1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về cơ cấu tổ chức và hoạt Động của hội Đồng nhân dân thực tiễn tại xã hàm Đức chuyên Đề tốt nghiệp Đại học khóa k41

56 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Về Cơ Cấu Tổ Chức Và Hoạt Động Của Hội Đồng Nhân Dân Thực Tiễn Tại Xã Hàm Đức
Tác giả Nguyễn Văn Cường
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Đắc Văn
Trường học Trường Đại Học Đà Lạt
Chuyên ngành Luật Học
Thể loại chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2020
Thành phố Đà Lạt
Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 12,14 MB

Nội dung

HĐND thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND; giám sát việc tuân theo pháp luật của C

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT KHOA LUẬT HỌC

00000

NGUYEN VAN CUONG

PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHÚC VÀ

HOAT DONG CUA HỘI ĐÔNG NHÂN DÂN THUC TIEN TAI XA HAM DUC

CHUYEN DE TOT NGHIEP DAI HOC KHOA K41

Đà Lạt, năm 2020

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT KHOA LUẬT HỌC

00000

CHUYEN DE TOT NGHIEP DAI HOC KHOA K41

PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHÚC VÀ

HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THUC TIEN TAI XA HAM DUC

GVHD: Ths Nguyén Dac Van HVTH: Nguyễn Văn Cường

Đà lạt, năm 2020

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy

cô của trường Đại học Đà Lạt, đặc biệt là các thầy cô khoa Luật của trường đã tạo điều kiện cho em thực tập ở Ủy ban Nhân dân xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Đắc Văn đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành tốt khóa thực tập Để có những kiến thức thực tế và tình hình thực tập Em xin chân thành cảm ơn đến các cô, chú, anh, chị là Cán bộ, Công chức của Uy ban Nhân dân xã Hàm Đức đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo cho em các kiến thức thực tế, cơ hội tiếp xúc nghề nghiệp và công việc

Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài chuyên để

thực tập, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy, cô bỏ qua Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài chuyên

đề không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy, cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:

Những nội dung trong chuyên để này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Ths Nguyễn Đắc Văn Các kết quả, số liệu trong chuyên đề là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập Những tham

khảo trong chuyên đề đều được trích dẫn nguồn về tên tác giả, cơ quan ban

hành, tên bài viẾt, công trình nghiên cứu, thời gian Nếu không đúng như trên

tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình

Lâm Đồng, ngày tháng năm 2021

Tác giả Nguyễn Văn Cường

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Đà Lạt, ngày tháng năm 202

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

- Hôi đồng nhân dân : HĐND

- Uy Ban nhan dan : UBND

- Tòa án Nhân dân : TAND

- Viện kiểm sát nhân dân : VKSND

- Ủy ban mặt trận Tổ quốc : UBMTTQ

Trang 8

MỤC LỤC

2 Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHÚP VÀ 3

HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP s2: 3 1.1 Khái niệm về Hội Đồng Nhân Dân 3 1.2 Vị trí, tính chất, chức năng của Hội Đồng Nhân Dân 4

1.2.1 Vị trí của Hội đồng nhân dân : 4 1.2.2 Tính chất của HĐND 5 1.3 Nhiệm vụ quyền hạn của Hội Đồng Nhân Dân 6 1.4 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội Đồng Nhân Dân 7

1.4.1 Cơ cấu tổ chức của Hội Đồng Nhân Dân 7 1.4.2 Hoạt động của Hội Đồng Nhân Dân 8 1.4.3 Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân 15 CHƯƠNG 2 22 THỤC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHÚC VÀ HOẠT ĐỘNG HĐND - THỤC TIẾN HĐND XÃ HÀM ĐÚP 22

2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Hàm Đức 22

2.2 Thực trạng tổ chức của Hội đồng nhân dân xã Hàm Đức 22

2.3 Thực trạng hoạt động của HĐND xã Hàm Đức giai đoạn 2016-2021 24

2.3.1 Tổ chức kỳ họp của HĐND 24 2.2.4 Hoạt động giám sát của HĐND xã 30 2.3 Nh ân xHt về chất lượng hoạt động HĐND xã Hàm Đức 32

2.4 Những tồn tại, thiếu sót, nguyên nhân và giải pháp khắc phục 33

2.4.1 Những tồn tại thiếu sót: 33 2.4.2 Nguyên nhân của những tồn tại thiếu sót: 35

Trang 9

2.5 Phương hướng và một số kiến nghị:

2.5.1 Phương hướng hoạt động

2.5.2 Một số kiến nghị

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

1 Ly do chon dé tai

Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực của Nhà nước đều

thuộc về nhân dân Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua cơ quan

đại diện là Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp, trong đó HĐND

được xác định là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương HĐND có quyền

quyết định các vến đề quan trọng ở địa phương về tổ chức và hoạt động của HĐND ở địa phương Việc thực hiện vị trí, chức năng, tính chất, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức và hoạt động của HĐND có ý nghĩa hết sức quan trọng thể hiện vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, cơ quan đại biểu của nhân dân địa phương góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của

các cơ quan Nhà nước Ở địa phương, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân địa

phương Tuy nhiên hiệu quả hoạt động của HĐND hiện nay còn bộc lộ nhiều

2 Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài nhằm phân tích, đánh giá việc thực hiện vị trí, chức năng, tính chất, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức và hoạt động của HĐND có ý nghĩa hết sức quan trọng thể hiện vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương TỔ chức và hoạt động của HĐND các cấp trước yêu cầu của tình hình mới Làm rõ những mặt mạnh, mặt yếu, chỉ rõ những bất cập, hạn chế từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả về tổ chức và hoạt động của HĐND, góp phần vào việc hoàn thiện những quy định pháp luật về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân trong giai đoạn hiện nay

Nội dung những vấn đề được nghiên cứu, đề xuất trong đề tài: Góp phần vào việc nâng cao nhận thức về việc thực hiện vị trí, tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức và hoạt động của HĐND có ý nghĩa hết sức quan trọng thể hiện vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương,

Trang 11

phù hợp với quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân trên cơ sở: Phân công, phân cấp, nâng cao tính chủ

động của chính quyền địa phương kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý

lãnh thổ, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, tổ chức hợp lý Hội đồng nhân dân (theo Luật tổ chức Hội Đồng Nhân Dân và ủy Ban Nhân Dân 2003 và Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015)

3 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những quy định của pháp Luật hiện hành về

tổ chức và hoạt động của HĐND xã Hàm Đức giai đoạn 2016-2021 Từ đó đánh giá thực trạng về tổ chức và hoạt động của HĐND xã Hàm Đức của HĐND trong giai đoạn hiện nay, những thành tựu đạt được từ hoạt động về tổ chức và hoạt động của HĐND xã Hàm Đức của HĐND xã Hàm Đức và những vấn dé còn tồn tại, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng về tổ chức và hoạt động của HĐND, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân

4 Phương pháp nghiên cứu

Để làm rõ những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu, khoá luận đã sử dụng

“Luật tổ chức Hội Đồng Nhân Dân và ủy Ban Nhân Dân năm 2003, phân tích tài liệu, nghiên cứu lý luận kết hợp với nghiên cứu thực tiễn, phân tích tổng hợp những quy định của Luật tổ chức Hội Đồng Nhân Dân và ủy Ban Nhân Dân năm

2003, so sánh với ưu điểm của Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, rút ra nh ng nh ận xHt khái quát từ đó đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng về

tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân

5 Kết cấu tiểu luận luận

Xuất phát từ nội dung, yêu cầu của đề tài, khoá luận được chia làm hai

chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận pháp luật về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp

- Chương 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng về cơ cấu tổ

chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân trong giai đoạn hiện nay thực tiễn tại

xã Hàm Đức

Trang 12

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ CƠ CẤU TỔ CHÚC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP

1.1 Khái niệm về Hội Đồng Nhân Dân

Theo Từ điển tiếng Việt: “HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước tại địa phương!!! từ cấp xã tới cấp tỉnh, thuộc nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam”

HĐND được thành lập từ cuối năm 1945 theo Sắc lệnh số 63 ngày 22/11/1945 của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Tiếp sau đó, các bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992 và 2013, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1992, 2003, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, HĐND

được tổ chức ở tất các các cấp Chính quyền địa phương gồm cấp tỉnh, cấp

huyện và cấp xã Các văn bản pháp luật nói trên đều ghi nhận HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước

nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên HĐND quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tẾ-xã hội củng cố quốc phòng-an ninh

không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tỉnh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước HĐND thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND; giám sát việc tuân theo pháp luật của CQNN, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của

công dân Ở địa phương Điều 80 Hiến pháp năm 1959 ghi nhận HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương Điều 114 Hiến pháp năm 1980 tiếp tục

khẳng định: “HĐND các cấp là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương” đồng thời làm rõ “do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân

địa phương và chính quyền cấp trên” Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung

năm 2001), [ Điều 119] Hiến pháp năm 2013 [khoản 1 Điều 113] và Luật tổ chức CQĐP năm 2015 đã kế thừa và bổ sung làm rõ hơn: “HĐND gồm các đại

biểu HĐND do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa

phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên” [ khoản

1 Điều 6]

Trang 13

Nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của HĐND ta có thể đưa ra khái niệm

HĐND như sau: “HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do nhân dân của địa phương bầu ra gồm các đại biểu HĐND cấp xã đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân; quyết định các vấn đề của địa

phương theo luật định; có nhiệm vụ, quyền hạn giám sát thi hành Hiến pháp, Luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên

HĐND là thiết chế quyền lực của nhân dân địa phương hay nói cách khác,

trong chế độ dân chủ, quyền lực của nhân dân địa phương được tập trung trong một cơ quan đại diện cho họ trong việc giải quyết tất cả các vấn đề quan trọng của đời sống xã hội ở địa phương, đó chính là HĐND Điều 113 Hiến pháp năm

2013 và Điều 1 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định: “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chi,

nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra,

chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên” Quy định trên cho thấy vai trò, vị trí, tính chất của HĐND nó vừa là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương vừa là đại biểu của nhân dân địa phương đại diện cho ý chí nhân dân

1.2 Vị trí, tính chất, chức năng của Hội Đồng Nhân Dân

Nói đến vị trí là nói đến chỗ đứng của Hội đồng nhân dân trong hệ thống chính trị, trong bộ máy nhà nước, tính chất làm ta xác định rõ và không thể nhầm lẫn Hội đồng nhân dân với cơ quan nào khác, chức năng là những tính chất của các mặt hội đồng nhân dân đảm nhiệm Như vậy, có thể thấy rõ, ba yếu tố này có liên hệ mật thiết không thể tách rời Vị trí, tính chất, chức năng

của Hội đồng nhân dân được quy định tại Điều 113 Hiến pháp 2013 và cụ thể

hóa tại Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uy ban nhân dân được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua (26/11/2003) cùng các văn bản luật, pháp lệnh khác

1.2.1 Vị trí của Hội đồng nhân dân :

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân ở địa phương bầu ra (Điều 113, Hiến pháp 2013), miễn nhiệm và bãi nhiệm

theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín (Điều 1 Luật

bầu cử đại biểu HĐND) Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương con đường hình thành này là một yếu tố quan trọng tạo nên vị trí của

Cơ sở pháp lý: (Điều 113 Hiến pháp 2013 quy định ) “Hội đồng nhân dân là

cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và

Trang 14

quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm

trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”

Vị trí của Hội đồng nhân dân cũng được ghi nhận trong Điều 1 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân

Nh ưy ậy, v jtrí HĐND có th ếxHt theo hai góc độ:

HĐND - cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương

HĐND - cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân địa phương

HĐND như chiếc cầu nối giữa nhân dân và Nhà nước, tạo điều kiện cho

nhân dân làm chủ, mối quan hệ hai chiều được thúc đẩy khi dung hòa giữa yếu

tố quyền lực Nhà nước và yếu tố ý chí của nhân dân

1.2.2 Tính chất của HĐND

Vị trí của HĐND đã tạo nên những tính chất đặc thù riêng của nó Việc Hiến pháp 2013 tiếp tục nhấn mạnh và khẳng định hai tính chất của HĐND mang nhiều ý nghĩa quan trọng, hai tính chất ấy là tính quyền lực và tính đại

điện

* Tính quyền lực Nhà nước của HĐND

- Hội đồng nhân dân cùng với Quốc hội hợp thành cơ quan quyền lực nhà nước, thay mặt cho nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước và là gốc của chính quyền nhân dân Các cơ quan nhà nước khác đều do Quốc hội và hội đồng nhân dân thành lập

- Hội đồng nhân dân thay mặt nhân dân địa phương sử dụng quyền lực nhà nước trong phạm vi địa phương mình

- Hội đồng nhân dân không chỉ chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương mà còn phải chịu trách nhiệm trước chính quyền cấp trên Hội đồng nhân dân một mặt phải chăm lo xây dựng địa phương về mọi mặt, đảm bảo

phát triển kinh tế và văn hóa nhằm nâng cao đời sống của nhân dân địa phương, mặt khác phải hoàn thành thành nhiệm vụ của cấp trên giao cho

* Tính đại diện của HĐND

- Hội đồng nhân dân trong nhà nước ta là những tổ chức chính quyền gần

gũi nhân dân nhất, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng và yêu cầu của nhân dân, nắm

vững những đặc điểm của địa phương, do đó mà nắm và quyết định mọi công việc sát hợp với nguyện vọng của nhân dân địa phương

Trang 15

- Hội đồng nhân dân còn là tổ chức có tính chất quần chúng, bao gồm các đại biểu của mọi tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo, những công dân, nông dân trí thức ưu tú cùng nhau bàn bạc và giải quyết mọi công việc quan

trọng của địa phương

- HĐND chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân địa phương Các đại biểu

không còn được nhân dân tín nhiệm sẽ bị bãi nhiệm

Trong tính chất và hoạt động của mình, HĐND phải thể hiện đầy đủ hai

tính chất đó Chỉ khi nào HĐND kết hợp nhuần nhuyễn hai tính chất nói trên

trong tổ chức và hoạt động của mình thì HĐND mới thực sự là cơ quan Nhà nước

của dân, do dân, vì dân

Xuất phát từ những quy định của Hiến pháp và Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân năm 2003 thì Hội đồng nhân dân có 3 chức năng

chủ yếu sau đây:

Một là, quyết định những vấn để quan trọng ở địa phương, như quyết

định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa

phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc

phòng - an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tỉnh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước;

Hai la, dam bảo thực hiện các quy định và quyết định của các cơ quan nhà

nước cấp trên và trung ương Ở địa phương;

Ba là, thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội

đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng

cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương

1.3 Nhiệm vụ quyền hạn của Hội Đồng Nhân Dân

Để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở địa phương, Hội đồng nhân dân quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương Hội đồng nhân dân được Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 giao cho nhiệm vụ và quyền hạn nhằm thực hiện công cuộc xây

dựng địa phương về mọi mặt và góp phần vào sự nghiệp cách mạng chung của

cả nước, thực hiện thắng lợi của công cuộc đổi mới Nhiệm vụ và quyền hạn

của Hội đồng nhân dân đựoơc quy định tai Điều 1, Điều 3, Điều 7, Điều 9, Điều

10 của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003

Trang 16

Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng

để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh không ngừng cải thiện đời sống

vat chat tinh than của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương

đối với cả nước

Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Tòa án dân nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật cơ quan nhà nước, tổ chức

kinh tế, tổ chưc xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân địa phương

Hội đồng nhân dân tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân

chủ

Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình theo Hiến

Pháp, Luật và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên; phát huy quyền

làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa và

chống các biểu hiện quan liêu, hách dịch cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và trong bộ máy chính quyền địa phương

Hội đồng nhân dân chịu sự giám sát và hướng dẫn hoạt động của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, chịu sự hướng dẫn và kiểm tra của Chính phủ trong việc

thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của ủy ban

Thường vụ Quốc hội

Trong hoạt động của mình, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân phối hợp chặt chẽ với Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của mặt trận, các tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ lợi ích của nhân dân, vận động nhân dân tham gia vào việc quản lý Nhà nước và thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước

Khi quyết định những vấn để thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hội đồng nhân dân ra nghị quyết và giám sát việc thực hiện các nghị quyết đó

1.4 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội Đồng Nhân Dân

1.4.1 Cơ cấu tổ chức của Hội Đồng Nhân Dân

Theo Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 tại Điều 4, Điều 5, cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân được quy định:

- Hội đồng nhân dân đựơc tổ chức ở các đơn vị hành chính sau đây

Trang 17

+ Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh)

+ Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện)

+ Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã)

- Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân và thể thức bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp do luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân quy định

- Cơ cấu tổ chức Hội đồng nhân dân được quy định như sau

* Thường trực HĐND

Thường trực Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân cung cấp bầu ra trong các đại biểu của mình tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa HĐND Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện gồm chủ tịch HĐND, phó chủ tịch HĐND và ủy viên thường trực HĐND; thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã gồm chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân Theo quy định tại Điều 52 Luật

tổ chức HĐND và UBND : “Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân

không đồng thời là thành viên của Uỷ ban nhân dân cùng cấp” Bởi vì, HĐND và UBND là 2 cơ quan có chức năng và nhiệm vụ khác nhau HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở đại phương, UBND là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan

hành chính nhà nước ở địa phương do HĐND bầu ra và chịu trách nhiệm trước

HĐND

* Các ban của Hội đồng nhân dân

Các ban của Hội đồng nhân dân chỉ được thành lập ở 2 cấp chính là cấp tỉnh và cấp huyện Các ban của HĐND là hình thức tham gia tập thể của các đại biểu HĐND vào việc thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn của HĐND Theo quy định tại Điều 54 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thành lập ba Ban: Ban kinh tẾ và ngân sách; Ban văn hóa - xã hội; Ban pháp chế; nơi nào có nhiều dân tộc thì có thể thành lập thêm Ban dân tộc Hội đồng nhân dân cấp huyện thành lập hai Ban: Ban kinh tế - xã hội; Ban pháp chế

Số lượng thành viên của các ban của Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là

thành viên của ủy ban nhân dân cùng cấp Trưởng ban của Hội đồng nhân dân

không thể đồng thời là thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân, chánh án tòa án nhân dân cùng cấp

1.4.2 Hoạt động của Hội Đồng Nhân Dân

Để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Hiến pháp và Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân đã quy định, Hội đồng nhân dân hoạt động theo các hình thức sau

Trang 18

- Tổ chức các kỳ họp của hội đồng nhân dân:

Các kỳ họp chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động của Hội đồng nhân dân, bởi vì, đó là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Hội

đồng nhân dân

Hội đồng nhân dân thảo luận và ra nghị quyết về các vấn để thuộc nhiệm

vụ, quyền hạn của mình tại các kỳ họp của Hội dồng nhân dân Nghị quyết của

Hội dồng nhân dân phải được quá nữa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành, trừ trường hợp bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định tại Điều 46 của luật tổ chức Hội dồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân

năm 2003 Hội đồng nhân dân quyết định biểu quyết bằng cách giơ tay, bỏ phiếu kín hoặc bằng cách khác theo đề nghị của Chủ tọa phiên họp

Hội dồng nhân dân các cấp họp thường lệ mỗi năm hai kỳ Ngoài kỳ họp thường lệ, Hội đồng nhân dân tổ chức các kỳ họp chuyên đề hoặc kỳ họp bất thường theo đề nghị cùa Chủ tịch Hội dồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp hoặc khi có ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội dồng nhân dân quyết định triệu tập kỳ họp thường lệ của Hội dồng nhân dân chậm nhất là hai mươi ngày, kỳ họp chuyên đề hoặc bất thường chậm nhất là mười ngày trước

ngày khai mạc kỳ họp

Hội dồng nhân dân họp công khai Khi cần thiết, Hội đồng nhân dân quyết

định họp kín theo đề nghị của Chủ tọa cuộc họp hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp Ngày họp, nơi họp và chương trình của kỳ họp Hội đồng nhân dân

phải được thông báo cho nhân dân biết, chậm nhất là năm ngày, trước ngày khai

mạc kỳ họp

Kỳ họp Hội đồng nhân dân được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng

số đại biểu Hội đồng nhân dân tham gia

+ Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp trên đã được bầu

cử ở địa phương, Chủ tịch Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người đứng đầu các đoàn thể nhân dân ở địa phương và đại điện cử tri được mời tham dự kỳ hợp

Hội đồng nhân dân, được phát biểu ý kiến nhưng không biểu quyết

+ Tài liệu cần thiết của kỳ họp Hội đồng nhân dân phải được gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân chậm nhất là năm ngày trước ngày khai mạc kỳ họp + kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hội dồng nhân dân được triệu tập chậm nhất là ba mươi ngày, kể từ ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở miền núi, nơi nào đi lại khó khăn, thì kỳ họp thứ nhất của Hội dồng nhân dân tỉnh

Trang 19

+ Trong trường hợp khuyết Chủ tịch Hội đồng nhân dân thì Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân triệu tập kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa mới Nếu khuyết cả Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thì thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định triệu tập viên để triệu tập và chủ tọa

kỳ họp cho đến khi Hội đồng nhân dân bầu được Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Ở cấp tỉnh thì do Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ định triệu tập viên

+ Nghị quyết và các biên bản các phiên hợp Hội đồng nhân dân phải do

Chủ tịch Hội đồng nhân dân ký chứng nhận

+ Nghị quyết và các biên bản các phiên họp Hội đồng nhân dân tại kỳ họp

thứ nhất khi chưa bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân khóa mới do Chủ tịch Hội đồng nhân dân khóa trước chứng thực Trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng

nhân dân vắng mặt thì chủ tọa phiên họp ký chứng thực nghị quyết và các biên

bản phiên họp Hội đồng nhân dân

+ Chậm nhất là mười ngày, kể từ ngày bế mạc phiên họp, nghị quyết và biên bản của kỳ họp phphải được gửi lên Thường trực Hội đồng nhân dân, Uy ban nhân dân cấp trên trực tiếp; Nghị quyết và biên bản của kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải được gửi lên Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ

+ Tại phiên họp đầu tiên của kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa, Hội đồng nhân dân bầu Ban thẩm tra tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân theo sự giới thiệu của Chủ tọa kỳ họp Căn cứ báo cáo của Ban thẩm tra tư cách đại biểu, Hội đồng hân dân ra nghị quyết xác nhận tư cách các đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc tuyên bố việc bầu đại biểu nào đó là không có giá trị Trong nhiệm kỳ, nếu

có bầu cử bổ sung đại biểu thì Hội đồng nhân dân thành lập Ban thẩm tra tư

cách đại biểu được bầu bổ sung Ban thẩm tra tư cách đại biểu hết nhiệm vụ

khi việc thẩm tra tư cách đại biểu đã hoàn thành

Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa, Hội đồng nhân dân bầu: Chủ tịch Hội đồng nhân dân trong số các đại biểu Hội đồng nhân dân theo sự giới thiệu của Chủ tọa kỳ họp; Phó chủ tịch, Ủy viên thường trực Hội đồng nhân dân, Trưởng

Ban và các thành viên khác của các Ban của Hội đồng nhân dân trong số các đại

biểu Hội đồng nhân dân theo sự giới thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch Ủy ban nhân dân trong số các đại biểu Hội đồng nhân dân theo sự giới

Trang 20

11

thiệu của Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Phó chủ tịch và các thành viên khác của

Ủy ban nhân dân theo sự giới thiệu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; thư ký kỳ họp của mỗi khóa Hội đồng nhân dân theo sự giới thiệu chủa Chủ tọa kỳ họp

- Hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân:

Theo Hiến pháp và luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quy định Thường trực Hội đồng nhân dân hoạt động trong các lĩnh vực sau

+ Thường trực Hội đồng nhân dân do Hội dồng nhân dân cùng cấp bầu ra + Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên thường trực Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân

+ Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là

thành viên của Ủy ban nhân dân cùng cấp

+ Kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực Hội đồng nhân dân phải được Tường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn; kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uy viên thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải được Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn

+ Thường trực Hội đồng nhân dân có những nhiệm vụ và quyền hạn sau sau đây: Triệu tập và Chủ tọa các kỳ họp của Hội đồng nhân dân: phối hợp với

Ủy ban nhân dân trong việc chuẩn bị kỳ họp của Hội đồng nhân dân; Đôn đốc,

kiểm tra Ủy ban nhân dân cùng cấp và các cơ quan nhà nước khác ở địa phương

thực hiện các nghị quyết khác của Hội đồng nhân dân; Giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương; Điều hòa, phối hợp hoạt động của các ban của Hội

đ Ông nhân dân; xem xHt kết quả giám sát của các ban của Hội đồng nhân dân khi

cần thiết và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất; giữ mối liên hệ với

Hdd ang nhan dan; Ti ếp dân, đôn đố, ki ếm tra, xem xHt tình hình giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân; tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để báo cáo tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân; phê chuẩn kết quả bầu

Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Thường trực Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp, trình Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu theo dé nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân; phối hợp với Ủy ban nhân dân quyết định việc đưa ra Hội đồng nhân dân hoặc đưa

ra cỬ tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; Báo cáo về hoạt động của Hội đồng nhân dân cùng cấp lên Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhan dân cấp trên trực tiếp; Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh báo cáo về hoạt động

Trang 21

12

của Hội đồng nhân dân cấp mình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ; giữ mối liên hệ và phối hợp công tác với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp; mỗi năm hai lần thông báo cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp về hoạt động của Hội đồng nhân dân

- Hoạt động giám sút, các Ban của Hội đồng nhân dân :

Giúp Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân, các cơ

quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân và hoạt động của tòa án nhân dân,

viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giúp Hội đồng nhân dân giám sát cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ

quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp

Ban của Hội đồng nhân dân gúp Hội đồng nhân dân giám sát thông qua các hoạt động sau đây: Thẩm tra các báo cáo, để án do Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân phân công: xem xHt văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiẾp trong trường hợp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng

nhân dân cùng cấp; Trường hợp cân thiết, yêu cầu Uy ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm soát nhân

dân cùng cấp báo cáo những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; Tổ chức Đoàn giám sát; c ửthành viên đ ến c ơquan, t Och tr nghiên c ứi, x ửlý và xem xHt việc

giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân

Các Ban của Hội đồng nhân dân quyết định chương trình giám sát hang

quý, hàng năm của mình căn cứ vào chương trình giám sát Hội đồng nhân dân và

ý kiến của các thành viên của Ban

Các Ban của Hội đồng nhân dân tổ chức phiên họp thẩm tra báo báo của

Ủy ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân

dân, Viện kiểm soát nhân dân cùng cấp theo sự phân công của Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân Việc thẩm tra báo cáo quy định được

tiến hành theo trình tự sau đây:

+ Người đứng đầu cơ quan có báo cáo trình bây báo cáo;

+ Đại diện cơ quan, tở chức được mời dự phiên họp phát biểu ý kiến;

+ Các thành viên của Ban thảo Luận;

+ Chủ tọa phiên họp kết luận

Trang 22

Trong trường hợp phát hiện văn bản quy phạm pháp luật, nghị quyết quy định có dấu hiệu trái Hiến pháp, luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ

quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp thì các Ban của Hội đồng nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền yêu cầu cơ quan, tổ ch ứ, cá nhân có th ẩm quy ẩn xem xHt, sửa đổi, bổ

sung, đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan, tổ chức,

cá nhân phải thông báo cho Ban của Hội đồng nhân dân biết việc giải quyết; quá thời hạn nói trên mà không trả lời hoặc giải quyết không đáp ứng với yêu cầu thì Ban của Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị với Thường trực Hội đồng

nhân dân trình Hội đ ẩng nhân dân xem xHt, quyết định

Căn cứ vào chương trình giám sát của mình hoặc qua giám sát việc giải

quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, qua phương tiện thông tin đại chúng phát

hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc được Hội đồng nhân dân, Thườn trực Hội đồng nhân dân giao thì Ban của Hội đồng nhân dân tổ chức đoàn giám sát của Ban Việc thành lập đoàn giám sát, nội dung, kế hoạch giám sát, thành phan

Đoàn giám sát và cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu giám sát do Ban quyết định Nội dung, kế hoạch giám sát của Đoàn giám sát được thông báo cho cơ quan,tổ chức,

cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất là bảy ngày, trước ngày Đoàn bắt đầu tiến hành hoạt động giám sát

- Hoạt động của các đại biểu Hội đồng nhân dân:

Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của

nhân dân địa phương, gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật của nhà

nước; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật và tham gia việc quản lý nhà nước

Kỳ của đại biểu Hội dồng nhân dân mỗi khóa bắt đầu từ kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa đó đến kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa sau Đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu bổ sung bắt đầu làm nhiệm vụ đại biểu từ kỳ họp sau cuộc bầu cử bổ sung đến kỳ họp thứ nhất của Hội đồng

nhân dân khóa sau

Trang 23

14 Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp của Hội đồng nhân dân, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân Đại biểu Hội đồng nhân dân nào không tham dự được kỳ họp phải có lý do và phải báo cáo trước với Chủ tịch Hội đồng nhân dân Đại biểu Hội đồng nhân dân nào không tham dự được phiên họp phải có lý do và phải báo cáo trước với Chủ tọa phiên họp

Đại biểu Hội đồng nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu

ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phan ánh trung

thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cử tri; thực hiện chế độ tiếp xúc và ít nhất mỗi năm một lần báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri Sau mỗi kỳ hợp của Hội đồng nhân dân có trách nhiệm báo

cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị quyết của

Hội đồng nhân dân, vận động và cùng nhân dân thực hiện các nghị quyết đó Đại biểu Hội đồng nhân dân nhận được yêu cầu, kiến nghị của cử tri phải

có trách nhiệm trả lời cử tri Khi nhận được khiếu nại, tố cáo của nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm nghiên cứu, kịp thời chuyển đến người

có thẩm quyển giải quyết, theo dõi, đôn đốc việc giải quyết; đồng thời khai báo cho người có khiếu nại, tố cáo biết Trong thời hạn do pháp luật quy định, người

có th ấm quy & ph đ xem xHt, giải quyết và thông báo bằng văn bản cho đại biểu

Hội đồng nhân dân biết kết quả

Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch Hội đồng nhân

dân, Chủ tịch và các thành viên khác của Ủy ban nhân dân, Chánh Tòa án nhân

dân, Viện trưởng Viện kiểm soát nhân dân và Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cùng cấp Người bị chất vấn phải trả lời về van dé ma đại biểu Hội đồng nhân dân chất vấn Trong thời gian Hội đồng nhân dân họp, đại biểu Hội đồng nhân dân gửi chất vấn đến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp Người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân tại kỳ họp đó Trong trường hợp cân điều tra, xác minh thì Hội đồng nhân dân có thể quyết định cho trả lời tại kỳ họp sau của Hội đồng nhân dân hoặc trả lởi bằng văn bản gửi đến đại biểu đã chất vấn và Thường trực Hội đồng nhân dân Trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân Trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân được gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp để chuyển đến người bị chất vấn và quyết định thời hạn trả lời chất vấn

Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân kịp thời chấm dứt những việc

Trang 24

Ủy ban nhân dân, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức ở địa

phương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp

tư liệu, thông tin, bảo đảm nơi tiếp xúc cử tri và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các đại biểu Hội đồng nhân dân Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tạo điều kiện để đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp xúc cử tri, thu thập ý kiến, nguyện vọng và ý kiến của nhân dân với Hội đồng nhân dân

Trong thời gian Hội đồng nhân dân họp, nếu không được sự đồng ý của Chủ tọa kỳ họp thì không được bắt giữ đại biểu Hội đồng nhân dân Nếu vì phạm tội quả tang hoặc trong trường hợp khẩn cấp mà đại biểu Hội đồng nhân dân bị tạm giữ thì cơ quan ra lệnh tạm giữ phải báo cáo ngay với Chủ tọa kỳ họp Giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân, nếu cơ quan nhà nước có thẩm quyền

ra lệnh tạm giữ đại biểu Hội đồng nhân dân thì phải thông báo cho Chủ tịch Hội

đồng nhân dân cùng cấp

Đại biểu Hội đồng nhân dân có thể xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác Việc chấp hành đại biểu Hội đồng nhân dân xin thôi lam nhi 6m v ud a bi &u do H G d ổng nhân dân cùng c & xHt và quyết định

Đại biểu Hội đồng nhân dân nào không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì tùy mức độ phạm sai lầm mà bị Hội đồng nhân dân hoặc cử tri bãi nhiệm Thường trực Hội đồng nhân dân và Uy ban nhan dan quyét dinh viéc đưa ra Hội đồng nhân dân hoặc cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp Trong trường hợp Hội đồng nhân dân bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân thì việc bãi nhiệm phải ít nhất hai phần ba tổng số đại biếu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành Trong trường hợp cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân thì việc bãi nhiệm được tiến hành theo thể thức do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định

Trang 25

Trong trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân bị truy cứu trách nhiệm

hình sự thì Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định tạm đình chỉ việc thực

hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng nhân dân đó Đại biểu Hội

đồng nhân dân phạm tội bị tòa án kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật thì

đương nhiên mất quyền đại biểu Hội đồng nhân dân

1.4.3 Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân

Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân:

Với vị trí là cơ quan thường trực, Thường trực Hội đồng nhân dân có

nhi ên v ụ d ựki ến ch ương trình giám sát ca HĐND trình HĐND xem xHt và

quyết định tại kỳ họp cuối năm HĐND quyết định chương trình giám sát hàng

năm theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân

dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, ban thường trực Uỷ ban Mặt trận TỔổ quốc

Việt Nam và kiến nghị của cử tri ở địa phương

Hoạt động giám sát của HĐND là hình thức giám sát quan trọng nhất và

được tiến hành tại kỳ họp Hội đồng nhân dân Theo quy định Điều 58 Luật tổ

chức HĐND và UBND 2003 thì Hội đồng nhân dân giám sát thông qua các hoạt

động sau:

- Xem xHt báo cáo công tác của thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban

nhân dân,Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp

- Xem xHt việc trả lời chất vấn của Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch

Uỷ ban nhân dân và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, Thủ trưởng cơ

quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân,

Chánh án Toà án nhân dân cùng cấp

- Xem xHt văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cùng cấp,

Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp khi có dấu hiệu trái với

Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban

thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp

trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp

- Thành Lập đoàn giám sát khi xHt thấy cần thiết

- Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân

bầu

Chất vấn là quyền đặc biệt của đại biểu Hội đồng nhân dân Quyền chất

vấn của Đại biểu Hội đồng nhân dân có thể được tiến hành tại kỳ họp hoặc giữa

hai kỳ họp Hội đồng nhân dân Nhưng chất vấn tại kỳ họp là chất vấn trực tiếp

Trang 26

17

cho nên có vai trò đặc biệt quan trọng.Theo quy định Điều 61 Luật tổ chức

HĐND và UBND 2003 thì tại kỳ họp, đại biểu Hội đồng nhân dân ghi những nội

dung chất vấn, người bị chất vấn vào phiếu ghi chất vấn và gửi đến Thường

trực Hội đồng nhân dân để thường trực Hội đồng nhân dân chuyển đến người

bị chất vấn Người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ nội dung mà đại

biều chất vấn và xác định trách nhiệm, biện pháp khắc phục Nếu Đại biểu Hội

đồng nhân dân không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền để nghị Hội đồng

nhân dân tiếp tục thảo luận Hội đồng nhân dân ra nghị quyết về trả lời chất

v & va trách nhi ôm ng ườ b ich at v ân khi xHt thấy cần thiết

T q kỳ hœ, HĐND xem xHt các văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban

nhân dân cùng cấp, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp, nếu

có dấu hiệu trái với văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, Nghị quyết của

H ộ đữ_g nhân dân thì H G d ổng nhân dân xem xHt quyết định bãi bỏ văn bản đó

(Điều 62 Luật tổ chức HĐND và UBND 2003)

Căn cứ vào tình hình thực tiễn và theo yêu cầu nhiệm vụ giám sát, HĐND

thành lập đoàn giám sát để thực hiện nhiệm vụ giám sát do HĐND giao cho

ĐỂ nâng cao hoạt động giám sát của HĐND trong giai đoạn hiện nay, Luật

tổ chức HĐND và UBND 2003 bổ sung thẩm quyền cuả Hội đồng nhân dân

(trong lĩnh vực giám sát) trong việc quyết định bỏ phiếu tín nhiệm đối với

người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu

Khi thực hiện quyền giám sát, căn cứ vào kết quả giám sát, pháp luật quy

định Hội đồng nhân dân có thẩm quyền:

- Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban

nhân dân cùng cấp, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp;

- anghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất

vã khi xHt thấy cần thiết;

- Miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó chủ tịch, Uỷ viên thường trực Hội

đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân

dân, Hội thẩm nhân dân của Toà án nhân dân cùng cấp theo quy định của pháp

luật

Như vậy, hoạt động giám sát của HĐND tại kỳ họp là hình thức giám sát

quan trọng nhất, giám sát theo định kỳ Nó mang tính chất tổng hợp, toàn diện

đối với tất cả các đối tượng thuộc phạm vi giám sát của HĐND Mặt khác cũng

tạ kỳ h@ các báo cáo, đán đ ượ trình HĐND xem xHt thảo luận, qua đó tạo

điều kiện để HĐND nắm bắt được tình hình thực tế

Trang 27

18

- Giám sát của thường trực Hội đồng nhân dân

Là hình thức giám sát mang tính thường xuyên của HĐND Theo quy định

Điều 52 Luật tổ chức HĐND và UBND 2003: Thường trực Hội đồng nhân dân do

Hội đồng nhân dân bầu ra và có Ở ba cấp: tỉnh, huyện, xã

Hoạt động giám sát của Thường trực HĐND tập trung vào Ủy ban nhân

dân và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát

nhân dân cùng cấp, hoạt động của các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ

chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thi hành Hiến pháp,

Luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và các Nghị quyết của HĐND

cùng cấp

Căn cứ vào chương trình giám sát của HĐND, theo đề nghị của các Ban của

Hội đồng nhân dân, Đại biểu Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam cùng cấp và ý kiến, kiến nghị của cử tri địa phương Thường trực Hội đồng

nhân dân quyết định chương trình giám sát hàng quý, hàng năm của mình phù

hợp với nhiệm vụ, quyền hạn và điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phương Trên

cơ sở chương trình giám sát đã được thông qua, Thường trực HĐND phân công

các thành viên của mình thực hiện các nội dung trong chương trình giám sát, có

thể giao cho các Ban của Hội đồng nhân dân thực hiện một số nội dung theo

chương trình và báo cáo kết quả với Thường trực khi cần thiết

Pháp luật quy định Thường trực Hội đồng nhân dân có thể thành lập

Đoàn giám sát trong trường hợp cần thiết trên cơ sở căn cứ vào chương trình

giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân hoặc theo yêu cầu của HĐND, để

nghị của các Ban của Hội đồng nhân dân, Đại biểu Hội đồng nhân dân

ĐỂ bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ở địa phương,

Thường trực Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ giám sát việc thi hành pháp luật

về khiếu nại, tố cáo Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại

lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thì Thường

trực Hội đồng nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm

quyền áp dụng các biện pháp cần thiết kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp

lu ậ, xem xHt trách nhiệm, xử lý vi phạm

Đối với kiến nghị, chất vấn cuả Đại biểu Hội đồng nhân dân, Thường trực

Hội đồng nhân dân có trách nhiệm tiếp nhận để chuyển đến người bị chất vấn;

thông báo cho người bị chất vấn thời hạn và hình thức trả lời chất vấn

Để tăng cường mối quan hệ giữa Thường trực Hội đồng nhân dân và Uỷ

ban nhân dân cùng cấp trong việc thực hiện quyền giám sát, Thường trực Hội

đồng nhân dân có thẩm quyền trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm đối với các thành

Trang 28

19

viên UBND theo đề nghị của Uỷ ban mặt trận Tổ quốc và khi có ít nhất một

phần ba tổng số Đại biểu Hội đồng nhân dân yêu cầu

Mối quan hệ giữa Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng

nhân dân và Đại biểu Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện quyền giám sát

được thể hiện ở nhiệm vụ của Thường trực Hội đồng nhân dân trong việc điều

hoà, phối hợp hoạt động giám sát của các cơ quan đó; tổng hợp kết quả giám sát

trình H ộ đ Ông nhân dân xem xHt, xử lý theo thẩm quyền Thường trực Hội đồng

nhân dân có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân về hoạt động giám sát của

mình giữa hai kỳ họp

Hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân là hình thừc

giám sát thường xuyên góp phần tháo dỡ những khó khăn, vướng mắc cho cơ sở

trong việc tuân thủ và chấp hành pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của Hội

đồng nhân dân

- Hoạt động giám sát của các Ban của Hội đồng nhân

Các Ban của Hội đồng nhân dân là sự tham gia của tập thể các Đại biểu

Hội đồng nhân dân vào việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND Theo

quy định Luật tổ chức HĐND và UBND 2003 thì các Ban của Hội đồng nhân dân

được thành lập ở HĐND cấp tỉnh và cấp huyện để giúp HĐND trong việc thực

hiện nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND Trong lĩnh vực giám sát, theo quy định

Điều 74 Luật tổ chức HĐND và UBND 2003 thì các Ban của Hội đồng nhân dân

có nhiệm vụ giúp Hội đồng nhân dân giám sát đối với các đối tượng sau

- Giám sát hoạt động của Uỷ ban nhân dân, cơ quan chuyên môn thuộc Uy

ban nhân dân, Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp

- Giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã

hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân trong việc thi hành Hiến pháp, Luật,

văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân

Hoạt động giám sát của các Ban Hội đồng nhân dân được thể hiện thông qua các

hình thức:

- Thẩm tra các báo cáo, đề án do Hội đồng nhân dân hoặc thường trực Hội

đồng nhân dân phân công

- Xem xHt văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cùng cấp,

Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới thực hiện trong trường hợp có dấu

hiệu trái với Hiến pháp, Luật và các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan

Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp

Ngày đăng: 21/10/2024, 16:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w