1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chủ Đề nghiên cứu mức Độ hiểu biết và thái Độ Đối với vấn Đề Đạo văn của sinh viên khoa y dược – Đại học Đà nẵng

43 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu mức độ hiểu biết và thái độ đối với vấn đề đạo văn của sinh viên Khoa Y Dược – Đại học Đà Nẵng
Tác giả Lê Hoàng Thảo Nhi, Nguyễn Thị Thu Thảo, Nguyễn Võ Anh Tuấn, Phạm Kỳ Việt, Nguyễn Thị Phương Anh
Người hướng dẫn TS.BS. Hoàng Thị Nam Giang
Trường học Đại học Đà Nẵng, Khoa Y Dược
Chuyên ngành Y Dược
Thể loại Đề cương nghiên cứu khoa học
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 0,92 MB

Cấu trúc

  • I. TÓM TẮT (5)
  • II. ĐẶT VẤN ĐỀ (5)
    • 1.1 Giới thiệu (5)
      • 1.1.1 Định nghĩa của đạo văn (5)
      • 1.1.2 Phân loại đạo văn (5)
    • 1.2. Hiện trạng của vấn đề đạo văn (6)
    • 1.3. Nguyên nhân đạo văn (7)
    • 1.4. Hậu quả đạo văn (9)
    • 1.5. Điểm qua y văn (10)
    • 1.6. Khoảng trống tri thức (10)
  • III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (11)
    • 3.1. Mục tiêu chung (11)
    • 3.2. Mục tiêu cụ thể (11)
  • IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (11)
    • 4.1. Thiết kế nghiên cứu (11)
    • 4.2. Đối tượng nghiên cứu (11)
    • 4.3. Đặc điểm nơi nghiên cứu được thực hiện (12)
    • 4.4. Tính cỡ mẫu (12)
    • 4.5. Phương pháp chọn mẫu (12)
    • 4.6. Quy trình nghiên cứu (14)
    • 4.7. Phương pháp thu thập dữ liệu (15)
      • 4.7.1 Bộ công cụ thu thập dữ liệu (15)
      • 4.7.2 Tiến hành thu thập dữ liệu (15)
    • 4.8. Kế hoạch phân tích dữ liệu (15)
    • 4.9. Các biến số nghiên cứu (17)
  • V. KẾT QUẢ (22)
    • 5.1. Đặc điểm chung của sinh viên (22)
    • 5.2. Mức độ hiểu biết về vấn đề đạo văn của sinh viên (24)
      • 5.2.1. Kết quả khảo sát mức độ hiểu biết về đạo văn (24)
      • 5.2.2. Mức độ hiểu biết của sinh viên theo ngành học và theo việc học môn Phương pháp nghiên cứu khoa học (27)
      • 5.2.3. Mối liên hệ giữa đặc điểm của sinh viên và mức độ hiểu biết về đạo văn (28)
      • 5.3.1. Điểm trung bình về thái độ theo ngành học của sinh viên (30)
      • 5.3.2 Mối liên hệ giữa hiểu biết và thái độ của sinh viên đối với vấn đề đạo văn (31)
  • VI. BÀN LUẬN (32)
  • VII. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ (34)
    • 7.1. Kết luận (34)
    • 7.2. Kiến nghị (34)
  • VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO (35)
  • IX. PHỤ LỤC (39)
  • PHẦN 1: THÔNG TIN CƠ BẢN (39)
  • PHẦN 2: HIỂU BIẾT VỀ ĐẠO VĂN (40)
  • PHẦN 3: THÁI ĐỘ VỀ ĐẠO VĂN (42)

Nội dung

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG KHOA Y DƯỢC ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHỦ ĐỀ: Nghiên cứu mức độ hiểu biết và thái độ đối với vấn đề đạo văn của sinh viên Khoa Y Dược – Đại học Đà Nẵng Giáo viên h

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu chung

- Xác định mức độ hiểu biết và thái độ của sinh viên tại Khoa Y-Dược Đại học Đà Nẵng đối với vấn đề đạo văn.

Mục tiêu cụ thể

- Xác định mức độ hiểu biết về đạo văn của sinh viên thuộc các khối ngành Dược, Răng-Hàm-Mặt,Y đa khoa và Điều dưỡng đang học tại Khoa Y-Dược Đại học Đà Nẵng

- Xác định mối liên hệ giữa các đặc điểm của sinh viên tham gia nghiên cứu và mức độ hiểu biết về đạo văn

- Xác định và so sánh thái độ của sinh viên về vấn đề đạo văn giữa các khối ngành Dược, Răng-Hàm-Mặt,Y đa khoa và Điều dưỡng.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu này là một cuộc khảo sát cắt ngang sử dụng bộ câu hỏi được xây dựng lại cho phù hợp với nghiên cứu từ các tài liệu và bộ câu hỏi đã được công bố trước đó Các câu hỏi nhằm đánh giá mức độ hiểu biết và thái độ của sinh viên khối ngành sức khỏe đối với vấn đề đạo văn.

Đối tượng nghiên cứu

Sinh viên đang học tại Khoa Y-Dược Đại học Đà Nẵng Tiêu chí loại trừ là sinh viên năm 6 và sinh viên khối ngành Kỹ thuật xét nghiệm y học

Đặc điểm nơi nghiên cứu được thực hiện

Nghiên cứu được thực hiện tại Khoa Y-Dược Đại học Đà Nẵng Trường toạ lạc tại Khu đô thị Đại học Đà Nẵng, Hòa Quý, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng Hiện nay, Khoa Y-Dược có 5 ngành đào tạo Đại học chính quy; 20 ngành đào tạo liên thông, đào tạo liên tục CME;

4 cơ sở thực tập chính như BV Đà Nẵng, BV Phụ sản – Nhi, BV Răng Hàm Mặt….; 1.600 sinh viên (32) Tại Khoa Y-Dược Đại học Đà Nẵng, sinh viên được học các môn như

“Phương pháp nghiên cứu khoa học” hay “Thống kê y học” với đội ngũ giảng viên trình độ chuyên môn cao, là điều kiện tốt để nâng cao hiểu biết của sinh viên về vấn đề đạo văn Nhà trường luôn khuyến khích và hỗ trợ sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, tổ chức các cuộc thi về nghiên cứu khoa học để sinh viên được thể hiện tài năng của mình, đây cũng là một cơ hội giúp sinh viên tiếp cận sớm với môi trường học thuật và hiểu tầm quan trọng của việc chống đạo văn trong nghiên cứu.

Tính cỡ mẫu

Sau khi tiến hành nghiên cứu từ các tài liệu có sẵn, chúng tôi chọn tham khảo tỷ lệ sinh viên có hiểu biết về đạo văn (P) của sinh viên ngành sức khỏe do Kameran H.Ismai và các cộng sự thực hiện nghiên cứu ở Erbil, Iraq (2018) (33) vì các lý do sau:

• Bài nghiên cứu được tiến hành khảo sát trên sinh viên ngành sức khỏe

• Tỉ lệ nam:nữ là 1:1.5 tương đồng với tỉ lệ nam nữ ở khoa Y-Dược Đại học Đà Nẵng

Cỡ mẫu được tính theo công thức:

ⅇ 2 Trong đó: n: kích thước mẫu cần xác định

P: tỷ lệ sinh viên có hiểu biết về đạo văn (ước tính): 34.8% => lấy P=0.348 e: sai số hay độ chính xác mong muốn : 5%=0.05 α: là mức ý nghĩa hay sai lầm loại 2, chọn α =0.05.→ Z 1-α/2 = 1.96

Ta tính được n= 348.6 Vậy cỡ mẫu mong muốn n= 349 người.

Phương pháp chọn mẫu

Nhóm nghiên cứu chọn mẫu theo phương pháp nhiều giai đoạn gồm tổng cộng 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Từ chương trình học của 4 ngành đào tạo tại Khoa Y Dược Đại học Đà Nẵng bao gồm : Y đa khoa, Răng hàm mặt, Dược, Điều dưỡng Chúng tôi chia thành hai nhóm: Nhóm (1) là nhóm đã và đang học môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học” và nhóm (2) là nhóm chưa học.Trong đó nhóm (1) có tổng cộng 4 lớp Y đa khoa gồm YK19A, YK19B, YK20A, YK20B; 2 lớp Răng-Hàm-Mặt gồm RHM20, RHM19; 3 lớp Dược gồm D19, D20, D21 và 1 lớp Điều Dưỡng là DD20 Nhóm (2) có tổng cộng 6 lớp Y đa khoa gồm YK21A, YK21B, YK22A, YK22B, YK23A, YK23B; 3 lớp Răng-Hàm-Mặt gồm RHM21, RHM22, RHM23; 2 lớp Dược gồm D22, D23 và 3 lớp Điều dưỡng gồm DD21, DD22, DD23

Giai đoạn 2: Chúng tôi tiến hành chọn mẫu cụm một lớp mỗi ngành của mỗi nhóm, riêng ngành Y khoa mỗi khóa gồm hai lớp cho nên sẽ chọn ở mỗi nhóm hai lớp đối với ngành học này Ta có cỡ mẫu mong muốn n= 349 Chúng tôi dự tính khoảng 80% các ứng viên được chọn sẽ tham gia vào nghiên cứu do đó cỡ mẫu nghiên cứu thực tế phải xấp xỉ 437 người Cuối cùng chúng tôi chọn ra 451 sinh viên thuộc 10 lớp gồm YK19A, YK20B, YK21A, YK23A, RHM21, RHM20, D20, D22, DD20, D22 tham gia vào nghiên cứu

Hình 1: Sơ đồ chọn mẫu nghiên cứu

Sau khi tiến hành khảo sát , cỡ mẫu thực tế thu được là 372 sinh viên Chi tiết được trình bày ở hình 2

Hình 2: Sơ đồ cỡ mẫu

Quy trình nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu đã thống nhất chọn mẫu nghiên cứu cắt ngang Để thu thập số liệu, nhóm nghiên cứu đã tham khảo và thiết kế bốn bộ câu hỏi liên quan đến đạo văn từ đó chọn ra một bộ tổng hợp và phù hợp nhất để khảo sát Các câu hỏi có liên quan đến định nghĩa đạo văn,các tình huống nhận biết đạo văn và thái độ của sinh viên đối với vấn đề đạo văn, Chúng tôi tiến hành thử nghiệm và đánh giá bộ câu hỏi trên một vài sinh viên lớp D21 bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp sau khi người tham gia hoàn thành bộ câu hỏi thử nghiệm để điều chỉnh sao cho phù hợp nhất Sau khi hoàn thành quá trình khảo sát các đối tượng nghiên cứu, dựa vào dữ liệu đã thu nhập được, nhóm nghiên cứu áp dụng các phương pháp thống kê, xử lý và phân tích số liệu cho các mục tiêu cụ thể đã đề ra

Phương pháp thu thập dữ liệu

4.7.1 Bộ công cụ thu thập dữ liệu:

Bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên các nghiên cứu về kiến thức và thái độ về vấn đề đạo văn (34, 35) Bộ câu hỏi gồm 27 câu và chia làm 3 phần: 1- Đặc điểm nhân khẩu học và tình hình học tập môn Phương pháp nghiên cứu Khoa học bao gồm giới tính (nam/nữ), năm học (năm 1/năm 2/ năm 3/ năm 4/ năm 5), ngành học (Dược học, Răng- Hàm-Mặt, Y đa khoa, Điều dưỡng), đã từng hoặc đang học “Phương pháp nghiên cứu khoa học” (có/không), từng nghe về vấn đề đạo văn (đã từng/chưa từng); 2- Kiến thức về vấn đề đạo văn thông qua các câu hỏi đánh giá hiểu biết của sinh viên về vấn đề đạo văn (đạo văn/ không đạo văn/ không biết); 3- Thái độ của sinh viên về vấn đề đạo văn đánh giá thông qua các nhận định (hoàn toàn không đồng ý/ không đồng ý/ không đồng ý cũng không phải đối/ đồng ý/ hoàn toàn đồng ý)

Chi tiết bộ câu hỏi được trình bày cụ thể ở phần phụ lục trang 35

4.7.2 Tiến hành thu thập dữ liệu:

Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát trực tiếp đối tượng nghiên cứu bằng hình thức phát giấy Chúng tôi thống nhất quy trình thu thập dữ liệu, phân công công việc thu thập dữ liệu Người thu thập dữ liệu sẽ giải thích rõ mục đích, ý nghĩa của cuộc khảo sát, cam kết ẩn danh và bảo mật thông tin của người tham gia nghiên cứu, hướng dẫn người tham gia nghiên cứu tự điền vào bộ câu hỏi in sẵn, cuối cùng thu thập lại toàn bộ phiếu khảo sát sau khi người tham gia nghiên cứu hoàn thành, rà soát và đảm bảo thu đủ số phiếu phát ra.\

Kế hoạch phân tích dữ liệu

Bước đầu tiên là kiểm tra dữ liệu nhập vào để đảm bảo dữ liệu hợp lệ Tiếp theo, dữ liệu được nhập vào file và mã hóa: đối với các số liệu định tính (biến định tính) được mã hoá, chuyển đổi thành các số còn đối với các số liệu định lượng (biến định lượng) thì không cần mã hóa Sau khi mã hoá, số liệu sẽ được lưu trữ vào file dữ liệu dưới định dạng CSV Từng người trong nhóm kiểm tra lại và phát hiện những sai sót trong quá trình nhập số liệu trên máy tính, chỉnh sửa và lưu lại kết quả nếu có phát hiện sai sót Từ đó tiến hành phân tích

12 Để phân tích các đặc điểm nhân khẩu học : Sử dụng phân tích mô tả bằng phần mềm R để xác định tỷ lệ các đặc điểm nhân khẩu học của sinh viên như: giới tính, ngành học, năm học,đã từng hoặc đang học “Phương pháp nghiên cứu khoa học”, Từng nghe về vấn đề đạo văn Để phân tích mức độ hiểu biết về đạo văn: 12 câu hỏi về các khái niệm cũng như các tình huống nhận định có cấu thành hay không cấu thành đạo văn được sử dụng để xác định mức độ hiểu biết của sinh viên Nếu sinh viên trả lời đúng từ 80% trở lên số câu hỏi thì được xếp vào nhóm có mức độ hiểu biết cao về đạo văn, nếu sinh viên trả lời dưới 80% thì thuộc nhóm có mức độ hiểu biết trung bình đến thấp Sử dụng phân tích mô tả bằng phần mềm R để xác định tỷ lệ mức độ hiểu biết về đạo văn của đối tượng nghiên cứu Sử dụng phân tích hồi quy logistic đa biến để xác định mối liên quan giữa các đặc điểm nhân khẩu học với mức độ hiểu biết của sinh viên Có ý nghĩa thống kê khi p < 0.05. Để Phân tích thái độ đối với vấn đề đạo văn: 10 câu hỏi về thái độ của sinh viên đối với các quan điểm được đưa ra sẽ thu thập các câu trả lời được xếp loại theo thang đo likert: 1-hoàn toàn không đồng ý, 2-không đồng ý, 3-không đồng ý cũng không phản đối,

4-đồng ý, 5-hoàn toàn đồng ý Từ đó sẽ xác định được điểm của từng câu trả lời và ta dùng tổng điểm để thực hiện phân tích Sử dụng phân tích mô tả để tính điểm trung bình kèm với độ lệch chuẩn của từng ngành học và so sánh với bảng quy ước điểm số như sau: từ 10 đến 23 điểm là có thái độ phản đối gay gắt việc đạo văn, từ 24 đến 37 điểm là có thái độ trung lập với việc đạo văn và từ 38 đến 50 điểm là có thái độ hời hợt đối với vấn đề đạo văn So sánh điểm trung bình thái độ giữa sinh viên của từng ngành học và sử dụng kiểm nghiệm Chi-square để xác định mối liên hệ giữa ngành học và thái độ đối với vấn đề đạo văn của sinh viên Sử dụng phân tích hồi quy logistic đơn biến để xác định mối liên quan giữa thái độ đối với vấn đề đạo văn và mức độ hiểu biết của sinh viên Có ý nghĩa thống kê khi p < 0.05

Các biến số nghiên cứu

Bảng 1: Các biến số nghiên cứu

Biến số Thuộc tính biến số Phân loại

Cách thu thập Đặc điểm nhân khẩu học

Giới tính Nam Định tính, nhị phân

Năm học Năm 1 Định tính, xếp hạng

Ngành học Dược học Định tính, danh mục

Bộ câu hỏi Răng-Hàm-Mặt Điều dưỡng

14 Đã từng hoặc đang học “Phương pháp nghiên cứu khoa học”

Có Định tính, nhị phân

Từng nghe về vấn đề đạo văn Đã từng Định tính, nhị phân

Bộ câu hỏi Chưa từng

Hiểu biết về vấn đề đạo văn

Sao chép nguyên mẫu các từ, câu hay đoạn văn từ các nguồn khác mà không trích dẫn tài liệu tham khảo Đạo văn/Không đạo văn /Không biết Định tính, danh mục

Sử dụng lại tác phẩm của bản thân để xuất bản dưới một hình thức khác Đạo văn /Không đạo văn /Không biết Định tính, danh mục

Viết một tác phẩm mới có cấu trúc dựa theo tài liệu tiêu chuẩn bằng cách tham khảo các tác phẩm cùng thể loại Đạo văn/Không đạo văn /Không biết Định tính, danh mục

Tham khảo ý tưởng từ tác phẩm khác và viết lại bằng giọng văn của cá nhân đồng thời trích dẫn tài liệu tham khảo Đạo văn /Không đạo văn /Không biết Định tính, danh mục

Thay đổi ngữ pháp, từ có nghĩa tương tự, sắp xếp lại thứ tự câu trong tác phẩm gốc

Hoặc trình bày lại những nội dung giống nhau bằng những từ khác nhau Đạo văn /Không đạo văn /Không biết Định tính, danh mục

Bạn đang học môn “phương pháp nghiên cứu khoa học” và có chị là sinh viên khóa trên đã từng học môn này, bạn sử dụng lại đề cương nghiên cứu của chị đó để nộp bài và xem như đó là thành phẩm của mình Đạo văn /Không đạo văn /Không biết Định tính, danh mục

Trong quá trình làm việc nhóm để thuyết trình cho môn thống kê y học, bạn được phân công tìm các hình ảnh có liên quan đến nội dung do đó bạn lên GOOGLE tìm kiếm và copy lại các hình đó cho vào slide của nhóm mình Đạo văn /Không đạo văn /Không biết Định tính, danh mục

Trong một buổi hội nghị, ông A đang trình bày và báo cáo dữ liệu của đồng nghiệp và xem như là của mình Đạo văn /Không đạo văn /Không biết Định tính, danh mục

Thái độ về vấn đề đạo văn

Tự đạo văn (sử dụng một phần/ toàn bộ nghiên cứu cũ đã được phát hành của bản thân) không bị trừng phạt vì nó không có hại

Hoàn toàn không đồng ý/Không đồng ý/Không đồng ý cũng không phải đối/Đồng ý/Hoàn toàn đồng ý Định tính, danh mục

Khi không biết viết gì, tôi dịch một phần của một bài nghiên cứu từ nước ngoài

Hoàn toàn không đồng ý/Không đồng ý/Không đồng ý cũng không phải đối/Đồng ý/Hoàn toàn đồng ý Định tính, danh mục

Thời hạn ngắn cho tôi quyền đạo văn một chút

Hoàn toàn không đồng ý/Không đồng ý/Không đồng ý cũng không phải đối/Đồng ý/Hoàn toàn đồng ý Định tính, danh mục

Các nhà nghiên cứu trẻ mới đang tìm hiểu nên nhận hình phạt nhẹ hơn cho tội đạo văn

Hoàn toàn không đồng ý/Không đồng ý/Không đồng ý cũng không phải đối/Đồng ý/Hoàn toàn đồng ý Định tính, danh mục

Tôi không thể viết một bài báo khoa học mà không đạo văn

Hoàn toàn không đồng ý/Không đồng ý/Không đồng ý cũng không phải đối/Đồng ý/Hoàn toàn đồng ý Định tính, danh mục

Một bài viết đạo văn không gây hại cho kiến thức khoa học

Hoàn toàn không đồng ý/Không đồng ý/Không đồng ý cũng không phải đối/Đồng ý/Hoàn toàn đồng ý Định tính, danh mục

Tôi cứ tiếp tục đạo văn vì chưa bị bắt Hoàn toàn không đồng ý/Không đồng ý/Không Định tính,

17 đồng ý cũng không phải đối/Đồng ý/Hoàn toàn đồng ý danh mục Đạo văn không phải một vấn đề lớn Hoàn toàn không đồng ý/Không đồng ý/Không đồng ý cũng không phải đối/Đồng ý/Hoàn toàn đồng ý Định tính, danh mục

Tôi không cảm thấy tội lỗi khi sao chép nguyên văn một hoặc hai câu từ các bài báo trước đây của tôi

Hoàn toàn không đồng ý/Không đồng ý/Không đồng ý cũng không phải đối/Đồng ý/Hoàn toàn đồng ý Định tính, danh mục

Những người nói rằng họ chưa bao giờ đạo văn là nói dối

Hoàn toàn không đồng ý/Không đồng ý/Không đồng ý cũng không phải đối/Đồng ý/Hoàn toàn đồng ý Định tính, danh mục

KẾT QUẢ

Đặc điểm chung của sinh viên

Bảng 2 : Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và tình hình học môn Phương pháp nghiên cứu khoa học, Khoa Y-Dược Đại học Đà Nẵng, 2023 Đặc điểm Số lượng (%)

19 Đã từng hoặc đang học

Phương pháp nghiên cứu khoa học

Từng nghe về vấn đề đạo văn Đã từng 367 (98.7)

Nhận xét: Trong tổng số 372 sinh viên tham gia khảo sát, có 67.7% (n%2) sinh viên nữ và 32.3% (n0) sinh viên nam Phần lớn là sinh viên ngành Y đa khoa (45.4%; n9) Đa số sinh viên tham gia khảo sát là sinh viên năm tư (47.3%; n6) Hầu hết sinh viên tham gia khảo sát đều cho rằng họ từng nghe qua vấn đề đạo văn (98.7%; n67) và tỷ lệ sinh viên được học và chưa được học môn Phương pháp nghiên cứu khoa học là 2:1 (lần lượt là 63.4% và 36.6%) Chi tiết đặc điểm nhân khẩu học, tình hình học môn phương pháp nghiên cứu khoa học được trình bày trong bảng 2

Mức độ hiểu biết về vấn đề đạo văn của sinh viên

5.2.1 Kết quả khảo sát mức độ hiểu biết về đạo văn

Bảng 3: Kết quả các câu hỏi khảo sát mức độ hiểu biết về đạo văn theo ngành học, Khoa Y-Dược Đại học Đà Nẵng, 2023

Số thự tự Câu hỏi (Đáp án đúng)

Răng- Hàm- Mặt Điều dưỡng

1 Sao chép nguyên mẫu các từ, câu hay đoạn văn từ các nguồn khác mà không trích dẫn tài liệu tham khảo (Đạo văn)

2 Sử dụng lại tác phẩm của bản thân để xuất bản dưới một hình thức khác (Đạo văn)

3 Viết một tác phẩm mới có cấu trúc dựa theo tài liệu tiêu chuẩn bằng cách tham khảo các tác phẩm cùng thể loại (Không đạo văn)

4 Tham khảo ý tưởng từ tác phẩm khác và viết lại bằng giọng văn của cá nhân đồng thời trích dẫn tài liệu tham khảo (Không đạo văn)

5 Thay đổi ngữ pháp, từ có nghĩa tương tự, sắp xếp lại thứ tự câu trong tác phẩm gốc Hoặc trình bày lại những nội dung giống nhau bằng những từ khác nhau (Đạo văn)

6 Trình bày tác phẩm của người khác bằng các phương tiện khác nhau, chẳng hạn như văn bản, hình ảnh, giọng nói hoặc video (Đạo văn)

7 Dịch và sử dụng nội dung đa ngôn ngữ mà không trích dẫn tác phẩm gốc (Đạo văn)

8 Một nhân viên đang chuẩn bị bài báo cáo để sử dụng nội bộ tại công ty thì phát hiện ra một báo cáo tương tự trên internet và sử dụng bài báo cáo đó để trình bày như là của mình, đồng thời tùy ý thêm vào các dữ liệu mà họ muốn

9 Một bạn quay từng tập phim truyền hình rồi tạo một thư viện cá nhân để chia sẻ với bạn bè và giữ lại để thưởng thức trong nhiều năm

10 Bạn đang học môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học” và có chị là sinh viên khóa trên đã từng học môn này, bạn sử dụng lại đề cương nghiên cứu của chị đó để nộp bài và xem như đó là thành phẩm của mình (Đạo văn)

11 Trong quá trình làm việc nhóm để thuyết trình cho môn thống kê y học, bạn được phân công tìm các hình ảnh có liên quan đến nội dung do đó bạn lên GOOGLE tìm kiếm và copy lại các hình đó cho vào slide của nhóm mình (Đạo văn)

12 Trong một buổi hội nghị, ông A đang trình bày và báo cáo dữ liệu của đồng nghiệp và xem như là của mình (Đạo văn)

Nhận xét: Theo kết quả khảo sát về mức độ hiểu biết của sinh viên thì “ Sử dụng lại tác phẩm của bản thân để xuất bản dưới một hình thức khác.” là câu hỏi có tỷ lệ trả lời đúng thấp nhất với 26.1% trong tổng số sinh viên, cao nhất là ngành Điều dưỡng với 29.6% và thấp nhất là ngành Răng-Hàm-Mặt với 18.3% trên tổng số sinh viên của từng ngành 96.8% sinh viên trả lời chính xác câu hỏi “Sao chép nguyên mẫu các từ, câu hay đoạn văn từ các nguồn khác mà không trích dẫn tài liệu tham khảo.”, đây là câu hỏi có tỷ lệ trả lời đúng cao nhất, ngành Y đa khoa có tỉ lệ sinh viên trả lời đúng cao nhất với 99.8% trên tổng số sinh viên Ngành Dược có số lượng câu hỏi đạt tỉ lệ trả lời đúng trên 90% là nhiều nhất

(3 câu hỏi đạt tỷ lệ trả lời đúng trên 90%, ngành Y đa khoa có 2 câu hỏi đạt tỷ lệ trả lời đúng trên 90%, ngành Răng-Hàm-Mặt và Điều dưỡng đều có 1 câu hỏi đạt tỷ lệ trả lời đúng trên 90%) Chi tiết về kết quả các câu hỏi khảo sát mức độ hiểu biết về đạo văn theo ngành học được trình bày trong bảng 3

5.2.2 Mức độ hiểu biết của sinh viên theo ngành học và theo việc học môn Phương pháp nghiên cứu khoa học

Biểu đồ 1: Tỷ lệ hiểu biết cao về vấn đề đạo văn của sinh viên theo ngành học, Khoa Y-Dược Đại học Đà Nẵng, 2023

Nhận xét: Có tổng số 24.7% (n) sinh viên tham gia khảo sát đạt được mức độ hiểu biết cao về đạo văn (Trả lời đúng từ 80% trở lên số câu hỏi mức độ hiểu biết về đạo văn) Trong đó ngành Dược có tỉ lệ mức độ hiểu biết cao nhất với 33.7% (n0) trong tổng số sinh viên của ngành, chỉ 14.8% (n=8) số sinh viên ngành Điều dưỡng có mức độ hiểu biết cao về đạo văn, là ngành học có mức độ hiểu biết cao về đạo văn thấp nhất Ngành Y đa khoa và Răng- Hàm-Mặt có tỉ lệ sấp sỉ nhau là 23.7% (n@) và 23.3% (n) Ta có 26.7% sinh viên được học môn Phương pháp nghiên cứu khoa học có hiểu biết cao về đạo văn Tỷ lệ giữa sinh viên có hiểu biết cao về đạo văn của nhóm được học môn Phương pháp nghiên cứu khoa học và không được học gần bằng 1:1 (lần lượt là 26.7% và 21.3)

Dược học Y đa khoa Răng-Hàm-Mặt Điều dưỡng

Tỷ lệ hiểu biết cao về đạo văn (%)

5.2.3 Mối liên hệ giữa đặc điểm của sinh viên và mức độ hiểu biết về đạo văn

Bảng 4: Mối liên hệ giữa các đặc điểm nhân khẩu học và mức độ hiểu biết về đạo văn của sinh viên, Khoa Y-Dược Đại học Đà Nẵng, 2023 Đặc điểm nhân khẩu học

Mức độ hiểu biết của sinh viên

Cao Trung bình, thấp OR

(0.43-2.18) 0.94 Đã từng hoặc đang học

Phương pháp nghiên cứu khoa học

Từng nghe về vấn đề đạo văn

Chưa từng 0 (0) 5 (100) 1 Đã từng 92 (25.1) 275 (74.9) 738.27 (0- inf) 0.98

Nhận xét: Thông qua phân tích hồi quy logistic đa biến, các yếu tố bao gồm năm học và ngành học đã được xác định là có liên quan đến việc tăng tỷ lệ hiểu biết cao về đạo văn Những sinh viên năm 2 có Odds có hiểu biết cao về đạo văn bằng 0.63 lần so với sinh viên năm 1 (Khoảng tin cậy (KTC) 95%: 0.05-0.62, p=0.007) Sinh viên ngành Dược có Odds có hiểu biết cao về đạo văn cao gấp 2.82 lần so với sinh viên ngành Y đa khoa (Khoảng tin cậy (KTC) 95%: 1.29-6.17, p=0.009) Không có ý nghĩa thống kê về việc học môn Phương pháp nghiên cứu khoa học làm tăng hiểu biết về đạo văn của sinh viên Chi tiết cụ thể được trình bày trong bảng 4

5.3 Thái độ của sinh viên đối với vấn đề đạo văn:

5.3.1 Điểm trung bình về thái độ theo ngành học của sinh viên:

Bảng 5:Điểm trung bình về thái độ của sinh viên đối với vấn đề đạo văn theo ngành học, Khoa Y-Dược Đại học Đà Nẵng, 2023.

Ngành học Điểm trung bình (Độ lệch chuẩn)

• 10 – 23: Có thái độ phản đối gay gắt vấn đề đạo văn

• 24 – 37: Có thái độ trung lập với vấn đề đạo văn

• 38 – 50: Có thái độ hời hợt và có phần ủng hộ vấn đề đạo văn

Nhận xét: Điểm trung bình về thái độ đối với vấn đề đạo văn của sinh viên là 22.53 ±

6.54 Các ngành học có điểm trung bình sấp sỉ nhau và đều thuộc nhóm thái độ phản đối gay gắt với vấn đề đạo văn Trong đó, 52.4% sinh viên không đồng ý với việc thời hạn ngắn cho phép họ được đạo văn, tuy nhiên có đến 7% tổng số sinh viên đồng ý và hoàn toàn đồng ý với việc này 47.6% sinh viên không đồng ý với việc cần phải đạo văn mới có thể viết được bài báo cáo khoa học 19.9% sinh viên đồng ý rằng tự đạo văn không phải là hành vi nghiêm trọng, không gây hại và không đáng bị trừng phạt

5.3.2 Mối liên hệ giữa hiểu biết và thái độ của sinh viên đối với vấn đề đạo văn:

Bảng 6: Mối liên hệ giữa mức độ hiểu biết và thái độ của sinh viên đối với vấn đề đạo văn,Khoa Y-Dược Đại học Đà Nẵng, 2023

Thái độ của sinh viên đối với vấn đề đạo văn

Mức độ hiểu biết của sinh viên

Cao Trung bình, thấp OR (KTC

Thái độ phản đối gay gắt 75 (34.1) 145 (65.9) 1

Nhận xét: Từ kết quả thông qua phân tích hồi quy logistic đơn biến, ta xác định được thái độ với việc đạo văn có liên quan đến việc tăng tỷ lệ hiểu biết của sinh viên với vấn đề này Cụ thể là, những sinh viên có thái độ trung lập có Odds có hiểu biết cao về đạo văn bằng 0.24 lần so với sinh viên có thái độ phản đối gay gắt vấn đạo và có ý nghĩa thống kê (Khoảng tin cậy (KTC) 95%:0.14-0.44, p=0.006)

BÀN LUẬN

Đạo văn là một hành vi xấu và để lại rất nhiều hậu quả tiêu cực như: bị đánh rớt trong học tập, lưu vết trên hồ sơ cá nhân vĩnh viễn, tồi tệ nhất là bị đuổi học hoặc bị sa thải trong công việc (36) Tại Úc, những đối tượng cung cấp các dịch vụ gian lận học thuật có thể bị phạt tiền tới 210.000 đô la Úc, hình phạt nặng nhất có thể là phạt tù 2 năm (37) Tuy nhiên ở Việt Nam, đạo văn đã trở thành vấn nạn trong môi trường học thuật, được xã hội quan tâm nhưng vẫn chưa được đánh giá chính xác và có biện pháp giải quyết phù hợp

(38) Do đó, nghiên cứu này với mục tiêu là xác định mức độ hiểu biết và thái độ của sinh viên đối với vấn đề đạo văn để có được cái nhìn cụ thể hơn về thực trạng đạo văn hiện tại

Kết quả cho thấy đa số sinh viên đều nghe đến vấn đề đạo văn (98.7% tổng số sinh viên) Trái ngược với điều đó, mức độ hiểu biết cao về đạo văn của sinh viên Khoa Y Dược Đại học Đà Nẵng còn thấp với 24.7% trong tổng số sinh viên So với một ví dụ như mức độ hiểu biết cao về đạo văn của sinh viên ở Rwanda với hơn 75% trên tổng số sinh viên thì kết quả thu được là một con số khiêm tốn (39) Ngành Dược có mức độ hiểu biết cao nhất với 33.7% số sinh viên của ngành, thấp nhất là ngành Điều dưỡng với 14.8% Kết quả nghiên cứu đã cho thấy có mối liên quan giữa ngành học đối với mức độ hiểu biết về đạo văn, sự chênh lệch này có thể đến từ chương trình học tập khác nhau giữa các khối ngành hoặc có thể là mục tiêu học tập khác nhau Ngành Điều dưỡng được chú trọng việc thực tập lâm sàng từ năm 2 đại học trong khi đó sinh viên ngành Dược lại được học rất sớm các môn như “Thống kê y học” hay “Phương pháp nghiên cứu khoa học” từ đó sẽ có được sớm các kiến thức về nghiên cứu khoa học đặc biệt là liên quan đến vấn đề đạo văn Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ có 26.7% sinh viên được học môn Phương pháp nghiên cứu khoa học có hiểu biết cao về đạo văn, không cao hơn đáng kể so với số sinh viên không được học môn này ( 21.3% sinh viên không học môn Phương pháp nghiên cứu khoa học có mức độ hiểu biết cao về đạo văn) và không có ý nghĩa thống kê về mối liên quan giữa việc học môn Phương pháp nghiên cứu khoa học và mức độ hiểu biết của sinh viên Trong quá trình học tập môn Phương pháp nghiên cứu khoa học, sinh viên sẽ được học thế nào là đạo văn và cách nhận định và phận biệt tình huống, trường hợp đó có phải là đạo văn hay không Đây là một điều kiện tốt để sinh viên tiếp cận được khái niệm đạo văn và hiểu được tầm quan trọng của nó Trong một vài nghiên cứu chỉ ra việc học lâu hơn có khả năng tăng mức độ hiểu biết về đạo văn Một nghiên cứu của Lin và Wen vào năm 2007 chỉ ra rằng sinh viên năm cuối có tỷ lệ thực hiện đạo văn thấp hơn so với sinh viên năm nhất (40) Tỷ lệ này cũng giảm đáng kể từ cấp trung học đến đại học (41-43) Kết quả của nghiên cứu cũng phù hợp với điều này, chúng tôi xác định được có mối liên quan giữa năm học đến

29 việc tăng mức độ hiểu biết về đạo văn của sinh viên Tương tự như các nghiên cứu khác được thực hiện ở các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp, có những lỗ hỏng đáng kể trong việc hiểu điều gì cấu thành đạo văn (44-47) 73.9% sinh viên không biết rằng việc sử dụng lại tác phẩm của mình để xuất bản là một hình thức đạo văn hay chính xác hơn ‘là tự đạo văn, đây là sai lầm phổ biến nhất trong kết quả nghiên cứu Tự đạo văn là điều thường thấy trong văn bản học thuật; các tác giả sử dụng lại các văn bản đã được xuất bản trước đây của chính họ như thể chúng là những ý tưởng mới (48-50) Tự đạo văn không có đóng góp mới nào cho thế giới học thuật (51) Nhiều sinh viên chưa nhận thức được việc lấy hình ảnh trên internet mà không trích dẫn nguồn cũng là đạo văn và sinh viên chưa phân biệt được giữa đạo văn và vi phạm bản quyền tác phẩm Qua kết quả nghiên cứu trên, cần nâng cao nhận thức của sinh viên về các khía cạnh cấu thành nên đạo văn, nâng cao hiểu biết về tự đạo văn và các sai lầm thường mắc khác

Phần lớn sinh viên tham gia nghiên cứu có thái độ phản đối gay gắt vấn đề đạo văn với điểm trung bình thái độ bằng 22.53 ± 6.54 Đa số sinh viên đều nhận định được rằng đạo văn là một hành vi sai trái và cần phải loại trừ, không chấp nhận việc thực hiện đạo văn Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp ngoại lệ, khoảng 7% sinh viên vẫn đồng ý với việc thực hiện đạo văn nếu không có nhiều thời gian, gần 20% sinh viên cho rằng tự đạo văn không phải là hành vi nghiêm trọng và không đáng bị trừng phạt Điều này đúng với kết quả trên về hiểu biết của sinh viên đối với tự đạo văn, với mức độ hiểu biết thấp đi kèm theo đó là việc sinh viên sẽ không đánh giá đúng sức ảnh hưởng và tác hại của tự đạo văn gây ra Việc đạo văn không bị trừng phạt nặng nề khiến sinh viên dễ dãi với nó hơn, dễ dàng chấp nhận đạo văn một cách bình thường mà ai cũng sẽ thực hiện Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy được rằng có mối liên hệ giữa thái độ và mức độ hiểu biết của sinh với đối với vấn đề đạo văn Kết quả cho thấy nhóm có thái độ phản đối gay gắt với việc đạo văn có khả năng có hiểu biết cao hơn so với nhóm có thái độ trung lập và có ý nghĩa thống kê Cụ thể là số sinh viên có thái độ phản đối gay gắt hiểu biết cao về đạo văn gấp 3 lần so với nhóm sinh viên có thái độ trung lập có hiểu biết cao về đạo văn Việc có cái nhìn và thái độ đúng đắn đối với đạo văn, nhận định được đây là một hành vi sai trái cần phải loại bỏ sẽ giúp cho sinh viên có ý thức tốt trong vấn đề đạo đức học tập, tuy nhiên sinh viên cần phải chủ động tìm hiểu rõ về đạo văn, hiểu được các khía cạnh cấu thành đạo văn để tránh sai phạm không mong muốn, qua đó tầm quan trọng của việc tránh đạo văn sẽ được sinh viên hiểu rõ và không dễ dãi cho phép bản thân thực hiện hành vi này

Nghiên cứu này có một số hạn chế Thứ nhất, nhóm chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm và đánh giá bộ câu hỏi để có những điều chỉnh hợp lý hơn, nhưng một số câu hỏi

30 có thể chưa rõ ràng đối với người tham gia khảo sát.Thứ hai, có một vài sinh viên thuộc cùng một lớp tham gia nghiên cứu không trả lời đồng nhất câu hỏi “Đã từng hoặc đang học môn Phương pháp nghiên cứu khoa học”, qua đó chúng tôi nhận thấy có thể có sự phản hồi sai lệch.Tuy nhiên, nhìn chung sự phản hồi sai lệch đó không ảnh hưởng lớn đến kết quả bài nghiên cứu Thứ ba, nghiên cứu này là một cuộc khảo sát cắt ngang nên có thể mức độ hiểu biết và thái độ về vấn đề đạo văn của sinh viên Khoa Y Dược-Đại học Đà Nẵng hiện tại có thể không thể hiện cho mức độ hiểu biết và thái độ về vấn đề đạo văn của sinh viên Khoa Y - Dược - Đại học Đà Nẵng trong thời gian tới.

THÔNG TIN CƠ BẢN

Vui lòng đánh dấu ✓ vào ô mà bạn chọn

Câu 1.Ngành học hiện tại của bạn là gì ?

☐ Răng-Hàm-Mặt ☐ Điều dưỡng

Câu 2.Bạn đang là sinh viên năm mấy ?

Câu 3.Giới tính của bạn là gì ?

Câu 4.Bạn đã từng hoặc có đang học môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học” hay không?

Câu 5 Bạn đã từng nghe qua vấn đề đạo văn chưa ?

HIỂU BIẾT VỀ ĐẠO VĂN

Theo bạn các hành vi, tình huống sau đây có phải là đạo văn không ?

Vui lòng đánh dấu ✓ vào ô mà bạn chọn Đạo văn

Câu 6 Sao chép nguyên mẫu các từ, câu hay đoạn văn từ các nguồn khác mà không trích dẫn tài liệu tham khảo

Câu 7 Sử dụng lại tác phẩm của bản thân để xuất bản dưới một hình thức khác

Câu 8 Viết một tác phẩm mới có cấu trúc dựa theo tài liệu tiêu chuẩn bằng cách tham khảo các tác phẩm cùng thể loại

Câu 9 Tham khảo ý tưởng từ tác phẩm khác và viết lại bằng giọng văn của cá nhân đồng thời trích dẫn tài liệu tham khảo

Câu 10 Thay đổi ngữ pháp, từ có nghĩa tương tự, sắp xếp lại thứ tự câu trong tác phẩm gốc Hoặc trình bày lại những nội dung giống nhau bằng những từ khác nhau

Câu 11 Trình bày tác phẩm của người khác bằng các phương tiện khác nhau, chẳng hạn như văn bản, hình ảnh, giọng nói hoặc video

Câu 12 Dịch và sử dụng nội dung đa ngôn ngữ mà không trích dẫn tác phẩm gốc

Câu 13 Một nhân viên đang chuẩn bị bài báo cáo để sử dụng nội bộ tại công ty thì phát hiện ra một báo cáo tương tự trên internet và sử dụng bài báo cáo đó để trình bày như là của mình, đồng thời tùy ý thêm vào các dữ liệu mà mình muốn

Câu 14 Một bạn quay từng tập phim truyền hình rồi tạo một thư viện cá nhân để chia sẻ với bạn bè và giữ lại để thưởng thức trong nhiều năm

Câu 15 Bạn đang học môn “phương pháp nghiên cứu khoa học” và có chị là sinh viên khóa trên đã từng học môn này, bạn sử dụng lại đề cương nghiên cứu của chị đó để nộp bài và xem như đó là thành phẩm của mình

Câu 16 Trong quá trình làm việc nhóm để thuyết trình cho môn thống kê y học, bạn được phân công tìm các hình ảnh có liên quan đến nội dung do đó bạn lên GOOGLE tìm kiếm và copy lại các hình đó cho vào slide của nhóm mình

Câu 17 Trong một buổi hội nghị, ông A đang trình bày và báo cáo dữ liệu của đồng nghiệp và xem như là của mình

THÁI ĐỘ VỀ ĐẠO VĂN

Quan điểm của bạn về các nhận định sau ?

Vui lòng đánh dấu ✓ vào ô mà bạn chọn

Không đồng ý cũng không phản đối Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

Câu 18 Tự đạo văn (sử dụng một phần/ toàn bộ nghiên cứu cũ đã được phát hành của bản thân) không bị trừng phạt vì nó không có hại

Câu 19 Khi không biết viết gì, tôi dịch một phần của một bài nghiên cứu từ nước ngoài

Câu 20 Thời hạn ngắn cho tôi quyền đạo văn một chút.

Ngày đăng: 27/10/2024, 19:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w