1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập thuyết trình dân sự 2 Đề tài các nguyên tắc của pháp luật thừa kế

25 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề CAC NGUYEN TAC CUA PHAP LUAT THUA KE
Tác giả Nhóm 5
Người hướng dẫn PGS.TS. Vũ Thị Hồng Yến
Trường học TRUONG DAI HOC SAI GON
Chuyên ngành DAN SU 2
Thể loại Bài tập thuyết trình
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,83 MB

Nội dung

Các nguyên tắc thừa kế 2.1 Nguyên tắc bảo hộ quyền thừa kế của cá nhân Theo Điều 609 Bộ luật dân sự 2015, Quyền thừa kế được quy định như sau: - Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt

Trang 1

TRUONG DAI HOC SAI GON

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Vũ Thị Hồng Yến

NHÓM 5

TP Hồ Chí Minh, Ngày 14 Tháng 03 năm 2023

Trang 2

PHẦN I CÁC NGUYÊN TẮC CỦA PHÁP LUẬT THỪA KẾ

CHUONG I MOT SO NOI DUNG CO BAN VE THUA KE VA QUYEN THUA

KE

1.1 Khái niệm thừa kế

“Con người muốn tồn tại trước hết phải Ăn, mặc, ở, học tập rồi mới làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, ”

GS, TS Nguyễn Hùng Hậu, Viện Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, C Mác Nhà tư tưởng vĩ đại của nhân loại, Tạp chí Lý luận chính trị số 4-2018

Thừa kế là quan hệ xã hội tất yếu phát sinh khi có sự kiện chết, phản ánh quá trình dịch chuyển tài sản của người đã mất sang cho

những người sống có sự hài hòa giữa căn bản kinh tế và đạo đức, làm

nảy sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế

1.2 Quyền thừa kế

Những quyền dân sự hợp pháp về thừa kế cụ thể của người để

lại di sản và những người nhận di sản thừa kế Phân tích dựa trên Điều 609 quyền thừa kế bộ luật dân sự 2015;

+ Người để lại di sản có quyền : Lập di chúc, để lại tài sản thừa kế theo pháp luật

+ Người nhận di sản: Hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật

Quyền sở hữu là tiền đề cho quyền thừa kế Quyền thừa kế cụ thể hóa quyền sở hữu thừa nhận quyền định đoạt của chủ sở hữu Từ

đó khẳng định Quyền thừa kế và quyền sở hữu có mối gắn bó mật

thiết.

Trang 3

CHƯƠNG II

NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN THỪA KẾ

2.1 Khái niệm các nguyên tắc thừa kế

Chế định thừa kế là một chế định đặc biệt một mặt chịu sự điều chỉnh của các nguyên tắc chung của pháp luật dân sự; một mặt chịu

sự tác động của các yếu tố khác như kinh tế, phong tục, tập quán

truyền thống xã hội

Nguyên tắc thừa kế là những quan điểm chỉ đạo, phương hướng

điều chỉnh của pháp luật đối với với quan hệ thừa kế phát sinh trong

xã hội

Quan hệ thừa kế mang tính chất đặc thù cần phải có những

nguyên tắc đặc thù như vậy để định hướng đối với việc vận dụng, áp

dụng pháp luật

2 Các nguyên tắc thừa kế

2.1 Nguyên tắc bảo hộ quyền thừa kế của cá nhân

Theo Điều 609 Bộ luật dân sự 2015, Quyền thừa kế được quy định như sau:

- Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình;

để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật

Trang 4

- Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo

di chúc

Từ quy định trên có thể hiểu, Quyền thừa kế bao gồm:

- Quyền lập di chúc để định đoạt tài sản

- Quyền để lại tài sản thừa kế

-Quyền hưởng phần di sản theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật

2.1.1 Nội dung nguyên tắc bảo hộ quyền thừa kế của

cá nhân

Tính bảo hộ của nhà nước quyền nhận di sản thừa kế theo di chúc là không một chủ thể nào có quyền ngăn cản hoặc hạn chế

quyền này Tất cả tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân sẽ là di

sản thừa kế khi người đó chết Mặt khác pháp luật bảo hộ quyền thừa

kế của cá nhân đảm bảo người thừa kế có quyền hưởng di sản thừa

kế theo pháp luật kể cả khi không có di chúc hoặc là đối tượng đặc biệt nhưng không có tên trong di chúc (chỉ trừ rơi vào trường hợp không được quyền hưởng di sản thừa kế theo điều 621 BLDS.)

Quyên đề lại di sản của cá nhân

Theo Bộ luật Dân sự 2015 thì mọi cá nhân đều có quyền định đoạt tài sản của mình thể hiện dưới dạng di chúc trước khi qua đời

Pháp luật không bắt buộc cá nhân lập di chúc để định đoạt tài sản

Tuy nhiên trong trường hợp cá nhân có di sản để lại mà không lập di chúc hoặc có lập nhưng di chúc không phát sinh hiệu lực thì pháp

luật vẫn bảo vệ quyền để lại di sản của họ, những người thừa kế theo

Trang 5

pháp luật sẽ được nhận phần di sản của người mất theo hàng thừa

kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định

Điều 649 “Thừa kế theo pháp luật” theo Bộ luật Dân sự 2015

Về quyền thừa kế của người nhận di sản

Mọi cá nhân đều có quyền nhận di sản trong trường hợp thuộc diện nhận di sản theo pháp luật hoặc theo di chúc Người thừa kế là

cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh

ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế

- Trường hợp người nhận di sản theo di chúc thì căn cứ vào quyền thừa kế của họ, họ sẽ được hưởng phần di sản mà người đã

chết để lại theo đúng những điều khoản trong di chúc.Người được

thừa kế theo di chúc có thể là bất kỳ ai theo ý chí của người lập di chúc, quyền này là tuyệt đối không một chủ thể nào có quyền ngăn cản hoặc hạn chế quyền này của họ

- Trong trường hợp cá nhân có di sản để lại mà không lập di chúc hoặc có lập nhưng di chúc không phát sinh hiệu lực thì những người thừa kế theo pháp luật vẫn được hưởng phần di sản của người mất theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (chỉ trừ rơi vào trường hợp không được quyền hưởng di sản thừa kế theo điều 621 BLDS.)

Lưu ý: Người được thừa kế theo di chúc không được là người làm chứng cho di chúc hoặc công chứng, chứng thực di chúc

- Trường hợp người nhận di sản theo quy định của pháp luật thì

căn cứ vào hàng thừa kế để xác định phần di sản mà họ sẽ nhận

được Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

Trang 6

+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; + Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại

2.1.2 Ý nghĩa của nguyên tắc bảo hộ quyền thừa kế của

cá nhân

Có thể thấy, pháp luật về thừa kế quy định tại Bộ luật dân sự

đã có những dự liệu phù hợp với thực tiễn cuộc sống nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể trong quan hệ pháp luật

thừa kế

Nguyên tắc này là quan điểm chủ đạo, định hướng pháp luật thừa kế giúp người để lại di sản bảo hộ quyền để lại tài sản thông qua di chúc hoặc thông qua quy định của pháp luật Giúp người thừa

kế bảo vệ được quyền bảo hộ về quyền hưởng đi sản của người mất

để lại ngay cả khi có di chúc hoặc không

Ví dụ:

Thừa kế theo di chúc: Vợ chồng C và D có 300 triệu C để lại di

chúc, trong đó để lại cho hai đứa con là E và F mỗi đứa là 50% di

sản Theo đó, do có di chúc nên việc phân chia tài sản của C sẽ phân theo nội dung của di chúc

Thừa kế theo pháp luật: Vợ chồng A và B có 300 triệu B có 120 triệu Khi chết B không để lại di chúc A và B có con gái là C và D Vợ

Trang 7

chồng C và G có một đứa con là H Biết C chết cùng với B Di sản thừa kế của B là: 120 triệu + 300/2 = 270 triệu

Do B không để lại di chúc nên sẽ chia theo pháp luật Căn cứ quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 thì A, C, D cùng hàng thừa kế thứ nhất nên sẽ nhận phần di sản bằng nhau: A=C=D= 270/3 = 90 triệu

Do C chết cùng B nên theo Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 thì H

là con của C sẽ được hưởng 90 triệu của C

2.2 Nguyên tắc bình đẳng về thừa kế của cá nhân

Mọi cá nhân đề có thể để lại tài sản của mình cho người khác

hoặc hưởng di sản, không phân biệt giàu nghèo, dân tộc, giới tính Trước pháp luật, quyền về thừa kế của các nhân là ngang nhau, đều được pháp luật bảo vệ

2.2.1 Khái niệm bình đẳng về thừa kế của cá nhân

Quy định tại Điều 610 BLDS 2015 kế thừa toàn bộ Điều 632 Bộ

luật dân sự cũ Đây là sự cụ thể hóa nguyên tắc bình đẳng đã được

quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự năm 2015, đồng thời cũng là

sự cụ thể hóa nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của công dân

được Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam quy định tại Điều 16 “Mọi

người đều bình đẳng trước pháp luật”, “Không ai bị phân biệt đối xử

trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” Quy định trên cũng thể hiện rõ việc nội luật hoá các quy định của Công ước CEDAW ở Việt Nam - Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn ngày 18/12/1979 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 3 tháng 9 năm 1981 Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới đã ký tham gia Công ước này vào ngày 29/7/1980 và Hội đồng

Nhà nước phê chuẩn vào ngày 27/11/1981

Trang 8

2.2.2 Nội dung nguyên tắc bình đẳng về thừa kế của cá nhân

“Điều 610 Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân

Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình

cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp

luật."

Mọi cá nhân với tư cách là chủ sở hữu tài sản hợp pháp thì đều

có quyền để lại di sản sau khi họ chết thông qua di chúc hoặc thông

qua quy định của pháp luật Ngoài ra nguyên tắc này xác lập quyền

bình đẳng về quyền hưởng di sản đối với người thừa kế

- Bất kì người nào có thể đáp ứng được năng lực chủ thể trước

khi mất thì đều có quyền lập di chúc định đoạt việc phân chia tài sản theo ý chí của mình

-Bất kì người nào (kể cả không phải là cá nhân) được chỉ định là

người được hưởng di sản cũng có quyền nhận kỷ phần theo di chúc

Nguyên tắc bình đẳng về quyền thừa kế của pháp luật dân sự

Việt Nam hiện nay đã thể hiện sự tiến bộ vượt bậc so với pháp luật

thừa kế trước đó Minh chứng đó là sự bất bình đẳng của vợ và chồng

trong quan hệ thừa kế dưới thời pháp thuộc, vợ không có quyền lập

di chúc để định đoạt tài sản riêng của mình nếu không được chồng đồng ý, nếu chồng chết thì vợ chỉ có quyền hưởng dụng tài sản riêng của người chồng khi không còn người thừa kế nào khác

Nguyên tắc bình đẳng về quyền thừa kế của pháp luật dân sự Việt

Nam hiện nay đã thể hiện sự tiến bộ vượt bậc so với pháp luật thừa

kế trước đó Nguyên tắc bình đẳng này là những căn cứ pháp lý quan

trọng nhằm củng cố quan hệ gia đình nổi bật thông qua việc bình đẳng trong việc định đoạt tài sản chung thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng:

Trang 9

+ Vợ hoặc chồng đều có thể lập di chúc chung để định đoạt

tài sản chung

+ Nếu vợ chồng đã lập di chúc chung mà một trong 2 bên

muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải

được sự đồng ý của người kia

Các chủ thể bình đẳng trong việc hưởng thừa kế của nhau và cha,

mẹ có quyền ngang nhau trong việc hưởng di sản thừa kế của con căn cứ dựa trên Điều 651 BLDS 2015 theo hàng thừa kế thứ nhất cha

đẻ, mẹ đẻ có hàng thừa kế ngang nhau, vậy có nghĩa cha mẹ có quyền ngang nhau trong việc hưởng di sản thừa kế của con cái

Ví dụ: Con đẻ, con nuôi có quyền ngang nhau trong việc hưởng

di sản thừa kế của bố mẹ và ngược lại cha mẹ ngang nhau về quyền hưởng di sản thừa kế của con đẻ, con nuôi

Ví dụ: Anh A là người dân tộc Tày đáp ứng được năng lực chủ thể trước khi mất thì có quyền lập di chúc định đoạt việc phân chia tài sản theo ý mình không bị phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính

hay màu da mà từ chối quyền để lại di sản

Ví dụ: Anh V là người đồng tính được chỉ định là người hưởng di sản theo di chúc thì được pháp luật bảo hộ quyền hưởng di sản đối với kỷ phần thừa kế hợp pháp của mình

2.2.3 Ý nghĩa nguyên tắc bình đẳng về thừa kế của cá

nhân

Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật thừa kế được quy định trong BLDS là Nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân tham gia quan hệ thừa kế di sản và quyền được hưởng di sản của những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật Quyền thừa kế theo pháp luật của công dân được quy định trong BLDS là một bước tiến quan

trọng trong quá trình lập pháp ở Việt Nam nhằm khắc phục kịp thời

sự thiếu tập trung, không đầy đủ của pháp luật về thừa kế được quy định trước đó

Trang 10

Nguyên tắc bình đẳng được bảo đảm thực hiện bằng pháp luật

là những căn cứ pháp lý quan trọng nhằm củng cố quan hệ gia đình Những quy định của pháp luật thừa kế còn là cuộc cách mạng làm triệt tiêu ý thức hệ phong kiến, phong tục, tập quán cổ hũ đã tổn tại trong quan hệ xã hội và pháp luật ở nước ta, tư tưởng đó đã được thay thế từng bước triệt tiêu sự phủ nhận sự phân biệt giới tính, tôn giáo, dân tộc, phân biệt đối xử với các thành viên trong gia đình,

trong đó nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ thừa kế là hạt nhân

mới của tư tưởng đó

2.3 Nguyên tắc tôn trọng ý chí của chủ thể trong quan hệ

thừa kế

2.3.1 Nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của người để lại di sản thừa kế

2.3.1.1 Nội dung nguyên tắc tôn trọng quyền định

đoạt của người để lại di sản thừa kế

- Theo quy định pháp luật thừa kế thì người để lại di sản thừa

kế bằng ý chí của mình lập di chúc (hợp pháp) để định đoạt tài sản

thì việc tiến hành chia thừa kế cho ai, cho mỗi người bao nhiêu, loại tài sản nào, trích bao nhiêu phần di sản dành cho việc thờ cúng, dành cho di tặng, giao cho ai thực hiện nghĩa vụ tài sản trước mà trước khi chết họ chưa thực hiện, khi nào họ thực hiện việc phân chia, phải được tiến hành theo di chúc.Theo Điều 626 Bộ luật Dân sự

2015 đã quy định Quyền của người lập di chúc

“1 Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế

2 Phân định phần di sản cho từng người thừa kế

3 Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng

Trang 11

4 Giao nghĩa vụ cho người thừa kế

5 Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.”

- Theo lẽ thường, người lập di chúc chỉ định cho cá nhân là người thân thích với mình (trong quan hệ hôn nhân, huyết thống hay nuôi dưỡng) được hưởng di sản thừa kế mà họ để lại Song trong nhiều trường hợp họ chỉ định người không nằm trong các quan hệ nói trên được hưởng di sản hoặc có thể lập di chúc cho tổ chức, Nhà nước hưởng di sản của họ Ngoài ra, quyền định đoạt của người lập di chúc còn thể hiện thông qua việc truất quyền hưởng di sản của người thừa kế theo pháp luật như: cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị,

em ruột, ông, bà, cháu mà không buộc phải có lý do.Nếu người bị truất quyền thừa kế thì người thừa kế không còn quyền hưởng di sản theo di chúc và theo pháp luật Nếu người thừa kế không được chỉ

định trong di chúc chưa hẳn đã bị truất quyền hưởng di sản

Ví dụ: Ông Tân có vợ là bà Bông và 3 người con là Công, Dũng, Zĩnh Đào đều đã thành niên, di sản thừa kế của ông là 70 triệu đồng Trước khi qua đời ông đã lập di chúc như sau: Bà Bông hưởng 30 triệu đồng, Công và Dũng mỗi người hưởng 20 triệu đồng, Zĩnh Đào không được chỉ định trong di chúc nên không được hưởng di sản thừa

kế

- Theo quy định này, cho phép người lập di chúc có quyền phân định phần di sản trong di chúc chính là việc người để lại tài sản thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản thuộc sở hữu của mình cho từng người thừa kế khi nhiều người cùng được thừa kế

Những phần di sản này có thể bằng nhau hoặc không bằng

nhau, từng hiện vật khác nhau phụ thuộc vào ý chí định đoạt của người lập di chúc với tư cách là chủ sở hữu tài sản, không bị chỉ phối bởi bất kỳ yếu tố nào như đe dọa, cưỡng ép, lừa dối Nếu bị ảnh

Trang 12

hưởng bởi các yếu tố đó thì di chúc được lập sẽ không có hiệu lực thi hành Nếu không phân định phần của từng người mà chỉ nêu những người được hưởng, những người đó sẽ được hưởng các kỷ phần thừa

kế bằng nhau

Ngoài ra cho phép người lập chúc có quyền định đoạt một phần di sản để di tặng cho người khác hưởng Thông thường là người

có mối quan hệ thân quen, bạn bè, đồng nghiệp, người sống nương

nhờ Họ được hưởng di sản của người chết để lại nhưng không với tư cách là người thừa kế, có quyền xác lập quyền sở hữu đối với phần di tặng kể từ khi nhận di sản

Di sản thờ cúng có ý nghĩa về cả mặt vật chất và cả về mặt tỉnh thần mà tục lệ gọi là "hương hỏa" Không một ai bị buộc phải trích một phần di sản dành cho việc thờ cúng, nhưng một khi người lập di chúc đã thể hiện ý định đoạt phần di sản cho thờ cúng thì phải được pháp luật tôn trọng và bảo đảm thực hiện

Pháp luật hiện tại không quy định cụ thể loại tài sản nào có thể hoặc không thể dùng vào việc thờ cúng Dùng vào việc thờ cúng phải được hiểu theo nghĩa rộng có thể là khai thác công dụng trực tiếp hoặc khai thác công dụng gián tiếp Khai thác công dụng trực tiếp

Ví dụ: sử dụng một phần hoặc toàn bộ một thửa đất hoặc căn nhà dùng vào việc thờ cúng

Khai thác công dụng gián tiếp có thể hiểu là dùng những lợi ích

có được từ việc sử dụng nó phục vụ cho hoạt động thờ cúng mà không phải là trực tiếp tài sản

Ví dụ: Người để lại di chúc chỉ định toàn bộ lợi tức có được từ việc sở hữu cổ phần của một công ty sẽ dùng vào việc lo các đám

giỗ, cúng, lễ hoặc sửa chữa nơi thờ tự

Ngày đăng: 21/10/2024, 16:08

w