HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG ------ BÀI TẬP LỚN Học phần: Kế toán ngân hàng ĐỀ TÀI: Tìm hiểu thông tin kế toán các Nợ phải trả tài chính được công bố và trình bày trên BCTC riên
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN NỢ PHẢI TRẢ TÀI CHÍNH TẠI
Khái niệm Nợ phải trả tài chính
1.1 Theo quy định của VAS
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 (Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2003), Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình
1.2 Theo quy định của IFRS
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 3 Thông tư số 210/2009/TT-BTC ngày 6/11/2009 về Hướng dẫn áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày Báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với Công cụ tài chính:
Nợ phải trả tài chính là các nghĩa vụ sau: a) Mang tính bắt buộc để:
(i) Thanh toán tiền mặt hoặc tài sản tài chính cho đơn vị khác;
(ii) Trao đổi các tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính với đơn vị khác theo các điều kiện không có lợi cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hoặc b) Hợp đồng sẽ hoặc có thể được thanh toán bằng các công cụ vốn chủ sở hữu của ngân hàng.
Phân loại Nợ phải trả tài chính
Theo IFRS 09, nợ phải trả tài chính được chia làm 2 nhóm:
- (1) Hạch toán theo phương pháp giá trị phân bổ, gồm các công cụ nợ thông thường
- (2) Hạch toán theo phương pháp FVTPL, gồm các công cụ nợ được nắm giữ với mục
Việc phân loại nợ phải trả tài chính có sự khác biệt giữa các quy định của VAS với IFRS 09 Hiện nay, theo các quy định của NHNN Việt Nam, chưa có sự phân chia các công cụ nợ dựa theo phương thức ghi nhận (thành 2 nhóm ghi nhận theo giá vốn phân
3 | P a g e đích kinh doanh hoặc được chỉ định vào nhóm phản ánh theo giá trị hợp lý thông qua lãi/lỗ bổ và FVTPL) giống như IFRS 09 VAS 22 gợi ý cách phân loại nợ phải trả tài chính hữu ích nhất của ngân hàng là phân loại chúng theo bản chất và sắp xếp theo tính thanh khoản tương ứng với kỳ đáo hạn của chúng.
Đo lường giá trị
Theo IFRS 09, ghi nhận một khoản nợ phải trả tài chính trong Bảng cân đối khi trở thành một bên tham gia vào hợp đồng giao dịch công cụ tài chính:
- Khoản nợ tài chính được nắm giữ với mục đích kinh doanh hoặc được chỉ định vào nhóm phản ánh theo giá trị hợp lý thông qua lãi/lỗ được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý
- Khoản nợ tài chính khác được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý - chi phí giao dịch phát sinh Đối với nghiệp vụ phát hành GTCG có chiết khấu/phụ trội, IFRS sẽ ghi nhận ban đầu theo giá đã cộng/trừ các khoản phụ trội/chiết khấu, tức là ghi nhận theo số tiền ngân hàng thực sự nhận được
Theo VAS, khoản nợ tài chính được ghi nhận ban đầu theo giá gốc/mệnh giá của công cụ nợ đó Nếu như theo IFRS, các khoản chi phí phát sinh được tính trực tiếp vào giá trị hợp lý của công cụ nợ thì khi hạch toán theo VAS các chi phí này sẽ được ghi nhận vào tài khoản P/L
VAS phân chia khoản mục Phát hành GTCG thành các khoản mục nhỏ: Mệnh giá, Chiết khấu, Phụ trội và hạch toán riêng các khoản chiết khấu/phụ trội này vào trong các tài khoản trên và phân bổ dần trong kì theo phương pháp đường thẳng
- Khoản nợ tài chính được nắm giữ với mục đích kinh doanh hoặc được chỉ định vào nhóm phản ánh theo giá trị hợp lý thông qua lãi/lỗ được ghi nhận theo giá trị hợp lý
- Khoản nợ tài chính khác được phản ánh theo giá trị phân bổ
+ Giá trị phân bổ là giá trị hợp lý của khoản nợ tài chính được đo bằng giá trị ghi nhận ban đầu trừ đi các khoản hoàn trả vốn (nếu có), cộng hoặc trừ khoản lãi tích lũy (sử dụng phương pháp lãi suất thực) của những chênh lệch giữa giá trị ban đầu và giá trị đáo hạn
+ Giá trị phân bổ = FV ban đầu + tiền lãi theo lãi suất thực tế - các khoản đã thanh toán
VAS không sử dụng phương pháp lãi suất thực, nghĩa là trong kì kế toán không có điều chỉnh, đánh giá lại giá trị FV theo lãi suất thực giống như IFRS Ngược lại, đối với chuẩn mực VAS, ngân hàng sử dụng tài khoản Lãi và phí phải trả để hạch toán những khoản lãi và phí phát sinh trong kì kế toán nhưng chưa trả tiền, đồng thời số dư gốc/giá gốc các công cụ nợ không có sự thay đổi trong kỳ kế toán
- Theo IFRS, một đơn vị sẽ loại bỏ một công nợ tài chính (hoặc một phần của công nợ tài chính) khỏi báo cáo về tình hình tài chính khi và chỉ khi nào nó bị “hủy bỏ”, tức là khi nghĩa vụ trong hợp đồng bị miễn trừ hoặc bãi bỏ hoặc hết hạn
- Việc trao đổi giữa người đi vay hiện tại và người cho vay các công cụ nợ với các điều
Về cơ bản, VAS hiện không có sự khác biệt với IFRS 09 về các quy định khi ngừng ghi nhận các khoản nợ phải trả tài chính
5 | P a g e khoản khác nhau đáng kể sẽ được tính là hủy bỏ nghĩa vụ nợ tài chính ban đầu và ghi nhận nghĩa vụ tài chính mới
- Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của nghĩa vụ nợ tài chính (hoặc một phần của nghĩa vụ nợ tài chính) bị hủy bỏ hoặc chuyển nhượng cho một bên khác và khoản phí được trả, bao gồm mọi tài sản phi tiền mặt được chuyển nhượng hoặc nợ phải trả dự tính, sẽ được ghi nhận vào lãi hoặc lỗ.
Sự khác nhau trong việc lập và trình bày BCTC theo VAS và IFRS
- Không bị áp đặt về hình thức như: Hệ thống tài khoản (Chart of Account) biểu mẫu báo cáo (Accounting form), hình thức sổ kế toán (Ledgers)
- Hầu hết không quy định về các biểu mẫu kế toán và các ngân hàng được tự do sử dụng hệ thống tài khoản cũng như các biểu mẫu kế toán phù hợp và thuận lợi với đặc thù của mình
- IFRS còn đưa ra một bộ khung về khái niệm và giữa các chuẩn mực đều có tính thống nhất rất cao
- Hệ thống BCTC đầy đủ bao gồm:
+ Báo cáo tình hình tài chính
+ Báo cáo lãi lỗ và thu nhập tổng hợp khác
- Còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng, thiếu bộ khung về định nghĩa cũng như tính thống nhất giữa các chuẩn mực kế toán
- Ngân hàng phải tuân thủ theo hệ thống tài khoản kế toán dành cho các NHTM đã được quy định trong Thông tư 10/2014/TT NHNN và bổ sung trong Thông tư 22/2017/TT- NHNN
- Hệ thống BCTC của doanh nghiệp gồm: + Báo cáo tình hình tài chính
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Báo cáo thay đổi VCSH
+ Báo cáo lưu chuyển tiền
- Kỳ báo cáo: Trong một số trường hợp, DN có thể lập BCTC cho 6 lập báo cáo cho giai đoạn 52 tuần
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Thuyết minh BCTC (Báo cáo thay đổi VCSH được trình bày trong bản thuyết minh BCTC)
- Kỳ báo cáo: Việc lập BCTC cho một niên độ kế toán không được vượt quá 15 tháng
CÁC THÔNG TIN KẾ TOÁN NỢ PHẢI TRẢ TÀI CHÍNH TRÊN
Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank 7 Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank
1.1 Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - mã chứng khoán VPB) là ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập và đăng ký tại Việt Nam Ngân hàng được thành lập theo Giấy phép hoạt động ngân hàng số 0042/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước cấp ngày 12/8/1993 và Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số 0100233583 do Sở
Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 8/9/1993, sửa đổi gần đây nhất vào ngày 10/12/2021 Sau gần 30 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới lên tới 214 chi nhánh, phòng giao dịch được đặt tại 37 tỉnh, thành phố trên cả nước; cùng với đội ngũ trên 25.600 cán bộ, nhân viên làm việc trên toàn hệ thống Ở thời điểm hiện tại, vốn điều lệ của VPBank dự kiến tăng thêm hơn 22.377 tỷ đồng
Là thành viên của nhóm 12 ngân hàng hàng đầu Việt Nam (G12), VPBank từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng Để đạt được tầm nhìn, VPBank đã triển khai chiến lược tăng trưởng quyết liệt với sự hỗ trợ của công ty tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey Với chiến lược này, VPBank nỗ lực tăng trưởng hữu cơ trong các phân khúc khách hàng mục tiêu, khẩn trương xây dựng các hệ thống nền tảng để phục vụ tăng trưởng và luôn chủ động theo dõi các cơ hội trên thị trường
1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi a Tầm nhìn
Là một trong những ngân hàng TMCP thành lập sớm nhất tại Việt Nam, VPBank đã có những bước phát triển vững chắc trong suốt lịch sử của ngân hàng VPBank đã đặt mục tiêu chiến lược trong giai đoạn 2018-2022 với tham vọng trở thành Ngân hàng thân thiện nhất với người tiêu dùng nhờ ứng dụng công nghệ và lọt vào nhóm 3 ngân hàng giá trị nhất Việt Nam
VPBank tin tưởng rằng ngân hàng sẽ hoàn thành sứ mệnh của mình là mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, quan tâm chú trọng đến quyền lợi người lao động và cổ đông, xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh và đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng c Giá trị cốt lõi
Hậu thuẫn cho việc triển khai chiến lược nói trên là văn hóa doanh nghiệp của VPBank, được xây dựng và vun đắp dựa trên 6 giá trị cốt lõi:: Khách hàng là trọng tâm; Hiệu quả; Tham vọng; Phát triển con người; Tin cậy và Tạo sự khác biệt
1.3 Chiến lược phát triển của VPBank
VPBank đã tăng trưởng vượt bậc với việc xây dựng và triển khai chiến lược chuyển đổi toàn diện dưới sự hỗ trợ của một trong các công ty tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới Với chiến lược này, VPBank tiếp tục theo đuổi mục tiêu khẳng định vị thế của ngân hàng trên thị trường, đó là nằm trong nhóm 5 Ngân hàng TMCP tư nhân và nhóm 3 Ngân hàng TMCP tư nhân bán lẻ hàng đầu về quy mô cho vay khách hàng, huy động khách hàng và lợi nhuận và chú trọng tăng trưởng chất lượng hoạt động.
Cơ sở lập báo cáo tài chính
2.1 Cơ sở lập BCTC riêng lẻ theo VAS của ngân hàng VPBank
Báo cáo tài chính riêng của Ngân hàng được lập phù hợp với Hệ thống kế toán các tổ chức tín dụng Việt Nam theo Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN ngày 29 tháng 4 năm
2004, Thông tư số 10/2014/TT- NHNN ngày 20 tháng 3 năm 2014, Thông tư số 22/2017/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2017 và Thông tư số 27/2021/TT-NHNN ngày
31 tháng 12 năm 2021 bổ sung, sửa đổi Quyết định số 479/2004/QĐ-NHNN; Quyết định số 16/2017/QĐ-NHNN ngày 18 tháng 4 năm 2007, Thông tư số 49/2014/TT- NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 16/2007/QĐ- NHNN và hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 4792004/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN và Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành bao gồm:
Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành bốn Chuẩn mực kế toán Việt Nam (Đợt 1);
Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 về việc ban hành sáu Chuẩn mực kế toán Việt Nam (Đợt 2);
Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003 về việc ban hành sáu Chuẩn mực kế toán Việt Nam (Đợt 3);
Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15 tháng 2 năm 2005 về việc ban hành sáu Chuẩn mực kế toán Việt Nam (Đợt 4);
Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2005 về việc ban hành bốn Chuẩn mực kế toán Việt Nam (Đợt 5)
Báo cáo tài chính riêng kèm theo được lập trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc và thông lệ kế toán được chấp nhận tại Việt Nam Do đó, bảng cân đối kế toán riêng, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng, báo cáo lưu chuyển tiền tệ riêng và thuyết minh đi kèm cũng như việc sử dụng báo cáo này không dành cho những ai không thông hiểu các thông lệ, thủ tục và nguyên tắc kế toán Việt Nam và hơn nữa, báo cáo này không chủ định trình bày tình hình tài chính riêng, kết quả hoạt động kinh doanh riêng và lưu chuyển tiền tệ riêng của Ngân hàng theo những nguyên tắc và thông lệ kế toán được chấp nhận rộng rãi ở các quốc gia và thể chế bên ngoài Việt Nam
2.2 Cơ sở lập BCTC theo IFRS
Báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng và các công ty con được lập trên cơ sở giá gốc, ngoại trừ các khoản mục được ghi nhận theo giá trị hợp lý, bao gồm: Các tài sản tài chính nắm giữ cho mục đích kinh doanh, các công cụ tài chính phái sinh, tài sản tài chính sẵn sàng để bán và tài sản nhận gán nợ
Báo cáo hợp nhất được lập theo các chính sách kế toán được trình bày dựa trên Các Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế (IFRS) được ban hành bởi Uỷ ban Chuẩn mực kế toán Tuy nhiên, báo cáo của VPBank không phải là một báo cáo tài chính hoàn thiện theo các chính sách kế toán thông thường theo IFRS vì ngân hàng đã lựa chọn không áp dụng IFRS 09- Các công cụ tài chính, đây là chuẩn mực đã được ban hành để thay thế IAS 39 Theo đó, báo cáo tài chính hợp nhất của VPBank không lập hoàn toàn theo mọi yêu cầu của IFRS Báo cáo tài chính hợp nhất được lập chỉ cho mục đích sử dụng của Ngân hàng và các công ty con
Báo cáo tài chính hợp nhất bao gồm các báo cáo tài chính của Ngân hàng và các công ty con Các công ty con được hợp nhất toàn bộ kể từ ngày Ngân hàng nắm quyền kiểm soát
10 | P a g e công ty con Quyền kiểm soát được xác lập khi Ngân hàng chịu ảnh hưởng, hoặc có quyền, đối với giá trị lợi tức thay đổi từ khoản đầu tư và có khả năng ảnh hưởng đến các lợi tức đó thông qua quyền kiểm soát đối với đơn vị nhận đầu tư Khi cần thiết, báo cáo tài chính hợp nhất sẽ thực hiện các điều chỉnh thích hợp để thống nhất với chính sách kế toán của ngân hàng Số dư các tài khoản trên báo cáo tình hình tài chính phát sinh giữa Ngân hàng và các công ty con, các khoản thu nhập, chi phí và dòng tiền nội bộ được cấn trừ hoàn hoàn cho mục đích hợp nhất.
Bảng cân đối kế toán
Các khoản nợ phải trả tài chính
- Nợ phải trả tài chính bao gồm: (i) Các khoản nợ Chính phủ và NHNN, (ii) Tiền gửi và vay các TCTD khác, (iii) Tiền gửi của khách hàng, (iv) Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác, (v) Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD, (vi) Phát hành giấy tờ có giá và (vii) Các khoản nợ khác
- Năm 2017 là 248.056.604 triệu đồng (phân loại lai), năm 2018 là 288.541.050 triệu đồng
- Nợ phải trả tài chính bao gồm: Các khoản nợ Chính phủ và NHNN, Tiền gửi và vay các TCTD khác, Tiền gửi của khách hàng, Nợ phải trả tài chính phái sinh, Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD, Giấy tờ có giá, Cổ phiếu ưu đãi và Các khoản thuế, Các khoản nợ khác
- Năm 2017 là 250.135.842 triệu đồng (phân loại lại), năm 2018 là 288.213.246 triệu đồng
Phát hành giấy tờ có giá
Bao gồm: GTCG theo kỳ hạn gốc và GTCG theo loại hình GTCG
Phát hành GTCG bao gồm GTCG dài hạn và các khoản vay dài hạn khác, cổ phiếu ưu đãi và GTCG khác
Tiền gửi của khách hàng
Theo chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam, tiền gửi khách hàng được ghi nhận ban đầu theo giá gốc và được đo lường theo số dư gốc cộng lãi dự chi sau khi ghi nhận ban đầu
Khoản mục “Tiền gửi của khách hàng” trên BCĐKT riêng lẻ được trình bày theo số dư gốc tại ngày báo cáo
Sử dụng tài khoản Lãi phải trả để hạch toán các khoản lãi của các công cụ nợ nhưng chưa được ngân hàng trả
Các khoản lãi, phí phải trả năm 2017 là 5.063.166 triệu đồng, và năm 2018 là 5.262.931 triệu đồng
Không tồn tại tài khoản lãi phải trả, các khoản này sẽ được hạch toán luôn vào tài khoản P/L
Thuyết minh báo cáo tài chính
Phân loại công cụ nợ này theo mục đích sử dụng (thể hiện ở khoản mục “Vay từ NHNN”) và theo đồng tiền (chia theo VNĐ/Ngoại tệ thể hiện qua các khoản mục khác)
Tiền gửi và vay các
Phản ánh các khoản tiền gửi của các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng và vay tại các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng Với tiền gửi thì bao gồm tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi tại ngân hàng và định chế nhận tiền gửi khác mà người gửi có quyền chuyển khoản bằng séc hay rút ra mà không cần báo trước), tiền gửi có kỳ hạn ( sản phẩm tiền gửi mà người gửi chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi nhất định theo thoả thuận với ngân hàng nhận tiền gửi) và tiền vay VPbank phân loại theo loại tiền gửi và kỳ hạn tiền gửi
Tiền gửi của khách hàng
Khoản mục này luôn luôn thay đổi, khó kiểm soát vì phụ thuộc vào sự biến động kinh tế, nhu cầu của người dân và là nguồn vốn chính cho quá trình hoạt động của NHTM nên được quản lý, giám sát chặt chẽ
Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác
+ Khoản nợ tài chính khác được phản ánh theo giá vốn phân bổ
+ Thuế thu nhập ghi nhận riêng
+ Ghi nhận theo giá trị thuần của hợp đồng phái sinh
+ Thuế thu nhập ghi nhận chung vào khoản mục: Các khoản nợ tài chính khác
Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay
Số liệu của khoản mục này được tổng hợp từ số dư có của nhóm tài khoản Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay (44) Đối với công cụ này, VPbank phân loại theo ODA bằng VND
Phát hành giấy tờ có giá
Ghi nhận ban đầu theo giá đã cộng/trừ các khoản phụ trội/chiết khấu, tức là ghi nhận theo số tiền ngân hàng thực sự nhận được
Phân chia khoản mục Phát hành GTCG thành các khoản mục nhỏ: Mệnh giá, Chiết khấu, Phụ trội và hạch toán riêng các khoản chiết khấu/phụ trội này vào trong các tài khoản trên và phân bổ dần trong kì theo phương pháp đường thẳng
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Các khoản nợ chính phủ và NHNN bao gồm tiền gửi của kho bạc nhà nước và vay ngân hàng nhà nước Các khoản vay từ Chính phủ và NHNN vẫn mang vai trò quan trọng đối với các NHTM trong việc bù đắp thiếu hụt thanh khoản tạm thời với chi phí thấp hơn so với những sự lựa chọn khác Phần chênh lệch được thể hiện qua khoản mục tăng/giảm các khoản nợ CP và NHNN trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Tiền gửi và vay các TCTD khác
Tiền gửi của các TCTD khác (gồm tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn) và Vay các TCTD khác (gồm bằng VND và bằng ngoại tệ) phản ánh các khoản tiền gửi của các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng và vay tại các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng Phần chênh lệch được thể hiện qua khoản mục tăng/giảm các khoản tiền gửi, tiền vay các TCTD khác trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Tiền gửi của khách hàng
Gồm: Tiền gửi không kỳ hạn, Tiền gửi có kỳ hạn, Tiền gửi vốn chuyên dùng, Tiền ký quỹ
Gồm: Tiền gửi không kỳ hạn, Tiền gửi có kỳ hạn, Tiền gửi vốn chuyên dùng, Tiền ký quỹ, Chứng chỉ tiền gửi
Tiền gửi khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ phải trả tài chính, đây là nguồn vốn huy động đóng vai trò quan trọng trong tổng nguồn vốn ngân hàng
Phần chênh lệch được thể hiện qua khoản mục tăng/giảm các khoản tiền gửi của khách hàng trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác
Ghi nhận theo giá trị thuần của hợp đồng phái sinh
Ghi nhận theo giá trị ghi sổ kế toán
Nợ phải trả theo tỷ giá tại ngày lập báo cáo của hợp đồng phái sinh
Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho
Bao gồm Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay bằng VND, bằng vàng và ngoại tệ
17 | P a g e vay TCTD chịu rủi ro
Phần chênh lệch được thể hiện qua khoản mục tăng/giảm các nguồn vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay mà TCTD chịu rủi ro trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Phát hành giấy tờ có giá
Giúp huy động được khối lượng lớn nguồn vốn trong thời gian ngắn so với các phương thức huy động khác, đây cũng là một phương thức được các ngân hàng thương mại áp dụng phổ biến gần đây
Phần chênh lệch được thể hiện qua khoản mục tăng/giảm phát hành giấy tờ có giá trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ
TRÌNH BÀY CÁC KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG VPBANK VÀ SO SÁNH VỚI IFRS
Phân loại Nợ phải trả tài chính
- Giống nhau: có sự đồng nhất giữa IFRS và VAS, Nợ phải trả đều được phân loại thành các khoản mục chủ yếu: Các khoản nợ Chính phủ và NHNN; Tiền gửi và vay các TCTD khác; Tiền gửi của khách hàng; Nợ phải trả tài chính phái sinh; Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro; Giấy tờ có giá; Các khoản nợ khác
- Phân loại Nợ phải trả tài chính thành 7 khoản mục lớn dựa trên tiêu chí loại hình công cụ nợ và đối tượng khách hàng
- Các khoản mục cấu phần của mỗi khoản mục lớn được phân loại dựa trên khá nhiều tiêu chí khác nhau: loại hình công cụ nợ, đối tượng khách hàng, loại hình doanh nghiệp, kỳ hạn gốc của công cụ nợ,
- Phân loại Nợ phải trả tài chính thành 11 khoản mục lớn So với VAS, IFRS phân loại chi tiết hơn các khoản mục lớn do ngoài tiêu chí loại hình công cụ nợ và đối tượng khách hàng, IFRS còn phân loại dựa trên tiêu chí mục đích nắm giữ hoặc có thể hiểu là dựa vào cách thức ghi nhận (theo giá vốn phân bổ hoặc FVTPL).
Đo lường Nợ phải trả tài chính
- Đo lường giá trị các công cụ nợ theo nguyên tắc giá gốc (mệnh giá), nghĩa là không có sự điều chỉnh theo lãi suất thực và các khoản thanh toán
- Sử dụng tài khoản Các khoản nợ khác/Các khoản lãi, phí phải trả để hạch toán các khoản lãi, phí của các công cụ nợ
- Giá trị hợp lý của các công cụ nợ sẽ được điều chỉnh hàng kỳ theo lãi suất thị trường
- Không tồn tại khoản mục Các khoản nợ phải trả khác/Các khoản lãi, phí phải trả, các khoản này sẽ được hạch toán luôn vào
19 | P a g e nhưng chưa được ngân hàng trả
- Đối với các nghiệp vụ phát hành Giấy tờ có giá, chia ra thành các khoản mục nhỏ là
Mệnh giá, Chiết khấu và Phụ trội để hạch toán theo như chuẩn mực VAS (tuy nhiên không thể hiện trên BCĐKT) tài khoản P/L
- Ghi nhận ban đầu các Giấy tờ có giá theo số tiền thực tế nhận về, tức là theo chuẩn mực IFRS sẽ không phân ra thành các khoản mục Mệnh giá, Chiết khấu và Phụ trội mà các khoản này sẽ được tính luôn vào giá trị hợp lý của công cụ nợ.
Sự khác biệt trong trình bày và ghi nhận khoản mục Nợ phải trả tài chính theo chuẩn mực VAS và IFRS
3.1 Các khoản nợ Chính phủ và NHNN Việt Nam (Các khoản nợ Chính phủ và NHNN)
Chênh lệch (IFRS - VAS) = 3.783.289 - 3.781.343 = 1.946 (triệu đồng)
Nguyên nhân: khoản mục Vay khác ghi nhận theo IFRS cao hơn so với theo VAS là
Theo VAS: Vay khác là 22.159 (triệu đồng) Do khoản mục này ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc, chỉ ghi nhận giá trị gốc vay, không điều chỉnh theo lãi phát sinh
Theo IFRS: Vay khác là 23.141 (triệu đồng) Do khoản mục này ghi nhận cả giá trị ban đầu cộng với chênh lệch giữa Tiền lãi theo lãi suất thực tế và Các khoản đã thanh toán, chênh lệch tại thời điểm lập báo cáo là chênh lệch dương
3.2 Tiền gửi và vay các TCTC, TCTD khác (Tiền gửi và vay các TCTD khác)
Chênh lệch (IFRS - VAS) = 54.192.441 - 54.231.451 = -39010 (triệu đồng)
(1) Khoản mục Tiền gửi có kỳ hạn ghi nhận theo IFRS cao hơn so với theo VAS là
Theo VAS: Tiền gửi có kỳ hạn là 17.622.085 (triệu đồng) Do khoản mục này ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc, chỉ ghi nhận giá trị gốc vay, không điều chỉnh theo lãi phát sinh
Theo IFRS: Tiền gửi có kỳ hạn là 17.641.163 (triệu đồng) Do khoản mục này ghi nhận cả giá trị ban đầu cộng với chênh lệch giữa Tiền lãi theo lãi suất thực tế và Các khoản đã thanh toán, chênh lệch tại thời điểm lập báo cáo là chênh lệch dương
(2) Khoản mục Phải trả về nghiệp vụ thư tín dụng trả chậm ghi nhận theo IFRS cao hơn so với theo VAS là 91.446 (triệu đồng)
Theo VAS: Phải trả về nghiệp vụ thư tín dụng trả chậm là 7.730.682 (triệu đồng)
Do khoản mục này ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc, chỉ ghi nhận giá trị khoản phải trả VPBank tài trợ tương ứng với giá trị bộ chứng từ LC UPAS đã được ngân hàng tài trợ thanh toán sau khi trừ đi một phần phí
Theo IFRS: Phải trả về nghiệp vụ thư tín dụng trả chậm là 7.822.128 (triệu đồng)
Do khoản mục này ghi nhận cả giá trị ban đầu cộng với chênh lệch giữa Tiền lãi theo lãi suất thực tế và Các khoản đã thanh toán, chênh lệch tại thời điểm lập báo cáo là chênh lệch dương
(3) Khoản mục Vay các TCTC, TCTD khác ghi nhận theo IFRS thấp hơn so với theo VAS là 149.534 (triệu đồng)
Theo VAS: Vay các TCTC, TCTD khác là 25.355.575 (triệu đồng) Do khoản mục này ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc, chỉ ghi nhận giá trị gốc vay, không điều chỉnh theo lãi phát sinh
Theo IFRS: Vay các TCTD khác là 25.206.041 (triệu đồng) Do khoản mục này ghi nhận cả giá trị ban đầu cộng với chênh lệch giữa Tiền lãi theo lãi suất thực tế và Các khoản đã thanh toán, chênh lệch tại thời điểm lập báo cáo là chênh lệch âm
3.3 Tiền gửi của khách hàng
Chênh lệch (IFRS - VAS) = 207.770.140 - 170.850.871 = 36.919.269 (triệu đồng)
(1) Khoản mục Tiền gửi không kỳ hạn/Bằng VND ghi nhận theo IFRS thấp hơn so với theo VAS là 738.604 (triệu đồng)
Theo VAS: Tiền gửi không kỳ hạn/Bằng VND là 20.024.737 (triệu đồng) Do khoản mục này ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc, chỉ ghi nhận giá trị gốc vay, không điều chỉnh theo lãi phát sinh
Theo IFRS: Tiền gửi không kỳ hạn/Bằng VND là 19.286.133 (triệu đồng) Do khoản mục này ghi nhận cả giá trị ban đầu cộng với chênh lệch giữa Tiền lãi theo lãi suất thực tế và Các khoản đã thanh toán, chênh lệch tại thời điểm lập báo cáo là chênh lệch âm
(2) Khoản mục Tiền gửi có kỳ hạn ghi nhận theo IFRS cao hơn so với theo VAS là 738.604 (triệu đồng)
Theo VAS: Tiền gửi có kỳ hạn là 147.477.943 (triệu đồng) Do khoản mục này ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc, chỉ ghi nhận giá trị gốc vay, không điều chỉnh theo lãi phát sinh
Theo IFRS: Tiền gửi có kỳ hạn là 150.125.108 (triệu đồng) Do khoản mục này ghi nhận cả giá trị ban đầu cộng với chênh lệch giữa Tiền lãi theo lãi suất thực tế và Các khoản đã thanh toán, chênh lệch tại thời điểm lập báo cáo là chênh lệch dương
(3) Khoản mục Tiền ký quỹ/Bằng VNĐ ghi nhận theo IFRS cao hơn so với theo VAS là 118 (triệu đồng)
Theo VAS: Tiền ký quỹ/Bằng VNĐ là 548.204 (triệu đồng) Do khoản mục này ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc, chỉ ghi nhận giá trị gốc khoản tiền ký quỹ của tổ chức/doanh nghiệp thực hiện tại ngân hàng, không điều chỉnh theo lãi phát sinh
Theo IFRS: Tiền ký quỹ/Bằng VNĐ là 548.204 (triệu đồng) Do khoản mục này ghi nhận cả giá trị ban đầu của khoản tiền ký quỹ cộng với chênh lệch giữa Tiền lãi theo lãi suất thực tế và Các khoản đã thanh toán, chênh lệch tại thời điểm lập báo cáo là chênh lệch dương
(4) Khoản mục Chứng chỉ tiền gửi ghi nhận theo IFRS cao hơn so với theo VAS là 35.010.590 (triệu đồng)
Theo VAS: khoản mục Chứng chỉ tiền gửi không thuộc khoản mục Tiền gửi của khách hàng mà thuộc khoản mục Phát hành giấy tờ có giá
Theo IFRS: Chứng chỉ tiền gửi là 35.010.590 (triệu đồng)
3.4 Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác (Nợ phải trả tài chính phái sinh)
Chênh lệch (IFRS - VAS) = 217.012 - 18.571 = 198.441 (triệu đồng)
Theo VAS: Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính khác là 18.571 (triệu đồng) Do khoản mục này ghi nhận theo giá trị thuần của hợp đồng phái sinh, tức là bằng chênh lệch giữa giá trị ghi sổ kế toán của Tài sản và Nợ phải trả theo tỷ giá tại ngày lập báo cáo
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TRÌNH BÀY KHOẢN MỤC CÔNG CỤ VỐN THEO IFRS
Đối với ngành ngân hàng nói chung và ngân hàng VPBank nói riêng
1.1 Đối với ngành ngân hàng
Việc triển khai và áp dụng sớm IFRS 9 sẽ giúp các ngân hàng đi trước nâng cao hiệu quả trong công tác quản trị và cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể nhanh chóng gia tăng sự tiếp cận với thị trường vốn quốc tế để thu hút những nguồn vốn cạnh tranh và bền vững
Thứ nhất, với các NHTM, khi áp dụng IFRS, BCTC được nâng cao chất lượng thông tin, giúp tăng cường khả năng so sánh và tính minh bạch Một BCTC có thể so sánh và phản ánh trung thực tình hình tài chính là điều mà các nhà đầu tư vẫn đang tìm kiếm và ảnh hưởng tới việc ra quyết định đầu tư của họ
Thứ hai, áp dụng IFRS cũng giúp tăng hiệu quả thị trường vốn và thúc đẩy các khoản đầu tư xuyên biên giới IFRS sẽ khơi thông dòng vốn đầu tư giá rẻ từ nước ngoài vào trong nước nhờ gia tăng niềm tin cho nhà đầu tư quốc tế, khi tiếp cận BCTC có tính minh bạch cao Điều này giúp các ngân hàng huy động vốn quốc tế, nâng cao uy tín và thương hiệu, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu Trong nhiều trường hợp, việc các doanh nghiệp cũng như các tổ chức tín dụng tại Việt Nam sử dụng VAS, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ có tâm lý nghi ngờ, thận trọng, điều này phần nào hạn chế cơ hội thu hút các nguồn vốn giá rẻ từ thị trường quốc tế Không thể không kể đến áp lực từ các định chế tài chính quốc tế, từ nhu cầu của các ngân hàng muốn phát hành trái phiếu, niêm yết trên thị trường quốc tế, đòi hỏi BCTC phải được lập và trình bày theo IFRS Như vậy, đối với các doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng thì việc áp dụng IFRS giúp tạo ra tiếng nói chung với các đối tác và các nhà đầu tư Hơn nữa là thúc đẩy việc quản trị, dự báo ngân hàng ngày càng tốt hơn, giảm bớt chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHTM
Thứ ba, khi triển khai IFRS, quản trị doanh nghiệp của các NHTM cũng được thay đổi hẳn về chất, bởi lẽ ngân hàng có thể đưa ra quyết định nhanh chóng khi biết rõ lãi/lỗ theo lãi suất thực, theo giá trị hợp lý,… Hơn thế nữa, thông thường khoản dự phòng theo IFRS 9 sẽ thận trọng hơn đối với các khoản vay, tạo một bước đệm tốt để quản trị rủi ro Vai trò của
31 | P a g e những người làm kế toán được nâng cao hơn, khi cùng tham gia vào quản trị rủi ro và các quyết định kinh doanh
1.2 Đối với ngân hàng VPBank
Từ năm 2010, Ban lãnh đạo Ngân hàng VPBank đã quyết định chuyển đổi, xây dựng mô hình ngân hàng thành ngân hàng hiện đại Cùng với việc VPBank thuộc nhóm 10 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước lựa chọn thực hiện thí điểm Basel 2, việc chuyển đổi của khối quản trị rủi ro đã hỗ trợ khối tài chính trong việc triển khai IFRS
VPBank là một trong những ngân hàng tại Việt Nam chủ động và áp dụng thành công rất sớm IFRS 09 VPBank đã hoàn thành việc ban hành chính sách và quy trình theo phương pháp IFRS 09, cũng như xây dựng hệ thống hỗ trợ, được đưa vào hoạt động từ tháng 09 năm
2021 Việc triển khai IFRS 09 tại VPBank cũng đã được kiểm toán bởi KPMG Các mô hình rủi ro tín dụng được nâng cấp để áp dụng các khái niệm IFRS 09 như các yếu tố dự báo tương lai, các mô hình PiT, TTC, Lifetime để hiệu chuẩn kết quả tính xác suất vỡ nợ (PD – Probability of Default) Chiến lược dữ liệu được hoạch định rõ ràng và cụ thể cho từng mục đích áp dụng IFRS 09 bên cạnh các tiêu chuẩn hiện hành
Chia sẻ kinh nghiệm từ VPBank trong việc phát triển công cụ tính toán ECL, bà Nguyễn Thị Thu Thảo, Giám đốc Trung tâm Quản trị rủi ro tích hợp, Khối Quản trị rủi ro, VPBank cho biết, lợi ích mang lại của IFRS 9 với ngân hàng là rất lớn, có thể đến như: tiết kiệm đáng kể chi phí, tăng hiệu quả công việc; tích hợp với kiến trúc sẵn có giúp đảm bảo dữ liệu nhất quán trong ngân hàng…
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai IFRS 09, các vấn đề phát sinh mà ngân hàng gặp phải có thể phân loại theo 4 mục: tính sẵn có và chất lượng dữ liệu trong xây dựng mô hình; cam kết chất lượng dịch vụ; tính linh hoạt cao cho việc tùy chỉnh; dữ liệu kinh tế vĩ mô không nhất quán, do không có nguồn dữ liệu kinh tế vĩ mô tập trung trên thị trường nên dẫn đến sự không thống nhất trong quá trình xác định ảnh hưởng đến các biến vĩ mô…
Đối với các nhà đầu tư
Với người sử dụng báo cáo tài chính, áp dụng IFRS sẽ giúp tăng cường niềm tin và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư do IFRS yêu cầu báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phải được trình bày cho mục đích chung một cách trung thực, hợp lý và minh bạch, mà không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của ban lãnh đạo doanh nghiệp khi cố tình
32 | P a g e phản ánh không trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm đi vay, đẩy giá cổ phiếu hoặc che dấu những khoản lợi nhuận để hưởng lợi về thuế…
Việc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS giúp chất lượng BCTC của doanh nghiệp sẽ được cải thiện một cách rõ rệt thông qua việc nâng cao trách nhiệm giải trình, tăng cường tính minh bạch và khả năng so sánh Từ đó, mang lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư khi áp dụng IFRS:
Việc trình bày và thuyết minh chi tiết về những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải như rủi ro kinh doanh, rủi ro tín dụng, rủi ro chính sách sẽ cung cấp thông tin đầy đủ hơn cho các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào doanh nghiệp
Giúp doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm giải trình với các nhà đầu tư, từ đó góp phần gián tiếp vào bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà đầu tư, hỗ trợ thị trường vốn và thị trường tài chính cũng như thị trường chứng khoán tại Việt Nam phát triển…từ đó hướng tới giúp các nhà đầu tư hoặc những người tham gia vào thị trường vốn có thể đưa ra các quyết định kinh tế một cách đúng đắn hơn
Giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài có thể hiểu biết được về thị trường cũng như nền tảng của nền kinh tế Việt Nam, từ đó giúp doanh nghiệp có thể hội nhập quốc tế, giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội thuận lợi hơn trong việc huy động vốn trên thị trường quốc tế
Nhà đầu tư sẽ giảm thiểu chi phí trong việc xử lý thông tin cũng như chi phí trong quá trình đầu tư xuyên quốc gia.
Đối với Cơ quan thuế, các bộ phận pháp luật
Khi áp dụng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS), một số giao dịch được hạch toán và phản ánh trên BCTC theo các phương pháp khác nhau mà không phải là phương pháp giá gốc Điều này dẫn đến sự chênh lệch giữa số liệu hạch toán theo kế toán và cơ sở tính thuế của cơ quan thuế (theo giá gốc)và tạo ra những khó khăn nhất định trong việc duy trì song song sổ sách kế toán hạch toán theo Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS) và sổ phụ kế toán để theo dõi cơ sở tính thuế cũng như theo dõi các khoản thuế hoãn lại phát sinh do chênh lệch giữa thuế và kế toán
Song, tổng cục thuế ban hành các văn bản và hướng dẫn thực hiện tạo điều kiện cho các doanh nghiệp áp dụng IFRS trong việc kê khai thực hiện các nghĩa vụ về thuế, hướng
33 | P a g e dẫn điều chỉnh từ lợi nhuận kế toán sang thu nhập chịu thuế đảm bảo đúng quy định của pháp luật Phối hợp với Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán và các đơn vị liên quan trong việc tuyên truyền, phổ biến cho các doanh nghiệp áp dụng IFRS Chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS làm cho việc quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước tốt hơn cũng như giúp ngành thuế và các lĩnh vực khác có thể quản lý tốt hơn…
⇒ Như vậy, thông qua việc áp dụng, triển khai chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS, dễ dàng so sánh với các báo cáo tài chính của các ngân hàng khác trên thế giới Từ đó, người sử dụng có thể thấy được những điểm mạnh và những điểm còn yếu kém của ngân hàng so với các tổ chức tín dụng khác trên thị trường và đưa ra những đánh giá chuyên sâu hơn về tình hình tài chính của ngân hàng
THÁCH THỨC, LỘ TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP ÁP DỤNG IFRS TẠI VIỆT NAM
Thách thức áp dụng IFRS tại Việt Nam
Việc áp dụng IFRS đang trở thành chủ đề rất được quan tâm hiện nay, bởi lẽ vẫn còn nhiều những mặt hạn chế, khi các tổ chức tín dụng ở Việt Nam vẫn đang áp dụng VAS:
Một là, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp tại Việt Nam, trong đó có các NHTM chưa phản ánh được sức khỏe tài chính một cách minh bạch, thông qua BCTC theo VAS Điều này phần nào tạo nên rào cản đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài băn khoăn và nghi ngại khi tiếp cận Do đó, việc tiếp cận nguồn vốn FDI từ nước ngoài của các tổ chức kinh tế đang tốn nhiều chi phí cho phần việc chuyển đổi BCTC theo VAS sang IFRS Điều này có thể chứng minh rằng, giữa VAS và IFRS vẫn có những khoảng cách tương đối và càng ngày VAS đang bộc lộ những hạn chế, bất cập trong BCTC
Hai là, VAS hướng đến việc ghi nhận tài sản và nợ phải trả theo giá gốc, chứ không phải giá trị hợp lý (giá trị thị trường) Các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các ngân hàng đang vận hành với hình thức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và cung cấp dịch vụ ngân hàng Đối tượng chủ yếu chính là các công cụ tài chính và giá trị của chúng thường xuyên biến động theo giá trị thị trường Chính vì vậy, các công cụ tài chính cần được ghi nhận và công bố theo giá trị thực của nó Tuy nhiên, VAS chưa có quy định cho phép đánh giá lại tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý tại thời điểm báo cáo Điều này ảnh hưởng lớn đến việc kiểm tra các tài sản và nợ phải trả được phân loại là công cụ tài chính, làm suy giảm tính trung thực hợp lý của BCTC và chưa phù hợp với IFRS Do đó, các đối tượng sử dụng BCTC không thể đánh giá được hết khả năng, cũng như tiềm lực tài chính và cả những rủi ro mà các tổ chức tín dụng có thể gặp phải
Ba là, các NHTM gặp khó khăn trong quá trình áp dụng VAS Bộ Tài chính ban hành chuẩn mực kế toán cho tất cả các doanh nghiệp, điều này dẫn đến sự chung chung, chưa có tính cụ thể cho từng đối tượng, từng loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp đặc thù như ngân hàng Mặc dù có thông tư hướng dẫn nhưng trên thực tế có những trường hợp chưa nhất quán giữa chuẩn mực và chế độ kế toán của ngành Trong trường hợp này, tổ chức tín dụng nếu chọn áp dụng chế độ kế toán thì vai trò
35 | P a g e của hệ thống chuẩn mực đã giảm đi sự quan trọng và ngược lại, khiến cho các NHTM trở nên lúng túng trong quá trình thực hiện
Hiện nay, có một khoảng cách khá lớn giữa VAS và IFRS, đặc biệt là trong IFRS 9, một chuẩn mực sẽ ảnh hưởng lớn nhất tới hoạt động của các NHTM Việc nhận thức những khác biệt trong IFRS 9 và các quy định hiện tại của chế độ kế toán Việt Nam là rất quan trọng Từ đó để tìm ra các giải pháp, để tiến tới áp dụng IFRS một cách hiệu quả cho các NHTM Việt Nam.
Lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam
- Xây dựng và ban hành Đề án “Áp dụng Chuẩn mực BCTC tại Việt Nam, thời gian thực hiện đến trước 03/2020”
- Thành lập Ban Dịch thuật và soát xét, hoàn thành bản dịch IFRS sang tiếng Việt, thời gian thực hiện đến trước 12/2020
- BTC xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về cách thức áp dụng IFRS; bổ sung, sửa đổi va ban hành mới một số cơ chế tài chính liên quan đến việc áp dụng IFRS, thời gian thực hiện đến trước 15/1/2021
- Đào tạo nguồn nhân lực, quy trình triển khai cho các doanh nghiệp b Giai đoạn 1, áp dụng tự nguyện (2022- 2025):
(1) Đối với BCTC hợp nhất:
Các doanh nghiệp sau có nhu cầu và đủ nguồn lực, thông báo cho BTC trước khi tự nguyện áp dụng IFRS để lập BCTC hợp nhất:
- Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước quy mô lớn hoặc có các khoản vay, được tài trợ bởi các định chế tài chính quốc tế;
- Công ty mẹ là công ty niêm yết;
- Công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết;
- Các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là công ty con của công
36 | P a g e ty mẹ ở nước ngoài có nhu cầu và cả đủ nguồn lực, thông báo cho BTC trước khi tự nguyện áp dụng IFRS để lập BCTC riêng
- Khi áp dụng IFRS doanh nghiệp phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin và giải trình rõ ràng, minh bạch với cơ quan thuế, cơ quan quản lý, giám sát và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc định nghĩa với ngân sách Nhà nước c Giai đoạn 2, áp dụng bắt buộc (sau năm 2025):
(1) Đối với BCTC hợp nhất:
- Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện áp dụng IFRS của giai đoạn 1, BTC căn cứ nhu cầu, khả năng sẵn sàng của các doanh nghiệp và tình hình thực tế, quy định phương án, thời điểm bắt buộc áp dụng IFRS để lập báo cáo tài chính hợp nhất cho từng nhóm doanh nghiệp thuộc các đối tượng cụ thể sau:
Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước;
Công ty mẹ là công ty niêm yết;
Công ty đại chúng quy mô là công ty mẹ chưa niêm yết;
Công ty mẹ quy mô lớn khác
- Các công ty mẹ khác không thuộc đối tượng bắt buộc áp dụng nêu trên có nhu cầu và đủ nguồn lực, thông báo cho BTC trước khi tự nguyện áp dụng IFRS để lập BCTC hợp nhất
- Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện áp dụng IFRS của giai đoạn 1, BTC căn cứ nhu cầu, khả năng sẵn sàng của các doanh nghiệp, pháp luật và tình hình thực tế, quy định phương án, thời điểm áp dụng bắt buộc hoặc áp dụng tự nguyện IFRS để lập BCTC riêng cho từng nhóm đối tượng đảm bảo tính hiệu quả và khả thi
Khi áp dụng IFRS doanh nghiệp phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin và giải trình rõ ràng, minh bạch với cơ quan thuế, cơ quan quản lý, giám sát và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác định nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.