1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích các yếu tổ Ảnh hƣởng Đến lãi suất huy Động vốn và lãi suất cho vay của các ngân hàng thƣơng mại việt nam giai Đoạn 2020 2022

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2020-2022
Tác giả Nhóm 6
Người hướng dẫn Lê Thùy Dương
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Nhập Môn Tài Chính Tiền Tệ
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

Tuy nhiên, nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại.. Một yếu tố khác ảnh hưởng đến lãi suất huy động vốn và lãi suất cho

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN - -

BÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN: NHẬP MÔN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VỐN VÀ LÃI SUẤT CHO VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020-2022

Lớp học phần: 2324EFIN2811

Giáo viên hướng dẫn: Lê Thùy Dương

Hà Nội – 2023

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3

1.1 Ngân hàng thương mại 3

1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại 3

1.1.2 Chức năng và vai trò của Ngân hàng thương mại 3

1.2 Lãi suất tín dụng 4

1.2.1 Khái niệm về lãi suất tín dụng 4

1.2.2 Phân loại lãi suất tín dụng 4

1.3 Lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay 5

1.3.1 Khái niệm lãi suất lao động vốn và lãi suất cho vay 5

1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay 5

II PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VỐN VÀ LÃI SUẤT CHO VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020 - 2022 8

2.1 Lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2020 -2022 8

2.1.1 Lãi suất huy động vốn của các NHTM VN giai đoạn 2020 -2022 8

2.1.2 Lãi suất cho vay của các NHTM VN giai đoạn 2020 -2022 10

2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2020 -2022 12

2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất huy động vốn 12

2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất cho vay 14

2.3 Đánh giá về sự biến động của lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2020 - 2022 16

2.4 Một số giải pháp ổn định lãi suất huy động và lãi suất cho vay của các NHTM VN 17

2.4.1 Một số giải pháp cho Ngân hàng nhà nước Việt Nam 17

2.4.2 Một số giải pháp cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam 18

KẾT LUẬN 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Ngân hàng thương mại là cơ quan tài chính quan trọng trong hệ thống tài chính của một quốc gia, đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn và cung cấp tín dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng Lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc tài trợ này Tuy nhiên, nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại

Trong giai đoạn 2020-2022, Ngân hàng trung ương của Việt Nam đã áp dụng chính sách tiền

tệ với mục tiêu kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế và ổn định tín dụng Việc giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước và việc tăng cường cung cấp thanh khoản cho các Ngân hàng thương mại đã làm giảm lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại Một yếu tố khác ảnh hưởng đến lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay là mức độ cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại Các ngân hàng thường tìm cách cạnh tranh về lãi suất để thu hút khách hàng gửi tiền hoặc cho vay Tuy nhiên, nếu cạnh tranh quá khốc liệt, các ngân hàng có thể gặp khó khăn trong việc kiếm lời và phải tăng lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay để bù đắp cho chi phí hoạt động Ngoài ra, sự bùng nổ của các Ngân hàng trực tuyến, ví điện

tử và các công ty tài chính khác cũng đang gây ra sự cạnh tranh về lãi suất và thị phần

Bên cạnh đó, các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng, tình hình kinh tế, tài chính và chính trị

ở Việt Nam cũng có thể ảnh hưởng đến lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại Ví dụ như các vấn đề về nợ xấu, bất động sản và các khoản vay bất thường có thể ảnh hưởng đến các quyết định về lãi suất của các Ngân hàng thương mại

Tóm lại, lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mai Việt Nam

là những yếu tố quan trọng trong hệ thống tài chính Việt Nam Các yếu tố kinh tế, tài chính, chính trị, cạnh tranh và quản lý rủi ro có thể ảnh hưởng đến các quyết định của ngân hàng về lãi suất Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm 6 chúng em sẽ phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất cho huy động vốn và lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2020-2022

Trang 4

I CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại

- Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế quốc dân.(Trích: Giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ - Trường ĐH Thương Mại)

1.1.2 Chức năng và vai trò của Ngân hàng thương mại

1.1.2.1 Chức năng của Ngân hàng thương mại:

* Ngân hàng thương mại có 3 chức năng cơ bản

- Chức năng trung gian tín dụng:

(Trích: Giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ - Trường ĐH Thương Mại)

=> Chức năng tín dụng là chức năng quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại:

 Phản ánh bản chất của các Ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay

 Quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng thương mại

 Cơ sở để thực hiện các chức năng khác

- Chức năng trung gian thanh toán:

(Trích: Giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ - Trường ĐH Thương Mại)

=> Chức năng trung gian thanh toán của các ngân hàng thương mại có ý nghĩa to lớn đối với

Người thụ hưởng Yêu cầu thanh toán

Kết quả thanh toán

Yêu cầu

thanh toán

Trang 5

 Với ngân hàng thương mại: tăng thêm thu nhập từ các dịch vụ thanh toán, huy động thêm các nguồn vốn cho vay

 Với nền kinh tế: giảm lượng tiền trong lưu thông, tiết kiệm các chi phí lưu thông, tiết kiệm các chi phí lưu thông tiền mặt đồng thời góp phần giám sát kỷ luật tài chính, giữ gìn kỷ cương kinh tế- tài chính trong toàn xã hội

- Chức năng tạo tiền ghi sổ (bút tệ):

 Sự kết hợp giữa chức năng trung gian tín dụng và chức năng trung gian thanh toán là cơ

sở để NHTM thực hiện chức năng tạo tiền Việc tạo tiền của NHTM có ý nghĩa kinh tế to lớn, nó

mở ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của quá trình sản xuất, đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền của xã hội bên cạnh lượng tiền mặt do NHTW phát hành

1.1.2.2.Vai trò của Ngân hàng thương mại

- Ngân hàng thương mại là nơi tập trung huy động các nguồn tuyền trong xã hội để đáp ứng các nhu cầu vốn trong nền kinh tế và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

- Ngân hàng thương mại góp phần phân bố hợp lý các nguồn lực giữa các vùng trong quốc gia và tạo điều kiện phát triển cân đối nền kinh tế

- Ngân hàng thương mại tạo ra môi trường cho việc thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương

1.2 Lãi suất tín dụng

1.2.1 Khái niệm về lãi suất tín dụng

- Lãi suất là tỷ lệ phần trăm (%) giữa tổng lợi tức tín dụng với tổng số tiền vay cho một thời

kỳ nhất định

- Lãi suất tín dụng được biểu thị bởi công thức:

(Trích: Giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ - Trường ĐH Thương Mại)

1.2.2 Phân loại lãi suất tín dụng

* Có rất nhiều cách để phân loại lãi suất tín dụng:

- Căn cứ theo nghiệp vụ tín dụng lãi suất của ngân hàng thì lãi suất tín dụng được chia thành:

 Lãi suất huy động vốn

 Lãi suất cho vay

 Lãi suất chiết khấu

 Lãi suất tái chiết khấu

 Lãi suất liên ngân hàng

 Lãi suất cơ bản

Trang 6

- Căn cứ vào sự loại trừ của giá trị tiền tệ:

 Lãi suất định nghĩa

 Lãi suất thực tế

Mối quan hệ giữa hai lãi suất này được biểu thị bằng phương trình Fisher sau:

Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực Tỷ lệ lạm phát (thiểu phát) dự đoán

- Căn cứ vào tính linh hoạt của lãi suất:

 Lãi suất cố định

 Lãi suất thả nổi

- Căn cứ vào loại tiền cho vay:

 Lãi suất nội tệ

 Lãi suất ngoại tệ

1.3 Lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay

1.3.1.Khái niệm lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay

1.3.1.1 Khái niệm lãi suất huy động vốn

- Lãi suất huy động vốn là lãi suất phát sinh trong các hình thức huy động vốn của NHTM, các trung gian tài chính khác,… Hình thức huy động vốn chủ yếu của các tổ chức tài chính trung gian là nhận tiền gửi Lãi suất tiền gửi ngân hàng có nhiều mức khác nhau, tùy thuộc vào: Loại tiền gửi là nội tệ hay ngoại tệ; loại tài khoản là tiền gửi thanh toán hay tiền gửi tiết kiệm; loại thời gian là không kỳ hạn, ngắn hạn hay dài hạn; quy mô tiền gửi,… (Trích: Giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ - Trường ĐH Thương Mại)

1.3.1.2 Khái niệm lãi suất cho vay

- Lãi suất cho vay là loại lãi suất phát sinh trong các hình thức cho vay của NHTM và các trung gian tài chính khác Lãi suất cho vay được hình thành trên cơ sở các yếu tố: Lãi suất huy động, tỷ suất chi phí kinh doanh tiền tệ, rủi ro, tỷ suất lợi nhuận,… Lãi suất cho vay cũng có nhiều mức tùy theo loại tiền, thời hạn, phương thức, mục đích của tiền vay và theo mức độ quan

hệ giữa ngân hàng và khách hàng (Trích: Giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ - Trường ĐH Thương Mại)

- Đối với các NHTM, hai loại lãi suất này hình thành nên những khoản thu nhập và chi phí chủ yếu của ngân hàng

1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay

1.3.2.1 Khả năng cung ứng và nhu cầu vốn trên thị trường

- Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến việc hình thành lãi suất trên thị trường, cụ thể: khi lượng vốn cung ứng trên thị trường lớn hơn nhu cầu sẽ làm cho lãi suất giảm và ngược lại Dựa

Trang 7

vào quy luật này, Nhà nước có thể khống chế lãi suất hoặc tác động vào cung hay cầu vốn trên thị trường nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn

1.3.2.2 Lạm phát

- Lạm phát có ảnh hưởng rất lớn đến lãi suất tín dụng Khi lạm phát dự tính tăng, lãi suất cũng tăng theo Khi các chỉ số về lạm phát tăng lên, có nghĩa là đang có sự mất giá của đồng tiền, nhà đầu tư sẽ cân nhắc đến việc chuyển sang các kênh dự trữ an toàn hơn là vàng hoặc USD, qua đó làm giảm mức cung quỹ cho vay và làm tăng lãi suất

1.3.2.3 Chính sách vĩ mô của Nhà nước

* Chính sách tài khóa (thuế và chi tiêu của Chính phủ)

- Chính sách tài khóa ám mô tả về kế hoạch thuế, chi tiêu và các hoạt động tài chính khác nhau của chính phủ, để đạt được các mục tiêu của nền kinh tế Tác động của thuế lên lãi suất cũng giống như tác động của thuế tới giá cả của các hàng hóa khác Nếu Nhà nước tăng thuế, do tính chất chuyển giao của thuế, giá cả hàng hóa sẽ tăng lên Khi đó, người dân phải dành tiền nhiều hơn cho nhu cầu tiêu dùng nên phần dành cho tiết kiệm sẽ giảm xuống, từ đó ảnh hưởng đến lãi suất theo chiều hướng tăng lên

* Chính sách tiền tệ (dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở)

- Chính sách tiền tệ là một chiến lược được sử dụng bởi Ngân hàng Trung ương để kiểm soát

và điều tiết lượng cung tiền trong một nền kinh tế vĩ mô thông qua công cụ của chính sách tiền tệ như: Lãi suất tái chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, Mục đích chính của chính sách tiền tệ bao gồm mang lại sự ổn định về giá, kiểm soát lạm phát, củng cố hệ thống ngân hàng, tăng trưởng kinh tế, … Chính sách tiền tệ tập trung vào tất cả các vấn đề có ảnh hưởng đến thành phần tiền, lưu thông tín dụng, cơ cấu lãi suất

1.3.2.4 Rủi ro và kỳ hạn tín dụng

- Lãi suất tín dụng phụ thuộc nhiều vào tiềm lực tài chính, uy tín của người vay Nếu người vay có tiềm lực tài chính vững vàng, có vị thế, có uy tín trên thị trường có nghĩa là xác suất xảy

ra rủi ro đối với người cho vay thấp hơn thì lãi suất huy động vốn sẽ thấp hơn và ngược lại

- Chính vì thế, lãi suất trái phiếu Chính phủ thường thấp hơn so với trái phiếu công ty về rủi

ro vì khả năng thanh toán nợ của Chính phủ thấp hơn Trong khi đó, các khoản vay của công ty dành cho đầu tư có khả năng rủi ro lớn hơn, do kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến không thể thanh toán các khoản theo đúng thời hạn hoặc mất khả năng thanh toán

- Thông thường, thời hạn cho vay càng dài, rủi ro tiềm ẩn đối với người cho vay càng lớn, vì vậy lãi suất cho vay cũng cao hơn

1.3.2.5 Tỷ giá

Trang 8

- Tỷ giá tác động đến sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu hàng hóa của một nước Khi

ngoại tệ tăng giá sẽ làm giá hàng nhập khẩu tăng lên, dẫn đến tăng chi phí đầu vào, giảm lợi

nhuận của DN, nhu cầu đầu tư giảm và lãi suất giảm Ngược lại, khi ngoại tệ giảm giá làm hạn

chế xuất khẩu, kích thích nhập khẩu, cầu tiền tệ tăng dẫn đến tăng lãi suất

1.3.2.6 Một số nhân tố khác:

- Ngoài các yếu tố chính nêu trên thì mức độ phát triển của các thể chế trung gian và mức độ

cạnh tranh trong hoạt động tín dụng và sự phát triển của thị trường tài chính trong và ngoài nước

làm giảm chi phí quản lý, giao dịch, kéo theo lãi suất có xu hướng giảm xuống Hơn nữa, sự ổn

định của nền kinh tế, chính sách tài khóa, tình hình cân đối thu chi ngân sách, tình hình an ninh,

chính trị, xã hội, cũng ảnh hưởng đến sự biến động của lãi suất tín dụng

Trang 9

II PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VỐN VÀ LÃI SUẤT CHO VAY CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2020-2022

2.1 Lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2020-2022

2.1.1 Lãi suất huy động vốn của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2020-2022

Năm 2020:

- Tháng 1, lãi suất huy động vốn của các Ngân hàng thương mại Việt Nam tiếp tục hạ dựa trên 2 nền tảng là thanh khoản hệ thống Ngân hàng và định hướng từ Chính phủ Đây là nhận định được SSI Research đưa ra trong báo cáo thị trường tiền tệ của những ngày đầu năm 2020

- Báo cáo cho biết, trên thị trường 1 - lãi suất tiền gửi ghi nhận bước giảm 30 - 50bps với kỳ hạn trên 6 tháng ở một số Ngân hàng thương mại nhỏ, thu hẹp khoảng cách với các nhóm Ngân hàng thương mại còn lại Lãi suất huy động nằm trong khoảng 4,1 – 5%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng, 5,3 – 7,4%/năm với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng và 6,4 – 7,5%/năm với kỳ hạn 12, 13 tháng

Biến động lãi suất huy động vốn kỳ hạn 13 tháng (Nguồn: Cổng thông tin điện tử Viện Phát Triển Bảo Hiểm Việt Nam)

- Ngày 01/10/2020, nhiều Ngân hàng thương mại công bố biểu lãi suất huy động mới Theo

đó, các ngân hàng giảm mạnh lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng, đặc biệt một số ngân hàng còn điều chỉnh mạnh tới 0,7% Ghi nhận trên thị trường cho thấy tín hiệu giảm lãi suất huy động

Trang 10

mới diễn ra mạnh mẽ Ðơn cử, trên biểu niêm yết mới nhất tại:

 Ngân hàng Á Châu (ACB), lãi suất tiết kiệm truyền thống ở kỳ hạn một tháng giảm 0,1%, xuống còn 3,6 đến 3,7%/năm Lãi suất kỳ hạn hai và ba tháng giữ nguyên so với tháng 9, từ 3,8% đến 3,9%/năm Ðối với hình thức tiết kiệm trực tuyến, lãi suất kỳ hạn từ một đến ba tháng của ACB giảm 0,23% đến 0,3%, xuống còn 3,8% đến 4%/năm Các sản phẩm tiết kiệm khác tại ACB cũng áp dụng lãi suất kỳ hạn từ một đến ba tháng tối đa còn 4%/năm

 Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), lãi suất kỳ hạn từ 3 đến 6 tháng từ ngày 01/10 cũng được áp dụng ở mức 3,8%/năm, giảm 0,2 điểm phần trăm so với trước đó

 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) có mức lãi suất tiền gửi thấp nhất trong hệ thống với 5,5%/năm áp dụng khi gửi từ 50 tỷ đồng trở lên trong kỳ hạn 24 và 36 tháng

- Trên thực tế, trước khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có quyết định điều chỉnh trần lãi suất huy động từ ngày 01/10, lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng của phần lớn Ngân hàng thương mại cũng đã ở dưới mức 4%/năm Với quyết định điều chỉnh này, đây là lần thứ ba (tháng 3, tháng 5 và tháng 10) kể từ đầu năm NHNN đã có quyết định giảm lãi suất điều hành, với biên độ mỗi lần giảm đều khá lớn (0,5%)

=> Đây được coi là những mức lãi suất huy động vốn thấp nhất trong nhiều năm qua Hiện mức lãi suất 7-8%/năm (cho thời hạn 12 tháng) đã hoàn toàn biến mất trên biểu lãi suất tiền gửi của các Ngân hàng, ngay cả tại một số Ngân hàng nhỏ như SCB, OCB vốn duy trì mức lãi suất huy động cao

Năm 2021:

- Nửa cuối năm, Ngân hàng thương mại nhỏ đồng loạt tăng lãi suất huy động vốn

- Khảo sát lãi suất huy động của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) ghi nhận đã có diễn biến tăng nhẹ đối với cả hai kỳ hạn 3 tháng và 12 tháng Theo đó, trung bình lãi suất huy động 6 tháng và 12 tháng cùng tăng nhẹ 0,01 điểm phần trăm, lần lượt lên mức 4,71% và 5,51% vào cuối tháng 11

- Đáng chú ý, động thái điều chỉnh tăng lãi suất huy động chỉ diễn ra ở nhóm Ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô nhỏ vốn dưới 5.000 tỷ đồng, với mức tăng lần lượt 0,03 và 0,02 điểm phần trăm, lên mức 5,42% kỳ hạn 6 tháng và 6,02%/năm kỳ hạn 12 tháng

- Riêng với nhóm Ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn vốn trên 5.000 tỷ đồng và nhóm Ngân hàng "big4" không thay đổi lãi suất tiết kiệm đối với cả 2 loại kỳ hạn 6 và 12 tháng Lãi suất kỳ hạn 6 tháng của 2 nhóm ngân hàng này lần lượt ở mức 4,41% và 3,78%/năm; trong khi lãi suất kỳ hạn 12 tháng duy trì ở mức 5,25% và 4,95%/năm, lần lượt lên mức 4,71% và 5,51% vào cuối tháng 11

=> Lãi suất huy động vốn của các Ngân hàng thương mại tăng chậm vì ảnh hưởng của dịch Covid

Trang 11

Năm 2022:

- Hiện tượng tốc độ huy động vốn trì trệ mặc dù lãi suất tăng cao

- Theo thống kê của Công ty Chứng khoán SSI, lãi suất huy động đã tăng khoảng 3,5 – 4 điểm phần trăm so với cuối năm 2021 cho kỳ hạn trên 6 tháng và cao hơn so với thời điểm trước Covid-19

- Lãi suất huy động liên tục được các Ngân hàng thương mại điều chỉnh theo hướng tăng lên Nếu hồi cuối tháng 10/2022, lãi suất 9%/năm chỉ xuất hiện tại một vài đơn vị thì nay mức lãi suất này đã khá phổ biến

 Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam (MSB) đang áp dụng lãi suất huy động online cho khách hàng chưa có sổ tiết kiệm, tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi tại MSB lên mức 9,9%/năm với kỳ hạn 15 và 24 tháng Nếu gửi kỳ hạn 12 tháng lãi suất cao nhất là 9,8%/năm, kỳ hạn 6 tháng lãi suất cao nhất là 9,7%/năm

- Mặc dù mặt bằng lãi suất tiết kiệm đã tăng lên đáng kể nhưng tăng trưởng huy động của các ngân hàng vẫn khá chậm.Tính đến cuối tháng 10/2022, huy động vốn ước tăng 4,8% so với đầu năm, chỉ nhỉnh hơn một chút so với mức tăng 4,3% cuối tháng 9/2022 Xét về số tuyệt đối, huy động vốn tháng 10 chỉ tăng thêm 50.383 tỷ đồng

- Tính đến ngày 14/12/2022, lãi suất huy động kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng đa số dao động ở mức từ 6,1% - 8,3%/năm, có Ngân hàng huy động lãi suất lên đến 11%/năm với số tiền

- Vì thực tế này, vừa qua Hiệp hội Ngân hàng đã họp với các ngân hàng hội viên để kêu gọi thống nhất áp dụng mức lãi suất huy động tại các kỳ hạn tối đa 9,5%/năm (kể cả các khoản khuyến mại cộng lãi suất) để ổn định mặt bằng lãi suất huy động, đảm bảo an toàn thanh khoản

hệ thống ngân hàng, đặc biệt trong những tháng cuối năm Trên cơ sở đó, tiết giảm chi phí nhằm giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp

2.1.2 Lãi suất cho vay của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2020-2022

- Nhìn chung giai đoạn từ 2020 đến quý II năm 2021, lãi suất cho vay của các NHTM có xu hướng giảm do tác động của đại dịch covid 19 Tuy nhiên từ quý II năm 2022 đến nay, lãi suất

Ngày đăng: 23/10/2024, 10:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Nhập môn tài chính tiền tệ - Trường Đại học Thương Mại; chủ biên TS. Vũ Xuân Dũng Khác
2. Nguyễn Đăng Dờn (2009); Nghiệp vụ ngân hàng thương mại; NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Khác
3. Các ngân hàng đồng loạt giảm mạnh lãi suất huy động; Tác giả: Hồng Anh, Cổng thông tin điện tử Viện Chiến Lược và Chính Sách Tài Chính Khác
4. Lãi suất năm 2020 giảm thê thảm, người gửi tiền tiết kiệm xót xa; Tác giả: Ngọc Vy, VTC NEWS Khác
5. Một số thông tin trong các báo cáo chuyên đề, tháng 11/2020 - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Khác
6. Báo cáo xuất khẩu nông lâm thủy sản, tháng 11/2020 - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khác
7. Nỗ lực giảm lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại trong đại dịch COVID-19; TS. Đỗ Thị Thủy – Nghiên cứu – Trao đổi, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Khác
8. Thêm Ngân hàng lớn giảm lãi suất cho vay; Tác giả: Đào Vũ, Tạp chí điện tử VnEconomy Khác
9. Lãi suất vay ngân hàng tăng mạnh; Tác giả: Quỳnh Trang – Minh Tuấn, Tạp chí điện tử VNEXPRESS Khác
10. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của các Ngân hàng Thương Mại; Tạp chí Tài chính Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Lãi suất cho vay từ khi dịch Covid 19 - Phân tích các yếu tổ Ảnh hƣởng Đến lãi suất huy Động vốn và lãi suất cho vay của các ngân hàng thƣơng mại việt nam giai Đoạn 2020 2022
Bảng 2 Lãi suất cho vay từ khi dịch Covid 19 (Trang 12)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w