1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận đường lối đối ngoại của đảng cộng sản việt nam trong thời kỳ đổi mới

27 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đường Lối Đối Ngoại Của Đảng Cộng Sản Việt Nam Trong Thời Kỳ Đổi Mới
Tác giả Phạm Ngọc Gia Khánh, Nguyễn Phan Quốc Anh, Nguyễn Khánh Duy, Trương Công Đại, Đào Ngọc Anh, Mao Đình Khải
Người hướng dẫn Ths. Lê Quang Chung
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM
Chuyên ngành Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 8,13 MB

Nội dung

Vì vậy, đườnglối đối ngoại của mỗi quốc gia và dân tộc đóng vai trò rất quan trọng trong công tácngoại giao, là kim chỉ nam cho công tác đối ngoại và quyết định sự thành b

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

KHOA CHÍNH TRỊ & LUẬT



MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

GVHD: Ths Lê Quang Chung

Phạm Ngọc Gia Khánh 21128307 Nguyễn Phan Quốc Anh 21119047 Nguyễn Khánh Duy 21128298

Mao Đình Khải 21149345 Lớp thứ 4 - Tiết 89

Mã lớp: LLCT220514_02CLC

Tp Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2023

Trang 2

ĐIỂM SỐ

ĐIỂM

NHẬN XÉT

Ký tên

Ths Lê Quang Chung

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Trang 3

KÝ TÊN

1 Nguyễn Phan Quốc Anh Nội dung phần 3.1 Hoàn thành tốt

2 Phạm Ngọc Gia Khánh - Nội dung phần 1.1

- Tổng hợp nội dung Hoàn thành tốt

3 Nguyễn Khánh Duy - Nội dung phần 1.2

- Làm word Hoàn thành tốt

4 Trương Công Đại Nội dung phần 3.2 Hoàn thành tốt

5 Đào Ngọc Anh - Nội dung phần 2.2

- Phần mở đầu Hoàn thành tốt

6 Mao Đình Khải - Nội dung phần 2.1

- Phần kết luận Hoàn thành tốt

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Trang 4

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2

6 Kết cấu của bài tiểu luận 2

Chương 1 KHÁI NIỆM VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỐI NGOẠI 4

1.1 Khái niệm và ý nghĩa của đường lối đối ngoại 4

1.2 Tầm quan trọng của đối ngoại 4

1.2.1 Đối ngoại tiên phong giữ vững nền độc lập nước nhà 5

1.2.2 Nâng cao vị thế và hội nhập quốc tế 6

1.2.3 Bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế giới, làm giàu văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội 9

Chương 2 NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 11

2.1 Đường lối đối ngoại từ Đại hội lần thứ VI đến Đại hội lần thứ IX 11

2.2 Đường lối đối ngoại từ Đại hội lần thứ X đến Đại hội lần thứ XIII 12

Chương 3 ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 TỚI NAY VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI THỜI GIAN TỚI 14

3.1 Đánh giá những thành tựu và hạn chế trong quá trình thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1986 đến nay 14

3.1.1 Thành tựu 14

3.1.2 Hạn chế 15

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động đối ngoại của đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian tới 15

KẾT LUẬN 18

PHỤ LỤC 19

Trang 5

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tình hình thế giới và khu vực hiện nay đang chuyển biến với tốc độ nhanhchóng, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng phát triển sâu rộng, khoahọc - công nghệ tiến bộ vượt bậc, làm thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước vàcác khu vực, ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới và đời sống quốc tế Vì vậy, đườnglối đối ngoại của mỗi quốc gia và dân tộc đóng vai trò rất quan trọng trong công tácngoại giao, là kim chỉ nam cho công tác đối ngoại và quyết định sự thành bại của nó.Việt Nam cũng không ngoại lệ, đất nước đã, đang và sẽ tiếp tục đóng góp tíchcực và có trách nhiệm trong công việc chung của cộng đồng quốc tế Trong quá trìnhlãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn thể hiện bản lĩnh và trí tuệ củamình trong việc hoạch định chủ trương, chính sách đối ngoại phù hợp với từng giaiđoạn lịch sử Từ khi tiến hành sự đổi mới đến nay, hội nhập quốc tế ngày càng trở nêncấp bách đối với Việt Nam, nhằm vượt ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế, đẩy lùicuộc bao vây, cấm vận, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổquốc Trên cơ sở nắm vững các nhiệm vụ và nguyên tắc đối ngoại, Đảng và Nhà nước

đã xác định đường lối, chính sách đối ngoại phù hợp với tình hình hiện tại và đề raphương hướng đối ngoại trong thời kỳ đổi mới

Tất nhiên, trong quá trình đó, cũng có rất nhiều khó khăn vất vả cần phải có mộtđường lối chuẩn xác và sự lãnh đạo từ Đảng và Nhà nước Đó chính là lý do mà nhómchúng em đã quyết định chọn đề tài “Đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản ViệtNam trong thời kỳ đổi mới” làm tiểu luận kết thúc môn học Lịch sử Đảng Cộng sảnViệt Nam

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của tiểu luận là tìm hiểu và làm sáng tỏ về những nội dung

cơ bản của Đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.Nghiên cứu sẽ dựa trên việc tổng kết những thành tựu đã đạt được bởi Đảng, Nhà nước

và nhân dân cả nước

Nhiệm vụ cụ thể của nghiên cứu gồm trình bày có hệ thống các luận điểm, chủtrương, chính sách của Đảng ta về Đường lối đối ngoại trong thời kỳ đổi mới, cùnghoàn cảnh lịch sử cụ thể của thế giới và nước ta trong thời kỳ này

Trang 7

Ngoài ra, nghiên cứu cũng sẽ trình bày đầy đủ và cụ thể các thành quả mà Đảng,Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã đạt được trong thời kỳ này, cũng như rút ra đượcnhững thành tựu và hạn chế của đường lối đối ngoại trong thời kỳ đổi mới Nhờ đó,tiểu luận này hy vọng giúp làm sáng tỏ và đánh giá đúng mức độ thành công và nhượcđiểm của Đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những nội dung cơ bản về đường lối đối ngoại của ĐảngCộng sản Việt Nam, cùng với đó tiểu luận trình bày cụ thể các thành tựu đã đạt đượctrong thời kỳ đổi mới tại Việt Nam

Tiểu luận tập trung nghiên cứu vấn đề đường lối đối ngoại theo giai đoạn từ Đạihội VI đến Đại hội XIII ở Việt Nam

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận nghiên cứu vấn đề đường lối đối ngoại của Đảng Cộng Sản Việt Namdựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm củaĐảng Cộng sản Việt Nam về đường lối đối ngoại

Trong quá trình thực hiện tiểu luận, nhóm đã tập trung sử dụng phương pháp lịch

sử và phương pháp logic Ngoài ra, nhóm sử dụng thêm phương pháp phân tích,phương pháp tổng hợp, phương pháp diễn dịch và phương pháp so sánh

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Ý nghĩa khoa học của tiểu luận là cung cấp và làm rõ hơn về những nội dung cơbản của đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.Nghiên cứu này cũng đóng góp vào việc làm sáng tỏ về các thành tựu xuất sắc đã đạtđược trong thời kỳ đổi mới

Ý nghĩa thực tiễn của tiểu luận là trình bày chi tiết và cụ thể về các nội dungtrong đường lối đối ngoại mà Đảng đã đề ra, góp phần vào việc nghiên cứu lịch sửViệt Nam từ năm 1986 đến nay Nghiên cứu này cũng giúp rút ra những thành tựu đãđạt được trong quá trình thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam,đồng thời nhận diện những hạn chế để rút ra những bài học giúp cho Việt Nam pháttriển hơn Ngoài ra, tiểu luận còn có vai trò là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc tìmhiểu về đường lối đối ngoại của Đảng trong giai đoạn 1986 đến nay

6 Kết cấu của bài tiểu luận

Trang 8

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, tiểu luận được chia làm 3chương:

Chương 1 Khái niệm và tầm quan trọng của đối ngoại

Chương 2 Nội dung đường lối đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ đổi mớiChương 3 Đánh giá quá trình thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sảnViệt Nam từ năm 1986 tới nay và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động đối ngoạitrong thời gian tới

Trang 9

Chương 1.

KHÁI NIỆM VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỐI NGOẠI

1.1 Khái niệm và ý nghĩa của đường lối đối ngoại

Sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu sụp đổ, các phongtrào cộng sản ở khắp nơi trên thế giới rơi vào khủng hoảng trầm trọng, dẫn đến sựthoái trào của cách mạng thế giới Từ giữa thập niên 70 của thế kỷ XX, tình hình kinhtế – xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa xuất hiện trì trệ, mất ổn định Dù vậy, Đảng tavẫn một lòng giữ vững lập trường, thực hiện tốt các chủ trương củng cố và tăng cườngtình đoàn kết, hợp tác với các Đảng Cộng sản thể hiện tình cảm, nghĩa vụ và tráchnhiệm của một Đảng mácxit Từ giai đoạn đó trở đi, nước ta luôn tự đặt ra nhữngnhiệm vụ mới, đối ngoại được triển khai dưới nhiều hình thức đa dạng, linh hoạt, pháthuy lợi thế đặt thù, đa phương hóa các mối quan hệ ngoài nước

Đường lối đối ngoại là một bộ phận của đường lối lãnh đạo chung của Đảng ta, ởmỗi giai đoạn cách mạng có mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể và góp phần phục vụđường lối đối nội Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng sẽ đi vào chiều sâu uy tín củaViệt Nam, góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế

Sau 30 năm đổi mới với công tác đối ngoại quốc tế không ngừng mở rộng, đốingoại nhân dân kết hợp hài hòa, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩalịch sử quan trọng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội: mở ra nhiều thị trường, thuhút được nhiều nguồn vốn về công nghệ lẫn trí thức đưa nền kinh tế phát triển khá tốt,chính trị ổn định, quốc phòng - an ninh được tăng cường, văn hóa - xã hội có bướcphát triển mới; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện Dù ở trongthời điểm chiến tranh hay đã hòa bình thì đường lối đối ngoại vẫn là một trong nhữngnhân tố lớn giúp nước ta đi lên

1.2 Tầm quan trọng của đối ngoại

“Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế nhưngày nay” Điều này đã thể hiện rất rõ ở các lĩnh vực của đất nước, trong đó có cả đốingoại Nghị quyết Đại hội Đại biểu khóa XIII của Đảng đã nêu rõ: “Tiếp tục thực hiệnđường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa; chủ động và tích cực hội nhậpquốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định,không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam” Chính sách đối ngoại có

Trang 10

vai trò quan trọng đó chính là chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tế thuận lợi để đưa đấtnước Việt Nam ta hội nhập với thế giới, và cũng góp phần tạo những điều điện thuậnlợi để phát triển đất nước, nhằm nâng cao vị thế nước ta trên đấu trường quốc tế.

1.2.1 Đối ngoại tiên phong giữ vững nền độc lập nước nhà

Trải qua nhiều bước ngoặt của thời cuộc, ngoại giao Việt Nam luôn kiên định và

đã vận dụng sáng tạo từ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để “giải mã”trúng và đúng với tình hình khu vực và quốc tế, từ đó sẽ có sự đổi mới tư duy và cóhành động phù hợp với thực tại Đã 35 năm đổi mới, ngành ngoại giao đã đồng hànhsát cánh cùng với dân tộc, phục vụ Tổ quốc và nhân dân theo như lời dặn của Chủ tịch

Hồ Chí Minh, đây cũng là công tác đối ngoại “phải luôn luôn vì lợi ích của dân tộc màphục vụ”

Ngay sau khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1945), dưới sự lãnhđạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, ngoại giao đã giữ vai trò tiên phongtrong việc giữ vững độc lập nước nhà và bảo vệ thành công chính quyền cách mạngcòn non trẻ Những sách lược, quyết sách táo bạo, khôn khéo của ngoại giao như “hòa

để tiến”, cùng các nguyên tắc “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, “đặt lợi ích dân tộc lên hàngđầu”… đã giúp cách mạng Việt Nam vượt qua được những tình huống hiểm nghèo

“ngàn cân treo sợi tóc” Đồng thời ngoại giao đã đi đầu trong việc vận động các nướccông nhận nền hòa bình và độc lập của Việt Nam

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, ngoại giao cáchmạng Việt Nam đã trở thành “một mặt trận quan trọng, có ý nghĩa chiến lược”, bộphận cấu thành quan trọng trong đường lối cách mạng, sát cánh cùng mặt trận quân sự

để đưa kháng chiến đi đến thắng lợi Ngoại giao đã đi tiên phong trong việc tạo ra mộtmặt trận quốc tế, ủng hộ sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước Ngoạigiao đã giương cao ngọn cờ hòa bình, độc lập dân tộc, kiên trì kết hợp đấu tranh chínhtrị với đấu tranh pháp lý, tranh thủ sự ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xãhội chủ nghĩa anh em, mở rộng quan hệ với các nước dân tộc chủ nghĩa, hình thànhmặt trận nhân dân thế giới ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân ta Nhờ đó vàcùng với thắng lợi trên chiến trường, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã buộc phải ngồivào bàn đàm phán để chấm dứt chiến tranh Chiến thắng của ngoại giao trên bàn đàm

Trang 11

phán ở Geneva năm 1954 và ở Paris năm 1973 là những dấu mốc quan trọng trênchặng đường giành lại độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.

Hình 1.1 Lễ ký Hiệp định Việt Nam - Trung Quốc trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Đỗ Mười và Chủ tịch HĐBT Võ Văn Kiệt từ ngày 5 - 10/11/1991, dấu

mốc của việc chính thức bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.

1.2.2 Nâng cao vị thế và hội nhập quốc tế

Trong công cuộc tái thiết và xây dựng đất nước sau khi chiến tranh kết thúc,ngoại giao là lực lượng nòng cốt, tiên phong trong đấu tranh đưa đất nước ta thoát khỏithế bị cô lập về chính trị, bao vây cấm vận về kinh tế Đồng thời, ngoại giao đã tíchcực tham gia giải quyết các vấn đề tồn tại giữa Việt Nam với các nước láng giềng,nước lớn, tạo ra những đột phá trong quan hệ đối ngoại của nước ta

Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, kế thừa nền tảng và kinhnghiệm đối ngoại của thời kỳ trước, ngoại giao đã đi đầu, đóng vai trò tiên phong, mởđường, phát triển và đưa quan hệ hợp tác của Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnhthổ trên thế giới đi vào chiều sâu, mở rộng các thị trường, các lĩnh vực hợp tác mới,thu hút các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần duy trì môi trường hòabình, ổn định, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và nâng cao vị thế quốc tế củađất nước

Trang 12

Ngành ngoại giao đã tham mưu cho Đảng và Chính phủ các biện pháp, bước đichiến lược để Việt Nam đã trở thành mắt xích quan trọng trong nhiều liên kết kinh tếkhu vực và toàn cầu với việc ký nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng,như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệpđịnh Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA)

Hình 1.2 Việt Nam là một thành viên tích cực và có trách nhiệm trong cộng đồng

quốc tế.

Đặc biệt, ngoại giao đã góp phần quan trọng trong việc tổ chức Hội nghị thượngđỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ 2 tại Hà Nội, qua đó thúc đẩy đối thoại, hòa giải, hòabình trên bán đảo Triều Tiên, được các đối tác và cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao.Việt Nam đã tham gia và đóng góp tích cực ở hầu hết các tổ chức, diễn đàn quốc tếquan trọng, nhất là ASEAN, ASEM, APEC và Liên hợp quốc, G7, G20 được bạn bè,đối tác đánh giá cao

Bên cạnh đó, Việt Nam đã được tín nhiệm bầu vào các cơ quan quan trọng củaLiên hợp quốc, như: Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016, Ủy ban Di sản Thếgiới của UNESCO nhiệm kỳ 2013-2017, Hội đồng Kinh tế - Xã hội của Liên hợp quốc(ECOSOC) nhiệm kỳ 2016-2018 Năm 2020, Việt Nam cùng lúc đảm nhận 3 trọngtrách: Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch ASEAN

và Chủ tịch AIPA, trong bối cảnh vô cùng khó khăn của đại dịch COVID-19 và nhữngthiệt hại nặng nề do thiên tai bão lũ song Việt Nam đã hoàn thành tốt cả ba trọng trách, góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trong khu vực và trên thế giới…

Trang 13

Ngoại giao cùng với quốc phòng, an ninh đã góp phần hiệu quả vào bảo vệ vữngchắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Trong đó, ngành ngoại giao cùng vớicác bộ, ngành liên quan nỗ lực đàm phán, xây dựng đường biên giới trên bộ hòa bình,hữu nghị và phát triển với Lào, Campuchia và Trung Quốc Đồng thời, ngoại giao đãphối hợp chặt chẽ với quốc phòng và công an trong công cuộc "giữ nước từ sớm, từ

xa, từ khi nước còn chưa nguy", nhất là đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyềncủa nước ta ở Biển Đông

Hình 1.3 Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến lễ tiếp nhận tượng trưng 1,05 triệu liều vaccine Abdala của Cuba, tối 25/9/2021, tại sân bay quốc tế Nội Bài (Hà

Nội).

Đặc biệt, từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp trên thế giới

và trong nước, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉđạo quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 đã sớm dự báo, chỉ đạo toàn diện côngtác phòng, chống dịch, trong đó có triển khai chiến lược vaccine Theo đó, “ngoại giaovaccine” được xác định là một mũi nhọn

Trong thời gian qua, chiến lược vaccine và ngoại giao vaccine được triển khai rấtquyết liệt, bài bản ở các cấp, đặc biệt ở cấp cao Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịchQuốc hội và đặc biệt là Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm, chỉ đạo và thamgia trực tiếp rất quyết liệt, không câu nệ hình thức, ngoại giao song phương hay đa

Ngày đăng: 27/07/2024, 10:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI, Báo điện tử Đảng sản Việt Nam, https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-vi, 19/04/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-vii, 19/04/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII, Báo điện tử Cộng sản Việt Nam, https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-viii, 19/04/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-ix, 16/04/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX
5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-x, 16/04/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X
6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-xi, 17/04/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI
7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-xii, 17/04/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII
8. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-xiii, 17/04/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII
9. Thúy Hồng, Thành tựu đối ngoại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và xây dựng đất nước, Báo dân tộc bản điện tử, https://baodantoc.vn/thanh-tuu-doi-ngoai-viet-nam-trong-thoi-ky-doi-moi-va-xay-dung-dat-nuoc-1639467216079.htm, 20/04/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành tựu đối ngoại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và xây dựngđất nước
10. Khuyết danh, Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam hiện đại và mang đậm bản sắc dân tộc, Báo Quân đội nhân dân bản điện tử, https://www.qdnd.vn/chinh-tri/tin-tuc/xay-dung-va-phat-trien-nen-doi-ngoai-ngoai-giao-viet-nam-hien-dai-va-mang-dam-ban-sac-dan-toc-6804762, 20/04/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Namhiện đại và mang đậm bản sắc dân tộc
11. Khuyết danh, Công tác đối ngoại của đất nước trước yêu cầu, nhiệm vụ mới, Báo chính phủ bản điện tử, https://moha.gov.vn/danh-muc/cong-tac-doi-ngoai-cua-dat-nuoc-truoc-yeu-cau-nhiem-vu-moi-47115.html, 20/04/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác đối ngoại của đất nước trước yêu cầu, nhiệm vụ mới
12. Khuyết danh, Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc,nhiệm kỳ 2023-2025, Báo chính phủ bản điện tử, https://baochinhphu.vn/viet- nam-trung-cu-vao-hoi-dong-nhan-quyen-lien-hop-quoc-nhiem-ky-2023-2025-102221012005934699.htm, 21/04/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên HợpQuốc,nhiệm kỳ 2023-2025

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w