KHOA Y – DƯỢCBỘ MÔN DƯỢC BÁO CÁO HỌC PHẦN THỰC VẬT DƯỢC NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA NGŨ GIA BÌ GVHD: T.S Đoàn Văn Hậu Ngành Dược học, Khóa 20
Trang 1KHOA Y – DƯỢC
BỘ MÔN DƯỢC
BÁO CÁO HỌC PHẦN THỰC VẬT DƯỢC
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA
NGŨ GIA BÌ
GVHD: T.S Đoàn Văn Hậu
Ngành Dược học, Khóa 2022 - 2027
Mã Lớp: DA22DB
Trang 2MỤC LỤC
I PHÂN LOẠI THỰC VẬT 3
1.1 Tên 3
1.2 Phân loại thực vật 3
II ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI 3
2.1 Mô tả thực vật 3
2.2 Phân tích hoa 6
III ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO 7
3.1 Vi phẫu rễ 7
3.2 Vi phẫu thân 7
3.3 Vi phẫu lá 8
IV TỔNG QUAN THÀNH PHẦN HÓA HỌC 8
V TỔNG QUAN TÁC DỤNG DƯỢC LÝ 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 9
Trang 3I PHÂN LOẠI THỰC VẬT
1.1 Tên
Tên thông thường: Ngũ gia bì chân chim
Tên khoa học: Schefflera heptaphylla (L.) Frodin
Tên gọi khác: Cây lằng, cây đáng, sâm nam, cây chân vịt, chân chim bảy lá
Họ khoa học: Nhân Sâm (Araliaceae)
1.2 Phân loại thực vật
Giới: Thực vật (Plantae)
Ngành: Hạt kín (Magnoliophyita)
Lớp: Hai lá mầm (Magnoliopsida)
Bộ: Hoa tán (Apiales)
Họ: Ngũ gia bì (Araliaceae)
Chi: Chân chim (Schefflera)
Loài: Chân chim bảy lá (Schefflera heptaphylla)
Hình 1.1 hình lá ngũ gia bì chân chim (tham khảo)
II ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
2.1 Mô tả thực vật
Trang 4Mô tả:
Ngũ gia bì là loại thực vật thân nhỏ, chiều cao trung bình của cây khoảng 2m, tối
đa lên đến 8-15m khi trưởng thành Trên thân cây mọc ra nhiều gai, màu xám và phân cành nhỏ có lỗ bì
Lá cây hình chân vịt, mọc so le,, dạng lá kép, mỗi lá có khoảng 6-8 lá chét, Phiến
lá chét hình bầu dục hoặc thuôn dài, mỏng nhỏ và nhọn ở phần đầu, rìa lá có răng cưa Cuống lá dài khoảng 4-7cm
Hình 2.1 cây Ngũ Gia Bì Chân Chim
Hoa ngũ gia bì có màu trắng hơi ngả vàng, kích thước nhỏ và mọc thành từng chùm ở đầu cành Mùa hạ là thời điểm hoa nở rộ nhất
Quả của cây ngũ gia bì có màu đen, hình cầu, dạng quả mọng với đường kính 3-4mm Trong mỗi quả có chứa 6-8 hạt
Mảnh vỏ hơi cong kiểu hình máng, dài 20 - 50 cm, rộng 3 - 10 cm, dày khoảng 0,3 - 1 cm Dược liệu đã được cạo lớp bần, có màu nâu nhạt, lốm đốm vết xám trắng nhạt Mặt cắt ngang gồm lớp ngoài lổn nhổn như có sạn, lớp trong có sợi xốp và dễ tách dọc Vỏ nhẹ và giòn Mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng
Bộ phận dùng:
Rễ cây, vỏ thân cây ngũ gia bì, chính là bộ phận chình được dung để làm dược liệu chữa bệnh Ngoài ra, lá cây cũng được tận dụng trong một vài bài thuốc
Trang 5Mảnh vỏ hơi cong kiểu hình máng, dài 20-50cm, rộng 3-10cm, dày khoảng 0,3-1cm Dược liệu dã được cạo lớp bần, có màu nâu nhạt, lốm đốm vết xám trắng nhạ Mặt cắt ngang gồm lớp ngoài lổn nhổn như có sạn, lớp trong có sợi xốp và dễ tách dọc Vỏ nhẹ
và giòn Mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng
Hình 2.1 thuốc từ cây Ngũ Gia Bì
Nơi sống và thu hái:
Tại Việt Nam, cây có ở Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hà Nội, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Trị, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu Ngoài ra còn có ở Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Thái Lan, Indonesia Thu hái vỏ thân, vỏ rễ và rễ nhỏ vào mùa xuân hoặc thu, cạo bỏ lớp bần bên ngoài, đồ qua, thái miếng, ủ cho thơm rồi phơi trong râm đến khô Lá thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô
Lỗ khí: Kiểu song bào
Trang 6Hình ảnh lỗ khí Ngũ Gia Bì chân chim ở vật kính 4x
Hình ảnh lỗ khí Ngũ Gia Bì Chân Chim ở vật kính 10x
2.2 Phân tích hoa
Thuộc cây có tiểu nhị và hoa Lá thường mọc cách ở gốc thân, mọc đối ở ngọn, đôi khi mọc vòng Lá có thể đơn hay kép hình lông chim hoặc kép hình chân vịt Phiến lá nguyên, có khía răng hoặc có thủy Bẹ lá phát triển Cụm hoa: tán đơn hay kép, tụ thành chùm, đầu, gié ở nách lá hay ngọn cành Hoa nhỏ, đều, lưỡng tính, mẫu 5, 4 vòng, hai tử diệp Thuộc loại không ký sinh Lá mọc cách, mọc vòng Hoa có đài (xanh) và tràng (có
Trang 7màu) Tràng do các cánh hoa rời, khi nhổ 1 cánh các cánh khác không rơi theo (Hoa cánh rời) Bộ nhị: 5 nhị xen kẽ cánh hoa Bộ nhụy: 5 lá noãn dính nhau thành bầu dưới có 5 ô, mỗi ô 1 noãn; đôi khi có 10 lá noãn, ít khi giảm còn 3 hay 1 lá noãn Có bầu noãn hạ Không thủy sinh Bầu noãn 2 buồng Quả mọng hay quả hạch, nhân cứng nhiều nhân Hạt
có nội nhũ quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô
Trang 8III ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO
3.1 Vi phẫu rễ
Hình 3.1 Vi phẫu rễ cây Ngũ Gia Bì Chân Chim
3.2 Vi phẫu thân
Hình 3.2 cấu tạo thân cây Ngũ Gia Bì
Tế bào lông hút
Tầng tẩm chất
libe
Mô mềm tủy
Gỗ
Nội bì
Mô mềm vỏ
Bần
libe
Bó mạch
Gỗ libe Mô mềm
Trang 9Tầng sinh bần-lục bì gồm một lớp tế bào hình chữ nhật nằm ngang, xếp đều đặn Tế bào
mô cứng thành rất dày, hình chữ nhật hay hình nhiều cạnh, nằm ngang, khoang hẹp, xếp thành vòng liên tục sát tầng sinh bần-lục bì Mô mềm vỏ gồm các tế bào thành mỏng, hẹp
và kéo dài theo hướng tiếp tuyến, trong mô mềm vỏ cỏ các ống tiết rải rác Vòng libe cấp 2 dày chiếm 2/3 chiều dày vỏ thân, tế bào libe thành mỏng Sợi libe xếp thành đám, xen kẽ thành nhiều tầng trong libe Tế bào sợi tròn thành dày, Cạnh đám sợi có tinh thể calci oxalat, tia tủy hẹp gồm 3 dãy tế bào đi xuyên qua vùng libe cấp 2, theo hướng xuyên tâm
3.3 Vi phẫu lá
Hình 3.3.1 vi phẫu lá
Hình 3.3.2
IV TỔNG QUAN THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Mô dày
Mô dày dưới
Biểu bì trên
Mô mềm Biểu bì dưới
Mô dày trên
Gỗ
Trang 10Theo nhiều tài liệu ghi chép dược học ở Việt Nam và Trung Quốc cho thấy, cây ngũ gia bì có nhiều công dụng trong y học cổ truyền và chủ trị
Y học cổ truyền: công dụng ích ttinh, minh mục, thất thương, mạnh gân cốt,
tăng cường trí nhớ, bổ trung, tiêu thủy, dưỡng thận,mạnh gân xương, đau nhức, mạnh gân xương, chữa thấp khớp, lưng gối mỏi đau, trẻ con chậm biết đi, khí huyết hư, di tinh, liệt dương, tiểu tiện bí gây phù nề.… Nhờ những công dụng này dược liệu được dung làm chủ trị một số bệnh
Chủ trị: tác dụng kháng viêm cả đối với viêm cấp và mạn tính (Trung Dược Học).
có tác dụng gĩan mạch, làm tăng lưu lượng máu động mạch vành và hạ huyết áp (Trung Dược Học),Thuốc có tác dụng long đờm, giảm ho và làm giảm cơn hen suyễn (Trung Dược Học),tác dụng chống ung thư (Trung Dược Học)
Ngoài ra, Nghiên cứu dược lý cho thấy Ngũ gia bì chân chim có nhiều hoạt tính sinh học khác nhau như kháng viêm, kháng khuẩn, kháng ung thư, kháng virus…
- Chống viêm, chống nhiễm trùng: Chiết xuất Etanol của Ngũ gia bì chân chim
có hoạt tính chống viêm và chống viêm khớp dạng thấp theo cách phụ thuộc vào liều lượng
- Chống khối u: Tinh dầu của Ngũ gia bì chân chim có hoạt tính chống tăng sinh đáng kể chống lại các dòng tế bào ung thư MCF-7, A375 và tế bào HepG2 ở người
- Cầm máu: Dịch chiết ethanol, pha ethyl acetat và pha n-butanol của Ngũ gia bì chân chim và hợp chất betulinic acid 3-O-sulfate có tác dụng chống đông máu
- Kháng virus, kháng khuẩn, kháng nấm: Chiết xuất từ lá của Ngũ gia bì chân chim thể hiện hoạt tính kháng virus mạnh nhất chống lại virus hợp bào hô hấp (RSV)
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Trung tâm Dữ liệu Thực vật Việt Nam Vietnam Plant Data Center -BVNGroup (botanyvn.com)
Trang 11- https://duocdienvietnam.com/ngu-gia-bi-chan-chim-vo-than-vo-canh/