 19Tuy nhiên, một thực tế dễ nhận thấy, đó là trong mỗi gia đình những chiếc tivivẫn có vị trí quan trọng phục vụ nhu cầu giải trí Điều này vẫn được các nhà quảngcáo, thương hiệu đánh giá cao Trong Báo cáo Marketing toàn cầu (2021), Nielsen đãkhảo sát và đánh giá mức độ lòng tin của người tiêu dùng đối với các kênh tiếp thịkhác nhau Kết quả cho thấy quảng cáo trên truyền hình hay các chương trình giớithiệu sản phẩm trên truyền hình vẫn giành được lòng tin của đại đa số người tiêu dùng.
Là dạng truyền thông đại chúng chính thống có tương tác một chiều thay vì đối thoạinhư các trang mạng xã hội hay phương thức quảng cáo kỹ thuật số khác, người xemluôn coi TV như một nơi cung cấp thông tin đáng tin cậy và dễ tiếp nhận, thuận lợitrong việc định hình nhận thức của khán giả về thương hiệu
Theo ngoài những tiến bộ về công nghệ, hiệu quả của quảng cáo truyền hình cònđược nâng cao nhờ khả năng kích thích nhiều giác quan cùng một lúc Hình ảnh độ nétcao, âm thanh rõ ràng và kỹ thuật kể chuyện chuyên nghiệp thường làm cho quảng cáotruyền hình trở nên hấp dẫn, đáng nhớ và thuyết phục hơn Hơn nữa, vì quảng cáo phảiđược cơ quan chức năng chấp thuận mới được phát sóng nên người xem có thể yêntâm rằng thông tin không gây hiểu lầm Quảng cáo truyền hình tiếp tục là một phươngtiện mạnh mẽ để khơi gợi cảm xúc, tạo ra ham muốn và xây dựng câu chuyện vềthương hiệu, mang lại cảm giác nhân văn cho hoạt động tiếp thị
III PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CỦA QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH
3.1 Ngôn ngữ
Các quảng cáo truyền hình từ 30 giây đến 1 phút thường sử dụng ngôn từ ngắngọn, súc tích nhưng vẫn truyền tải đầy đủ thông điệp mà nhà sản xuất muốn gửi đếnkhách hàng tiềm năng Sau khi nghiên cứu 50 mẫu quảng cáo truyền hình, chúng tôiphân loại các từ và cụm từ được sử dụng thành từng nhóm dựa trên hiệu quả mà chúngmang lại cho quảng cáo:
- Các quảng cáo có phong cách ngôn ngữ phù hợp với từng đối tượng mục tiêu để đạt được hiệu quả cao nhất, kết nối sâu sắc với khách hàng và tạo dựng hình
ảnh thương hiệu vững chắc
Trang 20Ví dụ: Quảng cáo sản phẩm Phô mai uống SuSu của nhãn hàng Vinamilk hướng đến trẻ em, sử dụng lời bài hát đáng yêu, dí dỏm và dễ nhớ “Phô mai uống SuSu ôi thơm ngon quá chừng”
Hình 3: Phân cảnh chứa lời bài hát đáng yêu của quảng cáo Phô mai uống SuSu
(Nguồn: Youtube)
Trang 21Ví dụ: Quảng cáo Pepsi vị chanh không Calo hướng đến giới trẻ, sử dụng ngôn ngữ sành điệu, tạo xu hướng “Sảng khoái tột đỉnh Bung hết chất mình”
Hình 4: Quảng cáo Pepsi vị chanh không Calo (Nguồn: Youtube)
Quảng cáo sản phẩm cao cấp: Sử dụng ngôn ngữ sang trọng, lịch lãm
Ví dụ: …………
Trang 22Hình 5: Quảng cáo Yến sào Thiên Việt (Nguồn: Youtube)
- Sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất và thứ hai:
Những đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất và thứ hai như “tôi”, “chúng tôi”, “bạn”…được sử dụng nhiều trong các quảng cáo và nó có khả năng tạo cảm giác gần gũi vàthân thiện đối với người nghe Theo tâm lý thông thường, khi người ta nhận được lờikhuyên từ bạn bè về việc sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ, họ thường dễ dàng chấpnhận hơn Sử dụng các đại từ nhân xưng như vậy trong các chiến dịch quảng cáotruyền hình có thể giúp giảm thiểu khoảng cách giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.Khi khách hàng tiềm năng xem một quảng cáo thường xuyên sử dụng các đại từ nhânxưng ngôi thứ nhất và thứ hai, họ có thể cảm thấy nhà sản xuất đang trực tiếp nóichuyện với họ như là bạn bè, những người sẽ đưa ra lời khuyên chân thành và trungthực Thực tế đã chứng minh rằng, các doanh nghiệp và nhà quảng cáo đã thành côngtrong việc tạo dựng cảm giác cho người xem rằng họ là trung tâm, được quan tâm vàchu đáo, từ đó thúc đẩy động lực để khuyến khích họ sử dụng các sản phẩm đượcquảng cáo
Ví dụ:
Trang 23Hình 6: Quảng cáo Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank)
(Nguồn: Youtube)
Quảng cáo của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong: (1) Chúng tôi
hiểu, biết bao hy vọng, bao giọt mồ hôi, những vất vả và những chắt chiu Vì vậy
chúng tôi cẩn trọng gìn giữ từng món tiền bạn gửi TPBank, vì chúng tôi hiểu bạn!
Ngoài ra, việc sử dụng đại từ nhân xưng thứ nhất còn là cách nhà sản xuất sửdụng để trực tiếp tự giới thiệu mình với khách hàng tiềm năng cũng như để người tiêudùng công nhận và tin tưởng thương hiệu sản phẩm đang được quảng cáo
- Sử dụng từ gợi tả để biểu đạt những đặc điểm nổi bật hoặc cảm xúc
Các từ ngữ biểu cảm có vai trò quan trọng, được xem như gia vị làm cho cácquảng cáo trở nên sống động và các sản phẩm trở nên hoàn hảo hơn, chất lượng hơntrong mắt người xem Những từ này kích thích người xem mong muốn sở hữu sảnphẩm được quảng cáo hơn bằng cách gợi lên cho người xem những hình ảnh, cảmgiác, âm thanh chân thật, sống động, đầy màu sắc
Trang 24Hình 7: Quảng cáo Snack khoai tây Lay’s (Nguồn: Lay’s Việt Nam)
Ví dụ: Snack khoai tây Lay's - Số 1 thế giới, giòn ngon đã thèm (Lay’s diện mạo mới, giòn ngon số một thế giới VTV3, 2022)
Trong các quảng cáo này, những từ như “giòn”,“ngon” đã gợi lên ở người xem cảm giác đây là món ăn ngon miệng, hấp dẫn Có thể, khách hàng không thật sự cảm thấy được vị ngon của sản phẩm vì chưa nếm thử, nhưng họ đã bị lôi cuốn nhờ có những từ ngữ sống động như vậy trong quảng cáo.
- Sử dụng các thuật ngữ công nghệ và những từ nghe có vẻ khoa học
Trong các chiến dịch quảng cáo cho sản phẩm công nghệ, đồ gia dụng và dượcphẩm, việc sử dụng thuật ngữ chuyên ngành sẽ góp phần tăng cường sự chuyên môn
và sự tiên tiến của sản phẩm trong mắt người tiêu dùng Điều này cho thấy rằng cácnhà sản xuất không ngừng áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào quá trình sảnxuất sản phẩm của mình Điều này cũng giúp tăng cường lòng tin của khách hàng vàosản phẩm, khi mọi người đều có niềm tin sâu sắc vào khoa học
Ví dụ: Sữa Dielac Alpha Gold mới của Vinamilk với công thức IQ, được chứng nhận lâm sàng, giúp bé yêu tăng cân và chiều cao, bổ sung gấp 3 DHA và Lutein từ DSM Thụy Sĩ, gấp đôi Cholin hỗ trợ trí nhớ và phát triển trí não Mẹ hãy bổ sung
Trang 25ngay Dielac Alpha Gold vào bữa ăn hàng ngày của bé nhé! (Dielac Alpha Gold-Phát triển toàn diện, nuôi con đường dài VTV3, 2022)
Hình 8: Quảng cáo sữa Dielac Alpha Gold của Vinamilk (Nguồn: Youtube) Các từ thuộc về khoa học như “DHA và Lutein từ DSM”, “Cholin” được sử dụng trong quảng cáo trên tạo cho người xem nhận thức rằng loại sữa này là sản phẩm của công trình nghiên cứu khoa học, từ đó người xem có cơ sở để tin tưởng rằng sản phẩm sữa này chứa nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe Đối với người tiêu dùng, tiêu chí sức khỏe luôn được đặt lên hàng đầu, do đó, quảng cáo này đã thành công trong việc thuyết phục người sử dụng tin vào chất lượng của sữa.
- Sử dụng các từ/ cụm từ khởi phát
Các từ và cụm từ này là những lời khuyên quan trọng để khuyến khích người tiêu dùng
sử dụng sản phẩm của nhà sản xuất Thường thấy ở cuối các đoạn quảng cáo, chúngđược cho là có khả năng kích thích hành động Theo các chuyên gia tâm lý, con ngườithường có xu hướng thích được hướng dẫn và khuyến khích làm những việc mà ngườikhác khuyên họ nên làm Khi kết thúc một đoạn quảng cáo bằng lời yêu cầu hànhđộng, các nhà làm quảng cáo thực sự đang tác động mạnh vào tâm lý khách hàng vàthúc đẩy họ hành động theo lời khuyên trên quảng cáo Điều này có thể được coi làcách tăng cường sức mạnh của chiến lược bán hàng
Ví dụ: