HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM---- ֎----TIỂU LUẬN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM CHỦ ĐỀ: Từ thực tiễn lịch sử giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám, hãy phản biện luận điểm sai trá
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
֎ TIỂU LUẬN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
CHỦ ĐỀ: Từ thực tiễn lịch sử giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám, hãy phản biện luận điểm sai trái Cách mạng
tháng Tám là cuộc cách mạng ăn may?
Nhóm Sinh viên thực hiện: Nhóm 1 Giáo viên hướng dẫn:
Nhóm Lớp: 55
Hà Nội, ngày tháng năm
Trang 2PHẦN I: MỞ ĐẦU……… ……… 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Mục tiêu 3
PHẦN II: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG 8 4
PHẦN III: CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM THÀNH CÔNG SỰ SÁNG SUỐT CỦA ĐẢNG VÀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, SỰ CHUẨN BỊ CHU ĐÁO, ĐƯỜNG LỐI KỊP THỜI, CHÍNH XÁC KẾT HỢP VỚI SỨC MẠNH TOÀN DÂN TỘC VIỆT NAM 6
1 Bối cảnh lịch sử và thời cơ chín muồi 6
1.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước trước cuộc Cách mạng tháng Tám 6
1.2 Tình hình chính trị, xã hội ở Việt Nam khi điều kiện Cách mạng đã chín muồi 7
2 Sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam 7
2.1 Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc xây dựng lực lượng, tổ chức cách mạng và chủ động chớp thời cơ 7
2.2 Quá trình chuẩn bị cách mạn 9
2.3 Đảng đã tận dụng thời cơ vàng (sự sụp đổ của Nhật và sự yếu kém của Pháp) để phát động tổng khởi nghĩa trên cả nước một cách quyết đoán và kịp thời 10
3 Tinh thần đoàn kết toàn dân tộc 11
3.1 Tinh thần đoàn kết của toàn dân tộc, từ mọi tầng lớp xã hội, người nông dân, công nhân đến các tri thức, binh lính đào ngũ 11
3.2 Vai trò của Mặt trận Việt Minh trong việc quy tụ mọi lực lượng yêu nước, kết nối các giai cấp và dân tộc thiểu số, tạo nên sức mạnh toàn dân để cùng đứng lên giành chính quyền 12
3.3 Sự tham gia tích cực của nhân dân ở cả thành thị lẫn nông thôn trong các cuộc khởi nghĩa và trong việc lật đổ chính quyền thực dân 12
4 So sánh với các cuộc cách mạng không thành công 13
4.1 So sánh với các cuộc khởi nghĩa không thành công trước đó (Khởi nghĩa Yên Bái, phong trào Cần Vương) làm nổi bật sự khác biệt trong sự lãnh đạo, tổ chức và tinh thần đoàn kết trong Cách mạng Tháng Tám 13
4.2 Thành công của cuộc cách mạng không chỉ do thời cơ mà còn do kết quả của sự chuẩn bị lâu dài và khoa học 14
Trang 3PHẦN IV: NHỮNG LUẬN ĐIỂM CŨNG NHƯ CÁC SỰ KIỆN LỊCH SỬ
ĐÃ CHỨNG MINH: CÁCH MẠNG THÁNG 8/1945 HOÀN TOÀN
KHÔNG PHẢI LÀ CUỘC CÁCH MẠNG ĂN MAY 15
1 Cách mạng tháng 8 năm 1945 là một cuộc cách mạng “ăn may”: Đây là nhận thức sai lầm và đáng lên án 15
2 Khẳng định một lần nữa công lớn chiến thắng cuộc cách mạng là nhờ vào Đảng và Bác Hồ kết hợp với sức mạnh dân tộc của nhân dân Việt Nam 16
3 Ý nghĩa của Cách mạng Tháng 8/1945 16
PHẦN V: KẾT LUẬN 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 4PHẦN I: MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam dưới sựlãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đứng lên phá bỏ xiềng xích nô lệ gầnmột thế kỷ dưới ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật và hàng nghìnnăm của chế độ quân chủ; giành quyền làm chủ đất nước, làm chủ cuộc đời mới
Mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập, tự do vàCNXH
Nhưng kẻ thù của cách mạng tìm cách xuyên tạc những thành quả, nhữnggiá trị to lớn của Cách mạng Tháng Tám Sự xuyên tạc của chúng làm cho một
số người không hiểu, hoặc không muốn hiểu sự thật của cách mạng Một số luậnđiểm cho rằng vào tháng 8- 1945, thời cơ xuất hiện khi quân Nhật bại trận phảiđầu hàng, lực lượng các nước Đồng minh tiếp nhận sự đầu hàng chưa vào ĐôngDương kịp, do đó xuất hiện "một khoảng trống quyền lực" nhờ đó mà dân tộcViệt Nam giành được độc lập một cách quá dễ dàng, không phải đổ máu, chẳngqua là do "vận may" Thậm chí họ còn cho rằng Cách mạng Tháng Tám chẳngqua "may mắn" mà vớ được chính quyền Những người này coi thường hoặcphủ nhận hoàn toàn vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc chuẩn bị lực lượng đónbắt thời cơ - nhân tố chủ quan quyết định thắng lợi Cách mạng Tháng Tám
1945
Đó là sự nhận thức sai lầm và ngoan cố Sự thật lịch sử đã khẳng định vai trai tròlãnh đạo của Đảng trong việc giải phóng dân tộc Việt Nam là vô cùng đúng đắn
và có ý nghĩa to lớn cho cuộc cách mạng giành lại độc lập cho đất nước Để làm
rõ hơn về vấn đề này, Nhóm 1 sẽ trình bày chi tiết về điều kiện ra đời của Đảng
và Đảng đã có vai trò quan trọng như thế nào trong việc lãnh đạo phong trào giảiphóng dân tộc từ năm 1930 đến Cách mạng tháng Tám 1945 Từ đó, sẽ phântích và phản biện là một lựa chọn có ý nghĩa, mang lại nhiều giá trị cho dân tộcViệt Nam
2 Mục tiêu
Bảo vệ giá trị lịch sử, phản bác quan điểm sai lệch về "Cách mạng tháng Tám
là cuộc cách mạng ăn may" là một quan điểm sai trái, xuyên tạc lịch sử, hạ thấpvai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Bác Hồ và của nhân dân ta Việc phântích và phản biện sẽ giúp chúng ta bảo vệ giá trị lịch sử đích thực của sự kiện
này Khẳng định ý nghĩa của thắng lợi Cách mạng tháng Tám là một cột mốc
quan trọng trong lịch sử dân tộc, mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước Việcphân tích sâu hơn sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về ý nghĩa to lớn của thắng lợinày
Giáo dục truyền thống yêu nước, nghiên cứu đề tài này sẽ giúp chúng ta hiểu
rõ hơn về quá trình đấu tranh gian khổ, lâu dài của dân tộc ta để giành độc lập
Từ đó, chúng ta sẽ có ý thức hơn về truyền thống yêu nước, tinh thần cách mạng
Trang 5của dân tộc Thông qua việc phân tích các yếu tố dẫn đến thắng lợi của Cáchmạng tháng Tám, chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu chocông cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Góp phần xây dựng tư tưởng chính trị, việc phân tích và phản biện luận điểmsai trái sẽ giúp chúng ta trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để chống lạicác quan điểm sai lệch, xuyên tạc lịch sử Nghiên cứu đề tài này sẽ giúp chúng
ta nâng cao bản lĩnh chính trị, có khả năng phân biệt đúng sai, bảo vệ chân lý.Trong bối cảnh hiện nay, khi có những thế lực thù địch luôn tìm cách xuyêntạc lịch sử, thì việc bảo vệ giá trị lịch sử của Cách mạng tháng Tám càng trở nêncấp thiết Việc hiểu rõ về quá khứ sẽ giúp chúng ta vững tin hơn vào tương lai,sẵn sàng đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền của Tổ quốc Vì vậy, nó không chỉgiúp chúng ta bảo vệ giá trị lịch sử mà còn góp phần giáo dục truyền thống yêunước, xây dựng tư tưởng chính trị và nâng cao nhận thức của cộng đồng
PHẦN II: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG 8
Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúcvới nhiều thắng lợi của Hồng quân Xô Viết trên chiến trường châu Âu, giảiphóng nhiều quốc gia và tiến vào Berlin Ngày 9/5/1945, phát xít Đức đầu hàng
vô điều kiện, đánh dấu sự kết thúc chiến tranh ở châu Âu Ngày 8/8/1945, Hồngquân Liên Xô tấn công quân đội Nhật, và đến ngày 14/8/1945, phát xít Nhậtcũng đầu hàng vô điều kiện, kết thúc cuộc chiến Theo thỏa thuận của các nướcĐồng minh, quân đội Anh và Tưởng sẽ vào Đông Dương để giải giáp quân độiNhật Trong khi đó, thực dân Pháp tìm cách khôi phục quyền thống trị, với sựủng hộ từ Mỹ, và các phần tử phản động trong chính quyền Nhật âm thầm chốnglại cách mạng
Ở trong nước, trải qua các cuộc diễn tập, đến năm 1945, phong trào cáchmạng dâng cao Ngày 9/3/1945, phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳngPháp Ngay trong đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyếtđịnh phát động một cao trào cách mạng làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa, thayđổi các hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho thích hợp
Tháng 3/1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau vàhành động của chúng ta” Tháng 4/1945, Trung ương triệu tập Hội nghị quân sựcách mạng Bắc Kỳ, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, thống nhất các lựclượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân Ngày 16/4/1945, Tổng bộ ViệtMinh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bịthành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cáchmạng Việt Nam
Từ tháng 4/1945 trở đi, cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra mạnh mẽ,phong phú về nội dung và hình thức Đầu tháng 5/1945, Bác Hồ từ Cao Bằng vềTuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước và chuẩn
bị Đại hội quốc dân Ngày 4/6/1945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập,
Trang 6đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban chỉ huy lâm thời, trở thành căn cứ địa của cảnước.
Tháng 8/1945, Đảng triệu tập Hội nghị toàn quốc (từ 13 - 15/8/1945) họptại Tân Trào (Tuyên Quang), nhận định thời cơ đã đến, quyết định phát độngtổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước trước khi quân Đồng minhvào Hội nghị quyết định thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc để kịp thời chỉđạo thống nhất phong trào khởi nghĩa các địa phương 23 giờ ngày 13/8/1945,
Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1 hiệu triệu toàn dân tổng khởi nghĩa
Ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân trào thông qua “10 chínhsách lớn của Việt Minh”; thông qua “Lệnh tổng khởi nghĩa”; quy định quốc kỳ,quốc ca; thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương, tức Chính phủ Lâmthời do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêugọi nhân dân cả nước tổng khởi nghĩa, trong đó chỉ rõ: “Giờ quyết định cho vậnmệnh dân tộc ta đã đến Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tựgiải phóng cho ta”
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nướcđồng loạt vùng dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền Từ ngày 14đến ngày 18/8/1945, cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra giành được thắng lợi ở nôngthôn đồng bằng Bắc bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở cácthị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam
Sáng ngày 19/8/1945, theo lời kêu gọi của Việt Minh, cả Hà Nội vùng dậydưới rừng cờ đỏ sao vàng xuống đường tiến thẳng về trung tâm Nhà hát thànhphố để dự mít tinh Sau loạt súng chào cờ và bài Tiến Quân Ca, đại biểu Ủy banquân sự Cách mạng đọc lời hiệu triệu của Việt Minh Cuộc mít tinh trở thànhcuộc biểu tình vũ trang tiến vào chiếm Phủ Khâm sai, trại lính bảo an và các cơ
sở của Chính phủ bù nhìn Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Thủ đô hoàn toànthắng lợi
Cách mạng tháng Tám năm 1945 là sự kiện vĩ đại trong lịch sử Việt Nam,chấm dứt sự thống trị thực dân và chế độ quân chủ Thắng lợi này lập nên nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa dân tộc ta từ thuộc địa thành độc lập và Đảng
ta từ bất hợp pháp trở thành Đảng nắm chính quyền
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam đã gianhập hàng ngũ các dân tộc tiên phong trên thế giới trong cuộc đấu tranh vì hòabình, độc lập và tiến bộ xã hội Cách mạng Tháng Tám không chỉ khẳng địnhtầm vóc quốc tế của Việt Nam mà còn cổ vũ các dân tộc thuộc địa khác đứng lêngiải phóng khỏi ách áp bức
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của nước Việt NamDân chủ Cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là một trongnhững thành tựu vĩ đại nhất của Cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX Thànhcông này gắn liền với sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Trang 7tạo nên một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc, mở ra trang sử hào hùng mớicủa đất nước.
PHẦN III: CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM THÀNH CÔNG SỰ SÁNG SUỐT CỦA ĐẢNG VÀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, SỰ CHUẨN BỊ CHU ĐÁO, ĐƯỜNG LỐI KỊP THỜI, CHÍNH XÁC KẾT HỢP VỚI SỨC MẠNH TOÀN DÂN TỘC VIỆT NAM
1 Bối cảnh lịch sử và thời cơ chín muồi
1.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước trước cuộc Cách mạng tháng Tám
Bối cảnh Quốc tế: Chiến tranh Thế giới thứ hai là một cuộc chiến tànkhốc, gây tổn thất nặng nề về người và của, đồng thời làm thay đổi sâu sắc cấutrúc chính trị toàn cầu Cuộc chiến đã làm suy yếu các đế quốc thực dân, đặcbiệt là Pháp, khi họ mất sức mạnh quân sự và tài chính để duy trì sự thống trị ởthuộc địa Sự suy yếu này đã thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ởchâu Á và châu Phi Tháng 8 năm 1945, sau khi Nhật Bản đầu hàng vô điều kiệntrước quân Đồng minh, một khoảng trống quyền lực lớn đã xuất hiện tại ĐôngDương, tạo điều kiện cho Việt Nam và các dân tộc thuộc địa khác nổi dậy giànhđộc lập Chiến thắng của các lực lượng Đồng minh cũng đánh dấu sự sụp đổ củacác chế độ phát xít và thiết lập một trật tự thế giới mới Tuy nhiên, các cườngquốc nhanh chóng nảy sinh mâu thuẫn về quyền lợi, dẫn đến Chiến tranh Lạnh,chia cắt thế giới thành hai khối đối lập: khối Tư bản do Mỹ đứng đầu và khối Xãhội chủ nghĩa do Liên Xô lãnh đạo, định hình cục diện chính trị toàn cầu trongnhiều thập kỷ tiếp theo
Bối cảnh trong nước: Trước khi Nhật Bản tiến vào Đông Dương, thựcdân Pháp đã thực hiện nhiều chính sách bóc lột tàn bạo đối với nhân dân ViệtNam Chiến tranh Thế giới thứ hai làm suy yếu nền kinh tế Pháp và giảm sút uytín chính quyền thuộc địa Trong bối cảnh này, phong trào cách mạng ở ViệtNam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, ngày càng phát triển.Các tổ chức cách mạng được thành lập và thu hút sự tham gia tích cực của quầnchúng Sự kiện Nhật đảo chính Pháp năm 1945 đã làm tình hình chính trị ở ViệtNam trở nên căng thẳng, khi chính quyền Nhật tiếp tục bóc lột, tạo ra nhiều mâuthuẫn xã hội và đẩy mạnh khủng hoảng chính trị, tạo điều kiện cho phong tràođấu tranh cách mạng phát triển
Sự kết hợp giữa biến động quốc tế và phong trào cách mạng trong nước
đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân Việt Nam tiến hành Tổng khởi nghĩagiành chính quyền Đầu hàng của Nhật Bản vào tháng 8 năm 1945 tạo ra khoảngtrống quyền lực, mà Đảng Cộng sản Đông Dương đã nhanh chóng nắm bắt đểphát động Tổng khởi nghĩa, dẫn đến việc thành lập nước Việt Nam Dân chủCộng hòa Tóm lại, bối cảnh quốc tế và trong nước trước Cách mạng ThángTám đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự thành công của cuộc cách mạng,bao gồm Chiến tranh Thế giới thứ hai, sự đầu hàng của Nhật Bản và sự suy yếu
Trang 8của thực dân Pháp, cùng với phong trào cách mạng mạnh mẽ và sự lãnh đạosáng suốt của Đảng Cộng sản Đông Dương.
1.2 Tình hình chính trị, xã hội ở Việt Nam khi điều kiện Cách mạng đã chín muồi
Bối cảnh chung: Trước thềm Cách mạng Tháng Tám năm 1945, tình hìnhchính trị, xã hội ở Việt Nam đã đạt đến điểm bùng nổ, tạo điều kiện thuận lợicho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền Sự kết hợp giữa các yếu tố khách quan(quốc tế) và chủ quan (trong nước) đã tạo nên một bức tranh tổng thể về một đấtnước đang ngùn ngụt khí thế cách mạng
Sự yếu kém của thực dân Pháp và phát xít Nhật: Sau Chiến tranh thế giớithứ hai, thực dân Pháp suy yếu nghiêm trọng về kinh tế, khiến bộ máy cai trị ởĐông Dương yếu kém và mất khả năng kiểm soát Chính sách bóc lột tàn bạocủa Pháp càng khiến dân chúng phẫn nộ, làm uy tín của họ suy giảm Sau cuộcđảo chính lật đổ Pháp năm 1945, Nhật Bản thiết lập bộ máy cai trị mới, nhưngcũng tiếp tục bóc lột tàn bạo Khi quân đội Nhật suy yếu sau thất bại trong Chiếntranh Thái Bình Dương, khả năng kiểm soát của họ giảm, tạo điều kiện cho cáchmạng phát triển mạnh mẽ hơn
Vào thời điểm đó, lòng dân Việt Nam tràn đầy phẫn nộ trước sự áp bứctàn bạo của thực dân Pháp và phát xít Nhật Sau hàng thập kỷ đô hộ, nhân dânphải chịu đựng cảnh bóc lột nặng nề, cuộc sống cơ cực và bệnh tật hoành hành,đặc biệt là trong nạn đói năm 1945 Chiến tranh tàn khốc càng làm tăng thêmnỗi đau, khiến người dân căm thù chế độ thống trị và khao khát thay đổi cuộcsống Trong hoàn cảnh bi thương ấy, khát vọng độc lập bùng lên mạnh mẽ, thôithúc mọi tầng lớp, từ nông dân đến trí thức, cùng nhau đấu tranh giành lại độclập cho đất nước Tư tưởng cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ĐôngDương đã lan tỏa, khơi dậy tinh thần đấu tranh mãnh liệt để xây dựng một xãhội công bằng, tự do, không còn cảnh bóc lột
Điều kiện cách mạng đã chín muồi: Đến giữa năm 1945, điều kiện cáchmạng tại Việt Nam đã chín muồi, tạo nên bức tranh sục sôi khí thế cách mạng
Sự kết hợp giữa các yếu tố khách quan và chủ quan đã tạo ra cơ hội vàng choĐảng Cộng sản Đông Dương phát động Tổng khởi nghĩa Về yếu tố khách quan,
sự sụp đổ của chủ nghĩa phát xít và sự suy yếu của thực dân Pháp và Nhật đã tạokhoảng trống quyền lực tại Đông Dương Về yếu tố chủ quan, Đảng đã chuẩn bị
kỹ lưỡng, từ xây dựng lực lượng vũ trang đến tạo dựng lòng tin trong nhân dân,tập hợp lực lượng cách mạng đông đảo và gây dựng uy tín Chính sự sẵn sàng vềlực lượng, tư tưởng và chiến lược đã giúp Đảng nắm bắt thời cơ, phát độngTổng khởi nghĩa thành công, giành lại chính quyền và mở ra kỷ nguyên độc lậpcho dân tộc
Trang 92 Sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam
2.1 Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc xây dựng lực lượng, tổ chức cách mạng và chủ động chớp thời cơ
Xây dựng lực lượng cách mạng: Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ ChíMinh, Đảng Cộng sản Đông Dương nhận thấy sự cần thiết phải tập hợp mọi tầnglớp nhân dân để đạt được thành công cho cách mạng, dẫn đến việc thành lậpMặt trận Việt Minh vào năm 1941 Mặt trận quy tụ nhiều tổ chức chính trị và xãhội, từ công nhân, nông dân đến trí thức và dân tộc thiểu số, tạo thành lực lượngnòng cốt cho cuộc cách mạng Đảng cũng chú trọng xây dựng lực lượng vũtrang, thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân vào ngày22/12/1944, mở đầu cho đội quân cách mạng chuyên nghiệp, vừa chiến đấu vừatuyên truyền cách mạng Bên cạnh đó, Đảng đã xây dựng nhiều căn cứ địa cáchmạng, đặc biệt ở các tỉnh miền núi như Cao Bằng và Bắc Kạn, nhằm bảo đảm antoàn cho hoạt động cách mạng, rèn luyện cán bộ, và chuẩn bị cho các cuộc khởinghĩa Các căn cứ này đóng vai trò là cơ sở hạ tầng vững chắc cho lực lượng vũtrang và hoạt động tuyên truyền của Đảng
Tổ chức cách mạng và hoạt động bí mật: Đảng Cộng sản Đông Dương,dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã hoạch định một chiến lược cáchmạng lâu dài, bắt đầu từ năm 1930 với con đường cách mạng vô sản, tập trungvào đấu tranh giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh không ngừng điều chỉnh chiếnlược phù hợp với thực tiễn, phát động cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Đồngthời, Đảng thực hiện nhiều hoạt động tuyên truyền và giáo dục để nâng cao ýthức cách mạng và khơi dậy tinh thần yêu nước trong quần chúng thông qua báochí, truyền đơn và văn hóa Ngoài ra, việc đào tạo cán bộ cách mạng cũng đượcchú trọng, với nhiều khóa huấn luyện trang bị kiến thức và kỹ năng lãnh đạo chonhững người cốt cán, tạo ra hạt nhân lãnh đạo tại các địa phương trong phongtrào khởi nghĩa
Chủ động chớp thời cơ cách mạng: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộngsản Đông Dương đã phân tích chính xác tình hình quốc tế và trong nước, nhậnđịnh rằng thời cơ giải phóng dân tộc sẽ đến khi Nhật Bản suy yếu Quyết tâmgiành độc lập được thể hiện qua lời kêu gọi của Người: "Dù có phải đốt cháy cảdãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập" Khi Nhật Bản đầu hàngĐồng Minh vào tháng 8/1945, Đảng nhanh chóng nắm bắt thời cơ, tổ chức Hộinghị toàn quốc tại Tân Trào (13-15/8/1945) để quyết định tổng khởi nghĩa, vớichỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" Dưới sự lãnh đạo củaĐảng, Tổng khởi nghĩa được phát động đồng loạt trên toàn quốc, với lực lượngcách mạng nhanh chóng chiếm lĩnh các cơ quan chính quyền tay sai Sự suy yếucủa quân đội Nhật đã tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng thành công chỉtrong thời gian ngắn
Tuyên bố độc lập và thành lập chính quyền cách mạng: Ngày 2/9/1945,sau khi giành chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại
Trang 10Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đánhdấu sự kết thúc chế độ thực dân phong kiến và mở ra kỷ nguyên mới cho dântộc Chính quyền cách mạng nhanh chóng được thiết lập dưới sự lãnh đạo củaĐảng, với sự hỗ trợ từ Mặt trận Việt Minh và quần chúng, góp phần ổn định tìnhhình chính trị xã hội và đối phó với các thách thức từ lực lượng thù địch Nhờvai trò lãnh đạo xuất sắc của Đảng Cộng sản và Hồ Chí Minh, cách mạng thànhcông nhanh chóng, đánh dấu một thắng lợi lịch sử quan trọng trong công cuộcgiải phóng dân tộc.
Thành lập mặt trận Việt Minh (1941): Cuối thập niên 1930, phong tràocách mạng Việt Nam gặp khó khăn do khủng hoảng kinh tế và sự đàn áp củathực dân Pháp Để đối phó, Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dươngtháng 5/1941 tại Pác Bó đã quyết định thay đổi chiến lược, tập trung vào giảiphóng dân tộc Kết quả là Mặt trận Việt Minh ra đời, với mục tiêu đoàn kết toàndân, bao gồm công nhân, nông dân, trí thức và các lực lượng yêu nước khác.Việt Minh nhanh chóng trở thành tổ chức trung tâm lãnh đạo phong trào giảiphóng dân tộc, kêu gọi nhân dân đấu tranh chống lại ách thống trị của Pháp và
sự xâm lược của Nhật
Xây dựng lực lượng vũ trang: Đảng Cộng sản đã sớm nhận thức được tầmquan trọng của việc xây dựng lực lượng vũ trang để bảo vệ phong trào cáchmạng Các đội tự vệ và du kích được thành lập ở vùng nông thôn và miền núinhằm bảo vệ cán bộ và cơ sở cách mạng, đồng thời tiến hành chiến tranh du kíchkhi cần thiết Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân rađời dưới sự chỉ huy của Võ Nguyên Giáp, trở thành tiền thân của Quân đội Nhândân Việt Nam Mặc dù hoạt động vũ trang còn nhỏ lẻ, đội này đã góp phần làmsuy yếu lực lượng địch và khơi dậy tinh thần đấu tranh của quần chúng nhândân
Hoạt động bí mật và vận động quần chúng: Trong quá trình chuẩn bị cáchmạng, các cán bộ và lãnh đạo Đảng Cộng sản hoạt động bí mật để tránh sự đàn
áp của thực dân Pháp và Nhật Nhiều cơ sở cách mạng được thiết lập tại nôngthôn và miền núi, tạo thành căn cứ an toàn cho phong trào Đảng chú trọng côngtác tuyên truyền và vận động quần chúng, đặc biệt là nông dân, thông qua giáodục chính trị, văn hóa và tổ chức hội Việt Minh cũng triển khai chiến lược "bốncùng" (cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói) để gắn bó với quần chúng, từ đótạo dựng sự ủng hộ rộng rãi trong cuộc đấu tranh giành độc lập