1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập lớn học phần lịch sử Đảng cộng sản việt nam Đề tài nhận Định về cuộc chiến tranh việt nam giai Đoạn 1954 1975

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhận Định Về Cuộc Chiến Tranh Việt Nam Giai Đoạn 1954 - 1975
Tác giả Đỗ Hoàng Hà
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 326,2 KB

Nội dung

Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 7/1954 đã chỉ rõ : “Hiện nay đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới, và nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA NGOẠI NGỮ KINH TẾ

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: NHẬN ĐỊNH VỀ CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1954 - 1975

Họ và Tên : Đỗ Hoàng Hà

Mã sinh viên : 11216416 Lớp tín chỉ : LLDL1102(222)_36 Số thứ tự :

Hà Nội, tháng 2 năm 2023

Trang 2

Lời mở đầu Hiện nay, trong thời đại kĩ thuật số bùng nổ, thông tin trên mạng tràn lan, cùng với đó là những thông tin xuyên tạc của các thế lực thù địch Trên mạng, có đến quá nửa những nhận định cho rằng giai đoạn 1954 – 1975 tại Việt Nam xảy ra cuộc nội chiến giữa hai miền Nam Bắc chứ không phải cuộc chiến giữa Việt Nam và đế quốc Mỹ Tuy đây là một luận điệu hoàn toàn sai lầm nhưng đã làm không ít người đọc có cái nhìn sai về lịch sử

Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng ( tháng 7/1954 ) đã chỉ

rõ : “Hiện nay đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới, và nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống đế quốc Mỹ”

Do đó, giai đoạn 1954 -1975 thực chất là cuộc chiến bảo vệ nền độc lập non trẻ của Việt Nam trước đế quốc Mỹ chứ không phải cuộc nội chiến như nhiều luận điệu xuyên tạc

Bài tiểu luận này được làm nhằm làm rõ những nhận định trên Do hiểu biết và

lí luận cá nhân còn nhiều hạn chế, bài tiểu luận sẽ không thể tránh khỏi những sai sót Em mong nhận được sự đánh giá của cô qua đó giúp en hoàn thiện kiến thức của bản thân về vấn đề và cải thiện bài tiểu luận nếu có cơ hội tiếp tục nghiên cứu trong tương lai

Trang 3

Mục lục I.Cục diện hai miền Nam – Bắc (1954-1965) 4 1.Miền Bắc khôi phục kinh tế, miền Nam từ thế giữ gìn sang thế tiến công (1954-1960) 4 2.Miền Bắc tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam phát triển thế tiến công (1961-1965) 7

II Đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Đảng giai đoạn từ 1965 – 1975 9 III Liệu cuộc chiến ở Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 có phải là cuộc nội chiến? 13

Trang 4

I.Cục diện hai miền Nam – Bắc (1954-1965)

1.Miền Bắc khôi phục kinh tế, miền Nam từ thế giữ gìn sang thế tiến công (1954-1960)

Trận Điện Biên Phủ đã đánh bại ý chí duy trì Đông Dương và buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán hiệp định Geneve Hậu hiệp định Geneve, lấy vĩ tuyến

17 làm giới tuyến, Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam và Bắc với hai chế

độ chính trị, xã hội khác nhau hoàn toàn

a Miền Bắc khổi phục kinh tế, quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Ở miền Bắc được giải phóng hoàn toàn, Đảng chi trương cho đất nước phát triển lên con đường xã hội chủ nghĩa Sau chín năm kháng chiến, nòng cốt cách mạng đã trở nên lớn mạnh Song, việc tập trung cho công cuộc trường kì kháng chiến chống Pháp đã khiến nền kinh tế miền Bắc trở nên ngèo nàn và lạc hậu Đảng nhận định sự kết thúc của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã mở ra cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

Tháng 9/1954, Bộ Chính trị đề ra hai nhiệm vụ trước hết ở miền Bắc đó là hàn gắn vết thương chiến tranh và phục hồi nền kinh tế quốc dân Lấy kinh nghiệm

từ nạn đói năm 1945, việc phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp là ưu tiên trước hết để ổn định đời sống của nhân dân Đồng thời, cần đẩy mạnh tăng cường và mở rộng hoạt động quan hệ quốc tế, tranh thủ sự lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa và các phong trào hòa bình, giải phóng dân tộc đang trong giai đoạn sôi nổi

Sau ba năm đến năm 1957, nền nông nghiệp miền Bắc đã đạt được năng suất và sản lượng bằng với năm 1939, qua đó đẩy lùi nạn đói, những vấn đề cơ bản trong nền kinh tế quốc dân được giải quyết và xã hội tạm thời ổn định Ngoài nông nghiệp, các ngành kinh tế khác như công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cũng từng bước được phục hồi Các lĩnh vực khác của đời sống xã hội cũng phát

Trang 5

triển nhanh chóng Tháng 7/1956, công cuộc cải cách ruộng đất đã chia hơn 810.000 ha cho 9 triệu người trong hơn 2 triệu hộ dân lao động

Mặc dù tập trung cho việc phát triển kinh tế và khôi phục sản xuất, Đảng và Nhà nước vẫn luôn nhận định Mỹ là kẻ thù số một Tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa II lần thứ bảy (3/1955) và thứ tám (8/1955), Đảng đã nhận định rõ : “Mỹ và tay sai đã hất cẳng pháp ở miền Nam, công khai lập nhà nước riêng chống phá Hiệp định Geneve, đàn áp phong trào cách mạng Muốn chống đế quốc Mỹ và tay sai, củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ, điều cốt lõi là phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của dân miền Nam Sau 3 năm phát triển kinh tế - văn hóa và cải tạo xã hội chủ nghĩa (1958-1960), miền Bắc đã có nhiều chuyển biến lớn Miền Bắc từng bước củng cố đi lên chủ nghĩa xã hội và trở thành hậu phương ổn định, vững mạnh đáp ứng yêu cầu của

sự nghiệp cách mạng Việt Nam

b Miền Nam từ thế giữ gìn sang thế tiến công

Sau hiệp định Geneve, Mỹ thay chân Pháp thống thị miền nam Việt Nam, âm mưu xâm lược biến nơi đây thành thuộc địa kiểu mới Khác với Pháp khi không lập ra một chính phủ của người chính quốc, Mỹ lập nên một bộ máy tay sai Việt Nam Cộng hòa đứng đầu là tổng thống Ngô Đình Diệm Với chính quyền tay sai này, Mỹ âm ưu chia cắt hai miền Nam – Bắc Việt Nam khi thúc đẩy Ngô Đình Diệm thành lập một chính quyền đoàn kết quốc gia đại diện cho những xu hướng chính trị chính tại Việt Nam, ổn định miền Nam Việt Nam, bầu ra Quốc hội, soạn thảo Hiến pháp rồi sau đó phế truất Quốc trưởng Bảo Đại một cách hợp pháp; cho Ngô Đình Diệm là một người hoàn toàn không liên quan đến Việt Minh lên làm lãnh đạo, do đó miền Nam Việt Nam sẽ trở nên chống Cộng mạnh mẽ Nhiều quốc sách dã man được Diệm tiến hành như “tố cộng, diệt cộng ” nhằm trả thù những người yêu nước và có tư tưởng cộng sản Chỉ vỏn

Trang 6

vẹn 10 tháng từ tháng 7/1955 đến tháng 5/1956, 108.835 người cộng sản đã bị bắt giết Ngày 13/5/1957, trong chuyến thăm Mỹ, Ngô Đình Diệm tuyên bố:

“Biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến vĩ tuyến 17” Hành động bán nước này của Diệm càng thể hiện rõ hơn cuộc chiến này là giữa hai phe miền Bắc Việt Nam

và Mỹ, trong khi miền Nam Việt Nam chỉ là chính quyền bù nhìn

Tuân theo chỉ thị của Bộ Chính trị về tình hình và công tác của các đảng bộ miền Nam, Xứ ủy Nam bộ được thành lập vào tháng 10/1954 Đồng chí Lê Duẩn khi đó đang là Ủy viên Bộ Chính trị được bầu làm bí thư Tháng 8/1956, trong bản “Đề cương đường lối cách mạng Việt Nam ở miền Nam”, đồng chí Lê Duẩn đã nhận định bộ máy Mỹ-Diệm là một chế độ độc tài, phát xít Trong bản

đề cương có nói: “nhân dân miền Nam chỉ có con đường cứu nước và tự cứu mình, là con đường cách mạng Ngoài con đường cách mạng không có một con đường khác”

Từ năm 1958, địch đẩy mạnh khủng bố dã man, liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét, dồn dân quy mô lớn vào các trại tập trung Tháng 3/1959, chính quyền Ngô Đình Diệm tuyên bố: “đặt miền Nam trong tình trạng chiến tranh” Nhiều người yêu nước và ủng hộ cách mạng bị Diệm khủng bố, tàn sát dã man bằng đạo luật 10/59 Mâu thuẫn giữa tầng lớp nhân dân và chính quyền Mỹ-Diệm ngày càng gay gắt và các cuộc khởi nghĩa quần chúng cũng bắt đầu bùng

nổ trong giai đoạn này

Giữa năm 1959, các cuộc khởi nghĩa và đấu tranh vũ trang đã diễn ra ở Bình Định, Bình Thuận, Quảng Ngãi, Đồng Tháp, … Ngày 17/1/1960, đồng chí Nguyễn Thị Định lãnh đạo phong trào đồng khởi của nhân dân Bến Tre Hệ thống kìm kẹp của địch ở xã, ấp bị tê liệt và vỡ vụn Đến cuối năm 1960, phong trào Đồng khởi đã làm tan rã cơ cấu chính quyền cơ sở của địch ở nhiêu vùng,

có 1.383/2.627 xã nhân dân lập được chính quyền tự quản Ngày 20/12/1960, tại

xã Tân Lập, Tây Ninh, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt nam được thành lập do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch, tập hợp rộng rãi quần

Trang 7

chúng nhân dân đoàn kết đầu tranh Thắng lợi của phong trào Đồng khởi là bước nhảy vọt có ý nghĩa lịch sử của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, từ khỏi nghĩa từng sang chiến tranh cách mạng chống chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ

2.Miền Bắc tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam phát triển thế tiến công (1961-1965)

Tháng 9/1960, trong diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa

xã hội ở miền Bắc và đầu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”

a Miền Bắc tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội

Đường lối chung trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã được Đại hội chỉ ra: Đoàn kết toàn dân, phát huy truyền thống yêu nước, lao động cần cù của nhân dân ta và đoàn với các nước xã hội chủ nghĩa, đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc ở miền Bắc và củng cố miền Bắc trở thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà

Đồng thời, Đại hội III cũng đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) nhằm xây dựng bước đầu cơ sở vất chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và hoàn thành công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an ninh quốc phòng, làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà Trong giai đoạn này, nhiều cuộc vận động và phong trào thi đua diễn ra sôi nổi ở các ngành, các giới

và các địa phương Song đến ngày 5/8/1964, sau 4 năm thực hiện, kế hoạch được chuyển hướng để phù hợp hơn với cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ

Trải qua 10 năm khôi phục, cải tạo và xây dựng chế độ mới, “miền Bắc nước ta

đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc Đất nước, xã hội

Trang 8

và con người đều đổi mới” Miền Bắc đã trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng cả nước với chế độ chính trị ưu việt, với lực lượng kinh tế và quốc phòng lớn mạnh

b Miền Nam phát triển thế tiến công

Từ năm 1961, Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “ chiến tranh đặc biệt” với công thức “cố vấn, vũ khí Mỹ và quân chủ lực Việt Nam Cộng Hòa” Chúng triển khai hai kế hoạch quân sự - chính trị lớn là Stalay - Taylor (1961-1963) và Johnson – Macnamara (1964-1965) “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ đã gây ra cho cách mạng miền Nam rất nhiều khó khăn

Tháng 1/1961 và tháng 2/1962, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã đưa ra chỉ thị nhằm chuyển cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam từ khởi nghĩa từng phần sang chiến tranh cách mạng Tháng 10/1961, Trung ương Cục miền nam được thành lập, do đồng chí Nguyễn Văn Linh làm Bí thư Ngày 15/2/1961, các lực lượng vũ trang ở miền Nam được thống nhất với tên gọi Quân giải phóng miền nam Việt Nam

Vượt qua nhiều khó khăn, cách mạng miền Nam đạt được nhiều thành tựu Phong trào đấu tranh quân sự và phong trào “phá ấp chiến lược ” đã thúc đẩy phong trào đấu tranh chính trị lôi cuốn đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia Ngày 1/11/1963, Mỹ đã gián tiếp giết chết tổng thống Ngô Đình Diệm Sau đó,

10 cuộc đảo chính quân sự nhằm lật đổ lẫn nhau trong nội bộ ngụy quyền Sài Gòn diễn ra trong giai đoạn từ tháng 11/1963 sau cái chết của Ngô Đình Diệm đến tháng 6/1965

Tháng 9/1964, Bộ Chính trị họp và chủ trương giành thắng lợi quyết định ở miền Nam trong một vài năm tới, tăng cường sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam Đai tướng Nguyễn Chí Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị được cử vào miền Nam trực tiếp phụ trách, chỉ đạo cuộc kháng chiến với cương vị Bí thư Trung ương Cục, Chính ủy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam Đầu năm

Trang 9

1965, chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ bị phá sản hoàn toàn, thắng lợi này tạo cơ sở vững chắc để đưa cách mạng miền Nam tiếp tục tiến lên

II Đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Đảng giai đoạn từ

1965 – 1975

Sau thất bại của “chiến tranh đặc biệt”, Mỹ tiếp tục triển khai chiến dịch “chiến tranh cục bộ” Khác với “chiến tranh đặc biệt”, “chiến tranh cục bộ” sẽ sử dụng trực tiếp quân chiến đấu của Mỹ và các nước đồng minh trực tiếp tham chiến còn quân đội Việt Nam Cộng Hòa chỉ đóng vai trò hỗ trợ và thực hiện bình định Đồng thời, Mỹ cũng liên tiếp mở các cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc nhằm suy yếu chính quyền miền Bắc và giảm sự chi viện cho cách mạng miền nam Việt Nam Rõ ràng cuộc chiến đã có sự tham gia trực tiếp của quân

Mỹ nên càng không có cơ sở để khẳng định cuộc chiến tranh Việt Nam là cuộc nội chiến

Trước tình hình đó, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 11 (3/1965) và lần thứ 12 (12/1965) đã phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên phạm vi toàn quốc và hạ quyết tâm: “Động viên lực lượng của cả nước, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất

cứ tình huống nào, để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiên hòa bình thống nhất nước nhà” Đảng và Nhà nước đề ra đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, lấy đó làm cơ sở để Đảng lãnh đạo đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ đi tới thắng lợi vẻ vang

a Miền Bắc phục hồi & phát triển kinh tế, chi viện cho chiến trường miền Nam

Những nhiệm vụ mới đã được Đảng xác định kịp thời dựa theo tinh thần của Nghị quyết hội nghị lần thứ 11 và 12 Một là, kịp thời chuyển hướng xây dựng kinh tế cho phù hợp với tình hình Mỹ đang ra sức triển khai chiến tranh phá

Trang 10

hoại Hai là, tăng cường phát triển quốc phòng nhằm chuẩn bị cho cuộc chiến tranh chống Mỹ đang đi đến giao đoạn cao trào Ba là, ra sức chi viện cho chiến trường chính miền Nam Bốn là, chuyển hướng tư tưởng và tổ chức sao cho phù hợp với tình hình mới có nhiều biến động Ngày 1/11/1968, Mỹ chấm dứt

không điều kiện việc đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân Ngược lại, sau bốn năm thực hiện chuyển hướng xây dựng và phát triện kinh tế, hậu phương lớn miền Bắc đã đạt được nhung thành tích đáng tự hào trên cả các mặt trận chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, chi viện tiền tuyến lớn miền Nam Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc ngày càng vững mạnh

Sau khi Mỹ chấm dứt chiến tranh phá hoại, miền Bắc tranh thủ thời cơ thực hiện các kế hoạch ngắn hạn nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Từ năm 1969 đến năm 1972, tình hình kinh tế, chính trị và xã hội ở miền Bắc đạt được nhiều thành tựu Song, từ tháng 4/1972, Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai vô cùng ác liệt, đỉnh điểm phải kể đến cuộc hành quân Lainerbacker

II khi Mỹ sử dụng pháo đài bay B52 rải thảm bom ở miền Bắc trong 12 ngày đêm ròng rã Đứng trước tình hình hết sức nguy cấp, Trung ương Đảng đã phát động cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại đến đỉnh cao, kiên quyết bảo vệ miền Bắc, tiếp tục chi viện miền Nam, giữ vững lập trường đàm phán Ngày 15/1/1973, Chính phủ Mỹ tuyên bố ngừng mọi hoạt động phá hoại miền Bắc và tiếp tục ngồi vào bàn đàm phán sau khi thất bại toàn tập ở trận

“Điện Biên Phủ trên không”

Ngày 21/1/1973, Hiệp định Paris được kí kết, miền Bắc lập lại hòa bình Nhân dân miền Bắc hăng hái, khẩn trương thực hiện hiệu quả kế hoạch hai năm khôi phục và phát triển kinh tế Đời sống nhân dần dần đi vào ổn định và phát triển

Ngày đăng: 23/10/2024, 07:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w