1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SÁNG KIẾN: SÁNG TẠO VỚI TRÒ CHƠI DOMINO TRONG DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ NHẰM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH

80 17 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sáng Tạo Với Trò Chơi Domino Trong Dạy Học Môn Vật Lí Nhằm Tạo Hứng Thú Cho Học Sinh
Tác giả Nguyễn Thị Thu Bình
Trường học Trường THPT Việt Yên số 2
Chuyên ngành Vật lí
Thể loại Sáng kiến
Năm xuất bản 2024
Thành phố Bắc Giang
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 5,26 MB

Cấu trúc

  • 1. Tên sáng kiến (7)
  • 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử (7)
  • 3. Các thông tin cần bảo mật: Không (7)
  • 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm (7)
  • 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến (8)
  • 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến (10)
  • 7. Nội dung (11)
    • 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến (11)
      • 7.1.1. Tổng quan về trò chơi Domino trong học tập (12)
      • 7.1.2. Thiết kế các mô hình Domino và áp dụng các mô hình Domino cho môn Vật lí 10 (13)
        • 7.1.2.1. Thiết kế mô hình Domino “8/3” bằng PowerPoint áp dụng trong bài “Công- Công suất” (13)
        • 7.1.2.2. Thiết kế mô hình Domino “26/3” áp dụng trong bài “Động lượng” (28)
        • 7.1.2.3. Thiết kế mô hình Domino “Rồng 2024” áp dụng trong chủ đề “Động năng và thế năng” (38)
        • 7.1.2.4. Thiết kế mô hình Domino hình trái tim sử dụng trong bài “Momen lực. Cân bằng của vật rắn” (44)
        • 7.1.2.5. Thiết kế mô hình Domino chữ “Vatly” áp dụng trong bài “Hiệu suất” (50)
        • 7.1.2.6. Môt số mô mình Domino khác (56)
      • 7.1.3. Hướng dẫn sử dụng trò chơi Domino trong dạy học (60)
        • 7.1.3.1. Áp dụng trò chơi Domino vào hoạt động củng cố bài học trong tiết học (61)
        • 7.1.3.2. Áp dụng trò chơi Domino vào tiết bài tập (61)
        • 7.1.3.3. Áp dụng trò chơi Domino vào hoạt động hình thành kiến thức mới (62)
        • 7.1.3.4. Áp dụng trò chơi Domino vào tiết học theo mô hình “Lớp học đảo ngược” (62)
    • 7.2. Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến (63)
    • 7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến (63)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (70)
  • PHỤ LỤC (71)

Nội dung

Tổ chức dạy học môn Vật lí hướng tới hình thành, phát triển các năng lực chung, năng lực đặc thù; tuy nhiên với cách dạy truyền thống học sinh gần như không hứng thú khi lĩnh hội kiến th

Tên sáng kiến

“Sáng tạo với trò chơi Domino trong dạy học môn Vật lí nhằm tạo hứng thú cho học sinh”

Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử

Mô tả các giải pháp cũ thường làm

Tổ chức dạy học môn Vật lí từ trước đến nay giáo viên thực hiện soạn theo định hướng Chương trình giáo dục phổ thông 2006 1 nhằm đạt mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ và quá trình tổ chức dạy học theo từng bài trong sách giáo khoa bằng các phương pháp dạy học khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là thuyết trình, diễn giải Giáo viên và học sinh vốn quen thuộc với cách dạy tương tác trực tiếp thầy – trò, việc học tập của học sinh phần lớn chỉ đơn thuần nhận thông tin một chiều từ giáo viên, tiếp thu một cách thụ động hoặc lĩnh hội kiến thức đã được giáo viên giảng dạy thay vì học sinh tự tìm tòi nghiên cứu để nâng cao kiến thức Học sinh chưa có nhiều cơ hội để bộc lộ và phát triển năng lực bản thân do chưa được giao nhiệm vụ phù hợp với năng lực bản thân Việc tổ chức hoạt động dạy học như vậy không còn phù hợp với mục tiêu đổi mới trong Chương trình giáo dục phổ thông mới ban bắt đầu thực hiện ở cấp THPT từ năm học 2022 - 2023 2

Tổ chức dạy học theo giải pháp cũ có tồn tại:

Một là các kế hoạch dạy học không định hướng hình thành, phát triển năng lực học sinh theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới, đồng thời không nâng cao

1 Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ GD&ĐT ban hành Chương trình GDPT cấp THCS, THPT

2 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông (Chương trình tổng thể, Chương trình bộ môn: trong đó có bộ môn Vật lí)

2 năng lực số cho học sinh và giáo viên để đáp ứng với yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay

Hai là hầu hết học sinh đều mệt mỏi khi phải ngồi lắng nghe mà không được chủ động tham gia vào bài giảng Chỉ có giáo viên là người trình bày, nên dường như giáo viên là người chịu trách nhiệm duy nhất về thành công và chất lượng bài giảng Điều này không thể khuyến khích học sinh tự học và có tâm lý ỷ lại vào giáo viên Trong thực tế, rất nhiều học sinh không thể nhớ được hết những gì mà giáo viên trình bày theo từng bài riêng rẽ và thậm chí còn nhớ rất ít Hơn nữa, việc học sinh ghi nhớ những kiến thức mà giáo viên truyền đạt trên lớp không đồng nghĩa với việc học sinh hiểu và có thể vận dụng được trong thực tế Bên cạnh đó, vì học sinh không tự học nên khó có cơ hội để chia sẻ, đóng góp những kiến thức và kinh nghiệm của mình nên giáo viên đôi khi sẽ trình bày lại những kiến thức mà học sinh đã biết rồi hoặc không cần thiết Ngoài ra, giáo viên không thể thu nhận được ý kiến phản hồi từ học sinh nên họ cũng không thể biết được những nội dung nào mà học sinh đã hiểu, chưa hiểu và những nội dung nào cần thiết phải điều chỉnh lại.

Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến

Thứ nhất: Xuất phát từ đổi mới mục tiêu dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới là dạy học ghi nhớ, tái hiện kiến thức sang tổ chức dạy học phát triển năng lực cho học sinh Năm học 2023-2024, năm học thứ hai giáo viên tổ chức dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ban hành theo Thông tư 32/2018/TT- BGDĐT Tất cả các môn học đều phải thực hiện việc tổ chức dạy học đạt được yêu cầu cần đạt của chương trình môn học thay vì dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông cũ (chương trình giáo dục 2006) Tổ chức dạy học môn Vật lí hướng tới hình thành, phát triển các năng lực chung, năng lực đặc thù; tuy nhiên với cách dạy truyền thống học sinh gần như không hứng thú khi lĩnh hội kiến thức vì vậy ảnh hưởng đến mục tiêu hình thành năng lực cho học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018

Thứ hai: xuất phát từ thực tế dạy học tại 03 trường THPT trên địa bàn thi xã Việt

Yên 3 Qua điều tra thực tế tại 03 trường THPT trên địa bàn thi xã Việt Yên, với 150 giáo viên (GV) về việc sử dụng các phương pháp, công cụ, hình thức tổ chức trong dạy học theo hướng hình thành và phát triển năng lực cho học sinh tôi thu được kết quả bảng sau:

3 Các trường THPT: Việt Yên số 1, Việt Yên số 2, Lý Thường Kiệt

Vấn đề Số không ý kiến Số ý kiến Nội dung Số lượng Tỉ lệ %

Dạy học giải quyết vấn đề 80 53,3%

Tình huống có sử dụng trò chơi để dạy học 17 11,3%

Kết quả cho thấy, các GV bước đầu đã xác định được một số phương pháp, công cụ, hình thức tổ chức trong dạy học theo hướng hình thành và phát triển năng lực

- Về phương pháp: Phần lớn GV đã sử dụng các phương pháp dạy học tích cực (53,3% với phương pháp dạy học giải quyết vấn đề, 34 % dạy học hợp tác), một số GV sử dụng phương pháp dạy học truyền thống (24,7% đàm thoại và 12% là thuyết trình) Như vậy, GV đã phần nào sử dụng các phương pháp dạy học rèn luyện năng lực người học Còn một số phương pháp khác có tác dụng lớn nhưng vẫn chưa được quan tâm sử dụng như dạy học dự án (4,7%), dạy học tình huống (15,3%)

- Về công cụ: Đa số các ý kiến cho rằng công cụ được sử dụng là câu hỏi, bài tập; tình huống dạy học chỉ chiếm 11,5% Điều này chứng tỏ GV cũng đã biết sử dụng các công cụ để rèn luyện năng lực cho người học

Thêm nữa, khi điều tra thực tế tại trường THPT Việt Yên số 2, tôi điều tra 50 thầy cô về việc những khó khăn khi sử dụng công cụ trò chơi và trò chơi Domino 4 khi tổ chức học phát triển theo năng lực cho HS thì hầu hết các thầy cô đều cảm thấy khó khăn là GV sẽ mất rất nhiều thời gian khi kiểm tra đáp án của các đội chơi, nhất là khi số lượng câu hỏi lớn

Vì những lý do trên, tôi đề xuất giải pháp “Sáng tạo với trò chơi Domino trong dạy học môn Vật lí nhằm tạo hứng thú cho học sinh” khắc phục được khó khăn của

GV khi áp dụng trò chơi này và tổ chức dạy học Tuy nhiên, trong khuôn khổ sáng kiến tôi chỉ đề xuất xây dựng được 8 mô hình trò chơi Domino và áp dụng dạy trong

4 Trò chơi Domino là một trò chơi thú vị với tính logic cao, dễ sử dụng, không cần sự hỗ trợ của các thiết bị công nghệ, tạo được hứng thú cho HS khi áp dụng

32 tiết cho 4 lớp của khối 10, với mong muốn góp phần đổi mới nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lí học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển năng lực của học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện GDĐT giai đoạn hiện nay.

Mục đích của giải pháp sáng kiến

Sáng kiến đưa ra nhằm các mục đích sau:

Thứ nhất: Cung cấp nội dung đầy đủ để GV nắm được bản chất, nguyên tắc của trò chơi Domino và sử dụng PowerPoint để thiết kế trò chơi Domino với nhiều mô hình đa dạng có tính sáng tạo, thẩm mĩ cao, mang nhiều ý nghĩa giáo dục, phát triển phẩm chất, năng lực của HS Những mô hình Domino đặc biệt và sáng tạo sẽ tạo hứng thú cho học sinh và dễ dàng kiểm tra đáp án khi HS hoàn thành trò chơi

Thứ hai: Cung cấp cách thức tổ chức trò chơi hiệu quả khi áp dụng cho các tiết học và các hoạt động dạy học Thông qua trò chơi HS không những củng cố kiến thức mà còn phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác làm việc nhóm, bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm

Thứ ba: Cung cấp một ma trận, nội dung câu hỏi, phiếu học tập đầy đủ với một số bài cụ thể trong chương trình Vật lí 10 áp dụng với trò chơi Domino theo “yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông 2018” Thông qua trò chơi HS củng cố được những kiến thức trong bài học và hứng thú với các hoạt động học tập

Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:

Thay vì sử dụng các quân cờ Domino kiến thức như truyền thống tôi thực hiện thiết kế và áp dụng các mô hình Domino với những hình dạng đặc biệt khi tổ chức trò chơi Domino trong các tiết học:

− Mô hình Domino dạng số hướng tới các ngày kỷ niệm như: 8/3; 26/3; 30/4; Rồng 2024

− Mô hình Domino dạng chữ như: Mô hình Domino “Vatly” – mang thương hiệu môn học; mô hình Domino chữ “A9” mang thương hiệu lớp học

− Mô hình Domino với những hình dạng đặc biệt như: Mô hình Domino hình trái tim,…

Từ các mô hình Domino đã được thiết kế trong sáng kiến GV có thể vận dụng thiết kế các mô hình Domino khác theo ý muốn (mô hình Domino kỷ niệm ngày quốc tế lao động 1/5; mô hình Domino kỷ niệm ngày quốc tế hạnh phúc 20/3; mô hình Domino kỷ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ 19/5;…) Các mô hình Domino này là hoàn toàn mới và chưa được áp dụng tại các trường đã tổ chức thực nghiệm Việc sáng tạo trò chơi Domino có những ưu điểm, tính mới, tính sáng tạo so với trò chơi Domino truyền thống như sau:

Thứ nhất: Dựa vào những mô hình Domino này GV có thể dễ dàng kiểm tra được đáp án của HS, tiết kiệm thời gian cho tiết học, điều này trò chơi Domino truyền thống không có

Thứ hai: Thông qua các mô hình Domino truyền tải thông điệp tích cực đến học sinh (như thông điệp về tình yêu, lòng biết ơn đến các bà, các mẹ,…thông qua mô hình Domino 8/3; thông điệp về lòng tự hào của đoàn viên thanh niên Việt Nam thông qua mô hình Domino 26/3; thông điệp về tự hào dân tộc “con rồng, cháu tiên” thông qua mô hình Domino “Rồng 2024”; thông điệp về thương hiệu môn học thông qua mô hình Domino “Vatly”;…) Điều này không những trò chơi Domino truyền thống mà nhiều trò chơi khác cũng không có

Thứ ba: Các mô hình Domino đều mang tính thẩm mỹ cao, điều này sẽ tạo hứng thú cho học sinh trong các hoạt động học tập liên quan đến trò chơi Domino Học sinh sẽ bất ngờ và hứng thú khi hoàn thành trò chơi nhìn thấy hình dạng của mô hình Domino khi hoàn thành nhiệm vụ

Thứ tư: Các câu hỏi trong mô hình Domino đều được xây dựng dựa vào “yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông 2018” 2 Các câu hỏi trong mô hình Domino là những câu hỏi dạng trả lời ngắn phù hợp với việc ôn tập theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT theo hướng mới năm 2025.

Nội dung

Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến

Tên giải pháp: Tìm hiểm, thiết kế, áp dụng trò chơi Domino trong dạy học môn Vật lí lớp 10

Nội dung chính của giải pháp:

Nội dung thứ nhất: Lý thuyết tổng quan về trò chơi Domino

Nội dung thứ hai: Cách thiết kế các mô hình Domino với nhiều hình dạng đa đạng để tạo hứng thú cho HS, đồng thời cũng giúp GV dễ dàng trong việc kiểm tra kết quả hoạt động của HS; Các mô hình Domino được thiết kế có thể được áp dụng với tất cả các môn học Để áp dụng các mô hình này vào môn Vật lí tôi đã đưa ra phương pháp để và thiết kế các câu hỏi, câu trả lời phù hợp các mô hình Domino với những bài

6 hoặc chủ đề cụ thể trong chương trình Vật lí 10 dựa theo yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông 2018

Nội dung thứ ba: Hướng dẫn cách sử dụng các mô hình Domino trên vào trò chơi Domino trong dạy học một cách hiệu quả

Các bước tiến hành giải pháp:

Bước 1: Tìm hiểu về lý thuyết tổng quan về nguyên tắc, đặc điểm của trò chơi

Domino áp dụng trong học tập

Bước 2: Thiết kế các mô hình Domino “8/3”; mô hình Domino “26/3”; mô hình

Domino “Rồng 2024”; mô hình Domino chữ “Vatly”; Áp dụng từng mô hình cho những nội dung bài học cụ thể trong chương trình Vật lí 10

Bước 3: Hướng dẫn sử dụng trò chơi Domino trong dạy học

7.1.1 Tổng quan về trò chơi Domino trong học tập

* Đặc điểm của trò chơi Domino trong học tập

Trong trò chơi Domino câu hỏi và câu trả lời sẽ được sắp xếp trên các quân cờ tạo thành một bộ cờ Domino

- Có hai quân cờ đặc biệt là quân cờ bắt đầu chỉ có nút bắt đầu gồm một câu hỏi và quân cờ và quân cờ kết thúc gồm một câu trả lời và nút kết thúc

Quân cờ đầu tiên và quân cờ cuối cùng trong bộ câu hỏi cờ Domino

- Các quân cờ ở giữa, mỗi quân cờ sẽ có một câu trả lời và một câu hỏi theo nguyên tắc sau:

Nguyên tắc sắp xếp câu hỏi và câu trả lời trong trò chơi Domino

BẮT ĐẦU Câu hỏi 1 Câu trả lời câu hỏi 1

Câu hỏi 2 Câu trả lời câu hỏi 2

BẮT ĐẦU Câu hỏi 1 Câu trả lời câu hỏi cuối cùng

Câu trả lời câu hỏi trước

Câu trả lời câu hỏi cuối cùng

- Câu hỏi và câu trả lời sẽ được sắp xếp một cách liên tiếp trên các quân cờ Domino,

HS sẽ đi tìm câu trả lời lần lượt từ quân cờ bắt đầu cho đến quân cờ kết thúc theo sơ đồ sau:

Nguyên tắc của trò chơi Domino

Như vậy từ quân cờ đầu tiên đến quân cờ cuối cùng sẽ đi logic theo một đường từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc

* Hoạt động dạy học phù hợp với trò chơi Domino

Trò chơi Domino thích hợp được sử dụng trong hoạt động củng cố bài học; trong các tiết bài tập; tiết ôn tập; hay trong hoạt động hình thành kiến thức mới hoặc sử dụng trong tiết học với mô hình “lớp học đảo ngược”

7.1.2 Thiết kế các mô hình Domino và áp dụng các mô hình Domino cho môn Vật lí 10

7.1.2.1 Thiết kế mô hình Domino “8/3” bằng PowerPoint áp dụng trong bài “Công- Công suất”

Nội dung: Trong phần này tôi thực hiện hai nội dung chính

Nội dung thứ nhất: Đưa ra hướng dẫn chi tiết cách thiết kế trò chơi Domino dạng số Để thuận tiện cho việc hướng dẫn tôi đưa ra hướng dẫn cụ thể cách thiết kế mô hình Domini dạng chữ số 8/3, từ đó GV có thể sử dụng hướng dẫn để thiết kế các mẫu mô hình Domino tương tự như: Domino chữ số 26/3 để hướng tới ngày thành lập đoàn; Domino chữ số 20/3 để hướng tới ngày quốc tế hạnh phúc; Domino 20/11 để hướng tới kỳ niệm ngày nhà giáo Việt Nam; Domino 2/9 để kỷ niệm ngày Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập;…

Nội dung thứ hai: Xây dựng ma trận và nội dung câu hỏi câu hỏi dựa trên “yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông 2018” để đưa vào mô hình Domino 8/3, đồng thời thiết kế phiếu học tập cá nhân của HS để sử dụng khi cho HS chơi trò chơi Domino

BẮT ĐẦU Câu hỏi 1 Câu trả lời câu hỏi 1

Câu hỏi 2 Câu trả lời câu hỏi 2

Câu trả lời câu hỏi cuối cùng Các câu quân cờ tiếp theo

Dưới đây tôi hướng dẫn cách thiết kế trò chơi Domino trên giao diện của PowerPoint 365

Bước 1: Cài đặt slide sang khổ A4 dọc: chọn design, sau đó chọn mục slide Size, chọn Custom Slide Size

Sau khi chọn Custom Slide Size một hộp thoại Slide Size sẽ xuất hiện như hình dưới, trong phần Slide Size for GV kích vào dấu mũi tên chọn A4 paper; trong phần Orientation chọn Portrait

Sau khi chọn xong GV nhấn OK sẽ xuất hiện hộp thoại như bên dưới GV chọn

Vậy là đã hoàn thành việc cài đặt khổ A4 dọc cho slide GV sẽ thấy giao diện như hình dưới

Bước 2: Thiết kế khối hình 8/3

GV chọn Insert, sau đó vào mục Shapes ấn vào dẫu mũi tên đi xuống chọn khối hình chữ nhật bo góc tròn

Lần lượt chọn tiếp các khối hình sắp xết thành chữ 8/3 như hình dưới:

Tiếp theo GV chọn Shape Format chọn tất cả các khối hình và bỏ viền của các khối hình, chọn No Outline ở mục Shape Outline

Bước 3: Phân các quân cờ trên hình 8/3

GV chèn các khối hình hộp dạng mảnh phân tách thành các quân cờ sao cho hợp lí

Khối hình 8/3 sau khi đã được phân tách thành các quân cờ

Bước 5: Chèn nút bắt đầu và nút kết thúc vào khối hình

Tùy theo sở thích và chủ đề của mô hình Domino GV có thể chọn nút bắt đầu và kết thúc cho phù hợp Trong mô hình Domino chủ đề 8/3 tôi sử dụng bông hoa hồng thay cho nút bắt đầu và bông hướng dương thay cho nút kết thúc GV có thể tìm những hình ảnh muốn sử dụng bằng cách vào phần Hình ảnh trong Google và đánh tìm hình ảnh cần sử dụng Để dễ dàng tìm được hình ảnh phù hợp với việc sử dụng trong phần Tìm kiếm của google GV sử dụng câu tìm kiếm với cú pháp “nội dung cần tìm kiếm + trên nền trắng”

Hình ảnh “hoa hướng dương trên nền trắng” tôi tìm kiếm trên google

Tiếp theo GV copy bông hoa vào trong PowerPoint và tách nền trắng cho bông hoa bằng cách chọn Picture Format, chọn Color, chọn Set Transparent Color và di chuyển chuột vào nền của bông hoa

Bông hoa trước khi tách nền, chưa thể đưa vào mô hình Domino

Bông sau khi tách nền

Có một cách khác để GV lấy những hình ảnh không có nền đẹp là GV tìm hình ảnh cần tìm ở mục Thành phần trên trang wed Canva.com Tiếp theo xuất file cần sử dụng dưới dạng PowerPoint và sử dụng hình ảnh

Một số hình ảnh không có nền trên thư viện của Canva

Sau đó GV đưa các hình ảnh đã được tách nền vào vị trí bắt đầu và kết thúc trên mô hình Domino

Hình ảnh mô hình Domino sau khi chèn nút bắt đầu (bông hoa hồng) và nút kết thúc

Hình ảnh mô hình Domino sau khi chèn nút bắt đầu (bé gái) và nút kết thúc (bà lão)

Bước 6: Điền vị trí câu hỏi và câu trả lời cho mẫu quân cờ

GV phân tách mỗi quân cờ thành 2 phần cho câu hỏi và câu trả lời; điền vị trí của câu hỏi và câu trả lời cho mỗi quân cờ

Mô hình Domino chủ đề 8/3

Các câu hỏi và câu trả lời đi theo một đường liền mạch từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc tuân theo quy luật của trò chơi Domino

Bước 7: Áp dụng trò chơi Domino “Hướng tới kỷ niệm 08/03” vào bài “Công Công suất”

* Xây dựng ma trận và nội dung câu hỏi: Để xây dựng ma trận và nội dung câu hỏi tôi căn cứ vào những yêu cầu sau trong “Yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông 2018” [3] với chủ đề

− Trình bày được ví dụ chứng tỏ có thể truyền năng lượng từ vật này sang vật khác bằng cách thực hiện công

− Nêu được biểu thức tính công bằng tích của lực tác dụng và độ dịch chuyển theo phương của lực, nêu được đơn vị đo công là đơn vị đo năng lượng (với 1 J = 1 Nm);

− Tính được công trong một số trường hợp đơn giản

Số lượng câu hỏi: Theo số lượng câu đã chia của trò chơi Domino Với trò chơi Domino 8/3 thì có 10 câu hỏi

Khi xây dựng nội dung các câu hỏi GV chú ý những quân cờ có diện tích nhỏ để điền câu hỏi và câ trả lời ngắn, nội dung ở mức độ nhận biết Ví dụ trong trò chơi Domino mùng 8/3 thì câu số 6 và câu số 7 cần chú ý để nội dung câu hỏi và câu trả lời ngắn cho phù hợp

Bảng ma trận câu hỏi sử dụng cho trò chơi Domino

Vị trí câu trong mô hình Domino

Vị trí câu trong mô hình

Vị trí câu trong mô hình

Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học 3 Câu 8; câu

9; câu 10 Tổng số câu hỏi

Câu 1: Gọi A là công mà một lực đã sinh ra trong thời gian t để vật đi được quãng đường s Công suất là?

Câu 2: Công thức tính công của lực 𝐹⃗ hợp với phương dịch chuyển góc α làm vật đi được quãng đường s

Câu 3: Khi bật điện làm bóng đèn LED sáng đã có sự chuyển hóa năng lượng nào? Câu TL: Điện năng thành quang năng

Câu 4: Khi cắm điện làm quạt hoạt động, đã có sự chuyển hóa năng lượng như thế nào? Câu TL: Điện năng thành cơ năng

Câu 5: Khi ô tô đi xuống dốc trọng lực sinh công cản hay công phát động?

Câu TL: Công phát động

Câu 6: Đơn vị của công suất là

Câu 7: Đơn vị của công là

Câu 8: Kéo một thùng hàng với một lực 100 N, véc tơ lực hợp với phương dịch chuyển góc 60 0 Xác định công của lực kéo khi thùng hàng dịch chuyển 10m

Câu 9: Tại sao khi đi xe máy trên những đoạn đường dốc hoặc có ma sát lớn thường đi ở số nhỏ

Câu TL: Công suất của động cơ xe không đổi, thay đổi số to hay nhỏ ở xe để thay đổi tốc độ của xe, gián tiếp thay đổi lực phát động của xe

Câu 10: Một bóng đèn sợi đốt có công suất 100 W tiêu thụ năng lượng 1000 J, thời gian thắp sáng bóng đèn là:

Sau khi xây dựng ma trận và nội dung câu hỏi GV thiết kế phiếu học tập cá nhân của HS với những câu hỏi vừa xây dựng

Phiếu học tập hoạt động các nhân của HS trong trò chơi Domino chủ đề 8/3:

Câu 1: Gọi A là công mà một lực đã sinh ra trong thời gian t để vật đi được quãng đường s Công suất là………

Câu 2: Công thức tính công của lực 𝐹⃗ hợp với phương ngang góc α làm vật đi được quãng đường s là………

Câu 3: Khi bật điện làm bóng đèn LED sáng đã có sự chuyển hóa năng lượng nào?

Câu 4: Khi cắm điện làm quạt hoạt động, đã có sự chuyển hóa năng lượng như thế nào?………

Câu 5: Khi ô tô đi xuống dốc trọng lực sinh công cản hay công phát động?

Câu 6: Đơn vị của công suất là Câu 7: Đơn vị của công là Câu 8: Kéo một thùng hàng với một lực 100N, véc tơ lực hợp với phương dịch chuyển góc 60 0 Xác định công của lực kéo khi thùng hàng dịch chuyển 10m

Câu 9: Tại sao khi đi xe máy trên những đoạn đường dốc hoặc có ma sát lớn thường đi ở số nhỏ

Câu 10: Một bóng đèn sợi đốt có công suất 100 W tiêu thụ năng lượng 1000 J, thời gian thắp sáng bóng đèn là:………

Tiếp theo, GV đưa các câu hỏi vào mô hình Domino theo vị trí câu hỏi đã xác định trong ma trận Để HS phân biệt được rõ câu hỏi và câu trả lời GV nên để câu hỏi và câu trả lời có hai màu khác nhau

Thuyết minh về phạm vi áp dụng sáng kiến

Sáng kiến đã áp dụng cho: Lớp 10A6; 10A9; 10A10; 10A12 năm 2023-2024 của trường THPT Việt Yên số 2 Tuy nhiên khi đánh giá về hiệu quả của giải pháp về hứng thú học tập tôi khảo sát với tất cả các lớp, với việc kiểm tra để đánh giá định lượng tôi lựa chọn lớp thực nghiệm là 10A12 và lớp đối chứng là 10A11 vì cả hai lớp có sĩ số, lực học tương đương

Sáng kiến đã bàn giao và áp dụng cho các Trường THPT Việt Yên số 1, TH- THCS-THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, THPT Thân Nhân Trung, Trường THPT Lý Thường Kiệt, Trung tâm GDNN-GDTX huyện Việt Yên

Vì tính thực tế và ứng dụng cao của sáng kiến nên sáng kiến có thể áp dụng cho

HS của các trường phổ thông trong huyện, tỉnh hoặc các trường THPT, trường THCS, trường Tiểu học trên địa bàn cả nước; Sáng kiến không chỉ áp dụng với môn Vật lí mà có thể áp dụng với các môn học khác.

Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến

Lợi ích về kinh tế

Thực hiện sáng kiến này chính là một điều kiện, một cơ hội để GV đổi mới phương pháp dạy học hướng tới hình thành các phẩm chất, năng lực cần thiết cho người học HS phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn, năng lực tự nghiên cứu, hợp tác, giải quyết vấn đề

Mặt khác, việc áp dụng sáng kiến này đã tận dụng tối đa cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học hiện có tại trường Để đáp ứng được yêu cầu khi giảng dạy theo các giải pháp trong sáng kiến này, người GV phải tự nâng cao trình độ công nghệ thông tin và năng lực chuyên môn cũng như tư duy, đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với thời đại công nghệ 4.0

Sáng kiến không chỉ áp dụng được với môn Vật lí mà còn áp dụng được với tất cả các môn học khác Các mô hình Domino trong sáng kiến mang tính thẩm mĩ cao, tạo được hứng thú cho học sinh và giáo viên chỉ phải in một lần sau có thể dùng làm nguồn học liệu học tập cho những năm học sinh vì vậy khi áp dụng sáng kiến này vào công tác giảng dạy, vừa tiết kiệm được nguồn kinh phí in ấn, photo tài liệu, vừa lưu trữ được nguồn học liệu lâu dài cũng như tiết kiệm kinh phí cho công tác tập huấn, đào tạo lại nghiệp vụ và năng lực chuyên môn

Có thể đánh giá hiệu quả kinh tế khi áp dụng sáng kiến như sau:

Chưa có Sáng kiến Có sáng kiến Kính phí tiết kiệm Thời gian

Giáo viên mất thời gian để lựa chọn trò chơi áp dụng vào hoạt động dạy học, tìm hiểu cách thiết kế trò chơi, thiết kế phiếu học tập, tìm kiếm các tư liệu, xây dựng hoạt động dạy học theo đúng yêu cầu môn học trong chương trình giáo dục phổ thông mới

Giáo viên có sẵn tư liệu tham khảo để không mất thời gian lựa chọn nội dung, thiết kế phiếu học tập, tìm kiếm tư liệu, thiết kế trò chơi để tổ chức dạy học theo định hướng đổi mới chương trình môn học

- Không tính được, phụ thuộc vào năng lực của giáo viên Với tôi để hoàn thành giải pháp cần 3 tháng để khảo sát, nghiên cứu, lên ý tưởng, sáng tạo các mô hình Domino bằng PowerPoint 4 tháng áp dụng, bổ xung, chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung học liệu (khoảng 210 ngày)

- Nếu tính thu nhập trung bình 300.000đ/ngày, kinh phí tiết kiệm là 63.000.000 đồng

Học liệu sử dụng khi tổ chức trò chơi

GV khó khăn trong việc thiết kế trò chơi; nhiều

GV chưa thành thạo PowerPoint khó khăn trong việc sử dụng các tính năng của

Giáo viên có tài liệu tham khảo rõ ràng về từng bước để tự thiết kế trò chơi Domino theo ý tưởng và mục đích của

GV, chủ động trong việc tổ chức hoạt động dạy học theo chương trình

Hiện nay các khóa học về PowerPoint trên mạng đang có giá từ 500000đ-100000đ Với việc học thêm được các kỹ năng sử dụng PowerPoint mỗi

GV tiết kiệm ít nhất 500.000đ

Chưa có Sáng kiến Có sáng kiến Kính phí tiết kiệm công cụ

PowerPoint khi thiết kế trò chơi nên thường mua các trò chơi được thiết kế sẵn, nên khi các trò chơi này bị lỗi GV lúng túng không biết cách xử lí giáo dục phổ thông mới

GV không cần tìm kiếm hay mua các trò chơi thiết kế trên mạng

Các mô hình Domino in một lần có thể sử dụng cho nhiều lớp và nhiều năm học nên GV tiết kiệm được nguồn kinh phí in ấn

Hiện nay mỗi trò chơi được thiết kế sẵn trên mạng đang bán với giá trung bình là 50000đ/trò chơi Vậy với 8 mô hình trò chơi Domino trung bình khi sử dụng mỗi GV tiết kiệm 400.000đ

Bằng việc lưu trừ các mô hình Domino để sử dụng cho nhiều lớp học và các năm học GV cũng tiết kiệm được nguồn kinh phí in ấn, mỗi giáo viên tiết kiệm ít nhất 200.000đ

Tổng chi phí tiết kiệm 64.100.000đ

Lợi ích về xã hội

Thứ nhất: Tạo hứng thú trong quá trình học tập, tăng khả năng yêu thích bộ môn học cho học sinh

Giải pháp sau khi được triển khai và áp dụng đã trao quyền chủ động cho học sinh trong mọi hoạt động học tập, kích thích được hứng thú học tập và sáng tạo của học sinh, làm cho học sinh tự tin vào khả năng của mình đồng thời giải quyết được những khúc mắc của học sinh trong quá trình học môn Vật lí Học sinh đã biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống Cụ thể: thông qua việc lên lớp và tổ chức trò chơi Domino trong các tiết học tôi nhận thấy không khí lớp học sôi nổi Đa số HS được lôi cuốn vào nội dung bài học, hứng thú, chủ động khi tham gia hoạt động nhóm

Sau khi thực hiện khảo sát hứng thú của HS với các lớp 10A6, 10A9, 10A10, 10A12 tôi thu được kết quả sau

Bảng 1: Kết quả khảo sát của HS trường THPT Việt Yên số 2 về hứng thú khi tham gia trò chơi Domino trong học tập

Nội dung khảo sát Câu trả lời Kết quả

Về hứng thú khi tham gia trò chơi Domino trong học tập

Hình 1: Đồ thị khảo sát sự hứng thú của HS trường THPT Việt Yên số 2 với các trò chơi Domino

Từ kết quả khảo sát cho thấy 100% HS đều tỏ ra rất hứng thú khi tham gia trò chơi Domino trong các tiết học Để đánh giá hiệu quả của việc củng cố kiến thức thông qua trò chơi tôi tiến hành khảo sát HS và thu được kết quả sau

Bảng 2: Kết quả khảo sát của HS trường THPT Việt Yên số 2 về hiệu quả của việc củng cố kiến thức khi tham gia các trò chơi Domino

Nội dung khảo sát Câu trả lời Kết quả

Khi tham gia trò chơi

Domino trong các bài học em thấy có nhớ kiến thức hơn chỉ làm bài tập với phiếu học tập không?

Có, em thấy nhớ kiến thức hơn chỉ làm bài tập với phiếu học tập 100%

Em thấy vẫn như khi chỉ làm bài tập với phiếu học tập 0%

Không, em thấy vui thôi chứ không nhớ kiến thức hơn 0%

Hình 2: Đồ thị kết quả khảo sát sự hiệu quả của trò chơi Domino với việc củng cố kiến thức của HS trường THPT Việt Yên số 2 với các trò chơi Domino

Thứ hai: Nâng cao chất lượng bộ môn

Thực hiện được mục tiêu khi tổ chức dạy học môn Vật lí cụ thể để đánh giá định lượng về hiệu quả của việc tham gia trò chơi Domino trong việc củng cố kiến thức của

HS tôi đã tổ chức một bài kiểm tra thường xuyên với nội dung trong những bài học đã áp dụng trong mô hình Domino với lớp thực nghiệm 10A12 và lớp đối chứng 10A11

Cả hai lớp đều thuộc lớp ban xã hội với lực học tương đương nhau

Sau khi kiểm tra (Ma trận và nội dung bài kiểm tra trong phụ lục 2) tôi thống kê và thu được kết quả sau:

Bảng 3: Kết quả kiểm tra hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Kết quả bài kiểm tra Giỏi

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

Có, em thấy nhớ kiến thức hơn chỉ làm bài tập với phiếu học tập

Em thấy vẫn như khi chỉ làm bài tập với phiếu học tập

Không, em thấy vui thôi chứ không nhớ kiến thức hơn.

Hình 3: Đồ thị kết quả kiểm tra hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Từ bảng số liệu và đồ thị nhận thấy sáng kiến đã có tác dụng trong việc củng cố kiến thức cho HS Với lớp thực nghiệm tỉ lệ HS được điểm giỏi và khá cao hơn so với lớp đối chứng; tỉ lệ HS có điểm trung bình và yếu thấp hơn lớp đối chứng; tỉ lệ HS có điểm trên 6.5 cao hơn lớp đối chứng

Ngày đăng: 26/10/2024, 21:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w